You are on page 1of 13

EBOOKBKMT.

COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện bài thực hành môn cảm biến chuyển năng với đề tài đọc cảm biến
load cell, nhóm 10 thực hiện đề tài xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Võ Minh
Trí, trưởng bộ môn Tự Động Hóa, khoa Công Nghệ, trường Đại Học Cần Thơ vì sự
nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp các kiến thức của thầy trong suốt quá trình
nhóm thực hiện đề tài.

Nhóm cũng xin gởi lời cảm ơn tới tất cả các bạn của các nhóm khác đã quan tâm,
động viên và hỗ trợ nhóm thực hiện đồ án này.
Kính chúc thầy công tác tốt!
Chúc các bạn thành công trong học tập và cuộc sống!

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Chí Linh.
Lương Lê Ngọc Hiển
Phạm Ngọc Thạch

CBHD: VO MINH TRÍ 1 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

MỤC LỤC
Contents
I. Tóm tắt lý thuyết ...................................................................................................3
1.1 Giơi thiệu ..........................................................................................................3
1.2 Mục tiêu môn học .............................................................................................3
1.3 Các linh kiện sử dụng ......................................................................................4
1.3.1 Cảm biến lực load cell ...............................................................................4
1.3.2 Module HX711 ...........................................................................................6
1.2.3 Arduino Uno R3 ........................................................................................7
1.4 Nguyên lý làm việc ...........................................................................................8
II Thực hành ..............................................................................................................8
2.1 Thí nghiệm 1: Mô tả sơ đồ thực nghiệm ........................................................9
2.2. Thí nghiệm 2: Ứng dụng thực tế Loadcell trên cân điện tử.........................9

CBHD: VO MINH TRÍ 2 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

I. Tóm tắt lý thuyết

1.1 Giơi thiệu


Hiện nay cảm biến load cell dang được ứng dụng ngày càng rộng rãi vào
trong các thiết bị điện tử dùng để xác định lực, trọng lực, khối lượng như cân
điện tử đồi hỏi độ chính xác cao đến những chiếc cân có trọng tải lớn trong
công nghiệp như cân xe tải....

1.2 Mục tiêu môn học


Dùng vi điều khiển đọc và hiển thị chính xác giá trị vật nặng khi đạt lên cảm biến
load cell.
Dùng Arduino UNO R3 kết nối với module HX711 và cảm biến load cell được thể
hiện như hình 1. Lập trình cho hiển thị ra màn hình máy tính hoặc LCD. Tiến tới cho
ra đời cân điện tử đơn giản với độ chính xác tương đối.

Hình 1. Sơ đồ kết nối Arduino với HX711 và cảm biến load cell

CBHD: VO MINH TRÍ 3 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

1.3 Các linh kiện sử dụng

1.3.1 Cảm biến lực load cell


Loadcell là thiết bị cảm biến dùng để chuyển đổi lực hoặc trọng lượng thành tín
hiệu điện thường được sử dụng để cảm ứng các lực lớn, tĩnh hay các lực biến thiên
chậm.
 Cấu tạo
Loadcell được cấu tạo bởi hai thành phần, thành phần thứ nhất là "Strain
gauge" và thành phần còn lại là "Load". [1]

 Strain gauge là một điện trở đặc biệt chỉ nhỏ bằng móng tay, có điện trở thay đổi
khi bị nén hay kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định, được dán lên
“Load” - một thanh kim loại chịu tải có tính đàn hồi được thể hiện như hình 2.

Hình 2. Cấu tạo cảm biến Loadcell và Wheatstone

Cấu tạo chính của Loadcell gồm các điện trở strain gauges R1, R2, R3,
R4 kết nối thành 1 cầu điện trở Wheatstone như hình dưới và được dán vào bề
mặt của thân Loadcell. Một điện áp kích thích được cung cấp cho ngõ vào
Loadcell (2 góc (1) và (4) của cầu điện trở Wheatstone) và điện áp tín hiệu ra
được đo giữa hai góc khác.

