You are on page 1of 271

CHƢƠNG 1

CHĂN NUÔI GIA CẦM- THÀNH TỰU VÀ XU HƢỚNG


PHÁT TRIỂN

Trong vài chục năm lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế
giới đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Sản phẩm trứng và thịt gia cầm
không ngừng tăng lên. Có được thành tựu đó là do việc ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật về di truyền giống, dinh dưỡng, công nghệ sinh
học, các thành tựu về cơ giới hoá, điện khí hoá trong chăn nuôi gia
cầm nhất là chăn nuôi gia cầm công nghiệp. Mặt khác, xuất phát từ
việc hiểu biết sâu sắc và khai thác triệt để các đặc điểm sinh học vốn
có của gia cầm nên đã đưa lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. Trước
khi nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật cụ thể về chăn nuôi gia cầm cần
làm quen với các khái niệm cơ bản.
Gia cầm là gì?
Gia cầm là tập hợp tất cả những vật nuôi hay săn bắn được
nhằm đưa lại lợi ích kinh tế, mà các vật nuôi này có nguồn gốc từ
lớp chim (aves). Như vậy, gia cầm bao gồm gà, vịt, ngan, ngỗng, gà
tây, chim cút, đà điểu, bồ câu …
Tập hợp tất cả các hiểu biết, các kiến thức của nhân loại về
gia cầm và các giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm ở gia cầm hình thành một ngành khoa học gọi là chăn nuôi gia
cầm.
Khoa học về chăn nuôi gia cầm và ngành chăn nuôi gia cầm
hiện nay đã phát triển ở mức độ cao và trở thành chăn nuôi gia cầm
công nghiệp. Chăn nuôi gia cầm công nghiệp với các đặc trưng là:
Quy mô lớn, sản phẩm tiêu chuẩn hoá, sản xuất theo quy trình công
nghệ cao, sản phẩm mang tính hàng hoá...
Chăn nuôi gia cầm bao gồm nhiều lĩnh vực. Hai lĩnh vực sản
xuất chính là sản xuất thịt và trứng. Các lĩnh vực khác có liên quan
và đôi khi nó cũng trở thành ngành kinh doanh độc lập đó là sản xuất

1
gia cầm giống (gia cầm con, gia cầm hậu bị); sản xuất thức ăn cho
gia cầm; sản xuất, cung ứng các thiết bị phục vụ chăn nuôi gia cầm;
chế biến các sản phẩm và thị trường tiêu thụ các sản phẩm gia cầm.
Chăn nuôi gia cầm phát triển đòi hỏi tất cả các lĩnh vực sản xuất liên
quan này phát triển theo.
Mối quan hệ giữa các lĩnh vực sản xuất trong chăn nuôi gia
cầm được trình bày trên hình 1.1.
Trứng và thịt gia cầm sản xuất ra chủ yếu là để làm thực
phẩm. Trứng còn được dùng trong các ngành chế biến thực phẩm
khác như sản xuất bánh kẹo... Nó còn được dùng trong sản xuất mỹ
phẩm, chế vác-xin. Lông được sử dụng làm đệm, chăn, gối. Gia cầm
còn là đối tượng thích hợp cho các nghiên cứu di truyền, dinh
dưỡng, sinh lý và các quy trình sản xuất mới...vì gia cầm có vòng
đời ngắn, tốc độ sinh sản nhanh, vòng quay các thế hệ nhanh, giá
thành nuôi dưỡng thấp.
THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHĂN NUÔI GIA CẦM

GIỐNG
ẤP GÀ
Trứng CON

SẢN
SẢN XUẤT
XUẤT TRỨNG
THỊT

CHẾ BIẾN SẢN PHẨM


GIA CẦM

THỊ TRƯỜNG

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các lĩnh vực trong chăn nuôi gia cầm

2
1.1.Thành tựu của ngành chăn nuôi gia cầm
1.1.1.Chăn nuôi gia cầm thế giới
Trước đây, chăn nuôi gia cầm chỉ là một ngành sản xuất phụ.
Nuôi gia cầm chỉ để có thêm ít thức ăn hàng ngày, có thêm chút ít
tiền và trong nhiều trường hợp nuôi gia cầm chỉ mang mục đích tiêu
khiển (gà nuôi làm cảnh xem chơi, gà nuôi để tham gia lễ hội...).
Trong vài ba chục năm trở lại đây, chăn nuôi gia cầm đã có bước
phát triển nhảy vọt. Chăn nuôi gia cầm đã chuyển từ phương thức
chăn nuôi ―nông nghiệp‖ sang phương thức chăn nuôi ―công
nghiệp‖. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nghiên cứu, ứng
dụng nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm. Kết quả của quá trình
này là các đơn vị chăn nuôi gia cầm quy mô lớn thay thế dần cho các
cơ sở chăn nuôi nhỏ - một sự chuyển đổi cơ bản trên tất cả các lĩnh
vực của ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm. Nhờ việc ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật về di truyền, giống, dinh dưỡng, công nghệ
sản xuất, máy ấp trứng... mà chăn gia cầm thế giới đã phát triển
nhanh cả về số lượng đầu con, sản lượng trứng, thịt, chất lượng sản
phẩm, giá thành trong sản xuất sản phẩm gia cầm giảm đi, chất dinh
dưỡng cung cấp cho con người với giá rẻ ngày càng tăng lên nhờ vào
nguồn trứng và thịt gia cầm.
Trong vài thập niên trở lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên
thế giới phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng. Đó là kết quả
của việc áp dụng những thành tựu di truyền chọn giống kết hợp với
các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng có cơ sở khoa học. Năm 1999
(theo FAO), tổng đàn gia cầm trên thế giới khoảng 10 tỷ con, trong
đó 96,7% gà, 1,8% vịt, còn lại là các gia cầm khác. Tổng đàn gà trên
thế giới cũng tăng theo thời gian, cụ thể là năm 2000:14.831,9 triệu
con; năm 2001: 15.526,26 triệu con; năm 2002: 16.373,16 triệu con;
năm 2004:16.605,13 triệu con .
Ở các nước đang phát triển số đầu con gia cầm tăng nhanh từ
năm 2000 - 2003 (bảng 1.1).

3
Bảng 1.1: Số lƣợng gia cầm ở các nƣớc đang phát triển
(Đơn vị tính: 1.000.000. con)
Tên nƣớc Năm Năm Năm
Năm 2000
2001 2002 2003
Trung Quốc 3.623,01 3.769,49 4.098,91 3.980,55
Ấn Độ 568,00 658,00 737,00 842,00
Indonesia 859,50 960,16 1.218,41 1.290,10
Lào 13,09 14,06 15,27 20,00
Malaysia 123,65 149,59 160,84 170,00
Myanmar 44,76 55,08 51,13 60,00
Philipin 115,19 115,61 125,73 128,19
Thái Lan 224,73 232,71 235,23 277,11
(Nguồn: FAO,2004)
Sản xuất trứng và thịt gia cầm ngày càng tăng lên, nhất là ở
các nước có ngành công nghiệp phát triển.
Theo các số liệu thống kê của FAO thì sản lượng trứng gia
cầm của thế giới từ 401,5 tỉ năm 1975 tăng lên 552 tỉ năm 1985.
Tính trong cả giai đoạn từ 1965-1981, sản lượng trứng sản xuất ra
của thế giới tăng 64,79%; trung bình mỗi năm tăng 5,05%. Cũng
trong thời gian đó thì sản xuất thịt gia cầm tăng 2,47 lần và đạt 28,7
triệu tấn năm 1985.
Sản lượng trứng gia cầm trên thế giới năm 2003 đạt 55,8 triệu
tấn; Châu Á là khu vực đạt sản lượng cao nhất 33 triệu tấn (chiếm
59,14%), tiếp đến là Châu Âu 9,8 triệu tấn (chiếm17,56%), khu vực
Bắc Mỹ 7,9 triệu tấn, khu vực Trung Mỹ 2,9 triệu tấn; Châu Phi 2,1
triệu tấn và thấp nhất là Châu Đại Dương 0,2 triệu tấn. Châu Á có
mức tăng trưởng cao nhất, đặc biệt Trung Quốc luôn là nước đứng
đầu thế giới về sản lượng trứng. Năm 2003 đạt 22,332 triệu tấn,
chiếm 40,02% sản lượng trứng của toàn thế giới.

4
Trên thế giới có 7 nước đạt sản lượng trứng gia cầm trên 1
triệu tấn: Trung Quốc 22,332 triệu tấn; Mỹ 5,123 triệu tấn; Nhật Bản
2,5 triệu tấn; Ấn Độ 2,200 triệu tấn; Nga 2,04 triệu tấn; Mexico
1,882 triệu tấn; Brazin 1,55 triệu tấn. Trong khi đó Việt Nam là
0,2345 triệu tấn trứng gà đứng thứ 30 trên thế giới.
Sản xuất trứng trên thế giới không ngừng tăng lên, nhưng tốc
độ tăng không đồng đều giữa các vùng trên thế giới. Còn có những
vùng riêng biệt, thậm chí cả châu lục (Châu Phi) mà ở đó sản phẩm
gia cầm là chưa đáng kể.
Sự tăng sản xuất trứng gia cầm trên thế giới chủ yếu là tăng
sản lượng trứng trung bình của một gia cầm mái. Trung bình ở Hà
Lan, Mỹ, Nhật, sản lượng trứng trung bình của một gà mái là 250-
280, hoặc 300, trên 300 quả mỗi năm. Triển vọng là sản lượng trứng
nhận được từ một gà mái đẻ/ năm sẽ đạt đến 300 quả trên phạm vi
toàn thế giới.
Sản xuất trứng tăng làm tăng sức tiêu thụ trứng trên một
người dân. Mức tiêu thụ trứng gia cầm/ người/ năm bình quân thế
giới năm 2002 là 8,4 kg; cao nhất là Nhật Bản 19,1kg; thấp nhất là
Tandikistan 0,5 kg và ở Việt Nam là 2,6 kg (FAO). Ở các nước Nga,
Đức, Ý... mức tiêu thụ trứng trên đầu người sẽ tăng cao. Một bước
nhảy vọt đáng kể là Trung Quốc, không chỉ thoả mãn cho nhu cầu
của dân số nước này hiện nay, mà trong tương lai sẽ cung cấp cho
mỗi người dân 13 kg trứng, con số đó gấp 4 lần năm 1975. Mức tiêu
thụ trứng ở một số nước phát triển lên tới 400 quả và mức tiêu thụ
thịt gia cầm lên đến 34 kg/người/năm (Israel), mức trung bình ở các
nước phát triển là 250-280 quả trứng và 15-20 kg thịt/người/năm.
Dự báo trong những năm tới, sản xuất trứng tăng lên ở nhiều
vùng, nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tăng nhanh ở các nước có
nền công nghiệp phát triển, ở các nước có mật độ dân số cao và một
số nước Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ...).

5
Sản lựợng thịt gia cầm trên thế giới năm 2003 đạt 75,8 triệu
tấn; tăng 1,4 triệu tấn so với năm 2002 (tăng 1,88%) và tăng 27,7
triệu tấn so với năm 1998 (tăng 57,50%).Thịt các loại gia cầm khác
nhau cũng có những biến động khác nhau (bảng 1.2).
Thịt gà: Châu Mỹ sản xuất tới 4,92%, châu Á 31,54%, Châu
Âu 15,5% so với toàn thế giới. Thịt gà tây: chủ yếu được sản xuất ở
Châu Mỹ 55,7%, Châu Âu 38,7% so với toàn thế giới. Ở Châu Á,
thịt thủy cầm chiếm 86,2%.
Năm 2003 có 11 nước trên thế giới sản xuất trên 1 triệu tấn
thịt gia cầm, đó là Mỹ 14,855 triệu tấn; Trung Quốc 9,518 triệu tấn;
Brazin 7,78 triệu tấn; Mexico 2,157 triệu tấn; Ấn Độ 1,440 triệu tấn;
Liên hiệp Anh 1,294 triệu tấn; Thái Lan 1,227 triệu tấn; Nhật Bản
1,218 triệu tấn; Pháp 1,130 triệu tấn; Nga 1,033 triệu tấn; Tây Ban
Nha 1,020 triệu tấn. Trong khi đó sản lượng thịt gia cầm của Việt
Nam năm 2003 là 0,372 triệu tấn, đứng thứ 43 trên thế giới.
Bảng 1.2: Sản lƣợng thịt gia cầm của các khu vực năm 2003
(Đơn vị tính: triệu tấn)
Châu lục Thịt gà Thịt
Thịt gà Thịt vịt
tây ngỗng
Thế giới 65,00 5,35 3,31 2,13
Châu Á 20,50 0,16 2,70 1,99
Châu Âu 10,10 2,07 0,45 0,08
Châu Mỹ 30,50 2,98 0,08 0,10
Châu Phi 3,10 --- 0,06 0,06
Châu
0,80 --- --- ---
Đại Dương
(Nguồn: FAO,2004; Ghi chú: --- ít hơn 50 ngàn tấn)
Thành tựu trong sản xuất thịt gia cầm là rất to lớn (sản xuất
gà thịt broiler). Khối lượng giết thịt lý tưởng đạt được chỉ sau 8 tuần,
6 tuần, thậm chí là ở 4 tuần tuổi. Kết quả lớn hơn nữa là xét trong

6
mối quan hệ giữa thể trọng và chi phí thức ăn cho 1 kg thể trọng
thấp. Ví dụ như hãng Marsel (Đức): thể trọng gà đạt 2,90 kg ở 56
ngày tuổi, chi phí 2,17 kg thức ăn cho 1 kg thể trọng. Hãng Scotlan:
thể trọng gà đạt 2,8 kg ở 42 ngày tuổi.
Với các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái
Lan... sản lượng thịt gia cầm cũng phát triển nhanh qua các năm
(bảng 1.3).
Bảng 1.3: Sản lƣợng thịt gia cầm sản xuất ở các nƣớc
đang phát triển
(Đơn vị tính: 1.000 tấn)
Tên nớc Năm 2000 Năm2001 Năm 2003
Trung Quốc 9.025 9.310 9.518
Ấn Độ 575 595 1.440
Indonesia 804 807 952
Lào 10 11 14
Malaysia 770 780 765
Myanmar 176 196 256
Philippin 322 333 635
Thái Lan 1.117 1.200 1.227

Năm 2002 mức tiêu thụ thịt gia cầm bình quân theo đầu
người/ năm của thế giới 11,7 kg, cao nhất là Israel 71,9kg, Mông Cổ
là nước có mức tiêu thụ thịt gia cầm bình quân đầu ngời thấp nhất
0,1kg; còn ở Việt Nam 5,6kg.
Theo ước tính của FAO, năm 2005 sản lượng thịt gia cầm
trên thế giới sẽ đạt mức 88 triệu tấn. Đây là mức độ tăng trưởng cao
nhất so với mức tăng của các loại thịt. Giá thịt gà trên thế giới có xu
hướng giảm, và thấp hơn các loại thịt khác. Năm 1990, giá thịt gà
chỉ bằng 29,2% so với giá thịt lợn và bằng 31,76% so với giá thịt của
đại gia súc.

7
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được nghiên cứu và ứng dụng
một cách rộng rãi, nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm. Các phư-
ơng thức chăn nuôi gia cầm cũng thay đổi, từ phương thức chăn nuôi
nông nghiệp chuyển sang phương thức chăn nuôi theo qui mô công
nghiệp với số lượng lớn, quản lý chặt chẽ và chăm sóc tốt. Dự báo
đầu năm 2010 sản xuất thịt và trứng tăng lên ở nhiều khu vực trên
thế giới, đặc biệt là các nước có ngành công nghiệp phát triển và các
nước có dân số cao. Mức tiêu thụ thịt gà trên thế giới dự kiến sẽ tăng
cao hơn.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhu cầu tiêu dùng của
con người về nguồn protein động vật ngày càng cao. Để đáp ứng nhu
cầu của thị trường, hàng loạt công nghệ mới được ứng dụng nhằm
tăng khả năng sản xuất thịt và trứng của gia cầm. Việc ứng dụng các
công nghệ mới và công nghệ sinh học để cải tiến bản chất di truyền
nhằm tạo ra những giống gia cầm mới có phẩm chất trứng - thịt
thơm ngon.
Sự tăng nhanh các sản phẩm gia cầm trên thế giới là do các
nguyên nhân sau:
*Tạo ra và ứng dụng nhanh các giống và các dòng gia cầm lai
có năng suất cao (sản lượng trứng cao và tốc độ sinh trưởng nhanh).
*Nhờ việc nghiên cứu và áp dụng các hệ thống chăn nuôi hợp
lý; công thức thức ăn hợp lý; quy trình công nghệ thích hợp đối với
từng đối tượng gia cầm; điện khí hoá và tự động hoá việc kiểm tra
tiểu khí hậu trong chuồng nuôi...
*Cung cấp các thiết bị hoàn chỉnh phục vụ chăn nuôi gia cầm
công nghiệp: Máy ấp trứng công suất cao, tỷ lệ ấp nở cao; máy đếm
gia cầm con - trong 1 giờ chuẩn bị và đếm được 25.000 con; máy soi
trứng trong máy ấp – 70.000 quả/giờ; máy chủng vác-xin cho gia
cầm 1 ngày tuổi; thiết bị sấy khô và làm sạch phân gia cầm; thiết bị,
dụng cụ phục vụ thụ tinh nhân tạo gia cầm...

8
1.1.2.Chăn nuôi gia cầm ở các nƣớc nhiệt đới ẩm
Chăn nuôi gia cầm ở các nước nhiệt đới có những nét khác
biệt với tình hình chung của thế giới. Quá trình thương mại hoá chăn
nuôi gia cầm mới bắt đầu phát triển trong thời gian gần đây. Ở các
nước này, trong một chừng mực nào đó, có sự trái ngược với các
nước đã nói trên. Chăn nuôi gia cầm công nghiệp trong tình trạng
thiếu vốn, bao gồm nhiều đơn vị sản xuất nhỏ, lao động trông chờ
chủ yếu vào lao động thủ công... vì vậy ngành chăn nuôi gia cầm
diễn ra ở trình độ thấp, giá thành sản phẩm gia cầm còn cao. Đặc
biệt bệnh tật, rủi ro sảy ra thường xuyên với đàn gia cầm. Dịch cúm
gia cầm H5N1 trong các năm 2003 đến nay gây hậu quả nghiêm
trọng và tổn thất lớn về kinh tế không chỉ cho các nước ở khu vực
này, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và sức khoẻ con người
trên phạm vi toàn thế giới. Các yếu tố đó dẫn đến mức tiêu thụ gia
cầm ở các nước này còn thấp. Ví dụ: Ước lượng vài năm lại đây ở
Nigiêria, mức tiêu thụ trứng chỉ khoảng 20-25 quả/người/năm, trong
khi đó ở Châu Âu và Châu Mỹ khoảng 250-300 quả/người/năm.
Chăn nuôi gia cầm ở các nước nhiệt đới là đơn điệu (không
đa dạng), chỉ nhấn mạnh sản xuất chính là trứng và chỉ một đối
tượng gia cầm là gà nhà. Trong khi đó, về hiệu quả kinh tế (lợi
nhuận) và về mặt dinh dưỡng thì chăn nuôi các loại gia cầm khác sẽ
tốt hơn. Ví dụ: Có nhiều giống vịt sinh trưởng nhanh, sức đề kháng
với bệnh tật tốt hơn cả gà, có thể cho tới 300 trứng/năm (vịt
khakicampbell) nhưng chưa được nuôi rộng rãi. Thế giới nuôi gà
theo 3 hướng sản xuất: hướng thịt, hướng trứng và hướng kiêm dụng
(vừa trứng vừa thịt) còn các nước ở vùng nhiệt đới thì hướng nuôi
thịt ít được đặt ra.

1.1.3.Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam


Ở Việt Nam trước đây, chăn nuôi gia cầm mang tính tự cấp tự
túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá. Ngành

9
chăn nuôi gà công nghiệp có thể lấy mốc từ năm 1974, khi mà hai
trung tâm giống Quốc gia được xây dựng đó là trung tâm giống gà
hướng trứng Ba Vì (Sơn Tây) và trung tâm giống gà thịt Tam Đảo
(Vĩnh Phúc). Đàn gà giống hướng thịt và hướng trứng được nhập
vào nước ta từ Cuba cũng từ năm 1974 với 2 vạn trứng giống của
các dòng thuần.
Gà dòng thuần hướng trứng giống Leghorn, nhập về 2 dòng là
X và Y. Ban đầu nuôi ở Ba Vì, xí nghiệp gà Lương Mỹ (Hà Tây), xí
nghiệp gà Minh Tâm (Sông Bé) và các trại gà thương phẩm khác
trong nước.
Gà dòng thuần hướng thịt giống Plymouth Rock, nhập về 3
dòng là 799; 488; 433. Ban đầu nuôi ở trung tâm gà thịt Tam Đảo,
sau đó phát triển nuôi nhiều ở Tam Đảo, xí nghiệp gà Tam Dương
(Vĩnh Phúc), Trại gà Hồng Sanh (Sông Bé) và nhiều cơ sở nuôi khác
trong cả nước.
Ngoài 2 trung tâm giống gà cấp Quốc gia còn phải kể đến các
cơ sở lớn đó là: Trung tâm nghiên cứu gia cầm thuộc liên hiệp các xí
nghiệp gia cầm Trung Ương, Hà Đông (Sơn Tây), các trại giống
Cẩm Bình (Hải Hưng), Trại Gò Vấp (TP.Hồ Chí Minh), Trại gia
cầm Thụy Phương (Viện chăn nuôi quốc gia), Trung tâm giống vịt
Đại Xuyên (Hà Tây)...
Trong những năm 1985-1995, chăn nuôi gia cầm nhất là gà
công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh. Tổng đàn gà công nghiệp
năm 1985 là 9,2 triệu con. Sản lượng trứng trung bình trong khu vực
quốc doanh là 167 quả/gà mái/năm; ở khu vực gia đình sản lượng
trứng còn thấp hơn. Đàn gà công nghiệp năm 1991 chiếm 5-7% tổng
đàn gia cầm thì năm 1994 đã tăng lên 25%. Năm 1994 đã đạt 5 vạn
tấn thịt gà. Sản xuất trứng cũng tăng lên đáng kể. Năm 1991, toàn
ngành sản xuất được 8,5 triệu trứng giống, tiêu thụ chỉ được 40-45%
(đưa vào ấp sản xuất gà con giống). Năm 1994 đã đạt 18,5 triệu,

10
trong đó 95% được ấp cho ra gà con giống. Tính lãi ròng trong sản
xuất giống là 20-40%, trong sản xuất thương phẩm là 12-13%.
Các cơ sở sản xuất giống gà đều có hướng phát triển tốt.
Trung tâm Ba Vì năm 1993 sản xuất 1,6 triệu trứng giống, tăng 5-
10% so với năm 1992. Năm 1994 đã sản xuất 2,2 triệu trứng, trong
đó 53 nghìn trứng giống gà thịt (70% cung cấp cho các tỉnh phía
Nam). Trung tâm Tam Đảo 9 tháng thu 650.000 trứng, cả năm sản
xuất được 850.000 trứng. Trại Lương Mỹ sản xuất 2 triệu trứng
giống, 406.000 gà giống 1 ngày tuổi, 46,8 tấn thịt gà...
Ngoài các giống gà nói trên, từ năm 1985 đến nay nhập thêm
nhiều giống mới như Hybro, Hubbard White, Hubbard Golden
Cormet, Isabrown..., các dòng bố mẹ lai tạo gà lai đẻ trứng nâu:
Goldline, Moravia,...
Từ năm 1996, cùng với sự đổi mới kinh tế đất nước, ngành
chăn nuôi gia cầm có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều giống gia
cầm có lông màu, năng suất trứng và thịt khá được nhập vào nước ta,
thích hợp với chăn nuôi (thả vườn) trong gia đình như gà Tam
Hoàng, Kabir, Lương Phượng, gà Ai Cập; các giống vịt siêu thịt
(Super meat), siêu trứng (Khakicampbell, Cv.2000). Không chỉ gà
mà nhiều đối tượng gia cầm khác cũng được nhạp nội và khuyến
khích phát triển như bồ câu Pháp ( Titan, Mimas), ngan Pháp (dòng
R31, R51, R71...), chim cút, đà điểu...Tuy vậy dịch cúm gia cầm
trong các năm 2003-2005 và ngay cả hiện tại đã và đang gây tổn thất
lớn cho ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sản phẩm gia cầm tăng lên rõ rệt qua các năm (bảng 4). Năm
2000, sản lượng thịt 286,513 nghìn tấn, sản lượng trứng 3,708 tỷ
quả. Năm 2003, sản lượng thịt 372,720 nghìn tấn và trứng 4,854 tỷ
quả. Đến năm 2004, có 332,000 nghìn tấn thịt và 4,260 tỷ quả trứng.
Như vậy đàn gia cầm bắt đầu giảm từ năm 2003 do dịch cúm gia
cầm.

11
Ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đang phát triển, tuy vậy sản
phẩm chăn nuôi gia cầm bình quân/ đầu người/ năm còn thấp. Năm
1995 có 17,75kg tổng số thịt hơi các loại chiếm 100%, trong đó có
thịt gia cầm hơi 2,64kg chiếm 14,8%; trứng 37,9 quả. Năm 1997 có
19,59kg tổng số thịt hơi các loại chiếm 100%, trong đó có thịt gia
cầm hơi 2,95kg chiếm 15,1%; trứng 37,9 quả. Năm 2003, sản lượng
trứng gia cầm bình quân/ đầu người/ năm là 45,0 quả, còn thịt gia
cầm 3,36kg chiếm 15,0% trong tổng số thịt hơi các loại là 22,40kg
(Lê Bá Lịch,2003).

Bảng 1.4: Sản phẩm gia cầm qua các năm

Tổng đàn
Đàn gà Thịt gia Trứng
Năm gia cầm
(triệu con) cầm (Tấn) (tỷ quả)
(triệu con)
1980 61,522 48,391 - 1,103200
1985 87,803 64,817 - 1,472000
1990 103,820 80,184 167,900 1,896400
1995 140,004 107,958 197,084 2,825025
2000 198,046 147,050 286,513 3,708605
2001 276,000 218,037 322,602 4,161844
2002 297,900 233,300 362,300 4,722000
2003 323,300 254,100 372,720 4,852000
2004 277,100 218,200 316,400 3,939000
2005 279,900 219,900 321,900 3,948000
Nguồn: Cục Chăn nuôi Bộ NN-PTNT năm 2005
Ngành chăn nuôi gia cầm đã tiếp cận một số công nghệ tiên
tiến của thế giới về giống, thức ăn, thuốc thú y và quy trình chăm
sóc nuôi dưỡng. Ở nước ta cũng đã hình thành nhiều cơ sở chăn nuôi
gia cầm quy mô lớn. Theo ước tính, đến nay cả nước có trên 100.000
hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại tại 8 vùng sinh thái khác nhau,

12
thay thế dần kiểu chăn nuôi tự cấp, tự túc, tận dụng sản phẩm phụ
của trồng trọt như trước đây bằng kiểu chăn nuôi hàng hóa quy mô
vừa và một số ít trang trại có quy mô chăn nuôi hàng hóa lớn đã xuất
hiện.
Cơ cấu giống gia cầm 80% là các giống địa phương, chỉ có
20% là các giống cao sản nhập nội, và những giống gia cầm cao sản
này được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Phân bố đàn gia cầm: Đàn gà chủ yếu tập trung tại các tỉnh
phiá Bắc (từ khu bốn cũ trở ra) 75%, còn 25% tập trung ở phía Nam.
Đàn vịt chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (55%), còn
lại phân bố ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Ngành chăn nuôi gia cầm trong những năm gần đây đạt được
những thành tựu to lớn, tuy vậy còn gặp không ít khó khăn. Ngành
chăn nuôi gia cầm nước ta chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, chăn
nuôi hộ gia đình, tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp. Các trang trại
chăn nuôi gia cầm với quy mô vừa và lớn mặc dù đã hình thành tại
một số vùng sinh thái, song chiếm tỷ lệ chưa cao, thị trường tiêu thụ
sản phẩm chăn nuôi gia cầm còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ
chăn nuôi nhìn chung còn thấp kém, hầu hết chưa đảm bảo quy trình
kỹ thuật. Nguy cơ dịch bệnh đối với đàn gia cầm và an toàn thực
phẩm cho người ngày càng nghiêm trọng. Năm 2004, một năm thật
sự khó khăn, người chăn nuôi phải đối phó với dịch cúm gia cầm,
nhưng ngành chăn nuôi vẫn đạt mức tăng trưởng 8%/năm với tổng
sản lượng thịt hơi 2,63 triệu tấn tăng 10,85% đưa mức bình quân thịt
hơi/người/năm đạt 31,5 kg.
Ngay từ cuối năm 2003 và quý I năm 2004, dịch cúm gia cầm
bùng phát trên diện rộng khắp 57 tỉnh thành, 38 triệu con gia cầm bị
tiêu hủy. Ngành chăn nuôi gia cầm thật sự lao đao. Sát cánh, chia sẻ
rủi ro với người chăn nuôi, Đảng và Nhà nước đã vào cuộc với nỗ
lực cao nhất nên đến hết tháng 3/2004 dịch cúm gia cầm cơ bản đã

13
được dập tắt. Hệ thống giống quốc gia được bảo vệ an toàn, sẳn sàng
cung cấp con giống để tái phát triển đàn gia cầm.
Định hướng sản xuất của đàn gà công nghiệp nước ta là: Nhà
nước quản lý và sản xuất con giống, nông dân nuôi thương phẩm và
sản xuất ra thịt, trứng, nhà nước mua lại và bao tiêu sản phẩm.

1.2. Định hƣớng phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm
Ngành chăn nuôi gia cầm trong thời gian tới phát triển theo
định hướng sau đây:
1.2.1.Về giống
*Gia cầm hướng đẻ trứng
-Tập trung theo hướng tăng sản lượng trứng tính theo mái đầu
kỳ. Giữ nguyên hoặc giảm số đầu gia cầm mái. Khai thác trứng đến
75-78 tuần tuổi, sản lượng trứng đạt 290-315 quả/con/năm.
-Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn đồng thời giảm khối lượng cơ
thể gà.
-Gà mái đạt 50% tỉ lệ đẻ ở lứa tuổi sớm hơn trước. Hàng loạt
các hãng gia cầm đã cố định thời gian đạt 50% tỉ lệ đẻ là 150-155
ngày (Lomann, Dekalb); nhưng ở một số hãng khác (Goto của Nhật,
Nicchic, Hailain của Mỹ) lại cố định thời gian này là 161-168 ngày.
-Giữ tỉ lệ đẻ cao (hơn 90%) trong vòng 9-15 tuần, có tỉ lệ đẻ
cao trong suốt thời gian sử dụng (76-78 tuần tuổi) và không thấp hơn
60% ở cuối giai đoạn khai thác.
-Chất lượng trứng tốt, tỉ lệ trứng dập vỡ không quá 5%.
-Tỉ lệ nuôi sống cao, tỉ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở cao.
- Chọn tạo các giống/dòng gà lai đẻ trứng vỏ màu thay cho gà
đẻ trứng vỏ trắng nhằm tăng tỷ lệ gà lai đẻ trứng vỏ màu trong cơ
cấu đàn gà hướng trứng.

14
*Gia cầm hướng thịt
-Chọn gia cầm có thể trọng lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, sử
dụng thức ăn tốt và có lông màu trắng. Gia cầm có độ sinh trưởng
đồng đều cao, sức sống cao, phẩm chất thịt tốt.
Ở nước ta, tiếp tục đa dạng các đối tượng gia cầm nuôi. Đưa
gia cầm vào cơ cấu cây trồng vật nuôi phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế xoá đói giảm nghèo. Chọn giữ và bảo tồn quỹ gen các giống
gia cầm quý đã có từ lâu đời ở nước ta. Nhập nội và lai tạo các giống
gà thích hợp với nuôi chăn thả trong nông hộ và các trang trại nông
nghiệp. Cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm và khống chế được dịch bệnh,
hướng tới sản xuất bền vững và sản xuất thực phẩm sạch đáp ứng
nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu. Mục tiêu và định
hướng phát triển chăn nuôi gia cầm đến năm 2010, 2015 như bảng
1.5.
Bảng 1.5: Chỉ tiêu phát triển đàn gia cầm đến năm 2015
Năm
2006 2010 2015
Các chỉ tiêu
Đàn gà (triệu con) 173 233 350
Thủy cầm (triệu con) 55,5 48,8 43,7
Thịt gà (ngàn tấn) 188,0 225,0
321,8
Thịt vịt (ngàn tấn) 248,2 250,0
Trứng gia cầm (triệu quả) 3.948,5 7.920 10.207
Bình quân thịt xẻ/người/năm (kg)
Năm 2005: 25,8
2006: 27,7
2008: 31,9
2010: 38,2
2015: 50,5

15
1.2.2.Về thức ăn và nuôi dƣỡng
-Tìm cách giảm chi phí thức ăn trên một đơn vị sản phẩm thịt,
trứng; tiết kiệm các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, nhất là
thức ăn đạm, để có lợi nhuận sản xuất cao.
-Tìm các nguồn nguyên liệu mới, tận dụng tối đa các phế thải
trong công nghiệp giết mổ gia cầm. Nghiên cứu ảnh hưởng của các
thức ăn này tới chất lượng thịt gia cầm.
-Hoà thiện định mức các chất dinh dưỡng, trước hết là protein
và axít amin.
-Nghiên cứu hiệu quả bổ sung các hoạt chất sinh học
(vitamin, enzyme...) vào khẩu phần nuôi gia cầm.
Theo các định hướng trên, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu
theo hướng sử dụng phần lớn năng lượng từ khẩu phần vào việc tăng
trọng và tạo trứng, còn phần nhỏ cho duy trì. Làm tăng tính thành
thục ở gia cầm để rút ngắn thời gian nuôi gà broiler. Nghiên cứu đưa
các axít amin không thay thế vào khẩu phần để giảm hàm lượng
protein thô...
1.2.3. Nghiên cứu quy trình nuôi thích hợp
Tập trung các nghiên cứu tạo ra điều kiện nuôi lý tưởng. Hạn
chế đến mức thấp nhất tác động của ngoại cảnh đến năng suất chăn
nuôi. Xây dựng các quy trình nuôi thích hợp cho từng đối tượng gia
cầm riêng biệt. Tăng cường đưa các thiết bị tự động hoá, đồng bộ
các quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chế biến sản phẩm. Tạo sản
phẩm có độ an toàn cao. Xây dựng các quy trình thú y chặt chẽ,
kiểm soát, phòng ngừa tích cực dịch bệnh, vệ sinh môi trường và tạo
ra các sản phẩm an toàn từ chăn nuôi gia cầm...
1.2.4. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và chính sách phát
triển
Nghiên cứu chế biến sản phẩm gia cầm và thị trường tiêu thụ
các sản phẩm gia cầm trong và ngoài nước. Hoàn thiện các văn bản
pháp quy và chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển chăn nuôi

16
gia cầm, tạo động lực cho sự phát triển tốt hơn.

NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


1. Phân tích tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới và xu hướng
phát triển trong những năm tới.
2. Phân tích tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam trong 10
năm qua và định hướng phát triển đến năm 2015.

17
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ GIA CẦM

Trước khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cụ thể về nuôi
dưỡng, chăm sóc, quản lý gia cầm cần phải có những hiểu biết cơ
bản về đặc trưng sinh lý của nó.Các đặc điểm về giải phẫu sinh lý ở
gà thường được lấy đó làm đại diện cho gia cầm nói chung. Vì vậy
dưới đây sẽ trình bày những nét cơ bản về giải phẫu sinh lý gà nhà,
có so sánh với các đối tượng gia cầm khác.

2.1.Đặc trƣng ngoại hình (bên ngoài)


Ngoại hình của gà được trình bày trên hình 2.1. Gà có dạng
điển hình của lớp chim (aves), một động vật có xương sống bậc cao
đã thích ứng với điều kiện sống bay nhảy. Toàn thân được bao phủ
bằng lông và yếm. Lông cườm và lông trên lưng có sự khác biệt giữa
đực và cái. Ở con đực lông cườm và lông lưng dài, mềm mại hơn ở
con cái. Sự sai khác này theo giới tính có thể nhận thấy ngay ở lứa
tuổi còn non, nhất là các giống gà có tuổi thành thục sớm. Bộ lông
của gia cầm có tác dụng ngăn cản những tác động bất lợi của môi
trường đối với cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân nhiệt và là cơ quan
cảm giác nhờ tận cùng của các thần kinh ngoại biên. Lông cũng như
mào, móng, tích tai là sản phẩm của da. Sự khác nhau về màu sắc
của các sản phẩm phụ của da này là do sự khác nhau về giống và
giới tính của gia cầm.
Tuỳ thuộc vào loài, tuổi, giới tính mà bộ lông chiếm khoảng
4-9% khối lượng sống của gia cầm. Lông của gia cầm có cấu tạo
khác nhau và được chia thành các loại chủ yếu sau:
+Lông ống: Là phần cơ bản của bộ lông. Số lượng lớn lông
ống là nằm ở cánh (lông cánh) và đuôi (lông đuôi). Tuỳ theo hình
dạng và độ lớn mà chia lông cánh thành 2 loại là: Lông cánh loại I
(còn gọi là lông cánh sơ cấp hay lông cánh chính) và lông cánh loại

18
II (còn gọi là lông cánh thứ cấp hay lông cánh phụ). Lông cánh
chính, mỗi bên cánh thường có 10 cái, lông cánh phụ thường có 14-
16 chiếc, chúng xếp sát vào nhau rất dễ nhận biết nhưng khi khép lại
thì khó phân biệt đâu là lông cánh chính, đâu là lông cánh phụ. Giữa
lông cánh chính và lông cánh phụ có một lông ngăn cách gọi là lông
trục. Lông trục nằm đối diện với góc cánh và phân chia ranh giới
giữa 2 lớp lông nói trên. Lông cánh nằm trên bề mặt và tạo nên lớp
phủ ngoài giữ ấm cho cơ thể. Nó có ý nghĩa trong điều hoà thân
nhiệt ở gia cầm. Lông còn có ý nghĩa kinh tế đặc biệt, nhất là ở thuỷ
cầm. Từ 1 con vịt, ngỗng có thể nhận được 150-200g lông.
+Lông tơ có nhiều ở gà tây, vịt, ngỗng; thường phân bố ở
vùng ngực, nằm sát dưới da, dưới lớp lông cánh chính và đuôi.
Màu sắc của bộ lông
Ở gia cầm màu sắc lông rất đa dạng. Màu lông phụ thuộc vào
sự biểu hiện dưới dạng hạt hay phân bố đều của sắc tố mêlanin và
dạng dịch của sắc tố lipocrôm. Sắc tố mêlanin quy định từ màu càfê-
vàng đến màu đen; còn lipôcrôm quy định màu vàng, đỏ, xanh hoặc
xanh sẫm. Ở gia cầm màu sắc lông khác nhau có thể chia làm 2
nhóm lớn là lông màu và lông trắng (vấn đề màu sắc lông sẽ được
thảo luận ở phần giống gia cầm).
Chân của gia cầm được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự
khác nhau về màu sắc. Chân vàng là do sự có mặt của lipôcrôm đồng
thời thiếu vắng mêlanin. Màu đen của chân là do sự xuất hiện của
mêlanin. Khi màu đen có mặt ở thể trội và màu vàng có mặt ở thể
lặn thì chân sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây). Khi đồng thời cả 2
màu đều không xuất hiện thì chân có màu trắng. Về cường độ (độ
đậm nhạt) của màu vàng tuỳ thuộc vào hàm lượng xantôphin trong
khẩu phần (sẽ tiếp tục thảo luận ở phần sau).

19
1
4
8 3
2
5

7 6

10

11

Hinh 2.1: Ngoại hình gà


1- mào; 2- tích; 3- tai; 4- mỏ; 5- lông cổ cườm; 6- ngực; 7- cánh;
8- lông đuôi; 9- lưng; 10- xương bàn chân; 11- xương ngón chân

20
2.2.Đặc trƣng bên trong
2.2.1.Hệ Xƣơng
Hệ xương của gà được trình bày trên sơ đồ 2.2.

3 2
5
6

7
10

11

12

13

Hình 2.2: Bộ xƣơng gia cầm


1- xương đầu; 2- các đốt sống cổ; 3- xương cánh; 4- xương lưng;
5- xương hông; 6- xương khum; 7- các đốt sống đuôi; 8- các
xương sườn; 9- xương ngực (xương lưỡi hái); 10- xương đùi; 11-
xương cẳng chân; 12- xương bàn chân; 13- các xương ngón chân.
Các phần của hệ xương tương ứng như là ở động vật. Cánh gà
tương ứng với cánh tay và bàn tay ở động vật bậc cao, cẳng chân và
ngón chân tương ứng cẳng và ngón chân ở động vật, xương bàn chân
của gà là sự nối tiếp và kéo dài ra từ xương chân của động vật.

21
Hệ xương gia cầm có kết cấu vững chắc, xốp, nhẹ và khoẻ
(cứng). Hệ xương bao gồm xương đầu, xương sống, xương ngực,
xương sườn và xương chi. Xương đầu chia thành hai loại là xương
sọ và xương mặt. Xương sống chia ra xương sống cổ, xương ngực,
xương hông (lưng, khum) và xương đuôi. Bộ xương chiếm khối
lượng 7-8% khối lượng cơ thể. Số lượng các đốt sống ở các loại gia
cầm trên bảng 2.1.
Xương sườn của gà là 7 đôi, của vịt, ngỗng là 9 đôi. Mỗi
xương sườn tận cùng gắn với một đốt sống ngực, đầu kia gắn với
xương sống. Có 1-2 xương sườn không gắn với xương ngực mà thả
trôi tự do gọi là xương sườn giả. Đốt sống cổ dài nhất trong toàn bộ
cột sống, có dạng chữ S. Đốt đầu là đốt Atlat (xương nhỏ tròn) giúp
gia cầm có thể quay đầu 180.
Bảng 2.1: Số lƣợng các đốt sống ở gia cầm
Gà Vịt Ngỗng
Đốt sống cổ 13-14 14-15 17-18
Đốt sống ngực 7 9 9
Đốt sống lưng 1-2 1-2 1-3
Đốt sống hông 12 12 12
Đốt đuôi 5-6 7 7
Xương ngực ở gia cầm phát triển mạnh. Mỏm xương ngực ở
một số giống gia cầm như gà Plymút, gà Corních, gà tây... phát triển
rất mạnh. Phần xương này là nơi bám của những cơ có giá trị quí (cơ
trắng). Ở ngỗng, vịt mỏm xương ngực phát triển kém hơn, vì vậy
chỗ bám của cơ là ở hai phía của xương ngực.
Các phần còn lại của bộ xương như cánh, đùi, chân... được
tạo thành từ các xương riêng biệt và có sự kết hợp hài hoà với nhau.

2.2.2.Hệ cơ
Ở gia cầm, hệ cơ mịn, sợi nhỏ và chắc. Sự phát triển của hệ
cơ phụ thuộc vào loài, giống, tuổi gia cầm. Ở các phần khác nhau

22
của cơ thể gia cầm hệ cơ phát triển ở mức độ khác nhau (hình 2.4).
Cơ ngực phát triển tốt theo sự vận động của cánh và bảo vệ các cơ
quan, bộ phận bên trong của ngực và bụng. Cơ có ý nghĩa kinh tế
quan trọng trong sản xuất thịt, nó chiếm tỷ lệ lớn trong phần thịt ăn
được của gà. Ở một số giống gà tây cơ ngực có thể phát triển đạt đến
1,5-1,9 kg.
Màu sắc cơ của gia cầm là màu trắng hoặc sẫm (đỏ sẫm). Khi
luộc thì cơ của gà và gà tây thì sáng hơn còn ở thuỷ cầm thì sẫm
hơn. Tốc độ chảy của máu qua cơ quy định màu của nó. Chân có thịt
màu sẫm trong khi ngực có thịt màu trắng. Gà, gà tây đi lại nhiều thì
thịt có màu sáng hơn, trong khi thuỷ cầm thịt có màu sẫm hơn.
Độ lớn của tế bào cơ biến động từ 10-100, chiều dài từ 6-12
cm. Các tế bào cơ chứa 70-75% là nước, 17-19% protit, 1-7% các
hợp chất không chứa nitơ, khoảng 1% chất khoáng và 3,9% mỡ.
Ngày nay đã xác định được mối tương quan thuận giữa khối
lượng cơ đùi, cơ lườn (ngực) với khối lượng cơ thể gia cầm.

2.2.3.Hệ hô hấp
Hệ hô hấp ở gia cầm ngoài phổi còn có các túi khí. Phổi của
gia cầm nhỏ nên ngoài phổi ra, ở gia cầm còn có 7-9 túi khí tham gia
vào quá trình hô hấp. Đó là 1 túi cổ, 2 túi dưới đòn, 2 túi ngực trước,
2 túi ngực sau và 2 túi bụng (hình 2.3).
Trong quá trình hô hấp, phổi thực hiện động tác chủ động còn
các túi khí thì bị động. Thể tích chung của các túi khí ở gà là 125-
160 cm3, thể tích khí ở phổi là 13-15 cm3. Ở gia cầm không có
hoành cách mô phân cách giữa khoang ngực và khoang bụng như ở
gia súc, vì vậy không có áp lực đặc biệt của ngực khi hô hấp mà chỉ
có áp lực của phổi. Một lần thực hiện động tác hô hấp, dung lượng
của phổi và khí trong đường hô hấp khoảng 45 cm3 ở gà, 38 cm3 ở
vịt, 4,7-5,2 cm3 ở bồ câu. Hàm lượng ôxy trong khí hít vào là
20,94% và trong khí thở ra là 17,00%.

23
1

B 2

Hình 2.3: Hệ hô hấp ở gia cầm


A- xương đòn; B- phổi; 1- túi dưới đòn; 2- tuí ngực trước;
3- túi ngực sau; 4- túi lưng; 5- túi bụng

Ngoài chức năng hô hấp, túi khí còn có tác dụng như sau: làm
mát tinh hoàn, tim và các nội quan khác; làm giảm khối lượng tương
đối của gia cầm giúp gia cầm bay và bơi được tốt; tăng độ ẩm của
không khí hít vào; giúp cho việc giữ cân bằng khi các cơ quan bên
trong thay đổi vị trí tương đối của nó...

2.2.4.Hệ tiêu hoá


2.2.4.1. Cấu tạo hệ tiêu hóa ở gia cầm
Quá trình tiêu hoá ở gia cầm diễn ra nhất nhanh. Ở gà, thức
ăn chuyển qua đường tiêu hoá khoảng 8 giờ, ở vịt khoảng 16-26 giờ.
Do vậy cấu tạo ống tiêu hoá ở gia cầm có khác với gia súc. Trong
quá trình phát triển của phôi, ban đầu hệ tiêu hoá chỉ là một ống
thẳng, về sau nó hình thành xoang miệng, thực quản, diều, dạ dày

24
tuyến, dạ dày cơ, ruột (ruột non, ruột già) tận cùng là hậu môn (hình
2.4).
Gia cầm có mỏ (thay cho môi ở gia súc), phần sừng của mỏ
khá phát triển. Tác dụng của mỏ là để lấy thức ăn.
Lưỡi của gia cầm khá phát triển và có dạng như mỏ của nó. Ở
gà, phần gốc lưỡi hơi rộng, đầu lưỡi nhọn còn ở thuỷ cầm gốc lưỡi
và đầu lưỡi có độ rộng như nhau.
Ở xoang miệng không diễn ra quá trình tiêu hoá, không có
răng. Sau khi vào xoang miệng thức ăn được chuyển theo thực quản.
Ở gia cầm trên cạn (gà, gà tây, bồ câu...) thực quản phình to tạo
thành một túi nhỏ gọi là diều, còn ở thuỷ cầm (vịt, ngỗng) sự phình
to này ít hơn và tạo thành dạng ống (hình chai). Sự sai khác về giải
phẫu này cho phép nhồi béo thuỷ cầm mà ở gà không làm được.
Diều là một túi chứa thức ăn ở gia cầm. Sức chứa của diều từ
100-200g. Thức ăn được giữ ở diều với thời gian phụ thuộc vào loại
gia cầm và các loại thức ăn. Thức ăn cứng khoảng 10-15 giờ, thức ăn
mềm, bột khoảng 3-4 giờ. Thức ăn từ diều được chuyển dần xuống
dạ dày tuyến.
Dạ dày tuyến có dạng hình chai. Trong dạ dày tuyến có chất
tiết chứa men pepxin và axít HCl. Thức ăn được giữ lại trong dạ dày
tuyến là không lâu, sức tiêu hoá tại đây là không đáng kể. Tại dạ dày
tuyến có sự phân giải prôtit và đồng hoá chất khoáng.
Dạ dày cơ có dạng hình tròn hoặc ô van, có hai thành cứng,
phía trong được phủ lớp niêm mạc dày, cứng. Chất tiết trong dạ dày
cơ có dạng lỏng, có pH= 3-4,5. Thành phần dịch dạ dày gồm nước,
HCl, men pepxin. Dạ dày cơ có khối lượng 50g, nhưng do lớp cơ
dày nên sức co bóp lên tới 100-150 mmHg ở gà, 180 mmHg ở vịt,
260-280 mmHg ở ngỗng. Trong dạ dày cơ luôn luôn có cát sỏi hỗ trợ
cho sự tiêu hoá. Ở dạ dày cơ, hydratcacbon được cắt ngắn, chia nhỏ
ra, protit phân giải thành các peptit và axit amin tuy chưa thật triệt
để.

25
1

3
5

7
6

9 8

10

11

Hình 2.4: Hệ tiêu hoá của gia cầm


1- mỏ; 2- thực quản; 3- hầu; 4- diều; 5- dạ dày tuyến; 6- dạ dày cơ;
7- gan; 8- tuỵ; 9- ruột non; 10- manh tràng; 11- lỗ huyệt

Ruột của gia cầm có độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào
loài, giống, cá thể, tuổi, phương thức nuôi, loại thức ăn... Ruột non
bắt đầu từ nơi tiếp giáp với dạ dày cơ, kéo dài cho đến đoạn ruột
thừa (túi mù, ruột tịt). Ruột già bắt đầu từ chỗ tiếp giáp ruột non đến
hậu môn. Tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở
ruột non. Ở ruột già có nhiều vi sinh vật, nó giúp cho việc lên men
và tiêu hoá xenlulô, chất không được tiêu hoá được bài tiết qua hậu
môn (ổ nhớp) phần tận cùng của ống tiêu hoá.

26
2.2.4.2. Quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng ở gia cầm
2.2.4.2.1. Tiêu hoá ở miệng
Gia cầm tìm thức ăn chủ yếu nhờ vào thị giác và xúc giác, rất
ít khi nhờ vào khứu giác và vị giác. Mỏ gà cấu tạo bằng chất sừng,
hình thoi có mép trơn và nhọn nên rất thích hợp cho việc lấy thức ăn
nhỏ và xé rách khối thức ăn lớn. Mỏ vịt và ngỗng hình bằng, mép
thô và có nhiều răng nhỏ bằng chất sừng nên thuận lợi cho việc lấy
thức ăn trong nước. Khi đó, nước sẽ qua khe hở của mép chảy ra
ngoài, thức ăn được giữ lại ở miệng.
Miệng gia cầm không có răng nên không nhai thức ăn. Sau
khi vào miệng, nhờ di động của lưỡi mà thức ăn được đưa nhanh
xuống hầu. Nước bọt của gia cầm rất ít, thành phần chủ yếu của
nước bọt là dịch nhầy có tác dụng thấm ướt thức ăn cho dễ nuốt. Gà
mái có thể tiết 7 -12 ml nước bọt trong một ngày đêm (Nguyễn Văn
Hùng và CTV, 1994), bình quân một ngày đêm tiết của gà khoảng 12
ml (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).
Thực quản gia cầm rộng và dễ phình ra tiện lợi cho thức ăn
chưa nhai đi qua. Gia cầm nuốt thức ăn nhờ động tác ngẩng đầu lên
và đưa về trước. Thức ăn nuốt vào thực quản được đẩy xuống diều.

2.2.4.2.2. Tiêu hoá ở diều


Diều là là bộ phận phình to của thực quản, nằm tiếp giáp giữa
ngực và cổ, ở dưới da mặt trước cổ. Diều gà rất phát triển hình thành
một túi chứ thức ăn, diều vịt và ngỗng kém phát triển, chỉ là phần
phình to của thực quản.
Diều không có tuyến tiết dịch tiêu hoá, nó chỉ có tác dụng dự
trữ, thấm ướt và làm mềm thức ăn nhờ niêm dịch. Tuy vậy, thức ăn
trong diều vẫn được tiêu hoá một phần nhờ men amylaza của nước
bọt xuống và hoạt động của vi sinh vật, mặc dầu không đáng kể.
Khi gia cầm ăn, một phần thức ăn dừng lại ở diều, phần khác
thì đi thẳng xuống dạ dày. Thời gian thức ăn dừng lại ở diều khoảng

27
3-4 giờ đến 16-18 giờ. Diều co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày nhưng
khi dạ dày đầy thức ăn thì diều ngừng co bóp.
Hoạt động của diều do dây thần kinh mê tẩu chi phối, nếu cắt
bỏ dây mê tẩu hai bên cổ làm co bóp của diều dừng lại. Gà bị cắt
diều sẽ mất tính thèm ăn, tỷ lệ tiêu hoá thức ăn giảm rõ rệt.
Bồ câu cả trống và mái, khi mớm thức ăn cho con trong diều
sản sinh ra một loại dịch thể màu trắng sữa (gọi là sữa diều). Nó
chứa protein, lipit, muối khoáng, men amylaza, sarcaraza (từ màng
niêm dịch của diều bị biến chất và rụng ra). Dịch này được bồ câu ợ
lên miệng để mớm cho con trong vòng 20 ngày đầu sau khi nở (Lê
Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).

2.2.4.2.3. Tiêu hoá ở dạ dày tuyến


Dạ dày tuyến có dung tích nhỏ, nhưng thành của nó dày.
Trong thành niêm mạc dạ dày tuyến có tuyến dịch vị (khoảng 30-40
tuyến). Dịch vị do tuyến tiết ra chứa men pepxin và axit chlohydric
(HCl), độ pH là 3,1-4,5 (Nguyễn Văn Hùng và CTV, 1994). Lượng
dịch vị tiết ra sau 30 phút của gà là 11,3 ml, nhiều nhất là một giờ
sau khi ăn. Nếu cho thức ăn giàu protein thì dịch vị tiết ra nhiều hơn
so với cho ăn thức ăn thực vật. Trong khẩu phần chứa 15-20%
protein tiêu hoá thì dịch vị tiết ra nhiều nhất. Nếu lượng protein tăng
lên quá mức thì quá trình tiết dịch giảm xuống. Khi gia cầm ở giai
đoạn đẻ trứng với cường độ cao thì dịch vị tiết ra nhiều, còn khi thay
lông thì ngược lại.
Thức ăn chỉ ở lại dạ dày tuyến một thời gian ngắn nên không
được tiêu hoá ở đây. Dịch vị do dạ dày tuyến tiết ra sẽ theo thức ăn
xuống dạ dày cơ.

2.2.4.2.4. Tiêu hoá ở dạ dày cơ


Dạ dày cơ là cơ quan tiêu hoá phát triển nhất của gia cầm. Nó
có hình tròn, dẹt như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau, do lớp cơ dày

28
rắn tạo thành. Nó có thể xem như hạ vị của dạ dày loài có vú và có
chức năng đặc biệt.
Lớp trong niêm mạc dạ dày cơ có nhiều tuyến nhỏ. Chúng tiết
ra chất keo dính phủ lên lớp biểu bì niêm mạc của dạ dày cơ một lớp
màng sừng dai cứng gọi là mô sừng (cutin), có tác dụng bảo vệ niêm
mạc thành dạ dày khỏi bị tổn thương khi nghiền nát thức ăn cứng
như thóc, sạn sỏi. Màng sừng này luôn luôn bị bong ra do cọ xát khi
hoạt động và cũng luôn được bổ sung do sản phẩm của tuyến tiết ra.
Chức năng chủ yếu của dạ dày cơ là nghiền nát thức ăn ngũ
cốc. Trong dạ dày cơ thường có một số lương nhất định các hạt cát,
sạn, sỏi nhỏ. Những hạt này giúp cho việc nghiền nát thức ăn ngũ
cốc dễ dàng khi dạ dày cơ co bóp.
Sự co bóp của dạ dày cơ diễn ra có chu kỳ, bình quân cứ 20 -
30 giây co bóp một lần. Khi đói nhịp co bóp chậm, khi no co bóp
tăng lên. Áp lực xoang dạ dày cơ khi co bóp tăng lên rất cao, đạt tới
140 mmHg ở gà, 100 mmHg ở vịt, 265 mmHg ở ngỗng, tạo thuận
lợi cho việc nghiền nát thức ăn cứng.
Dạ dày cơ không có tuyến dịch vị, sự tiêu hoá hoá học ở đây
do tác dụng của dịch vị từ dạ dày tuyến xuống. Dưới tác dụng của
axit HCl trong dạ dày cơ, các tế bào thực vật bị phá huỷ, protein
phồng và xốp lên. Dưới tác dụng của men pepxin, protein phân giải
thành pepton. Trong dạ dày cơ còn có quá trình phân giải
hydratcacbon dưới ảnh hưởng của vi khuẩn có trong thức ăn.

2.2.4.2.5. Tiêu hoá ở ruột


Ruột non của gia cầm đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới
giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do
trực tràng thô ngắn và 2 manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo
thành.
Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu
hoá phân bố suốt dọc thành niêm mạc ruột. Riêng gà và gà tây không

29
có tuyến tá tràng (tuyến Bruuner). Ngược lại, tuyến tuỵ của gia cầm
rất phát triển.
Ở tá tràng, các chất được tiêu hoá và hấp thu với tốc độ mạnh
dưới tác dụng của mật, tuyến tuỵ và tuyến ruột. Dịch mật được tiết ra
từ gan, có màu xanh lá cây và sánh nhầy. Dịch mật chứa 78-80%
nước, 20-22% chất đặc, trong đó có axit mật, keo, cholesterin, muối
vô cơ và sắc tố mật (bilirubin, biliverdin). Dịch mật của gia cầm
khác với gia súc là trong thành phần của nó chứa axit xtearic.
Axit HCl cùng với nhũ chấp được chuyển từ dạ dày vào tá
tràng, dưới tác dụng của HCl, hocmon dịch tràng được hình thành ở
màng nhầy tá tràng và theo máu đến tuyến tuỵ và kích thích tuyến
tuỵ tiết dịch tuỵ. Dịch tuỵ lỏng, trong suốt có phản ứng kiềm yếu, pH
= 7,2-7,5. Trong dịch tuỵ có nhiều men tripxin, erepxin, amylaza,
mantaza, lipaza.
Thông qua kích thích cơ học vào màng nhầy, tuyến ruột tiết
ra dịch ruột. Dịch ruột có tỉ trọng 1,076, phản ứng kiềm pH = 7,42,
màu đục. Trong dịch ruột có chứa men enterpkinaza, erepxin,
amylaza, mantaza.
Tiêu hoá ở ruột già cũng có hai quá trình lên men và thối rữa.
Lên men xảy ra mạnh ở manh tràng, thối rữa ở trực tràng. Manh
tràng gia cầm khá phát triển nên quá trình lên men tương đối mạnh,
nhất là những gia cầm ăn nhiều thức ăn thực vật thô sơ. Ruột của gia
cầm nói chung tương đối ngắn, thức ăn lưu lại không quá một ngày
đêm.
Đầu cuối của trực tràng đổ vào một xoang chung gọi là xoang
tiết niệu - sinh dục. Nó do bốn bộ phận thông với nhau tạo thành.
Trực tràng thông với bộ phận lớn nhất gọi là bộ phận đường phân
(A); tiếp theo về sau gọi là ngăn bài tiết chung (B), ống dẫn tinh
(hoặc ống dẫn trứng) và ống dẫn nước tiểu đều đổ chung vào đây;
tiếp theo là hậu môn (C); và bộ phận thứ tư là túi phabuli (D).

