You are on page 1of 4

HỆ BƠM CHỮA CHÁY

Vấn đề:

Em đang thiết kế hệ thống PCCC cho nhà máy cơ khí. hệ thống chữa cháy của nhà máy là hệ thống cấp
nước ngoài nhà và trong nhà. Em sử dụng 03 bao gồm 1 bơm điện, 1 bơm Diesel, 1 bơm điện bù áp.
Thông thường 3 bơm này sẽ dùng chung 1 tủ điều khiển bơm, nhưng chủ đầu tư yêu cầu tách riêng ra
mỗi bơm 1 tủ. Hiện tại em không biết cấu của tủ điều khiển bơm bao gồm những bộ phận gì? (ví dụ: bộ
sạc bình tự động, nguồn điện cung cấp cho tủ, cách khởi động bơm từ tủ,....) và tủ điều khiển bơm điện
khác gì so với tủ điều khiển bơm Diesel. Em nhờ các bác giúp đỡ em với vì bị chủ đầu tư dập quá trời
luôn.

Trả lời:

Vấn đề bạn hỏi có lẽ cũng là vấn đề chung của các kỹ sư khác thôi. Khi thiết kế cần phải hiểu bạn đang
thiết kế cái gì hay sát thực hơn là đang làm gì!
Trước hết phải hiểu hệ bơm chữa cháy như thế nào:
- Bơm bù áp: Là bơm dùng để duy trì áp lực đường ống, hoạt động bằng điện 3 pha 400VAC/50Hz. Như
thế để bơm bù áp chạy thì bạn phải thiết kế mạch khởi động cho motor bơm bù áp. Nó có thể là khởi
động trực tiếp (DOL), khởi động sao tam giác (Y/D) tùy theo công suất. Các khởi động điện tử thường
không được khuyến khích dùng trong hệ bơm chữa cháy vì thiết bị điện tử hay gặp lỗi bất thường.
- Bơm điện: Khi thực sự có cháy, nhu cầu nước dùng rất nhiều, bơm điện sẽ chạy trong trường hợp này.
Do đó, khi thiết kế bơm này, người ta thường chọn bơm có lưu lượng và cột áp rất lớn nên công suất
bơm này cũng lớn theo. Mạch khởi động của bơm này thường là loại Y/D.
- Bơm diesel: Nếu bạn dùng theo các chuẩn NFPA thì có bơm diesel. Còn nếu chọn theo chuẩn BS thì sẽ
là bơm điện. Bơm Diesel thực chất là một bơm nước có đầu kéo là động cơ diesel. Để kích hoạt động cơ
diesel chạy thì phải có một tiếp điểm khởi động! Thường tiếp điểm này là một công tắc áp lực. Bạn
không cần phải cấp điện cho bơm Diesel vì nó hoạt động do bình dầu trữ trong của bơm. Bơm diesel
cũng có một bảng điều khiển riêng và nguồn nuôi chính là các ắc quy nên bạn phải cấp một nguồn điện
để nuôi các ắc quy này.
Như thế, việc bạn cần làm là làm một panel có chức năng sau:
- Khởi động được bơm bù áp
- Khởi động được bơm điện
- Khởi động được bơm diesel
Ngoài ra, nếu cần thì panel có thể kiểm tra trạng thái công tắc áp lực, trạng thái đầy hay thấp của bồn
đầu diesel,... Cái này thì tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư,...

YÊU CẨU CỦA TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN BƠM PCCC

Hệ thống tủ bơm chữa cháy thường bao gồm các loại bơm sau:
1/ Bơm bù áp (Duy trì áp suất đường ống).
2/ Bơm điện (Bơm chính) (Cấp nước đường ống khi có sự cố cháy).
3/ Bơm diezen ( Hoạt động khi có sự cố cháy mà bơm điện không hoạt động được do mất điện hoặc
hỏng hóc) .
Việc điều khiển các bơm trên phải tuân theo các nguyên tắc riêng. Cụ thể như sau:

1. Điều khiển bơm bù áp :


