You are on page 1of 53

THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

Nguyễn Hương Mai


Khoa Quản lý Năng lượng – Đại học Điện lực
Chương 5
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH VIỆT NAM
Thị trường phát điện cạnh tranh
• Tổng quan
• Cơ chế vận hành thị trường
• Cơ chế thanh toán
Lộ trình phát triển thị trường điện

Thị trường điện Việt Nam được phát triển theo 3 cấp độ:
o Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014)
­ Bước 1: thí điểm (2005-2008)
­ Bước 2: hoàn chỉnh (2009-2014)
o Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2022)
­ Bước 1: thí điểm (2015-2016)
­ Bước 2: hoàn chỉnh (2017-2022)
o Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ 2022)
­ Bước 1: thí điểm (2022-2024)
­ Bước 2: hoàn chỉnh (từ 2024)
Hệ thống văn bản pháp lý cho VCGM

o Thông tư 30/2014/TT-BCT quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, thay thế Thông tư
số 03/2013/TT-BCT.
o Thông tư số 27/2009/TT-BCT quy định đo đếm điện năng trong thị trường phát điện cạnh tranh;
o Thông tư số 12/2010/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải;
o Thông tư số 18/2012/TT-BCT quy định giám sát thị trường phát điện cạnh tranh;
o Thông tư số 56/2014/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng giá phát điện, trình tự kiểm tra
hợp đồng mua bán điện; và Thông tư số 57/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định trình
tự xây dựng, ban hành khung giá phát điện;
o Thông tư số 13/2010/TT-BCT quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng chi phí vận
hành hệ thống điện và thị trường điện;
o Thông tư số 14/2010/TT-BCT quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành
và quản lý giá truyền tải điện và Thông tư số 03/2012/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2010/TT-BCT;
o Thông tư số 40/2014/TT-BCT quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia;
o Thông tư 21/2015/TT-BCT quy định phương pháp xác định giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện,
trình tự kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện
o Thông tư số 51/2015/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-BCT và
Thông tư số 56/2014/TT-BCT
Mô hình tổng thể

Công
Côngtytyphát
phát Công
Côngtytyphát
phát Công
Côngtytyphát
phát

Đơn
Cơ vị mua
quanbuôn mua
duy nhất
Cơ quan mua

Công
Côngtyty Công
Côngtyty Công
Côngtyty
phân phối phân phối phân phối
phân phối phân phối phân phối

Khách
Kháchhàng
hàng Khách
Kháchhàng
hàng Khách
Kháchhàng
hàng
Mô hình tổng thể

 Thị trường VCGM được thiết kế theo mô hình Thị


trường điều độ tập trung chào giá theo chi phí
(Mandatory Cost-Based Pool)
 Điều độ tập trung: Tất cả các nhà máy điện trên hệ thống bắt
buộc phải tham gia thị trường điện và được điều độ vận hành
tập trung
 Chào giá theo chi phí: các đơn vị phát điện chào giá theo
chi phí biến đổi và đươc lập lich huy động căn cứ theo giá
chào
Mô hình tổng thể

 Đơn vị mua buôn duy nhất mua toàn bộ sản lượng điện
năng của các đơn vị phát điện
 Điện năng mua bán được thanh toán theo giá hợp đồng
và giá thị trường giao ngay của từng chu kỳ giao dịch
 Tỷ lệ giữa sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp
đồng và giá thị trường giao ngay: khoảng 95% cho năm
đầu vận hành VCGM, giảm dần cho các năm tiếp theo
nhưng không thấp hơn 60%)
Mô hình tổng thể
Thanh toán

Hợp đồng PPA

Chào giá Đơn vị


Đơn vị Mua
vận hành
buôn duy
hệ thống
Điều độ Bảng kê nhất
điện và (SB)
Thanh toán
thanh toán
thị
trường
Đơn vị Bảng kê
điện Công ty
Phát điện thanh toán
đo đếm điện lực
Số liệu
(PC)

