You are on page 1of 34

01

IỆN LU Ậ N Đ Ề
B
TÀI
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI

1
Tính cấp thiết Tình hình 2

nghiên cứu

3 Mục đích và Cơ sở lý luận và 4


nhiệm vụ phương pháp nghiên
cứu
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết

Từ trước đến nay gạch nung được sản xuất từ đất sét vẫn là vật liệu
01 quen thuộc trong hầu hết các công trình xây dựng

Là kết cấu chính trong công trình dân dụng, móng, kết câu bao che,
02 sàn
Việc sản xuất gạch nung từ đất sét gây ô nhiễm môi
03 trường,giảm một lượng lớn diện tích đất nông
nghiệp,tăng hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng lên
toàn cầu
04 Từ đó cần phải tạo ra 1 vật liệu mới thay thế đáp ứng đủ yêu cầu của
môi trường cũng như tiêu chuẩn xây dựng thì bê tông bọt chính là 1
lựa chọn phù hợp và nó đang dần thay thế gạch nung truyền thống.
Tham khảo Luận văn “nghiên cứu sản xuất, xác định tính chất của bê tông bọt và bê
tông khí chưng áp” của TS. Nguyễn Văn Dũng
Công tác đào đất cho sản xuất Quá trình nung gạch gây ô
gạch nhiễm môi trường
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Tình hình nghiên cứu của đề tài
01
Khối lượng thể tích nhỏ,
giúp giảm trọng lượng
Bê tông bọt là một loại công trình, giảm chi phí
vật liệu xây dựng nhẹ, làm móng 03
được tạo ra bằng cách Khả năng cách âm,
trộn xi măng, nước, cách nhiệt tốt
chất tạo bọt và các
phụ gia khác. Bê tông 02
bọt có nhiều ưu điểm
Thi công nhanh, đơn
như:
giản
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Tình hình nghiên cứu của đề tài
01 03
Tăng cường độ chịu nén Cải thiện khả năng
Trên thế giới nhiều chống thấm
nghiên cứu đã được
thực hiện để cải thiện
các tính chất của bê
tông bọt, bao gồm:
02 04
Giảm độ hút nước Tăng cường độ bền
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Tình hình nghiên cứu của đề tài
01 03
Nghiên cứu chế tạo bê tông Nghiên cứu sử dụng các
Tại Việt Nam,nhiều phụ gia khoáng hoạt tính
bọt sử dụng cốt liệu nhẹ
nghiên cứu đã được nhân tạo như keramzit, để cải thiện cường độ chịu
thực hiện,một số kết quả polystyrene,... nén và khả năng chống
nghiên cứu tiêu biểu về thấm của bê tông bọt
bê tông bọt tại Việt Nam
như sau:
02
Nghiên cứu thiết kế thiết bị
trộn và bơm bê tông bọt
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích

Giảm nhẹ trọng Chống Thấm và Tích Hợp Công


Tính năng cách Chống ăn Mòn Nghệ Xanh
lượng
âm và nhiệt
Phát triển các
Do cấu trúc xốp được tạo Phát triển các phương pháp chống Nghiên cứu cách
ra từ hỗn hợp xi măng, phương pháp để thấm và chống ăn tích hợp bê tông
cát, nước và chất tạo bọt cải thiện tính năng mòn để cải thiện độ bọt vào các công
nên giảm nhẹ chi phí bền và tuổi thọ của nghệ xanh và thiết
cách âm và cách
công trường bê tông bọt.
nhiệt của bê tông kế bền vững.
bọt
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ

Nghiên cứu thành Nghiên cứu khả Nghiên cứu tác


Nghiên cứu quy năng ứng dụng động môi trường
phần nguyên liệu trình sản xuất
Bê tông bọt có thể được Các yếu tố ảnh Bê tông bọt có thể Quá trình sản xuất
được ứng dụng không cần nung,
sản xuất từ nhiều loại hưởng đến chất
trong nhiều loại
khác nhau bao gồm xi lượng của bê tông bọt giảm khí CO2.
công trình xây
măng, cát, nước, chất tạo bao gồm tỷ lệ các dựng gồm nhà ở,
bọt và một số phụ gia thành phần nguyên nhà cao tầng,
khác liệu, thời gian trộn,... cầu,...
BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận Phương pháp nghiên cứu

