You are on page 1of 53

TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


BẰNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ
Mục lục

PHẦN I: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ 5 


I.  Giới thiệu chung về các công cụ SQC 5 
II.  Quản lý chất lượng bằng các công cụ thống kê 6 
Yêu cầu đối với đào tạo nhân lực trong việc áp dụng SQC 6 
Yêu cầu của ISO 9000 liên quan tới việc quản lý chất lượng dựa trên dữ
liệu thực tế 6 
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 7 
I.  Các khái niệm 7 
1.  Các dữ liệu cần thu thập 7 
Dữ liệu dạng biến số 7 
Giá trị rời rạc (dữ liệu nguyên) 8 
II.  PHIẾU KIỂM TRA (Checksheet) 8 
1.  Nguyên tắc 8 
2.  Các loại dữ liệu cần ghi 8 
3.  Ví dụ về phiếu kiểm tra để thu thập dữ liệu 9 
III.  BIỂU ĐỒ PARETO 10 
1.  Khái niệm 10 
2.  Ý nghĩa 10 
3.  Các bước xây dựng biểu đồ Pareto 10 
4.  Ví dụ xây dựng biểu đồ Pareto 11 
5.  Sử dụng biểu đồ Pareto 14 
IV.  LƯU ĐỒ (FLOW PROCESS CHART) 14 
V.  BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ 16 
1.  Khái niệm 16 
2.  Xây dựng biểu đồ nhân quả 16 
2.1 Hình dạng của một biểu đồ nhân quả 16 
2.2 Phương pháp để phát hiện các yếu tố của biểu đồ nhân quả 17 
3.  Sử dụng biểu đồ nhân quả 18 
4.  Ví dụ biểu đồ nhân quả 18 
VI.  BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ (Histogram – Biểu đồ cột) 19 
1.  Sự biến động và phân bố 19 
2.  Tổng thể và mẫu 19 
3.  Yêu cầu trong việc lấy mẫu 20 
4.  Biểu đồ phân bố 21 
4.1.  Các thông số thống kê 21 
4.2.  Xây dựng biểu đồ phân bố 23 
4.2.1.  Thiết lập bảng tần suất 23 
4.2.2.  Vẽ biểu đồ phân bố 24 
4.3.  Ví dụ về vẽ biểu đồ phân bố 25 
4.4.  Sử dụng biểu đồ phân bố 28 

2
4.5.  Phân tích hình dạng biểu đồ phân bố 28 
4.6.  Xác định và phân tích năng lực quá trình 29 
Chỉ số năng lực quá trình 29 
VII.  BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN (Scatter diagram) 31 
1.  Biểu đồ phân tán 31 
2.  Hệ số tương quan 31 
3.  Phương trình hồi qui 31 
4.  Xây dựng biểu đồ phân tán 32 
5.  Sử dụng biểu đồ phân tán 33 
VIII.  BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT 36 
1.  Khái niệm biểu đồ kiểm soát 36 
2.  Ý nghĩa 37 
3.  Các định nghĩa 37 
3.1.  Các đường kiểm soát 37 
3.2.  Các đặc tính kiểm soát (các giá trị) 37 
3.3.  Các biến liên tục hay dữ liệu liên tục 38 
3.4.  Các giá trị rời rạc hay dữ liệu đếm được 38 
3.5.  Nhóm nhỏ (mẫu) 38 
4.  Các loại biểu đồ kiểm soát 38 
4.1.  Biểu đồ kiểm soát cho các dữ liệu dạng biến số 38 

4.1.1.  Biểu đồ kiểm soát X − R 38 

4.1.2.  Biểu đồ kiểm soát X − S 39 


4.1.3.  Biểu đồ kiểm soát X -Rs 39 
4.1.4.  Lựa chọn loại biểu đồ 39 
4.1.5.  Thu thập dữ liệu cho biểu đồ kiểm soát (dữ liệu dạng biến số): 40 
4.2.  Biểu đồ kiểm soát cho dữ liệu nguyên: 43 
4.2.1.  Biểu đồ kiểm soát np 43 
4.3.  Biểu đồ kiểm soát p 43 
4.4.  Biểu đồ kiểm soát c 44 
4.5.  Biểu đồ kiểm soát u 45 
5.  Lựa chọn biểu đồ kiểm soát dữ liệu dạng nguyên 46 
6.  Thu thập dữ liệu cho biểu đồ kiểm soát (dữ liệu dạng nguyên) 46 
7.  Công thức tính 47 
8.  Xây dựng biểu đồ kiểm soát 49 

3
8.1.  Các bước xây dựng biểu đồ x- R 49 
8.2.  Xây dựng các biểu đồ khác 49 
9.  Phân tích biểu đồ kiểm soát 50 
10.  Ví dụ 51 

4
PHẦN I: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BẰNG CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ
I. Giới thiệu chung về các công cụ SQC
Hiện nay, các công cụ kiểm soát chất lượng dựa trên phân tích số liệu được chia thành
hai nhóm:
Nhóm 1: Gồm 7 công cụ truyền thống hay còn gọi là 7 công cụ kiểm soát chất lượng (7
QC tools). Các công cụ này đã được áp dụng một cách hiệu quả từ những năm của thập
niên 60 và đã được người Nhật áp dụng rất thành công. Cơ sở của các công cụ này là
lý thuyết thống kê. Các công cụ bao gồm:
1. Phiếu kiểm tra (Check sheet)
2. Biểu đồ Pareto (Pareto chart)
3. Biểu đồ nhân quả (Cause-effect diagram)
4. Biểu đồ phân bố (Histogram)
5. Biểu đồ kiểm soát (Control chart)
6. Biểu đồ phân tán (Scatter diagram)
7. Lưu đồ (Flow chart)
Phương pháp xây dựng và ứng dụng các biểu đồ này sẽ được trình bày chi tiết trong
phần sau.
Nhóm 2: Gồm 7 công cụ hay còn gọi là 7 công cụ mới (7 new tools) được phát triển và
sử dụng từ những năm đầu của thập niên 80. Các công cụ này hỗ trợ rất đắc lực cho
quá trình phân tích để tìm ra nguyên nhân gây ra chất lượng kém cũng như tìm giải
pháp để cải tiến chất lượng. 7 công cụ này bao gồm:
8. Biểu đồ tương đồng (Affinity diagram): Phân tích vấn đề dựa trên cảm giác
9. Biểu đồ quan hệ (Relation diagram): Phân tích vấn đề dựa trên logic
10. Biểu đồ ma trận (Matrix diagram): Phát hiện mối quan hệ giữa mục tiêu và
chiến lược, giữa giải pháp đề ra và khả năng thực hiện
11. Phân tích dữ liệu theo phương pháp ma trận: Tìm ra mức độ ưu tiên cho các
giải pháp đề ra
12. Biểu đồ cây (Tree diagram): chia một mục tiêu thành các mục tiêu nhỏ hay
một phương án thành các phương án chi tiết có thể thực hiện được trong thực
tế. Biểu đồ này cũng có thể sử dụng để phân tích nguyên nhân tương tự như
biểu đồ nhân quả
13. Biểu đồ mũi tên (Arrow diagram): Sử dụng để để xác định rõ các sự kiện, các
nguyên nhân của vấn đề nhằm tăng hiệu quả hoạch định giải pháp
14. Sơ đồ quá trình ra quyết định (PDPC): Công cụ lập kế hoạch ngẫu nhiên và
dự báo sự không chắc chắn qua việc phối hợp thông tin tại mọi giai đoạn của
quá trình.

5
II. Quản lý chất lượng bằng các công cụ thống kê
“Quản lý bằng dữ liệu”, “quản lý dựa trên thực tế” được xem như kỹ thuật quản lý quan
trọng của quản lý thường ngày. Kiểm soát chất lượng thống kê (SQC) được xem là công
cụ để nắm bắt thực tế tạo trên cơ sở các dữ liệu số.
Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, do đó các
công ty phải không ngừng cải tiến qui trình hoạt động và chất lượng của sản phẩm và
dịch vụ để tăng lợi nhuận, không chỉ duy trì và kiểm soát chất lượng hiện thời của sản
phẩm trên thị trường mà còn phải duy trì và kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm. Thêm
vào đó, ý tưởng này được liên tưởng tới “Người phù hợp nhất, người mà có thể theo dõi
chất lượng sản phẩm hàng ngày là người gần nhất, người luôn luôn bên cạnh sản
phẩm” Con người ở đây là công nhân, người điều hành phân xưởng, người trực tiếp
tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Nếu những người đó có
thể tham gia vào quá trình kiểm soát và quản lý, thì đây sẽ là cơ sở để khuyến khích cải
tiến hiệu quả nhất và là cách ít tốn kém nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Tóm lại, nền tảng của thực hiện kiểm soát chất lượng dựa trên dữ liệu thực tế là sự
tham gia của tất cả mọi người, đặc biệt là những những người trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Yêu cầu đối với đào tạo nhân lực trong việc áp dụng SQC
Để đảm bảo việc thực hiện tốt SQC, cán bộ công nhân viên cần phải được đào tạo hợp
lý ở các mức độ khác nhau tuỳ mục đích sử dụng. Cụ thể:

- Cán bộ quản lý và các giám sát viên phải quen thuộc với các công cụ kiểm soát
chất lượng và hiểu rõ cơ sở của phương pháp thống kê đựoc sử dụng trong quản
lý chất lượng. Họ cũng phải được đào tạo đầy đủ để hướng dẫn nhân viên áp
dụng đúng các kỹ thuật thống kê

- Tổ trưởng tổ dịch vụ hoặc phân xưởng sản xuất phải được đào tạo về các
phương pháp thống kê để có thể áp dụng của 7 công cụ quản lý chất lượng
truyền thống và 7 công cụ quản lý chất lượng mới. Họ phải có khả năng áp dụng
các kỹ thuật thống kê để cải tiến việc kiểm soát chất lượng cũng như các công
việc hàng ngày.
Yêu cầu của ISO 9000 liên quan tới việc quản lý chất lượng dựa trên dữ liệu thực
tế
Bảng 1 dưới đây cho thấy mối liên quan giữa yêu cầu của ISO 9000 với quản lý chất
lượng dựa trên dữ liệu thực tế
Bảng 1 : Yêu cầu ISO 9000 với việc phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu ISO 9000:1994 ISO 9000:2008
Yêu cầu trong tiêu 4.20 8.2.1, 8.2.3, 8.2.4, 8.4
chuẩn
Mục đích Để kiểm soát và xác nhận Để đảm bảo sự phù hợp của sản
khả năng của quá trình sản phẩm và đạt được các kết quả
xuất và đặc tính của sản cải tiến
phẩm

6
Các chức năng chủ Đánh giá năng lực quá trình ¾ Đánh giá sự thoả mãn khách
yếu và đặc tính của sản phẩm hàng
¾ Sự phù hợp của sản phẩm
¾ Đặc tính xu thế của quá trình,
sản phẩm
¾ Nhà cung ứng
Yêu cầu áp dụng Tuỳ chọn, phụ thuộc vào Bắt buộc
doanh nghiệp
Các hoạt động chủ Không qui định cụ thể Thu thập và phân tích dữ liệu
yếu
Các kỹ thuật áp Hướng dẫn trong ISO 9004 Hướng dẫn trong ISO 9004
dụng
Cách dẫn giải yêu Là một yêu cầu độc lập Nằm trong yêu cầu giám sát & đo
cầu lường
Yêu cầu về văn bản Phải xây dựng và duy trì văn Phải lập kế hoạch
hoá bản thủ tục

PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU


I. Các khái niệm
1. Các dữ liệu cần thu thập
Là các dữ liệu về đặc tính chất lượng ở dạng thông tin bằng số (hoặc thông tin có thể
được trình bày bằng các số liệu) của các thực tế khách quan. Việc kiểm soát chất lượng
được tiến hành với 2 loại dữ liệu: dữ liệu về kết quả của đặc tính chất lượng và dữ liệu
về quá trình chỉ ra nguyên nhân của đặc tính chất lượng.
Dữ liệu về đặc tính chất lượng cần phản ánh các điều kiện chất lượng của quá trình.
Các dữ liệu đó được sử dụng để kiểm tra xem sản phẩm có có phù hợp với các đặc tính
chất lượng yêu cầu như tiêu chuẩn hoặc yêu cầu kỹ thuật hay không hoặc để xác định
phần vượt quá đặc tính chất lượng biến động với mục tiêu.
Ví dụ: đặc tính chất lượng của gạch men: Độ bền (N/cm2), độ ẩm.
Dữ liệu về điều kiện quá trình cũng chỉ ra điều kiện thực tế áp dụng đối với quá trình
và điều kiện trong đó chúng được lập và duy trì.
Ví dụ đặc tính của quá trình nung: nhiệt độ lò (độ C)
Dữ liệu dạng biến số
¾ Giá trị của các đặc tính chất lượng mà có thể đo được như một đại lượng liên tục
(JIS Z 8101)
Ví dụ: Chiều dài của chi tiết (1,2m, 1,3m, 1,4m)

7
Giá trị rời rạc (dữ liệu nguyên)
Giá trị của đặc tính chất lượng có thể đếm được như là số các khuyết tật hoặc số
sản phẩm khuyết tật.
Ví dụ : 3 sản phẩm khuyết tật/ 1000 sản phẩm được kiểm tra
II. PHIẾU KIỂM TRA (Checksheet)
Phiếu kiểm tra là một trong bảy công cụ truyền thống thường được sử dụng cho việc thu
thập dữ liệu. Dữ liệu thu được từ phiếu kiểm tra là đầu vào cho các công cụ phân tích
dữ liệu khác, do đó đây bước quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng của các công cụ
khác.
1. Nguyên tắc

- Ghi chép lại các dữ liệu vào mẫu ghi hồ sơ tiêu chuẩn

- Ghi chép lại mọi dữ liệu cần thiết

- Ghi chép các dữ liệu đối với các loại hình công việc, máy móc và thời gian khác
nhau.

