You are on page 1of 16

TẬP HUẤN

Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”

­Tam Điệp, ngày 24 tháng 2 năm 2023


Năm học 2022-2023, Căn cứ vào kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và
Đào tạo, Trường Mầm non Bắc Sơn đã ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Tôi yêu Việt
Nam” nhằm phát triển nội dung giáo dục an toàn giao thông trong thực hiện Chương trình Giáo
dục mầm non, giúp trẻ em có nhận thức ban đầu về các phương tiện giao thông thông dụng, một
số quy định của Luật Giao thông; Hình thành và củng cố ở trẻ các hành vi đúng khi tham gia
giao thông; Giáo dục trẻ có ý thức và hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn. Đồng
thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ, đường hàng không nhằm nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm và hành vi ứng xử
có văn hoá khi tham gia giao thông cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và cha mẹ
trẻ, thực hiện tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong các hoạt động giáo dục trẻ ở
trường mầm non.
Hiện nay, việc thực hiện các nội dung giáo dục ATGT cho trẻ mầm non thường được thực
hiện trong chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”. Tuy nhiên, để trẻ có được một lượng kiến
thức lớn hơn về an toàn giao thông thì chúng ta không chỉ giáo dục trẻ trong chủ đề đó mà cần
phải mở rộng ra bằng cách lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong tất cả
các hoạt động của trẻ ở trường, điều đó sẽ giúp trẻ có được những kiến thức cơ bản về ATGT.
Khi lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non
nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Nội dung giáo dục trẻ về ATGT được lồng ghép tích hợp trong tất cả
các lĩnh vực giáo dục (giáo dục phát triển thể chất; giáo dục phát triển nhận thức;
giáo dục phát triển ngôn ngữ; giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội; giáo dục
phát triển thẩm mỹ), được thực hiện trong các hoạt động đa dạng, phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi, giúp trẻ dễ ghi nhớ và thực hiện.
Ví dụ: Tích hợp giáo dục ATGT trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ được giáo viên
thực hiện bằng cách cho trẻ vẽ các bức tranh về giao thông phù hợp với độ tuổi như:
vẽ phương tiện giao thông, biển báo giao thông, bé tham gia giao thông…. Qua các
sản phẩm đó, giáo viên có thể giáo dục ATGT cho trẻ một cách nhẹ nhàng, linh hoạt.
Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục trẻ về an toàn giao thông được lồng ghép, tích hợp hợp lý,
nhẹ nhàng, không áp đặt, khiên cưỡng trong các hoạt động đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi, giúp trẻ dễ ghi nhớ và thực hiện. Đặc biệt, được tổ chức thông qua trò chơi, trải nghiệm,
thực hành.
Tâm lí của lứa tuổi mẫu giáo là học mà chơi, chơi mà học. Đặc biệt với giáo dục luật lệ an toàn
giao thông là một vấn đề khó thì việc đưa nhẹ nhàng các quy tắc quy định của luật lệ an toàn
giao thông vào trò chơi là một việc không thể thiếu được. Các trò chơi càng mới lạ, càng sinh
động thì lại càng hấp dẫn trẻ hơn. Thay vì tổ chức cho trẻ học Luật Giao thông qua tranh, ảnh,
video trong lớp giáo viên cho trẻ đóng vai, thực hành một số quy định của Luật Giao thông ở
khu chơi giao thông của trường hoặc giáo viên tự sắp xếp, bố trí trong lớp hoặc ngoài sân
trường... Giáo viên có thể sử dụng các đồ chơi để xây dựng các mô hình giao thông để giáo dục
ATGT cho trẻ như: “Ngã tư đường phố”, “Con đường về nhà”, “Vòng xuyến giao thông”… để
trẻ thực hành.
• Ví dụ: Trò chơi: “Đi đúng quy định giao thông”
• Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một vô lăng hoặc mô hình xe và đứng vào vị trí ngã tư đã vẽ và theo
dõi các tín hiệu của người điều khiển giao thông để được đi hoặc dừng lại. Trò chơi này
giúp trẻ làm quen với việc đi lại trên đường và tuân theo các quy định về an toàn giao thông.
Nguyên tắc 3: Nội dung giáo dục an toàn giao thông có thể được tích hợp trong cả một hoạt
động, một phần của hoạt động hoặc liên hệ thực tế đảm bảo phù hợp với khả năng của trẻ và
phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ 1: Tích hợp trong hoạt động ngoài trời
Cô giáo cho trẻ quan sát các phương tiện giao thông lưu thông trên đường, bên cạnh đó đặc ra
nhiều câu hỏi để trẻ trả lời, từ đó trẻ sẽ nắm được phần nào về tên gọi, đặc điểm... và cách hoạt
động của các phương tiện. Kết hợp giáo dục trẻ về những hành động đúng hoặc không đúng khi
tham gia giao thông như: ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, phải chở đúng số người quy
định, khi đi phải đi bên phía phải…Ví dụ 2: Cho trẻ tham gia trải nghiệm về ATGT tại nơi mình
sống.Phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non này có tác dụng vô cùng hiệu
quả. Trẻ được cô giáo đưa đi trải nghiệm trực tiếp. Cách giáo dục trẻ đạt được mục tiêu trải
nghiệm này vô cùng đơn giản. Trên đường đi trải nghiệm, giáo viên kết hợp hướng dẫn trẻ lý
thuyết cũng như thực hành để tham gia giao thông an toàn. Những tình huống tham gia giao
thông không an toàn trong thực tế cũng giúp bé tự ý thức để tránh. Ví dụ: Không được tự ý chạy
ra đường, không được vượt đèn đỏ, không được đi xuống lòng đường...
Nguyên tắc 4: Nội dung lồng ghép, tích hợp giáo dục trẻ về an toàn
giao thông cần phù hợp với vùng miền, địa phương, thiết thực với cuộc
sống của trẻ.
Ví dụ: Lồng ghép, tích hợp giáo dục ATGT trong hoạt động góc
Hoạt động góc là hoạt động phong phú nó mô tả lại đời sống xã hội với
các mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo lại, bởi thế cần quan tâm đến các
nhóm chơi, tùy vào từng chủ đề để lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn
giao thông cho các cháu. Khi trẻ chơi trò chơi xây ngã tư đường phố cô
giáo có thể đặt ra nhiều câu hỏi để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ
như: ngã tư đường phố có những gì? xây cái đó để làm gì? có ý nghĩa
như thế nào?...Ở góc học tập cô có thể bày biện nhiều loại sách có nội
dung, hình ảnh về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ xem và có thể tái
tạo lại bằng cách vẽ, nặn, xé dán…
Đánh giá việc thực hiện Chương trình “Tôi yêu Việt Nam”
- Sản phẩm của trẻ (Mỗi lớp 2 tranh A3 của cô và trẻ sử dụng các nguyên
vật liệu tự nhiên an toàn về chủ đề PT và quy định giao thông)
- Xây dựng bộ câu hỏi và tổ chức thi trắc nghiệm tìm hiểu về luật giao
thông đường bộ:
+ Kĩ năng đi bộ an toàn
+ Kĩ năng sang đường
+ Quy tắc tham gia giao thông với tín hiệu đèn
+ Tìm hiểu biển báo giao thông.
- Thực hành kĩ năng tham gia giao thông
Thực hành giao thông tại sa hình ngã tư đường phố.
- Tuyên truyền phối hợp cùng với gia đình trong việc giáo dục trẻ chấp
hành quy định giao thông. Thực hiện cổng trường an toàn, đội mũ bảo
hiển khi đi xe máy, không chở quá số người theo quy định…
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

You might also like