You are on page 1of 9

Đại Việt-daiviet.

org Page 1 sur 9

»» Trang nhà »» Giới thiệu »» Liên lạc

ĐẠI VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG


Nhân bản - Dân chủ - Thịnh vượng
Tạp chí cách mạng Tìm
Tìm kiếm: i Bài viết n
j
k
l
m
n j Tạp chí
k
l
m
Ban biên tập

Các số báo

Tài liệu tham khảo

Việt Nam
(Chiến tranh, Chính trị)

Lịch sử Việt Nam

Thế giới

Nhân quyền

Đảng sử

Giai đoạn

Tin tức thời sự

Tin Việt Nam

VIỆT NAM SAU THÁNG TƯ ĐEN (Sự Phán Xét


Tin Thế giới

Văn hóa nghệ thuật

Văn
Của Lịch Sử)
Thơ

Tranh ảnh Lê Tùng Minh 8/21/2006

Quốc ca, Đảng ca

Ý kiến bạn đọc

POW/MIA Tiếp theo kỳ trước...


Links

Báo Chí Việt

Báo Chí Ngoại Quốc


II.- GIAI ĐOẠN 1980-1986.

Internet Radio Chiến thắng lật đổ chính quyền Khơ Me Đỏ trên đất Campuchia (7-1-1979) và cuộc chiến đẩy lui quân xâm lược
Hội Đoàn Trung Cộng (5-3-1979) của quân đội CSVN, đã giúp cho Đảng CSVN nhất thời chận đứng được hiểm họa từ
phương Bắc! Nhưng tập đoàn lãnh đạo Đảng cầm quyền nhà nước CHXHCN Việt Nam, vẫn còn phải đương đầu
Diễn Đàn với cuộc khủng hoảng trầm trọng về các mặt Kinh tế, Chính trị, Văn hóa và Xã hội ở trong nước!
Liên lạc
Kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980), đã được thông qua trong Đại Hội IV của ĐCSVN (12-1976), chỉ là một
Webmaster: Đan Phượng kế hoạch “Nói Nhiều Làm Ít”, nghĩa là các chỉ tiêu về các mặt đều không đạt (!) Tuy vậy, những cái loa tuyên truyền
của Đảng – Báo chí, Thông tấn xã, Đài phát thanh – vẫn phải bịa ra những “Thành Tựu Ảo” … để lừa mị, ru ngủ
Số người truy cập:
quần chúng nhân dân cả nước, đang phải chịu đựng cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả thuốc trị bịnh. . . (!)

Nhưng, mãi đến 6 năm sau (1980-1986), trong Đại hội lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) Trung Ương Đảng CSVN
mới dám thừa nhận một phần sự thật rằng: “Về tình hình kinh tế-xã hội trong nước, bên cạnh những thành tựu đã
đạt được, sự giảm sút của sản xuất vào cuối những năm 70 cùng với những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất
là bố trí đầu tư và xây dựng cơ bản của 5 năn 1976-1980, đã để lại hậu quả nặng nề.”

Đặc biệt lưu ý hai nan đề kinh tế-xã hội khó khăn nhất, làm mất lòng dân và hạ thấp niềm tin vào chế độ XHCN,
cụ thể như sau:

Một, “Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân viên chức còn nhiều khó khăn. Nhiều người lao động chưa có
và chưa đủ việc làm. Nhiều nhu cầu chính đáng tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất và văn hóa chưa được
bảo đảm. Nông thôn thiếu hàng tiêu dùng thông thường và thuốc men; nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hóa ở
nhiều nơi còn thiếu thốn, nghèo nàn.”

Hai, “Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật, kỷ cương không
nghiêm. Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước, những hoạt động của
bọn làm ăn phi pháp. . . chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời.”

(Theo “Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ VI” của ĐCSVN, nhà xb Sự Thật, Hànội, 1987, các trang 13,
18)

Cho dù đất nước đang lâm vào cảnh nghèo đói, nhất là vào những năm 1977-1979, cả nước phải ăn độn bắp và
bo bo mà vẫn không no (!) Thế nhưng, tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng CS Việt Nam vẫn không chuyên tâm lo
cải thiện đời sống cho toàn dân Việt! Tập đoàn Lê Duẩn – Lê Đức Thọ vẫn ngoan cố-bảo thủ đường lối chủ quan-
duy ý chí, kiên trì thực hiện âm mưu “Bá chủ Đông Dương”, theo sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực của Đảng CS Liên
Xô!

Ngoài việc duy trì một lực lượng hàng trăm ngàn “quân chí nguyện Việt Nam” chiếm đóng trên đất Campuchia,
Đảng CS Việt Nam còn đưa ra cái gọi là “Liên Minh Hữu Nghị Ba Nước Đông Dương” (tháng 1-1980), dưới chiêu
bài “cùng nhau xây dựng hòa bình, thịnh vượng cả vùng Đông Dương” (?) Nhưng thực chất là “Xác quyết vai trò
lãnh đạo Đông Dương của Đảng CS Việt Nam”! Từ đó, thúc đẩy sự thành lập tổ chức gọi là “Ủy Ban Liên Lạc Kinh
Tế Việt Nam-Lào-Campuchia” (tháng 2-1983) mà thực chất là “thực hiện xí đồ kiểm soát nền kinh tế Đông Dương”
của Đảng CS Việt Nam, nhưng được núp dưới chiêu bài “đẩy mạnh hợp tác kinh tế và điều hòa các kế hoạch phát
triển quốc gia” (?). Và để thực hiện thành công chiến lược “VIỆT NAM HÓA CAMPUCHIA”, Đảng CS Việt Nam đã
cho di dân ồ ạt từ miền Nam Việt Nam lên định cư trên đất Canpuchia. . . Đến năm 1985, đã có khoảng một triệu
người Việt lên lập nghiệp trên xứ Chùa Tháp , chiếm đến 1/4 dân số Campuchia thời ấy. (Theo “Hồ Sơ Tối Mật”
của A-40, lưu trữ tại Cục Tình báo nước ngoài của TƯ Đảng CSVN -Theo tiết lộ của Đại tá Tình Báo CSVN Trần
Ngọc Thuận bí danh Hai Nguyên, đặc trách mạng lưới A-16 trên đất Campuchia trong thời gian 1980-1985).

Và cũng vì việc thực hiện mưu đồ “Bá Chủ Đông Dương”, và đối đầu với sự bành trướng trong vùng Đông Nam
Á của Trung Cộng, mà Đảng CS Việt Nam phải tìm chỗ dựa, nên càng ngày càng lệ thuộc vào sự chi phối bởi
quyền lực của người Anh Cả Liên Xô! Chính Tổng Bí Thư Đảng CS Việt Nam Lê Duẩn đã không dấu diếm tính lệ
thuộc đó, dưới những mỹ từ như sau:

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 31/10/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 2 sur 9

“Gắn bó chặt chẽ và hợp tác toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược, đồng thời là tình cảm. . . Đây là
yêu cầu cấp bách đối với sự lớn mạnh của nước ta và các nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống bọn
bành trướng bá quyền Bắc Kinh cấu kết với đế quốc Mỹ đang tiến hành phá hoại nhiều mặt chống nhân dân ba
nước anh em Việt Nam, Lào và Campuchia!” ( Trích trong “Báo Cáo Chính Trị” của Lê Duẩn, tại Đại hội lần thứ V
của ĐCSVN, tại Hànội, tháng 3-1982).

Tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng CS Việt Nam đã cố gắng tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng trong nước,
bằng cách giành thắng lợi chính trị từ ngoài nước, nhưng vẫn không thể ổn định được tình thế khó khăn tự bản
thân của chế độ chuyên chính độc tài, ngày càng mất lòng dân! Thay vì ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ TỪ
CHUYÊN CHÍNH ĐỘC ĐẢNG SANG DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN, thì tập đoàn Lê Duẩn-Lê Đức Thọ lại chủ trương áp
dụng triệt để chính sách ĐỘC TÀI HÓA SỰ LÃNH ĐẠO QUỐC GIA!

Cụ thể là, Bộ Chính Trị của Trung Ương ĐCSVN đã chỉ đạo cho Quốc Hội khóa VII thông qua Bản Dự Thảo
Hiến Pháp vào ngày 18 tháng 12 năm 1980, khẳng định quyền lãnh đạo nhà nước của ĐCSVN như sau: ”Nhà
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước vô sản chuyên chính, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản Việt Nam!” (Chương I)

[Xin nhắc lại rằng: Vào 20 năm trước, ngày 1-1-1960, ông Hồ Chí Minh, với cương vị Chủ tịch nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa, đã cho công bố bản Hiến Pháp sửa đổi năm 1946, do Quốc Hội khóa I, kỳ họp thứ 2, đã nhất
trí thông qua vào cuối tháng 12-1959; trong đó không hề khẳng định sự lãnh đạo nhà nước của Đảng LĐVN- tức
Đảng CSVN trá hình- mặc dù trong thực tế Đảng LĐVN vẫn nắm quyền lãnh đạo nhà nước!]

Bốn tháng sau, vào ngày 26-4-1981, Trung Ương Đảng CSVN cho tiến hành bầu cử Quốc Hội khóa VII (1981-
1986) để “tuyển chọn” 496 đại biểu trên toàn quốc, theo sự chỉ định của Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng CSVN.
Quốc Hội khóa VII đã “bầu” các ông: Trường Chinh làm Chu ûTịch Hội Đồng Nhà Nước, Võ Chí Công làm Chủ Tịch
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, Phạm Văn Đồng làm Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, theo sự chỉ định của Bộ Chính
Trị Trung Ương Đảng!

Trong giai đoạn lịch sử này, có hai Điển Hình Vong Thân của giới trí thức Việt Nam cần ghi nhận, để làm bài học
cho trí thức Việt Nam hôm nay! Đó là hai trường hợp của hai vị Luật Sư nổi tiếng một thời ở Miền Nam Quốc Gia -
đối đầu với Miền Bắc Cộng Sản – Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ và Luật Sư Trương Đình Dzu.

Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996), gia nhập Đảng CSĐD vào ngày 16 tháng 10 năm 1949, nguyên Phó
Chủ Tịch Phong Trào Hòa Bình Sàigòn-Chợlớn (1954-1956), nguyên Chủ Tịch MTDTGPMNVN (1960-1975). . .
Sau khi MTDTGPMNVN bị giải tán (1976) Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cũng bị hạ xuống làm Phó Chủ Tịch Ủy Ban
Trung Ương MTTQVN (từ 1977); đồng thời tập đoàn Lê Duẩn-Lê Đức Thọ cũng dùng chính sách “đa chức vô
quyền” để cột chặt Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, bằng cách đưa ông vào làm đại biểu Quốc hội khóa VI, và làm Phó
Chủ Tịch nước CHXHCN Việt Nam, được coi là “một chậu kiểng trí thức” của chế độ CSVN (!)