- Các dữ liệu cần phải chính xác và đầy đủ với các nội dung tin cậy ở dạng các con
số có nghĩa để phục vụ cho mục đích kiểm tra.

- Tránh ghi chép không chính xác, bỏ sót, viết không đúng quy định, ghi chép sai
nội dung hoặc khắc phục sai

- Trình phiếu ghi chép cho cán bộ quản lý có trách nhiệm thử nghiệm đáng thời
hạn tho như quy trình đã mô tả

- Phiếu ghi chép cần phải được đánh dấu để xác nhận và nhận xét bởi những
người có trách nhiệm kiểm tra, ngày lập hồ sơ và các nhận xét cần thiết hoặc
hướng dẫn viên

- Trong các trường hợp mô tả không đúng, không chính xác, không rõ ràng hoặc
các hồ sơ công việc mà không đáp ứng tiêu chuẩn, cán bộ quản lý chịu trách
nhiệm lập hồ sơ, xác nhận nội dung và ban hành văn bản hướng dẫn hành động
khắc phục.

- Sau khi xác nhận hồ sơ đã đúng đắn, cán bộ quản lý có trách nhiệm kiểm tra cần
ký hoặc đánh dấu vào cột cụ thể để chứng minh sự phê duyệt. Khi sử dụng các
dữ liệu cần xem xét tính khách quan và độ tin cậy.
2. Các loại dữ liệu cần ghi
Các hồ sơ cần phải mô tả đúng về các thiết bị đo, người kiểm tra, thiết bị kiểm tra,
phương pháp kiểm tra. Các dữ liệu có thể có trong phiếu kiểm tra bao gồm:
- Tên và số hiệu sản phẩm
- Thời gian
- Tên quá trình
- Tên thiết bị

8
- Tên công việc
- Tên người vận hành
- Tên người ghi hồ sơ
- Số hiệu lô trong quá trình trước
- Số hiệu lô của nguyên vật liệu
- Dữ liệu về điều kiện quá trình (nhiệt độ, tốc độ, áp suất, nồng độ, nội dung, thời
gian và các thông tin khác)
- Tên và số hiệu của các dụng cụ và đồ gá
- Tên và số hiệu của các thiết bị đo
- Điều kiện lấy mẫu thử nghiệm và tần số kiểm tra.
- Các dữ liệu về đặc tính chất lượng, chấp nhận hay loại bỏ.
- Khuyết tật, mô tả chi tiết, báo cáo và hành động khắc phục.
3. Ví dụ về phiếu kiểm tra để thu thập dữ liệu
Bảng 2 - Phiểu kiểm tra để điều tra khuyết tật của máy copy
BM 01-02-01 Phiếu ghi sự cố thiết bị

Sản phẩm Máy copy Thời gian điều 1-6 tháng 6


tra
Số hiệu sản phẩm FX-124 Bộ phận Bộ phận tổng hợp
Ngày mua Tháng 4/ 1999 Người ghi hồ Thành viên nhóm:
sơ Nguyễn Văn A
Ngày tháng 6/1 6/2 6/3 6/4 6/5 6/6 Tổng

Loại khuyết tật


Quá tối ///// ///// / ///// // ///// / ///// /// ///// 37
Quá mờ ///// ///// ///// ///// ///// // ///// ///// / ///// / 44
Bẩn /// /// //// ///// ///// // ///// 27
Sai vị trí // / ///// // /// /// 16
Sai cỡ / / /// // // /// 12
Kẹt giấy // / / // // / 9
Các lỗi khác / // / / // // 9
Tổng 24 19 26 25 35 25 154
Số bản copy 1.808 1.615 1.720 1.900 2.010 1.345 10.398

9
Bảng dữ liệu thu thập được cho thấy loại khuyết tật ‘quá mờ’ xảy ra nhiều nhất và
thường xuyên nhất. Sử dụng các công cụ thống kê như biểu đồ nhân quả, biểu đồ
pareto để xử lý và phân tích các số liệu đã thu được sẽ góp phần tìm ra giải pháp để
nâng cao chất lượng bản copy và giảm số lượng khuyết tật.

III. BIỂU ĐỒ PARETO


1. Khái niệm
Biểu đồ Pareto được Loren xây dựng dựa trên học thuyết Pareto (tên của một nhà kinh
tế học người ý), đó là phần lớn của cải của xã hội nằm trong tay một số ít người. Tiến sĩ
Juran (Mỹ) đã ứng dụng phương pháp này vào lĩnh vực quản lý chất lượng theo để
phân loạt các vấn đề về chất lượng thành vấn đề trọng yếu và thứ yếu. Ông chỉ ra rằng
phần lớn các khuyết tật và chi phí chất lượng cho các khuyết tật này xuất phát từ một số
ít nguyên nhân trong số nhiều nguyên nhân.
Biểu đồ Pareto sử dụng các cột để minh hoạ các hiện tượng và nguyên nhân, nhóm lại
các dạng như là các khuyết tật, tái sản xuất, sửa chữa, khiếu nại, tai nạn và hỏng hóc.
Các đường gấp khúc được thêm vào để chỉ ra tần suất tích luỹ (hình 1).
2. Ý nghĩa
Biểu đồ Pareto sắp xếp các dạng khuyết tật trên trục x theo tần số và số các khuyết tật
hoặc tổng sai lỗi và tổng tích luỹ của chúng trên trục y tỏ ra hiệu quả trong việc chú trọng
vào các vấn đề lớn, tập trung chứ không phải nhiều vấn đề nhỏ nhưng tản mạn. Biểu đồ
Pareto được sử dụng rộng rãi để lựa chọn các vấn đề và các đối tượng nghiên cứu và
khảo sát tại giai đoạn lập kế hoạch của giải quyết vấn đề về chất lượng và để xác nhận
kết quả của hoạt động khắc phục khi các hành động này đã được thực hiện.
Từ biểu đồ Pareto, cho thấy:
1) Hạng mục nào quan trọng nhất,
2) Hiểu được mức độ quan trọng
3) Để nhận ra tỉ lệ một số hạng mục trong số các hạng mục
4) Tỉ lệ cải tiến có thể thấy được sau khi cải tiến các hạng mục,
5) Độ lớn của vấn đề dễ dàng thuyết phục khi nhìn thoáng qua.
3. Các bước xây dựng biểu đồ Pareto
Bước 1. Xác định nghiên cứu vấn đề gì và cách thu thập dữ liệu.
(1) Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
Ví dụ: Các hạng mục khuyết tật, tổn thất bằng tiền hoặc tần suất xuất hiện rủi
ro.
(2) Xác định những dữ liệu cần để phân loại chúng.
Ví dụ: Dạng khuyết tật, vị trí, qua trình, máy móc, công nhân, và phương
pháp.
Ghi chú: Tập hợp các hạng mục ít khi xuất hiện vào mục "Các dạng khác"
(3) Xác định phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian thu thập dữ liệu

10
Bước 2. Sắp xếp bảng dữ liệu theo các hạng mục.
Bước 3. Điền vào bảng tính dữ liệu và tính toán tổng số.
Bước 4. Lập bảng dữ liệu cho biểu đồ Pareto theo các hạng mục, tổng số từng hạng
mục, tổng số tích luỹ, phần trăm tổng thể và phần trăm tích luỹ.
Bước 5. Sắp xếp các hạng mục theo số lượng khuyết tật giảm dần và điền vào bảng
dữ liệu.
Ghi chú: Hạng mục khuyết tật ở dạng khác phải đặt ở cuối dòng mặc dù số
lượng khuyết tật lớn.
Bước 6. Vẽ trục tung và trục hoành.
(1) Trục tung
(a) Bên trái trục tung: Đánh dấu vào trục, chia từ 0 đến tổng số các khuyết tật
(b) Bên phải trục tung: Đánh dấu vào trục, chia từ 0% đến 100%.
(2) Trục hoành
Chia trục hoành thành các khoảng theo số các loại khuyết tật đã được phân
loại.
Bước 7. Xây dựng biểu đồ cột.
Bước 8. Vẽ đường cong tích luỹ (đường cong Pareto).
Đánh dấu các giá trị tích luỹ (tổng tích luỹ hay phần trăm tích luỹ) ở phía trên
bên phải khoảng cách của mỗi một hạng mục, nối các điểm bằng một đường
thẳng.
Bước 9. Viết các chi tiết cần thiết trên biểu đồ.
(1) Các chi tiết liên quan tới biểu đồ: Tiêu đề, các con số quan trọng, đơn vị, tên
người vẽ biểu đồ.
(2) Các hạng mục liên quan tới dữ liệu: thời gian thu thập dữ liệu, chủ đề và địa
điểm nghiên cứu, tổng số dữ liệu.
4. Ví dụ xây dựng biểu đồ Pareto
Bước 1. Vấn đề cần nghiên cứu: Sản phẩm đúc bị lỗi
- Dữ liệu cần để phân loại chúng: Các loại khuyết tật của sản phẩm đúc
- Phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian thu thập dữ liệu: Kiểm tra 100%
bằng mắt trong thời gian 3 tháng : 4, 5, 6.
Bước 2. Sắp xếp bảng dữ liệu theo các hạng mục (dạng khuyết tật)- Cột đầu, bảng
4.1
Bước 3. Điền dữ liệu thu thập được qua các lần kiểm tra vào cột 2 – bảng 4.1 và tính
toán tổng số, ghi kết quả vào cột thứ 3. Tính tổng số khuyết tật các loại và ghi
vào hàng cuối cùng

11
Bảng 3-1: Bảng dữ liệu khuyết tật của sản phẩm đúc
Dạng khuyết Điểm số
Tổng số
tật
(1) (2) (3)
Sứt, mẻ //// //// 10
Xước //// //// //// ////........//// // 42
Bẩn //// 6
Sức căng //// //// //// //// ////.....................//// //// 104
Kẽ hở //// 4
Lỗ hổng //// //// //// //// 20
Dạng khác //// //// //// 14
Tổng số 200

Bước 4. Lập bảng dữ liệu cho biểu đồ Pareto theo các hạng mục, tổng số từng hạng
mục, tổng số tích luỹ, phần trăm tổng thể và phần trăm tích luỹ- bảng 4-2.
Bước 5. Sắp xếp các dạng khuyết tật trong bảng 4-1 vào bảng 4-2 theo số lượng
khuyết tật giảm dần. Tính tổng tích luỹ, phần trăm tổng thể và phẩn trăm tích
luỹ cho từng hàng và điền vào bảng dữ liệu.
Ghi chú: Hạng mục khuyết tật ở dạng khác phải đặt ở cuối dòng mặc dù số lượng
khuyết tật lớn hơn số lượng của dạng khuyết tật cụ thể (kẽ hở, bẩn, sứt mẻ).
Tỉ lệ phần trăm tổng thể của hạng mục Khuyết tật khác này không nên quá lớn
(10%-15%)

