You are on page 1of 49

WEBSERVER PLC S7-1200

TÀI LIỆU WEBSERVER


Update: 09-Sep-2017
Biên soạn: Trương Hồng Phúc
Email: phuchong94@gmail.com
SĐT: 0968.460.480

Nội dung
1. Tạo web cơ bản
2. Đọc biến từ PLC xuống trình duyệt
3. Ghi giá trị từ trình duyệt lên PLC
4. Dùng kĩ thuật Ajax để đọc và ghi giá trị biến
5. Điều khiển qua WIFI
6. Hướng dẫn NATPort
7. Điều khiển qua Internet

Các kí hiệu dùng trong tài liệu


Ví dụ

Chú ý, ghi chú

Trương Hồng Phúc P a g e 1 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Cách sử dụng tài liệu


Tài liệu này viết cho tất cả mọi người đều đọc và làm được. Những bạn nào có kiến thức cơ bản hay
master vấn đề này rồi thì đọc nhanh hơn và nếu sai chỗ nào các bạn đóng góp mình với ☺
Mình khuyên các bạn dành nhiều thời gian để tìm hiểu những vấn đề liên quan về web trước như:
HTML, CSS, Javascript, PHP…sau đó tìm hiểu tới AJAX (Ajax nó không phải là ngôn ngữ mà là kỹ thuật
xử lí để không bị refresh trang)
Khi các bạn đọc tới đây thì chắc chắn có bạn sẽ nản, vì học hàng loạt cái đó thì biết chừng nào xong?
Mà nếu học xong rồi thì nó có liên quan gì đến webserver của PLC. Đúng là nó chỉ liên quan đến phần
nhỏ thôi, nhưng bạn phải học qua để biết và hiểu được code người khác viết, sau đó viết lại theo ý của
mình.
Nếu bạn là SV và có nhiều thời gian thì lời khuyên là các bạn dành khoảng 1 tháng để học những cái
trên. Học HTML trong khoảng 10 ngày và thực hành theo hướng dẫn. CSS bạn học trong khoảng 5
ngày, sau đó qua Javascript học khoảng 5 ngày nữa. Tổng cộng là 20 ngày rồi. Còn lại 10 ngày các
bạn sẽ tìm hiểu về AJAX. Khi học xong thì mình đảm bảo 90% bạn không nhớ hết về CSS và cú pháp
để viết form, input… nhưng khi bạn gặp lại nó bạn xem lại sẽ rất nhanh, và bạn đọc tài liệu của người
khác chẳng hạn như tài liệu này thì bạn biết nó làm chức năng gì vì đơn giản bạn đã học qua rồi ☺ ☺
Các bạn có thể rút ngắn thời gian, có thể học hết trong vòng 1 tuần là xong. Nhưng nhớ là các bạn
nên thực hành đặc biệt là phần HTML.
Tài liệu học web mình sẽ cho link bên dưới. Tất nhiên link của các Thầy/ Cô dạy chứ không phải của
mình ☺ ☺
Học HTML cơ bản https://goo.gl/pZ6SY2
Học CSS cơ bản https://goo.gl/nw1Hho
Học Javascript https://goo.gl/nNjaKi
Học AJAX nguyên lí https://goo.gl/xR2k4U

Trương Hồng Phúc P a g e 2 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

BẮT ĐẦU
Phần mềm:
1. Phần mềm để lập trình web: Subline Text 3, Notepad++
2. Phần mềm để lập trình PLC: TIA Portal v13
3. Dùng trình duyệt web: Chrome, Cốc cốc
Phần cứng:
1. Máy tính, laptop có cài 2 phần mềm trên, và sử dụng trình duyệt web nào cũng được ☺
2. PLC S7-1200 (Ở hướng dẫn này mình dùng con CPU 1212C AC/DC/RL)
3. Cáp mạng Ethernet.
Mô hình kết nối:

Nguồn

192.168.1.2

192.168.1.3
PLC S7-1200

Máy tính và PLC phải cùng một lớp mạng thì mới link được với nhau.
Máy tính có địa chỉ IP. 192.168.1.2
PLC có địa chỉ IP. 192.168.1.3
Các bạn có thể đặt địa chỉ IP của máy tính theo mong muốn. Xem cách cài đặt ở phụ lục 2
Nếu bạn nào chưa rõ về IP thì xem Cách đánh địa chỉ IP ở phụ lục 1

Để làm việc với webserver bạn cần phải có PLC thật.