CBHD: VO MINH TRÍ 4 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

 Nguyên lý hoạt động được thể hiện như hình 3 [2]

Hình 3. Nguyên lý hoạt động của load cell


Điện trở của strain gauge đươc tính theo công thức như hình 4

Hình 4
R= Điện trở strain gauge (Ohm)
L = Chiều dài của sợi kim loại strain gauge (m)
S = Tiết diện của sợi kim loại strain gauge (m2)
r= Điện trở suất vật liệu của sợi kim loại strain gauge
Khi dây kim loại bị lực tác động sẽ thay đổi điện trở
Khi dây bị lực nén, chiều dài strain gauge giảm, điện trở sẽ giảm xuống.
Khi dây bi kéo dãn, chiều dài strain gauge tăng, điện trở sẽ tăng lên
Điện trở thay đổi tỷ lệ với lực tác động.

CBHD: VO MINH TRÍ 5 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

 Phân loại
Có thể phân loại Loadcells như sau: [3]
- Phân loại Loadcell theo lực tác động: chịu kéo (Shear Loadcell), chịu nén
(Compression Loadcell), dạng uốn (Bending), chịu xoắn (TensionLoadcell)
- Phân loại theo hình dạng: dạng đĩa, dạng thanh, dạng trụ, dạng cầu,dạng chữ
S như hình 4
- Phân loại theo kích thước và khả năng chịu tải: loại bé, vừa, lớn.

Hình 4. Phân loại load cell theo hình dạng


Hiện nay có 2 loại cảm biến lực thông dụng là Load cell tương tự và load cell số:
 Tín hiệu từ Loadcell số (digital Loadcell) truyền về bộ chỉ thị là dạng số
 Tín hiệu từ Loadcell tương tự (analog Loadcell) truyền về bộ chỉ thị là
dạng điện áp.

 Ứng dụng của Loadcell.


Một ứng dụng khá phổ biến thường thấy của Loadcell là được sử dụng trong các
loại Cân điện tử và chiếc cân kĩ thuật đòi hỏi độ chính xác cao cho tới những chiếc cân
có trọng tải lớn trong công nghiệp.

1.3.2 Module HX711


HX711 là một modun chuyển đổi tín hiệu Analog sang Digital (hay Analog to
Digital Converter “ADC”) 24-bit. Dùng để chuyển đổi từ một đại lượng vật lí tương tự
sang tín hiệu điện khi giao tiếp trực tiếp với một cảm biến load cell.
Có khả năng chống nhiễu và độ tin cậy cao.

CBHD: VO MINH TRÍ 6 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

Hinh 5. Module HX711 thực tế


 Cấu tạo được thể hiện như hình 6 [4]

Hình 6. Cấu tạo module HX711


 Nguyên lý hoạt động
Với cấu tạo chính là con HX711 đọc tín hiệu analog của load cell qua kênh gồm
4 dây: VCC (E+), GND (E-), INA+ và INA- rồi chyển đổi sang tín hiệu digital và
truyền sang vi điều khiển khi có xung CK.

1.2.3 Arduino Uno R3

Hình 7. Arduino

CBHD: VO MINH TRÍ 7 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

Arduino Uno là sử dụng chip Atmega328. Nó có 14 chân digital I/O, 6


chân đầu vào (input) analog, thạch anh dao động 16Mhz. Một số thông số kỹ
thuật như sau : [5]
Chip ATmega328
Điện áp cấp nguồn 5V
Điện áp đầu vào (input) (kiến 7-12V
nghị )
Điện áp đầu vào(giới hạn) 6-20V
Số chân Digital I/O 14 (có 6 chân điều chế độ
rộng xung PWM)
Số chân Analog (Input ) 6
DC Current per I/O Pin 40 mA
DC Current for 3.3V Pin 50 mA
Flash Memory 32KB (ATmega328) với
0.5KB sử dụng
bootloader
SRAM 2 KB (ATmega328)
EEPROM 1 KB (ATmega328)
Xung nhịp 16 MHz

1.4 Nguyên lý làm việc

Tín hiệu Tín hiệu


Load
Hx711 Arduino LCD
cell
Analog
Digital

Khi có vật nặng đặt lên cảm biến load cell thì tín hiệu analog sẽ truyền về Hx711 và
chuyển đổi thành tín hiệu Digital và truyền về Arduino xử lý là xuất ra giá trị khối
lượng ra màn hình LCD 16x2.

