You are on page 1of 18

Phương pháp giảm béo eDAS 2

Copyright 2013 © DAS Corporation


1
Mục lục
I. Lời nói đầu................................................................................................ 3
II. Nguyên tắc Đèn giao thông và phân loại thức ăn .................................... 4
A. Qui tắc Đèn Giao Thông ....................................................................... 4
A1) Đèn Đỏ: các thực phẩm không được ăn có chứa Đường và Tinh Bột 4
A2) Đèn Vàng: các thực phẩm được ăn với số lượng ít ............................ 5
A3) Đèn Vàng – Xanh: các thực phẩm được ăn với số lượng vừa vừa .... 6
A4) Đèn Xanh: các thực phẩm được ăn thoải mái .................................... 6
III. Bắt đầu chế độ eDAS 2 .......................................................................... 8
A) Hướng dẫn dành cho ngày Low Carb ................................................... 8
B) Hướng dẫn dành cho ngày Relax, High Carb ....................................... 9
IV. Vấn đề dính Carb ................................................................................... 9
V. Vấn đề hoa quả và một số loại hạt, sữa ................................................ 11
VI. Thay đổi linh hoạt nguyên tắc “Xoay vòng Carb” .................................. 12
VII. Nguyên lí khoa học của eDAS 2 .......................................................... 13
VIII. Chế độ eDAS 2 dành cho những ai ? ................................................. 15
Phụ lục: Huớng dẫn sử dụng rượu bia khi DAS ( The DAS guide to alcoholic
beverages )................................................................................................ 16
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 17
Thông tin về tác giả ................................................................................... 18

2
I. Lời nói đầu
Chế độ low carb của DAS hay eDAS trước đây đã rất thành công trong việc
giúp các DASer giảm mỡ nhanh trong 1 thời gian ngắn. Nhưng do cơ thể của
mỗi người khác nhau khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng khác
nhau, làm cho người này giảm nhanh, người này giảm chậm hoặc là không
giảm.

Hiện tượng “đứng yên” này chúng ta hay bị gặp phải sau khi đã low carb
trong 1 thời gian dài làm cho cơ thể tự rơi vào trạng thái bảo vệ  quá trình
trao đổi chất chậm lại, mỡ không được đốt nữa.

Và để giải quyết tình trạng này eDAS 2 ra đời để giúp những ai đang mắc
phải tình trạng “đứng yên” kể trên.

eDAS 2 được xây dựng trên nguyên lí “Carb Rotation – Xoay vòng Carb”,
tức cứ 2-3 ngày Low Carb sẽ xen kẽ 1 ngày High Carb sau đó cứ thế lặp lại
chu kì nên gọi là “xoay vòng”.

Đây là biện pháp giảm mỡ nhanh hữu hiệu, phá vỡ trạng thái “đứng yên”
của cơ thể được sử dụng rộng rãi trong giới vận động viên fitness, người mẫu
khi họ cần phải loại bỏ nhanh những gram mỡ thừa cuối cùng trong người để
có một vóc dáng đẹp hoàn hảo nhất khi lên sân khấu trình diễn và thi đấu.

Dựa theo những kiến thức hiện đại, tiên tiến nhất về dinh dưỡng, thể hình,
fitness trên thế giới, sau 1 thời gian nghiên cứu tác giả biên soạn tài liệu
eDAS 2 này nhắm giúp các DASer đạt được ước vọng bấy lâu nay của mình
đó là: “Ăn thoải mái, không cần tập thể dục, nằm ngủ mà dáng ngày càng
đẹp, eo ngày càng thon”.

Cách đọc tài liệu:

Đầu tiên DASer nên đọc qua phần 2 và 3 thật kĩ để nắm rõ nguyên tắc đèn
giao thông, cách phân loại thức ăn, hướng dẫn chế độ ăn. Ngay sau khi đọc
xong 2 phần này DASer đã có thể tự thiết kế được lịch ăn cho mình rồi.

Sau đó khi có thời gian, DASer lại tiếp tục đọc phần 4, 5, 6 để giải đáp các
câu hỏi, thắc mắc bên lề gặp hàng ngày ví dụ như: “ Ra đường ăn lỡ dính tí
Carb thì sao ? “. Phần 7, 8 là để giải thích nguyên lí của eDAS 2 trên khía
cạnh khoa học dành cho những ai muốn hiểu rõ hơn.