Trương Hồng Phúc P a g e 3 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

1. TẠO WEB CƠ BẢN


Bước 1: Mở trình duyệt Notepad++

Bước 2: Gõ lại hay copy code sau. (Mình khuyên bạn nên gõ lại để quen)
<!DOCTYPE html>
<!-- AWP_In_Variable Name='"Motor"' -->
<html lang= "en">
<head>
<meta charset = "utf-8">
<title>WebServerS71200</title>
</head>
<body>
<form>
<p>
<input type="submit" value="Start">
<input type="hidden" name='"Motor"' value ="1">
</p>
</form>

<form>
<p>
<input type="submit" value="Stop">
<input type="hidden" name='"Motor"' value ="0">
</p>
</form>
Motor: :="Motor":

</body>
</html>
Sau khi gõ hay copy xong ta được kết quả như thế này.

Trương Hồng Phúc P a g e 4 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Bước 3: Tạo 1 forder có tên “TEST_WEBSERVER” ngoài màn hình Desktop

Trong thư mục này tạo thư mục có tên Web để chưa phần web do mình tạo

Trương Hồng Phúc P a g e 5 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Bước 4: Lưu file lại thành tệp tin html.
1. Chọn biểu tượng Save để lưu lại
2. Chọn vào desktop
3. Chọn đến forder ngoài Desktop có tên “TEST_WEBSERVER” Chọn thư mục “Web”
4. Đặt tên file là “index.html”
5. Nhấn nút Save để lưu

1
3

2
4
5

Trương Hồng Phúc P a g e 6 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Bước 5: Sau khi lưu xong bạn ra Desktop mở thư mục “TEST_WEBSERVER” lên vào thư mục Web,
trong đó đã chứa file “index.html”. File này sẽ được nạp vào PLC ở các bước sau.

-----------------------------Xong phần 1 – Tạo web-----------------------------

Giải thích code


<!DOCTYPE html>
<!-- AWP_In_Variable Name='"Motor"' --> Khai báo sử dụng biến Motor
<html lang= "en"> Ngôn ngữ Tiếng Anh
<head> Header
<meta charset = "utf-8"> Định nghĩa cách mã hóa Utf-8
<title>WebServerS71200</title> Tiêu đề trang là WebServerS71200
</head>
<body>
<form> Tạo form có chức năng
<p> Khi bấm vào nút Start thì biến Motor=1
<input type="submit" value="Start">
<input type="hidden" name='"Motor"' value ="1">
</p>
</form>
<form> Khi bấm vào nút Stop thì biến Motor=0
<p>
<input type="submit" value="Stop">
<input type="hidden" name='"Motor"' value ="0">
</p>
</form>
Motor: :="Motor": Hiển thị giá trị của biến Motor lấy từ PLC
</body>
</html>

Trương Hồng Phúc P a g e 7 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Giao diện của trang Web

Trương Hồng Phúc P a g e 8 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

2. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH PLC


Bước 1: Mở phần mềm TIA v13
Để tạo project mới Bạn click vào “Create new project”

Bước 2: Đặt tên Project, chọn đường dẫn


Ở đây mình đặt tên là Project1, đường dẫn là thư mục lúc đầu đã tạo.

Trương Hồng Phúc P a g e 9 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Bước 3: Chọn thiết bị PLC

Bước 4: Chọn thiết bị PLC phù hợp

3
Click đúp vào CPU phù hợp.

Trương Hồng Phúc P a g e 10 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Chú thích phần chọn, cấu hình PLC phù hợp

Hình ảnh PLC thực tế. Ở mặt bên phải của PLC có ghi rõ cấu hình.