Đây là bơm có chức năng duy trì áp lực đường ống. Khi áp suất đường ống nước bị tụt dưới ngưỡng đặt
(do bị dò rỉ qua các mối nối, các van một chiều ...) thì bơm sẽ hoạt động, khi đạt ngưỡng trên nó dừng
hoạt động. Loại bơm này công suất thường nhỏ và luôn nhỏ hơn bơm chính. Có hai loại khởi động chính
cho hệ thống này là sao/tam giác và khởi động trực tiếp (DOL). Việc chọn lựa hình thức khởi động nào
tùy thuộc vào công suất của máy bơm. Nhưng thông thường thì là khởi động trực tiếp. Yêu cầu với tủ
điều khiển máy bơm chữa cháy này là lưu ý đến áp suất đường ống, độ sụt áp đường ống. Áp suất hệ
thống thường được thiết kế 8 bar đến 10 bar. Bơm bù áp thường hoạt động kể khi không có sự cố cháy
sảy ra để luôn duy trì áp suất trên đường ống đạt yêu cầu.

2. Điều khiển bơm điện (bơm hoạt động chính):


Khi thực sự có cháy, bơm này sẽ làm việc do bơm bù áp không đủ lưu lượng cấp cho hệ thống. Lúc này
nhu cầu nước sẽ là nhiều nên công suất máy bơm loại này sẽ lớn hơn. Nên tủ điện điều khiển loại bơm
này thường có chế độ khởi động sao/tam giác. Một lưu ý với loại này là những hệ thống bơm lớn có thể
có kèm thêm bơm dự phòng, bơm mồi cho bơm chính. Cần thiết kế tủ điện điều khiển bơm cứu hỏa
đảm bảo tính tuần tự khởi động của các máy bơm. Và lưu ý đến tính độc lập nguồn cấp cho máy bơm vì
khi cháy sảy ra điện thường bị ngắt hoặc được ngắt. Bơm điện (bơm chính) thường đặt hoạt động ở áp
suất từ 5-7 bar. Khi bơm chính chạy thì cần phải dừng bơm bù áp.

3. Điều khiển bơm diesel :


Tùy tiêu chuẩn ( NFPA 20, BS, UL, FM, TCVN..) và vị trí, tính độc lập của hệ thống bơm PCCC mà hệ thống
bơm chữa cháy có bơm diesel hay không. Với tiêu chuẩn NFPA thì yêu cầu có bơm diesel với tiêu chuẩn
BS thì không. Bơm diesel thực chất là bơm được kéo bằng động cơ diesel. Với loại bơm này yêu cầu điều
khiển phức tạp hơn do có phần điều khiển động cơ diesel. Bản thân động cơ hiện đại thường có bộ điều
tốc điện tử việc khởi động và điều tiết áp lực có thể điều khiển thông qua bộ điều khiển/điều tốc (tín
hiệu analog/số).Với loại bơm này thì không cần phần mạch lực cấp nguồn cho máy bơm vì máy bơm chạy
bằng diesel. tủ sẽ bao gồm phần điều khiển là chính. Lúc này nguồn nuôi sẽ là điện acquy. Vì theo
nguyên tắc phòng cháy chữa cháy thường phải cắt điện trước, hoặc nguyên nhân cháy nổ do hệ thống
điện gây ra dẫn đến hệ thống điện ngừng hoạt động. Một lưu ý khi thiết kế tủ điện điều khiển bơm
diesel là động cơ dùng cho phòng cháy ít khi được hoạt động. Cần có chế độ chạy động cơ định kì(động
cơ để quá lâu không dùng khó khởi động). Và tủ điện điều khiển máy bơm cứu hỏa diesel cần có sạc
nguồn cho acquy vì acquy sẽ hết điện áp nếu không được sạc, hoặc điện yếu không đủ điện khởi động
động cơ diesel .Tủ điều khiển máy bơm diesel đưa ra tín hiệu điều khiển động cơ theo chu kì như sau:
khởi động động cơ lần một 10 đến 15s nếu không khởi động được thì phải dừng quá trình khởi động lại
chờ trong 10s để acquy hồi điện. Nếu sau một số lần khởi động không được thì cần dừng máy và cảnh
báo để kĩ thuật khắc phục tình trạng động cơ không khởi động được. Với loại động cơ có bảng điều khiển
điện tử thì tủ điều khiển bơm chữa cháy không cần quy trình khởi động như trên mà bản thân bộ điều
khiển sẽ tự khởi động theo lập trình của nhà sản xuất. Khi có bảng điều khiển điện tử . Tủ điện điều
khiển bơm chỉ cần đưa ra tín hiệu chạy / dừng động cơ mà thôi.