 Bê tông bọt là một loại bê tông được tạo  Nghiên cứu lý thuyết: Các phương pháp tính
ra bằng cách pha tạo bọt vào hỗn hợp bê toán và mô phỏng cũng được sử dụng để
tông thông qua các chất tạo bọt hoặc thiết phân tích và dự đoán tính chất của bê tông
bị cơ khí tạo bọt. bọt.
 Bê tông bọt có khối lượng nhẹ hơn và  Nghiên cứu thực nghiệm: các phương pháp
tính cách nhiệt và cách âm tốt hơn so với thí nghiệm được sử dụng để đánh giá tính
bê tông thông thường, do đó thường được chất của bê tông bọt và các yếu tố tác động,
ứng dụng trong việc cách âm, cách nhiệt độ cách âm, độ cách nhiệt, và độ bền cơ
và xử lý đất mềm. học.Các thí nghiệm được thực hiện trong
 Tính cách nhiệt và cách âm của bê tông phòng thí nghiệm hoặc trên công trường.
bọt được ảnh hưởng bởi tỷ lệ và kích
thước của bọt khí trong bê tông.
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HOÁ
----------∞‫∞ﷻ‬----------

Báo cáo
PHẦN BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Đề Tài
TÌM HIỂU VỀ BÊ TÔNG
BỌT

GVHD:TS TRỊNH LÊ HUYÊN Nhóm thực hiện : Nhóm 5


 Lê Đình Phúc Lâm
 Nguyễn Thị Thanh Mai
 Nguyễn Duy Mạnh
NỘI DUNG VỀ BÊ TÔNG BỌT
Biện luận đề tài Quy trình
thực nghiệm

Tổng quan Kết quả và thảo


lý thuyết luận

Phương pháp
nghiên cứu Kết luận
02
an lý th u y ế t v ề
Tổng q u
v à b ê tô n g b ọ t
x i mă n g
Tổng quan lý thuyết
Lý thuyết về xi măng portland

01 Khái niệm xi măng Portland


 Xi măng Portland, còn gọi là Xi măng Portland thường (OPC), là loại vật liệu được
sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, nó là thành phần cơ bản của bê tông, vữa,
hồ. Có thành phần chủ yếu là clinker Portland chiếm tỉ lệ 95 ÷ 96% và thạch cao
chiếm tỉ lệ 4 ÷ 5%.
 Xi măng Portland thường được sử dụng rộng rãi trong xây dựng như là thành phần
chính của bê tông và vữa. Nó cung cấp khả năng kết tụ, cứng đặc và chịu lực tốt, làm
cho nó trở thành vật liệu lý tưởng cho các công trình xây dựng, từ cầu đường, tòa
nhà, đến các công trình dân dụng.
02 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CLINKER:

Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1450 độ C của đá vôi – đất sét và một số phụ gia
điều chỉnh hệ số như quặng sắt, boxit, cát….
– Thành phần hóa học chủ yếu của phối liệu gồm 04 oxit chính như: CaO (từ đá vôi), và
SiO2, Fe2O3, Al2O3 (từ đất sét) nếu thiếu sẽ được bổ sung bằng các phụ gia điều chỉnh
kể trên.
 CaO: Là thành phần chính trong clinker, có hàm lượng chiếm khoảng 63 ÷ 67%
 SiO2: Là thành phần thứ 2, nó tương tác vơi CaO tạo khoáng C2S và C3S, có hàm
lượng chiếm 21 ÷24%.
 Al2O3: Nó tương tác với CaO tạo khoáng C3A,.., có hàm lượng chiếm 4 ÷ 8%
 Fe2O3: Nó tương tác với CaO tạo khoáng C4AF, có hàm lượng chiếm 2 ÷4%
03 THÀNH PHẦN KHOÁNG CỦA CLINKER XI MĂNG:

 Tricalcium silicate (C3S): Tricalcium silicate là thành phần chính của clinker, chiếm
khoảng 50÷70% trọng lượng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đóng rắn và cứng
đặc của xi măng.
 Dicalcium silicate (C2S): Dicalcium silicate là thành phần thứ hai quan trọng trong
clinker, chiếm khoảng 15÷30% trọng lượng. Nó cũng đóng góp vào tính chất cứng
đặc của xi măng.
 Tricalcium aluminate (C3A): Tricalcium aluminate là thành phần tiếp theo trong clinker,
chiếm khoảng 5÷10% trọng lượng. Nó tạo ra độ nhanh cứng và cung cấp khả năng
chống lại thời tiết và các tác động hóa học.
 Tetracalcium aluminoferrite (C4AF): Tetracalcium aluminoferrite là thành phần cuối
cùng trong clinker, chiếm khoảng 5÷10% trọng lượng. Nó thường tạo ra một số khả
năng chống ăn mòn và một số tính chất cơ học khác của xi măng.

Ngoài các thành phần chính này, clinker cũng có thể chứa các phần tử như
magnesium oxide (MgO), sulfur trioxide (SO 3), và các nguyên tố vi lượng
khác như kali (K), natri (Na), và photpho (P).
QUÁ TRÌNH HÓA LÝ XẢY RA KHI XI MĂNG ĐÓNG RẮN VÀ SỰ
04 HÌNH THÀNH CẤU TRÚC ĐÁ XI MĂNG:

 Ở giai đoạn đầu, xảy ra quá trình tác dụng nhanh của khoáng alit với nước tạo ra hydrosilicat canxi &
hydroxit canxi:
2(3CaO.SiO2) + 6H2O → 3CaO.2SiO2.3H2O + 3Ca(OH)2
 Vì đã có hydroxit canxi tách ra từ khoáng alit nên khoáng belit thủy hóa chậm hơn alit và tách ra ít
Ca(OH)2 hơn:
2(2CaO.SiO2) + 4H2O → 3CaO.2SiO2.3H2O + Ca(OH)2
 Khoáng C3A (aluminat tricanxi) phản ứng với nước rất nhanh và mạnh, do đó nhanh chóng gây ra sự
phát triển về nhiệt. Quá trình phản ứng được làm chậm lại bằng cách bổ sung thạch cao. Khi có đủ thạch
cao:
3CaO. Al2O3­+ 3CaSO4­.2H2O + 26H2O → 3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O+3CaS
• Khi không có thạch cao: 3CaO. Al2O3 + 6H2O → 3CaO.Al2O3.6H2O
 C3A sẽ tiếp tục phản ứng với thạch cao cho đến khi tất cả các thạch cao được sử dụng hết, sau đó C 3A
sẽ bắt đầu phản ứng với Ettringite để tạo thành Monosulfate:
3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O + 2(3CaO.Al2O3) + 4H2O → 3CaO.Al2O3.CaSO4.12H20
 Thủy hóa khoáng C4AF:
4CaO.Al2O3.Fe2O3 + 2Ca(OH)2 + 10H2O → 3CaO.Al2O3.6H2O + 3CaO.Fe2O3.6H2O
QUÁ TRÌNH HÓA LÝ SẨY RA KHI XI MĂNG ĐÓNG RẮN VÀ SỰ
04 HÌNH THÀNH CẤU TRÚC ĐÁ XI MĂNG:

 Giai đoạn hoà tan : Khi nhào trộn xi măng với nước các thành phần khoáng của clinke sẽ tác
dụng với nước ngay trên bề mặt hạt xi măng. Những sản phẩm mới tan được [Ca(OH) 2;
3CaO.Al2O3.6H2O] sẽ tan ra. Nhưng vì độ tan của nó không lớn và lượng nước có hạn nên dung
dịch nhanh chóng trở nên quá bão hoà.
 Giai đoạn hoá keo : Trong dung dịch quá bão hoà, các sản phẩm Ca(OH) 2; 3CaO.Al2O3.6H2O
mới tạo thành sẽ không tan nữa mà tồn tại ở trạng thái keo. Còn các sản phẩm etringit, CSH vốn
không tan nên vẫn tồn tại ở thể keo phân tán. Nước vẫn tiếp tục mất đi (bay hơi, phản ứng với xi
măng), các sản phẩm mới tiếp tục tạo thành, tỷ lệ rắn/lỏng ngày một tăng, hỗn hợp mất dần tính
dẻo, các sản phẩm ở thể keo liên kết với nhau thành thể ngưng keo.
 Giai đoạn kết tinh : Nước ở thể ngưng keo vẫn tiếp tục mất đi , các sản phẩm mới ngày càng
nhiều. Chúng kết tinh lại thành tinh thể rồi chuyển sang thể liên tinh làm cho cả hệ thống hoá
cứng và cường độ tăng.
Tổng quan lý thuyết
Thành phần vữa
- Chất kết dính: Là những chất hoặc lớp chất có khả năng tự rắn chắc, đồng thời liên kết các hệ khác thành
khối vật chất. Là thành phần không thể thiếu để tạo ra vữa. Thường gặp là: xi măng pooclăng, pooclăng xỉ
hạt lò cao, vô thủy, thạch cao xây dựng,...
 Chất kết dính vô cơ: là những chất hóa học không chứa cacbon và thường tham gia vào quá trình đóng rắn
của xi măng. Ví dụ như: C-S-H (canxi silicat hydrat), CH (hydroxit canxi), Ettringite và Monosulfate,
Tricalcium aluminate (C3A), Tricalcium silicate (C3S) và Dicalcium silicate (C2S)
 Chất kết dính hữu cơ: Là những hợp chất hóa học chứa cacbon, hydro, và các nguyên tố khác, thường được
sử dụng để cải thiện đặc tính của xi măng và các vật liệu xây dựng khác. Ví dụ như: Superplasticizers,
Polymers, Styrene-butadiene latex ,Cellulose ethers, Epoxy resins
Thành phần vữa

