You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ÐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC
- Môn học: GE4051 - Toán cao cấp.
- Số tín chỉ: 03.
- Tổng số giờ tín chỉ (LT/ThH/TH): 45/0/90
-Các môn học tiên quyết: không có.
1. Mục tiêu học tập
- Kiến thức: Nắm được những nội dung cơ bản về đại số tuyến tính và giải tích
để phục vụ cho việc nghiên cứu các môn học chuyên ngành. Cụ thể là phải hiểu được
những khái niệm ban đầu của toán cao cấp như nhóm, vành, trường, không gian vectơ,
ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, hàm số, giới hạn, đạo hàm, tích
phân…, những ví dụ cụ thể cho các khái niệm đó và ứng dụng của chúng.
- Kỹ năng: Tính toán, biến đổi trên số, biểu thức; nhận dạng và thể hiện một số
khái niệm mới; các phương pháp chứng minh… Cụ thể là phải biết tính toán trên các
trường số (phức), tính toán trên ma trận, tính giá trị của định thức và các cách để giải
một hệ phương trình tuyến tính, kiểm tra một không gian vectơ, tìm cơ sở, số chiều
của không gian vectơ, tính đạo hàm, vi phân, tích phân, tích phân suy rộng và các ứng
dụng …
- Thái độ:
 Nhận thức đúng vai trò của môn học và ra sức cố gắng để hoàn thành
môn học một cách tốt nhất.
 Cần cù, kiên nhẫn trong quá trình học và chủ động trong việc tiếp thu
chiếm lĩnh kiến thức.
 Tích cực xây dựng bài và sửa các bài tập.
 Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra giữa kì, thi kết thúc môn học.

2. Tổng quan về môn học


Chương 1 trình bày nội dung cơ bản về về tập hợp, ánh xạ, các cấu trúc đại số cơ
bản; xây dựng trường số phức
Chương 2 giới thiệu các khái niệm về không gian vectơ, không gian con, hệ vectơ
độc lập tuyến tính, phụ thuộc tuyến tính để từ đó hình thành khái niệm cơ sở và hạng
của hệ vectơ và cơ sở, số chiều của một không gian vectơ. Cuối chương 2 giới thiệu
một loại không gian được trang bị tích vô hướng được gọi là không gian vectơ
Euclide. Đây là một mô hình thường gặp trong các môn học chuyên ngành.

1
Chương 3 giới thiệu các kiến thức về ma trận cùng với các kĩ thuật làm việc trên
ma trận nhằm sử dụng tính ưu việt của các công cụ và ngôn ngữ này để giải nhiều bài
toán về hệ phương trình tuyến tính. Không gian các ma trận cấp m × n trên trường K
là một minh họa sống động về các không gian vectơ ở chương 2.
Chương 4, 5, 6 ôn tập các kiến thức của giải tích cổ điển gồm hàm số, giới hạn,
đạo hàm, tích phân bất định, tích phân xác định, từ đó hình thành khái niệm tích phân
suy rộng… và các ứng dụng của chúng vào chuyên ngành.
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

Số tiết
Nội dung

LT ThH TH

Chương 1. Sơ lược về tập hợp, ánh xạ, phép toán, nhóm, 9 18


vành và trường
1.1. Tập hợp và ánh xạ
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Các phép toán trên tập hợp
1.1.3. Ánh xạ
1.1.4. Ánh xạ tích và ánh xạ ngược
1.2. Phép toán hai ngôi
1.2.1. Định nghĩa
1.2.2. Ví dụ
1.2.3. Một số tính chất
1.3. Nhóm, vành và trường
1.3.1. Nhóm, nhóm con, đồng cấu nhóm
1.3.2. Vành, vành con, đồng cấu vành
1.3.3. Trường, trường con
1.4. Trường số phức
1.4.1. Xây dựng trường số phức
1.4.1. Dạng đại số của số phức
1.4.2. Dạng lượng giác của số phức.
1.4.3. Tính đóng đại số của trường số phức
Chương 2. Không gian vectơ 9 18
2.1. Định nghĩa không gian vectơ và ví dụ
2.1.1. Định nghĩa
2.1.2. Ví dụ
2.1.3. Một số tính chất
2.2. Không gian con

