You are on page 1of 25

CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4.

CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

1. LÝ THUYẾT
Trong họ hàng các phép biến hình của hình học, có một viên đá quý với một tên gọi rất tinh tế:
vị tự quay. Sự bí ẩn của phép biến hình này, với những hiểu biết và các kỹ thuật một cách sâu
sắc, chúng ta sẽ đưa những bài toán hình học khó về các bài toán đơn giản hơn nhiều.

Như tên gọi, phép vị tự quay bảo toàn "hình dáng" của hình, nhưng sẽ được quay đi một góc.

Định nghĩa 1.1. Cho trước một điểm S, một số dương k, và một góc 𝜑 (khác 00 và 1800). Phép

vị tự quay, tâm S, co dãn k, quay góc φ là một phép biến hình biến điểm A thành điểm A′ sao
cho:

1. SA′ = k.SA;

2. (SA, SA′) = 𝜑.

Phép biến hình như trên ta thường ký hiệu là S(S, k, 𝜑).

Nếu góc 𝜑 = 00 hoặc 𝜑 = 1800 thì phép vị tự quay trở thành phép vị tự. Nếu k = 1, thì nó trở
thành phép quay. Trong trường hợp tổng quát, phép vị tự quay là tích của hai phép biến hình
này.
Như ta đã biết, phép vị tự biến một hình thành một hình đồng dạng với nó, và phép vị tự
quay thì sau khi vị tự, nó tiếp tục bởi một phép quay, do đó nó vẫn biến một hình thành một hình
mới đồng dạng với nó. Hơn nữa, hai hình này đồng dạng thuận với nhau. Điều này có nghĩa các
điểm tương ứng của hai hình này sẽ được sắp xếp theo cùng một hướng (ngược chiều hoặc cùng
chiều kim đồng hồ).

Bổ đề 1.2. Cho S(S, k, φ) là một phép vị tự quay. Khi đó

1. Ảnh của đường thẳng l là một đường thẳng, ký hiệu là l ′ thì (l, l ′) = 𝜑.

2. Ảnh của tam giác ABC là tam giác A′ B′C′ đồng dạng thuận theo tỉ số k. Rõ hơn là

𝐴′𝐵′ 𝐴′𝐶′ 𝐵′𝐶′


= = =𝐾
𝐴𝐵 𝐴𝐶 𝐵𝐶
1
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

(AB, A′ B′ ) = (AC, A′C′ ) = (BC, B′C′ ) = 𝜑.

1. Ảnh của một đường tròn bán kính R là một đường tròn bán kính k.R.

Chứng minh. Ta chứng minh phần 1, các phần còn lại coi như những bài tập dễ (học sinh tự
chứng minh).
Ảnh của đường thẳng l qua phép vị tự H(S, k) là đường thẳng l2 song song với l. Ảnh của đường
thẳng
này qua phép quay lại tiếp tục là một đường thẳng.

Ký hiệu X2 là hình chiếu của S lên l2. Do phép quay bảo toàn góc, do đó ảnh X ′ của X2 dưới phép

quay tâm S, góc quay 𝜑 là hình chiếu của S lên l ′ . Gọi P là giao diểm của l2 và l ′. Khi đó

(l, l ′) = (l2 , l ′) = (PX2 , PX ′ ) = (SX2 , SX ′ ) = 𝜑

vì S, X2, P, X ′ đồng viên. Ý 1 được chứng minh.

Ta sẽ nhận thấy một ứng dụng đầu tiên qua một bài toán quen thuộc dưới đây.

Định lý 1.3 (Đường thẳng Simson). Cho tam giác ABC và X là một điểm nằm trong mặt phẳng.
Gọi P,Q, R lần lượt là hình chiếu của X lên các đường BC,CA, AB. Khi đó ba điểm P,Q, R thẳng
hàng nếu và chỉ nếu X nằm trên đường tròn 𝜔 ngoại tiếp tam giác ABC.

Chứng minh. Giả sử X ∈ 𝜔. Nếu X trùng với một trong các đỉnh của tam giác thì ta có ngay kết
quả. Ngoài ra nếu X đối xứng (chẳng hạn với A) qua tâm đường tròn 𝜔 thì Q = C, R = B, bài
toán hiển nhiên. Xét trường hợp khác.
Xét hai tam giác vuông XPC và XRA. Do ABCX nội tiếp nên

(XA, AB) = (XC,CB),

dẫn đến hai tam giác này đồng dạng thuận. Xét phép vị tự quay, tâm tại X , biến P thành C, ký
hiệu là
S(X , k, 𝜑). Khi đó

2
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC
X , k, 𝜑) : P → C

: R → A (vì hai tam giác XPC và XRA đồng dạng thuận)

: PR → AC

: Q → Q′ .

Vì phép vị tự quay bảo toàn hình dạng, do đó tam giác XQQ′ phải là tam giác vuông, hay XQ̂Q′ =

900 , dẫn đến Q′ thuộc vào AC. Vì ba điểm A, Q′ ,C thẳng hàng nên ba điểm R, Q, P cũng thẳng
hàng.
Việc chứng minh chiều ngược lại là tương tự.
Một điều cần ghi nhớ với phép vị tự quay là chúng đi theo cặp. Khi chúng ta thực hiện một
phép vị tự quay, thì luôn có thêm một phép vị tự quay khác kèm với nó.

Mệnh đề 1.4. Giả sử S(S, k, ) là phép vị tự quay biến A thành A′ và B thành B′ . Khi đó

1. ∆SAB ∼ ∆SA′ B′ ;

2. ∆SAA′ ∼ ∆SBB′ ;

3. Phép vị tự quay S′ (S, k′ , 𝜑′ ) biến A thành B và A′ thành B′ với việc chọn phù hợp k′ và 𝜑′ .

Chứng minh.

1. Kết quả này là hệ quả do S biến tam giác SAB thành tam giác SA′ B′ .

2. Điều này suy trực tiếp từ định nghĩa phép vị tự quay.


3. Đây chỉ là hệ quả của ý trên.