Sự vong thân của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là sự vong thân trong những chức quyền bù nhìn. Còn sự vong
thân của Luật sư Trương Đình Dzu thì như thế nào?

Khi Luật sư Trương Đình Dzu ra tranh cử chức tổng thống VNCH với tướng Nguyễn Văn Thiệu (1966) thì trong
giới lãnh đạo của MTDTGPMNVN đã có người nói rằng: ”Luật sư Trương Đình Dzu là người của một tổ chức gián
điệp quốc tế”(?) Nhưng, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã không ngần ngại nói thẳng với Cao Đăng Chiếm (Phó Ban An
Ninh của Cục R,) rằng: ”Luật sư Trương Đình Dzu là một trí thức dân tộc, có tinh thần yêu nước. Tôi không tin ông
ta là gián điệp của nước ngoài!” (Theo tiết lộ của Hai Quang, Bí thư riêng của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ). Nhận xét
đó của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã được minh chứng bằng hành động thực tế của Luật sư Trương Đình Dzu, như
ông đã từng lên tiếng mạnh mẽ tố cáo tệ tham nhũng của nội các Nguyễn Văn Thiệu, vạch mặt những tướng tá “ăn
bẩn”. . . Do đó, ông đã bị chính quyền Thiệu bắt giam, bỏ tù! Còn con trai của Luật sư là Trương Đình Hùng, du học
ở Hoa kỳ, tham gia phong trào phản chiến, bị FBI bắt về tội “làm gián điệp cho Việt Cộng”, bị xử 7 năm tù và bị trục
xuất ra khỏi nước Mỹ! Và sau ngày 30-4-1975, Luật sư Trương Đỉnh Dzu đã tích cực tham gia hoạt động trong “Hội
Trí Thức Yêu Nước” . . . Vậy mà, anh em Lê Đức Thọ-Mai Chí Thọ đã chụp lên đầu ông cái mũ “Gián Điệp cho
CIA”, rồi bắt ông đi “an trí” dài hạn ở vùng rừng núi Bắc Việt (1978-1987). Khi Luật sư Trương Đình Dzu đau nặng,
không thuốc chữa, mới được thả về Sàigòn. . . Ông đã qua đời trong nỗi uất hận vì cảnh gia đình ly tán, tài sản mất
sạch (1991). Rõ ràng, sự vong thân của Luật sư Trương Đình Dzu là sự vong thân đau khổ và tủi hận (!)

Bước vào những năm 1980-1986, trong hàng ngũ lãnh tụ CSVN đương thời, có một nhận vật được xem là “cha
đẻ công cuộc đổi mới nửa vời” của chế độ CSVN – Nguyễn Văn Linh – cần được ghi nhận như là một nét chấm
phá trong quá trình tha hóa và đi đến diệt vong của chế độ CSVN!

Nguyễn Văn Linh (1915-1998) chính thức gia nhập Đảng CSĐD từ năm 1936, đã kinh qua các chức vụ lãnh đạo
trong Đảng như sau: Bí thư Chi bộ đồn điền Phú Riêng ở miền Đông Nam kỳ (1938-1940), Xứ ủy viên dự khuyết
của Xứ ủy Nam bộ (1945-1954), Xứ ủy viên chính thức, giữ chức Thường vụ của Xứ ủy Nam bộ (1954-1957), Phó
Bí thư Xứ ủy Nam bộ (1957-1960), Ủy viên Trung Ương Đảng kiêm Bí thư Trung Ương Cục Miền Nam (R), vào
những năm 1961-1964, Phó Bí thư Trung Ương Cục kiêm Trưởng Ban Tuyên Huấn R (1964-1972), Phó Bí thư R
kiêm Bí thư Khu Ủy Sàigòn-Chợ Lớn-Gia Định (T4) trong thời gian 1972-1975.

Sau ngày 30-4-1975, trong Đại hội IV (1975) Nguyễn Văn Linh được bầu vào Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng
khóa IV (1975-1981), kiêm Bí thư Thành ủy thành phố HCM. Với chức vụ mới trong thời kỳ hòa bình nhưng chưa
ổn định này, Nguyẽn Văn Linh đã có dịp phá huy tính cơ hội chủ nghĩa, bằng cách tỏ ra là “một lãnh tụ cộng sản
cấp tiến”, để lôi kéo tầng lớp trí thức-văn nghệ sĩ công thương gia và các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Miền Nam Việt
Nam, nhằm tạo dựng một hậu thuẫn quần chúng cho con đường leo lên ghế Tổng Bí thư, thay cho Lê Duẩn trong
tương lai! Do đó, ông đã nêu ra một số quan điểm “cấp tiến” như sau:

- Về Vấn Đề Thống Nhất Đất Nước, Nguyễn Văn Linh chủ trương “Chưa vội thống nhất Bắc – Nam, cứ để hai
miền trong tình trạnh hai thể chế – Miền Bắc XHCN và Miền Nam Dân Chủ Nhân Dân – cùng thi đua phát triển Kinh
tế. . . Và đến lúc thật cần thiết thì sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để Tổng Tuyển Cử – Thống Nhất Tổ Quốc!”

- Về Đường Lối Ngoại Giao, Nguyễn Văn Linh chủ trương: ”Mở rộng ngoại giao với Tây phương. . . Tìm cách
quan hệ thân thiện với Mỹ và Trung Cộng để tạo thế mới trong quan hệ quốc tế!”

(Theo tiết lộ của Nguyễn Hồ, Chánh văn phòng Thành ủy Tp HCM, trong thời gian 1975-1985)

Những chủ trương tỏ ra cấp tiến của Nguyễn Văn Linh đã làm cho tập đoàn Duẩn-Thọ nổi giận! Cho nên, đến
khóa V (1982-1986) đã bị đẩy ra khỏi BCT Trung Ương ĐCSVN; nhưng nhờ sự ủng hộ của đa số đại biểu trong Đại
hội V, nên ông còn làm Ủy Viên Trung Ương Đảng khóa V, nhưng bị đưa ra làm Chủ tịch Tổng Công Đoàn một thời
gian, rồi mới được trở về Miền Nam, giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố HCM.

Trước khi bước vào Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V (3-1982), Bộ Công An của chánh phủ CHXHCN Việt
Nam đã mở một chiến dịch khủng bố đối với “những thành phần nguy hiểm của chế độ” (?!); bởi vì đã có một nhân
vật xưng là “Đại Tá", từ Mỹ bay qua Thái Lan, đến biên giới Lào-Việt, để “móc nối với các phần tử chống Cộng ở
trong nước”, đã bị quân đội biên phòng của CSVN bắt vào một ngày trong tháng 10-1981, đã khai rằng: ”Đang có

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 31/10/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 3 sur 9

một tổ chức gọi là: Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” được Mỹ ủng hộ, đã lập mật khu tại vùng
núi Đông Bắc ở biên giới Thái-Campuchia, đang tiến hành liên kết với các lực lượng Phục Quốc ở trong nước, đặc
biệt là lực lượng Phật giáo chống Cộng, sẽ nổi dậy lật đổ chế độ CSVN trong năm 1982!” (Theo tiết lộ của Trung tá
Trần Minh, trợ lý của tướng Lê Giản - Cục trưởng Cục Phản Gián/Bộ Công An đương thời). Cho nên, trong chiến
dịch khủng bố vào đầu năm 1982, nhà sư Thích Quảng Độ lại bị bắt vào ngày 25-4-1982, và bị đày đi “an trí” tại xã
Vũ Đài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, có sự quản lý chặt chẽ của Công an địa phương! (Ngày 10-4-1983, mẹ của
Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng bị bắt đưa đi “an trí” chung một nơi với Ngài, và vì không chịu nổi cảnh đói rét,
nên bà đã từ trần ngay tại nơi bị lưu đày vào ngày 4-1-1985! (Và theo lời khai “khống” của ông đại tá tự phong này,
không biết còn có bao nhiêu người bị bắt nữa ?)

Ngày 27-3-1982, tại Hànội, Đảng CSVN đã tổ chức ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ V. Đại hội này
đã kéo dài trong 5 ngày (từ 27 đến 31-3-1982), nhằm “kiểm điểm những hoạt động của Đảng trong suốt nhiệm kỳ từ
Đại hội lần thứ IV đến nay (12-1976 đến 3-1982), đồng thời đánh giá những thành tựu và khuyết điểm, phân tich
thực trạng kinh tế-xã hội nước ta cùng những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, để rút ra những bài học kinh
nghiệm. . . “ (Xem “Diễn văn khai mạc” Đại Hội V, trong “Văn Kiện Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ V”, tập I,
NXB Sự Thật, Hànội, 1982)

Về mặt lý thuyết, những thành tựu trong 5 năm thực hiện kế hoạch lần thứ II (1976-1980) của nhà nước
CHXHCN Việt Nam, đã được ghi thành văn, như sau: ”Nó vừa giải quyết những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến
tranh và của chủ nghĩa thực dân mới, vừa phải tổ chức lại nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng một bước
nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong cả nước, đặt nền móng cho sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà.” (Văn
Kiện Đại Hội V, đã dẫn, trang 70). Nhưng trong thực tế thì còn trăm bề khó khăn! Có thể nói là Đảng CSVN đã
không thành công trong việc lãnh đạo thực hiện hai mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980) là:
”Phát triển và cải tạo kinh tế - văn hóa, phát triển khoa học – kỹ thuật, nhằm xây dựng một bước cơ sở vật chất – kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội . . . cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.” (Văn Kiện,
đã dẫn, trang 72).

Trong thực tế lịch sử ở những năm 1979-1980, đất nước Việt Nam đã lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn về
kinh tế–xã hội: Nạn đói tràn lan, nhất là ở nông thôn. Nạn thất nghiệp nghiêm trọng ở thành thị. Đời sống của công
nhân, viên chức vô cùng thiếu thốn (ngoại trừ hàng cán bộ Trung-Cao cấp của Đảng và Nhà nước). . . Ngay trong
Đại hội V, Trung Ương ĐCSVN cũng phải thừa nhận một phần sự thật rằng: ”Đời sống của nhân dân lao động vẫn
còn khó khăn, nhất là đời sống của công nhân, viên chức và nông dân … Trong đời sống kinh tế-văn hóa, trong nếp
sống an toàn xã hội đã có những biểu hiện tiêu cực kéo dài.” (Văn Kiện, đã dẫn, trang 35).

Bàn về nguyên nhân đã làm cho kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980) thực hiện không thành công, Đại hội V
của ĐCSVN đã thừa nhận rằng: ”Trong 5 năm 1976-1980, trên thực tế đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa
trong khi chưa có đủ tiền đề cần thiết; vừa nóng vội vừa buông lỏng trong công tác cải tạo xã hội chũ nghĩa; chậm
đổi mới cơ chế quản ký kinh tế không còn phù hợp.” (Văn Kiện, đã dẫn, trang 37).