2
2.2.1. Định nghĩa
2.2.2. Bao tuyến tính, tập sinh
2.2.3. Tổng trực tiếp của các không gian con.
2.3. Hệ vectơ độc lập tuyến tính, hệ vectơ phụ thuộc tuyến
tính
2.3.1. Biểu thị tuyến tính
2.3.2. Hệ vectơ độc lập tuyến tính
2.3.3 Hệ vectơ phụ thuộc tuyến tính
3.3.4. Các tính chất
2.4. Cơ sở, số chiều của không gian vectơ
2.4.1. Cơ sở của không gian vectơ
2.4.2. Số chiều của không gian vectơ
2.5. Cơ sở, hạng của một hệ vectơ
2.5.1. Định lí về cơ sở và hạng của một hệ vectơ
2.5.2. Phép biến đổi sơ cấp
2.6. Không gian vectơ Euclide
2.6.1. Định nghĩa và các tính chất cơ bản
2.6.2 Phương pháp trực giao hóa Gram - Schmidt
Chương 3. Ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến 9 18
tính
3.1. Ma trận, các phép toán trên ma trận
3.1.1. Các định nghĩa
3.1.2. Các phép toán trên ma trận
3.2. Định thức
3.2.1. Định nghĩa
3.2.2. Các tính chất của định thức
3.2.3. Các phương pháp tính định thức
3.3. Ma trận nghịch đảo
3.3.1. Điều kiện khả nghịch
3.3.2. Các phương pháp tìm ma trận nghịch đảo
3.4. Hạng của ma trận
3.4.1. Định lí về hạng của ma trận
3.4.2. Áp dụng tính hạng của ma trận, hệ vectơ
3.5. Hệ phương trình tuyến tính

3
3.5.1. Hệ phương trình tuyến tính tổng quát
3.5.2. Vấn đề nghiệm của hệ phương trình tuyến tính
3.5.3. Qui tắc Cramer
3.5.4. Phương pháp Gauss
3.5.5. Phương pháp chung giải hệ phương trình tuyến tính
Chương 4. Hàm số, giới hạn và liên tục 6 12
4.1. Hàm số
4.1.1. Khái niệm hàm số
4.1.2. Một số tính chất của hàm số
4.1.3. Hàm số hợp và hàm số ngược
4.1.4. Các hàm số sơ cấp
4.2. Giới hạn của hàm số
4.2.1. Định nghĩa và các định lý cơ bản
4.2.2. Các dạng vô định
4.3. Hàm số liên tục
4.3.1. Định nghĩa và ví dụ
4.3.2. Các tính chất của hàm liên tục
Chương 5. Đạo hàm và vi phân của hàm số một biến số 6 12
5.1. Đạo hàm
5.1.1. Định nghĩa đạo hàm
5.1.2. Các quy tắc tính đạo hàm
5.2. Vi phân
5.2.1. Định nghĩa
5.2.2. Đạo hàm theo tham số
5.2.3. Ứng dụng vi phân để tính gần đúng
5.2.4. Đạo hàm và vi phân cấp cao
Chương 6. Tích phân 6 12
6.1. Nguyên hàm và tích phân bất định
6.1.1. Định nghĩa và các ví dụ
6.1.2. Các tính chất cơ bản
6.1.3. Phép đổi biến
6.1.4. Phương pháp tính tích phân từng phần
6.2. Tích phân xác định
6.2.1. Định nghĩa
6.2.2. Các tính chất của tích phân xác định
6.2.3. Cách tính tích phân xác định
6.2.4. Phép đổi biến trong tích phân xác định
6.2.5. Phương pháp lấy tích phân từng phần

