You are on page 1of 23

PHÉP ĐẾM BẰNG HAI CÁCH

TRONG BÀI TOÁN TỐI ƯU TỔ HỢP


Bài toán Tổ hợp nói chung và bài toán tối ưu Tổ hợp nói riêng luôn là bài
toán khó trong các đề thi Học sinh Giỏi. Chuyên đề này nhằm bổ sung một phần
kiến thức, phương pháp làm bài cho các em học sinh trong Đội tuyển.

Xin chân thành cám ơn sự hổ trợ của Quý đồng nghiệp, các em học sinh
trong Đội tuyển Olimpic trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu đã giúp đỡ
hoàn thành tài liệu này.

Nguyên lý đếm bằng hai cách:

“Cùng một số lượng thì kết quả đếm được theo hai cách là như nhau”

Nhiều bài toán tổ hợp có thể đếm được số lượng bằng ít nhất hai con đường
khác nhau. Kỹ thuật này thường được gọi là "đếm kép". Trong phần này, chúng
ta chủ yếu tập trung vào cách sử dụng ma trận liên thuộc để giúp ta thiết lập
đếm.

Ma trận liên thuộc

Chúng ta sẽ bắt đầu với ví dụ thật đơn giản


Bài toán 1. Trong một ủy ban, mỗi nhân viên làm việc trong đúng ba tổ chức, và
mỗi tổ chức có đúng ba nhân viên. Chứng minh rằng số nhân viên bằng số các tổ
chức.
Đây là cách chúng tôi thiết lập ma trận liên thuộc. Trong ma trận liên thuộc,
mỗi một hàng đại diện cho một nhân viên, và mỗi một cột đại diện cho một tổ
chức. Ghi là 1 nếu nhân viên tương ứng với hàng đó thuộc vào một tổ chức phù
hợp với cột; ngược lại, ghi là 0. Tất nhiên, vai trò của hàng và cột có thể thay
đổi. Hai ma trận bên dưới mô tả cho Bài toán 1.

1 1 1 0 0 0 0 0 0
 
1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0
  0
1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1
 
1 0 0 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1 0 0
  0
0 1 0 1 0 1 0  1 0 0 1 0 0 1 0 
0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 1
  
0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 0 1
  0
0 0 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 1 0 0
 
0 0 1 1 0 0 0 1 0 

Đếm số 1. Để giải Bài toán 1, chúng ta có thể tự hỏi, có bao nhiêu số 1 trong ma
trận liên thuộc? Giả sử có n tổ chức và m nhân viên. Khi đó ma trận liên thuộc
là ma trận m x n. Từ điều kiện đã cho ta có mỗi một hàng chứa ba số 1, nên có
tổng cộng 3m số 1. Mặt khác, mỗi một cột chứa ba số 1, nên có tổng cộng 3n số
1. Dễ thấy 3m = 3n, suy ra m = n, điều phải chứng minh.

Tương tự ta có kết quả sau

Mệnh đề 1. Nếu A = ( ai, j ) là ma trận r x c với tổng hàng Ri, i = 1,2,…,r, và


tổng cột Cj, j =1,2,…,c, thì
r c

 Ri   C j
i 1 j 1

Đếm cặp số 1
Đây là một xấp xỉ thường xuất hiện trong các bài toán tổ hợp. Thường chúng ta
nên thu hẹp cho mỗi cặp tổ chức (hoặc nhân viên). Chẳng hạn, mỗi hai tổ chức
có chung đúng 1 nhân viên. Trong trường hợp này, đếm các số 1 như đã làm ở
trên không kết hợp chặt chẽ toàn bộ thông tin, và như vậy có thể sẽ thất bại. May
mắn là, những bài toán như vậy thường có thể được xấp xỉ bằng cách đếm cặp
các số 1. Cụ thể, chúng ta quan tâm đến số cặp các số 1 trên cùng cột (hoặc
hàng).

Mệnh đề 2. Giả sử A = ( ai, j ) là ma trận ( 0, 1 ) c x r với tổng cột Cj. Giả sử với
mỗi hai hàng, tồn tại đúng t cột chứa số 1 của cả hai hàng đó. Khi đó

c
t C r2   CC2 j
j 1

Chứng minh. Gọi T là tập tất cả các cặp số 1 không sắp thứ tự nằm trên cùng
cột. Chúng ta hãy đếm phần tử của T bằng hai cách khác nhau.
Đếm bằng hàng: Bất kỳ hai hàng, có t cặp số 1 trong số những hàng thuộc T,
vì vậy |T|  t Cr2 .
Đếm bằng cột: Trong cột thứ j, có Cj số 1, và như vậy CC2 j cặp. Đếm trên
c
toàn bộ cột ta có |T|   CC2 j
j 1

Từ hai biểu thức trên ta có điều phải chứng minh.


