You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

-------------------oo0oo------------------

MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG


Đề tài: Đánh giá hiệu năng của kỹ thuật điều chế m-QAM khi
thay đổi kích thước bộ FFT trong mạng 4G/LTE

Học viên thực hiện : PHẠM QUỐC CƯỜNG


Lớp : K35DTCH
Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN DUY NHẬT VIỄN

Đà Nẵng, 7 - 2018

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÔNG TIN DI ĐỘNG ...... 3
1.1. Giới thiệu: ............................................................................................................. 3
1.2. Các thế hệ mạng di động: ...................................................................................... 3
1.2.1. Mạng 1G: ....................................................................................................... 3
1.2.2. Mạng 2G: ....................................................................................................... 3
1.2.3. Mạng 3G: ....................................................................................................... 4
1.2.4. Mạng 4G/LTE: ............................................................................................... 5
1.3. Kết luận chương:................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT OFDM VÀ ĐIỀU CHẾ QAM TRONG MẠNG 4G/LTE 7
2.1. Giới thiệu .............................................................................................................. 7
2.2. Nguyên lý cơ bản của OFDM ............................................................................ 7
2.2.1. Khái niệm ....................................................................................................... 7
2.2.2. Tính trực giao trong hệ thống .......................................................................... 7
2.2.3. Sơ đồ khối của hệ thống OFDM...................................................................... 9
2.2.4. Bộ IFFT và FFT .............................................................................................. 9
2.3. Điều chế số m-QAM trong OFDM ...................................................................... 11
2.4. Kết luận chương.................................................................................................. 12
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ......................................... 13
3.1. Giới thiệu ............................................................................................................ 13
3.2. Lưu đồ thuật toán ................................................................................................ 13
3.3. Kết quả mô phỏng ............................................................................................... 13
3.3.1. Kích thước bộ FFT=32 ................................................................................. 13
3.3.2. Kích thước bộ FFT=64 ................................................................................. 15
3.4. Kết luận chương.................................................................................................. 16
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 18
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 19

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.1. Giới thiệu:
Chương này trình bày sơ lược về quá trình phát triển của cuộc cách mạng thông
tin di động từ lúc ra đời cho tới hiện tại.
1.2. Các thế hệ mạng di động:
1.2.1. Mạng 1G:
Thông tin di động thế hệ thứ nhất 1G là công nghệ analog sử dụng kỹ thuật đa
truy cập phân chia theo tần số (FDMA). Năm 1979, hai hãng Nippon Telephone and
Transmit (NTT) đã triển khai mạng 1G tại Tokyo, Nhật Bản. Ở châu Âu hai mạng 1G
cơ bản là NMT (Nordic Mobile Telephone) và TACS được xây dựng và sau đó phát
triển rộng ra trên khắp châu Âu vào thập niên 80.
Các mạng 1G không cho phép hoạt động liên quốc gia (roaming) với nhau, đó
chính là nhược điểm cơ bản của hệ thống thông tin di động 1G. Ngoài ra, dung lượng
cũng như chất lượng truyền tín hiệu của mạng 1G rất kém. Các thiết bị di động 1G sử
dụng anten thu phát sóng gắn ngoài, kết nối theo tín hiệu analog tới các trạm thu phát
sóng BTS (Base Transceiver Station) và nhận tín hiệu xử lý thoại thông qua các
module gắn trong máy di động. Chính vì thế mà các thế hệ máy di động đầu tiên trên
thế giới có kích thước khá to và cồng kềnh do tích hợp cùng lúc 2 module thu và phát
tín hiệu.
1.2.2. Mạng 2G:
Thông tin di động thế hệ thứ hai - 2G là hệ thống thông tin vô tuyến số với các
tính năng vượt trội so với 1G như cho phép gửi tin nhắn SMS (Short Messaging
Service), tin nhắn hình ảnh MMS (Multi-media Messaging Service), thoại liên vùng
cũng như liên quốc gia. Công nghệ 2G cho phép bảo mật thông tin tốt dựa trên các
thuật toán mã hóa và giải mã số. Mạng 2G sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo
thời gian TDMA (Time Divsion Multiple Access), có khả năng hỗ trợ 8 user trong 1
kênh tần số.
Mạng GSM (Global System for Mobile Communications) được xem như là
chuẩn 2G đầu tiên được công nhận rộng rãi trên thế giới. Dịch vụ GSM được sử dụng
bởi hơn 2 tỷ người trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mạng thông tin di động

3
GSM cho phép có thể roaming với nhau do đó những máy điện thoại di động GSM của
các mạng PLMN khác nhau ở có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới.

