You are on page 1of 19

Người thực hiện: Nguyễn Hồng Phong

1
z
- Nội dung 1: Nhận xét đánh giá thường xuyên.
- Nội dung 2: Nhận xét thường xuyên, Đánh giá định kì
kết hợp với đánh giá bằng điểm số.
- Nội dung 3: Sử dụng kết quả đánh giá.
Thực trạng đề ra giải pháp là
gì?
1/ Hiện nay việc nhận xét đánh giá thường
xuyên của một số trường chưa đảm bảo theo
thông tư 27, còn thiếu minh chứng nhận xét
(công tác chấm chữa bài, nhận xét vào vở của
học sinh và lời nhận xét giữa HKI và giữa HK2).
2/ Lời nhận xét chưa phù hợp với kết quả đánh giá
giữa kì và cuối kì kết hợp với đánh giá bằng điểm số.
3/ Việc sử dụng kết quả đánh giá ( công tác khen
thưởng) chưa đúng quy định theo thông tư 27
Các giải pháp?
CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HẠN CHẾ CỦA
THỰC TRẠNG:
* Một là: GV cần nghiên cứu kĩ tất cả các điều khoản trong
trông tư 27 về Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá
định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá
của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của
giáo viên là quan trọng nhất.
* Hai là: Ngay từ đầu năm GV rà soát phân loại đối tượng học
sinh để từ đó có phương pháp dạy học phù hợp, đồng thời mở
sổ theo dõi từng đối tượng học sinh để có giải pháp nhận xét,
đánh giá cho phù hợp ( tránh việc cào bằng giữa học sinh này
và học sinh khác).
* Ba là: Phải có sự công tâm, có tinh thần
trách nhiệm trong việc chấm, nhận xét và
đánh giá học sinh.

Bốn là: Ngay từ đầu năm chuyên môn cấp


họp và sinh hoạt triển khai lại tất cả các văn
bản liên quan đến công tác dạy và học đặc
biệt là TT27 tránh tình trạng để lâu quá hóa
quên.
* Năm là: TTCM thường xuyên sinh
hoạt chuyên sâu vào các nội dung trọng
tâm trong TT 27 đến toàn thể giáo viên
trong tổ, đồng thời tăng cường công tác
kiểm tra thường xuyên ít nhất 2
tuần/lần kết hợp với kiểm tra nội bộ
nhằm phát hiện ra sai sót và chấn chỉnh
kịp thời.
* Sáu là: BGH nhà trường, đặc biệt là
PHT phụ trách chuyên môn cấp phải
thường xuyên đi sâu vào các tổ chuyên
môn. Đặc biệt là tham gia các cuộc họp tổ
định kì để có sự chỉ đạo sâu sát tránh
trường hợp để các tổ tự bơi, chủ quan, chỉ
có làm biên bản nhưng không họp. Nếu có
trường hợp bất thường thì khẩn cấp mở
ngay cuộc họp chuyên môn cấp để giải
quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc của các giáo viên và tổ chuyên môn
* Bảy là: PHT, TTCM xây dựng kế
hoạch kiểm tra cụ thể hàng tuần, tháng
kết hợp với kế hoạch kiểm tra nội bộ
nhà trường. Đồng thời thường xuyên
theo dõi kiểm tra, dự giờ đột xuất các cá
nhân có biểu hiện chủ quan trong công
tác dạy học nhằm uốn nắn và nhắc nhỡ
kịp thời.
* Tám là: BGH thường xuyên kiểm tra
trên hệ thống VNEDU về công tác cập
nhật dữ liệu về nhận xét đánh giá
thường xuyên và định kì, tránh tình
trạng giáo viên làm theo quy trình
ngược ( Đánh giá rồi mới nhận xét).
* Chín là: BGH nhà trường phải họp
thống nhất nội dung khen thưởng,
tránh tình trạng mỗi giáo viên làm một
cách khác nhau.
* Mười là: GKI, CKI, GK2, CK2 GVCN
xuất danh sách báo cáo cho BGH. Cuối
năm GVCN phải in danh sách, đóng
thành tập và có chữ kí của GVCN và
BGH nhà trường kí duyệt vào Bảng tổng
hợp kết quả giáo dục của 4 kì từng lớp và
lưu vào hồ sơ.
IV.Đề xuất kiến nghị
1. Đối với giáo viên: Ngiêm túc thực hiện
và có trách nhiệm trong việc nhận xét,
đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì
và sử dụng kết quả đánh giá học sinh
đảm bảo theo TT 27 quy định. Tránh
tình trạng nhận xét theo kiểu coppy cho
tất cả học sinh trong một lớp
2. Đối với BGH, TTCM nhà trường: Nâng cao
công tác sinh hoạt chuyên môn và quán triệt kĩ
các điều khoản trong thông tư 27 đồng thời tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát từng cá nhân,
trên hệ thống VNEDU để có kế hoạch điều chỉnh
và xử lí kịp thời.
3. Đối với PGD: Tăng cường công tác kiểm
tra chuyên đề chuyên môn, sinh hoạt chuyên
môn, lồng ghép và quán triệt việc nhận xét
đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì và
sử dụng kết quả đánh giá theo TT27.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ LẮNG
NGHE.
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC
KHỎE, HẠNH PHÚC THÀNH CÔNG.
CHÚC HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ LẦN 2
THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

You might also like