Bảng 3-2: Bảng dữ liệu cho biểu đô Pareto


Dạng khuyết Số lượng Tổng tích Phần trăm Phần trăm
tật khuyết luỹ tổng thể tích luỹ
tật
(1) (2) (3) (4) (5)
Sức căng 104 104 52 52
Xước 42 146 21 73
Lỗ hổng 20 166 10 83
Sứt, mẻ 10 176 5 88
Bẩn 6 182 3 91
Kẽ hở 4 186 2 93
Dạng khác 14 200 7 100
Tổng số 200 - 100 -

12
Bước 6. Vẽ trục tung và trục hoành.
(1) Trục tung
(a) Bên trái trục tung: Đánh dấu vào trục, chia từ 0 đến 200 (tổng số các khuyết
tật)
(b) Bên phải trục tung: Đánh dấu vào trục, chia từ 0% đến 100%.
(2) Trục hoành
Chia trục hoành thành 7 khoảng theo số hạng mục các loại khuyết tật đã được
phân loại.
Bước 7. Xây dựng biểu đồ cột (lấy dữ liệu từ cột thứ 2 của bảng 4-2). Biểu đồ được
thể hiện trên hình 1
Bước 8. Vẽ đường cong tích luỹ (đường cong Pareto) bằng cách lấy dữ liệu từ cột 3
hoặc cột 5 của bảng 4-2.
Đánh dấu các giá trị tích luỹ (tổng tích luỹ hay phần trăm tích luỹ) ở phía trên
bên phải khoảng cách của mỗi một hạng mục, nối các điểm bằng đường thẳng.
Bước 9. Viết các chi tiết cần thiết trên biểu đồ.
(3) Các chi tiết liên quan tới biểu đồ: Tiêu đề, các con số quan trọng, đơn vị, tên
người vẽ biểu đồ.
(4) Các hạng mục liên quan tới dữ liệu: thời gian thu thập dữ liệu, chủ đề và địa
điểm nghiên cứu, tổng số dữ liệu. Số sản phẩm kiểm tra: 5000
Thời gian: 1/4 - 30/6/2013

Ph n tr m khuy t t t

Hình 3-1: Biểu đồ Pareto cho các hạng mục khuyết tật

13
5. Sử dụng biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto sử dụng để:
1) Quyết định vấn đề trọng yếu cần giải quyết,
2) Thấy rõ sự khác nhau giữa trước khi cải tiến và sau khi cải tiến,
3) Báo cáo hay ghi lại một cách dễ hiểu.
Một số lưu ý khi sử dụng biểu đồ Pareto
(1) Phân loại tổn thất theo số lượng khuyết tật, tỷ lệ khuyết tật, số lượng khiếu nại,
chi phí chất lượng cho các loại khuyết tật.
(2) Xác định khoảng thời gian theo dõi phù hợp với mục đích.
(3) Xây dựng biểu đồ Pareto bằng cách thu thập các dữ liệu đã được phân vùng theo
nguyên nhân (yếu tố) hoặc kết quả (đặc tính, hiện tượng). Không nên lấy các dữ
liệu từ các loại khác nhau, mức khác nhau, các nguyên nhân khác nhau.
(4) Khi sử dụng biểu đồ Pareto theo một phương pháp nào đó mà không thể phân
biệt được sự khác nhau giữa các thành phần, thì nên thay đổi phương pháp phân
loại hoặc các đặc tính trên trục y để xác định được các thành phần quan trọng.

IV. LƯU ĐỒ (FLOW PROCESS CHART)


1. Phân tích quá trình (process analysis)
Trước khi muốn thay đổi hay cải tiến một qui trình, phải hiểu rõ qui trình đó, có nghĩa là
phải phân tích qui trình. Lưu đồ qui trình nhằm giúp tìm hiểu và phân tích qui trình.
Lưu đồ là một công cụ hữu hiệu giúp việc hiểu và phân tích một quá trình do cách trình
bày đơn giản, dễ hiểu.
2. Xây dựng lưu đồ
Một lưu đồ qui trình được xây dựng tốt làm sáng tỏ các tương quan trong qui trình đồng
thời các lưu đồ qui trình là công cụ rất có giá trị giúp nhận định được các khu vực có phí
phạm, lập lại và sai lầm.
Tuy nhiên, thường thì một người đơn độc không thể thấu hiểu toàn thể một qui trình.
Ngay cả một tổ soạn thảo qui trình cũng có thể mỗi người hiểu một cách. Một thí nghiệm
cho thấy, sau khi soạn thảo một qui trình cụ thể, mỗi người trong tổ soạn thảo được yêu
cầu tự xây dựng lưu đồ riêng cho qui trình. Kết quả cho thấy, các biểu đồ trên đều khác
nhau. Lý do của sự khác nhau như sau:
- Mỗi người nhìn qui trình theo quan điểm của mình. Thí dụ người đốc công sản
xuất nhìn vấn đề khác người chịu trách nhiệm mua hàng dù hai người đều phải
có cùng mục tiêu.
- Kỹ năng không cùng ngành : một kỹ sư dùng kỹ thuật để nghiên cứu một qui trình
khác với người quản lý bộ phận phân phối.

14
- Nhiều người không bao giờ mạo hiểm vượt qua phạm vi trách nhiệm của mình để
nghiên cứu toàn thể một qui trình nên việc nắm bắt tinh thần qui trình của họ chỉ
giới hạn trong phòng sở của mình.
Để khắc phục các vấn đề trên, cách giải quyết tốt nhất là:
- Cần có sự hợp tác của mọi người có liên hệ đến từng bước của qui trình nhằm
đảm bảo sự chính xác của biểu đồ sau khi hoàn tất.
- Việc xây dựng một lưu đồ qui trình cũng là việc xây dựng một qui trình, thực hiện
từng bước một theo các bước sau:
9 Bước 1 - Xác định ranh giới : Thận trọng trong việc xác định ranh giới của qui
trình để xây dựng biểu đồ, nếu không sẽ mất thời giờ nghiên cứu các qui trình
không liên quan gì với mục tiêu. Cũng không nên giới hạn thái quá vì sẽ không qui
định đủ các hoạt động quan trọng trong một quá trình.
9 Bước 2 - Xác định mực độ chi tiết : Các chi tiết cần được trình bày vừa đủ. Một
biểu đồ có tính tổng quát thì đừng bao gồm quá nhiều chi tiết, ngược lại một biểu
đồ không có chi tiết thì không lợi ích gì cho việc phân tích tìm các phần phí phạm,
thiếu hiệu năng.
9 Bước 3 - Đi từng công đoạn một : Các bước đầu tiên sẽ có tác động quan trọng
lên thành quả của qui trình, nên khởi mào từ đầu mối, nơi phát sinh ra các hành
động tiếp theo
9 Bước 4 - Xây dựng lưu đồ dự thảo : xây dựng sườn biểu đồ đảm bảo có tất cả
các công đoạn của quá trình.
9 Bước 5 - Kiểm soát độ chính xác và đầy đủ : Mọi người có liên quan phải được
mời góp ý kiến nhằm đảm bảo rằng:
- Mọi bước đều được trình bày
- Lưu đồ qui trình đang xây dựng được trình bày một cách trung thực như đang
xẩy ra, không lý tưởng hóa hay làm theo thói cũ.
9 Bước 6 - Xây dựng Lưu đồ hoàn tất : Nếu có sự thay đổi hay góp ý, lưu đồ qui
trình được sửa đổi theo yêu cầu đóng góp.
9 Bước 7 - Kiểm tra lại : Làm lại bước 5 và nếu cần điều chỉnh lần cuối để đảm
bảo sự chính xác và đầy đủ.
Các câu hỏi phải được đặt ra càng nhiều càng tốt theo sườn sau đây:
9 Dịch vụ, nguyên vật liệu hay vấn đề do đâu mà có, từ ai?
9 Sự tham gia của các vấn đề, dịch vụ, nguyên vật liệu vào quá trình như thế nào?
9 Ai phải ra quyết định? Việc gì phải làm kế tiếp?
9 Nếu tình huống là “Có” thì sự việc diễn biến như thế nào?
9 Nếu tình huống là “Không” thì sự việc sẽ diễn biến như thế nào?

15
Thường một số các biểu tượng được dùng trong việc thiết lập biểu đồ. Không nhất thiết
bắt buộc phải dùng, nhưng các dấu hiệu trên giúp nhận định một số những hoạt động
trong mỗi công đoạn của quá trình.

Hình chữ nhật tượng trưng cho một bước trong quá trình. Tên của
bước hay công đoạn được viết bên trong hình.

Hình thoi tượng trưng một điểm quyết định phải được thực hiện
trước khi tiến hành một hành động tiếp theo.

Hình tượng này được dùng khi tạo ra một văn bản (phiếu đặt hàng).

Hình tròn được dùng cho biết quá trình sẽ tiếp tục ở điểm khác

Mũi tên chỉ các hướng đi hay hướng thực hiện trong quá trình

V. BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ


1. Khái niệm
Biểu đồ nguyên nhân và kết quả chỉ mối liên hệ giữa các đặc tính mục tiêu và các yếu
tố, những yếu tố dường như có ảnh hưởng đến các đặc tính, biểu diễn bằng hình vẽ
giống xương cá..
Biểu đồ nhân quả còn được gọi là biểu đồ xương các, biểu đồ Ishikawa.
2. Xây dựng biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả được gọi là "biểu đồ xương cá", bởi vì hình dạng của nó giống hình
xương cá. Xương trung tâm là xương sống, sau đó đến xương lớn, xương vừa và
xương nhỏ ...(Hạng mục lớn, hạng mục vừa, hạng mục nhỏ...) được vẽ để nối nguyên
nhân và kết quả. Do đó phải sắp xếp các yếu tố liên quan một cách có hệ thống để vẽ
biểu đồ nhân quả.
2.1 Hình dạng của một biểu đồ nhân quả

16
Xương lớn

Xương nhỏ

Xương
vừa
Các đặc tính
XƯƠNG SỐNG (Kết quả)

Hình 1: Mô hình xây dựng biểu đồ nhân quả

2.2 Phương pháp để phát hiện các yếu tố của biểu đồ nhân quả
Quá trình để phát hiện các yếu tố và xây dựng biểu đồ theo phương pháp huy động trí
não bao gồm các bước:
Bước 1: Đưa ra các đặc tính để thảo luận. Các đặc tính phải phù hợp với vấn đề cần
giải quyết với mục đích rõ ràng.
Bước 2: Thảo luận về các yếu tố, những yếu tố nào có ảnh hưởng đến các đặc tính, và
thu thập các yếu tố này. Thông thường, khoảng 30 - 40 phút phát huy trí não tập thế có
thể đưa ra các yếu tố để mô tả trong giấy hoặc thẻ. Phát huy trí não phải theo 4 nguyên
tắc sau:
Không phê phán chỉ trích ý kiến của người khác
Viết ra càng nhiều ý kiến càng tốt
Hoan nghênh các ý kiến của người tự do và không cùng sở thích
Bố trí, xắp xếp và sửa chữa các ý kiến khác.
Bước 3: Phân loại các yếu tố từ 4 đến 8 hạng mục và vẽ xương lớn. Yếu tố để xem xét
các hạng mục này bao gồm:
Máy móc/Thiết bị
Nguyên vật liệu
Con người/Người vận hành
Phương pháp
Môi trường
Đo lường
Hệ thống thông tin

17
Bước 4: Xác định các xương nhỏ và vừa. Tìm các yếu tố từ xương lớn đến xương vừa,
từ xương vừa đến xương nhỏ như hình 4.2
Bước 5: Đánh giá tầm quan trọng của mỗi yếu tố và đánh dấu vào các yếu tố có ảnh
hưởng lớn tới đặc tính chất lượng được xem xét.
3. Sử dụng biểu đồ nhân quả
Để đạt được công việc tốt, kết quả tốt, cần thiết là phải lựa chọn những yếu tố nào ảnh
hưởng đến các đặc tính và thực hiện các biện pháp đối với các nguyên nhân thực làm
hạ thấp giá trị trung bình hoặc sự biến động lớn. Biểu đồ nguyên nhân và kết quả rất có
hiệu quả trong những trường hợp dưới đây:
¾ Để biết được các nguyên nhân xảy ra khuyết tật. Biểu đồ nhân quả là công cụ hữu
hiệu xắp xếp mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, phát hiện ra các nguyên
nhân thực để phân tích và phân loại xem vấn đề tồn tại ở đâu. Đồng thời nó có hiệu
quả trong việc diễn giải các yếu tố để thiết kế thực nghiệm.
¾ Để chuẩn bị các biện pháp cải tiến. Nó có hiệu quả trong việc phân loại hiệu quả của
các biện pháp làm giảm ảnh hưởng của các nhân tố đã được xác định.
Các điểm cần chú ý khi sử dụng biểu đồ nhân quả:
(1) Vẽ các ý kiến thu thập được từ nhiều người
(2) Phải biểu diễn các đặc tính một cách cụ thể
(3) Thu thập tất cả các yếu tố
(4) Thu thập các dữ liệu
(5) Xem xét nghiên cứu theo thời gian
(6) Phát hiện các yếu tố xấu.
4. Ví dụ biểu đồ nhân quả