Hình 1. Các kỹ thuật đa truy cập trong thông tin di động


Với sự phát triển của Internet, thì dịch vụ thoại, nhắn tin SMS trên điện thoại qua
2G là chưa đủ; do đó, công nghệ GPRS (General Packet Radio Services), hay còn gọi
là 2.5G được ra đời với vai trò kết nối user với mạng Internet thông qua các thiết bị
PDA qua môi trường vô tuyến. Một khái niệm dễ bị hiểu lầm với mạng 2.5G, đó là
mạng EDGE (Enhanced Data rate for GSM Evolution), bây giờ vẫn thấy xuất hiện trên
smartphone khi đi vào những khu vực sóng 3G yếu. EDGE sử dụng điều chế GMSK
và 8-PSK để tăng tốc độ truyền dữ liệu truyền lên tới 384 kbps. Công nghệ EDGE trên
thực tế là GPRS nâng cao (2.75G), là bước đệm công nghệ làm nền tảng cho sự phát
triển của 3G sau này, tuy có tốc độ kết nối internet chậm nhưng giao thức này vẫn còn
phổ biến vì nó là nền tảng phát triển cho 3G.
1.2.3. Mạng 3G:
Thông tin di động thế hệ thứ ba 3G UMTS/WCDMA (Universal Mobile
Telecommunication System) sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo mã CDMA
(Code Division Multiple Access). Mạng 3G cho phép user truyền tải cả dữ liệu thoại
và phi thoại: tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn SMS, MMS, video call, …
Hai chuẩn 3G được công nhận rộng rãi trên thế giới là CDMA-2000 và WCDMA
(Wideband-CDMA), trong đó WCDMA là chuẩn do tổ chức 3GPP đưa ra, sau này 3G
phát triển lên công nghệ HSDPA (3.5G), HSUPA (3.75G) và HSPA+ (3.75G+) cho
phép tăng tốc độ dữ liệu đường downlink và uplink.

4
Hình 2. Kiến trúc mạng 3G cơ bản
Truy cập gói đường xuống tốc độ cao HSDPA (High Speed Data Packet Access)
cho phép tốc độ tải dữ liệu đường downlink đạt 8-10 Mbps và lên tới 20 Mbps nếu sử
dụng MIMO (Multiple Input Multiple Output) với độ rộng kênh là 5 MHz. Các kỹ
thuật chính được sử dụng trong HSDPA gồm thích ứng điều chế và mã hóa AMC
(Adaptive Modulation & Coding), MIMO, phản hồi HARQ (Hybrid-Automatic
ReQuest), …
Truy cập gói đường lên tốc độ cao HSUPA (High Speed Uplink Packet Access)
cho tốc độ truyền dữ liệu hướng uplink lên tới 5,8 Mbps. Sự kết hợp HSDPA/HSUPA
sẽ là bước đệm cho sự phát triển của mạng 4G/LTE sau này.
1.2.4. Mạng 4G/LTE:
Mạng di động thế hệ thứ tư 4G, là công nghệ truyền thông cho phép truyền tải
dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1-1,5 Gbps nhờ sử dụng kỹ
thuật đa truy cập phân chia theo tần số trực giao OFDMA và MIMO.
Công nghệ 4G được xem là chuẩn trong tương lai gần của các thiết bị không
dây. Các nghiên cứu đầu tiên của NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận

5
dữ liệu với tốc độ 100 Mbps khi di chuyển và tới 1 Gbps khi đứng yên, cũng như cho
phép người sử dụng có thể tải và truyền lên các hình ảnh, video clip chất lượng cao.
Tính tới tháng 8/2017, hơn 80.000 trạm thu phát sóng 4G đã và đang được triển khai
nhằm mục tiêu phủ sóng 4G trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam,
1.3. Kết luận chương:
Chương đã trình bày sự phát triển công nghệ của các thế hệ thông tin di động
theo tiến trình thời gian. Sự phát triển của mạng 4G/LTE là tất yếu để xây dựng một hệ
thống thông tin có khả năng đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và
IoT trong tương lai.

6
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT OFDM VÀ ĐIỀU CHẾ QAM TRONG MẠNG
4G/LTE
2.1. Giới thiệu
Chương này trình bày các vấn đề cơ bản nhất của thông tin di động 4G/LTE
cũng như cơ sở lý thuyết kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM và
kỹ thuật điều chế m-QAM được sử dụng trong mạng 4G/LTE hiện nay.
2.2. Nguyên lý cơ bản của OFDM
2.2.1 Khái niệm
Kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM (Orthogonal
frequency-division multiplexing) là một trường hợp đặc biệt của phương pháp ghép
kênh phân chia theo tần số FDM, chia luồng dữ liệu thành nhiều đường song song sau
đó sử dụng để điều chế các sóng mang phụ (sub-carrier) trực giao với nhau. Do vậy,
phổ tín hiệu của các sóng mang phụ này được phép chồng lấn lên nhau mà phía đầu
thu vẫn khôi phục lại được tín hiệu ban đầu. Sự chồng lấn phổ tín hiệu này làm cho hệ
thống OFDM có hiệu suất sử dụng phổ lớn hơn nhiều so với các kĩ thuật điều chế
thông thường.