3
II. Nguyên tắc Đèn giao thông và phân loại thức ăn
A. Qui tắc Đèn Giao Thông: những thức ăn cần phải kiêng tuyệt đối (Đèn
Đỏ), thức ăn được ăn ít ( Đèn Vàng ), thức ăn được vừa vừa ( Đèn Vàng –
Xanh ) và ăn thoải mái không hạn chế ( Đèn Xanh ).

A1) Đèn Đỏ: các thực phẩm không được ăn có chứa Đường và Tinh Bột
1. Gạo, ngô, khoai, sắn, cơm, bánh mì, đường, sữa không đường và sữa
có đường, bánh gato, đồ ngọt, mì, khoai tây, v..v. Sữa không đường tuy
không có đuờng kính, nhưng bản thân trong sữa không đường đã có hàm
lượng đuờng lactoza rất cao rồi. Có thể dùng các loại Cream để thay cho sữa
đặc. Nhưng phải tính toán Carb với trạng thái đèn vàng và cố gắng khi mua
phải chọn các loại cream có độ fat càng cao càng tốt. Lí tưởng nhất là heavy
cream với khoảng 60% fat.

2. Tất cả các loại hạt như lạc, hạt điều, vừng, đỗ xanh đen, đậu nành v..v.
Dĩ nhiên các loại hạt như vừng-mè, lạc nếu như chúng ta chỉ rắc lên thức ăn
cho thơm thì có thể ăn khỏang từ 50-100 gr không vấn đề gì hết cả. Có 1 số
loại hạt ăn được với số lượng vừa phải sẽ nói kĩ hơn ở dưới.

3. Tất cả các loại hoa quả. Không được phép ăn bất cứ một loại hoa quả
nào, trừ 1 số loại hoa quả an toàn thuộc đèn vàng-xanh (sẽ có list ở dưới).

4. Tất cả các loại đồ ăn nhanh ( Мс Donalds, KFC v..v ).

5. Các loại củ quả nhiều tinh bột như đậu, và các chế phẩm của đậu, đỗ, bí
đỏ, v..v ( trừ đậu Đũa là đèn xanh và Đậu Phụ là Đèn vàng-xanh).

6. Các loại bia, rượu.


4
A2) Đèn Vàng: các thực phẩm được ăn với số lượng ít
1. Pho mát ( nếu ăn phô mai bò cười thì mỗi ngày không quá 200g ) v..v.

2. Cà chua 300gr/ngày, hành tây, carrot mỗi ngày khoảng 400gr. Cùi dừa
2-300 gr/ngày, nước cốt dừa ( loại nhạt, ít ngọt ) 200-300 ml/ngày.

3. Chanh thường và chanh leo mỗi ngày có thể uống 3-4 quả pha với
đường ăn kiêng. Dâu tây, mâm xôi, quả bơ, có thể ăn mỗi ngày 300 gr. Củ
đậu ăn mỗi ngày khỏang 200gr. Kẹo cao su sugar free ( Xylitol ) mỗi ngày có
thể ăn được khoảng 10 viên nếu cảm thấy đường huyết ổn định.
4. Các loại whipping cream, hay heavy cream, cream cheese.

5
A3) Đèn Vàng – Xanh: các thực phẩm được ăn với số lượng vừa vừa
Các loại thực phẩm có thể ăn ở mức vừa phải có định lượng ( an toàn hơn
đèn vàng thông thường ). Đây là khái niệm mới xuất hiện trong phiên bản
eDAS 2. Đèn vàng-xanh là các loại thức ăn chúng ta có thể ăn với 1 định
lượng vừa phải theo hướng dẫn, mà không lo bị thèm ăn hay ảnh hưởng tới
đường huyết. DASer chú ý chỉ sử dụng các thực phẩm có trong list dưới đây.

