You are on page 1of 2

Trần Tuấn Anh_THPT Đô Lương 1 SẮT VÀ HỢP CHẤT

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SẮT - AXIT NITRIC - MUỐI NITRAT

Bài 1: Tính số mol HNO3 tối thiểu để hòa tan 0,06 mol Fe kim loại (sản phẩm khử là NO duy nhất).
ĐS: 0,16 mol
Bài 2: Cho 0,56g Fe vào các dung dịch sau:
- 200ml dd AgNO3 0,1M
- 300ml dd AgNO3 0,1M
- 400ml dd AgNO3 0,1M
Tính số gam kim loại thu được trong mỗi trường hợp.

Bài 3: Tính thể tích khí thoát ra (đktc) khi cho 10,4g hỗn hợp Fe và C (Fe chiếm 53,58% khối lượng) phản
ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng,dư.
ĐS: 51,52 l
Bài 4: TN1: 38,4g Cu tan trong 2,4l dd HNO3 0,5M (loãng) thu được V1 lít khí thoát ra duy nhất (đktc).
TN2: cũng khối lượng Cu trên, cho tác dụng với 2,4l dd hỗn hợp gồm HNO3 0,5M và HCl 0,4M thu
được V2 lít khí.
Tính V1 và V2.

Bài 5: Cho 200ml dd FeCl2 0,1M vào 300ml dd AgNO3 0,2M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn, kết thúc phản ứng
thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Bài 6: Cho m(g) bột sắt vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl. khuấy đều cho
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 0,7m(g) hỗn hợp kim loại. Tính m?
ĐS: 23,733
Bài 7: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Cu và Fe có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 12g X cho vào dd HNO3 loãng, khuấy đều
cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 3,2 gam chất rắn. Tính tổng khối lượng các muối kim loại tạo
ra sau pư?
ĐS:
Bài 8: Hoà tan hỗn hợp gồm 16g Fe2O3 và 6,4 g Cu bằng 300ml dung dịch HCl 2M. Tính khối lượng chất
rắn thu được sau phản ứng (pư xảy ra hoàn toàn)
ĐS:
Bài 9a:Cho m gam Mg tác dụng hoàn toàn với lượng dư hơi nước ở nhiệt độ cao thì lượng chất rắn tăng lên
3,2gam. Nếu cho m gam Mg này vào 300ml dd FeCl3 1M thì khối lượng Fe thu được bằng

Bài 9b: Nhúng một thanh Mg vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra
cân lại thấy khối lượng tăng 0,8 gam.
1. Số gam Mg đa tan vào dung dịch là:
A. 1,4g B. 4,8g C. 8,4g D. 4,1g
2. Tính tổng CM của các chất trong dung dịch sau phản ứng:
A. 1,5M B. 1M C. 1,25M D. 2M
Bài 10: Hãy nêu hiện tượng và viết các ptpư để giải thích các thí nghiệm sau:
1. Cho dd NH3 vào dd FeCl3
2. Cho dd H2SO4 vào dd bão hoà NaNO3 và thêm một ít bột Cu
3. Cho dd H2SO4 loãng vào dd NaNO2
4. Khi cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch chứa Ba2+, Fe3+, Al3+, NO3- thì kết tủa thu được gồm những
chất nào?
5. Sục khí H2S vào dd FeCl3
6. Cho dd AlCl3 vào dd Na2S
7. Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch NaAlO2
8. Phèn nhôm vào dung dịch xôđa
9. Cho dd FeCl3 vào dd Na2CO3
10.Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
11. Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH
12. Cho một mẩu nhỏ Natri vào dung dịch CuSO4

1
Trần Tuấn Anh_THPT Đô Lương 1 SẮT VÀ HỢP CHẤT
13. Dẫn hỗn hợp khí C (N2, O2, NO2) vào dung dịch NaOH dư tạo thành dung dịch D và thừa lại hỗn hợp
khí không bị hấp thụ. Cho D vào dung dịch KMnO4 trong dung dịch H2SO4 loãng thì màu tím bị mất, thu
được dung dịch G. Cho Cu và thêm dung dịch H2SO4 loãng, đun nhẹ thấy tạo thành dung dịch màu xanh và
chất khí dễ bị hoá nâu ngoài không khí. Viết ptpư mô tả hiện tượng
14. Cho một miếng Al hoặc Zn vào dung dịch chứa NaOH và NaNO3 thấy thu được hỗn hợp khí NH3 và H2.
Viết các PTPƯ dưới dạng phân tử và ion.

Bài 11: Hỗn hợp dung dịch nào có thể hoà tan bột Cu?
A. FeSO4+H2SO4 B. Fe(NO3)2+KNO3 C. NaCl+HCl D. Cu(NO3)2+HCl
Bài 12: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu2S và a mol FeS2 vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được
dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Tính giá trị của a?
ĐS:
Bài 13: Cho 5,6 gam bột Fe vào dung dịch chứa 0,22 mol AgNO3, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối trong X?
ĐS:
Bài 14: Có phản ứng : X + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O.
Số chất X có thể thực hiện được phản ứng trên là :
A. 6 B. 7 C. 5 D. 4
Bài 15: Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít hỗn
hợp khí B gồm NO, N2O có tỉ khối so với H2 là 19. Mặt khác nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng
với khí CO dư thì sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,52 gam Fe. Thể tích khí B bằng :
A. 0,7586 B. 0,8046 C. 0,4368 D. 0,9561
Bài 16: Cho hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 có khối lượng 4,04 gam phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư
thu được 336 ml khí NO duy nhất (đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 0,06 mol B. 0,0975 mol C. 0,125 mol D. 0,18 mol
Bài 17: Đốt 5,6g bột Fe trong bình O2 thu được 7,36g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO và một phần Fe dư.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO có tỷ
khối so với H2 là 19.
Tính V ở đktc.

Bài 18: Nung m gam sắt trong không khí, sau một thời gian người ta thu được 104,8 gam hỗn hợp rắn A
gồm Fe,FeO,Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn A trong HNO3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lit hỗn
hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỷ khối so với He là 10,167. Giá trị m là:
A. 72g B. 69,54g C. 91,28 D.ĐA khác (78,4)
Bài 19: Để 5,6 gm Fe ngoài không khí một thời gian thì thu được m gam hổn hợp X gồm 4 chất rắn. Cho
hổn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì thấy có 1,12 lít SO2 (đktc) thoát ra. Khối lượng của hổn
hợp X là:
A. 6,2 gam. B. 7,2 gam. C. 6,4 gam. D. 8,8 gam.
Bài 20: Cho một luồng khí CO qua m gam Fe2O3 nung nóng, thu dược 14 gam hổn hợp X gồm 4 chất rắn.
Cho hổn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thu được 2,24l khí NO ( đkc ) duy nhất. Giá trị của
m là:
A. 14,6 gam B. 16,4 gam. C. 8,2 gam. D. 20,5 gam.
Bài 21: Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít hỗn
hợp khí B gồm NO, NO2 có tỉ khối so với H2 là 19. Mặt khác nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng
với khí CO dư thì sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,52 gam Fe. Thể tích khí B bằng :
A. 0,7586 B. 0,8046 C. 2,8 D. 0,9561

You might also like