Hình 2.1. Phổ của các sóng mang phụ OFDM


Số lượng các sóng mang phụ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ rộng kênh và
mức độ nhiễu.
2.2.2. Tính trực giao trong hệ thống
Hai tín hiệu f(t) và g(t) trực giao nhau nếu thỏa :
b
0, f (t )  g (t )
 f , g    f  t  g * t  dt   (2.1)
a k , f (t )  g (t )

7
Với g *  t  là liên hợp phức của g  t  , khoảng thời gian từ a đến b là chu kì của

tín hiệu, k là một hằng số .


Trong hệ thống đa sóng mang, nhằm thỏa mãn tính trực giao ta sử dụng N tần
số có dạng e j (2 f t ) những sóng mang này có tần số f k  k f , k  0,1,2,..., N 1 cách
k

1
đều nhau một khoảng f  .
T

Hình 2.2. Độ lợi băng thông của OFDM so với FDM


Tính trực giao của các sóng mang con có dạng e j (2 f t ) được phân tích bằng cách
k

xét (1.1) trong chu kì T của tín hiệu :


(k 1)T ( k 1)T
1 t  (k  1)T  0 n  m
 f (t ).g (t )dt 
*
 e j 2  nmft dt  e j 2  nmf  (2.2)
kT kT
j 2  n  m  f t  kT T n  m
Khi n  m thì tích phân trên bằng T không phụ thuộc vào n , m .
Tín hiệu sau điều chế là tổng của tất cả các sóng mang bị điều chế, băng thông
của tín hiệu sẽ tỉ lệ với tần số sóng mang lớn nhất :
f N  N f (2.3)
Nhờ tính trực giao của các sóng mang trong khoảng thời gian T mà phía thu có
thể tách các tín hiệu tương ứng với mỗi sóng mang này dễ dàng.

8
2.2.3. Sơ đồ khối của hệ thống OFDM

Hình 2.3. Sơ đồ khối hệ thống OFDM


Đầu tiên, dữ liệu vào tốc độ cao được chia thành nhiều dòng dữ liệu song song
có tốc độ thấp hơn nhờ bộ chuyển đổi nối tiếp sang song song S/P (Serial to Parallel).
Mỗi dòng dữ liệu song song sau đó được mã hóa sử dụng thuật toán sửa lỗi FEC trước
khi đưa đến đầu vào của khối IDFT. Khối IDFT thực hiện chức năng điều chế các sóng
mang phụ được phân chia theo tần số trực giao. Sau đó, khoảng bảo vệ được chèn vào
để giảm nhiễu xuyên ký tự ISI do ảnh hưởng của đa đường và fading trong môi trường
vô tuyến. Cuối cùng các luồng tín hiệu song song sau khi điều chế được ghép lại rồi
thực hiện điều chế cao tần, khuếch đại công suất và đưa ra anten phát truyền đến máy
thu.
Trong quá trình truyền, trên các kênh sẽ có các nguồn nhiễu tác động đến như
nhiễu Gausian trắng AWGN (Additive White Gaussian Noise).
Bên phía thu, tín hiệu thu được chuyển xuống tần số thấp và tín hiệu rời rạc
nhận được sau bộ D/A thu. Khoảng bảo vệ được loại bỏ và các mẫu được chuyển đổi
từ miền thời gian sang miền tần số bằng phép biến đổi FFT (khối FFT). Sau đó, tùy
vào sơ đồ điều chế được sử dụng, sự dịch chuyển về biên độ và pha của các sóng mang
con sẽ được sắp xếp ngược trở lại và được giải mã. Sau cùng, chúng ta nhận lại được
dòng dữ liệu nối tiếp ban đầu sau khi chuyển từ song song về nối tiếp.
2.2.4. Bộ IFFT và FFT
OFDM là kỹ thuật điều chế đa sóng mang, trong đó dữ liệu được truyền song
song nhờ rất nhiều sóng mang phụ. Để làm được điều này, tương ứng mỗi kênh phụ thì