1. Các loại hạt có trong list dưới đây mỗi ngày ăn không quá 200-300gr thì
coi như là vàng - xanh: hạt lanh ( flaxseed ), hạnh nhân ( almonds ), óc chó
( walnut ), quả hạch ( brazilian nuts ), hồ đào ( pecan ), quả phỉ ( hazelnut ),
hạt macadamia.

Đây là những loại hạt có chỉ số GI (tác động tới đường huyết) thấp và hàm
lượng Carb rất thấp.

2. Các loại quả chua, ít ngọt: mỗi ngày ăn 200-300 gr: chanh, chanh leo,
sấu xanh, me xanh, quả bơ.

3. Các chế phẩm từ đậu nành: đậu phụ, tào phớ, váng đậu ( 400 gr ), sữa
đậu nành (400ml).

A4) Đèn Xanh: các thực phẩm được ăn thoải mái


1. Tất cả các loại thịt - có mỡ hay không tùy ý, nhưng không phải là ăn
nguyên cả miếng thịt mỡ ( như nhiều người lầm tưởng ), các loại nội tạng
động vật.

2. Tất cả các loại trứng của mọi loài động vật.

3. Tất cả các loại dầu mỡ. Có thể ăn dấm có màu trong suốt như nước –
không ăn các loại dấm hoa quả có mầu.

4. Bơ ( không nên ăn margarine – bơ thực vật loại có Tranfat hại cho sức
khỏe ) nên ăn bơ động vật ( hàm lượng chất béo càng nhiều càng tốt ).

5. Các loại hải sản, cá, tôm, mực v..v

6. Cocalight, pepsi light uống thoải mái. Cafe xay từ hạt nguyên chất uống
vô tư (có thể thay sữa đặc bằng whipping cream high fat và đường ăn kiêng).
Trà xanh, trà mạn, uống thoải mái.
6
7. Rau xanh ăn thoải mái: bắp cải, bí xanh, su su, su hào, mướp, cà tím, cà
dái dê, các loại cà , dưa chuột, cần tây, tỏi tây, măng, rau má, actiso, cỏ ngọt,
rong biển, giá đỗ, các loại nấm, v...v vô tư không cần suy nghĩ.

8. Các loại rau gia vị: rau húng, thì là, rau răm,gừng, nghệ, giềng v..v. Có
thể dùng sấu, tai chua, để tăng vị chua cho món canh cá hoặc là canh sấu
nấu thịt. Chỉ để dùng nấu canh chua thôi, không ăn chính.

9. Các loại gia vị như muối, mì chính, nước mắm nguyên chất... để dùng
cho xào nấu ( chú ý xem thành phần ở đằng sau phải không có Tinh Bột và
Đường – VD như hạt nêm Knorr thì không được dùng vì có nhiều Tinh Bột và
Đường ). Tất cả các loại gia vị cà ri, quế, hồi v..v miễn là không có đường và
tinh bột là được.

7
III. Bắt đầu chế độ eDAS 2
Chế độ eDAS 2 được xây dựng theo nguyên tắc 3-1-2-1 ( tức 3 ngày Low
Carb - 1 ngày High Carb – 2 ngày Low Carb – 1 ngày High Carb ). Sau đó lặp
lại chu kì. Tất nhiên chúng ta có thể đổi từ 3-1-2-1 ( hết 1 tuần ) rồi sang tuần
mới thành 2-1-3-1 cũng được ko sao cả. Miễn luôn phải nhớ nguyên tắc : Sau
2-3 ngày low carb thì phải có 1 ngày High Carb, và không nên High Carb liên
tục quá 2 ngày – vì nhiều người bị nhạy Carb có khả năng bị tăng mỡ.

Tất cả mọi người cho dù đang theo DAS hay theo eDAS 1 ( sẽ được tích
hợp luôn vào DAS ) hay chưa bao giờ DAS đều ngay lập tức có thể bắt đầu
theo eDAS 2 mà không cần phải khởi động gì cả.

A) Hướng dẫn dành cho ngày Low Carb


Ngày Low Carb chúng ta vẫn tuân thủ theo nguyên tắc đèn giao thông của
DAS tức ăn đèn xanh thoải mái, đèn vàng hạn chế, đèn vàng - xanh ăn vừa
vừa, đèn đỏ phải kiêng tuyệt đối.