 Cốt liệu: là thành phần chính tạo nên cấu trúc và đặc tính của vữa. Cốt liệu thường là các hạt
nhỏ được kết hợp với vữa để tạo ra hỗn hợp vữa có độ bền và đặc tính cơ học phù hợp cho các
ứng dụng xây dựng. Ví dụ : Cát, Đá sỏi và sỏi đậu, Đá vôi và đá granit, Vật liệu tái chế.
 Nước: Nước được dùng để trộn vữa phải là nước sạch không có tạp chất, váng dầu
mỡ. Trong quá trình trộn vữa nước phải được cung cấp liên tục.
 Phụ Gia: là các chất được thêm vào hỗn hợp vữa để cải thiện hoặc thay đổi các đặc tính của
vữa. Ví dụ: Phụ gia làm dẻo, Chất chống đông đặc, Chất chống đông kết nhanh, Phụ gia chống
nứt, Chất chống thấm, Phụ gia tăng cứng độ vữa.
Tính chất của vữa
1. Tính lưu động 2. Tính giữ nước
Tính lưu động hay còn gọi là tính dẻo, thể hiện Tính giữ nước là khả năng giữ nước của vừa từ khi
độ khô, dẻo hay nhão của vữa. Tính lưu động trộn đến khi sử dụng. Vữa để lâu thường xảy ra hiện
phụ thuộc vào nguyên liệu, tỷ lệ pha trộn và thời tượng phân bằng, tức là cát lắng xuống, còn tầng
gian pha trộn. nước ở bên trên, làm cho chất lượng vữa kém, khó
Tính lưu động ảnh hưởng nhiều đến năng suất, thi công.
chất lượng của công việc xây trát. Vì thế khi thi Những yếu tốt như chất lượng, nguyên liệu, loại vữa
công cần xác định tính lưu động của vữa để phù và phương pháp trộn ảnh hưởng đến tính giữ nước
hợp với tính chất công việc, thời tiết,... của vữa. Ví dụ: vữa xi măng giữ nước kém hơn vữa
tam hợp và vữa vôi, vữa cát đen giữ nước tốt hơn
vữa cát vàng,...
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng vữa ta phải chú ý
đến độ dẻo và độ đồng đều.
Tính chất của vữa
3. Tính bám dính
4. Tính chịu lực
- Khả năng liên kết của vữa với gạch, mặt trát,
- Tính chịu lực của vữa chính là khả năng chịu được
láng, ốp,... chính là tính bám dính của vữa xây
lực của vữa dưới nhiều tác động, được biểu thị bằng
dựng. Vữa bám dính kém sẽ làm giảm chất
độ chịu lực (đơn vị tính là daN/cm2 hoặc kN/cm2).
lượng sản phẩm cũng như mất nhiều thời gian thi
- Khi dùng vữa ta phải dùng đúng loại vữa có tính
công.
chịu lực phù hợp với từng công trình.
- Tính bám dính của vữa phụ thuộc vào chất
5. Tính co nở
lượng và số lượng của chất kết dính có trong
- Tính co nở chính là quá trình khô hoặc bị ẩm ướt.
thành phần vữa. Để vữa có độ bám dính tốt cần
Độ khô và đông cứng của vữa, hay còn gọi là co
phải cân, đo, đong đủ nguyên vật liệu đúng theo
ngót. Do vữa có độ co ngót lớn, nên thường xảy ra
tiêu chuẩn.
hiện tượng rạn nứt, bong phồng làm giảm chất lượng
Ngoài ra, khi thi công phải làm sạch bề mặt
vữa. Vì vậy trong quá trình thi công, để vữa co ngót
cần xây, trát, ốp, láng để tăng cường tính bám
từ từ, tránh tình trạng co ngót đột ngột làm ảnh
dính của vữa.
hưởng đến chất lượng.
- Vữa bị ẩm ướt sẽ dẫn đến hiện tượng nở thể tích,
nhưng không ảnh hưởng đến sản phẩm nếu độ nở
không đáng kể.
Các yêu cầu khi trộn vữa xi măng
1. Tỉ lệ hỗn hợp: Để đảm bảo độ mạnh và tính đồng đều của bê tông, cần tuân thủ
tỉ lệ chính xác giữa các thành phần, bao gồm xi măng, cát, sỏi, nước và các phụ
gia. Tỉ lệ này thường được xác định trước dựa trên yêu cầu kỹ thuật của dự án cụ
thể.
2. Chọn lựa thành phần: Các thành phần như xi măng, cát và sỏi cần phải được
chọn lựa cẩn thận để đảm bảo chất lượng và tính đồng nhất của vật liệu.
3. Chất lượng nước: Nước phải sạch và không chứa các tạp chất gây ảnh hưởng
đến quá trình cứng đặc của bê tông.
4. Thời gian trộn: Thời gian trộn cần đảm bảo đủ để hỗn hợp đạt được độ đồng đều
và cần thiết để phân tán hoàn toàn các thành phần.
5. Phương pháp trộn: Cần sử dụng phương pháp trộn phù hợp để đảm bảo sự phân
tán đồng đều của các thành phần trong hỗn hợp. Có thể sử dụng trộn bằng tay,
trộn bằng máy hoặc các loại trộn bê tông chuyên dụng.
6. Nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của các thành phần cần được kiểm
soát để đảm bảo quá trình cứng đặc diễn ra một cách đồng đều và hiệu quả.
7. Kiểm tra chất lượng: Trước khi sử dụng, cần kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê
tông để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cần thiết.
Tổng quan lý thuyết
Bê Tông Nhẹ
Bê tông nhẹ hay còn gọi là bê tông siêu nhẹ. Đây là loại bê tông đã được xử lý qua công nghệ sản xuất
như chưng trong áp suất cao, hoặc phối trộn với nguyên liệu đặc thù như: cốt sợi, hạt xốp EPS, bột nhôm
v.v. Hỗn hợp bê tông tạo ra sẽ có trọng lượng nhẹ hơn nhiều lần so với bê tông thông thường. Việc giảm
trọng lượng bê tông xuống 25% ÷ 35% và duy trì hoặc cải thiện các tính năng như: cách âm, cách nhiệt,
chống nóng, chống cháy.
Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng
Bê tông nhẹ cốt liệu rỗng là một dạng bê tông nhẹ có lỗ rỗng, thành phần của nó giống như bê tông
thường nhưng không sử dụng cốt liệu nhỏ là cát.
Loại bê tông này được chế tạo từ đá, xi măng, nước,… Cốt liệu đá sử dụng một loại cỡ hạt, kích thước
có thể lên đến 25 mm. Khi kích thước đá càng lớn thì bề mặt bê tông nhẹ càng gồ ghề, ngược lại đá có
kích thước nhỏ sẽ cho bề mặt bê tông mịn hơn.

