You are on page 1of 9

*Nan đề sáng thế

Bởi 31171021502 - Trịnh Thị Hồng Hạnh - Tuesday, 21


November 2017, 11:45 AM

YÊU CẦU:

Nêu nhận định của Bạn về “Nan đề sáng thế” mà tác giả trình bày trong bài viết trên. Bạn có biết
nguyên nhân do đâu mà Khoa học hiện nay phải đối mặt với tình hình này không?

“ Nan đề sáng thế” mà tác giả đưa ra là những điều mà khoa học ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Trong hành tinh này còn vô vàn điều chỉ có câu hỏi chứ không có câu trả lời. Vậy như các các nhà khoa
học nói các hành tinh cũng như một vật thể đều sinh ra từ vụ nổ từ vũ trụ là “ Big Bang” ? Hay thượng đế
mới là điểm bắt đầu của vũ trụ này.

Nguyên nhân mà Khoa học hiện nay phải đối mặt với tình hình này là do Khoa học là một bộ môn nghiên
cứu về những gì chính xác và là có thực, không có bất kì một sự siêu nhiên nào tạo nên đó. Việc tạo nên
nó là do các hạt nguyên tử chuyển động hay là do các vụ nổ khoa học chẳng hạn. Nhưng các nhà Thần
học lại cho rằng thế giới này là do Thượng đế tạo ra. Do đó nảy sinh sự mâu thuẫn.

Theo bạn, Thượng đế (Chúa) của Nhà triết học, Thượng đế của Nhà khoa học, Thượng đế của nhà
thần học và Thượng đế trong suy nghĩa của con người bình thường có đồng nhất với nhau được hay
không? Tại sao?

Có, họ đều lấy Thượng đế ra để trả lời những thắc mắc kì lạ trong vũ trụ này. Cũng như các nhà
Khoa học họ nghĩ rằng “ Big Bang” là điểm khởi đầu cho tất cả. Tuy nhiên Thần học lại cho rằng Thượng
đế là điểm khởi đầu cho vũ trụ. Thượng đế trong suy nghĩ con người thì Chúa lại là người ban cho họ vũ
trụ, sự sống. Mỗi người trong chúng ta có một suy nghĩ khác nhau về sự tồn tại của vũ trụ này.

*những viên đá và cuộc sống

Bởi 31171021502 - Trịnh Thị Hồng Hạnh - Tuesday, 21


November 2017, 11:36 AM
Yêu cầu: Hãy rút ra ý nghĩa triết học của câu chuyện thú vị này? Và nó có làm bạn phải suy nghĩ về
điều gì khi nghiên cứu và học tập các môn khoa học chuyên ngành mà bạn rất yêu thích không?

Ý nghĩa của câu chuyện là mọi việc không thể đánh giá một cách hời hợt tạm bợ, có những chuyện rõ
ràng nhìn thế mà không phải thế.

Mỗi khi học tập, nghiên cứu về các vấn đề, ta cần nghiên cứu những cái thô sơ dễ học trước, rồi sau đó
lấp đầy dần bằng các kiến thức chuyên môn cao hơn

Bởi 31171024494 - Nguyễn Thị Huyền - Tuesday, 31 October


2017, 8:58 AM

Nêu suy nghĩ các vấn đề liên quan đến triết học và khoa học

-> Mối quan hệ giữa triết học và khoa học

1. Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm của Adler , khi phân biệt lợi ích giữa tri thức khoa học và
tri thức triết học chúng ta sẽ thấy rõ hơn ,bao quát hơn từng lợi ích mà khoa học và triết học
đem lại từ đó có cái nhìn đúng đắn , cụ thể hơn về sự việc hoặc hiện tượng xung quanh liên
quan đến triết học và khoa học.

2. Em không đồng ý với suy nghĩ đó .Được tiếp xúc với triết học đầu học kì năm lớp 10 dù chỉ là
những khái niệm căn bản trong triết học nhưng em cảm thấy triết học mang lại một cách nhìn
mới , một lối tư duy mới , triết học không tồn tại độc lập triết học hiện diện giải thích những vấn
đề mà khoa học khó có câu trả lời. Theo em , kiến thức về chuyên ngành như thương mại điện
tử, thống kê, kiểm toán là kiến thức chuyên ngành , nhưng để đi tới sự đúng đắn chuẩn xác
không thể thiếu triết học triết học lí giải căn nguyên vấn đề đằng sau những nghiên cứu khoa
học. Chúng ta không thể hành nghề nếu thiếu kiến thức khoa học nhưng chúng ta cũng không
thể hiểu được tận cùng chi tiết nếu không có sự hiện diện của triết học . Triết học gắn liền tồn
tại song hành với cuộc sống của chúng ta nên tư duy cho rằng học triết không quan trọng là nên
điều chỉnh , nhìn nhìn nhận vấn đề ở phương diện khác .

