You are on page 1of 2

ĐƯỜNG ĐỐI TRUNG

1. Các tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại B và C cắt nhau tại S. Chứng
minh AS là đường đối trung của tam giác ABC.
XB AB 2
2. Cho X là điểm trên đoạn thẳng BC sao cho  . Chứng minh AX là đường đối
XC AC 2
trung của tam giác ABC.
3. Giả sử E, F là các điểm lần lượt nằm trên AC, AB sao cho EF là đường đối song với cạnh
BC (nghĩa là AEF  ABC ). Chứng minh rằng nếu M là trung điểm của đoạn EF thì AM là
đường đối trung của tam giác ABC.
d  P, AB  AB
4. Chứng minh rằng nếu P là điểm sao cho  thì AP là đường đối trung.
d  P, AC  AC
5. Cho P là một điểm trong mặt phẳng chứa tam giác ABC. Đường thẳng qua P song song
với AC cắt BC, BA tại D, E và đường thẳng qua P song song với AB cắt CB, CA tại F,
G. Nếu D, E, F, G cùng nằm trên một đường tròn thì AP là đường đối trung.
6. P là điểm trong mặt phẳng chứa tam giác ABC. Đường đối song kẻ từ P đối với cạnh AC
cắt BC, BA tại D, E và đường đối song kẻ từ P đối với cạnh AB cắt CB, CA tại F, G.
Nếu D, E, F, G cùng nằm trên một đường tròn thì AP là đường đối trung.
7. Phân giác trong và ngoài của góc BAC cắt BC tại U và V. Đường tròn với đường kính
UV cắt đường tròn ngoại tiếp (O) của tam giác ABC tại điểm thứ hai là S. Chứng minh
AS là đường đối trung.
8. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu vuông góc của B, C lên AC, AB. M là trung điểm của BC
và AM cắt EF tại P. Nếu X là hình chiếu vuông góc của P lên BC thì AX là đường đối
trung.
9. Cho tam giác ABC, về phía ngoài tam giác dựng các hình vuông ACPQ, ABRS. Nếu X
là giao của PQ và RS thì AX là đường đối trung.
10.Đường trung trực của các đoạn thẳng AB, AC cắt đường cao kẻ từ đỉnh A lần lượt tại P
và Q. O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và J là tâm đường tròn ngoại tiếp
tam giác OPQ. Chứng AJ là đường đối trung.
11.Đường thẳng song song với BC cắt các đường thẳng AB và AC tại Y và Z. Gọi P là giao
của BZ và CY và (PBY) cắt (PCZ) tại điểm thứ hai là Q. Chứng minh AQ là đường đối
trung.
12.Hai đường tròn qua A và tiếp xúc với BC tại B và C cắt nhau tại điểm thứ hai là P. Nếu
Q là điểm đối xứng của P qua BC thì AQ là đường đối trung.
13.Đường tròn qua A, B tiếp xúc với AC và đường tròn qua A, C tiếp xúc với AB cắt nhau
tại điểm thứ hai là P. Chứng minh AP là đường đối trung. Nếu AP cắt đường tròn ngoại
tiếp tam giác ABC tại điểm thứ hai Q thì P là trung điểm của AQ.
14.Giả sử tam giác ABC nhọn. O là tâm đường tròn ngoại tiếp và D là hình chiếu của A lên
BC. Đường tròn (O’) có tâm trên đoạn AD, qua điểm A và tiếp xúc ngoài với (OBC) tại
X. Chứng minh AX là đường đối trung.
15.Gọi E, F là hình chiếu vuông góc của B, C lên AC, AB. M là trung điểm của BC. AM
cắt CF tại X và đường thẳng qua X song song với AC cắt BE tại Y. Chứng minh AY là
đường đối trung.
16.Cho N và L là trung điểm của AC và AB. Gọi D là hình chiếu của A lên BC. (BDL) và
(CDN) cắt nhau tại điểm thứ hai là P. Chứng minh AP là đường đối trung.
17.Phân giác trong của góc BAC cắt BC tại D và M là trung điểm của cung BAC của đường
tròn ngoại tiếp (O). Nếu MD cắt (O) tại điểm thứ hai X thì AX là đường đối trung.
18.Gọi M là trung điểm của đoạn BC. Trung trục của các đoạn thẳng AC và AB cắt AM lần
lượt tại B’, C’. Nếu A’ là giao của CB’ và BC’ thì AA’ là đường đối trung.
19.Gọi D, E, F lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, B, C trên BC, CA, AB và M, L là
các trung điểm của BC, BA. Nếu X là giao của DE và ML thì AX là đường đối trung và
BX || EF.
20.Cho tam giác ABC nhọn, trực tâm H. M là trung điểm của BC và AM cắt (HBC) tại P (P
nằm giữa A và M). BP và CP cắt AC và AB tại U và V. N là trung điểm của đoạn thẳng
UV và X là hình chiếu của N lên BC. Chứng minh AX là đường đối trung.
21.Cho M là trung điểm của BC và cho D là hình chiếu vuông góc của A lên BC. A’ là điểm
đối xứng của A qua M. P là hình chiếu của A lên A’B và Q là điểm đối xứng của P qua
B. Nếu T là giao của CQ và DA’ thì AT là đường đối trung.
22.Cho M là điểm nằm trong tam giác ABC sao cho MCB   MBA
  MAC và M là trung điểm
của cạnh AB. Nếu P là giao điểm của CL và BM thì AP là đường đối trung.
23.Gọi  OB  ,  OC  lần lượt là đường tròn mixilinear của tam giác ABC tương ứng với các
đỉnh B, C.  OB  ,  OC  lần lượt tiếp xúc với  ABC  tại B’, C’. Đường thẳng BB’ cắt  OB 
tại điểm thứ hai B”, đường thẳng CC’ cắt  OC  tại điểm thứ hai C”. Tiếp tuyến của  OB 
tại B” và tiếp tuyến của  OC  tại C” cắt nhau tại P. Chứng minh AP là đường đối trung.
24.Cho P là điểm thay đổi trên cạnh BC. Gọi B’, C’ là các điểm lần lượt trên cạnh AC, AB
sao cho PB’ || AB, PC’ || AC. Đường tròn (AB’C’) đi qua hai điểm cố định A và Q.
Chứng minh AQ là đường đối trung.
25. Cho P là điểm tùy ý trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Tiếp tuyến tại B, C của
(ABC) cắt đường thẳng AP lần lượt tại M, N. Gọi S là giao điểm của CM và BN, PS cắt
BC tại X. Chứng minh AX là đường đối trung.
26.Gọi E là hình chiếu vuông góc của B lên AC, F là hình chiếu vuông góc của C lên AB
và Y, Z lần lượt là trung điểm của CE, BF. P là điểm bất kì trên đường trung trực của
cạnh BC. Đường thẳng qua B vuông góc với PZ cắt đường thẳng qua C vuông góc với
PY tại Q. Chứng minh AQ là đường đối trung.
27.Gọi U, V là hai điểm trên cạnh BC sao cho AU và AV là hai đường đẳng giác của góc
BAC. Một đường tròn qua U, V và tiếp xúc với (O) tại X (X, A nằm khác phía so với
đường thẳng BC). Chứng minh AX là đường đối trung.
28.Đường tròn A-mixtilinear incircle và A-mixtilinear excircle tiếp xúc với (ABC) lần lượt
tại X, Y. Nếu tiếp tuyến tại X của (ABC) cắt tiếp tuyến tại Y của (ABC) tại S. Chứng
minh AS là đường đối trung.

========================= Hết==========================

You might also like