Ưu điểm:
• Có khối lượng thể tích nhỏ, giá thành thấp do dùng lượng
xi măng ít hơn so với bê tông thường.
• Hệ số dẫn nhiệt thấp, độ co ngót thấp, không phân tầng và
không có sự dịch chuyển mao dẫn của nước.
• Do có nhiều lỗ rỗng nên loại bê tông nhẹ đặc biệt này dễ
dàng cho nước thoát qua một cách nhanh chóng, giảm thiểu
hiện tượng nước chảy tràn.
Bê tông nhẹ cốt liệu xỉ
Bê tông nhẹ cốt liệu xỉ là một loại bê tông nhẹ được sản xuất bằng cách thêm vào cốt liệu xỉ vào hỗn hợp bê
tông truyền thống. Cốt liệu xỉ là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất thép, và nó thường được sử dụng như một
vật liệu tái chế trong bê tông để giảm trọng lượng và tăng tính chất cách âm của bê tông.

1. Nguyên Liệu Cốt Liệu Xỉ:


 Cốt liệu xỉ thường bao gồm các loại chất phụ trợ từ lò cao khi sản xuất thép, chẳng hạn
như xỉ lạnh (blast furnace slag) và xỉ từ lò hòa tan (electric arc furnace slag). Những vật
liệu này được thêm vào hỗn hợp bê tông để thay thế một phần xi măng và sỏi.
2. Ưu Điểm:
 Giảm Trọng Lượng: Sử dụng cốt liệu xỉ giúp giảm trọng lượng của bê tông, làm tăng
khả năng di chuyển và giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng.
 Tính Chất Cách Âm: Bê tông nhẹ cốt liệu xỉ thường có tính chất cách âm tốt hơn so với
bê tông thông thường, giúp giảm tiếng ồn và cải thiện chất lượng âm thanh trong môi
trường xây dựng.
3. Ứng Dụng:
 Bê tông nhẹ cốt liệu xỉ thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu trọng lượng
nhẹ và tính chất cách âm, chẳng hạn như trong xây dựng nhà ở, vách chống âm, và
các công trình cầu.
Bê tông nhẹ cấu trúc xốp
Bê tông nhẹ cấu trúc xốp là một dạng bê tông nhẹ được tạo ra bằng cách thêm vào trong hỗn hợp bê tông một
lượng lớn bọt khí hoặc bong bóng xốp.
Các đặc điểm chính của bê tông nhẹ cấu trúc xốp bao gồm:
- Khối lượng nhẹ: Bằng cách thêm vào bọt khí hoặc bong bóng xốp, bê tông nhẹ cấu trúc xốp có khối
lượng nhẹ hơn so với bê tông thông thường. Điều này làm giảm trọng lượng tổng thể của vật liệu, làm
cho nó phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu trọng lượng nhẹ như trong xây dựng các tầng cao của tòa
nhà hoặc trong các ứng dụng cách nhiệt.
- Tính cách nhiệt: Cấu trúc xốp của bê tông nhẹ giúp cải thiện tính chất cách nhiệt của vật liệu, giúp giữ
nhiệt và làm mát cho các công trình xây dựng.
- Dễ dàng thi công: Vì nó có khối lượng nhẹ và dễ dàng cắt, khoan, hoặc xẻ bằng công cụ cơ khí thông
thường, nên bê tông nhẹ cấu trúc xốp có thể được thi công một cách dễ dàng và linh hoạt hơn so với
bê tông thông thường.
- Tính cơ học: Bê tông nhẹ cấu trúc xốp vẫn giữ được tính chất cơ học cần thiết của bê tông, bao gồm
độ bền, độ cứng và khả năng chịu tải.
Bê tông nhẹ cốt liệu sợi