Số liệu đo
Đơn vị quản
đếm
lý SLĐĐ Số liệu đo đếm

Đơn vị
Điện năng truyền tải Điện năng
điện

Các đơn vị Các đơn vị cung Đơn vị mua Phân phối/bán


phát điện cấp dịch vụ buôn duy nhất lẻ
Các đơn vị tham gia thị trường

 Các nhà máy điện có công suất đặt từ 30 MW trở lên đấu
nối vào lưới điện quốc gia:
 Trừ một số nhà máy điện BOT, nhà máy điện sử dụng năng
lượng tái tạo không phải thủy điện, một số nhà máy điện thuộc
khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện
quốc gia và không xác định được kế hoạch bán điện dài hạn.
 Nhà máy điện có công suất đặt đến 30 MW, đấu nối lưới điện cấp
điện áp từ 110 kV trở lên, được quyền lựa chọn tham gia thị trường
điện.
 Đơn vị mua buôn duy nhất (SB).
 Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO).
 Các đơn vị cung cấp dịch vụ:
 Đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm
điện năng (MDMSP).
 Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải điện (TNO)
Các đơn vị tham gia thị trường
Khách hàng sử
dụng điện

Không tham gia thị trường


PCs NMĐ nhỏ
(<30 MW)

Thành viên thị trường Xuất


khẩu
Đơn vị cung cấp dịch vụ
MDMSP TNO Đơn vị mua buôn duy nhất Nhập
(Công ty MBĐ -EPTC) khẩu
SMO

BOTs

Đơn vị cung cấp Các nhà máy Các nhà máy


Thủy điện
dịch vụ phụ trợ thủy điện
chiến lược nhiệt điện
(dự phòng…)
Tham gia gián tiếp Tham gia trực tiếp
11
Các đơn vị tham gia thị trường

 Đơn vị chào giá: đơn vị trực tiếp nộp bản chào giá trong thị
trường điện:
 Các đơn vị phát điện hoặc các nhà máy điện được đăng ký chào giá
trực tiếp
 Đơn vị đại diện chào giá cho nhóm nhà máy thủy điện bậc thang.
 Đơn vị mua buôn duy nhất: đơn vị mua điện duy nhất trong
thị trường, có chức năng mua toàn bộ điện năng qua thị
trường điện và qua hợp đồng mua bán điện.
Các đơn vị tham gia thị trường

 Đơn vị phát điện là đơn vị sở hữu một hoặc nhiều nhà máy
điện tham gia thị trường điện và ký hợp đồng mua bán điện
cho các nhà máy điện này với Đơn vị mua buôn duy nhất.
 Đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch là đơn vị phát điện có nhà máy điện
không được chào giá trực tiếp trên thị trường điện.
 Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch là đơn vị phát điện có nhà máy điện
được chào giá trực tiếp trên thị trường điện.
Các đơn vị tham gia thị trường
 Nhà máy điện BOT: nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng -
Kinh doanh - Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tư và cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
 Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu: nhà máy thuỷ điện lớn có vai trò
quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do nhà nước độc quyền
xây dựng và vận hành.
 Nhóm nhà máy thủy điện bậc thang là tập hợp các nhà máy thủy điện,
trong đó lượng nước xả từ hồ chứa của nhà máy thuỷ điện bậc thang trên
chiếm toàn bộ hoặc phần lớn lượng nước về hồ chứa nhà máy thuỷ điện
bậc thang dưới và giữa hai nhà máy điện này không có hồ chứa điều tiết
nước lớn hơn 01 tuần.
Các đơn vị tham gia thị trường
 Đơn vị quản lý số liệu đo đếm điện năng là đơn vị cung cấp, lắp đặt,

quản lý vận hành hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm điện

năng và mạng đường truyền thông tin phục vụ thị trường điện.
 Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện

lực trong lĩnh vực truyền tải điện, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành

lưới điện truyền tải quốc gia.


 Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy điều

khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống

điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện.
Cơ chế vận hành thị trường
• Các khái niệm cơ bản
• Lập kế hoạch vận hành
• Lập lịch huy động và điều độ
Các khái niệm cơ bản
 Công suất huy động ngày tới là mức công suất của tổ máy phát điện dự
kiến được huy động cho các chu kỳ giao dịch trong lịch huy động ngày tới
theo kết quả lập lịch có ràng buộc.
 Công suất huy động giờ tới là mức công suất của tổ máy phát điện dự
kiến được huy động cho giờ đầu tiên trong lịch huy động giờ tới.
 Công suất điều độ là mức công suất của tổ máy phát điện được Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện huy động thực tế trong chu kỳ
giao dịch.
 Công suất phát tăng thêm là phần công suất chênh lệch giữa công suất
điều độ và công suất được sắp xếp trong lịch tính giá thị trường của tổ
máy phát điện.
 Thứ tự huy động là kết quả sắp xếp các dải công suất trong bản chào theo
nguyên tắc Lập lịch không ràng buộc.
Các khái niệm cơ bản
 Lập lịch có ràng buộc là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy phát điện theo
phương pháp tối thiểu chi phí mua điện có xét đến các ràng buộc kỹ thuật trong hệ
thống điện.
 Lập lịch không ràng buộc là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy phát điện theo
phương pháp tối thiểu chi phí mua điện không xét đến các ràng buộc trong hệ thống
điện.
 Lịch huy động giờ tới là lịch huy động dự kiến của các tổ máy để phát điện và cung
cấp dịch vụ phụ trợ cho chu kỳ giao dịch tới và ba chu kỳ giao dịch liền kề sau đó do
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập.
 Lịch huy động ngày tới là lịch huy động dự kiến của các tổ máy để phát điện và cung
cấp dịch vụ phụ trợ cho các chu kỳ giao dịch của ngày giao dịch tới do Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện lập.
 Lịch công suất là lịch do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập sau
vận hành để xác định lượng công suất thanh toán trong từng chu kỳ giao dịch.
 Lịch tính giá điện năng thị trường là lịch do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện lập sau ngày giao dịch hiện tại để xác định giá điện năng thị trường cho
từng chu kỳ giao dịch
Lập kế hoạch vận hành
Lập kế hoạch vận hành

11h30 16h
Lập lịch huy động và điều độ

 Chu kỳ giao dịch: là chu kỳ tính toán giá điện năng trên
thị trường điện trong khoảng thời gian 01 giờ tính từ phút
đầu tiên của mỗi giờ.
 Mô hình thị trường: chào giá ngày tới
 Trong ngày D, các đơn vị phát điện nộp bản chào cho từng chu kỳ
giao dịch của ngày D+1
 Ngày giao dịch là ngày diễn ra các hoạt động giao dịch thị trường
điện, tính từ 0h00 đến 24h00 hàng ngày.
Lập lịch huy động và điều độ

 Đơn vị phát điện công bố công suất sẵn sàng và chào giá của
từng tổ máy theo quy định về giới hạn mức giá chào
 Nhà máy nhiệt điện: chào theo chi phí biến đổi trong giới hạn mức giá trần
bản chào
 Nhà máy thủy điện: chào giá trong dải từ 0 đến 110% giá trị nước do SMO
tính toán và công bố cho từng nhà máy
 Lịch huy động các tổ máy của từng chu kỳ được lập dựa trên
bản chào của các tổ máy, dự báo phụ tải và khả năng tải của
lưới với mục tiêu tối thiểu chi phí mua điện.
Lập lịch huy động và điều độ
Cơ chế thanh toán thị trường
• Các khái niệm cơ bản
• Cơ chế giá trong thị trường
• Cơ chế cung cấp dịch vụ phụ trợ
• Cơ chế thanh toán trên thị trường
Các khái niệm cơ bản
 Bản chào giá là bản chào bán điện năng lên thị trường điện của mỗi tổ
máy, được đơn vị chào giá nộp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện theo mẫu bản chào giá quy định tại Thông tư này.
 Bản chào giá lập lịch là bản chào giá được Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện chấp nhận để lập lịch huy động ngày tới, giờ tới.
 Chào giá theo nhóm là cơ chế chào giá khi một đơn vị đại diện thực hiện
việc chào giá cho cả nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang.
 Giá trần bản chào là mức giá cao nhất mà đơn vị chào giá được phép chào
cho một tổ máy phát điện trong bản chào giá ngày tới.
 Giá trần thị trường điện là mức giá điện năng thị trường cao nhất được xác
định cho từng năm.
Quy định về bản chào giá
 Có tối đa 5 cặp giá chào (đồng/kWh) và công suất (MW) cho tổ máy
cho từng chu kỳ giao dịch của ngày D
 Có các thông tin về thông số kỹ thuật của tổ máy:
 Công suất công bố cho ngày D
 Công suất phát ổn định thấp nhất (Pmin)
 Tốc độ tăng và giảm công suất tối đa
 Ràng buộc kỹ thuật khi vận hành đồng thời các tổ máy
 Công suất công bố ngày D không thấp hơn mức công suất công bố
trong ngày D-2
 Dải công suất chào đầu tiên bằng Pmin, dải công suất chào cuối cùng
bằng công suất công bố
 Đơn vị của giá chào là đồng/kWh, với số thập phân nhỏ nhất là 0,1
 Giá chào trong khoảng từ giá sàn đến giá trần của tổ máy và không
giảm theo chiều tăng của công suất chào
Cơ chế giá trong thị trường