Trương Hồng Phúc P a g e 11 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Bước 5: Lập trình chương trình đơn giản
Viết cho những bạn chưa sử dụng TIA lần nào ☺. Bạn để ý 2 phần cơ bản
• Program blocks: Đây là khu vực bạn viết chương trình
• PLC tags: Biến

Đầu tiên vào khai báo 3 biến sử dụng cho chương trình

Trương Hồng Phúc P a g e 12 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Sau đó viết chương trình (ngôn ngữ mình dùng là ngôn ngữ Ladder)

Trương Hồng Phúc P a g e 13 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Bước 6: Load chương trình xuống PLC và test thử chương trình
1. Đầu tiên bạn phải kết nối Máy tính với PLC bằng cáp mạng
2. Giả sử bạn đã biết địa chỉ của PLC (ở đây PLC của mình có địa chỉ là 192.168.1.3 ) thì
bạn PING tới địa chỉ đó thử để biết nó kết nối được chưa.
(Nếu bạn chưa biết PLC có IP là bao nhiêu vui lòng qua Bước 6 --> 4.)
Mình dùng Win8 nên bạn vào Search gõ cmd, Sau đó bấm Enter.

Sau đó bạn gõ vào Command Prompt: ping 192.168.1.3


Máy tính hiện ra kết quả như hình bên dưới
Như thế này là chưa kết nối được

Do máy tính và PLC khác lớp mạng nên nó không “nhìn thấy nhau”. Chính vì vậy bạn phải cấu
hình địa chỉ IP cho máy tính lại
Sang bước 3 nhé ☺
3. Sau khi kết nối bạn cấu hình cho Máy tính (PC) và PLC phải cùng một lớp mạng.
Bạn click chuột phải vào biểu tượng wifi.

Trương Hồng Phúc P a g e 14 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Bạn để ý hình trên, Mình dùng wifi (số 1) để sử dụng Internet. Còn số (2) là dây mạng (mạng
Ethernet) để kết nối vào PLC.
Bạn bấm vào Ethernet

Trương Hồng Phúc P a g e 15 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

2
1

3
Sau đó bạn cấu hình IP tĩnh lại cho PC sao cho cùng lớp mạng là được. nghĩa là nó bắt đầu
bằng 192.168.1.xxx. Bạn thay chữ xxx thành con số nào cũng được (trừ mấy số đặc biệt ra :v)
Mình lấy nó là số 2 luôn cho dễ nhớ ☺ Như vậy IP của máy tính có dạng: 192.168.1.2

Sau khi làm xong. Bạn ping lại PLC. Ping 192.168.1.3. Kết quả như thế này là OK ☺

Trương Hồng Phúc P a g e 16 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

4. Giả sử có bạn không biết PLC có địa chỉ IP là gì thì làm sao mà ping ???? --> Cũng có lý ☺
Để làm tìm được IP của PLC bạn quay lại phần mềm TIA v13.
Vào Device Configuration  Chọn vào PLC  Properties  PROFINET interface  IP protocol
-> Chỉnh IP lại thành 192.168.1.3
(Thường thì PLC có IP mặc định là 192.168.0.1, thực hiện bước này bạn cài đặt lại IP theo ý
bạn, và load chương trình xuống phần cứng. Bạn muốn chỉnh lại bao nhiêu cũng được tùy
theo mỗi người, tuy nhiên khi bạn sử dụng PLC thì nên cho người khác cái địa chỉ để khỏi mắc
công tìm lại đia chỉ như nãy giờ mình đang làm)

2
5 3
1

Trương Hồng Phúc P a g e 17 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
5. Click chuột vào PLC_1 sau đó download chương trình xuống PLC thật

Sau đó trong ô Type of the PG/PC interface chọn PN/IE


PG/PC interface chọn: Realtek PCIe FE……

Sau đó click vào Load

Trương Hồng Phúc P a g e 18 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Sau đó chọn Stop all

Cuối cùng chọn Finish

Trương Hồng Phúc P a g e 19 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

6. Như vậy là bạn đã load xong chương trình cơ bản xuống PLC. Bạn có thể chạy Go Online để
xem chương trình hoạt động.
(Nếu bạn nào thắc mắc về cách chạy Go Online thì email lại mình để mình làm tiếp hướng dẫn, vì cái
này chắc mọi người đều biết ☺)

 Qua bước 7

Phụ lục: Tìm những thiết bị liên kết được với máy tính
Vào mục Online access  Realtek PCIe FE……  Update accessible

Khi tìm xong thì nó xuất hiện các PLC tìm được

Trương Hồng Phúc P a g e 20 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Trương Hồng Phúc P a g e 21 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Bước 7: Kích hoạt và viết chương trình Webserver
1. Vào lại phần lập trình trong OB1
Vào Communication  WEB Server  WWW
Kéo WWW vào network2
Ở ô CTRL_DB điền vào 333
RET_VAL (lỗi trả về): OK (%MW2)

2. Trong phần General tích vào ô Active web server on this module

5
2

1
4 3

3. Trong phần User-defined Web pages


Chọn thư mục chứa trang web đã tạo lúc đầu.