30
Khi thức ăn chuyển xuống đoạn cuối ruột già, nước được hấp
thu mạnh, phần bã còn lại ở trạng thái đặc, khi đi vào xoang tiết niệu
sinh dục nó hỗn hợp với nước tiểu trở nên sền sệt. Phân gia cầm thải
ra ngoài nổi trên mặt một màu trắng hạt bã đó là các thể urat (muối
kết tinh của axit uric). Cấu tạo xoang tiết niệu-sinh dục của gia cầm
(hình 2.5)

ống dẫn nước tiểu ống dẫn tinh


(ống dẫn trứng)
B

Hình 2.5:Xoang tiết


niệu sinh dục
D C
A. Đường phân
B. Ngăn bài tiết chung
C. Hậu môn nguyên thuỷ
ấp
D.thu
Túi phabuli

Sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở gia cầm cơ bản giống loài
có vú, chủ yếu ở đoạn ruột non nhờ các nhung mao tăng diện tích
hấp thu.
Manh tràng ruột già có thể hấp thu nước, muối khoáng, các
chất chứa nitơ, các sản phẩm lên men xelluloz (các axit béo bay
hơi). Xoang tiết niệu sinh dục hấp thu nước.
Quá trình hấp thu ở ruột diễn ra chậm, nhưng do diện
tích bề mặt lớn cho nên vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cho cơ
thể. Diện tích màng nhầy (tính theo cm2) của toàn bộ ruột của gà là
1600-2400, của vịt là 1200-1800, của ngỗng là 5500-6000, của gà

31
tây là 5000-9000 (Theo Tecver - trích từ Nguyễn Mạnh Hùng và
CTV, 1994).
2.2.5.Hệ tuần hoàn
Như các loài động vật khác, hệ tuần hoàn của gia cầm gồm
tim và mạch quản. Trung tâm của hệ tuần hoàn là tim. Tim có dạng
hình nón. Khối lượng của tim ở gia cầm khác nhau tuỳ thuộc vào
loài. Ở gà tim có khối lượng là 4,4g/1kg khối lượng sống, ở ngỗng là
8g/kg, còn ở vịt là 7,44g/kg khối lượng sống. Tần số tim đập ở gia
cầm trưởng thành 200-300 lần/phút, ở gia cầm non là 400-500
lần/phút.
Máu là tổ chức lỏng, là môi trường bên trong của cơ thể (nội
môi) tạo môi trường sống cho tế bào cũng như cung cấp dinh dưỡng
và ôxy cho tế bào, mô và toàn cơ thể. Máu gia cầm chiếm 8,5-9%
khối lượng cơ thể, có pH là 7,42-7,48. Trong máu có hồng cầu.
Hồng cầu gia cầm khác với hồng cầu gia súc là chúng có dạng ô van
dài, có nhân. Thời gian sống của hồng cầu là 90-120 ngày. Phần lớn
nitơ và axít amin trong tế bào nằm trong nhân của nó. Số lượng hồng
cầu phụ thuộc tuổi, giống, trạng thái khi nghiên cứu máu. Trong 1
mm3 máu có chứa 3,3-3,6 triệu hồng cầu (ở gà mái là 2,5-3,0 triệu,
trên 3 triệu ở gà trống). Bạch cầu chia 2 nhóm là nhóm có bắt màu
và nhóm không bắt màu. Trong 1 mm3 máu có chứa 20-34 triệu bạch
cầu. Số lượng phụ thuộc giống, tuổi, cá thể...
Trong huyết tương máu của gia cầm không có kháng thể mà
kháng thể chỉ có trong bạch cầu. Trong bạch cầu đã xác định có 63
loại kháng thể khác nhau. Kháng thể được di truyền và không thay
đổi trong suốt quá trình sống của gia cầm. Do vậy, nhóm kháng thể ở
mỗi loại gia cầm là đặc trưng cho cá thể và có thể sử dụng trong
công tác chọn giống.
2.2.6.Hệ bài tiết và sinh dục gia cầm trống
Hệ bài tiết gồm 2 quả thận dính sát cột sống và 2 ống dẫn
nước tiểu đỗ ra lỗ huyệt, gia cầm không có bọng đái (hình 2.5).

32
Thận, ngoài chức năng bài tiết nước tiểu còn có tác dụng quan
trọng trong sự cân bằng muối-nước và áp lực thẩm thấu của mô bào.
Tuỳ thuộc vào độ pH của máu mà thận phân tiết nhiều hơn hay ít
hơn các yếu tố kiềm hoặc axít giữ cho máu có phản ứng cần thiết.
Mỗi ngày gà nhận 240-250 cm3 nước và thải ra 120-130 cm3 nước
tiểu. Nếu gà thiếu nước một vài giờ thì sẽ phát sinh stress làm giảm
sức đẻ, sinh trưởng và khối lượng sống giảm, đồng thời nảy sinh một
số hậu quả nghiêm trọng khác.

Hình 2.5: Hệ bài tiết và sinh dục gia cầm trống


V.C. khí quản; T. tinh hoàn; V.il. phế quản; K. thận;
D.d. ống dẫn tinh; Ur. ống dẫn nước tiểu; Cl. lỗ huyệt.

Cơ quan sinh dục gia cầm trống bao gồm 2 tinh hoàn nằm sát
cột sống, trước thận một ít, 2 ống dẫn tinh, tuyến sinh dục phụ và gai

33
giao cấu. Tinh hoàn có dạng hình trứng hoặc hạt đậu, bình thường
tinh hoàn bên trái có kích thước lớn hơn tinh hoàn bên phải. Tinh
hoàn nằm phía dưới và trước thận. Trong mùa sinh sản tinh hoàn có
thể tăng kích thước lên 200-300 lần. Từ mỗi tinh hoàn nối ra ống dẫn
tinh và đổ vào hậu môn với lỗ mở hoặc thông qua gai giao cấu. Gà
con 1 ngày tuổi có thể phân biệt đực cái thông qua xem gai giao cấu,
sau thời gian đó không thể phân biệt được. Ở ngỗng, vịt gai giao cấu
phát triển hơn ở gà.
Trong tinh hoàn hình thành tế bào sinh dục đực - tinh trùng.
Sự sản sinh tinh trùng cũng giống như ở các loài gia súc khác.
2.2.7. Hệ sinh dục cái và quá trình hình thành trứng ở gia
cầm
Quá trình sinh sản ở gia cầm mái khác nhau rất cơ bản so với
ở gia súc. Sinh sản ở gia cầm thông qua việc đẻ trứng. Trứng được
thụ tinh bên trong đường sinh dục cái. Phôi phát triển ngoài cơ thể
mẹ và đòi hỏi những điều kiện nhất định.
Giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi, cơ quan sinh dục
ở gia cầm không có sự phân biệt đực cái. Sự phân hoá giới tính chỉ
xảy ra từ tuần thứ hai của quá trình phát triển phôi. Ở gia cầm cái chỉ
có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển (trừ bồ câu),
nguyên nhân của sự mất đi của buồng trứng và ống dẫn trứng bên
phải chưa được xác định và giải thích thoả đáng.
Buồng trứng bên trái phân bố một vùng trong xoang bụng
(trước thận trái). Kích thước của buồng trứng thay đổi rất lớn phụ
thuộc vào loài gia cầm, tuổi, thời gian đẻ...Gà một ngày tuổi có kích
thước buồng trứng 1-3 mm, khối lượng 0,03g. Khi thành thục sinh
dục buồng trứng có chiều dài 10-15mm, rộng 10mm, dày 3-4mm và
có khối lượng là 0,3-0,5g. Lúc gà 18-20 tuần tuổi buồng trứng nặng
20g, lúc gà đẻ trứng cao nhất buồng trứng nặng 40-60g. Sự tăng khối
lượng của buồng trứng được xác định là do sự phát triển của 3-4
noãn bào. Mỗi noãn bào đạt đến đường kính chừng 40mm.

34
Buồng trứng được tạo thành từ 2 lớp: lớp vỏ và lớp trung tâm.
Khi chưa thành thục (gia cầm chưa thành thục về tính) lớp vỏ của
buồng trứng được phủ các tế bào hình trụ (biểu mô hình trụ). Dưới
đó là lớp tổ chức liên kết, trong đó phân bố các noãn bào. Dưới kính
hiển vi quan sát thấy có tới 12.000 noãn bào. Phần trung tâm là các
tổ chức liên kết có chứa thần kinh, mạch quản, cơ trơn.

1
2

5
3

10

9
11

Hình 2.6: Cơ quan sinh dục gia cầm mái


1. cuống buồng trứng; 2. tế bào trứng nhỏ; 3. tế bào trứng chín ; 4. lòng
loa kèn; 5. cổ loa kèn; 6. phần phân tiết lòng trắng; 7. phần eo có chứa
trứng; 8. tử cung; 9. âm đạo; 10. phần còn lại của ống dẫn trứng bên trái;
12. lỗ huyệt.

35
Khi gia cầm thành thục về tính, buồng trứng bao gồm nhiều tế
bào trứng. Số tế bào trứng có trong buồng trứng gà mái (theo
Jull,1967) là 3.600, tuy vậy gà mái đẻ trứng tốt nhất cho đến nay là
1.500 quả.
Như vậy còn một khoảng cách lớn giữa tiềm năng năng suất
trứng và năng suất thực tế. Điều đó cho phép đi sâu tìm hiểu các
biện pháp để nâng cao sức sản xuất trứng ở gà. Tại buồng trứng mỗi
tế bào trứng được bọc trong một túi nhỏ đính vào cuống buồng
trứng. Trên bề mặt noãn bào có nhiều mạch máu để nuôi tế bào
trứng. Thời gian từ khi hình thành trứng cho đến khi trứng chín và
rụng khoảng 7-10 ngày.
Ống dẫn trúng ở gia cầm được chia thành 5 phần với độ dài
ngắn khác nhau và có chức năng không giống nhau (hình 2.6).

+ Loa kèn: Loa kèn là phần đầu của ống dẫn trứng với chức
năng hứng trứng. Trứng được thụ tinh ở phần loa kèn. Niêm mạc ở
phần loa kèn tiết ra chất tiết có tác dụng nuôi dưỡng tinh trùng. Tinh
trùng có thể sống tại phần loa kèn được 1-30 ngày. Nhưng hoạt lực
thụ tinh tốt nhất từ 1-7 ngày. Trứng rơi vào phần loa kèn và lưu lại
tại đây 5-25 phút. Sau đó nhờ nhu động của ống dẫn trứng mà trứng
được di chuyển tiếp tục xuống các phần sau của ống dẫn trứng.
+ Phần phân tiết lòng trắng trứng: Là phần tiếp theo ngay loa
kèn của ống dẫn trứng có chiều dài bằng 80% chiều dài toàn bộ ống
dẫn trứng. Chức năng là sản sinh ra lòng trắng trứng. Chừng 40-50%
lòng trắng trứng được hình thành từ đoạn này, phần lòng trắng còn
lại sẽ tiếp tục được hình thành ở phần sau của ống dẫn trứng. Trứng
dừng lại ở phần phân tiết lòng trắng trứng không quá 3 giờ.
+ Phần eo của ống dẫn trứng: Tiếp theo phần phân tiết lòng
trắng, phần eo có chức năng hình thành màng vỏ trứng và một phần
lòng trắng trứng. Qua khỏi phần eo hình dạng của trứng được hình
thành. Trứng dừng lại ở phần eo khoảng 75 phút.

36
+ Tử cung: Là phần phình to tiếp theo phần eo, có chiều dài
băng 10% chiều dài ống dẫn trứng. Tại tử cung phần lòng trắng tiếp
tục được sinh ra và thấm qua màng vỏ trứng vào trứng. Ngay khi
trứng vào đến phần eo thì đầu trước của nó hình thành vỏ lụa (màng
dưới vỏ trứng), sau đó vỏ cứng được hình thành dần dần (vỏ đá vôi).
Thời gian trứng lưu lại ở tử cung là 16-20 giờ. Tại tử cung màu sắc
của vỏ trứng cũng được hình thành.
+ Âm đạo: Là phần tận cùng của ống dẫn trứng, có chức năng
sinh ra lớp màng mỡ bao bọc vỏ trứng. Lớp màng mỡ này giúp cho
gia cầm dễ đẻ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong trứng,
hạn chế sự bốc hơi nước của trứng. Lớp màng mỡ tạo nên độ bóng
giúp ta phân biệt được trứng cũ và trứng mới.
Như trên đã trình bày, trứng được tổng hợp một phần ở buồng
trứng một phần ở ống dẫn trứng. Sự hình thành trứng là một quá
trình phức tạp có sự tham gia của hormone. Tuy lòng đỏ trứng được
hình thành ở buồng trứng, nhưng hàm lượng protein của nó lại được
tổng hợp ở các phần khác nhau của cơ thể mà chủ yếu ở gan và thận.
Mỡ của trứng được tổng hợp nên có nguồn gốc trực tiếp từ lipit của
khẩu phần và một phần lớn hơn lại từ giải phóng mỡ ở các kho dự
trữ mỡ trong cơ thể. Protein và mỡ được chuyển qua máu đến buồng
trứng tham gia hình thành trứng.
Mất vài ngày để lòng đỏ hình thành ở buồng trứng, phần còn
lại được hình thành trong ống dẫn trứng. Lòng đỏ trứng (tế bào sinh
dục cái) được phóng thích từ buồng trứng và tiếp tục hoàn thiện
trong ống dẫn trứng. Sự thụ tinh của trứng phụ thuộc vào sự hợp
nhất của tinh trùng và đĩa phôi hoặc nhân của trứng. Quá trình này
diễn ra trong phần đầu của ống dẫn trứng trước khi các phần khác
của trứng được bổ sung. Sự thụ tinh diễn ra là kết quả của sự gặp gỡ
giữa trứng và tinh trùng, còn sự hình thành trứng không phụ thuộc
trứng có được thụ tinh hay không. Trứng mất 5 phút ở phần loa kèn,
3 giờ ở phần phân tiết lòng trắng, 1 giờ 15 phút ở phần eo để hình

37
thành màng vỏ trứng. Nếu phần eo thắt không bình thường thì có thể
dẫn đến thay đổi hình dạng trứng. Sự hình thành albumin ở tử cung
hoặc tuyến vỏ mất 12-20 giờ. Vỏ được hình thành chậm ở nửa đầu
của giai đoạn trứng trong tử cung và nhanh chóng hơn ở nửa còn lại.
Chất hoá học sử dụng để hình thành vỏ trứng chủ yếu là canxi và
photpho có nguồn gốc một phần từ khẩu phần và một phần giải
phóng ra từ xương. Kho dự trữ chất khoáng này trong xương bắt đầu
được giải phóng ra trước khi gia cầm vào đẻ trứng 2 tuần. Các chất
hình thành vỏ trứng được chuyển vào máu đến tử cung, không có
phần nào của vỏ được hình thành ở âm đạo và thời gian trứng lưu lại
đó là không đáng kể (bảng 2.2).

Bảng 2.2:Thời gian trứng lƣu lại trong các phần của ống dẫn
trứng ở gà
Thời gian lưu lại
Các phần của
Giờ % trong tổng thời
ống dẫn trứng
gian
Phần loa kèn 0.33 1.4
Phần phân tiết lòng trắng 3.00 12.8
Phần eo 1.17 5.0
Tử cung 19 80.8
Âm đạo rất ngắn
Cộng 23.5 100.0

Bảng 2. 3: Chiều dài các phần của ống dẫn trứng ở vịt và gà
(theo David Farrell và Paul Stapleton, 1986 )

Các phần Vịt nhà Vịt Gà nhà


ống dẫn khakicampbell
trứng
Loa kèn 4,8cm 6,9cm 15% 9,0cm
11% 12,0%
Phân tiết lòng 24,4cm 24,3cm 54% 32,0cm 42%
trắng 52%
Eo 10,6cm 7,9cm 18% 14.0cm
18,4%

38
22%
Tử cung 7,3cm 5,9cm 13% 21cm 27,6
15%
Tổng cộng 47,2cm 45cm 100% 76cm 100%
100%

Bảng 2. 4: Thời gian hình thành trứng ở vịt và gà (giờ)


(theo David Farrell và Paul Stapleton, 1986 )

Các phần Vịt nhà Vịt Gà nhà


ống dẫn khakicampbell
trứng
Loa kèn 0,16 + 0,25 0,16 + 0,08 0,40 + 0,18
Phần trước 4,50 + 0,60 5,41 + 1,10 5,66 + 0,42
khi vào tử
cung
Phần sau tử 24,41 24,00 25,42
cung
Tại tử cung 18,19 16,59 19,76

Thời gian trứng di chuyển từ loa kèn đến khi ra ngoài khoảng
24 giờ. Được sự điều chỉnh, kiểm tra của hormon, một tế bào trứng
không được phóng thích khỏi buồng trứng trước khi quả trứng trước
được đẻ ra nửa giờ. Như vậy một giai đoạn khoảng 24,5 giờ là chu
kỳ bình thường của 2 quả trứng được sinh ra từ cùng một gia cầm
mái. Ở gà, quả trứng thứ 2 được đẻ ra chậm hơn một chút trong ngày
hôm sau so với quả trứng đầu và sau một khoảng thời gian đẻ (chu
kỳ đẻ) có 1 hoặc hơn 1 ngày gia cầm mái nghỉ đẻ. Các hoạt động của
hormon là khá đồng bộ để các quả trứng bình thường được hình
thành và chỉ có một quả trứng trong ống dẫn trứng trong cùng một
thời gian. Gà đẻ trứng trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 5 giờ
chiều, trong khi đó nhịp độ ngày đêm là 12 giờ (ở vùng nhiệt đới).
Gà nhà đẻ trứng theo chu kỳ từ 1-5 quả, giữa khoảng đó có nghỉ đẻ.

39
Chu kỳ dài hơn, thời gian nghỉ ngắn hơn gia cầm sẽ cho trứng nhiều
hơn. Màu sắc vỏ trứng, chất lượng ngoài của trứng thay đổi không
đáng tin cậy ở những gà đẻ trứng liên tục.
Đôi khi ống dẫn trứng bị kích thích bởi các tác nhân bên
ngoài tác động đến việc tổng hợp lòng trắng trứng. Điều đó cũng ảnh
hưởng đến việc hình thành lòng đỏ trứng, kích thích buồng trứng
phóng thích ra một vài tế bào trứng cùng một lúc. Đó chính là
nguyên nhân để gia cầm mái đẻ ra một quả trứng có 2 lòng đỏ, 2 quả
trứng trong 1 ngày ở một số trường hợp hoặc các quả trứng không
bình thường khác.

2.2.8.Vai trò của hormon trong hoạt động sinh sản ở gia
cầm
Hormon không chỉ điều hoà hoạt động sống mà còn gắn liền
với quá trình hình thành trứng, hoạt động sinh sản và các đặc điểm
giống, giới tính ở gia cầm. Các hormon được sản sinh từ tuyến yên
có tên chung là Gonadotrophic Hormone (GH); các hormon sinh duc
khác gồm Androgen, Oestrogen, Progesteron.
Vai trò của hormon là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng trực
tiếp đến sức sản xuất của gia cầm. Các hormon chính và hoạt động
của nó ở gia cầm được tóm tắt trong bảng 2.3.
Chuỗi các hoạt động của hormon được trình bày trên hình
2.7 và hình 2.8. Cũng như ở gia cầm mái, sự phát triển và hoạt động
sinh sản ở gia cầm trống phụ thuộc vào hoạt động của hormon.
Chuỗi hoạt động của hormon ở gia cầm trống khởi đầu bằng ánh
sáng (hình 2.7). LH kích thích sản sinh ra androgen từ các tế bào kẽ
leydig nằm giữa các ống sinh tinh trong dịch hoàn, quy định tỷ lệ
giữa kích thước dịch hoàn với kích thước mào. Ở chim rất nhạy cảm
với hàm lượng androgen, nó ảnh hưởng ngay đến tính ngon miệng
và khả năng nhận thức ăn của gia cầm. Các hoạt động của ống sinh
tinh được kích thích bởi Polyculo Stymulin Hormon (FSH), đồng

40
thời với Luteino Hormon (LH), thông qua sự kiểm tra và sản sinh
androgen và tham gia trực tiếp vào tổng hợp tinh trùng.

Bảng 2.5. Hoạt động của Hormon trong sinh sản ở gia cầm

Tuyến nội tiết Hormon Chức năng cơ bản tƣơng ứng

FSH Kích thích sinh trưởng của tế bào trứng


Thuỳ trước
LH Nguyên nhân của sự thải trứng
Tuyến yên
Prolactin Chi phối tính ấp bóng, tiết sữa diều
Thuỳ sau Tuyến Oxytoxin Điều hoà quá trình đẻ
yên Vosopressin Co thắt mạch máu
Adrogen Điều hoà sự phát triển cơ quan sinh
Tinh hoàn
dục đực, hoạt động sinh dục...
Oestrogen Điều hoà sự phát triển buồng trứng,
ống dẫn trứng, hoạt động sinh dục...
Buồng trứng
Progesteron Cùng với Oestrogen điều hoà quá trình
hình thành trứng

Androgen, nguyên nhân của sự sinh trưởng và độ tươi của


mào, tích, tai và kiểm tra kho dự trữ canxi hàng ngày cung cấp cho
sự tạo tinh trùng.
Sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng chịu sự kiểm tra
của Oestrogen và Progesteron. Hai hormon này còn ức chế hiệu quả
của Prolactin sinh sản ra từ tuyến yên, điều khiển tính ấp bóng của
gia cầm mái và phân tiết sữa diều ở bồ câu.

41
Tía tử ngoại Mắt Não

Tuyến yên
(Hypophysis)
Thuỳ trước Thuỳ sau

Gonadotrophin Somatrophin Thyrotrophin

Sinh trưởng
FSH LH Thyroid

Đặc điểm
Tinh hoàn Thyroxin theo giới
tính
Tinh trùng
Androgen Kết cấu của mào
Hoạt động tính dục
Sai khác bộ lông

Hình 2.7: Sơ đồ vai trò của hormon, khởi đầu bằng ánh sáng
trong hoạt động sinh dục của gia cầm trống

42
TK nhận cảm
Tia tử ngoại Mắt Não

Tuyến yên
(Hypophysis)

Sữa diều Prolactin Thuỳ trước Thuỳ sau Ôxytoxin

Somatrophin Thyrotrophin Gonadotrophin Luteinising Hormone

Thyroid FSH LH

Sinh trưởng Thyroxin Oestrgen


Buồng trứng Mào,
Tích
Màu sắc, cấu trúc cơ thể
Bộ lông, cườm Ống dẫn trứng
Oestrogen

Phản xạ gại trống


Tích luỹ Ca cho hình thành
vỏ trứng
Tích luỹ mỡ cho hình thành
lòng đỏ
Kiểu lông của gia cầm mái

Hình 2.8:Sơ đồ vai trò của Hormon trong hoạt động sinh dục của gia
cầm cái

43
2.2.8. Một số đặc điểm sinh học khác ở gia cầm
Trao đổi cơ bản ở gia cầm cao hơn 2-4 lần so với trao đổi cơ
bản ở động vật có vú. Dấu hiệu đặc trưng của trao đổi cơ bản là nhiệt
độ cơ thể cao, trung bình là 41,50C (40,8-41,90C). Thân nhiệt được
điều tiết nhờ thần kinh trung ương, cơ quan bài tiết và đặc biệt là các
túi khí. Khả năng điều tiết thân nhiệt kém ở gia cầm con từ sau khi
nở đến 5 tuần tuổi, nhiệt độ cơ thể thường thay đổi lớn phụ thuộc
vào nhiệt độ môi trường ngoài.
Sự thay lông: Gia cầm thay lông hàng năm, bình thường vào
cuối mùa hè, đầu mùa thu nếu gia cầm ở vào các tháng mùa xuân
của năm trước. Nếu ấp trứng và thành lập đàn liên tục trong cả năm
thì quá trình thay lông diễn ra ở các tháng khác nhau trong năm, bình
thường vào sau khi kết thúc chu kỳ đẻ trứng.
Sự thay lông có liên quan với hoạt động của hormon thyroxin.
Thay lông gắn liền với sản lượng trứng. Những gia cầm mái đẻ tốt,
quá trình thay lông diễn ra sớm và nhanh. Ngược lại, những gia cầm
mái đẻ kém quá trình thay lông diễn ra chậm và kéo dài. Sự thay
lông ở gà bắt đầu từ thay lông cổ, sau đó chuyển đến ngực, bụng,
cuối cùng là lông cánh. Quá trình thay lông mạnh nhất là lúc thay
lông cánh chính. Lúc này sức đẻ của gà mái giảm nhanh hoặc ngừng
hẳn. Sự thay lông cánh chính bắt đầu từ lông trục. Các lông cánh sơ
cấp rụng từng chiếc một (chiếc nọ tiếp chiếc kia) trong khoảng 2
tuần. Các lông cánh chính mới mọc lại trong vòng 6 tuần. Sự phát
triển nhanh hơn trong 3 tuần đầu tiên trước khi đạt đến 2/3 chiều dài
bình thường của nó.

44
Hình 2.9: Sự thay lông ở gà
A. lông cánh ở gà: - lông trục; từ số 1 đến 10: lông cánh chính; B. đang
thay 2 lông cánh chính; C. thay được 2 lông cánh chính, đang thay tiếp
lông thứ 3,4; D. đã thay xong 5 lông; E. gà thay lông sắp xong.
Ở gà khi quá trình thay lông kết thúc thì bộ lông màu sáng
hơn, bóng hơn, bộ lông khép kín, xếp sát vào thân. Ở gà tây quá
trình thay lông diễn ra như ở gà ta. Ở vịt (thuỷ cầm) sự thay lông
diễn ra chậm hơn ở gà và phụ thuộc vào phương thức nuôi. Vịt nuôi
chăn thả thời vụ ở nước ta thường cho thay lông cưỡng bức theo yêu
cầu của người nuôi.

NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Phân tích các đặc điểm sai khác về giải phẫu, sinh lý ở gia cầm so
với gia súc. Nghiên cứu những sai khác này có ý nghĩa gì trong chăn nuôi
gia cầm.

45
CHƢƠNG 3
GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG GIA CẦM

3.1.Nguồn gốc và sự thuần hoá gia cầm


Gia cầm bắt nguồn từ gia cầm hoang dã, nó là một trong
những vật nuôi đầu tiên được con người thuần hoá. Nhiều di tích
khảo cổ và nguồn gốc văn hoá cổ xưa chứng minh rằng gia cầm đã
được sử dụng rộng rãi với mục đích kinh tế ngay từ thời văn hoá Ấn
Độ, Trung Quốc, Hy lạp cổ xưa.
Vài thế kỷ gần đây, với văn minh của loài người, con người
đã thông qua chọn lọc nhân tạo, tạo nên một sự đa dạng lớn các
giống gia cầm mới. Gần đây số lượng các giống gia cầm và các dạng
riêng biệt của nó, đặc biệt ở gà đã tăng lên rất nhiều và đã trở thành
chuyên ngành mũi nhọn về số lượng và chất lượng sản phẩm của nó.
Con người, ngay cả hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện các
giống đã có tạo ra các giống gia cầm mới trên cơ sở sử dụng các đặc
điểm đặc thù của các nước và khu vực khác nhau trên thế giới để
phối hợp vào trong con giống. Vì vậy khác với các giống trước đây,
các giống gia cầm ngày nay có khả năng thích ứng nhanh hơn, phổ
biến rộng rãi hơn trên thế giới ngay khi nó được tạo ra. Chính đặc
trưng này đã thúc đẩy ngành gia cầm phát triển với tốc độ nhanh hơn
nhiều ngành sản xuất khác trong nông nghiệp.
Sự thuần hoá gia cầm tạo nên các giống gia cầm ngày nay là
cả một quá trình, gắn với sự phát triển của loài người và đều xuất
phát từ các dạng gia cầm hoang dã ban đầu.

3.1.1.Nguồn gốc gà nhà


Gà nhà (Gallus domesticus) hiện nay rất đa dạng về kiểu hình
là do kế thừa tính di truyền và trong các điều kiện ngoại cảnh khác
nhau của quá trình hình thành nó. Kiểu di truyền là do sự tổ hợp các
gen truyền lại từ cả hai phía bố và mẹ. Sự sai khác kiểu di truyền ở
gà nhà là do gà có nguồn gốc từ nhiều nhóm gà rừng khác nhau.

46
Về nguồn gốc gà nhà hiện đang tồn tại 2 học thuyết là thuyết
đơn nguyên và thuyết đa nguyên. Theo thuyết đơn nguyên thì gà nhà
bắt nguồn từ duy nhất một nhóm gà rừng đó là Gallus gallus, còn
theo thuyết đa nguyên thì gà nhà có nguồn gốc từ nhiều nhóm gà
rừng khác nhau, trong đó gà rừng Gallus gallus như ta đã biết chính
là Gallus domestics trong thuyết đa nguyên.
Thuyết đơn nguyên dựa trên các kết quả nghiên cứu của
Đarwyn (1868), khi nghiên cứu nguồn gốc gà nhà đã khẳng định: Gà
nhà có chung một nguồn gốc và xuất phát từ giống Gallus. Trong
giống này có 4 dạng gà rừng khác nhau, đại diện của các giống này
ngày nay còn gặp ở Nam Á và một vài vùng khác trên thế giới. Phổ
biến rộng rãi nhất là dạng Gallus bankiwa hay còn có tên là Gallus
gallus, hay gặp ở rừng Đông nam Á, Ấn độ, Birma, bán đảo Mã lai
và vài nước khác. Dạng Gallus lapayette lesson gặp ở vùng rừng
Seilon và còn có tên gọi là gà rừng Seilon. Dạng thứ ba là Gallus
sonerati còn gọi là gà rừng màu xám thường gặp ở vùng rừng núi Ấn
độ. Một dạng khác nữa là Gallus varius shaw gặp phổ biến ở Java
nên còn gọi là gà rừng Java. Khi nghiên cứu nguồn gốc chung của gà
nhà từ các dạng này của giống Gallus, Đarwyn đã xác định cấu trúc
chung của cơ thể, bộ lông, đầu, khả năng nhận được con lai của gà
mái nhà... và khẳng định Gallus bankiwa là tổ tiên chung nhất. Bằng
chứng nói lên điều đó là gà nhà Gallus gallus chỉ sống tự do đồng
thời với gà rừng Gallus gallus mà rất hiếm thấy với các dạng gà
hoang khác. Con cháu của gà nhà với gà rừng Gallus gallus rất đa
dạng trong khi đó giữa gà nhà với các dạng gà rừng khác thì không
thấy. Cấu trúc chung của cơ thể, bộ lông, tiếng gáy ... rất giống gà
nhà; mặt khác khi lai giữa các giống gà nhà với nhau nhận được con
lai rất giống gà rừng Gallus gallus. Nhiều tác giả khác đã nhận định
rằng các dạng còn lại của giống Gallus đã tham gia để tạo nên các
giống gà nhà hiện nay.

47
Đặc điểm của gà rừng Gallus gallus (Gallus bankiwa) là có
tầm vóc nhỏ, thể trong 0,6-0,8kg, dễ thích nghi, đẻ 2-3 lứa/ năm, mỗi
lứa 10-12 trứng, màu lông gần như màu lông của gà Ý và có hoạt
tính sinh dục mạnh. Gà trống có màu lông café sẫm, có lông đỏ ở
đuôi và ở ngực, lông cổ, bụng màu đỏ sáng. Gà mái có tầm vóc nhỏ
hơn gà trông, màu lông sẫm hơn và đồng nhất hơn. Gà có mào đơn,
thẳng, chân màu xám. Gà có cánh dài, hiếu động, giỏi bay nhảy,
sống trong các rừng tre nứa, ăn hạt, cỏ, côn trùng. Gà con dễ nuôi, dễ
thích nghi như gà đã được thuần hoá hoàn toàn.
Ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng sự suy luận trên dựa trên
cơ sở các thông tin chưa đầy đủ vì vậy cần phải hiệu chỉnh lại. Trên
cơ sở đó mà học thuyết đa nguyên ra đời, thuyết này cho răng gà nhà
ngày nay là bắt nguồn từ các loại gà hoang khác nhau, một trong số
đó là gà Gallus Gallus. Hiện có 4 nhóm gà rừng (bảng 2-1) đang
phân bố ở nhiều nơi, được xem là thuỷ tổ của gà nhà (Gallus
domestic).

Sự thuần hoá
Gà được thuần hoá bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó lan rộng ra nhiều
vùng khác nhau trên thế giới. Sự phát triển này gắn liền với hoạt
động giao lưu của con người.
Khi nghiên cứu sự di chuyển của gà trên thế giới, nhà nghiên
cứu người Anh tên là Eduara Braun đưa ra sơ đồ có tính thuyết phục
về sự du cư của gà từ vùng được thuần hoá ra các vùng còn lại. Từ
Ấn Độ gà chuyển lên Trung Quốc, đi lên Bắc châu Á, qua Mông Cổ,
phía Tây châu Âu, tiếp tục chuyển qua Bắc Âu đến cuối cùng là châu
Mỹ.

48
Bảng 3.1. Tóm tắt đặc điểm của các nhóm gà rừng
Tên Nơi phân bố Một số đặc điểm
Phía Nam,
Màu lông gà mái như ở gà
1.Gallus gallus Trung, Đông của
Lơgo đỏ, còn trống có lông
G.Bankiwa Ấn Độ; Miến
màu vàng da cam ở cổ, cánh,
G.Ferrugeneus Điện; Thái Lan;
lưng; lông ngực màu đen,
(Gà rừng màu Bán đảo Mã
trứng màu vàng xỉn, chân
đỏ) Lai;Philippin và
màu đá đen, mào màu đỏ.
Sumatra
Giống như gà Gallus về bộ
lông, nhưng gà trống có màu
2.Gallus vàng da cam ở bụng, ngực.
lafayetti Srilanka Lông cánh của gà mái trụi.
(Gà rừng Ceyl) Mào màu vàng ở chung
quanh còn ở trung tâm màu
đỏ. Trứng có vết đốm.
Gà mang gen trội trắng bạc
(S), vì vậy trong tổng thể
3.Gallus
màu trắng có một chỗ màu
sonneratti
Tây bắc Ấn Độ vàng, xung quanh có màu
(Gà rừng màu
đen, trứng có chấm đốm,
xám)
tiếng gáy khác với gà
G.gallus.
4.Gallus varius
G.Furcatus Gà có lông cổ ngắn và mền,
(Gà rừng màu Java, Lombok yếm màu đỏ, vàng hoặc xanh
đen hoặc màu da trời, mào có màu xanh.
xanh)

49
3.1.2.Nguồn gốc gà tây
Gà tây nhà xuất phát từ gà tây hoang dã (Meleagris
golanavo), hiện còn gặp ở Mỹ. Sự thuần hoá gà tây bắt đầu từ
Mêhicô trước khi người châu Âu tìm ra châu Mỹ và di cư đến châu
Mỹ. Gà tây được người Tây Ban Nha đưa vào châu Âu năm 1948.
Tồn tại 2 dạng gà tây hoang dã là Meleagris Americana và
Meleagris Mexicana. Từ các dạng ban đầu này đã tạo ra nhiều giống
gà tây khác nhau về độ lớn, sản lượng trứng, cường độ sinh trưởng,
chất lượng thịt và nhiều chỉ tiêu khác.

3.1.3.Nguồn gốc của vịt nhà


Thuỷ tổ của vịt nhà ngày nay là vịt hoang Anas bochas. Một
số tác giả còn chứng minh rằng vịt xiêm (Cairina moschata) cũng
bắt nguồn từ một vài giống vịt hoang xưa. Vịt hoang hiện còn ở Nam
Mỹ. So với các loại gia cầm khác thì vịt được thuần hoá tương đối
muộn. Sự thuần hoá vịt bắt đầu ở Trung Quốc, ở đó có một mạng
lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc tạo điều kiện tốt cho chăn nuôi vịt phát
triển.

3.1.4.Nguồn gốc của ngỗng


Ngỗng nhà xuất phát từ ngỗng hoang màu xám (Anser
cinereus), thường gặp ở một số vùng Châu Âu và Châu Á. Sự thuần
hoá nó diễn ra ở Bắc, Trung Âu và Châu Á. Nhiều dấu vết ở Hy Lạp
và Thổ Nhĩ Kỳ xưa cho thấy ngỗng được thuần hoá từ thế kỷ thứ 10
trong kỷ nguyên của chúng ta.

3.1.5.Nguồn gốc bồ câu


Darwyn chứng minh rằng tất cả các giống bồ câu nhà hiện
này đều có nguồn gốc từ bồ câu rừng (Columbia livia), hiện nay
đang còn thấy ở Địa Trung Hải, Châu Á, Châu Phi. Bồ câu sống
thành từng cặp, con cái đẻ 2 trứng, thời gian ấp nở từ 17-21 ngày.

50
3.2.Các quy luật di truyền cơ bản ứng dụng trong công tác
giống gia cầm
Trong công tác giống gia cầm, sự nhận biết các quy luật di
truyền các tính trạng từ bố mẹ sang con cái là rất quan trọng để tạo
ra con giống có được các tính trạng mong muốn.
Sự truyền đạt các thông tin di truyền từ bố mẹ sang các thế hệ
sau thông qua tế bào sinh dục - người ta gọi là giao tử (Gamet). Giao
tử chứa các thông tin di truyền và được đặt trên các nhiễm sắc thể
(NST). NST chỉ nhìn thấy khi phân chia tế bào, ở các giai đoạn khác,
NST tồn tại dưới dạng các sợi mảnh, dài phân bố trong bào tương và
nhân.
Số lượng NST của tế bào cơ thể là đặc trưng cho loài gia cầm,
gia súc khác nhau. Số lượng NST ở gà là 78, ở vịt là 80, ngỗng 80,
gà tây 82, bồ câu 62, bò 60, người 46... NST nằm thành từng cặp, có
hình dạng và kích thước xác định. Các NST của mỗi cặp được hình
thành từ 2 cặp của cha và mẹ. Đặc trưng của nó là sự phân chia theo
từng đôi và hoàn toàn giống nhau. Đôi NST là đối xứng (tương
đồng). Các gen trên NST cũng được phân bố đối xứng và được gọi
là các alen. Ở tế bào sinh dục thành thục NST là đơn bội (n), khi thụ
tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái, số
lượng NST trở về lưỡng bội (2n). Có 2 loại NST là NST thường và
NST giới tính.
Ở gia cầm, khác với gia súc, giao tử ở các thể đực là đồng
hợp ZZ, còn ở thể cái là dị hợp ZW-người ta thừa nhận kiểu gen là
Z0. (ở gia súc con đực: XY, con cái: XX).
Sự di truyền các tính trạng từ bố mẹ cho các thế hệ sau thông
qua NST, nhưng số lượng các tính trạng lại lớn hơn rất nhiều so với
số lượng NST. Vì vậy 1 NST mang nhiều gen (ngoài NST W-quy
định chỉ sự di truyền giới tính). Các gen (alen) của tính trạng này
được phân bố trên một NST tương đồng ở một vị trí chính xác gọi là
locus.

51
Sự di truyền các tính trạng chất lượng như hình dạng mào,
màu sắc lông, da, màu mỏ, chân... cũng như các tính trạng số lượng,
sản lượng trứng, khối lượng trứng, thể trọng... đều phụ thuộc vào
alen. Các tính trạng chất lượng được quy định bởi 1 đôi gen, trong
đó không nhận thấy sự biến động và nó ít phụ thuộc vào môi trường
ngoài. Các tính trạng số lượng được quy định bởi số lượng lớn các
đôi gen, nó không ngừng biến đổi và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện
ngoại cảnh.

3.2.1.Sự di truyền các tính trạng chất lƣợng ở gia cầm


Các tính trạng chất lượng tiêu biểu ở gia cầm như màu lông,
hình dạng mào, màu da, mỏ, chân... đặc trưng cho giống gia cầm và
được quy định bởi các gen gọi là gen chính hay gen chủ yếu. Sự di
truyền các tính trạng chất lượng được quy định bởi số lượng nhỏ các
cặp gen, thường được gắn với NST sinh dục và được di truyền theo
quy luật Menđen.
3.2.1.1. Sự di truyền màu sắc lông
Những màu sắc khác nhau của bộ lông gia cầm có thể chia
thành 2 nhóm: lông có màu và lông trắng. Bộ lông màu như là một
tính trạng được thể hiện bởi ký hiệu C (Colour). Ở gia cầm với bộ
lông đen là chủ yếu còn được thể hiện bằng E (Entarsion). Điều
khiển màu của các vằn trên lông là alen B. Màu đen của lông cũng
như các màu khác được quy định bởi các sắc tố mêlanin và
xantophin (ở gia súc chỉ có mêlanin). Xantophin chỉ nằm ở da.
Những con có sắc lông vàng ở da, mỏ, chân đều đồng hợp thể theo
gen W-gen điều khiển sự phân bố xantophin.
Màu vàng sáng được quy định bởi alen lặn s; màu sắc bạc do
gen trội S quy định là trội hơn so với màu vàng sáng.
Màu trắng của lông gặp ở gà Leghorn, Wyandotte, Plymouth
rock... ở gà Leghorn, màu trắng là trội và tương ứng với gen J, nó át
chế sự hình thành sắc tố (màu); có nghĩa là trong trường hợp này

52
alen J lấn át các alen C và B. Theo Mener, cấu trúc di truyền màu
lông trắng của gà Leghorn có dạng sau:

II CC BB (ở gà trống) ; II CC B- (ở gà mái)

Ở các giống gà Plymouth, Wyandotte, Minhorka trắng mang


màu trắng lặn của lông (alen lặn của gen C), màu này là lặn so với
màu đen, mặc dù trong quan hệ kiểu hình ở các giống gà thuần
chủng không có sự khác nhau giữa màu trắng trội và lặn của bộ lông.
Gà có lông trắng lặn có kiểu di truyền là: II CC BB
Màu trắng trội nhưng không phải trội trên màu đỏ, vì vậy khi
lai với các giống gà lông đỏ, hầu như luôn luôn phát hiện gà lai có
màu lông đỏ ở cổ, cánh, đuôi của gà trống và ở ngực của gà mái.
Sự di truyền màu sắc lông ở các loài gia cầm khác (ngỗng,
vịt, gà tây, bồ câu...) cũng đã được nghiên cứu nhiều (xem thêm
trong tài liệu tham khảo).

A B

Hình 3.1: Di truyền màu sắc lông ở gà


Gà trống giống Rốt đỏ (lông đồng nhất) lai với gà mái giống Plimút vằn
(lông vằn đen-trắng), đời con nhận được: gà mái có màu lông đồng nhất
(B), gà trống có màu lông có đốm trắng ở đầu (A).

53
3.2.1.2. Sự di truyền màu sắc da
Sự di truyền màu sắc da ở gia cầm gắn với sự di truyền màu
sắc của chân và mỏ. Chia ra 2 màu cơ bản của da là màu vàng và
màu trắng.
Da trắng ở các giống gà Leghorn, Plymouth, Sussex,
Wyandotte... da vàng ở các giống Rhode island, Orpiton, Dorkin,
Lang san...
Alen trội của gen W quy định màu trắng của da. Màu vàng
của da được quy định bởi alen tương ứng. Tất cả các mức độ của
màu phụ thuộc vào 2 sắc tố cơ bản là mêlanin và xantophin. Ở gà da
trắng không có các sắc tố này.
3.2.1.3. Sự di truyền hình dạng mào
Trong quá trình thuần hoá, mào đơn của gà rừng Bankiva đã
đột biến sang các dạng khác như mào lá, mào hoa hồng, mào hạt
đậu, mào hồ đào (óc chó)... mào lá được quy định bởi alen lặn của
gen r, còn mào hoa hồng là do gen trội R của nó quy định.
Mào hạt đậu được hình thành từ 3 hàng hạt, nó được quy định
từ alen trội không hoàn toàn của gen P.

1 2

3 4

Hình 3.2: Hình dạng mào ở gà


1: mào lá; 2: mào hoa hồng; 3: mào hồ đào (óc chó) 4: mào hạt đậu.

54
Mào hoa hồng gặp ở một số giống gà Trung Quốc, Ấn Độ và
các giống gà Châu Á khác. Khi lai gà có mào hoa hồng với gà có
mào đơn thì nhận được sự phân ly với mào lá và mào hạt đậu. Khi
lai gà có mào hoa hồng với gà có mào hạt đậu, tất cả gà con ở thế hệ
thứ nhất (F1) đều có mào hạt đậu. Ở thế hệ thứ hai (F2) xuất hiện gà
có mào lá. Hiện tượng đó được giải thích trên cơ sở di truyền theo
phương thức sau đây: Bố mẹ có dạng mào hoa hồng với kiểu gen
RRpp, còn gà có mào lá có kiểu gen rrPP. Thế hệ F1 là mới -tồn tại
kiểu gen của bố và mẹ RrPp - nó quy định dạng mào hạt đậu. Ở F2
phân ly theo tỷ lệ 9 hạt đậu (R và P), 3 hoa hồng (p và R), 3 hạt đậu
(P và r) và 1 mào lá (rrpp).

Hình 3.3: Di truyền hình dạng mào ở gà


Lai gà trống mào hoa hồng với gà mái mào đơn,đời con thế hệ 1 có mào
hoa hồng ở cả trống và mái;thế hệ 2 tỷ lệ gà có mào hoa hồng/mào đơn là
3/1.

55
2.1.4. Sự di truyền liên kết với giới tính và ứng dụng trong
phân biệt giới tính ở gà
Cơ chế di truyền ở người và động vật cho phép nhận được ở
thế hệ sau 50% cá thể đực và 50% cá thể cái. Tuy vậy, trong sản
xuất không phải lúc nào cũng cần một tỷ lệ đực cái như nhau nên
việc phân biệt và tách đực cái sớm sẽ có ý nghĩa rất lớn trong chăn
nuôi. Ở gia cầm, giao tử đực là đồng hợp ZZ nhiễm sắc thể, cá thể
cái là dị hợp ZW. Nhiễm sắc thể Z ngoài quy định giới tính còn
mang theo 13 yếu tố di truyền khác (Hutt, 1949). Nhiễm sắc thể sinh
dục W quy định chỉ sự di truyền giới tính. Một số tính trạng hình
thái được xác định bởi giới tính, điều này cho phép ngay khi gia cầm
con nở ra có thể phân biệt được dựa vào những sai khác về ngoại
hình như màu lông, độ dài lông... Các đặc điểm này gắn liền với giới
tính và dạng dị hợp của cá thể cái được sử dụng trong chăn nuôi gia
cầm để tạo gia cầm lai phân biệt được giới tính ngay khi mới nở ra
khỏi trứng (autoxexing). Ngày nay, dạng gà autoxexing nhận được
theo 2 tính trạng là màu sắc lông và tốc độ mọc lông. Để hiểu cơ sở
di truyền của việc tạo gà lai phân biệt trống mái khi mới nở, ta xét
các trường hợp sau (hình 3.4).
Trường hợp 1: Cho lai giữa gà trống có bộ lông vằn, trội do
gen BB quy định với gà mái có màu lông đồng nhất do gen lặn
tương ứng b- quy định. ĐờI con sinh ra cả trống và mái đều có bộ
lông vằn nên không thể tách riêng trống mái qua màu lông.
Trường hợp 2: Cho lai ngược lại, gà trống có bộ lông đồng
nhất do gen lặn bb quy định với gà mái có bộ lông vằn, trội do gen
B- quy định. Đời con sinh ra có sự sai khác về màu sắc lông: gà
trống có bộ lông vằn, còn gà mái có bộ lông đông nhất. Đây là cơ sở
để tách trống mái lúc mới nở.

56
Sơ đồ về trường hợp 1:

Sơ đồ về trường hợp 2:

Hình 3.4: Di truyền liên kết giới tính ở gà


Để nhận được gà lai theo dạng này có thể sử dụng các khả
năng sau đây:

57
*Lai giữa gà mái mang alen trội của gen SL quy định màu
trắng bạc của lông với gà trống mà giao tử của nó mang alen lặn
tương ứng s-, quy định màu vàng sáng của lông. Gà con nhận được
có màu lông trắng bạc sẽ là gà trống, còn gà con có màu lông vàng
sáng sẽ là gà mái.
Trong thực tế, gà trống được dùng là Rốt đỏ (Red Rhode), gà
mái là Rốt trắng. Các dạng gà lai cao sản nổi tiếng thế giới như
Uorel SSL, Decalb, Drilink, Benkoc B-380, Hisex brown... là những
sản phẩm theo hướng này.
*Lai giữa gà mái mang alen trội của gen B quy định màu của
các vằn trên lông và alen trội của gen E quy định màu đen của lông
với gà trống mang các alen lặn tương ứng của nó b, e. Gà con nhận
được có lông đen toàn thân là gà mái, gà con lông đen, trên đầu có
đốm trắng là gà trống. Trên thực tế ta dùng gà trống là giống Rốt đỏ
hay Niuhamsai (Newhampshire) với gà mái giống Plimut vằn.
Các giống gà mới đưa vào nước ta gần đây như: Moravia,
Goldline... được tạo ra theo hướng này cho phép phân biệt được
trống mái ngay khi mới nở nên đang được nhiều người ưa chuộng.
*Thông qua tốc độ mọc lông. Từ lâu ta đã biết rằng các giống
gà thuộc hướng đẻ trứng mọc lông nhanh hơn các giống gà thuộc
hướng kiêm dụng và hướng thịt. Ví dụ gà con giống Leghorn mọc
lông đầy đủ ở lứa tuổi còn non và khác với gà con từ các giống
Sussex, Rhode, các giống nặng cân khác. Tính trạng mọc lông nhanh
hay chậm gắn liền với giới tính. Khi lai gà mái mang alen trội của
gen K, quy định mọc lông chậm với gà trống mang alen lặn của gen
k, quy định mọc lông nhanh. Gà con nhận được nếu mọc lông chậm
là gà trống, mọc lông nhanh là gà mái. Gà mái ngay sau khi nở ra đã
có đủ các lông cánh chính. Người đầu tiên lai tạo gà lai dựa trên tốc
độ mọc lông liên kết với giới tính là Serebrov (1922), khi ông dùng
gà mái giống Orlop Nga với gà giống Plimut vằn.

58
3.1.4. Sự di truyền các tính trạng số lƣợng
Các tính trạng số lượng ở gia cầm gắn liền với sức sản xuất,
sinh trưởng phát dục, khả năng sinh sản... Trong suốt một thời gian
dài các nhà di truyền cho rằng sự di truyền các tính trạng số lượng
không tuân theo quy luật Menđen và sự di truyền các tính trạng số
lượng từ bố mẹ cho các thế hệ sau không thông qua nhiễm sắc thể
mà chỉ thông qua tế bào chất (Citoplasma). Năm 1909 nhà di truyền
học Thuỵ Điển chứng minh rằng về thực chất sự di truyền các tính
trạng số lượng không vượt ra ngoài quy luật Menđen. Ngày nay sự
di truyền các tính trạng số lượng được hiểu như là một polygen. Một
tính trạng số lượng (TTSL) được quy định bởi không chỉ một gen
mà từ sự cộng gộp của nhiều gen, đôi khi từ 100-200 đôi gen. Cho
đến nay số lượng chính xác các gen quy định TTSL vẫn chưa được
xác định.
Trong chăn nuôi gia cầm, tất cả các TTSL đều có ý nghĩa
kinh tế lớn như sản lượng trứng, trọng lượng trứng, thể trọng... vì
vậy rất được quan tâm chú ý khi chọn lọc. Các quy luật di truyền
TTSL là đối tượng nghiên cứu của di truyền học quần thể (DTQT).
DTQT quan tâm đến sự tác động đồng thời của nhiều cá thể theo các
chỉ tiêu trung bình. Nói cách khác là các cá thể riêng biệt trong một
quần thể nhận được các đặc trưng tương ứng thông qua sự so sánh
nó với giá trị trung bình của quần thể về các tính trạng xác định.
Để hoàn thiện các giống gia cầm, điều quan trọng hơn cả là
nhận biết các đại lượng di truyền cơ bản của các tính trạng kinh tế,
cũng như mức độ di truyền (DT), sự tương quan giữa chúng và sự
lặp lại của các tính trạng...
Hệ số di truyền h2 (HSDT) thường được sử dụng nhiều trong
công tác giống. Thông qua HSDT sẽ hạn chế được ảnh hưởng của
môi trường ngoài và tìm thấy được giá trị di truyền thuần tuý của
tính trạng nghiên cứu. Theo Lasley, HSDT là một bộ phận của sự
biến dị kiểu hình nói chung, nó phụ thuộc vào sự khác nhau của gen

59
và các cá thể khác nhau trong quần thể. Từ giá trị của HSDT rút ra
được những kết luận về sự đa dạng DT trong khuôn khổ một nhóm
hay một đàn gia súc, gia cầm. HSDT là khác nhau không chỉ trong
các quần thể mà ngay cả trong một quần thể trong quá trình hoàn
thiện nó. Do đó sẽ mắc sai lầm nếu như ứng dụng một cách máy móc
các giá trị của HSDT từ đàn này cho đàn khác và cần phải tính
HSDT trong điều kiện cụ thể của tiến trình công tác giống.
Theo Boyer (1964), HSDT của các tính trạng riêng biệt là
một đại lượng tương đối ổn định, nó phụ thuộc vào các tính trạng số
lượng khác nhau. Ở gia cầm, HSDT các tính trạng được chia ra theo
nhóm sau:
-Các tính trạng (TT) có giá trị của HSDT cao ( h2 =0,6) gồm
có khối lượng trứng và màu sắc vỏ trứng.
-Các TT có HSDT trung bình (h2 =0,35) gồm có khối lượng
cơ thể, vòng ngực, dài lườn… tức là các TT liên quan đến sản xuất
thịt nói chung.
-Các TT có HSDT thấp (h2 =0,25) gồm có tuổi đẻ trứng, sản
lượng trứng, cường độ đẻ… tức là các TT liên quan đến sức sản xuất
trứng.
-Các TT có HSDT rất thấp (h2 =0,1) gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ
ấp nở, sức sống…HSDT nói lên rằng sự di truyền có ảnh hưởng rất
hạn chế đến các TT này.
Các nghiên cứu đã xác định HSDT của các đối tượng gia cầm
chủ yếu thể hiện trong các bảng 3.2, 3.3, 3.4, 3.5.

Bảng 3.2 : Giá trị HSDT của dòng gà 6E, giống Leghorn
(Theo Vanchep, Donchep và cộng sự, 1990)
Tính trạng Theo Vanchep và Theo các tác giả
cs. khác
Khối lượng cơ thể lúc -
Mới nở 0,63

60
56 Ngày 0,31 -
154 Ngày 0,40 -
365 Ngày 0,55 0,63
Tuổi đẻ trứng đầu (ngày) 0,44 -
Sản lượng trứng 0,22 0,26
Trọng lượng trứng 0,53 0,50

Bảng 3.3 :Giá trị HSDT ở ngỗng

Tính trạng Tính trạng


Thể trọng lúc 1,5-2,5 tháng
0,38 Sản lượng trứng 0,16
tuổi
Khối lượng gan 0,45 Khối lượng trứng 0,38
Tỷ lệ thụ tinh 0,09 Tỷ lệ ấp nở 0,04

Bảng 3.4: Giá trị HSDT ở gà tây, vịt

Tính trạng Tính trạng


Gà Tây Vịt
Thể trọng lúc 2 tháng 0,38 Thể trọng lúc 1 ngày 0,65
Thể trọng lúc 6 tháng 0,39 Thể trọng lúc 2 tháng 0,42
Dài xương ngực 0,28 Thể trọng lúc 18 tháng 0,33
Rộng ngực 0,32 Thể trọng khi giết thịt 0,71
Sản lượng trứng 0,28 Sản lượng trứng 0.36
Khối lượng trứng 0,31 Khối lượng trứng 0,50
Tỷ lệ thụ tinh 0,17
Tỷ lệ nở 0,14

Trên cơ sở hệ số di truyền của từng tính trạng cho phép đưa ra


phương pháp công tác giống thích hợp, làm tăng nhanh tiến bộ di
truyền và hiệu quả chọn lọc giống.

61
Bảng 3.5: Giá trị HSDT và công tác giống

Tính trạng HSDT (h2) Phƣơng pháp giống


Sản lượng trứng 0,30 (0,15-0,45) Theo dòng họ
Tuổi thành thục SD 0,25 (0,15-0,40) Theo dòng họ
Cường độ đẻ trứng 0,20 - Theo dòng họ
Tỷ lệ nở 0,15 - Theo dòng họ
Khối lượng trứng 0,60 (0,45-0,80) Theo cá thể
Màu vỏ trứng 0,60 (0,55-0,75) Theo cá thể
Hình dạng trứng 0,15 (0,1-0,2) Theo dòng họ
Độ dày vỏ trứng 0,30 - Theo dòng họ
Màu lòng đỏ 0,15 - Theo dòng họ
Sức sống 0,10 (0,05-0,1) Theo dòng họ
Khối lượng cơ thể 0,40 (0,4-0,5) Theo cá thể
Đến 12 tuần tuổi
Đến 6 tháng tuổi 0,45 (0,40-0,50) Theo cá thể
Khối lượng sống 0,60 (0,55-0,65) Theo cá thể
cuối kỳ

3. 3. Công tác giống gia cầm


Tuỳ thuộc vào phương thức biểu hiện giá trị giống và số
lượng các tính trạng cần củng cố và nâng cao ở những giống cụ thể
mà sử dụng phương pháp công tác giống thích hợp.

3.3.1. Chọn lọc giống gia cầm


3.3.1.1. Chọn lọc giống theo cá thể
Theo phương pháp này việc chọn lọc được thông qua kiểu
hình của các cá thể trong trong toàn đàn theo các giá trị của giống.
Phương pháp này thu được hiệu quả cao khi sự di truyền trội hoặc
lặn được qui định bởi các cặp gen. Ví dụ ở gà Plymouth trắng lặn qui
định bởi alen-c, mào đơn bởi alen-r, các cá thể mang các tính trạng

62
này là đồng hợp theo màu lồng và hình dạng mào nên chọn lọc la rất
đơn giản. Phương pháp chọn theo cá thể là rất hiệu quả với các tính
trạng có HSDT cao.
3.3.1.2.Chọn lọc theo gia đình, dòng họ
Phương pháp chọn lọc này được thực hiện thông qua giá trị
giống trung bình của gia đình, dòng họ. Giá trị giống trung bình
được tính cho cả các cá thể trong gia đình được chọn lọc. Phương
pháp này có hiệu quả cao khi các tính trạng chọn lọc có HSDT thấp.
3.3.1.3.Chọn lọc hỗn hợp (cá thể, dòng họ, gia đình)
Trong phương pháp này cho phép chọn các cá thể tốt nhất
trong các gia đình tốt nhất, là phương pháp có nhiều triển vọng và
được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia cầm.
Phụ thuộc vào chương trình công tác giống khác nhau, việc
chọn lọc được thực hiện trên 1 tính trạng hay nhiều tính trạng mà sử
dụng các hình thức chọn lọc sau:
-Chọn lọc liên tục theo một tính trạng: Được sử dụng chỉ
trong các trường hợp đặc biệt. Chọn lọc chỉ theo giá trị giống của
một tính trạng và kéo dài liên tục qua nhiều thế hệ cho đến khi đạt
mục đích giống đặt ra thì dừng lại. Sau đó chuyển sang chọn lọc theo
tính trạng khác. Phương pháp này được tiến bộ di truyền tương đối
nhanh nhưng chỉ ở một tính trạng. Ở gia cầm các tính trạng luôn có
liên quan với nhau nên việc chọn lọc theo phương pháp này gặp trở
ngại, vì vậy thường chỉ ứng dụng trong công tác giống với các dòng
chuyên dụng.
-Chọn lọc độc lập: Theo phương pháp này việc chọn lọc đồng
thời ở một số tính trạng cho đến khi các tính trạng đó đạt giới hạn
của giá trị giống xác định. Tức là đánh giá các cá thể thoả mãn đòi
hỏi thấp nhất được xác định cho mỗi tính trạng, nếu không thoả mãn
một tính trạng thì phải loại thải. Chỉ chọn các cá thể theo tất cả các
tính trạng trên giới hạn qui định. Ví dụ đưa ra giá trị giống về sức đẻ
trứng 220, trọng lượng trứng 55g thì tất cả các cá thể có SLT từ 220

63
và TLT từ 55g trở lên mới được chọn. Nhược điểm của phương pháp
này là phải loại thải đi các cá thể có giá trị cao chỉ ở một TT mong
muốn, các gia cầm có đặc tính quí ở một hướng sản xuất nào đó. Đòi
hỏi phải có số lượng lớn để chọn lọc. Phương pháp này ứng dụng
nhiều trong CNGC.
-Chọn lọc theo chỉ số giống: Chỉ số giống được qui định cho
tất cả cá thể và cho tất cả tính trạng giống. Chỉ số giống chung nhất
được thể hiện với mô hình toán học tổng quát là:
I = V1P1+V2P2+….....+VnPn
Trong đó P1,P2..Pn là giá trị chuyển đổi của các tính trạng
giống; V1,V2..Vn là hệ số xác định của giá trị giống; n là số lượng
tính trạng giống. Chỉ số giống sau đây hay dùng trong chăn nuôi gia
cầm:
I = 0,236 (P1- P1) + 0,132 (P2 – P2) + 14,56 (P3 – P3)
Trong đó P1,P2,P3 là sản lượng trứng (quả); khối lượng trung
bình của trứng (g) và khối lượng của gia cầm sau năm đẻ trứng đầu
tiên (kg); P1, P2, P3 là giá trị trung bình của các tính trạng tương
ứng trong quần thể.
3.3.2 Sử dụng ƣu thế lai trong chăn nuôi gia cầm
Sản lượng cao của các giống gà hướng trứng, tăng trọng
nhanh, tầm vóc lớn của các giống gà hướng thịt, khả năng sử dụng
thức ăn tốt của các dòng gà gần đây đã trở thành nổi tiếng trên thế
giới không thể tách rời khỏi sự lai tạo và sử dụng ưu thế lai.
Sự tăng về sức sống, độ lớn, sức sinh sản, tốc độ phát triển,
khả năng chống đỡ với bệnh tật và những thay đổi của khí hậu thời
tiết biểu hiện ở cơ thể lai so với cơ thể bố mẹ, kết quả của sự kết hợp
giữa các giao tử của bố, mẹ ở cơ thể con lai được gọi là ưu thế lai.
Trong chăn nuôi gia cầm đẻ nhận được ưu thế lai cao người ta
thường sử dụng các phương pháp lai đó là: Lai giữa các giống, lai
giữa các dòng và lai hỗn hợp từ 2,3,4 dòng hợp lại. Các dạng gà lai
điển hình về năng suất cao theo hướng trứng vỏ trắng, trứng vỏ màu

64
và gà lai theo hướng sản xuất thịt Broiler được giới thiệu trên các
bảng 3.6, 3.7.

3.3.2.1. Những lợi ích nhận được từ lai tạo


Thứ nhất, con lai có thể tổ hợp được các đặc tính tốt từ 2
giống khác nhau. Những khuyết tật tồn tại ở một giống sẽ không có
ở thế hệ sau nhờ vào sự bổ sung, đóng góp của các giống khác. Ví
dụ: một gà mái Leghorn trắng (LW) lai gà rốt đỏ (RIR) cho ra gà đời
con có sức đẻ trứng cao hơn gà RIR, trứng lớn hơn, thể trọng gà sau
thời gian đẻ trứng lớn hơn so với gà LW, trứng của gà lai sẫm màu
hơn…
Thứ hai, lai tạo hướng tới sự đồng nhất hơn về đặc trưng bên
ngoài thông qua chọn lọc, cho phép chọn, loại những con yếu, không
kinh tế và không cho sản phẩm.
Thứ ba, hai nhóm giống từ hai giống khác nhau có thể lai tạo,
sử dụng gen liên kết giới tính để chọn gà trống mái lúc mới nở ra
khỏi trứng.
Thứ tư, con lai thường biểu hiện ưu thế lai, các thành tích về
thế hệ con cháu cao hơn so với thành tích trung bình của bố mẹ
chúng. Ví dụ (theo Hutt và Cale) sự thay đổi sức sản xuất qua lai tạo:
sản lượng trứng đến 500 ngày tuổi là +22 quả; trọng lượng trứng
+2g; thể trọng +130g; tuổi đẻ trứng đầu tiên -5 ngày.