18
Điều kiện đã được
Khuôn mẫu thiết lập
Lỗ thông khí Nhiệt độ thấp

Nhiệt độ xy lanh
Sự đẩy ga
Thời gian áp lực
Đường kính ống Điều chỉnh
Sự bào mòn
Thiết kế lạnh Tiêm áp lực ngược lại
Cổng

Hình d ng S cân Đo lường


b ng Thiết kế dòng chảy

Cân bằng dòng chảy Dòng chảy


Khuyết tật
hình dạng
Sự gặm
Mũi tiêm Lò nung mòn Nhiệt độ Thời gian
áp lực
Làm
Xy lanh khô Độ nhớt
Pít tông Ga

Nhựa rò Khói lượng khí Biến động lô


Hỏng bơm
Chống xoay Bột
Hư hại thuốc
Dầu Độ tan Khói lượng
Thu c viên chảy phân tử
Xoay
Mòn các bộ phận áp lực dầu

Nước bắn Lớp dưới Độ thô


ra
Máy làm khuôn Nguyên vật liệu

Hình 2: Biểu đồ nhân quả về khuyết tật hình dạng của khuôn đúc.

VI. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ (Histogram – Biểu đồ cột)


1. Sự biến động và phân bố
Nếu chúng ta có thể thu thập dữ liệu từ một quá trình mà trong quá trình đó tất cả các
yếu tố (con người, máy móc, nguyên vật liệu và phương pháp) đều không thay đổi (bất
biến), thì tất cả các dữ liệu chúng ta thu được sẽ có cùng giá trị. Tuy nhiên, trong thực
tế, không thể duy trì tất cả các yếu tố này ở trạng thái bất biến trong mọi lúc. Nói đúng
ra, thậm trí có một vài yếu tố, chúng ta giả thiết, có trạng thái bất biến nhưng không phải
bất biến một các hoàn toàn. Nó chắc chắn sẽ xảy ra sự biến động đối với các giá trị của
dữ liệu thu được. Giá trị của dữ liệu không sẽ không giống nhau trong mọi lúc, tuy nhiên
điều này không có nghĩa rằng chúng được xác định theo phương pháp bừa bãi. Mặc dù
các giá trị thay đổi trong mọi lúc, chúng vẫn được quản lý theo nguyên tắc nhất định, và
tình huống này đưa đến việc các dữ liệu được phân bố theo sự phân bố nhất định.
2. Tổng thể và mẫu
Tổng thể
← Một nhóm thực thể có các đặc tính cần điều tra hoặc nghiên cứu.

19
↑ Một nhóm các thực thể là đối tượng của các hành động được thực hiện dựa trên
các mẫu. (JIS Z 8101- Viện tiêu chuẩn Nhật)
Ví dụ: Trong sản xuất chi tiết ô tô mang nhãn hiệu X120, tất cả các chi tiết mang
nhãn hiệu X 120 được tạo ra là một tổng thể
Mẫu
Một phần của tổng thể được lựa chọn để nghiên cứu các đặc tính của nó (JIS Z
8101)
Ví dụ: Khi kiểm tra chất lượng chi tiết X120 nói trên, mỗi ngày có 10 chi tiết được
lấy ra để phân tích, đo lường các đặc tính về hoá, lý…Đây là mẫu của tổng thể
các sản phẩm tạo ra
Tổng thể là đối tượng của các hành động cần thực hiện, dựa trên các thông tin dựa trên
các dữ liệu. Luôn luôn nhớ rằng những gì thu được từ các dữ liệu này chỉ giới hạn đối
với tổng thể này.
Đối với kiểm soát chất lượng, chúng ta cố gắng nhận biết thực tế thông qua thu thập dữ
liệu và có các hành động cần thiết dựa trên thực tế đó. Trong việc kiểm tra mẫu, chúng
ta lấy mẫu từ một lô sản phẩm, tiến hành các phép đo đối với mẫu đó, và sau đó quyết
định xem chúng ta có chấp nhận toàn bộ lô sản phẩm đó hay không. ở đây mối quan
tâm của chúng ta không phải là việc lấy mẫu mà là chất lượng của toàn bộ lô sản phẩm.
3. Yêu cầu trong việc lấy mẫu
(1) Cần lựa chọn phương pháp lấy mẫu phù hợp với mục đích lấy mẫu. Phương pháp
lấy mẫu bao gốm lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu 2 giai đoạn và lấy mẫu theo
phân vùng. Sử dụng phương pháp lấy mẫu hữu ích đối với mục đích.
(2) Đào tạo cho những người thu thập dữ liệu về việc sử dụng các thiết bị đo lường,
phương pháp điều chỉnh độ chính xác đo, phương pháp đo và phương pháp làm
tròn số liệu và phương pháp ghi chép. Xác nhận điều kiện hiệu chuẩn và độ chính
xác đo.
Bốn qui tắc lấy mẫu ngẫu nhiên
Qui tắc 1: Sản phẩm không được lấy mẫu bởi những công nhân trực tiếp sản xuất ra
chính sản phẩm đó (phòng ngừa sự lựa chọn có chủ ý).
Qui tắc 2: Lấy mẫu phải do người có thẩm quyền tiến hành (lấy mẫu không được kiểm
tra trước).
Qui tắc 3: Người thực hiện lấy mẫu từ tổng thể phải hiểu rõ về ý nghĩa và mục đích của
việc lấy mẫu.
Qui tắc 4: Lấy mẫu ngẫu nhiên dựa trên bảng số ngẫu nhiên, theo thời gian.

20
Tổng thể Mẫu Dữ liệu
Lấy mẫu Đo
Quá Mẫu Dữ liệu
trình Lô
Hành động đối với
quá trình (Kiểm soát
quá trình, Phân tích
quá trình) Hành động

Lấy mẫu
o
Dữ liệu
Lô Mẫu

Hành động đối với Hành động


lô (Kiểm tra, ước
tính chất lượng sản
phẩm)

4. Biểu đồ phân bố
Biểu đồ phân bố là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu tố biến động hay các dữ
liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được diễn tả như các cột
với khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu thị qua chiều cao.
4.1. Các thông số thống kê
a) Các thông số của phân bố tổng thể
¾ Trung bình của tổng thể: μ = E (X)
¾ Độ lệch chuẩn của tổng thể: δ

Trên thực tế thưởng không thể xác định các giá trị μ và δ và trên vì không thể đo lường
toàn bộ tổng thể. Trong quá trình sản xuất, thường lấy mẫu, đo lường và xác định các
đặc tính chất lượng của mẫu, xác định các thông số thống kê của mẫu và coi các giá trị
đó đại diện (bằng) các thông số thống kê của tổng thể

21
b) Các thông số của phân bố mẫu

¾ Giá trị trung bình : x


Tổng n giá trị đo chia cho n được gọi là giá trị trung bình (giá trị trung bình số học) và
được ký hiệu bằng chữ

x1 + x 2 + ... + xn ∑ xi
x= = i =1

n n

Trong đó x1, x2, ... xn là các giá trị đo được và n là số các giá trị đo được. Giá trị x
được coi là đại diện (bằng) μ của tổng thể
¾ Độ rộng (R)
Khoảng chênh lệch giữa giá trị lớn nhất (Xmax) và giá trị nhỏ nhất (Xmin) của các dữ
liệu được gọi là độ rộng và ký hiệu là R
R = Xmax - Xmin
Độ rộng không bao giờ có giá trị âm
R≥0
¾ Độ lệch chuẩn (s): Độ lệch chuẩn (s) của mẫu được coi là đại diện (bằng) đọ lệch
chuẩn δ của tổng thể
s được tính theo công thức:

s= V
Trong đó V là phương sai
¾ Phương sai V: V được tính theo công thức
S
V=
n −1
Trong đó S là tổng các bình phương và giá trị (n –1) gọi là bậc tự do. n là số các giá trị x
đo được
¾ Tổng các bình phương (S)
Tổng các bình phương của các hiệu các giá trị riêng và giá trị trung bình được gọi là
tổng các bình phương và được ký hiệu là S

S = (x1 - x )2 + (x2 - x )2 + ... + (xn - x )2


= ∑ (xi - x )2 Công thức định nghĩa
= ∑ xi2 - (∑ xi) 2
Công thức tính toán
n

22
(∑ xi) 2
Trong đó được gọi là giá trị hiệu chỉnh (CT)
n

Vì tổng các bình phương và phương sai có quan hệ với bình phương các giá trị đo được
nên ta không thể so sánh các giá trị dựa trên từng đơn vị đo. Độ lệch chuẩn không có sự
trở ngại này nên có thể sử dụng các đơn vị đo.

4.2. Xây dựng biểu đồ phân bố


Quá trình xây dựng biểu đồ phân bố bao gồm :
¾ Thiết lập bảng tần suất
¾ Vẽ biểu đồ
4.2.1. Thiết lập bảng tần suất
Bước-1 Tính độ rộng (R)
¾ Tìm ra giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các giá trị quan sát được và tính R.
R=(giá trị lớn nhất quan sát được) - (giá trị nhỏ nhất quan sát được)
¾ Có thể dễ dàng tìm ra giá trị lớn nhất hay giá trị nhỏ nhất qua cách sau:
Chọn các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất từ mỗi dòng của bảng các giá trị quan sát được,
sau đó lấy giá trị lớn nhất trong các giá trị lớn nhất và lấy giá trị nhỏ nhất trong các giá trị
nhỏ nhất. Đó là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của toàn bộ các giá trị quan sát được.
Bước-2 Xác định độ rộng lớp
¾ Độ rộng của lớp được xác định sao cho độ rộng R, bao gồm các giá trị lớn nhất và
nhỏ nhất, được chia thành các khoảng có độ rộng bằng nhau. Để có được độ rộng
các khoảng bằng nhau, chia R cho 1, 2 hoặc 5 (hoặc 10, 20, 50, 0.2, 0.5...) để thu
được từ 5 - 20 khoảng có độ rộng bằng nhau. Có 2 khả năng, sử dụng khoảng hẹp
hơn nếu số lượng các giá trị đo lớn hơn hoặc bằng 100. Nếu giá trị này nhỏ hơn
hoặc bằng 99 thì sử dụng khoảng rộng hơn.
¾ Số lớp: Số lớp là bao nhiêu thì thích hợp?
Một số chỉ dẫn rất dễ nhớ. Số lớp thường xấp xỉ bằng căn bậc 2 của số dữ liệu, và có
các điều chỉnh để quyết định độ rộng thích hợp. K có thể lấy theo bảng dưới đây:

Số dữ liệu (n) Số nhóm (k)


