You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.

HCM ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


KHOA/TỔ: HÓA HỌC/PHÂN TÍCH Tên HP: Một Số Phương Pháp Phân Tích Hóa Lý
Mã HP: CHEM1025. Số tín chỉ: 3.
Đề chính thức Học kỳ: 2 . Năm học: 2015-2016
Ngày thi: …………........................................................
(Đề thi gồm có 3 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)
Thủy ngân (II) tạo phức 1:1 với triphenyl-tetrazoly clorua (TTC) có cực đại hấp thụ tại 255 nm. Thủy ngân
(II) trong 100 gam mẫu đất được chiết trong một dung môi hữu cơ chứa lượng dư TTC, sau đó định mức
thành 100 mL (dung dịch A). Người ta chuẩn bị một dung dịch chuẩn chứa Hg (II) 4,00.10-6 M (dung dịch
B). Để tiến hành định lượng, nhà phân tích pha chế 6 dung dịch trong các điều kiện như nhau. Tiến hành đo
quang các dung dịch tại 255 nm trong cuvet 1 cm. Kết quả được cho ở bảng sau:

Dung dịch 1 2 3 4 5 6
Dung dịch A 5 mL 5 mL 5 mL 5 mL 5 mL 5 mL
Dung dịch B 0 mL 2 mL 4 mL 6 mL 8 mL 10 mL
Định mức đến 25 mL
Độ truyền qua 0,262 0,205 0,171 0,135 0,098 0,075

Tính hàm lượng thủy ngân có trong mẫu đất trên theo đơn vị ppm (m/m). Cho MHg = 200,59 g.mol-1.

Câu 2: (0,75+0,75 = 1,5 điểm)


Điện phân 100 mL dung dịch AgNO3 0,030 M khi có mặt HClO4 0,01 M dùng điện cực Pt phẳng, cường độ
dòng điện là I = 0,30 A và điện trở của bình là 1,7 . Cho pH2 = 1atm; pO2 = 1 atm.
i) Tại catot, ion nào bị điện phân trước, giải thích bằng tính toán cụ thể.
ii) Tính điện áp tối thiểu để quá trình điện phân có thể xảy ra.
Cho E0Ag+/Ag = 0,80 V; E0O2,H+/H2O = 1,23 V; E0H+/H2= 0,0 V; O2(Pt) = 0,478 V; H2(Pt) = - 0,068 V.

Câu 3: (0,25+0,75 = 1 điểm)


i) Nêu nguyên lý chung của điện cực màng xúc tác sinh học (điện cực enzyme).
ii) Vẽ sơ lược điện cực và nêu nguyên lý dùng điện cực enzyme có sử dụng enzyme urease để xác định
urea (NH4)2CO.

Câu 4: (0,5+1,5+0,5+0,5+0,5+0,5+1,5 = 5,5 điểm)


Xác định các α-acid và β-acid trong hoa bia (hublông)
Hoa bia hay hublông là thực vật dạng dây leo trong họ Cannabaceae, chứa cả các α-acid và β-acid có
thành phần chính được cho ở hình 1.