Bất đẳng thức. Trong hầu hết bài toán cùng loại, chúng ta không có thông tin
đầy đủ để có kết quả trực tiếp đồng nhất thức tổ hợp. Thay vào đó, chúng ta phải
làm việc với bất đẳng thức và giới hạn.
Nhiều bài toán ma trận liên thuộc cố gắng để đạt được sự tồn tại của một
dạng chắc chắn. Những bài toán đó thường có thể được xấp xỉ qua phủ định. Với
giả thuyết ngược lại, chúng ta có thể đếm một tập hợp đặc biệt hơn (chẳng hạn
như, tập tất cả các cặp số 1 thuộc cùng cột) bằng hai cách khác nhau, một lần
bằng hàng và một lần bằng cột. Ngoài ra, chúng ta muốn thiết lập giới hạn trên
trong một trong những cách đếm của chúng ta, và giới hạn dưới trong cách đếm
khác. Nếu giới hạn trên nhỏ hơn giới hạn dưới thì phủ định lại là được.

Bài toán 2. ( IMC 2002 ) Hai trăm sinh viên tham dự thi toán. Đề toán có sáu
bài toán. Biết rằng mỗi một bài toán được giải bởi ít nhất 120 sinh viên. Chứng
minh rằng có hai sinh viên sao cho mỗi bài toán được giải bởi ít nhất một trong
hai sinh viên này.

Giải pháp. Giả sử ngược lại. Với mỗi hai sinh viên, có một số bài toán chẳng ai
trong số đó giải được. Từ đó dẫn đến việc chúng ta sẽ đếm cặp sinh viên với bài
toán không giải được của họ.

Xét ma trận liên thuộc cho dạng này. Chúng ta có sáu hàng, mỗi hàng biểu
diễn cho một bài toán, và 200 cột, mỗi cột biểu diễn cho một sinh viên. Dựa trên
nhận xét bên trên, chúng tôi ghi vào ma trận số 1 nếu sinh viên tương ứng với
cột không giải được bài toán tương ứng với hàng, và ghi số 0 cho trường hợp
khác. Thiết lập được minh hoạ dưới đây

Bài toán 1  0 1 0  0
 
Bài toán 2 1 1 0  0
Bài toán 3  0 0 0  1
 
Bài toán 4  0 1 1  1
Bài toán 5  1 0 1  1
Bài toán 6  0 1 0  0 
Gọi T là tập hợp các cặp số 1 thuộc cùng hàng. Chúng ta hãy xét các yếu tố
của T bằng hai cách khác nhau.
Đếm bằng cột: chúng tôi giả sử rằng mỗi hai sinh viên, có bài toán chẳng ai
trong số đó giải được. Do đó, mỗi hai cột, có ít nhất một cặp số 1 trong hai cột
này thuộc cùng hàng. Nên chúng tôi có thể tìm phần tử của T trong mỗi cặp của
cột. Có C 200
2
cặp của cột, vì vậy có chúng tôi có |T|  C200
2
 19 900 .

Đếm bằng hàng: Chúng tôi biết rằng mỗi bài toán được giải bởi ít nhất 120
sinh viên. Điều này có nghĩa là có nhiều nhất 80 số 1 trong mỗi một hàng. Vậy
là mỗi một hàng chứa nhiều nhất là C802 cặp số 1. Có sáu hàng, vì vậy chúng tôi
có | T|  6.C802  18 960 .
Từ hai bất đẳng thức ở trên, chúng ta được 19 900 ≤ | T | ≤ 18 960, rõ ràng là
vô lý. Do đó, giả định ban đầu của chúng tôi là sai. Vậy phải có hai sinh viên sao
cho mỗi bài toán được giải bởi ít nhất một trong hai sinh viên này.

Tính lồi. Khi chúng ta quan tâm đến việc đếm cặp số 1, hàm f n  Cn2 xuất hiện
thường xuyên. Chúng ta mở rộng hàm này cho số thực bằng cách: xét

f x  
1
xx  1 . Lưu ý f là hàm lồi. Dùng định lý Jensen, chúng ta có bất đẳng
2
sau
ss  n 
C a2  C a2  C a2    C a2 
1 2 3 n 2n
trong đó a1 , a2 ,, an là các số nguyên dương và s  a1  a2    an .
Tuy nhiên, giới hạn này không phải lúc nào cũng là tốt nhất, vì đẳng thức
s
xảy ra khi ai  với mọi i, điều này không được đạt được khi ai là số nguyên.
2
Dùng giả thiết ai phải là những số nguyên, chúng ta có thể giới hạn chặt chẽ
hơn, hoặc dùng bất đẳng thức mạnh hơn của Karamata, hoặc là chỉ cần làm trơn
rời rạc.
Ca2  Ca2  Ca2    Ca2  r.Ck21  n  r .Ck2
1 2 3 n

trong đó a1 , a2 ,, an là các số nguyên dương, và s  a1  a2    an  nk  r ,


trong đó k và r là số nguyên sao cho 0  r  n .