50 -100 6 – 10
100 - 250 7 – 12
250 - 10 –20
Hoặc tính theo công thức

K= n

23
Trước tiên, tốt nhất hãy quyết định độ rộng lớp là 1, 2, 5, và sau đó điều chỉnh số
lớp cho gần bằng với K = n
¾ Độ rộng lớp
Rất hợp lý khi độ rộng lớp có thể được quyết định bằng các con số đơn giản như 1, 2
hay 5 (chúng ta sử dụng hệ thập phân) và số lớp phải được điều chỉnh.
h = (giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất)/ K
¾ Giá trị đại diện của lớp
Giá trị đại diện của lớp là điểm giữa của mỗi lớp, thậm chí cả khi điểm giữa này
không tròn số. Giá trị phân số không gây trở ngại lớn nhưng nếu là số tròn thì dễ
hiểu hơn.
Bước-3
Chuẩn bị bảng tần suất, trong đó gồm các lớp, điểm giữa, đánh dấu tần suất, tần suất,
vv...
Bước –4
Xác định biên và độ rộng của các lớp sao cho chúng bao gồm các giá trị lớn nhất và nhỏ
nhất, viết vào bảng tần suất
Đầu tiên, chọn biên dưới của lớp đầu tiên và cộng thêm độ rộng của một lớp để xác định
được đường biên giữa lớp thứ nhất và lớp thứ 2. Khi thực hiện việc này, đảm bảo rằng
lớp thứ nhất có chứa giá trị nhỏ nhất. Tiếp tục như trên ta được lớp cuối cùng, đảm bảo
rằng lớp cuối chứa giá trị lớn nhất.
Bước-5
Tính điểm giữa của các lớp theo phương trình sau, tính điểm giữa của lớp và viết dưới
bảng tần suất.
¾ Điểm giữa của lớp thứ nhất
= (Tổng của biên trên và biên dưới của lớp thứ nhất)
¾ Điểm giữa của lớp thứ hai
= (Tổng của biên trên và biên dưới của lớp thứ hai)
¾ Và cứ tiếp theo như vậy …
Bước-6 Xác định tần suất
Đọc các giá trị nhận được và ghi tần suất vào mỗi lớp sử dụng các ký hiệu.
Tần suất: 1 2 3 4 5 6
Ký hiệu: I II III IIII IIIII IIIII I
4.2.2. Vẽ biểu đồ phân bố
Bước-1
Trên tờ giấy vuông, đánh dấu trục nằm ngang theo một tỷ lệ. Tỷ lệ không nên dựa vào
độ rộng của lớp mà tốt hơn dựa trên đơn vị đo của số liệu.
Ví dụ 10 gam tương đương với 10 mm

24
Điều này tạo điều kiện thuận lợi khi so sánh các biểu đồ phân bố cùng biểu diễn các yếu
tố và đặc trưng giống nhau cũng như các yêu cầu kỹ thuật. Trên trục nằm ngang lấy một
khoảng bằng độ rộng của lớp về mỗi phía của lớp thứ nhấtvà các lớp cuối cùng.
Bước-2
Đánh dấu trục tung bên tay trái theo tỷ lệ tần suất, và nếu cần thiết vẽ trục tung bên tay
phải theo tỷ lệ tần suất tương đối. Chiều cao của lớp có tần suất lớn nhất nên gấp 0,5
đến 2 lần khoảng cách giữa giá trị lớn nhất trên trục hoành.
Bước-3
Đánh dấu tỷ lệ trục ngang với các giá trị biên của lớp.
Bước-4
Sử dụng độ rộng lớp như một đường cơ bản, vẽ hình chữ nhật với độ cao tương ứng
với tần suất trong lớp.
Bước-5
Vẽ một đường thẳng trên biểu đồ phân bố để biểu thị giá trị trung bình, và đồng thời
cũng vẽ một đường thẳng để chỉ ra giới hạn kỹ thuật, nếu có.
Bước-6
Tại chỗ trống của biểu đồ, ghi chú thông tin về các dữ liệu của biểu đồ (giai đoạn thu
thập dữ liệu...), số dữ liệu n, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
4.3. Ví dụ về vẽ biểu đồ phân bố
Trong một phân xưởng sản xuất trục xe đạp, sau mỗi ca sản xuất, 10 mẫu sản phẩm sẽ
được lấy ra để đo kích thước nhằm đánh giá chất lượng quá trình sản xuất. Dữ liệu đo
được sau 3 ngày (9 ca sản xuất được trình bày trong bảng 6.1). Vẽ biểu đồ phân bố cho
các dữ liệu này. Tiêu chuẩn kiểm tra kích thước trục là (2.52 ± 0.02)
Bước 1 : Tính độ rộng
Bảng 0-1: Bảng tính độ rộng (Số liệu về kích thước sản phẩm)
Số Các kết quả của phép đo Max Min
mẫu
1-10 2.510 2.517 2.522 2.522 2.510 2.511 2.519 2.532 2.543 2.525

11-20 2.527 2.536 2.506 2.541 2.512 2.515 2.521 2.536 2.529 2.524

21-30 2.529 2.523 2.523 2.523 2.519 2.528 2.543 2.538 2.518 2.534

Số Các kết quả của phép đo Max Min


mẫu
31-40 2.520 2.514 2.512 2.534 2.526 2.530 2.532 2.526 2.523 2.520

41-50 2.535 2.523 2.526 2.525 2.532 2.522 2.503 2.530 2.522 2.514

51-60 2.533 2.510 2.542 2.524 2.530 2.521 2.522 2.535 2.540 2.528

61-70 2.525 2.515 2.520 2.519 2.526 2.527 2.522 2.542 2.540 2.528

25
71-80 2.531 2.545 2.524 2.522 2.520 2.519 2.519 2.529 2.522 2.513

81-90 2.518 2.527 2.511 2.519 2.531 2.527 2.529 2.528 2.519 2.521

Giá trị lớn nhất (nhỏ nhất)

Độ rộng R = 2.545 – 2.503 =0.042

Bước 2 : Tính số lớp và độ rộng lớp:


Với n=90, số lớp K = 9 hoặc 10. Lấy K=9
h= R/K = 0.042/9 = 0.0047 => Làm tròn h = 0.005

Bước 3, 4, 5, 6: Tính tần suất


Lớp 1: Biên dưới 1 = Xmin - h/2 = 2.503 – 0.005 /2 = 2.5005
Biên trên 1 = Biên dưới 1 +h = 2.5005 + 0.005 = 2.5055
Điểm giữa 1 = (Biên dưới 1 + Biên trên 1) /2 = 2.503
Lớp 2 : Biên dưới 2 = Biên trên 1 = 2.5055
Tính tiếp như vậy và ta được kết quả trong cột thứ 2 và 3 bảng 4. Đếm số giá trị trong
bảng 4.3 nằm trong khoảng giá trị (2.5005-2.5055) của lớp 1, ta thấy có một giá trị
=2.502 thuộc số mẫu (41-50), điền giá trị này vào cột 4 và 5. Tiếp tục làm như vậy cho
các lớp tiếp theo từ 2 tới 9.
Bảng tần suất
Lớp Điểm giữa Ký hiệu tần suất Tần suất
1 2.5005-2.5055 2.503 I 1
2 2.5055-2.5105 2.508 IIII 4
3 2.5105-2.5155 2.513 IIIII IIII 9
Lớp Điểm giữa Ký hiệu tần suất Tần suất
4 2.5155-2.5205 2.518 IIIII IIIII IIII 14
5 2.5205-2.5255 2.523 IIIII IIIII IIIII IIIII II 22
6 2.5255-2.5305 2.528 IIIII IIIII IIIII IIII 19
7 2.5305-2.5355 2.533 IIIII IIIII 10
8 2.5355-2.5405 2.538 IIIII 5
9 2.5405-2.5455 2.543 IIIII I 6
Tổng 90

26
Vẽ biểu đồ phân bố và tính các thông số theo công thức đã cho:

27
4.4. Sử dụng biểu đồ phân bố
Nguyên tắc của kiểm soát chất lượng là nắm bắt được các nguyên nhân gây ra sự biến
động về chất lượng và để quản lý các yếu tố đó. Với mục đích này, cần thiết phải biết
được sự biến động (phân bố) của các dữ liệu đặc thù một đúng đắn. Thông qua các bố
trí nhiều dữ liệu trên một biểu đồ phân bố, chúng ta có thể hiểu tổng thể một cách khách
quan
Mục đích của việc thiết lập biểu đồ phân bố là:
1) Biết được hình dạng phân bố làm cho biểu đồ có thể dễ hiểu hơn.
2) Biết được năng lực quá trình so sánh với các tiêu chuẩn (qui định kỹ thuật).
3) Phân tích quá trình và quản lý nó.
4) Biết được trung tâm và biến động của sự phân bố.
5) Biết một dạng phân bố thống kê.
Và từ các thông tin trên người sử dụng có thể :
1) Phát hiện ra các vấn đề và thiết lập các chương trình cải tiến.
2) Xem xét hành động nào là hiệu quả.
3) Khẳng định kết quả của hành động.
Quá trình sử dụng biểu đồ phân bố bao gồm hai giai đoạn:
- Vẽ biểu đồ phân bố và phân tích dạng của biểu đồ. Nếu hình dạng biểu đồ cho
thấy không có hiện tượng dữ liệu bị pha trộn, tiến hành phân tích độ biến động
của quá trình
- Tính hệ số năng lực của quá trình, từ đó phân tích năng lực của quá trình
4.5. Phân tích hình dạng biểu đồ phân bố
Kiểm tra các điểm sau đây
(1) Hình dáng của biểu đồ phân bố có biến dạng hay không? Nó có bị dạng đảo hoặc
dạng cặp hai đỉnh hay không ?
- Phân tích hình dáng, nếu thấy có khả năng có sự pha trộn dữ liệu, tiến hành
phân vùng dữ liệu và các biểu đồ phân bố sẽ được thiết lập lại dựa trên các dữ
liệu đã phân vùng đó.
- Sau khi việc phân vùng đã thực hiện tốt, tiến hành phân tích sâu hơn
(2) Vị trí của trung tâm phân bố.
(3) Độ biến động so với chỉ tiêu tương ứng.
(4) Các dữ liệu có phù hợp với chỉ tiêu tương ứng hay không?

28
4.6. Xác định và phân tích năng lực quá trình
Chúng ta có thể xác nhận rằng năng lực sản xuất của quá trình hiện hành thoả mãn yêu
cầu kỹ thuật bằng cách so sánh biểu đồ phân bố với giá trị chỉ tiêu.
Năng lực quá trình được đánh giá thông qua hệ số năng lực quá trình, còn được gọi là
năng lực chất lượng quá trình, hệ số năng lực quá trình cho biết năng lực quá trình về
chất lượng. Năng lực quá trình chỉ ra mức độ biến động chất lượng có thể đạt được,
thông thường được biểu thị qua 3σ (3s) hoặc 6σ (6s).
Các hệ số thường được sử dụng gồm Cp (hoặc Cpk).
Chỉ số năng lực quá trình
Trường hợp giới hạn hai phía: Tiêu chuẩn cho sản phẩm có hai giới hạn trên và giới hạn
dưới:
Su − Sl
Cp = Trong đó: Su là giới hạn tiêu chuẩn trên
6s
Sl là giới hạn tiêu chuẩn dưới
Chú ý :

Trong trường hợp lệch tâm ( x rất chênh lệch với (Su+Sl)/2), hệ số năng lực quá trình
được tính theo Cpk
Cpk = min (Cpu, Cpl)
Trong đó Cpu và Cpl được tính theo công thức sau

Su − x
Cpu =
3s

x − Sl
Cpl =
3s
Trường hợp giới hạn 1 phía: Tiêu chuẩn sản phẩm chỉ có giới hạn trên Su hoặc giới hạn
dưới Sl
Hệ số năng lực được tính theo các công thức sau

Su − x
Cp = (Trong trường hợp giới hạn trên)
3s

x − Sl
Hoặc Cp = (Trong trường hợp giới hạn dưới)
3s

Từ giá trị tính được của hệ số năng lực quá trình có thể đánh giá được năng lực của
quá trình như sau :

29
Bảng 6.3 Xác định năng lực quá trình

STT Cp (hoặc Cpk) Đánh giá năng lực quá trình


1 Cp ≥ 1.67 Năng lực quá trình là đầy đủ và dư
thừa
2 1.67 > Cp ≥ 1,33 Năng lực quá trình là đầy đủ
3 1,33 > Cp ≥ 1,00 Năng lực quá trình là sát vào giới hạn
4 1,00 > Cp ≥ 0,67 Năng lực quá trình là không đầy đủ
5 0,67 > Cp Năng lực quá trình là quá kém

Đồng thời từ giá trị của hệ số năng lực quá trình, có thể dự đoán được tỉ lệ khuyết tật
trung bình của quá trình:

Bảng 6.4 Mối quan hệ giữa hệ số năng lực quá trình Cp và tỷ lệ khuyết tật trung
bình của quá trình p

Cp (Hệ số năng lực quá trình) p (tỷ lệ khuyết tật trung bình
của quá trình)
0,67 4,55%
1 0,27%
1,33 0,0063%
1,67 0,000057%
2 0,0000002%

Đôi khi, sự biến động nội tại (do các nguyên nhân khách quan) và sự biến động do các
nguyên nhân chủ quan được kết hợp với nhau và mang lại sự biến động lớn (hệ số
năng lực thấp). Để phân tích các yếu tố cấu thành nên sự biến động này, dùng biểu đồ
kiểm soát để theo dõi và phân tích sự biến động thì rất hiệu quả.