Nhưng, đó có phải là nguyên nhân chính hay không?

Không! Đó chỉ là những “nguyên nhân phụ thuộc”, hay là những chủ trương-chính sách và biện pháp thực hiện
sai lầm, bắt nguồn từ một nguyên nhân chính mà thôi!

Muốn truy ra nguyên nhân chính của sự thất bại trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980),
phải truy từ trong BẢN CHẤT CHUYÊN CHÍNH, ĐỘC TÀI của Đảng CSVN! Nguyên nhân chính (hay căn bản) này
không chỉ giới hạn trong giai đoạn 1976-1980, mà nó như “một sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn lịch
sử từ 1981 trở đi. . . nếu Đảng CSVN cứ khư khư ôm lấy cái quyền lực BẠO TÀN, PHI NHÂN đó, không chịu “Đổi
Mới Chế Độ Chính Trị”, không chịu “Dân Chủ Hóa Toàn Xã Hội”, không chịu thực hiện “Đa Nguyên Trong Cơ Chế
Lãnh Đạo Quốc Gia” . . . thì chắc chắn chỉ phải gánh chịu từ thất bại này đến thất bại khác, vô phương cứu gỡ!

Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ V của Đảng CSVN lại củng cố thêm quyền lực chuyên chính, độc tài của
tập đoàn Lê Duẩn -Lê Đức Thọ, với 114 Ủy viên Trung Ương chính thức của khóa V, đã bầu Lê Duẩn tiếp tục giữ
chức Tổng Bí thư khóa V (1982-1986)! Nhưng, đây cũng là GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA TẬP ĐOÀN HỌ LÊ!

Sau Đại hội V, tập đoàn họ Lê lại cử Đỗ Mười và Tố Hữu vào Miền Nam (4-1982), nắm quyền trực tiếp chỉ đạo
(thay cho Nguyễn Văn Linh) tiến hành chiến dịch TỔNG CÀN QUÉT TÀI SẢN lần chót. Đối với giới Công- Thương
Gia và Trung-Phú nông Miền Nam, núp dưới chiêu bài “Cải Tạo Công Thương Nghiệp và Hợp tác Hóa Nông
Nghiệp" theo con đường XHCN (!)

Lần trước, trong Chiến dịch X2 (5-1978), Đỗ Mười thừa lệnh của tập đoàn Duẩn-Thọ, đã tịch biên tài sản của
400.000 hộ tư sản lớn nhỏ trên toàn Miền Nam (!) Lần Tổng Càn Quét này, tập đoàn Duẩn Thọ – thông qua Đỗ
Mười và Tố Hữu – đã làm tán gia bại sản của hàng triệu hộ công-thương và trung-phú nông ở Miền Nam (?) Đồng
thời, với chủ trương “công Hữu hóa các xí nghiệp tư doanh và hợp doanh” (mà đợt sửa sai vào năm 1979 đã
khuyến khích phục hồi và phát triển), nên đã triệt tiêu ngay trong trứng nước cái mầm móng tư bản tư doanh trong
nền kinh tế nhiều thành phần! Còn đối với nông thôn Miền Nam thì chính sách “Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp XHCN”
giống như một cơn bão tố, xoáy lốc, làm đảo lộn, xáo tung cuộc sống bình lặng của hàng triệu nông dân lương
thiện! Nông dân không chấp nhận vào Hợp Tác Xã, thà bỏ ruộng hoang, đi tha phương kiếm sống. . . Hậu quả của
“chiến dịch tổng càn quét tư sản” trên đây đã góp phần tạo ra CUỘC KHỦNG HOẢNG TOÀN DIỆN 1985!

Nhìn chung, từ 1982 đến 1985, tình hình khó khăn của nước CHXHCN Việt Nam, có thể tóm tắt như sau:

- Về Tình Hình Kinh Tế-Xã Hội Trong Nước:

Đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân là thiếu ăn (thậm chí có nhiều người bị đói!), thiếu mặc, thiếu
thuốc men (có nhiều người bị bịnh không đến nỗi chết mà phải chịu chết!). Và những thành phần công nhân, viên
chức cấp thấp cùng chịu chung cảnh nghèo đói của dân nghèo! Theo số liệu thống kê (1985) về “Tiêu Chuẩn Cung
Cấp Gạo” hàng tháng cho mỗi người, thuộc các thành phần, của Tổng Công Ty Lương Thực-Thực Phẩm Trung
Ương, như sau: 18 kg cho quân đội, 14 kg cho Học sinh Sinh viên, 13 kg cho dân thường (18 tuổi trở lên), trẻ em
từ 6 đến 12 kg (theo độ tuổi).

“Đói Thì Phải Sinh Loạn”, có thể coi là một quy luật xã hội được sinh ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội!
Cho nên, những hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế và xã hội càng nẩy sinh phức tạp, kéo dài, lan rộng
khắp nước! Tệ quan liêu-tham ô-hủ hóa, lan tràn từ thượng tầng trung ương xuống tận cơ sở quận-xã trong khắp
nước . . . Theo đó, bọn trộm cướp nổi lên khắp nơi, nhất là ở nông thôn; nạn mua gian bán lận, buôn lậu đã trở
thành một lối làm ăn bán hợp pháp trước mắt các nhà cầm luật XHCN!

Trong khi đó, “nguồn cung ứng năng lượng và nguyên liệu, lực lượng giao thông vận tải không bảo đảm phát
huy các năng lực sẵn có, xuất khẩu không bù đắp được nhập khẩu, thị trường giá cả diễn biến phức tạp, cơ chế
quản lý và kế hoạch hóa mang nặng tính bao xấp.” (Văn Kiện, đã dẫn, trang 50) Vì thế, chỉ số sinh hoạt ở năm
1985 tăng gấp 30 lần so với năm 1976 . Và đồng bạc “Ông Hồ” đã bị phá giá đến 92% so với đồng dollar USA!
Lương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng vô cùng khan hiếm. Chỉ trong vòng vài tháng cuối năm 1985, giá
nông phẩm vọt lên đến 10-12 lần, giá hàng công nghệ phẩm tăng vọt đến 28-30 lần. Giá cả tăng vọt theo cấp số

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 31/10/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 4 sur 9

nhân trong tình trạng lạm phát phi mã, đã đẩy nền chính trị CHXHCN Việt Nam lâm vào hoàn cảnh “tưởng chừng
như sụp đổ đến nơi” (!?)

- Về Tình Hình Quan Hệ Quốc Tế:

Trong những năm 1982-1985, tình hình quan hệ quốc tế của chế độ CSVN càng ngày càng diễn tiến theo chiều
hướng không thuận lợi!

Đảng CSVN đã phải thừa nhận một sự thật, tuy chỉ nói chung chung rằng: ”Quan hệ giữa nước ta với nhiều
nước trong khối ASEAN và một số nước khác trên thế giới, sau “Sau sự kiện Campuchia” có những vướng mắc
không có lợi cho quá trình tiến lên của cách mạng nước ta!” Đồng thời, “đang phải đương đầu với kieuå chiến tranh
phá hoại nhiều mặt của các lực lượng thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giơiù và trong
khu vực.” (Văn Kiện, đã dẫn, trang 49-50).

[Nên nhớ: Từ ngày 1-3-1979, Mỹ cùng các nước Tây phương đã tuyên bố cấm vận và phong tỏa ngoại giao đối
với nước CHXHCN Việt Nam, cho đến khi nào Quân đội CSVN rút ra khỏi lãnh thổ Canpuchia! Tình thế bất lợi này
càng đè nặng trong những năm 1982-1985!]

Càng ngày áp lực nặng nề hơn, khi Liên Xô cắt giảm dần viện trợ từ cuối năm 1984, và lúc Mikhail Gorbachev
lên làm Tỏng Bí Thư của Đảng CSKX (3-1985) thì Đảng CSVN phải chịu thêm một sức ép về “Đổi Mới”! Mikhail

Gorbachev đã đặt thẳng vấn đề với Lê Duẩn và Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSVN là: “Phải đổ mới đường
lối xây dựng CNXH trong thời đại chung sống hòa bình với các chế độ chính trị khác nhau trên thế giới! Chỉ có đổi
mới chính trị và thực hiện đa nguyên trong lãnh đạo quốc gia, mở rộng dân chủ đến tận cơ sở, thì Việt Nam mới có
khả năng vượt qua cơn khủng hoảng toàn diện hiện nay!” (Theo tiết lộ của Mười Quảng (tức Lê Xuân Tùng) Bí thư
riêng của Nguyễn Văn Linh).

Một sự kiện nổi bật, chứng minh quyền lực của tập đoàn Lê Đức Thọ-Lê Đức Anh ở Campuchia, là trong việc
truất phế Pen Xô Van – Tổng Bí Thư Đảng NDCMC kiêm Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Campuchia – vào năm 1982,
bởi vì tội “Chống Đảng CSVN!” Thật ra, Pen Xô Van chỉ mới tỏ ra không hài lòng vì vai trò bù nhìn, không có thực
quyền; và chỉ tỏ ra khó chịu khi bị Lê Đức Anh ra mặt lấn quyền trong những quyết định về quân sự! Tội nghiệp
thay cho Pen Xô Van! Rõ ràng, ông không nắm vững LUẬT CHƠI CHÍNH TRỊ GIAN HÙNG rằng: ”Ta đưa mi lên
được thì ta cũng đưa mi xuống được”! Pen Xô Van, ông phải nhớ ông xuất thân từ đâu? Ông chỉ là một con người
được Đảng LĐVN đào tạo và đưa lên làm Trưởng Phòng phát thanh tiếng Khơ Me, thuộc quyền Đài phát thanh
Tiếng Nói Việt Nam ở Hànội, trong những năm trước 1973. Sau năm 1975, ông lại được Đảng CSVN đào tạo thành
lãnh tụ của “Phong trào cách mạng Campuchia”, và sau chiến thắng “Cứu Nguy Campuchia” của quân đội CSVN
(1-1979), ông đã được Đảng CSVN đưa lên ngôi vị cao nhất và nắm quyền lực tột đỉnh của nước Campuchia, tuy
chỉ là hình thức(!). Tại sao ông không nhẫn nhục chờ thời cơ rút hết quân về nước của Đảng CSVN, nên ông mới bị
tập đoàn Thọ-Anh hạ bệ, và giải về ông Việt Nam để quản chế đến 10 năm (1982-1992)!

Bên cạnh đó, VỤ ÁN SIAM REAP 1984 đã kích động sự thù hận của Cán bộ, Đảng viên Đảng Nhân Dân
Campuchia với Cán bộ, Sĩ quan Quân Chí nguyện Việt Nam ở Campuchia!