Bài toán 3. ( IMO 1998 ) Trong cuộc thi, có a người dự thi và b câu trả lời,
trong đó b ≥ 3 và là số nguyên lẻ. Mỗi câu trả lời của mỗi một người dự thi hoặc
là "đúng" hoặc là “sai". Giả sử k là số sao cho, bất kỳ hai câu trả lời trùng với
k b 1
nhiều nhất k người dự thi. Chứng minh rằng  .
a 2b
Giải pháp. Chúng ta hãy tạo ma trận liên thuộc như đã làm. Ma trận này có b
hàng, mỗi hàng đại diện cho câu trả lời, và a cột, mỗi cột đại diện cho người dự
thi. Ghi 1 hoặc 0, lần lượt đại diện cho "đúng" và "sai".
Gọi T là tập hợp các cặp ghi trong cùng cột có hai số 0 hoặc hai số 1. Tương
tự như trên, chúng ta sẽ đếm phần tử của T bằng hai cách khác nhau.
Đếm bằng hàng: Từ giả thiết, bất kỳ hai câu trả lời trùng với nhiều nhất k
người dự thi, mỗi hai hàng, nhiều nhất k cặp thuộc vào T. Từ đó có Cb2 cách để
chọn hai hàng, chúng ta có
kb b  1
| T|  k.Cb2 
2

Đếm bằng cột: Với mỗi cột, giả sử có p số 1 và q số 0, khi đó có C p2  Cq2 cặp
trong T. Lưu ý rằng p + q = b là số lẻ, dùng làm trơn, chúng ta được

C p2  C q2  C b21  C b21 
b  12
2 2
4

a b  1
2
Vì vậy có hàng, chúng ta có | T|  
4

a b  1 kb b  1
2
Từ hai bất đẳng thức trên, chúng ta được  | T|  
4 2

a b  1 kb b  1 k b 1
2
Kéo theo  và do đó  
4 2 a 2b


Đếm với trọng số

Bài toán 4. (Iran 1999) Giả sử C1,…, Cn ( n ≥ 2 ) là những đường tròn bán kính
1 trong mặt phẳng sao cho không có hai đường tròn nào tiếp xúc, và tập hợp con
của mặt phẳng cắt tạo thành do hợp của những đường tròn này được kết nối. Giả
sử S là tập hợp các điểm thuộc vào ít nhất hai đường tròn. Chứng minh rằng |S| ≥
n.

Chúng ta thiết lập ma trận với n cột, mỗi cột biểu diễn cho đường tròn đơn
vị, và |S| hàng, mỗi hàng biểu diễn cho giao điểm. Ghi là 1 nếu điểm tương ứng
nằm trên đường tròn tương ứng và ghi 0 trong các trường hợp còn lại. Vì không
có đường tròn rời nhau từ phần còn lại, mỗi cột chứa ít nhất hai số 1 khi không
có hai đường tròn tiếp xúc. Tương tự, từ định nghĩa, mỗi một hàng phải chứa ít
nhất hai số 1.
Giả sử tiêu điểm là 1 trong ma trận liên thuộc, ta nói aij = 1. Mỗi số một trên
hàng i từ ai , j tương ứng với đường tròn đi qua điểm được biểu diễn bởi hàng i.
Bất kỳ đường tròn giao với đường tròn Cj tại đúng hai điểm mà không tiếp xúc
thì được thừa nhận. Nên chúng tôi sẽ kết hợp mỗi số 1 trong hàng i phân biệt từ
ai , j với số 1 từ cột j khác từ ai , j biểu diễn cho giao điểm thứ hai. Lưu ý là không

có số 1 trong cột j gắn liền với hai số 1 khác trên hàng i, điều này có nghĩa là ba
vòng tròn đơn vị khác nhau đi qua cùng hai điểm, điều này không thể xảy ra. Vì
vậy, có một đơn ánh từ các số 1 trong hàng i đến số 1 trong cột j.
  
 
 1  1 
 
   
  1  ai , j  1  1  
 
   
 
 1  1 
  
 

Chúng ta sử dụng thông tin này thế nào? May mắn, đây chính là trọng số
cần đi đến.

Chúng ta hãy xem lại ý tưởng đếm số 1. Tuy nhiên, lúc này, chúng ta sẽ gán
"trọng số" cho mỗi số 1. Chẳng hạn như, nếu ma trận liên thuộc có ba số 1 trên
1
mỗi một hàng, và chúng ta gán trọng số là cho mỗi số 1, thì tổng tất cả trọng
3
số là r, số của các hàng. Chúng ta sẽ thấy trong lát nữa tại sao việc làm này rất
có ích.

Dùng ý tưởng tương tự, nếu chúng ta gán mỗi số1 với một trọng số, theo
kiểu như vậy trọng số của tất cả các số 1 trong mỗi hàng có tổng bằng 1, khi đó
tổng trọng số của tất cả các số 1 trong ma trận bằng r. Mệnh đề sau đến từ ý
tưởng này.