30
VII. BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN (Scatter diagram)
1. Biểu đồ phân tán
Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 biến trong phân tích bằng số. Để giải quyết
các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ
nhân quả giữa các biến số.
2. Hệ số tương quan
Hệ số tương quan r biểu hiện mức độ quan hệ giữa hai đặc tính và có giá trị thuộc
khoảng từ -1 đến +1.
3. Phương trình hồi qui
Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa hai đặc tính y và x, trong đó y là biến
mục tiêu và x là biến giải thích.
Phương trình hồi qui có các dạng khác nhau phụ thuộc vào các biến được sử dụng và
số các biến. ở đây chúng ta nghiên cứu trường hợp trong đó y được biểu diễn bằng
phương trình bậc nhất của x như sau:
y = a + bx
Trong đó a là hằng số và b là hệ số hồi qui.
Biểu đồ của phương trình hồi quy

. y = a + bx

.
. . . .
S gia c a y
. . . .
S gia c a x
y . . .
H s h i qui b ( d c: t
. . . s s gia c a y/ s gia c a
x)
. . . . .
H ng . .
s a

x x

Công thức tính

31
Tính tổng các bình phương của các đặc tính x
2
⎛ n ⎞
⎜ ∑ xi ⎟
n n
⎝ i =1 ⎠
S ( xx) = ∑ ( x i − x) =∑ x i −
2 2

i =1 i =1 n

Tính tổng các bình phương củacác đặc tính y

2
⎛ n ⎞
⎜ ∑ yi ⎟
n n
⎝ i =1 ⎠
S ( yy ) = ∑ ( y i − y ) =∑ y i
2
2

i =1 i =1 n

Tính độ lệch của tổng sản phẩm của các đặc tính x và y

⎛ n ⎞⎛ n ⎞
⎜ ∑ x i ⎟⎜ ∑ y i ⎟
n n
⎝ i =1 ⎠⎝ i =1 ⎠
S ( xy ) = ∑ ( x i − x)( y i − y ) =∑ x i y i −
i =1 i =1 n
Tính hệ số tương quan (r)
S( xy )
r=
S( xx ) * S( yy )

Phương trình hồi qui


y = a + bx
S ( xy )
b=
S ( xx)
a = y − bx

← Hệ số hồi quy thường được làm tròn đến phần nghìn


↑ Giá trị b trong phương trình hồi quy biểu thị độ dốc của đường hồi quy hay
cũng chính là mức độ quan hệ
→ Để tính hệ số hồi quy, phải đảm bảo gán đúng các giá trị biển đổi của x và
y
Nguyên tắc này cũng được sử dụng để xác định phương trình hồi quy.
Nên cẩn thận ở bước này vì nếu gán nhầm các giá trị của x cho y hay
ngược lại sẽ tạo ra phương trình hồi quy khác

4. Xây dựng biểu đồ phân tán


Bước 1:

32
Thu thập cặp dữ liệu (x, y). x và y là hai đặc tính được giả định là có quan hệ với
nhau. Nên có ít nhất 30 cặp dữ liệu
Bước 2:
Xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của x và y, từ đó xác định tỉ lệ đơn vị trên
trục tung và trục hoành sao cho chiểu dài có số liệu trên hai trục gần bằng nhau.
Bước 3 :
Vẽ các điểm tương ứng với từng cặp dữ liệu trên biểu đồ
Bước 4:
Điền các dữ liệu liên quan như:
¾ Tên biểu đồ
¾ Khoảng thời gian thu thập dữ liệu
¾ Số cặp dữ liệu
¾ Tên các trục
¾ Tên người xây dựng biểu đồ

Bước 5:
Tính hệ số tương quan. Nếu r >0.85 hoặc r < -0.85, tính tiếp các hệ số của
phương trình hồi qui theo công thức trong phần 7..2 và vẽ đường thẳng tương
ứng với phương trình hồi qui. Phương trình hồi qui này có thể sử dụng cho các
mục đích : dự báo quá trình, lập kế hoạch....
5. Sử dụng biểu đồ phân tán
¾ Xác định mức độ tương quan dựa trên biểu đồ phân tán.
¾ Biểu đồ phân tán được sử dụng để xác định có tồn tại mối quan hệ giữa hai đặc tính
bằng cách đánh dấu các cặp số liệu trên hệ toạ độ X-Y hoặc đánh dấu 1 đặc tính
trên trục Y còn đặc trưng khác trên trục X.
¾ Khi xác định có tồn tại mối quan hệ giữa 2 đặc tính thì chúng ta nói rằng chúng có
quan hệ với nhau. Khi một đặc tính tăng thì đặc tính khác cũng tăng chúng ta nói
rằng chúng có mối quan hệ thuận. Nếu một đặc tính giảm mà đặc tính khác tăng thì
chúng ta nói rằng chúng có mối quan hệ nghịch. Khi hai đặc tính có mối quan hệ
thuận thì các điểm của dữ liệu nằm trong vùng elip nghiêng về bên trái. Khi hai đặc
tính không có mối quan hệ thì chúng ta nói rằng chúng không có mối quan hệ và các
điểm dữ liệu phân tán trong một vòng tròn
Mối quan hệ được thể hiện qua giá trị của hệ số hồi qui R. Giá trị này gần với -1 (<-
0.85) thì có mối quan hệ nghịch rất lớn (quan hệ nghịch chặt). Giá trị gần với +1
(>0.85) thì có mối quan hệ thuận rất lớn (quan hệ thuận chặt). Giá trị này gần 0 thì
mối quan hệ giữa 2 đặc tính rất kém.

33
Không có quan hệ

Quan hệ nghịch lớn Quan hệ thuận lớn

Hệ số quan hệ nghịch Hệ số quan hệ thuận


-1 0 +1

Trên cơ sở phân tích biếu đồ phân tán, hệ số r và phương trình hồi qui, có thể dự báo
được đặc tính chất lượng và đặc tính quá trình, cũng như xác định các yếu tố cần được
kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm
2. Ví dụ
Để xác định quan hệ giữa áp suất làm việc và độ bền lực của sản phẩm tạo ra, người ta
đã làm thí nghiệm với các giá trị khác nhau của áp suất. Quá trình xây dựng biểu đồ
như sau :
Bước 1:
Thu thập cặp dữ liệu (x, y). Dữ liệu được lấy trong 30 ngày của tháng 5/2001. Mỗi ngày
lấy một mẫu. Bảng dữ liệu thu được như sau :
Bảng dữ liệu quan hệ giữa áp suất (X) và sức bền lực (Y)
Thứ tự lần X Y Thứ tự lần X Y
lẫy mẫu lẫy mẫu
1 5 6.3 16 22 28.5
2 6 7.3 17 8 9.3
3 24 30.5 18 9 10.3
4 25 31.5 19 10 11.3
5 26 32.5 20 17 23.5
6 1 2.3 21 18 24.5
7 2 3.3 22 19 25.5
8 3 4.3 23 20 26.5
9 4 5.3 24 11 12.3
10 27 33.5 25 12 13.3
11 28 34.5 26 13 14.3
12 29 35.5 27 14 15.3
13 30 36.5 28 15 16.3

34
14 31 37.5 29 12 13.4
15 21 27.5 30 14 15.7

Bước 2:
Xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của x và y : Xmax = 31; Xmin=1 ;
Ymax= 37.5; ymin=2.3
Từ đó xác định tỉ lệ đơn vị trên trục tung từ 0-40 và trục hoành từ 0 tới 35’

35
Bước 3 :
Vẽ các điểm tương ứng với từng cặp dữ liệu trên biểu đồ
40
n = 30 r = 0.993
35 y = -0.249 + 1.252x
Bước 4:
30
Điền các dữ liệu liên quan như:
Sức bền¾lựcTên25biểu đồ
§é chÞu 20
lùc¾ Khoảng thời gian thu thập dữ liệu
¾ Số 15cặp dữ liệu
¾ Tên10các trục
¾ Tên5người xây dựng biểu đồ
0
0 5 10 15 20 25 30 35
Bước 5:
Tính hệ số tương quan, các hệ ¸p
số suÊt
của phương trình hồi qui theo công thức trong
phần 7..2 và vẽ đường thẳng tương ứng Áp
với suất
phương trình hồi qui.
Sxx= 2369.47
Syy= 3761.45
Sxy= 2965.64

r = 0.994 > 0.85 -> Xác định các hệ số của phương trình hồi qui

X = 15.9 ; y = 19.61
b= 1..253
a= -0..249
y = - 0.249 + 1.253 x

VIII. BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT


1. Khái niệm biểu đồ kiểm soát
Biểu đồ kiểm soát là đồ thị đường gấp khúc biểu diễn giá trị trung bình của các đặc tính,
tỷ lệ khuyết tật hoặc số khuyết tật. Chúng được sử dụng để kiểm tra sự bất thường của
quá trình dựa trên sự thay đổi của các đặc tính (đặc tính kiểm soát). Biểu đồ kiểm soát
bao gồm 2 loại đường kiểm soát: đường trung tâm và các đường giới hạn kiểm soát,
được sử dụng để xác định xem quâ trình có bình thường hay không. Trên các đường
này vẽ các điểm thể hiện chất lượng hoặc điều kiện quá trình. Nếu các điểm này nằm
trong các đường giới hạn và không thể hiện xu hướng thì quá trình đó ổn định. Nếu các
điểm này nằm ngoài giới hạn kiểm soát hoặc thể hiện xu hướng thì tồn tại một nguyên
nhân gốc. Trong trường hợp sau, tìm và loại trừ nguyên nhân (JIS Z 8101).

36
2. Ý nghĩa
Có hai loại biến động của quá trình. Loại thứ nhất là biến động ngẫu nhiên luôn tồn tại
trong quá trình. Loại thứ hai là loại biến động do các nguyên nhân có thể loại bỏ được.
Tính toán độ lệch chuẩn do biến động ngẫu nhiên và lập các đường giới hạn kiểm soát
có độ rộng bằng 3 lần độ lệch chuẩn tính từ đường trung tâm (giá trị trung bình của phân
bố) (qui luật 3 σ). Nếu quá trình ổn định, các dữ liệu của các đặc tính kiểm soát sẽ biến
động nằm trong vùng của 2 đường giới hạn kiểm soát.
Khi vẽ các đường kiểm soát theo hướng dẫn trên đối với 1000 giá trị đo thì chỉ có 3 giá
trị nằm ngoài các đường này do các điều kiện quá trình hoặc điều kiện môi trường, điều
kiện máy móc hoặc yêu cầu kỹ thuật đối với nguyên vật liệu không thay đổi.
Khái niệm này được rút ra từ lý thuyết xác suất đối với phân bố chuẩn. Các quá trình
được coi là ổn định khi các điểm dữ liệu giữa các đường kiểm soát không tạo thành một
loạt, có xu hướng hoặc tuần tự, bởi vì sự biến động nằm trong dung sai hoặc khoảng
cho phép dưới một điều kiện đã được lập ra. Đấy gọi là biến động ngẫu nhiên.
Biểu đồ kiểm soát được sử dụng để xác nhận rằng quá trình ổn định và để duy trì tính
ổn định của quá trình
3. Các định nghĩa
3.1. Các đường kiểm soát
Các đường kiểm soát bao gồm đường trung tâm (CL), đường giới hạn kiểm soát trên
(UCL) và đường giới hạn kiểm soát dưới (LCL) được vẽ trên biểu đồ kiểm soát để kiểm
tra xem quá trình có được kiểm soát hay không.

