You are on page 1of 20

I.

Phần hành chính :


1. Họ và tên bệnh nhân: NGÔ VĂN H
2. Tuổi:         37
3. Giới:                 Nam
4. Nghề nghiệp:             Thợ nề.
5. Địa chỉ:                      số nhà 38 đường Hoàng Thị Lan- phường An
Tây- Tp Huế
6. Dân tộc :         Kinh
7. Ngày vào viện :         26/09/2017
8. Ngày làm bệnh án: 29/09/2017
II.Bệnh sử:
A,Lí do vào viện :nôn ra máu tươi
B, Bệnh sử:
Bệnh khởi phát từ đêm qua (26/9) khoảng 1 giờ sáng với cảm giác khó
chịu trong bụng, sau đó bệnh nhân dậy uống nước khoảng 15 phút sau
đột ngột nôn ra máu tươi lẫn máu bầm kèm thức ăn lượng khoảng 300ml
sau đó bệnh nhân nôn thêm hai lần nữa, nôn ra máu đỏ tươi kèm máu
bầm không lẫn thức ăn lượng mỗi đợt khoảng 200ml . bệnh nhân đại tiện
hai lần với tính chất phân lỏng sệt, đen như bã cà phê toàn bãi, thối
khắm. Đến gầnsáng, bệnh nhân thấy đau đầu hoa mắt, chóng mặt kèm vã
mồ hôinên được đưa vào viện.
Ghi nhận lúc vào viện: khoa cấp cứu
Mạch: 80 lần phút
Nhiệt: 37
Ha: 120/70 mmHg
Nhịp thở:24 lần/phút
Bệnh tỉnh
Chóng mặt, vã  mồ hôi toàn thân
Kết mạc mắt vàng nhẹ
Da niêm mạc nhợt  nhạt
Tim đều, phổi thông khí rõ
Bụng mềm
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm: ctm, nhóm máu, Gmm,
SGOT,SGPT,CNĐM, SÂ bụng
Xử trí cấp cứu:
NaCl 0,9% 500ml CTM XXX giọt/phút
Rabeloc 20mg x 2 ống TM
Ghi nhận tại khoa Nội tổng hợp:
Thời Lâm sàng Cận lâm Xử trí
gian sàng
26/9 M: 120 lần phút  RBC 2,68 Ceftriaxone 1g x 2 lọ TMC
8- HA 100/60 mmHg T/L Glucose 5% 500 ml x 1 chai
11h Nôn hai lần ra máu HGB:92 CTM XX giọt phút
tươi kèm máu bầm G/L Asoct 100 mcg x ½ ông
lượng # 50ml Hct: TMC
26,9% Asoct 100mcg x1,5 ống hòa
TC: 66 đủ 30ml NaCl 0,9 % SE
G/L 5ml/h
12h M: 108 lần/phút Moretel 0,25gx 2 chai
HA 120/70 mmHg CTMXX giọt/phút
Sp02: 96% Tăng liều Asoct SE 10ml/h
Nội soi can thiệp: TMTTQ
độ III tại gần đường Z đang
xuất huyết tiến hành thắt một
vòng cao su
16h Mạch : 100 lần/phút HC: 2,49 Asoct 100mcg x 3 ống NaCl
HA: 110/70 mmHg T/L 0,9 % 30ml SE 5ml/h
Đại tiện phân đen HGB: 87
sệt hai lần g/l
Không nôn Hct:
24,9%
TC: 68
G/L
K+: 5, 34
mmol/l
NH3: 139
mcmol/l
21h  M:80 HC:2,3 Asoct 100 mcg x 5 ống NaCl
Nhiệt 37 T/L 0,9% 50ml SE 5ml/h
HA 110/75 HGB 80
Không nôn, chưa g/l
đại tiện lại Hct: 23%
TC: 70g/l 
27/9 M: 88 lần/phút HC: 2,3
6h HA: 100/60 mmHg T/L
Không nôn ra máu HGB: 79
lại g/l
Tỉnh táo  HCT 23%
Ngủ gà (-) TC: 63
Rung vỗ cánh (-) G/L
K+: 4,26
mmol/l
Na+:136
mmol/l