Chú ý rằng mặc dù hai phép vị tự quay ở trên có cùng tâm S, nhưng chúng không trùng
nhau.Chúng khác nhau bởi hệ số co dãn, cũng như góc quay. Tính chất này của phép vị tự
quay giúp chúng ta chứng minh một định lý rất nổi tiếng của Ptoleme, định lý cho ta đặc
trưng về khoảng cách của tứ gi1c nội tiếp.

3
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

Định lý 1.5 (Bất đẳng thức Ptoleme). Cho tứ giác ABCD. Ký hiệu độ dài AB, BC,CA, DA là a,
b, c, d và các đường chéo AC,BD là e, f tương ứng. Khi đó

ac + bd ≥ e f .

Dấu bằng xảy ra khi ABCD nội tiếp.

Chứng minh.

Xét phép vị tự quay S, với tâm tại C, biến D → B, và gọi A′ là ảnh của A dưới S. Ta viết lại

S(C, k, 𝜑) : D → B

: A → A′ .

Do đó hai tam giác ∆CDA ∼ CBA′ (với hệ số co dãn bằng


𝐶𝐵 𝑏
= ), dẫn đến
𝐶𝐷 𝑐

𝑏
BA’ = d.
𝑐

Vì phép vị tự quay đi theo cặp, do đó ta cũng có ∆CDB ∼ ∆CAA′ (với hệ số co dãn


𝐶𝐴 𝑒
bằng = ), dẫn đến
𝐶𝐷 𝑐

𝑎
𝐴𝐴′ = 𝑓. .
𝑐

Áp dụng bất đẳng thức trong tam giác ABA′ suy ra


𝑏 𝑒
a + b. ≥ 𝑓. ⇒ 𝑎. 𝑐 + 𝑑. 𝑏 ≥ 𝑒. 𝑓
𝑐 𝑐

Dấu bằng xảy ra nếu và chỉ nếu A, B, A′ thẳng hàng, tức


′ BC = 1800 − A D̂C,
C B̂A = 1800 − Aˆ

điều này tương đương với tứ giác ABCD nội tiếp.


Bây giờ ta sẽ nghiên cứu, khi nào thì tồn tại phép vị tự quay biến hai điểm cho trước thành
hai điểm cho trước. Câu trả lời được cho dưới định lý sau.
4
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

Định lý 1.6. Cho bốn điểm A, B, A′ , B′ nằm trong mặt phẳng, sao cho không có ba điểm nào

thẳng hàng. Giả sử hai đường thẳng AB và A′ B′ cắt nhau tại P. Khi đó tồn tại duy nhất một

phép vị tự quay biến A thành A′ và B thành B′ . Tâm của phép vị tự quay này là giao điểm thứ

hai của hai đường tròn ngoại tiếp AA′ P và BB′ P


Chứng minh.

Gọi S là tâm của phép vị tự quay S(S, k, 𝜑) mà biến AB thành A′ B′ . Khi đó

(SA, SA′) = (SB, SB′ ) = (AB, A′ B′ ) (bổ đề 26.2 ý 1).

Dẫn đến S thuộc vào cả hai đường tròn ngoại tiếp hai tam giác AA′ P và BB′ P.

Phần còn lại ta sẽ chứng minh hai tam giác SAA′ và SBB′ đồng dạng thuận. Ta đã có

(SA, SA′) = (SB, SB′).

Tuy nhiên điều này được biến đổi

(A′ A, AS) = (A′ P, PS) = (B′ P, PS) = (B′ B, BS)

Định lý được chứng minh.

Nếu hai đường tròn ngoại tiếp hai tam giác AA′ P và BB′ P tiếp xúc với nhau, khi đó phép vị tự
quay quy biến thành phép vị tự tâm P.

Ví dụ 1.1. Cho tam giác ABC nhọn có trực tâm H và tâm đường tròn ngoại tiếp O. Đường trung
trực của AH cắt các cạnh AB và AC tại D và E. Chứng minh rằng OA là phân giác của góc D ÔE.

Dấu hiệu nhận biết: Hai tam giác ADH và AOC đồng dạng.

Chứng minh.

5
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC
Ta có B ÂH = O ÂC. Do đó hai tam giác cân ADH và AOC đồng dạng thuận. Xét phép vị tự
quay S biến D → H, O → C. Khi đó A là tâm quay và giao điểm F của DO với CH có tính chất:
AOFC,ADHF nội tiếp. Vì tứ giác AOFC nội tiếp nên

D ÔA = A ĈF ≡ A ĈH.

Chứng minh tương tự cho tam giác AEO và AOB, ta cũng có


E ÔA = A B̂H.

Mà A ĈH = A B̂H nên D ÔA = E ÔA, hay OA là tia phân giác của góc D ÔE.

Kết quả trên không áp dụng cho trường hợp ba trong bốn điểm thẳng hàng. Mệnh đề trên
có thể phát biểu lại để thuận tiện hơn trong việc áp dụng phép vị tự quay liên quan đến hai
đường tròn cắt nhau.

Định lý 1.7. 1. Giả sử hai tam giác SAB, SA′B′ đồng dạng thuận, với các đường tròn ngoại
tiếp

𝜔, 𝜔′ tương ứng. Khi đó 𝜔, 𝜔′ và các đường thẳng AA′ , BB′ cùng đi qua một điểm chung.

2. Cho hai đường tròn 𝜔, 𝜔′ cắt nhau tại P và S. Khi đó trong phép vị tự quay S với tâm S,

biến đường tròn 𝜔 thành đường tròn 𝜔′ , thì điểm A′ ∈ 𝜔′ là ảnh của A ∈ 𝜔 khi và chỉ khi P ∈

AA′ .
Ví dụ 1.2 (CHINA 1992). Cho tứ giác lồi ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. Đường chéo AC
cắt BD tại P. Đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABP và CDP cắt nhau tại P và Q phân biệt
̂ P = 900 .
khác O. Chứng minh 𝑂𝑄𝑃
Dấu hiệu nhận biết: Đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABP và CDP cắt nhau tại P và Q

Giải.