Mệnh đề 3. Giả sử A = ai. j  là ma trận c × r với tổng hàng Ri, và tổng cột Cj.
Nếu Ri > 0 với 1≤i≤r, thì
ai , j
i, j Ri
r

Tương tự, nếu Cj > 0 với 1  j  c , thì


ai , j
C
i, j
 c
j

Chứng minh. Chúng ta có


ai , j r  c  r  1  r
1
R    a i, j
    Ri   1  r .
  
i, j i i 1  Ri j 1  i 1  Ri  i 1

Phần thứ hai của mệnh đề được chứng minh tương tự.

Mệnh đề sau khai triển ý tưởng này

Mệnh đề 4. Giả sử A  ai , j  là ma trận (0, 1) c × r với tổng hàng Ri và tổng cột
Cj sao cho Ri > 0 và Cj > 0 với 1 ≤ i ≤ r và 1 ≤ j ≤ c. Nếu Cj ≥ Ri khi ai, j = 1, thì r
≥ c.

1 1 a a
Chứng minh. Khi ai, j = 1, Ri ≤ Cj kéo theo  , hay i , j  i , j với mọi 1 ≤ i
Ri C j Ri Cj

≤ r và 1 ≤ j ≤ c. Từ Mệnh đề 3, chúng ta có
ai , j ai , j
r  c. 
i, j Ri i, j Cj

Trở lại bài toán. Từ đơn ánh từ số 1 trong hàng i đến số 1 trong cột j, chúng ta
thấy Cj ≥ Ri khi ai, j = 1. Do đó, r ≥ c, bài toán được chứng minh.

Chúng ta sẽ làm thêm một sự thay đổi trên kỹ thuật này. Đôi khi có thể
chúng ta không thể so sánh Ri và Cj khi ai, j = 1, nhưng chúng ta có thể làm so
sánh chúng khi ai, j = 0. Mệnh đề tiếp theo là một tương tự của Mệnh đề 4.

Mệnh đề 5. Giả sử A  ai , j  là ma trận (0, 1) c × r với tổng hàng Ri và tổng cột
Cj . Nếu 0 < Ri < c và 0 < Cj < r với 1 ≤ i ≤ r và 1 ≤ j ≤ c, và Cj ≥ Ri khi ai, j = 0,
thì r ≥ c.
Chứng minh. Giả sử ngược lại r < c. Khi đó 0 < r - Cj < c – Ri khi ai, j = 0. Vì
1 1
vậy,  , hiển nhiên
c  Rj r  C j

Ri Cj
 
c  Rj r  C j

Gọi M là tập các số 1 trong A, chúng ta có


 c  Ri 1  ai, j Ri
    1  ai , j 
r r r
Ri
M   Ri   c  Ri  
i 1 i 1 c  Ri i 1  i 1  c  Ri i , j c  Ri
1  a C  r  Cj
    1  ai , j    r  C j 
c c Cj
 M
i, j i

i, j r Cj j 1  i 1  r Cj j 1 r Cj

Điều này vô lí. Vậy r ≥ c.


Bài toán 5. Giả sử S1, S2, …, Sm là các tập con phân biệt của {1, 2, …, n} thỏa
S i  S j  1 với mọi i  j . Chứng minh rằng m  n .

Bài toán này là trường hợp đặc biệt của bất đẳng thức của Fisher. Nó được
chứng minh rất đơn giản bằng phương pháp đại số tuyến tính. Tuy nhiên, trong
bài viết này, chúng ta dùng phương pháp tổ hợp để giải bài toán này theo cách
đã trình bày từ trước đến giờ.

Chứng minh. Kết quả luôn đúng nếu tập hợp là tập rỗng (m = 0) hoặc m = 1. Nên
chúng ta có thể giả sử rằng m ≥ 2. Dễ thấy không có một tập Si nào là tập hợp
rỗng. Vì vậy giả sử m ≥ 2 và tất cả các tập hợp đều khác rỗng.

Như thường lệ, chúng ta xét ma trận liên thuộc A cho tập hợp các tập hợp; m
hàng của A biểu diễn cho tập hợp và n cột biểu diễn cho phần tử, trong đó ai, j là
1 nếu phần tử j thuộc vào tập hợp Si, và là 0 trong các trường hợp khác.
Bây giờ chúng ta chứng tỏ rằng giả thuyết của Mệnh đề 5 được thoả mãn.
Nếu hàng bất kì chứa toàn bộ là số 1, chẳng hạn hàng thứ nhất, thì bắt buộc
S1  S i  1 với mọi i  1 buộc S i  1 , cùng với S i  S j  1, kéo theo m = 2, và n ≥

