You are on page 1of 2

SẮT – HỢP CHẤT CỦA SẮT – GANG, THÉP

Bài 1: a. Từ sắt làm thế nào điều chế được sắt II hiđroxit, sắt III hidroxit? Viết PTHH?
b.Khi hoà tan 5,6g Sắt vào 16,6ml dd HCl 20%, khối lượng riêng 1,1g/ml thì thu được muố́i sắt
clorua nào? Khối lượng của muối là bao nhiêu?
Bài 2: Ngâm mô ̣t lá sắt nhỏ trong dd CuSO4. sau mô ̣t thời gian lấy lá sắt ra khỏi dd, rửa nhẹ và làm
khô, nhâ ̣n thấy khối lượng là sắt tăng thêm 1g.
a. tính số gam đồng bám trên lá sắt?
b. Tính số gam sắt bị hoà tan?
Bài 3: Viết PTHH xảy ra giữa những că ̣p chất sau:
a. Fe + H2SO4 loãng b. Fe2O3 + H2SO4.
c. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng d. Fe(OH)3 + H2SO4.
Bài 4: Ngâm 4,4g hh bô ̣t Fe và Fe2O3 trong dd CuSO2 dư. Phản ứng xong thấy có 3,2g Cu được giải
phóng khỏi dd. Xác định khối lượng mỗi chất có trong hh đầu?
Bài 5: Khử hoàn toàn 40g hh CuO và Fe2O3 ở nhiê ̣t đô ̣ cao, người ta phải dùng 15,68lít khí CO (đktc).
a. Xác định tp% các chất có trong hh?
b. Bằng pphh, hãy tách Cu ra khỏi hh thu được sau pư? Viết các PTHH đã dùng?
Bài 6: Viết PTHH thực hiê ̣n các biến hoá sau:
a. Fe2O3 -> Fe -> FeCl2 -> Fe(OH)2 ->FeSO4.
b. Al -> Fe -> FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3 -> Fe2(SO4)3.
c. FeS2 -> Fe -> FeCl2 -> FeCl3 -> FeCl2 -> Fe(OH)2 -> Fe2O3 -> Fe2(SO4)3 -> FeCl3 -> Fe(OH)3
Fe2(SO4)3 <- Fe <- Fe2O3

Bài 7: hoà tan hoàn toàn 1,12g sắt trong dd H2SO4 1M vừa đủ.
a. tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc?
b. Tính thể tích dd H2SO4 đã dùng?
Bài 8: Viết các ptpư của những biến đổi hoá học sau:
FeCl3