Hình 1. Thành phần chính của các α-acid và β-acid có trong hoa bia
Hàm lượng của các acid này biến đổi khác nhau phụ thuộc vào loại hoa bia, cách chế biến, cách thức và thời
gian lưu trữ. Người nấu bia phải biết chính xác hàm lượng của các α-acid trong hoa bia bởi vì chúng bị đồng
phân hóa thành dạng iso-α-acid (chất gây ra vị đắng cho bia) trong suốt quá trình ủ.
Bài tập sau mô tả cách xác định các loại acid trên bằng phương pháp trắc quang cũng như là HPLC.
Trang 1/3
1. Phương pháp trắc quang[2]
Các α-acid (gọi là A) và β-acid (gọi là B) trong hoa bia có thể được xác định thông qua việc đo quang dịch
chiết trong metanol. Quy trình phân tích như sau:
Cân chính xác 2,5000 gam hoa bia khô rồi cho vào cốc 100 mL. Cho tiếp 50,0 mL metanol vào cốc rồi
khuấy hỗn hợp trong vòng 30 phút tại nhiệt độ phòng. Hỗn hợp sau đó được dừng khuấy trong 10 phút rồi
đem lọc lấy phần dung dịch, gọi là dung dịch (L). Hút 0,5 mL dung dịch (L) cho vào bình định mức 25 mL,
sau đó định mức bình đến vạch bằng dung dịch MeOH/NaOH (0,5 mL NaOH 6M pha trong 250 mL
MeOH), gọi là dung dịch (X). Dung dịch (X) được đem đo quang từ 200 – 500 nm với cuvet dài 1 cm.
Trước đây, người ta chỉ xác định hàm lượng các acid bằng 2 bước sóng, nhưng kết quả mắ c sai số lớn. Bằng
phương pháp HPLC phát hiện hàm lượng của các sản phẩm thoái phân (gọi là C) của các acid khá lớn nên
sau đó đã dùng 3 bước sóng 275 nm (λmax của C) , 325 nm (λmax của A) và 355 nm (λmax của B) để định
lượng. Dung dịch so sánh sử dụng là dung dịch MeOH/NaOH.
Hình 2, cho kết quả đo quang của 3 mẫu hoa bia lần lượt là Millennium (Fresh) (M1); Millenium
(Degraded) (M2) và Glacier (Fresh) (M3).

Hình 2. Kết quả đo độ hấp thụ của 3 mẫu hoa bia
Thông thường, để định lượng theo phương pháp trắc quang, người ta dựa vào định luật Buger-Lambert-Beer
được cho dưới dạng sau A = .l.C; trong đó l (cm) và C (mol.L-1).
Để thuận tiện cho các loại nồng độ khác, người ta đề nghị công thức A = a.l.C; trong đó a là độ hấp thụ
riêng, l chiều dài lớp dung dịch (cm) và C nồng độ dung dịch theo đơn vị phù hợp.
Alderton[1] và các cộng sự đã xác định được các giá trị độ hấp thụ riêng tại 3 bước sóng 275, 325 và 355 nm
của các cấu tử cho ở bảng sau:
aA (L/(g.cm)) aB (L/(g.cm)) aC (L/g.cm))
275 nm 9,0 3,7 3,1
325 nm 38,1 33,1 1,5
355 nm 31,8 46,0 1,0

i) Về mặt lý thuyết, để xác định hàm lượng 3 cấu tử trong hỗn hợp bằng phương pháp trắc quang
cần xác định tối thiểu giá trị độ hấp thụ tại mấy bước sóng? Tại sao các tác giả lại chọn các bước sóng 275,
325 và 355 nm để định lượng.

Kết quả phân tích 3 mẫu M1, M2 và M3 tại 3 bước sóng cho kết quả ở bảng sau:
A275 A325 A355
M1 0,66 1,27 1,17
M2 0,87 1,01 0,91
M3 0,29 0,51 0,55

ii) Không cần trình bày cách tính toán, hãy kẻ các bảng sau trong bài làm và điền các chỗ trống:

CA trong (X) CB trong (X) CC trong (X)


(g/L) (g/L) (g/L)
M1
M2
M3

Trang 2/3
%m(A)/mẫu %m(B)/mẫu %m(C)/mẫu
M1
M2
M3

2. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao[3]


Để xác định các acid trên bằng phương pháp sắc ký, người ta sử dụng hệ thống 1100 Agilent HPLC. Quy
trình chạy máy và sắc ký đồ được cho bên dưới.
Quy trình chạy máy:
Cột Hypersil ODS 4,0x125 mm. Pha động: 85:15 (v/v) methanol-nước được axit hóa bằng axit formic với tỷ
lệ axit là 0,025% (v/v). Tốc độ dòng 1,0 mL.phút-1. Đầu dò UV đặt tại 325 nm.