4
6.2.6. Tính gần đúng tích phân xác định
6.2.7. Một số ứng dụng hình học của tích phân xác định
6.3 Tích phân suy rộng
6.3.1. Trường hợp cận lấy tích phân là vô hạn
6.3.2. Trường hợp hàm số lấy tích phân không bị chặn
6.3.3. Ứng dụng của tích phân suy rộng
Tổng cộng 45 90
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Chương 1. Sơ lược về tập hợp, ánh xạ, phép toán, nhóm, vành và trường
1.1. Tập hợp và ánh xạ
-Giảng viên nêu định nghĩa tập hợp và các phép toán trên tập hợp, định nghĩa ánh xạ,
ánh xạ tích.
-Sinh viên tự học các phép toán trên tập hợp khác và giải các bài tập
1.2. Quan hệ hai ngôi
-Giảng viên giới thiệu định nghĩa quan hệ hai ngôi và một số tính chất có liên quan.
-Sinh viên tự học các ví dụ về quan hệ hai ngôi và làm bài tập.
1.3. Nhóm, vành và trường
-Giảng viên nêu định nghĩa nhóm, đồng cấu nhóm, vành, vành con, đồng cấu vành,
trường, trường con và các tính chất của các đối tượng nêu trên.
-Sinh viên tự làm các bài tập có liên quan.
1.4. Trường số phức
-Giảng viên nêu định nghĩa số phức, xây dựng trường số phức. Dạng đại số, lượng
giác của số phức, tính đóng đại số của trường phức.
-Sinh viên làm các bài tập có liên quan.
Chương 2. Không gian vectơ
2.1. Định nghĩa không gian vectơ và ví dụ
-Giảng viên nêu khái niệm về không gian vectơ, nêu vài ví dụ, các tính chất của không
gian vectơ.
-Sinh viên tự tìm thêm ví dụ về không gian vectơ và giải bài tập.
2.2. Không gian con
-Giảng viên nêu định nghĩa không gian con, điều kiện cần và đủ để một tập là không
gian con. Nêu định nghĩa bao tuyến và tập sinh, tổng trực tiếp của không gian con.
-Sinh viên tự học các ví dụ về không gian con, ví dụ về hệ sinh và giải bài tập có liên
quan.
2.3. Hệ vectơ độc lập tuyến tính, hệ vectơ phụ thuộc tuyến tính
-Giảng viên nêu khái niệm về họ vectơ độc lập tuyến, phụ thuộc tuyến tính và các tính
chất.

5
-Sinh viên tự học các ví dụ về họ vectơ độc lập tuyến tính, họ các vectơ phụ thuộc
tuyến tính.
2.4. Cơ sở, số chiều của không gian vectơ
-Giảng viên nêu khái niệm : cơ sở của không gian vectơ, số chiều của không gian
vectơ
-Sinh viên tự học một số tính chất về cơ sở và số chiều của không gian vectơ và giải
bài tập có liên quan.
2.5. Cơ sở, hạng của một hệ vectơ
-Giảng viên nêu khái niệm hạn của cơ sở, tính hạng của cơ sở bằng cách biến đổi sơ
cấp.
-Sinh viên tự học các ví dụ và giải bài tập liên quan.
2.6. Không gian vectơ Euclid
-Giảng viên giới thiệu không gian vectơ Euclid và các tính chất cơ bản, phương pháp
trực giao hoá Gram – Schmidt.
-Sinh viên tự học các tính chất khác của không gian Euclid và làm bài tập.
Chương 3. Ma trận, định thức và hệ phương trình tuyến tính
3.1. Ma trận, các phép toán trên ma trận
-Giảng viên nêu khái niệm ma trận, các phép toán trên ma trận.
-Sinh viên tự xem các phần chứng minh một số định lý, giải bài tập có liên quan.
3.2. Định thức
-Giảng viên nêu khái niệm định thức, các tính chất của định thức, phương pháp tính
định thức
-Sinh viên tự đọc các ví dụ và giải bài tập.
3.3. Ma trận nghịch đảo
-Giảng viên nêu khái niệm ma trận nghịch đảo, điều kiện để có ma trận nghịch đảo.
-Sinh viên tự học các tính chất của ma trận nghịch đảo và giải bài tập.
3.4. Hạng của ma trận
-Giảng viên nêu khái niệm về hạng của ma trận, định lý về hạng của ma trận, tính
hạng của ma trận.
-Sinh viên tự đọc thêm ví dụ về tính hạng ma trận và làm bài tập.
3.5. Hệ phương trình tuyến tính
-Giảng viên giới thiệu hệ phương trình tuyến tính tổng quát, nghiệm của hệ, hệ
Cramer, giải hệ bằng phương pháp Gauss .
-Sinh viên xem thêm các ví dụ trong phần này và làm bài tập.
Chương 4. Hàm số, giới hạn và liên tục
4.1. Hàm số

