You are on page 1of 3

Mẫu SV.

01
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THUYẾT MINH ĐĂNG KÝ


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2016
(Thuộc chương trình: PFIEV)

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH MỀM TRONG
HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI GIA DỤNG

3. THỜI GIAN THỰC HIỆN 6 tháng


Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 11 năm 2016
4. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI (trưởng nhóm sinh viên)
Họ và tên: Trần Anh Huy Mã số sinh viên: 41201393
Khoa: Việt - Pháp Năm học: 2012
Địa chỉ nhà: 439/27/4 Hồ Học Lãm P.An Lạc Q.Bình Tân TPHCM
Điện thoại nhà: (08) Di động: 093 262 2652 Email: t.a.huy2808@gmail.com
37510227
5. THẦY/CÔ HƯỚNG DẪN
Họ và tên: Nguyễn Quang Nam Học vị: Tiến sĩ Mã số cán bộ:
001762
Chức danh Khoa học:
Khoa, BM: Khoa Điện – Điện tử, Bộ môn Thiết bị điện Điện thoại BM: (84.8)38647257
Địa chỉ nhà: 229/16/12/12 Tây Thạnh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú Điện thoại nhà:
Điện thoại DĐ: 0167 888 6605 Fax: Email: nqnam@hcmut.edu.vn
6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ
Tên cơ quan: Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp. HCM
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 8-8652442 Fax: 8-8653823 Email: khcn@hcmut.edu.vn
7. SINH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Mã số sinh
Họ và tên Nội dung nghiên cứu dự kiến được giao Chữ ký
viên
+Nghiên cứu về các bộ biến đổi công
suất đã được đề xuất trên thế giới hiện
1 nay
. +Phân tích ưu, nhược điểm của các cấu
hình nêu trên
+Tính toán lý thuyết, lựa chọn cấu hình
Trần Anh Huy 41201393 phù hợp
+Mô phỏng cấu hình đã xây dựng và
phân tích kết quả mô phỏng
+Tiến hành thiết kế và chế tạo bộ biến
đổi công suất đã đề xuất
+Định hướng và đề xuất hướng mở rộng
và ứng dụng thực tế của đề tài
8. CƠ QUAN PHỐI HỢP TRONG, NGOÀI NƯỚC VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP
Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu Họ và tên người đại diện đơn vị
PTN GPL (phòng 300A nhà B1) Thực nghiệm Trần Công Binh
Mẫu SV.01

9. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC


Trong tình trạng hiện nay, khi nhu cầu sử dụng năng lượng cho cuộc sống và sản xuất ngày
càng tăng cao trong khi các nhiên liệu hóa thạch trên thế giới đang dần cạn kiệt thì việc nghiên
- cứu và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là cấp thiết hơn bao giờ hết. Có thể nói đây là
vấn đề nghiên cứu mang tính tồn vong của cả nhân loại.
Các nguồn năng lượng tái tạo khác nhau như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt,
năng lượng thủy triều,… được sử dụng ngày càng nhiều. Trong đó năng lượng mặt trời là được
chú trọng phát triển nhiều hơn cả (bên cạnh năng lượng gió) do tính ưu việt trên nhiều mặt như
trữ lượng gần như vô hạn, không yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên, ít gây ô nhiễm môi trường
và có thể dễ dàng tích trữ. Năng lượng mặt trời được chuyển hóa trực tiếp thành điện nhờ vào
- các hệ thống pin quan điện (photovoltaic - PV). Đặc điểm của những module PV hiện nay chưa
có hiệu suất cao trong việc chuyển đổi năng lượng mặt trời sang năng lượng điện. Do đó, để
nâng cao hiệu suất, ngoài việc chế tạo vật liệu PV có hiệu suất cao hơn thì người ta cũng
nghiên cứu các bộ biến đổi công suất đạt hiệu quả cao và giá thành hợp lý.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các bộ biến đổi công suất cho hệ thống năng lượng
mặt trời. Việc nghiên cứu này đã cho ra đời các kỹ thuật chuyển mạch như chuyển mạch cứng
(hard-switch) hay chuyển mạch mềm (soft-switch).
Đa số các bộ biến đổi công suất hiện nay sử dụng kỹ thuật chuyển mạch cứng vì sự đơn giản và
trực quan. Tuy nhiên, yếu điểm là khó có khả năng làm việc với tần số đóng ngắt lớn, nếu thực
hiện được thì bộ biến đổi công suất cũng sẽ rất là cồng kềnh và nặng nề, dẫn đến tiêu hao nhiều
vật liệu và năng lượng.[1]
Chuyển mạch mềm là một kỹ thuật khác cho phép đóng ngắt ở tần số lớn với hai phương pháp
- thường sử dụng là “Zero-voltage Switching” (ZVS) và “Zero-current switching” (ZCS). Hai
phương pháp này sẽ hạn chế tối đa tổn hao công suất chuyển mạch trên khóa bán dẫn, dẫn đến
hạn chế tổn hao trên toàn bộ biến đổi công suất và giúp cho việc chuyển đổi năng lượng đạt
hiệu suất cao nhất có thể [1]. Nếu kết hợp với những giải thuật dò tìm điểm công suất cực đại
(maximum power point tracking – MPPT) tiên tiến hiện tại có thể đạt được hiệu suất 99% thì
chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu trong
tương lai.
Hiện tại trên thế giới đã có khá nhiều luận văn, luận án và đề tài tìm hiểu, nghiên cứu và thực
- hiện các bộ biến đổi công suất dùng kỹ thuật chuyển mạch mềm, nhưng chủ yếu là áp dụng cho
bộ Boost (DC – DC) [2-6]. Trong khi đó, đa số các thiết bị điện hiện nay vẫn còn sử dụng điện
xoay chiều nên bộ nghịch lưu – inverter (DC – AC) vẫn cần thiết trong hệ thống. Do đó, việc kết
hợp hai bộ biến đổi DC – DC và DC - AC với kỹ thuật chuyển mạch mềm sẽ giúp việc sử dụng
điện mặt trời tại nhà trở nên hiệu quả hơn. [7-8]
Tại Việt Nam, không nằm ngoài xu hướng của thế giới, việc phát triển các nguồn năng lượng
thay thế là không thể tránh khỏi. Đã có nhiều luận văn, luận án, đề tài tìm hiểu, nghiên cứu và
thực hiện các bộ biến đổi công suất nhưng với hướng đi chủ yếu là sử dụng kỹ thuật chuyển
- mạch cứng, chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về chuyển mạch mềm.
Mặt khác, do năng lượng Mặt Trời vẫn chỉ đang bước đầu phát triển tại Việt Nam, việc ứng dụng
của các nghiên cứu này chưa nhiều. Bộ biến đổi công suất là thành phần vô cùng quan trọng
của hệ thống điện mặt trời nhưng trên thị trường Việt Nam hiện nay đa số các bộ biến đổi công
suất có hiệu năng chưa cao hoặc giá thành vẫn còn khá cao so với thu nhập của đại đa số
người dân.
- Chính vì những lý do đó nhóm quyết định đầu tư thời gian và công sức về nghiên cứu về vấn đề