3. Khoa học đem lại cho chúng ta quyền lực , trong 1 giới hạn nào đó nó cho phép chúng ta làm chủ
những hiện tượng vật lí , hóa học và xã hội mà chúng ta đang sống , cho phép chúng ta kiến tạo
hoặc phá hủy và vô tình nó mang lại cho ta 1 công cụ để theo đuổi những mục đích xấu xa lẫn
tốt đẹp. Vì thành tựu trong việc chế tạo bom nguyên tử ngày càng cải tiến nên không ít thảm vụ
thương tâm đã xảy ra tiêu biểu là 2 quả boom mà Mĩ đã xả xuống Hirosima và Nagaxaki của
Nhật với con số 140.000 và 74.000 người chết lần lượt ở 2 thành phố, cũng nhờ thành tựu khoa
học mà nững căn bệnh hiểm nghèo nay đã có giải pháp cứu chữa , cứu vớt hàng triệu nghười
trên toàn thế giới.Nhưng sự hữu dụng của triết học lại được nhìn nhận ở 1 phương diện khác ,
triết học mang tính đạo đức và nhân đạo chứ không mang màu sắc kĩ thuật và chế tác.Khoa học
cho ta phương tiện nhưng triết học cho ta mục đích mà ta hướng tới khi sử dụng phương tiện đó
. Ví dụ như khi ban đang trên biển muốn vào đất liền thì khoa học sẽ cho bạn con thuyền và vật
dụng cần thiết nhưng để vào được bờ bạn cần la bàn, kiến thức để chỉ hướng đó là triết học ,
triết học cho bạn định hướng đúng khi nhìn nhận vấn đề.

4. Như nói ở câu trên khoa học cho ta phương tiện công cụ cực kì mạnh mẽ tạo cho ta sức mạnh to
lớn chi phối mọi thứ xung quanh , nhưng khi sức mạnh càng lớn ta lại càng mất phương hướng ,
ta dễ đi vào con đường mà mục đích của nó sai lệch với tự nhiên, căn nguyên vốn có , lúc này vai
trò của triết học là vô cùng quan trọng , triết học cho ta nhìn nhận lại bản chất , định hướng ta đi
đúng với các giá trị của sức mạnh mà ta có triết học cho ta nhận định đúng sai , lợi hại từng mặt ,
triết học giống như người thầy mang đến chữ nhân cho người tài , ngoài tài giỏi chúng ta càng
phải có nhân , nếu người tài giỏi mà không có nhân đức thì không giúp gì được cho người ngược
lại con đem đến khổ ải, tai họa, do đó để được gọi là nhân tài thì chữ “ nhân+ tài “ là 2 từ không
thể tách rời , càng tài giỏi càng phải trao dồi nhân. Khoa học cũng vậy càng có nhiều sức mạnh từ
khoa học ta càng cần đến phương hướng là phương hướng đó không gì khác ngoài triết học.

Tật xấu của người Việt

Bởi 31171021502 - Trịnh Thị Hồng Hạnh - Tuesday, 21


November 2017, 11:16 AM

8 tật xấu khó bỏ của người Việt

VnExpress.net – Thứ bảy, ngày 22 tháng hai năm 2014

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự
thật xấu xí của mình như thói lừa lọc dối trá, sĩ diện hão, thói ham ăn, hay ghen tỵ...
Tôi có từng đọc cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí "của tác giả Bá Dương. Đây là cuốn sách
phê phán những cái xấu của đời sống văn hoá, chính trị Trung Quốc. Ngay khi vừa xuất bản,
cuốn sách đã được nhiều người đón nhận. Ngay cả ở Trung Quốc, nhiều người cũng thích thú
cuốn sách này vì họ có dịp nhìn lại mình để hoàn thiện.