Bảng 3. 6: Gà lai đẻ trứng vỏ trắng


Trọng
Hãng sản Sản lƣợng Thức
Gà lai lƣợng
xuất trứng ăn/trứng
trứng (g)
Bebkok B- Bebkok
255-288 59,5-60,0 133-160
300 Mỹ
Euribrit Hà
Khixec trắng 253-287 60,3-61,9 150-162
lan

65
Roc trắng Róc Anh 270 61,5 150
Roc
Sayvur-228 243-286 58,4-61,5 146-178
Canada
Belarus-9 Nga 227-277 59,4-60,0 133-188
Za ria-17 Nga 243-257 59,0-61,0 165-171
Hybrit-212 Đức 238-277 6,5-62,6 144-171
Babona
Tetran 243-286 58,4-61,5 146-178
Hung

Giữa 2 nhóm gà đẻ trứng vỏ trắng và vỏ màu có đặc điểm là:


Sản lượng trứng tương đương nhau (230-290/235-296); trọng lượng
trứng vỏ màu cao hơn vỏ trắng; chi phí thức ăn để sản xuất trứng gà
vỏ màu cao hơn chút ít (133-190/151-190), tầm vóc cơ thể sau khi
đẻ nhóm gà vỏ màu cao hơn. Gà đẻ trứng vỏ màu ít chịu ảnh hưởng
của stress môi trường, sức sản xuất trứng ổn đinh và tỷ lệ nuôi sống
cao hơn gà lông trắng, đẻ trứng vỏ trắng. Vì vậy tạo gà lai đẻ trứng
vỏ màu đang là xu hướng của các nhà tạo giống gà.
Bảng 3. 7: Gà lai đẻ trứng vỏ màu
Trọng
Hãng sản Sản lƣợng Thức
Gà lai lƣợng
xuất trứng ăn/trứng
trứng (g)
Bebkok B- Bebkok
235-255 61,8-62,5 151-193
380 Mỹ
Decan Decanb
256-296 63,0-65,4 170
Ambelin Mỹ
Decan Decanb
256-296 53,0-65,0 170
Drilink Mỹ
Khixec đỏ Euribrit Hà
260-293 61,2-63,5 172
lan
Khubard Khubard 265-279 61,4-62,5 165

66
Mỹ
Lohman Lohman
279 62,5 168
Đức
Roc đỏ Roc Anh 270 63,0 154
Uoren SSL Uoren Mỹ 256-289 61,1-62,1 153-166
Tetral CL Babina
244-274 64,1-65 154-181
Hung

3.3.2.2. Lai tạo và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gia
cầm ở nước ta
Ứng dụng các thành tựu của di truyền học và lai tạo giống gia
cầm của thế giới vào thực tiễn chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã được
các nhà khoa học quan tâm từ những năm 70, nhưng phát triển mạnh
và có đóng góp tích cực cho sản xuất là khoảng 10 năm trở lại đây.
Các công trình nghiên cứu lai tạo được thực hiện theo 3 hướng: 1)
lai giữa các giống/dòng gia cầm cao sản nhập nội; 2) lai giữa các
giống gia cầm địa phương trong nước; 3) lai giữa một giống là gia
cầm cao sản nhập nội với một giống địa phương. Kết quả các công
trình nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
chăn nuôi (tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, nay là
nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, tạp chí chăn nuôi của Hội chăn nuôi Việt Nam và
trên website của Bộ giáo dục và đào tao www/hed.edu.vn. Thông tin
chi tiết tìm trên các tài liệu này). Thống kê chưa đầy đủ, các công
trình nghiên cứu về lai tạo và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gà
thể hiện trên bảng 3.8.
Bảng 3. 8: Tổng hợp các công trình lai tạo gà đã công bố ở
nƣớc ta
Cặp lai Tác giả, năm công bố
Plymouth x Ri Tạ An Bình, 1973

67
Red Rhode island x Mía
Cornish x Ri
Phù lưu tế x Sussex
Plymouth x Ri Nguyễn Đức Hưng, 1975
Red Rhode island x Ri
Newhampshire x Ri
Các dòng gà Plymouth Lê Hồng Mận, Đoàn Xuân Trúc,
TD8 xTD3 1984
TD83 x TD9
Red Rhode island x Ri Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài
Tao, 1985
Các dòng gà Leghorn Nguyễn Huy Đạt, 1991
BVX x BVY
Tổ hợp lai 3 máu của gà Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận,
Hybro 85 Nguyễn Huy Đạt, Trần Long,
1993
Ross 208 x HV85 Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận,
Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn
Thanh Sơn, 1996
Tiền Giang x Tam Hoàng Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung,
Đồng Sỹ Hùng, 1997
Rhode island x Goldline Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung,
Đồng Sỹ Hùng, 1997
Tam Hoàng 882 x RhodeRi Phạm minh Thu, Trần Công
Xuân, 1997
Đông Tảo x TH Jangcun Nguyễn Đăng Vang, Trần Công
Xuân, 1999
Giữa các dòng gà Bình Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung,
Thắng (BT1, BT2) Đồng Sỹ Hùng, 1999
Kabir x Ri Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn
Mía x Ri Huy Đạt, 1999

68
Tam Hoàng x Brownic Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Thị
Tam Hoàng x Bình Thắng Thanh, 1999
Kabir x Ri Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn
Tam Hoàng x Ri Huy Đạt, Nguyễn Đăng Vang,
Tam Hoàng x Mía 2001
Tam Hoàng x Hồ
Kabir x Lương Phượng Trần Công Xuân và cộng sự,
Lương Phượng x Kabir 2002
Mía x Kabir Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức
Ri x Kabir Hưng, Nguyễn Đăng Vang,
2002
Lương Phượng x Sasso Phùng Đức Tiến và cộng sự,
2003
Tam Hoàng x Tàu Vàng Lâm Minh Thuận, 2004
Lương Phượng x Tàu Vàng
Lương Phượng x Ri Nguyễn Huy Đạt, 2004
Goldline x Ai Cập Phùng Đức Tiến và cọng sự,
2004
Ri x Lương Phượng Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt,
Mía x Lương Phượng 2006
Đông Tảo x Lương Phượng
Ri x Kabir
Mía x Kabir
Đông Tảo x Kabir

Các đối tượng gia cầm khác cũng được lai tạo với những
công thức khác nhau. Lai giữa vịt Bắc kinh với vịt Bầu (Phạm Văn
Trượng và cộng sự, 1990), lai giữa vịt Khakicampbell với vịt Cỏ
(Nguyễn Đức Hưng, 1993; Trần Thanh Vân, 1998), Giữa các dòng
vịt siêu thịt với nhau (Hoàng Văn Tiệu và cộng sự, 1993, 2003,
2004, 2005)… Lai giữa các dòng ngan pháp với nhau và với ngan

69
nội: lai chéo dòng ngan pháp R31 x R51 (Nguyễn Đức Hưng, Mai
Danh Luân, 2001), lai giữa ngan R71 và vịt CV-2000 (Nguyễn Đức
Hưng, Lương Thị Thủy, 2004; Phạm Văn Trượng, Nguyễn Đức
Trọng, 2003)… Lai giữa các dòng bồ câu pháp với bồ câu nhà (Trần
Công Xuân và cộng sự, 2003-2004)…Ở hầu hết các công thức lai và
hầu như ở tất cả các đối tượng gia cầm khi lai đều cho ưu thế lai và
có thể sử dụng trong sản xuất thịt, trứng có hiệu quả cao hơn các
giống địa phương. Một số nhóm giống mới đã được công nhận đưa
vào sản xuất như gà RốtRi, gà Bình Thắng (BT1, BT2)…

3.3.3.Phƣơng pháp tạo các dòng gà lai có năng suất cao


Các dòng gà lai có năng suất cao hiện nay được ra theo
nguyên tắc chung và theo sơ đồ sau của Piuzen (1982).

Quần thể từ một hoặc nhiều giống ban đầu

+Hình thành các dòng cận huyết

Các dòng cận huyết


E B Z M
A B C F M
+Thử nghiệm sự kết hợp
giữa các dòng
Các dòng có khả năng kết hợp tốt
B E C Z M

BE x EC ZM +Con lai đơn (2 dòng)

BCE ECZM +Con lai phức tạp (3-4 dòng)

70
Lai kinh tế trong chăn nuôi gà công nghiệp có nhiều công
thức khác nhau:
-Đơn giản nhất là lai chéo 2 dòng. Ví dụ: trống Leghorn dòng
X với mái dòng Y = mái thương phẩm Leghorn.
-Giữa trống dòng thuần với mái là sản phẩm lai tạo để tạo ra
con lai thương phẩm. Ví dụ: công thức lai Plymouth 791 (P.983)
Bước 1 tại trại ông bà lai trống 488 x mái 433 132A
(P.83).
trống 799 x mái 799 dòng thuần (P.9)
Bước 2 tại trại bố mẹ lai trống dòng thuần 799 x mái lai
132A 791

-Giữa gà trống dòng cha, mái dòng mẹ đều là sản phẩm lai
cùng giống hoặc khác giống tạo ra gà lai thượng thẩm 4 máu. Ví dụ
công thức lai tạo gà Hybro của Cuba. Bố là sản phẩm của 2 dòng
Cornic P1,I1; mẹ là sản phẩm của 2 dòng Plimut B1,B7.

3.4. Hệ thống công tác giống gia cầm


Các nước có ngành gia cầm phát triển, hệ thống giống có
dạng hình tháp mà đỉnh là các trung tâm giống gốc, tiếp đến là các
trại giống ông bà, trại giống bố mẹ, dưới cùng là hệ thống các trại
thương phẩm có số lượng và qui mô lớn gấp nhiều lần các cơ sở
cung cấp giống.
-Trung tâm giống gốc có nhiệm vụ giữ giống gốc nguyên
chủng, cải tiến giống cho phù hợp với địa phương và yêu cầu của
sản xuất, tự thay đàn. Sản phẩm là gia cầm thuần chủng dòng thuần,
cung cấp giống cho trại ông bà.
-Trại ông bà nhân giống và lai chéo dòng để tạo ra gia cầm
hậu bị bố mẹ theo các công thức lai đã định trước.

71
-Trại thương phẩm chỉ nên mua gia cầm con từ trại bố mẹ
mới đảm bảo chất lượng con giống.
Trong chăn nuôi gia cầm không dùng dòng thuần để nuôi
thương phẩm mà phải trải qua quá trình lai kinh tế theo các công
thức nhất định đã được nghiên cứu xác định. Lai kinh tế nhằm mục
đích: Tạo giống thương phẩm có sức sống cao, dễ nuôi, hiệu quả
kinh tế cao hơn là dòng thuần. Tạo đặc điểm màu lông khác nhau để
tách trống mái lúc mới nở. Nhằm giữ độc quyền về con giống, giống
gốc, giống ông bà, người nuôi thương phẩm nuôi gia cầm lai không
tự nhân đàn để tái sản xuất được.

3.5. Các giống gia cầm đang nuôi phổ biến hiện nay
3.5.1. Các giống gà
3.5.1.1. Gà hướng trứng
Đặc điểm chung
Gà hướng trứng được phổ biến trong nước cũng như trên thế
giới bởi chính ở sản lượng trứng cao của nó (trên 250 trứng/năm).
Gà hướng trứng có đặc điểm chung là: Tầm vóc nhỏ, bộ lông dày,
sít, ép sát vào thân. Mào, tích tai phát triển lớn. Chân nhỏ, cao,
không có lông. Cơ thể có kết cấu vững chắc, dạng hình thoi hay hình
chữ nhật dài. Sinh trưởng chậm nhưng thành thục về tính sớm (20-
21 tuần tuổi). Hoạt động sinh dục mạnh, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở
cao, không còn khả năng ấp bóng, thuộc loại thần kinh linh hoạt).
Hiện nay phân thành 2 nhóm gà đẻ trứng đó là gà đẻ trứng vỏ trắng
và gà đẻ trứng vỏ màu. Tiêu biểu cho các giống gà hướng trứng là
các giống Leghorn (trắng và đỏ), gà trắng Nga, gà Minhorka (Địa
Trung Hải)…điển hình là giống Leghorn (hình 3.5).

72
Hình 3. 5: Gà Leghorn trắng

Gà Leghorn là giống chuyên trứng cao sản nhất thế giới hiện
nay. Gà được tạo ra từ giống gà địa phương của Ý (Từ cảng Livor Ý
gà chuyển sang Mỹ năm 1835, gà có lông màu trắng, nhỏ con nhưng
đẻ trứng tốt). Qua quá trình lai tạo các nhà khoa học Mỹ đã cho
giống gà Leghorn ngày nay. Gà Leghorn đã có ảnh hưởng lớn đến
toàn bộ ngành gà công nghiệp thế giới. Nó được nuôi rộng rãi ở hầu
khắp các nước, ở các vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Trong
sản xuất trứng gà Leghorn luôn chiếm tỷ trọng cao về đầu con và
cao nhất về sản lượng trứng.
Đặc điểm ngoại hình: Gà Leghorn có lông trắng toàn thân, và
có giống Leghorn màu đỏ. Bộ lông dày, sít, xếp sát vào thân. Cấu
trúc cơ thể chắc chắn, bộ xương khoẻ chắc. Mào đơn có 5 khía răng
cưa nhỏ, gà mái khi đã đẻ gà thường ngả về một phía. Đầu nhỏ, mắt
xanh, lá tai màu trắng xanh là đặc trưng di truyền trội của giống. Cổ

73
dài trung bình, ngực phát triển và hơi thẳng. Bụng và đuôi phát triển,
với lông dài, mỏ, da, chân màu vàng.
Sinh trưởng phát dục: Thể trọng gà con 1 ngày tuổi là 39-
40g/con. Thể trọng khi đẻ trứng quả đầu tiên là 1,4-1,6kg. Trưởng
thành gà mái nặng 1,7-1,8kg, gà trống là 2,0-2,2kg/con. Là giống
thành thục sớm, gà con đủ lông ở thánh thứ nhất, gà mái bắt đầu đẻ
lúc 5-5,5 tháng tuổi.
Sản lượng trứng trung bình một gà mái trong năm là 250-280
trứng, trọng lượng trứng 55-60 g/quả. Nhiều nước nuôi tốt gà
Leghorn cho 300 trứng/con như Nhật, Canada, Mỹ. Tỷ lệ nở và
trứng thụ tinh cao. Vỏ trứng có màu trắng.
Ở Việt Nam gà Leghorn nhập vào lẻ tẻ từ nhiều nước khác
nhau nhưng nhiều nhất là từ Cuba từ năm 1974, khi Cuba giúp xây
dựng các trung tâm giống gà quốc gia. Ta nhập từ Cuba 2 dòng gà
hướng trứng giống Leghorn là X và Y.

Hình 3.6: Gà Leghorn nuôi ở Việt Nam

Đặc điểm gà dòng X: Thân gọn, thon nhẹ, dài; mỏ, da chân
màu vàng; lông màu trắng có ánh vàng; mào đơn 5 khía, to, đỏ tươi.
Gà trống mào thẳng đứng, gà mái mào to ngả về bên trái che kín
mắt. Lá tai màu trắng xanh. Tính tình nhanh nhẹn, ưa hoạt động. Gà
dòng Y đặc điểm tương tự gà dòng X. Khi mới nở gà con lông có

74
màu nhạt hơn gà dòng X. Gà trống có chân cao hơn so với gà dòng
X.
Bảng 3.9: Sức sản xuất của 2 dòng gà Leghorn X và Y Ở
Việt Nam
Đặc điểm Gà dòng X Gà dòng Y
Thể trọng lúc 9 tuần tuổi (g/con):
700-800 700-800
trống
600-650 580-650
mái
Thể trọng lúc 19 tuần tuổi (g/con):
1750-1850 1680-1800
trống
1300-1450 1250-1450
mái
Thể trọng lúc trưởng thành (g/con)
2200-2500 2100-2300
trống
1600-1800 1600-1800
mái
Sản lượng trứng (quả/mái đẻ/năm) 240-260 235-255
Trọng lượng trứng (g/quả) 51-55 52-56
Tỷ lệ ấp nở (%) 76-79 76-77
Thức ăn chi phí để sản xuất 10 quả
1,60-1,90 1,70-1,80
trứng(kg)
Trong sản xuất tạo ra gà lai thương phẩm trứng từ việc lai
giữa trống dòng X với mái dòng Y, con lai XY có sức sống, sức đẻ
trứng cao hơn cả 2 dòng thuần, chi phí thức ăn thấp hơn. Gà Leghorn
hiện đang được nuôi ở hầu khắp các tỉnh trong nước.
Ngoài gà Leghorn các giống gà hướng trứng khác như
Minhorka, Leghorn đỏ, gà Nga trắng…Thế giới đang đi theo hướng
tạo gà Minileghorn, tầm vóc nhỏ nhưng sức đẻ trứng không thua gà
Leghorn hiện tại.

3.5.1.2. Gà hướng thịt


Đặc điểm chung

75
Gà hướng thịt có đặc điểm chung là tầm vóc lớn, tốc độ sinh
trưởng nhanh, cơ thể có dạng hình khối vuông, bộ lông phát triển
không ép sát vào thân, đầu to, cổ to ngắn, mỏ to chắc, ngực sâu rộng,
lưng dài, rộng, phẳng, đùi lườn phát triển, xương thô, thành thục
muộn, bản năng ấp bóng cao nên ản lượng trứng thấp (150-170
trứng/năm), khối lượng trứng lớn (58-60g/quả), thường có bản năng
ấp trứng cao. Tỷ lệ thụ tinh và ấp nở thấp. Tính tình hiền lành, chậm
chạp. Đại diện tiêu biểu cho hướng thịt là giống gà Cornic (Cornish)
hình 3.7.

Hình 3.7: Gà giống Cornish

Một số đại diện điển hình


Các giống gà thịt Châu Á
Là những giống có tầm vóc lớn, trước đây đã nổi tiếng về khả
năng cho thịt cao. Được sử dụng nhiều để tạo ra các giống gà chuyên

76
thịt cao sản hiện nay. Màu lông đa dạng, tuổi thành thục muộn, sản
lượng trứng thấp, trọng lượng trứng lớn. Các giống nổi tiếng gồm:
Gà Brama: Gốc ở vùng Brama Ấn độ, tạo ra từ gà thịt địa
phương với gà Châu Á khác. Từ Ấn độ được chuyển chuyển đi các
nước khác vào đầu thế kỷ IX. Gà có tầm vóc lớn, gà mái 4 kg; gà
trống 5-5,5kg; sản lượng trứng 80-100 quả /năm. Trọng lượng trứng
60-65 g/quả. Vỏ trứng màu nâu.
Gà Cochinchin (co xi xin): Gốc Trung Quốc. Màu lông đa
dạng, mào đơn; gà trống 4-5kg; gà mái 4kg; tuổi đẻ 8-9 tháng.
Gà Lang san: Gốc Trung Quốc; thể chất khoẻ, lông đen có
các vệt xanh sẫm, bộ lông dày. Thể trọng gà mái 3-3,5kg, gà trống 4-
4,5kg. Sản lượng trứng 120-140quả/năm; trọng lượng trứng 65-68g,
vỏ trứng màu nâu.

Các giống gà để sản xuất gà thịt broiler


Ở tất cả các nước có ngành chăn nuôi công nghiệp phát triển,
sản xuất gà thịt Broiler đều dựa trên cơ sở 2 giống Plymouh rock
(làm mẹ) và gà Cornish (làm bố).
Gà Plymouth trắng: Là giống được tạo ra ở Mỹ vào cuối thế
kỷ IX, gà mang tên thành phố mang tên nới đã sinh ra nó. Ban đầu
tạo ra gà Plymouth vằn (1860-1870), sau đó lai với gà Leghorn
trắng, Wyandotte trắng để tạo ra gà Plymouth trắng. Do có nhiều đặc
tính kinh tế quý nên gà nhanh chóng được phổ biến ra nhiều nước
trên thế giới. Gà được nuôi thuần chủng hoặc lai tạo gà lai nuôi thịt
Broiler.
Gà có tầm vóc lớn, lông trắng trội. Đầu hơi nhỏ so với toàn
thân. Mào đơn thẳng, độ lớn trung bình. Tích tai màu đỏ. Cổ và lưng
ngắn, ngực sâu, rộng.
Thể trọng trưởng thành gà trống 3-3,5kg; gà mái 2,8-3,2kg.
Thành thục muộn, tuổi đẻ 6,5-7 tháng. Sản lượng trứng 170-180

77
quả/năm. Trọng lượng trứng 58-60g. Trong chăn nuôi gà công
nghiệp được dùng làm dòng mẹ để tạo gà lai Broiler.
Gà Plymouth ở Việt Nam
Nước ta nhập gà Plymouth rock từ Cuba với 3 dòng khác
nhau ký hiệu là 433, 488,799. Sau nhiều năm nuôi thích nghi tại
trung tâm gà giống Tam Đảo còn có tên là TĐ3 (dòng nhẹ),
TĐ8,TĐ9 (dòng nặng).

Bảng 3.10: Đặc điểm tóm tắt của 3 dòng gà Plymouth rock
nuôi ở nƣớc ta
Dòng 433 Dòng 488 Dòng 799
Đặc điểm
(Nhẹ) (Nặng) (Nặng)
Hướng sản xuất Trứng-thịt Thịt Thịt
Lông, kết cấu cơ thể Trắng, thon Vằn đen-
Trắng, thô
nhẹ trắng
Khả năng chịu nóng Tôt Kém Kem
Thể trọng 8 tuần tuổi 1150-1300 1250-1450 1500-1650
1000-1100 1050-1200 1250-1300
TT lúc 19 tuần tuổi 3100-3300 3200-3500 3600-4400
2100-2400 2200-2500 2400-2800
TT lúc trưởng thành 3900-4100 4000-4500 4350-4650
2900-3200 3000-3500 3450-3650
Gà thịt 8 tuần tuổi 1050-1100 1150-1250 1200-2500
Chí phí TĂ/kg P tăng 2500-3000 2500-3000 2200-2500
Sản lượng trứng/năm 180-190 170-180 170-175
Trọng lượng trứng (g) 56-59 56-57 57-58
Tỷ lệ phôi (%) 88-90 86-90 80-85
Tỷ lệ sống đến 8 tuần
95-98 96-98 90-95
(%)

78
Trong sản xuất gà lai nuôi thịt ở nước ta thường lai giữa các
dòng thuần này với nhau theo các công thức:

Dòng mẹ 433 x dòng bố 488

Con lai 132A: làm mẹ x Dòng bố 799

Con lai 3 máu 791


Con lai 132A có đặc điểm đẻ tốt. Sản lượng trứng 183-185
quả/năm. Tỷ lệ ấp nở 82-87%. Gà nuôi thịt 8 tuần tuổi đạt 1100-
1200g/con. Gà lai này có thể nuôi được trong khu vực tập thể và cả
trong gia đình.
Con lai 791 có màu lông vằn giống dòng thuần 799. Nuôi thịt
8 tuần tuổi đạt 1350-1600g/con. Chi phí thức ăn thấp nên được
người nuôi nước ta ưa thích.
Gà Hybro
Gà Hybro hướng chuyên thịt, tạo ra ở Hà lan năm 1973. Nước
ta nhập vào từ Cuba năm 1985. Gà Hybro có bộ lông màu trắng,
nhập về nước ta 4 dòng S1, S3, S5, 12; nước ta gọi là V1,V3,V5,12.
Mục đích sử dụng 4 dòng này là tạo ra gà lai nuôi thịt theo hướng
Broiler theo các công thức 3-4 máu.

V1 x 12 V3 x V5

V1-12 x V3V5

V1-12V3V5 (gà lai 4 máu)

Công thức lai 4 máu hiện nay ít dùng.

79
Công thức lai 3 máu theo sơ đồ sau được dùng phổ biến
V3 x V5

V3-5 x V1

V1V3V5 (con lai 3 máu)


Đặc điểm của các dòng thuần
-Dòng V1(S1) là dòng từ giống Cornish trắng. Tầm vóc to,
mào đơn, ngực nở, là dòng nặng cân nhất. Thể trọng lúc 49 ngày là
2,2-2,5kg, lớn nhanh, mọc lông nhanh.
-Dòng V3 (S3) là một dòng từ giống Plymouth rock trắng.
Tầm vóc to, mào đơn, chân ,da vàng, lớn nhanh.
-Dòng V5 (S5) là một dòng từ giống Plymouth rock trắng.
Tầm vóc nhỏ hơn hai dòng trên. Sức đẻ trứng cao đạt 180 quả/năm;
gà lớn nhanh.
Cả ba dòng đều có màu lông trắng tuyền, mào đơn; chân, da
vàng; cân đối; ngực sâu rộng; đùi to; sinh trưởng tốt.

Bảng 3.11: Sức sản xuất của 3 dòng thuần gà Hybro


Đặc điểm Dòng V1 Dòng V3 Dòng V5
Thể trọng lúc 42
1000 900 800
ngày (g)
Thể trọng lúc 140
3400/2700 3200/2500 3100/2400
ngày (g)
Thể trọng 252 ngày
4400/3700 4200/3500 4100/3500
(g)
Sản lượng trứng
130 150 180
(quả/năm)

Khối lượng trứng (g) 60 58 56

80
Gà Cornic (Cornish)
Các nhà tạo giống Anh đã tạo ra gà Cornic từ việc lai gà chọi
Bôixốp (Ấn Độ) Với gà chọi Azil và gà chọi của Anh vào năm 1850.
Năm 1987 gà được đưa qua Mỹ và giống được hoàn thiện tại Mỹ.
Hiện nay gà Cornic là giống có vai trò quan trọng trong lai tạo ra các
gà lai nuôi thịt với vị trí luôn luôn là dòng bố. Là một giống chuyên
thịt nhưng ít được chú ý dưới dạng thuần chủng, chỉ khi lai với các
giống nặng cân trung bình cho kết quả nuôi thịt khá mới được mọi
người quan tâm. Gà trưởng thành thể trọng con trống là 4,0-4,8kg;
con mái 3,4-3,6kg. Nuôi thịt 10 tuần tuổi đạt 1,2-1,5kg. Sản lượng
trứng 130-140 quả/năm; trọng lượng trứng 58,06g. Tỷ lệ nợ 70%. Gà
có nhược điểm là tỷ lệ thụ tinh thấp, gà con khó nuôi, nên ít được
nhân thuần. Nước ta nhập gà Cornic từ lâu, gần đây có nhập thêm
dòng K làm bố trong các công thức lai tạo. Dòng K có sức sản xuất
cao, 8 tuần đạt 1340-1370g; 19 tuần đạt 2500-2600g. Sản lượng
trứng 160 quả; trọng lượng trứng 58-60g; chi phí thức ăn cho 1kg
tăng trọng là 2,4kg. Ở nước ta, lai giữa bố dòng K với mẹ dòng 799
thuộc giống Plymouth con lai cho kết quả tốt. Nuôi thịt 8 tuần tuổi
đạt 1600g (gà trống), 1300 (gà mái); 10 tuần tuổi đạt 1700-1800g.

3.5.1.3.Gà kiêm dụng


Đặc điểm chung
Các giống gà kiêm dụng mang đặc điểm trung gian giữa gà
trứng và gà thịt về cấu trúc cơ thể, tầm vóc, sức sản xuất. Nhìn
chung nó là sản phẩm lai tạo giữa các giống nhẹ cân và nặng cân.
Một số giống đã nhập vào nước ta có ý nghĩa trong sản xuất là:
Gà Rốt đỏ (Red Rhode island)
Gà Rốt được tạo ra tại bang Rhode island (Mỹ) và mang tên
của bang này.

81
Từ khi được tạo ra gà không ngừng được hoàn thiện và nhanh
chóng phổ biến khắp các nước trên thế giới. Gà có màu lông đỏ sẫm,
mào đơn thẳng, to trung bình, lá tai đỏ, chân có màu vàng da cam.
Thể trọng gà mái 2,5-2,8kg, gà trống 3,2-3,5kg. Tuổi đẻ 5,5-6 tháng.
Sản lượng trứng 180-200 quả/năm; trọng lượng trứng 55-58g. Tỷ lệ
thụ tinh và ấp nở cao, gà dễ nuôi thích hợp với nhiều vùng khí hậu.
Gà thích hợp tốt với điều kiện Việt Nam và lai với gà mái Ri cho con
lai sinh trưởng và đẻ trứng đều tốt.

Hình 3.8: Gà Rhode Island

Sơ đồ lai tạo gà Rốt khá phức tạp.

Gà mái địa phương (Mỹ) x Gà trống gốc Châu Á (Cochichin)

Gà lai có màu đồng nhất x gà trống Leghorn đỏ

Red Rhode island


Gà có năng suất trứng cao, lông nâu đỏ

82
Các giống gà khác đưa vào nước ta như Newhampshire,
Wyandotte, Sussex… những năm gần đây có nhập thêm các giống
gà đẻ trứng vỏ màu như Goldline, Moravia…
Các giống gia cầm chính được nhập nội vào nước ta qua con
đường chính thức từ năm 1990 đến nay thể hiện trên bảng 3.12, 3.13.

Bảng 3.12: Các giống gà đƣợc nhập nội từ năm 1990 đến nay.

Năm
Stt Giống Nguồn gốc nhập Hiện trạng
đầu tiên
I Gà chuyên thịt
1 BE.88 Cu Ba 1993 Không còn
2 AA (Arbor Acress) Mỹ 1993 Phát triển
3 ISA Vedette Pháp 1994 Không còn
4 ISA. MPK Pháp 1998 Phát triển
5 Avian Mỹ 1993 Phát triển
6 Ross-208, 308, 408 Anh 1993 Phát triển
7 Lohmann meat Đức 1995 Phát triển
8 Cobb Mỹ 1997 Phát triển
II Gà chuyên trứng
1 Goldline. 54 Hà Lan 1990 Không còn
2 Brown Nick Mỹ 1993 Phát triển
3 Hisex Brown Hà Lan 1995 Phát triển
4 Hyline Mỹ 1996 Phát triển
5 ISA Brown Pháp 1998 Phát triển
6 Babcodd-B380 Pháp 1999 Phát triển
Đang phát
7 Lohmann Brown Đức 2002
triển

83
III Gà kiêm dụng
Còn lại
1 Tam Hoàng 882 Trung Quốc 1992
không nhiều
Còn lại
2 Tam Hoàng Jiangcun Hồng Công 1995
không nhiều
Phát triển
3 Lương Phượng Trung Quốc 1997
mạnh
Còn lại
4 ISA-JA 57 Pháp 1997
không nhiều
5 Sasso (SA 31) Pháp 1998 Phát triển
6 Kabir Israel 1997 Phát triển
7 ISA. Color Pháp 1999 Phát triển
8 Ai Cập Ai Cập 1997 Phát triển
9 Hubbard Plex Pháp 2000 Phát triển
10 Newhampshire Hungari 2002 Ít phát triển
11 Yellow Godollo Hungari 2002 Ít phát triển
Đang phát
12 Gà Sao Hungari 2002
triển
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006.

Bảng 3.13: Các giống vịt đƣợc nhập nội từ năm 1990 đến nay.

Năm
TT Giống Nguồn gốc Hiện trạng
nhập
I Các giống vịt
Trước
1 Super M Anh 1990 và Phát triển tốt
sau 1990
2 Super Layer 2000 Anh Phát triển tốt
3 Khakicampell Anh Phát triển tốt

84
II Các giống ngan
Kém phát
1 Dòng R31 Pháp 1992
triển
2 Dòng R51 Pháp 1992 Phát triển tốt
3 Dòng R71 Pháp 1997 Phát triển tốt
4 Dòng siêu nặng Pháp 1997 Phát triển tốt
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006.

3.5.1.4. Các giống gà đang nuôi ở nƣớc ta


1) Gà Ri.
Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta
và được nuôi phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ
biến nhiều nhất ở vùng đồng bằng trung du Bắc bộ và trung Nam
Bộ.
Ngoại hình : Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông
không đồng nhất, gà mái có màu lông vàng, nâu, nâu nhạt, đen hoặc
điểm các đốm đen ở đầu, cánh, cổ và chót đuôi. Gà trống có bộ lông
sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi, nhưng đa số có màu vàng
đậm, tía. Đầu thanh đa số mào đơn (95%). Da chân vàng, chân có 2
hàng vẩy, thịt vàng, vẩy chân có khi màu đen gọi là chân chì. Gà Ri
mọc lông sớm, chỉ hơn 1 tháng con đã đủ lông như gà trưởng thành.
Phần lớn gà Ri có màu lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ,
thanh, có mào đơn . Gà trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có
lông đen, dáng chắc khỏe, ngực vuông và mào đứng.

85
Hình 3.9: Gà Ri
Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 28g (Theo sử An Ninh và
đồng nghiệp- 2003), lúc 4 tháng tuổi gà trống trung bình đạt 1,7 kg,
gà mái 1,2 kg, khối lượng cơ thể khi 1 năm tuổi, con trống nặng 1,8 -
2,5 kg; con mái nặng 1,3 - 1,8 kg.
Gà Ri là giống phát dục sớm : 4- 4,5 tháng đã bắt đầu đẻ. Sản
lượng trứng đạt 120 - 150 quả/mái/năm. Nếu nuôi tốt, thực hiện chế
độ cai ấp khi có con có thể cho sản lượng 164 - 182 quả/mái/năm
(Theo kết quả nghiên cứu của viện chăn nuôi- 1970 ). Khối lượng
trứng 40 - 45 g, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89 - 90%, tỷ lệ nở trứng ấp:
94% tỷ lệ nuôi con đến 2 tuần tuổi là 98% (Theo sử An Ninh và đồng
nghiệp - 2003 ).
Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri là gà mọc lông, phát dục sớm,
thịt trứng thơm ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ít
mẫn cảm đối với bệnh cầu trùng, bạch lỵ, đường hô hấp. Nhưng tầm

86
vóc bé, trứng bé, sản lượng trứng thấp và tính đòi ấp cao. Vì vậy, gà
Ri thích hợp với chế độ nuôi quảng canh theo hướng cả thịt và trứng
ở từng hộ gia đình. Trong tương lai, khi mà trên đại trà ngành gà
nuôi các giống gà cao sản, nuôi thâm canh thì gà Ri sẽ được coi là
một đặc sản.
2) Gà Hồ.
Nguồn gốc của gà Hồ từ làng Lạc Thổ, Thị trấn Hồ, xã Song
Hồ, huỵện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển
gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng quê
Kinh Bắc cổ kính. Nơi sản xuất ra tranh Ðông Hồ, đã đi vào lịch sử
và được lưu truyền cho đến ngày nay. Gà Hồ cũng được nuôi phổ
biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ và một số vùng khác ở
miền Bắc (Theo Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa Cương- 1994 ).
Đặc điểm ngoại hình: Gà Hồ có tầm vóc khá to so với các
giống gà địa phương khác. Đặc điểm của con trống theo thành ngữ
chọn giống của dân địa phương là : Đầu công, mình ốc, cánh võ trai,
đuôi nơm (chính cái nơm úp cá, để đạp mái dễ) da bụng, cổ màu đỏ,
mào xuýt (mào kép), diều cân ở giữa; quản ngắn, đùi dài (cho thịt
đùi nhiều) chân tròn, ngón tách nhau, da vàng, thịt ngon, lông mã
lĩnh hay mận chín. Lông gà mái màu lá chuối hay màu võ nhãn,
màu đất thó. Gà trống da vàng, màu lông mận chín hay mận đen,
ngực nở, chân cao vừa phải, mào xuýt, thân hình chắc chắn. Khối
lượng mới nở 45 g/con, lúc trưởng thành con trống nặng 4,5 - 5,5
kg/con; con mái nặng 3,5 - 4,0 kg/con. Bắt đầu đẻ lúc 185 ngày tuổi.
Một năm đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa đẻ được 10-15 quả trứng. Khối lượng
trứng 50-55 g/quả.

87
Hình 3. 10: Gà Hồ

Tuổi đẻ của gà Hồ muộn 7,5 - 8 tháng. Sản lượng trứng 55 -


57 quả/năm/mái, khối lượng trứng 55 - 58 g (Theo Hội chăn nuôi
Việt nam - 2002). Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi là 80%, tỷ lệ ấp nở
70%, tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi 80% (Theo sử An Ninh và đồng
nghiệp - 2003). Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận - 2003 gà Hồ có
sản lượng trứng đạt 60 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng ấp 70 - 80%.
Gà Hồ có thân hình vạm vỡ và là giống gà địa phương có từ
lâu đời nên cũng có những ưu điểm của gà địa phương. Thịt, trứng
thơm ngon, sức chống chịu với ngoại cảnh tốt, nhưng sản lượng
trứng thấp. Do đó, gà Hồ được xếp vào nhóm ― gà hướng thịt ― của
Việt nam.

3) Gà Mía.
Gà Mía có nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện,
tỉnh Hà Tây (nay thuộc xã Sơn tây - Hà Tây )
Đặc điểm ngoại hình: Gà Mía là giống gà duy nhất ít bị pha
tạp so với các giống gà nội khác. Ngoại hình gà Mía hơi thô: Mình
ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, mào đơn, chân có 3 hàng vảy, da đỏ
sắc lông gà trống màu tía, ga mái màu nâu xám hoặc vàng. Nói

88
chung màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông
chậm, đến 15 tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống.
Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32g (Theo sử An Ninh và
đồng nghiệp- 2003). Lúc 4 tháng tuổi (giết thịt) bình quân con trống
đạt 2,32 kg, con mái 1,9 kg, Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1 kg,
con mái 2,4 kg (Theo tài liệu quỹ gen - 2001). Khi trưởng thành gà
nặng 3 - 3,5 kg; gà trống đạt tới 5 kg (Lê Hồng Mận, Hoàng Hoa
Cương - 1994). Theo hội chăn nuôi Việt nam khối lượng gà mái
trưởng thành 2,5 -3 kg; trống 3,5 - 4 kg.
Tuổi đẻ muộn 7 - 8 tháng, sản lượng trứng 50 - 55
quả/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 55 g (Theo hội chăn nuôi Việt
Nam - 2002). Tỷ lệ trứng có phôi 88%; tỷ lệ ấp nở 83%, tỷ lệ nuôi
sống đến 8 tuần 98% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003). Gà
Mía có sản lượng trứng trung bình 70 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có
phôi và ấp nở đạt 70 - 75% (Theo Bùi Đức Dũng, Lê Hồng Mận -
2003).
Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức
khoẻ tốt, thích hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ
muộn, sản lượng trứng thấp nên hiện nay gà Miá được nuôi theo
hướng thịt và ở một số vùng như Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình
Định, chủ yếu để lai với một số giống gà nội và nhập nội khác tạo
gà lai nuôi thịt.

4) Gà Đông Tảo.
Gà Đông Tảo là giống gà địa phương có nguồn gốc từ thôn
Đông Tảo, xã Cấp Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hiện
nay nó được phát triển nhiều ở một số địa phương trong tỉnh Hưng
yên, ngoài ra còn được nuôi ở Tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình,
Hà Nam...
Gà Đông Tảo có tầm vóc thô: Đầu to, mào nụ, mắt sâu, chân
to xù xì có nhiều hàng vảy, xương to, nhiều thịt nhưng thịt không

89
mịn, da đỏ ở bụng và cổ (gà trống ); da màu trắng đục (gà mái ).
Lông của con trống có màu mận chín (màu mã lĩnh) chiếm đa số,
con mái có hai màu lông điển hình: lông xám xen kẻ đốm đen, nâu
(dân địa phương gọi là lá chuối khô), chiếm đa số và lông nõn chuối
(màu nõn chuối) chiếm số ít. Nói chung, màu lông gà Đông Tảo
cũng ít bị pha tạp như gà Mía và tốc độ mọc lông chậm. Khối lượng
cơ thể lúc mới sinh là 33g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp-
2003). Gà thịt lúc 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình con trống
đạt 2,5 kg, con mái đạt 2 kg. Gà đẻ lúc 4 tháng tuổi con trống trung
bình đạt 4,8 kg, con mái 3,5 kg (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi -
2001). Lúc trưởng thành mái nặng 2,5 - 3 kg, trống nặng 3,5 - 4 kg
(Theo Hội chăn nuôi Việt Nam - 2002).

Hình 3.11: Gà Đông Tảo

Sản lượng trứng trong 10 tháng đẻ 68 quả mái, tỷ lệ có phôi


90%, tỷ lệ trứng ấp nở 68% (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi - 2001),
khối lượng trứng 55 - 57 g, tỷ lệ trứng có phôi 88%, tỷ lệ ấp nở 70%,
tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi 85% (Theo sử An Ninh và đồng
nghiệp - 2003).
Gà Đông Tảo có ưu điểm: Tầm vóc lớn, khối lượng trứng to.
Nhưng có nhược điểm xương to, đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, gà
con mọc lông chậm. Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi theo 2

90
hướng: Hướng thịt và gà trống thường được dùng để lai với gà Ri,
Gà Lương Phượng, gà Kabir tạo con lai lấy thịt có tốc độ sinh
trưởng nhanh và chất lượng thịt thơm. Đây là vốn gen quí dùng để
lai với các giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất cao.
5) Gà Mán.
Gà Mán là vật nuôi truyền đời của đồng bào Dao, H’Mông,
Nùng ở các huyện khác nhau của tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh phía
Bắc.
Về đặc điểm ngoại hình nổi bật của gà Mán là có chân màu
vàng, trên da có những chấm xanh, màu hoa mơ. Lông màu hoa mơ
hoặc nâu thẩm. Con trống trưởng thành màu đơn rất phát triển, thân
dài, ngực rộng và sâu, lông đuôi cong dài. Gà Mán có nhiều màu
sắc: xám, vàng, nâu đất. Đặc biệt, hầu hết các con mái trưởng thành
(80%) các ― bộ râu ― rất phát triển đó là một chùm lông vũ mọc dưới
cằm của gà. Chùm lông này phát triển trở thành một đặc điểm ngoại
hình đặc trưng của gà Mán để phân biệt với các giống gà khác.
Gà Mán có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà nội
khác. Khối lượng cơ thể lúc sở sinh 34g, khi 24 tháng tuổi gà trống
có thể đạt 4,5 - 5kg, gà mái 3 - 3,5kg (Theo Bùi Hữu Đoàn - 2003).
Gà Mán thành thục sinh dục muộn, 200 ngày mới bắt đầu đẻ
quả trứng đầu tiên. Sản lượng trứng 48 - 50 quả/mái/năm . Khối
lượng trứng 50,34g/quả, trứng có phôi đạt tỷ lệ 95,35%, tỷ lệ nở
chiếm 85,66% ( Theo Bùi Hữu Đoàn - 2003 ). Gà Mán có bản năng
ấp rất cao và khéo, nuôi con khéo và kéo dài, tầm vóc lớn, nhưng đẻ
ít, khả năng tăng đàn chậm. Vì vậy mà gà Mán được nuôi để lấy thịt.

6) Gà Tàu vàng.
Được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền Nam và hiện nay, phát
triển mạnh ở một số địa phương thuộc địa phận đồng bằng sông Cửu
Long, bị pha tạp nhiều.

91
Gà Tàu vàng có lông màu vàng, chân có lông màu đen ở bàn,
có khi ở cả ngón, gà mẹ có loại trui đuôi hoặc cũng có loại đuôi dài.
Khối lượng có thể lúc mới sinh 30g (Theo sử An Ninh và
đồng nghiệp - 2003) khi trưởng thành, gà trống nặng 3kg, mái nặng
2kg (Theo hội chăn nuôi Việt nam - 2002).
Sản lượng trứng 70 - 90 quả/mái/năm, nặng 45 - 50 g/quả.
Trong đó, tỷ lệ trứng có phôi 85%, tỷ lệ ấp nở 88%, tỷ lệ nuôi sống
đến 8 tuần tuổi là 95% (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003).
Theo kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản và sinh trưởng gà Tàu
Vàng ở Đồng Nai của Lâm Minh Thuận, Lâm Thanh Vũ (2003) thì
tỷ lệ trứng có phôi 93,5 - 97,6% ), tỷ lệ ấp nở 82,4 - 87,9%.

7) Gà Ác.
Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà
Vinh, Long An, Kiên Giang. Đặc điểm ngoại hình: Thân hình nhỏ,
nhẹ, thịt xương màu đen, lông trắng tuyền xù như bông, mỏ, chân
cũng màu đen, mào cơ phát triển, màu đỏ tím khác với các giống gà
khác chân có 5 ngón nên còn gọi là gà ― Ngũ trảo ― và có lông chiếm
đa số.
Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 -760 g.
Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 110 -120 ngày, sản lượng trứng 70 - 80
quả/mái/năm, trứng nặng 30 - 32 g (Theo hội chăn nuôi Việt nam -
2002), tỷ lệ trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp nở /trứng xấp xỉ 64%. Gà
mái có thể sử dụng tới 2,5 năm (Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng
Mận - 2003)
Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ ít nhưng lại là loại gà thuốc,
bồi dưỡng (tỷ lệ sắt trong thịt cao hơn gà thường 45%, tỷ lệ axít
amin cao hơn 25%). Gà Ác được nuôi chủ yếu để hầm với thuốc bắc
hoặc ngâm rượu để bồi bổ sức khoẻ và trị bệnh.

92
8) Gà Nòi ( còn gọi là gà chọi).
Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường tồn tại chủ
yếu ở những địa phương có phong tục truyền thống văn hoá ― chơi
chọi gà ― như tỉnh Hà tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Thành Phố Hồ
Chí Minh ( huyện Hoóc Môn )
Đặc điểm ngoại hình: Chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt
(mào kép) màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận
chín pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu). Tích và dái tai màu đỏ, con
mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và
chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ.

Hình 3. 12: Gà nòi (gà chọi)

Gà trống 1 năm tuổi đạt 2,5 - 3 kg, gà mái 1,8 - 1,9 kg (Theo
hội chăn nuôi Việt nam -2002)...Khi trưởng thành gà trống 3-4kg, gà
mái 2 - 2,5kg (Theo Sử An Ninh và đồng nghiệp - 2003 ).

93
Sản lượng trứng 50 - 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng.
Khối lượng trứng 50 - 55 g/quả ( Theo sử An Ninh và đồng nghiệp -
2003 ).
Gà có sức khoẻ tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm.
Được người dân nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số
địa phương như vùng Hoóc môn và các tỉnh miền Đông thường cho
lai với gà ta để nuôi lấy thịt.

9) Gà Văn Phú.
Gà Văn Phú là giống gà địa phương được thuần dưỡng từ lâu
ở xã Văn Phú, Xã Sài Ngã, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú Thọ giống gà
này phân bố hẹp, chỉ chủ yếu ở một vài địa phương trong tỉnh.
Về đặc điểm ngoài hình, thể chất: gà Văn Phú có ngoại hình
cân đối, chân chì, cao, lông đen pha lẫn trắng ở cuống lông, mào
đơn, da trắng, xương nhỏ.
Khối lượng cơ thể qua các giai đoạn thấp hơn gà Đông Tảo,
gà Hồ, Gà Mán. Một năm tuổi con trống nặng 3,2kg, mái nặng 2 -
2,3kg. Sản lượng trứng khá 80- 100 trứng/mái/năm, khối lượng
trứng 50 - 55 g. Tỷ lệ nở thấp, chỉ đạt trên 70% (Theo Bùi Đức Lũng
và Lê Hồng Mận - 2003 )
Gà Văn Phú là giống gà kiêm dụng được dùng chăn nuôi theo
cả hướng thịt và hướng trứng.
10) Gà “ ô “ (gà đen).
Gà ―ô ‖ được nuôi ở vùng biên giới Việt Trung như: Bản Mễ
thuộc huyện Bắc Hà, một số xã của huyện Mường Khương.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có tầm vóc nhỏ con, có nhiều màu
lông khác nhau, nhưng màu đen tuyền chiếm đa số, mào cờ (mào
đơn) màu đen nhạt, chân, da, thịt, xương, mề, mỡ màu đen khối
lượng gà lúc lên đẻ từ 1 – 1,3kg sản lượng trứng 90 - 100 quả/ mái/
năm. Ngoài ra còn có loại gà ― Ô ‖ to hơn (hướng thịt), màu lông
chủ yếu là màu vàng đất, xám, có lòng bàn chân, đa số mào trụ (mào

94
kép) màu hồng xám. Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành con mái 2,8
- 3 kg, con trống 2,8 - 3,2 kg ( Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng
Mận - 2003) . Gà có sức sống và chống bệnh cao nhưng khối lượng
cơ thể nhỏ. Đây là loại gà được sử dụng hầm với thuốc bắc, ngâm
rượu để bồi bổ cơ thể cho người rất tốt.
11) Gà Tre.
Được nuôi ở các tỉnh Nam Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon.
Sáu tháng tuổi trống nặng 800 - 850 g, mái nặng 600 - 620g. Đầu
nhỏ, mào hạt đậu, con trống thường có màu vàng ở cổ và đuôi, phần
còn lại màu đen, lông dài, lông con mái thường màu xám xen lẫn
màu trắng. Sản lượng trứng 50 - 60 quả / mái/ năm, nặng 21 - 22 g.
Gà Tre được dùng làm cảnh và thi chọi ở nhiều nơi trong nước ta
(Theo hội chăn nuôi Việt Nam- 2002).
12) Gà Rốt - Ri.
Gà Rốt - Ri là một nhóm giống được lai tạo giữa gà Rhode
Island kiêm dụng trứng thịt với gà Ri của ta tại Viện chăn nuôi vào
những năm 70, năm 1985 được công nhận là nhóm giống. Gà có
lông nâu nhạt, mào đơn, chân vàng. Khối lượng gà lúc 9 tuần tuổi
660 g/con, 19 tuần tuổi 1,5 kg/con đến 44 tuần tuổi đạt 1,9 kg/con.
Tuổi đẻ trứng đầu là 135 ngày. Khối lượng trứng 49 g/quả. Năng
suất trứng 1 năm đạt 180 - 200 quả/mái.

Hình 3.13: Gà Rốt Ri

95
Vỏ trứng màu nâu nhạt gần giống màu trứng gà Ri. Giống gà
này được nuôi giữ tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương
(Từ Liêm, Hà nội), dùng để lai với một số giống gà nội và gà nhập
nội ( gà thả vườn) tạo ra con lai năng suất cao.

13) Gà Tam Hoàng.


Nhập vào nước ta từ Trung Quốc và Hồng Kông gồm 2 dòng:
882 và Jiangcun.
Gà có màu lông vàng, mỏ vàng, chân vàng, có thân hình chắc:
ngực nở, bầu bĩnh, nhanh nhẹn, thích kiếm mồi, thịt thơm ngon.
Tính chống chịu bệnh tật cao. Lông gà con mới nở không đồng nhất
về màu sắc, màu lông biểu hiện chính là màu vàng (62%) sau đó đến
màu xám (23%) và một số màu khác với tỷ lệ ít, khoảng cách sai
khác giữa màu lông mất dần theo tuổi. Gà trưởng thành chủ yếu là
màu vàng. Da chân vàng, mào đơn đỏ, ngực nở, đùi to.
Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 35g (Theo sử An Ninh và
đồng nghiệp- 2003). Dòng 882 màu lông vàng hoặc lốm đốm đen, đa
số có cườm cổ, ở 11 tuần tuổi trống nặng 1,4 - 1,45 kg, mái nặng 1,2
kg. Dòng Jiangcun lông màu vàng tuyền, ở 11 tuần tuổi con trống
1,3 kg; con mái nặng trên dưới 1kg ( Theo hội chăn nuôi Việt nam -
2002). Nếu được nuôi tốt dòng Jiangcun đạt 1,8 kg/ con/ 11- 12 tuần
tuổi (Theo Nguyễn Thiện - 1999) gà mái lúc 5 tháng tuổi đã đẻ bói,
lúc gần 7 tháng tuổi tỷ lệ đẻ đạt trên 60%. Sản lượng trứng dòng
Jiangcun đạt 170 quả/ mái/ năm, dòng 882 đạt 156 quả/ mái/ năm.
(Theo Hội chăn nuôi Việt nam - 2002). Khối lượng trứng 51 - 52 g/
quả, tỷ lệ trứng có phôi đạt 95%, tỷ lệ nở so với trứng có phôi đạt
83% ( Theo Nguyễn Thiện - 1999). Tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi là
95%.

96
Hình 3.14: Gà Tam Hoàng
Gà Tam Hoàng có những đặc điểm nổi bật là: tỷ lệ nuôi sống
cao, chống chịu bệnh tật, chịu khó kiếm mồi, phẩm chất thịt và
trứng thơm ngon, sản lượng trứng và thịt cao hơn các giống gà nội
Việt Nam, hợp với thị hiếu của người nuôi và tiêu dùng ở Việt nam.
Do đó, gà Tam Hoàng được nuôi khắp 3 miền: Bắc - Trung - Nam
với số lượng trên triệu con để lấy thịt và trứng.

14) Gà Sasso.
Gà Sasso là dòng gà thịt của Pháp nhập vào nước ta từ năm
2002, được nuôi nhiều ở Tam Ðảo (Vĩnh Phú), trại thực nghiệm
Liên-Ninh (Hà Tây) và một số nơi ở miền Bắc. Dòng trống: con
trống lông màu nâu, con mái lông màu trắng. Dòng mái lông màu
nâu. Dòng thương phẩm có lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ; chân,
mỏ và da màu vàng. Khối lượng lúc 9 tuần tuổi nặng 2,5 kg/con.
Dòng trống, đàn ông bà có năng suất trứng 65 tuần đạt 180 quả, khối
lượng trứng 50 g/quả.
Gà Sasso có khả năng chống chịu bệnh tốt, chúng chịu được
nóng và độ ẩm cao. Gà lớn nhanh, lúc 2 tháng tuổi kể từ lúc bóc
trứng, nuôi đúng kỹ thuật gà đạt 2,2 - 2,5 kg/ con chất lượng thịt tốt:
thịt rắn, chắc, thơm ngon, có vị ngon đậm đà tương tự gà Ri của

97
Việt Nam. Đặc biệt, gà Sasso tận dụng được ngô, tấm, gạo, sắn và
thức ăn thừa của lợn. Gà đạt hiệu quả kinh tế cao kể cả nuôi thả
vườn và tập trung. Do đó, gà Sasso có thể nuôi được từ Bắc vào
Nam và hiện nay nuôi gà Sasso theo hướng thịt.
Tại xí nghiệp gà giống Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và trung tâm
nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập 4 dòng ông bà và gà bố mẹ
SA 31 L để lai tạo ra gà thịt (broiles) Các chỉ tiêu sản xuất của gà bố
mẹ SA 31L trung bình.

Hình 3. 15: Gà Sasso

+ Khối lượng cơ thể lúc giết thịt ( 9 tuần tuổi): 2390g


+ Khả năng nuôi sống 23 - 66 tháng tuổi : 92%
+ Sản lượng trứng/ 10 tháng đẻ: 159 quả/ mái
+ Tỷ lệ trứng giống: 95,5%; Tỷ lệ ấp nở: 80%.
+ Sản lượng trứng giống/ mái: 152 quả/ mái
+ Sản lượng gà con 1 ngày tuổi: 129 con/ mái
( Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003)

98
15) Gà Lƣơng Phƣợng.
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung
Quốc do lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội,
được nhập vào nước ta từ sau năm 1997. Gà có màu lông đa dạng:
vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có màu vàng ánh
kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm đen,
cánh sẻ là chủ yếu.
Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt - đốm đen. Chân
màu vàng, mào đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối. Gà có thân hình
chắc, thịt ngon. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần
tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 -
2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con. Tuổi dẻ đầu tiên 140 - 150 ngày, sản
lượng trứng 150 - 170 quả/mái/năm.
Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi
điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Nuôi công nghiệp, bán chăn thả và
chăn thả.

Hình 3.16: Gà Lƣơng Phƣợng


16) Gà Kabir.
Gà Kabir có nguồn gốc từ Israel, nhập vào nước ta tháng
7/1999 và được người nuôi Việt Nam ưa chuộng. Các dòng khác

99
nhau có ngoại hình và màu lông khác nhau:. Gà có màu lông nâu
vàng hoặc đỏ vàng, da , chân vàng, thân hình chắc, to hơn giống gà
hướng trứng. Khối lượng gà mới nở 41 g/con, lúc 8 tuần tuổi đạt 920
g/con, lúc 25 tuần tuổi gà trống nặng 2,8 kg, gà mái nặng 2,2 kg/con.
Năng suất trứng của đàn bố mẹ 170 quả /mái/70 tuần tuổi. Khối
lượng trứng 59 g/quả, tỷ lệ nuôi sống 97%. Khối lượng cơ thể lúc sơ
sinh 39g/ con, lúc 8 tuần tuổi đạt 1520g/ con (Theo Nguyễn Minh
Hoàn - 2003). Khi 20 tuần tuổi đạt 2 - 2,1kg / con (Theo Hội chăn
nuôi Việt nam , 2002), lúc 9 tháng tuổi trung bình 2100g/ con (Theo
Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận – 2003).

Hình 3.17: Gà Kabir

Sản lượng trứng của gà bố mẹ 140 quả / 9 tháng đẻ/ mái


(Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003). Có khi sản lượng
trứng 70 tuần tuổi đạt trên dưới 00 trứng, khối lượng trứng 57 - 58
g/ quả (Theo Hội chăn nuôi Việt Nam - 2002). Gà có tỷ lệ nuôi sống
cao 96,6% (Theo Nguyễn Minh Hoàn - 2003)
Gà Kabir có thịt chắc ngon, sức sống tốt, phù hợp với điều
kiện khí hậu Việt Nam, khối lượng cơ thể và trứng tương đối lớn.
Đây là giống gà kiêm dụng trứng và thịt. Nhưng gà Kabir có khả
năng chống chịu bệnh tật và thay đổi ngoại cảnh không được tốt lắm.

100
17) Gà Bình Thắng (BT1).
Gà BT1 là giống gà cải tiến trong nước được lai tạo tại Trung
tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Bình Thắng trên đối tượng là
gà Goldline 54 và gà Rhode Ri.
Ngoại hình: Gà có lông màu nâu nhạt, mào đơn, chân vàng,.
gà có tầm vóc to, chân cao vừa phải, chắc khoẻ con trống lông màu
đỏ, con mái lông nâu nhạt, lông cổ nâu sẫm, đầu thanh, ngực sâu,
bụng sệ, chân da màu vàng.
Khối lượng cơ thể lúc 5 tháng con trống : 2 - 2,2 kg, con mái
1,5 - 1,7 kg. Nuôi 1 năm con trống nặng 3,2 - 3, 5 kg; con mái nặng
2,2 - 2,5 kg.
Sản lượng trứng đạt 180 - 200 quả./ năm/ mái, khối lượng
trứng 54 - 55 quả. Gà BT1 có những ưu điểm của gà bố là : tốc độ
sinh trưởng nhanh, khả năng đẻ trứng lớn, có những ưu điểm của
gà mẹ là có sức sống tốt, khả năng chống chịu với ngoại cảnh, bệnh
tật... cao. Đây là giống gà kiêm dụng thích hợp với tất cả các hình
thức: Chăn thả, bán chăn thả và công nghiệp.

Hình 3.18: Gà Bình Thắng

101
18) Gà Brown Nick (braonic)
Là dòng gà trứng cao sản ở Mỹ, được nuôi nhiều ở Thành phố
Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, phía Bắc.
Lúc mới nở gà trống có lông màu trắng, gà mái màu nâu có 2
sọc ở lưng. Khối lượng mới nở 36 g/con, trưởng thành 1,8 kg/con.
Bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi. Sản lượng trứng 305 - 325 quả/56 tuần.
Khối lượng trứng 62 - 64 g/quả.

Hình 3.19: Gà Brown Nick

3.5.2. Các giống vịt


3.5.2.1. Vịt Cỏ
Vịt cỏ (hay còn gọi là vịt đàn, vịt tàu) là một trong những
giống vịt được nuôi lâu đời và phổ biến ở nước ta. Phân bố phổ biến
khắp mọi miền đất nước, chiếm 85% trong tổng đàn, tập trung nhiều
ở các vùng lúa nước. Trong vòng 10 năm trở lại đây, vịt có xu hướng
chủ yếu phân bố ở Ðồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung, ở các
tỉnh phía Nam có số lượng vịt giảm dần và được thay thế bằng vịt
Anh Ðào.
Nguồn gốc bắt nguồn từ vịt trời, qua quá trình thuần hóa tự
nhiên tạo thành giống vịt cỏ thích nghi với đời sống chăn thả hiện

102
nay. Do con người không có tác động chọn lọc, nên giống vịt này
đang bị pha tạp nhiều.
Vịt có lông màu vàng, có con màu xanh, màu cà cuống có
chấm đen, có con đen nhạt. Vì bị pha tạp nhiều nên có nhiều màu
lông khác nhau.
Vịt có đầu thanh, mắt sáng, linh lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ
thường có màu vàng, có con mỏ màu xanh cà cuống lấm chấm đen,
có con màu tro. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép. Chân hơi dài so
với thân, chân thường màu vàng, có con màu nâu, một số con màu
đen (những con này toàn thân có màu da xám). Những con màu lông
khác thì có da trằng hơi vàng. Dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi giỏi, tỷ
lệ nuôi sống cao.