Ta nhận thấy Q là tâm vị tự quay S biến A → C, B → D. Khi đó theo mệnh đề 26.4 ý c thì

6
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC
Q cũng tâm vị tự quay S′

S(Q, k, 𝜑) : A → B

:C→D

: AC → BD.

Do đó nó biến N thành M (với N là trung điểm AC, M là trung điểm BD.) Vậy ham tam giác
QAB và

QNM đồng dạng nên

N Q̂M = A Q̂B = A P̂B = 1800 − N P̂M.

Chứng tỏ P, N, Q, M nội tiếp. Vì O, P, N, M nội tiếp đường tròn đường kính OP nên Q ∈ (OP)
hay

O Q̂P = 900 .

2. CÁC BÀI TOÁN MỞ ĐẦU

Ví dụ 2.1. Cho tam giác ABC và hai điểm M, N di chuyên trên hai cạnh AB và AC sao cho

𝐵𝑀 𝐴𝑁
=
𝑀𝐴 𝑁𝐶

Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN luôn đi qua một điểm cố định khác A.

Ví dụ 2.2 (RUSSIAN 2001). Cho tam giác ABC và điểm D nằm trong tam giác. Các điểm E, F nằm ngoài tam
giác sao cho

∆𝐴𝐹𝐵 ~∆𝐶𝐸𝐴~∆𝐶𝐷𝐵

Chứng minh AEDF là hình bình hành.

7
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC
Ví dụ 2.3 (NAPOLEON). Cho tam giác ABC. Người ta dựng ra bên ngoài tam giác này các tam giác đều
BCD,CAE, ABF. Chứng minh tam giác A1B1C1 đều, với A1, B1,C1 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp
các tam giác BCD,CAE, ABF.

Ví dụ 2.4 (APMO 1998). Cho tam giác ABC và D là chân đường cao hạ từ đỉnh A. Gọi E, F là hai điểm nằm
trên đường thẳng đi qua D sao cho

AˆEB = AˆCF = 90𝑜

Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và EF. Chứng minh AˆNM = 90𝑜

3. MÔ HÌNH ĐIỂM MIQUEL

Định lý dưới đây có thể chứng minh bằng cách liên kết góc, nhưng với kết quả của phép vị tự quay, ta đưa
ngay một chứng minh hiển nhiên cho nó.

Mệnh đề 3.1 (Điểm Miquel cho tứ giác). Cho tứ giác ABCD. Các tia BC và AD cắt nhau tại Q, và các tia BA
và CD cắt nhau tại R. Khi đó bốn đường tròn (RAD), (DBC), (QAB), (QCD) cùng đi qua một điểm M. Điểm
M gọi là điểm Miquel của tứ giác ABCD.

Chứng minh.

Theo định lý 26.6 thì giao điểm thứ hai M(M ƒ= R) của (RAD) và (RBC) là tâm phép vị tự
quay biến A → D, B → C. Theo mệnh đề 26.4.3 thì nó cũng là tâm của phép vị tự quay biến A →
B, D → C. Do đó lại áp dụng định lý 26.6 thì M lại nằm trên (QAB), (QCD). Ta có điều phải
chứng minh.

Ví dụ 3.1 (USAMO 2006). Cho tứ giác ABCD có các cặp cạnh đối không song song và E, F
lần lượt là các điểm trên cạnh AD và BC tương ứng sao cho

𝐴𝐸 𝐵𝐹
=
𝐸𝐷 𝐹𝐶

Tia FE cắt tia BA và CD tại S, T . Chứng minh rằng các đường tròn (SAE), (SBF), (TCF), (TDE)

8
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC
cùng đi qua một điểm

Dấu hiệu nhận biết: Có một tỉ số và mô hình tứ giác toàn phần.

Chứng minh.

Gọi M là tâm phép vị tự quay S biến A → B, D → C. Khi đó AD → BC và vì các điểm E, F


chia các đoạn thẳng này theo cùng tỉ số, nên nó biến E → F. Do đó S biến AE → BF và ED →
FC. Vì vậy M là điểm Miquel chung của các tứ giác ABFE, EFCD. Theo mệnh đề 26.8 thì M
nằm trên tất cả các đường tròn đề bài yêu cầu.
Bài toán sau đây là hệ quả của bài toán trên.

Ví dụ 3.2 (VIETNAM TST 2013). Cho tứ giác ABCD có các cạnh đối không song song
nội tiếp đường tròn (O; R). Gọi E là giao điểm hai đường chéo và đường phân giác góc
A ÊB cắt các đường thẳng

AB, BC,CD, DA lần lượt tại các điểm M, N, P,Q. Chứng minh rằng các tđường tròn (AQM), (BMN),
(CNP), (DP

cùng đi qua một điểm.

Thật kỳ lạ, ý tưởng trên tiếp tục được khai thác trong một bài toán thi IMO 2005, khác
chăng là thứ tự các đỉnh qua phép vị tự quay.

Ví dụ 3.3 (IMO 2005). Cho ABCD là tứ giác lồi với AD = BC và BC, AD không song
song. Gọi E, F là các điểm trên cạnh BC, AD tương ứng sao cho BE = DF. Đường thẳng
AC và BD cắt nhau tại P, đường thẳng BD và EF cắt nhau tại Q, đường thẳng EF và AC
cắt nhau tại R. Chứng minh rằng đường

tròn ngoại tiếp tam giác PQR đi qua một điểm cố định khác P.

Tóm tắt cách giải.

Xét phép vị tự quay

9
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC
𝑆(𝑆, 𝑘, 𝜑): 𝐷 → 𝐵
∶𝐴→𝐶
𝐷𝐹 𝐵𝐸
∶ 𝐹 → 𝐸 (𝑑𝑜 = 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑔𝑖ả 𝑡ℎ𝑢𝑦ế𝑡)
𝐴𝐹 𝐸𝐶
Theo định lý 26.6 thì điểm S là giao của hai đường tròn (DPA) và (BPC). Xét tứ giác
toàn phần DFRPAQ, thì theo mệnh đề 26.8, điểm S cũng thuộc đường tròn (PQR). Vì
(DPA) và (BPC) cố định nên S cố định. Bài toán được chứng minh.