Trương Hồng Phúc P a g e 22 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

3
4

1 2
4. Trong Default HTML page: tương tự như trên chọn file index.html
Application name: Ở đây mình đặt WebserverS71200
(Bạn đặt tên gì cũng được nhưng chú ý không nên đặt có dấu, kí tự đặc biệt, có khoảng
cách…)
Sau đó click vào Generate blocks

3 2
5. Sau khi tạo xong thì trên Status hiện như thế này là xong.

Trương Hồng Phúc P a g e 23 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

6. Bạn load chương trình xuống PLC như bước 6

Trương Hồng Phúc P a g e 24 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Bước 8: Truy cập vào web
1. Gõ vào thanh địa chỉ địa IP của PLC 192.168.1.3
Trình duyệt web sẽ hiển thị như thế này. Bạn click vào Enter

2. Đây là trang web mặc định của SIEMENS

Trương Hồng Phúc P a g e 25 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
3. Để vào trang mình đã lập trình thì bạn đăng nhập
Name: admin
Password: bỏ trống
Và click vào log in
Mặc định là như vậy, tuy nhiên nếu có password bạn đã đặt thì nhập đầy đủ vào ☺

4. Nếu trang web hiện ra thế này thì bạn click vào nâng cao

5. Sau đó chọn Tiếp tục truy cập (không an toàn)

Trương Hồng Phúc P a g e 26 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

6. Bạn đã đăng nhập thành công. Click vào User Pages

7. Click vào Homepage of the application WebserveS71200

Trương Hồng Phúc P a g e 27 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

8. Khi đó ta đã được giao diện của trang web

9. Sử dụng: Click vào Start thì Motor = 1, Stop thì Motor = 0

Chúc các bạn may mắn.

Trương Hồng Phúc P a g e 28 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

4. KỸ THUẬT AJAX

Nói chung mình là SV điện tử nên không rành lắm, bạn cứ hiểu đại khái nó thế này
Bình thường web muốn cập nhật giá trị mới thì phải refresh lại trang. Nhưng khi dùng kỹ thuật Ajax
thì nó sẽ cập nhật lại đúng những giá trị mình muốn thôi, trang web không bị refresh lại trang.
Để đọc dữ liệu từ PLC lên dung kỹ thuật AJAX:

Trương Hồng Phúc P a g e 29 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Trong file dulieu.html

Trong file index.html


Để sử dụng AJAX thì bạn them dòng code trong script

Trương Hồng Phúc P a g e 30 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Để đọc và gửi dữ liệu từ PLC lên dung kỹ thuật AJAX:


Trong thư mục, Sẽ bỏ 3 file vào chung

Trong đó, ta quan tâm tới file index

Trương Hồng Phúc P a g e 31 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Trương Hồng Phúc P a g e 32 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Hàm gửi dữ liệu xuống là: guidata()


File dulieu.html

File guidulieu.html

Trương Hồng Phúc P a g e 33 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Trương Hồng Phúc P a g e 34 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

4. ĐIỀU KHIỂN QUA WIFI


Bản chất của việc điều khiển qua Wifi chính là Ethernet (LAN)

192.168.100.1
A B
192.168.100.2 192.168.100.5

192.168.100.200

Khi kết nối wifi, địa chỉ của laptop phải ở chế độ IP động.
Smartphone muốn kết nối được với PLC, thì Smartphone phải connect được với router wifi
PLC gắn vào Router này thì đặt địa chỉ tĩnh (thường là .150 trở lên) ở đây mình dung .200

Trương Hồng Phúc P a g e 35 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

6. 1. Hướng dẫn NATPort


Tại sao phải NATPort?