Chú ý:
- Hệ thống điện cấp cho tủ điện bơm chữa cháy phải được lắp riêng biệt với hệ thống lưới điện cấp điện
cho tòa nhà ( Không chung aptomat tổng với lưới điện sinh hoạt) để khi có sự cố cháy, nếu tắt điện của
tòa nhà thì điện cấp cho tủ bơm không bị mất.

- Có thể thay thế bơm diezen bằng bơm điện nếu có nguồn điện dự phòng UPS.
- Với hệ thống bơm cứu hỏa ngành xăng dầu trong hệ thống còn có hệ thống tạo bot, trộn hóa chất... vì
dập cháy xăng dầu không dùng nước được mà phải dùng dung dịch/dung môi hóa chất.
- Nên thiết kế tất cả trong một tủ điều khiển không nên tách rời thành 3 tủ điều khiển riêng vì chúng có
tính liên hoàn với nhau.
-Không nên dùng các bộ khởi động hay điều khiển bằng điện tử. Các thiết bị này cho đến nay vẫn có thể
sảy ra lỗi bất thường nhất là với hệ thống pccc tính dự phòng cao, rất ít khi hoạt động.

Bơm bù áp thực sự là có tranh cãi rất nhiều giữa Cảnh sát PCCC với nhau. Theo luồng chung của Cảnh sát
PCCC, cột áp bơm bù áp phải lớn hơn bơm điện cũng như diesel ít nhất 10%. Theo mình thì 10% cũng là
quá lơn rồi. Thực tế, các bơm bù áp đa số chọn loại đa tầng cánh nên áp lực của bơm này trong phần
mềm chọn khá cao, thường cột áp dư của bơm đa tầng cánh lên đến 30% (tất nhiên là khi lưu lượng rất
thấp) nên bạn có thể chọn cột áp bơm bù áp bằng với bơm điện cũng ổn.
- Lưu lượng cho bơm bù áp cũng gây tranh cãi. Thực tế, lưu lượng này không cần cao lắm nếu xét đến hệ
thống đường ống là kín tuyệt đối. Nó chỉ chạy khi áp xuống thấp và cắt khi áp lên mức dự trữ trong ống.
Bạn cũng có thể chọn bơm bù áp có lưu lượng bằng 1 vòi phun để khi có cháy xảy ra, có thể dùng 1 vòi là
chữa cháy được. Còn nếu tính kỹ, bạn phải tính thể tích nước chứa trong toàn bộ đường ống chữa cháy,
ví dụ tổng chứa nước trong đường ống khoảng 10 m3, số nước cần bù sẽ không quá 1% thể tích nước tứ
khoảng 100 lít. Thời gian bơm bù chạy khoảng ít nhất 5 phút. Khi đó lưu lượng chọn là 20 l/min hay
khoảng 1.2 m3/h. Lưu lượng này thường rất nhỏ nên gần như bạn chọn lưu lượng bù áp cỡ nào cũng đủ.
Tuy nhiên, vì bơm chạy phải có tính giải nhiệt các bộ phận làm kín trong bơm nên thời gian bơm chạy
phải ít nhất hơn 2 phút để không làm hỏng bơm.
Về tủ điện khiển, mình có một bài trong topic này rồi. Ở đây mình nói thêm về các công tắc áp lực để bạn
tiện thiết kế. Các công tắc áp lực thường có cấu tạo sau:
- Một công tắc điện khô loại SPDT (SPDT là công tắc 1 NO và 1NC với 1 chân chung) dùng cho khiển.
- Một nút chỉnh áp ngưỡng (trên mặt in là Range) và một nút chỉnh lệch áp (Difference). Ví dụ Range là
2~10kgF/cm2, Difference là 1~5 kgF/cm2. Bạn chỉnh Range là 7 tức là 70 mét nước và Difference là 2 tức
20 mét nước. Khi đó, Bơm sẽ chạy khi áp nhỏ hơn 70 - 20 = 50 mét nước và dừng khi đạt 70 mét nước.
Việc chọn công tắc áp lực cho bơm bù áp phải rất chính xác và rõ ràng hai áp lực đang chỉnh phải nhỏ
hơn cột áp cực đại của bơm bù áp. Mức chỉnh Range cũng chính là mức áp trữ trong hệ thống PCCC mà
bạn tính toán.
Như thế, ở mức áp cao từ 50~70 mét nước, chỉ có bơm bù áp chạy. Khi bơm bù áp không cung cấp đủ
nước chữa cháy, áp lực chắc chắn sẽ giảm hơn 50 mét nước, khi đó bơm điện sẽ hoạt động. Thường thì
khi bơm điện hoạt động, áp lực nước sẽ đủ, nhưng bơm điện phải được thiết kế cho chữa cháy nên khi
chạy là sẽ không dừng lại và chỉ dừng lại khi có người đến tắt nó tức không cần dùng nữa.
Trong quá trình chữa cháy nếu bơm điện bị hỏng, cột áp sẽ tiếp tục sụt giảm và lúc đó sẽ vận hành bơm
điện số hai hoặc bơm diesel.
Qua phân tích, bạn đã thấy là hệ PCCC cần ít nhất ba công tắc áp lực và chỉnh mức cho ba công tắc này là
rất quan trọng. Công tắc cho bù áp giả sử là 50~70 mét nước, công tắc thứ hai phải chọn range là 70 và
difference là 25 để 45 mét nước là tác động bơm và công tắc thứ ba chọn range là 70 mét và Difference
là 35 mét để 35 mét nước là tác động bơm. Các công tắc thứ hai và thứ ba khi tác động, dù đã đủ áp dự
trữ, bơm cũng không dừng lại nên phải có tiếp điểm nối tắt hai công tắc này nếu nó tác dụng.