Đúng là người Trung Quốc xấu xí thật. Nhưng đấy là chuyện về Người Trung Quốc.Còn người
Việt chúng ta cũng xấu xí không kém.

Lâu nay, người Việt cứ ru nhau bằng những mỹ từ như: hào hoa, thanh lịch như người Tràng An,
người Việt Nam hiền hoà mến khách, nhân hậu... rồi nước Việt Nam rừng vàng biển bạc.... Ôi!
Toàn lời tán tụng sáo rỗng.

Đành rằng ở đâu cũng có người tốt người xấu, không có chỗ nào mà có toàn người tốt, cũng
chẳng có nơi nào toàn người xấu. Nhưng khi cái xấu ngày càng nhiều và diễn ra hàng ngày trước
mắt thì nó sẽ dần được xem như điều bình thường.

Dĩ nhiên, không phải người Việt nào cũng xấu xí, nhưng nếu bạn đọc nội dung bên dưới mà thấy
mình cũng có khi như vậy thì hãy suy nghĩ nhé.

1. Khạc nhổ ngoài đường. Nếu bạn chưa từng bị dính nguyên bãi nước bọt, đờm, nước mũi khi
đang đi trên đường phố Việt Nam thì bạn chưa cảm nhận hết cái sự điên cuồng, khó chịu đến
phẫn nộ của những phi vụ hôi thối này.

Có lần tôi nghe kể chuyện về một cô Tây sang Việt Nam du lịch lần đầu tiên. Cô ngồi trên xích lô
ngắm phố phường và vô tình hứng luôn bãi nước bọt của người đi xe máy phía trước. Vậy là cô
đổi vé máy bay về nước trong ngày hôm ấy và hứa sẽ không quay lại Việt Nam lần nữa.

2. Nói chuyện lớn tiếng chỗ đông người. Tiếng Việt có âm sắc, huyền, hỏi, ngã, không giống như
nhiều ngôn ngữ khác. Vì thế, nhiều người nước ngoài, nhất là người Âu Mỹ lần đầu nghe tiếng
Việt sẽ thấy rất chói tai. Vậy mà, nhiều người nói rất lớn tiếng chỗ đông người, nghe cứ như
đang cãi nhau.

Hôm qua tôi đi ăn một quán ở TP HCM. Tôi đang ngồi ăn thì có nhóm khách là nhân viên văn
phòng kéo vào và từ đó cái quán thành cái chợ và bữa ăn trưa kém ngon vì sự ồn ào.

3. Hỉ mũi sột soạt tại quán ăn. Nhiều người chẳng thèm biết cảm giác của người xung quanh ra
sao khi cứ vô tư hỉ mũi sột soạt chỗ quán ăn đông người (nhất là những quán bán đồ ăn có vị cay
như bún bò, bún riêu...). Nếu các bạn đang ngồi ăn mà nghe hỉ mũi thì cái thú ẩm thực cũng mất
luôn.

4. Lãng phí đồ ăn. Các bạn hãy thử đi ăn buffet xem, nhiều người lấy đồ ăn cả bàn ăn không hết.
Họ ráng gồng mình để ăn cho đủ với số tiền bỏ ra. Ăn không được thì bỏ. Thế nên nhiều nơi phải
dán dòng chữ bằng tiếng Việt: Xin lấy thức ăn vừa đủ là như vậy!
5. Sĩ diện. Nhiều người Việt không sống đúng với thực tế của bản thân. Họ vay mượn, làm đủ
mọi cách để có quần áo, xe cộ, nhà cửa, máy móc cho bằng người khác. Họ sĩ diện và tạo vỏ bọc
hào nhoáng bên ngoài và bất chấp cái ruột bên trong trống rỗng.

6. Ghen ăn tức ở: Nhiều người hay thở dài rằng ở đời giàu bị người ta ghét, nghèo bị người ta
khinh. Nhiều người ngại công nhận mình thua kém và người khác tài giỏi hơn mình. Họ thường
tìm cách vạch lá để tìm sâu.

Nếu ai đó thành công, họ sẽ nói do A, B, C như thế này thế kia và tìm cách chê bai chỉ trích (như
trường hợp của Mr. Đông, tác giả Flappy Bird vừa rồi). Vì thế nói văn hoá phương Tây thiên về
khuyến khích, văn hoá Việt Nam thiên về chỉ trích là không hề sai chút nào!