2 vì các tập hợp là phân biệt. Nếu cột bất kỳ chứa toàn bộ là 0 thì phần tử không
thuộc vào tập hợp nào thì chúng ta chỉ cần bỏ đi cột đó. Chúng ta có thể làm như
vậy cho đến khi mỗi cột thỏa mãn Cj ≥ 1 bởi vì nếu giữ kết quả cho ma trận quy
về này, chắc chắn giữ nguyên bản A. Cuồi cùng, nếu cột bất kỳ chứa toàn bộ là
1, chẳng hạn cột thứ nhất, thì S i  S j  1 kéo theo không cột nào khác có thể

chứa hai số 1. Tương tự, nhiều nhất là một hàng có thể chứa một số 1 (trên cột
thứ nhất), và mỗi r -1 hàng khác phải có số 1 thứ hai trên cột khác. Vậy là số của
cột phải lớn hơn hoặc bằng số của hàng, cho ta m ≤ n trong trường hợp này.
Chúng ta áp dụng được Mệnh đề 5 ngay bây giờ.
  
 
 1  1 
 
   
  1  ai , j 0  1  
 
   
 
 1  1 
  
 

Chúng ta hãy xét bất kỳ ai, j = 0. Từ điều kiện đã cho, với mỗi số 1 trên cột j,
tập hợp con tương ứng của nó phải giao với Ai. Nên chúng ta có thể tương ứng
mỗi số 1 trong Cj với số 1 trên hàng I sao cho phần tử được biểu diễn bởi 1 trong
Ri cũng thuộc vào tập hợp con được biểu diễn bởi 1 trong Cj. Lưu ý là phép
tương ứng này là đơn ánh, vì có hai số 1 trong Cj cả hai phù hợp với cùng một số
1 trong Ri kéo theo hai tập hợp con giao nhau ít nhất hai phần tử. Ánh xạ đơn
ánh kéo theo phải có ít nhất số 1 trên hàng thứ i nhiều bằng số 1 trên cột thứ j.
Vì vậy Ri ≥ Cj với bất kì ai, j = 0. Áp dụng Mệnh đề 5 (với vai trò của hàng và cột
được đổi chỗ) ta được m ≤ n.

Bài toán 6. Một đội bảo vệ gồm 10 người. Ta muốn sắp lịch trực, biết rằng
trong một ngày thì có một nhóm gồm 5 người trực sao cho trong hai ngày bất kỳ
thì hai nhóm trực của hai ngày đó không có chung quá 2 người. Số ngày nhiều
nhất có thể sắp trực là bao nhiêu?

Giải: Mô hình hóa:

Cho X = {1, 2, …, 10}. Gọi A1 , A2 ,..., Ak là các tập con của X sao cho:

i/ Ai  5, i  1, k

ii/ Ai  Aj  2 .

Tìm Max k?

1 2 … 10
1 1 0 1… 0… 1 5
2 0 0 …1 …1 0 5

k 1 0 …. 0… 1 5
C1 C2 C10

Gọi Cm là số số 1 trên các cột, m  1,10 .

Như vậy mỗi cặp (i, j) sẽ có tối đa 2 cặp (1, 1) trên dòng i, j.

Ta có số cặp (1,1) sẽ  Ck2 .2

Và C1  C2  ...  C10  5k .

Trên cột 1 có số cặp (1,1) là CC2 , tương tự….


1

Gọi S là tổng số cặp (1,1) trên bảng . Ta có


C12  C1 C102  C10
S  C  C  ...  C 
2
C1
2
C2
2
C10
 .... 
2 2
1   C  C2  ...  C10  
2

  1   C1  C2  ...  C10  
2  10 

1   5k  
2

Suy ra   5k   k  k  1  k  6
2  10 

Vậy Max k = 6.

Bài toán 7.( Olimpic toàn Nga 1996) Cho biết có 16000 ủy ban được tạo bởi
1600 ủy viên. Mỗi ủy ban có đúng 80 ủy viên. Chứng minh rằng tồn tại hai ủy
ban có ít nhất 4 ủy viên chung.

Giải: Số ủy ban nhiều hơn số ủy viên nên sẽ có nhiều ủy viên tham gia nhiều ủy
ban. Ta đếm số “cặp” ủy ban mà mà mỗi ủy viên tham dự.

Đánh số thứ tự các ủy viên là 1, 2, 3,…, 1600; các ủy viên này lần lượt có số ủy
ban tham gia là k1 , k2 , k3 ,..., k1600 .

Với mỗi ủy viên i số “cặp” ủy ban mà ủy viên đó tham gia là Ck2 .


i

Nên tổng cộng có Ck2  Ck2  Ck2  ...  Ck2 số “cặp”.


1 2 3 1600

Có N = 16000 ủy ban nên k1  k2  k3  ...  k1600  80 N .

