You are on page 1of 37

CHƯƠNG 4: CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH

DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

Năm 1991, Vietnam Airlines thuê cty Falcomar (Ý) làm đại lý tại Ý. Công ty này thuê ông
Maurizio Liberati thực hiện một số công việc cho Falcomar với tư cách đại diện cho
Vietnam Airlines. Do có tranh chấp liên quan đến việc thanh toán phí đại lý, ông Liberati đã
kiện lên tòa án Ý yêu cầu Vietnam Airlines và Falcomar bồi thường cho mình. Ngày
7/3/2000, Tòa án Rome ra phán quyết số 8395 buộc Vietnam Airlines bồi thường cho ông
Liberati hơn 4,8 tỉ lia, đồng thời thanh toán 58,5 triệu lia chi phí luật sư.
Liệu bản án này có được công nhận và cho thi hành tại VN không?
CHƯƠNG 4: CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

Có thể có 3 khả năng


TAQG không chấp nhận bản án, quyết định dân sự của TANN, phán quyết của Trọng tài
nước ngoài và các bên phải đưa tranh chấp ra TAQG xét xử lại.
TAQG chấp nhận ngay bản án, quyết định dân sự của TANN, phán quyết của Trọng tài
nước ngoài mà không cần xem xét.
TAQG không từ chối, nhưng cũng không chấp nhận ngay. TAQG đưa ra quyết định sau
khi xem xét, cân nhắc một số yếu tố.
CHƯƠNG 4: CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
DÂN SỰ NƯỚC NGOÀI

1. Công nhận và cho thi hành quyết định, bản án của TANN
2. Công nhận và cho thi hành phán quyết của TTNN
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.1. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành


Điều 423 BLTTDS 2015 (đ. 343, BLTTDS 2004):
 Công nhận theo ĐƯQT: “Bản án, QĐ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của
Tòa án nước ngoài được quy định tại ĐƯQT mà nước đó và VN là thành viên” (1-a).
Lưu ý:
- Chưa có ĐƯQT đa phương
- ĐƯQT song phương còn rất ít
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.1. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành


Điều 423 BLTTDS 2015 (đ. 343, BLTTDS 2004):
 Công nhận theo nguyên tắc có đi có lại: Bản án, QĐ về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động; QĐ về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành
chính của TANN mà nước đó và VN chưa cùng là thành viên của ĐƯQT có quy định về
công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TANN trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
(1-b)
Lưu ý: Trong thực tế, mới chỉ có 2 bản án của TA Hàn Quốc và Singapore được công nhận
và cho thi hành tại VN trên nguyên tắc có đi có lại.
---------------------
TAND cấp cao tại TPHCM, Quyết định số 25/2019/QĐPT-KDTM ngày 27/5/2019 yêu cầu công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam bản án của Tòa án nước ngoài.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.1. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành


Điều 431 BLTTDS 2015 (đ. 343, BLTTDS 2004):
 Công nhận đương nhiên:
- Theo ĐƯQT: Bản án, QĐDS của TANN, QĐ của cơ quan khác có thẩm quyền của NN
KHÔNG có yêu cầu thi hành tại VN và KHÔNG có đơn yêu cầu KHÔNG công nhận tại
VN được quy định tại ĐƯQT mà VN là thành viên.
- Bản án, QĐ về hôn nhân và gia đình của TANN, QĐ về hôn nhân và gia đình của cơ quan
khác có thẩm quyền của NN mà nước đó và VN CHƯA cùng là thành viên của ĐƯQT
KHÔNG có yêu cầu thi hành tại VN và KHÔNG có đơn yêu cầu KHÔNG công nhận tại
Việt Nam.

2 quy định này khác gì nhau?