Hình 2.20: Vịt Cỏ


Khối lượng mới nở 42 g/con. Lúc trưởng thành con trống
nặng 1,6 kg, con mái nặng 1,5 kg/con. Mỗi năm có thể đẻ từ 150 -
250 quả, tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng. Khối lượng trứng 65 g/quả,
70-80 ngày tuổi có thể giết thịt.

3.5.2.2. Vịt Bầu


Giống to con, ngon thịt, nặng trung bình 2,0-2,5 kg, 6 tháng
tuổi bắt đầu đẻ trứng, trứng nặng 50-60 g. Vịt phổ biến hầu hết các

103
địa phương ở nước ta, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là loại vịt Bầu bến
(Hòa Bình), vịt Phủ Quì (Nghệ An).
Vịt Bầu Bến có nguồn gốc ở vùng Chợ Bến, huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hoà Bình, hiện nay được nuôi ở nhiều nơi như Hà Nội, Hà Tây,
Thanh Hoá và một số mơi khác. Vịt có thân hình bầu bỉnh, đầu to, cổ
dài. Con mái có màu nâu-vàng xen lẫn. Con trống có màu cánh sẻ
phía đầu, lưng. Tuy nhiên vẫn có một số con có màu khác. Chân
màu vàng, thỉnh thoảng có chấm đen. Khối lượng mới nở 42 g/con.
Lúc trưởng thành, con trống nặng 1,6 - 1,8 kg, con mái nặng 1,3 -
1,7 kg. Vịt bắt đầu đẻ lúc 154 ngày tuổi. Khối lượng trứng 64 - 66
g/quả. Sản lượng trứng/mái/34 tuần đẻ 134 - 146 quả. Tỷ lệ phôi 95 -
96%. Tỷ lệ nở đạt 80%.
Vịt Bầu Quì có nguồn gốc từ huyện Quì Châu, tỉnh Nghệ An.
Hiện nay được phân bố ở các huyện Quì Châu, Quế Phong, Vinh
(Nghệ An), Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hoá.
Vịt có thân hình gần giống vịt Bầu Bến. Khối lượng trưởng
thành con trống nặng 1,6 - 1,8 kg, con mái nặng 1,4 - 1,7 kg/con. Vịt
bắt đầu đẻ lúc 162 - 168 ngày tuổi. Trứng nặng 70 - 75 g/quả. Tỷ lệ
phôi 96 - 97%. Tỷ lệ ấp nở đạt 80%. Sản lượng trứng/mái/34 tuần đẻ
đạt 122 - 124 quả.

Hình 3.21: Vịt Bầu Bến

104
Hình 3.22: Vịt Bầu Quì

3.5.2.3.Một số giống vịt khác


Những năm gần đây, chúng ta có nhập một số giống vịt ngoại
như: giống vịt Khaki-Campbell, CV-Super Meat, CV-2000 ...để
nhân thuần, lai với các giống địa phương và với các giống cao sản
khác.
- Vịt CV-Super M. Vịt được nhập vào Việt Nam từ năm
1989. Hiện nay được nuôi nhiều ở các vùng Ðồng bằng Sông Cửu
Long và Ðồng bằng Sông Hồng. Vịt có lông màu trắng tuyền. Chân
và mỏ màu nâu vàng.
Khối lượng mới nở 54 g/con. Lúc trưởng thành con trống
nặng 3,2 - 3,8 kg/con, con mái nặng 3,2 - 3,5 kg/con tuỳ theo dòng
chọn lọc. Giết thịt ở 49 ngày tuổi có khối lượng 2,8 kg/con, tỷ lệ thịt
xẻ đạt 86%. Ðến 40 tuần tuổi đẻ 200 quả. Khối lượng trứng 79 - 82
g/quả. Là giống vịt chuyên thịt.

105
Hình 3. 23: Vịt CV-Super M

Hình 2. 24: Vịt Khaki-Campbell

- Vịt Khaki-Campbell là giống vịt cao sản về trứng. Lông


màu xám, kaki. Tầm vóc không lớn: 2,2-2,5kg/con trống; 1,6-1,7
kg/con mái. Sản lượng trứng cao 280-300 quả/ năm, khối lượng
trứng 58-64 g/quả. Thích hợp với điều kiện chăn nuôi ở nước ta.
3.5.2.4. Các giống ngan, ngỗng
Ngan nội có nguồn gốc xa xưa từ Nam Mỹ, được nhập
vào nước ta từ lâu, được nuôi nhiều ở nhiều nơi thuộc vùng Ðồng
bằng Sông Hồng. Có 3 loại màu lông: trắng (ngan Ré), loang trắng
đen (ngan Sen) và màu đen (ngan Trâu). Ngan Ré có khối lượng lúc
4 tháng tuổi con mái 1,7 - 1,8 kg/con, con đực 2,8 - 2,9 kg/con.

106
Ngan Sen có khối lượng lúc 4 tháng tuổi, con mái 1,7 - 1,8
kg/con, con đực 2,9 - 3,0 kg/con.
Ngan Trâu có tầm vóc to, thô, dáng đi nặng nề. Sau 5 tháng
ngan bắt đầu đẻ. Một năm đẻ 3 - 5 lứa, năng suất trứng 50 - 75
quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65 - 67 g/quả.

Hình 3. 25: Ngan nội

Ngan Pháp R51 có nguồn gốc từ Pháp, nhập vào Việt


Nam từ năm 2001. Hiện nay được nuôi ở một số địa phương: Hà nội,
Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá..... Ngan 1 ngày tuổi có
lông màu vàng rơm, chân, mỏ có màu hồng hoặc trắng, trên đầu có
đốm đen hoặc nâu. Ðến tuổi trưởng thành, ngan có màu lông trắng.
Mọc lông đầy đủ lúc 11 - 12 tuần tuổi, 4-5 tháng tuổi thay lông.
Khối lượng mới nở 55 g/con; 12 tháng tuổi đạt 3,5 kg; 24 tháng tuổi
nặng 4,0 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 200-205 ngày. Khối lượng trứng 75
g/quả. Năng suất trứng 110 quả/mái. Tỷ lệ ngan nở loại 1/tổng số
trứng ấp là 80%.
Ngan Pháp R71 có nguồn gốc từ Pháp và được nhập
vào Việt nam năm 2001 được nuôi ở Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc... Ngan 1 ngày tuỏi có màu lông vàng rơm, có hoặc không có
đốm đen trên đầu. Chân, mỏ màu hồng. Khi trưởng thành ngan có
màu lông trắng. Khối lượng ngan mới nở 53 g/con, lúc 12 tuần tuổi

107
nặng 3,6 kg, 24 tuần tuổi nặng 4,2 kg/con. Tuổi đẻ 5% lúc 203 ngày.
Năng suất trứng/mái/2 chu kỳ 185 - 195 quả. Khối lượng trứng 80
g/quả. Tỷ lệ phôi 93%, tỷ lệ nở loại 1/tổng số trứng ấp là 81%.
Ngan Pháp siêu nặng có nguồn gốc từ Pháp được nhập
vào Việt Nam năm 1998, được nuôi ở nhiều nơi như: Hà Nội, Hưng
Yên, Hà Bắc, Hà Tây... Ngan có lông màu trắng tuyền. Mào và tích
tai màu đỏ. Khối lượng ngan lúc 1 tuần tuổi 150 g/con, lúc 6 tuần
tuổi 1,8 kg và lúc 12 tuần tuổi con trống nặng 4,4 kg, con mái nặng
2,7 kg/con. Sau 165-185 ngày ngan bắt đầu đẻ. Năng suất trứng 95 -
100 quả trong 28 tuần. Khối lượng trứng 80 g/quả.

Hình 3. 26: Ngan Pháp R51

108
Hình 3. 27: Ngan Pháp R71

Hình 3.28: Ngan Pháp siêu nặng

Ngỗng Xám là con lai giữa ngỗng Cỏ (Ngỗng Sen) với


các giống ngỗng khác như ngỗng Sư Tử Trung quốc, ngỗng
Rheinland, được nuôi nhiều ở Ðồng bằng Sông Hồng, nhiều nhất là
ở Hà Tây. Có 3 loại màu: lông màu xám có loang trắng từ cổ tới
bụng, chân, mỏ màu xám chiếm 60%; lông xám hoàn toàn, mỏ có
đốm trắng, ống chân vàng, bàn chân xám chiếm 20%; lông xám có
loang trắng, da chân màu vàng hoặc xám chiếm 20%. Khối lượng
lúc 11 tuần, con mái nặng 3,8 kg, con trống nặng 4,3 kg/con. Bắt đầu

109
đẻ lúc 240 ngày tuổi. Mỗi năm đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa đẻ 10 quả. Khối
lượng trứng nặng 180 g/quả.

Hình 3.29: Ngỗng Xám

Ngỗng Sư Tử có nguồn gốc từ Trung quốc, được nuôi


ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Sông Hồng và tập trung ở Hà Tây.
Lông màu xám, đầu to, mỏ den thẩm, mào màu đen và to (đặc biệt là
con đực). Mắt nhỏ màu nâu xám. Phân trên cổ có yếm da. Thân hình
dài vừa phải, ngực khá to nhưng hẹp. Khối lương con cái 5-6 kg, con
đực nặng 6-7 kg/con. Thành thục lúc 8-9 tháng tuổi. Năng suất trứng
55 - 70 quả/mái/năm.

110
Hình 3. 30: Ngỗng Sƣ Tử

Ngỗng Rên Lan (Reinland) có nguồn gốc từ vùng


Reinland của Ðức. Ðược nhập vào Việt Nam năm 1976 từ Hungari.
Ngỗng được nuôi ở nhiều nơi thuộc vùng Ðồng bằng Sông Hồng
như: Gia Lâm, Ðông Anh (Hà Nội), Cẩm Giàng, Khoái Châu (Hưng
Yên), Yên Phong, Việt Yên ( Băc Giang), Vĩnh Yên, Vĩnh Lạc
(Vĩnh Phúc). Ngỗng có lông màu trắng tuyền. Khối lượng cơ thể lúc
77 ngày tuổi, con mái nặng 3,6 kg, con trống nặng 4,0 kg/con. Thành
thục lúc 7,5 tháng tuổi. Năng suất trứng 57 quả /mái/năm. Tỷ lệ phôi
88-92%, tỷ lệ nở/phôi 75,4%. Ngỗng được nuôi để lấy thịt, vỗ béo
lấy gan và lấy lông.

111
Hình 3.31: Ngỗng Rheinland

3.5.2.5. Gà Tây nội.


Gà tây nội được thuần hoá ở Mêxicô từ thế kỷ thứ XIII, về
sau được phát triển nhiều ở Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á.
Ở Việt Nam cho đến nay chưa biết xuất hiện từ bao giờ, chỉ
biết nhiều thập kỷ qua chúng được nuôi nhiều ở một số huyện: Ân
Thi, Phù Cừ, Khoái Châu... của tỉnh HưngYên, huyện Hoài Đức,
Thường Tín , thị xã Hà Đông của tỉnh Hà Tây, huyện Thuận Thành -
Hà Bắc...
Đặc điểm ngoại hình: thân hình cao to hơn các loại gà nội,
lông có 3 loại màu: Màu đen, màu đồng (giống như đồng thau), màu
trắng, nhưng màu đen vẫn chiếm đa số, chân đen, da trắng, da đầu
gà trống, Mỹ gà mái màu xanh xám. Gà tây trưởng thành, con trống
mào phát triển chảy xuống đến mỏ, hoặc quá mỏ , da cổ phát triển
thành ― yếm ‖ màu đỏ, lúc dính nhau hoặc đạp mái mới chuyển
thành màu xanh tím, đối với con mái mào và yếm kém phát triển.
Rau cỏ là nguồn thức ăn chủ yếu của gà tây nội địa.
Khả năng sản xuất của gà tây nội: gà thịt ( lúc 28 tháng tuổi )
gà mái có khối lượng ống trung bình 3000g, gà trống 5155g. Khả
năng sinh sản, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên trung bình 227 ngày, năng

112
suất trứng 47 - 53 quả/ mái/ năm khối lượng trứng trung bình 68 -
227 ngày, năng suất trứng 47 - 53 quả/ mái/ năm. Khối lượng trứng
trung bình 68 - 69 g/ quả. Gà mái ấp 18 - 23 quả/ lứa: Tỷ lệ có phôi
cao: 91 - 92%, tỷ lệ nở bình quân 95 - 96%/ trứng ấp. Gà Tây bố
mẹ sinh sản có thể sử dụng tối đa 2 - 3 năm (Theo tài liệu quỹ gen
vật nuôi , 1999), ( Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003).
Gà Tây nội có ngoại hình đẹp, khối lượng cơ thể và trứng
lớn, tỷ lệ nở cao, chất lượng thịt thơm ngon. Nhưng khả năng
chống chịu kém với bệnh tật và thời tiết khắc nghiệt. Thích hợp với
điều kiện chăn nuôi chăn thả và bán chăn thả ở nước ta. Đây là giống
gà kiêm dụng, nuôi vừa sản xuất thịt, vừa lấy trứng. Ngoài ra còn
được dùng để lai với các giống gà địa phương.

NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


1. Nguồn gốc và quá trình thuần hóa gia cầm.
2. Sự di truyền các tính trạng màu sắc lông, hình dạng mào ở
gà; sự di truyền các tính trạng số lượng ở gia cầm. Sự di
truyền liên kết với giới tính và ứng dụng trong lai tao gà.
3. Lai tạo và sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi gia cầm. Kể
một số nhóm gà lai năng suất cao của các hãng nổi tiếng
thế giới. Quy trình tạo gà lai năng suất cao.
4. Đặc điểm chính của các giống/dòng gia cầm đang được
nuôi phổ biến hiện nay.

113
CHƢƠNG 4
SỨC SẢN XUẤT Ở GIA CẦM

Sức sản xuất là khả năng cho thịt, trứng, gan, lông ở gia cầm.
Sức sản xuất là tính trạng số lượng được quy định bởi số lượng lớn
các gen (alen) và chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Nghiên
cứu về sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất ở gia
cầm có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm.
4.1- Sức sản xuất trứng (Sức đẻ trứng)
Sức sản xuất trứng còn gọi là sức đẻ trứng ở gia cầm thể hiện
ở các chỉ tiêu: sản lượng trứng, khối lượng trứng, phẩm chất (chất
lượng) trứng.

4.1.1. Sản lượng trứng


Sản lượng trứng là số trứng đẻ ra từ một gia cầm mái trong một
khoảng thời gian nhất định- thường là một năm đẻ trứng (sản lượng
trứng/năm/gia cầm mái). Sản lượng trứng được xác định theo cá thể
(các cơ sở giống bắt buộc phải theo dõi cá thể) hoặc theo nhóm. Sản
lượng trứng cá thể phải theo dõi thông qua đánh số gia cầm và sử
dụng ổ đẻ tự động (ổ sập). Sản lượng trứng theo nhóm, chính là sản
lượng trứng trung bình bằng tổng số trứng thu được trong thời gian
nhất định chia cho số lượng gia cầm mái bình quân trong thời gian
đó. Hiện tồn tại nhiều cách tính sản lượng trứng khác nhau, đó là
tính trên số mái đầu kỳ, tính trên số mái cuối kỳ hay tính trên số mái
bình quân có mặt. Mỗi cách tính đưa ra những sai số nhất định so
với sản lượng trứng thực tế của gia cầm mái. Sản lượng trứng /năm
cũng có nhiều cách xác định khác nhau. Năm đẻ trứng sinh học tính
từ khi gia cầm mái đẻ quả trứng đầu tiên đến ngày đó của năm tiếp
theo. Năm đẻ trứng cũng có thể tính từ 1/X cho đến 31/IX năm tiếp
theo. Một số nước tính sản lượng trứng cho đến khi gia cầm mái đạt

114
500 ngày tuổi. Vì vậy trước khi phân tích, so sánh cần xem cách tính
cụ thể như thế nào, trong trường hợp cụ thể mà số liệu được đưa ra.
4.1.2. Khối lượng trứng
Khối lượng trứng của gia cầm mái được xác định bằng khối
lượng trứng trung bình/năm (g/quả) hoặc khối lượng trứng sản xuất
ra từ một gia cầm mái/ năm (kg trứng). Khối lượng trứng thường
được xác định ở các thời điểm: Khối lượng quả trứng đẻ đầu tiên;
Khối lượng quả trứng đẻ lúc 32 tuần tuổi; Khối lượng quả trứng đẻ
lúc 52 tuần tuổi.
Lúc 32 tuần là lúc sức sản xuất biểu hiện cao nhất, lúc 52 tuần tuổi là
lúc gia cầm hoàn toàn trưởng thành. Để tính khối lượng trứng trung
bình/năm, người ta tính khối lượng trứng trung bình của 10 tháng đẻ
trứng. Ở mỗi tháng đẻ, cân 3 quả trứng rồi lấy khối lượng trung bình.
Ba quả trứng được cân từ một gia cầm mái hoặc khối lượng trứng
trung bình toàn đàn gia cầm mái vào 3 ngày liên tiếp trong tháng,
hoặc 3 ngày với khoảng cách cố định (ví dụ ngày 4, 5, 6 hàng tháng
hoặc ngày 10, 20, 30 hàng tháng). Cân bằng cân kỹ thuật có độ chính
xác 0,1g. Khối lượng trứng trung bình của gà 55-65g, trứng vịt70-
80g, trứng ngỗng 140-200g, trứng gà tây 100-110g, trứng bồ câu
25g, trứng chim cút 16-18g, trứng đà điểu 1000-1200g/quả.
4.1.3. Phẩm chất trứng (chất lượng trứng).
Phẩm chất trứng thể hiện ở nhiều chỉ tiêu: phẩm chất bên ngoài
và phẩm chất bên trong. Các chỉ tiêu bên ngoài của trứng đó là chỉ
số hình dạng, màu sắc vỏ trứng, độ dày vỏ và độ bền vỏ trứng. Chỉ
số bên trong đó là tỷ lệ các thành phần cấu tạo trứng, chỉ số lòng
trắng trứng, chỉ số lòng đỏ trứng, độ đậm của lòng đỏ, tổng hợp chỉ
quan hệ giữa khối lượng và chất lượng lòng trắng trứng là chỉ số
Haugh...
- Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng trong việc ấp trứng
cũng như trong vận chuyển bảo quản trứng thương phẩm. Hình dạng
trứng được đánh giá qua chỉ số hình dạng trứng. Chỉ số hình dạng

115
trứng (I) là tỷ lệ giữa đường kính lớn D (chiều dài) và đường kính
nhỏ d (chiều rộng) của trứng. Đo đường kính lớn (D) và đường kính
nhỏ (d) của trứng bằng thước kẹp.

I = D/d hoặc I = d/D


I: chỉ số hình dạng
D: đường kính lớn D
d
d: đường kính nhỏ

Trứng gà có chỉ số 1,3-1,4 (hoặc 0,73-0,74) là thích hợp, có tỉ lệ dập


vỏ thấp nhất trong quá trình bảo quản, vận chuyển, và cho tỷ lệ ấp
nở cao.
- Độ dày vỏ trứng thu hút sự chú ý lớn của các nhà chăn nuôi
vì nó liên quan đến tỉ lệ dập vỡ và tỉ lệ ấp nở. Trứng có độ dày từ
0,25-0,58mm; phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, điều kiện nuôi
dưỡng, bệnh tật. Hệ số di truyền về độ dày vỏ trứng ở mức thấp
0,15-0,3. Phương pháp xác định thông qua đo độ dày vỏ bằng thước
kẹp hoặc thước chuyên dùng đo độ dày vỏ trứng. Đo trên 3 vị trí:
đầu nhọn, giữa, đầu tù của trứng rồi lấy giá trị trung bình. Độ dày vỏ
tỉ lệ thuận với khối lượng trứng.
Xác định độ bền vỏ trứng bằng dụng cụ chuyên dùng đo độ
chịu lực của trứng (kg/cm2); trung bình từ 3-5 kg/cm2.
- Tỉ lệ trứng dập vỡ (%) có ý nghĩa quan trọng quyết định
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đẻ trứng. Hàng ngày thống kê
ghi chép trứng dập vỡ và tính tỉ lệ %.

116
Trứng dập vỡ
Tỉ lệ dập vỡ(%) = X 100
Tổng số trứng

- Màu sắc vỏ trứng được quyết định bởi yếu tố di truyền mạnh hơn
là dinh dưỡng. Ngược lại độ đậm nhạt của lòng đỏ là do sắc tố trong
thức ăn quyết định. Để thay đổi màu vỏ trứng phải thông qua việc
tạo ra các tổ hợp gen mới, còn để thay đổi màu lòng đỏ trứng chỉ cần
thay đổi thành phần khẩu phần ăn. Xu hướng chung hiện nay là tạo
ra gia cầm lai đẻ trứng có vỏ màu (nâu, hồng, nâu xẫm...) thay cho
trứng vỏ trắng. Ở Anh 100% gà đẻ trứng thương phẩm là vỏ màu, ở
Pháp 85%, Đức 80%... Vỏ trứng màu thường gắn với bộ lông màu
và thường di truyền liên kết với giới tính.
- Chỉ số lòng đỏ trứng. Chỉ số lòng đỏ trứng là mối quan hệ
giữa chiều cao và đường kính lòng đỏ.
h I: chỉ số lòng đỏ
I = ------------ h: chiều cao lòng đỏ
D D: đường kính lòng đỏ
Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt.
Phương pháp xác định: đập trứng ra đĩa petri đo đường kính và
chiều cao. Chỉ số này thay đổi theo thời gian bảo quản trứng và độ
bền của màng lòng đỏ.
- Chỉ số lòng trắng trứng: Chỉ số lòng trắng trứng là mối quan
hệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và trung bình giữa đường kính lớn
và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc.
2H
I =
D+ d
H: chiều cao lòng trắng đặc
d: đường kính nhỏ lòng trắng đặc
D: đường kính lớn lòng trắng đặc
Chỉ số này càng cao thì trứng có phẩm chất càng tốt.

117
- Đơn vị Haugh (Chỉ số Haugh - Haugh Unit).
Chỉ số Haugh là chỉ mối quan hệ giữa khối lượng trứng với chiều
cao lòng trắng đặc của trứng, do Haugh xác định và đưa ra công thức
tính đầy đủ:
G(30w 0,37 100
HU 100 log[H- 19]
100
Để dễ tính toán, sử dụng công thức rút gọn:
HU 100log( H 1, 7w 0,37 7,57)
HU : đơn vị Haugh
H: chiều cao lòng trắng đặc; G: Hằng số trọng lực = 32,2.
W: khối lượng trứng
Phương pháp: cân khối lượng trứng, đập ra đo chiều cao lòng
trắng và tra bảng cho sẵn ta có chỉ số Haugh (bảng 4.1). HU càng
cao phẩm chất trứng càng tốt. Trứng chênh lệch 1 – 8 đơn vị Haugh
thì coi như có chất lượng tương tự.
Bảng 4.1: Liên quan giữa chỉ số Haugh với chiều cao lòng trắng
đặc của trứng
Khối lượng trứng (g)

49,9 53,2 56,7 60,2 63,8


Chiều cao
lòng trắng đặc (mm)
10 102 101 100 99 98
9 97 96 95 95 94
8 92 91 90 89 88
7 87 86 84 83 82
6 80 79 78 77 75
5 73 71 70 68 67
4 64 62 60 58 56
3 53 50 48 45 42
2 37 34 30 26 22

118
Chỉ số Haugh Chiều cao lòng trắng đặc (mm)
100 9,6 9,8 10,0 10,2 10,3
90 7,6 7,8 7,9 8,1 8,3
80 5,9 6,1 6,5 6,5 6,7
70 4,6 4,8 5,0 5,2 5,4
60 3,6 3,8 4,0 4,2 4,3
50 2,8 3,0 3,2 3,3 3,5
40 2,2 2,3 2,5 2,7 2,8
30 1,6 1,8 2,0 2,2 2,3
20 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9

Chất lượng trứng của một số dòng gà công nghiệp nuôi ở Việt
Nam những năm qua thể hiện trên bảng 4.2. Kết quả cho thấy gà
công nghiệp nuôi trong điều kiện nóng, ẩm nhưng chất lượng trứng
đạt tương đương so với nguyên gốc (nuôi ở Cu Ba).
Bảng 4.2: Chất lƣợng trứng của một số giống gà nuôi công
nghiệp ở Việt nam
BVX BVY XR XY
Khối lượng trứng (g) 58,7 64,8 58,83 58,0
Chỉ số hình dạng 1,38 1,40 1,39 1,38
Độ chịu lực (kg/cm2) 5,19 2,52 2,81 2,75
Độ dày vỏ (mm) 0,34 0,36 0,35 0,33
Chỉ số lòng đỏ 0,45 0,46 0,43 0,42
Chỉ số lòng trắng 0,09 0,09 0,10 0,09
Đơn vị Haugh 80,5 85,0 83,0 78,0
Trứng dập vỡ (%) 11,0 6,0 - -

XR: gà lai F1 hướng trứng giữa Lơgo dòng X và Rốt R


XYgà lai F1 hướng trứng giữa Lơgo dòng X và Rốt Y
BVX Lơgo dòng X
BVY Lơgo dòng Y

119
4.1.4. Thành phần cấu tạo trứng gia cầm
Trứng gia cầm là tế bào sinh dục phức tạp được biệt hoá rất
cao, gồm các phần (tính từ trong ra):lòng đỏ, lòng trắng, màng dưới
vỏ, vỏ cứng và có một lớp nhầy (màng mỡ) bao bọc, phủ ngoài vỏ
trứng khi được đẻ ra. Mỗi phần của chúng đều có chức năng riêng
biệt. Tỉ lệ tương đối (%) và tuyệt đối (g) giữa các thành phần tuỳ
thuộc vào loại gia cầm, mùa vụ, tuổi sinh sản. Lòng đỏ chiếm 32-
35%, lòng trắng 54-58%, vỏ cứng 11-14% so với khối lượng trứng.
Sự sai khác phụ thuộc vào loài gia cầm, tuổi đẻ, mùa vụ, chất lượng
thức ăn v.v…

Bảng 4.3. Tỷ lệ các thành phần cấu tạo trứng


Loại gia Khối lƣợng Lòng trắng Lòng đỏ Vỏ cứng
cầm trứng (g) (%) (%) (%)
Gà 58 55.8 31.9 12.3
Vịt 80 52.6 35.4 12.0
Ngỗng 200 52.5 35.1 12.4
Tỉ lệ thành phần cấu tạo trứng thay đổi tuỳ thuộc giống, tuổi, chế độ
dinh dưỡng…

Bảng 4.4: Tỉ lệ các thành phần cấu tạo của trứng gà, ngan
(theo Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quí Khiêm - 2002)
Trứng ngan Trứng ngan
Chỉ tiêu Trứng gà
Pháp Nội

Lòng trắng( %) 58,62 53,76 55,39


Lòng đỏ (%) 31,04 35,01 32,60

Vỏ (%) 10,34 11,23 12,01

4.1.4.1.Vỏ trứng
- Màng nhầy (màng mỡ). Bên ngoài cùng của vỏ trứng phủ
một lớp màng nhầy (màng mỡ) được hình thành trong thời gian

120
trứng nằm ở âm đạo, trước khi đẻ ra. Màng nhầy (màng mỡ) có cấu
tạo từ protein (sợi muxin) có những hạt mỡ nhỏ li ti. Độ dày của
màng nhầy 0,05 - 0,01mm. Màng nhầy có tác dụng:+Giảm ma
sát khi đẻ; +Hạn chế sự bốc hơi nước của trứng; +Hạn chế sự xâm
nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bên trong trứng. Thời gian bảo
quản trứng càng lâu độ bóng và tác dụng của màng mỡ càng giảm đi.
- Vỏ cứng (vỏ đá vôi): Trong tử cung của gia cầm có tuyến
vôi tiết ra một lớp dịch nhờn và trắng, dịch này tạo ra từ
cacbonatcanxi và các bó protein. Chất này nhanh chóng cứng lại tạo
thành lớp vỏ bao quanh trứng. Vỏ cứng được tạo thành bởi 93,5%
muối canxi (cacbonat canxi); 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2%
nước; 0,5% oxit magiê; 0,25 photpho; 12% dioxit silic; 0,03% natri;
0,08% kali và các chất sắt, nhôm. Chức năng của nó là bảo vệ các
thành phần bên trong của trứng, đồng thời là nguồn cung cấp canxi,
phốt pho cho phôi để tạo xương. Thời gian tạo vỏ là một quá trình
kéo dài từ 9 - 12 giờ. Để hình thành xương phôi nhận 75% canxi từ
vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng. Trên bề mặt của vỏ có các lỗ khí
có kích thước rất nhỏ. Có khoảng 7000 - 7600 lỗ khí trên bề mặt vỏ
cứng). Đường kính lỗ khí, theo Jehn là 4-42 ; trung bình: 18-24 .
Độ dày vỏ cứng của từng loại gia cầm không giống nhau. Vỏ
trứng gà có độ dày từ 0,2 - 0,4mm. Trứng có vỏ dày chịu lực cao
hơn trứng có vỏ mỏng.
Bảng 4.5:Thành phần hóa học của vỏ trứng gia cầm (%)
(theo Rômanop, 1969)
Loài CaCO3 MgCO3 Ca3 P2O5 K Chất
gia (PO4)2 hữu
cầm cơ
Gà 92,4- 1,3-1,8 0,8 0,4- 0,3 4,1-5,5
97,9 0,8
Vịt 94,4 0,5 0,8 0,8 - 4,2-4,3
Ngỗng 95,3 0,7 0,5 0,5 - 3,5

121
- Màng dưới vỏ trứng gồm 2 lớp dính sát vào nhau, được cấu
tạo từ sợi keratin đan chéo vào nhau, protein, chất keo dính chứa
nhiều lưu huỳnh. Màng vỏ ngoài có thể gắn thêm vôi. Sau khi trứng
đẻ ra được tách ra ở đầu lớn của trứng làm thành buồng khí. Một lớp
màng dính sát vào vỏ còn lớp bên trong dính sát vào lớp lòng trắng
ngoài. Độ dày của 2 lớp màng này khoảng 0,057 - 0,069mm. Màng
dưới vỏ bao bọc lấy lòng trắng. Buồng khí có chức năng cung cấp
oxy cho phôi trong giai đoạn đầu của sự hô hấp bằng phổi. Trong
quá trình bảo quản trứng, buồng khí rộng ra do sự bốc hơi nước của
trứng qua lỗ khí. Giá trị dinh dưỡng của trứng cũng giảm đi theo thời
gian bảo quản.
4.1.4.2.Lòng trắng trứng:
Bao bọc bên ngoài lòng đỏ, lòng trắng gồm nhiều lớp có độ
quánh khác nhau. Lớp ngoài cùng loãng, đến lớp giữa đặc và trong
cùng là một lớp loãng, lớp thứ 4 gọi là lớp lòng trắng đặc bên trong.
Tỉ lệ các lớp lòng trắng như sau:
+ Lòng trắng loãng phía ngoài 23,2%
+ Lòng trắng đặc giữa 57,3%
+ Lòng trắng loãng trong 10,8%
+ Lòng trắng đặc trong 7,2%
+ Dây chằng Albumin 1,5%
Lòng trắng đặc ngăn cản không cho lòng đỏ dính vào vỏ
trứng bằng cách hạn chế sự di động của lòng đỏ. Trong lòng trắng có
dây chằng albumin giữ cho lòng đỏ nằm giữa quả trứng và giữ cho
lòng đỏ không chuyển động.
Thành phần hoá học của lòng trắng chủ yếu là albimin hoà
tan trong nước và trong muối trung tính. Lòng trắng chứa 85-89% là
nước, protêin 11-12%, lipit 0,03-0,08%, đường 0,9-1,2%, khoáng
0,6-0,8%, còn lại các chất dinh dưỡng như vitamin B2, đường cung
cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển của phôi. Nếu B2 bị thiếu,
phôi thai sẽ bị chết vào tuần thứ hai của giai đoạn ấp. Khi đun nóng

122
lòng trắng đóng vón lại. Lipit trong lòng trắng trứng rất ít. Trong
thành phần còn có mucin, mucoprotein thuộc vào nhóm
Glucoprotein có độ quánh cao. Lòng trắng có tạo môi trường hoạt
động của các enzyme, trong lòng trắng còn có chứa ion sắt…
Chức năng của lòng trắng là cung cấp năng lượng, cung cấp
nước, khoáng… cho phát triển phôi.
4.1.4.3.Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ là một loại tế bào trứng đặc biệt có cấu tạo không
đồng nhất mà bao gồm nhiều vòng đồng tâm đậm nhạt khác nhau.
Lòng đỏ được bao bọc bằng màng lòng đỏ, mỏng có tính đàn hồi cao
nhờ đó mà lòng đỏ không lẫn vào lòng trắng mà luôn giữ được hình
tròn. Trứng để lâu tính đàn hồi mất dần, lúc đó màng bị rách và lòng
đỏ, lòng trắng tan dần vào nhau. Trên bề mặt lòng đỏ là đĩa phôi.
Lòng đỏ là phần giàu chất dinh dưỡng nhất. Thành phần hóa học của
lòng đỏ: protein 16-17%, đường 0,8-1,1%, lipit 33- 36%, khoáng
1,1-1,8%, nước 43-50% và các vitamin.
Trong các loại protein thì Photphoprotein chiếm nhiều nhất. Các
axít béo gồm Palmitic, Stearic, Oleic và các axit béo chưa no khác.
Các photphotit của Lơxetin và Cafalin. Trong lòng đỏ chứa sẳc tố
Lutein được cấu tạo từ sắc tố thực vật Xantophin, Zeacxactin do gia
cầm ăn vào từ thức ăn xanh, cà rốt…
Khoáng gồm K, Na, Mg, Ca, Sunfat, Photphat, Clorit, các
Vitamin nhưng thiếu vitamin C (bảng 4.9)

Bảng 4.6:Thành phần hoá học của trứng gia cầm (%)
Loại
H2O Đạm Mỡ Đƣờng Khoáng
trứng
Gà 73,6 12,8 11,8 1,0 0,8
Vịt 72,8 13,7 14,4 1,2 1,0
Ngỗng 70,6 14,0 13,0 1,2 1,2

123
Bảng 4.7. Thành phần hoá học của lòng trắng và lòng đỏ (%)

Trứng Lòng trắng


Nƣớc Protein Lipid Glucid Khoáng
Gà 85.6 12.77 0.25 0.7 0.67
Vịt 87.0 11.1 0.03 1.07 0.5
Gà tây 86.7 11.5 0.03 0.97 0.8
Trứng Lòng đỏ
Nƣớc Protein Lipid Glucid Khoáng
Gà 50.9 16.06 31.7 0.29 1.02
Vịt 45.8 16.8 36.2 0.29 1.20
Gà tây 48.3 17.4 32.9 0.20 1.20

Bảng 4.8: Thành phần hoá học chung của trứng gà, ngan
(theo Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý Khiêm - 2002)
Chỉ tiêu Trứng gà Trứng ngan
Nước (%) 73,6 63,1 - 71,1
Protein (%) 12,8 12,5 - 13,0
Mỡ (%) 11,8 13,6 - 14,5
Khoáng (%) 1,09 1,1 - 1,5

Hình 4.1: Cấu tạo trứng gia cầm

124
1. Màng ngoài vỏ 6. Lòng trắng đặc lớp ngoài12. Màng lòng đỏ
2. Vỏ cứng 7. Lòng trắng loãng lớp ngoài
13. Lớp sáng lòng
đỏ
3. Lỗ không khí 8. Dây chằng 14. Lớp tối lòng đỏ
4. Màng trong vỏ 9. Buồng khí 15. Tâm phôi
5. Màng lòng 10. Lòng trắng loãng lớp 16. Đĩa phôi
trắng trong
11. Lòng trắng đặc lớp trong

Bảng 4.9: Hàm lƣợng Vitamin trong trứng gà tính trong 100g
vật chất khô
(Theo Bengart)
Vitamin Toàn bộ
Lòng đỏ Lòng trắng
trứng
A (mg) 0,2 0,03 - 1,2 -
D (mg) 200 100 - 400 -
E (mg) 1 3 -
K (mg) 0,02 - -
B1 (mg) 0,15 0,3 -
B2 (mg) 0,4 - -
B12 (mg) 0,05 18 0,1
Axit
pantotenic 0,7 7,2 0,1
(mg)

4.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sức sản xuất trứng
4.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng
Vào đầu thế kỷ XX người ta đã nghiên cứu cơ sở di truyền
của sức đẻ trứng nhưng số gen ảnh hưởng đến tính trạng này đến nay
chưa xác định được. Thí nghiệm đầu tiên nâng cao sức đẻ trứng vào
đầu thế kỷ XX là của Gouell (Mỹ): 9 năm liền chọn lọc gà mái đẻ

125
trứng tốt nhất của giống gà Plymut vằn nhưng các thí nghiệm của
ông không có kết quả. Peeler tiến hành các thí nghiệm và suy ra giả
thiết sức đẻ trứng do hai cặp gen qui định (1 trong autoxom và 1 liên
kết với giới tính). Theo Gudeil và Makmallen thì có 2 cặp gen trong
autoxom quy định sức đẻ trứng. Hess chỉ ra sức đẻ trứng cao cả năm
là do nhiều gen trội còn sức đẻ trứng cao về mùa hè là do 1 gen lặn.
Theo Punmett (1930): Sức đẻ trứng cao do gen L2 liên kết giới tính.
.
Bằng những thí nghiệm lai, người ta đưa ra những yếu tố liên
kết với giới tính là yếu tố lông ánh bạc (S) và yếu tố lông vằn (B). Ở
gà có 2 yếu tố (S) và (B) thì sức đẻ trứng cao hơn các alen tương
ứng: s; l.
Theo Gudeil và Scheinberg, thí nghiệm trên giống gà rốt đỏ
(Red Rhode island) đưa ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng,
nhưng trật tự về mức độ ảnh hưởng có thể thay đổi, đó là:
1.Tuổi gà mái khi đẻ quả trứng đầu tiên hoặc tuổi thành thục
sinh dục:
2.Cường độ đẻ trứng (chu kỳ đẻ);
3.Mức độ biểu hiện của bản năng ấp trứng (tính ấp bóng)
4.Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông
5.Thời gian kéo dài của sự đẻ trứng
Hays cho rằng những yếu tố về năng suất nêu trên là ứng với các gen
khác nhau.
Theo Knox, Jull, Quinn: các yếu tố 1,2,5 là quan trọng và
quyết định 75-79% năng suất trứng toàn năm. Theo Lerner và Taylor
(1943): 3 yếu tố đầu quyết định 55-91%.
Hays đưa ra khoảng chênh lệch so với sức đẻ trứng cao của
các yếu tố đó là: Thời gian kéo dài đẻ trứng: 55,2;Cường độ đẻ :
31.4; Bản năng ấp trứng:16.8; Nghỉ đẻ mùa đông : 24.2; Tuổi thành
thục: 6.9.

126
Lerner và Taylor (1943) xếp số 1 là thời gian kéo dài của sự
đẻ trứng.
Albada (1955-1956): thời gian kéo dài và cường độ đẻ trứng
là quan trọng, ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng gián tiếp:
+ Gen thể trọng: vì gà mái nặng cân bắt đầu đẻ muộn hơn nhẹ
cân; có thể do gen qui định thời gian thành thục sinh dục chậm cũng
như các gen thể trọng lớn.
+Gà mái đẻ trứng to thì số lượng trứng thường ít hơn đẻ
trứng nhỏ.
+Phụ thuộc và khả năng thành thục sinh dục của gia cầm mái.
1) Tuổi của gà mái khi đẻ quả trứng đầu tiên:
+Tuổi thành thục về tính (tuổi đẻ quả trứng đầu tiên) là thời gian
tính từ khi nở ra đến khi gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên. Trong đàn
hoặc nhóm gia cầm thì tuổi thành thục được tính từ khi nở ra đến khi
sức đẻ trứng đạt 50% trong đàn. Thời gian thành thục về tính dài hay
ngắn ảnh hưởng đến sản lượng trứng cả năm. Kết quả nghiên cứu
cho thấy
Tuổi thành thục (ngày) Sản lượng trứng (quả/mái)
151-180 173,3
181-210 157,0
211-240 140,1

Các nhân tố ảnh hưởng đến thành thục gồm Giống: gà trứng có tuổi
thành thục sớm 5-6 tháng, gà kiêm dụng 6-7tháng, gà hướng thịt 7-
8tháng; Loài:Gà150-190, Vịt 200-250, Ngỗng 250-300…Mùa vụ ấp
nở ảnh hưởng đến tuổi thành thục, thường gà nở mùa đông -xuân
thành thục sớm hơn là hè-thu. Do gà lớn lên trong điều kiện có thời
gian chiếu sáng dài. Ví dụ thí nghiệm của Thomson ấp trứng gà
Lơgo suốt 1 năm cách nhau 14 ngày xác định gà con nở từ tháng XI
đến tháng I năm sau đẻ lúc 170 ngày tuổi; gà con nở từ tháng IV đến
tháng VI năm sau đẻ 210 ngày tuổi.

127
Tuổi của gà mái khi đẻ trứng đầu tiên là chỉ tiêu đánh giá sự
thành thục sinh dục. Tuổi gà đẻ trứng đầu tiên sớm nhưng phải có
thể trọng tốt để không đẻ ra trứng có trọng lượng nhỏ.
Theo nghiên cứu của Harel và Lamourex (1947) cũng như
Lerner và Cruden (1951) không có sự di truyền liên kết với giới tính
về tính trạng thành thục sinh dục.
Onishin (1954) cho rằng tính trạng này là tác động tổng hợp
của các gen liên kết giới tính với ưu thế lai, trong đó gen liên kết
giới tính kém quan trọng hơn.
Hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ trứng đầu đã được công
bố trên bảng 4.10.

Bảng 4.10: Hệ số di truyền về tuổi đẻ trứng đầu tiên ở gà


Giá trị của hệ số di
Tác giả, năm công bố
truyền
Lerner và Taylor (1943) 0,22 (22%)
Lerner (1945) 0,16 và 0,33
Harel và Lamoureux (1947) 0,27
Comstock Bostian và Diarstyne (1947) 0,12-0,45
Lerner và Cruden (1951) 0,20-0,30
Lerner, Cruden (1948) 0,33
Lerner, Wilson (1948) 0,31
Munro (1936) 0,15-0,20
Munro, Bird và Hopkins (1957) 0,31
Krueger (1952) 0,34
King và Henderson (1954) 0,25
Yamada (1956) 0,20
Peeler, Glazener và Blow (1955) 0,27
Henderson và King (1956) 0,48
Abplanalp (1956) 0,21-0,40

128
2) Cường độ đẻ trứng:
+Chu kỳ đẻ trứng (chu kỳ đẻ): là số lượng trứng đẻ liên tục trong
một thời gian nhất định, sau một vài ngày nghỉ đẻ, cách quãng và lập
lại nhiều lần. Chu kỳ đẻ trứng được chia ra chu kỳ đều và không đều,
ổn định và không ổn định. Gia cầm đẻ trứng có chu kỳ dài, đều và
ổn định cho sản lượng trứng cao và ngược lại.
Ví dụ: XX-XX-XX chu kỳ đều, hai;
XX-XXX-XX—X-----XXX-X chu kỳ không đều.
Gà có chu kỳ từ từ 3 trở lên và ổn định là gà đẻ tốt.
Hays và Scheinberg tính bằng cách lấy số trứng đẻ ra trong
60 ngày đầu sau khi đẻ quả trứng đầu tiên hoặc thời gian từ khi đẻ
quả trứng đầu đến 1/III. Waren và Skott xác định sự phụ thuộc giữa
thời gian kéo dài của chu kỳ với độ dài ngày chiếu sáng. Hays chứng
minh rằng về mùa thu và mùa đông khoảng cách giữa các lần nghỉ
đẻ tăng lên dần làm giảm chu kỳ đẻ. Sau đó khối lượng trứng giảm
và đến tháng 4 thì chu kỳ đẻ là dài nhất. Byerly và Munro cho rằng
chu kỳ đẻ có thể kéo dài bằng cách kéo dài ngày chiếu sáng cho đến
14 giờ. Hays và Scheinberg khẳng định gà mái giống tốt phải đẻ mỗi
chu kỳ ít nhất 3 quả.
Hệ số di truyền về cường độ đẻ trứng (theo Lerner, Taylor) ở gà
Lơgo: r = +0.22.
3) Thời gian kéo dài đẻ trứng:
Thời gian kéo dài đẻ trứng là thời gian từ khi gà bắt đầu đẻ
cho đến khi nghỉ đẻ thay lông. Thời gian này càng dài thì sản lượng
trứng càng cao. Jull cho rằng năng suất trưng trong cả năm, sự thành
thục sinh dục, cường độ đẻ trứng và thời gian kéo dài của sự đẻ
trứng được qui định bởi cùng những gen như nhau.
4) Thời gian ngừng đẻ (nghỉ đẻ mùa đông).
Sự thay lông và nghỉ đẻ mùa đông. Sau 1 thời gian đẻ trứng
gia cầm sẽ thay lông và đồng thời với sự thay đổi này là sự nghỉ đẻ.
Nguyên nhân là do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi và sự giảm

129
sút về thể chất sau 1 thời gian dài đẻ trứng. Hiện tượng nghỉ đẻ có
thể kéo dài một vài tuần đến 1-2 tháng. Đã qui định gia cầm nào
nghỉ đẻ 7 ngày liên tục vào mùa đông là gia cầm có tính nghỉ đẻ mùa
đông. Nghỉ đẻ càng dài sản lượng trứng càng thấp.
Thay lông ở gà 1 năm 1 lần, bắt đầu tháng 10-11, kéo dài 2-3
tuần là gà đẻ tốt. Bắt đầu sớm tháng 7-8 kéo dài 2-3 tháng là gà đẻ
kém. Sau một thời gian đẻ trứng gia cầm thường ngừng đẻ, thường
gọi là tính nghỉ đẻ mùa đông khi thời tiết bất lợi, độ dài ngày chiếu
sáng ngắn. Hiện tượng ngừng đẻ trứng thường gặp nhiều ở gà; có thể
kéo dài thời gian ngừng đẻ trong năm đầu đẻ trứng từ vài ngày đến
vài tuần và thậm chí 1-2 tháng; thường ở các tháng mùa đông có
điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi gia cầm ngừng đẻ nhiều hơn.
Hays xác định thời gian nghỉ đẻ mùa đông ở gà Rốt là 4 ngày.
Lerner, Taylor xác định thời gian nghỉ đẻ mùa đông ở gà Rốt là 7
ngày. Các nghiên cứu đã xác định hệ số di truyền của tính trạng này
là không đáng kể: ở gà Lơgo 10% (Lerner), gà Rốt 6% (Hays).
5) Bản năng ấp trứng (tính ấp bóng).
Ấp trứng là đặc tính sinh vật của gia cầm để duy trì nòi giống.
Thời gian ấp bóng dài hay ngắn ảnh hưởng đến sản lượng trứng.
Hiện nay qua con đường chọn giống đã loại trừ và hạn chế tính ấp
bóng của gà.Vịt, gà cao sản không còn bản năng ấp bóng. Ảnh
hưởng đến tính ấp bóng gồm giống, loài, hướng sản xuất, tuổi, mùa
vụ… Nguyên nhân của sự ấp bóng được xác định là có sự tham gia
điều tiết của Hormon prolactin. Hàm lượng prolactin cao trong máu
ở gà có tính ấp bóng cao.
Bản năng ấp trứng có sự khác nhau lớn ở các dòng và các
giống gà (Lerner, Cruden). Tập tính của gà khi ấp, thời gian kéo dài
và tần số khi ấp rất khác nhau, làm phức tạp cho việc chọn giống
theo hướng loại bỏ bản năng ấp trứng. Bản năng ấp có biểu hiện ở
năm 1,2,3… Năm đầu biểu hiện 1-13 lần, các năm sau còn nhiều
hơn...

130
Bản năng ấp trứng càng mạnh thì sản lượng trứng càng thấp
(bảng 4.11).
Bảng 4.11: Sản lƣợng trứng giữa gà mái ấp và không ấp
(quả/mái)

Gà Chênh
không Tác giả công bố (giống gà)
có ấp lệch
ấp
181,3 164,9 - 16 Hays, Scheinbeg (Rốt)
184,9 177,5 - 7,4 Hays (dòng gà Lơgo có ấp)
212,2 203,4 - 8,8 Hays (dòng gà Lơgo không ấp)
205,0 180,0 - 25,0 Jull (Rốt)
194,0 153,0 - 41,0 Jull (Lơgo trắng)
272,0 269,0 - 3,0 Hays (Rốt)
271,4 269,1 - 2,3 Lanson (Rốt)

Có nhiều yếu tố chi phối có ảnh hưởng lên bản năng ấp trứng
nhưng số lượng chưa xác định và tính chất của các yếu tố này chưa
rõ. Pennett và Bailey cũng như Grudeit cho rằng có sự tham gia của
1 số gen trong autoxan. Theo Grueit đó là những gen bổ trợ. Robest
và Card khi cho lai trống Lơgo trắng với mái Cornic đen thì
thấy:88% có ấp ở gà con của trống Cornic, 37% có ấp ở gà con của
trống Lơgo.
Bản năng ấp trứng có sự liên quan của các gen liên kết giới
tính. Waren (1942), Karifman (1948), Meuller (1952) thu được kết
quả tương tự. Nên ta kết luận được bản năng ấp trứng ngoài một gen
trong autoxom còn có (ít nhất1gen) gen liên kết giới tính. Theo
Sacki (1957) lai gà Nhật Nagôi (có ấp) với Lơgo trắng (không ấp) thì
đúng là có sự liên kết giới tính.
Bằng con đường chọn lọc chặt chẽ làm giảm khả năng ấp trứng.
Crudeit trong 5 năm chon lọc trong đàn gà Rhode island đã giảm
được từ 91% xuống 19%; giảm số lần ấp từ 5,4 lần xuống 1,9 lần.

131
Hays, Scheinberg giảm tỷ lệ ấp trứng trong đàn xuống còn 2,2%.
Mc. Cartney (1956) cho là kết quả đạt được bằng chọn lọc cá thể.
Hệ số di truyền về năng suất trứng trong năm đẻ đầu đã được
nhiều tác giả công bố (bảng 4.12). Số liệu này sai khác không nhiều
so với hệ số di truyền tuổi đẻ trứng đầu tiên (bảng 4.10).
Bảng 4.17: Hệ số di truyền về năng suất trứng trong năm
đẻ đầu ở gà
Hệ số di truyền
Tác giả, năm công bố
sức đẻ trứng (%)
Theo Comstock, Bostian, Dearstyne (1947) 16-47
Munro (1936) 20-15
Munro, Bird và Hopkins (1957) 31
Lerner, Taylor (1943) 23
Shoffner, Sloan (1945) 34
Lerner, Cruden (1948) 33
Lerner, Wilson (1948) 31
Krueger và ctv (1952) 25
King, Henderson (1954) 31
Hill, Diekerson, Kempster (1954) 24
Morris (1956) 33
Jerome, Henderson, King (1956) 12
Oliver, Bohr, Anderson (1957) 15
Abplanalp (1956) 21-24
King, Henderson (1954) 20

Hệ số di truyền sức đẻ trứng ở các mốc thời gian khác nhau


cũng khác nhau (sức đẻ trứng các tháng khác nhau, sức đẻ trứng
trong mùa đông, sức đẻ trứng trong cả năm). Lerner, Taylor (1948)
nghiên cứu ở gà Lơgo toàn năm: 33%. Morris (1956) trên Lơgo 1
phần năm hoặc cả năm: 33%. Hogsett và Nordskog (1956) giai đoạn
đẻ mùa đông: 30%.Ảnh hưởng rõ rệt của thời gian ấp lên HSDT sức

132
đẻ trứng mùa đông đã được xác định bởi Hogsett và Nordskog
(1956) là 10%; Abplanalp (1956-1957) là 23-31%.
Jerome, Henderson, King (1956) thấy sự tăng dần của HSDT sức đẻ
trứng trong tháng đầu, tháng đầu-tháng thứ 2, tháng đầu-T2-T3,
tháng đầu- T2-T3-T4. Vì giữa năng suất trong thời gian (trước 1/I)
và năng suất chung cả năm đầu đẻ trứng có mối tương quan di
truyền cao. Do đó mà ngày nay chọn gà theo năng suất cao của các
tháng đẻ đầu tiên để làm giống. Điều đó cho phép sử dụng ngay
những gà mái đẻ còn non để làm giống, nhờ vậy sẽ rút ngắn được
khoảng cách giữa các thế hệ trong quá trình chọn giống.
+ Thời gian sử dụng gia cầm đẻ trứng thích hợp
Dựa vào sự biến động của sản lượng trứng để quyết định thời
gian sử dụng gia cầm đẻ trứng thích hợp. Lấy sản lượng trứng năng
đầu là 100%, sản lượng trứng biến động qua các năm đẻ ở gia cầm
(bảng 4.13).
Bảng 4.13: Sản lƣợng trứng qua các năm đẻ (%)
Năm Gà Vịt Ngỗng Gà tây
1 100 100 100 100
2 85 109 125 106
3 72 82 165 94
4 62 73 150 76
5 55 54 75 34

Gà thương phẩm thường loại thải sau một năm đẻ trứng, gà giống sử
dụng không quá 2 năm; Vịt, Gà tây: 3năm; Ngỗng: 4năm.
+ Giữa sản lượng trứng và khối lượng trứng có mối tương quan
nghịch, vì vậy cần phối hợp tốt trong chọn lọc, lai tạo giữa hai tính
trạng này. Nghiên cứu trên gà lai CZ 80 và các dòng bố mẹ của nó
(Nguyễn Đức Hưng, 1989), cho thấy hệ số tương quan giữa sản
lượng trứng với khối lượng trứng lúc 52 tuần tuổi R = - 0,07đến -

133
0,34; giữa khối lượng gà với khối lượng trứng có tương quan dương
(+) ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào tuổi gà.

Khối lượng (KL) gà KL. trứng lúc 32 tuần đẻ KL.trứng lúc 52 tuần đẻ
4 tuần tuổi 0,33 - 0,57 0,10-0,42
8 ,, 0,15-0,40 0,20-0,44
20 ,, 0,10-0,20 0,10-0,11
Khi vào đẻ 0,09-0,61 0,20-0,46
52 tuần đẻ 0,16-0,39 0,11-0,59

Tuổi đẻ với khối lượng trứng có tương quan dương (+) lúc 32 tuần
đẻ là 0,08-0,20; lúc 52 tuần đẻ là 0,09-0,37.

Khối lượng (KL) trứng có tương quan với tỉ lệ các thành phần
cấu tạo trứng.
Tương quan giữa tính
32 tuần đẻ 52 tuần đẻ
trạng
KL. trứng với KL.vỏ
+ 0,49-0,62 + 0,43-0,62
trứng
KL. trứng với Độ dày vỏ + 0,42-0,61 + 0,15-0,32
KL. trứng với chỉ số hình
- 0,12-0,26 - 0,20-0,38
dạng

4.2. Sức sản xuất thịt


Sức sản xuất thịt là một tính trạng kinh tế quan trọng trong
chăn nuôi gia cầm hướng thịt. Đặc biệt là gà tây, ngỗng, vịt, gà
chuyên dụng hướng thịt.
4.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất thịt ở gia cầm
Sức sản xuất thịt ở gia cầm được đánh giá bằng các chỉ tiêu:
- Khối lượng cơ thể (khối lượng sống);
- Khối lượng khi giết thịt (khối lượng giết thịt);

134
- Tốc độ sinh trưởng; Tốc độ mọc lông;
- Thời gian nuôi để đạt khối lượng tiêu chuẩn;
- Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg tăng trọng;
- Chất lượng thịt khi mổ giết: phần thịt ăn được, năng suất
thịt, phần bỏ đi... Thành phần và hàm lượng các axít amin trong thịt.
Trong sản xuất thịt gia cầm theo phương pháp công nghiệp
người ta đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng loại gia cầm, từng giống,
dòng riêng biệt và trong những điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc cụ
thể. Ví dụ gà thịt broiler, thời gian nuôi 56 ngày; khối lượng giết thịt
2,6-2,8kg; chi phí thức ăn /1kg thịt dưới 2,2kg; giảm lượng mỡ tích
luỹ trong bụng và mỡ dưới da.

Hình 4.2: Phƣơng pháp xác định chiều dài lƣờn (dài xƣơng lƣỡi hái)

Chiều dài xương lườn (xương lưỡi hái), cơ lườn và độ lớn


góc ngực là những chỉ tiêu được quan tâm trong chăn nuôi gia cầm
hướng thịt. Phương pháp xác định thông qua chiều đo dài xương
lưỡi hái (bằng thước kẹp) hoặc đo góc ngực (Hình 4.2).
Gia cầm giết mổ, phân loại thành các loại thịt thuận tiên cho
người tiêu dùng. Có thể là thịt đông lạnh nguyên con hoặc thịt được

135
pha lọc thành thịt đùi, thịt lườn, cổ cánh, dạ day, tim, gan… và được
bao gói riêng biệt (Hình 4.3).

Hìmh 4.3: Thịt gà đã pha lọc

Ở Việt nam, gà chuyên dụng thịt Plymouth rock nhập từ


Cuba dòng TD3, TD8, TD9 và gà Hybro dòng V1, V2, V3, nuôi
công nghiệp đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như bảng 4.14 và bảng 4.15.
Bảng 4.14: Khối lƣợng gà (g/con) lúc 56 ngày tuổi giống
Plymouth rock (trung bình qua 10 đời)
Chi phí
Tuổi
Dòng gà Trống Mái thức
(ngày)
ăn/1kg
1 39,85 39,85
TĐ3
56 1343,0 1139,0 2,35
1 39,30 39,30
TĐ8
56 1396,40 1186,30 2,32
1 40,6 40,6
TĐ9
56 1577,2 1327,7 2,18

136
Bảng 4. 15: Khối lƣợng gà (g/con) lúc 42 ngày tuổi giống Hybro
(HV85)
Chi phí thức
Dòng gà Trống Mái
ăn/1kg
V1 1057 956 2,18
V2 963 880 2,16
V5 935 857 2,15

4.2.2. Tốc độ sinh trưởng.


Tốc độ sinh trưởng ở gia cầm có ý nghĩa quyết định đến sức
sản xuất thịt. Tốc độ sinh trưởng được đánh giá thông qua độ sinh
trưởng tuyệt đối, độ sinh trưởng tương đối hoặc số lần tăng lên về
thể trọng trong khoảng thời gian nhất định (bảng 4.16 và 4.17).

Bảng 4.16: Độ sinh trƣởng tƣơng đối của gia cầm(%)


Tháng Gà Vịt Gà tây Ngỗng
1 150 180 150 170
2 85 90 100 45
3 50 25 70 35
4 30 4 40 10
5 20 4 30 7

Bảng 4.17: Khối lƣợng tăng so với 1 ngày tuổi ở gia cầm
Loài gia cầm Thời gian (ngày) để tăng khối lƣợng gấp
10 lần 20 lần 30 lần 40 lần
Gà 40 70 90 -
Vịt 20 30 40 60
Ngỗng 20 30 50 80
Gà Tây 30 60 70 8-

137
4.2.3.Thành phần hoá học thịt gia cầm
Thịt gia cầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt các gia súc
khác.Ví dụ: protein trong thịt gia cầm chiếm 21%, trong khi ở thịt bò
16%, thịt lợn 11%. Protein trong thịt gia cầm có giá trị sinh vật học
cao do có đầy đủ các axit amin thiết yếu và cân đối với các thành
phần dinh dưỡng khác. Khả năng đồng hoá hấp thu của cơ thể khi sử
dụng thịt gia cầm cao hơn hẳn thịt các loại gia súc khác. Khả năng
đồng hoá protein ở thịt gà 19%, thịt lợn 10%; mỡ thịt gà 4.8%, mỡ
bò 1.1%.
Giá trị dinh dưỡng của thịt được đánh giá trước hết là tỉ lệ của
các chất có trong tổ chức của nó. Tỉ lệ này ở các loại gia cầm khác
nhau thì khác nhau. Qua bảng ta thấy được rằng thịt gà và gà tây có
hàm lượng protein cao hơn; còn ở vịt, ngỗng thì hàm lượng mỡ
nhiều hơn nên năng lượng trong 100g thịt cao hơn (bảng 4.18).
Trong protein thịt gia cầm chứa nhiều axit amin không thay
thế với hàm lượng cân đối và cao hơn trong thịt loài gia súc khác vì
vậy thịt gia cầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Trong thịt gia cầm
còn chứa một hàm lượng khoáng, vitamin đáng kể. Đặc biệt là
Canxi, Photpho, Sắt, vitamin A, nhóm B…
Bảng 4.18: Thành phần hoá học và trị số Calo của thịt gia cầm
Phần
Năng
thịt ăn %
lƣợng của
Loài gia cầm đƣợc
100g sản
% H2 O Mỡ Đạm Khoáng phẩm

Gà 52 65,5 13,7 19,0 1,0 200


Vịt 48 49,4 37,0 13,0 0,6 365
Ngỗng 54 48,9 38,1 12,2 1,8 369
Gà tây 51 60,0 19,1 19,9 1,0 250
Gà broiler 46 67,5 11,5 19,8 1,2 185
Gà tây broiler 47 68,4 8,2 22,5 0,9 176

138
Thịt gia cầm có tính ngon miệng cao, điều này liên quan đến
hàm lượng vitamin và nhất là các đặc điểm cấu trúc của tổ chức cơ ở
gia cầm. Tính chất lý, hoá học của cơ, độ mềm và độ tươi của thịt.
Đường kính sợi cơ ở thịt gia cầm mỏng và các tổ chức liên kết giữa
chúng ít. Sự khác nhau này thấy ở ngay cả các loại gia cầm khác
nhau, hướng sản xuất khác nhau, giới tính khác nhau, lứa tuổi khác
nhau. Những sợi cơ ở vịt, ngỗng dày và to hơn ở gà và gà tây…
(bảng 4.19).