Cau hoi:

Khi thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy cho công trình, trong trường hợp nào thì các máy bơm chữa
cháy có thể chỉ cần được đấu nối với một nguồn điện?

Tra loi:

- Theo quy định tại khoản b, điều 10.24 TCVN 2622-1995: Cho phép dùng máy bơm để cấp
nước chữa cháy mà không cần máy bơm dự bị và máy bơm chữa cháy chính, chỉ nối với một
nguồn điện khi lượng nước chữa cháy bên ngoài dưới 20lít/giây hoặc trong các xí nghiệp hạng
sản xuất E, D mà công trình có bậc chịu lửa I, II hoặc trong nhà sản xuất khi lưu lượng nước
chữa cháy bên ngoài không quá 20 lít/giây.

- Theo quy định tại Điều 2.3.6.1 QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống
điện của nhà ở và nhà công cộng: phải có hệ thống điện riêng để duy trì hoạt động các bộ phận
thiết yếu cho dịch vụ an toàn làm việc ở mọi thời điểm và mọi điều kiện ; Theo mục b, Điều
2.3.6.2 QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà
công cộng: thì bơm chữa cháy là một hạng mục thuộc dịch vụ an toàn.

- Theo quy đinh tại điều 2.3.7.1 QCVN 12:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống
điện của nhà ở và nhà công cộng: nguồn điện dùng cho dịch vụ an toàn (ắc qui, pin, tổ máy phát
điện độc lập, lộ riêng độc lập với lộ cấp điện bình thường) phải có đủ công suất, độ ti cậy, thời
gian hoạt động đáp ứng cần thiết, thông số đặc trưng và thời gian chuyển đổi thích hợp theo quy
định.

Như máy bơm chữa cháy lắp đặt tại nhà ở và nhà công cộng phải được đấu nối với hai nguồn
điện độc lập (nguồn điện chính và nguồn dự phòng) có lộ riêng độc lập với lộ cấp điện bình
thường.

You might also like