Hướng dẫn NATPort cho CAMERA mình sưu tầm trên mạng. Thấy khá hay và cụ thể.
Cách mở port này các bạn có thể áp dụng cho tất cả các loại modem Huawei có giao diện như
ở bên dưới. (hg8045a, hg8045, hg8245…)
A, Chuẩn bị:
– Các bạn phải xác định được Port cần NAT và địa chỉ IP camera nhà bạn là gì. ( Để biết Port
và IP các bạn có thế và mục Cài đặt (Setting) của đầu ghi -> Mạng (network) và địa chỉ sẽ hiện ra
đó. các bạn ghi lại và xxem mình hướng dẫn bên dưới nhé.
– Máy tính và mạng internet
– Tên miền DDNS (dyndns) để cáu hình IP động xem từ xem (Nếu không có các bạn có thể
alo mình 300k/năm 0914181990)
Hoặc các bạn có thể đăng ký miễn phí tại đây –
http://camerahadong.net/huong-dan-dang-ky-va-su-dung-ten-mien-ddns-mien-phi-camera/
B, Cài đặt:
– Địa chỉ IP camera nhà mình là 192.168.100.4, port có 3 port đó là 81, 8760, 101
( Chú ý: dải IP của đầu ghi và dải IP của modem mạng các bạn phải đổi giống nhau. Nếu địa
chỉ IP là bạn là 192.168.1.10 thì phải đổi thành 192.168.100.10. Tốt nhất các bạn nên đổi giống mình
là 192.168.100.4 cho dễ làm việc đỡ nhầm.
– Đầu tiên chúng ta mở trình duyệt Google Chrome ( Ie, Firefix, cốc cốc đều được ) nhập vào
địa chỉ Gateway mặc định là 192.168.100.1 nó sẽ hiện ra giao diện như sau: (Nếu không vào được
các bạn có thể tự tìm gateway nhà mình tại đây)

Trương Hồng Phúc P a g e 36 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

+ Tên truy câp (Account) là telecomadmin


+ Password mặc định là admintelecom -> Login
HOẶC PASS SAU: user: root , pass: admin

– Login xong trang modem sẽ đưa ta vào giao diện chính của Modem chúng ta bắt đầu làm theo thứ tự

Trương Hồng Phúc P a g e 37 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
1, Click vào Thẻ Forward Rules ( Thông thường vào click vào thẻ sẽ hiện ra ngay mục bên trái DMZ
Configuration nếu chưa vào chúng ta sẽ kích vào mục đó

2, Click vào chữ New để add DMZ

3, Click vào ô Enble DMZ để kích hoạt DMZ

4, Điền địa chỉ IP của camera nhà bạn ( Địa chỉ nhà mình là 192.168.100.4)

5, Click Apply để lưu và áp dụng

6, Tiếp tục Click vào ô Port Mapping Configuration để tiếp tục cài đặt

7, Click vào ô New để bắt đầu Nat Port ( Sau khi nhấn New giao diện sẽ như sau)

Trương Hồng Phúc P a g e 38 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

7, Điền Port đầy đủ vào 4 ô ( Lưu ý quan trọng 4 số ở đây phải giống nhau) ( Chúng ta có 3 port thì chúng ta Nat 3
lần, lần đầu mình sẽ Nat port 81)

8, Điền địa chỉ IP vô đây (192.168.100.4)

9, Trước khi click vào ô Apply các bạn nhớ tích vào ô Enble Port Mapping

10, Nhấn New để tiếp tục Nat thên 1 port nữa

Trương Hồng Phúc P a g e 39 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

11, Điền port thứ 2 chúng ta cần NAT ( của mình là 8760. Mỗi loại đầu có mỗi port khác nhau, các bạn chú ý đừng
NAT nhầm nhé)

12, Lại điền địa chỉ IP của đầu ghi vào đây

13, Trước khi click vào ô Apply các bạn nhớ tích vào ô Enble Port Mapping

14, Nhấp vào New để Nat tiếp Port cuối

Trương Hồng Phúc P a g e 40 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