Bảng 4.19: Hàm lƣợng chất khoáng và vitamin trong thịt


gia cầm (mg%)
Loài gia Vitamin
Ca P Fe
cầm A B1 B2 PP
Gà 12 200 1,5 1,02 0,15 0,16 8,1

12 200 1,5 - - - -
Broiler
Gà tây 24 320 3,2 0,18 0,06 0,08 7,0
Vịt 13 280 1,8 0,27 0,32 0,69 5,7
Ngỗng 13 210 1,8 0,27 0,20 0,19 5,7

Bảng 4.20: Sự thay đổi của đƣờng kính sợi cơ ở gà


Đƣờng kính sợi cơ
Tuổi (ngày)
Gà lơgo Gà rốt
1 8,3 8,5
15 11,5 12,5
30 21,2 21,8
60 30,4 36,6
90 38,8 44,2
120 45,8 56,3

139
4.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt
+Loài, giống, cá thể: Ngỗng, gà tây khả năng cho thịt cao hơn
vịt ,gà. Trong một loài các giống khác nhau khả năng cho thịt khác
nhau. Hướng sản xuất của gia cầm liên quan chặt chẽ với ngoại hình
thể chất của nó. Gia cầm hướng thịt khả năng cho thịt cao hơn gia
cầm hướng kiêm dụng. Gia cầm hướng trứng chuyên dụng khả năng
cho thịt thấp. Gia cầm hướng thịt thường có ngoại hình: đầu to, cổ
ngắn, thân dài rộng, ngực sâu, lườn dài, đùi dài, khả năng đẻ trứng
kém, kém linh hoạt, phản ứng chậm với các yếu tố của tress. Thể
trọng lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh cho năng suất và phẩm chất thịt
cao.
Các giống gà chuyên dụng nổi tiếng hiện nay là Cornish,
Plymouth rock và các con lai của nó có ưu thế lai cao về khả năng
cho thịt.
Thể trọng là tính trạng số lượng được qui định bởi các yếu tố
di truyền truyền. Số lượng các yếu tố này đến nay vẫn chưa rõ.
HSDT khối lượng cơ thể là cao: 0,3-0,64.
Trong sự di truyền khối lượng cơ thể phải có sự tham gia của
ít nhất là một gen liên kết giới tính. Vì vậy trong cùng điều kiện gia
cầm trống có khối lượng cao hơn gia cầm mái từ 24-32%.
Khối lượng gà khi nở phụ thuộc khối lượng trứng đem ấp: 64-
68%.
Sự mọc lông (tốc độ mọc lông): những gà lớn nhanh thì cũng
mọc lông đều và nhanh hơn những gà lớn chậm.
Theo Warren gà con mới nở 1 ngày tuổi đã mọc rất nhanh các
lông cánh chính là một tiêu chuẩn về mọc lông nhanh và do đó cũng
sinh trưởng nhanh.
Sự phát triển của xương liên quan đến sự sinh trưởng và khối
lượng . Mức độ biến dị di truyền của xương tương đối ít hơn là khối
lượng cơ thể. Ví dụ: hệ số biến dị khối lượng cơ thể 12-18%, còn
của khối lượng xương 3-4,5%.

140
Trong sự phát triển xương ta thấy chiều dài xương bàn chân
và khối lượng cơ thể có tương quan dương chặt chẽ r = 0,659, do đó
trong công tác giống chiều dài xương bàn chân được sử dụng rộng
rãi như chỉ tiêu về khối lượng cơ thể để chọn, tạo giống sinh trưởng
nhanh (gia cầm có xương bàn chân dài thường có khối lượng và tốc
độ sinh trưởng nhanh hơn xương ngắn).

4.3. Sức sinh sản


Do đặc điểm của gia cầm là đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con và
gia cầm con có khả năng tự dưỡng nên sức sinh sản được đánh giá
thông qua các chỉ tiêu sau:
4.3.1.Tỉ lệ thụ tinh
Tỉ lệ thụ tinh (TLTT) là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
sức sinh sản của bố mẹ. Tỉ lệ thụ tinh được xác định theo công thức
(1) hoặc (2):

Số trứng có phôi
TLTT (%) = x100 (1)
Số trứng đẻ ra

Số trứng có phôi
TLTT (%) = x100 (2)
Số trứng đem ấp

Mỗi cách tính có ý nghĩa riêng của nó.


Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ tinh
-Giống, dòng: hướng trứng có TLTT cao hơn hướng kiêm trứng và
TLTT thấp nhất là hướng thịt
-Tuổi: tỉ lệ thụ tinh cao ở những năm đầu.
-Thức ăn: Protit và vitamin ảnh hưởng đến TLTT lớn hơn cả
-Ngoại cảnh, mùa vụ: mùa xuân, mùa thu cho TLTT cao, mùa hè,
đông TLTT thấp.

141
-Tỉ lệ trống/mái thích hợp khi ghép đôi giao phối: Gà hướng trứng
1/10-12, Gà kiêm dụng 1/7-8, Gà hướng thịt 1/4-5; Vịt cỏ 1/7-10,
Vịt bầu 1/4-5. Tuổi gia cầm trống có ảnh hưởng đến TLTT.

4.3.2. Tỉ lệ ấp nở
Tỉ lệ ấp nở (TLAN) (%) được xác định theo công thức (1),
(2) hoặc tỷ lệ nở của trứng thụ tinh (3).

Số gà con nở ra loại I
Tỉ lệ ấp nở (%) = X 100 (1)
Tổng số trứng đẻ ra

Số gà con nở ra loại I
Tỉ lệ ấp nở (%) = X 100
Tổng số trứng đem ấp

Tỷ lệ nở của trứng Số lượng gà con nở loại I


X 100
thụ tinh (%) = Số lượng trứng có phôi

Khi so sánh cần chú ý xem kết quả được tính theo công thức nào.
Những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ ấp nở
-Giống, dòng gia cầm, chế độ nuôi dòng đàn bố mẹ, thời gian
bảo quản và điều kiện bảo quản trứng giống trước khi ấp, chế độ ấp
trứng.
-Chất lượng trứng ấp: trứng có khối lượng trung bình của
giống có tỉ lệ ấp nở cao hơn trứng lớn hoặc nhỏ trong cùng giống.
Trứng có chỉ số hình dạng 74-76 (d/D) nở tốt.
Đã xác định 21 gen gây chết ở gia cầm thì 16 gen tác động
đến khả năng ấp nở. HSDT về tỉ lệ ấp nở là 13-16%; có sự biến động
lớn qua các năm. Phần lớn các gen gây chết đều có kiểu di truyền lặn
và chỉ biểu hiện khi có giao phối cận huyết qua tỉ lệ nở giảm. Trứng
quả to hoặc quá nhỏ đều có tỉ lệ nở thấp . Kết quả cho thấy gà Lơgo

142
có khối lượng trứng 45-64g có TLAN 87%, dưới 45g TLAP 80%,
lớn hơn 64g có TLAN 71%
Tỉ lệ nở liên quan đến thời gian của chu kỳ đẻ, trứng đẻ giữa
chu kỳ có tỉ lệ nở cao hơn đầu và cuối chu kỳ. Thời gian và điều kiện
bảo quản trứng giống, chế độ dinh dưỡng gia cầm bố mẹ… đều ảnh
hưởng đến TLAN (thảo luận ở chương ấp trứng gia cầm).
4.3.2.Tỉ lệ nuôi sống
Tỉ lệ nuôi sống (TLNS) (%) là chỉ tiêu sản xuất quan trọng,
quyết định hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, được tính theo công
thức (1) hoặc (2).

Số gia cầm còn sống cuối kỳ


Tỉ lệ nuôi sống (%) = X 100 (1)
Số gia cầm con ở ra

Số gia cầm sống cuối kỳ


Tỉ lệ nuôi sống (%) = X 100
Số gia cầm được chọn vào nuôi đầu kỳ
TLNS chịu ảnh hưởng của giống, dòng gia cầm, kỹ thuật
nuôi, phương thức nhân giống… HSDT khả năng sống 13-16% và
thấp hơn nữa vì vậy tính trạng này chịu sự chi phối nhiều của điều
kiện ngoại cảnh.

NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


1. Thành phần cấu tạo trứng gia cầm.
2. Sức sản xuất trứng, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, các
nhân tố ảnh hưởng đến sức sản xuất ở gia cầm.
3. Sức sản xuất thịt, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, các nhân
tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt ở gia cầm.
4. Sức sinh sản và sức sống của gia cầm, chỉ tiêu và phương
pháp đánh giá.

143
CHƢƠNG 5
ẤP TRỨNG GIA CẦM

Gia cầm là đối tượng nuôi có đặc điểm đẻ trứng, ấp trứng,


nuôi con, gia cầm con có khả năng sống bằng nguồn dinh dưỡng từ
noãn hoàng trong tuần đầu, vì vậy có thể nuôi tách mẹ ngay từ 1
ngày tuổi. Khác với gia súc, phôi gia cầm phát triển ngoài cơ thể mẹ
nên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố di truyền cũng như ngoại cảnh.
Nắm vững các đặc điểm về sự phát triển và những yêu cầu cần thiết
cho sự phát triển của phôi gia cầm cho phép nâng cao hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi.
6.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm
6.1.1. Chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục gà mái
6.1.1.1. Buồng trứng
Buồng trứng nằm bên trái xoang bụng, được giữ bằng màng
bụng. Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và
loại gia cầm. Ở gà một ngày tuổi có kích thước 1 - 2mm, khối lượng
0,03g. Gà ở thời kỳ đẻ, buồng trứng hình chùm nho, chứa nhiều tế
bào trứng có khối lượng 45 - 55g. Sự hình thành buồng trứng kể cả
các tuyến sinh dục xảy ra vào thời kỳ đầu của sự phát triển phôi
(phôi gà vào ngày thứ 3). Trong buồng trứng có chất vỏ và chất huỷ.
Bề mặt vỏ được phủ bằng lớp biểu mô có lớp tế bào hình trụ. Dưới
chúng có màng cứng liên kết mỏng, sau nó có hai lớp nang với các
tế bào trứng. Chất tuỷ nằm ở buồng trứng và được cấu tạo từ mô
liên kết với một lượng mạch máu và dây thần kinh lớn. Trong chất
tuỷ có những chất được phủ bằng lớp biểu mô dẹt và tế bào kẽ. Mỗi
lứa tuổi xảy ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng.
* Chức năng sinh lý của buồng trứng gia cầm mái
Chức năng của buồng trứng là tạo trứng. Trong quá trình phát
triển của tế bào trứng có 3 thời kỳ: Tăng sinh, sinh trưởng và chín.
- Thời kỳ tăng sinh: Trước khi bắt đầu đẻ trứng trong buồng

144
trứng ở gà mái có khoảng 3500 - 4000 tế bào trứng, mỗi tế bào trứng
có một noãn hoàng và nhìn thấy được qua soi kính lúp. Trên gà
Leghorn: 3800, gà Rốt: 3200 (Theo nghiên cứu của trung tâm
NCGC Vạn Phúc - 1986). Trong tế bào trứng (phần noãn hoàng) có
nhân to với những hạt nhỏ và thể nhiễm sắc. Trong noãn hoàng có
chứa nhân tế bào.
- Thời kỳ sinh trưởng: Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc
trưng bằng tăng nhanh lòng đỏ trong nó. Trong khoảng thời gian 3-
14 ngày, lòng đỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng, thành
phần gồm protit, photpholipit, mỡ, các chất khoáng và vitamin. Đặc
biệt lòng đỏ được tích luỹ mạnh vào ngày thứ 9 và 4 ngày trước khi
rụng trứng. Lòng đỏ được bao bởi lớp màng long đỏ có tính đàn hồi.
Lòng đỏ sẫm (đậm) được tích luỹ ban ngày đến nửa đêm, còn lòng
đỏ sáng (nhạt) hình thành ở phần còn lại của ban đêm. Việc tăng quá
trình sinh trưởng của tế bào là do ảnh hưởng của foliculin được chế
tiết ở buồng trứng khi thành thục sinh dục. Vào cuối thời kỳ phát
triển của tế bào trứng giữa vỏ lòng đỏ của nó và thành nang xuất
hiện khoang gần lòng đỏ chứa đầy limpho.
Màu của lòng đỏ phụ thuộc vào sắc tố trong máu, từ thức ăn
mang lại. Khi gà ăn nhiều, thức ăn chứa carotenoit thì lòng đỏ màu
đậm. Như vậy, tuỳ theo màu của lòng đỏ có thể xác định hàm lượng
vitamin của trứng.
- Thời kỳ chín của noãn hoàng (thời kỳ cuối hình thành
trứng). Thời kỳ này có sự phân bào giảm nhiễm, số nhiễm sắc thể
của trứng từ 2n giảm còn n. Trong quá trình phân chia giảm nhiễm
xảy ra sự trao đổi các thành phần di truyền giữa các dị nhiễm sắc thể.
Nhiễm sắc thể xích lại gần nhau và tạo thành đôi. Vào thời kỳ kết
hợp nhiễm sắc thể trao đổi thành phần của mình. Quá trình này có ý
nghĩa quan trọng trong việc di truyền các tính trạng di truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác.

145
* Sự rụng trứng, cơ chế điều hoà quá trình phát triển và rụng
trứng
Tế bào trứng rời khỏi buồng trứng gọi là rụng trứng, nang
trứng chín do áp suất nang trứng tăng lên dẫn tới phá vỡ vách nang
tại vùng lỗ hở. Tế bào trứng cùng lúc đó tách khỏi buồng trứng và
ngay lập tức được loa kèn của ống dẫn trứng hứng lấy và hút vào
lòng loa kèn. Tinh trùng gặp tế bào trứng và thụ tinh tại phần loa kèn
này.
Sự rụng trứng của gà xảy ra một lần trong ngày, nếu trứng đẻ
vào cuối buổi chiều thì sự rụng trứng thực hiện vào sáng hôm sau.
Trứng được giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng sự rụng trứng
tiếp theo. Sự rụng trứng gà thường xảy ra từ 2 - 14 giờ.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc nhiều yếu tố: Điều kiện nuôi
dưỡng chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm....
Các hormon hướng sinh dục của tuyến yên: FSH (Fuliculo
Stimulin Hoocmone) và LH (Luteino stimulin Hoocmone) kích thích
sự sinh trưởng và chín của trứng. Còn nang trứng tiết ra oestrogen
trước khi rụng, kích thích hoạt động của ống dẫn trứng. Oestrogen
ảnh hưởng lên tuyến yên ức chế FSH và LH. Như vậy tế bào trứng
phát triển và chín chậm lại làm ngừng rụng trứng khi trứng còn nằm
trong ống dẫn trứng hoặc tử cung.
Gà mái vào 2 tuần đầu của giai đoạn đẻ trứng thứ nhất (5-45
tuần tuổi) thường mỗi cá thể gặp 2-3 lần đẻ trứng 2 lòng đỏ. Đó là do
khi gà mái bắt đầu vào đẻ nhiều tế bào trứng phát triển, chín và rụng.
Ngoài ra LH chỉ tiết vào buổi từ lúc bắt đầu tiết đến lúc rụng trứng 6
- 8 giờ. Vì vậy việc chiếu sáng bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết
LH dẫn đến giảm đi sự rụng trứng 3 - 4 giờ. Việc chiếu sáng bổ sung
3 - 4 giờ buổi tối thực chất để gà đẻ ổn định và tập trung vào khoảng
8-11 giờ. Nếu không bảo đảm đủ thời gian chiếu sáng 15 - 18 giờ
trong một ngày. Không những làm gà đẻ rải rác mà con giảm năng
suất trứng.

146
Như vậy điều hoà sự rụng trứng là do yếu tố thần kinh thể
dịch ở tuyến yên và buồng trứng phụ trách. Ngoài ra còn có vỏ bán
cầu đại não tham gia vào quá trình này.
6.1.1.2. Ống dẫn trứng
* Cấu tạo ống dẫn trứng(xem chương 2)
* Chức năng ống dẫn trứng
Chức năng của ống dẫn trứng chủ yếu là nhận tế bào trứng
rụng (thực chất là khối long đỏ trứng), hình thành nên các thành
phần khác của trứng (lòng trắng bao quanh lòng đỏ, màng dưới vỏ
và vỏ cứng của trứng....) tạo nên quả trứng hoàn chỉnh và nhu động
giúp trứng di chuyển từ loa kèn đến âm đạo. Chức năng cụ thể của
từng bộ phận như sau:
Loa kèn có nhiệm vụ hứng tế bào trứng, nhu động tạo ra lực
đẩy tế bào trứng xuống phần ống dẫn. Niêm mạc loa kèn tiết ra chất
tiết có tác dụng bảo tồn tinh trùng. Tại loa kèn tinh trùng có thể sống
được 30 ngày và có khả năng thụ tinh tốt nhất trong 7 ngày.
Phần phân tiết lòng trắng tiết ra khoảng 50% chất lòng trắng
đặc và lòng trắng loãng. Lòng trắng này bao quanh lòng đỏ. Đi qua
phần đầu của phần phân tiết lòng trắng, lòng đỏ quay chậm, dịch
nhầy bao quanh tạo dây chằng albumin, giữ lòng đỏ ở tâm trứng. Sát
với lòng đỏ có lớp lòng trắng loãng bao quanh.
Phần eo của ống dẫn trứng tạo ra dung dịch muối đi vào lòng
trắng. Trứng nằm ở đoạn này một giờ. Ở tại đây lớp lòng trắng loãng
được bổ sung và tạo màng vỏ trứng.
Tử cung là phần dài nhất của ống dẫn trứng. Ở đây trứng
được hình thành hoàn toàn. Khối lượng trứng tăng gấp đôi. Vỏ cứng
của trứng được tạo thành bao quanh lòng trắng. Vỏ cứng cấu tạo bởi
các sợi colagen nhỏ đan chéo dày lên nhau, thấm các chất vô cơ
(muối canxi - cacbonatcanxi chiếm 99% và canxi photphat chiếm
1%) được tổng hợp trong suốt thời gian trứng hình thành ở tử cung
khoảng 18 - 20 giờ.

147
Bên ngoài vỏ cứng phủ một lớp màng mỏng, gọi là màng mỡ
tráng ngoài vỏ cứng. Chất màng nhầy này tiết ra từ tế bào biểu mô
âm đạo, trước khi trứng được đẻ ra.
Men cacbonhydrase và photphatase kiềm tham gia vào quá
trình hình thành vỏ trứng. Khi gà đẻ lượng cacbonhydrase nhiều hơn
hẳn so với gà không đẻ. Trứng vỏ mềm hoặc trứng vỏ cứng là do
chất ức chế men cacbonhydrase gây ra. Đó là sunfanilamit (Bùi Đức
Lũng - 2002).
Từ một tế bào trứng trên buồng trứng, sau khi rụng, rơi vào
loa kèn, di chuyển qua các phần của ống dẫn trứng hình thành một
quả trứng hoàn chỉnh như chúng ta thường gặp. Qua trình hình thành
trứng là phức tạp và diễn ra trong thời gian dài (hơn 24 giờ).

6.1.2. Chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục gà trống


* Cấu tạo cơ quan sinh dục gà trống
Cơ quan sinh dục của gà trống bao gồm tinh hoàn, mào tinh
hoàn, ống dẫn tinh và ổ nhớp (xem thêm chương 2).
- Tinh hoàn có hình ovan hoặc hạt đậu, màu trắng nằm trong
xoang bụng và trước thận. Ở gà trống trưởng thành trong thời gian
hoạt động sinh dục tinh hoàn dài 4,7 chiều rộng 2,7 và chiều dày
2,5cm. Khối lượng 17- 19g thời kỳ thay lông còn 3 - 5g.
Tinh hoàn được bao bọc bởi một lớp màng màu trắng, mỏng.
Những ống dẫn tinh gấp khúc nối với nhau tạo thành mạng lưới dày.
Những phần riêng biệt của ống dẫn tinh hơi phình to. Ở đây diễn ra
sự tạo thành tế bào sinh dục. Trên bề mặt cắt ngang của ống gấp
khúc ta thấy lớp ngoài cùng là mô liên kết hình sợi. Bên trong có 5-
6 lớp tế bào tạo thành độ dày thành ống. Giữa các lớp đó có những tế
bào hình chóp Sertoly, chân tế bào này nằm ở màng đáy, còn đỉnh
của chúng hướng vào ống dẫn tinh. Những tế bào này đảm nhận
chức năng dinh dưỡng, giữa chúng có tế bào tinh ở các giai đoạn
phát triển khác nhau. Gần màng đáy ống dẫn tinh là tế bào sinh dục

148
cấp I, trên đó là tế bào cấp II sau đó là đến tiền tinh trùng và tinh
trùng. Tinh trùng trưởng thành đi vào ống sinh tinh nhỏ từ đó vào
mào tinh hoàn và ống dẫn tinh.
- Mào tinh hoàn ở gia cầm phát triển yếu, một số lượng ống
dẫn tinh từ màng dưới tinh hoàn ăn sâu vào đó. Những ống nhỏ này
tạo thành ống dẫn là nơi bắt đầu của ống dẫn tinh. Trong mào tinh
hoàn tinh trùng tiếp tục thành thục và tăng thêm khả năng hoạt động
của chúng. Dịch tinh trùng được hình thành ở những ống gấp khúc
trong tinh hoàn. Nó tạo ra môi trường cần thiết để đảm bảo hoạt
động sống của tế bào sinh dục đực.
- Ống dẫn tinh có dạng hình ống nhỏ gấp khúc, thành ống có
cấu tạo bởi lớp niêm mạc, cơ và thanh mạc. Ống dẫn tinh nối với
ống mào tinh và vào tận giữa của ổ nhớp. Phần cuối cùng của ống
dẫn tinh là chỗ phình hình bong bong gọi là bể tinh. Đây là nơi tích
tụ tinh trùng. Trong lỗ huyệt ống dẫn tinh được kết thúc bằng những
gờ nhỏ nằm ở phía ngoài của ống dẫn niệu. Ống dẫn tinh có cấu trúc
thay đổi phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và chức năng của bộ máy
sinh dục. Trong thời gian sinh dục hoạt động ống dẫn tinh to ra,
thành ống dày lên, tăng số lượng gấp khúc. Cơ quan giao cấu của gà
trống không phát triển. Nó chỉ là chỗ phình hình bong bóng của ống
dẫn tinh. Khi giao phối ổ nhớp của con trống áp sát vào lỗ huyệt con
mái, lúc này âm đạo mở ra. Tinh trùng được phóng vào âm đạo và đi
vào trong tử cung.
* Sự tạo thành tinh trùng
Quá trình phát triển của tế bào sinh dục đực được chia làm 4
giai đoạn: sinh sản, sinh trưởng, phát triển và thành thục.
- Giai đoạn sinh sản: Giai đoạn này nguyên bào ở màng đáy
thành ống được phân chia giảm nhiễm nhiều cấp hình thành tế bào
cấp I. Một phần trong số đó ngừng sinh sản và bắt đầu vào giai đoạn
sinh trưởng.
- Giai đoạn sinh trưởng: Các tế bào cấp I, nhờ các chất dinh

149
dưỡng của ống dẫn, tế bào tăng về kích thước. Trong nhân tế bào
hình thành từng đôi nhiễm sắc thể, rồi sau đó chúng xích lại gần
nhau. Thời điểm này chất dinh dưỡng đi vào nguyên bào giảm dần
và giai đoạn sinh trưởng kết thúc.
- Giai đoạn phát triển: Giai đoạn này gồm 2 lần phân chia tế
bào liên tục. Tinh bào cấp I phân chia thành 2 tinh bào cấp II, rồi
phân chia lần thứ 2 thành 4 tinh bào - tiền tinh trùng. Trong nhân
tiền tinh trùng chứa 1/2 số nhiễm sắc thể (n). Như vậy một tinh
nguyên bào phân chia thành 4 tinh tử. Hình dạng tinh trùng các loại
gia cầm (hình 5.1).

Hình 5.1: Tinh trùng của các loài gia cầm khác nhau
A. Gà trống B. Vịt đực C. Đầu tinh trùng ngỗng đực
1. Đầu; 2. Cổ; 3. Phần liên kết; 4. Phần giữa; 5. Đuôi.

150
- Giai đoạn thành thục tinh trùng: Giai đoạn này đầu tiên
nhân lệch về một phía tế bào. Tương bào dãn ra. Tâm tế bào vuông
góc với bề mặt của nhân. Nhân đó được bao phủ chỉ một lớp mỏng
tương bào. Phần này của tế bào được tạo thành phần đầu tinh trùng.
Phần kéo dài của tế bào, hình thành đuôi tinh trùng, chung quanh có
bào tương co bóp được.
Tinh trùng thành thục, ở đầu được bọc lớp bào tương. Tinh
trùng được thành thục trong tế bào Sertoly trong ống sinh tinh, sau
đó chúng đi từ ống sinh tinh gấp khúc di chuyển đến mào tinh hoàn
vào ống dẫn tinh. Tinh trùng nằm trong ống sinh tinh của tinh hoàn
không có khả năng thụ tinh và không chuyển động. Tinh trùng nằm
ở mào tinh hoàn có khả năng thụ tinh thấp hơn ở ống dẫn tinh. Thời
gian tinh trùng thành thục là 14 - 15 ngày.

6.1.3. Cấu tạo và thành phần của trứng (xem chương 2).
6.2. Sự phát dục của phôi gia cầm
6.2.1. Thời gian phát dục của phôi gia cầm
Trứng gia cầm nếu được thụ tinh (có phôi) sau khi đẻ ra phải
đặt trong điều kiện nhất định, phôi mới tiếp tục phát dục, từng bước
hình thành cơ thể gia cầm con hoàn chỉnh và mổ vỏ ra khỏi vỏ trứng.
Các loại gia cầm khác nhau cần thời gian phát dục của phôi (thời
gian ấp trứng) khác nhau và đòi hỏi các điều kiện cũng không hoàn
toàn như nhau. Nghiên cứu quá trình phát dục của phôi giúp ta tạo
được điều kiện ấp trứng phù hợp, nhất là trong ấp trứng nhân tạo, để
có tỷ lệ ấp nở cao và gia cầm con khoẻ mạnh. Thời gian ấp trứng các
loại gia cầm thể hiện trên bảng 5.1.
Bảng 5.1: Thời gian ấp trứng các loại gia cầm
Loài gia Thời gian Thời gian
Loài gia cầm
cầm ấp (ngày) ấp (ngày)
Gà 20-21 Gà tây 26-28
Vịt 26-28 Ngan 33-35

151
Ngỗng 33-35 Chim cút (Bobwhite) 22-24
Đà điểu 40-42 Chim bồ câu (Pigeon) 17-19

Thời gian ấp trứng nêu trên là thời gian trung bình. Gia cầm
có thể nở sớm hoặc muộn hơn vài giờ, phụ thuộc vào điều kiện ấp
trứng, chất lượng trứng giống, khối lượng trứng,…
6.2.2. Điều kiện cần thiết cho sự phát triền của phôi gia cầm
Trứng gia cầm được thụ tinh sau khi đẻ ra được đặt trong
những điều kiện thích hợp sẽ phát dục và hình thành cơ thể gia cầm
con hoàn chỉnh, mổ vỏ ra khỏi vỏ trứng và tiếp tục quá trình phát
triển. Các điều kiện cần cho sự phát triển phôi gia cầm đó là:
- Nhiệt độ. Nhiệt độ là điều kiện cần thiết đầu tiên và quan
trọng nhất cho sự phát triển của phôi gia cầm. Nhiệt độ trong ấp
trứng thích hợp cho sự phát triển phôi là 37,5-37,80 C. Tuy vậy ở các
đối tượng gia cầm khác nhau (gà, vịt, gà tây, ngan, ngỗng, chim cút,
đà điểu) cần có sự điều chỉnh tăng, giảm 1-20 C. Trứng ở các giai
đoạn ấp khác nhau yêu cầu nhiệt độ cũng khác nhau. Thường tuần ấp
đầu do phôi phát dục nhanh, nhưng còn nhỏ, khả năng điều tiết nhiệt
kém vì vậy nhiệt độ ấp phải hơi cao và ổn định (37,7-37,80 C), tuần
giữa, phôi đã hình thành, trao đổi chất mạnh, tự sản sinh nhiệt vì vậy
nhiệt độ ấp trứng thấp hơn chút ít so với giai đoạn đầu. Giai đoạn ấp
cuối, phôi vận động mạnh, điều tiết nhiệt tốt, nhiệt độ ấp trứng cần
cao (37,8- 380 C) giúp gia cầm con dễ nở. Tuỳ theo loại trứng ấp mà
chế độ nhiệt được đặt trước (máy ấp điện) hoặc điều chỉnh trong quá
trình ấp (máy ấp thủ công).
- Ẩm độ. Ẩm độ là yếu tố thứ hai sau nhiệt độ ảnh hưởng
nhiều đến tỷ lệ ấp nở. Ẩm độ thích hợp là 60-75%. Điều tiết tốt ẩm
độ có thể làm tăng tỷ lên nở. Tuần đầu do phôi bắt đầu phát dục,
nhiệt độ ấp trứng cao, phôi cần nhiều nước nên ẩm độ máy ấp cần
cao (75-80%). Tuần giữa, phôi sinh nhiệt, trao đổi chất mạnh, ẩm độ
máy ấp giảm xuống còn 50-55%, tạo điều kiện cho hơi nước bốc ra

152
từ trứng mang theo khí độc, NH3...thải độc cho phôi. Giai đoạn cuối
ẩm độ tăng cao (75-80%) để gia cầm không bị dính lông vào vỏ, dễ
nở.
- Đảo trứng. Đảo trứng trong quá trính ấp có tác dụng giúp
phôi hấp thu đều nhiệt, kích thích sự phát triển phôi và phôi không bị
dính sát vào vỏ trứng, làm tăng tỷ lệ nở. Đảo trứng giai đoạn đầu tác
dụng tốt hơn giai đoạn sau của qúa trình ấp. Chế độ đảo trứng của
mỗi loại máy ấp có khác nhau. Thường tuần đầu đảo trứng 1-2 giờ
một lần, tức là 12-24 lần/ngày đêm, sau đó giảm dần số lần đảo
trứng trong ngày.
- Thông thoáng, làm mát trứng. Trong quá trình phát triển
phôi cần không khí sạch (O2) và thải khí độc CO2, NH3.... Lượng
CO2 không vượt quá 0,2-0,4%. Thông thoáng máy ấp giúp đạt được
mục đích này. Trong ấp trứng thủ công thường kết hợp thông thoáng
với làm mát trứng và đảo trứng. Khi đó người ta đưa trứng ra khỏi
máy ấp hoặc mở cửa máy ấp. Thông thoáng giai đoạn cuối có ý
nghĩa hơn ở giai đoạn ấp đầu. Thời gian làm mát trứng từ 20-60 phút
tùy theo loại máy ấp và điều kiện ấp cụ thể.

Các điều kiện trên đây cần được theo dõi trong suốt quá trính
ấp và điều chỉnh cho phù hợp với trứng của các đối tượng gia cầm
khác nhau, loại máy ấp cụ thể và từ kinh nghiệm của kỹ thuật viên
trong ấp trứng.

6.2.3. Quá trình phát triển phôi gia cầm trong quá trình ấp
trứng
Trứng được thụ tinh ở phần đầu của ống dẫn trứng và di
chuyển tiếp xuống các phần tiếp theo. Trong quá trình đó phôi phân
chia, diễn ra quá trình phát dục nhanh trước khi được đẻ ra ngoài cơ
thể mẹ. Ngoài cơ thể mẹ, dưới 20 độ C được xem là ''độ không sinh
lý'' (physiologycal zero) của phôi gia cầm. Ở nhiệt độ này phôi

153
ngừng phát dục trong một vài ngày. Trứng gia cầm đẻ ra, đặt trong
những điều kiện thích hợp phôi sẽ tiếp tục phát triển và hình thành
gia cầm con. Sự hình thành các mầm cơ quan, bắt đầu từ các lá phôi
được tóm tắt như sau (theo Bùi Đức Lũng - 2002),(hình 5.2).

Hình 5.2: Sự hình thành phôi từ đĩa phôi và sự tạo thành các
màng phôi
( theo Hertler)
1.Lòng trắng 7. Màng serosa
2.Nếp gấp màng ối trước 8. Màng ối
3.Phôi 9. Đầu
4.Buồng khí 10. Túi niệu
5.Nếp gấp màng ối sau 11. Túi lòng đỏ
6.Mấm tim 12. Vòng
13. Lòng đỏ dinh dưỡng
Ngày đầu: 6 giờ sau khi ấp phôi gà dài 0,5mm, hình thành
nếp thần kinh trên dây sống nguyên thuỷ. Sau 24 giờ nếp thần kinh
tạo thành ống thần kinh và hình thành 5- 6 đốt thân.
Ngày thứ 2: phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch
máu bên ngoài bào thai. Bắt đầu xuất hiện mầm tim. Mạch máu bao
quanh lòng đỏ (noãn hoàng). Chất dinh dưỡng của noãn hoàng cung
cấp cho phôi.
Ngày thứ 3: bắt đầu hình thành đầu, cổ và ngực của phôi. Từ

154
đó màng ối, màng nhung phân chia thành 2 màng túi, màng ở ngoài
là màng nhung, màng trong là màng ối. Hai màng này dính liền với
nhau. Qua ngày thứ 3 hình thành gan và phổi.
Ngày thứ 4: phôi có dạng như ở bào thai động vật bậc cao, độ
dài phôi 8mm.
Ngày thứ 5: phôi phát triển tăng dần, có chiều dài 12mm.
Nhìn bề ngoài có hình dáng của loài chim.
Ngày thứ 6: kích thước phôi đạt 16mm. Mạch máu phủ nhiều
qua phôi, trông như màng nhện, ngày này tiến hành kiểm tra sinh vật
học lần thứ nhất để loại trứng chết phôi và trứng không phôi.
Ngày thứ 7: vòng rốn biểu mô màng ối biến thành da phôi.
Trong màng ối hình thành huyết quản. Thành màng ối xuất hiện cơ
trơn để màng có thể co bóp được. Phôi phát dục trong môi trường
nước của màng ối. Nước ối vừa chứa chất dinh dưỡng, vừa chứa cả
amoniac và axit uric của phôi thải ra. Đã hình thành ống mật và dạ
dày, chất dinh dưỡng đã qua đó.
Ngày thứ 8: cánh và chân đã rõ nét, phần thân đã phủ xuống
đến ức, lông đã nhú ở lưng, phôi dài 18mm.
Ngày thứ 9: lông mọc nhiều ở vùng lưng, phía ngoài đùi và
cánh. Lòng trắng thu nhỏ lại ở phía đầu nhọn của trứng.
Ngày thứ 10: chất dinh dưỡng bắt đầu được hấp thu vào ống
ruột.
Ngày thứ 11: phôi dài 25mm, đã mang hình dáng gà con, mỏ,
móng chân sừng hoá hoàn toàn, phần thân lớn lên câu đối hơn. Lòng
trắng thu nhỏ ở đầu nhỏ của trứng, các túi phôi hoàn thiện, tiết
enzyme chuyển hoá albumin và Canxi thành chất dễ hấp thu để nuôi
phôi, hấp thu Oxy qua vỏ trứng để cung cấp cho phôi. Đồng thời thải
CO2 và chất thải của thận chuyển ra đổ vào xoang niệu nang thành
dạng khí thải ra ngoài qua các lỗ khí của vỏ trứng.
Ngày thứ 12: huyết quản của túi noãn hoàng phát triển mạnh,
chuyên vận chuyển chất dinh dưỡng đến phôi. Thời kỳ này là quá độ

155
của hô hấp túi niệu. Tế bào cơ, gân phân bố khắp thành niệu nang.
Ngày thứ 13: trên đầu phôi gà xuất hiện lông tơ, chân và mỏ
hình thành vảy.
Ngày thứ 14: phôi lớn chiếm gần hết khoang trứng, phôi đã
cử động được, lông phủ kín toàn thân.
Ngày thứ 15 và 16: kích thước của niệu nang tăng lên tương
ứng với kích thước của phôi. Protein được phôi tiêu thụ gần hết. Sự
hô hấp vẫn nhờ mạch máu của tuần hoàn niệu nang.
Ngày thứ 17, 18 và 19: phôi chiếm toàn bộ khối lượng trứng,
trừ buồng khí.
Ngày thứ 20: mỏ của phôi gà mổ thủng buồng khí. Lúc này
gà con lấy oxy từ buồng khí và qua hệ thống lỗ khí trên bề mặt vỏ
trứng qua đường hô hấp, phổi và mạch máu. Gà con mổ thủng vỏ
trứng.
Ngày thứ 21: Vào đầu của ngày này gà bắt đầu chui khỏi vỏ.
Kết thúc thời kỳ ấp trứng.
Ở các đối tượng gia cầm khác do thời gian phát dục của phôi
khác nhau, nên sự hình thành các cơ quan tương ứng sẽ kéo dài hoặc
ngắn hơn so với thời gian phát dục của phôi gà. Trong quá trình ấp
trứng cần lưu ý tính đặc thù để điều chỉnh chế độ ấp trứng thích hợp
mới cho tỷ lệ ấp nở cao.
Trong 4 ngày đầu của sự phát triển phôi, carbonhydrat là
nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho phôi. Protêin được sử dụng
thay cho carbonhydrat, đồng thời cũng làm tăng sản phẩm phân giải
ure từ 4 đến 9 ngày ấp. Mỡ sẽ là nguồn năng lượng chính của phôi
vào thời gian còn lại của quá trình ấp trứng. Canxi từ vỏ trứng được
sử dụng, nhưng trước hết lấy từ lòng đỏ trứng trong giai đoạn đầu.
6.3. Kỹ thuật ấp trứng gia cầm
Gia cầm có thể được ấp nở tự nhiên (dùng gia cầm mẹ ấp
trứng) hoặc ấp trứng nhân tạo (do con người thực hiện). Việc ấp
trứng gia cầm nhân tạo đã trở thành ngành kinh tế độc lập, quan

156
trong, hiệu quả cao nhờ tiến bộ kỹ thuật cơ khí, điện và tự động hoá.
6.3.1. Ấp trứng tự nhiên. Ấp trứng tự nhiên là dùng gia cầm
mẹ ấp trứng. Thường chọn gà, gà tây, ngan, ngỗng để ấp trứng. Hình
thức ấp trứng tự nhiên chỉ còn thích hợp với chăn nuôi gia đình, quy
mô nhỏ tự túc giống, vì gia cầm mẹ ấp trứng sẽ ngừng đẻ làm sức
sản xuất trứng giảm rõ rệt. Trong ấp trứng tự nhiên cần chú ý: nơi
đặt ổ ấp phải thoáng mát, tránh nắng chiếu, mưa tạt, yên tĩnh và hơi
tối. Gia cầm mẹ phải chọn con say ấp, bộ lông phát triển tốt, chân
không quá cao và không có lông ở chân.Trong quá trình ấp cho gia
cầm mẹ ăn đầy đủ, nhất là thức ăn giàu năng lượng, huấn luyện cho
xuống ổ đúng giờ để bài tiết, tránh thải phân trong ổ trứng, thường
xuyên kiểm tra chuột, thú dữ gây hại trong quá trình ấp.
6.3.2. Ấp trứng nhân tạo. Nghiên cứu kỹ các điều kiện cần
cho sự phát triển của phôi gia cầm, con người đã thực hiện ấp trứng
nhân tạo gia cầm thông qua việc chế tạo các loại tủ ấp, máy ấp, và cả
các lò ấp thủ công bằng trấu, thóc nóng. Ấp trứng nhân tạo mang lại
lợi ích kinh tế cao do giải phóng gia cầm mẹ làm tăng sản lượng
trứng, tiến hành ấp trứng, sản xuất giống quanh năm với quy mô lớn.
Trình độ công nghiệp hoá và chuyên môn hoá cao của ngành ấp
trứng đã thúc đẩy nhanh quá trình chăn nuôi gia cầm công nghiệp,
tạo ra sản phẩm hàng hoá ở quy mô lớn. Hiện nay ở nước ta đang tồn
tại ấp trứng thủ công bằng trấu thóc nóng (chủ yếu các là ấp trứng
vịt với kinh nghiệm cổ truyền); ấp trứng bằng tủ ấp nước nóng, cung
cấp nhiệt nhờ đèn dầu hoặc nguồn điện (quy mô nhỏ ấp trứng chim
cút, gà, vịt); ấp bằng máy ấp điện tự sản xuất trong nước hoặc hệ
máy hiện đại, tự động hoá cao của nước ngoài nhập về (các cơ sở ấp
trứng chuyên cung cấp gia cầm giống, cơ sở ấp trứng quốc doanh
sản xuất giống gốc...). Dưới đây chỉ giới thiêu về máy ấp điện ứng
dụng cho các quy mô ấp trứng khác nhau.

157
Hình 5.3 : Máy ấp trứng quy mô nhỏ tự chế tạo

6.3.2.1. Cấu tạo máy ấp và máy nở trứng gia cầm


* Máy ấp.
Hiện nay có nhiều loại máy ấp trứng với công suất khác nhau,

158
từ 500 quả trứng đến 7-8 vạn quả và nhiều hơn được nhập vào nước
ta, từ Canada, Hungari, Hà Lan, Trung Quốc . . .
Máy ấp công suất nhỏ dưới 1.000 quả thường được dùng cho
gia đình hoặc phòng thí nghiệm nghiên cứu. Còn trong sản xuất công
nghiệp của các doanh nghiệp hoặc tổ hợp sản xuất thường dùng các
loại máy với công suất lớn từ 1 vạn trứng trở lên.
Tuy khác nhau về hình thức và công suất, cũng như thiết kế
về kỹ thuật, tất cả các loại máy ấp đều tuân theo một nguyên lý
chung và phải gồm các bộ phận: Vỏ máy, bảng điều khiển tự động,
giá đỡ khay, khay trứng, hệ thống cung cấp và điều tiết nhiệt độ, ẩm
độ, cung cấp không khí, đảo trứng và hệ thống bảo vệ. Các hệ thống
thiết bị tạo nên máy ấp phải đáp ứng thoả mãn các điều kiện cần cho
sự phát triển của phôi đó là nhiệt độ, ẩm độ, không khí sạch...
1). Vỏ máy
Vỏ máy hình chữ nhật. Ở một số máy lớn người ta tận dụng
nền xi măng hoặc gạch lát để làm đáy máy. Vỏ máy có nhiệm vụ
ngăn cách khoang máy với môi trường bên ngoài, giữ nhiệt và ẩm
trong máy ổn định. Vỏ máy làm bằng nguyên liệu chịu lực và cách
nhiệt. Vỏ máy gồm 2 lớp, giữa để trống, nhét mùn cưa hoặc bông
thuỷ tinh hoặc bột xốp để cách nhiệt. Vỏ máy làm bằng gỗ dán
thường chóng hỏng, dễ hút ẩm và mất vệ sinh. Máy ấp trứng thế hệ
mới của Hà Lan, Úc, Trung Quốc ... vỏ máy thường làm bằng hợp
kim nhôm hoặc nhựa.
2). Bảng điều khiển
Bảng điều khiển tập trung các nút điều khiển các hoạt động
của máy được lắp đặt bên trên, mặt trước của máy.
Bảng điều khiển có công tắc tổng để bật tắt máy, có các nút
để tăng thêm nhiệt, để đảo trứng... và các đèn hiệu để báo bộ phận
nào của máy đang làm việc hoặc không làm việc.
3). Giá đỡ khay và khay đựng trứng
Giá đỡ khay là một giàn các khung đỡ các khay đựng trứng.

159
Các giá đỡ khay có kích thước sao cho các khay đựng trứng nằm vừa
khít ở bên trong lòng của nó. Tuy có cùng mục đích nhưng ở các
máy khác nhau, giá đỡ khay có thể khác nhau, chủ yếu phụ thuộc
vào thiết kế của máy. Đối với giá đỡ cố định, giàn đỡ khay có hình
dáng cố định, không bị thay đổi khi máy đảo trứng. Vì vậy toàn bộ
giàn đỡ khay được lắp trên một trục chạy qua tâm của giàn. Khi đảo
trứng có giàn đỡ cố định này thường chỉ có ở các máy công suất vừa
và nhỏ dưới 1vạn trứng. Còn giá đỡ có khớp mềm thường gặp ở các
máy có công suất lớn, giàn giá đỡ tự nó chuyển động và thay đổi
hình dạng khi máy đảo trứng. Trong máy thường chia ra làm nhiều
cột giá đỡ, cột giá đỡ có từ 12 - 15 tầng, mỗi tầng giá đỡ một khay
trứng (Hình 5.4, 5.5).

Hình 5.4: Máy ấp trứng công suất lớn

160
Hình 5. 5: Máy ấp trứng công suất trung bình đã vào trứng

Khay đựng trứng ở máy ấy gọi là khay ấp (Hình 5.6). Khay


ấp trứng đưa vào ấp phải giữ cho tất cả các trứng ở trong khay nằm
theo thứ tự nhất định, đầu nhỏ của trứng xuống dưới, đầu to lên trên.
Khay ấp có thể làm bằng gỗ, bằng kim loại khác nhau. Những máy
thế hệ mới, khay ấp làm bằng nhựa, nhẹ, bền, sạch. Sức chứa trứng
các khay ấp cũng khác nhau theo công suất máy và kích cỡ máy.
Mỗi khay ấp chứa 80 hoặc 180 quả trứng gà. Có một số loại máy,
khay không cố định. Đáy khay là một mặt phẳng có đục lỗ để đảm
bảo độ thông thoáng. Loại khay này có ưu điểm là chứa được nhiều
trứng hơn. Nhưng nhược điểm, xếp trứng và loại trứng khó hơn. Tuy
vậy khay ấp có lỗ hiện nay là tiên tiến nhất.

161
Hình 5. 6: Khay ấp đã xếp đủ trứng trƣớc khi đƣa vào máy ấp

4).Hệ thống đảo trứng


Để các phôi trong trứng phát triển bình thường và không bị
sát vào vỏ, trong quá trình ấp máy phải đảo trứng. Ở các máy ấp
công nghiệp việc đảo trứng được thực hiện bằng hai cách, đó là dùng
môtơ hoặc dùng khí nén.
Hệ thống đảo môtơ hoạt động một đồng hồ thời gian chạy
bằng điện sẽ đúng chu kỳ 1 - 2 giờ một lần bật môtơ. Khi môtơ đảo
hoạt động sẽ làm quay bánh răng hoặc cần đảo, rồi làm xoay trục
đảo hoặc kéo các quang treo về một phía làm các giá đỡ khay
nghiêng đi. Khi góc đảo đạt yêu cầu 450 C, công tắc giới hạn sẽ tự
động làm ngừng môtơ đảo, để kỳ sau đảo ngược lại.
5). Hệ thống làm thông khí
Thông thoáng không khí là một vấn đề hết sức quan trọng ở
máy ấp công nghiệp. Độ thông khí ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng
nhiệt, tới độ ẩm và nồng độ O2, CO2 trong máy. Hệ thống thông khí
được chia thành 3 phần: Quạt gió, lỗ hút khí, lỗ thoát khí.
Các máy ấp thường chỉ có 1 lỗ hút khí, được đặt ở trước,

162
hoặc mặt sau, hoặc trên nóc máy nhưng không gần lỗ thoát khí.
Không khí qua lỗ này đi theo đường ống vào phía sau quạt gió. Quạt
quay, tạo ra lực hút trong ống và đẩy không khí sạch vào mọi vị trí
của máy.

Hình 5.7: Tủ chứa trứng trƣớc khi đƣa vào máy


Lỗ thoát khí có thể là một hoặc nhiều lỗ thông ra ngoài máy,
để thoát khí bẩn chứa CO2 ra ngoài. Lỗ thoát khí được đặt trên nóc
hoặc bên hông của máy.
Quạt máy trong khi ấp có nhiệm vụ đảo đều không khí trong
máy, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm ở các vị trí trong máy xấp xỉ nhau.
Quạt có sải cánh dài có tốc độ 800 - 1000 vòng/phút, thường một
máy ấp chỉ lắp một quạt. Quạt có sải cánh nhỏ có tốc độ trên 1700
vòng/phút. Tuỳ loại máy, quạt có thể lắp phía sau, trên nóc máy. Ở
máy ấp đa kỳ hệ thống quạt được lắp phía cửa vào và thổi khí về
phía cửa ra.
6). Hệ thống cấp nhiệt
Để cấp và làm ổn định nhiệt trong máy ấp, người ta dùng các
thiết bị cảm nhiệt hoặc nhiệt kế công tắc hoặc màng ête và dây
mayso cấp nhiệt.

163
Cảm nhiệt là thiết bị hiện đại có mức độ tin cậy cao, độ chính
xác lớn. Cảm nhiệt hoạt động sẽ truyền tín hiệu về làm đóng, ngắt
dây mayso đang đốt nóng ở nhiệt độ nhất định.
Nhiệt kế công tắc là thiết bị vừa làm nhiệm vụ đo nhiệt độ,
vừa làm công tắc tự động đóng, ngắt mạch điện. Còn đối với màng
ête giãn nở, hoặc co lại làm thay đổi bề dày của lá đồng và làm nối
hoặc ngắt mạch điện điều khiển.
Dây mayso là dây điện trở, mà khi có dòng điện chạy qua sẽ
được đốt nóng lên và toả nhiệt nhiều. Ngày nay dây mayso trong
máy ấp thường được bọc lớp cách điện, bền, an toàn, không bị oxy
hoá khi tiếp xúc với hoá chất và nước.
7). Hệ thống tạo ẩm
Mỗi loại máy có thiết bị tạo ẩm khác nhau. Tuy nhiên theo
nguyên tắc chung chỉ có 2 dạng là thiết bị phun sương nước và dùng
diện tích bề mặt bay hơi nước.
Để điều khiển ẩm độ, trong máy được đặt ẩm kế hoặc nhiệt
kế bấc ẩm. Loại ẩm kế này được chế tạo đặc biệt, liên hệ với thiết bị
làm ẩm. Đối với máy ấp dùng thiết bị tạo ẩm bằng phun sương mù
thì nước vào máy cần có áp suất cao. Nếu loại máy dùng diện tích bề
mặt bay hơi, thì nước vào máy không cần áp suất lớn như máy phun
sương mà chỉ thay đổi diện tích bề mặt bay hơi nước.
8). Hệ thống bảo vệ
Hệ thống bảo vệ trong máy ấp bao gồm các thiết bị được lắp
đặt nhằm ngăn chặn hoặc thông báo trước các sự cố có thể xảy ra
làm hỏng máy hoặc trứng ấp. Tín hiệu dễ nhận thấy là chuông báo
động kêu vang và đèn đỏ bật sáng.
Ngoài ra, đa số máy ấp công nghiệp lắp hệ thống báo động tự
động chế độ không khí, chuông điện, đèn báo, cầu chì tự động cho
từng thiết bị...

164
Hình 5.8: Máy nở dung lƣợng trung bình
* Máy nở
Máy nở có kết cấu và các thiết bị điều hoà hệ thống cấp nhiệt,
cấp ẩm và cấp không khí như ở máy ấp (Hình 5.8) chỉ khác giá đỡ
khay nở là cố định.
Khay đặt trứng vào máy nở gọi là khay nở, khác khay ấp
khay nở không có các thành ngăn ngang dọc để đặt cố định quả
trứng. Khay nở có thành xung quanh cao 8 - 9cm. Đáy khay là lưới
với nhiều lỗ nhỏ đường kính 2mm và thành khay có đục lỗ.

Hình 5.9: Máy nở dung lƣợng lớn

165
6.3.2.2. Quy trình ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp
1). Bảo quản trứng trước khi đưa vào ấp
Trứng sau khi đẻ ra gặp nhiệt độ môi trường thấp hơn so với
nhiệt độ cơ thể mẹ, quá trình phát triển của phôi bị ngừng lại. Để bảo
quản trứng ấp có hiệu quả cao nhất nên giữ trứng ở nơi thoáng mát,
tránh ánh sáng chiếu trực tiếp hay mưa ẩm, không có mùi lạ. Nhiệt
độ bảo quản trứng thích hợp là 15 - 200C. Khi nhiệt độ bảo quản cao
sẽ tạo điều kiện cho phôi phát triển, song nếu nhiệt độ không thích
hợp gây chết phôi, đặc biệt khi nhiệt độ quá cao sẽ gây chết phôi
hàng loạt. Ngoài ra trong khi bảo quản, trứng bị bốc hơi nước. Muốn
hạn chế sự bốc hơi nước của trứng phải tăng độ ẩm môi trường. Độ
ẩm càng cao tỷ lệ mất nước càng ít nhưng không được phép để ẩm
độ 90-100% vì ở mức ẩm độ này sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát
triển. Ẩm độ thích hợp trong thời gian bảo quản trứng là 75 - 82%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Đăng
Vang, Trần Công Xuân, Bạch Thị Thanh Dân (2002-2003), trên đối
tượng trứng gà Tam Hoàng thì nên bảo quản phòng lạnh yêu cầu nhiệt
độ 10 - 150C, ẩm độ 70 - 80%. Trước khi ấp cần đưa ra khỏi phòng
lạnh 4 - 8 giờ. Cách bảo quản tuỳ thuộc vào mùa vụ và thời gian giữ
trứng trước khi đưa vào ấp (bảng 5.3)
Bảng 5.3: Cách bảo quản trứng
Thời gian
Vụ thu đông Vụ hè Xuân hè
bảo quản
3 ngày Bảo quản tự nhiên Bảo quản tự nhiên
4 - 6 ngày Bảo quản tự nhiên Bảo quản tự nhiên
7 - 9 ngày Bảo quản phòng lạnh Bảo quản phòng lạnh
Trên 9 ngày Bảo quản phòng lạnh Bảo quản phòng lạnh

Trong thời gian bảo quản trứng gia cầm xếp đầu nhỏ xuống
dưới, nếu bảo quản dài ngày xếp nghiêng để dễ đảo trứng. Xếp trứng
vào khay nghiêng góc 300- 450, đầu buồng khí xếp lên trên. Hàng

166
ngày trứng được đảo một lần. Không được xếp trứng vào thùng, rổ,
đậy kín hoặc xếp chồng lên nhau.

2). Chọn trứng để ấp


Trên cơ sở hình dạng bên ngoài của trứng có thể chọn để tăng
tỷ lệ ấp nở (bảng 5.4.).
Khi chọn trứng chú ý loại bỏ các quả trứng quá to, quá nhỏ,
vỏ quá mỏng, méo mó, xù xì, rạn, dập, bẩn... Vì những trứng này nở
kém, chất lượng gà con thấp và không thể làm giống. Trứng quá dài,
quá tròn cũng không nên cho vào ấp vì tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng
không cân đối.
Bảng 5.4 : Kết quả nở theo đặc điểm của trứng ấp
( Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý Khiêm - 2002)
Đặc điểm của trứng ấp Kết quả ấp nở
Trứng trung bình của giống 87%
Trứng nhỏ so với trứng trung bình 80%
Trứng to so với trung bình 71%
Trứng có vỏ mỏng, rạn 53%
Trứng méo mó 49%
Trứng xù xì hoặc quá mỏng 41%

Sau khi kiểm tra bằng ngoại hình, cần soi kiểm tra để phát
hiện rạn dập, lòng đỏ có nằm ở vị trí giữa hay không, có dị vật, cục
máu ở bên trong. Nếu có nên loại bỏ khi soi, cần kiểm tra kích thước
buồng khí, vị trí buồng khí. Nếu vị trí buồng khí không ở đầu to,
kích thước buồng khí quá lớn, buồng khí di động hoặc rung động
đều không nên chọn vào ấp.
3). Vận chuyển trứng
Trong quá trình bao gói chuyên chở, cần xếp trứng vào thùng
gỗ hoặc thùng bằng các-tông cứng, xếp thành từng lớp, mỗi lớp phủ
một lớp trấu hoặc dăm bào mỏng dàn đều, rồi lại xếp tiếp lớp sau.

167
Các góc thùng phải chèn trấu và dăm bào cho đều, phần trên cùng
chèn chặt để khi vận chuyển trứng không bị xóc lắc gây dứt dây
chằng, trứng dập, vỡ buồng khí.

4). Xử lý trứng ấp
Trước khi đưa trứng vào ấp phải xông khử trùng bằng
foocmon, thuốc tím diệt vi khuẩn. Nếu trứng không được xông, vi
khuẩn lưu giữ trên vỏ trứng và trong máy sẽ có điều kiện xâm nhập
vào trứng gây chết phôi, tỷ lệ trứng bị thối tăng, độc tố lây lan sang
trứng khác, lượng khí độc tăng gây ngộ độc cho phôi trong máy ấp.
Phương pháp xông như sau: Xếp trứng đứng trong các khay,
đầu to là đầu có buồng khí được xếp quay lên trên. Sau đó xếp vào
tủ xông, 1m3 buồng xông cần lượng foocmon 35ml + 35ml nước đổ
vào khay có 17,5g thuốc tím, xông trong vòng 30 phút. Trong trường
hợp ấp trứng thủ công hoặc ở quy mô nhỏ có thể khử trùng bằng
cách dung khăn mềm nhúng dung dịch thuốc tím lau nhẹ bên ngoài
vỏ trứng hoặc phơi trứng dưới ánh nắng nhẹ (ấp trứng vịt). Các khay
và máy phải được cọ rửa, phun thuốc sát trùng thường xuyên.
Trường hợp đặc biệt trứng quá bẩn phải rửa bằng dung dịch thuốc
tím. Không cọ vỏ tránh nạo bỏ màng nhầy bên ngoài vỏ trứng.
5). Đưa trứng vào máy ấp
Trước khi đưa trứng vào ấp, máy ấp phải được kiểm tra cẩn
thận từng bộ phận, vệ sinh khử trùng máy bằng foocmon và thuốc
tím. Khi đưa trứng vào ấp, cho bộ phận tạo ẩm ngừng hoạt động, bật
công tắc để tất cả các giá đỡ ở vị trí nằm ngang, lần lượt đặt các
khay trứng vào máy, sau đó vận hành máy. Có sổ ghi chép số trứng
ấp, thời gian ấp, thời gian kiểm tra phôi, thời gian ra gà.
6). Quá trình ấp nở và chế độ ấp nở
- Nhiệt độ
Trong máy ấp đa kỳ trứng được đưa vào máy nhiều đợt, vào
ấp theo thời gian khác nhau, nên có tuổi ấp khác nhau. Vì không thể

168
làm nhiều chế độ ấp trong cùng một máy, nên ở máy ấp đa kỳ phải
sử dụng chế độ nhiệt mà tất cả các lô trứng điều có thể chấp nhận
được và do trứng trong máy không cùng một lứa tuổi nên máy ấp đa
kỳ đòi hỏi máy nở riêng.
Trong mùa nóng, nhiệt độ 37,50C (99,50F). Trong mùa lạnh,
chế độ ấp vẫn như trên, nhưng mỗi khi đưa một lô trứng mới vào
phải tăng nhiệt độ buồng máy lên 37,80C (1000F) trong 24 giờ đầu,
sau đó trở lại mức như trên 37,50C. Sau khi ấp được 18 - 18,5 ngày,
trứng được chuyển từ máy ấp sang máy nở.
- Đảo trứng và thông thoáng
Trong quá trình ấp, trứng cần được đảo và thông thoáng. Mục
đích của việc đảo trứng là giúp phôi hấp thu đều nhiệt, tránh cho
phôi bị dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất của phôi tốt hơn.
Đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan
tâm giai đoạn đầu và giữa. Trứng được đảo 900 với thời gian 2 giờ/1
lần.
Ngoài đảo trứng để thuận lợi cho phôi phát triển, không khí
trong máy ấp cũng cần được lưu thông nhằm đẩy không khí bẩn, khí
nóng trong máy ra ngoài và hút không khí sạch ở ngoài vào. Đảm
bảo thông thoáng khí là đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết cho
phôi hô hấp và phát triển. Đồng thời loại khí độc ra ngoài, đảm bảo
CO2 không quá 0,2% trong máy ấp.
- Chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở
Trước khi chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở thì máy nở
phải được cọ rữa vệ sinh, để khô, xông sát trùng như máy ấp bằng
hỗn hợp 17,5g thuốc tím + 35cc foocmon/m3 buồng máy. Sau đó cho
máy chạy đồng thời điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ sao cho đạt chế độ
nở. Tiếp đó tạm thời tắt bộ phận tạo ẩm của máy ấp, bật công tắc cho
bộ phận đảo hoạt động để các khay về vị trí ngang, kiểm tra sinh vật
học và chuyển trứng từ khay ấp sang khay nở của máy nở.
7). Ra gà

169
Trước khi ra gà cần chuẩn bị hộp đựng gà con đã được sát
trùng, khay đựng trứng không nở, thùng rác đựng vỏ trứng và gà
chết. Người chọn gà phải được mặc bảo hộ, đeo khẩu trang và sát
trùng tay bằng xà phòng. Tiến hành tắt công tắc cho bộ phận tạo ẩm
ngừng hoạt động, lần lượt lấy khay nở ra khỏi máy chọn những con
gà khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, chân đứng vững, lông bông, kín rốn.
Loại bỏ những con gà có những khuyết tật, bết lông, nặng bụng, hở
rốn, mù mắt, chéo mỏ... nhặt trứng không nở ra khay. Khi đã đưa hết
gà ra khỏi máy thì tắt máy để thu dọn vệ sinh, cọ rữa và xông khử
trùng.
Tất cả các gà loại I được tiêm hoặc nhỏ vacxin hoặc các
thuốc phòng các bệnh truyền nhiễm: Vacxin phòng bệnh Marek,
thuốc Tyroxin phòng bệnh CRD, vacxin phòng bệnh
Gumboro...Chọn tách trống mái nếu có yêu cầu.
Gà con được đựng trong hộp cát- tông cứng, hộp đủ đựng 50
hoặc 100 gà con, ngăn thành từng ô, mỗi ô chứa được 20-25 gà 1
ngày tuổi. Mặt trên và xung quanh hộp phải đục lỗ tròn đường kính
1-1,2cm, cách nhau 7-8cm, chiều cao hộp 12-13cm. Hộp gà con
trước khi xuất phải để trong phòng ấm, kín gió và thoáng khí. Quá
trình vận chuyển phải đảm bảo tránh gió, tránh làm gà con xô đè lên
nhau. Tốt nhất là dùng xe chuyên dụng để vận chuyển từ nơi ấp đến
nơi nuôi, nếu phải đi xa để không ảnh hưởng đến gà con. Úm gà con
tại nơi đã bật đèn sưởi và có sẵn nước uống pha vitamin B + đường
glucoza.
6.4. Kiểm tra sinh vật học trứng ấp
Trong quá trình ấp trứng gia cầm, trứng cần được kiểm tra sinh
vật học. Bao gồm: soi trứng; theo dõi sự giảm khối lượng trứng
trong quá trính ấp; giải phẫu, đánh giá các phôi chết nhằm để kiểm
tra sự phát triển của phôi, phát hiện trứng không phôi, trứng chết
phôi. Từ đó xác định được nguyên nhân các đợt ấp kém để có biện
pháp khắc phục như cải thiện việc nuôi dưỡng đàn gà sinh sản, điều

170
chỉnh chế độ ấp cho phù hợp...
Trong quá trình ấp trứng thường kiểm tra sinh vật học trứng ấp
3 lần. Lần 1 ngày ấp thứ 6-7 ở gà, 7-8 ở vịt, ngỗng. Lần 2 vào ngày
ấp 11-12 ở gà, 13-14 ở vịt, ngỗng. Lần 3 trước khi nở 2-3 ngày. Mỗi
lần kiểm tra có mục đích cụ thể, nhưng đều nhằm làm tăng tỷ lệ nở,
sử dụng máy ấp hiệu quả nhất.
1). Soi trứng.
Dụng cụ soi trứng có thể là bóng đèn đặt trong một hộp gỗ,
hộp cát- tông có các lỗ ở thành bên đặt vừa quả trứng, hoặc dụng cụ
soi có bóng điện đặt trong bầu phản ánh sáng mạnh ra ngoài, có
miệng chụp vừa quả trứng. (Hình 5.9).