Ý tưởng này tiếp tục được khai thác trong một bài toán thi quốc tế nữa, đó là IMO
2007, nhưng việc sử dụng tinh tế hơn.

Ví dụ 3.4 (IMO 2007). Cho hình bình hành ABCD. Gọi l là một đường thẳng đi qua A,
cắt cạnh BC và đường thẳng DC tại F,G. Gọi E là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
CFG. Chứng minh rằng nếu DCED nội tiếp thì l là phân giác D ÂB.

𝐵𝐹 𝐴𝐵 𝐷𝐶
Dấu hiệu nhận biết: = = a
𝐹𝐶 𝐶𝐺 𝐶𝐺

Chứng minh
𝐵𝐹 𝐴𝐵 𝐷𝐶
Ta có = = nên xét phép vị tự quay
𝐹𝐶 𝐶𝐺 𝐶𝐺

𝑆(𝑂, 𝑘, 𝜑): 𝐵 → 𝐷
∶𝐶→𝐺
∶ 𝐵𝐶 → 𝐷𝐺
𝐵𝐹 𝐷𝐶
∶ 𝐹 → 𝐶(𝐷𝑜 = )
𝐹𝐶 𝐶𝐺
∶ 𝐹𝐶 → 𝐶𝐺
∶ 𝐼 → 𝐽(𝑣ớ𝑖 𝐼, 𝐽 𝑙à 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 đ𝑖ể𝑚 𝐹𝐶 𝑣à 𝐶𝐺)
Ta có BI cắt DJ tại C. Theo định lý 26.6 thì tâm của phép vị tự quay trên là giao điểm thứ hai
của đường tròn (BDC) và đường tròn (CIJ). Nhưng hai đường tròn này cùng đi qua E (E ∈
(CIJ) vì CE chính là đường kính của đường tròn này). Do đó O ≡ E. Theo tính chất vị tự quay
thì EBD ∼ EFC, mà tam giác EFC cân tại E (EF = EC), nên tam giác EBD cân tại E.

10
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC
E ĈG = E B̂D (tứ giác ECDB nội tiếp)

= E D̂B (tam giác EBD cân tại E)

= E ĈB.

Do đó hai tam giác cân ECF và ECG bằng nhau, nên CF = CG, tức tam giác CFG cân tại C.
Suy ra

C F̂G = C ĜF.

Mà C F̂G = D ÂF (đồng vị) và C ĜF = B ÂF (so le trong) nên

B ÂF = D ÂF

hay AF là phân giác của góc B ÂD.


Chúng ta đã nghiên cứu qua các tính chất của phép vị tự. Vậy thì khi nào dùng phép vị tự
quay. Bất cứ khi nào ta thấy hai đường tròn cắt nhau cùng với một số đường thẳng đi qua
một trong các giao điểm, khi đó một phép vị tự quay có thể xem xét. Và ngược lại, các đường
thẳng nối các điểm tương ứng trong phép vị tự quay thông thường sẽ đi qua một giao điểm
của hai đường tròn.

3. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

Ví dụ 4.1 (IMO SHORTLIST 2006). Cho ngũ giác lồi ABCDE sao cho

B ÂC = C ÂD = D ÂE, C B̂A = D ĈA = E D̂A.

Gọi P là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng đường thẳng AP đi qua trung điểm
của CD. Dấu hiệu nhận biết: Hai tam giác ABC và ADE đồng dạng, P là giao điểm của
BD và CE.

Chứng minh.

Ta có hai tam giác ABC và ADE đồng dạng với nhau, nên tồn tại phép vị tự quay biến tam
11
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC
giác

ABC thành tam giác ADE.

1. Theo định lý 26.7.1 suy ra P là giao điểm thứ hai của hai đường tròn (ABC) và (ADE).

2. Theo giả thiết thì ba tam giác ABC, ACD, ADE đồng dạng nên

C B̂A = D ĈA, A D̂C = A ÊD.

Suy ra CD là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (ABC) và (ADE).

3. Vì AP là trục đẳng phương của (ABC) và (ADE) nên AP đi qua trung điểm của CD

Ví dụ 4.2 (USA TST 2007). Hai đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại P và Q. AC, BD tương
ứng là những dây cung của (O1) và (O2) sao cho đoạn thẳng AB và tia CD cắt nhau tại P. Tia
BD cắt đoạn AC tại X. Điểm Y nằm trên (O1) sao cho PY " BD. Điểm Z nằm trên (O2) sao cho
PZ " AC. Chứng minh rằng các điểm Q, X ,Y, Z cùng nằm trên một đường thẳng.

Dấu hiệu nhận biết: Các dây cung CD, AB đi qua một giao điểm P của hai đường tròn.

Chứng minh.

Theo định lý 26.7.2 thì do p ∈ CD,P ∈

AB nên xét phép vị tự quay tâm Q biến D → C, B → A. Theo định lý 26.6 thì Q lại nằm trên đường
tròn

(XPC). Gọi Y ′ , Z ′ lần lượt là giao điểm của XQ với (O1 ), (O2). Ta chứng minh Y ′ ≡ Y, Z ′ ≡ Z. Thật vậy

D X̂ Q = D ĈQ = P Ŷ ′ Q ⇒ PY ′ " DB ⇒ Y ′ ≡ Y ;

D P̂Z ′ = D Q̂X = D ĈA ⇒ PZ ′ " QC ⇒ Z ≡ Z ′ .

Ví dụ 4.3 (IMO SHORTLIST 2006). Trên các cạnh BC,CA, AB của tam giác ABC lấy các
điểm A1, B1,C1. Đường tròn ngoại tiếp các tam giác AB1C1, BC1A1 và BC1A1 cắt đường tròn

12
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC
ngoại tiếp tam giác ABC tại điểm thứ hai A2, B2,C2. Gọi A3, B3,C3 lần lượt là các điểm đối
xứng với A1, B1,C1 qua trung điểm của BC,CA,AB. Chứng minh rằng các tam giác A2B2C2
và A3B3C3 đồng dạng.