 Giá thị trường toàn phần (FMP): là tổng giá điện năng thị trường và giá
công suất thị trường của mỗi chu kỳ giao dịch
FMP(h) = SMP(h) + CAN (h)
 Giá điện năng thị
trường (SMP): xác
định cho từng chu
kỳ căn cứ trên phụ
tải thực tế và các
bản chào trong
từng giờ.
 Giá công suất
(CAN): xác định
trước 1 năm cho
từng chu kỳ giao
dịch
Cơ chế giá điện năng thị trường
 Xác định giá điện năng thị trường (SMP):
o Thực hiện sau ngày giao dịch (ex-post)
o Sắp xếp các bản chào ngày D cho đến khi đáp ứng nhu cầu phụ tải (số liệu đo
đếm); và không xét đến ràng buộc truyền tải
o Giá điện năng thị trường: bằng giá chào của tổ máy đắt nhất được sắp xếp trong
lịch.
o Giá điện năng thị trường không lớn hơn Giá trần thị trường (là mức giá điện năng
thị trường cao nhất được xác định cho từng năm)

Giá chào
VND/kW

SMP

Các dải chào


(Giá, Công suất)
Công suất
(kW)
Phụ tải HTĐ
Nguyên tắc
Cơ chế giá tính
điện toán
năng thị trường
Giá điện năng thị trường bằng giá chào của dải công suất cuối cùng trong lịch tính giá
điện năng thị trường. Trong trường hợp giá chào của dải công suất cuối cùng trong lịch
tính giá điện năng thị trường cao hơn giá trần thị trường, giá điện năng thị trường được
tính bằng giá trần thị trường.
11
SMP =$10
NMĐ C được 10

thanh toán SMP 9


Bàn chào
cho 2MW NMĐ C
8

NMĐ B được 7
Bàn chào
thanh toán SMP
6 NMĐ B
cho 3MW
5 Phụ tải
4 hệ
NMĐ A được thống
3
thanh toán SMP Bàn chào
cho 5MW 2
NMĐ A
1

0
SMP Phụ tải hệ thống
Cơ chế giá công suất thị trường
 Áp dụng thanh toán cho các nhà máy điện trực tiếp tham gia cạnh
tranh trên thị trường.
 Được xác định hàng năm sao cho nhà máy điện mới tốt nhất BNE
(mới đưa vào vận hành trong năm, chạy nền, chi phí phát điện
bình quân thấp nhất) thu hồi đủ tổng chi phí phát điện trong năm.
 Tiêu chuẩn lựa chọn nhà máy BNE:
 Là NMĐ sử dụng công nghệ CCGT hoặc nhiệt điện than
 Bắt đầu vận hành thương mại và phát điện toàn bộ công suất đặt
trong năm N-1.
 Là nhà máy điện chạy đáy.
 Có chi phí phát điện toàn phần trung bình thấp nhất.
Cơ chế giá công suất thị trường

Xác định giá công suất CAN:


 Xác định định giá Tổng mức phí công suất năm cần trả cho nhà máy BNE =
Tổng chi phí phát điện cả năm- Mức doanh thu mà BNE dự kiến thu được từ
thị trường.
 Tổng mức phí công suất năm
được phân bổ vào các giờ trong
năm (trừ các giờ thấp điểm đêm):
 Từ năm vào các tháng: theo tỷ
lệ với phụ tải cực đại tháng dự
báo.
 Từ tháng vào các giờ: theo tỷ lệ
với phụ tải dự báo hàng giờ
Nguyên tắc
Cơ chế giá tính
công suấttoán
thị trường
Xác định những NM được thanh toán CAN:
o Tính toán phụ tải hiệu chỉnh với 3% khuyến khích và 7% dự phòng quay + điều tần.
o Sắp xếp theo thứ tự bản chào, điều tần + dự phòng quay và SMHP theo phương pháp
không ràng buộc.
12