Ta có
k1  k1  1 k2  k2  1 k  k  1
Ck2  Ck2  Ck2  ...  Ck2    ...  1600 1600
1 2 3 1600
2 2 2
k12  k22  ...  k1600
2
k  k  ...  k1600
  1 2
2 2
1  k1  k2  ...  k1600  k1  k2  ...  k1600
2

 
2 1600 2
1  80 N  80 N
2

   2 N 2  40 N  2 N  N  20 
2 1600 2

Bây giờ giả sử mỗi cặp ủy ban có nhiều nhất 3 thành viên chung, nên có ít nhất
3N  N  1
3CN2  “cặp” ủy ban. Vậy
2

3N  N  1
2 N  N  20    N  77
2

Mà N = 16000! Mâu thuẩn. Vậy bài toán giải xong.

Bài toán 8. (TST 2013) Cho một khối lập phương 10  10  10 gồm 1000 ô
vuông đơn vị màu trắng. An và Bình chơi một trò chơi. An chọn một số dải
1  1  10 sao cho hai dải bất kì không có chung đỉnh hoặc cạnh rồi đổi tất cả
các ô sang màu đen. Bình thì được chọn một số ô bất kì của hình lập phương
rồi hỏi An các ô này màu gì. Hỏi Bình phải chọn ít nhất bao nhiêu ô để với
mọi câu trả lời của An thì Bình luôn xác định được những ô nào là màu đen?

Lời giải.
Trước hết, ta sẽ chứng minh nhận xét tổng quát:

Cho một khối lập phương 2n  2n  2n gồm 8n 3 ô vuông đơn vị màu trắng. An
và Bình chơi một trò chơi. An chọn một số dải 1  1  n sao cho với hai dải bất kì
thì chúng không có chung đỉnh hoặc cạnh rồi đổi tất cả các ô sang màu đen.
Bình thì được chọn một số ô bất kì của hình lập phương rồi hỏi An các ô này có
màu gì. Khi đó, Bình cần chọn ít nhất 6n 2 ô mới có thể xác định được ô nào có
màu đen.

Thật vậy, gọi S n là tập hợp các khối mà Bình cần phải chọn để hỏi An và với

mỗi ô u được Bình chọn, đặt Ru là hợp của các ô thuộc ba dải ngang, dọc, chéo
đi qua u . Ta thấy rằng:
Do điều kiện hai dãy được chọn bất kì không chung cạnh và đỉnh nên với mỗi
câu trả lời về màu cho mỗi ô u mà Bình chọn. Ta thấy rằng nếu gọi Ru là hợp
của các ô được chọn thì khi ô đó màu đen, sẽ có đúng một trong ba dải ngang,
dọc, chéo đi qua ô đó

được tô màu đen. Trong trường hợp này, ta cần chọn thêm một số ô thuộc Ru để
biết chính xác dải đó. Nếu chỉ chọn thêm một ô thôi thì khi An trả lời ô đó màu
trắng, Bình sẽ không xác định được dải nào trong hai dải còn lại được tô đen. Do
đó, Bình phải chọn thêm ít nhất hai ô nữa trong Ru mới có khả năng trả lời
được. Thêm vào đó, hai ô đó phải thuộc hai dải khác nhau vì nếu chúng cùng
thuộc một dải thì cũng tương tự như trường hợp chọn một ô nêu trên.

Với nhận xét này, ta gán cho mỗi ô u của hình lập phương một bộ số (a, b, c) với
định nghĩa như sau:
 a  2 nếu dải hình hộp theo chiều ngang đi qua u không có thêm
điểm nào thuộc S n và a  1 nếu ngược lại.

 b  2 nếu dải hình hộp theo chiều dọc đi qua u không có thêm điểm
nào thuộc S n và b  1 nếu ngược lại.

 c  2 nếu dải hình hộp theo chiều chéo đi qua không có thêm điểm
nào thuộc S n và c  1 nếu ngược lại.

Khi đó, có hai trong ba số a, b, c có giá trị bằng 1 và số còn lại không vượt quá 2
nên a  b  c  4 .

Đặt T là tổng các số dùng để gán cho các ô của hình lập phương. Khi đó, ta có

T   (a  b  c)  4 | S
uSn
n
|

Mặt khác, với mỗi dãy 1  1  n của khối lập phương (theo cả ba chiều) đều có ít
nhất một khối thuộc tập hợp S n vì nếu không, Bình sẽ không có thông tin gì về
dải đó và trong trường hợp An trả lời rằng tất cả các ô được Bình chọn đều được
tô màu trắng thì Bình sẽ không biết được dải còn lại đó có được tô màu đen hay
không.

Dễ thấy rằng có tất cả (2n )2 dải 1  1  2n nằm ngang và tất cả các dải này sẽ

đóng góp ít nhất 2(2n )2 đơn vị vào T (đóng góp vào các số a theo định nghĩa
như trên).