II Thực hành

Để đọc được cảm biến load cell nhóm thực hiện 2 thí nghiệm chính như sau:

Thí nghiệm 1: Mô tả sơ đồ thực nghiệm

Thí nghiệm 2: Ứng dụng thực tế Loadcell trên cân điện tử.

CBHD: VO MINH TRÍ 8 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

2.1 Thí nghiệm 1: Mô tả sơ đồ thực nghiệm

 Xác định dây của load cell


Cấu trúc dây tín hiệu của Loadcell vẫn bao gồm 2 loại loại 5 dây và loại 7 dây
trong đó có 1 dây tín hiệu chống nhiễu cho Loadcell. [6]
Ở đây cảm biến của mình là loại 5 dây gồm 1 dây chống nhiễu, ExC+ (màu
đỏ), ExC- (màu đen), Sig+ (xanh), Sig- (trắng).
Cảm biến không có kí hiệu màu dây ta có thể dùng đồng hồ đo VOM để xác
định. Ta chọn thang đo điện trở 2k đo điện trở từng cặp dây ta sẽ có 6 kết quả đo
trong đó có 2 giá trị đo là lớn hơn 4 giá trị đo còn lại. Và lúc đó ta đã có thể xác định
được 1 cặp dây tín hiệu có kết quả lớn nhất giá trị lớn hơn là điện trở giữa 2 dây +Exc
và –Exc còn giá trị nhỏ hơn là điện trở giữa 2 dây +Sig và –Sig. Ta đấu nối Loadcell
vơi bộ chỉ thị để xác định chính xác màu dây Loadcell. Nếu càng đặt tải lên Loadcell
mà số lại càng giảm đi thì có 1 trong 2 cặp dây (+Exc và –Exc) và cặp dây (+Sig và –
Sig) bị quy định ngược, ta chỉ cần đảo 1 trong 2 cặp dây là xong.
Trường hợp 2 đối với Loadcell 6 dây tín hiệu
Cấu trúc của Loadcell 7 dây chính là ngoài các dây đã nên còn có thêm 2 dây
tín hiệu dùng để bù tín hiệu điện áp và có tác dụng chống nhiễu cao. Về cơ bản thì
cũng tương tự Loadcell 4 dây vì trong Loadcell 6 dây, dây +Exc nối tắt với dây +Sen
và dây -Exc nối tắt với dây –Sen. Xác định lúc này cũng tương tự như Loadcell 5 dây.
Do đó, dùng đồng hồ đo ohm ở thang đo 2k.
Khi xác định được 2 cặp dây ta cũng lắp Loadcell vào đầu cân và kiểm tra lặp
lại trình tự như Loadcell 4 dây.
 Lập trình thiết lập chuẩn (scale) cho cảm biến lực và hiển thị ra màn hình
Lập trình trên Arduino ta sử dụng thư viện Hx711 để lập trình đọc tín hiệu cảm
biến. Trong thư viện có bộ chuyển đổi đọc từ tín hiệu Analog sang tín hiệu Digital sau
đó nhân với tỉ lệ thiết lập sẽ ra khối lượng. Các bươc thiết lập tỉ lệ chuẩn như sau:
1. Gọi hàm set_scale không thông số
2. Dùng tiếp hàm tare() không có thông số
3. Đặt vật nặng có giá trị chuẩn lên trên cảm biến lực và dùng hàm
get_units(10) (đọc giá trị trung bình 10 lần) để đọc tín hiệu.
4. Chia giá trị tín hiệu đọc được ở bước 3 cho giá trị chuẩn.
5. Điều chỉnh giá trị thông số tới khi đọc được giá trị chính xác.
 Thử nghiệm độ chính xác của cảm biến với các vật nặng khác nhau.

