You are on page 1of 4

1/13/2017 Táo quân – Wikipedia tiếng Việt

Táo quân
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Táo Quân (Trung: 灶君 <灶君> (Táo quân)/  Zào jūn


); Táo Vương (灶王) hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian
Việt Nam và Trung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có nghĩa là bếp. Việt
Nam và Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau.

Mục lục
1 Trung Quốc
1.1 Thờ cúng
2 Việt Nam
2.1 Thờ cúng
3 Truyền hình
4 Ghi chú
5 Tham khảo
6 Liên kết ngoài

Trung Quốc
Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân như sau:

Theo Lã Thị Xuân Thu: Chúc Dung là thần quản lý lửa do Viêm
Đế mang tới, khi chết người dân thờ làm thần lửa
Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là
Vương Thị
Theo Dũ Dương Tạp Trở: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên
là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không
trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi...
Theo Hoài Nam Tử: Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến
cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp

Về giới tính, người dân Phúc Kiến, Giang Tây cho rằng Táo là nữ
thần, gọi là "Táo Quân Lão mẫu" hoặc "Táo Quân Thái thái". Theo
Thái Bình Ngũ Lãm trích từ Ngũ Kinh dĩ nghĩa, Trịnh Huyền cho Táo
Thần là "lão phụ" tức một người đàn bà. Hứa Thận, nhà ngôn ngữ đời
Đông Hán, thì cho rằng: "Táo Thần họ Tô tên Cát Lợi, phu nhân của
Táo Thần họ Vương tên Bác Giáp" và hình tượng Táo Thần là người
đàn ông. Nhưng người vùng Ninh Hóa và một số vùng khác thì vẫn tôn
thờ nữ thần, có thể do họ chịu ảnh hưởng của Trịnh Huyền hoặc cho
Táo Thần chuyên lo việc bếp núc, điều tra tội nhỏ, là việc của nữ
giới[1].
Táo Quân Trung Hoa
Thờ cúng

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_qu%C3%A2n 1/4
1/13/2017 Táo quân – Wikipedia tiếng Việt

Người Trung Quốc cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch)
để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24
tháng Chạp. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo.
Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời[1].

Việt Nam
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị
thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng
được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" ­ vị thần Đất, vị thần Nhà,
vị thần Bếp núc[2]. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo
Quân hoặc Ông Táo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên
thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó
có những sự khác nhau về tình tiết[3], nội dung chính được tóm tắt như
sau:
Táo quân Việt Nam, hình vẽ thế kỷ 19
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con,
nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao
giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết
giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao
đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai
người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao
ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao
không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của
mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy
để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm
Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân ( 定福灶君 ), nhưng mỗi người giữ một việc:

Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần[4]

Thờ cúng

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình,
phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong
nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán.
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời
nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng có cá chép vì người
Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời[5].

Ngoài ra người Việt Nam còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với
Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới
trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh
Bộ đồ cúng Táo Quân

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_qu%C3%A2n 2/4
1/13/2017 Táo quân – Wikipedia tiếng Việt

soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc
không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Truyền hình

Ghi chú
1. ^ a ă Xem bài Người Trung Quốc ăn Tết ra sao? (http:// 4. ^ Theo Cao Đài từ điển, mục từ Táo quân­Táo Vương
www.vietnamnet.vn/tet/baoxuan/2005/02/373438/) (http://www­personal.usyd.edu.au/~cdao/tudien/t/t1­23
2. ^ Trần Quốc Vượng, Tr. 330. 7.htm#01)
3. ^ Nhất Thanh (Đất Lề Quê Thói, Saigon 1970, tr. 320) 5. ^ Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết (http://www.
chép huyền thoại này như sau: "Ngày xưa có hai vợ nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/01­2k7­31.htm)
chồng nghèo đến nỗi phải bỏ nhau. Sau, người vợ lấy
được người chồng khác giàu có. Một hôm cúng, đang
đốt vàng mã ngoài sân, vô tình người chồng trước vào
xin ăn, vợ nhận ra, động lòng thương cảm, đem cơm
gạo tiền bạc ra cho. Người chồng sau biết chuyện,
người vợ bèn lao đầu vào đống vàng cháy chết thiêu.
Người chồng cũ cảm kích nhảy vào lửa chết theo.
Chồng sau vì thương, nên cũng nhảy vào nốt. Cả ba đều
chết cháy. Ngọc Hoàng thấy ba người có nghĩa, phong
làm vua bếp."[1] (http://vietsciences.free.fr/vietnam/van
hoa/phongtuc/taoquanvn­tq.htm)
4. ^ Theo Cao Đài từ điển, mục từ Táo quân­Táo Vương

Tham khảo
Cao Đài từ điển: Táo quân ­ Táo vương (http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/t/t1­237.htm#01)
Bài Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết (http://www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/01­2k7­31.htm) của tác
giả Phong Hoá.
Bài Táo quân Việt Nam và táo quân Trung Quốc (http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/phongtuc/taoqua
nvn­tq.htm) của tác giả Lê Anh Minh.
Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (2000)

Liên kết ngoài
Mâm cỗ truyền thống rước ông Táo về Trời (http://danviet.vn/que­nha/mam­co­truyen­thong­ruoc­ong­tao­v
e­troi/20140122075930257p1c29.htm)
Thờ cúng Ông Táo ở các miền Việt Nam. (http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/0202/truyen_thong/bai_05.html)
Phong tục cúng Ông Táo của người Hoa ở Việt Nam (http://chuaba.binhduong.com.vn/print_news.php?id=4
5)

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Táo_quân&oldid=23503603”

Thể loại:  Thần tiên Thần thánh Việt Nam Nhân vật truyền thuyết Trung Hoa Thần thoại Trung Hoa


Tín ngưỡng dân gian Việt Nam Tín ngưỡng dân gian Trung Quốc Đạo giáo

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 06:14 ngày 13 tháng 4 năm 2016.
Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự; có thể áp dụng điều
khoản bổ sung. Với việc sử dụng trang web này, bạn chấp nhận Điều khoản Sử dụng và Quy định quyền
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_qu%C3%A2n 3/4
1/13/2017 Táo quân – Wikipedia tiếng Việt

riêng tư. 
Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận. 

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_qu%C3%A2n 4/4

You might also like