Dấu hiện nhận biết: Hai đường tròn (AC1B1) và (ABC) cắt nhau tại A2.

Chứng minh.

13
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

Ta có BC1 và CB1 cắt nhau tại A. Hai đường tròn (AC1B1) và (ABC) cắt nhau tại A2. Do đó
theo định lý 26.6 thì

S(A2, k, φ) : C1 → B1

: B → C.

Do đó hai tam giác ∆A2C1B ∼ ∆A2B1C. Dẫn đến

𝐴2 𝐶1 𝐶1 𝐵
=
𝐴2 𝐵1 𝐵1 𝐶

Do tính chất đối xứng mà C1B = AC3, B1C = AB3 nên

𝐴2 𝐶1 𝐴𝐶3
=
𝐴2 𝐵1 𝐴𝐵 3

Ngoài ra 𝐶1 𝐴2 𝐵1̂ ̂
= 𝐴𝐶3 𝐵3 nên ∆𝐴2 𝐶1 𝐵1 ~∆𝐴𝐶3 𝐵3 . Lại theo tính chất “theo cặp” của phép vị tự

quay, ta cũng có ∆𝐴2 𝐶1 𝐵1 ~∆𝐴2 𝐵𝐶. Từ đây suy ra:

∆𝐴2 𝐵𝐶~∆𝐴𝐵3 𝐶3 = 𝐴̂ ̂
2 𝐵𝐶 = 𝐴𝐵3 𝐶3

Tương tự thì

̂
𝐵𝐶 ̂ ̂ ̂ ̂ ̂
3 𝐴3 = 𝐵2 𝐴𝐶 . 𝐵2 𝐴𝐶 = 𝐵2 𝐵𝐶 → 𝐵𝐶3 𝐴3 = 𝐵2 𝐵𝐶 .

Từ đây dẫn đến

𝐵3̂ ̂
𝐶3 𝐴3 = 1800 − 𝐴𝐶 ̂ 0 ̂ ̂ 0 ̂ ̂
3 𝐵3 − 𝐵𝐶3 𝐴3 = 180 − 𝐴2 𝐵𝐶 − 𝐵2 𝐵𝐶 = 180 − 𝐵2 𝐴𝐴2 = 𝐴2 𝐶2 𝐵2

Chứng minh tương tự ta cũng có 𝐶3̂


𝐵3 𝐴3 = 𝐴2̂
𝐵2 𝐶2 . Chứng tỏ hai tam giác 𝐴2 𝐵2 𝐶2 𝑣à 𝐴3 𝐵3 𝐶3
đồng dạng.

Ví dụ 4.4 (PTNK TST 2013). Tam giác nhọn ABC có H là trực tâm và P là điểm di động bên
trong tam giác ABC sao cho B P̂C = B ĤC. Đường thẳng qua B và vuông góc với AB cắt PC tại
M, đường thẳng qua C và vuông góc với AC cắt PB tại N. Chứng minh trung điểm I của MN
luôn thuộc một đường thẳng cố định.
14
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

Dấu hiệu nhận biết: Các đường thẳng cùng đi qua điểm P là giao điểm của hai đường tròn (BHPC)
và (PNM).

Giải.

• Với giả thiết bài toán thì P ∈ (BHC). Vì các đường thẳng MC và NB cùng đi qua giao điểm
P của hai đường thẳng nên tồn tại phép vị tự quay biến M → C, N → B. Theo tính chất "đi
theo cặp", thì cũng có phép vị tự quay biến M → N,C → B. Theo định lý 26.6 thì tâm vị tự
quay trên là điểm E (giao điểm thứ hai của (BHPC) và (PNM).). Vậy đó phép vị tự quay
này biến
∆EMN → ∆ECB. Do đó trung điểm I của MN biến thành trung điểm T của BC.

• Gọi D là giao điểm của hai đường thẳng vuông góc trong đề bài thì H, T, D thẳng hàng
và D ∈(ABC).
• Ta có

̂ + 𝐵𝑃𝐶
𝑁𝑃𝐶 ̂ = 1800 ⇒ 𝑁𝑃𝐶
̂ + 𝐵𝐻𝐶
̂ =1800 .

Vì A + B ĤC = 1800 , dẫn đến N P̂C = A. Theo tính chất góc ngoài thì N D̂M = A. Từ đó suy ra
N D̂M = N P̂M hay D ∈ (PMN).

• Ta chứng minh E cố định. Thật vậy

(ED, EP) = (ND, NP) = (BH, BP)(so le trong) = (EH, EP).

Do đó E thuộc đoạn HD cố định. Vì E là giao điểm của HD (cố định) và (BHC) (cố định) nên
E cố định.
• Theo tính chất phép vị tự quay thì
𝐸𝑀 𝐸𝐶
(EM, EI) = (EC, ET) = ∝(cố định), = = 𝑘 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝐸𝐼 𝐸𝑇

Do đó phép vị tự quay
S (M, k, 𝜑) : M → I.

15
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

Vì M thuộc đường thẳng BD cố định nên I thuộc đường thẳng cố định.

Ví dụ 4.5 (VIETNAM TST 2009). Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi A1,
B1,C1 và A2, B2,C2 lần lượt là chân đường cao của tam giác ABC hạ từ các đỉnh A, B,C và các
điểm đối xứng với A1, B1,C1 qua trung điểm các cạnh BC,CA, AB. Gọi A3, B3,C3 lần lượt là
các giao điểm của các đường tròn ngoại tiếp các tam giác AB2C2, BA2C2,CA2B2 với (O).
Chứng minh rằng A1A3, B1B3,C1C3 đồng quy.

Dấu hiện nhận diện: Giả thiết tương tự bài 26.5

Giải.

Cách chứng minh bài này tương tự như bài 26.5. Vì BC2 cắt CB2 tại A và A3 là giao điểm thứ
hai của (AC1B2) với (ABC) nên

S(A3, k, 𝜑) : B → C

C2 → B2.

