You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO

MÔN CỜ VUA
BUỔI HỌC 7

VAN LANG
UNIVERSITY
GVGD: L ỤC TH Ị HÀ
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
Nội dung buổi học :
1. KHÁI NIỆM

2. CÁC NHÂN TỐ CHIẾN THUẬT

3. ĐÒN PHỐI HỢP

3.1. KHÁI NIỆM ĐÒN PHỐI HỢP

3.2. MỤC ĐÍCH ĐÒN PHỐI HỢP

3.3. THÀNH PHẦN ĐÒN PHỐI HỢP

3.4. MỘT SỐ ĐÒN PHỐI HỢP CƠ 2

BẢN
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
1. KHÁI NIỆM:

Trung cuộc (còn gọi là giai đoạn giữa của ván cờ)
là giai đoạn quan trọng nhất của ván cờ. Tại đây
diễn ra cuộc tranh đấu gay gắt nhất trên tất cả
các mặt tâm lý, kỹ – chiến thuật, chiến lược, …
các mưu kế và các thủ pháp quyết định để giành
ưu thế buộc đối phương phải chịu đầu hàng.
3
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
2. CÁC NHÂN TỐ CHIẾN THUẬT:
Các nhân tố chiến thuật được sử dụng trong giai
đoạn này cũng chính là các nhân tố chiến thu ật
trong cả ván đấu.
Các nhân tố chiến thuật:
- Tình thế bó buộc.
- Sự đe doạ.
- Thời gian. 4
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
2.1. Tình thế bó buộc:
a. Khái niệm: Là tình thế cờ, mà trong đó ở một
thời điểm nào đó của ván cờ, một đấu thủ sử dụng
một tổ hợp các nước đi có định hướng(kể cả thí
quân) để buộc đối phương phải trả lời bằng một
loạt các nước đi bắt buộc, dù những nước đi đó làm
xấu đi tình thế hiện tại của mình. 5
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
2.1. Tình thế bó buộc:
b. Ý nghĩa của tình thế bó buộc: Là phương tiện củng
cố và phát triển ưu thế chủ động đã có.
c. Các định hướng chiến thuật trong tình thế bó
buộc:
+ Chiếu hết Vua đối phương.
+ Đạt ưu thế hơn quân.
+ Đạt thế cờ đơn giản và thuận tiện cho mình.
+ Cứu nguy cho thế cờ với các dạng: Pat, chiếu vĩnh
viễn, lặp lại nước đi. 6
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
2.1. Tình thế bó buộc:

d. Phương tiện tạo tình thế bó buộc:

Đòn phối hợp, hoặc tổ hợp các nước đi “dồn ép”


nhằm gây căng thẳng cho đối phương.

Việc sử dụng tổ hợp các nước đi định hướng như vậy


gọi là: “Các đòn chiến thuật”.
7
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
2.1. Tình thế bó buộc:
e. Các dạng thức của đòn chiến thuật:
+ Thu hút.
+ Đánh lạc hướng (khỏi ô bảo vệ, khỏi cột bảo vệ, khỏi mục đích
đã định ra).
+ Tiêu diệt quân phòng thủ Vua (sử dụng khi tấn công vào Vua).
+ Giằng quân.
+ Che chắn.
+ Giải phóng ô.
+ Giải phóng đường.
+ Giải toả và phá huỷ (hy sinh tượng để phá huỷ, lôi kéo Vua,
chiếm ô).
+ Đòn đánh đôi (đánh trực diện, mở quân tạo đòn).
8
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
2.2. Sự đe doạ:

Tạo ra những mối đe doạ chiến thuật.

2.3. Thời gian trong chiến thuật:

Thời gian trực tiếp (thời gian thực hiện ván đấu),
và thời gian gián tiếp (tempo).

9
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
3. Đòn phối hợp:
3.1. Khái niệm:
Là một thế biến bó buộc có thí quân. Khái niệm này chỉ
thể hiện được bản chất, hiện tượng của nó song, chưa nêu
lên được các đặc tính quan trọng khác. Đòn phối hợp có hai
đặc tính đó là:
- Tính bất ngờ và đột ngột.
- Có giá trị thẩm mỹ cao.
* Thế biến là một loạt các nước đi liên tiếp gắn bó với
nhau một cách logic.
10
3. Đòn phối hợp:
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
3.2. Mục đích:
- Thế chiếu hết;
- Thế hoà cờ;
- Đạt được ưu thế (ưu thế về lực lượng hay ưu thế về thế
trận).
3.3. Thành phần:
Trước khi thực hiện (tạo dựng) một đòn phối hợp phải có
đầy đủ 4 thành phần sau:
+ Lý do xuất hiện đòn phối hợp.
+ Phương tiện để thực hiện đòn phối hợp.
+ Chủ đề của đòn phối hợp.
+ Thực hiện đòn phối hợp. 11
GIAI ĐOẠN TRUNG CUỘC
3. Đòn phối hợp:

3.4. Một số đòn phối hợp cơ bản:

3.4.1. Đòn bắt đôi (đòn kép):

- Khái niệm: Là đòn đánh của


một quân tấn công cùng một
lúc vào 2 quân của đối phương.

12
3.4.2. Đòn chiếu bí thắt cổ:

- Khái niệm: Là đòn phối hợp


buộc các quân của đối
phương khoá chặt Vua của
họ, sau đó dùng Mã chiếu
hết.

13
3.4.3. Đòn thu hút

Là đòn phối hợp thu hút


quân đối phương vào một
ô cờ bất lợi, sau đó tấn
công vào quân đó.

1.Xh8+ Mg8#
2.Xxg8+ Vxg8
3.Xh8+ Vxh8
4.Hh7#
3.4.4. Đòn phối hợp "đánh lạc hướng”

Là đòn phối hợp đánh lạc hướng


đối phương ra khỏi một vị trí
phòng thủ hay một điểm quan
trọng, sau đó mới tấn công vào
điểm hay vị trí quan trọng đó.
1.e4 c5 2.Mf3 Mc6 3.d4 cxd4
4.Mxd4 Mf6 5.Mc3 d6 6.Tc4 g6
Hai bên triển khai thế trận "Con
rồng" trong phòng thủ Sicilia
7.Mxc6 bxc6 8.e5 dxe5?
- Sai lầm của Đen giúp Trắng
triển khai đòn phối hợp "đánh
lạc hướng"
9.Txf7+ Vxf7 10.Hxd8
3.4.5. Tiêu diệt quân phòng thủ của vua (sử dụng khi tấn công vào vua)
Là thủ pháp chiến thuật phá vỡ mối
liên kết hành động của các quân, mục
đích của nó là loại bỏ sự phòng thủ
(thường là quân) của đối tượng của
địch (quân hay điểm quan trọng đối
với việc công phá)

Trắng thực hiện đổi quân đơn giản:


1.Txc6 Txc6
2.Hb8+
Trắng thực hiện đòn tấn công đôi và
ăn hơn quân Xe
3.4.6. Đòn chiến thuật ghim quân (giằng quân)
Cố định 1 quân cờ của đối
phương tại 1 vị trí khiến
chúng không thể di chuyển
được.

Mục tiêu: Quân có giá trị


cao, quân không được bảo
vệ hoặc Vua

1.Hg6 Hc6
2.Hxg7#
3.4.7. Che chắn
Được thực hiện có
tính tới việc thí quân
hay chốt với mục
tiêu ngăn chặn hành
động tuyến tính của
quân đối phương.
3.4.8. Giải phóng ô
Giải phóng ô là di chuyển
quân đang chiếm giữ ô
mình muốn giải phóng tới
một ô cờ có lợi và thực
hiện đưa quân mình tới ô
vừa giải phóng

1.Xxb6 cxb6
2.Mf6+ Vf8
3.Hd6+ Xe7
4.Hd8+ Xe8
5.Hxe8#
3.4.9. Giải phóng đường Giải phóng đường (ngang,
thẳng, chéo ) là di chuyển
quân đang cẳn đường mình
(đường tấn công hay đường
di chuyển quân có lợi) và di
chuyển quân mình muốn tới
một ô cờ có lợi (sẽ nhìn thấy
đường giải phóng đường)
3.4.10. Giải tỏa và phá
hủy
Hạn chế sự di chuyển của
một quân nào đó của đối
phương trong phần lớn
các trường hợp là - phong
tỏa quân Vua, sau đó
dùng quân mình chiếu
hết.
1.Txh7+ Vxh7
2.Hxh5+ Vg8
3.Txg7 Vxg7
4.Hg4+ Vh8
5.Xf3….
3.4.11. CỐI XOAY GIÓ

- Khái niệm: Là đòn phối


hợp được tạo dựng bởi các
nước chiếu và mở chiếu một
cách tuần tự.
THANK YOU
FOR PARTICIPATING

VAN LANG
UNIVERSITY DATE 2022

You might also like