ứng dụng kỹ thuật chuyển mạch mềm trong hệ thống điện mặt trời gia dụng.
Tài liệu tham khảo:
[1] B. Angeline Jerusha, S. Anu Vadhana, A. Arrul Dhana Mathy, R. Ramaprabha. "Comparative
Study of Hard Switching and Soft Switching Boost Converter Fed from a PV Source”.
International Journal of Engineering Research, Volume No.2, Issue No.5, pp: 328-331, ISSN:
2319-6890, 01 Sept. 2013
[2] Amudhavalli.D, Meyyappan.M, Imaya.S, Preetha Kumari.V “Interleaved Soft Switching Boost
Converter with MPPT for Photovoltaic Power Generation System”. Sri Venkateswara College Of
Engineering, Chennai, India.
[3] Yu Yun-jun, Peng Sui , Xu Zi-heng, Tong Chao, Xue Yun-tao "A Photovoltaic soft switching boost
circuit". Applied Mechanics and Material Vols. 599-601 (2014) pp 631-638
[4] B. Abdi, Member, IACSIT, A. Safaei, J. S. Moghani, and H. Askarian Abyaneh “An Overview to
Soft-Switching Boost Converters for Photovoltaic”. International Journal of Computer and
Electrical Engineering, Vol. 5, No. 1, February 2013
[5] T.Venugopal, B.Bhavsingh “Design and Application for PV Generation System Using a Soft-
switching Boost Converter with SARC”. International Journal of Engineering Research and
Mẫu SV.01
Development, e-ISSN: 2278-067X, p-ISSN: 2278-800X, Volume 2, Issue 11 (August 2012), PP.
19-31
[6] Gil-Ro Cha, Sang-Hoon Park, Chung-Yuen Won, Yong-Chae Jung, Sang-Hoon Song “High
Efficiency Soft Switching Boost Converter for Photovoltaic System”. 2008 IEEE, 978-1-4244-
1742-1/08/$25.00
[7] Minjie Chen, Xutao Lee and Yoshihara Tsutomu. "A Novel Soft-Switching Grid-Connected PV
Inverter and its Implementation". IEEE PEDS 2011, Singapore, 5-8 December 2011
[8] Jason Lai “Advanced Soft Switching Inverter for Reducing Switching and Power Losses”. Project
ID: APE011, Virginia Polytechnic Institute and State University
10. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu chung là nắm được các kỹ thuật và công nghệ chế tạo các bộ biến đổi công suất có hiệu
-
suất cao cho thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới
Mục tiêu riêng là đánh giá các kỹ thuật và công nghệ chế tạo hiện có trên thị trường nhằm cải tiến
-
đồng thời chế tạo bộ biến đổi công suất cho các ứng dụng điện mặt trời tại thị trường Việt Nam
Cụ thể trong phạm vi đề tài sẽ mô phỏng, thiết kế và chế tạo bộ biến đổi công suất dùng kỹ thuật
-
chuyển mạch mềm ứng dụng trong hệ thống pin năng lượng mặt trời gia dụng
- Đề xuất các hướng mở rộng của đề tài sau này
11. TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN (ghi thành mục rõ ràng)
- Nghiên cứu về các bộ biến đổi công suất đã được đề xuất trên thế giới hiện nay
- Phân tích ưu, nhược điểm của các cấu hình nêu trên
- Tính toán lý thuyết, lựa chọn cấu hình phù hợp
- Mô phỏng cấu hình đã xây dựng và phân tích kết quả mô phỏng
- Tiến hành thiết kế và chế tạo bộ biến đổi công suất đã đề xuất
- Định hướng và đề xuất hướng mở rộng và ứng dụng thực tế của đề tài
12. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI (ghi thành mục rõ ràng)
- Cấu hình bộ biến đổi công suất cho hiệu suất tốt hơn kỹ thuật chuyển mạch cứng (87%)
Mô hình chế tạo thử với kỹ thuật chuyển mạch mềm dùng trong điện mặt trời, công suất định mức
-
150 W
- Báo cáo tại hội nghị khoa học sinh viên Việt Pháp
13. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 8,000,000 đồng,
trong đó từ:
- nguồn trường 8,000,000 đồng
- các nguồn kinh phí khác đồng

Ngày 20 tháng 05 năm 2016 Ngày 20 tháng 05 năm 2016


Chủ nhiệm đề tài Thầy/Cô hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Trần Anh Huy TS. Nguyễn Quang Nam

Ngày tháng 05 năm 2016 Ngày 20 tháng 05 năm 2016


Ban Chủ nhiệm Khoa KT. HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên) PHÓ HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. Mai Thanh Phong

You might also like