III. Công nhận và cho thi hành…
Ví dụ công nhận đương nhiên theo ĐƯQT
Điều 41-2 HĐTTTP giữa VN và Ucraina quy định: “Các bên ký kết cũng công nhận trên
lãnh thổ nước mình, mà không cần qua thủ tục tố tụng đặc biệt nào, những quyết định của
cơ quan tư pháp về các vấn đề dân sự mà theo tính chất không cần phải thi hành”.
Trong trường hợp này, bản án, QĐDS của TA Ucraina có nội dung chỉ cần được công nhận
(mà không cần thi hành) tại VN thì sẽ đương nhiên được công nhận tại VN mà không cần
phải thông qua thủ tục công nhận tại TA theo BLTTDS.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.1. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành


Điều 423 BLTTDS 2015 (đ. 343, BLTTDS 2004):
Lưu ý: Mở rộng đối tượng được công nhận và cho thi hành:
- QĐ về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của TANN
- Bản án, Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền
của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại VN như bản án, quyết
định dân sự của TANN quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.2. Quyền yêu cầu không công nhận


Điều 425 BLTTDS 2015:
2. Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu
TAVN không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN.
3. Đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền yêu cầu TAVN không công nhận bản án, QĐDS của
TANN không có yêu cầu thi hành tại VN.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.3. Thời hiệu yêu cầu (mới)


Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành: 3 năm (có thể gia hạn khi có
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan), kể từ ngày bản án, QĐDS của TANN có
hiệu lực pháp luật (Điều 432 BLTTDS 2015)
Thời hiệu yêu cầu KHÔNG công nhận bản án, QĐDS của TANN tại VN: 3
năm (có thể gia hạn khi có bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan), kể từ ngày bản
án, QĐDS của TANN có hiệu lực pháp luật (Điều 444 BLTTDS 2015).
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.3. Thời hiệu yêu cầu


Thời hiệu yêu cầu KHÔNG công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN
KHÔNG có yêu cầu thi hành tại VN:` 6 tháng (có thể gia hạn khi có bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan), kể từ ngày nhận được bản án, QĐDS đã có hiệu
lực pháp luật của TANN mà không có yêu cầu thi hành tại VN (Điều 447 BLTTDS
2015)

Lưu ý: thời điểm “…có hiệu lực pháp luật”. Một số nước tính từ thời điểm “phát
sinh quyền yêu cầu”.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.4. Trình tự, thủ tục


Nơi nộp đơn: Bộ Tư pháp, hoặc TA có thẩm quyền.
Nội dung đơn:
- Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, QĐDS của TANN tại VN: đ. 433.
- Đơn yêu cầu KHÔNG công nhận bản án, QĐDS của TANN tại VN: đ. 445
- Đơn yêu cầu KHÔNG công nhận bản án, QĐDS của TANN KHÔNG có yêu cầu
thi hành tại Việt Nam: Điều 448.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.4. Trình tự, thủ tục: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (đ. 437).
Nota: Trình tự, thủ tục yêu cầu KHÔNG công nhận giống với trình tự, thủ tục yêu
cầu công nhận và cho thi hành nên được gộp chung.
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu: 4 tháng (có thể + 2 tháng nếu có yêu cầu
giải thích), kể từ ngày thụ lý.
-Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
-Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
-Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.4. Trình tự, thủ tục: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (đ. 437).
Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu (437-4):
- Người phải thi hành là cá nhân chết hoặc người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và
nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
- Người phải thi hành là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được
người đại diện theo pháp luật;
- Chấm dứt đại diện hợp pháp của người phải thi hành mà chưa có người thay thế;
- Việc thi hành bản án, quyết định đã bị tạm đình chỉ tại nước có Tòa án đã ra bản án, quyết
định;
- Bản án, quyết định đang được xem xét lại hoặc đang chờ xem xét lại theo thủ tục tố tụng tại
nước nơi Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.4. Trình tự, thủ tục: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (đ. 437).
Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu (437-5):
- Người được thi hành rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành bản
án, quyết định của Tòa án nước ngoài;
- Người phải thi hành là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa
kế;
- Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thuộc Tòa án khác và hồ sơ đã được chuyển cho Tòa án đó
giải quyết;
- Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ
quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật VN;
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.4. Trình tự, thủ tục: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (đ. 437).
Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu (437-5):
- Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
- Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành;
- Tòa án không xác định được địa chỉ của người phải thi hành và địa điểm nơi có tài sản
liên quan đến việc thi hành;
- Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành tại VN
trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành không có trụ sở chính tại VN, cá nhân phải
thi hành không cư trú, làm việc tại VN.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.4. Trình tự, thủ tục: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu.
Câu hỏi thảo luận:
- Liệu có không trường hợp “đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó”?
- Liệu có nên coi “Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với người phải thi
hành” là căn cứ để đình chỉ?
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.5. Căn cứ không công nhận: 8 căn cứ (đ. 439), chú ý:


- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa
của TANN do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của TANN không được tống đạt
cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có TANN đó để họ
thực hiện quyền tự bảo vệ.
- TANN đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết VVDS đó theo quy định
tại Điều 440 của BLTTDS 2015.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.5. Căn cứ không công nhận: 8 căn cứ (đ. 439), chú ý:


- VVDS này đã có bản án, QĐDS đã có hiệu lực pháp luật của TAVN hoặc trước khi cơ
quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ việc, TAVN đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc
hoặc đã có bản án, QĐDS Tòa án nước thứ ba đã được TAVN công nhận và cho thi hành.
- Việc công nhận và cho thi hành bản án, QĐDS của TANN tại VN trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật VN.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.6. Kháng cáo, kháng nghị: đ. 442 và tiếp theo


Thời hiệu:
- 7 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu
- 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận
bản án, quyết định của TANN
Thẩm quyền:
TAND cấp cao xét quyết định của TAND cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị
kháng cáo, kháng nghị.
1. Công nhận và cho thi hành bản án của TANN

1.7. Hậu quả pháp lý của công nhận hoặc không công nhận (đ. 427-1 và 3)
Nếu được công nhận: Có hiệu lực pháp luật như bản án, QĐDS của TAVN đã có hiệu
lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
 Nếu không được công nhận: Không có hiệu lực pháp luật tại VN, trừ trường hợp đương
nhiên được công nhận.
Chỉ được thi hành tại VN sau khi được công nhận.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.1. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành (đ. 424)
 Công nhận và cho thi hành dựa trên ĐƯQT
 Công nhận và cho thi hành trên cơ sở có đi có lại
Lưu ý:
- Không có công nhận đương nhiên
- Phân biệt quyết định trọng tài và phán quyết trọng tài: phán quyết cuối cùng của Hội đồng
trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu
lực thi hành.
- Phân biệt trọng tài trong nước với TTNN (dẫn chiếu tới Luật TTTM 2010)
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.2. Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của TTNN
VN tham gia Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của TTNN
từ 1995.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.2. Công ước New York 1958…


Khi tham gia Công ước, VN tuyên bố:
 Chỉ áp dụng Công ước đối với việc công nhận và thi hành tại VN quyết định của TTNN
được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước.
 Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.
Mọi sự giải thích Công ước trước tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của VN phải
tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật VN.

http://www.newyorkconvention.org/countries
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.2. Công ước New York 1958…


Các trường hợp bị từ chối (điều 5)
 Không có năng lực ký thỏa thuận trọng tài (theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh, nếu
không thì theo luật của quốc gia nơi ra quyết định).
 Bên phải thi hành không được thông báo thích đáng về việc chỉ định trọng tài viên hay về
tố tụng trọng tài hoặc do một nguyên nhân gì khác không thể trình bày vụ việc của mình;
 Trọng tài xử vượt quá thẩm quyền.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