7. Dối dối trá lừa lọc. Tật xấu này, tôi thấy dường như với người Việt đã là chuyện rất bình
thường chứ không có gì to tát. Người ta khất hẹn với bạn thường bịa lý do nào đó thay vì nói
thẳng nói thật.

Nói dối dù gây hại hay không thì nó cũng đã tạo nên một thói quen xấu và hậu quả là bây giờ
nhiều người nói nhưng mình không thể tin. Cuộc sống mà chúng ta không có lòng tin nhau cũng
mệt mỏi.

8. Hùa theo số đông. Người Việt thích làm những gì mà nhiều người đang làm, thích ăn uống ở
nơi thấy nhiều người xếp hàng, thích mua hàng hoá đang có quảng cáo trên tivi, thích bàn tán
chuyện báo chí đang đề cập...

Nói chung là ai cũng muốn chứng tỏ mình sành điệu và bắt kịp thời cuộc, cho nên nhiều trận chê
hội đồng và khen theo phong trào vô tình làm nên nhiều hiện tương quá lố... Những tật xấu này
chưa có biểu hiện sẽ bớt đi mà ngày càng nở rộ.

Qua đây, hy vọng rằng chúng ta sẽ nhìn nhận lại bản thân để có những cư xử văn minh trong thời
buổi hiện nay thay vì ngồi chỉ trích, ghen ăn tức ở với nhau.

NGƯỜI VIỆT MUÔN ĐỜI KHỔ

Anh Phạm Trọng Thức, hiện đang công tác tại một đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội đã chia sẻ
với báo câu chuyện người thật việc thật từ một công nhân 40 tuổi (KCN Bắc Thăng Long, Hà
Nội). Câu chuyện phần nào sẽ cho chúng ta câu trả lời Người Nhật đánh giá thế nào về người
Việt Nam.

***
Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện
của những người lao động trực tiếp.

Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam
thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản
nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.

Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ
sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh
sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không
biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.

Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi
xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không
phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn
sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng
tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những
việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng
tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự”
như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm
mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi
không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi
cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi
được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người
Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn
cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ.
Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các
anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho
người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

(Theo Sức Khỏe Đời Sống)

YÊU CẦU

Bạn có đồng tình với ý kiến trên hay không? Tại sao? Theo Bạn người mình có những tật xấu
nào?

Em đồng ý với ý kiến trên. Bản thân con người không có ai là hoàn hảo cả, chúng ta cũng vậy.
Mỗi cá nhân đều sẽ có khuyết điểm và tật xấu riêng, nên những tật xấu trên là tổng hợp của
nhiều người trong người Việt, đương nhiên cũng có những người không xấu. Ý kiến đó đã mở
ra sự khiếm khuyết trong cách sống của 1 bộ phận người Việt.
Theo em, em có tật xấu :

- Lãng phí đồ ăn.

- Sĩ diện.

Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học

Bởi 31171023735 - Nguyễn Thanh Hoan - Sunday, 19 November


2017, 11:16 AM

* Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học

1. Bạn đồng tình hay phản đối ỷ kiến của tiến sĩ Adler khi ông phân biệt lợi ích của hai loại tri thức: tri
thức khoa học và tri thức triết học.

Em đồng ý với ý kiến của tiến sĩ Adler.

2.Ở nước ta hiện nay, nhiều sinh viên (kể cả sinh viên chuyên ngành triết học) nghĩ rằng triết học là vô
ích khi so sánh nó với các môn học thuộc chuyên ngành được đào tạo (thí dụ: thương mại điện tử, thông
kê kinh tế, marketing, tin học, tiếng Anh thương mại, v.v..) bởi vì không thể trực tiêp hành nghề đã chọn
bằng kiến thức triết học.Bạn đồng tình hay phản đối ý nghĩ trên? Vì sao?

Em không đồng tình với ý kiến trên vì triết học giúp đưa ra các phương hướng giải quyết cho từng vấn đề
khác nhau. Thông thường, nhà trường chỉ dạy ta những” kĩ năng cứng” nên khi ra trường chúng ta
thường choáng ngợp với công việc mà ta phải đối mặt, mất phương hướng làm việc nhưng nếu sinh
viên biết áp dụng những kiến thức triết học vào đó thì chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng
hơn, suy xét và phân tích kĩ hơn từ đó đưa ra phương hướng giải quyết thích hợp. Do vậy, triết học giúp
chúng ta đưa ra phương hướng, giải quyết vấn đề cho những môn khoa học kia nên triết học không phải
là vô ích nếu chúng ta biết áp dụng nó.

