You are on page 1of 7

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LẦN THỨ 12 HCMUT – 26-28/10/2011

ĐẶC TRƯNG MÔ ĐUN BIẾN DẠNG CỦA ĐẤT SÉT PHA CÁT TỪ
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG VÀ HIỆN TRƯỜNG

TRẦN XUÂN THỌ a, NGUYỄN LÊ DU b

a
Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM, Việt Nam
txtho@hcmut.edu.vn
b
Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp. HCM, Việt Nam
nguyenledu@hcmutrans.edu.vn

1. GIỚI THIỆU

Ngày càng nhiều công trình cao tầng được xây dựng trên nền đất tốt tại thành phố Hồ Chí
Minh bằng giải pháp móng bè. Do đó cần phải tính toán chính xác độ lún của đất nền để đảm
bảo ổn định cho công trình. Tuy nhiên trong giai đoạn thiết kế ban đầu chỉ có số liệu từ kết quả
thí nghiệm trong phòng cho nên quá trình tính toán độ lún sẽ khác biệt rất nhiều so với thực tế.
Vì vậy xây dựng tương quan mô đun biến dạng từ kết quả thí nghiệm trong phòng và hiện trường
là hết sức cần thiết. Từ đó, giúp cho người thiết kế có thể dựa vào kết quả thí nghiệm trong
phòng để điều chỉnh và tính toán độ lún của nền móng công trình được chính xác và phù hợp với
thực tế công trình ở hiện trường.

2. THUYẾT THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT VÀ BÀN NÉN TĨNH HIỆN TRƯỜNG

2.1 Thí nghiệm nén cố kết


Mẫu đất thí nghiệm có hình trụ tròn, với tỉ số giữa đường kính và chiều cao khoảng 3/4. Đối
với đất loại sét và đất loại cát, đường kính mẫu cho phép không nhỏ hơn 50mm. Đối với đất có
lẫn sỏi sạn, đường kính mẫu không nên nhỏ hơn 70mm. Tải trọng tác dụng lên mẫu theo từng
cấp và phải bảo đảm thẳng đứng. Sai số cho phép của mỗi cấp áp dụng trong thời gian thí
nghiệm không vượt quá 3%. Sơ đồ thí nghiệm nén cố kết được mô tả như Hình 1.
Sau khi chuẩn bị mẫu và cân chỉnh đồng hồ đo biến dạng chúng ta tiến hành chất tải. Số
lượng cấp áp lực không nhỏ hơn 5 cho một mẫu nén. Tùy theo tải trọng của công trình mà các
cấp tải tác dụng sẽ được chọn khác nhau, theo chiều sâu có thể dựa vào tải trọng bản thân của
cột đất. Theo dõi biến dạng nén trên đồng hồ biến dạng dưới mỗi cấp tải trọng ngay sau 15 giây
tăng tải.
Khoảng thời gian đọc biến dạng nén lần sau được lấy gấp đôi so với lần đọc trước: 15; 30
giây; 1; 2; 4,8; 15; 30 phút, 1; 2; 3; 6; 12; 24 giờ kể từ lúc bắt đầu thí nghiệm cho đến khi ổn
định quy ước.
Thời gian theo dõi biến dạng khôi phục của đất cát pha và sét pha được phép giảm bớt hai lần
so với lúc tăng tải. Đối với đất sét thì tiêu chuẩn ổn định về biến dạng khôi phục cũng được lấy
như biến dạng nén lún.
Sau khi hiệu chỉnh và vẽ đường nén lún, hệ số nén lún a được xác định:
e −e
a n −1,n = n −1 n (1)
Pn − Pn −1
en-1: Hệ số rỗng ở cấp tải trọng thứ n – 1; en: Hệ số rỗng ở cấp tải trọng thứ n; Pn-1: Áp lực nén
cấp thứ n - 1, kN/m2 ; Pn: Áp lực nén cấp thứ n, kN/m2
Mô đun biến dạng cho từng cấp tải:
1 + en−1 (2)
En−1,n = β .
an,n−1
2ν 2 , ν : Hệ số Poisson
β = 1−
1 −ν