9
cần một khối phát sóng sin, một bộ điều chế ở phía máy phát và một bộ giải điều chế ở
phía máy thu. Trong trường hợp số lượng kênh phụ lớn thì cách làm trên không hiệu
quả và gần như không thể thực hiện được trong thực tế. Nhằm giải quyết vấn đề này,
khối thực hiện chức năng biến đổi IDFT/DFT được dùng để thay thế toàn bộ các bộ
tạo dao động sóng sin, bộ điều chế, giải điều chế dùng trong mỗi kênh sóng mạng phụ.
IFFT/FFT là một thuật toán giúp cho việc thực hiện phép biến đổi IDFT/DFT nhanh và
gọn hơn bằng cách giảm số phép nhân phức khi thực hiện phép biến đổi DFT/IDFT và
giúp giảm tải các bộ xử lý tín hiệu.
Ta quy ước: Chuỗi tín hiệu vào X  k  , 0  k  N  1

Khoảng cách tần số giữa các sóng mang: f


Chu kỳ của một ký tự OFDM: TS
Tần số trên sóng mang thứ k : f k  f 0  k f
Tín hiệu phát đi có thể biểu diễn dưới dạng :
N 1 N 1
x t    X  k  e  e j 2 f0t  X  k  e j 2 k ft
j 2  f 0  k f t
(2.4)
k 0 k 0

trong đó:
N 1
xa  t    X  k  e j 2 k ft là tín hiệu băng gốc với 0  t  TS
k 0

Ở băng gốc:
-Nếu lấy mẫu tín hiệu với một chu kỳ Ts/N, tức là chọn N mẫu trong một chu kỳ
tín hiệu, phương trình xa(t) được viết lại như sau :
 n  N 1
T
j 2 nk f S
xa  t   xa  TS    X  k  e N
(2.5)
 N  k 0
1
-Nếu thỏa mãn điều kiện fTS  1 với f  thì các sóng mang sẽ trực giao
TS

với nhau thì phương trình (2.5) trở thành:


N 1 k
 N .IDFT  X  k 
j 2 n
xa  n    X  k  e N
(2.6)
k 0

Phương trình trên chứng tỏ tín hiệu ra của bộ IDFT là một tín hiệu rời rạc trong
miền thời gian có chiều dài là N .
Tại máy thu, bộ DFT được sử dụng để lấy khôi phục tín hiệu X  k  ban đầu.

10
Ta có :
N 1 mk
k
1 N 1 N 1
DFT  xa  n    xa  n  e
 j 2 n j 2 n

n 0
N
 
N n 0 m 0
X  m  e N

N 1 N 1 mk N 1 N 1
1 j 2 n 1

N
 X  m  e
m0 n 0
N

N
 X  m  N  m  k    X  m    m  k   X  k 
m0 m0
(2.7)

Với hàm   m  k  là hàm xung delta có giá trị:

1 m  k
 m  k   
0 m  k
2.3. Điều chế số m-QAM trong OFDM
Trong hệ thống OFDM, tín hiệu đầu vào là ở dạng bit nhị phân cho nên điều
chế trong OFDM là các quá trình điều chế số. Dạng điều chế có thể quy định bởi số bit
ngõ vào M và số phức d n  an  bn ở ngõ ra. Các kí tự an , bn có thể được chọn là {±
1,±3} cho điều chế 16-QAM và {±1} cho QPSK.

M Kiểu điều chế an , b n

2 BPSK 1

4 QPSK 1

16 16-QAM 1 , 3

64 64-QAM 1 , 3 , 5 , 7

Kiểu điều chế được sử dụng thực tế trong mạng LTE tùy vào việc dụng hòa giữa
điều kiện kênh truyền vô tuyến CQI (Channel Quality Indicator), chất lượng truyền
dẫn và QoS của dịch vụ.

11
Hình 2.4. Giản đồ chòm sao của tín hiệu điều chế 16-QAM và 64-QAM
2.4. Kết luận chương
Chương này đã trình bày nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống OFDM và kỹ
thuật điều chế số m-QAM được sử dụng trong mạng LTE thực tế hiện nay. Dựa trên
nền tảng cơ bản đó để xây dựng mô hình mô phỏng đánh giá hiệu năng của kỹ thuật
điều chế QAM khi kích thước của bộ FFT thay đổi.