3. Xuất phát từ chuyên ngành đào tạo mà bạn đang học, hãy chứng minh nhận định: "Khoa học và triết
học, mỗi loại tri thức trả lời những câu hỏi mà loại kia không thể và vì thế đối với bạn mỗi loại đều hữu
ích theo cách riêng của nó”

Khoa học đưa ra cho chúng ta những kiến thức, tri thức về các chuyên để áp dụng vào thực tế cuộc
sống, khoa học cho ta phương tiện và cơ sở để làm việc nhưng việc áp dụng nó vào mục đích đúng hay
sai, tốt hay xấu, phương hướng mục đích làm việc ra sao thì khoa học không thể giải thích được mà thay
vào đó thì triết học mới có thể giải thích. Triết học chèo lái ý thức, hành động của chúng ta một cách có
định hướng, từ những suy luận của triết học chúng ta mới có thể biết được việc mình làm là đúng hay
sai, co một con đường rõ ràng để áp dụng kiến thức khoa học một cách chính xác. Giữa triết học và khoa
học có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, khoa học cho ta công cụ còn việc sử dụng nó như thế
nào ra sao thì triết học cho ta câu trả lời nên mỗi loại đều hữu ích theo cách riêng của nó.

4. Hãy dựa vào văn bản trên và sự hiểu biết của chính bản thân mình, các bạn hãy thảo luận và chứng
minh nhận định: "Khoa học mang lại cho chúng ta quyền lực. Nhưng càng chiếm lĩnh được khoa học,
chúng ta càng cần đến triết học, bởi vì càng có nhiều sức mạnh, chúng ta càng cân đến phướng hướng".

Khoa học là sự tổng hợp tri thức, nó cho ta công cụ, phương tiện để tạo ra đủ thứ vật chất, càng chiếm
lĩnh được khoa học chúng ta càng có nhiều cơ sở, công cụ để tạo ra nhiều thứ mà trước khi chưa có khoa
học chúng ta không thể làm được, nó cho ta sức mạnh, vũ khí để chiếm lĩnh và khám phá thế giới này
nhưng khoa học là công cụ để phát triển thế giới nhưng cũng có thể là công cụ để phá hủy mọi thứ vì
bản chất của khoa học không cho ta biết được việc áp dụng như thế là tốt hay xấu, đúng hay sai ví dụ
như người ta áp dụng khoa học để chế tạo thuốc chữa bệnh, chế tạo máy móc tăng năng suất lao động
nhưng người ta cũng có thể lợi dụng nó để chế tạo bom mìn, súng đạn con người sử dụng. Như vậy với
việc phát triển của khoa học thì chúng ta mới thấy được vai trò của triết học ngày càng to lớn, nó giúp ta
vạch rõ đường đi, cho ta những khuynh hướng về đạo đức từ đó chúng ta mới biết áp dụng khoa học ra
sao cho phù hợp với thực tiễn của thế giới.

*mối quan hệ giữa triết học và khoa học

1. Bạn đồng tình hay phản đối ỷ kiến của tiến sĩ Adler khi ông phân biệt lợi ích của hai loại tri thức: tri
thức khoa học và tri thức triết học.

Em đồng ý với ý kiến của tiến sĩ Adler.

2.Ở nước ta hiện nay, nhiều sinh viên (kể cả sinh viên chuyên ngành triết học) nghĩ rằng triết học là vô
ích khi so sánh nó với các môn học thuộc chuyên ngành được đào tạo (thí dụ: thương mại điện tử, thông
kê kinh tế, marketing, tin học, tiếng Anh thương mại, v.v..) bởi vì không thể trực tiêp hành nghề đã chọn
bằng kiến thức triết học.Bạn đồng tình hay phản đối ý nghĩ trên? Vì sao?