Hình 5.9: Soi trứng bằng đèn soi


- Soi trứng kiểm tra sự phát triển phôi sau 6 ngày ấp
Trong giai đoạn này có thể phân biệt và thấy rõ phôi phát
triển tốt, phôi phát triển yếu, chết phôi, không phôi.
Đặc điểm của trứng có phôi phát triển tốt là phôi lớn nằm

171
chìm sâu trong lòng đỏ, chỗ phôi nằm có màu trắng đục mờ, túi
nước ối lớn lên quanh phôi, bên ngoài túi nước ối có hệ thống mạch
máu của lòng đỏ, trứng có màu hơi hồng. Khi soi phải xoay trứng
hơi mạnh mới thấy phôi.
Đối với trứng có phôi phát triển yếu, chết phôi trong giai
đoạn này là phôi nhỏ nhẹ nằm sát vỏ trứng, túi nước ối nhỏ, hệ thống
mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt. Trứng bị chết phôi thì khi xoay
trứng phôi không di động, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu
màu sẫm, vòng máu chạy ngang. Trứng không phôi trong suốt có
màu ánh hồng của lòng đỏ, hoặc lòng đỏ trôi tự do vì dây chằng
trứng bị đứt (hình 5.10)
Khi soi, loại bỏ trứng không phôi, chết phôi. Tính tỷ lệ trứng
không phôi, chết phôi. Khi soi trứng đồng thời kiểm tra sự giảm khối
lượng trứng sau 1 tuần ấp.

Hình 5.10: Trứng không phôi và trứng có phôi

- Soi trứng kiểm tra sự phát triển phôi sau 11 ngày ấp


Đối với trứng ấp được 11 ngày, phải soi đầu nhọn của trứng,
cần chú ý xem màng niệu nang đã khép kín chưa. Quá trình soi trứng
phải nhanh, để đưa vào máy ngay kéo trứng bị mất nhiệt. Phòng soi
trứng bảo đảm vệ sinh, ấm và tuyệt đối không bật quạt máy.

172
Phôi phát triển tốt có màu đen phủ kín 2/3 vỏ trứng, hệ thống
mạch máu phát triển hình mạng nhện, đỏ tươi, buồng khí rộng, rìa
gọn. Quan sát thấy phôi di động mạnh.
Đặc điểm để nhận biết phôi đã chết trong giai đoạn 11 ngày ấp,
đó là phôi không chuyển động, trứng có màu nâu sẫm, sờ vỏ trứng
lạnh, buồng khí hẹp, ranh giới buồng khí không rõ. Phôi nhỏ trôi tự
do.
Sau khi soi hết một khay, kiểm đếm số trứng chết phôi tính
số trứng phôi sống, xếp lại và đặt vào máy ấp.
- Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi sau 19 ngày ấp
Đây là lần kiểm tra sinh học lần thứ 3 trước lúc gà bắt đầu mổ
mỏ. Đặc điểm của phôi phát triển trong giai đoạn này có thể chia làm
4 loại.
Loại thứ nhất: Gồm những trứng khi soi thấy màng niệu nang
phát triển, buồng khí lớn, đầu nhọn trứng tối sẫm, thấy rõ cổ gà con
ngọ nguậy. Đây là loại tốt nhất, phôi phát triển hoàn chỉnh, trứng có
khả năng nở tốt và sớm.
Loại thứ hai: Gồm những trứng khi soi thấy màng niệu nang
đã tiếp giáp với buồng khí, đầu nhọn của trứng tối sẫm, nhưng đầu
gà con chưa nhô lên buồng khí. Những trứng có phôi phát triển như
vậy là bình thường nhưng nở chậm hơn loại thứ nhất.
Loại thứ ba: Đầu nhọn của trứng còn có vùng sáng do màng
niệu chưa phủ kín vỏ trứng và lòng trắng chưa tiêu hết. Loại trứng
này phôi phát triển yếu (không bình thường), gây tỷ lệ chết và nở
kém, gà mổ vỏ nhưng không nở được (gọi là chết tắc), khi nở ra túi
lòng đỏ không được hấp thu hết vào xoang bụng.
Loại thứ 4: Gồm những trứng có phôi phát triển không hoàn
chỉnh. Đầu nhọn còn sáng, đầu phôi chưa nhô lên buồng khí, buồng
khí nhỏ. Gà không nở hoặc nở chậm, rải rác, kéo dài. Gà nở được
chất lượng cũng kém, gà xấu và yếu.
Kết thúc 21 ngày ấp, gà nở hết trừ những trứng tắc. Gà con

173
được chọn lọc, phân loại: gà nở tập trung, đều, gà khoẻ (loại I); gà
xấu, yếu (loại II); gà bị khuyết tật (loại III); gà nở ra bị chết, hoặc
mổ vỏ nhưng không nở được... Tiến hành đếm từng loại gà và tính tỷ
lệ, cân khối lượng gà 1 ngày tuổi.

2). Kiểm tra sự giảm khối lượng trứng.


Trong quá trình ấp, đồng thời với soi trứng, cân kiểm tra khối
lượng trứng và tính ra tỷ lệ giảm khối lượng trứng qua các giai đoạn
ấp trứng. Khối lượng trứng giảm quá nhiều hoặc quá ít so với tiêu
chẩn đều ảnh hưởng đến sự nở của gà và cần được kiểm tra, điều
chỉnh chế độ ấp trứng kịp thời.

3). Giải phẫu phôi chết.


Phôi chết trong quá trình ấp cần được giải phẫu kiểm tra.
Phôi chết giai đoạn nào để lại đặc trưng về giải phẫu ở giai đoạn đó.
Từ kết quả giải phẫu phôi chết cho định hướng khắc phục sai sót
trong ấp trứng và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đàn gia cầm giống
thích hợp để có kết quả tốt hơn.

6.5. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ ấp nở


6.5.1. Nguyên nhân di truyền.
Tỷ lệ nở cũng do một vài gen chi phối. Ngoài ra các điều kiện
môi trường có ảnh hưởng quyết định. Khối lượng của quả trứng ảnh
hưởng gián tiếp đến tỷ lệ nở, tỷ lệ giữa lòng đỏ và lòng trắng, khuyết
tật về cấu tạo của quả trứng cũng có một ảnh hưởng như vậy. Mối
tương quan giữa độ dày và độ xốp của vỏ trứng với tỷ lệ nở đã được
xác định.
Các yếu tố gây chết và nửa gây chết có tầm quan trọng lớn,
ảnh hưởng của chúng biểu hiện ở chỗ gà con có thể không nở ra
được hoặc chết trong giai đoạn phát triển đầu của phôi. Điều này làm
khó khăn cho việc tìm ra nguyên nhân của sự chết. Phần lớn các yếu

174
tố gây chết di truyền dưới dạng lặn, được thể hiện trong giao phối
cận huyết.
6.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Trong các máy ấp lớn, nhiệt độ thường nằm trong khoảng 37
0
- 38 C. Giai đoạn đầu 6 -7 ngày sau khi ấp cần nhiệt độ khoảng 37,8
- 380C. Nhiệt độ này làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hoá
thức ăn trong trứng của phôi, niệu nang khép kín sớm. Nước trong
trứng bốc hơi nhanh, tạo khoảng trống niệu nang để chứa nước nội
sinh (nước tạo ra trong quá trình trao đổi chất). Do đó kích thích
phôi tiêu hoá nhiều lòng trắng, lòng đỏ hơn và thải nhiều nước cặn
bã. Vào cuối chu kỳ ấp, khoang niệu nang khép kín, màng niệu nang
tiêu đi, lúc này phôi hô hấp bằng phổi.
Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm
sự lớn của phôi, biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu,
mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém. Làm phôi chết nhiều trong 4 - 6
ngày ấp, những trứng chết lúc này có vòng máu nhỏ, nhạt.
Nếu thiếu nhiệt kéo dưới 370C gà nở bị nặng bụng, thường bị
ỉa chảy sau này. Sau khi nở mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà
hoặc hồng nhạt. Khi trứng ấp phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35 -
360C kéo dài trong nhiều thời điểm ấp thì túi lòng đỏ không co vào
được xoang bụng, gà nở bị hở rốn.

6.2.3. Ảnh hưởng của ẩm độ


Phần lớn trong thời gian ấp, độ bay hơi nước từ trứng phụ thuộc
trực tiếp vào ẩm độ tương đối của máy ấp. Nếu ẩm độ máy tăng thì
lượng nước bay hơi từ trứng giảm và ngược lại.
Trong những ngày đầu ấp trứng, cần làm giảm bay hơi nước
trong trứng để các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hoà
tan, cung cấp cho phôi phát triển và làm giảm tỷ lệ chết phôi. Vì vậy
ẩm độ tương đối trong máy phải duy trì ở mức quy định, để giảm độ
bay hơi nước trong trứng, giữ nhiệt.

175
Sau 10 ngày ấp lượng nước trong trứng bớt dần, cho nên ẩm
độ tương đối trong máy cao hơn, chỉ đủ để bay hơi nước nội sinh.
Vào cuối thời kỳ ấp khi chuyển sang máy nở phôi đã phát
triển hoàn toàn thành gà con, trong trứng cần đủ độ ẩm để cho gà
con dễ nở. Cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn so với các
giai đoạn ấp khác, mục đích làm giảm độ bay hơi nước trong trứng.
Nếu độ ẩm trong máy thấp hơn so với quy định sẽ làm gà chết trong
trứng. Độ ẩm trong máy nở ở giai đoạn gà con chuẩn bị nở phải đảm
bảo 75 - 80%. Nếu cao hơn mức yêu cầu, gà con nở chậm lông ướt
(bảng 5.5).

Bảng 5.5: Một số biểu hiện do ảnh hƣởng của nhiệt độ và ẩm độ


trong ấp trứng qua các giai đoạn
(Bạch Thị Thanh Dân, Nguyễn Quý Khiêm - 2002)
Giai đoạn
Do nhiệt độ Do ẩm độ
ấp
NHIỆT ĐỘ CAO ẨM ĐỘ THẤP
- Tỷ lệ trứng chết có - Tỷ lệ trứng chết phôi có
vành máu cao. vành máu cao.
- Phôi chết dính vào - Phôi chết dính vào
6 ngày (gà)
màng vỏ. màng vỏ.
- Trọng lượng trứng - Trọng lượng trứng giảm
giảm nhiều. rõ rệt.
- Phôi phát triển nhanh - Buồng khí quá lớn.
- Túi niệu phát triển - Túi niệu khép kín trước
nhanh. thời hạn.
11 ngày
Màng niệu khép kín sớm
trước thời hạn.
- Hao hụt trọng lượng - Hao hụt trọng lượng lớn
19 ngày quá lớn, buồng khí rộng. buồng khí rộng hơn 1/3
- Gia cầm mổ vỏ sớm, lỗ dung tích trứng.

176
thủng vỏ nhỏ, mổ vỏ - Tỷ lệ chết phôi cao.
nhiều ở đầu nhọn của
trứng.
- Tỷ lệ chết phôi cao
- Gia cầm nở ra hở rốn - Nhiều gia cầm con lòng
nhiều. đỏ không tiêu thụ hết,
21 ngày
- Trọng lượng gia cầm khô chân chậm chạp, khó
nở không đồng đều, nhẹ. nuôi.
NHIỆT ĐỘ THẤP ẨM ĐỘ CAO
- Hao hụt trọng lượng ít, - Hao hụt trọng lượng ít.
buồng khí nhỏ. - Buồng khí nhỏ
- Tỷ lệ chết phôi cao. - Phôi phát triển yếu,
6 ngày - Phôi phát triển chậm, chậm
mạch máu mờ nhạt, khó
nhìn thấy.
- Hình thành các vành
mạch máu chậm.
- Tỷ lệ trứng có màng - Niệu nang chậm phát
niệu chưa khép kín cao. triển.
- Phôi chậm phát triển - Dinh dưỡng hấp thụ
11 ngày
kém, rối loạn trao đổi
chất, phôi chậm phát
triển.
- Gia cầm nở chậm, - Gia cầm nở chậm, vỏ
muộn, thời gian nở kéo trứng bẩn.
dài. - Tỷ lệ gia cầm yếu nhiều
- Tỷ lệ chết phôi cao. nặng bụng, hở rốn.
21 ngày
- Mổ vỏ nhiều nhưng - Tỷ lệ chết cao.
không đẩy vỏ ra ngoài
được, hay mổ vỏ nhưng
máu đông đọng xung

177
quanh chỗ mổ.
- Gia cầm nở ra nặng
bụng, chậm chạm, hở
rốn.

6.2.4. Ảnh hưởng của độ thông thoáng


Độ thông thoáng là tốc độ hút không khí sạch ở ngoài vào và
tốc độ đẩy không khí bẩn, khí nóng trong máy ra ngoài. Đảm bảo
thông thoáng khí là đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết cho phôi
hô hấp và phát triển, đồng thời loại khí độc ra ngoài, đảm bảo lượng
CO2 không quá 0,2% trong máy.
Nếu nồng độ khí CO2 vượt cao, nồng độ khí oxy giảm có thể
làm cho phôi chết hàng loạt. Dấu hiệu phôi chết ngạt thường thấy ở
phôi của trứng được ấp sau 9 - 12 ngày và một số nguyên nhân khác
như trứng bị bẩn lấp hết lỗ thông khí trên mặt vỏ trứng. Để đảm bảo
độ thoáng khí, thì những hệ thống quạt hút, quạt đẩy phải làm việc
liên tục chạy đủ tốc độ.
6.2.5. Ảnh hưởng của đảo trứng
Trứng xếp vào khay ấp ở ngày đầu phải để đầu to chứa buồng
khí lên trên, đầu nhọn xuống dưới. Nếu xếp ngược lại, tuy phôi phát
triển bình thường, nhưng vào ngày cuối chu kỳ ấp đầu phôi gà ở phía
đầu nhọn không có buồng khí sẽ không có không khí thở. Có thể đặt
trứng nghiêng 450 sẽ không ảnh hưởng đến sự ấp nở. Nếu đảm bảo
đầu to lên trước khi sang máy nở thì trứng không phải xếp như trên
mà đặt trứng nằm ngang. Vì lúc này gà con đã ngóc đầu lên buồng
khí.
Trứng trong khay ấp phải được đảo nghiêng 2 chiều theo chu
kỳ 1 - 2 giờ/1 lần. Trong những ngày ấp đầu tiên nếu không đảo
trứng phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, sự phát triển sẽ bị ngừng lại và
phôi bị chết. Khi soi trứng sẽ thấy một vết đen dính vào vỏ.

178
6.2.6. Ảnh hưởng của khối lượng trứng
Khối lượng trứng ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà
con loại I. (Theo Bùi đức Lũng, Nguyễn Thị San 1993).

Bảng 5.6: Kết quả ấp nở theo mức khối lƣợng khác nhau

Khoảng khối Khối lƣợng


Tỷ lệ ấp nở Tỷ lệ gà loại
lƣợng trứng gà con 1 ngày
% I (%)
(g) tuổi
44 - 48 63,0 61,0 30,2
49 - 52 74,0 73,0 34,1
53 - 56 81,0 80,7 36,4
57 - 60 86,1 85,1 39
61 - 64 86,5 85,7 40,9
65 - 70 76,7 74,7 44,9

Trứng nở cao và tỷ lệ gà con loại I cao nhất ở khoảng khối lượng


trứng từ 53 - 65g.
6.2.7. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản và phương thức bảo
quản.
Kết quả ấp nở không những chịu ảnh hưởng của thời gian bảo
quản mà còn phụ thuộc vào phương thức bảo quản trứng ấp (Nguyễn
Quí Khiêm và CTV -2001) Bảng 5.7).

179
Bảng 5.7: Kết quả ấp nở ở hai phƣơng thức qua các thời gian
khác nhau

Bảo quản kho lạnh


Chỉ tiêu
theo dõi 3 6 9 12
ngày ngày ngày ngày
Tổng số trứng ấp 948 1030 1040 1040
Tỷ lệ phôi 96,62 95,63 95,38 95,67
Tỷ lệ chết phôi 6,96 8,16 11,44 13,27
Tỷ lệ chết tắc 5,17 6,12 7,98 11,92
Tỷ lệ nở/tổng 84,49 81,36 75,96 70,48
Tỷ lệ nở/phôi 87,45 85,08 79,64 73,67

Bảo quản môi trƣờng


Chỉ tiêu tự nhiên
theo dõi 3 6 9 12
ngày ngày ngày ngày
Tổng số trứng ấp 875 957 960 960
Tỷ lệ phôi 96,00 96,45 95,83 96,25
Tỷ lệ chết phôi 6,17 9,09 12,71 22,19
Tỷ lệ chết tắc 4,91 7,21 12,81 15,63
Tỷ lệ nở/tổng 84,91 80,15 70,42 58,44
Tỷ lệ nở/phôi 88,45 83,10 73,48 60,71

Thời gian bảo quản càng dài thì kết quả ấp nở càng giảm ở cả
hai phương thức bảo quản. Trong điều kiện vụ thu đông thì trứng có
thể kéo dài đến 6 ngày, để trứng lâu hơn thì phải bảo quản lạnh, nếu
nhiệt độ môi trường cao hơn thì thời gian bảo quản phải ngắn hơn.
Ngoài ra sự thiếu một số vitamin và khoáng trong trứng (chính là
thiếu chúng trong thức ăn cho gà đẻ trứng) cũng ảnh hưởng lớn đến

180
sự phát triển phôi, quá trình ấp nở và chất lượng của gà con.
6.6. Một số bệnh lý thƣờng gặp ở ấp trứng bằng máy
1). Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày
Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu ngày phát triển chậm,
muộn, gà nở chậm. Nhiều gà con đã mổ được vỏ nhưng không nở
được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác. Gà con nở ra dính bết và bẩn
do lòng trắng chưa tiêu thụ hết, gà con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi
sống thấp.
2). Bệnh chân, cánh ngắn
Phôi bị biến dạng, do sự phát triển sụn, xương của tứ chi kém.
Biểu hiện chân và cánh của phôi ngắn. Xương bàn chân cong và to.
Xương ống ngắn và cong, đầu to, xương hàm và mỏ dưới ngắn, mỏ
trên quặp xuống, lông không bông.
Phôi bị chết sớm, đôi khi cơ thể sưng mọng. Nguyên nhân do
thiếu dinh dưỡng trong trứng chính là do đàn gà sinh sản ăn thức ăn
không cân đối, không đầy đủ chất đạm, chất khoáng vitamin.
3). Bệnh khèo chân
Các khớp xương nối đùi với xương ống chân và bàn chân bị
sưng, gân bị trượt khỏi khớp. Làm cho chân gà khoeo về một phía,
gà không đi lại được hoặc đi bằng khuỷu chân. Nguyên nhân do
thiếu chất khoáng trong thức ăn cho gà.
4). Bệnh động kinh
Gà con vừa nở ra cử động hỗn loạn, gà ngả đầu về phía lưng,
mặt ngửa lên trời, xoay quanh hình tròn, hoặc đầu gục vào bụng.
Thần kinh không điều khiển được quá trình vận động. Gà không ăn
uống được, kiệt sức và chết ngay trong 1 - 2 ngày đầu. Nguyên nhân
của bệnh là thức ăn cho gà bố mẹ thiếu vitamin và chất khoáng.
5). Bệnh dính bết khi nở
Bệnh xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ. Lỗ vỏ trứng gà vừa mổ
tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kín
mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt, cũng có thể làm lông dính

181
bết. Có khi dính cả vỏ trứng gà không cử động được. Nguyên nhân
là thức ăn cho bà bố mẹ thiếu vitamin, thừa chất đạm.
Ngoài ra gà con mới nở cũng có thể bị bệnh hở rốn, lông xoăn
tỷ lệ chết cao...

NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


1. Cấu tạo bộ máy sinh dục gà mái và quá trình hình thành trứng
ở gia cầm.
2. Thời gian ấp trứng ở các loại gia cầm. Sự phát triển phôi gia
cầm và các điều kiện cần thiết cho sự phát triển phôi gia cầm.
3. Quy trính ấp trứng nhân tạo bằng máy ấp tự chế và quy trình
ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ ấp nở.
4. Kỹ thuật kiểm tra sinh vật học trứng trong quá trình ấp.

182
CHƢƠNG 6
THỨC ĂN VÀ DINH DƢỠNG GIA CẦM

Thức ăn có ý nghĩa quyết định đến giá thành sản phẩm chăn
nuôi. Gia cầm với cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu về dinh
dưỡng cao, nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ nên cần khẩu phần
ăn có hàm lượng năng lượng cao, hàm lượng protein cao. Vì vậy
nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc,
hạt của cây bộ đậu và thức ăn giầu protein. Các loại thức ăn này giá
cao và có sự tranh chấp với người. Đây chính là yêu cầu đặt ra khi
chọn nguồn thức ăn cho khẩu phần chăn nuôi gia cầm, để đảm bảo
hiệu quả kinh tế cao. Tiêu hoá ở gia cầm có sai khác chút ít so với
các đối tượng vật nuôi khác cũng cần nắm vững để vận dụng trong
nuôi dưỡng cho hợp lý.

6.1. Nguồn thức ăn trong chăn nuôi gia cầm


Nguồn thức ăn trong chăn nuôi gia cầm chủ yếu là hạt ngũ cốc
(ngô, lúa, gạo, lúa mỳ) bột sắn, hạt bộ đậu (đậu tương, đậu đỏ...),
thức ăn giàu protein (bột cá, bột tôm...) và các phụ phẩm từ các loại
thức ăn trên. Dưới đây là một số đặc điểm chính về khả năng sản
xuất và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn này.

6.2.1. Cây ngô.


Ngô là cây lương thực quan trọng trên thế giới bên cạnh cây
lúa mì và lúa nước. Ngô là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất
thức ăn chăn nuôi: 50-70% thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi là từ ngô
hạt. Năm 2004, theo FAO diện tích ngô thế giới là 147,2 triệu hecta,
sản lượng 721,34 triệu tấn. Mỹ là nước có sản lượng ngô cao nhất
thế giới: 229,92 triệu tấn (chiếm 41,6% của thế giới), năng suất cũng
cao: 100,7 tạ/Ha. Châu Á có 184,7 triệu tấn (chiếm 25% sản lượng
của thế giới), trong đó Trung Quốc cao nhất: 13,6 triệu tấn (sau Mỹ),

183
tiếp đến Ấn Độ, Inđônêsia. Năng suất ngô cao nhất thế giới là tại
Jordani 232,6 tạ/Ha, Israel 120-140 tạ/Ha, Newzealand 113 tạ/Ha,
Mỹ 100,7 tạ/Ha.
Việt Nam, năm 2004, diện tích ngô cả nước 990,4 nghìn Ha,
sản lượng 3,45 triệu tấn. Tỉnh có sản lượng ngô cao là Đắc Lắc:
402,7 nghìn tấn; Thanh Hóa: 245,9; Sơn La: 219,1nghìn tấn. Giá trị
dinh dưỡng của ngô và các loại thức ăn chính trên bảng 6.1.

6.2.2. Cây lúa gạo.


Lúa gạo là cây trồng chính của các nước Đông Nam Á.. Trên
toàn thế giới, lúa gạo đướng thứ hai về diện tích (sau lúa mỳ), thứ
hai về sản lượng (sau ngô). Châu Á sản xuất lúa gạo hàng đầu thế
giới. Năm 2004, diện tích lúa 135,75 triệu Ha, sản lượng 546,5 triệu
tấn (chiếm 90% sản lượng lúa gạo thế giới). Trong đó Trung Quốc
đứng đầu thế giới về sản lượng: 177,43 triệu tấn, tiếp đến Ấn Độ
(129,0 triệu tấn). Các nước đông Nam Á: Indonesia 54,1 triệu tấn,
Việt Nam 36,2 triệu tấn, Thái Lan 26,95 triệu tấn. Năng suất lúa cao
nhất là Australia (82,3 tạ/Ha) Mỹ (77,8 tạ/Ha), Tây Ban Nha (74,1
tạ/Ha), Nhật (64,2 tạ/Ha). Việt Nam năng suất lúa cao của cả khu
vực (48,5 tạ/Ha), Indonesia 45,4 tạ/Ha, Thái Lan 27,5 tạ/Ha.
Việt Nam, lúa sản xuất trong cả nước, nhưng tập trung ở đồng
bằng sông Của Long và sông Hồng. Năm 2004 diên tích lúa 7,44
triệu Ha, sản lượng 36,2 triệu tấn ( theo FAO, 2005).
6.2.3. Cây sắn.
Sắn là cây màu quan trọng, có ý nghĩa trong chăn nuôi. Năm
2004 diện tích sắn toàn thế giới là 18,51 triệu Ha, sản lượng 202,65
triệu tấn. Sắn nhiều nhất là Châu Phi, Châu Á chỉ 3,52 triệu Ha, sản
lượng 58,92 triệu tấn chiếm 29,1% sản thế giới) (theo FAO,2005).
Việt Nam, năm 2004 có 383,6 nghìn Ha sắn, sản lượng 5,69
triệu tấn, năng suất cao nhất là 200-224 tạ/Ha ở miền Đông Nam bộ.
6.2.4. Cây đậu tương.

184
Trên thế giới, đậu tương đướng sau lúa mỳ, lúa nước và ngô, là cây
thích ứng rộng và có ở khắp các vùng. Năm 2004, diên tích đậu
tương thế giới là 91,44 triệu Ha, sản lượng 204,7 triệu tấn. Châu Á
đứng thứ hai (sau Châu Mỹ) về sản xuất đậu tương: 18,81 triệu Ha
(20,6% của thế giới), sản lượng 25,52 triệu tấn ( 12,5% toàn cầu).
Việt Nam, năm 2004 có 182,5 nghìn Ha, sản lượng 16,8 nghìn
tấn đậu tương. Tỉnh sản xuất nhiều là Hà Tây, Hà Giang, Đắc Nông,
Sơn La.
Phân tích thành phần hóa học của hạt 17 giống ngô, 13 giống lúa
(13 loại cám gạo của các giống lúa này), củ sắn khô cả vỏ của 12
giống sắn, hạt của 12 giống đậu tương đang được trồng chủ yếu ở
các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, Phạm Thị Hiền Lương (2005)
đã công bố kết quả trên bảng 6.1, và các axít amin chủ yếu trên bảng
6.2.
Các kết quả nhận được cho thấy có sự sai khác đáng kể về thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng giữa các giống cây trồng cùng
loại. Đáng quan tâm là các axít amin thiết yếu quan trọng là lysine,
methionine… trong hầu hết các loại thức ăn hiện có (trừ hạt đậu
tương) đều thấp. Vì vậy khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cần chú
ý phối hợp nhiều nguồn nguyên liệu hoặc phải bổ sung chế phẩm các
axit amin tổng hợp để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho gia cầm.

Bảng 6.1: Thành phần hóa học của một số nguyên liệu chính
làm thức ăn cho gia súc, gia cầm (%)

Loại Protein Lipit Dẫn Khoáng Năng


nguyên thô thô xuất tổng số lƣợng
liệu không trao đổi
đạm (Kcal)
Ngô hạt 9,17- 3,42- 72,8- 1,25- 3236-
11,57 9,85 84,14 2,99 3457

185
Cám gạo 6,89-13,7 6,07- 39,98- 6,08- 2245-
22,6 64,65 12,42 2802
Sắn củ 1,93-4,13 0,15- 89,87- 1,03- 3112-
khô cả 1,46 92,59 3,07 4030
vỏ
Đậu 38,64- 14,47- 20- 4,49- 3738-
tương hạt 48,44 22,48 38,70 6,42 4030

Bảng 6. 2: Hàm lƣợng các axít amin có trong các loại


thức ăn chính

Axít amin Hàm Ngô Cám Sắn củ Đậu


lƣợng hạt gạo khô tƣơng
Aspartic % trong 5,30- 5,79- 3,26- 8,60-
Pr. 8,46 9,37 8,54 13,50
g/Kg 5,14- 6,80- 0,88- 38,34-
8,06 10,20 2,86 49,70
Threonine % trong 2,26- 2,75- 1,63- 2,80-
Pr. 3,62 3,76 3,52 4,22
g/Kg 1,95- 3,03- 0,44- 10,50-
3,42 4,10 0,68 18,81
Serine % trong 2,50- 2,84- 1,81- 3,92-
Pr. 4,66 4,95 5,22 6,45
g/Kg 2,07- 3,26- 0,64- 16,79-
4,44 6,52 1,74 24,18
A.Glutamic % trong 9,38- 10,80- 12,14- 10,16-
Pr. 23,41 12,12 23,85 17,75
g/Kg 7,85- 12,39- 2,50- 39,45-
22,31 14,24 6,33 79,13
Proline % trong 3,70- 3,78- 1,24- 3,03-
Pr. 10,48 9,18 9,19 8,65

186
g/Kg 3,61- 4,16- 0,34- 11,77-
9,05 10,53 3,08 37,05
Glycine % trong 1,68- 2,86- 1,22- 3,35-
Pr. 4,11 4,12 4,77 4,16
g/Kg 1,64- 3,11- 0,41- 14,34-
3,44 8,77 0,92 15,60
Alanine % trong 1,98- 3,73- 3,37- 3,48-
Pr. 8,11 8,77 7,68 4,43
g/Kg 1,92- 4,38- 1,00- 14,19-
7,73 9,66 2,85 16,32
Cystine % trong 1,20- 1,14- 0,69- 1,66-
Pr. 5,12 2,12 11,26 2,90
g/Kg 0,80- 1,34- 0,24- 6,68-
4,97 2,80 4,18 11,20
Valine % trong 2,36- 3,44- 0,99- 3,77-
Pr. 6,12 6,57 5,58 6,55
g/Kg 2,06- 3,95- 0,33- 16,14-
5,78 8,66 2,07 25,43
Methionine % trong 0,17- 0,57- 0,28- 0,94-
Pr. 1,76 1,40 1,35 1,88
g/Kg 0,14- 0,63- 0,08- 3,65-
1,71 1,52 0,26 6,93
Isoleucin % trong 2,38- 2,30- 0,48- 3,75-
Pr. 4,48 4,03 3,00 5,04
g/Kg 2,06- 2,64- 0,16- 15,29-
4,27 4,74 0,88 19,84
Leucine % trong 11,87- 4,33- 0,72- 6,66-
Pr. 14,51 6,80 6,17 7,98
g/Kg 9,81- 4,97- 0,24- 27,13-
13,83 7,99 1,19 29,92
Tyrosine % trong 1,99- 1,16- 0,75- 2,40-

187
Pr. 2,97 3,86 3,47 3,72
g/Kg 1,76- 1,28- 0,27- 9,32-
2,48 4,20 1,29 15,94
Phenylalanine % trong 3,17- 2,40- 0,63- 3,65-
Pr. 6,16 5,37 11,50 5,59
g/Kg 2,76- 2,75- 0,21- 15,61-
5,09 5,92 3,36 22,00
Histidine % trong 1,86- 1,78- 0,95- 0,69-
Pr. 4,30 3,37 2,45 2,51
g/Kg 1,77- 2,09- 0,35- 3,08-
3,55 3,87 0,82 9,75
Lysine % trong 2,19- 1,93- 2,00- 3,70-
Pr. 3,39 4,64 4,92 5,55
g/Kg 1,87- 2,21- 0,67- 16,52-
2,96 6,12 0,95 21,55
Arginine % trong 2,96- 4,43- 1,37- 6,28-
Pr. 4,96 6,73 7,08 8,42
g/Kg 2,58- 4,82- 0,51- 23,13-
4,81 8,87 1,07 37,53
Tổng số % trong 79,23- 66,09- 59,37- 80,66-
Pr. 94,53 81,76 82,24 88,31
g/Kg 71,12- 75,81- 19,88- 329,18 -
90,06 107,52 33,10 325,24

6.1.5. Một số loại thức ăn giàu protein sử dụng trong chăn nuôi
Ngoài các thức ăn kể trên, nhiều loại thức ăn sẵn có ở các địa
phương được khai thác, sử dụng làm thức ăn gia súc gia cầm như là
một nguồn thức ăn giàu đạm. Kết quả nghiên cứu của Ngô Hữu
Toàn (2005) tại miền trung về thành phần hóa học và giá trị dinh
dưỡng thể hiện trên bảng 6.3 và 6.4.

188
Bảng 6. 3 :Thành phần hóa học của một số nguyên liệu giàu đạm
làm thức ăn cho gia súc, gia cầm (%)
Năng
Loại nguyên Protein Lipit Xơ Khoáng lƣợng
liệu thô thô thô tổng số thô
(MJ/kg )
Bột cá nục 60,56 5,10 1,05 16,03 19,56
Bột đầu tôm 36,44 2,91 18,31 22,40 14,51
Bột đậu nành 38,39 16,59 5,07 5,75 22,47
Khô dầu lạc 41,80 7,58 9,89 4,32 20,74

Bảng 6. 4: Hàm lƣợng các axít amin có trong các loại thức ăn
giàu đạm
Bột
Hàm Bột cá Bột đậu Khô
Axít amin đầu
lƣợng nục nành dầu lạc
tôm
Aspartic % trong 9,14 8,54 10,62 9,96
Pr. 5,54 3,11 4,08 4,16
% trong
TA
Threonine % trong 3,96 3,29 3,16 2,42
Pr. 2,40 1,20 1,21 1,01
% trong
TA
Serine % trong 4,11 4,08 4,64 5,57
Pr. 2,49 1,48 1,78 2,33
% trong
TA
A.Glutamic % trong 13,66 11,12 16,30 8,80
Pr. 8,27 4.05 6,26 7,86
% trong

189
TA
Proline % trong 0,94 1,13 0,19 1,82
Pr. 0,57 0,41 0,07 1,91
% trong
TA
Glycine % trong 5,40 4,30 3,12 4,99
Pr. 3,27 1,57 1,20 2,09
% trong
TA
Alanine % trong 6,28 11,39 3,90 3,84
Pr. 3,80 4,15 1,50 1,61
% trong
TA
Valine % trong 5,18 4,65 4,42 4,12
Pr. 3,14 1,69 1,70 1,72
% trong
TA
Methionine % trong 1,99 1,55 1.09 1,21
Pr. % 1,20 0,56 0,42 0,51
trong
TA
Isoleucin % trong 4,84 3,67 4,48 3,73
Pr. 2,93 1,34 1,72 1,56
% trong
TA
Leucine % trong 7,80 5,10 7,15 6,77
Pr. 4,72 1,86 2,74 2,83
% trong
TA
Tyrosine % trong 3,61 4,15 3,64 3,62
Pr. 2,19 1,51 1,40 1,51
% trong
TA

190
Phenylalanine % trong 4,44 4,77 5,14 5,32
Pr. 2,69 1,74 1,97 2,22
% trong
TA
Histidine % trong 3,08 1,61 2,45 2,14
Pr. 1,86 0,58 0,94 0,89
% trong
TA
Lysine % trong 6,42 3,63 4,84 3,29
Pr. 3,88 1,32 1,86 1,37
% trong
TA
Arginine % trong 6,81 5,71 6,53 10,88
Pr. 4,12 2,08 2,50 4,55
% trong
TA
Tổng số % trong 96,69 83,29 88,97 93,88
Pr. 58,58 30,30 34,16 39,12
% trong
TA

Mỗi loại thức ăn còn có những đặc điểm riêng, thậm chí có
chứa các chất có ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu ở từng đối tượng
gia súc, gia cầm. Vì vậy cần nghiên cứu nắm vững để có cách chế
biến sử dụng thích hợp. Các loại thức ăn đáp ứng các yêu cầu của
gia cầm về năng lượng, protein, mỡ, khoáng, vitamin, chất kích thích
sinh học; theo độ tuổi, khả năng sinh trưởng và sức đẻ trứng của
từng đối tượng gia cầm nuôi. Vai trò sinh học của từng yếu tố dinh
dưỡng: nước, protein, lipit, xơ, khoáng, vitamin…; nguồn cung cấp
các yếu tố dinh dưỡng này xem thêm trong các giáo trình dinh
dưỡng và thức ăn chăn nuôi.

191
6.4. Nhu cầu dinh dƣỡng của gia cầm
6.4.1. Năng lượng trong thức ăn và nhu cầu năng lượng của gà
6.4.1.1. Các dạng năng lượng của thức ăn gia cầm. Tỷ lệ giữa các
dạng năng lượng của thức ăn được thể hiện qua hình 6.2.

Năng lƣợng thô (18,0 KJ/g)


(Gross enery - GE)

Năng lƣợng trong phân Năng lƣợng tiêu hoá (14,0


(4,0 KJ/g) (Faeces energy - KJ/g) (Digestble energy -
FE) DE)

Năng lƣợng trong nƣớc tiểu Năng lƣợng trao đổi


(1,0 KJ/g) (Urine energy - (13,0 J/g) (Metabolizable
UE) energy - ME)

Năng lƣợng tỏa nhiệt (2,0-6,0 Năng lƣợng thuần (7,0-11,0


KJ/g) (Heat Inreament - HI) KJ/g) (Net energy - NE)

Năng lƣợng Năng lƣợng


cho duy trì cho sản xuất

Hình 6. 2: Sơ đồ các dạng năng lƣợng trong thức ăn gia cầm


(Smith, 1993)
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Năng lượng toả nhiệt tuỳ thuộc vào môi trường nuôi dưỡng,
thành phần dinh dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh
lý của cơ thể (Vũ Duy Giảng, 1996).

192
Đối với gia cầm phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì thế
trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được
biểu thị dưới dạng năng lượng trao đổi.
Theo Krazemen, trao đổi năng lượng trong 1 ngày đêm của gà
có khối lượng sống 2,0 kg, sản lượng trứng 250 quả/năm, như sơ đồ
ở hình 6.3.

Năng lƣợng tổng số tiếp nhận


từ thức ăn 460Kcal (1,93MJ)

Năng lƣợng thải ra theo chất Năng lƣợng tiêu hoá


bài tiết 100Kcal (0,42 MJ) 360Kcal (1,51 MJ)

Năng lƣợng thải theo nƣớc tiểu Năng lƣợng trao đổi
20Kcal (0,0 84 MJ) 340 Kcal (1,43 MJ)

Năng lƣợng cho duy trì Năng lƣợng cho sản xuất
210Kcal (0,88 MJ) 130Kcal (0,54MJ))

Hình 6.3: Sơ đồ các dạng năng lƣợng trong thức ăn gia cầm
(Krazemen, 1990)

6.4.1.2. Phương pháp xác định năng lượng trao đổi trong thức ăn
của gia cầm
Công thức tính năng lượng trao đổi (ME) trong thức ăn của
gia cầm:
ME = GE - (FE + UE)
Trong đó: ME là năng lượng trao đổi (Kcal/kg TĂ), GE là năng
lượng thô; FE là năng lượng trong phân; và UE là
năng lượng trong nước tiểu.

193
Năng lượng thô trong thức ăn, trong phân và nước tiểu được
xác định bằng máy đo năng lượng (bomb calorimeter). Theo Nguyễn
Văn Thưởng (1992) và Vũ Duy Giảng (1996), khi đốt các chất hữu
cơ trong bomb calorimeter, năng lượng thu được: 1 gam protein thu
được 5,65 Kcal, 1 gam gluxit thu được 4,1 Kcal,1 gam mỡ thu
được 9,3 Kcal.
Có thể tính năng lượng trao đổi của thức ăn dựa vào thành
phần hoá học của chúng theo công thức:
ME = 34,76 x mỡ + 15,25 x protein thô + 16,72 x tinh bột + 11,43 x
đường
Trong đó ME (MJ/kg) và mỡ, protein thô, tinh bột và đường
tính bằng %.
Có thể xác định ME (chưa hiệu chỉnh) bằng các công thức
sau:
ME (Kcal/kg) = 4,26X1 + 9,5X2 + 4,23X3 + 4,23X4
(Bùi Văn Chính và CTV, 1995)
ME (KJ/kg) = 17,84X1 + 39,78X2 + 17,71X3 + 16,95X4
(Nguyễn Văn Thưởng, 1992)
Trong đó, X1, X2, X3, X4 lần lượt là protein tiêu hoá, mỡ tiêu
hoá, xơ tiêu hoá và dẫn xuất không đạm tiêu hoá (đơn vị tính: g/kg
thức ăn).

6.4.1.3. Nhu cầu năng lượng của gà


Để cung cấp đầy đủ, cân đối và chính xác khẩu phần ăn cho
gia cầm thì yếu tố đầu tiên là mức năng lượng thích hợp trong khẩu
phần. Năng lượng cần thiết cho việc duy trì các hoạt động, sinh
trưởng và phát triển của cơ thể. Lượng năng lượng thừa so với nhu
cầu sẽ được sử dụng không có hiệu quả và tích luỹ thành mỡ. Chi
phí năng lượng trong khẩu phần gia cầm khoảng 45-55% tổng chi
phí (Nowland, 1978). Trong khẩu phần gia cầm, nguồn năng lượng
trước hết từ carbohydrate, thứ đến là từ mỡ và cuối cùng là từ

194
protein (Ewing, 1963). Năng lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng
của mô bào, các hoạt động và duy trì thân nhiệt. Vì thế, năng lượng
là "ngọn lửa của sự sống".
6.4.1.3.1. Nhu cầu năng lượng cho duy trì
Trong tổng số nhu cầu về năng lượng, năng lượng cho duy trì
chiếm tỷ lệ cao hơn (Singh, 1988). Năng lượng cho duy trì bao gồm
năng lượng cho các hoạt động bình thường và năng lượng cho trao
đổi cơ bản.
Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường phụ thuộc vào mức
độ hoạt động của con vật. Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường,
nhu cầu năng lượng cho hoạt động chiếm khoảng 50% so với nhu
cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản (Singh, 1988). Tổng chi phí năng
lượng cho trao đổi cơ bản của gia súc lớn cao hơn so với gia súc
nhỏ, nhưng nếu tính 1 kg thể trọng thì gia súc càng nhỏ chi phí năng
lượng trao đổi cơ bản càng lớn. Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ
bản /1kg thể trọng của gà cao gấp 3 lần so với bò. Năng lượng trao
đổi cơ bản gắn liền với bề mặt của cơ thể, không phụ thuộc vào loài
động vật và độ lớn của chúng mà theo một mức chuẩn là 1000
Kcal/m2 bề mặt cơ thể (McDonald, 1988). Nếu tính diện tích bề mặt
bằng dm2 thì nó sẽ bằng khối lượng (kg) với số mũ trung bình là
0,75. Khối lượng cơ thể (W) với số mũ 0,75 thành W0,75 được gọi là
khối lượng trao đổi.
Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường tính nhu cầu năng
lượng cho 1 kg khối lượng trao đổi (W 0,75), trị số khoảng 70 Kcal
(15%) và ít biến động giữa các loài. Đối với gà, nhu cầu ME cho
trao đổi cơ bản cho 1kg thể trọng là 72 Kcal/ngày, còn cho 1kg W0,75
là 86 Kcal/ngày (McDonald, 1988).
Singh (1988) đưa ra công thức tính nhu cầu năng lượng trao
đổi cho duy trì như sau:
Năng lượng thuần cho duy trì (NEm) = 83 x W0,75
Trong đó W là khối lượng cơ thể (kg)

195
Ví dụ: một con gà nặng 1,7 kg thì nhu cầu duy trì: NEm = 83 x 1,7 x
0,75 = 126 Kcal
Năng lượng thuần cho duy trì chiếm 82% năng lượng trao đổi cho
duy trì (MEm), vậy:
MEm = 126/0,82 = 154 Kcal
Năng lượng cho hoạt động sống bình thường bằng 50% năng
lượng trao đổi cơ bản, tức là 77 Kcal.
Vây, tổng ME cho duy trì là 154 + 77 = 231 Kcal

6.4.1.3.2. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất


* Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng:
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1994), cứ 1 gam tăng trọng cần 4
Kcal, hiệu quả sử dụng năng lượng là 80%, do đó nhu cầu năng
lượng cho tăng trọng/ngày là:
Pt x 4,0
MEtt =
0,8
Trong đó: MEtt - Nhu cầu ME cho tăng trọng/ngày
Pt - Số gam tăng trọng/ngày;
4,0 - Số Kcal/1g tăng trọng
0,8 - Hiệu quả sử dụng ME cho tăng trọng
Theo Bùi Đức Lũng (1995), có thể tính nhu cầu năng lượng theo
công thức:
Pt (0,3 x 5,7 + 0,05 x 9,5)
MEtt =
0,82
Trong đó: MEtt - Nhu cầu ME cho tăng trọng/ngày
Pt - Số gam tăng trọng/ngày; 0,3 - % protein trong thịt; 5,7
- Số Kcal/g protein; 0,05 - % mỡ trong thịt; 9,5 - Số
Kcal/g mỡ; 0,82 - Hiệu quả sử dụng ME cho tăng trọng.

Trong thời kỳ sinh trưởng, nhu cầu năng lượng của gia cầm
rất khác nhau, không chỉ do sự thay đổi về tỷ lệ năng lượng chuyển
thành nhiệt mà còn do sự thay đổi về số lượng năng lượng được tích

196
luỹ và sự phân chia năng lượng tích luỹ đó trong protein và mỡ
(MacLeod, 1990). Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng 85%
năng lượng tích trong mỡ và 15% năng lượng dự trữ trong protein.
Khi mức năng lượng ăn vào thấp, một lượng mỡ cơ thể được huy
động trong khi protein được tích luỹ. Hệ số dự trữ năng lượng trong
protein và trong mỡ ước tính tương đương 0,66 và 0,86 (Boekholt và
CTV, 1994).
Sự thay đổi về việc tích luỹ năng lượng và việc sinh nhiệt của
cơ thể cho thấy rằng khi năng lượng trong khẩu phần bị thiếu, sự có
mặt của vi sinh vật đường tiêu hoá rất có lợi cho cơ thể do làm giảm
hao tổn năng lượng, ngược lại khi năng lượng khẩu phần được cung
cấp đầy đủ, hiệu quả sử dụng năng lượng giảm xuống do sự có mặt
của các vi sinh vật này. Vì vậy, có thể kết luận rằng chính vi sinh vật
đường tiêu hoá làm thay đổi quá trình trao đổi năng lượng và giảm
hiệu quả sử dụng năng lượng của gia cầm (Muramatsu và CTV,
1994).

* Nhu cầu năng lượng cho sản xuất trứng


Theo Singh (1988), nhu cầu năng lượng để sản xuất 1 quả trứng gà
Leghorn là 86 Kcal ME. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CTV (1994),
nhu cầu năng lượng để sản xuất 1 quả trứng là:
(P x 1,6)
MEsxt =
0,8

Trong đó: P - Khối lượng của trứng (gam); 1,6 - Giá trị năng lượng
của 1 gam trứng;
0,8 - Hiệu quả sử dụng năng lượng cho sản xuất trứng

6.4.1.3.3. Nhu cầu năng lượng tổng thể


* Nhu cầu năng lượng cho gà tăng trưởng
Theo Wu và Han (1982), nhu cầu năng lượng của gà thịt là:

197
(0-4 tuần tuổi) ME = 128,5 BW0,75 + 2,5 (W)
(5-10 tuần tuổi) ME = 128,5 BW0,75 + 3,8 (W)
Trong đó: BW là khối lượng cơ thể (kg); (W) là tăng trọng (gam).
Theo Larbier và Leelercq (1993), nhu cầu năng lượng trao đổi
cho gà broiler có thể tính theo công thức:
ME (Kcal/ngày) = 100 W0,75 + 14,4 (Pr) + 11,0 (Lip)
Trong đó:W là khối lượng cơ thể (kg)
(Pr) là số protein tăng (g/ngày); (Lip) là số mỡ tăng (g.ngày)
Theo Hoàng Văn Tiến (1995), nhu cầu năng lượng gà thịt là:
ME = [105 + 4,6(25 - T)]Pm0,75 + 10,4L + 14,0Pr
Trong đó: ME là số Kcal ME cần thiết/con/ngày
Pm là Khối lượng trung bình (kg)
L là lượng mỡ tích luỹ (g/ngày)
Pr là lượng protein tích luỹ (g/ngày)
T là nhiệt độ, nếu dưới 25oC
Trong trường hợp nhiệt độ cao hơn 25oC thì kết quả này sẽ
thay đổi ở độ mọc lông và lượng mỡ tích luỹ dưới da.

* Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ trứng


Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1994), nhu cầu năng lượng cho gà
có thể tính theo công thức: ME = 5 P + P(170 - 2,2T) + 2LE
Trong đó: ME là số Kcal ME/con/ngày; T là nhiệt độ môi trường (oC);P
là khối lượng gà (kg);
P là tăng trọng bình quân (g/ngày); L là tỷ lệ đẻ (%); E là khối lượng
trứng sản xuất ra (g).
Ví dụ, gà mái nặng 1,59 kg, tăng trọng hàng ngày 3 g, tỷ lệ đẻ 80%,
khối lượng trứng 62 g, nhiệt độ môi trường 26,7 oC, thì nhu cầu
năng lượng sẽ là:
ME = (5 x 3) + 1,59[170 - (2,2 x 26,7)] + (62 x 0,8 x 2) = 292
Kcal ME/con/ngày.

198
Theo Hoàng Văn Tiến (1995), có thể tính nhu cầu năng lượng
cho gà như sau:
Gà Leghorn: ME = (170 - 2,2T)Pm + 5(P) + 2E
Gà Rhode Island: ME = (140 - 2T)Pm + 5(P) + 2E
Trong đó: ME là số Kcal ME/con/ngày
T là nhiệt độ môi trường (oC)
Pm là khối lượng gà (kg)
(P) là tăng trọng bình quân (g/ngày)
E là khối lượng trứng sản xuất ra (g/ngày)
Công thức trên không tính đến sự khác nhau giữa các cá thể
về mức độ mọc lông và các hoạt động cơ bắp khi nuôi trong lồng
hay trên nền.

6.4.2. Protein và nhu cầu protein của gà


6.4.2.1. Đặc tính chung và vai trò sinh học của protein đối với cơ thể
gia súc
Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể gia
súc, gia cầm. Protein có những đặc tính mà các chất hữu cơ khác
không có được. Những đặc tính này bảo đảm chức năng của protein
như chất biểu hiện của sự sống. Khác với lipit và gluxit, trong cấu
trúc của protein bao giờ cũng chứa nitơ (16%). Một số protein còn
chứa lượng nhỏ lưu huỳnh (S), đôi khi có chứa phốt pho (P) và một
số các nguyên tố vi lượng khác như sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu),
mangan (Mn), ...
Trong cơ thể động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng,
protein không thể tổng hợp từ lipit hay gluxit mà phải lấy protein từ
thức ăn đưa vào hàng ngày với số lượng đẩy đủ và theo một tỷ lệ
thích hợp theo nhu cầu của cơ thể (McDonald, 1988; Singh, 1988;
Vũ Duy Giảng và CTV, 1995).
Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành
phần chính của xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do

199
protein được sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó
được thường xuyên đưa vào cơ thể. Nếu lượng protein ăn vào thấp
hơn nhu cầu thì độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ
bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong
cơ thể.

6.4.2.2. Nhu cầu về protein và axit amin của gà thịt


6.4.2.2.1. Nhu cầu về protein của gà thịt
Nhu cầu protein cho gà thịt bao gốm nhu cầu cho duy trì, cho tăng
trưởng và cho tổng hợp lông. Theo Singh (1988), nhu cầu protein
tổng thể cho gà thịt là:
0,0016 x KLCT(g) + (0,18 x TT(g) )+ (0,07 x KLCT x 0,82)
Pr(g) =
0,64

Trong đó: Pr(g) - Nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày);


KLCT - Khối lượng cơ thể (g);
TT - Tăng trọng (g/ngày);
0,0016 - Nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 gam KLCT;
0,18 - Tỷ lệ protein trong thịt là 18%;
0,07 - Tỷ lệ lông gà so với KLCT là 7%;
0,82 - Tỷ lệ protein trong lông là 82%;
0,64 - Hiệu quả sử dụng protein của gà thịt.

Trong giai đoạn sinh trưởng, tỷ lệ protein và axit amin trong


khẩu phần của gà thịt cần được tăng lên. Nếu protein khẩu phần
giảm thì sức sinh trưởng và tích luỹ nitơ của gia cầm sẽ bị giảm mặc
dù hiệu quả sử dụng thức ăn có thể tăng (Shafey và McDonald,
1991). Do gà rất nhạy cảm với mức protein khẩu phần nên trong thời
kỳ sinh trưởng gà có thể ăn vào lượng protein tương ứng với nhu cầu
của chúng khi nuôi các khẩu phần tự chọn. (Shariatmadri và Forbes,
1993).

200
6.4.2.2.2. Nhu cầu về axit amin của gà thịt
Khả năng sinh trưởng của gia cầm liên quan mật thiết với
hàm lượng các axit amin không thay thế trong khẩu phần. Nếu các
axit amin không thay thế trong khẩu phần thấp, gà sẽ giảm tốc độ
sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn.Với các khẩu phần cùng
lượng axit amin không thay thế, gà sẽ có cùng lượng axit amin ăn
vào mà không phải là cùng lượng năng lượng (Skinner và CTV,
1991). Khi gà được nuôi dưỡng cùng mức axit amin không thay thế
nhưng khác nhau về axit amin thay thế và năng lượng thì gà sẽ tiêu
tốn lượng thức ăn như nhau và tích luỹ lượng protein như nhau
(Summers và CTV, 1992). Như vậy, gà có thể ăn lượng thức ăn để
thoả mãn nhu cầu axit amin không thay thế mà không phải là nhu
cầu năng lượng (Parr và Summers, 1991).
Ví dụ, tăng lysine trong khẩu phần đã làm tăng đáng kể cả
khối lượng cơ thể và hệ số chuyển đổi thức ăn (Surisdiarto và
Farrell, 1991). Nhu cầu lysine tiêu hoá được xác định là không quá
1.01% đỗi với khẩu phần cho mức tăng trọng cao nhất và không quá
1.21% đối với khẩu phần cho hiệu quả chuyển đổi thức ăn tốt nhất
(Han và Baker, 1991). Ở một báo cáo sau đó, Han và Baker (1994)
đã khẳng định rằng nhu cầu lysine tiêu hoá cho sức tăng trọng tối đa
là 0.85% đối với gà trống và 0.78% đối với gà mái. Nhu cầu lysine
cho sự hiệu quả chuyển đổi thức ăn tốt nhất có cao hơn: 0.89% đối
với con trống và 0.85% đối với con mái.
Nhu cầu tổng số axit amin chứa lưu huỳnh tăng lên cùng với
tăng mức protein trong khẩu phần (Huyghebaert và CTV, 1994).
Chất lượng của thịt được cải thiện đáng kể khi tăng protein và các
axit amin chứa lưu huỳnh (Pack và Schutte, 1995; Schutte và Pack,
1995). Tuy nhiên, lượng axit amin chứa lưu huỳnh quá cao có thể
ảnh hưởng đến sự trao đổi chất hữu cơ của xương bởi vì các axit
amin chứa lưu huỳnh có thể đóng vai trò là nguyên nhân gây bệnh
mềm xương (Frankel, 1995). Nhu cầu tổng số axit amin chứa lưu

201
huỳnh từ 0.79 đến 0.86% đối với khẩu phần gà thịt và nhu cầu này
không bị ảnh hưởng bởi mức protein của khẩu phần (Kassim và
Suwanpradit, 1996).
Do nhu cầu tuyệt đối về axit amin rất biến động, phụ thuộc
vào các yếu tố giống, tính biệt, môi trường, quản lý, nuôi dưỡng, v.v.
nên xác định nhu cầu các axit amin trong khẩu phần của gà thịt dựa
vào tỷ lệ tương đối của các axit amin so với lysine, vì lysine thường
là axit amin giới hạn thứ nhất trong khẩu phần thức ăn của gà.

Cùng với các axit amin không thay thế, gia cầm cũng có nhu
cầu nitơ phi protein để tổng hợp các axit amin thay thế được. Do sự
sinh trưởng của gà đạt mức cao nhất ở những khẩu phần có tỷ lệ
protein thô cao, nên có thể cho rằng đó chỉ là nhu cầu về protein thô
thực chất. Thay vào đó, do hầu hết các khẩu phần đều chứa một
lượng nhất định các axit amin tổng hợp được nên gà thịt có thể có
nhu cầu các axit amin trong mạch peptid mà các axit amin tự do
không thể đảm bảo được (Surisdiarto and Farrell, 1991).

Bảng 6.1: Nhu cầu axit amin không thay thế cho gà thịt
(Larbier và Leelercq, 1992)
Axit amin Duy trì Tăng trƣởng
(mg/kgP/ngày) (g/100g TT)
Lyzin 82 1,49
Methionin 36 0,70
Cystin 24 0,46
Isolơxin 58 0,27
Tryptophan 10 0,27
Threonin 86 0,75

202
Nhu cầu các axit amin không thay thế so với lysine (NRC, 1994)

Axit
Lysine Arginiê Threoniee Valine Methionine Cystine
amin
% 100 110 74 82 38 43

6.4.2.3. Nhu cầu về protein và axit amin của gà mái đẻ


6.4.2.3.1. Nhu cầu protein của gà mái đẻ
* Nhu cầu protein cho duy trì
Protein rất cần thiết cho sự sống. Trao đổi protein xảy ra ngay
cả khi cơ thể động vật không nhận được protein từ thức ăn. Nhu cầu
protein cho duy trì sự sống được xác định từ giá trị trao đổi chất của
cơ thể và mối tương quan chặt chẽ với nhu cầu năng lượng cho quá
trình trao đổi cơ bản. Trung bình 1Kcal năng lượng trao đổi cơ bản
tạo ra được 2 mg N nội sinh trong nước tiểu (Bùi Đức Lũng, 1995).
Lượng N trong nước tiểu có liên quan chặt chẽ với khối lượng
cơ thể và nhu cầu protein cho duy trì. Theo Scott (Trích từ Bùi Thị
Oanh, 1996), cách tính protein cho duy trì như sau:
N nước tiểu (mg) = 201 x W0,75 ; Trong đó W là khối lượng cơ
thể (kg).
Lượng N thải qua phân bằng 50% lượng N thải theo nước tiểu
nên tổng lượng N thải ra khỏi cơ thể là 201 + 100 = 301 (mg).
Lượng protein cho duy trì (Prm) sẽ được tính theo công thức:
301 x W0,75
Prm = x 6,25
1000 x 0,55

Ví dụ, một con gà mái có khối lượng 1,8 kg thì lượng protein cần
thiết cho duy trì là:

301 x 1,80,75
Prm = x 6,25 = 5,3 g/ngày
1000 x 0,55

203
Theo Oluyemi (1979), nhu cầu protein cho duy trì được tính
theo công thức:
0,0016 x W (g)
Prm =
0,55
Trong đó: Prm là protein cho duy trì (gam); W là khối lượng
cơ thể
0,0016 là nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 g W
0,55 là hiệu quả sử dụng protein thức ăn
Như vậy, một gà mái năng 1,8 kg thì lượng protein cần cho
duy trì là:

0,0016 x 18000
Prm = = 5,2 g/ngày
0,55

* Nhu cầu protein cho tăng trưởng


Sự phát triển của gà gắn liền với sự tích luỹ protein trong cơ
thể chúng. Sự tích luỹ xảy ra nhanh ở gia cầm non, sau đó giảm dần
theo lứa tuổi. Theo Bùi Đức Lũng (1995), nhu cầu protein cho tăng
trưởng của gà có thể tính theo công thức:

Wc - Wo
Prtt = x 0,18
0,64

Trong đó: Prtt là nhu cầu protein cho tăng trưởng (gam)
Wo là khối lượng cơ thể lúc ban đầu
Wc là khối lượng cơ thể lúc kết thúc
0,18 là hàm lượng protein trong thịt
0,64 là hệ số sử dụng protein
* Nhu cầu protein cho sản xuất trứng
Bằng kết quả nghiên cứu, Ivy và Gleaves (1976) cho rằng nhu
cầu protein cho sản xuất trứng là 8,9 g/mái/ngày nếu gà đẻ 10% và
7,1 g/mái/ngày nếu gà đẻ 80%.