“Vụ Án Siam Reap” có thể tóm tắt như sau:

Ban Quân Báo của Bộ Tư Lệnh Quân Chí Nguyện Việt Nam ở Campuchia đã mắc mưu phản gián của Khơ Me
Đỏ (do sự chỉ đạo của cố vấn Trung Cộng), bằng sự tung tin giả (qua lời khai của những tên đầu thú và tù binh), bịa
ra cái gọi là “Chính Quyền II” ở tỉnh Siam Reap (tức là chính quyền “bí mật” của Khơ Me Đỏ), mà hầu hết những
người làm việc cho “Chính Quyền II”, vốn là Cán Bộ, Đảng viên đương quyền của Đảng Nhân Dân Campuchia, từ
cấp Tỉnh xuống đến cấp Xã.

Tưởng rằng đã “vồ được một vố lớn”, Bộ Tư Lệnh quân chí nguyện Việt Nam vội vàng ra lệnh tiến hành bắt và
thủ tiêu ngay hơn 40 “kẻ phản đảng Nhân Dân Campuchia” (!) Sự thật đã được phơi bày trước ánh sáng công lý,
khi viên Bí thư Tỉnh ủy Siam Reap sắp bị bắt, đã nổ súng vào đầu tự tử, và để lại một huyết thư, rắng: ”Các đồng
chí bộ đội Việt Nam làm sai! Tôi và các đồng chí của tôi là người cách mạng trung thành với Đảng!” Sự thật đã vỡ
lỡ, Cán bộ và nhân dân Campuchia phản ứng quyết liệt, lan rộng từ Siam Reap đến Phnom Penh, rồi cả nước
Campuchia đều xôn xao về cái hung tin: ”Bộ đội Việt Nam bắt giết cán bộ Campuchia một cách bừa bãi, coi thường
Đảng và Chánh phủ Campuchia!”

Trách nhiệm lỗi lầm này, phải quy kết cho hai kẻ lãnh đạo tối cao của Việt Nam ở Campuchia là Lê Đức Thọ và
Lê Đức Anh! Nhưng, tập đoàn Duẩn-Thọ đã áp dụng chính sách “hy sinh hạ cấp để bảo vệ thượng cấp”. Trước
tiên, để xoa dịu sự căm phẩn của Đảng và nhân dân Campuchia, Trung Ương Đảng CSVN đã cử Đại tướng Chu
Huy Mân, Ủy viên BCT, Chủ nhiệm Tổng cục Chính tri, sang xin lỗi Đảng và Chánh phủ Campuchia. Sau đó, thi
hành kỷ luật một số Cán bộ như: Giáng cấp 2 viên Tướng chỉ huy Mặt trận 479 xuống cấp Đại tá và điều về quân
khu 7 - Thiếu tướng Hoàng Hoa, Tham mưu trưởng BTL quân chí nguyện Việt Nam, bị loại ra khỏi BCH Trung
ương Đảng, giáng xuống cấp Đại tá, đưa về làm Giám đốc trường Lục quân II ở Thủ Đức (Sàigòn) - Viên Đại tá
Trưởng Ban Quân Báo và 6 sĩ quan hạ thuộc, những cán bộ trực tiếp chấp hành, tạo nên “Vụ Án Siam Reap”, đều
bị cách chức, khai trừ khỏi Đảng, đuổi ra khỏi quân đội, đuổi về Việt Nam làm dân thường! (Theo Báo cáo của A-40
về “Vụ Án Siam Reap 1984”, lưu trữ tại văn phòng Ban Bí Thư Trung ương Đảng, Hànội, ký hiệu Hồ sơ: SRK/84).

Đứng trước tình thế khó khăn trăm bề của nhà nước CHXHCN Việt Nam, do Đảng CSVN độc quyền lãnh đạo,
môt số tổ chức chống Cộng của cộng đồng Việt Nam Hải ngoại, cho rằng “thời cơ đã đến”, nên mới ra mặt công
khai vận động đồng bào quyên góp “tiền cứu nước”, kêu gọi thanh niên tham gia xây dựng “lực lượng phục quốc”. .
. và đưa người về nước để móc nối với các lực lượng chống cộng ở trong nước (Hòa Hảo ở miền Tây Nam bộ,
Cao Đài ở Cà Mau-Mỹ Tho-Tây Ninh, FULRO ở Tây Nguyên, Việt Nam QDĐ ở miềnTrung. . . )

Có thể nói, phong trào chống cộng của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong giai đoạn 1982-1986, đã phát triển
thành một CAO TRÀO CHÍNH TRỊ, lôi cuốn được sự đồng tình ủng hộ và tham gia của nhiều giới quần chúng.
Thực tế lịch sử này, đã gây khó khăn không ít cho Đảng và nhà nước CSVN! Tuy nhiên, cao trào chính trị chống
cộng này, sở dĩ không trở thành sức mạnh có khả năng lật đổ chế độ CSVN, là vì phong trào này phát triển theo
chiều hướng ”chia năm xẻ bảy”, không hợp nhau lại thành một MẶT TRẬN THỐNG NHẤT, tạo thành một lực lượng
tổng hợp khả dĩ đủ sức đối đầu với Đảng CSVN!

Cho nên, các tổ chức chống cộng rời rạc của cộng đồng người Việt hải ngoại, khi bước vào hoạt động vũ trang,
bí mật hay công khai xáp trận với quân đội CSVN, cuối cùng đều bị thất bại!

Một thí dụ điển hình, như SỰ THẤT BẠI của cuộc xâm nhập vào Việt Nam, được gọi là “Chiến Dịch Đồng Tiến I”
của “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” (gọi tắt là MTQG) hay còn gọi là “Mặt Trận Hoàng Cơ
Minh”, vào cuối năm 1985, đầu năm 1986. Sự thật về câu chuyện bi thảm này, được tóm lược như sau:

Cuối năm 1985, tại “Chiến khu Bultarit” (Bultarit là tên của một làng hẻo lánh, nằm ngay bên cạnh một khu rừng
già, ở vùng Đông Bắc Thái Lan, sát biên giới Campuchia, cách xa thủ đô Bangkok hơn 500 km.) Cựu phó Đề đốc
Hải quân VNCH Hoàng Cơ Minh, Chủ Tịch MTQG, cùng “Bộ Tham Mưu”, đã chỉ đạo việc thực hiện CHIẾN DỊCH

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 31/10/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 5 sur 9

ĐỒNG TIẾN – Đồng Tiến, có nghĩa là “Đồng lòng sát cánh bên nhau, quyết chí Tiến về giải phóng quê hương Việt
Nam thoát khỏi ách nạn thống trị của Cộng Sản!” (theo Cương Lĩnh của MTQG, công bố tại “chiến khu
Bultarit” (thực chất chỉ là mảnh đất rừng hoang được thuê để tạm dùng cho MTQG tổ chức ra mắt báo chí hải
ngoại) vào ngày 8-3-1982. (Xem bài của nhà báo Hoàng Xuyên, vạch trần sự thật về “Khu chiến” của MTQG, đăng
trong tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, số 233, Virginia-USA, 1986).

Người được MTQG giao trách nhiệm lãnh đạo “Chiến Dịch Đồng Tiến I" là ông Dương Văn Tư, và người hướng
dẫn “Đoàn Quân Đồng Tiến I” (30 người?) là ông Huỳnh Trọng Hà. . . Đoàn ĐT 1 vượt đường rừng từ vùng biên
giới Đông Bắc Thái, qua đất Lào, xâm nhập vào địa phận Pleiku (Tây Nguyên-Việt Nam). Khi đoàn ĐT 1 vừa vượt
sông Sa–Thầy (Pleiku), chưa liên lạc được với cơ sở nào thì đã sa vào lưới vây bắt của quân biên phòng CSVN!
Theo nguồn tin từ A.16 (Bộ phận Phản gián phía Nam) của Cục Phản Gián CSVN, cho biết: Tình Báo Lào đã mua
được tin của Tình Báo Thái Lan, về toàn bộ kế hoạch “Chiến Dịch ĐT 1” của MTQG, và đã thông báo tuyến đường
xâm nhập Việt Nam của Đoàn ĐT 1, do đó quân biên phòng CSVN ở Pleiku đã được lệnh phục kích sẵn tại vùng
sông Sa-Thầy, để “Bắt trọn đoàn quân Đồng Tiến 1”! (Theo tiết lộ của Trung tá Trần Hải Hậu, Trưởng Phòng
PA.15/ Sở CA TP. HCM, 1980-1990)

Qua sự kiện thất bại thảm hại của “Chiến Dịch ĐT 1.” do MTQGTNGPVN tiến hành, làm cho chúng ta nhớ lại
“Vụ Xử Án Tử Hình” (8-1-1985) của tòa án CSVN, đối với người chiến sĩ yêu nước Trần Văn Bá và các chiến hữu
của Anh!

Trần Văn Bá, nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris (Pháp), sau 30-4-1975 đến cuối năm 1979,
sống tại nước người với thân phận lưu vong, Anh đã chán ngấy “chống Cộng kiểu sa lông”, ở trong phòng trà hay
tiệc rượu của các ông chính khách tị nạn (!) Vì vậy, Anh quyết đinh tìm đường về nước để hoạt động lật đổ chế độ
Cộng sản bạo tàn! Cho nên, Anh đã bay sang Thái Lan vào ngày 6-6-1980. Từ Thái Lan, Anh sang Campuchia và
bí mật vượt biên giới vào Việt Nam. . . Trong hai năm 1981-1982, Anh len lỏi từ miền Đông xuống miền Tây, đi tìm
chiến hữu, tổ chức “cơ sở phục quốc”, xây dựng phong trào “cách mạng quốc gia”. . . rập theo “Khuôn mẫu hệ
thống xã hội tự do kiểu Thụy Điển”. Và theo quan điểm của Trần Văn Bá thì “tương lai của Việt Nam sẽ là công
trình của những người kháng chiến quốc nội. . . không phải của các chính trị gia lưu vong!” (Theo Olivier Todd,
trong “Cruel Avril 1975/La Chute De Saigon”, Édition Robert Laffont, S.A. Paris, 1987, p.451). Phương hướng hoạt
động và chủ trương cách mạng của Trần Văn Bá hoàn toàn đúng, nhưng “lực bất tùng tâm” và thời cơ chưa cho
phép, nên sự nóng vội “muốn đốt cháy giai đoạn trường kỳ mai phục, chờ đợi thời cơ”, đã khiến anh lọt vào mạng
lưới bủa vây của bọn công an cộng sản, vào ngày 11-9-1984 (!)

Theo lệnh của Trung Ương Đảng, vào ngày 19-12-1984, tòa án CS tại thành phố HCM đã vội vàng đem Trần
Văn Bá ra xử về “tội phản quốc” (cùng với cựu phi công Mai Văn Hạnh). Trần Văn Bá và 3 chiến Hữu là Lê Quốc
Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch, đều bị kết án tử hình! Trần Văn Bá vẫn bình tĩnh, lịch sự nói lời cuối cùng
với bọn quan tòa CS rằng: ”Tôi tiếc rằng đã gặp các ông trong hoàn cảnh trớ trêu này!”. Và Anh không thèm ký tên
vào lá “đơn xin ân xá”! Ngày 8-1-1985, Trần Văn Bá và ba chiến Hữu của Anh đã bị hành quyết (!) Thật là sâu sắc,
khi Olivier Todd đã viết rằng: ”Người ta so sánh Bá với người chiến sĩ Việt chống thực dân Pháp. . ” (Sách đã dẫn,
trang 455).