Fe2(SO4)3 Fe(OH)3

Fe2O3
Bài 9: ngâm mô ̣t lá sắt có khối lượng 5g trong 50ml dd CuSO4 15% có d = 1,12g/ml. sau mô ̣t thồi
gian pư người ta lấy lá sắt ra khỏi dd, rửa nhẹ, làm khô, can nă ̣ng 5,16g. tính C% các chất còn lại
trong dd sau pư?
Bài 10: Viết các ptpư thực hiê ̣n những biến hoá sau:
Fe3O4 -> FeSO4 + Fe2(SO4)3.
Fe FeCl2 -> Fe(NO3)2 -> Fe(OH)2 -> FeSO4 -> Fe(OH)2 -> FeO -> Fe.
FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3 -> Fe2(SO4)3 -> Fe(OH)3 -> Fe2O3 -> Fe.
Bài 11: Có mô ̣t hh gồm bô ̣t sắt và bô ̣t kim loại M có hoá trị n. nếu hoà tan hết hh này trong dd HCl thì
thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Nếu cho hh trên td với khí clo thì cần dùng 8,4 lít (đktc). Biết tỉ lê ̣ số
nguyên tử của Sắt và kim loại M trong hh là 1:4.
a. tính thể tích khí clo đã hoá hợp với kim loại M ở đktc?
b. Xác định hoá trị n của kim loại M?
c. Nếu khối lượng kim loại M có trong hh là 5,4g thì M là kim loại nào?
Bài 12: hoà tan mô ̣t lượng sắt vào 500 ml dd H2SO4 thì vừa đủ, sau pư thu được 33,6 lít khí hidro ở
đktc. Hãy tìm:
a. khối lượng sắt đã pư?
b. Nồng đô ̣ mol của dd axit ban đầu?
c. Khối lượng tinh thể FeSO4.7H2O có thể thu được?
Bài 13: cho 23,6g hh gồm Mg, Fe, Cu td hết với 91,25g dd HCl 20% thu được dd A và 12,8g chất
không tan. Tính tp% theo khối lượng các chất trong hh đầu?
Bài 14: khi đốt 5g mô ̣t mẩu thép trong dòng oxi thì thu được 0,1g khí CO2. hỏi thép chứa bao nhiêu %
Cacbon?
Bài 15: hoà tan 32g Fe2O3 vào 218 g dd HCl 30% (lấy dư).
a. tính lượng muối sắt tạo thành?
b. Tính khối lượng axit còn dư?
c. Tính C% của các chất trong dd sau pư?
Bài 16: người ta đổ 14g mạt sắt vào dd chứa 27g CuCl2. khối lượng Cu thu được sau pư là bao nhiêu
gam?
Bài 17: cho H2SO4 loãng, dư td với hợp kim Mg, Fe thu được 2,016 lít khí Hidro ở đktc. Nếu hợp kim
này td với dd FeSO4 dư thì khối lượng hợp kim tăng lên 1,68g.
Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim?
Bài 18: nhúng thanh sắt có khối lượng 50g vào 500ml dd CuSO4. sau mô ̣t thời gian khối lượng thanh
sắt tăng 4%.tính khối lượng Cu thoát ra và nồng đô ̣ mol của dd sắt sunfat?
Bài 19:mô ̣t hh gồm Cu và Fe có tổng khối lượng là 12g được cho vào 400ml dd HCl 1M. sau pư thu
được 6,4g chất rắn, dd A và V lít khí (đktc).
a. tính tp% k.l mỗi kim loại trong hh đầu?
b. Lấy 360ml dd KOH 1M cho vào dd A. tính lượng kết tủa tạo thành?
Bài 20: nhúng 1 lá sắt có khối lượng 29g vào dd đồng (II) sunfat. Sau khi kết thúc pư, lấy lá sắt ra rửa
nhẹ, làm khô và can nă ̣ng 31g. tính k.l lá sắt tham gia pư và k.l đồng tạo thành?
Bài 21: cho pư khử oxit sắt bằng CO như sau:
3FexOy + 3yCO -> E + F
theo em, E và F là những chất nào? Hoàn thành pthh trên?
Bài 22: hoà tan m gam mô ̣t oxit sắt cần 150ml dd HCl 3M, nếu khử toàn bô ̣ m gam oxit sắt trên bằng
CO nóng, dư thì thu được 8,4g sắt. Xác định CT của sắt oxit?
Bài 23: Cho hh A gồm Zn và Fe pư với hh B gồm AgNO3 và CuSO4 thu được dd C và chất rắn E gồm
3 kim loại. Cho dd HCl dư vào E thì có khí H2 bay ra. Thành phần chất rắn E gồm những kim loại
nào?
Bài 24: cho các hợp chất: FeO, Fe2O3, HCl, H2O, NaCl. Em hãy thực hiê ̣n pư để điều chế:
a. Fe(OH)2 b. Fe(OH)3 c. Fe
Bài 25: để hoà tan 2,4g sắt oxit thì cần dùng vừa đủ 4,41g H2SO4. tìm CT của oxit đó?
Bài 26: Khử m gam oxit sắt bằng khí hidro nóng dư. Cho hơi nước tạo ra được hấp thụ bằng 100g axit
H2SO4 98% thì nồng đô ̣ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau pư khử được hoà tan bằng H2SO4
loãng thoát ra 3,36 lít khí H2 ở đktc. Xác định CTPT của oxit sắt?
Bài 27: bằng pphh hãy nhâ ̣n biết các hh sau:
(Fe + Fe2O3), (Fe + FeO), (FeO + Fe2O3)
Bài 28: hoà tan hoàn toàn 6,4g hh gồm bô ̣t Fe và mô ̣t oxit sắt bằng dd HCl thu được 2,24 lít khí H2
(đktc). Nếu đem 3,2g hh trên khử bằng H2 ở nhiê ̣t đô ̣ cao có 0,1g H2O tạo thành. Hãy tìm CTPT của
oxit sắt?
Bài 29: viết các ptpư theo sơ đồ sau:
FeS2 -> Fe2O3 -> Fe2(SO4)3-> FeSO4 -> FeNO3
Fe -> FeCl2 -> Fe(OH)2 -> Fe(NO3)3.

You might also like