Do đó tam giác △ 𝐴3 𝐵2 𝐶2 ∼△ 𝐴3 𝐶𝐵. Và ta cũng có △ 𝐴3 𝐵𝐶2 ∼△ 𝐴3 𝐶𝐵2 nên

𝐴3 𝐵 𝐵𝐶2 𝐴3 𝐵 𝐴𝐶1
= , 𝐵𝐶2 = 𝐴𝐶1 , 𝐶𝐵2 = 𝐴𝐵2 ( 𝑡í𝑛ℎ đố𝑖 𝑥ứ𝑛𝑔) ⇒ =
𝐴3 𝐶 𝐶𝐵2 𝐴3 𝐶 𝐴𝐵1

Do đó dẫn đến △ 𝐴𝐵1 𝐶1 ∼△ 𝐴3 𝐶𝐵, dẫn đến

̂
𝐴𝐵 ̂
1 𝐶1 = 𝐴3 𝐶𝐵

̂
Vì 𝐵𝐶𝐵1 𝐶1 nội tiếp nên 𝐴𝐵 ̂
1 𝐶1 = 𝐴𝐵𝐶 . Vì vậy

̂ = 𝐴̂
𝐴𝐵𝐶 3 𝐶𝐵

16
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

̂ = 𝐴̂
Tứ giác AA3CB nội tiếp có 𝐴𝐵𝐶 3 𝐶𝐵 nên là hình thang cân. 𝐴1 là hình chiếu của A trên BC,

theo tính chất hình thang cân thì 𝐴3 𝐴1 đi qua trọng tâm G của tam giác ABC. Tương tự cho
B3B1,C3C1 cũng đi qua G. Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 4.6 (IMO SHORTLIST 2012). Cho tam giác nhọn ABC và các điểm D, E, F lần lượt
là chân đường cao hạ từ các đỉnh A, B,C tương ứng. Gọi I1, I2 lần lượt là tâm đường tròn nội
tiếp các tam giác AEF, BDF, và O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác
ACI1 và BCI2. Chứng minh I1I2 ⃦ O1O.

Dấu hiệu nhận biết: Hai tam giác chung đỉnh FEA và FBD đồng dạng.

Giải.

Dễ dàng có ∆FEA ∼ FBD. Do đó

S(F, k, 𝜑) : E → B

:A→D

: I1 → I2 .

Dẫn đến △ 𝐹𝐸𝐵 ∼ 𝐹𝐼1 𝐼2 . Ta có

̂
𝐴𝐼 ̂ ̂
1 𝐼2 = 𝐴𝐼1 𝐹 + 𝐹11 𝐼2

̂
𝐴𝐸𝐹
=900 + ̂
+ 𝐹𝐼1 𝐼2 ( Do 𝐼1 là tâm nội tiếp AFE)
2

𝐵
=900 + + 𝐹𝐸𝐵 ̂ = 𝐵 𝑣à 𝐹𝐼
̂ (𝐴𝐸𝐹 ̂ ̂
1 𝐼2 = 𝐹𝐸𝐵 do tam giác 𝐹𝐼1 𝐼2 và FEB đồng dạng.)
2

𝐵
̂ (do BE ⊥ AC)
=900 + + 900 − 𝐹𝐸𝐴
2

𝐵
̂2 .
= 1800 + − 𝐵 = 1800 − 𝐴𝐵𝐼
2

17
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

Do đó AI1I2B nội tiếp. Tương tự nếu ta gọi I3 là tâm nội tiếp tam giác CDE thì ta cũng chứng
minh được AI1I3C, BI2I3C nội tiếp. Hay I3 ∈ (O1), I3 ∈ (O2). Do đó CI3 là trục đẳng phương
của (O1), (O2) nên

CI3 ⊥ O1O2.

Dễ thấy AI1, BI2,CI3 đồng quy tại tâm nội tiếp I của tam giác ABC, và dễ dàng chứng minh

CI3 ⊥ I1I2.

Từ đó ta được O1O2 ⃦ I1I2

Ví dụ 4.7 (USA 2013). Trên các cạnh BC,CA, AB của tam giác ABC lấy các điểm P,Q, R. Đường
tròn ngoại tiếp các tam giác AQR, BRB và CPQ cắt AP tại điểm thứ hai X ,Y, Z tương ứng.
Chứng minh

𝑌𝑋 𝐵𝑃
=
𝑋𝑍 𝑃𝐶

Dấu hiệu nhận biết:Hai đường thẳng BC và YZ đi qua P là giao điểm của hai đường tròn.

Chứng minh.

Ba đường tròn (ARQ), (BPR), (CPQ) cắt nhau tại điểm O (Định lý Miquel). Ta có O là tâm
vị tự quay
S(O, k, 𝜑) : C → B

: Z → Y.

𝑋𝑌 𝑃𝐵
Do đó hai tam giác △ 𝑂𝐶𝐵 ∼ 𝑂𝑍𝑌. Do đó để có kết luận = của bài toán ta chỉ chứng minh
𝑋𝑍 𝑃𝐶

∆𝑂𝑋𝑌~∆𝑂𝑃𝐵. Thật vậy

̂ ≡ 𝑂𝑋𝐴
𝑂𝑋𝑌 ̂

̂ ( tứ giác AXIQ nội tiếp)


=𝑂𝑄𝐶

18
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

̂ ( tứ giác OQCP nội tiếp)


=𝑂𝑃𝐵

̂ = 𝑂𝐵𝑃
Và 𝑂𝑌𝑋 ̂ ( do hai tam giác ∆𝑂𝑋𝑌~∆𝑂𝑃𝐵).Vậy hai tam giác ∆𝑂𝑋𝑌~∆𝑂𝑃𝐵. Ta có điều
phải chứng minh.

Ví dụ 4.8 (USA TST 2006). Cho tam giác nhọn ABC với các đường cao AD, BE,CF và H là
trực tâm của tam giác. Đường tròn tâm O qua A, H cắt AB, AC một lần nữa tại các điểm Q và
P tương ứng.