Ví dụ một menu mẫu của ngày Low Carb như sau:

- Sáng: ăn 2, 3 quả trứng vịt lộn, hoặc ra hàng phở, bún gọi một bát thịt
không bánh, hoặc chuẩn bị đồ ăn từ trước đun nóng rồi ăn sáng với bún
Shirataki hay miến làm bằng thạch rau câu.

- Trưa: ăn ở hàng cơm bình dân chỉ ăn thức ăn, canh rau các loại ko ăn
cơm. Ví dụ gọi 2 quả trứng ốp, và thịt luộc.

- Tối : về nhà ăn với gia đình miễn không ăn cơm là được.

Nói chung khi đã tuân thủ theo nguyên tắc đèn giao thông của DAS như ở
trên thì DASer sẽ không phải tính toán bất cứ cái gì. Cứ ăn thoải mái, ăn no là
được và không phải băn khoăn hay lo lắng gì cả.

Cố gắng mỗi ngày tối thiểu ăn ít nhất 200 gr thịt các loại, nếu ăn trứng thì
cứ nhớ 4 quả trứng thì bằng = 1 lạng thịt để dễ quy đổi nhé.

Mỗi ngày DASer cần phải ăn ít nhất là 3 bữa, ăn nhiều bữa thì càng tốt. Ví
dụ ăn 3 bữa sáng trưa tối rồi, thì trước khi đi ngủ cần ăn thêm 1 bữa nhẹ nữa
để kích thích quá trình đốt mỡ xảy ra nhanh hơn.

8
B) Hướng dẫn dành cho ngày Relax, High Carb
Ngày relax bắt đầu từ lúc sáng sớm ngủ dậy và kết thúc vào lúc trước khi
chúng ta lên giường đi ngủ. Tránh kiểu relax vào 12h đêm ngày hôm trước,
như thế là vi phạm chế độ.

Ngày relax chúng ta có thể ăn thoải mái tùy thích, nhưng chủ yếu nên ăn
nhiều các loại hoa quả, sữa, kem, không nên ăn quá nhiều và nhồi nhét. Bởi
nếu ăn quá nhiều tinh bột, nhồi nhét thì có khả năng bị rối loạn tiêu hóa, hay
bị đầy bụng khó tiêu, cảm giác nặng nề cho tới những ngày sau.

Hơn nữa khi chúng ta đã relax với lịch 3-1-2-1 rồi thì ngày relax được bố trí
liên tục nên cũng không làm cho DASer bị vật vã nhiều  không cần ăn trả
thù vào những ngày relax.

Tóm lại các DASer nên nhớ vào ngày relax - High Carb chúng ta ăn thoải
mái nhưng tránh nhồi nhét.

IV. Vấn đề dính Carb


Nếu là DASer thì hầu như bất cứ ai cũng rất băn khoăn khi hàng ngày cứ lo
dính Carb trong nước tương, xì dầu, hay mayonaise, tương ớt thành phần có
đường nọ kia. Thực ra để có 1 lời giải đáp chính xác cho câu hỏi này không
dễ dàng, bởi hàm lượng Carb trong các loại nước chấm kia khác nhau nên
rất khó có thể có một câu trả lời chính xác.

Nhưng chúng ta có 1 nguyên tắc chung đó là: “Cố gắng để không bị dính là
tốt nhất, còn nếu bị dính thì cũng đừng lo lắng, bởi việc dính đó cũng không
ảnh hưởng quá nhiều tới quá trình ăn kiêng hàng ngày chúng ta”.

Việc dính có an toàn hay không phụ thuộc vào hàm lượng Carb trong các
loại thực phẩm, nước chấm. Ví dụ như các loại xí dầu, nước tương thì hàm
lượng đường trong đó không cao. Chúng ta nếm thử thì thấy ngay nước
tương, xì dầu không có ngọt lắm. Do đó khi ăn low carb chúng ta có thể dùng
thêm các loại nước tương này cùng với các món như trứng ốp la chả hạn mà
không phải băn khoăn gì vì có ăn với hàm lượng ít cũng không sao.