11

NMĐ C được 10%


10
Bàn chào
thanh toán CAN
9 NMĐ C
cho 3MW
8
NMĐ B được 7 Bàn chào
thanh toán CAN
6 NMĐ B
cho 3MW Phụ tải
5

4
hệ
NMĐ A được thống
thanh toán CAN
3
Bàn chào
cho 5MW 2 NMĐ A
1

0
CAN Phụ tải hệ thống
Cơ chế cung cấp dịch vụ phụ trợ
 Dịch vụ phụ trợ (dự phòng khởi động nhanh, dự phòng
nguội và dịch vụ vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ
thống điện) được cung cấp theo hợp đồng giữa SMO và các
đơn vị phát điện.
 Nhu cầu dịch vụ phụ trợ do SMO xác định và ký hợp đồng
hàng năm sao cho các đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ thu
hồi đủ chi phí thực tế.
 Dịch vụ điều chỉnh tần số và dự phòng quay được thanh
toán:
 Cho toàn bộ công suất được lập lịch huy động theo giá công suất, và
 Cho toàn bộ điện năng phát theo giá điện năng thị trường
Cơ chế thanh toán trên thị trường

 Chu kỳ thanh toán: là chu kỳ lập chứng từ, hoá đơn cho các
khoản giao dịch trên thị trường điện trong khoảng thời gian
01 tháng, tính từ ngày mùng một hàng tháng
 SMO tính toán và công bố các khoản thanh toán trong thị
trường điện giao ngay cho từng chu kỳ giao dịch và cả chu
kỳ thanh toán
 Đơn vị phát điện phát hành hóa đơn thanh toán gửi Đơn vị
mua buôn điện duy nhất
 Đơn vị mua buôn điện duy nhất thực hiện thanh toán
 Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ phát hành hóa đơn yêu cầu
SMO thanh toán cho các dịch vụ đã cung cấp
Cơ chế thanh toán trên thị trường

Thị trường

NMĐ

SB

Hợp đồng
PPA
 Thanh toán thị trường:
 Thanh toán điện năng: SMP(h) × Sản lượng đo đếm(h)
 Thanh toán công suất: CAN(h) × Lượng công suất thanh toán(h)
 Thanh toán hợp đồng:
 {FMP(h) – Giá hợp đồng} × Sản lượng hợp đồng(h)
Cơ chế thanh toán trên thị trường
36

I.Tổng các khoản doanh thu của đơn vị phát điện:

Rt = RTT + RC + Rk

Trong đó:

 RTT : Tổng các khoản thanh toán thị trường trên thị trường giao
ngay theo bảng kê thanh toán hàng tháng.
 RC : Khoản thanh toán sai khác theo PPA.
 Rk : Tổng các khoản thanh toán khác quy định tại PPA và quy
định TTĐ.
Cơ chế thanh toán trên thị trường
37

(1) Khoản thanh toán trên thị trường điện giao ngay:
Rg = Rsmp + Rbp + Rcon + Rdu + Rcan
Trong đó:
 Rsmp: khoản thanh toán theo giá điện năng thị trường trong chu kỳ thanh toán (đồng).
 Rbp: khoản thanh toán theo giá chào đối với NM nhiệt điện có giá chào cao hơn giá trần thị
trường trong chu kỳ thanh toán (đồng).
 Rcon: khoản thanh toán cho phần điện năng phát tăng thêm trong chu kỳ thanh toán (đồng).
 Rdu: khoản thanh toán cho phần điện năng phát sai khác so với lệnh điều độ trong chu kỳ
thanh toán (đồng).
 Rcan: khoản thanh toán công suất trong chu kỳ giao dịch.
 A0 sẽ tính toán và phát hành bảng kê hàng tháng sau khi có sự thống nhất của EPTC và Đơn
vị phát điện.
(2) Khoản Thanh toán theo hợp đồng mua bán điện dạng sai khác:
RC = Qc * (Pc – Psmp – Pcan)
 Do ĐVPĐ tính toán dựa trên các số liệu vận hành thị trường điện do A0 công bố, giá hợp đồng
mua bán điện (Pc) và sản lượng hợp đồng (Qc) đã ký xác nhận với EPTC.
Cơ chế thanh toán trên thị trường
(3) Khoản thanh toán khác:
+ Các khoản thanh toán theo giá điện hợp đồng mua bán điện gồm:
 Sai lệch giữa sản lượng điện năng đo đếm tháng sai khác so với tổng điện
năng đo đếm các ngày trong tháng.
 Tổ máy phát hoặc nhận công suất phản kháng trong chế độ chạy bù đồng
bộ  thanh toán điện năng hữu công nhận điện từ lưới
 Các tổ máy nhiệt điện tuabin khí có chung đuôi hơi có thời điểm vận hành
chu trình đơn theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện.
 Nhà máy điện tách lưới phát độc lập.
 Tổ máy đấu nối vào lưới mua điện từ nước ngoài.
 Trường hợp tổ máy thủy điện phải phát công suất lớn hơn công suất công
bố trong bản chào giá ngày tới theo yêu cầu của SMO để đảm bảo an ninh
hệ thống điện.