Hình 1: Sơ đồ thí nghiệm cố kết Hình 2: Sơ đồ thí nghiệm bàn nén tĩnh

2.2 Thí nghiệm bàn nén tĩnh hiện trường


Thí nghiệm bàn nén tĩnh hiện trường nhằm xác định mô đun biến dạng của đất nền trong
phạm vi chiều dày bằng 2 đến 3 lần đường kính tấm nén.
Đặt bàn nén tại vị trí dự định sẽ đặt móng, sau đó tiến hành chất tải theo từng cấp cho đến khi
đất nền bị phá hoại.
Mô đun biến dạng E của đất được xác định theo biểu đồ liên hệ giữa độ lún tấm nén với áp
lực tác dụng lên tấm nén.
Thiết bị thí nghiệm bàn nén nén tĩnh chính gồm bàn nén hay tấm nén, thiết bị chất tải, neo
giữ, kích thủy lực, đồng hồ đo biến dạng được mô tả như Hình 2.
Tấm nén được lắp vào cột ống đường kính 219mm và hạ xuống đáy lỗ khoan đã được vét
sạch. Dùng đối trọng và các vòng định hướng để cân bằng tấm nén cùng với cột ống khi hạ. Đặt
tấm nén sâu hơn chân ống chống từ 2 đến 5cm. Sau khi đặt tấm nén, tiến hành lắp thiết bị chất
tải, thiết bị neo và hệ thống neo. Võng kế kiểm tra được lắp trên hệ mốc chuẩn. Dây của võng kế
kiểm tra được gắn vào mốc không di động đặt ở ngoài thành thí nghiệm.
Tăng tải trọng lên tấm nén thành từng cấp ΔP tùy theo loại đất thí nghiệm và trạng thái đất.
Tổng số các cấp gia tải được chọn phụ thuộc vào loại tải trọng dự kiến của công trình truyền
xuống, không được ít hơn 4 kể từ giá trị tương ứng với cấp áp lực do trọng lượng bản thân của
đất tại cao trình thí nghiệm. Giá trị tải trọng lớn nhất có thể chọn là Pmax = (1.5 ÷ 2) sức chịu tải
thiết kế cho móng nông.
Giữ mỗi cấp gia tải đến khi ổn định biến dạng quy ước của đất theo TCXDVN 80:2002. Thời
gian giữ mỗi cấp gia tải tiếp sau không ít hơn thời gian giữ cấp trước.
Ghi số đọc các biến dạng kế tại mỗi cấp tải. Ngừng thí nghiệm khi ổn định biến dạng ứng với
Môđun biến dạng E được tính toán cho đoạn tuyến tính của biểu đồ S = f(P) theo công thức:
ΔP
E = (1 − μ 2 ). = (1 − ν 2 ).ω.d .
P (3)
d .S ΔS
d: Đường kính của tấm nén tròn hoặc cạnh của tấm nén vuông; ν : Hệ số Poisson ; ω : Hệ
số không thứ nguyên, phụ thuộc vào hình dạng và độ cứng tấm nén. Đối với tấm nén cứng, hình
tròn lấy ω = 0.79 và hình vuông lấy ω = 0.82 ; ΔP = Pc - Pđ: Gia số áp lực lên tấm nén, MPa. (Pđ:
Ứng suất do trọng lượng bản thân); ΔS (cm): Gia số độ lún tấm nén, tương ứng với ΔP.

3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ XÂY DỰNG MỐI TƯƠNG QUAN

Tiến hành thí nghiệm tại 4 công trình khu vực thành phố Hồ Chí Minh:
- Công trình trụ sở làm việc cục trinh sát A21 - 39 Lê Quý Đôn - Quận 3. Thời gian thí
nghiệm từ 24/08/2010 đến 29/08/2010. Thí nghiệm 04 điểm với cấp tải từ 0.5 kG/cm2 đến 5.5
kG/cm2
- Công trình trụ sở làm việc công ty Hà Đô 4 - 60A Trường Sơn - Quận Tân Bình. Thời gian
thí nghiệm từ 02/09/2010 đến 12/09/201. Thí nghiệm 05 điểm với cấp tải từ 0.5 kG/cm2 đến 6.0
kG/cm2 .
- Công trình Chung cư Thái An - Nguyễn Văn Quá - Tân Thới Hiệp - Quận 12. Thời gian thí
nghiệm từ 11/03/2010 đến 26/03/2010. Thí nghiệm 06 điểm với cấp tải từ 0.5 kG/cm2 đến 9.0
kG/cm2
- Công trình Chung cư cao tầng 13/2 Âu cơ - Quận Tân Phú. Thời gian thí nghiệm từ
18/04/2010 đến 06/06/2010. Thí nghiệm 06 điểm với cấp tải từ 1 kG/cm2 đến 10.0 kG/cm2.