15, Tiếp tục điền nốt Port cuối cùng của mình là 101

16, Điền địa chỉ IP đầu ghi hình

17, Trước khi click vào ô Apply các bạn nhớ tích vào ô Enble Port Mapping

( Như vậy chúng ta đã hoàn thành mục NAT, Chúng ta bắt đầu thêm tên miền vào mục DDNS là oke)

Trương Hồng Phúc P a g e 41 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

18, Kích vào thẻ Network Application để vào mục cài đặt

19, Chọn mục DDNS Configuration

20, Nhấn ô New bên trên để hiện ra các ô bên dưới để điền vào, Tiếp đến ô Sevice Provider chọn dyndns

21, Ô HostName nếu có sẵn chúng ta không phải thay đổi gì. Nếu không có chúng ta điền member.dyndns.org

22, Ô Sevicer Port Nếu nó có sẵn thì chúng ta không phải điền. Nếu không có chúng ta điền 80

23, Domain Name chúng ta đánh tên miền chúng ta đã tạo

24, User name là tên tài khoản dyndns.org của chúng ta

25, Pass của tài khoản dyndns.org của chúng ta

26, Click Apple để kết thúc

—————– Như vậy là đã xong bây giờ chúng ta thử kiểm tra xem Port đã thông chưa bằng cách sau:

Chúng ta check port thông hay không cúng ta cũng vào địa chỉ – http://ouo.io/w911c

Trương Hồng Phúc P a g e 42 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Nếu Nó báo Port của bạn Open thì có nghĩa bạn đã NAT thành công, chúng ta chỉ cần đánh đúng địa chỉ tên
miềnvà Port trên phần mềm để xem là oe.

Nếu Port của bạn báo Close màu đỏ thì tức là bạn đã làm sai bước nào đó. Các bạn có thể vào Tại sao NAT Port
rồi mà không xem camera được qua mạng? để kiểm tra nhé

Trương Hồng Phúc P a g e 43 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

7. ĐIỀU KHIỂN QUA INTERNET


Các bạn xem mô hình:

hongphucbkhcm.ddns.net

123.20.53.109

A B

192.168.100.1

192.168.100.2

192.168.100.200

Giả sử từ máy tính A ở một nơi nào đó rất xa PLC. Cần điều khiển qua Internet. Tuy nhiên muốn truy
cập được PLC thì đầu tiên ta phải biết IP công cộng của router chính là 123.20.53.109. Khi đó muốn
truy cập vào Router này ta chỉ cần gõ vào trình duyệt web địa chỉ: 123.20.53.109; Lúc này máy A đã
truy cập đến Router. Tuy nhiên Router này sẽ không cho truy cập vào bên trong nên ta không thể
truy cập và lấy dữ liệu ra ngoài. Muốn truy cập vào bên trong thì ta phải cho phép dữ liệu đi vào và
đi ra cái Router đó bằng cách mở cổng -mở Port (thuật ngữ gọi là NATPort).
Sau khi NATPort xong thì lúc này Router sẽ dùng địa chỉ LAN (192.168.100.1) chuyển đến địa chỉ PLC
192.168.100.200. Như vậy thì ta có thể truy xuất dữ liệu từ bên ngoài qua Internet.
Vấn đề đặt ra là:
Làm sao để biết IP công cộng của Router là bao nhiêu
Bạn truy cập vào trang web này để xem địa chỉ IP công cộng của Router
https://www.whatismyip.com/

Trương Hồng Phúc P a g e 44 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

PHỤ LỤC 1: ĐỊA CHỈ IP


Địa chỉ IP là gì?
"Địa chỉ IP" là viết tắt của địa chỉ Internet Protocol address (địa chỉ giao thức Internet). Mỗi thiết bị
được kết nối vào mạng (như mạng Internet) cần có một địa chỉ.
Địa chỉ IP giống như số điện thoại cho máy tính của bạn. Số điện thoại của bạn là một dãy số để xác
định điện thoại của bạn, để mọi người có thể gọi bạn. Tương tự, địa chỉ IP là một dãy số xác định máy
tính để có thể gửi nhận dữ liệu đến các máy khác.
Thường địa chỉ IP bao gồm bộ bốn số, cách nhau bằng dấu chấm.
Ví dụ 192.168.1.42 là một địa chỉ IP.
Một địa chỉ IP gồm có 3 phần. Phần đầu tiên là địa chỉ mạng (network address), phần thứ cuối cùng
là địa chỉ máy (host address) và phần còn lại (nếu có) là địa chỉ mạng con (subnet address).
Địa chỉ mạng của một địa chỉ IP được tìm ra khi thực hiện phép toán logic AND giữa địa chỉ IP đấy và
một giá trị gọi là mặt nạ mạng (network mask, tôi sẽ không dùng từ “mặt nạ mạng” trong tất cả các
bài về sau mà chỉ dùng “network mask” cũng như sẽ không dịch từ “mask” thành “mặt nạ” nữa).
Network mask cho biết bao nhiêu bit trong địa chỉ IP là địa chỉ mạng.