25
k = 10 UCL=23.39

20

15

CL=12.7
10

LCL=2.01
0

3.2. Các đặc tính kiểm soát (các giá trị)

37
Các đặc tính kiểm soát biểu thị các kết quả quá trình, qua đó chúng ta thấy được trạng
thái kiểm soát của quá trình.
Các đặc tính kiểm soát bao gồm chất lượng đầu ra, linh kiện gốc, khôí lượng tổng sô
sản phẩm bán ra, tỷ lệ người tham dự, công việc ngoài giờ, số lượng khiếu nại và các
giá trị định lượng khác biểu thị kết quả định lượng cuối cùng (các đặc tính) và trạng thái
kiểm soát.
3.3. Các biến liên tục hay dữ liệu liên tục
Các biến liên tục hay dữ liệu liên tục bao gồm các con số về độ dài, khối lượng, cường
độ, dung lượng, sản lượng, độ nguyên chất và những dữ liệu này có thể đo được theo
cách thông thường (JIS Z S101). Dữ liệu loại này có thể đo theo đơn vị nhỏ đến mức
nào bạn muốn. Một số lượng tiền tệ cũng được coi là một biến liên tục.
3.4. Các giá trị rời rạc hay dữ liệu đếm được
Các giá trị rời rạc hay dữ liệu có thể đếm được bao gồm các số liệu về số lượng sản
phẩm khuyết tật, số lượng khuyết tật, tỷ lệ sản phẩm khuyết tật, số lượng trung bình của
khuyết tật và các giá trị khác có thể đếm được (JIS Z 8101).
Một tỷ lệ phần trăm chỉ ra tỷ lệ so với tổng số là một biến liên tục nếu số liệu của nó là
số biến thiên. Giá trị gọi là rời rạc nếu số liệu của nó có thể đếm được.
3.5. Nhóm nhỏ (mẫu)
Các nhóm nhỏ (hay nhóm mẫu) là tập hợp các giá trị đo được chia cho các thành phần
khi có sự khác biệt về các điều kiện như thời gian, sản phẩm, nguyên vật liệu khi kiểm
tra xem chúng có ổn định hay không (JIS 8101).
Việc chia các giá trị đo được thành các nhóm được gọi là chia nhóm nhỏ. Một tập hợp
các giá trị đo được tạo ra theo cách này được gọi là một nhóm nhỏ (một mẫu).
Số các đại lượng trong một nhóm nhỏ được gọi là cỡ nhóm (Cỡ mẫu).
4. Các loại biểu đồ kiểm soát
4.1. Biểu đồ kiểm soát cho các dữ liệu dạng biến số

4.1.1. Biểu đồ kiểm soát X − R

Biều đồ kiểm soát x-R bao gồm một biểu đồ kiểm soát x sử dụng để kiểm tra sự thay
đổi của giá trị trung bình và một biểu đồ kiểm soát R để kiểm tra sự thay đổi về độ biến
động. Biểu đồ kiểm soát x -R trình bày một số lượng lớn các thông tin về sự biến động
của quá trình.

38
50
n=5 UCL=45.7
Biểuđồ 40 k = 25
30 CL=29.86
X 20
LCL=14.03
10

60 UCL=58.04

40 x
x x x x x
x x x x
x x x x x x x x x x CL=27.44
Biểu đồ R 20 x x
x
x
x
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

4.1.2. Biểu đồ kiểm soát X − S

Biều đồ kiểm soát X − S bao gồm một biểu đồ kiểm soát x sử dụng để kiểm tra sự thay
đổi của giá trị trung bình và một biểu đồ kiểm soát s để kiểm tra sự thay đổi về độ biến
động. Tương tự biểu đồ kiểm soát X − R , biểu đồ kiểm soát X − S trình bày một số
lượng lớn các thông tin về sự biến động của quá trình. Hình dạng của biểu đồ này
tương tự biểu đồ X − R , chỉ khác công thức tính

4.1.3. Biểu đồ kiểm soát X -Rs


Biểu đồ kiểm soát này sử dụng các giá trị đo riêng (X) mà không chia chúng thành các
nhóm. Dạng biểu đồ này bao gồm một biểu đồ kiểm soát X sử dụng để kiểm tra sự thay
đổi của giá trị đo được cho từng sản phẩm và một biểu đồ kiểm soát Rs để kiểm tra sự
thay đổi về độ biến động. Hình dáng của biểu đồ này tương tự biểu đồ X − R

4.1.4. Lựa chọn loại biểu đồ


Việc lựa chọn một trong ba biểu đồ nêu trên phụ thuộc vào cỡ mẫu (số đơn vị sản
phẩm trong mỗi lần lấy mẫu) như sau:
Cơ sở chọn biểu đồ cho dữ liệu dạng biến số
Giá trị cỡ mẫu Loại biểu đồ nên sử dụng
Cỡ mẫu =1 Biểu đồ X- Rs
1< Cỡ mẫu < 10
Biểu đồ X -R
Cỡ mẫu >10
Biểu đồ X -s

Để xây dựng biểu đồ kiểm soát cho dữ liệu dạng biến số ở trên, cần thiết lập phiếu kiểm
tra để thu thập dữ liệu và sau đó sử dụng các công thức tương ứng cho từng loại dữ liệu
để xác định các đường kiểm soát.

39
4.1.5. Thu thập dữ liệu cho biểu đồ kiểm soát (dữ liệu dạng biến số):

Bảng dữ liệu biểu đồ X − R và X − S : Thu thập dữ liệu qua m lần lấy mẫu, ký hiệu ni
cho số đơn vị sản phẩm trong lần lấy mẫu thứ i (cỡ mẫu của lần lấy mẫu thứ i). Nếu cỡ
mẫu không thay đổi: ni=n2...=nm=n. Dữ liệu thu thập được trình bày như dạng bảng
dưới.
Bảng dữ liệu dạng biến số cho biểu đồ kiểm soát

Thứ tự lần Sản Sản ... Sản .... Sản


lấymẫu phẩm 1 phẩm 2 phẩm j phẩm n
1 X11 X12 X1j X1n
2 X21 X22 X2j X 2n
...
i Xi1 Xi2 Xlj X3n
...
m Xm1 X11 Xmj Xmn

Lưu ý:

- Tốt nhất, cỡ mẫu từ 2 đến 6 cho đối với biểu đồ kiểm soát X − R

- Đối với biểu đồ X - s, mỗi lần lẫy mẫu chỉ có một dữ liệu, do đó bảng dữ liệu tương
tự bảng trên nhưng chỉ có 2 cột

40
Công thức tính

Dạng biểu đồ Công thức tính trung Công thức tính đường giới
bình hạn

Biểu đồ X − R

Cỡ mẫu n không thay đổi


UCL= x + A2 R
m n
x x =(∑∑xij) /(m*n) CL = x
( X trung bình) i=1 j=1

.1.1.1.1 Cỡ mẫu n thay đổi LCL= x − A2 R


(ni)
m ni m
x =(∑∑xij ) / ∑ ni
i=1 j=1 i=1

UCL = D4 R
m
∑ Ri
i =1
R R =
m
(độ rộng) CL = R
LCL = D3 R

Trong đó: Trong đó:


R : Độ rộng trung bình X : giá trị trung bình tổng thể
Ri: Độ rộng của dữ liệu cho UCL: Đường giới hạn trên
lần lẫy mẫu thứ i
CL: Đường trung tâm
LCL: Đường giới hạn dưới
A2,D4,D3: Hệ số (tra bảng theo
n)

Biểu đồ X − S

UCL= x + A3 s
x CL= x
( X trung bình)
LCL= x − A3 s

41
s
UCL= B4 s
m

(Độ lệch chuẩn)


∑ si
i =1
s= CL= s
m
LCL= B3 s
Trong đó: Trong đó:
s : Độ lệch chuẩn trung bình A3, B3,B4: Các hệ số (tra bảng
theo n)
si: Độ rộng của dữ liệu cho
lần lẫy mẫu thứ i

Biểu đồ x- Rs

x- Rs
UCL= x + 2.26* Rs
(Giá trị đo - độ m

rộng) ∑R CL= x
i =2
Rs = si

m −1 LCL= x − 2.26* Rs
Rsi = xi − xi−1

Bảng tra hệ số A2, D3 và D4

42
4.2. Biểu đồ kiểm soát cho dữ liệu nguyên:
4.2.1. Biểu đồ kiểm soát np
Biểu đồ kiểm soát np được sử dụng để kiểm soát quá trình theo số sản phẩm khuyết tật
(np) trong mỗi lần lấy mẫu - trong đó n là cỡ mẫu của một lần kiểm tra, và p là tỉ lệ
khuyết tật trong mỗi lần kiểm tra. Mỗi lần lấy mẫu, đánh giá chất lượng của từng sản
phẩm xem nó sẽ được chấp nhận (sản phẩm tốt) hay loại bỏ (sản phẩm khuyết tật). Cỡ
mẫu (số lượng sản phẩm) của mỗi lần lấy mẫu phải bằng nhau. Biểu đồ kiểm soát pn là
trường hợp đặc biệt của biểu đồ kiểm soát p trong đó cỡ mẫu không đổi.

7 UCL=6.89
n = 100
k = 20
6

3
CL=2.35
2

ở biểu đồ trên, giá trị các đường kiểm soát CL, UCL, LCL được tính theo công thức.
Các điểm hiển thị trên biểu đồ là giá trị của số sản phẩm khuyết tật np cho mỗi lần lấy
mẫu
4.3. Biểu đồ kiểm soát p
Biểu đồ kiểm soát p được sử dụng để kiểm soát quá trình theo tỷ lệ sản phẩm khuyết tật
(p) trong mỗi lần lẫy mẫu. Cỡ mẫu (n) không cần thiết phải như nhau đối với các nhóm
khác nhau.

43
0.09
Mean of n = 87
0.08 k = 20
UCL
0.07

0.06

0.05

0.04

0.03
CL=0.0269
0.02

0.01

ở biểu đồ trên, giá trị các đường kiểm soát CL, UCL, LCL được tính theo công
thức. Các điểm hiển thị trên biểu đồ là giá trị của tỉ lệ sản phẩm khuyết tật p cho
mỗi lần lấy mẫu.
4.4. Biểu đồ kiểm soát c
Biểu đồ kiểm soát c được sử dụng để kiểm soát quá trình theo số khuyết tật, tai
nạn hoặc sai lỗi trong một khoảng thời gian nhất định khi kích thước sản phẩm
(chiều dài, rộng, diện tích..) hay cỡ mẫu là không đổi.
25
k = 10 UCL=23.39

20

15

CL=12.7
10

LCL=2.01
0

ở biểu đồ trên, giá trị các đường kiểm soát CL, UCL, LCL được tính theo công
thức trong phần 9.4..2.7 Các điểm hiển thị trên biểu đồ là giá trị số khuyết tật c
đếm được cho mỗi lần lấy mẫu

4.5. Biểu đồ kiểm soát u


Biểu đồ kiểm soát u được sử dụng để kiểm soát quá trình theo số khuyết tật trong
một đơn vị sản phẩm nhất định khi kích thước sản phẩm (chiểu dài, diện tích, khối
lượng..) hay cỡ mẫu thay đổi hoặc không đổi.

0.08
Mean of n = 100 UCL
0.07 k = 10
0.06
0.05
0.04
0.03
CL=0.026
0.02
0.01
0

Tµi liÖu ®µo t¹o Kü thuËt thèng kª


62
ở biểu đồ trên, giá trị các đường kiểm soát CL, UCL, LCL được tính theo công
thức. Các điểm hiển thị trên biểu đồ là số khuyết tật trên một đơn vị (u) xác định
được cho mỗi lần lấy mẫu

5. Lựa chọn biểu đồ kiểm soát dữ liệu dạng nguyên


Việc lựa chọn một trong bốn biểu đồ nêu trên phụ thuộc vào loại dữ liệu (số sản
phẩm khuyết tật hay số khuyết tật) như sau:
Cơ sở chọn biểu đồ kiểm soát dữ liệu dạng nguyên
Loại dữ liệu Loại biểu đồ nên sử dụng
Số sản phẩm khuyết tật Biểu đồ np
(Chỉ sử dụng được khi cỡ mẫu không đổi)
Tỉ lệ sản phẩm khuyết tật Biểu đồ p
Số khuyết tật Biểu đồ c
(Ví dụ: Số vết xước) (Chỉ sử dụng được khi cỡ mẫu không đổi)
Số khuyết tật trên một đơn Biểu đồ u
vị (m, m2, 1 sản phẩm)
(Ví dụ: Số vết xước/m2)

6. Thu thập dữ liệu cho biểu đồ kiểm soát (dữ liệu dạng nguyên)
Bảng dữ liệu biểu đồ p và biểu đồ np: Thu thập dữ liệu qua m lần lấy mẫu, ký
hiệu ni cho số đơn vị sản phẩm trong lần lấy mẫu thứ i (cỡ mẫu của lần lấy mẫu
thứ i). Nếu cỡ mẫu không thay đổi: n1=n2...=nm=n
Lưu ý:
Tốt nhất, cỡ mẫu từ 100 đến 1000 cho biểu đồ kiểm soát p và np.