38
Cơ chế thanh toán trên thị trường
39

+ Các khoản thanh toán với giá thỏa thuận tại PPA:
 Tổ máy nhiệt điện khởi động sau khi bị buộc phải ngừng hoặc phải ngừng 01 lò
trong trường hợp thừa công suất hoặc giới hạn nhiệt lưới điện liên quan mà
nguyên nhân không do lỗi nhà máy.
 Tổ máy thí nghiệm, tách toàn bộ nhà máy ra ngoài thị trường.
 Nhà máy điện tua bin khí phải dừng máy và khởi động lại theo yêu cầu của HTĐ
vì an ninh HT trong thời gian tổ máy khả dụng CTĐ, vận hành với nhiên liệu hỗn
hợp hoặc không phải nhiên liệu chính.  thanh toán chi phí khởi động theo
thỏa thuận.
 Tổ máy tuabin khí tạm thời gián tiếp tham gia thị trường điện để đảm bảo an
ninh hệ thống điện. Giá và chi phí khởi động theo thỏa thuận.
 Nhà máy điện thủy điện đảm nhận chức năng điều tần cấp I theo chỉ định của
A0.  Cơ chế thanh toán theo thủy điện có hồ chứa dưới 2 ngày, không tính
Qdu. Nếu các thủy điện thuộc bậc thang thì cơ chế thanh toán như trên nhưng
có tính Qdu.
 Hồ chứa của nhà máy thủy điện vi phạm mức nước giới hạn tuần.
Chương 6
THIẾT KẾ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN
CẠNH TRANH VIỆT NAM
Tình hình xây dựng Thiết kế VWEM
41

 Thiết kế tổng thể Thị trường VWEM:


 Ngày 22/07/2014, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 6463/QĐ-
BCT về việc phê duyệt thiết kế tổng thể thị trường bán buôn điện cạnh tranh
 Thiết kế chi tiết Thị trường VWEM
 Thuộc phạm vi dự án hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng Thiết kế chi tiết Thị trường
bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam” do AFD tài trợ.
 Tư vấn thực hiện dự án là Liên danh giữa Công ty Intelligent Energy System
(Úc) và SW Advisory (Úc), triển khai từ tháng 10 năm 2014
 Ngày 19/12/2014, Bộ Công Thương đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Thị
trường bán buôn điện cạnh tranh
 Tháng 01/2015, tư vấn đã hoàn thành Dự thảo lần 1 Thiết kế chi tiết VWEM.
Dự thảo 1 báo cáo đã được gửi tới các thành viên Ban chỉ đạo, EVN, các
Tổng công ty phát điện, các tổng công ty điện lực để góp ý
 Căn cứ theo ý kiến góp ý, tư vấn đã sửa đổi và hoàn thành Dự thảo 2 Thiết
kế chi tiết vào tháng 2 năm 215.
Phạm vi Thiết kế chi tiết VWEM
42

CƠ SỞ HẠ TẦNG
ĐÀO TẠO, NÂNG SCADA/EMS, CNTT, đo đếm, hệ thống Các công tác khác liên
CAO NĂNG LỰC quan đến Thiết kế chi
quản lý vận hành thị trường (MMS)
tiết VWEM

CUNG CẤP DỊCH VỤ Các nhiệm


Vận hành hệ thống – thị trường điện, vụ trong
Truyền tải điện, Phân phối điện, Quản lý Thiết kế
Tái cơ cấu
số liệu đo đếm VWEM ngành
XÂY DỰNG SMO
Tư cách pháp nhân,
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VẬN HÀNH TTĐ - HTĐ
giám sát tài chính, Đăng ký tham gia, chào giá, lập lichjhuy
Các đơn vị giao dịch, đơn vị mua
nhân sự, đào tạo
buôn, đơn vị last-resort, nhà máy động tổ máy và dịch vụ phụ trợ, định giá Giám sát thị
điện, các thành viên khác, mức độ thị trường , thanh toán, đánh giá an trường
ninh hệ thống…
tập trung trên thị trường
CƠ CHẾ TỰ DO KÝ
KẾT HỢP ĐỒNG CƠ CHẾ HỢP ĐỒNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG Xây dựng
Phân bổ hợp đồng, vesting, % sản
Cung cấp số liệu, công bố Quy định vận
PHÂN BỔ HỢP ĐỒNG lượng hợp đồng, đấu thầu hợp
đồng thông tin thị trường hành VWEM
VESTING