15h M: 70 lần/phút HC: 2,7 Hồng cầu khối đồng nhóm x


HA: 120/70 mmHg T/L 2 đơn vị TTM XX giọt/phút
Không buồn nôn, HGB: 70
không  chóng mặt g/l
Hct: 20%
Ure: 12,5
mmol/l
28/9 HA: 100/55 mmHg HC: Nội soi dạ dày, không thấy
8- M: 70 lần /phút 2,7T/l chảy máu tiếp diễn. TMTTQ
10h Không nôn, chưa Hgb: 78 độ III, TM trướng phình vị
đại tiện g/l nhỏ, bệnh lí dạ dày tăng áp
Ure, cre cửa
bình
thường
20h Đại tiện phân vàng
toàn bộ 
Không nôn ra máu

III.Tiền sử
a.Bản thân
 Uống rượu 80g/ngày trong 7 năm, sau đó giảm xuống 63g/ ngày
trong 12 năm.
 Hút thuốc lá 10 gói.năm .
 Không có tiền sử viêm loét dạ dày.
 Không dùng thuốc gì trước đó
 Chưa tiêm vaccine viêm gan B, chưa phát hiện nhiễm virus viêm
gan B,C trước đây.
 Chưa có tiền sử truyền máu trước đó.
b.Gia đình:
Chưa phát hiện bất thường
IV. Thăm khám hiện tại
1. Toàn thân
Mạch: 82 lần/phút
Nhiệt: 37oC
HA: 120/80 mmHg
TST:18 lần/phút
Chiều cao: 1m70
Nặng: 50kg
BMI: 17,3 kg/m2
Vòng bụng: 70cm
 Bệnh tỉnh tiếp xúc tốt 
 Dạ niêm mạc nhạt màu
 Tuyến mang tai không lớn
 Kết mạc mắt vàng nhẹ
 Niêm mạc dưới lưỡi vàng  nhẹ, lưỡi không mất gai
 Không có móng tay hình khum
 Không phù, có mảng bầm tím xuất huyết dưới da tại vị trí truyền
dịch
 Không có hồng ban lòng bàn tay
 Nốt giãn mạch vùng cổ
 Tuyến giáp không lớn, hạch ngoại biên không sờ thấy
2,Cơ quan
a.Tiêu hóa
 Bệnh nhân chưa được ăn lại, chỉ uống sữa lạnh
 Không buồn nôn không nôn
 Đại tiện phân vàng sệt, một lần /ngày
 Không đau bụng
 Không có tuần hoàn bàng hệ, không sẹo mổ cũ
 Bụng mềm, ấn không đau
 Không có gõ đục hình nan hoa, không có gõ đục thay đổi theo tư
thế, dấu sóng vỗ âm tính
 Gan trái lớn # 1cm dưới mũi ức
 Lách không sờ thấy
 Nhu động ruột 8 lần/phút.
 Không có âm thổi mạch máu, không có tiếng cọ màng bụng
b. Tuần hoàn
 Không đau ngực, không hồi hộp đánh trống ngực
 Mỏm tim đập khoảng gian sườn V trên đường trung đòn T
 Nhịp tim đều, T1,T2 nghe rõ
 Chưa nghe tiếng tim bệnh lý.
c. Hô hấp
Không ho, không khó thở.
 Lồng ngực cân xứng di động theo nhịp thở.
 Rì rào phế nang nghe rõ
 Phổi không nghe ran.
 d. Khám thận – tiết niệu
Không tiểu buốt, tiểu rát
 Nước tiểu vàng trong, lượng khoảng 1000ml/24h
 Ấn điểm niệu quản trên, giữa không đau
 Chạm thận (-), bập bềnh thận  (-)
e. Khám cơ – xương – khớp :
Khớp hoạt động trong giới hạn bình thường
Không teo cơ
f.Thần kinh: 
 Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, định hướng không gian thời gian tốt
 Không có dấu hiệu ngủ gà, không có dấu rung vỗ cánh.
 Không có dấu thần kinh khu trú.
g. Khám cơ quan khác: chưa phát hiện bất thường
V.Cận lâm sàng 
a.công thức máu:
26/9 27/9 28/9 GTBT Đơn
vị
8h 16h 21h 6h 15h 20h( sau 8h
truyền
máu)
RBC 2,68 2,4 2,3 2,3 2,1 2,35 2,4 4-5,5 T/L
9
HGB 92 87 80 79 70 78 80 120- g/l
150
Hct 26,9 24, 23,9 23 20,4 23,5 24 38-45 %
9
MCV 100 100 103 100 102,5 100 100 80- fL
100
MCH 32
34, 34,5 34 35,2 33 33,3 28-32 Pg
9
MCHC 349 349 335 345 343 347 333 300- g/l
360
RDW 14,6 14, 15,1 14,6 14,4 14,5 17 12-15 %
6
WBC  7,02 9,2 8,1 8,84 7,19 8,1 9,7 4-10 G/L
7
PLT 66 68 70 63 66 75 70 150- G/L
400
b.Chức năng đông máu:

Kết quả GTBT Đơn vị


PT 17,1 11,2-15,3 Giây
Tỷ  Prothrombin 62 70-130 %
INR 1,41 1-1,2
TS 5 1-4 phút
TC 11 5-10 Phút

c.Hóa sinh máu:


Billirubin toàn phần : 82,1 mcmol/l
Billirubin trực tiếp : 41 mcmol/l

Điện giải đồ:


Ngày GTBT Đơn vị
10h 15h 26/7 27/9
26/9
Na+ 133 136 135 135-145 mmol/l
K+ 5,17 4,25 3,95 3,5-4,5 mmol/l
Cl- 91,9 98,3 99,1 98-107 mmol/l

Ngày GTBT Đơn vị


26/9 27/9 28/9
HbA1C 7,4 4,8-5,9 %
Ure   12,7 12,9 8,6 2,76-8,07 mmol/l
Creatinin 69 67 57 44-80 mcmol/l
SGOT 83,8 0-42 U/L
SGPT 43,3 0-43 U/L
Albumin 37,3 35-52 g/l
NH3 139 16-60 mcmol/l
d. Miễn dịch:
HbsAg Âm tính
Anti Âm tính
HCV
e.Gmm: 
Ngày  11h 6h 27/9 8h 22h 27/9 28/9 Đơn vị
26/9 27/9
Gmm 11,6 10 15,2 13,5 12 mmol/l

f.Khí máu động mạch:


pCO2 41,3 32-48 mmHg
pO2 96,5 83-108 mmHg
pH 7,399 7,35-7,45
HCO3- 25 22-26 mmol/l
SO2 97,7 94-98 %
g.Siêu âm bụng
 Gan: chiều cao gan trái 11cm, gan phải 12 cm, cấu trúc âm đồng
nhất, bờ đều không tổn thương khu trú
 Tĩnh mạch cửa tĩnh mạch gan không thấy huyết khối
 Túi mật : thành không dày không sỏi
 Đường mật: trong và ngoài gan không dãn không sỏi
 Lách: chiều cao 7 cm, cấu trúc thô, không thấy tổn thương khu trú
 Khoang phúc mạc không thấy dịch
 Các cơ quan khác chưa phát hiện bất thường

h.Nội soi:
26/9
 Tĩnh mạch trướng thực quản độ III sát đường Z đang xuất huyết.
tiến hành thắt được một vòng cao su .