Giai đoạn 1980-1986 cũng là giai đoạn PHONG TRÀO VƯỢT BIÊN TỊ NẠN CỘNG SẢN CỦA NGƯỜI VIỆT ĐÃ
MỞ RỘNG TRÊN CẢ NƯỚC!

Cuộc hội nghị Genève (7-1979) do Liên Hiệp Quốc tổ chức, với sự tham gia của 73 quốc gia, nhằm mục đích
“giải quyết tình trạnh thuyền nhân Việt Nam” và đưa ra “Chương Trình Hành Động Toàn Diện” (CPA), để “ngăn
chặn làn sóng ti nạn và cưỡng bức hồi hương” (!) Nhưng trong thực tế lịch sử, phong trào vượt biên tị nạn Cộng
Sản của người Việt vẫn không ngừng tăng lên! Đây cũng chính là giai đoạn cao điểm bi thương, đầy uất hận, trước
thảm cảnh cướp bóc, hãm hiếp, bắn giết của bọn hải tặc Thái Lan, đối với hàng triệu thuyền nhân Việt Nam! Và
LƯƠNG TÂM NHÂN LỌAI cũng đã và đang đối diện với tiếng kêu gào, cứu nguy của hàng triệu sinh mệnh Việt
Nam, đang chồng chất ở các trại tị nạn, đang vật vờ ở giữa đại dương mênh mông!

Đồng thời với chính sách “trục xuất người Hoa’ núp dưới chiêu bài “cho vượt biên hợp pháp”, để “thu vàng cho
ngân khố quốc gia”, số lượng người Việt vượt biên tị nạn cộng sản đã gia tăng một cách ồ ạt trong thời gian 1980-
1986, đặc biệt là số người Việt ở Miền Bắc XHCN tìm cách vượt biên sang tị nạn ở Hồng Kông. Thực tế này đã
chứng minh một chân lý: DÂN CHÚNG CẢ NƯỚC VIỆT NAM ĐỀU KHÔNG CHẤP NHẬN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN!

Theo thống kê của cơ quan UNHCR thì trong những năm 1980-1985, có khoảng 225.000 thuyền nhân người
Việt đến nơi an toàn, nhưng phần đông đều bị nhốt ở các trại tị nạn, để chờ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc
(UNHCR) thanh lọc (!) Điều đó cũng có nghĩ là có khoảng 2/3 thuyền nhân người Việt không đi đến bến bờ, chôn
vùi thân xác dưới đáy đại dương sâu thẳm (!) Bởi vì theo tài liệu thống kê hộ khẩu của Tổng Cục Thống Kê thuộc
Chánh Phủ CHXHCN Việt Nam, thì từ 1980 dến 1985, đã có khoảng 675.000 người vượt biên theo đường biển
(Một phúc trình của UNHCR vào năm 1982, “ước lượng cứ 1 người Việt Nam vượt biển bằng thuyền đến được
Đông Nam Á thì có 2 người khác đã vùi thây trên biển cả"!)

Như vậy, trong vòng từ 1975 đến 1985, sã có khoảng 650.000 thuyền nhân người Việt đã đến nơi an toàn. Và
276.000 người Việt gốc Hoa bị trục xuất ra khỏi nước bằng đường bộ. Trong số người Việt gốc Hoa này, phần
nhiều là về sống ở Trung Hoa Lục địa (244.500). Số còn lại, đã định cư ở các quốc gia như sau: 15,000 người ở
Đài Loan. 4,500 người ở Macao. 10.000 người ở Nhật Bản. 2.000 người ở Bắc Hàn. Và 1.000 người ở Nam Hàn.
(Theo số liệu của cơ quan UNHCR). Đến năm 1985, người Việt tị nạn Cộng sản đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới,
như: Bắc Mỹ (Đông nhất), Âu Châu, Á Châu, Phi Châu và Nam Bán Cầu. . .

o0o

Lê Duẩn (1907-1986) đã ngồi ghế Tổng Bí Thư Đảng suốt trong 26 năm (1960-1986), liền cả ba khóa: Khóa III
(1960-1975) – Khóa IV (1976-1981) và Khóa V (1982-1986). Từ sau Đại Hội V, Lê Duẩn càng ngày càng đổi tính –
nóng nảy bất thường và ưa thích nịnh hót! Xin nêu ra đây vài chuyện điển hình:

- Mùa Hè1983, một hôm tại “ Nhà Nghỉ Mát của Bộ Chính Trị” ở Quảng Bá, bên bờ Hồ Tây, trước mặt một số
cán bộ Trung– Cao cấp, trong đó có nhà báo Thép Mới (Phó Tổng Biên Tập Báo Nhân Dân), Đại tá Quang Cận
(Tổng Biên Tập Tạp Chí QĐND), Đặng Xuân Kỳ (Giáo sư Tiến sĩ Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Marx-
Lénine và Tư Tưởng Hồ Chí Minh). . . ngài Tổng Bí Thư Lê Duẩn, cao hứng nêu ra một học thuyết quân sự do
chính ông ta sáng tạo, rằng: ”Học thuyết quân sự của Đảng ta, và của giai cấp vô sản nữa, là chỉ có tiến công chớ
không có phòng ngự!” Học thuyết quân sự do Lê Duẩn nêu ra, đã gây nên một cuộc tranh luận khá sôi nổi ở các cơ
quan nghiên cứu quân sự của Việt Nam, nhất là ở Học Viện quân sự cấp cao, ở Viện Nghiên cứu Lịch sử quân sự,
ở Bộ Tổng Tham Mưu. . .Nói chung, các nhà nghiên cứu quân sự của chế độ CSVN, đều nhận thấy cái “Lỗ Hổng”
của một học thuyết quân sự “không hoàn chỉnh", mang đậm tính “HIẾU CHIẾN, COI THƯỜNG MẠNG NGƯỜI”, do
ngài Tổng Bí Thư vì cao hứng (hay vì lẩm cẩm của tuổi già và bệnh tật?) Nhưng không ai dám góp ý, trao đổi. . .
Thế nhưng,vẫn có một đại tá nhà báo tên Quang Cận (họ Nguyễn), đã nặn óc viết ra một loạt bài “ca ngợi sự sáng
tạo một học thuyết khoa học quân sự hiện đại của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn”, đã cho đăng liên tục nhiều kỳ

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 31/10/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 6 sur 9

trên tạp chí QĐND. Trong vài tháng sau, đội ngũ sĩ quan công tác ở tạp chí QĐND đột nhiên thấy Quang Cận được
thăng cấp Thiếu Tướng (?) Trong hàng tướng lãnh CSVN ai ai cũng hiểu ngầm rằng: ”Đây là sự ban thưởng của
ngài Tổng Bí Thư cho kẻ “thông minh”, và “nhận thức đượcsự sáng tạo vĩ đại” của ngài!” (Theo tiết lộ của Thiếu
tướng Lê Hân, con trai cả của Lê Duẩn, Tư lệnh phó quân khu 7).

- Mùa Hè 1984, khí trời Hànội rất oi bức, ngài Tổng Bí Thư được “Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Trung Ương Đảng”
đưa đến nghỉ tại khu “Nhà nghỉ Mát của Bộ Chính Trị” ở Quảng Bá, bên bờ Hồ Tây. Một buổi trưa, ngài Tổng cùng
anh bảo vệ đi dạo mát dưới hàng cây cổ thụ trên đường đê Nghi Tàm; và khi đến “Nhà sáng Tác của Hội Nhà Văn
Việt Nam” (cũng nằm trên đường đê Nghi Tàm), ngài Tổng đột nhiên ghé vào, không cần báo cho ai biết trước,
theo thông lệ “Tiền Hô Hậu Ủng” của một vị Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng! Trong “nhà sáng tác” lúc ấy chỉ có 2
người là: Nhà văn quân đội, Đại tá Xuân Thiều, công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Và nhà văn Bùi Bình Thi,
công tác tại tạp chí Văn Học. Hai nhà văn này hoàn toàn bất ngờ, nhưng rất vui mừng được gặp “Bác Ba Tổng Bí
Thư”! Xuân Thiều thấy Lê Duẩn vui vẻ, cởi mở, nên mạnh dạn nêu ra một câu hỏi, vốn đã dồn nén trong lòng suốt
hơn 15 năm nay, rằng: ”Thưa Bác, cháu định viết về Tết Mậu Thân, nhưng có một điều xin Bác chỉ giáo cho, đó là
chúng ta phải hy sinh nhiều quá! Và sự hy sinh quá lớn ấy có tương xứng với kết quả hay không?” Đang vui vẻ,
ngài Tổng bỗng nhiên nổi nóng, giận xanh cả mặt, quát lên: ”Anh là cán bộ quân đội mà nói như vậy đưuợc à?. . .
Hy sinh bao nhiêu cũng là xứng đáng, là cần thiết. Không có Mậu Thân thắng như vậy thì không có toàn thắng 30-
4-1975 được! Làm chiến tranh phải chịu hy sinh. Sợ hy sinh thì mất nước! Viết văn mà không hiểu điều đó thì viết
cái gì!. . . Là sĩ quan, là Đảng viên thì không được nghĩ sai lầm như thế!” Xuân Thiều sợ đến khiếp vía! Bùi Bình Thi
mau mau hạ giọng: ”Vâng! Chúng cháu phải hiểu như thế. Bác dạy những lý lẽ thật là vô cùng quí báu! Thật là may
mắn cho chúng cháu được Bác sẵn lòng chỉ dạy, cho chúng cháu tránh phạm sai lầm trong khi sáng tác ạ!” (Theo
lời kể lại của Tiến sĩ Dân tộc học, Viện trưởng Viện KHXH thành phố HCM - Mac Đường)

Đến năm 1985, Lê Duẩn đã mang bệnh trầm trọng, cho dù có đủ thứ thuốc trên đời với những Bác sĩ giỏi nhất
của Việt Nam, có thừa chất bổ dưỡng loại thượng hảo hạng. . . Nhưng khó bề kéo dài được mạng sống cho nhà
độc tài số I trong hàng ngũ lãnh tụ của Đảng CSVN! Bởi vì, Lê Duẩn vốn đã mắc nhiều bệnh hậu trong người, lại
thêm uất ức vì tình thế xây dựng CNXH Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông ta, ngày càng tệ hại; hơn nữa, ông ta
còn phải vung vãi sức lực để du híù với mấy cô bồ nhí, cho “khỏi phí tuổi già”. . . (Khi Lê Duẩn chết, người ta mới
biết ông có đến 4 cô “vợ trẻ” không chính thức – ngoài bà Cả (Bắc kỳ) và bà Hai (Nam bộ)!