12
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
3.1 Giới thiệu
Nội dung chương trình bày về các kết quả mô phỏng của việc khảo sát hiệu năng
của các kỹ thuật điều chế m-QAM khi thay đổi kích thước bộ FFT, so sánh hiệu năng
về mặt lý thuyết so với thực tế mô phỏng để có thể chọn ra kỹ thuật QAM tối ưu đối
với từng kích thước của bộ FFT.
3.2. Lưu đồ thuật toán
Sử dụng phần mềm Matlab R2015b để mô phỏng đánh giá theo lưu đồ dưới đây:

Hình 3.1. Lưu đồ thuật toán mô phỏng


3.3. Kết quả mô phỏng
3.3.1. Kích thước bộ FFT=32
Thực hiện mô phỏng so sánh hiệu năng giữa các kỹ thuật m-QAM với kích
thước của bộ FFT=32.

13
Hình 3.2. SER ứng với các kỹ thuật điều chế 16, 32, 64-QAM – kích thước bộ FFT=32

Hình 3.3. SER ứng với các kỹ thuật điều chế 128, 256, 512-QAM – kích thước bộ
FFT=32
Nhận xét: Với cùng một giá trị Es/No tại máy thu, khi tăng số lượng bit được
chứa trong QAM symbol lần lượt là 4 bit, 5 bit, 6 bit, 7 bit, 8 bit và 9 bit thì kỹ thuật
16-QAM (4 bit) cho kết quả tốt nhất về tỉ lệ SER theo lý thuyết cũng như mô phỏng.

14
Khi Es/No=20dB thì SERtheory _16QAM  105 và 103  SERsimulation_16QAM  102 , còn

các kỹ thuật điều chế khác thì SER  102 .


3.3.2. Kích thước bộ FFT=64
Thực hiện mô phỏng so sánh hiệu năng giữa các kỹ thuật m-QAM với kích
thước của bộ FFT=64.

Hình 3.4. SER ứng với các kỹ thuật điều chế 16, 32, 64-QAM – kích thước bộ FFT=64

15
Hình 3.5. SER ứng với các kỹ thuật điều chế 128, 256, 512-QAM – kích thước bộ
FFT=64
Nhận xét: Khi tăng kích thước bộ điều chế FFT=64 thì tỉ lệ lỗi SER của các kỹ
thuật điều chế QAM tương ứng gần như trùng nhau về mặt lý thuyết lẫn mô phỏng.
Một lần nữa thì kỹ thuật 16-QAM lại cho hiệu năng tốt nhất khi với mức thu
Es/No=20dB thì SER16QAM  105 , trong khi các kiểu điều chế còn lại có tỉ lệ lỗi ký tự

SERother QAM  103 .

3.4. Kết luận chương


Chương đã trình bày các kết quả đánh giá mô phỏng hiệu năng của các kỹ thuật
điều chế số m-QAM được sử dụng trong hệ thống OFDM. Từ các kết quả đó có thể
thấy rằng điều chế 16-QAM thích hợp với kích thước bộ FFT=32 và FFT=64.

16
KẾT LUẬN
Trong phạm vi tiểu luận, việc khảo sát đánh giá hiệu năng của của các kỹ thuật
điều chế m-QAM (16, 32, 64, 128, 256, 512) trong cả hai trường hợp lý thuyết và mô
phỏng đã được trình bày ứng với các kích thước bộ FFT khác nhau lần lượt là 32 và 64
để chọn ra kỹ thuật điều chế QAM thích hợp nhất để thực thi trong thực tế. Trong
tương lai, đề tài sẽ bổ sung thêm một vấn đề mở rộng là hiệu tượng mất đồng bộ giữa
thiết bị di động và trạm thu phát 4G do hiệu ứng dịch tần số Doppler để đề xuất một kỹ
thuật điều chế và kích thước bộ FFT tối ưu hơn.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Khan, Mohd Abuzer, Sonu Pal, and Ankita Jose. "BER Performance of BPSK,
QPSK & 16 QAM with and without using OFDM over AWGN, Rayleigh and Rician
Fading Channel."
[2] Chide, Nilesh, Shreyas Deshmukh, and P. B. Borole. "Implementation of OFDM
System using IFFT and FFT." International Journal of Engineering Research and
Applications (IJERA) 3.1 (2013): 2009-2014.
[3] Zhang, Xu. "Modeling & performance analysis of QAM-based COFDM system."
(2011).
[4] Lokanadhan, Krishnaih, and Sarojanarayanamurthy Rajavari. "Implementation of
64-point FFTs as a building block for OFDM-based standards with respect to different
criteria." (2013).
[5] SM, Rashmi R. Sarala. "OFDM: Modulation Technique for Wireless
Communication." (2014).
[6] Rony Paul, Mohammed Sabbir Rahman. "A thesis on performance analysis of
various modulation techniques used in ODFM with the impact of FFT for 4G
networks" (2014).

18
PHỤ LỤC
Contact 
Email: cuongphamquoc@outlook.com
Mobile: 0901 704 156

19

You might also like