28/9
 Thực quản : tĩnh mạch trướng thực quản độ II, vị trí thắt lần trước
đang tạo sẹo, không thấy chảy máu tiếp diễn
 Thân vị : phù nềdạng  khảm, tĩnh mạch trướng phình vị nhỏ, hang
môn vị phù nề niêm mạc
VI.Tóm tắt biện luận chẩn đoán
1.Tóm tắt
 Bệnh nhân nam 37 tuổi vào viện vì nôn ra máu , tiền sử uống nhiều
rượu bia, không có tiền sử nhiễm virus viêm gan B,C. Qua thăm khám
lâm sàng và cận lâm sàng chúng em rút ra: 
*Hội chứng xuất huyết tiêu hóa caomức độ trung bình
 Nôn ra máu tươi lẫn máu bầm nhiều lần( 6 lần) tổng lượng khoảng
850ml
 Đi cầu phân đen như bã cà phê thối khắm 
 Mệt mỏi hoa mắt chóng mặt,vã mồ hôi, chân tay lạnh
 Da niêm mạc nhợt nhạt
 Mạch nhanh: 120 lần phútl
 HA: 100/60 mmHg
 CTM lúc vào viện: RBC 2,68T/L
 HGB 92 G/L
 Hct 26,9%
*Hội chứng suy chức năng tế bào gan
 Kết mạc mắt, niêm mạc dưới lưỡi vàng nhẹ
 Nốt nhện vùng cổ 
 PLT: 66 G/L
 Ts: 5 phút
 TC: 11 phút
 Fibrinogen: 1,08 
 PT: 17,1 s
 Tỷ prothrombin:62%
 NH3: 139 mmol/l
*Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Nội soi: Tĩnh mạch trướng thực quản độ 3
Bệnh lí dạ dày tăng áp cửa
*Hội chứng hủy hoại tế bào gan
 SGOT: 83,8 U/L (AST tăng ưu thế)
 SGPT: 43,3 U/L
*Hội  chứng tăng glucose máu:
 Gmm: 12,1 mmol/l(11h ngày 26/9)
15,2 mmol/l( 18h ngày 27/9)
 HbA1C: 7,4%
*Dấu chứng rối loạn điện giải: ngày 26/9
 K+ 5,17 mmol/l
 Na+133 mmol/l
 Cl- 91,9 mmol/l

Dấu chứng có giá trị:


 HbsAg(-),antiHCV(-), MCV tăng,  uống rượu bia nhiều
 Ure : 12,7 mmol/l( ngày 26/9)
Chẩn đoán sơ bộ:xơ gan mất bù do rượu biến chứng xuất huyết từ
TMTTQ mức độ trung bình/ đái tháo đường.
2.Biện luận:
Về xuất huyết tiêu hóa trên:
 Bệnh nhân có nôn ra máu và đi cầu phân đen nội soi có TMT tâm
vị thực quản đang chảy máu 🡪 XHTH từ TMTTQ đã rõ,
bệnh nhân có tiền sử rượu bia nhiều có các triệu chứng của hội
chứng suy chức năng tế bào gan, chỉ số APRI
(APRI=(AST/ULN×100)/SL Tiểu cầu(10*9/l)) ở bệnh nhân bằng
3  nên em hướng tới XHTH từ TMTTQ trong bối cảnh của xơ gan
trên bệnh nhân này.

Về chẩn đoán mức độ:


Nhẹ Vừa Nặng
Mạch(lần/phút) 90-100 100-120 >120
Huyết áp tâm >100 90-100 <90
thu(mmHg)
RBC(T/L) >3 2-3 <2
HGB(g/l) >9 6,5-9 <6,5 or truyền máu
>1lit
HCT(%) 30-40 20-30 <20
Lượng máu mất(ml) Vài Khoảng >1000
chục 500