Đứng trước tình hình khủng hoảng toàn diện vào những năm 1983-1985, có nguy cơ làm sụp đổ chế độ
CHXHCN Việt Nam; và bệnh tình của Lê Duẩn mỗi lúc thêm trầm trọng, cần chuẩn bị người thay thế ngôi vị Tổng
Bí Thư của Lê Duẩn! Cho nên BCT Trung ương Đảng CSVN đã triệu tập Hội Nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8
(khóa V), vào một ngày giữa tháng 6-1985. Trước hết, hội nghị này đã nhất trí sửa sai chính sách “Cải Tạo Công
Thương Nghiệp và Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp Ở Miền Nam”! Vậy là, trong vòng 6 năm (1979-1985), về chính sách
CTCTN và HTHNN ở Miền Nam, Trung Ương Đảng CSVN đã phải sửa sai đến 2 lần! Ngoài việc quyết định ngưng
ngay công cuộc CTCTN và HTHNN ở Miền Nam, Hội nghị 8 cũng ra Nghị quyết “Cải Tổ GIÁ, LƯƠNG, TIỀN”, và
nhà thơ Ủy Viên Trung Ương Đảng Tố Hữu được giao chỉ dặn thi hành nghị quyết này, nhưng Tố Hữu đã phải than
rằng ”Đồng tiền của chúng ta đã mất giá trị một cách mau chóng, trong khi vật giá cứ leo thang!”

Đa số đại biểu tham gia Hội Nghị Trung Ương lần thứ 8 (khóa V), đặc biệt là hầu hết các đại biểu Miền Nam,
đều công nhận Nguyễn Văn Linh đã có “Tầm Nhìn Sáng Suốt” về việc ông ta đã từng nêu ý kiến rằng: ”Chưa vội
tiến hành úp bộ ngay công cuộc CTCTN và HTHNN ở Miền Nam” (Nghĩa là hàm ý chỉ trích sự sai lầm của tập đoàn
Duẩn-Thọ!) Do đó, Nguyễn Văn Linh đã được đa số đại biểu tán thành cho ông ta phục hồi ngôi vị Ủy Viên Bộ
Chính Trị Khóa V. Trong BCT Trung Ương Đảng khóa IV, những người ra mặt ủng hộ Nguyễn Văn Linh, như là
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách. . . . Thấy khuynh hướng ủng hộ Nguyễn Văn
Linh mạnh mẽ, nên Lê Đức Thọ đành miễn cưỡng gật đầu.

Đến những tháng đầu năm 1986, bệnh tình của Lê Duẩn đã vô cùng trầm trọng, cần phải chuẩn bị hậu sự cho
ông Tổng Bí Thư 79 tuổi (!) BCT Trung Ương Đảng CSVN đã khẩn cấp triệu tập Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung
Ương Đảng khóa IV, lần thứ 10 (5-1986). Mục đích của cuộc Hội Nghị này, ngoài việc lo hậu sự cho Lê Duẩn, còn
bàn việc cử Trường Chinh “quyền Tổng Bí Thư”, nếu Lê Duẩn qua đời trước khi tiến hành Đại Hội Đại Biểu Toàn
Quốc Lần Thứ VI (12-1986); đồng thời cử Nguyễn Văn Linh giữ chức Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng
khóa IV, để chăm lo soạn thảo: "Báo Cáo Chính Trị” cho Đại Hội VI. Thế là, Nguyễn Văn Linh đã có cơ hội công
khai tiến hành cuộc vận động ”leo lên ngôi vị Tổng Bí Thư”, thay thế Lê Duẩn!

Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội Nghị Trung Ương Lần thứ 10 (khóa IV) là: Xem xét về “những khó
khăn mới và phức tạp đã đặt ra một yêu cầu khách quan, bức xúc có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng
CNXH do Đảng CSVN lãnh đạo!” Và để “xoay chuyển được tình thế, tạo ra một sự chuyển biến có ý nghĩa quyết
định trên bước đường đi lên CNXH, Đảng ta phải đổi mới sự lãnh đạo và chỉ đạo một cách mạmh mẽ, phải đổi mới
tư duy, trước hết là tư duy kinh tế.” (Theo Nghị Quyết Hội Nghị lần thứ 10, tháng 5-1986 – Xem Văn Kiện, đã dẫn).

Sau Hội Nghị này, Nguyễn Văn Linh đã ráo riết vận động cho “công cuộc đổi mới”, sẽ được bắt đầu từ sau Đại
Hội VI – Đại Hội mà ông ta tin tưởng là chắc chắn sẽ được ngồi vào cái ghế của Lê Duẩn! Nguyễn Văn Linh đã
công khai trao đổi với nhiều Ủy viên Trung Ương về quan điểm đổi mới của ông ta, như sau: ”Chỉ có đổi mới thì mới
thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát huy, thấy những sai lầm để sửa chữa. . . Muốn thế,
phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha
hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trong
mọi lãnh vực và trong bản thân từng người chúng ta…"

Và “Chuyển biến toàn bộ sự nghiệp cách mạng theo hướng đổi mới là một quá trình lâu dài. Chúng ta còn phải
tiếp tục kiên trì suy nghĩ, tìm tòi, thử nghiệm, từng bước hình thành cái mới một cách tích cực và vững chắc!” (Quan
điểm này đã được Nguyễn Văn Linh đưa vào bài “Diễn Văn Khai Mạc” Đại Hội VI). Để chứng tỏ là một lãnh tụ “Nhìn
Xa Thấy Rộng” trong công cuộc đổi mới, Nguyễn Văn Linh đã chỉ thị cho Lê Xuân Tùng (tức Mười Quảng), người
Trợ lý đắc lực của ông, tìm đủ cách sưu tầm và cho dịch ra tiếng Việt, hầu hết những bài phát biểu và sách viết về
PERESTROIKA (Đổi Mới) của Tổng Bí Thư Đảng CSLX Gorbachev, để ông ta nghiên cứu, chế biến thành chủ
trương đổi mới của Nguyễn Văn Linh. Vì thế, Nguyễn Văn Linh mới được một số người tâng bốc coi là
GORBACHEV VIỆT NAM (!?)

Trong thời gian này, có một sự kiện chính trị thuộc về nội bộ của hàng ngũ cộng sản Việt Nam, mang tính chất
phản kháng của một tập thể Cán bộ, Đảng viên đã từng tham gia “Hai Mùa Kháng Chiến”- chống Pháp và chống
Mỹ – đối với sự lãnh đạo của Trung Ương Đảng CSVN! Đó là việc ra đời của tổ chức được mệnh danh là: “Câu
Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ Thành Phố Hồ Chí Minh”, được gọi tắt là Câu Lạc Bộ Những Người
Kháng Chiến Cũ (CLBNNKCC).

Quá trình hình thành CLBKCC thật không dễ dàng! Đó là một quá trình phản ảnh quyền lực "chuyên chính vô
sản” của cá nhân Lê Đức Thọ, đồng thời cũng nói lên thực chất phản kháng của Lực Lượng Kháng Chiến Cũ.

Nhóm “Kháng Chiến Cũ” chủ trương thành lập một tổ chức “Phản Kháng Công Khai Hợp Pháp” gồm có những
người chủ chốt sau đây:

- Nguyễn Hộ, nguyên ủy viên thường vụ Thành ủy thành phố HCM, đương nhiệm Chủ tịch MTTQVN của thành
phố HCM.

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 31/10/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 7 sur 9

- Tạ Bá Tòng bí danh Tám Cần, nguyên ủy viên Thành ủy thành phố HCM, đương nhiệm Hội trưởng Hội Trí
Thức Yêu Nước thành phố HCM.

- Nguyễn Đức Hùng bí danh Tư Chu, nguyên Đại tá Tư Lệnh phó quân khu T4 (tức Sàigòn-Gia Định-Chợ Lớn).

- Thái Doãn Mẫn bí danh Tám Nam, nguyên Đại tá Phó Ban An Ninh T4.

- Huỳnh Văn Tiếng, nguyên Giám đốc Sở Thông Tin Nam Bộ, nguyên Giám đốc Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt
Nam.

- Võ Tuấn Anh bí danh Hai Việt, nguyên chánh văn phòng khu ủy T4.

- Võ Cương bí danh Mười Năng, Bác sĩ, nguyên Trưởng Ban Y tế T4.

- Huỳnh Văn Thơm bí danh Sáu Thơm, Đại tá, nguyên Tỉnh Đội Trưởng Tỉnh Đội Bộ Dân Quân Sốc Trăng.

- Nguyễn Văn Trấn bí danh Hai Cù Nèo và Bảy Chợ Đệm, nguyên Xứ ủy viên Xứ ủy Nam bộ, nguyên Trưởng
Ban Khoa Giáo Trung Ương Đảng.

Nguyễn Hộ và các đồng chí của ông nhận thấy thời điểm 1985, là thích hợp cho sự ra đời của một tổ chức
mang tính phản kháng công khai hợp pháp đối với đường lối lãnh đạo sai lầm của Đảng, trong công cuộc xây dựng
CNXH Việt Nam! Do đó, vào tháng 7-1985, họ định đệ đơn lên Chính Phủ xin thành lập tổ chức mang tên “Hội
Truyền Thống Kháng Chiến Nam Bộ”. Nhưng sau đó, họ đã đưa đơn lên UBND thành phố HCM, bởi vì họ đã đổi
phạm vi hoạt động hẹp hơn, từ Nam Bộ xuống thành phố, để dễ dàng được chấp thuận là “Hội Truyền Thống
Kháng Chiến Thành Phố Hồ Chí Minh”. Và đã được ông Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh ghi ý kiến chấp thuận
vào ngày 21-7-1985, như sau: ”Tôi rất đồng ý cho thành lập càng sớm càng tốt HTTKCTPHCM. Đề nghị thường
trực UBND ra quyết định”. Sở dĩ ông Nguyễn Văn Linh tích cực, ra mặt ủng hộ “Nhóm Nguyễn Hộ-Tạ Bá Tòng”
thành lập Hội Truyền Thống Kháng Chiến thành phố HCM, là vì mục đích tạo dựng một hậu thuẫn chính trị để cho
ông ta giành được thắng lợi trong Đại Hội VI sắp tới!