9
Nhưng các loại tương ớt đóng chai thì rất ngọt vì hàm lượng đường trong
đó rất cao ăn thấy rất ngọt do đó các DASer cần tránh các loại tương ớt này.
Giải pháp thay thế đó là có thể tự làm tương ớt hay có thể đặt mua ở các
DAS Shop cho an toàn.

Tất nhiên chúng ta cũng không nên quá lo sợ, kiêng tuyệt đối vì nhiều khi
như thế sẽ lảm ảnh hưởng tới việc áp dụng DAS vào cuộc sống. Ví dụ như
lạc, hay vừng chả hạn, mặc dù đây là những thực phẩm đèn Vàng - Đỏ của
DAS nhưng lại hoàn toàn có thể chấp nhận nếu như chúng ta chỉ ăn theo kiểu
rắc 1 ít lên thôi, như là đi ăn thịt dê người ta rắc chút vừng lên cho thơm, hay
ăn tiết canh có thêm tí lạc cho thơm. Khi ăn kiểu “hương hoa” như thế thì
vừng, lạc không có nguy hiểm gì cho chế độ ăn kiêng của chúng ta cả.

Hay chúng ta đi ăn ngoài hàng, nước dùng hay các món ăn nọ kia họ cho
chút xíu đường, hay là vịt quay họ cho tí mật ong vào thành phần khi ướp thịt
vịt v..v thì cũng không ảnh hưởng gì cả. Đối với những món ăn kiểu đó chúng
không nên quá lo sợ và cực đoan. Chỉ cần nếm thấy nó không rõ hẳn vị ngọt
ra là được.

10
V. Vấn đề hoa quả và một số loại hạt, sữa

Trong DAS thì các loại hoa quả chua như mận, xoài chua, dâu tây, cóc
xanh v..v bị xếp vào hạng đèn vàng. Các loại sữa, sữa chua bị xếp vào hạng
đèn đỏ. Các loại hạt như hướng dương, lạc, hạt điều ( các loại hạt nhiều tinh
bột ) cũng bị xếp vào đèn đỏ.

Các loại thực phẩm kể trên DAS ko khuyến khích dùng bởi nếu ăn sẽ bị
gây thèm Carb, tụt đường huyết  phá chế độ. Do đó DAS luôn khuyến khích
các DASer không nên ăn các loại thực phẩm trên để giữ tính an toàn, và ổn
định cho những ngày low carb. Bởi vì giờ đây chúng ta có cứ 2-3 ngày là
được relax thoải mái rồi.

Hơn nữa lại có nhiều DAS Shop với các món ăn, đồ uống thay thế như
bánh mì hạt lanh, cupcake hạt lanh, hạnh nhân, cơm dừa, bột hoa quả Kool-
Aid pha cùng với soda không đường thành nước hoa quả, các loại kem low
carb, thạch rau câu low carb, rồi cocktail mojito low carb v….v. Ngoài ra
chúng ta uống được sữa đậu nành 400ml/ngày, dùng heavy cream, whipping
cream thay thế cho sữa bình thường ( 200ml/ngày là an toàn ). Cho nên trong
2-3 ngày low carb nếu chúng ta thay thế bằng các đồ ăn thức uống low carb
kể trên thì không có gì là quá khó khăn cả.

Các loại hạt thì thay vì ăn hướng dương, hạt điều, hạt dẻ v..v ( các loại hạt
nhiều Carb – Đèn Đỏ ) chúng ta có thể ăn hạt lanh, hạt macacmadia, hạt
hạnh nhân v..v ( các loại hạt low carb, high fat, ít tác động tới đường huyết và
không gây thèm ăn – Đèn Vàng ).
11
Thế nhưng nếu như DASer nào vẫn thích ăn hoa quả chua, vẫn thích ăn
sữa chua, vẫn thích uống sữa, thì cũng không sao cả. Nhưng cần phải điều
độ với số lượng vừa phải ví dụ như khoảng 200 gr hoa quả chua/ngày, 100 gr
lạc/ngày, 100ml sữa không đường/ngày. Nhưng nếu như bị thèm ăn, tụt
đường huyết hoặc khó giảm mỡ thì phải dừng lại.