Lâm sàng bệnh nhân có mệt mỏi hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi,
mạch 120 lần/ phút, HA: 100/60mmHg, HC 2,68 T/L, HGB 92 g/l
Hct: 26,9%, lượng máu mất khoảng 850ml. Nên em xếp bệnh nhân
vào mất máu mức độ vừa.
Về nguyên nhân:
Bệnh nhân đã được nội soi thắt TMTTQ ngày 12h30’ ngày 26/9,
mặc dù sau thắt bệnh nhân không còn nôn ra máu nhưng trong
công thức máu: RBC và HGB vẫn tiếp tục giảm,đến 15h ngày
27/09 thì  HGB giảm còn 70 g/l  nên bệnh nhân được chỉ định
truyền 2 đơn vị hồng cầu khối đồng nhóm, nguyên nhân này có thể
do còn vị trí chảy máu khác hoặc sau khi thắt một vòng cao su máu
vẫn còn chảy tại vị trí chỗ thắthoặc chỉ là sự pha loãng máu do
truyền dịch.vì vậy bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ sau thắt
TMTTQ và nên chỉ định nội soi lại để kiểm tra. Kết quả nội soi
kiểm tra không thấy chảy máu tiếp diễn nên khả năng chỉ là sự pha
loãng máu
Về giai đoạn xơ gan
Phân độ xơ gan theo Child – Pugh – Turcotte:
Thông số 1 2 3
Bilirubinmáu(mmol/l) <35 35-50 >50 3
Albumin máu (g/l) >35 28-35 <28 1
Prothrombin(%) >60 40-60 <40 1
Hội chứng não gan Không có Tiền hôn Hôn mê 1

Cổ trướng Không có Ít Nhiều 1
Child – Pugh A: 5-6 điểm
Child – Pugh B: 6 -9 điểm
Child – Pugh C: 10-15 điểm.
7 điểm => Child – Pugh B
Nguyên nhân xơ gan: bệnh nhân không có tiền sử nhiễm virus
viêm gan B hay C,hiện tại xét nghiệm có HbsAg (-), 
anti-HCV (-),nhưng bệnh nhân có uống rượu 80g/ ngày trong
7năm, uống bia 63g/ngày trong 12 năm MCV tăng, AST tăng ưu
thế so với ALT. Nên em nghĩ đây là nguyên nhân xơ gan trên bệnh
nhân này.
Về biến chứng xơ gan: 
Hiện tại bệnh nhân XHTH do TTMTQ độ 3 đã được  đã được thắt
một vòng cao su, hiện tại vị trí thắt đã tạo sẹo, huyết động bệnh
nhân ổn định. Nhưng cần phải kiểm tra lại mỗi 1-2 tuần cho tới khi
tất cả tĩnh mạch giãn đều được thắt, sau đó nội soi kiểm tra lại sau
1-3 tháng và mỗi 6-12 tháng để kiểm tra giãn tĩnh mạch tái phát.
Hôn mê gan 
Bệnh nhân XHTH do vỡ giãn TMTTQ trên nền xơ gan thì vấn đề
theo dõi và dự phòng ở bệnh nhân hôn mê gan cần đặt ra. Hiện tại
qua thăm khám lâm sàng chưa tìm thấy các dấu hiệu của hôn mê
gan như ngủ gà, mất định hướng không gian và thời gian,dấu rung
vỗ cánh kết hợp với xét nghiệm NH3 máu tăng nhẹ nên chưa có
biến chứng não gan trên bệnh nhân.
Hội chứng gan thận
Ở bệnh nhân này có ure tăng 12,7 mmol/l nhưng creatinin không
tăng nên em nghĩ tăng ure la do xuất huyết tiêu hóa làm tăng sản
phẩm chưa nito trong lòng ruột.Hơn nữa lượng mước tiểu của bệnh
nhân còn cao nên em chưa nghĩ đến hội chứng gan thận trên bệnh
nhân này.
Ung thư gan
Là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là
bệnh nhân trẻ tuổi nên em đề nghị tầm soát cho bệnh nhân bằng xét
nghiệm AFP và siêu âm định kì kiểm tra .