𝐶𝑅 𝐸𝐷
Đường tròn ngoại tiếp tam giác OQP tiếp xúc với BC tại R. Chứng minh rằng =
𝐵𝑅 𝐹𝐷

Dấu hiệu nhận biết: Hai đường tròn (AFHE) và (AQHP) cắt nhau tại A.

Ta có hai đường tròn (HEF) và (HQP) cắt nhau tại A nên

S(A, k,𝜑) : 𝑄 → 𝐹

:𝑃 → 𝐸

:𝐻 → 𝐻

̂ .Vì (AQHP) tâm O nên 𝑄𝑂𝑃


̂ = 2𝐵𝐴𝐶
Vì (AFHE), tâm M trung điểm AH nên 𝐹𝑀𝐸 ̂ = 2𝐵𝐴𝐶
̂ . Do
̂ . Do đó hai tam giác cân FME và QOP đồng dạng. Do đó
̂ = 𝑄𝑂𝑃
đó 𝐹𝑀𝐸

S(A, k, 𝜑): M→ 𝑂.

̂ = 900 hay
̂ = 900 nên 𝐻𝐷𝑅′
Gọi S(A,k, 𝜑): D→ 𝑅′. Khi đó tam giác ∆𝐻𝑀𝑂~𝐻𝐷𝑅′ . Vì 𝑂𝑀𝐻
𝑅′ ∈ 𝐵𝐶. Ngoài ra bốn điểm F, M, E, D thuộc một đường tròn ( đường tròn Euler) nên Q, O, P,
R′ cũng cùng thuộc một đường tròn. Dẫn đến R≡ 𝑅′. Vì ba điểm M, H, D thẳng hàng nên O, H,
R cũng thẳng hàng. Ta có

̂ = 𝑃𝑄𝑅
𝐶𝑅𝑄 ̂ (Cùng bằng một nữa số cung PR)

̂ (Do tính chất phép vị tự quay)


=𝐸𝐹𝐷

̂ − 𝐵𝐹𝑅
=1800 − 𝐴𝐹𝐸 ̂ = 2(900 − 𝐶).
19
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

Dẫn đến tam giác CRP cân tại R nên CR= RP. Tương tự ta có BR = RQ. Mà △ 𝑄𝑃𝑅 ∼△ 𝐹𝐸𝐷(Do
tính chất phép vị tự quay) nên

𝐸𝐷 𝑃𝑅 𝐶𝑅
= =
𝐹𝐷 𝑄𝑅 𝐵𝑅

Kết thúc chuyên đề này, ta sẽ giải một bài toán, với quá trình suy ngược (Rất có thể đây là con
đường tác giả tạo ra bài toán đó). Và sự tiền ẩn của phép biến hình cho thấy mức độ khó của
bài toán.

BÀI TOÁN KẾT THÚC: Cho tam giác nhọn ABC, trực tâm H, trung điểm D của BC. E là hình
chiếu của A trên BC. Như ta đã biết H′, đối xứng của H qua BC, nằm trên (ABC).

1. Đường tròn (DEH′), đường kính DH′, CH′ tại M′, N′. Gọi Q là giao điểm thứ hai của (DEH′)
và (ABC).

2. Khi đó

S(Q, k, 𝜑): 𝑀′ → 𝐵

:𝑁′ →C

:𝐸 → 𝐴

:𝐷 → 𝐷′( D, H′, D′ thẳng hàng, do đó D, H′, D′,I thẳng hàng)

:𝐼 → 𝑂( I là tâm ngoại tiếp (DEH′) và O là tâm ngoại tiếp (ABC) hai tiếp tuyến tại
M′, N′ của (I)→ hai tiếp tuyến tại B, C của (O)).

:𝑇 → 𝑋 (T là giao của hai tiếp tuyến tại M′, N′ của (I) và O là giao của hai tiếp
tuyến tại B, C của (O)).

3 Gọi S là giao của XD′ với (ABC). Tứ giác điều hòa D′ BSC (vì hai tiếp tuyến tại B,C cắt nhau

tại X trên D′ S). Theo tính chất của tứ giác điều hòa thì D′ X là đường đối trung. Do D′ D′ là

đường trung tuyến nên X D̂′C = B D̂′ D, hay CS = BH ′ .

20
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

4 Dẫn đến ∆XSC = ∆XH ′ B nên XH ′ = XS, do đó H ′ , S đối xứng nhau qua XO, dẫn đến AS là
đường kính của (ABC).

5 Ta có S(Q, k, 𝜑) : T D̂E → X D̂′ A = S D̂A = 900 (do AS là đường kính). Nên T D̂E = 900 . Chứng
tỏ X ,T, D,O thẳng hàng.
ˆ
6 Ta có S(Q, k, 𝜑) : I T̂ D → OX D′ = O X̂ S = O
ˆX H ′ , mà hai góc I T̂ D và O
ˆX H ′ ở vị trí đồng vị nên

IT " XH ′ . Vậy IT là đường trung bình của tam giác DH ′ X nên T là trung điểm của DX .

7 Nếu B,C cố định, đường tròn (O) cố định thì D, X cố định, nên T cũng cố định theo. Do đó

bài toán trên cho A thay đổi và ẩn đi đường tròn (DEH ′ ) bởi đường tròn đối xứng với nó qua
BC thì ta có bài toán khó (được đánh giá là bài khó nhất trong lịch sử TST. Việc thực hiện chi
tiết dành cho học sinh.)
Ví dụ 4.9 (VIETNAM TST 2009). Trên mặt phẳng, cho đường tròn (O) và hai điểm cố định
B,C trên đường tròn này sao cho BC không là đường kính của (O). Gọi A là một điểm di động
trên đường tròn (O) và A không trùng với hai điểm B,C. Gọi D, K, J lần luợt là trung điểm của
BC,CA, AB và E, M, N lần luợt là hình chiếu vuông góc của A, B,C trên BC, DJ, DK. Chứng minh
rằng các tiếp tuyến tại M, N của đường tròn ngoại tiếp tam giác EMN luôn cắt nhau tại diểm T
cố dịnh khi điểm A thay đổi trên (O).