Thông thường, đã có ý kiến chấp thuận của Bí Thư Thành Ủy (như trên) là UBND phải chấp hành ngay! Nhưng
vì cái “Búa Tạ” của Lê Đức Thọ quá nặng, cho nên chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Khải cũng không dám
quyết định (!) Phan Văn Khải lại chuyển hồ sơ đó sang cho bà Nguyễn Thị Thanh, trưởng Ban Dân Vận Thành ủy.
Ban Dân Vận thành ủy lại chuyển cho ông Phan Minh Tánh, trưởng Ban Tổ chức thành ủy. Ban Tổ chức thành ủy
lại chuyển toàn bộ hồ sơ đó lên Ban Bí thư Trung Ương Đảng ở Hànội. Song Ban Bí Thư Trung ương Đảng cũng
không dám quyết định, lại chuyển sang cho ông trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng là Lê Đức Thọ, tức “Sáu
Búa”(Tục danh mà Cán bộ, Đảng viên đặt riêng cho Lê Đức Thọ!)

Hồ sơ xin thành lập “Hội Truyền Thống Kháng Chiến Thành phố HCM” của nhóm Nguyễn Hộ cứ chuyển lòng
vòng như vây, đã phản ảnh tệ trạng độc đoán của Lê Đức Thọ – tệ trạng quyền lực cá nhân trên quyền lực của tổ
chức; và cũng đã chứng tỏ ý kiến của Nguyễn Văn Linh không còn đủ sức mạnh để ra lệnh cho cấp dưới của ông
ta (khi cái bóng của Sáu Búa đang ngự trị Tổ chức!); đồng thời cũng chứng tỏ tập đoàn Duẩn-Thọ về cũng lo sợ
“sự phản kháng của lực lượng Đảng viên kỳ cựu của Nam Bộ!”

Vì thế, mãi đến một năm sau, Lê Đức Thọ mới trực tiếp ra lệnh cho Phan Văn Khải ra quyết định số 60, ngày 16-
5-1986, cho thành lập tổ chức, không mang tên như nhóm Nguyễn Hộ đề nghị, mà phải lấy tên là “Câu Lạc Bộ
Những Người Khánh Chiến Cũ thành phố Hồ Chí Minh”, với mục đích, nhiệm vụ chung chung như sau: ”Ra sức tập
hợp, đoàn kết rộng rãi những người kháng chiến cũ . . . Động viên giúp đỡ lẫn nhau phát huy trí tuệ, năng lực đóng
góp tích cực vào các phong trào và hành động cách mạng để thực hiện mọi nhiệm vụ, mọi chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước . . .” (Theo tài liệu “Những Người Kháng Chiến Cũ” của Đỗ Trung Hiếu, nguyên Chánh văn
phòng Ban Dân Vận thành ủy, thời gian 1984-1986, thành viên CLBNNKCC trong những năm 1987-1990).

Rõ ràng, Lê Đức Thọ đã quăng ra sôi “dây thòng lọng trung thành với Đảng, Nhà nước và Chủ nghĩa Xã hội”, để
xiết cổ những ai dám phản kháng đường lối lãnh đạo của Đảng! Ông Nguyễn Văn Trấn đã nhận xét rất đúng rằng:

“Lệnh truyền của Lê Đức Thọ về nhiệm vụ của “Hội” này được sửa ra là “Câu Lạc Bộ”, là nhấn mạnh nghĩa vụ
với Đảng , Nhà nước và Chủ Nghĩa Xã Hội . Quên điều đó là phạm tội tổ tông.” Và “đưa cái bài vị ấy ra chỉ làm cho
người ta nói hội ấy là . . . hội công cụ mà thôi”(Theo “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội” của Nguyễn Văn Trấn, NXB Văn
Nghệ, CA. USA. 1965, trang 377-378)

Cũng trong những năm trước khi tiến hành Đại Hội VI (12-1986), đã xẩy ra sự thanh trừng một cách bí ẩn, của
tập đoàn Lê Duẩn – Lê Đức Thọ đối với “phe cánh Võ Nguyên Giáp”! Vì vậy , đến năm 1986, phần đông những
tướng tá thân tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không về hưu thì cũng đã chết! Và cái chết bất ngờ, đầy sự bí ẩn
của đại tướng Hoàng Văn Thái (6-1986), là nỗi buồn đau vô cùng đối với đại tướng Võ Nguyên Giáp! Hoàng Văn
Thái là người cán bộ hạ thuộc và thân tín nhất của ông Giáp từ thời ở Trung Quốc (1943-1944) và ở căn cứ địa
Việt Bắc (1944-1945). Sau khi kháng chiến chống Pháp thành công (1945-1954), về Hànội, ông Giáp đã đưa Hoàng
Văn Thái lên chức Tổng Tham Mưu Trưởng QĐND. Nhưng đến năm 1957 thì Hoàng Văn Thái phải đưa cái ghế
Tổng Tham mưu trưởng cho Văn Tiến Dũng, và lui xuống làm Tổng Tham Mưu phó. Một dấu hỏi rất lớn đã đặt ra
trong dư luận công chúng Việt Nam: Vì sao Hoàng Văn Thái đã chết bất ngờ và không được phép xét nghiệm thi
hài trước khi chôn?

- Ngày 3-7-1986, là ngày buồn cho phe cánh Lê Đức Thọ, nhưng là ngày vui của phe nhóm Nguyễn Văn Linh,
bởi vì nhà đôc tài số 1 của Đảng CSVN - Lê Duẩn đã chết! Thế là, sau 26 năm mất chức Tổng Bí Thư (1960-1986),
Trường Chinh trở lại ngồi ghế Tổng Bí thư Trung Ương Đảng, vào cuối khóa V (7-1986).

Khi quan tài của Lê Duẩn vừa được vùi sâu dưới lòng đất trong nghĩa trang Mai Dịch (trong địa phận Thường
Tín-ngoại thành Hànội), thì cuộc tranh chấp phe nhóm trong nội bộ Trung ương của Đảng CSVN, cũng đã bắt đầu
bước vào “một cuộc đấu đá âm thầm nhưng rất quyết liệt” giữa vây cánh Lê Đức Thọ & hồn ma Lê Duẩn cùng với
phe nhóm của Nguyễn Văn Linh & Võ Nguyên Giáp. Trong số 114 ủy viên chính thức của Ban Chấp Hành Trung
ương Đảng CSVN khóa V (1982-1986), đã có đến 50 người thuộc hàng thân tín nhất của Lê Đức Thọ & hồn ma Lê
Duẩn. Số còn lại chia làm 3 nhóm: Nhóm Trường Chinh, nhóm Võ Nguyên Giáp và nhóm Nguyễn Văn Linh. Trong
cuộc đấu đá, thanh trừng nhau, trước ngày tiến hành Đại hội VI (12-1986), nhóm Nguyễn Văn Linh đã bắt tay với
nhóm Võ Nguyên Giáp, còn nhóm Trường Chinh thì giữ cái thế “ngả theo chiều gió” và “ông câu hưởng lợi”! (Theo
tiết lộ của một ủy viên trong Ban Bí thư Trung ương khóaV & VI – Xin được giấu tên).

Song tranh chấp gay gắt và nổi cộm nhất là trong “Quân Ủy Trung Ương” (tức tổ chức Đảng cao nhất trong
QĐND). Cụ thể như sau: Khoảng giữa tháng 9-1986, Quân ủy Trung Ương tổ chức “Đại Hội Đảng Toàn Quân” để
bầu đại biểu đi dự “Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ VI Đảng CSVN: Ba đại biểu sáng giá thuộc vây cánh Lê
Đức Thọ & hồn ma Lê Duẩn, là đại tướng Văn Tiến Dũng, đại tướng Chu Huy Mân và Trung tướng Đặng Vũ Hiệp
lại không được bầu (!). Nhưng đại tướng Võ Nguyên Giáp và đại tướng Lê Trọng Tấn lại được bầu với số phiếu
cao nhất! Thực tế này vượt ngoài ý muốn của Phan Đình Khải (tức Lê Đức Thọ). Một “kế hoạch đen” do Mai Chí
Thọ (em ruột của Lê Đức Thọ – tên thật là Phan Đình Đống – ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bộ trưởng Bộ Nội Vụ) chỉ
đạo, đã thực hiện trong bóng tối của mùa đông Hànội. . . Và ngày 5-12-1986, đột nhiên đại tướng Lê Trọng Tấn nãû

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 31/10/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 8 sur 9

ra chết một cách “bất đắc kỳ tủ” (!?)… Thế là, đại tướng Văn Tiến Dũng được thay thế vào cái ghế đại biểu của đại
tướng Lê Trọng Tấn trong Đại Hội VI.

Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ VI của Đảng CSVN khai mạc tại hội trường Ba Đình Hànội, vào ngày 15
tháng 12 năm 1986, với “Diễn Văn Khai Mạc” của Nguyễn Văn Linh, và Trường Chinh đọc “Báo Cáo Chính Trị”. Đại
Hội VI được tiến hành trong vòng 4 ngày (15 đến 18-12-1986).

Các quan sát viên nhận thấy chỉ có sự tham dự của 3 đoàn đại biểu quốc tế. Đó là:

1/- Đoàn đại biểu Đảng CS Liên Xô do E.K. Ligachev,ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư ủy ban Trung Ương Đảng dẫn
đầu.

2/- Đoàn đại biểu Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào do Cay-xỏn Phom-vi-Hản, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung
ương Đảng dẫn đầu.

3/- Đoàn đại biểu Đảng Nhân Dân Cách Mạng Campuchia, do Hêng-Xom-Ring, Tổng Bí thư Ban chấp hành
Trung ương dẫn đầu.

Không có sự tham dự của các đoàn đại biểu CS Đông Âu, Cu ba, Mông Cổ, Triều Tiên, đã phản ảnh một thực tế
rằng: Ngoài các Đảng CS chịu ảnh hưởng của Trung Cộng, không thể tham dự vì sợ đàn anh (Đặng Tiểu Bình) nổi
giận; còn lại các Đảng CS khác chắc chắn đang gặp phải những nan đề chính trị, có nguy cơ đến sự tồn vong của
Đảng cầm quyền (?) Vậy mà, những nhà lãnh đạo tối cao của Đảng CSVN vẫn còn mơ màng, hy vọng hão huyền
rằng: ”Các lực lượng cách mạng của thời đại đang không ngừng mạnh lên và rõ ràng ở thế chủ động, tiến công.
Lực lượng mọi mặt của hệ thống xã hội chủ nghĩa, do Liên Xô làm tru cột ngày càng được tăng cường.” (Văn Kiện
Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ VI, NXB Sự Thật, Hànội, 1987, trang 33).

Từ khi thành lập đến nay, Đảng CSVN đã trải qua 5 kỳ Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc (1930-1982), chưa có kỳ Đại
Hội nào có sự tranh chấp quyền lãnh đạo gay gắt, cũng như không có kỳ Đại Hội nào dám phê phán những sai lầm
của tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng, như kỳ Đại Hội Lần Thứ VI này! Chưa có ai dám ra mặt phê phán sai lầm
của ông Hồ Chí Minh, càng không có ai dám ra mặt phê phán những sai lầm vô cùng nghiêm trọng của tập đoàn
Duẩn-Thọ (!?) Ngay trong Đại Hội lần thứ VI này, cho dù Lê Duẩn đã chết, Lê Đức Thọ đã thiếu lực, kém thế, không
còn khống chế được Đại Hội, nhưng cũng không có ai dám phê phán đích danh những kẻ đã phạm sai lầm!