3.1 Kết quả thí nghiệm trong phòng


Thực hiện thí nghiệm nén cố kết và các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất nền ở trong phòng. Kết
quả thí nghiệm của từng công trình được tổng hợp trong Bảng 1, 2, 3, 4. Mẫu đất thí nghiệm
tương ứng với độ sâu được tiến hành thí nghiệm bàn nén tĩnh hiện trường, các biểu đồ quan hệ e
- p của thí nghiệm nén cố kết được thể hiện ở Hình 3.
Bảng 1: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý - công trình 60A Trường Sơn
Loại đất: Sét pha cát, trạng thái dẻo mềm

w = 21.44% Gs = 2.7 wP = 14.8% ϕ = 9ο41′


γ = 20.2kN / m3 S r = 92.3% wL = 26% c = 19.2kN / m 2
γ d = 16.6kN / m 3
n = 38.6 I P = 11.2%
e0 = 0.628 I L = 0.59

Bảng 2: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý - công trình Trụ sở làm việc công ty Hà Đô 4
Loại đất: Sét pha cát, trạng thái dẻo mềm

w = 20.5% Gs = 2.7 w L = 23.6% ϕ = 13ο24'


γ = 20.4kN / m 3 S r = 90 .0% wP = 17% c = 15kN / m 2
γ d = 17.0kN / m 3 n = 37.0 I P = 6 .6 %
e0 = 0.588 I L = 0.53
Bảng 3: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý - công trình Chung cư cao tầng 13/2 Âu Cơ
Loại đất: Sét pha cát, trạng thái dẻo cứng

w = 21.7% Gs = 2.689 wL = 31.8% ϕ = 13ο55′


γ = 18.89kN / m 3 S r = 79.6% wP = 16.1% c = 26.2kN / m 2
γ d = 15.52kN / m 3 n = 42.3 I P = 15.7%
e0 = 0.733 I L = 0.36

Bảng 4: Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý - công trình Chung cư Thái An 3, 4, Quận 12
Loại đất: Sét pha cát, trạng thái dẻo cứng

w = 21.1% Gs = 2.78 wL = 36.1% ϕ = 150 26′


γ = 20.3kN / m 3 S r = 90% w P = 17 .2% c = 22kN / m 2
γ d = 16.8kN / m 3 n = 40 I P = 19%
e0 = 0.655 I L = 0.21

Công trình Công trình Công trình Công trình


39 Lê Quý Đôn 60A Trường Sơn 13/2 Âu Cơ Chung cư Thái An
Hình 3: Quan hệ e - p trong thí nghiệm nén cố kết

3.2 Kết quả thí nghiệm hiện trường


Kết quả thí nghiệm bàn nén tĩnh hiện trường được biễu diễn thông qua các cấp áp lực nén và
độ lún tương ứng. Mỗi công trình được mô tả đại diện một điểm nén tĩnh như ở Hình 4.
Điểm nén tĩnh NT1- công trình 39 Lê Quý Đôn Điểm nén tĩnh NT1- công trình 60A Trường Sơn

Điểm nén tĩnh NT1-công trình Chung cư Thái


Điểm nén tĩnh NT1- công trình 13/2 Âu Cơ
An
Hình 4: Kết quả thí nghiệm bàn nén tĩnh hiện trường

3.3 Xây dựng mối quan hệ mô đun biến dạng từ thí nghiệm hiện trường và trong phòng
Xác định độ lún của công trình đòi hỏi độ chính xác cao bởi độ lún của nền và móng ảnh
hưởng đến độ ổn định của công trình. Chính vì thế phải tiến hành xây dựng mối tương quan mô
đun biến dạng hiện trường và mô đun biến dạng trong phòng mE = mPLT / moed để xác định độ
lún thực tế công trình một cách chính xác.
Bảng 5: Mối tương quan mE - Công trình Trụ sở cục trinh sát ngoại tuyến 39 Lê Quý Đôn

Mô đun biến dạng m PLT


Cấp nén P (kN/m2) Nén cố kết Eoed Bàn nén EPLT mE =
(kN/m2) (kN/m2) m oed
0
1334.70 5794.08 4.34
50
2063.94 5708.47 2.77
100
3147.54 6408.13 2.04
200
4904.73 8686.04 1.77
400