204
Protein chiếm 12% thành phần của trứng và hiệu quả sử dụng
protein cho tổng hợp trứng là 55%, gọi Wt là khối lượng trứng thì
nhu cầu protein để sản xuất một quả trứng (Prsx) là:

0,12 x Wt
Prsx =
0,55
Ví dụ, một quả trứng năng 56g
thì lượng protein cần thiết để 0,12 x 56
= 12,2 gam
sản xuất quả trứng đó là:Prsx = 0,55

Như vậy, nếu một con gà nặng 2,2 kg đẻ 45g trứng/ngày, tăng trọng
5 g/ngày thì tổng nhu cầu protein/con/ngày là:

0,0016 x 2200 0,18 x 5 0,12 x 45


Nhu cầu Pr = + + = 17 g
0,55 0,64 0,55

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CTV (1994), có thể tính nhu


cầu protein hàng ngày cho gà mái đẻ trong các giai đoạn khác nhau
(bảng 6.2).

Bảng 6.2: Nhu cầu protein hàng ngày của gà mái Leghorn trong
3 giai đoạn đẻ
Lƣợng protein
Nhu cầu protein để Giai Giai Giai
đoạn I đoạn II đoạn III
(g/ngày) (g/ngày) (g/ngày)
Đẻ 1 quả trứng 5,6 6,0 5,3**
Protein duy trì/ngày 3,0 3,0 3,0
Protein sinh trưởng/ngày 1,2 0 0
Protein phát triển lông/ngày 0,4 0,1 0,1
Tổng số 10,2 9,1 8,4

205
Hiệu suất sử dụng protein (%) 56,6 56,8 56,0
Nhu cầu protein hàng ngày (g) 18,0 16,0 15,0**
** Nhu cầu protein cho tỷ lệ đẻ trứng 85%
6.4.2.3.2. Nhu cầu về axit amin của gà mái đẻ
Axit amin là một trong những chất dinh dưỡng có tầm quan
trọng trong quá trình tăng trưởng, tạo sản phẩm trứng và nâng cao
hiệu quả sử dụng thức ăn. Xác định đúng nhu cầu axit amin cho từng
đối tượng gia cầm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trong nuôi dưỡng.
Bảng 6. 3: Nhu cầu axit amin không thay thế cho gà đẻ
(Larbier và Leelercq, 1992)
Axit amin Duy trì SX trứng
(mg/kgP/ngày) (mg/1g trứng)
Lyzin 73 10,00
Methionin 31 4,77
Cystin 55 8,48
Isolơxin 67 7,97
Tryptophan 11 2.62
Threonin 32 6,9

Theo Thomas và Zuckerman (1986), nhu cầu lysine và


methionine cho gà mái đẻ được xác định bằng công thức:
Lysine (mg/mái/ngày) = 0,04P + 8(p) + 12,6E
Methionine (mg/mái/ngày) = 0,037P + 4,5(p) + 5,39E
Trong đó: P - Khối lượng cơ thể (g);
(p) - Tăng trọng bình quân (g/ngày);
E - Sản lượng trứng bình quân (g/ngày)

6.4.3. Nhu cầu các vitamin


Các vitamin rất cần thiết cho sức khoẻ, duy trì, sinh trưởng và
sinh sản của gia cầm và các loài động vật khác. Một số vitamin có
liên quan trực tiếp với sức khoẻ và bảo vệ tổ chức, nhiều vitamin

206
khác lại rất cần thiết cho trao đổi chất. Các vitamin luôn có mặt
trong các mô bào của cây trồng và vật nuôi và thông thường nhu cầu
rất nhỏ để bổ sung vào trong khẩu phần. Tuy nhiên, nhu cầu về một
loại vitamin nào đó phụ thuộc vào điều kiện môi trường, loại thức ăn
và giai đoạn sinh trưởng hay sản xuất của gia cầm. Loại trừ vitamin
tan trong dầu mỡ (A, D, K, E), các vitamin dự trữ trong cơ thể rất ít,
đặc biệt vitamin nhóm B và vitamin C, cho nên cần phải cung cấp
đầy đủ vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm thoả mãn nhu
cầu của gia cầm (Nowland, 1978).
Các vitamin hoà tan trong mỡ được dự trữ một lượng thích
hợp trong cơ thể và không bị bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Vì vậy
khi nào lượng vitamin đưa vào thiếu thì cơ thể có thể sử dụng nguồn
dự trữ.
Tuy nhiên, khi lượng vitamin đưa vào cơ thể nhiều, các
vitamin hoà tan trong mỡ có thể tích luỹ đạt đến mức tối đa. Các
vitamin hoà tan trong nước trong khẩu phần thực tế thường không đủ
cho nhu cầu của gia cầm nên cần được bổ sung thêm. Nếu không bổ
sung vitamin trong thời gian ngắn cũng có thể ảnh hưởng đến ssức
sống của gà thịt (Glavits và CTV, 1994). Gia cầm ăn khẩu phần thiếu
các vitamin, chỉ bổ sung vi khoáng có triệu chứng gầy yếu, giảm độ
nhạy cảm. Stress nhiệt và thiếu vitamin trong khẩu phần ảnh hưởng
xấu đến sức sống và tính miễn dịch của gà thịt (Deyhim và ctv,
1994).
Bảng 6.4: Nhu cầu vitamin tính cho 1 kg thức ăn hỗn hợp của
gia cầm (NRC, 1994)
Gà đẻ
Gà sinh Gà đẻ
Vitamin ĐVT Gà con thương
trưởng giống
phẩm
Vitamin A IU 11000 6600 8800 11000
Vitamin D3 IU 2200 2200 2200 2200
Vitamin E IU 11 8,8 - 16,5

207
Vitamin K mg 2,2 2,2 2,2 2,2
Vitamin B1 mg 2,2 2,2 2,2 2,2
Vitamin B2 mg 4,4 4,4 4,4 5,5
Axit mg
14,3 13,2 5,5 16,5
pantotenic
Axit mg
33 33 26,4 33
nicotinic
Piridoxin mg 4,4 3,3 3,3 4,4
Biotin B8 mg 0,132 0,11 0,11 0,176
Axit folic mg
0,132 0,396 0,396 0,88
B9
Cholin mg 1320 990 1100 1100
Vitamin mg
0,0099 0,0055 0,0022 0,011
B12
Axit %
1,2 0,8 1,4 1,4
linoleic

6.4.2.4. Nhu cầu khoáng


Khoáng rất cần thiết đối với gia cầm và tuỳ theo nhu cầu đối
với cơ thể mà khoáng được chia làm hai loại là các nguyên tố đa
lượng và các nguyên tố vi lượng. Gia cầm cần khoáng cho các hoạt
động sống vì vậy thiếu khoáng thì gia cầm giảm sinh trưởng, và
trong trường hợp thiếu nghiêm trọng gia cầm sẽ giảm sức khoẻ và
sức kháng bệnh (Nowland, 1978). Khẩu phần thiếu các nguyên tố đa
lượng hoặc vi lượng đều làm giảm khả năng tăng trọng, lượng thức
ăn ăn vào và hệ số chuyển đổi thức ăn của gia cầm. Chúng đồng thời
làm giảm lượng canxi xương, khoáng tổng số của xương nhưng làm
tăng lượng phốt pho xương (Southern và CTV, 1994).
Việc thiếu canxi và phốt pho sẽ được khắc phục nếu bổ sung
một lượng thức ăn bột thịt và xương vào khẩu phần. Tuy nhiên, mức
canxi trong khẩu phần cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và hiệu

208
quả sử dụng thức ăn (Shafey and McDonald, 1991) và mức phốt pho
trong khẩu phần cao sẽ làm tăng hiện tượng yếu xương (Nelson và
CTV, 1990). Ảnh hưởng của natri đến sự sinh trưởng của gia cầm
cúng đã được nghiên cứu, nhiều báo cáo cho rằng sự sinh trưởng của
gia cầm bị giảm đáng kể khi khẩu phần nuôi thiếu natri.

Bảng 6. 5: Nhu cầu chất khoáng tính trong 1 kg thức ăn hỗn hợp
của gia cầm
(NRC, 1984)
Loại
Ca P NaCl Fe Cu I2 Mg Mn Se Zn
gia
(%) (%) (%) (mg) (mg) (mg) (mg) (mg) (mg) (mg)
cầm

con 0 - 0,9 0,7 0,4 80 4 0,35 600 55 0,1 40
8 tuần

sinh 0,6 0,4 0,4 40 3 0,35 400 25 0,1 35
trưởng
Gà đẻ
thương 3,25 0,5 0,4 50 3 0,30 500 25 0,1 50
phẩm
Gà đẻ
2,75 0,5 0,4 80 4 0,30 500 33 0,1 65
trứng

6.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu dinh dƣỡng của gia
cầm
6.5.1. Ảnh hưởng của di truyền
Khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng và năng suất sản phẩm
của gia súc và gia cầm rất khác nhau do khả năng tiêu hoá, hấp thu
cũng như quá trình trao đổi chất của chúng khác nhau (N.R.C, 1984;
Moral và Bilgilki, 1990; Han và Baker, 1993). Tuỳ theo hướng sản

209
xuất mà nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho duy trì, sinh trưởng và
sản xuất khác nhau. Vì dụ, nhu cầu năng lượng cho duy trì của gà
leghorn thấp hơn 36% so với gà Broiler khi chúng ở cùng độ tuổi và
giới tính (Reid và Maiorino, 1980). Giống gà nhẹ cân tiêu thụ ít thức
ăn và ít năng lượng hơn so với giống gà nặng cân. Gà có tốc độ tăng
trọng cao tiêu thụ nhiều thức ăn hơn so với gà có tốc độ tăng trọng
vừa. Tuy nhiên tăng trọng càng nhanh thì hiệu quả sử dụng thức ăn
càng tốt bởi vì phần thức ăn dành cho tăng trọng nhiều hơn.
Các giống gà khác nhau có phản ứng khác nhau với mức
protein và axit amin trong khẩu phần. Gà nặng cân yêu cầu về số
lượng axit amin nhiều hơn so với gà nhẹ cân. Nếu tính theo tỷ lệ %
trong khẩu phần thì không có sự sai khác nhau nhiều, bù vào đó gà
nặng cân ăn lượng thức ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu về số
lượng (Baker, 1993).
Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể với lượng thức ăn
tiêu thụ tương đối cao (r = 0,5) và hệ số tương quan giữa khả năng
tăng trọng với lượng thức ăn ăn vào rất cao (r = 0,9). Còn hệ số
tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn lại có giá trị âm
(r = -0,2 đến -0,8) (Chambers và CTV, 1984 - dẫn theo Trần Long,
1994).
Như vậy, gà có khối lượng cơ thể càng lớn, mức tiêu thụ thức
ăn càng nhiều; gà có tốc độ tăng trọng càng cao, đòi hỏi lượng thức
ăn ăn vào càng lớn; đồng thời gà càng lớn chỉ số tiêu tốn thức ăn
càng cao.

6.5.2. Ảnh hưởng của tính biệt


Quá trình trao đổi chất của gà trống và gà mái khác nhau. Con
trống luôn có hệ số trao đổi chất cao hơn con mái (Singh, 1988). Hệ
số tích luỹ năng lượng so với mức ăn vào của gà Plymouth Rock lúc
1 ngày tuổi của con trống là 46,71% còn của mái là 40,60%. Chỉ số

210
này của gà Broiler Hybrid Hà lan tương ứng là 41,11% và 37,20%
(Cheshmedzhiev, 1984).
Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cho biết, khối
lượng cơ thể của gà trống cao hơn gà mái 15 - 20% (Bùi Đức Lũng,
1991). Gà trống và mái có qui luật sinh trưởng khác nhau rõ rệt khi
cùng nuôi khẩu phần có mức protein 24% và mức năng lượng 3100
Kcal/kg thức ăn (Lê Hồng Mận và CTV, 1993). Khả năng tăng trọng
của các dòng gà V1, V3 và V5 giống Hybro HV85 của con trống cao
hơn con mái (Trần Long, 1994).
Các hoạt động sinh lý như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh của
gà trống và mái khác nhau, vì vậy chúng có nhu cầu khác nhau về
mức năng lượng và protein trong khẩu phần.
Theo Summer và Leeson (1984), mức năng lượng trong khẩu
phần ảnh hưởng rất lớn đến tăng trọng của gà mái, trong khi đó ít
ảnh hưởng đến tăng trọng của gà trống. Gà trống giai đoạn 5-8 tuần
tuổi sử dụng năng lượng trong khẩu phần hiệu quả hơn so với gà mái
(Singh, 1988).
Nhu cầu mức protein trong khẩu phần của gà mái luôn thấp
hơn so với gà trống khi khẩu phần đó có cùng mức năng lượng. Hàm
lượng protein trong khẩu phần nuôi gà trống phải trên 20% khi năng
lượng trao đổi là 3220 Kcal/kg, trong khi đó mức protein để nuôi gà
mái chỉ cần 16% (Bùi Đức Lũng, 1991).
Khi tăng đồng thời mức protein và năng lượng trong khẩu
phần, phản ứng của gà trống và gà mái có khác nhau. gà trống có
phản ứng mạnh khi thay đổi khẩu phần về protein tăng từ 22% lên
24% đồng thời với mức năng lượng tăng từ 2445 Kcal lên 3325
Kcal/kg, trong khi đó gà mái không có phản ứng rõ rệt. Gà mái bị
hạn chế phát triển ở khẩu phần có mức protein cao, năng lượng thấp
(Beremski, 1978 - dẫn theo Bùi Đức Lũng, 1991).

211
Kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng và CTV
(1993) khẳng định rằng nhu cầu protein cho gà Broiler giai đoạn 0-4
tuần tuổi của con trống là 24%, của con mái là 22%.

6.5.3. Ảnh hưởng của lứa tuổi


Nhu cầu các chất dinh dưỡng trong thức ăn của gà thịt trong
quá trình phát triển có khác nhau. Nhu cầu năng lượng ngày càng
tăng trong khi nhu cầu các chất dinh dưỡng khác thì giảm dần theo
lứa tuổi. Vì có sự thay đổi về cấu trúc của cơ thể, gà càng lớn nhu
cầu năng lượng cho tăng trọng càng cao, trong khi đó nhu cầu
protein cho tăng trọng càng giảm.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng, trong tiêu chuẩn hoặc khẩu
phần ăn khuyến cáo cho gà broiler, mức năng lượng trong khẩu phần
đều tăng dần theo lứa tuổi. Mức năng lượng (Kcal ME/kg) cho giai
đoạn đầu (0-3 tuần tuổi) và giai đoạn sau (4-6 tuần tuổi) của gà thịt
tương ứng là 3050 và 3150 - hãng Arbor Acress Mỹ; 3000-3100 -
Liên Hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam; 3100-3200 - Hãng Ross
Breeder (Bùi Đức Lũng, 1995).
Gà càng lớn tuổi, khả năng tích luỹ năng lượng so với mức
thức ăn ăn vào của gà càng giảm dần. Kết quả nghiên cứu trên gà
Plymouth Rock trắng cho thấy, hệ số tích luỹ năng lượng so với
lượng thức ăn ăn vào ở giai đoạn đầu của gà trống là 46,71% và của
gà mái là 40,64%; trong khi đó chỉ số này ở giai đoạn cuối (lúc 56
ngày tuổi) giảm xuống tương ứng còn 29,43% và 27,93%
(Cheshmedzhiev, 1984).
Tỷ lệ protein trong thịt gà và tuổi có mối tương quan tuyến
tính âm (Baker, 1993). Như vậy, khác với năng lượng gà càng lớn
nhu cầu về tỷ lệ protein trong khẩu phần càng giảm.

212
6.5.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi
Gia cầm là động vật đẳng nhiệt, thân nhiệt luôn ổn định mặc
dù nhiệt độ môi trường có thể thay đổi lên xuống. Thân nhiệt bình
quân của gà trưởng thành dao động 41,2 - 42,2oC, cao hơn so với
thân nhiệt của loài động vật có vú (36 - 39oC). Gà con mới nở có
thân nhiệt thấp hơn 2-3oC và đạt được thân nhiệt của gà trưởng thành
sau 6 ngày tuổi do tích luỹ lớp mỡ dưới da và phát triển bộ lông bao
phủ có tác dụng cách nhiệt. Sự ổn định thân nhiệt của cơ thể gà được
điều khiển bởi trung tâm điều hoà thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi
(hypothalamus) bằng hai quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt (Lê Văn
Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).
Khi nhiệt độ môi trường tăng, nhu cầu năng lượng cho duy trì
của gia cầm giảm. Mối liên quan đó được biểu thị theo phương trình:
MEm = 170 - (2,2 x ToC)
Trong đó: MEm: Nhu cầu năng lượng (Kcal/kg thể
trọng/ngày)
ToC: Nhiệt độ môi trường.

Khoảng nhiệt độ tối thích đối với gà trưởng thành là 18-26 oC,
gọi là vùng nhiệt độ trung bình. Khi nhiệt độ môi trường cao hoặc
thấp hơn khoảng nhiệt độ trên đều gây bất lợi cho cơ thể và có thể
gây cho quá trình điều hoà thân nhiệt khó khăn. Khi nhiệt độ chuồng
nuôi dưới vùng trung bình, gia cầm phải ăn nhiều thức ăn để sinh
nhiệt, gây lãng phí thức ăn. Khi nhiệt độ cao hơn vùng trung bình thì
gà phải chịu hiện tượng stress nhiệt. Gà chịu lạnh tốt hơn chịu nóng,
chính vì thế gà thường bị chết nóng nhiều hơn bị chết lạnh.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng lên 26,6 oC, thân nhiệt của gà
tăng 0,1-0,4 oC. Vì vậy, nhiệt độ của dòng máu chảy đến não bộ tăng
lên, làm rối loạn các hoạt động sống của gà. Vì gà không có tuyến
mồ hôi nên cách toả nhiệt hiệu quả nhất là qua đường hô hấp, thở
bằng miệng. Trong điệu kiện bình thường, nhịp thở của gà là 20

213
lần/phút. Khi bị tác động của stress nhiệt độ, nhịp thở của gà lên tới
140-200 lần/phút và sự bốc hơi nước cũng tăng từ 5g lên 30g/giờ
(Oluyemi, 1979). Khi thở gà thải ra lượng khí CO2 nên làm giảm
lượng CO2 trong máu và gây ra hiện tượng kiềm hoá máu. Những
biến đổi đó làm thay đổi nồng độ các chất điện phân, độ pH và áp
suất thẩm thấu của máu (Leeson, 1986; Dale và Fuller, 1980; Robert
và Blaxter, 1994). Trong điều kiện như vậy gà không thể thực hiện
được các chức năng của cơ thể một cách bình thường. Gà giảm tính
thèm ăn, uống nước nhiều, khả năng chuyển hoá thức ăn kém, hiệu
quả sử dụng thức ăn thấp.
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của stress nhiệt độ là làm giảm
khả năng tiếp nhận thức ăn và dẫn đến giảm sức tăng trọng của gà
thịt (Hurwitz, 1980; Dale và Fuller, 1980). Nếu nhiệt độ chuồng
nuôi trong khoảng 21-30oC, cứ tăng 1oC thì lượng ăn vào của gà
giảm 1,5%, tương tự nhiệt độ chuồng nuôi trong khoảng 32-38oC, cứ
tăng 1oC thì lượng thức ăn giảm 4,6%. Trong giai đoạn 3-8 tuần tuổi,
mức tiêu thụ thức ăn và tăng trọng của gà thịt giảm 0,12% cho mỗi
1oC tăng ngoài khoảng 21oC (Han và Baker, 1993).
Mức tiêu thụ nước ở thời tiết nóng cũng tăng lên đáng kể.
Nếu gà 2 tuần tuổi tiêu thụ 0,045 lít/ngày ở nhiệt độ 21oC thì chỉ số
này tăng lên 0,064; 0,083 và 0,098 lít/ngày ở nhiệt độ tương ứng
27,32 và 38oC. Gà giai đoạn 7 tuần tuổi tiêu thụ 0,212 lít/ngày ở
nhiệt độ 21oC thì lượng nước tiêu thụ tăng lên 0,295; 0,382 và 0,466
lít/ngày ở nhiệt độ tương ứng 27, 32 và 38oC (Robert và Blaxter,
1994).
Gà tăng mức tiêu thụ nước ở nhiệt độ cao để bù đắp cho sự
mất nước trong quá trình bốc hơi và làm giảm nhiệt độ cơ thể bằng
cách thở và thải phân. Chình vì nước uống vào đi nhanh qua đường
tiêu hoá nên kéo theo cả lượng thức ăn chưa được tiêu hoá và hấp
thu hết. Quá trình đó đã gây nên sự thay đổi về cấu trúc tế bào của

214
bộ máy tiêu hoá, làm thay đổi cả về sức chứa lẫn khả năng tiêu hoá
các chất dinh dưỡng.
Robert và Blaxter (1994) cho biết tỷ lệ tiêu hoá các axit amin
giảm khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng. Tỷ lệ tiêu hoá của lysine ở 21 oC
là 83% thì ở 31oC là 80%; tỷ lệ tiêu hoá của methionine ở 21oC là
92%, giảm xuống ở 31oC là 87%; tương tự đối với isoleucine là 87
và 80%. Ở nhiệt độ cao, mức độ giảm tỷ lệ tiêu hoá axit amin của gà
mái cao hơn so với gà trống.
điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ tương đối có ảnh hưởng lớn
đến năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn. Ẩm độ tương đối trong
khoảng 48-90% không ảnh hưởng đến năng suất và khả năng chuyển
hoá thức ăn của gà nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 21oC. Ngược lại, nếu
nhiệt độ chuồng nuôi là 29oC thì khi tăng độ ẩm từ 30% lên 70% đã
ảnh hưởng xấu đến mức độ tăng trọng của gà thịt và năng suất trứng
của gà đẻ.

6.5.5. Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn và sự cân bằng các chất
dinh dưỡng
Chất lượng của thức ăn và sự có mặt của các chất dinh dưỡng
trong khẩu phần ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu dinh dưỡng của gà.
Chất lượng của protein rất khác nhau từ các nguồn protein khác
nhau. Protein từ nguồn động vật có tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu tốt hơn
so với nguồn protein từ thực vật. Trong các loại thức ăn thực vật,
protein từ hạt nhiều dầu tốt hơn protein từ hạt ngũ cốc (Singh, 1988).
Quá trình xử lý nhiệt có ảnh hưởng đến chất lượng protein. Hạt đậu
tương đã xử lý nhiệt, chất ức chế tripsin bị phá vỡ nên tỷ lệ tiêu hoá
protein tốt hơn so với hạt đậu tương chưa xử lý. Tuy nhiên, nếu nhiệt
độ xử lý quá cao, ngoài việc mất mát các chất dinh dưỡng còn ảnh
hưởng xấu đến khả năng hấp thu axit amin, đặc biệt là lysine.
Hiệu suất chuyển hoá mỡ động vật và dầu thực vật sang dạng
năng lượng cao hơn cacbonhydrat và protein. Chính vì vậy, khi phối

215
hợp khẩu phần, một lượng mỡ được bổ sung vào như một nguồn
năng lượng để giảm sự toả nhiệt của cơ thể gia cầm ở điều kiện thời
tiết nóng và cân đối nhu cầu protein để không lãng phí trong quá
trình sử dụng các nguồn thức ăn.
Cơ thể sống là một khối toàn vẹn, thống nhất vì vậy các quá
trình xảy ra trong cơ thể được thực hiện trong mối tương tác chặt
chẽ. Các chất dinh dưỡng cần được đưa vào cơ thể với số lượng nhất
định và theo một tỷ lệ hài hoà để đảm bảo sự hoạt động bình thường
và nhịp nhàng của các cơ quan chức năng. Trong tất cả các chất dinh
dưỡng, gia cầm luôn cố gắng tiếp nhận thức ăn trước tiên là để đáp
ứng nhu cầu năng lượng. Năng lượng trong khẩu phần càng tăng,
mức thu nhận thức ăn của gà càng giảm và ngược lại nhưng tổng
năng lượng ăn vào gần như không đổi (Singh, 1988).
Tuy nhiên, gà không điều chỉnh chính xác số Kcal năng lượng
ăn vào với khẩu phần có mức năng lượng khác nhau. Khi nuôi khẩu
phần có mức năng lượng cao, gà sẽ tiếp nhận một lượng năng lượng
cao hơn và khi đó tỷ lệ mỡ trong thịt xẻ, tỷ lệ mỡ bụng cao hơn so
với gà ăn khẩu phần năng lượng thấp (Rece và Deaton, 1984;
Holsheimer, 1993). Gà ăn khẩu phần có mức năng lượng cao, chi phí
thức ăn sẽ giảm. Theo hãng Arbor Acress (Mỹ), cứ tăng 55 Kcal/kg
TĂ sẽ giảm chi phí thức ăn xuống 0,04 đơn vị. Ví dụ, gà thịt nuôi
khẩu phần 3080 Kcal/kg TĂ thì chi phí thức ăn là 2,04 kg TĂ/kg
tăng trọng, chỉ số này giảm xuống còn 2,0 khi gà được nuôi khẩu
phần có mức năng lượng 3135 Kcal.kg TĂ. Tuy nhiên, mỗi yếu tố
năng lượng không thể mang lại hiệu quả sử dụng tốt thức ăn cũng
như tốc độ tăng trọng của gà. Protein, axit amin cũng như một số
chất dinh dưỡng khác cần phải được cân đối một cách hợp lý so với
năng lượng. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm tăng lên, nhu cầu
về protein và các axit amin tăng lên khi mức năng lượng trong khẩu
phần tăng (Grigoriev, 1981).

216
Khi protein trong khẩu phần được cung cấp đầy đủ và các axit
amin đạt mức cân bằng chính xác thì tốc độ sinh trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn đạt mức cực đại. Khi khẩu phần bị thiếu một lượng
nhỏ axit amin thì con vật có xu hướng ăn nhiều hơn để thoả mãn nhu
cầu. Trong trường hợp này, tốc độ sinh trưởng có thể đạt tối đa, song
hiệu quả sử dụng thức ăn lại giảm (Almquist, 1952).
Cân bằng các chất dinh dưỡng, đáp ứng đúng nhu cầu của gia
cầm là biện pháp tốt nhất để tăng năng suất sản phẩm và tăng hiệu
quả sử dụng thức ăn tốt nhất. Trước hết là khẩu phần đó có hàm
lượng và tỷ lệ thích hợp giữa năng lượng và protein. Tuỳ theo giai
đoạn phát triển của gia cầm mà khẩu phần thức ăn cần có hệ số năng
lượng (Kcal)/%protein thô (hệ số C/P) khác nhau.
Hệ số C/P trong khẩu phần gia cầm ở giai đoạn còn non là
một chủ đề được nhiều người quan tâm trong dinh dưỡng gia cầm
qua nhiều năm. So sánh khẩu phần chứa 20% protein thô với khẩu
phần chứa 28% protein thô với cùng mức năng lượng, Leong và
CTV (1955) khẳng định rằng, sự thay đổi này đã làm giảm mức năng
lượng xấp xỉ 11,5%. Hiệu quả chuyển đổi thức ăn của những gà ăn
khẩu phần có mức protein cao tốt hơn so với gà ăn khẩu phần có
mức protein thấp. Tuy nhiên, khả năng tăng trọng sẽ ở mức bình
thường nếu như mức năng lượng đồng thời giảm xuống (Hill và
Dansky, 1950).
Donaldson và CTV (1955, 1956) cho rằng khi mức năng
lượng của khẩu phần tăng lên thì tỷ lệ protein cũng tăng lên nhằm
tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trọng tối ưu của gà. Hiệu quả
kinh tế nhất của khẩu phần nuôi gà giai đoạn đầu tối thiểu 1%
protein thô cho 92.4 Kcal ME/ kg thức ăn (Ewing, 1963). Nếu mức
protein giảm xuống, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm và kéo theo kết
quả lông bị xơ (Combs, 1962).
Pesti (1987) ghi nhận rằng trong số những gà thịt nuôi dưỡng
các khẩu phần có hệ số C/P xấp xỉ nhau (147.4 Kcal ME/1% protein

217
thô trên một kg thức ăn), những gà nào được nuôi khẩu phần có năng
lượng và protein đều cao thì có sức sinh trưởng và chuyển hoá thức
ăn tốt nhất. Sự sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của gà tăng lên khi hệ
số năng lượng/protein giảm từ 106 xuống 71 Kcal/1% protein thô.
Tuy nhiên, cả sự sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giảm khi tỷ số trên
giảm xuống từ 53 đến 43 Kcal/1% protein (Rosebrough và CTV,
1992).
Hệ số năng lượng / protein tăng lên theo tuổi của gà vì gà
càng lớn nhu cầu năng lượng càng cao và nhu cầu protein thấp. Vấn
đề quan trọng là ở chỗ hoặc là năng lượng trao đổi hay protein thô
trong khẩu phần được cố định, sau đó một trong hai yếu tố đó được
điều chỉnh để chỉ số năng lượng / protein vẫn giữ nguyên (Donamy
and Gippert, 1990; Ajang và CTV, 1993).
Ở giai đoạn kết thúc, lượng protein tiêu thụ tăng lên đáng kể
theo tuổi nhưng lượng protein tiêu tốn cho 1 kg khối lượng cơ thể
thực tế giảm xuống. Tỷ lệ năng lượng/protein tính trên 1 kg thức ăn
của gà ở giai đoạn vỗ béo là 105.6 - 110 Kcal/1% CP, và tỷ lệ C/P là
121 có thể chấp thuận (Combs, 1962). Hệ số C/P có thể giữ ở mức
175 trong khẩu phần chứa 18% protein thô và cân bằng các axit
amin (Uzu, 1982).
Tăng mức protein trong khẩu phần làm giảm đáng kể lượng
mỡ tích ở bụng (Cabel và ctv, 1988). Khối lượng mỡ càng giảm khi
năng lượng ăn vào giảm. Nuôi hạn chế năng lượng không ảnh hưởng
đến tỷ lệ thịt móc hàm nhưng có tác dụng đáng kể giảm lượng thức
ăn so với nhu cầu (Arafa và ctv, 1983).

Qua những phân tích trên đây về nhu cầu dinh dưỡng và các
yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm, chúng ta có
thể thấy các chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong chăn
nuôi gia súc. Tuỳ theo hướng sản xuất, giai đoạn phát triển của cơ

218
thể và giống mà nhu cầu về năng lượng, protein và axit amin ,
vitamin và khoáng khác nhau giữa các cá thể.
Rất nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là năng
lượng, protein và axit amin của gia cầm ở các hướng sản xuất khác
nhau. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như di truyền, tính biệt, môi trường, chất lượng của thức ăn và
sự cân đối của các thành phần dinh dưỡng ở trong đó.
Các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng gia cầm ở Vệt Nam
những năm gần đây (thống kê chưa đầy đủ, trong bảng 6.6) có thể
tìm thấy trong các tạp chí chuyên ngành: Nông nghiệp và phát triển
nông thôn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạp chí Chăn
nuôi của Hội chăn nuôi Việt Nam, Website http//ww.vcn.vn/khoahoc
của Viện chăn nuôi quốc gia, Website http// hed.edu.vn của Vụ đại
học và sau đại học, Bộ giáo dục và đào tạo…

Bảng 6.6: Thống kê một số công trình nghiên cứu về dinh dƣỡng
trong chăn nuôi gà ở Việt Nam
Công trình nghiên cứu Tác giả, năm công bố
Xác định mức protein thích hợp cho Nguyễn Nghi và cộng sự,
gà nuôi thịt 1-8 tuần tuổi 1988
Hiệu quả sử dụng L-lysinevà D.L- Nguyễn Kim Anh, Bùi Đức
methyonine cho gà broiler, gà đẻ Lũng…, 1996
Xác định mức protein, tỷ lệ lysine, Bùi Thị Oanh, Ninh Thị Len,
methionine + cystine thích hợp cho Hoàng Hương Giang…,1997
gà broiler
Xác định mức protein và năng Bùi Đức Lũng và cộng sự,
lượng thích hợp cho gà trống ISA 1999
nuôi thịt 1-8 tuần tuổi
Nghiên cứu sử dụng thức ăn không Nguyễn Khánh Quắc, Trần
có protein động vật trong chăn nuôi Thanh Vân, 2000

219
Xác định mức protein và năng Trần Công Xuân, Phùng Đức
lượng thích hợp cho gà broiler Tiến…, 1999
ROSS 208, ROSS 208V35 và HV35
Thay thế bột cá bằng bột đậu nành Lã Văn Kính, 1999
cho gà thịt Hubbard
Nhu cầu protein, năng lượng, axit Bùi Đức Lũng và cộng sự,
amin cho gà broiler ISA 2001
Thay thế hoàn toàn thức ăn đạm Trần Tố, 2001
động vật bằng đạm từ đậu đỗ cho gà
thịt giống Kabir
Hàm lượng năng lượng, axit amin Trần Quốc Việt và cộng sự,
thích hợp cho gà Tam Hoàng và 2001
Kabir thịt
Nghiên cứu sản xuất thức ăn cho gà Hồ Lam Sơn, Trịnh Xuân
Kabir thương phẩm Cư…, 2001
Xác định tỷ lệ protein thích hợp Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức
trong khẩu phần cho gà Kabir, Hưng, 2001
F1(Mía x Kabir), F1 (Ri x Kabir)
nuôi ở miền trung
Xác định mức năng lượng thích hợp Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức
trong khẩu phần cho gà Kabir, Hưng, 2001
F1(Mía x Kabir), F1 (Ri x Kabir)
nuôi ở miền trung
Nghiên cứu mức năng lượng và tỷ Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn,
lệ lysine/năng lượng cho gà broiler 2002
Ảnh hưởng của tỷ lệ protein và mức Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức
năng lượng đến sinh trưởng của gà Hưng, 2003
Kabir và gà Lương Phượng
Nghiên cứu sử dụng đậu đỗ miền Trần Tố, 2003
núi phía Bắc làm thức ăn cho gà
broiler giống Kabir

220
Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu chuẩn ăn cho từng đối tượng gia
cầm nuôi, theo độ tuổi và theo sức sản xuất được trình bày trong
chương 7, đồng thời với kỹ thuật nuôi dưỡng các đối tượng gia cầm
này.

NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


1. Nguồn thức ăn chính sử dụng trong chăn nuôi gia cầm.
2. Nhu cầu năng lượng, protêin, khoáng, vitamin cho các đối
tượng gia cầm nuôi, phương pháp xác định.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu các chất dinh dưỡng ở
gia cầm.

221
CHƢƠNG 7
KỸ THUẬT NUÔI DƢỠNG GIA CẦM

Gia cầm bao gồm nhiều đối tượng nuôi khác nhau: gà, vịt, gà
tây, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút, đà điểu…vì vậy kỹ thuật nuôi
dưỡng có những nguyên tắc chung giống nhau, nhưng cũng có nhiều
điểm sai khác nhau. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần nắm
chắc các đặc điểm riêng của mỗi loại gia cầm, vận dụng các nguyên
lý chung cho các đối tượng cụ thể và trong những điều kiện kinh tế,
kỹ thuật của mỗi cơ sở chăn nuôi nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, chất
lượng cao với giá thành thấp.
7.1. Các phƣơng thức chăn nuôi gia cầm
Gia cầm đa dạng về chủng loài, vòng đời ngắn, sinh sản nhanh, thích
ứng rộng với nhiều vùng sinh thái, quy mô nuôi linh hoạt dễ công
nghiệp hóa, cơ khí và tự động hóa… vì vậy tồn tại nhiều phương
thức nuôi khác nhau. Có thể khái quát thành 3 phương thức chính
sau:
1) Nuôi chăn thả. Gia cầm được thả tự do, hoặc trong giới hạn
không gian rộng như vườn nhà, đồi nhà (thả vườn) hoặc thả đồng
(thường là nuôi vịt). Phương thức nuôi này thường có quy mô nhỏ,
trong nông hộ. Ưu điểm của phương thức này là đầu tư chuồng trại
thấp, tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên nên giảm được
tiền chi phí thức ăn, chất lượng sản phẩm tốt (thịt, trứng thơm ngon),
tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Nhược điểm là quy
mô nuôi nhỏ, phân tán nên dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh, sản
phẩm có tính mùa vụ, sản xuất thiếu tính bền vững, sản phẩm chưa
mang tính hàng hóa cao. Thích hợp với phương thức nuôi chăn thả là
các giống gia cầm địa phương thường có năng suất thấp. Trong điều
kiện kinh tế phát triển, cần phải được cải tiến để phương thức này
thu được hiệu quả cao hơn, đặc biệt trong sản xuất sản phẩm an toàn
cho con người.

222
2) Nuôi bán thâm canh (bán chăn thả). Gia cầm được nuôi nhốt
trong các chuồng nuôi có sân chơi hoặc bãi chăn thả được giới hạn
bởi tường hoặc rào lưới. Thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp,
thức ăn tự phối chế hoặc phối hợp cả hai loại thức ăn này. Ngoài
thức ăn do người chăn nuôi chủ động cung cấp, gia cầm tận dụng
được thức ăn thiên nhiên trong quá trình thả ngoài sân, gia cầm được
vận động nên sản phẩm có chất lượng cao. Chủ động trong công tác
thú y nên hạn chế được dịch bệnh. Sản phẩm ít mang tính mùa vụ,
có tính hàng hóa cao. Phương thức bán chăn thả thích hợp với chăn
nuôi nông hộ hoặc chăn nuôi trang trại quy mô vừa và nhỏ, đầu tư
cao hơn so với nuôi chăn thả. Phương thức nuôi bán chăn thả hiện
đang được quan tâm phát triển ở nước ta.

Hình 7. 1: Lồng nuôi gà

223
1- lồng kim loại 1 ngăn; 2- lồng xếp một tầng 2 dãy;
3- lồng 3 tầng xếp chồng lên nhau; 4- lồng 3 tầng xếp bậc thang.

3) Nuôi thâm canh (nuôi nhốt hoàn toàn). Đây là phương thức
chăn nuôi gia cầm tiên tiến., được ứng dụng phổ biến ở các nuớc có
nền kinh tế và chăn nuôi công nghiệp phát triển. Gia cầm được nuôi
quy mô lớn, mang tính sản xuất hàng hóa, năng suất sản phẩm cao,
chất lượng theo chuẩn mực chung. Giống thường là cao sản, chuyên
dụng, thức ăn là thức ăn công nghiệp. Quy trình thú y và sản xuất
được kiểm soát nghiêm ngặt. Đi theo phương thức nuôi này là các cơ
sở chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm, sản xuất các thiết bị phục vụ
chăn nuôi có liên quan đều phát triển để hỗ trợ cho sản xuất thịt và
trứng hàng hóa. Tùy thuộc vào mức độ đầu tư và trình độ kỹ thuật
mà quy mô có thể khác nhau, do tư nhân, tập thể, tập đoàn sản xuất
hoặc nhà nước quản lý. Ở nước ta các cơ sở nhân giữ giống gốc và
các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đều nuôi gia cầm theo phương thức
này.
Trong phương thức nuôi gia cầm bán thâm canh và thâm canh
đang được áp dụng hai hình thức là nuôi trên nền (trên sàn) và nuôi
trên lồng. Mỗi hình thức có ưu điểm, nhược điểm riêng và chỉ thích
hợp với những đối tượng gia cầm và mục đích nuôi nhất định. Vì
vậy cần phân tích, lựa chọn kỹ trước khi quyết định áp dụng cho cơ
sở chăn nuôi của mình.
- Nuôi trên lồng. Lồng nuôi gia cầm có thể làm từ tre, nứa, gỗ
hoặc từ kim loại (lồng kim loại; hình 7.1). Lồng nuôi có thể 1 tầng
hoặc nhiều tầng. Kích thước các ô khác nhau. Nuôi lồng cần sự đầu
tư lớn ban đầu về hệ thống lồng nuôi, thức ăn cần đầy đủ và cân đối
về dinh dưỡng, hệ thống máng ăn, máng uống, băng tải trứng, vệ
sinh chuồng trại…được cơ khí và tự động cao, nhưng tiết kiệm được
diện tích đất xây dựng. Gia cầm nuôi lồng bị hạn chế vận động nên

224
thể chất yếu. Do đó thích hợp với chăn nuôi gà thương phẩm trứng,
thương phẩm thịt, nuôi chim cút.
- Nuôi trên nền (trên sàn). Gia cầm được nuôi trực tiếp trên nền
gạch, nền đất nện, nền xi măng có lớp độn chuồng hoặc trên sàn kim
loại, sàn bằng tre, nứa cao hơn mặt đất. Nuôi trên nền thích hợp với
chăn nuôi gà con, gà hậu bị, đàn gia cầm giống (gà, vịt, ngan, ngỗng,
gà tây). Gia cầm nuôi nền thể chất khỏe mạnh, sức sản xuất cao nếu
nuôi với mật độ thích hợp và chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý. Khi áp
dụng hình thức nuôi gia cầm trên nền cần lưu ý một số điểm dưới
đây.
Nuôi trên lớp độn chuồng dày không thay đổi. Cho vào
nền chuồng lớp độn chuồng dày 8-10cm vào mùa hè, 15-20 cm vào
mùa đông trước khi cho gia cầm vào nuôi. Trong quá trình nuôi, độn
chuồng không thay đổi cho đến khi xuất chuồng toàn bộ đàn gia
cầm. Trong quá trình nuôi nếu độn chuồng bị ẩm, ướt có thể bổ sung
thêm cho đến khi lớp độn chuồng đạt 25-30 cm. Khi đó thay toàn bộ
lớp độn chuồng, tổng tấy uế, khử trùng chuồng nuôi rồi đưa lớp độn
chuồng mới vào nuôi đợt tiếp theo. Hình thức này có ưu điểm tiết
kiệm được chi phí độn chuồng, chuồng nuôi giữ ấm tốt, đàn gia cầm
không bị xáo trộn trong quá trình nuôi. Theo các nghiên cứu gần đây
cho rằng cách này có lợi cho gia cầm vì các yếu tố hiếm (vi lượng,
đặc biệt vitamin nhất là vitamin B12) có trong lớp độn chuồng
không thay đổi được gia cầm sử dụng rất hiệu quả. Theo A.. Pôpôv,
trong 100g chất độn chuồng chứa trung bình 42mg vitamin B12,
trong cả màu xuân số lượng có thể đạt đến 100mg. Tuy vậy có
nhược điểm là không khí dễ nhiễm bẩn, ẩm độ chuồng nuôi có thể
lên cao gây ảnh hưởng sức khỏa đàn gia cầm. Hình thức này áp dụng
cho chăn nuôi gà giống, gia cầm hướng thịt và các nhóm gia cầm
nuôi thời gian ngắn (gà con, gia cầm nuôi thịt).
Nuôi trên lớp độn chuồng thay đổi. Cho vào nền
chuồng lớp độn chuồng dày 5-10cm trước khi cho gia cầm vào

225
chuồng nuôi. Trong quá trình nuôi sau 10-12 ngày thay lớp độn
chuồng một lần, loại bỏ lớp cũ thay vào bằng lớp độn chuồng mới.
Hình thức này chuồng nuôi luôn khô, sạch, vệ sinh, nhưng chi phí
độn chuồng tăng lên, mỗi lần thay đổi độn chuồng gây xáo động đàn
gia cầm, ảnh hưởng đến sinh trưởng hoặc làm giảm đẻ trứng. Hình
thức này áp dụng cho đàn gia cầm phải nuôi trong thời gian dài (gia
cầm giống, gia cầm đẻ trứng).
Yêu cầu của nguyên liệu dùng làm chất độn chuồng.
Nguyên liệu dùng làm chất độn chuồng nuôi gia cầm phải thảo mãn
các yêu cầu: hút ẩm tốt. khả năng hút ẩm từ 140 đến 1200% so với
khối lượng ban đầu của nó; không bị nát vụn, không tạo nhiều bụi;
giá phải rẻ và dễ kiếm. Trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp thường
sử dụng các nguyên liệu như lõi ngô (hút ẩm 140-150%); rơm, rạ,
trấu (240%, nếu dày 5cm hút ẩm đến 265%), tuy vậy rơm rạ có
nhược điểm là dễ bị mấm mốc; dăm bào được xem là tốt nhất cho
gia cầm con (420%); phân bò, phân ngựa khô (600-12000%); than
bùn khô (160%). Trên thực tế thường dùng hỗn hợp các nguyên liệu
này với nhau như trấu + mùn cưa, trấu + dăm bào… với những tỷ lệ
thích hợp.

7.2. Kỹ thuật nuôi dƣỡng gà

Căn cứ vào đặc điểm sinh lý, sinh trưởng phát dục và để
thuận tiện cho nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý, đàn gà được chia ra
các nhóm sau:
- Gà con. là gà từ khi nở ra khỏi mấy ấp (1 ngày tuổi)
đến 8 tuần tuổi (gà hướng trứng) hoặc 10 tuần tuổi (gà hướng thịt).
Gà broiler là gà nuôi sản xuất thịt theo quy trình công nghiệp kết
thúc, bán thịt luc 8-10 tuần tuổi.
- Gà dò (còn gọi là gà choai, gà đang lớn) là gà từ 8
hoặc 10 tuần tuổi cho đến 20 hoặc 22 tuần tuổi, tương ứng với

226
hướng chuyên dụng trứng hoặc chuyên dụng thịt. Đối với đàn gà
giống thì độ tuổi này thuộc giai đoạn gà hậu bị.
- Gà đẻ (hay gà sinh sản) là gà tiếp theo giai đoạn gà
dò, đẻ qủa trứng đầu tiên cho đến khi kết thúc chu kỳ sinh sản
(thường 12 tháng đẻ trứng) hoặc ở 500 ngày tuổi. Ở đàn gà giống
giai đoạn này gọi là gà sinh sản. Gà sinh sản khác với gà đẻ ở chỗ
trong đàn bắt buộc phải thả trống, đảm bảo cho trứng có phôi, ấp nở
để nhân đàn tiếp tục.
7.2.1. Kỹ thuật nuôi dƣỡng gia cầm con
7.2.1.1. Đặc điểm của gia cầm con.
Gia cầm con có tốc độ sinh trưởng nhanh, cường độ trao đổi
chất mạnh nhưng dung tích đường tiêu hoá nhỏ; khả năng tiêu hoá
còn thấp nên cần có chế độ nuôi dưỡng hợp lý. Khối lượng gia cầm
con nở ra khoảng 68-70% khối lượng trứng đưa vào ấp. Khối lượng
gia cầm tăng gấp 2-3 hoặc 5 lần trước 6 tuần tuổi và tăng trưởng kéo
dài đến khoảng 10 tuần tuổi, sau đó tốc độ sinh trưởng giảm đi rõ
rệt. Cùng với sự tăng trọng là sự hoàn thiện của bộ lông. Ở 4-5 tuần
tuổi bộ lông tơ của gia cầm con được thay bằng bộ lông vũ có khả
năng giữ ấm, còn trước 5 tuần tuổi bộ lông chưa hoàn thiện, khả
năng điều tiết thân nhiệt kém nên gia cầm con dễ bị nhiễm lạnh, đòi
hỏi nhiệt độ chuồng nuôi phải cao (350C). Giai đoạn 13-14 tuần tuổi
gia cầm thay bằng bộ lông hoàn thiện hơn và giữ cho đến trước khi
thành thục về tính. Sau khi thành thục về tính, gia cầm có bộ lông
của gia cầm trưởng thành. Cùng với sự tăng trưởng kích thước cơ
thể, tiêu thụ thức ăn của gia cầm cũng tăng lên nhưng hiệu quả sử
dụng thức ăn giảm xuống. trước 6 tuần tuổi gà hướng trứng tiêu thụ
khoảng 1 kg thức ăn hốn hợp, ở gà thịt (Broiler) là 2-2,3 kg. Tổng
thức ăn tiêu thụ cho gà cho đến thời điểm đẻ trứng là khoảng 8-12
kg.
Các cơ quan của cơ thể gia cầm phát triển với tốc độ khác
nhau qua các giai đoạn sinh trưởng phát dục của nó. Các cơ quan của

227
cơ thể có thể phân làm 3 nhóm liên quan đến giai đoạn phát triển.
Các cơ quan thành thục sớm là đầu, tim, gan, máu, ống tiêu hoá,; các
cơ quan phát triển ở mức trung bình là chân, phổi, cánh, lông, thân.
Trong đó các cơ quan: buồng trứng, ống dẫn trứng, lách, bài tiết và
mô mỡ của gia cầm thuộc nhóm thành thục muộn.

7.2.1.2. Công tác chuẩn bị nhận gà con một ngày tuổi


Trước khi đưa gà về nuôi cần chuẩn bị chu đáo chuồng trại,
các thiết bị dụng cụ chăn nuôi và đảm bảo khử trùng sạch sẽ.
Khử trùng chuồng trại: Chuồng trại được quét sạch bụi bẩn,
mạng nhện trên trần, lưới, sàn nhà. Khử trùng nền chuồng bằng cách
phun dung dịch formol 2%, liều lượng 0,5 lít trên 1m2 nền chuồng
hoặc quét một lớp nước vôi đặc lên trên nền chuồng (nền ximăng
hoặc lát ngạch); để khô trước khi cho vào lớp độn chuồng.
Chuẩn bị rèm che: rèm che quây quanh chuồng có thể làm
bằng cót, vải bạt nhưng phải đảm bảo kín , linh hoạt khi mở ra hoặc
đóng vào. Rèm che treo cách trần 30-40cm đảm bảo thông thoáng và
phủ sát nền chuồng để tránh gió lùa.
Chuẩn bị nguồn sưởi: nguồn sưởi có thể là lò sưởi điện, bếp
than, củi, trấu, bóng đèn điện… đảm bảo cung cấp nhiệt trong quây
gà lên được 36-37 0C. Phải được vận hành thử để kiểm tra trước khi
đưa gà vào chuồng.
Quây gà: quây gà được làm băng cót, bìa cứng, hộp gỗ…
quây có đường kính 2,5m, chiều cao 0,5m dùng cho 300 gà 1 ngày
tuổi. Quây có thể nới rộng, để có thể mở ra khi tuổi gà lớn lên.
Máng ăn, máng uống. Máng ăn, máng uống cho gia cầm
con có thể hình trụ, hình ống. Cần tính toán đủ cho đàn gà và phân
bố đều trong quây gà. Khay làm máng ăn, máng uống cỡ 70x70cm
cho 75-100 gà. Một số loại máng ăn, máng uống hiên đang sử dụng
trong chăn nuôi gia cầm con (hình 7.2, 7.3).

228
Hình 7. 2: Các dạng máng uống cho gia cầm con

229
Hình 7. 3: Các dạng máng ăn cho gia cầm

Nguyên liệu làm độn chuồng: nguyên liệu làm lớp độn
chuồng cho chăn nuôi gia cầm con có nhiều loại. Khi chọn nguyên
liệu làm độn chuồng cần chú ý là các vật liệu không nát vụn, có khả
năng giữ ẩm tốt, không tạo thành nhiều bụi, không bị nấm mốc.
Thông thường hay dùng phôi bào, mùn cưa, trấu, rơm rạ, phân ngựa

230
hoặc than bùn phơi khô làm độn chuồng. Lớp độn chuồng lúc đầu
dày 8-10cm, sau đó bổ sung hoặc thay mới.
Thức ăn, nước uống: chuẩn bị thức ăn theo yêu cầu độ tuổi
của gà , đảm bảo chất lượng thức ăn và không ẩm mốc. Nước uống
phải từ nguồn nước sạch và cung cấp đủ cho cả giai đoạn nuôi.
Tất cả dụng cụ, vật liệu đều được khử trùng sạch sẽ
trước khi đưa vào chuồng nuôi. Chú ý kiểm tra lưới, nền, trần để
phòng chuột, thú dữ có thể tấn công đàn gia cầm.
7.2.1.3-Chọn gà 1 ngày tuổi
Gà nở ra khỏi máy ấp cần được chọn lọc kỹ. Chọn gà có
khối lượng trung bình của giống, không quá to, không quá nhỏ. Gà
lông khô, bồng, min, mắt sáng tinh nhanh, bụng to mềm, không hở
rốn, khòeo chân, đứng vững trên hai chân. Loại bỏ gà quẹo mỏ, lông
xoăn, chân yếu, khòeo chân, rốn không kín có dính máu, có các dị
tật… Nhưng gà con nở đúng ngày quy định (không quá sớm, không
quá muộn) là những gà tốt. Cần tách riêng trống mái ngay khi gà 1
ngày tuổi (nếu có yêu cầu nuôi riêng).

7.2.1.4-Vận chuyển gà con


Gia cầm con dược vận chuyển tốt nhất bằng các xe chuyên
dụng, cũng có thể vận chuyển bằng tàu hoả, ô tô, máy bay hoặc xe
mô tô nhưng cần chú ý tránh xóc lắc mạnh, tránh gió lùa và gà xô
vào nhau chết vì ngạt. Gà con nở ra được đựng trong các hộp cỡ
450x450x125mm bằng bìa cotton hoặc hộp nhựa.

231
Hình 7. 4: Gà con mới nở ấp theo máy ấp tự chế tạo

Hộp được chia làm 4 ô nhỏ, mỗi ô 20-25 gà con 1 ngày tuổi,
xung quanh hộp có những lỗ thông hơi tránh ngạt. Nếu vận chuyển
đi xa, khi gà về cần mở hộp cho thông thoáng, cho uống nước có pha
vitamin C, B, glucose trước khi thả gà vào quây.

7.2.1.5- Kỹ thuật nuôi dưỡng gà con


Các yêu cầu đối với gà con
+Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố đầu tiên và cũng là yêu tố quan trọng nhất
trong chăn nuôi gia cầm con. Tuần đầu nhiệt độ trong quây gà là 33-
350C, cứ mỗi tuần sau đó giảm đi 2-3 0C và giữ ổn định ở 20-22 0C
lúc 8 tuần tuổi. Thực tế tuỳ thuộc vào sức khoẻ đàn gà và nhiệt độ
môi trường mà sử dụng nguồn sưởi, mùa hè có thể chỉ sử dụng 3-4
tuần đầu. Thường xuyên theo dõi quan sát đàn gà trong quây để điều
chỉnh nhiệt độ. Gà con phân tán xa nguôn sưởi, ép sát vào mép quây
là nhiệt độ cao. Gà tập trung thành cụm sát nguồn sưởi, chen lấn
nhau là nhiệt độ quá thấp. Gà phân bố đều trong quây, ăn uống tốt,

232
hoạt động linh hoạt là nhiệt độ thích hợp.Gà nằm dạt về một phía
của quây, chen lấn, kêu nhiều cân chú ý kiểm tra có gió lùa.
+Ẩm độ trong chuồng nuôi gà con thích hợp là 75-80%.
Tránh ẩm thấp do nước uống đổ ra nên chuồng.
+Mật độ nuôi
Mật độ nuôi là số gà/m2 nền chuồng. Trong những ngày đầu
một quây gà dùng cho 500 gà con thương phẩm hoặc 300 gà giống.
Sau 4-5 ngày nới rộng dần quây, sau 10 ngày có thể bỏ quây cho gà
tự do trên nền chuồng (nếu gà khoẻ, sinh trưởng tốt và thời tiết tốt).
Vẫn giữ quây nếu thời tiết xấu. Sau khi bỏ quây mật độ gà giống
8con/m2, gà thịt thương phẩm 10-12 con/m2, gà trứng thương phẩm
18-22 con/m2. Mật độ có thể thay đổi theo mùa nóng -lạnh.
+Sử dụng rèm che:
Tùy điều kiện thời tiết và độ tuổi gà mà sử dụng rèm che cho
thích hợp (bảng 7.1).
Bảng 7.1. Sử dụng rèm che chuồng nuôi gà con
Trạng thái rèm che Mùa hè Mùa đông
Che kín chuồng tuần1 tuần 1 và 2
Che kín bên có gió ban ngày, tuần2 tuần 3
ban đêm che kín hoàn toàn
Cả ngày đêm che kín bên có tuần 3 tuần 4
gió thổi
Tuỳ thời tiết có thể che hoặc Từ tuần 4; 5 trở đi
không che

+Ánh sáng, thông thoáng


Tuần đầu gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ. Sử dụng bóng đèn
công suất 75-100W, định mức 3-4W/m2 nền chuồng (5-10lux). Thời
gian chiếu sáng các tuần tiếp theo giảm 2-4h/tuần, và giữ ở 18h/tuần
ở tuần thứ 8. Màu sắc ánh sáng tốt nhất ở gà con là màu đỏ hoặc ánh
sáng trắng(đèn neon), ánh sáng yêu cầu toả đều trong chuồng nuôi.

233
Cần thông thoáng tốt chuồng nuôi để đủ không khí sạch cho gà. Gà
con cần không khí sạch: 0,9-1,0 m3 vào mùa đông và 5-8m3 vào
mùa hè, có thể cao hơn nữa ở chuồng nuôi gà giống.
+Thức ăn và nuôi dưỡng gà con
Gà con 1-8 tuần tuổi có cường độ sinh trưởng nhanh, nhưng
không đồng đều. Giai đoạn 5-6 ngày tuổi đầu sinh trưởng châm, sau
đó nhanh dần và đạt đến 3% so với khối lượng cơ thể. Khối lượng
lúc 8-10 tuần tuổi cần đạt 600-800g/con gà hướng trứng và 800-
1000g/con ở gà giống nặng cân trung bình. Để đạt được khối lượng
này, thức ăn hỗn hợp cho gà con cần có:hàm lượng dinh dưỡng
(trong 1kg thức ăn) như sau:
Năng lượng trao đổi: 2750-2950 Kcal (11,50-12,34 MJ);
Protêin thô: 18-20%;
Canxi: 1,0-1,3%; Phốt pho: 0,75-0,80%.
Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con gà đến 10 tuần tuổi là
3kg (giống nặng cân trung bình) và 2,4 kg (giống hướng trứng).
Có thể chia ra các giai đoạn tuổi 1-3, 4-8 hoặc 1-3, 4-7; 7-10
tuần tuổi và điều chỉnh thức ăn theo từng giai đoạn. Thức ăn sử dụng
cho gà con, trong 1 kg thức ăn hỗn hợp cần có 3000-3200 Kcal năng
lượng trao đổi protein thô 19-21% ở 1-3 tuần tuổi đầu, sau đó giảm
xuống 2800-3000 Kcal và 17-19% tương ứng ở các tuần tiếp theo.
Thức ăn cho gà hâu bị. Sau 10 tuần tuổi tốc độ sinh trưởng
của gà giảm 3-1% khối lượng cơ thể. Sự thay đổi về tăng trọng cần
phải thay đổi thức ăn. Prôtêin thô giảm còn 15-16%, trong một số
trường hợp giảm còn 13%. Giai đoạn này, thức ăn hỗn hợp có:
Năng lượng trao đổi: 2750-3000 Kcal (11,50-12,55 MJ);
Protêin thô: 15-16%;
Canxi: 1,0-1,3%; Phốt pho: 0,70-0,80%.
Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con gà/1ngày đêm gần 100g
(giống hướng trứng); gần 130g (giống nặng cân trung bình). Cả giai

234
đoạn từ 10 đến 20-22 tuần tuổi cần 13kg thức ăn (giống nặng cân
trung bình) và 10 kg (giống hướng trứng).
+ Máng ăn, máng uống
Lượng cho ăn tự do bằng máng ăn tự động là tốt nhất. Cần
chứa đủ vitamin, khoáng trong thức ăn. Từ ngày tuổi thứ 43-46
chuyển dần thức ăn từ thức ăn cho gà con qua thức ăn cho gà dò theo
tỉ lệ 75/25, 50/50, 25/75 và 100. Nước uống sạch và đủ cho gà uống
tự do. Máng ăn cần 8-11cm/con, máng uống cần 2cm/con, ở gà
broiler tương ứng là 4 và 1,5cm/con.
+Chủng ngừa vaccine
Trong giai đoạn gà con cần cho uống hoặc tiêm phòng các
loại vaccine phòng bệnh đậu gà, Gumboro, Niucatxon, tụ huyết
trùng, viêm rốn…theo hướng dẫn của thú y (quy trình phòng bệnh
cho từng đối tượng gia cầm nuôi).
Ở vịt, ngan, ngỗng, gà tây con có quá trình nuôi tương tự như
chăn nuôi gà con. Các yếu tố kĩ thuật có điều chỉnh chút ít. Nuôi vịt
chăn thả thời vụ có quy trình nuôi vịt riêng.
Ở vịt: yêu cầu nhiệt độ 26-28 0C ở tuần đầu, 22-250C tuần thứ
2, 20-22 0C tuần thứ 3 và 16-190C ở tuần cuối. Cần cung cấp không
khí sạch/1kg khối lượng sống trong 1 giờ là 0,7-1m3 trong mùa đông
và 4-5m3 trong mùa hè. Kiểm tra điều chỉnh lượng khí độc trong
chuồng CO2 không quá 0,25% thể tích không khí, NH3 không quá
0,01cm3/lít và H2S không quá 0,005cm3/lít. Chiếu sáng tuần đầu
24giờ (15-20lux), tuần thứ 2: 16-18 giờ từ tuần 3 trở đi giảm dần
xuống còn 10giờ (5-7lux). Máng ăn 1,5- 2cm/con tuần đầu, những
tuần sau 2-3cm/con, nuôi vịt giống có thể 10-15cm/con; máng uống
tương ứng với tuần tuổi trên là 1,2-1,5cm/con và 1,5-2cm/con và 10-
15cm/con.
Ở ngan: yêu cầu nhiệt độ 30-32 0C ở tuần đầu, giữ ổn định
nhiệt độ 21-240C tới tuần thứ 4, sau 4 tuần là 15-200C. Các yêu cầu
khác tương tự như ở vịt. Máng ăn 2,0- 2,5cm/con tuần đầu, những

235
tuần sau 3-4cm/con, nuôi vịt giống có thể 10-15cm/con; máng uống
tương ứng với tuần tuổi trên là 2,0-2,5cm/con và 2,5-3,0cm/con và
12-16cm/con.
7.2.2. Kỹ thuật nuôi dƣỡng gà dò
Sau khi kết thúc giai đoạn gà con, nếu nuôi thịt (broiler) thì
gà được xuất chuồng 8-10 tuần tuổi, nếu nuôi thả hoặc nuôi sinh sản
gà được chuyển nuôi theo quy trình nuôi gà dò. Nếu nuôi gà giống
thì chuyển qua giai đoạn nuôi gà hậu bị cho đến 20-22 tuần tuổi. Gà
dò cơ thể đã phát triển hoàn thiện nên ít chịu ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh. Trong chuồng nuôi không cần nguồn sưởi, quây,
rèm che và có thể nuôi chăn thả ngoài sân vườn…
7.2.3. Kỹ thuật nuôi dƣỡng gà đẻ (gà sinh sản)
Gà hướng thịt sau 22 tuần tuổi, gà hướng trứng sau 20 tuần
tuổi chuyển qua giai đoạn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm. Cũng ở độ
tuổi này nhưng là gà sinh sản lấy trứng giống đem ấp được gọi là gà
giống và chăn nuôi theo quy trình nuôi gà giống. Yêu cầu gà giống
khác gà thương phẩm là phải đảm bảo tỉ lệ trống/ mái thích hợp để
có tỉ lệ phôi, tỉ lệ ấp nở cao. Gà đẻ trứng thương phẩm thường loại
thải sau 1 năm đẻ (500-550 ngày tuổi), gà giống sinh sản có thể kéo
dài hơn.
7.2.3.1. Đặc điểm gia cầm sinh sản
Gia cầm từ khi đẻ quả trứng đầu tiên được xem là gia cầm
sinh sản hoặc là gia cầm giống. Gia cầm giống khác gia cầm sinh sản
ở chỗ có sự nuôi chung trống mái với tỉ lệ thích hợp để sản xuất ra
các quả trứng có phôi, ấp nở ra gà con. Ở gia cầm sinh sản có các
đặc điểm sau:
- Quy luật của sự đẻ trứng
Từ khi đẻ quả trứng đầu tiên gia cầm mái trải qua các biến đổi
về sinh lý, sinh hoá có liên quan đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng,
khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn. Ở gia cầm tơ hay gà
mái đẻ trứng năm đầu quy luật đẻ trứng diễn ra theo ba pha:

236
+Pha 1: Thường là từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến hết ba
tháng đẻ trứng. Trong pha này sản lượng trứng đẻ tăng từ ngày đẻ
đầu tiên đến khoảng 2-3 tháng đẻ. Đồng thời với tăng sản lượng
trứng, khối lượng trứng, khối lượng cơ thể gà mái tăng lên. Pha đầu
tiên của sự đẻ trứng thường kết thúc lúc 42 tuần tuổi.
+Pha 2: Sau khi sản lượng trứng đạt đỉnh cao thì pha 2 của sự
đẻ trứng băt đầu. Lúc này sản lượng trứng giảm từ từ nhưng khối
lượng trứng và khối lượng cơ thể gà không giảm, giai đoạn cuối gà
mái có biểu hiện tích luỹ mỡ. Pha 2 kéo dài đến khoảng 62 tuần tuổi,
khi sức đẻ trứng giảm xuống còn 65% so với tổng số gà mái đẻ trong
ngày.
+ Pha 3: Pha 3 tiếp theo pha 2 cho đến khi gà mái có biểu
hiện thay lông. Trong pha này sản lượng trứng giảm đến khi ngừng
đẻ hẳn. Khối lượng trứng giảm nhẹ hoặc ổn định, nhưng chi phí thức
ăn để sản xuất trứng tăng lên.
Gà đẻ trứng các năm sau, quy luật đẻ trứng diễn ra tương tự
như gà đẻ trứng năm đầu nhưng sản lượng trứng và thời gian kéo dài
đẻ trứng giảm đi. Sản lượng trứng theo năm đẻ ở gà và các đối
tượng gia cầm khác có khác nhau thể hiện trên bảng 7.2.
Trên thực tế gà đẻ trứng thương phẩm chỉ sử dụng 1 năm đẻ
trứng, gà giống có thể sử dụng ở cả năm đẻ thứ 2. Vịt sử dụng 2-3
năm, ngỗng 3-4 năm, gà tây 3-4 năm.
Đồ thị về quy luật đẻ trứng của gà mái thể hiện ở hình 7.5;
7.6.

