You are on page 1of 2

PHÉP NGHỊCH ĐẢO Phạm Xuân Hiếu - CTB

1. LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa:
1. Cho một điểm O cố định và một số thực k ≠ 0 bất kỳ. Phép nghịch đảo cực O
phương tích k là một phép biến hình biến mỗi điểm M ≠ O thành điểm N sao cho
OM . ON =k . Nếu điểm M trùng O thì N sẽ biến thành điểm vô cực.
2. Điểm N được gọi là ảnh của M qua phép nghịch đảo cực O phương tích k .
3. Ký hiệu: f kO : M → N hay f kO ( M ) =N .
4. Lưu ý rằng: qua phép nghịch đảo này ta cũng có N biến thành M nên ta thường
viết: f kO : M ↔ N . Do đó, phép nghịch đảo có tính bảo giác.
5. Cho hình (H ). Tập hợp ( H ' )= { N| N =f kO ( M ) ∀ M ∈(H )} là ảnh của (H) qua O.
6. Nghịch đảo qua đường tròn tâm O, bán kính k là phép nghịch đảo tâm O , phương
tích k 2.
1.2. Tính chất:
1. Tích của 2 phép nghịch đảo cùng tâm (O), phương tích lần lượt là k và k ' là phép
k'
vị tự tâm O tỉ số k .
Chứng minh: Giả sử phép nghịch đảo f kO ( M ) =N và f kO' ( N )=P
Ta có: OM . ON =k và ON .OP=k ' .
OP k '
Chia 2 đẳng thức trên, ta được = =k ' ' nói cách khác là: V ko ' ' : M → P (đpcm).
OM k
2. Giả sử f kO ( A )= A ' , f kO ( B )=B ' . Khi đó A , A ' , B , B ' đồng viên
(Tính chất này hiển nhiên do phương tích.)
AB
3. Giả sử f kO ( A )= A ' , f kO ( B )=B ' . Khi đó ta có A ' B'=¿ k∨
OA .OB .
4. Cho 2 điểm A , B là ảnh của nhau qua phép nghịch đảo qua đường tròn ( O , √|k|) . Khi
đó mọi đường tròn đi qua A , B đều trực giao với (O).
5. Cho đường tròn ( O , √|k|). 2 đường tròn (J ),(K ) bất kỳ đều trực giao với (O), đồng
thời (J ) giao (K ) tại A , B . Khi đó A , B là ảnh của nhau qua phép nghịch đảo qua
đường tròn ( O , √|k|) .
6. Mọi đường tròn trực giao với đường tròn nghịch đảo đều bất biến qua phép
nghịch đảo.
1.3. Ảnh của đường thẳng, đường tròn qua phép nghịch đảo:
1. Qua phép nghịch đảo, ảnh của đường thẳng đi qua tâm nghịch đảo là chính nó,
ảnh của đường thẳng không đi qua tâm nghịch đảo là 1 đường tròn đi qua tâm
nghịch đảo.
2. Qua phép nghịch đảo, đường tròn đi qua tâm nghịch đảo biến thành đường thẳng
và đường tròn không đi qua tâm biến thành đường tròn khác cũng không đi qua
tâm.
1.4. Tính bảo toàn của phép nghịch đảo:
1
PHÉP NGHỊCH ĐẢO Phạm Xuân Hiếu - CTB
1. Phép nghịch đảo bảo toàn góc giữa 2 đường cong
2. Phép nghịch đảo bảo toàn tỉ số đơn, tỉ số kép
1.5. Ảnh của một số hình vẽ qua phép nghịch đảo:
1. Ảnh của bộ điểm cùng thuộc 1 đường tròn có tâm nghịch đảo là 1 điểm cũng nằm
trên đường tròn đó là một bộ điểm thẳng hàng, gọi đường thẳng đi qua các điểm
đó là d. Ngoài ra qua phép nghịch đảo trên, tâm đường tròn đó biến thành điểm
đối xứng của tâm nghịch đảo qua đường thẳng d.
2. Ảnh của bộ đường thẳng đồng quy qua phép nghịch đảo có tâm không nằm trên
các đường thẳng đó là một bộ đường tròn đồng trục. Bộ đường tròn đồng trục
này đồng quy tại 2 điểm, một điểm là tâm nghịch đảo, một điểm là ảnh của điểm
đồng quy ban đầu của bộ đường thẳng đó qua phép nghịch đảo.
3. Ảnh của 2 đường tròn tiếp xúc nhau qua phép nghịch đảo có tâm là tiếp điểm của
2 đường tròn là 2 đường thẳng song song. Nếu chọn tâm nằm trên một trong 2
đường tròn nhưng không phải tiếp điểm, ảnh thu được là một đường thẳng tiếp
xúc với 1 đường tròn.
2. BÀI TẬP
Bài 1: Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I ) . (I ) tiếp xúc BC , CA , ABlần lượt tại
D , E , F . Gọi H là trực tâm của tam giác ABC . Chứng minh rằng H , I , O thẳng hàng.
Bài 2: Gọi P là điểm nằm trong ∆ ABC sao cho ∠ APB−∠ ACB=∠ APC −∠ ABC . Gọi D,E lần
lượtlà tâm đường tròn nội tiếp của tam giác APB và APC . Chứng minh rằng
AP, BD , CE đồng quy.
Bài 3: Cho nửa đường tròn tâm O, bán kính AB. Đường thẳng d bất kỳ cắt (O) tại C , D
cắt AB tại M . (OAB) cắt (OCD) tại K ≠O . Chứng minh rẳng ∠ MKO=90° .
Bài 4: Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Lấy điểm M nằm trong (O). Các đường thẳng
S A ' B ' C ' M A ' . M B' . MC '
MA , MB , MC cắt( O ) tại A , B ,C . Chứng minh rằng
' ' '
=
S ABC MA . MB . MC
Bài 5: Cho ∆ ABC có (I ,r ) nội tiếp, tiếp xúc với các cạnh AB , BC , CA tại C 1 , B1 , A1 . Các
đường thẳng A A1 , B B1 , C C 1 cắt (I ,r ) lần lượt tại A2 , B 2 , C2 . Gọi M , N , P lần lượt là
trung điểm các cạnh B1 C 1 ,C 1 A 1 , A 1 B1 . Chứng minh rằng ( A1 A2 M ), ( B1 B2 N ), ( C 1 C 2 P ) cùng
đi qua I.
Bài 6: Cho A , B ,C , D phân biệt nằm trên cùng một đường thẳng theo thứ tự. Các
đường tròn đường kính AC , BD cắt nhau tại X , Y . Gọi Z là giao điểm của XY và BC .
Đường thẳng CP cắt đường tròn đường kính AC tại M, BP cắt đường tròn đường
kính BD tại N. Chứng minh rằng AM, DN, XY đồng quy.

You might also like