Bảng 6: Mối tương quan mE - Công trình Trụ sở công ty Hà Đô 4 - 60A Trường Sơn

Mô đun biến dạng m PLT


Cấp nén P (kN/m2) Nén cố kết Eoed Bàn nén EPLT mE =
(kN/m2) (kN/m2) m oed
0
2748.46 14671.75 5.34
50
2445.58 9173.74 3.75
100
3863.08 10236.67 2.65
200
6787.09 11650.50 1.72
400
Bảng 7: Mối tương quan mE - Công trình Chung cư cao tầng 13/2 Âu Cơ

Mô đun biến dạng m PLT


Cấp nén P mE =
Nén cố kết Eoed Bàn nén EPLT
(kN/m2) m oed
(kN/m2) (kN/m2)
50
1806.92 8771.92 4.85
100
3372.92 14439.44 4.28
200
6621.23 21070.53 3.18
400

Bảng 8: Mối tương quan mE - Công trình Chung cư Thái An, Nguyễn Văn Quá

Mô đun biến dạng m PLT


Cấp nén P mE =
Nén cố kết Eoed Bàn nén EPLT
(kN/m2) 2 m oed
(kN/m ) (kN/m2)
0
1251.75 5709.69 4.56
50
1661.897 6831.83 4.11
100
2556.30 9683.84 3.79
200
5126.54 16277.18 3.18
400

Kết quả xây dựng mối tương quan giữa mô đun biến dạng hiện trường và mô đun biến dạng
trong phòng mE = mPLT / moed được tổng hợp trong bảng 5, 6, 7 và 8 ứng với mỗi cấp áp lực
nén cho 4 công trình đã thực hiện nghiên cứu.
Kết quả mô đun biến dạng từ thí nghiệm bàn nén tĩnh hiện trường và thí nghiệm nén cố kết
ứng với các cấp nén khác nhau cho thấy có sự khác biệt do nguyên nhân chủ yếu là mẫu đất ở
hiện trường được nở hông trong quá trình nén còn mẫu đất trong thí nghiệm nén cố kết thì không
bị nở hông.
Tổng hợp kết quả thu nhận được khi so sánh mô đun biến dạng từ thí nghiệm bàn nén tĩnh
hiện trường và kết quả nén cố kết trong phòng ứng với sét pha cát, trạng thái dẻo mềm có
e = (0.588 ÷ 0.628 ) thì hệ số tương quan m E = 1.7 ÷ 4.8 và sét pha cát, trạng thái dẻo cứng có
e = (0.655 ÷ 0.733) thì hệ số tương quan m E = 3.2 ÷ 4.7 .

4. KẾT LUẬN

Đối với đất sét pha cát, trạng thái dẻo mềm với hệ số rỗng trung bình e = 0.6 chênh lệch về
mô đun biến dạng từ thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm trong phòng mE từ 2 đến 4 lần.
Đối với đất sét pha cát, trạng thái dẻo cứng với hệ số rỗng trung bình e = 0.7 chênh lệch về
Ứng với cấp áp lực nén nhỏ thì hệ số mE tương đối lớn. Nhưng khi cấp áp lực nén càng lớn
thì hệ số mE sẽ giảm dần. Đối với đất sét pha cát, dao động hệ số mE là tương đối lớn ứng với E0-
50 nhưng dao động ổn định hơn ứng với các cấp áp lực tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TCXDVN 80:2002 (2003), Đất xây dựng. Phương pháp xác định mô đun biến dạng tại hiện
trường bằng tấm nén phẳng, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
2. Bowles, J.E (2004), Foundation analyses and design, McGraw Hill Book Company.
3. STS instruments company limited (2004), Pload test bearing, Bangkok.
4. Trần Xuân Thọ, Nguyễn Lê Du (2010). Nghiên cứu sức chịu tải và độ lún của đất nền theo
kết quả thí nghiệm, Tạp Chí Xây Dựng, Số 12-2010, trang 57-61.

SUMMARY

DEFORMATION MODULUS OF SANDY CLAY FROM THE RESULTS OF THE


LABORATORY AND IN - SITU TESTS

This paper is aimed at establishing the correlation of deformation modulus in the laboratory and
in - situ of sandy clay in the Ho Chi Minh City. This can help the designers basing on the results
from experiments in the laboratory to modify and analyse the settlement of foundation more
accurate and corresponding to the actual constructions in the field.

You might also like