GIÁ ĐIỆN VÀ CÁC LOẠI PHÍ


QUẢN LÝ QUỸ
BÙ CHÉO
Biểu giá bán lẻ, phí truyền tải, phí phân
phối điện, phí vận hành thị trường – hệ
thống điện…
Phạm vi cạnh tranh của VCGM
43

ĐV
ĐV
Chưa
Chưacó
cócạnh
cạnhtranh
tranh

PPA (CfD)

Theo biểu giá bán lẻ


Khách
Giá bán buôn nội bộ
TCT
TCT hàng sử
Thị
Thịtrường
trường EPTC
EPTC ĐL
ĐL
giao
giaongay
ngay
dụng
điện

Theo biểu giá bán lẻ

KH
KH
Có cạnh tranh LL

KH : Khách hàng sử dụng điện lớn


L
: Giao dịch qua thị trường giao ngay
: Hợp đồng MBĐ song phương (PPA)
Phạm vi cạnh tranh của VWEM
44

ĐV
ĐV
Chưa
Chưacó
cócạnh
cạnhtranh
tranh

Hợp đồng

Khách
Thị TCT hàng
Hợp đồng Thịtrường
trường TCT
giao
giaongay
ngay
ĐL
ĐL Theo biểu chưa
giá bán lẻ tham gia
TTĐ

KH
KH
LL KH : Khách hàng sử dụng điện lớn
L
: Giao dịch qua thị trường
giao ngay

Có cạnh tranh : Hợp đồng MBĐ song


Có cạnh tranh phương (PPA)
Cấu trúc thị trường VWEM
Cấu trúc thị trường VWEM
VWEM
Bên bán Bên mua
Khách hàng sử dụng
KH lớn đủ điện không tham gia
EVN điều kiện 05 Tổng công thị trường
PV Power ty điện lực
GENCO 1
Đơn vị mua (Chức năng
bán lẻ điện) NMĐ nhỏ (< 30
EVN EVN buôn mới
MW) (cho phép lựa
GENCO 2 GENCO 3
chọn tham gia thị
trường)
Các đơn vị cung cấp dịch vụ
TKV Power EVN/SMHPs 05 Tổng công
Đơn vị vận
ty điện lực
hành hệ thống (Chức năng
Các nhà điện và thị phân phối
EVN/EPTC
máy điện (chào giá cho trường điện điện)
NMĐ ≥ 30 các BOT)
MW Các đơn vị
Đơn vị truyền thu thập và
tải điện quản lý số
liệu đo đếm
Công ty Mua bán điện (EVN/EPTC)

 Công ty Mua bán điện (EPTC):


 Là đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN;
 Theo uỷ quyền của EVN thực hiện nhiệm vụ mua điện từ
các nhà máy điện không tham gia thị trường, bao gồm: các
nguồn điện nhập khẩu, các nhà máy điện BOT, các nhà
máy điện thuộc khu công nghiệp bán điện dư lên hệ thống
điện quốc gia, các nguồn điện sử dụng năng lượng mới…;
 Bán phần sản lượng điện năng mua từ các nguồn điện này
cho các Tổng công ty điện lực theo quy định của Bộ Công
Thương.
Mô hình thị trường

 Thị trường toàn phần, điều độ tập trung


 Trong giai đoạn đầu, áp dụng mô hình chào giá theo chi phí (Cost-
Based Pool) như hiện nay (mô hình lai - hybrid).
 Chu kỳ giao dịch: 30 phút
 Chu kỳ điều độ: trong giai đoạn đầu, chu kỳ điều độ là 30 phút.
Trong quá trình thực hiện xem xét rút ngắn chu kỳ điều độ xuống 5
phút khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng và nhân lực được đáp ứng
 Khi các điều kiện tiên quyết được đáp ứng, sẽ chuyển đổi dần sang
mô hình thị trường chào giá tự do (Price-Based Pool).
Chu kỳIntervals:
Trading giao dịch
1 2 N Đểtrading
For tính toán giásettlement
prices and thanh toán và& các khoản
of spot
bilateral
thanh toáncontract
trênrevenues
thị trường giao ngay

