You are on page 1of 7

CÁC KHẲNG ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI?

TẠI
SAO (NÊU RÕ CƠ SỞ PHÁP LÝ)
1. Quyền tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc về chủ doanh nghiệp.
2. Cơ sở pháp lý để chủ nợ làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản doanh
nghiệp là tổng tài sản của doanh nghiệp ít hơn tổng các khoản nợ.
3. Sự phân loại phá sản thành phá sản trung thực và phá sản gian trá xuất phát
từ cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý.
4. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp: Chủ
doanh nghiệp hoặc đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản.
5. Chủ thể nào có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:
Các chủ nợ không có bảo đảm và người lao động.
6. Ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là ngày chủ thể có quyền hoặc
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
7. Thời hạn Tòa án phải xem xét và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục
phá sản doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
8. Thành phần của Tổ quản lý, thanh lý tài sản: Chấp hành viên cơ quan thi
hành án, cán bộ Tòa án, đại diện chủ nợ.
9. Thời hạn gửi giấy đòi nợ của các chủ nợ đến Tòa án là 60 ngày kể từ ngày
cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản.
10. Mục đích cơ bản và quan trọng nhất của thủ tục phá sản: Bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ nợ
11. Điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ: Có sự tham gia của hơn ½ số chủ
nợ có bảo đảm một phần đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số chủ nợ có bảo đảm
một phần và người có nghĩa vụ tham gia.
12. Điều kiện để áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là việc Thẩm
phán đồng ý cho doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh.
13. Thời hạn thực hiện phương án phục hồi kinh doanh là 3 năm kể từ ngày
doanh nghiệp xây dựng được phương án phục hồi.
14. Mục đích cơ bản và quan trọng nhất của thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh là tạo cơ hội và điều kiện để tái tổ chức lại hoạt động kinh doanh.
15. Tuyên bố phá sản doanh nghiệp là thủ tục hành chính.
16. Đối tượng áp dụng của Luật phá sản năm 2004 là: Công ty, hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã
17. Cấm doanh nghiệp cất giấu tài sản là một biện pháp để bảo tồn tài sản
của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:
18. Khi nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp,
người nộp đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí phá sản.
19. Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người thứ ba mà giá trị tài sản ít hơn
khoản nợ đó.
20. Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã phải là đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
21. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối
với doanh nghiệp.
22. Việc tiến hành thủ tục phá sản tại TAND cấp tỉnh phải do ba thẩm phán
phụ trách
23. Trong mọi trường hợp tổ quản lý thanh lý tài sản phải có đại diện công
đoàn của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
24. Thẩm quyền đề nghị thẩm phán áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
thuộc về chủ nợ.
25. Chủ nợ có bảo đảm có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã
26. Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp tư nhân bị tuyên bố phá
sản, chủ doanh nghiệp tư nhân không có quyền làm thành viên hợp danh của
một công ty hợp danh mới.
27. Người lao động trong doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
28. Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã
phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày
nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
29. Trong mọi trường hợp khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người nộp
đơn yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản.
30. Bán hàng hóa sắp bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng là một
biện pháp khẩn cấp tạm thời.
31. Hội nghị chủ nợ phải được thẩm phán triệu tập trong thời hạn 30 ngày kể
từ ngày thụ lý vụ án
32. Người bảo lãnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã có thể có quyền tham gia hội
nghị chủ nợ.
33. Trong trường hợp có sự tranh chấp về thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản
giữa tòa án nhân dân các thành phố thuộc trung ương thì do Chánh án tòa án
nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
34. Kể từ ngày nhận được quyết định quyết định mở thủ tục phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã không được thanh toán các khoản nợ không có bảo đảm.
35. Trong trường hợp thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ
tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn
36. Trường hợp thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì thứ
tự ưu tiên thanh toán trước tiên là các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc,
BHXH... nhằm đảm bảo quyền lợi trước tiên cho người lao động.
37. Nghị quyết của hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá ½ số chủ nợ
không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên
thông qua.

You might also like