Về chẩn đoán đái tháo đường : 


Theo ADA 2017, chẩn đoán đái tháo đường dựa trên 1 trong 4 tiêu
chẩn sau:
a. Đường máu lúc đói (lấy máu tĩnh mạch) >= 126mg/dl (7 mmol/l)
(sau 8h không nạp calo)
b. Đường máu bất kỳ >=2mg/dl (11,1mmol/l) và có các biểu hiện của
tăng đường máu
c. Đường huyết sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp glucose >=
200mg/dl (11,1mmol/l)
d. HbA1c >=6,5%
Bệnh nhân có HbA1c= 7,4% thỏa mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn chẩn
đoán nên chẩn đoán đái tháo đường trên bệnh nhân được đặt ra,em
đề nghị làm lại  HbA1cđể chẩn đoán xác định và điều trị sớm cho
bệnh nhân.Về nguyên nhân,  bệnh nhân chưa có tiền sử đái tháo
đường trước đó nay vào viện có Gmm= 18,1mmol/l, HbA1C
=7,4% trên nền bệnh cảnh XHTH do xơ gan do đó nguyên nhân
của tăng Glucose máu có thể là thứ phát trên nền bệnh xơ gan, làm
suy giảm chức năng tế bào gan gây rối loạn dung nạp glucose và
tình trạng đề kháng Insulin nhưng em vẫn chưa loại trừ được đái
tháo đường nguyên phát ở bệnh nhân này. 
Về thiếu máu:
Ngày 28/9, HGB của bệnh nhân giảm còn 70 g/l nên được chỉ định
truyền 2 đơn vị hồng cầu khối, nhưng trên lâm sàng bệnh nhân
không có thay đổi huyết động, không hoa mắt, chóng mặt, không
vã mồ hôi,không còn nôn ra máu,lâm sàng cải thiện tốt nên em
nghĩ chỉ định truyền máu là chưa cần thiết mà cần phải chỉ định nội
soi dạ dày lại để kiểm tra tình trạng xuất huyết.
Về rối loạn điện giải:bệnh nhân được truyền  Glucose 5% 500ml x
3 chai nuôi dưỡng do không ăn uống được , đây có thể là nguyên
nhân do tăng Kali máu ở bệnh nhân,ngoài ra bệnh nhân có xuất
huyết tiêu hóa nên em cũng không loại trừ vỡ hồng cầu do xuất
huyết gây tăng kali, nhưng ECG không có dấu hiệu của tăng kali
máu và  sau khi ngưng truyền Glucose, Kali trở về giá trị bình
thường , do đó không cần điều trị tăng Kali máu cho bệnh nhân.

Về điều trị :
Tại bệnh phòng sau khi tiếp  nhận bệnh kết hợp các kết quả xét
nghiệm bệnh nhân được điều trị với octreotide 100mcg x 1 ống
TMC,  1½ ống hòa đủ 30 ml NaCl 0,9% SE 5ml/hđiều trị này của
bệnh phòng là hợp lí vì vậy em đề nghị tiếp tục duy trì 3 ngày sau
khi thắt TMTTQ.
Ngày 28/9 HGB của bệnh nhân giảm còn 70g/l nên đã được truyền
hai đơn vị hồng cầu khối để duy trì lượng hồng cầu  80-90 g/l.Tuy
nhiên MCV 100fL  kèm tiền sử nghiện rượu nên nghĩ đến bệnh
nhân có thiếu máu mạn tính trước đó, em đề nghị bổ  sung vitamin
B12, acid folic và vitamin b1 để ngăn ngừa biến chứng thần kinh
do rượu gây ra.
Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa lượng vừa, sự có mặt vi khuẩn có
men urease trong lòng ruột sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến hội chứng
não gan. Do đó cần dùng kháng sinh để dự phòng cho bệnh
nhân,chúng em đề nghị dùng cephalosporin thế hệ 3 tĩnh mạch
trong vòng 5-7 ngày hoặc đường uống với norfloxacin hoặc
rifaximin
Về điều trị dự phòng xuất huyết tái phát sau TMTTQ  em đề nghĩ
sử dụng chọn Beta không chọn lọc propranolol.
Về điều trị xơ gan thì không có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu
chứng và biến chứng xơ gan, và ngưng tất cả các yếu tố nguy cơ
làm hại gan trên bệnh nhân.
Chẩn đoán xác định: 
Xơ gan mất bù Child – Pugh B nghi do rượu, biến
chứng xuất huyết tiêu hóa mức độ vừa do vỡ TMTTQ
đã ổn định.
Bênh kèm: Thiếu máu đẳng sắc hồng cầu to/ TD đái
tháo đường.