Em không đồng tình với ý kiến trên vì triết học giúp đưa ra các phương hướng giải quyết cho từng vấn đề
khác nhau. Thông thường, nhà trường chỉ dạy ta những” kĩ năng cứng” nên khi ra trường chúng ta
thường choáng ngợp với công việc mà ta phải đối mặt, mất phương hướng làm việc nhưng nếu sinh
viên biết áp dụng những kiến thức triết học vào đó thì chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng
hơn, suy xét và phân tích kĩ hơn từ đó đưa ra phương hướng giải quyết thích hợp. Do vậy, triết học giúp
chúng ta đưa ra phương hướng, giải quyết vấn đề cho những môn khoa học kia nên triết học không phải
là vô ích nếu chúng ta biết áp dụng nó.

3. Xuất phát từ chuyên ngành đào tạo mà bạn đang học, hãy chứng minh nhận định: "Khoa học và triết
học, mỗi loại tri thức trả lời những câu hỏi mà loại kia không thể và vì thế đối với bạn mỗi loại đều hữu
ích theo cách riêng của nó”

Khoa học đưa ra cho chúng ta những kiến thức, tri thức về các chuyên để áp dụng vào thực tế cuộc
sống, khoa học cho ta phương tiện và cơ sở để làm việc nhưng việc áp dụng nó vào mục đích đúng hay
sai, tốt hay xấu, phương hướng mục đích làm việc ra sao thì khoa học không thể giải thích được mà thay
vào đó thì triết học mới có thể giải thích. Triết học chèo lái ý thức, hành động của chúng ta một cách có
định hướng, từ những suy luận của triết học chúng ta mới có thể biết được việc mình làm là đúng hay
sai, co một con đường rõ ràng để áp dụng kiến thức khoa học một cách chính xác. Giữa triết học và khoa
học có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, khoa học cho ta công cụ còn việc sử dụng nó như thế
nào ra sao thì triết học cho ta câu trả lời nên mỗi loại đều hữu ích theo cách riêng của nó.

4. Hãy dựa vào văn bản trên và sự hiểu biết của chính bản thân mình, các bạn hãy thảo luận và chứng
minh nhận định: "Khoa học mang lại cho chúng ta quyền lực. Nhưng càng chiếm lĩnh được khoa học,
chúng ta càng cần đến triết học, bởi vì càng có nhiều sức mạnh, chúng ta càng cân đến phướng hướng".

Khoa học là sự tổng hợp tri thức, nó cho ta công cụ, phương tiện để tạo ra đủ thứ vật chất, càng chiếm
lĩnh được khoa học chúng ta càng có nhiều cơ sở, công cụ để tạo ra nhiều thứ mà trước khi chưa có khoa
học chúng ta không thể làm được, nó cho ta sức mạnh, vũ khí để chiếm lĩnh và khám phá thế giới này
nhưng khoa học là công cụ để phát triển thế giới nhưng cũng có thể là công cụ để phá hủy mọi thứ vì
bản chất của khoa học không cho ta biết được việc áp dụng như thế là tốt hay xấu, đúng hay sai ví dụ
như người ta áp dụng khoa học để chế tạo thuốc chữa bệnh, chế tạo máy móc tăng năng suất lao động
nhưng người ta cũng có thể lợi dụng nó để chế tạo bom mìn, súng đạn con người sử dụng. Như vậy với
việc phát triển của khoa học thì chúng ta mới thấy được vai trò của triết học ngày càng to lớn, nó giúp ta
vạch rõ đường đi, cho ta những khuynh hướng về đạo đức từ đó chúng ta mới biết áp dụng khoa học ra
sao cho phù hợp với thực tiễn của thế giới.

Bởi 31171022224 - Phan Thị Bích Hân - Friday, 3 November


2017, 11:50 PM

NHỮNG VIÊN ĐÁ VÀ BÀI HỌC CUỘC SỐNG

- Ý nghĩa triết học của câu chuyện thú vị này là: trong cuộc sống chúng ta không nên dành quá nhiều
tâm huyết cho những việc lặt vặt,hãy dành thời gian nhiệt huyết cho những thứ quan trọng với mình.

- Nó làm cho e suy nghĩ những điều khi nghiên cứu và học tập các môn khoa học chuyên ngành là:
khi học chuyên ngành chúng ta không nên chỉ chú trọng vào việc làm sao điểm cho cao,mà còn phải chú
trọng vào việc thực hành,kĩ năng , điều đó mới quan trọng.Sẽ không có ích lợi gì nếu ra trường với tấm
bằng giỏi chỉ trên lý thuyết.

You might also like