VI. Thay đổi linh hoạt nguyên tắc “Xoay vòng Carb”

Như đã nói ở trên, eDAS 2 được xây dựng trên nguyên tắc “Xoay vòng
Carb” bằng việc xen kẽ giữa 2-3 ngày Low Carb với 1 ngày High Carb. Chế
độ được DAS đề ra đó là 3-1-2-1, chế độ này được tính toán để phù hợp với
1 tuần làm việc thông thường của mọi người.

Nếu như chúng ta bắt đầu từ thứ hai đầu tuần thì sẽ có lịch như sau:

Từ Thứ Hai  Thứ Tư: Low Carb, sau đó Thứ Năm: High Carb - Relax, rồi
Thứ Sáu  Thứ Bảy: Low Carb và kết thúc chu trình bằng ngày Chủ Nhật:
High Carb - Relax.

Ở các tuần tiếp theo, bạn tiếp tục xoay vòng chu kì trên. Nhưng vì lí do nào
đó mà sang tuần thứ 2, bạn bận hay phải relax trước vì kế hoạch nào đó, ví
dụ vào Thứ Tư chả hạn thì lúc đó chúng sẽ thành 2-1-3-1 cũng không sao cả.

Tóm lại chúng ta có thể theo 2-1-3-1, hoặc 2-1-2-1, hoặc 3-1-3-1. Nói tóm
lại chỉ cần nhớ nguyên tắc chung đó là: Sau 2-3 ngày Low Carb thì phải High
Carb một ngày, và không nên relax liên tục quá 2 ngày, bởi đối với ai bị nhạy
Carb thì relax quá 2 ngày có khả năng bị tăng mỡ.

Và từ sự thay đổi linh hoạt này chúng ta có thể tự áp dụng sao cho phù
hợp với lịch làm việc và cuộc sống hàng ngày.

12
VII. Nguyên lí khoa học của eDAS 2

Cơ thể của chúng ta là một bộ máy sinh tồn, do đó nó sẽ tìm mọi cách để
tồn tại. Trong đó việc tích trữ mỡ thừa là bản năng của cơ thể, bởi cơ thể
chúng ta luôn cần mỡ thừa để phòng trường hợp đói kém, thiên tai không có
nguồn thực phẩm từ bên ngoài vào, khi đó mỡ thừa trên cơ thể sẽ được lấy
ra để đốt làm năng lượng.

Một vấn đề mà mọi chế độ ăn kiêng cho dù là low carb hay low fat đều gặp
phải đó là sau khi ăn kiêng 1 thời gian cho dù chúng ta có tập luyện, hay cắt
giảm năng lượng nạp vào tới cỡ nào đi chăng nữa thì cái đống mỡ trên cơ
thể vẫn cứ khư khư trơ mặt ra đó không hề giảm. Ấy chính là khi chúng ta đã
vấp phải bức tường bản năng của cơ thể trong việc giảm mỡ.

Cơ thể chúng ta không bao giờ muốn giảm mỡ, do đó ngay khi chúng ta
cắt giảm năng lượng hay theo Low Carb 1 thời gian dài. Thì cơ thể nhận ra
sự thiếu hụt năng lượng này và nó sẽ tự thích nghi bằng cách giảm sự trao
đổi chất xuống ( slowdown metabolism) đưa cơ thể vào trạng thái ngủ đông,
giảm năng lượng thải ra  giảm số mỡ trên cơ thể bị tiêu hao đi tới mức tối
thiểu.
13
Đối với chế độ low carb truyền thống, do chúng ta để cơ thể ở chế độ
ketosis 1 thời gian dài cho nên ban đầu có thể hiệu quả giảm béo tốt, nhưng
dần dà về sau khi cơ thể đã nhận biết chúng ta đang ăn kiêng để giảm mỡ và
sẽ phát ra các phản ứng chống lại như đã nói ở trên để đối phó.