Bê tông cốt sợi là loại bê tông được kết hợp với các vật liệu dạng sợi như sợi thép, sợi thủy tinh,
sợi cacbon,… để cải thiện đặc tính của bê tông. Mỗi loại bê tông cốt sợi đều có đặc điểm khác nhau
tùy vào vật liệu được thêm vào. Nhìn chung lại đều có các ưu điểm như: đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
về khả năng ổn định, chịu uốn chịu cắt, chống rạn nứt và khả năng chịu va đập cao. Nếu so với bê
tông cốt thép truyền thống thì loại bê tông này có tính dẻo và chi phí sản xuất thấp hơn, tăng tuổi
thọ của công trình. Nhờ vào thành phần đặc biệt của bê tông cốt sợi mà đây là loại bê tông có nhiều
tính chất ưu việt so với các loại bê tông thông thường. Chúng ta có thể kể đến như: khả năng chống
va đập, cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo, cường độ chịu uốn,…

Vật liệu bê tông Vật liệu bê tông


Vật liệu bê tông
cốt sợi thủy tinh cốt sợi carbon
sợi thép
Bê tông nhẹ POLYSTYRON
 Bê tông nhẹ Polystyron còn được gọi là bê tông nhẹ EPS (Expanded Polystyrene Concrete), là một loại bê
tông nhẹ được sản xuất bằng cách thêm vào trong hỗn hợp bê tông các viên hạt polystyrene mở rộng
(EPS). EPS là một loại vật liệu cách nhiệt và nhẹ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng.
 Hạt EPS (hay hạt Polystyrene phồng nở) là hạt tạo rỗng, dạng hình cầu, không thấm nước, không độc hại,
khối lượng thể tích hạt rất thấp chỉ đến khoảng 35kg/m3, được sản xuất dễ dàng với nhiều nhóm kích
thước hạt khác nhau nên khi đưa hạt EPS vào hỗn hợp bê tông dẻo dính có lượng nước nhào trộn thấp
thì việc tạo hình không gặp khó khăn, cho phép đưa hạt EPS vào với hàm lượng lớn.
 Ưu điểm:Trọng lượng nhẹ (giảm trọng lượng so với bê tông truyền thống). Tuỳ theo tỷ lệ cấp phối bê tông
nhẹ có trọng lượng từ 600 Kg/m3 đến 1500Kg/m3
• Cách âm, cách nhiệt tốt do cấu tạo hạt Polystyrene.
• Không bắt lửa
• Giảm truyền lực phát tán xung quanh.
• Không bị côn trùng phá hoại, không hư hại khi tiếp xúc với nước.
• Độ bền, tuổi thọ cao.
• Có thể trộn bê tông theo cấp phối tại công trường
• Có thể dùng máy cắt cầm tay cắt theo kích thước cần dùng
Người ta sử dụng loại bê tông này trong các kết cấu cách nhiệt và cách nhiệt - chịu lực. Khối lượng thể
tích của chúng trong khoảng 150 ÷ 1200kg/m 3, cường độ nén từ 0,2 ÷ 10MPa. Các sản phẩm đề xuất
ứng dụng gồm: tấm lát cách nhiệt hay chống nồm, khối lượng thể tích 500 ÷ 600kg/m 3, kích thước 300
x 400mm độ dày tối thiểu 80 ÷ 100mm; viên xây nhẹ khối lượng thể tích 600 ÷ 700kg/m 3, kích thước
phù hợp TCVN 1451:1998; panel tường lắp nhanh, khối lượng thể tích 700 ÷ 800kg/m 3; kết cấu đổ tại
chỗ chống nồm cho sàn, chống nóng cho mái phẳng không cốt thép, mái dốc có cốt thép.
Cấu tạo và tính chất của bê tông khí

