You are on page 1of 10

Chương 9: BENZENE VÀ ARENE

TÓM TẮT LÝ THUYẾT

 Tính thơm – Quy tắc Huckel


Hợp chất được xem là có tính thơm khi thỏa mãn các quy tắc sau:
- Vòng, phẳng, liên hợp.
- Các orbital p xen phủ bên với nhau.
- Thỏa mãn quy tắc Huckel: chứa 4n + 2 electron  (n = 0, 1, 2,…).

 Phản ứng cộng electrophile

[1] Halogen hóa


- Halogen hóa nhiều lần khi
nhân benzene mang nhóm thế
tăng hoạt như OH hay NH2.

[2] Nitrate hóa

[3] Sulfon hóa

[4] Acyl hóa Fridel-Craft


Phản ứng không xảy ra khi nhân
benzene:
- Mang nhóm thế giảm hoạt.
- Mang nhóm amino (-NH2).

1
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)
[5] Alkyl hóa Fridel-Craft
Hạn chế
- Chuyển vị carbocation.
- Vinyl halide và aryl halide không phản ứng.
- Polyalkyl hóa.
Phản ứng không xảy ra khi nhân benzene:
- Mang nhóm thế giảm hoạt
- Mang nhóm amino (-NH2).

 Sự định hướng thế


- Nhóm thế tăng hoạt định hướng ortho và para.
- Nhóm thế giảm hoạt định hướng meta.
- Halogen giảm hoạt nhưng định hướng thế ortho và para.

NH2 [NHR, NR2]

OH

Tăng hoạt
Đẩy electron

Định hướng
ortho, para

R

X [X = F, Cl, Br, I]

CHO

COR

COOR
Rút electron

COOH Giảm hoạt Định hướng


CN meta
SO3H

NO2
+
NR3

2
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)
 Các phản ứng trên nhánh của benzene

[1] Halogen hóa vị trí benzylic

[2] Oxi hóa vị trí H benzylic


- Xảy ra trên liên kết C-H vị trí
benzylic.

[3] Khử aryl ketone

[4] Khử các nitro arene

3
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)
BÀI TẬP

 Danh pháp

9.1 Cho biết cấu trúc các hợp chất sau.


a. p-Dichlorobenzene e. 2-Phenyl-1-butene
b. m-Chlorophenol f. 2-Benzyl-2-propene-1-ol
c. o-Bromonitrobenzene g. trans-1-Methyl-3-phenylcyclopentane
d. 2,6-Dimethoxytoluene

9.2 Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp IUPAC.

a. b. c.

d. e. f.

g. h.

Ghi chú: Ph = phenyl (C6H5-); Bn = benzyl (C6H5CH2-)

 Tính thơm của một chất

9.3 Cho biết các hợp chất sau, hợp chất nào thơm. Nếu không thơm, hãy giải thích.
a. b. c.

d. e. f.

9.4 Cho biết các hợp chất dị vòng sau, hợp chất nào thơm.
a. b. c.

d. e. f.

4
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)
9.5 Cho biết trong các cặp chất sau, chất nào có tính acid mạnh hơn. Giải thích.
a. b.

 Phản ứng

9.6 Cho biết sản phẩm chính tạo thành khi cho phenol (C6H5OH) phản ứng với các
chất sau.

9.7 Cho biết sản phẩm chính tạo thành trong các phản ứng thế electrophile sau.

9.8 Cho biết sản phẩm chính tạo thành khi cho benzene phản ứng với các alkyl
chloride sau trong sự hiện diện của AlCl3.
a. CH3CH2Cl d. (CH3)3CCH2Cl
b. CH3CH2CH(Cl)CH3 e. Chlorocyclohexane
c. CH3CH2CH2Cl

5
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)
9.9 Cho biết sản phẩm chính tạo thành khi cho mỗi chất sau tác dụng với
CH3COCl/AlCl3.
a. b. c.

9.10 Cho biết sản phẩm chính tạo thành trong các phản ứng sau.

a. b.

c. d.

e. f.

9.11 Cho biết sản phẩm chính tạo thành khi cho vinylbenzene tác dụng với các chất
sau.
a. Cl2/CCl4 e. HBr
b. KMnO4 loãng, 25oC f. [1] BH3; [2] H2O2/OH−; [3] Na; [4] CH3I
c. [1] KMnO4/OH−/; [2] H3O+ g. [1] HBr/peroxide; [2] NaI/acetone; [3] NaCN
d. H2O/H2SO4

 Hiệu ứng nhóm thế

9.12 Hãy cho biết các hợp chất sau sẽ phản ứng nhanh hơn hay chậm hơn benzene
trong phản ứng thế electrophile.
a. Acetanilide C6H5-NH-CO-CH3 e. Acetophenone C6H5-CO-CH3
b. Iodobenzene f. Ethyl phenyl ether
c. N-Methylanilin (C6H5-NH-CH3) g. Diphenylmethane
d. Ethyl benzoate (C6H5COOC2H5) h. Benzonitrile (C6H5CN)

9.13 Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần khả năng thế electrophile.