Điều này có thể giải thích cụ thể hơn như sau: lượng Carbohydrate chúng
ta ăn vào hàng ngày sẽ bị chuyển hóa thành Glycogen tích ở gan và phần cơ
bắp – hiểu nôm na như 1 bể chứa. Khi lượng Carb nạp vào trong thời gian
dài vượt ngưỡng thì cái bể chứa đó bị tràn, lúc đó Carb ăn vào sẽ bị tích
thành mỡ. Đây là lí do giải thích vì sao nếu chúng ta ăn Carb quá 2 ngày thì
có khả năng bị béo đó là do bể chứa Glycogen bị tràn đầy, còn sau khi low
carb 2-3 ngày để rút cạn cái bể Glycogen đó thì ăn Carb trong vòng 1 ngày lại
không bị béo.

Khi chúng ta ở trạng thái Ketosis ( cắt Carb) thì cái bể chưa đó bị cạn kiệt.
Nhưng hệ quả của việc này kéo theo đó là hàm lượng hormone leptin – loại
hormone điều khiển quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị hạ thấp xuống. Và
sau đó cơ thể sẽ nhận ra nó đang bị “bỏ đói” và nó sẽ tự rơi vào trạng thái
ngủ đông, gây chậm trao đổi chất, ngừng đốt mỡ.

Như vậy, để giải quyết vấn đề này chúng ta cần xen kẽ giữa ngày low carb
và ngày high carb 1 cách hợp lý. Tức sau khoảng 2, 3 ngày low carb khi cơ
thể đã chớm vào ngưỡng nhận ra chúng ta đang ăn kiêng, thì ngay lập tức
chúng ta phải shock lại toàn bộ quá trình trao đổi chất bằng 1 ngày high carb.
Bởi nguồn năng lượng từ Carb luôn mạnh mẽ, mãnh liệt và có tác dụng
nhanh đối với quá trính trao đổi chất bên trong cơ thể.

Ngày High Carb này sẽ giúp đánh lừa cơ thể làm cho nó thấy rằng, chúng
ta không bị đói, không thiếu thức ăn, để cơ thể không tự chuyển sang trạng
thái “ngủ đông”. Sau ngày High Carb cơ thể được cung cấp năng lượng tràn
trề từ Carb, sau đó chúng ta lại theo Low Carb để đưa cơ thể vào trạng thái
ketosis bằng cách cắt giảm Carb. Khiến cho cơ thể lúc đó phải lôi mỡ thừa
trong người để sử dụng.

Cứ lặp lại tiến trình Low Carb rồi High Carb như thế là chìa khóa giúp
chúng ta giảm mỡ nhanh và hiệu quả hơn là ăn theo low carb liền một mạch
dài ngày.

14
VIII. Chế độ eDAS 2 dành cho những ai ?

Tất cả những người sức khỏe bình thường, hay những người bị các bệnh
không liên quan tới đường huyết, huyết áp ví dụ như bệnh mỡ máu, mỡ nội
tạng hoàn toàn có thể theo eDAS 2.

Còn những bệnh như gout thì người bệnh nên theo chế độ DAS truyền
thống tức 12 ngày low carb rồi relax 2 ngày sau đó theo 6-1, hoặc 5-2. Đợi
bao giờ cơ thể ổn định, không còn bị đau nữa lúc đó mới có thể chuyển sang
eDAS 2.

Những người bị bệnh tiểu đường, huyết áp cũng không nên ngay lập tức
theo eDAS 2 mà nên theo DAS chỉ ăn đèn xanh, hạn chế đèn vàng, kiêng đèn
đỏ, tạm thời không relax vội. Đợi bao giờ đường huyết trong cơ thể ổn định,
lúc đó hãy theo chế độ 6-1 rồi 5-2 của DAS. Sau khi ổn định 1 thời gian
khoảng 1-2 tuần thì lúc đó mới nên theo chế độ eDAS 2.

Những ai bị ung thư muốn dùng biện pháp Low Carb để điều trị thì cũng
không nên relax vội mà cứ ăn theo DAS triệt Đèn Xanh đển bao giờ khối u
giảm, lúc đó hãy relax theo chế độ 6-1. Còn bao giờ khối u teo hẳn, không có
dấu hiệu tái phát lúc đó mới tính sau.
15
Phụ lục: Huớng dẫn sử dụng rượu bia khi DAS ( The
DAS guide to alcoholic beverages )

Các loại rượu bia được phân theo 3 dạng chủ yếu sau:

A. Rượu sản xuất bằng phương pháp chưng cất ( No Carb ):

Phương pháp chưng cất tức là sau khi được lên men bằng nguyên liệu
High Carb thì được đun lên, bốc hơi => thành phẩm. Do đó các loại rượu này
không có Carbonhydrate. Ví dụ: Vodka, Rum, Brandy ( Cognac ), Whiskey,
Gin, Tequilla, Rượu Quốc Lủi, Rượu Gạo VN… là các loại rượu được chưng
cất.