Sau khi thiết lập giá trị chuẩn xong ta cho thử nghiệm các vật nặng khác nhau
để kiểm tra và thiết lập giá trị chuẩn với độ sai số tối thiểu.

2.2. Thí nghiệm 2: Ứng dụng thực tế Loadcell trên cân điện tử

CBHD: VO MINH TRÍ 9 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

 Kết nối thiết bị


Lắp và cố định Loadcell vào cân điện tử kết nối loadcel với modun HX711 và
adruino theo sơ đồ như hình:

Hình 8: Sơ đồ kết nối Arduino với HX711 và cảm biến load cell
Kết nối màn hình LCD với adruino theo sơ đồ như hình:

Hình 9: Sơ đồ kết nối Adruino với màn hình LCD


 Hình ảnh Loadcell và mô hình thực tế:

CBHD: VO MINH TRÍ 10 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

Hình 10: Loadcell

Hình 11: Thông số khi chưa thiết lập thông số chuẩn.

CBHD: VO MINH TRÍ 11 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

Hình 12: Khi thiết lập thông số xong.

Hình 13: Khối lượng vật nặng cân được sau khi thiết lập thông số chuẩn
 Lập trình thiết lập thông số
Xác định thông số sau khi đã lắp và cố định giá cân với Loadcell. Các bước thực hiện
tương tự như ở thí nghiệm 1 như sau:

CBHD: VO MINH TRÍ 12 SVTH: NHÓM 10


EBOOKBKMT.COM – HỖ TRỢ TÌM KIẾM TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Gọi hàm set_scale không thông số


2. Dùng tiếp hàm tare() không có thông số
3. Đặt vật nặng có giá trị chuẩn lên trên cảm biến lực và dùng hàm
get_units(10) (đọc giá trị trung bình 10 lần) để đọc tín hiệu.
4. Chia giá trị tín hiệu đọc được ở bước 3 cho giá trị chuẩn.
5. Điều chỉnh giá trị thông số tới khi đọc được giá trị chính xác.
 Thử nghiệm độ chính xác của cảm biến với các vật nặng khác nhau
Sau khi thiết lập thông số giá trị chuẩn thì ta nhận được kết quả cân với sai số 0.2
Bảng giá trị thực sau 3 lần đo:
Khối lượng vật chuẩn Cân lần 1 Cân lần 2 Cân lần 3
400g 400.2 400.1 399.9
145g 144.9 144.8 145.0
387g 386.8 386.8 387.0

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] http://Loadcell.com.vn/tin-tuc/cac-loai-Loadcell.html ngày truy cập 27/9/2016.
[2] http://canotodientu.vn/tu-van/Loadcell.html ngày truy cập 27/9/2016.
[3] http://www.candientu.com.vn/tin-tuc/load-cell-la-gi-hoat-dong-nhu-the-nao
ngày truy cập 27/9/2016.
[4] http://text.123doc.org/document/3480852-do-an-co-dien-tu-lam-can-thong-
minh.htm truy cập ngày 27/9//2016.
[5] Nguyễn Trung Tín, năm 2014. Hướng dẫn sử dụng cơ bản Arduino, 59 trang.
[6] http://candientu360.com/huong-dan-dung-dong-ho-de-xac-dinh-day-tin-hieu-
cua-Loadcell.html truy cập ngày 27/9/2016.
[7] https://codebender.cc/library/HX711#HX711.cpp ngày truy cập 20/9/2016.

CBHD: VO MINH TRÍ 13 SVTH: NHÓM 10

You might also like