6
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)
9.14 Nhân benzene nào trong mỗi hợp chất sau sẽ ưu tiên trong phản ứng thế
electrophile.
a. c.

b. d.

9.15 Giải thích vì sao sản phẩm tạo thành định hướng meta trong khi nhóm –N(CH3)2
định hướng thế ở vị trí ortho và para.

9.16 Phản ứng bromo hóa giữa 1 mol Br2 với 2 mol hỗn hợp gồm methylbenzene và
trifluorobenzene tỉ lệ 1:1 cho hỗn hợp sản phẩm gồm 2-bromo-1-methylbenzene và
4-bromo-1-methylbenzene. Hãy giải thích kết quả này.

 Tổng hợp hữu cơ

9.17 Từ benzene hoặc toluene và các tác chất đơn giản khác, hãy tổng hợp các chất
sau.
a. p-Nitrotoluene f. Acid m-bromobenzoic
b. p-Bromonitrobenzene g. Acid 3,5-dinitrobenzoic
c. Acid m-bromobenzensulfonic h. 4-Nitro-1,2-dibromobenzene
d. p-Dichlorobenzene i. 2-Nitro-1,4-dichlorobenzene
e. Acid p-bromobenzoic

9.18 * Đề nghị quy trình tổng hợp các chất sau từ phenol (C6H5OH) và các tác nhân
cần thiết.
a. b. c.

7
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)
9.19 Đề nghị phương pháp tổng hợp BHT (butylated hydroxytoluene), một chất bảo
quản thực phẩm từ 4-methylphenol.

9.20 Ibufenac là một thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn aspirin nhưng không được
thương mại hóa do gây độc trên gan trong các thử nghiệm lâm sàng. Đề nghị quy trình
tổng hợp ibufenac từ toluene và các alkyl halide có ít hơn 5 carbon.

9.21 Hợp chất MON-0585 là một chất diệt lăng quăng không độc và phân hủy sinh
học. Đề nghị quy trình tổng hợp MON-0585 từ benzene, phenol và các tác nhân vô cơ
cần thiết khác?

9.22 Hợp chất sau có mùi xạ hương được sử dụng trong nước hoa để tạo mùi và giữ
mùi. Đề nghị quy trình tổng hợp chất này từ m-cresol (3-methylphenol) và các tác
nhân vô cơ cần thiết khác?

9.23 Dinocap là một loại thuốc diệt ve và nấm. Đề nghị quy trình tổng hợp dinocap từ
phenol và 1-octene cùng các tác nhân vô cơ cần thiết khác?

8
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)
 Cơ chế phản ứng

9.24 Cho biết cơ chế của các phản ứng sau.

9.25 Cho biết cơ chế của các phản ứng đóng vòng nội phân tử sau.
a.

b.

c.

9.26 Isopropylbenzene (chất trung gian quan trọng để điều chế phenol) được tổng hợp
từ benzene, propene và sự hiện diện của acid phosphoric. Viết cơ chế phản ứng tạo
thành hợp chất này.

 Bài tập hỗn hợp

9.27 Cho rượu neopentylic tác dụng với lượng dư benzene trong môi trường acid thì
thu được hỗn hợp hai sản phẩm.
a. Cho biết công thức cấu tạo của hai sản phẩm và viết cơ chế phản ứng.
b. Nitro hóa mỗi sản phẩm ở trên thì đều thu được hai sản phẩm với tỉ lệ chênh
lệch rất lớn. Hãy giải thích điều này.

9
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)
 Bài tập mở rộng và nâng cao

9.28 Đề nghị cơ chế phản ứng khi cho ion methoxide tác kích vào 1-
chloroantraquinone để tạo thành 1-methoxyantraquinone.

9.29 Khi cho p-bromotoluene tác dụng với NaOH ở 300oC thì thu được hỗn hợp gồm
hai sản phẩm; trong khi đó, m-bromotoluene tác dụng với NaOH ở 300oC thì thu được
hỗn hợp gồm ba sản phẩm. Hãy giải thích kết quả trên.

10
Bài tập Hóa Hữu Cơ 1 (2018-2019)

You might also like