5. 10 BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 5.1 (ROMANIAN TST 1999). Hai đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại A và B. Một đường
thẳng l đi qua A, cắt lại hai đường tròn (O1) và (O2) tại C và D tương ứng. Gọi M, N lần lượt
là trung điểm của các cung BC, BD của hai đường tròn (O1) và (O2) (cung không chứa A). Gọi

K là trung điểm CD. Chứng minh M K̂N = 900 .

Chứng minh.
b

Gọi C′ , D′ là các điểm đối xứng của C, D qua M, N tương ứng. Khi đó

21
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 4. CÁC BÀI TOÁN OLYMPIC

CM = BM (giả thiết) = C′ M.

Do đó tam giác BCC′ vuông tại B. Tương tự tam giác BDD′ vuông tại D. Ta có

B M̂C + B ÂC = 1800 , B N̂D + B ÂD = 1800 , B ÂC + B ÂD = 1800

dẫn đến

B M̂C + B N̂D = 1800 ⇒ 2(B Ĉ′C + B D̂′ D)

⇒ B Ĉ′C + B D̂′ D = 900 ⇒ B Ĉ′C = B D̂D′ .

22
CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 5 10 BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Do đó ∆BC′C ∼ ∆BDD′ . Từ đó tồn tại phép vị tự quay

S(B, k, 900 ) : C →

C′

: D′ → D.

Dẫn đến CD′ ⊥ C′ D. Mà MK, NK là đường trung bình của tam giác AC′ D, DCD′ nên

MK ⃦C′ D, NK ⃦ CD′ . Từ đó ta được MK ⊥ NK.

Bài 5.2 (BANKAL 2009). Cho tam giác ABC. M, N là hai điểm trên AB,AC sao
cho MN song song với BC. BN cắt CM tại P. Đường tròn ngoại tiếp các tam giác
BMP và CNP cắt nhau tại P và Q. Chứng minh rằng B ÂQ = P ÂC.

Bài 5.3 (CHINA TST 2010). Cho tam giác nhọn ABC, AB > AC có I là tâm đường
tròn nội tiếp tam giác. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC, AB. Hai điểm D, E
lần lượt nằm trên hai cung AC và AB sao cho BD " IM,CE " IN. Đường thẳng qua I
song song với DE cắt BC tại P. Gọi Q là hình chiếu của P trên AI. Chứng minh Q
nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bài 5.4 (BA LAN 1999). Cho tam giác nhọn ABC có các đỉnh lần lượt nằm trên các
cạnh của tam giác A1B1C1 và A B̂C = Aˆ ̂ = 𝐴1̂
B C;𝐴𝐶𝐵 ̂ = 𝐶1̂
𝐶1 𝐵1 ;𝐶𝐴𝐵 𝐴1 𝐵1

Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC cách đều trực tâm hai tam
giác ABC và A1B1C1.

Bài 5.5 (IMO 2004). Cho tứ giác lồi ABCD, đường chéo BD không là phân giác
các góc A B̂C,C D̂A. Điểm P nằm trong tứ giác ABCD sao cho P B̂C = D B̂A; P D̂C =
B D̂A. Chứng minh rằng ABCD nội tiếp được nếu và chỉ nếu AP = CP.

Ths Trần Minh Hiền - Trường THPT chuyên Quang Trung 22


CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 5 10 BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 5.6 (IRAN TST 2010). Hai đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại P và K. XY
là tiếp tuyến chung gần P của hai đường tròn (X thuộc (O1) và Y thuộc (O2)). XP
cắt (O2) lần thứ

hai tại C; YP cắt (O1) lần thứ hai tại B. A là giao điểm của BX và CY . Gọi Q là
giao điểm thứ hai của hai đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABC và AXY . Chứng
minh rằng Q X̂ A = Q K̂P.

Bài 5.7. Cho hai đường tròn (O1) và (O2) cắt nhau tại A và B. Một cát tuyến thay
đổi qua A cắt (O1), (O2) tại D và E. Tiếp tuyến của (O1) tại D và tiếp tuyến của
(O2) tại E cắt nhau tại P. Chứng minh đường trung trực của BP luôn tiếp xúc với
một đường tròn cố định.

Bài 5.8 (CANADA 2013). Cho tam giác vuông ABC với C = 900 và G là trọng tâm
tam giác. P là điểm trên tia AG sao cho C P̂A = C ÂB và Q là điểm trên tia BG sao
cho C Q̂B = A B̂C. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp của hai tam giác AQG và BPG
cắt nhau tại một điểm trên cạnh AB.

Bài 5.9 (CANADA 2013). Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Trên
cạnh AB lấy điểm P sao cho B ÔP = A B̂C. Q là điểm trên cạnh AC sao cho C ÔQ =
A ĈB. Chứng minh rằng đường thẳng đối xứng với BC qua PQ tiếp xúc với đường
tròn ngoại tiếp tam giác APQ.

Bài 5.10 (VIETNAM TST 2009). Cho đường tròn (O) có đường kính AB và M là
một điểm bất kì nằm trong (O), M không nằm trên AB. Gọi N là giao điểm của phân

Ths Trần Minh Hiền - Trường THPT chuyên Quang Trung 22


CHUYÊN ĐỀ: PHÉP VỊ TỰ QUAY 5 10 BÀI TẬP LUYỆN TẬP

giác trong góc M của tam giác AMB với đường tròn (O). Đường phân giác ngoài
góc AMB cắt các đường thẳng NA, NB lần lượt tại P, Q. Đường thẳng MA cắt đường
tròn đường kính NQ tại R, đường thẳng MB cắt đường tròn đường kính NP tại S và
R, S khác M. Chứng minh rằng đường trung tuyến ứng với đỉnh N của tam giác
NRS luôn đi qua một điểm cố định khi M di động phía trong đường tròn.

Ths Trần Minh Hiền - Trường THPT chuyên Quang Trung 22

You might also like