B. Rượu, bia sản xuất bằng phương pháp lên men ( High Carb ):

Phương pháp lên men tức là sau khi ủ men thì được lọc qua chứ không
chưng cất bay hơi. Do đó trong dung dịch rượu, bia sẽ chứa nhiều Carb từ
các nguyên liệu High Carb còn sót lại sau khi ủ men. Ví dụ: bia, rượu vang (
wine ), rượu táo (cider), rượu nếp cẩm Vn, rượu sake... là các loại đồ uống có
cồn được lên men từ yến mạch, gạo, nho, hoa quả.

Không có số liệu chính xác cho hàm lượng Carb của các loại đồ uống có
cồn nhưng nói chung để an toàn thì chúng ta nên tránh. Ví dụ trung bình 100
gram bia có 15 gram Carb. Khi đi ăn, chúng ta có thể ăn các loại cá hấp bia,

16
tôm hấp bia… vì hàm lượng Carb trong bia không nhiều như rượu vang, hơn
nữa do hấp nên hầu như thức ăn không bị dính Carb từ bia.

C. Các loại rượu hoa quả pha chế:

Các loại rượu Champagne có pha thêm đường hay rượu anh đào có pha
thêm Siro hoa quả… cực kì High Carb. Do đó cần kiêng tuyệt đối.

Kết luận: DAS không khuyến khích việc sử dụng rượu bia thường xuyên vì
nó có hại cho sức khỏe. Bài hướng dẫn này được viết chỉvới mục đích giúp
các DASer có thể chọn được các loại rượu thích hợp trong lúc đi tiếp khách,
vui vẻ với bạn bè cần phải uống mà không sợ vi phạm chế độ. Ngoài ra
những ai có sở thích uống cocktail thì cũng nên đọc kĩ hướng dẫn này để
chọn loại rượu phù hợp nhằm tạo ra các loại cocktail low carb giải khát mát
mẻ.

Tài liệu tham khảo

1. Crack the Fat-Loss Code: Outsmart Your Metabolism and Conquer the Diet
Plateau - Wendy Chant.

2. Conquer the Fat-Loss Code (Includes: Complete Success Planner, All-New


Delicious Recipes, and the Secret to Exercising Less for Better Results!) -
Wendy Chant.

3. The Carb Cycling Diet: Balancing Hi Carb, Low Carb, and No Carb Days for
Healthy Weight Loss - Dr. Roman Malkov.

4. Choose to Lose: The 7-Day Carb Cycle Solution - Chris Powell.

5. The Alternate-Day Diet: Turn on Your "Skinny Gene," Shed the Pounds,
and Live a Longer and HealthierLife - James B. Johnson MD.

17
Thông tin về tác giả
Tác giả:
- Họ tên: Nguyễn Hoàng Anh
- Ngày sinh: 18-10-1984
- Nghề nghiệp: giảng viên đại học, hiện đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ
chuyên ngành cơ học kết cấu đại học xây dựng Moscow.
- Thông tin liên lạc: mọi thông tin bạn đọc có thể gửi trực tiếp vào địa chỉ
Facebook của tác giả - www.facebook.com/hoanganhchuoi, hoặc trang
Facebook của DAS.

Ghi chú: Tài liệu này có bản quyền thuộc về DAS Corp. và được bảo vệ bởi
pháp luật, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép không ghi rõ nguồn gốc.

Facebook: www.facebook.com/dasdiet
Website: www.dasdiet.vn hoặc www.lowcarb.vn
Diễn đàn: forum.dasdiet.vn

Biên soạn và trình bày


Nguyễn Quý Đức

Copyright 2013 © DAS Corporation

18

You might also like