You are on page 1of 11

TIỂU LUẬN MÔN : XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ

BIẾN ĐỔI WAVELET - ỨNG DỤNG CHO


XỬ LÝ TÍN HIỆU ÂM THANH

GVHD : TS.Nguyễn Thị Kim Trúc


Nhóm SV : Nguyễn Thành Đạt
Nguyễn Hoàng Tiến Trung
Nguyễn Hữu Tuấn
I.Giới thiệu chung :
1.Khái niệm :
- Xử lý tín hiệu âm thanh là một lĩnh vực của kỹ thuật điện, nó nghiên cứu cách phân
tích, sửa đổi và tổng hợp các tín hiệu âm thanh như giọng nói, nhạc, tiếng ồn .
2.Sơ đồ tổng quát của một hệ thống xử lý tín hiệu âm thanh :

- Tín hiệu âm thanh đầu vào : Là tín hiệu âm thanh thu được từ thiết bị đầu vào, có thể là tín hiệu
tương tự hoặc số.
- Bộ chuyển đổi tương tự-số : Là thiết bị dùng để chuyển đổi tín hiệu âm thanh tương tự thành
tín hiệu âm thanh số, để có thể xử lý bằng các thiết bị số hoặc máy tính.
- Bộ xử lý số : Là thiết bị hoặc phần mềm dùng để xử lý các tín hiệu âm thanh số theo các thuật
toán khác nhau, chẳng hạn như lọc, nén, biến đổi.
- Bộ chuyển đổi số-tương tự : Là thiết bị dùng để chuyển đổi tín hiệu âm thanh số thành tín hiệu
âm thanh tương tự, để có thể phát lại bằng các thiết bị tương tự.
- Tín hiệu âm thanh đầu ra : Là tín hiệu âm thanh sau khi đã được xử lý, có thể là tín hiệu tương
tự hoặc số.
3.Một số ứng dụng của xử lý tín hiệu âm thanh :
- Thu âm và phát lại âm thanh: Xử lý tín hiệu âm thanh giúp ghi lại, lưu trữ, truyền và tái tạo âm thanh
với chất lượng cao và hiệu quả.

- Chỉnh sửa và trộn âm thanh: Xử lý tín hiệu âm thanh cho phép cắt, ghép, thay đổi tốc độ, âm lượng,
tông màu, độ dài và thêm các hiệu ứng khác nhau vào âm thanh.

- Nhận dạng giọng nói và tổng hợp giọng nói: Xử lý tín hiệu âm thanh giúp chuyển đổi giọng nói
thành văn bản và ngược lại, cũng như tạo ra các giọng nói nhân tạo.

- Xử lý tín hiệu âm thanh trong y tế: Xử lý tín hiệu âm thanh giúp phát hiện, chẩn đoán và điều trị các
bệnh liên quan đến âm thanh, như điếc, ù tai, nói ngọng và nói lắp.

- Xử lý tín hiệu âm thanh trong khoa học và kỹ thuật: Xử lý tín hiệu âm thanh giúp phân tích và biểu
diễn các dữ liệu âm thanh từ các nguồn khác nhau, như sóng âm, sóng siêu âm, sóng hồng ngoại và
sóng điện từ
4.Sơ lược về phép biến đổi Wavelet

- Phép biến đổi wavelet là một phương pháp toán học dùng để phân tích các tín hiệu, đặc biệt
là các tín hiệu phi tuyến tính hoặc phi tĩnh.

- Phép biến đổi wavelet cho phép biểu diễn các tín hiệu theo cả thời gian và tần số, giúp phát
hiện các đặc trưng cục bộ của tín hiệu như các đỉnh, các đoạn nhảy, các đoạn đột biến, v.v…

- Phép biến đổi wavelet cũng có thể nén và khử nhiễu các tín hiệu hiệu quả.
II. Cơ sở toán học
1. Các phép biến đổi Wavelet

1.1. Phép biến đổi Wavelet liên tục (Continuous Wavelet


Transform-CWT)
•Biến đổi Wavelet liên tục của một hàm f (t ) được bắt đầu
từ một hàm Wavelet mẹ (mother Wavelet) ψ (t ) .

•Hàm Wavelet mẹ ψ (t ) có thể là bất kỳ một hàm số thực


hoặc phức liên tục nào thoả mãn các tính chất sau:

•Tích phân suy rộng trên toàn bộ trục t của hàm ψ (t ) là



bằng 0. Tức là :   t dt  0



•Tích phân năng lượng của hàm trên toàn bộ trục t là một
số hữu hạn. Tức là: 

 
2
 

t dt  

•Có nghĩa là hàm ψ (t ) phải là một hàm bình phương khả


tích – nghĩa là hàm thuộc không gian các hàm bình
phương khả tích
1. Các phép biến đổi Wavelet
1.1. Phép biến đổi Wavelet liên tục
(Continuous Wavelet Transform-CWT)

Sau khi hàm Wavelet ψ (t ) được lựa chọn, biến


đổi Wavelet liên tục của một hàm bình phương
khả tích f (t ) được tính theo công thức:

)dt

Khi a >1 thì hàm Wavelet sẽ được trải rộng


còn khi 0< a <1 thì hàm sẽ được co lại.
Chúng ta có thể xem biến đổi CWT như là một
ma trận hai chiều. Các hàng của ma trận tương
ứng với các giá trị của a và các cột tương ứng
với các giá trị của b
1.2. Biến đổi Wavelet rời rạc (Discrete Wavelet Transform – DWT)

Việc tính toán biến đổi DWT thực chất là sự rời rạc hoá biến đổi Wavelet liên tục (CWT);
việc rời rạc hoá được thực hiện với sự lựa chọn các hệ số a và b như sau:

a  2m ; b  2m n; m, n  Z

Việc tính toán hệ số của biến đổi Wavelet có thể dễ dàng thực hiện bằng các băng lọc số
nhiều nhịp đa kênh.
2. Phép biến đổi Fourier rời rạc

Phép biến đổi Fourier rời rạc (DFT) biểu diễn tín hiệu như tổ
hợp của các hài là hàm sin phức. Biến đổi Fourier liên tuc của
một tín hiệu x(t) được định nghĩa như sau :

Và biến đổi ngược được định nghĩa như sau :


2. Phép biến đổi Fourier rời rạc

Biến đổi Fourier chuyển một hàm tín hiệu từ miền thời gian sang miền tần số. Nhưng có
nhược điểm cơ bản là với 1 tín hiệu f(t) ta không biết được rằng tại thời điểm t thì tín
hiệu có các thành phần tần số nào. Từ đó , phép biến đổi Wavelet ra đời để khắc phục
được những nhược điểm của biến đổi Fourier trong phân tích dữ liệu

You might also like