Bê tông khí là sản phẩm từ hỗn hợp các nguyên liệu: cát, vôi, thạch cao, xi măng, tro bay, bột nhôm và phụ
gia. Các nguyên liệu sau khi được xử lý và đưa vào khuôn đúc sẽ trải qua quá trình chưng ở áp suất cao.
Sản phẩm tạo ra là vật liệu xây dựng dạng kết cấu bê tông với vô số bọt khí nhỏ liên kết cùng nhau. Các
bọt khí tạo thành một dạng vật liệu đồng nhất. Ở đó các tính năng của một loại vật liệu xây dựng tốt cần có
như:
 Khả năng chịu lực: chịu lực nén của sản phẩm gạch AAC cường độ B3, B4. Khả năng chịu lực uốn,
chống và đập của tấm panel bê tông khí chưng áp ALC theo TCVN.
 Trọng lượng nhẹ giúp giảm tải trọng cho công trình. Trọng lượng thể tích khô nhẹ gần bằng 1/3 so với
vật liệu thông thường.
 Các ưu điểm ưu việt: cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chống nóng. Đạt chỉ số EI240 trong yêu cầu về
PCCC.
 Đẩy nhanh tiến độ thi công tiết kiệm chi phí cho công trình. Trọng lượng nhẹ, kích thước lớn nên hiệu
quả về tiến độ thi công vượt trội.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính chất cảu bê tông khí
nhưng dưới đây là một số yếu tố chính:
 Tỉ lệ phần trăm khí: Ảnh hưởng đến khối lượng riêng và
tính chất cơ học của vật liệu. Sự điều chỉnh tỉ lệ khí có thể
ảnh hưởng đến độ nhẹ của bê tông
 Loại bong bóng khí: Sự lựa chọn của chất tạo bong bóng
khí có thể ảnh hưởng đến tính chất cơ học, tính cách
nhiệt và khả năng chống cháy của bê tông khí.
 Phương pháp sản xuất: Có thể ảnh hưởng đến độ đồng
đều của việc phân tán khí trong hỗn hợp. Sự kiểm soát
quá trình sản xuất là quan trọng để đảm bảo tính chất
nhất quán của vật liệu.
 Tỉ lệ hỗn hợp: Tỉ lệ các thành phần trong hỗn hợp bê tông
khí như xi măng, cát, nước và phụ gia cũng có thể ảnh
hưởng đến tính chất của vật liệu. Sự điều chỉnh tỉ lệ này
có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tính chất cách
nhiệt và độ bền của bê tông khí.
 Điều kiện môi trường: Điều kiện môi trường như nhiệt độ
và độ ẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình phản ứng và
cứng đặc của bê tông khí, ảnh hưởng đến tính chất của
nó.
Tài liệu tham khảo
https://gachbetongnhe.com.vn/be-tong-bi-bot-khi/

https://sanbetong.vn/be-tong-bot-va-ung-dung-trong-xa
y-dung/
https://www.academia.edu/4858792/XIMANG
https://ximang.vn
https://betongtuoi.net.vn/thuy-hoa-cua-be-tong-xi-
mang/
CẢM ƠN THẦY VÀ
CÁC BẠN ĐÃ LẮNG
NGHE

You might also like