6
-Giảng viên nêu khái niệm và các tính chất của hàm số. Khái niệm hàm số ngược và
các hàm số sơ cấp.
-Sinh viên tự giải bài tập có liên quan.
4.2. Giới hạn của hàm số
-Giảng viên nêu định nghĩa giới hạn hàm số và các định lý cơ bản của nó.
-Sinh vịên tự học các dạng vô định và giải bài tập.
4.3. Hàm số liên tục
-Giảng viên nêu định nghĩa hàm số liên tục và các tính chất của hàm số liên tục
-Sinh viên tự xem các ví dụ và giải bài tập có liên quan
Chương 5. Đạo hàm và vi phân của hàm số một biến số
5.1. Đạo hàm
-Giảng viên nêu định đạo hàm và các quy tắc tính đạo hàm.
-Sinh viên giải các bài tập có liên quan.
5.2. Vi phân
-Giảng viên nêu định nghĩa vi phân, đạo hàm theo tham số, ứng dụng vi phân để tính
số gần đúng.
-Sinh viên tự học đạo hàm và vi phân cấp cao.
Chương 6. Tích phân
6.1. Nguyên hàm và tích phân bất định
-Giảng viên nêu định nghĩa nguyên hàm và tích phân bất định, các tính chất cơ bản
của tích phân bất định, phương pháp tính tích phân bất định
-Sinh viên đọc thêm các ví dụ và giải bài tập có liên quan
6.2. Tích phân xác định
-Giảng viên nêu định nghĩa và tính chất của tích phân xác định, cách tính tích phân
xác định, tính gần đúng của tích phân xác định.
-Sinh viên tự học ứng dụng của tích phân xác định và giải các bài tập có liên quan.
6.3 Tích phân suy rộng
-Giảng viên nêu khái niệm tích phân suy rộng, trường hợp cận lấy tích phân là vô hạn,
trường hợp hàm số lấy tích phân không bị chặn.
-Sinh viên tự học ứng dụng của tích phân suy rộng và làm bài tập.
III. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Kiểm tra thường xuyên: Tham gia dự giờ trên lớp, làm bài tập, kiểm tra giữa kì
(hai lần, thời gian làm bài 45 phút), trọng số 0.3.
2. Thi kết thúc môn học: hình thức tự luận, thời gian 90 phút, trọng số 0.7.
IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Tài liệu bắt buộc
[1] Trần Trọng Huệ, Đại số và hình học giải tích, NXB Giáo dục, 2007, Tài liệu có
ở thư viện trường Đại học Đồng Tháp.

7
[2] Thái Xuân Tiên, Đặng Ngọc Dục, Toán cao cấp (phần I: Giải tích), NXB Giáo
Dục, 1998, Tài liệu có ở thư viện trường Đại học Đồng Tháp.
2. Tài liệu tham khảo
[3] Ngô Thu Lương, Nguyễn Minh Hằng, Bài tập toán cao cấp 2 (Đại số tuyến
tính), Tủ sách trường Đại học khoa học tự nhiên, 1999.
[4] Ngô Thu Lương, Nguyễn Minh Hằng, Bài tập toán cao cấp 1 (Giải tích một
biến), Tủ sách trường Đại học khoa học tự nhiên, 1999.
[5] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao
cấp, tập I, II, NXB Giáo dục, 2004, Tài liệu có ở thư viện trường Đại học Đồng Tháp.
[6] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Bài tập toán
học cao cấp tập I, II, NXB Giáo dục, 2004, Tài liệu có ở thư viện trường Đại học
Đồng Tháp.
V. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY
Giảng viên
- Họ và tên: Huỳnh Ngọc Cảm
- Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ
- Đơn vị công tác: Bộ môn Giải tích, Khoa Toán.
- Điện thoại: 0918 999 681
- Email: ngcamdt75@gmail.com
- Đơn vị công tác: Bộ môn giải tích, Khoa Toán.
- Điện thoại: 0918331988.

Duyệt của Hiệu trưởng Trưởng khoa Trưởng bộ môn

Nguyễn Dương Hoàng

You might also like