Phân lớp địa chỉ IP:


Địa chỉ IP được phân ra làm 5 lớp mạng (lớp A, B, C, D, và E). Trong đó bốn lớp đầu được sử dụng,
lớp E được dành riêng cho nghiên cứu. Lớp D được dùng cho việc phát các thông tin
broadcast/multicastt (broadcast/multicast IPs). Lớp A, B và C được dùng trong cuộc sống hàng ngày.

Cách phân biệt IP lớp A, B, C, và D:


Một địa chỉ IP với bit đầu tiên là 0 thuộc về lớp A, bit đầu tiên là 1 và bit thứ 2 là 0 thuộc lớp B, bit đầu
là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 0 thuộc lớp C, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 1, bit 4 là 0 thuộc lớp D. Lớp E là
các địa chỉ còn lại. Bảng sau tóm tắt ý tưởng này:
Lớp IP Dạng địa chỉ IP (x là bit bất kỳ) Network mask mặc định (default network mask)
A 0xxxx…….xxx 255.0.0.0
B 10xxx…….xxx 255.255.0.0
C 110xx…….xxx 255.255.255.0
D 1110x…….xxx (không dùng)

Trương Hồng Phúc P a g e 45 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Ví dụ địa chỉ 10.243.100.56 là một địa chỉ IP lớp A vì octet đầu được biểu diễn dưới dạng nhị phân
thành 00001010. Bit đầu tiên là 0 nên địa chỉ đó thuộc về lớp A.

Mỗi lớp có 2 địa chỉ dành riêng là địa chỉ thấp nhất (phần địa chỉ máy toàn bit 0), và địa chỉ cao nhất
của lớp đó (phần địa chỉ máy toàn bit 1). Như vậy, địa chỉ mạng có thể có trong một lớp sẽ phụ thuộc
vào số bit trong network mask (bit mang giá trị 1). Nếu gọi số bit 1 trong network mask là x thì số địa
chỉ mạng tối đa có thể có trong một lớp là 2^x
Như vậy lớp A có 126 địa chỉ, lớp B có tối đa 16382 địa chỉ, lớp C có 2097150 địa chỉ.
Một địa chỉ mạng lớp C sẽ có 254 địa chỉ máy, tương tự cho địa chỉ mạng lớp B, và A.
Tổng số địa chỉ của một lớp mạng là tích của số địa chỉ mạng và số địa chỉ máy trong một mạng
thuộc lớp đó.
Tóm lại thường mạng mình hay sử dụng là mạng lớp C. Bắt đầu bằng 192.xxx.xxx.xxx
Những IP cùng 1 lớp mạng sẽ nhìn thấy nhau được nếu cùng giống nhau 3 số đầu tiên, và khác nhau
1 số cuối.
Ví dụ:
192.168.1.20
192.168.1.15
Hai IP này cùng thuộc 1 lớp mạng.

PHỤ LỤC 2: CÀI ĐẶT IP


Ở đây mình dung win7
Bước 1:
Click chuột phải vào biểu tượng mạng >> Open Network and Sharing Center

Bước 2:
Click vào như hình dưới

Trương Hồng Phúc P a g e 46 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Bước 3:
Chọn Properties

Trương Hồng Phúc P a g e 47 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200
Bước 5:

Bước 6:
Điền địa chỉ IP vào.

Trương Hồng Phúc P a g e 48 | 49


WEBSERVER PLC S7-1200

Chúc các bạn thành công!

Trương Hồng Phúc P a g e 49 | 49

You might also like