Chu kỳ Intervals:
Dispatch điều độ
1 2 3 4 .. Để lập lịch huy động
For security-constrained tổ máy
dispatch and phát
pricingđiện
of và
energy
dịch vụ& phụ
ancillary
trợ services

Điều độ hệreal-time
thống power
điện trong
systemthời gian thực
operations
(trong 01 chu(within a
kỳ điều độ)
dispatch interval)
Phương thức chào giá

 Trong giai đoạn áp dụng mô hình CBP như hiện nay:


 Các đơn vị phát điện tuân thủ theo quy định về giá trần bản chào.
 Giá trần bản chào các tổ máy nhiệt điện được tính toán căn cứ trên
các thông số về suất hao nhiệt, chi phí nhiên liệu chính, chi phí nhiên
liệu phụ và các kết quả phân loại tổ máy nền, lưng, đỉnh.
 Giá trần bản chào của các tổ máy thủy điện được xác định trên cơ sở
giá trị nước do SMO tính toán và công bố.
 Thực hiện từng bước nới rộng mức giá trần bản chào của các đơn vị
phát điện
 Trong giai đoạn áp dụng mô hình chào giá tự do (PBP):
 Các đơn vị phát điện được phép đưa ra mức giá chào phù hợp với
chiến lược chào giá của đơn vị, tùy theo khả năng phát điện và tình
hình cân bằng cung cầu của hệ thống điện trong từng chu kỳ giao
dịch.
Phương thức chào giá

 Chu kỳ chào giá: Các đơn vị lập bản chào giá cho 48 chu kỳ giao
dịch của ngày D và gửi cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện trong ngày D – 1. Các đơn vị phát điện được phép cập
nhật và gửi lại bản chào giá 6 giờ trước giờ vận hành và khi hệ
thống hạ tầng CNTT được hoàn thiện sẽ cho phép tiếp tục giảm
xuống ngắn hơn.
 Số lượng dải chào: Bản chào giá của các đơn vị phát điện có thể
bao gồm tối đa 10 cặp giá chào (đ/kWh) và công suất (MW) cho
từng tổ máy trong từng chu kỳ giao dịch.
 Cơ chế chào giá trên thị trường giao nay từ phía phụ tải có thể áp
dụng cho một số trường hợp đặc biệt:
 Thủy điện tích năng;

 Các phụ tải có khả năng điều chỉnh (interuptable load) có thể

tham gia chào giá để cung cấp dịch vụ dự phòng.


Định giá thị trường

 Định giá đồng nhất toàn thị trường (SMP)/theo nút (LMP)
 Trong giai đoạn đầu, duy trì cơ chế định giá đồng nhất toàn hệ
thống (SMP);
 Khi đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng và nhân lực chuyển
đổi sang cơ chế định giá theo 03 nút (đại diện cho 03 miền Bắc,
Trung, Nam), sau đó dần mở rộng số nút trong mô hình tính toán
giá thị trường.
 Định giá sau vận hành (ex-post)/trước vận hành (ex-ante)
 Trong giai đoạn đầu, khi chưa đáp ứng được các điều kiện và cơ sở
hạ tầng, áp dụng cơ chế định giá ex-post (tương tự như VCGM).
 Trong dài hạn, định hướng phát triển của Thị trường VWEM là áp
dụng cơ chế định giá ex-ante kết hợp với cơ chế lập lịch huy động
đồng tối ưu giữa điện năng và dịch vụ điều chỉnh tần số.
Dịch vụ phụ trợ

 Dịch vụ phụ trợ mua trên thị trường giao ngay thông
qua cơ chế đồng tối ưu:
 Dịch vụ điều chỉnh tần số: dịch vụ điều tần và dịch vụ dự
phòng quay để điều chỉnh tần số của hệ thống.
 Các dịch vụ phụ trợ phục vụ vận hành hệ thống
điện (SMO mua qua hợp đồng):
 Dịch vụ điều chỉnh điện áp
 Dự phòng khởi động nhanh
 Dịch vụ dự phòng nguội
 Dịch vụ dự phòng phải phát
 Dịch vụ khởi động đen
Cơ chế thanh toán
 Thanh toán thị trường giao ngay: SMO tính toán các khoản
thanh toán thị trường giao ngay và đảm nhận chức năng thanh
toán thị trường giao ngay
 Thanh toán hợp đồng: do các bên ký kết hợp đồng thực hiện
thanh toán

You might also like