You are on page 1of 6

BÀI 6: THIẾT KẾ CẤP PHỐI, THỬ ĐỘ SỤT CỦA BÊ TÔNG VÀ

XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ NÉN CỦA BÊ TÔNG


1. Vai trò
- Biết được phương pháp và thao tác thực hiện tính cấp phối bê tông; thí nghiem
xác định độ sụt và xác định cường độ bê tông.
- Sử dụng phương pháp tính toán để tính toán xác định lượng vật liệu cần thiết để
đúc được khối bê tông có cấp phối theo yêu cầu trong thực tế.
- Ứng dụng kết quả tính toán để xác định lượng vật liệu cần thiết để sử dụng cho
thí nghiêm đo độ sụt của bê tông.
- Biết được độ sụt cần thiết phù hợp với mỗi hạng mục khác nhau trong công trình
và thao tác thực hiện thi công (đổ tay, bơm tĩnh, bơm cần)..
2. Khái niệm:
- Độ sụt bê tông được hiểu là việc đo độ cứng hỗn hợp bê tông, tính ẩm ướt, tính
lỏng. Hay đo chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi được được đổ trong nón sụt
giảm khác nhau với những mẫu khác. Kí hiệu độ sụt là SN.
- Cấp phối bê tông là tỷ lệ thành phần các vật liệu cho 1m³ bê tông.
3. Dụng cụ thí nghiệm
- Cân kỹ thuật - Côn thử độ sụt
- Thước lá - Máy trộn bê tông

- Máy nén bê tông

4. Trình tự thí nghiệm:


* Thí nghiệm xác định độ sụt của bê tông:
- Bước 1: Dùng khăn ướt lau ẩm mặt trong của côn, tấm đế và những dụng cụ
trong quá trình thử có tiếp xúc với bê tông.
-Bước 2: Đặt côn lên tấm đế, cố định côn bằng cách đứng lên gối đặt chân trong
quá trình đổ và đầm hỗn hợp bt trong côn.
- Bước 3: Đổ hỗn hợp bt vào côn thành 3 lớp, mỗi lớp chiếm khoảng 1/3 chiều cao
của côn
+ Lần đầu là cho bê tông vào 1/3 côn, sau đó đầm 25 cái (56 cái với côn N2).
+ Lần hai là cho bê tông tới 2/3 côn, sau đó đầm 25 cái (56 cái với côn N2).
+ Lần ba là cho bê tông đến đầy khuôn, sau đó đầm 25 cái (56 cái với côn N2).
- Bước 4: Dùng bay gạt phẳng mặt, dùng tay ghì chặt côn xuống nền rồi thả chân
khỏi gối đặt chân, từ từ nhấc côn thẳng đứng trong 5-10 giây.
- Bước 5: Dùng thước đo chênh lệch giữa miệng côn và điểm cao nhất của hỗn
hợp, chính xác đến 0.5 cm.
* Thời gian tính từ lúc đổ bt vào côn đến khi nhấc côn ra không quá 150 giây và
tiến hành không ngắt quảng.
* Thí nghiệm xác định cường độ nén của bê tông:
- Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử:
+Nhóm mẫu gồm 3 viên, theo TCVN mẫu viên chuẩn là khối lập phương
15x15x15 cm.
+Chọn mặt chịu nén sao cho: khe hở lớn nhất giữa chúng với thước thẳng
đặt áp sát xoay theo các phương không quá 0.05 mm trên 100 mm tính từ điểm tì
thước, khe hở lớn nhất giữa chúng với thành thước kẻ vuông góc khi đặt thành kia
áp sát các mặt kề bên của mẫu lập phương hoặc các đường sinh của mẫu trụ không
vượt quá 1 mm trên 100 mm tính từ điểm tì thước trên mặt kiểm tra, đối với mẫu
lập phương hoặc các viên mẫu nửa dầm đã uốn không lấy mặt tạo bởi đáy khuôn
và mặt hở làm hai mặt chịu nén.
- Bước 2: Trường hợp mẫu thử không thỏa mãn điều kiện trên thì mẫu phải được
gia công lại bằng cách mài bớt hoặc làm phẳng mặt bằng một lớp hồ xi măng
không dày quá 2 mm.
-Bước 3: Xác định diện tích chịu lực của mẫu:
+Đo chính xác đến 1 mm các cặp cạnh song song của hai mặt chịu nén.
+Diện tích mặt các mặt chịu nén được tính theo giá trị trung bình của các cặp
cạnh.
+Diện tích chịu lực nén của mẫu là giá trị trung bình của diện tích hai mặt.
- Bước 4: Chọn thang lực của máy nén sao cho tải trọng phá hoại mẫu nằm trong
khoảng 20-80% tải trọng cực đại của thang lực đã chọn.
- Bước 5: Đặt mẫu vào máy sao cho một mặt chịu nén nằm đúng tâm của thớ
dưới máy. Vận hành máy cho mặt trên của mẫu nhẹ nhàng tiếp xúc với thớ trên của
máy.
-Bước 6: Tiếp đó tăng tải liên tục với tốc độ gia tải 6±4 daN/cm2 trong một giây
đến khi mẫu bị phá hoại.
- Bước 7: Ghi lại giá trị lực tối đa làm phá hoại mẫu.

5. Kết quả
* Thiết kế cấp phối bê tông:
Thiết kế bê tông cho: B20; có độ sụt 8; PBC40; Mdl=2.3; A=0.54;
Cát: γ a=2.71 g/cm3; γ 0=1.515 g/cm3
Đá: γ a=2.7 g/cm3; γ a=1.449 g/cm3
Nước: γ n=1 g/cm3
X(kg) C(kg) Đ(kg) N(kg)

Thiết kế cho 306.62 785.85 1138.24 185


khối bê tông
1m3
Thiết kế cho 1.242 3.183 4.610 0.8
ba mẫu lập
phương
(15x15x15)
cm3
X : C : Đ : N = 1 : 2.56 : 3.71 : 0.6

γ0
Độ rỗng của đá r = 1 - = 0.5367.
γa

Độ sụt thiết kế là SN = 8 cm.


Độ sụt đo đươc SN= 12 cm.

* Thí nghiệm cường độ chịu nén của bê tông:


* Sử dụng công thức:
R a x log log n
Rn =
log log a

* Trong đó
+ Rn, Ra là cường độ bê tông sau n và a ngày dưỡng hộ (kG/cm2)
+ n, a là số ngày dưỡng hộ, a lớn hơn hoặc bằng 3 ngày; n nhỏ hơn hoặc bằng 90
ngày.

Mẫu bê tông thiết kế B20: có R28= 250 (kG/cm2)


Mẫu P (kN) R28(kG/cm2) R28 (kG/cm2)

1 383.969 285.57 273.015

2 320.052 248.387

3 367.342 285.087

6. Nhận xét kết quả thí nghiệm

You might also like