VII.Điều trị:
1. Nguyên tắc điều trị:
Hiện tại tình trạng xuất huyết đã ổn định  🡪 dự phòng tái phát, hạn chế
đợt cấp và hạn chế biến chứng:
Theo dõi dấu hiệu sống và các triệu chứng lâm sàng để phát hiện và xử
trí kịp thời xuát huyết tái phát.
Tránh vận động mạnh, nên ăn nhạt, kiêng  bia rươu hoàn toàn
Không sử dụng thuốc an thần
Cung cấp đầy đủ năng lượng 1,2-1,5g protein/kg cân nặng, không dùng
nhiều thịt đỏ,đạm thực vật
Ngưng hút thuốc lá
Ăn nhẹ, uống sữa lạnh
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cố gắng đạt được cân nặng lí tưởng.
Luyện tập thể lực 30 phút mỗi ngày
Kiểm tra lại đường huyết theo hẹn tái khám
2. Điều trị duy trì:
Ngay khi BN ngừng chảy máu, kết hợp điều trị giảm ALTMC bằng chẹn
beta giao cảm không chọn lọc liều khởi đầu 20 mg tăng dần cho tới khi
nhịp tim giảm 25 % 
Nội soi thắt TMTQ lại sau 14 – 21 ngày dự phòng nguy cơ chảy máu lại
Tiến hành thắt TM thực quản cho tới khi không còn khả năng thắt được.
Sau đó cứ 3-6 tháng nội soi kiểm tra lại để thắt nếu có các búi giãn xuất
hiện.
Bổ sung các yếu tố tạo máu acid folic, vitamin B12, sắt (chỉ dùng khi
xuất huyết tiêu hóa đã ổn định).
3. Điều trị cụ thể:
propranolol 40mg x 1v uống 8h
vitamin B1 x  1 viên uống sáng 8h
savi 3B x 1 viên uống buổi sáng 8h
Ceftriaxone 1g  x 1 lọTMC 8h
lactulose gói 20g x 1 gói uống
VIII.Dự phòng:
Dự phòng vỡ TTMTQ tái phát: propranolol 40mg uống tới khi nhip tim
giảm 25%, nội soi thắt TMTTQ sau 21 ngày
Ngưng rượu bia, thuốc lá.
Tránh dùng thuốc hại gan: an thần, paracetamol.
Nâng cao thể trạng: ăn thức ăn giàu dinh dưỡng: hạn chế đạm,hạn chế
mỡ,  bổ sung vitamin B, C, E, ăn nhiều chất xơ.., luyện tập thể dục nhẹ
nhàng.
Tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn.
Tiêm phòng HBV, HAV
IX.Tiên lượng:
Tiên lượng gần:tốt
Hiện tại bệnh ổn định, không có xuất huyết tiêu hóa tiến triển, xuất
huyết chưa ảnh hưởng chức năng các cơ quan khác: tim, phổi, não, thận.
Tiên lượng xa: dè dặt
Các yếu tố tiên lượng tốt: bệnh nhân trẻ, có ý thức điều trị, có gia đình
chăm sóc.
Các yêu tố tiên lượng xấu: xơ gan đã ở giai đoạn mất bù trên lâm sàng
nên khả năng xuất huyết tái phát cao.

You might also like