Hình 3. Sắc ký đồ của mẫu chuẩn các acid (- - -) và mẫu hoa bia thực TiKe ( )

iii) Dựa vào quy trình chạy máy, anh/chị hãy cho biết đây là phép sắc ký pha thuận hay đảo?
iv) Anh/chị hãy dự đoán tại sao xuất hiện các peak lạ ở khoảng thời gian 1-2 phút trong mẫu thực
TiKe và thử lý giải tại sao chúng có thời gian lưu như vậy.
v) Thông thường khi phân tích HPLC, nhà sản xuất hay khuyến cáo đặt bước sóng của đầu dò UV
tại 254 nm nhưng trong phép đo này lại đặt ở 325 nm, anh/chị thử giải thích điều trên. Nếu chẳng
may hệ thống quang bị hư, không nhận chùm tim hấp thụ tại 325 nm thì anh/chị có thể đề xuất 1
bước sóng khác cho đầu dò được không và giải thích sự lựa chọn của mình.
vi) Dựa vào cấu trúc của các α-acid (A) và β-acid (B), anh/chị hãy cho biết loại acid nào phân cực
hơn, từ đó cho biết loại acid nào bị cột giữ lại lâu hơn.
vii) Trong hình 1 cho ta biết (A) có 3 acid và (B) có 3 acid được tạm kí hiệu như bảng bên dưới:
Ký hiệu Tên acid R Tên acid Ký hiệu
A1 humulone CH2CH(CH3)2 lupulone B1
A2 cohumulone CH(CH3)2 colupulone B2
A3 adhumulone CH(CH3)CH2CH3 adlupulone B3

nhưng trên sắc ký đồ của mẫu chuẩn chỉ xuất hiện 4 peak thay vì 6 peak, như vậy có sự chập
peak của các cấu tử có cấu trúc tương tự nhau. Anh/chị hãy thử gán các peak P1(3 min),
P2(3,5 min), P3(4,5 min), P4(5,5 min) ứng với các cấu tử từ A1-B3. Giải thích.

[1]. Alderton, G.; Bailey, G. R.; Lewis, J. C.; Stitt, F. Anal. Chem. 1954, 26, 983–992.
[2]. Haley Egts, Dan J. Durben, John A. Dixson, and Micheal H. Zehfus. J. Chem. Educ. 2012, 89, 117–120.
[3]. Travis M. Danenhower, Leyna J. Force, Kenneth J. Petersen, and Thomas A. Betts. J. Chem. Educ.
2008, 85, 954–956.

Problem 5: (1 point)
The concentration of copper in a sample of sea water is determined by anodic stripping voltammetry using
the method of standard additions. The analysis of a 50.0-mL sample gives a peak current of 0.886 µA. After
adding a 5.00-µL spike of 10.0 mg.L-1 Cu2+, the peak current increases to 2.52 µA. Calculate the mg/L
copper in the sample of sea water.
----- HẾT -----
Lưu ý: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Trang 3/3
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
KHOA/TỔ: HÓA HỌC/PHÂN TÍCH Tên HP: Một Số Phương Pháp Phân Tích Hóa Lý
Mã HP: CHEM1025. Số tín chỉ: 3
Đề chính thức Học kỳ: 2. Năm học: 2015 – 2016
Ngày thi: 21/06/2016.
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đáp án gồm có 2 trang)

Nội dung Điểm


Câu 1 2,0
Dung dịch 1 2 3 4 5 6
7
Cthêmx10 (M) 0 3,2 6,4 9,6 12,8 16 0,25
Độ hấp thụ A 0,582 0,688 0,767 0,870 1,009 1,125 0,25
Phương trình hồi quy : Y = 0,570 + 0,0338.X. 0,25x2
Suy ra CHg2+= 16,86.10-7 M  CHg2+(A) = 8,43.10-6 M. 0,25x2
Suy ra mHg= 1,69.10-4 g  CHg = 1,69 ppm. 0,25x2

Câu 2 1,5
i) Tại catot:
Ag+ + 1e  Ag.
0, 0592 0, 0592
E 'Cb ( Ag )  ECb ( Ag )  E 0 Ag  / Ag  log[ Ag  ]  0,80  log(0, 03)  0, 710 V
1 1 0,25
2H + 2e  H2
+

0, 0592 [H  ]2 0, 0592 0, 012


ECb ( H 2 )  E 0
2 H  /H 2
 log( )  0, 00  log( )  0,118 V
2 pH 2 2 1
E’Cb(H2) = ECb(H2) + H2 = - 0,118 + (-0,068) = - 0,186 V. 0,25

E’Cb(Ag) > E’Cb(H2)  Ag+ bị điện phân trước. 0,25

ii) Tại anot:


2 H2O  4H+ + O2 + 4e
0, 0592 0, 0592
ECb (O2 )  E 0O , H  /H O  log([H  ]4 . pO2 )  1, 23  log(0, 014.1)  1,111 V
2 2
4 4 0,25
E’Cb(O2) = ECb(O2) + O2 = 1,112 + 0,478 = 1,590 V 0,25
Điện áp tối thiểu của quá trình điện phân là:
U = E’a – E’c + IR = 1,590 – 0,710 + 0,30(1,7) = 1,390 V 0,25
Câu 3 1,0
i) Nguyên lý chung: Enzyme chuyển chất phân tích từ dạng phân tử sang dạng có thể đo
0,25
được bằng phương pháp điện hóa.

0,25

ii) Nguyên lý: Khi có mặt enzyme urease, urea (NH4)2CO bị 0,25
thủy phân thành NH4 , NH3 và H+: (NH4)2CO + H2O + H+  2 NH4+ + HCO3-.
+

NH4+ NH3 + H+
Đo NH3 bằng điện cực nhạy khí hoặc đo trực tiếp bằng điện cực chọn lọc ion NH4+. 0,25

Trang 1/2
Câu 4 5,5
i) + Xác định tối thiểu tại 3 bước sóng. 0,25
+ Chọn tại các giá trị λmax để tăng độ nhạy. 0,25
CA trong (X) CB trong (X) CC trong (X)
(g/L) (g/L) (g/L)
M1 0,021 7,9.10-3 0,143 0,25
M2 0,011 6,9.10-3 0,240 0,25
M3 3,7.10-3 7,8.10-3 0,073 0,25

%m(A)/mẫu %m(B)/mẫu %m(C)/mẫu


M1 2,1 0,79 14,3 0,25
M2 1,1 0,69 24,0 0,25
M3 0,37 0,78 7,3 0,25
ii) (Đúng 3 ô được 0,25 điểm)
iii) Pha tĩnh: Hypersil ODS: không phân cực. 0,1
Pha động: methanol-nước: phân cực. 0,2
 Sắc ký pha đảo. 0,2
iv) Trong mẫu thực do các acid dễ bị phân hủy nên xuất hiện các sản phẩm thoái phân. 0,25
Do các sản phẩm phân hủy có mạch carbon nhỏ, nên cột ODS(C18) sẽ tương tác kém, dẫn
đến phải ra nhanh hơn các acid. 0,25
v) Do tại 325 nm, các α-acid hấp thụ cực đại và các β-acid cũng hấp thụ đáng kể nên ta đo tại
0,25
bước sóng này.
Bước sóng đề xuất: 355 nm do β-acid hấp thụ cực đại và α-acid hấp thụ đáng kể.
0,25
(Dựa vào kết quả đo quang phần trên).
(Thí sinh làm 275 nm không có điểm do độ hấp thụ riêng của A và B khá nhỏ tại bước
sóng này)
vi) Các acid (A) phân cực hơn. 0,25
Acid (B) bị cột giữ lại lâu hơn do cột pha đảo. 0,25
P1 (3 min) P2 (3,5 min) P3 (4,5 min) P4 (5,5 min)
A2(cohumulone) A1(humulone) B2(colupulone) B1(lupulone)
0,25x4
A3(adhumulone) B3(adlupulone)
vii) Do các acid (A) phân cực hơn (B) nên các acid (A) sẽ ra trước (P1, P2) , (B) sẽ ra sau
0,1
(P3,P4).
Do cấu trúc của A1 và A3 tương tự nhau và lớn hơn A2 một nguyên tử carbon nên trên cột
0,2
pha đảo thì A2 sẽ ra trước và A1, A3 ra cùng lúc.
Do cấu trúc của B1 và B3 tương tự nhau và lớn hơn B2 một nguyên tử carbon nên trên cột
0,2
pha đảo thì B2 sẽ ra trước và B1, B3 ra cùng lúc.
Problem 5 1,0
0,886(  A)  k .C (mg.L1 ) 0,25

 50.C  5.103.10 0,25
 2,52(  A )  k . (mg .L1 )
 50  5.103
0,886 C (50  5.103 )
Suy ra:  3
 C  5, 42.104 mg .L1 0,25x2
2,52 50.C 5.10 .10

----- HẾT -----

Trang 2/2

You might also like