237
Pha 1 Pha 2 Pha 3 Thay lông

Hình 7.5. Đồ thị về quy luật đẻ trứng ở gà năm đầu

Năm đẻ thứ nhất Năm đẻ thứ hai Năm đẻ thứ ba

Hình 7.6. Đồ thị về quy luật đẻ trứng ở gà qua các năm

Bảng 7.2: Sản lƣợng trứng qua các năm đẻ trứng ở gia cầm (%)

Năm đẻ Gà Vịt Ngỗng Gà tây


I 100 100 100 100
II 75 115 110 110
III 45 95 125 120
IV - 50 85 80
V - - 48 45

238
- Quá trình hình thành trứng diễn ra trong một thời gian
dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội tại cũng như ngoại cảnh.
Từ khi tế bào trứng hình thành ở buồng trứng, quá trình phát dục,
chín và rụng khỏi buồng trứng, di chuyên trong ống dẫn trứng để
hình thành lòng trắng, màng vỏ trứng, vỏ trứng và dược đẻ ra ngoài
diễn ra trong thời gian dài (bảng 2.3, 2.4, chương 2) và chịu ảnh
hưởng của nội tiết tố, trạng thái sinh lý của gia cầm, điều kiện dinh
dưỡng, điều kiện môi trường sống: nhiệt độ, ánh sáng, thời tiết…Vịt
nhà thường đẻ tập trung từ 0 đến 8 giờ, vịt khakicampbell có 97%
tổng đàn đẻ lúc 7 giờ. Gà đẻ tập trung từ 10-13 giờ.

- Sản phẩm do gia cầm mái tạo ra có giá trị dinh dưỡng
cao. Trong đó hàm lượng protein chiếm 18-23%, trong protein có
đầy đủ các axitamin thiết yếu và cân đối với các yếu tố dinh dưỡng
khác. Vì vậy giá trị sinh vật học của trứng là 100%. Thịt gia cầm có
hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, tính ngon miệng cao. Thịt gia
cầm chứa hàm lượng protein 21% (trong khi ở thịt bò là 16%, thịt
lợn là 11%). Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của thịt gia
cầm tình bày trên bảng 7.5).
Bảng 7.5. Thành phần hoá học và nhiệt năng (Q-kcalo)
có trong 100g thịt gia cầm

Loại gia Tuần Nƣớc Lipid Protêin khoáng Q(kcal)


cầm tuổi
Gà trưởng 52 65,5 13,7 19,0 1,0 200
thành
Gà thịt 46 67,5 11,5 19,8 1,2 180
Broiler
Vịt trưởng 48 49,1 37,0 13,0 0,6 365
thành
Vịt thịt 34 56,6 26,8 15,8 0,8 294
Broiler

239
Ngỗng 54 48,9 38,1 12,2 0,8 369
trưởng
thành
Gà tây 51 60,0 19,1 19,9 1,0 250
trưởng
thành
Thành phần thịt gia cầm thay đổi phụ thuộc vào tuổi, loài,
phương thức chăn nuôi và thời gian nuôi.

7.2.3.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà sinh sản


- Chọn gà mái đẻ
Gà mái đẻ, đặc biệt gà giống cần được chọn lọc kỹ trước
khi lên đẻ và trong quá trình cho sinh sản. Ngoài việc chọn lọc theo
nguồn gốc, trong quá trình nuôi thường chọn theo ngoại hình để loại
thải kịp thời những gà mái đẻ kém ra khỏi đàn, tăng hiệu quả chăn
nuôi. Căn cứ vào độ lớn, độ mềm và độ đậm của mào, độ rộng của
bụng và vkhoảng cách của hai mỏm xương háng, độ mềm và bóng
của niêm mạc hậu môn của gà mái đẻ để chọn lọc. Những gà mái có
mào phát triển, mềm, đỏ tượ, độ rộng bụng đặt lọt 3 ngón tay trở lên,
bụng mềm, khoảng cách hai mỏm xương háng đặt lọt 2 ngón tay trở
lên, mỏm xương háng mềm, niêm mạc hậu môn ướt, mềm, độ đàn
hồi cao là những gà mái đẻ tốt. (xem hình 7.7).
- Mật độ nuôi
Mật độ nuôi là số gà /m2 nên chuồng, phụ thuộc vào loài, lứa
tuổi, hướng sản xuất và phương thức nuôi.
Gà giống hướng trứng nuôi nền: 3,5 con/m2
Gà giống hướng thịt nuôi nền :3 con/m2
Gà thương phẩm nuôi nền : 8-12 con/m2
Gà thương phẩm nuôi lồng : 16-30 con/m2

240
Hình 7. 7 : Ngoại hình gà mái đẻ tốt (bên trái) và đẻ kém
(bên phải)

- Nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi


Gà sinh sản nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất là 18-20oC, không
quá 25oC. Nếu nhiệt độ nuôi dưới 15oC hoặc cao hơn 30oC ảnh
hưởng lớn dến sức đẻ trứng và khối lượng trứng, tỉ lệ gà chết tăng
lên.
Ẩm độ chuồng nuôi gà sinh sản thích hợp là 60-70%.

241
- Chế độ chiếu sáng:
Thời gian chiếu sáng ở gà đẻ không dưới 14h/ngày dêm, tuần
đẻ thứ 16 trở đi tăng dần và đạt tối đa là 17h/ngày đêm. Cường độ
chiếu sáng 3-4 W/m2 nền. Ánh sáng màu đỏ có lợi cho gà đẻ.
- Thức ăn và nuôi dưỡng gà sinh sản
Gà mái đẻ (gà sinh sản) cần cho ăn thức ăn hỗn hợp với dinh
dưỡng đầy đủ. Trong 1kg thức ăn hỗn hợp gà đẻ cần:
Năng lượng trao đổi: 2700-2800 Kcal (11,29-11,71MJ);
Protêin thô: 15-18%;
Canxi: 2,1-3,2%; Phốt pho: 0,75-0,80%.
Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con gà mái đẻ/1ngày đêm
phụ thuộc khối lượng cơ thể, sản lượng trứng (bảng 7.6), hoặc xác
định theo tuổi và hướng sản xuất của gà (bảng 7.7). Các yế tố dinh
dưỡng khác theo hướng dẫn trên bảng 7.8, 7.9.

Bảng 7. 6: Thức ăn cho gà mái đẻ (g/ngày đêm) theo


khối lƣợng (P) gà và sản lƣợng trứng (SLT) khác nhau

SLT P gà P gà P gà P gà P gà
(quả/ 1,75kg/ 2,00kg/ 2,25kg/ 2,50kg/ 2,75kg/con
năm) con con con con
120 102,5 111,5 120 128 136
150 109 117,5 126 134 142
180 115 124 132,5 140,5 148,5
210 121,5 130 138,5 147 154,5
240 128 136 145 153 161

242
Bảng 7. 7: Lƣợng thức ăn cho gà sinh sản (g/ngày/con)

Tuần tuổi Gà hƣớng Gà hƣớng Gà thƣơng phẩm


thịt trứng nuôi lồng
23-24 100-130 107-112 105-110
25-26 120-140 110-120 110-115
27-28 140-155 110-120 110-115
29-42 140-155 110-120 110-115
43-52 135-150 110-118 110-115
53-64 130-145 108-115 105-110

- Máng ăn, máng uống


Máng ăn, máng uống đảm bảo đủ cho gà và phân bố đều
trong chuồng nuôi, tốt nhất sử dụng máng ăn, máng uống tự động.
- Ổ đẻ, cầu đậu
Trong chuồng nuôi gà sinh sản cần có ổ đẻ và sào đậu (cầu
đậu). Ổ đẻ được treo trên tường hoặc đặt trên mặt đất, kích thước có
thể khác nhau (hình 7.8). Đối với gà giống theo dõi cá thể, ổ đẻ cần
có cửa sập (tự động). Mỗi ổ đẻ dùng cho 3-4 gà mái.
Cầu đậu (sào đậu). Gia cầm xuất phát từ lớp chim nên thích đỗ trên
cao. Trong chuồng nuôi gà, nhất là gà đẻ phải bố trí các cầu đậu.
Cầu đậu là các thanh tre, gỗ vót nhẵn kích thước 0,2 x 0,4cm, đóng
dọc cách nhau 3-4 cm, hoặc nghiêng cách nhau 25-30cm, tạo thành
các giá đỗ hay cầu đậu. Chiều dài cầu đậu dành cho mỗi con gà 8-
10cm (hình 7.9).

243
Hình 7.8: Ổ đẻ dùng cho gia cầm mái

244
Hình 7.9: Cầu đậu cho gà đẻ

Bảng 7.8: Nhu cầu về năng lƣợng, protêin và một số axít amin
cho gà

Nhóm gà Gà Gà hậu bị Gà đẻ
Broiler hƣớng trứng hƣớng
trứng và
hƣớng thịt
Tuổi (tuần) 0-6 7-10 0-6 7-14 15-20 20- 54
Năng lượng trao 3200 3200 2900 2900 2900 2850
đổi (kcal/kg thức
ăn)
Protêin (%) 23 20 20 16 12 15
Lysine (%) 1,25 1,10 1,10 0,90 0,66 0,50

245
Methionine (%) 0,86 0,75 0,75 0,60 0,45 0,53
Methionine + 0,46 0,40 0,40 0,32 0,24 0,28
Cyctine (%) 0,40 0,35 0,35 0,28 0,21 0,25

Bảng 7.9: Nhu cầu về một số vitamin và khoáng cho gà


Tuổi gà (tuần) 0-8 9-18 Gà đẻ Gà giống
(19-52) (22-74)
Vitamin A (UI) 1500 500 4000 4000
Vitamin D (UI) 200 200 500 500
Calcium (%) 1,0 0,8 2,75 2,75
Phosphorus(%) 0,7 0,4 0,6 0,6
Sodium (%) 0,15 0,15 0,15 0,15

Các loại gia cầm khác như vịt, ngan, ngỗng, gà tây...về
nguyên tắc nuôi dưỡng như là gà, nhưng do có đặc điểm sinh sống
khác nhau nên trong quy trình chăn nuôi cụ thể cho mỗi loại cần có
yêu cầu riêng và điều chỉnh các yếu tố kỹ thuật cho thích hợp. Dưới
đây là những kiến thức cơ bản nhất, cần tham khảo thêm các tài liệu
chuyên sâu cho các đối tượng nuôi này.

7.3. Kỹ thuật nuôi dƣỡng vịt, ngan, ngỗng


Chăn nuôi vịt là một nghề truyền thống khá phát triển ở nước
ta. Tổng đàn vịt ở việt Nam là 44 triệu con, chỉ đứng thứ hai sau
Trung Quốc. Trong đàn vịt thì vịt hướng trứng chiếm tới 63%, gắn
với phương thức chăn nuôi thả đồng thời vụ là chính. Nuôi nhốt kiểu
công nghiệp chỉ ở vịt giống và các giống vịt cao sản mới nhập vào
trong những năm gần đây. Ngoài vịt, ngan cũng được quan tâm phát
triển để cung cấp thịt cho nhu cầu trong nước. Chăn nuôi vịt cũng
đang tồn tại ba phương thức chính đó là:
- Nuôi chăn thả (nuôi quảng canh). Đây là phương thức chăn
nuôi truyền thống có từ lâu trong nhân dân. Theo phương thức này

246
vịt con được úm đến 3 tuần tuổi, tiếp đó được thả trên vuìng nước
hoặc trên đồng với giới hạn không hạn chế. Vịt đẻ có thể di chuyển
đi nhiều vùng cách xa nhau 20-30km hoặc hơn nữa. Thức ăn cho vịt
nuôi theo phương thức này chủ yếu là thóc, ngô mảnh. Thức ăn đạm
là cá, ốc, ếch nhái, côn trùng và động vật thủy sinh ở các nguồn
nước và thóc rơi vãi sau các vụ thu hoạch. Đầu tư làm chuồng trại
không lớn, chỉ là các lều, trại tạm để vịt nghỉ lại buổi tối hoặc khi
thời tiết xấu. Thích hợp với phương thức này là các giống vịt địa
phương, vịt lai nuôi lấy trứng hoặc lấy thịt thời vụ. Từ phương thức
này hình thành kỹ thuật ấp trứng vịt bằng trấu, thóc nóng ở các lò ấp
thủ công cung cấp vịt con giống và trứng vịt lộn. Ưu điểm là tận
dụng tốt điều kiện tự nhiên nuôi vịt, đầu tư thấp nên hiệu quả cao,
nhưng nhược điểm lớn là dễ dịch bệnh, sự phát triển, lây lan dịch
bệnh nhanh chóng gây hại không chỉ về kinh tế mà ảnh hưởng đến
môi trường và sức khoẻ con người. Từ sau khi có dịch cúm gia cầm
H5N1, phương thức nuôi này đang được hạn chế và cải tiến.
- Nuôi bán thâm canh. Phương thức này vịt 0-3 tuần tuổi nuôi
trong chuồng ấm hoàn toàn có lớp độn chuồng dày không thay đổi,
có sân chơi, bể nước để vịt tắm. Sau 3 tuần vịt được chuyển ra gần
mặt nước (ao, hồ, đầm, phá, kênh rạch) đề bơi lộ, tìm thêm thức ăn.
Thức ăn tự phối chế hoặc thức ăn công nghiệp do con người cung
cấp là chính.
- Nuôi thâm canh. Vịt được nuôi nhốt hoàn toàn, trong
chuồng, trên nền có độn lót hoặc trên sàn. Tiểu khí hậu chuồng nuôi
được khống chế thích hợp. Thức ăn, nước uống cung cấp chủ động
và đầy đủ, quá trình tự động hóa và cơ khí hóa cao.

247
Hình 7. 10: Ngan pháp dòng R71 và con lai với vịt
Super Meat
- 7.3.1. Kỹ thuật nuôi vịt thâm canh.
Nuôi thâm canh áp dụng cho các cơ sở giống quốc gia, nuôi
giữ giống gốc, sản xuất, cung cấp giống cho các cơ sở sản xuất
thương phẩm. Các yêu cầu kỹ thuật chính cho vịt nuôi nhốt là:

248
+ Nhiệt độ chuồng nuôi 15-20 0C, ẩm độ 70-75%; không khí
sạch chuồng nuôi: 8 m3 không khí/giờ/1kg khối lượng sống. Lượng
H2S không quá 0,007mg/lít, NH3: 0,034mg/lít, CO2 : 0,025mg/lít.
+ Chiếu sáng: vịt con 8 giờ/ngày, vịt đẻ 14giờ/ngày, cuối kỳ đẻ
trứng có thể đến 16giờ/ngày. Cường độ chiếu sáng 5W/m2 nền,
tương đương 15lux.
+ Thức ăn và nuôi dưỡng vịt.
Các nghiên cứu đã khẳng định rằng vịt ít mẫn cảm với số lượng
và chất lượng prôtêin, và đồng hóa prôtêin tốt hơn ở gà. Vịt và
ngỗng ở 2 tháng tuổi sử dụng năng lượng trong thức ăn tương ứng
79,5% và 80,5%, trong khi đó gà chỉ là 65,5% (Shinhesova,1966).
Thức ăn cho vịt thịt (broiler). Vịt 50-55 ngày tuổi tốc độ sinh
trưởng nhanh và khối lượng tăng 50-60 lần so với lúc mới nở, đạt
khối lượng 2,5-3,0kg/con. Theo đặc điểm sinh trưởng thức ăn cho
vịt chia làm 2 dạng: thức ăn khởi động và thức ăn vỗ béo. Giai đoạn
2-3 tuần đầu sau khi nở, thức ăn cần:
Năng lượng trao đổi: 2800-2900 Kcal (11,71-12,13MJ);
Protêin thô: 18-20%;
Canxi: 0,6-0,8%; Phốt pho: 0,6-0,7%.
Vịt không nhận biết được việc giảm hay tăng thức ăn có
nguồn gốc động vật. Hàm lượng thích hợp thức ăn prôtêin động vật
trong giai đoạn này là 25-30%, còn ở thức ăn giai đoạn vỗ béo là
10% so với tổng lượng prôtêin trong thức ăn. Giai đoạn vỗ béo từ
sau 3 tuần tuổi, thức ăn cho vịt cần có:
Năng lượng trao đổi: 3000- 3100 Kcal (12,55- 12,97MJ);
Protêin thô: 15- 16%;
Canxi: 0,6-0,8%; Phốt pho: 0,6-0,7%.
Theo Donchev và cộng sự, 1973: sự phát triển khối lượng vịt
là như nhau khi cho ăn thức ăn với 18% prôtêin thô và cho ăn thức
ăn với 12% prôtêin thô, có bổ sung 0,2% lysine và 0,1% DL-

249
Methionine. Số lượng thức ăn cần thiết cho 1 con vịt trong cả giai
đoạn này là 7,5-8,0Kg.

Hình 7. 11: Vịt Super Meat và con lai với ngan Pháp dòng R71

250
Nuôi dưỡng vịt hậu bị. Trước 7-8 tuần tuổi vịt ăn thức ăn như
của vịt thịt. Sau 8 tuần tuổi cho vịt ăn hỗn hợp thức ăn với 12%
prôtêin thô, nếu nuôi nước thả vịt xuống nước cho ăn thức ăn hõn
hợp 160-170g/con/ngày đêm và cho ăn thức ăn xanh. Từ 8 tuần tuổi,
tốc độ sinh trưởng giảm. Lượng thức ăn cho cả giai đoạn là 17-20kg
thức ăn.
Nuôi dưỡng vịt đẻ. Vịt bắt đầu vào đẻ lúc 6-8 tháng tuổi (tuy
theo giống), tỷ lệ đẻ trứng coa nhất tới 70-90%. Vịt đẻ cần cho ăn
thức ăn hỗn hợp chứa:
Năng lượng trao đổi: 2300- 2600 Kcal (9,62- 10,88MJ);
Protêin thô: 16- 18%;
Canxi: 2,3- 2,6%; Phốt pho: 0,6-0,8%.
Trong chăn nuôi gia đình ngoài thức ăn hỗn hợp cho ăn thêm
thức ăn xanh với lượng 50-60g/con/ngày.
+ Nước uống cho vịt
Vịt cần được cung cấp đủ nước uống sạch. Nước uống cần 600-
700ml/con/ngày đêm, nếu ăn thức ăn viên cần 1000ml
nước/con/ngày đêm.
+ Các yêu cầu kỹ thuật khác có thể tham khảo tiêu chuẩn ở
bảng 7.10, của hãng Chery Velley (1996), cho vịt sinh sản.
Bảng 7. 10: Tiêu chuẩn nuôi dƣỡng đàn vịt sinh sản hƣớng thịt
( theo hãng Chery Velley, 1996)
Yêu cầu Tuổi vịt 5-180 Tuổi vịt 181-390
ngày ngày
Mật độ nuôi (con/m2) 3 16
Máng ăn (cm/con) 25 30
Máng uống (cm/con) 15 20
Thời gian kéo dài đẻ
trứng: Chu kỳ I 210
Chu kỳ II 190

251
7.3.2. Kỹ thuật nuôi vịt chăn thả
Nuôi vịt chăn thả là phương thức nuôi cổ truyền của người
nông dân nước ta. Con vit, lúa nước, gần đây mở rộng hơn việc nuôi
vịt trên các vùng nước trong hệ thống canh tác lúa-vit, lúa-vịt-
cá…đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho người chăn nuôi và cung
cấp một phần thực phẩm cho người tiêu dùng.
Kỹ thuật nuôi vịt chăn thả có thể chia ra các giai đoạn sau:
- Úm vịt con (nuôi vịt con)
Vịt sau khi nở ra khỏi trứng, nuôi dưỡng trong chuồng 3 tuần
đầu. Thức ăn cho vịt chuyển dần từ cơm, bún dấp nước (3 ngày tuổi
đầu), qua cơm gạo lức (4-10 ngày tuổi), qua gạo ngâm mềm (11-15
ngày tuổi), chuyển qua thóc luộc chín (16-18 ngày tuổi) và cuối cùng
là thóc sống (17-20 ngày tuổi). sau 20 ngày tuổi vịt đã ăn thóc sống
thành thạo, được nuôi thả trên đồng lúa sa khi thu hoạch, trên các bãi
bồi, các nguồn nước với thức ăn chính là thóc và động vật thủy sinh
của các nguồn nước. Cùng với thức ăn trên, từ ngày thứ 3 trở đi, cần
cung cấp thức ăn đạm (mồi), thường là tôm, tép, cá con, giụ đất, giun
đỏ,cua ốc đập vỡ vỏ; sau 10 ngày bổ sung bột cá. Cho ăn rau xanh
thái nhỏ, bèo tấm, bèo hoa dâu…Số lượng thức ăn và số lần cho ăn
tùy thuộc vào tuổi vịt và kinh nghiệm của mỗi chủ hộ. Vịt con được
giữ ấm và tập làm quen với nước từ ngày tuổi thứ 5-6, thời gian bơi
lội tăng dần. Các điều kiện chuồng nuôi như yêu cầu với nuôi vịt
nhốt hoàn toàn, cần chú ý tránh sự tấn công và phá hoại cuả thú dữ,
chuột.
Vịt con sau 21 ngày nếu nuôi thịt thời vụ sẽ được thả trên
đồng và cho ăn thêm thức ăn vào đầu ngày (trước khi thả vịt) hoặc
cuối ngày (khi vịt về chuồng), hoặc nhốt vịt, nuôi vỗ béo 5-10 ngày
trước khi bán thịt nếu đồng chăn ít mồi, thời gian chăn thả ngắn.
Nuôi theo phương thức này vịt xuất bán lúc 60-70 ngày tuổi, khối
lượng 1,2-1,6kg/con (giống thịt có khối lượng cao hơn), chi phí thức

252
ăn thấp hơn nuôi nhốt hoàn toàn từ 2-3 kg/kg thịt. Hiệu quả kinh tế
cao.
- Nuôi vịt đẻ (vịt sinh sản)
Đàn vịt sau khi kết thúc 8 tuần tuổi được chọn lọc đưa lên đàn
hậu bị và sinh sản. Trong nuôi vịt chăn thả, quan trọng nhất là tính
đúng thời vụ để cho vịt vào đẻ hoặc cho ngừng đẻ thay lông. Kỹ
thuật nuôi vịt sinh sản, chăn thả có các giai đoạn sau:
+ Thúc đẻ: Vịt hậu bị thay lông lần cuối trước khi vào đẻ, bộ
lông bóng mượt, vịt mái nhanh nhẹn, trên đồng luôn theo sát vịt đực,
một số vịt đã phối giống, lúc này cần tăng cường dinh dưỡng, tăng
thức ăn đạm cho vịt vào đẻ. Lượng thức ăn 100-120g/con/ngày.
Tăng thêm giờ chăn thả để vịt tận dụng thêm thức ăn. Từ khi vịt đẻ
quả trứng đầu tiên đến khi tỷ lệ đẻ trong đàn cao nhất (80-85%) càng
ngắn thì đàn vịt cho sản lượng trứng càng cao. Tỷ lệ đẻ cao và ổn
định sẽ cho sản lượng trứng cao. Thời gian này thường 4 tháng.
+ Dập vịt: Dập vịt là cho vịt ngừng đẻ, thay lông chuẩn bị cho
chu kỳ đẻ tiếp theo. Nuôi vịt chăn thả gắn với thời vụ và đồng chăn
nên dập vịt là kỹ thuật được người chăn nuôi sử dụng. Sau thời gian
dài đẻ trứng, vịt mái đuối sức, lông xơ xác, tỷ lệ đẻ giảm còn dưởi
50%, nhiều vịt mái trong đàn đã nghỉ đẻ, lúc này cần dập vịt. Nhốt
vịt tại chuồng, cho uống đủ nước, không cho ăn 2-3 ngày. Đàn vịt sẽ
ngừng đẻ gần như hoàn toàn, bộ lông tự rụng hoặc phải nhổ lông
cánh chính (thay lông cưỡng bức). Khi thay lông cưỡng bức lưu ý
toàn bộ đàn vịt phải hoàn thiện việc nhổ lông trong ngày. Cho vịt ở
tại chuồng và cho ăn trở lại với lượng tăng dần. Sau 3-4 ngày cho vịt
chăn thả trở lại và ăn lượng thức ăn băng 55-65% khi vịt đẻ (nuôi
cầm xác). Giai đoạn này vịt phục hối sức khỏa và bộ lông mới mọc
trở lại.
+ Dựng vịt cho đẻ lại: Sau khi bộ lông vịt thay sắp xong,
trước khi cho vịt đẻ lại 7-10 ngày cần tăng cường thức ăn, dinh
dưỡng cao chuẩn bị cho vịt đẻ lại. Chăm sóc nuôi dưỡng gần như

253
giai đoạn thúc đẻ. Đàn vịt đẻ lại cho khối lượng trứng cao hơn đẻ lần
đầu. Nuôi chăn thả mỗi năm cho vịt nghỉ đẻ 2 lần. Duy trì sự đẻ
trứng của vịt mỗi lần 4 tháng. Thời gian còn lại là vịt ngừng đẻ và
chuẩn bị cho đẻ lại.
Phương thức nuôi vịt đẻ theo thời vụ, thả đồng đem lại hiệu
quả kinh tế cao, nếu điều khiển tốt thời vụ và các khâu kỹ thuật nói
trên. Nhưng phương thức nuôi này đang gặp trở ngại ngày càng
nhiều do đồng chăn thu hẹp, thời gian trống đồng để thả vịt ngắn,
nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, nhất là sau
cúm gia cầm H5N1. Vì vậy cần nghiên cứu cải tiến để phương thức
chăn thả hợp lý hơn.

7.3.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng ngan


Ngan có nhiều đặc điểm giống vịt (nhiều vùng gọi ngan là vịt
xiêm), tuy vậy vẫn có những điểm khác biêt đáng lưu ý trong khi
nuôi dưỡng ngan.
- Phương thức nuôi. Ngan chủ yếu nuôi nền, nuôi trên nền (đất,
gạch, xi măng) hoặc trên sàn (gỗ, tre,nứa); có thể nuôi ngan gần
nguồn nước hoặc nuôi khô không cần nước bơi lội.
- Các điều kiên nuôi dưỡng ngan
Mật độ nuôi: 5 con/m2 nền; 7 con/m2 sàn. Nhiệt độ chuồng
nuôi theo tuổi (bảng 7.11), ẩm độ chuồng nuôi 60-65%, không khí
sạch cần 4m3 vào mùa đông, 10m3 vàp mùa hè/1kg khối lượng sống
trong 1 giờ, nên cần độ thông thoáng tốt của chuồng nuôi; chiếu
sáng, tuần đầu 5 lux, sau đó giảm dần còn 10 lux (lux là
1lumen/m2). Máng uống: những ngày đầu khi mới nở 50 con/máng
hình trụ 4 lít. Sau 15 ngày: 250con ngan/máng dài 2m hoặc 1 máng
treo tự động cho 100-150 ngan. Máng ăn: những ngày đầu khi mới
nở 100 con/máng dài hoặc máng tròn cho chu vi 1,5m. Sau 15 ngày:
100 con ngan/3 máng như trên. Bố trí máng ăn, máng uống trải đều
nền chuồng.

254
Bảng 7.11: Nhiệt độ thích hợp cho ngan con (0C)
Tuần tuổi 1 2 3 4 5
Nhiệt độ dưới 35-37 30-32 28-30 23-26 20-21
chụp sưởi
Nhiệt độ môi 18-20 18-20 16-18 15-18 15-18
trường

- Thức ăn. Thức ăn cho ngan chia làm 3 giai đoạn với yêu cầu
dinh dưỡng khác nhau: thức ăn khởi động 0-3 tuần tuổi, thức ăn sinh
trưởng 4-6 tuần tuổi, thức ăn kết thúc 7 tuần tuổi đến khi xuất thịt
(10-12 tuần tuổi). Dinh dưỡng cho ngan theo Docacvin và Docrut
(bảng 7. 12).

Bảng 7. 12: Tiêu chuẩn dinh dƣỡng cho ngan


Tuần ME Protein Methionine Lysine
tuổi (Kcal/kg) thô(%) (%) (%)
0-3 2800-3000 17-19 0,38-0,41 0,90-0,96
4-6 2800-3000 14-15 0,32-0,34 0,73-0,78
7-12 2800-3000 12-13 0,22-0,28 0,51-0,55

Nuôi dưỡng ngan cần lưu ý ngan con không ăn thêm thức ăn khi
khẩu phần có mức protein thấp. Vì vậy cần cân đối, đầy đủ các axit
amin nếu không sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng. Ở ngan trưởng thành
có khả năng tự điều chỉnh lượng ăn vào để có đủ dinh dưỡng cần
thiết, ngay cả khi chất lượng thức ăn thay đổi (theo Bùi Đức Lũng,
1998).
- Nuôi dưỡng ngan đẻ.
Mật độ 2-3 con/m2 (tính chung cho cả ngan mái và trống). Quy
mô đàn không quá 500 con ngan mái sinh sản. Máng uống 1,6
cm/con, máng ăn 6cm/con; ánh sáng 10-20 lux, thời gian chiếu sáng
14 giờ và tăng dần đến 16 giờ/ngày. Nhiệt độ chuồng nuôi tối ưu 15-

255
200C, ngan chịu nóng tốt hơn gà, vịt. Chế độ dinh dưỡng cho ngan
sinh sản: Giai đoạn ngan hậu bị: Năng lượng trao đổi (Kcal/kg)
2700-2800, ngan sinh sản như ngan hậu bị 2700-2800; protein thô
(%) tương ứng là 11-15 và 16-17.
7.3.4. Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng
Ngỗng là đối tượng gia cầm nuôi chưa được phát triển nhiều ở
nước ta, nhưng trên thế giới ngỗng là nguồn cung cấp thịt quan
trọng. Những năm gần đây ngoài sưu tầm, phục hồi các giống ngỗng
địa phương và nghề nuôi ngỗng trong nông hộ, nước ta đã nhập nội
nhiều giống ngỗng quý làm tăng sản xuất thịt và đa dạng vật nuôi,
đang được người dân quan tâm.
- Thức ăn cho ngỗng thịt.
Thức ăn hỗn hợp cho ngỗng thịt giai đoạn khởi động cần có:
Năng lượng trao đổi: 3093Kcal (12,94MJ);
Protêin thô: 22%;
Canxi: 1,2%; Phốt pho: 0,8%.
Giai đoạn kết thúc:
Năng lượng trao đổi: 3145Kcal (13,16MJ);
Protêin thô: 18%;
Canxi: 1,2%; Phốt pho: 0,8%.
Sau 3 tuần tuổi ngoài thức ăn hỗn hợp, trong khẩu phần bắt
buộc phải có thức ăn xanh. Tỷ lệ tương ứng là 3/1. Lượng thức ăn
cho ngỗng thịt có thể cho ăn tự do cả thức ăn tinh và cả rau xanh.
- Thức ăn cho ngỗng hậu bị. Năng lượng trao đổi: 3000-
3100Kcal (12,55-12,97MJ); Protêin thô: 13-14%; Canxi: 1,2%;
Phốt pho: 0,8%. Hàng ngày thả trên bài cỏ và có nguồn nước sạch.
- Thức ăn cho ngỗng đẻ (sinh sản). Năng lượng trao đổi:
2700-2800100Kcal (11,29-11,71MJ); Protêin thô: 14-16%; Canxi:
2,0-3,0%; Phốt pho: 0,7- 0,8%. Hàng ngày thả trên bài cỏ và có
nguồn nước sạch.Yêu cấu protein cho ngỗng thấp hơn ở gà mái đẻ.

256
Lượng thức ăn mỗi ngày 200-300g thức ăn hỗn hợp và 400-
6000g thức ăn xanh. Nuôi thả tự nhiên, sử dụng bãi cỏ và nguồn
nước mỗi ngày giảm được 100g thức ăn. Chi phí thức ăn ít hơn 25-
30% nuôi nhốt công nghiệp.
Ngỗng vỗ béo lấy gan. Lúc 8 tuần tuối gan ngỗng khoảng
280g, nếu vỗ béo đến 14 tuần tuồi đạt 586g. Thức ăn vỗ béo ngỗng
chủ yếu là ngô. Lượng ngô nhồi béo ngỗng tăng dần 300, 500, 600,
700- 800g/con/ngày. Giống ngỗng dùng nhồi béo có thể dùng hết
1000g/ngày.

7.3. Kỹ thuật nuôi dƣỡng bồ câu


Ở nước ta, bồ câu được nuôi phân tán trong nông hộ như là
một thú vui và là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho người già. Những
năm gần đây, đa dạng đối tượng gia cầm nuôi, chúng ta đã nhập về
các dòng bồ câu năng suất cao nhằm nhân thuần và lai với bồ câu
nội để tăng năng suất thịt. Các dòng bồ câu pháp VN1, TiTan và
MiMas đã được nghiên cứu và thích nghi với quy trình do Viện chăn
nuôi quốc gia đưa ra.
* Bồ câu nội. Các giống chim bồ câu của nước ta có khối
lượng cơ thể nhỏ, lúc 28 ngày đạt 250-300g/con; khi trưởng thành
con trống 400-450g, con mái 350-400g/con (Tô Du, Đào Đức Long,
1996). Trong khi đó thế giới có nhiều giống/dòng bồ câu năng suất
thịt cao. Năm 1996,1998 nước ta đã nhập các dòng bồ câu pháp về
nuôi.
Bồ câu pháp là giống bồ câu chuyên thịt gồm 3 dòng chính
VN1, TiTan, MiMas
* Bồ câu pháp dòng VN1 được nhập vào Việt Nam năm
1996, số lứa đẻ/mái/năm: 08-09; Tỷ lệ nở:78-80%; số chim non tách
mẹ 28 ngày:12-13 con; khối lượng chim lúc 28 ngày tuổi: 540-
580g/con.

257
* Bồ câu pháp dòng TiTan được nhập vào Việt Nam năm
1998, số lứa đẻ/mái/năm: 06-0,7 ; Tỷ lệ nở:66-72%; số chim non
tách mẹ 28 ngày:11-12 con; khối lượng chim lúc 28 ngày tuổi:
650g/con.
* Bồ câu pháp dòng MiMas được nhập vào Việt Nam năm
1998, số lứa đẻ/mái/năm: 10; Tỷ lệ nở:76-82%; số chim non tách mẹ
28 ngày:14-15 con; khối lượng chim lúc 28 ngày tuổi: 930-
980g/con.
Theo nghiên cứu của Trương Thuý Hường và cộng sự (2005),
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các dòng bồ câu pháp thể hiện trên
bảng 7.13.
Bảng 7.13: Các chỉ tiêu sản xuất của các dòng bồ câu pháp
nuôi ở Việt Nam
Chỉ tiêu Bồ câu dòng Bồ câu dòng
TiTan MiMas
Tỷ lệ sống (%):
0-28 ngày 94,01 94,99
29-180 ngày 94,55 95,02
> 180 ngày 98,08 97,54
Khối lượng cơ thể (g/con):
sơ sinh 16,58 15,24
2 tuần tuổi 423,67 342,61
4 tuần tuổi 636,47 582,90
Thức ăn tiêu thụ và chi phí
thức ăn (kg):
0-28 ngày tuổi 0,37 0,31
2-6 tháng tuổi 6,43 6,40
> 6 tháng: Nuôi con 1,91 1,81
Không nuôi con 0,63 0,48
Cho 1 lứa đẻ 2,54 2,29
TA tiêu tốn cho 1kg thịt hơi 6,53 5,90

258
Năng suất thịt: khối lượng 650,47 585,24
(g)
Tỷ lệ thịt xẻ (%) 75,18 75,51
Tỷ lệ thịt đùi/thịt xẻ (%) 19,55 19,00
Tỷ lệ thịt ức/ thịt xẻ (%) 40,20 39,90
Tuổi đẻ trứng đầu (ngày) 175,21 173,85
Số trứng trung bình/lứa 1,96 1,97
(quả)
Tỷ lệ phôi (%) 92,02 93,37
tỷ lệ nở (%) 70,39 79,01
Khối lượng trứng (g/quả) 24,25 23,69
Khoảng cách 2lứa đẻ (ngày) 40,80 36,32
Số chim non tách mẹ lúc 28 11,34 14,73
ngày tuổi/cặp/năm (con)

- Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc.


+ Chim bồ câu chọn phải khoẻ mạnh, lông mượt, không bệnh
tật, không dị tật, nhanh nhẹn. Nên mua chim 6 tháng tuổi đã
ghép đôi.
+ Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng
mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh gió lùa, tránh tiếng ồn.
+ Lồng nuôi chim: mỗi cặp chim cần 01 ô chuồng có thể bằng
tre, gỗ, lưới sắt. Kích thước ô chuồng: cao 40cm, sâu 40cm, rộng
50cm.
+ Ổ đẻ: mỗi ô chuồng cần 02 ổ đẻ, 01 ổ để đẻ và ấp trứng đặt
trên, 01 ổ để nuôi con đặt dưới. Kích thước: đường kính 20-25cm,
chiều cao 07-08cm.
+ Máng ăn: bằng tre hoặc bằng tôn, dài 15cm, rộng 05cm, sâu
05cm.
+ Máng uống: Đường kính 05-06cm, cao 08-10cm, đảm bảo
tiện lợi và vệ sinh.

259
+ Máng đựng thức ăn bổ sung: nên làm bằng gỗ hoặc chất
dẻo, không dùng kim loại; kích thước như máng uống.
- Dinh dưỡng và thức ăn .
+ Nhu cầu dinh dưỡng. Thức ăn cho chim sinh sản: năng
lượng trao đổi (Kcal/kg) 2900-3000;Protein thô 13,4-14,4%; Canxi:
2,3-3,0%; Phốt pho: 0,6-0,8%. Bồ câu nuôi nhốt cần bổ sung thường
xuyên chất khoáng, theo công thức: khoáng premix 85%, muối ăn
5%, sỏi nhỏ 5%.
+ Khẩu phần cho chim (bảng 7.14).
Bảng 7.14: Khẩu phần cho chim bồ câu
Nguyên liệu Gạo xay
Ngô hạt Hạt đỗ
hoặc thóc
(%) xanh (%)
Giai đoạn tuổi (%)
Chim sinh sản (> 6 tháng) 50 30 20
Chim dò (2-6 tháng) 50 25 25

Thành phần nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng của khẩu phần
cho chim bồ câu Pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu của Trương
Thúy Hường (2005) cho kết quả tốt (bảng 7.15).
Bảng 7.15: Khẩu phần cho chim bồ câu Pháp sinh sản
Bồ câu Bồ câu
Bồ câu dò
Thành phần nguyên liệu (%) dòng dòng
(cả 2 dòng)
MiMass Titan
- Ngô hạt 42 42 52
- Cám viên proconco C64 51 45 48
- Đỗ tương rang 3 7 -
- Hạt đậu xanh 4 6 -
Giá trị dinh dưỡng
ME (Kcal) 2928 2963 2964
Prôtêin thô (%) 14,98 16,00 13,06
Mỡ thô (%) 2,20 2,77 2,19

260
Xơ thô (%) 4,64 4,53 4,47
Canxi (%) 1,84 1,64 1,73
Phôtpho tổng số (%) 0,29 0,28 0,27
Khoáng tổng số (%) 0,94 1,20 0,78
Lysine (%) 1,35 2,55 0,13
Methionine (%) 0,32 0,57 0,08

+ Lượng thức ăn tiêu thụ: chim dò: 80g/đôi/ngày; chim sinh


sản thời kỳ nuôi con: 120-130g/đôi/ngày, thời kỳ không nuôi con:
90-100g/đôi/ngày. Lượng thức ăn cho 01 đôi chim sinh sản/năm:42-
43kg.
- Chăm sóc chim.
+ Chim non (0-28 ngày tuổi). Chim mới nở ít long, rất yếu,
chưa mở mắt và chưa tự ăn được, cần được nuôi dưỡng chăm sóc
tốt.
+ Chim dò (2-6 tháng tuổi). Sau 28 ngày chim tách mẹ, gọi là
chim dò. Rời ổ, chim còn yếu, sức đề kháng và khả năng tiêu hoá
kém, dễ bệnh tật nên cần nuôi riêng. Cần thường xuyên bổ sung
vitamin A, B, D... và kháng sinh để trợ giúp tiêu hoá và kháng bệnh.
+ Chim sinh sản (> 6 tháng tuổi). Thường xuyên theo dõi
chim đẻ, bổ sung lót ổ bằng rơm khô, sạch và dày để chim ấp trứng
tốt. Khi chim nuôi con cần thay ổ 02 lần/tuần, tránh tích tụ phân trên
ổ.
Bồ câu nuôi thâm canh là kỹ thuật mới ở nước ta nên cần
tham khảo thêm các tài liệu và trợ giúp của các nhà kỹ thuật để có
kết quả nuôi tốt nhất.

7.4 Kỹ thuật nuôi dƣỡng chim cút (nuôi cút)


Chim cun cút gọi tắt là chim cút được thuần hoá ở Nhật Bản
từ thế kỉ XI. Cút nuôi có nguồn gốc từ châu á, cút được nuôi phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới để sản xuất thịt và trứng. Hiện nay,

261
Nhật Bản sản xuất mỗi ngày 1,5 triệu trứng cút và khoảng 1 triệu
con cút thịt; ở Pháp cũng sản xuất hơn 300 nghìn trứng cút /ngày; Ai
Cập mỗi năm xuất khẩu hơn 3 triệu con cút thịt. Ở nước ta nuôi chim
cút mới được quan tâm gần đây. Năm 1971-1972 Viện chăn nuôi
nhập cút vào nuôi và sản xuất cút giống. Ở miền Nam cút được phát
triển sớm hơn ở miền Bắc.Trong những năm gần đây nghề chăn nuôi
cút ( nuôi chim cút) đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng trong cả
nước, tập trung ở ven thành phố, thị trấn, có hộ gia đình nuôi tới 50
nghìn cút đẻ; quy mô trung bình 500 - 2000 con /hộ.
Chăn nuôi chim cút đã mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần
xoá đói giảm nghèo cho nhiều nông hộ ở nước ta.
+ Một số đặc tính sinh học của chim cút.
- Chim cút có những tập tính sinh học đáng chú ý đó
là thị giác rất phát triển nên có khả năng nhận biết và chọn lọc thức
ăn cao, nhưng vị giác và khứu giác lại kém phát triển nên khó nhận
biết về mùi vị thức ăn. Vi vậy, cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn do ăn
phải thức ăn ôi, mốc.
- Chim cút còn mang nhiều đặc tính hoang dã, đặc
điểm sinh sản của cút có khác các loài chim khác. Chim cút cái giữ
phầm lớn chức phận mà lẽ ra là ở giới đực như khoe mẽ, gù, đánh
nhau với chim cái khác để tranh dành chim đực. Sau khi đẻ xong
phần việc ấp trứng và chăm sóc chim non do chim đực đảm trách,
còn chim cái đi tìm bạn và kết đôi với các chim đực khác. Chim cút
hoang dã làm tổ trên mặt đất, đẻ theo mùa, mỗi năm 4 lứa, mỗi lứa
15- 17 trứng. Chim cút đã được thuần dưỡng thành cút nuôi vẫn sợ
tiếng động, tiếng ồn, thường bay lên va đầu vào thành lồng, chết.
Ngày nay, chim cút nuôi nhốt, cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt cho sản
lượng trứng 300-360 trứng/ năm, có con đẻ đến 400 trứng / năm. Tỷ
lệ đẻ trung bình 80-90%, khối lượng trứng trung bình 10- 15g/ quả.
Tuổi bắt đầu đẻ trứng khoảng 40 ngày, thời gian sử dụng đẻ trứng
đến 14- 18 tháng.

262
- Chim cút có tốc độ sinh trưởng nhanh. Lúc 35 ngày
tuổi cút trống có khối lượng trung bình 153g/ con, tăng 18,8 lần khối
lượng lúc mới nở; cút mái khối lượng 170g/ con, tăng 20,8 lần lúc sơ
sinh. Khi vào đẻ cút có khối lượng 140g, 6 tháng nặng 150-170g/con
cá biệt có con tới 250g/ con (tùy theo giống).
- Nuôi cút không đòi hỏi nhiều diện tích chuồng nuôi,
thức ăn chi phí không nhiều nhưng hiệu quả chăn nuôi cao. Mỗi
ngày cho cút trưởng thành cho ăn 20-23g thức ăn và cút cho một
quả trứng nặng 10-11g cho thấy cút là loài gia cầm nuôi có năng
suất tạo trứng cao. Thịt và trứng cút có giá trị dinh dưỡng cao, dễ
chế biến, cút có thể nuôi lồng với mật độ cao phù hợp với các vùng
ven thành phố, thị xã đất ở chật hẹp.
+ Các giống chim cút.
Trên thế giới có nhiều giống chim cút khác nhau. Nuôi để
phục vụ giải trí, săn bắn có giống cút Bốp oai (Bop white); nuôi làm
cảnh, nghe hót như giống Xinh Xinh (Singing gruil); giống nuôi lấy
thịt và đẻ trứng như pharaoh của Anh; Cotusnix Tatonica của Nhật
Bản, một số giống khác của Pháp, Mỹ, Philippine, Malaysia. Nhìn
chung các giống cút đều có kích thước không lớn, mỏ cút ngắn,
khoẻ; cánh ngắn, tròn, yếu, có 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi ngắn,
mềm gồm 12 lông, phần lớn đều có 3 ngón chân. Chim cái lớn hơn
chim đực và màu lông cũng sặc sỡ hơn.
Ở nước ta nuôi giống cút Pharaoh (nhập vào miền Nam từ rất
lâu), khối lượng trưởng thành 180-200g/con. Khoảng năm 1980
nhập chim cút pháp khối lượng to hơn cút Pharaoh, trưởng thành
khoảng 200-250g/con. Các giống cút này pha tạp trong quá trình
phát triển chăn nuôi cút.
Căn cứ vào màu sắc vỏ trứng để nhận biết độ thuần chủng của
các giống cút.
Cút Pharaoh thuần vỏ trứng có màu trắng và các đốm đen nhỏ
đều như đầu đinh ghim.

263
Cút Anh thuần vỏ trứng có màu nâu nhạt, các đốm đen to.
Hiện nay ở các đàn cút nuôi thường nhận được trứng có
nhiều màu pha trộn, đốm đen to, nhỏ không như nhau chứng tỏ cút
đã bị pha tạp ở các mức độ khác nhau.
+ Kỹ thuật chăn nuôi cút.
- Kỹ thuật nuôi cút con (1-25 ngày tuổi)
* Chọn cút mới nở nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, khối lượng trung
bình của giống 6-10g/con, lông màu vàng với các vằn đen, loại bỏ
con hở rốn, khòeo chân, dị tật.
* Các thiết bị dùng nuôi cút
** Lồng úm: kích thước lồng úm: Rộng 1m dài 1,5m cao
0,5m có bao lưới chống thú dữ, chuột, mèo đáy lồng cách mặt đất
0,4-0,5m. Lưới lót đáy cần có lỗ nhỏ, lót bìa cứng, cót trong những
ngày đầu tránh cút bị kẹt chân.
** Chuồng nuôi: Cút hay bay nhảy nên thiết kế chuồng cần
chú ý đặc điểm này. Thường nuôi cút trên lồng tầng, tuỳ điều kiện
đất đá, loại cút nuôi mà bố trí chuồng nuôi thích hợp. Yêu cầu
chuồng nuôi sàn phải lót lưới thép nắp trên làm bằng lưới mềm để
cút bay nhảy không đụng vào sàn trên. Vách chuồng có các song dọc
đủ kẻ hở cho cút lấy được thức ăn, nước uống từ bên ngoài thành của
chuồng nuôi. Một số nơi có thể nuôi trên nền có quây lưới và lót trấu
hay mùn cưa (một số kiểu chuồng như hình trang 213).
- Máng ăn máng uống: Máng ăn cho cút 2 tuần đầu thường
dùng máng rộng 5-7cm, cao 2cm, dài 20-30cm, trên có nắp lưới
ngăn không cho cút con bới làm rơi vãi thức ăn mỗi chuồng cút đặt
2-4 máng ăn. Cút 3 tuần trở lên dùng máng ăn rộng 5-7cm, cao 5-
6cm, dài 20-30cm, máng được mắc bên ngoài chuồng, cút thò đầu
qua song cửa lấy thức ăn.
- Máng uống có nhiều dạng: dài, tròn, trụ.

264
- Nguồn sưởi: Thường dùng bóng đèn điện 45w để làm
nguồn sưởi trong chuồng nuôi cút. Khi không có điện có thể dùng
đèn bão làm nguồn sưởi.
Chuồng nuôi cút

Hình 7.12. Chuồng nuôi cút


a.Cửa; b.Máng ăn bằng nhôm hoặc bằng gỗ; c. Máng uống;
d. Vỉ hứng phân; g.Máng đón trứng.
* Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi cút:
+ Nhiệt độ trong lồng úm nhiệt trong 3 ngày đầu là 350C đến
280C, tuần thứ 2: 250C tuần thứ 3 trở đi nếu thời tiết tốt không cần
nguồn sưởi nhưng nhiệt độ không dưới 200C.
+ Ánh sáng cần 60w/m2.

265
+ Mật độ nuôi. Số cút /m2 tuần đầu 200-250 con, tuần 2: 150-
200, tuần 3:100-150. Với quây có đường kính 1m thì nhốt được 200
cút tuần đầu và 150 cút tuần 2 và 100 cút tuần 3.
+ Thức ăn cho cút.
Thức ăn nuôi cút cần lượng protein thô 26-28% (cao hơn gà)
có thể tham khảo các khẩu phần bảng 7.3.
Hàng ngày cho thức ăn vào máng nhiều lần, chỉ đổ ½-1/3
máng, không nên đổ quá đầy tránh rơi vãi. Đảm bảo đủ nước sạch
,thường xuyên cho cút cả ngày, đêm.
Bảng 7. 16: Khẩu phần thức ăn cho cút con
(tính trong 10kg hỗn hợp)
Nguyên liệu Đơn vị Công thức 1 Công thức 2
Bột bắp Kg 3.0 1.0
Tấm Kg 1.0 3.0
Cám gạo Kg 1.0 1.0
Bột cá nhạt Kg 1.5 1.5
Khô dầu lạc Kg 1.2 1.2
Khô dầu đậu tương Kg 1.0 1.0
Bột đậu xanh Kg 1.0 1.0
Bột sò, xương Kg 0.2 0.2
Premix khoáng Kg 0.05 0.05
Premix vitamin Kg 0.05 0.05
Vitamin gói 4 10
- Kỹ thuật nuôi cút đẻ:
Cút con sau 20 ngày tuổi có thể phân biệt trống mái. Nuôi đến
25 ngày tuổi thì chọn lọc chuyển qua nuôi cút thịt hoặc giữ lại nuôi
cút đẻ.
+ Chọn cút trống, mái
Qua màu sắc lông để chọn. Cút trống lông ức và hai bên má
màu nâu đỏ, cút mái lông ức màu vàng rơm, lốm đốm chấm đen.

266
Chọn cút trống : chọn con thon thả, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh,
lông ngực màu đỏ(verni) không xen màu khác, khối lượng lớn (70-
80g/con lúc 20 ngày tuổi) có bầu tinh tròn căng đỏ sẫm co bóp
thường xuyên.
Chọn cút mái: Chọn con đầu thanh tú cổ nhỏ vừa phải mắt
linh hoạt, lông mượt, bóng, lông ngực có đốm đen trắng lan tới
bụng, hậu môn niêm mạc đỏ hồng, xương chậu rộng. Khối lượng 70-
75g/con lúc 20 ngày tuổi.
+ Ghép trống mái
Thông thường ghép trống mái từ nhỏ nhưng theo kinh nghiệm
nhiều người nuôi cút thì nuôi cút trống tới 3-4 tháng tuổi mới cho
phối giống vì ở tuổi này cho tỷ lệ thụ tinh cao (>80%). Tỷ lệ ghép
trống mái có thể 2-3/5, 5/15 hoặc 5/20 (5 trống cho 20 mái). Nếu
trống quá nhiều thì cắn mổ, đạp lẫn nhau gây trụi lông, vỡ đầu, chết,
tỷ lệ thấp thì tỷ lệ thụ tinh thấp.
+ Kỹ thuật nuôi cút đẻ.
Cút mái bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên lúc 42-45 ngày tuổi. Tỷ
lệ đẻ tăng dần và đạt cao nhất tới 90-95% (biểu đồ tỷ lệ đẻ…trang
16). Đẻ tập trung vào buổi chiều từ 13-18h (khoảng 75% tổng số
trứng đẻ/ ngày). Thời gian đẻ kéo dài tới 60 tuần thì giảm đẻ.

Hình 7.13: Đồ thị về tỷ lệ đẻ của cút

267
Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 20-250C, mùa hè có nhiệt độ
35-370C cút đẻ giảm đi nhiều. Vì vậy, cần chống nóng cho cút
trong mùa hè và giữ ấm cho cút trong mùa đông.

Bảng 7.17: Khẩu phần nuôi cút đẻ (tính cho 10kg thức ăn)
Nguyên liệu Đơn vị Công thức 1 Công thức 2
Bột ngô Kg 2,5 3,0
Cám gạo Kg 2,0 1,5
Bột cá nhạt Kg 1,2 2,0
Khô dầu lạc Kg 1,2 1,2
Bột đậu tương Kg 1,5 0,5
Bột đậu xanh Kg 1,0 1,0
Bột sò Kg 0,3 0,3
Bột xương Kg 0,1 0,1
Bột cơ Kg 0,1 0,2
Premix khoáng Kg 0,05 0,5
Premix Vitamin Kg 0,05 0,5
Vitamin A,D,E gói 10g Gói 4 4
Ánh sáng: Cần 16h chiếu sáng/ ngày. Dùng bóng đèn 40-
60w/3m2.
Thức ăn: Cút đẻ cần thức ăn dinh dưỡng cao vì lượng trứng
sản xuất ra bằng 10% khối lượng cơ thể cút. Protein thô trong thức
ăn là 24-26%, nguyên liệu tốt tránh thiu mốc và không thây đổi thức
ăn đột ngột. Khẩu phần cho cút đẻ có thể tham khảo bảng 7.4.
Chú ý: Tránh các thay đổi đột ngột thành phần khẩu phần
và đảm bảo yên tĩnh, tránh ồn ào, xáo động đàn cút đẻ.
Khẩu phần nuôi cút thịt bảng 7.18.

268
Bảng7.18:Khẩu phần thức ăn nuôi cút thịt
(tính trong 10kg thức ăn)
Nguyên liệu Đơn Công Công thức 2
vị thức 1
Bột bắp Kg 4,0 3,5
Tấm Kg 1,0 -
Cám gạo Kg 0,7 2,5
Khô dầu lạc Kg 2,0 1,7
Bột cá nhạt Kg 1,0 1,0
Bột đậu tương, đậu xanh Kg 1,0 1,0
Bột sò, xương Kg 0,2 0,2
Premix khoáng Kg 0,01 0,1

- Kỹ thuật nuôi cút thịt (25-50 ngày tuổi)


Sau 25 ngày tuổi cút được chuyển đem qua nuôi thịt không
cần chọn lọc nếu không giữ lại nuôi cút đẻ. Tuổi bán cút thịt thích
hợp lúc 40-50 ngày, lúc mày thịt ngon, mềm, nuôi dài hơn nữa sẽ
tiêu tốn thức ăn, hiệu quả thấp.
Giai đoạn 1-25 ngày tuổi nuôi như quy trình chăn nuôi cút
con.
Giai đoạn 26-50 ngày tuổi. Cút khoẻ, ăn mạnh dễ nuôi, chóng
lớn. Cần cho ăn thức ăn năng lượng cao, lượng đạm trong thức ăn
giảm (22-24%). Khi chuyển thức ăn cầ tránh đột ngột. Mật độ nuôi
70-90 con/m2 (30-45 ngày tuổi). Có thể cho cút ăn tự do.

269
NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Các phương thức chăn nuôi gia cầm, phân tích ưu
nhược điểm và khả năng ứng dụng cho các đối
tượng gia cầm nuôi.
2. Đặc điểm và kỹ thuật nuôi dường gia cầm con.
3. Đặc điểm và kỹ thuật nuôi dưỡng gà thịt.
4. Đặc điểm và kỹ thuật nuôi dưỡng gà sinh sản.
5. Kỹ thuật nuôi dưỡng ngan, vịt, bồ câu, chim cút.

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ CỦA GIÁO TRÌNH

ẢNH

PGS.TS Nguyễn Đức Hƣng

- Họ và tên: Nguyễn Đức Hưng


- Sinh năm 1953, tại Thanh Hóa
- Tốt nghiệp đại học ngành Chăn nuôi, năm 1975; Phó tiến sỹ Chăn
nuôi, năm 1990; Phó giáo sư, năm 2001; Nhà giáo ưu tú ,năm 2002.
Cơ quan công tác: Đại học Huế (Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa,
Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huế)
- Địa chỉ Email: ndhung@hueuni.edu.vn.

270
THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƢỢNG SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH
- Giáo trình là tài liệu chính thức dùng cho sinh viên đại học ngành
chăn nuôi, chăn nuôi thú y các trường Đại học Nông Lâm. Và là tài
liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các
ngành học có liên quan.
- Các từ khóa: Chăn nuôi gia cầm, gia cầm, ấp trứng gia cầm.
- Yêu cầu tiên quyết: Trước khi học môn học này sinh viên cần học
qua sinh học đại cương, giải phẫu, sinh lý gia súc gia cầm, sinh hóa
động vật, di truyền và chọn giống vật nuôi, dinh dưỡng và thức ăn
chăn nuôi.
- Giáo trình đã xuất bản tại nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội,
năm 2006.

271

You might also like