Tương tự với (2n )2 dải 1  1  2n dọc và (2n )2 dải 1  1  2n chéo nên ta suy ra

T  3  2(2n)2  24n 2

Từ đó, ta được 4 | Sn | 24n 2 hay Sn  6n 2, n  *


Đến đây, ta suy ra hai điều sau:

- Trong hình lập phương 2  2  2 , Bình cần chọn ít nhất 6 ô.

- Trong hình lập phương 10  10  10 , Bình cần chọn ít nhất 150 ô.

Ta sẽ chỉ ra cách tô màu 6 ô thỏa mãn đề bài và từ đó chỉ ra cách xây dựng cho
hình lập phương 10  10  10 đã cho. (Trên thực tế, ta hoàn toàn có thể xây dựng
cho trường hợp tổng quát cho hình lập phương 2n  2n  2n ).

Thật vậy, trong hình lập phương 2  2  2 , trừ hai ô nào đó đối xứng nhau qua
tâm, Bình chọn 6 ô còn lại như hình bên dưới.

Ta sẽ chứng minh cách chọn này thỏa mãn yêu cầu.

Dễ thấy rằng trong hình lập phương 2  2  2 , chỉ có không quá 1 dải được tô
màu nên hoặc không có ô nào hoặc có 2 ô của hình lập phương được tô màu và
2 ô đó phải thuộc cùng 1 dải. Do đó, trong 6 ô được chọn, ta có 3 trường hợp:

- Nếu không có ô nào được tô đen thì cả hình lập phương không có.

- Nếu có đúng 1 ô được tô đen thì ô đen còn lại sẽ thuộc trong 2 ô không được
chọn có cùng 1 dải với ô đen đã biết.
- Nếu có 2 ô được tô đen thì đó chính là tất cả các ô đen của hình lập phương.

Do đó, cách chọn này với hình lập phương 2  2  2 thỏa mãn điều kiện đề bài.

Tiếp theo, ta xây dựng cho hình lập phương 10  10  10 như sau:

Ta chia hình lập phương thành 5 lớp 10  10  2 và ta chia nó thành 25 phần, mỗi
phần là một hình lập phương 2  2  2 rồi đánh số như hình bên dưới:

Ở lớp thứ i với i  1,2, 3, 4, 5 , ta chọn các khối được đánh số và với mỗi khối đó,
ta bỏ đi 2 ô bất kì đối xứng nhau qua tâm như cách đã nêu ở trên rồi chọn 6 còn
lại.

Dễ thấy rằng với cách tô như vậy, ta chiếu các hình lập phương đã được chọn
xuống một mặt nào đó thì các hình chiếu sẽ phủ kín mặt đó. Điều này có nghĩa
là với một dải bất kì mà An đã chọn thì nó đều đi qua một trong các hình lập
phương 2  2  2 mà Bình

chọn như trên. Khi đó, như đã chứng minh ở trên, ta sẽ xác định được rằng dải
đó có được tô màu hay không, tức là xác định được màu của tất cả các ô được tô
màu đen của hình lập phương ban đầu. Do đó, cách chọn các ô này thỏa mãn đề
bài.

Vậy số ô ít nhất mà Bình cần chọn là 150.

Bài toán áp dụng:

1. (China 1993) Một nhóm 10 người đi đến hiệu sách. Biết rằng
(1) Mỗi người mua đúng 3 quyển sách;
(2) Với mỗi hai người, có ít nhất một sách cả hai người cùng mua.
Làm sao để ít người nhất có thể mua được sách bằng nhiều người nhất?

2. (IMO 2004 Sơ tuyển) Có 10001 sinh viên ở một trường đại học. Một vài sinh
viên cùng tham gia các câu lạc bộ khác nhau (một sinh viên có thể tham gia câu
lạc bộ khác nhau ). Một vài câu lạc tuộc vài đoàn thể khác nhau (một câu lạc bộ
có thể thuộc đoàn thể khác nhau). Có tổng cộng k đoàn thể. Giả sử rằng có các
điều kiện sau:
(i) Mỗi cặp sinh viên thuộc đúng một câu lạc bộ.
(ii) Với mỗi sinh viên và mỗi một hội, sinh viên thuộc đúng một câu lạc bộ
của hội.
(iii) Mỗi câu lạc bộ có số lẻ sinh viên. Ngoài ra, một câu lạc bộ với 2m + 1
sinh viên (m là số
nguyên dương) thuộc đúng m hội.
Tìm tất cả các giá trị có thể có của k.

3. Cho X là tập hợp hữu hạn với | X | = n, và giả sử A1, A2,…,Am tập con 3 phần
tử của X sao cho
|Ai ∩ Aj | ≤ 1 với mọi i  j . Chứng tỏ tồn tại tập hợp con A của X với ít nhất

 
2n phần tử không chứa phần tử của Ai .

4. Giả sử A1, A2,…, A7 là tập hợp con của M = { 1, 2,. .. , 7 }, sao cho mỗi cặp
phần tử của M thuộc đúng một trong những tập hợp con, và |Ai | ≥ 3 với mỗi i.
Chứng tỏ |Ai ∩ Aj | = 1 với mọi i  j .