 Thành phần trọng tài xét xử hoặc thủ tục xét xử trọng tài không phù hợp với thỏa thuận
của các bên hoặc, nếu không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật của nước tiến hành
trọng tài;
 Quyết định chưa có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, hoặc bị hủy hay đình hoãn bởi cơ
quan có thẩm quyền của nước hoặc theo luật của nước nơi quyết định được lập.
 Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài theo luật pháp của
nước đó;
Việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của nước đó.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.2. Công ước New York 1958…


Trong giai đoạn từ 2008-2013, mới có 66 hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết
định của TTNN, và rất ít đơn yêu cầu được công nhận và cho thi hành. Cụ thể, trong hai
năm 2011-2012, chỉ có khoảng 25% số đơn yêu cầu được công nhận.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.3. Hiệp định tương trợ tư pháp


- Tính đến thời điểm hiện nay có 16 HĐTTTP đang có hiệu lực pháp luật, trong đó có 11
HĐ có quy định trực tiếp về công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài (Lào,
Mông Cổ, Bungari, Tiệp Khắc – Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa) hoặc dẫn chiếu đến áp dụng
các quy định của Công ước New York 1958 (Nga, Ucraina, Pháp, Trung Quốc, Campuchia,
Cadaxtan, Algérie, Đài Loan).
- Về trình tự, thủ tục thi hành được quy định chung giống với việc công nhận và cho thi
hành bản án, QĐDS của TANN.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.4. Trình tự, thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết TTNN
 Thời hiệu (đ. 451): 3 năm (có thể gia hạn khi có bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan), kể từ ngày phán quyết của TTNN có hiệu lực pháp luật,
 Nơi nộp đơn: Bộ Tư pháp hoặc Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam.
 Nội dung đơn: đ. 452
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.4. Trình tự, thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết TTNN
 Chuẩn bị xét đơn (đ. 457): trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày thụ lý:
- Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
- Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
- Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.4. Trình tự, thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết TTNN
 Căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ (đ. 457-2-3): tương tự như đối với yêu cầu công nhận
và cho thi hành bản án, QĐDS của TANN.
Lưu ý tiêu chí: “Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của
người phải thi hành theo yêu cầu của người được thi hành phán quyết trọng tài”.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.4. Trình tự, thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết TTNN
Câu hỏi thảo luận:
- Có nên tách bạch hai vấn đề công nhận và cho thi hành?
- Hậu quả của việc đình chỉ xét đơn là gì?
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành là “việc dân sự” hay “vụ án dân sự”?
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.5. Căn cứ không công nhận và cho thi hành phán quyết TTNN (đ. 459): 9 căn cứ,
trong đó lưu ý:
 Năng lực: Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó
theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên.
Khác gì so với Công ước New York 1958?
 Thỏa thuận TT vô hiệu: Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật
của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi phán quyết đã
được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.5. Căn cứ không công nhận và cho thi hành phán quyết TTNN (đ. 459): 9 căn cứ,
trong đó lưu ý:
 Thông báo: Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và
hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài
nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố
tụng của mình.
 Theo pháp luật VN, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài.
 Việc công nhận và cho thi hành tại VN phán quyết của TTNN trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật VN.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.5. Căn cứ không công nhận và cho thi hành phán quyết TTNN (đ. 459)

Câu hỏi thảo luận:


So sánh điều 459 BLTTDS 2015 với điều 5 Công ước New York năm 1958 về công nhận
và cho thi hành phán quyết của TTNN.
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.6. Kháng cáo, kháng nghị (đ. 461 và tiếp theo)


 Thời hiệu: 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 457 hoặc khoản 5 Điều 458
 Thẩm quyền xét: TAND cấp cao xét lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị
kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn
2. Công nhận, thi hành phán quyết của TTNN

2.7. Hậu quả pháp lý của công nhận hoặc không công nhận và cho thi hành phán quyết
TTNN (đ. 427-2-3)
 Nếu được công nhận: Có hiệu lực pháp luật như quyết định của TAVN đã có hiệu lực
pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
 Chỉ được thi hành tại VN sau khi được công nhận.

You might also like