Tài liệu đào tạo Kỹ thuật thống kê


46
Bảng dữ liệu dạng biến số cho biểu đồ kiểm soát p và np
Thứ tự lần Cỡ mẫu Số sản Tỉ lệ sản
lẫy mẫu (Số đơn vị phẩm khuyết phẩm khuyết
sản phẩm/ tật tật (p)
lần lấy mẫu) (np)
1 n1 (np)1 (np)1 / n1
2 n2 (np)2 (np)2 / n2
...
i ni (np)i (np)i / ni
...
m nm (np)m (np)m / nm

Dạng dữ liệu biểu đồ c và biểu đồ u: Thu thập dữ liệu qua m lần lấy mẫu, ký
hiệu ni cho số đơn vị sản phẩm trong lần lấy mẫu thứ i (cỡ mẫu của lần lấy mẫu
thứ i). Nếu cỡ mẫu không thay đổi: n1=n2...=nm=n
Bảng dữ liệu dạng biến số cho biểu đồ kiểm soát c và biểu đồ u
Thứ tự lần Cỡ mẫu Số khuyết Số khuyết
lẫy mẫu (Số đơn vị tật xác định tật trên một
sản phẩm/ được đơn vị sản
lần lấy mẫu) (c) phẩm (u)

1 n1 c1 c1 / n1
2 n2 c2 c2 / n2
...
i ni ci ci / ni
...
m nm cm cm / n m

7. Công thức tính


Để xây dựng biểu đồ kiểm soát, cần xác định các giá trị của các đường kiểm soát
và giá trị các điểm hiện thị trên biểu đồ. Công thức để xác định các đường kiểm
soát như sau

Tài liệu đào tạo Kỹ thuật thống kê


47
Công thức tính đường kiểm soát biểu đồ np và biểu đồ p

Dạng biểu đồ Công thức tính trung bình Công thức tính đường
giới hạn
m
UCL = pn + 3 * pn( 1 − p )
∑ ( pn) i
np i =1 CL = pn
pn =
(Số sản phẩm m
m
LCL = pn − 3 * pn( 1 − p )
khuyết tật)
pn ∑
( pn) i
i =1
p= =
n m*n
m
UCL = p + 3 * p( 1 − p ) / n
p
∑ ( pn) i
p= i =1 CL = p
m
(Tỉ lệ sản phẩm ∑ (ni ) LCL = p − 3 * p( 1 − p ) / n
khuyết tật) i =1

Công thức tính đường kiểm soát biểu đồ c và biểu đồ u

m
UCL = c + 3 * c
c
∑ ci
c= i =1 CL = c
(Số khuyết tật) m
LCL = c − 3 * c

u m
UCL = u + 3 * u / n
(Số khuyết tật trên
∑ ci
u= i =1 CL = u
một đơn vị sản m

phẩm) ∑ ni LCL = u − 3 * u / n
i =1

Chú ý: Khi tính theo các công thức trên, nếu giá trị của LCL < 0 thì lấy LCL=0 (Vì
các giá trị np, p, c, u đều luôn >=0)

Tài liệu đào tạo Kỹ thuật thống kê


48
8. Xây dựng biểu đồ kiểm soát

8.1. Các bước xây dựng biểu đồ x- R


Bước 1:
¾ Thu thập dữ liệu. Tiến hành lâý mẫu 20 tới 25 lần , cỡ mẫu từ 5 tới 10 đơn vị.
Đo giá trị cần kiểm soát x.
¾ Ta sẽ có các giá trị Xij trong đó i=1-m và j=1-n. m là số lần lẫy mẫu và n là cỡ
mẫu
Bước 2
¾ Tính giá trị trung bình của X

X i = ( xi1 + xi 2 + ... + xin ) / n

¾ Tính giá trị trung bình lần 2 X theo công thức trong mục 4.8.4
Bước 3 Tính giá trị R trong mỗi nhóm mẫu
¾ Ri = (Giá trị max trong nhóm i - giá trị min trong nhóm i)

Bước 4:
¾ Tính giá trị trung bình của R

R = (R1 + R2+. . . + Rm)/ m

Bước 5
¾ Tính giá trị các đường kiểm soát CL. UCL, LCL và vẽ lên đồ thị

Bước 6

¾ Vẽ các điểm tương ứng với các giá trị X i


¾ Điền các thông tin cần thiết

8.2. Xây dựng các biểu đồ khác

Các bước xây dựng các biểu đồ khác cũng tương tự trên theo nguyên tắc:
¾ Xác định loại biểu đồ, phương án thu thập dữ liệu và tiến hành thu thập dữ liệu
vào phiếu kiểm tra

Tài liệu đào tạo Kỹ thuật thống kê


49
¾ Tính toán các giá trị trung bình tương ứng với từng loại biểu đồ
¾ Tra các hệ số theo giá trị của cỡ mẫu (nếu cần)
¾ Tính giá trị của các đường kiểm soát: UCL, LCL, CL theo các công thức trong
phần 7.4
¾ Vẽ đồ thị: trục tung, trục hoành, các đường kiểm soát
¾ Vẽ các điểm tương ứng với mỗi lần lấy mẫu
¾ Điền các thông tin cần thiết

9. Phân tích biểu đồ kiểm soát


Dưới đây là tiêu chí sử dụng để xác định xem quá trình có được kiểm soát hay
không hoặc có ổn định hay không. Lý tưởng nhất là trạng thái của quá trình được
xác định với 25 phép đo trở lên.
(1) Một quá trình được coi là được kiểm soát chặt chẽ nếu như các điểm
dữ liệu không nằm ngoài các giới hạn kiểm soát hoặc không tạo ra một xu
hướng. Các điểm sau đây cũng chỉ ra quá trình được kiểm soát:
¾ 25 hoặc hơn các điểm dữ liệu nằm trong giới hạn kiểm soát
¾ Trong số 35 điểm dữ liệu, chỉ có 1 điểm dữ liệu nằm ngoài đường giới hạn
kiểm soát mà qua điểm này cũng không xác định được có sự bất thường.
¾ Trong số 100 điểm dữ liệu, chỉ có 1 hoặc 2 điểm dữ liệu nằm ngoài giới hạn
kiểm soát mà qua điểm này cũng không xác định được có sự bất thường
hay không.
(2) Một quá trình được coi là có sự bất thường trong những trường hợp
sau:
¾ Các điểm dữ liệu nằm trên hoặc ngoài các đường giới hạn kiểm soát
¾ Mặc dù tất cả các điểm dữ liệu nằm trong các đường giới hạn kiểm soát, nó
chỉ ra một trong những xu hướng sau:
• 7 điểm dữ liệu liền nhau nằm trên cùng một phía của đường trung tâm
(đường trung bình)
• Thậm chí nếu các điểm liền nhau nằm về một phía của đường trung tâm
ít hơn 7 điểm dữ liệu, quá trình vẫn không bình thường nếu gặp 1 trong
những trường hợp sau:
10 trong số 11 điểm dữ liệu nằm về một phía.
ít nhất 12 trong số 14 điểm dữ liệu nằm về 1 phía.
ít nhất 14 trong số 17 điểm dữ liệu nằm về 1 phía.
ít nhất 16 trong số 20 điểm dữ liệu nằm về 1 phía.

Tài liệu đào tạo Kỹ thuật thống kê


50
• Quá trình có thể được xem là bất thường khi các điểm dữ liệu xuất hiện
thường xuyên gần với các đường giới hạn kiểm soát.
Về cả hai phía của đường trung tâm, chia phạm vi giữa đường trung
tâm và đường giới hạn kiểm soát 1 đường cách 2/3 tính từ đường trung
tâm tới đường giới hạn kiểm soát. Nếu các điểm dữ liệu nằm ở khoảng
giữa đường này và đường giới hạn kiểm soát, thì quá trình được coi là
bất thường nếu gặp các trường hợp sau:
¾ Hai trong số 3 điểm dữ liệu nằm trong phạm vi đó
¾ 3 trong số 7 điểm dữ liệu nằm trong phạm vi đó.
¾ trong số 10 điểm dữ liệu nằm trong phạm vi đó.
Trong các trường hợp trên, quá trình được coi là bất thường vì quá trình
bình thường chỉ cho phép khoảng 5% các điểm dữ liệu nằm ngoài phạm
vi ± 2σ từ đường trung tâm.
• Quá trình có thể được xem là bất thường khi ít nhất có 7 điểm dữ liệu
hình thành nên xu hướng đi lên hoặc đi xuống.
• Nếu các điểm dữ liệu thể hiện tính chu kỳ, quá trình bất thường.
Phần lớn các dữ liệu đột nhiên bắt đầu tập trung xung quanh đường
trung tâm - trong phạm vi 1 σ hoặc ± 1,5σ từ đường trung tâm - thì quá
trình được coi là bất thường. Hiện tượng này xuất hiện khi dữ liệu
không đồng nhất được nhóm vào một nhóm hoặc có sự đột biến của
quá trình
• Quá trình có thể được xem là bất thường khi có xu hướng lên xuống
lặp đi lặp lại

10. Ví dụ
Trong quá trình kiểm tra sản phẩm được xử lý bề mặt, người ta kiểm tra theo từng
lô, mỗi lô có 200 sản phẩm. Bảng dưới chỉ ra số sản phẩm khuyết tật bề mặt
trong từng lô sau kiểm tra. Xác định xem quá trình có ổn định không.

Số thứ Số sản phẩm STT Số sản phẩm khuyết


tự lô khuyết tật tật
1. 4 11. 3
2. 5 12. 5
3. 0 13. 5
4. 1 14. 6

Tài liệu đào tạo Kỹ thuật thống kê


51
5. 2 15. 1
6. 1 16. 0
7. 2 17. 0
8. 2 18. 1
9. 3 19. 2
10. 5 20. 4
Tổng số 52

n = 200
Trước hết, để kiểm soát quá trình cần xác định loại biểu đồ kiểm soát sử dụng.
Do dữ liệu dạng nguyên và là số sản phẩm khuyết tật, ta thấy chỉ có 2 loại biểu
đồ có thể sử dụng được là p hoặc np. Cỡ mẫu n không thay đổi nên cả hai loại
biểu đồ này đều có thể sử dụng được. Trong tình huống này, biểu đồ np sẽ
được sử dụng để kiểm soát và phân tích quá trình.
Xây dựng biểu đồ:
Bước 1: Tính giá trị np trung bình
m
∑ ( pn) i 4 + 5 + .. + .. + 4 52
i =1
pn = = = = 2 .6
m 20 20

Bước 2: Tính giá trị p trung bình

np 2.6
p= = = 0.013
n 200

Bước 3: Tính giá trị các đường kiểm soát.


Thay các giá trị tính được ở trên vào công thức trong phần 9.4.2.7, ta được:

UCL = 7.4
CL = 2.6
LCL = -2.2 =>= 0

Tài liệu đào tạo Kỹ thuật thống kê


52
Bước 4: Vẽ trục tung với giá trị từ 0 – 8 (giá trị nguyên gần nhất với giá trị lớn
nhất trong số các giá trị UCL, (np)i). Vẽ trục hành với 20 điểm chia (tương ứng
với 20 lần lấy mẫu)

Bước 5: Vẽ các đường kiểm soát CL, UCL và LCL song song với trục hoành
và cắt trục tung tại các giá trị tương ứng tính được tại bước thứ 3
8
n = 200 UCL=7.41
7 k = 20
6
5
4
3 CL=2.6
2
1
0

Bước 6: Vẽ các điểm với toạ độ (i, npi) lên biểu đồ, trong đó i là số thứ tự của
lần lấy mẫu thứ i (i từ 1 đến 20)

Bước 7: Ghi các thông tin cần thiết: số lần lấy mẫu, cỡ mẫu...

Phân tích biểu đồ:

Từ biểu đồ trên ta thấy từ dữ liệu thứ 3 có xu hướng đi lên với 7 dữ liệu liền
nhau chứng tỏ quá trình đang có biến động và đang không được kiểm soát.
Trong thực tế nếu gặp trường hợp này cần phân tích kỹ hơn để tìm ra nguyên
nhân của xu hướng này và tiến hành hành động khắc phục để loại bỏ nguyên
nhân đó.

Tài liệu đào tạo Kỹ thuật thống kê


53

You might also like