Tuy nhiên, Đại Hội VI đã có những biểu hiện chuyển biến tiến bộ hơn các kỳ Đại Hội trước nhiều, nó được minh
chứng bởi hai vấn đề quan trọng nhất sau đây:

Một là, dám vạch trần những sai lầm của Chấp Hành Trung ương Đảng khóa IV và khóa V, rằng:

“Trong mười năm qua (1976-1986) Đảng ta đã phạm nhiều sai lầm trong việïc xác định mục tiêu và bước đi về xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế.” “Trong những năm 1976-1980, trên
thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời.” “Đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh
tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành kinh tế quốc doanh.” v.v. . . Và “Những sai
lầm và khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban Chấp Hành trung
ương, Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Hội Đồng Bộ Trưởng. Cần nhấn mạnh rằng, việc chậm bố trí đúng sự chuyển tiếp
hay nhận lãnh đạo là một nguyên nhân trực tiếp làm cho sự lãnh đạo của Đảng trong những năm gần đây không
đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới.” (Văn Kiện Đại Hội VI, đã dẫn, trang 20-21 và 28)

Thông qua sự phê phán có tính khái quát, nhưng cũng phản ảnh được mức độ nghiêm trọng về sự sai lầm của
Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN, dưới trào Lê Duẩn - Lê Đức Thọ! Vấn đề quan trọng là, thấy được sai
lầm đã khó khăn, nhưng việc sửa chữa những sai lầm càng khó khăn hơn! Thực tế lịch sử sau Đại Hội VI sẽ trả lời
chính xác nhất! ï

Hai là, mạnh dạn đưa ra chủ trương ĐỔI MỚI, cho dù chỉ mới phác họa những nét chung chung, phiến
diện.

Phương châm căn bản của chủ trương đổi mới, do Nguyễn Văn Linh chủ xướng là: “Phải đổi mới cách nghĩ và
cách làm, dám thừa nhận và thay đổi những quyết định sai lầm, dám xử lý kiên quyết những trường hợp phức tạp.”
“Đảng phải đổi mới về nhiều mặt :đổi mới tư duy, trước hết tư duy kinh tế; đổi mới về tổ chức; đổi mới đội ngũ cán
bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.” (Văn Kiện Đại Hội VI, đã dẫn, trang 55 và trang 124)

Điều căn bản và trọng yếu nhất là Đổi Mới Chính Trị, nhưng trong Nghị Quyết của Đại Hội Đại Biểu Toàn
Quốc Lần Thứ VI của Đảng CSVN không hề nêu ra, cho dù chỉ là một câu hứa hẹn (?)

Ngay cả việc “Đổi Mới Tư Duy” cũng chỉ là sự “Đổi Mối Hình Thức”, vì rằng Tư Duy được Đổi Mới đó, không
vượt khỏi khuôn chế của cái cũ, đã lạc hậu . . . như những lời lẽ khẳng định sau đây: ”Muốn đổi mới tư duy, Đảng
ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Marx-Lénine, kế thừa di sản quí báu về tư tưởng
và lý luận cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, của đồng chí Lê Duẩn. . . “ (Văn Kiện Đại Hội VI, đã dẫn, trang 125)

Và theo Nghị Quyết gọi là Đổi Mới của Đại Hội VI thì “mắc xích quan trọng nhất” của công cuộc đổi mới là “Đổi
mới cán bộ lãnh đạo các cấp”, mà “trước hết phải đổi mới công tác cán bộ và đội ngũ những người làm công tác tổ
chức cán bộ.” (Văn Kiện Đại Hội VI, đã dẫn, trang 132) Nếu xét theo khía cạnh “phê phán sai lầm của lãnh đạo”, thì
đây là “một cú đánh quyết định”, nhằm vào Lê Đức Thọ = Trưởng Ban Tổ Chức của Trung ương Đảng (Lê Đức Thọ
đã nắm quyền sinh sát cán bộ suốt 26 năm (1960-1986) đối với hệ thống tổ chức cán bộ trong toàn quốc, bao gồm:
“các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cơ quan quản lý các ngành quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh, các chức vụ chủ chốt của 40 tỉnh, thành, đặc khu, của hơn 400 quận, huyện, các cơ sở trọng yếu của nền
kinh tế quốc dân.”)

Nguyễn Văn Linh và “phe nhóm đổi mới” đã giành được thắng lợi trong Đại Hội VI. Cụ thể la. 49 ủy viên Trung
ương Đảng khóa V, thuộc hàng thân tín của Lê Đức Thọ & hồn ma Lê Duẩn đã bị loại ra khỏi Ban Chấp Hành
Trung Ương Đảng khóa VI, trong đó có:

- Lã Lâm Gia, Bộ trưởng Lương Thực-Thực Phẩm.

- Lê Đức Thịnh, Chủ nhiệm Ủy Ban Quản lý Thị trường của Trung ương Đảng.

- Lê Khắc, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước.

- Nguyễn Côn, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng.

- Nguyễn Lân, Trưởng Ban Công nghiệp Trung ương Đảng.

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 31/10/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đại Việt-daiviet.org Page 9 sur 9

- Trần Phương, Phó Thủ tướng Chínnh phủ.

- Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Tổng Công Đoàn Việt Nam.

- Bùi Phụng, Thiếu tướng, ủy viên quân ủy trung ương kiêm thứ trưởng Bộ quốc phòng.

- Đặng Vũ Hiệp, trung tướng, thứ trưởng Bộ quốc phòng.

- Chu Huy Mân, đại tướng, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Ngay cả Lê Đức Thọ cũng bị áp lực, buộc phải “tự nguyện rút lui" theo Trường Chinh và Phạm Văn Đồng,
không ứng cử vào Trung ương Đảng khóa VI, vì “tuổi đã cao, sức đã yếu”, để được “Tuyên Dương Công Trạng”
ngay trước khi bầu cử Ban Chấp Hành Trung Ương khóa VI (17-12-1986).

Tổng số 128 người đắc cử vào Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa VI, đã có 65 ủy viên Trung Ương khóa
V tái đắc cử, và 63 người mới đắc cử lần đầu, đều thuộc “phe nhóm đổi mới” của Nguyễn Văn Linh, trong đó có:

- Nguyễn Mạnh Cầm, Thứ trưởng Bộ Ngoại Thương.

- Võ Trần Chí, ủy viên thường vụ thành ủy thành phố HCM.

- Nguyễn Công Tân, Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp.

- Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao.

- Phạm Tâm Long, thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. v. v. . . . . .

Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng khóa VI, không có gì khó khăn! Tuy nhiên,
Nguyễn Văn Linh vẫn chưa có thực lực tuyệt đối trong Bộ Chính Trị khóa VI! Bởi vì trong số 12 Ủy viên Bộ Chính
Trị khóa VI, phe nhóm Nguyễn Văn Linh chỉ chiếm 1/3 (Nguyễn Văn Linh, Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt và Lê Đức
Anh). Còn số 2/3 trong Bộ Chính Trị khóa VI là: Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách, Nguyễn Đức Tâm, Đào Duy
Tùng (thân tín của Trường Chinh)- Đồng Sĩ Nguyên, Mai Chí Thọ, Phạm Hùng, Đỗ Mười (vây cánh của Duẩn-Thọ).
(theo sự tiết lộ của Trần Phương, nguyên Bí thư riêng của Phạm Văn Đồng)

o0o

Nguyễn Văn Linh – con người cơ hội và đầy thủ đoạn chính trị, đã thành công trong việc tranh giành ngôi vị
Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng khóa VI (1986-1991), trước hết là nhờ sự ủng hộ, hầu như tuyệt đối, của Đảng Bộ
CS Miền Nam! Cái chết của Lê Duẩn và “tai tiếng xấu” của Lê Đức Thọ, trong khi trực tiếp chỉ đạo Đảng NDCN
Campuchia, ïđã tạo thuận lợi cho Nguyễn Văn Linh! Chiêu bài “Đổi Mới” của Nguyễn Văn Linh nhất thời hấp dẫn
được sự tin tưởng của những cán bộ, đảng viên, vốn đang khốn khổ vì sự lãnh đạo độc tài chuyên chính của tập
đoàn Duẩn–Thọ! Đối với tầng lớp trí thức trẻ, và thành phần văn nghệ sĩ cấp tiến, thì chiêu bài “Đổi Mới” của
Nguyễn Văn Linh giống như “Cái Phao Cấp Cứu” đang khi con thuyền sắp chìm giữa đại dương, mênh mông!

(Xem tiếp Giai đoạn 1987-1991) .......

Lê Tùng Minh

In bài này
l Cựu đề mục
l BÃI MẢ (8/21/2006)
l Cửu Long, Dòng Sông Tranh Luận (8/21/2006)
l GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI LÀM TRÂU (8/21/2006)
l KẾ-HOẠCH VẬN-ĐỘNG QUỐC-NỘI (8/21/2006)
l Kerry Hay Không Kerry? (8/21/2006)
l Kinh Tế Việt-Nam Trước Ngưỡng Cửa Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (8/21/2006)
l LẬT TẨY TRÒ HỀ HOÀ GIẢI HOÀ HỢP (8/21/2006)
l Một Vài Nhận Định Về Tình Hình Quốc Tế (8/21/2006)
l “NGÀY NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM” VÀ LỄ TUYÊN DƯƠNG CỜ VÀNG (8/21/2006)
l Người Lính Nguyễn Xuân Phúc (8/21/2006)
l Tân đề mục
l Thơ: NGẬM NGÙI - NGƯỜI MẸ CHIẾN BINH - KÌA VỪNG ĐÔNG TRƯỚC MẶT - TƯỞNG NHỚ - NHỮNG THỬ THÁCH TRÊN CON
ĐƯỜNG TRANH ĐẤU (8/21/2006)
l Thơ: GỌI HỒN - CHÚC ÔNG - ĐẢNG TA KHÔN - ĐẢNG ƠI ...OAN QÚA... - BIỆN HỘ - AI TRỒNG KHOAI ĐẤT NÀY - CHỐNG
CỘNG - BÁN BAO NHIÊU ĐÓ ĐỦ RỒI - KÌA TRANG QUỐC SỬ MỞ RỒI - (8/21/2006)
l Thơ: Cha Mẹ Dân (8/21/2006)
l Thơ: Tôi Đã Gặp (8/21/2006)

Số báo khác: Số 40

Copyright(c) 2006 by daiviet.org | »» Liên lạc»» | »» Trang nhà»» | »» Giới thiệu»»

http://www.daiviet.org/dvc2.asp?action=vdt&mdn=231&chude_id=45 31/10/2006
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

You might also like