5. Một tổ chức có n hội viên, và có n + 1 ủy ban ba hội viên, không có hai trong
số đó có cùng số hội viên. Chứng minh rằng có hai ủy ban có chung đúng một
hội viên.
6. (China TST 1992) Mười sáu sinh viên tham gia cuộc thi toán trong đó mỗi bài
toán là câu hỏi nhiều lựa chọn với bốn lựa chọn. Sau khi thi, người ta thấy rằng
bất kỳ hai sinh viên có nhiều nhất một câu trả lời trong chung. Xác định số tối đa
của câu hỏi.

7. (China TST 1995) Hai mươi mốt người trả lời một bài kiểm tra với 15 câu hỏi
đúng sai. Biết rằng mỗi hai người, có ít nhất một câu hỏi mà cả hai đều có câu
trả lời chính xác. Xác định số người ít nhất có thể đã trả lời chính xác câu hỏi mà
số người nhiều nhất trả lời ở trên.

8. (China 1996) Tám ca sĩ tham dự lễ hội nghệ thuật trong đó m ca khúc được
thể hiện. Mỗi một bài hát được thể hiện bởi 4 ca sĩ, và mỗi cặp ca sĩ thể hiện
cùng nhau cùng số ca khúc. Tìm m nhỏ nhất có thể.

9. (Canada 2006) Trong bảng hình chữ nhật của số thực với m hàng và n cột,
mỗi hàng và mỗi cột chứa ít nhất một phần tử dương. Hơn nữa, nếu hàng và cột
giao nhau tại phần tử dương, thì tổng phần tử của chúng là như nhau. Chứng
minh rằng m = n.

10. (Iberoamerican Thế vận hội 2001) Giả sử X là tập hợp với n phần tử. Cho k
> 2 tập hợp con của X, mỗi tập con có ít nhất r phần tử, chứng tỏ rằng luôn tìm
nk
được hai tập con mà phần giao của chúng có ít nhất r  phần tử.
4 k  1

11. (IMO 1989) Giả sử n và k là số nguyên dương và S là tập hợp n điểm trong
mặt phẳng sao cho
(i) không có ba điểm của S là cộng tuyến, và
(ii) với bất kỳ điểm P của S có ít nhất k điểm của S cách đều P.
Chứng minh rằng :
1
k  2n .
2
12. Giả sử A1, A2,…, Ak là các tập hợp con của S = {1, 2,. .. , 10} sao cho
(1) Ai  5, i  1, 2,, k ;

(2) Ai  A j  2, 1  i  j  k .

Xác định giá trị lớn nhất có thể có của k.

13. ( Bổ đề Burnside ) Giả sử G là nhóm hữu hạn tác động lên tập hợp A. Cho g
 G, giả sử Fix(g) biểu thị cho số phần tử trong A được cố định bởi g. Chứng tỏ

 Fix g  .
1
rằng số mặt chuyển tiếp (quỹ đạo) của G lên A là bằng
G gG

14. Giả sử A là tập hợp với |A| = n, và giả sử A1, A2,…, An là các tập hợp con của
A với |Ai | ≥ 2,
1 ≤ i ≤ n. Giả sử rằng với mỗi hai phần tử tập hợp con A’ của A có duy nhất i sao
cho A’ Ai. Chứng minh rằng Ai  A j   với mỗi i  j .

15. ( IMO 2001 ) Có 21 nữ và 21 nam tham gia cuộc thi toán. Được biết như sau
(a) mỗi một người dự thi giải nhiều nhất là sáu bài toán, và
(b) với mỗi cặp nữ và nam, có ít nhất một bài toán được giải bởi cả nữ và
nam.
Chứng minh rằng có bài toán được giải bởi ít nhất ba nữ và ít nhất ba nam.

16. ( IMO 2005 ) Trong cuộc thi toán 6 bài toán được đặt ra cho người dự thi.
2
Mỗi hai bài toán được giải bởi hơn số người dự thi. Không ai giải cả 6 bài
5
toán. Chứng tỏ rằng có ít nhất 2 người dự thi sao cho mỗi người giải được đúng
5 bài toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài giảng của Thầy Trần Nam Dũng cho Đội Tuyển Toán Đồng Tháp
2012.

[2] Chuyên đề Bồi dưỡng Tổ hợp & Xác suất, Lê Hoành Phò nhà XB Đà
Nẵng 2006.

[3] Lời giải & bình luận đề thi chọn đội tuyển Quốc gia dự thi IMO năm
2013, Trần Nam Dũng, Trần Quang Hùng, Võ Quốc Bá Cẩn, Lê Phúc Lữ.

[4] Counting in Tow Ways, Yufei Zhao, MOP 2007 Black Group.

You might also like