You are on page 1of 25

Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Tóm tắt nội dung

Phép nghịch đảo là một trong những phép biến hình quan trọng trong hình học phẳng. Đây là một phép
biến hình rất mạnh, giúp cho bài toán trở nên đơn giản hơn, lời giải xúc tích hơn. Trong bài viết này tôi
sẽ nhắc lại cho bạn đọc định nghĩa của phép nghịch đảo, một số bài toán ứng dụng và một số bài tập
dành cho bạn đọc. Mong bài viết sẽ có ích cho bạn đọc có niềm đam mê với hình học phẳng nói chung
và phép nghịch đảo nói riêng. Tuy vậy, bài viết được hoàn thành trong thời gian ngắn nên có thể có sai
sót, có thể chưa đầy đủ nên mong bạn đọc thông cảm.
1. Cơ sở lý thuyết
1.1 Đinh nghĩa
1. Nghịch đảo
− Cho một điểm O cố định và một số thực k bất kỳ. Phép nghịch đảo cực O , phương tích k là một
phép biến hình biến mỗi điểm M ̸= I thành điểm M ′ sao cho OM · OM ′ = k. Nếu điểm M trùng O thì M
sẽ biến thành điểm vô cực.
Điểm M ′ được gọi là ảnh của M qua phép nghịch đảo cực O , phương tích k.
k k
Ký hiệu: I O : M 7→ M ′ hay I O (M) = M′
k
Lưu ý rằng qua phép nghịch đảo này ta cũng có M ′ biến thành M nên ta thường viết: I O : M ↔ M ′ . Do
đó, phép nghịch đảo có tính bảo giác.
k k
Cho hình (H ). Tập hợp(H ′ ) = { M ′ | M ′ = I O ( M ) ∀ M ∈ ( H )} là ảnh của ( H ) qua I O
2. Nghịch đảo qua đường tròn
− Nghịch đảo qua đường tròn tâm O , bán kính k là phép nghịch đảo tâm O , phương tích k2
1.2 Tính chất cơ bản
Nếu không nói gì thêm, ta quy ước ảnh của điểm X qua phép nghịch đảo là điểm X ′
k
p
Tính chất 1: Qua phép nghịch đảo I O ,tập hợp các điểm bất động là đường tròn tâm I , bán kính | k |.
Đường tròn này được gọi là đường tròn nghịch đảo
Chứng minh:
k
p p
Xét 1 điểm M bất kỳ trên đường tròn trên. ta có: I M · I M = | k| ·
| k| = k ⇒ I O (M) = M
k ′2
p
Bây giờ xét các điểm M sao cho I O ( M ) = M . Ta có I M · I M = k ⇒ I M = k ⇒ I M ′ = k
′ ′ ′ ′ ′
p
⇒ M ∈ ( I, | k|)
Suy ra đpcm.

Tính chất 2: Tích của 2 phép nghịch đảo cùng tâm (O ), phương tích lần lượt là k và k′ là phép vị
k′
tự tâm O tỉ số k
Chứng minh:
k k
Giả sử phép nghịch đảo I O ( M ) = M ′ và I O ( M ′ ) = M ′′
k k
Ta có OM · OM ′ = k( I O ( M ) = M ′ ) và OM ′ · OM ′′ = k′ ( I O ( M ′ ) = M ′′ )
OM ′′ k′
Chia 2 đẳng thức trên, ta được OM = k (đpcm).
Từ đây ta suy ra hệ quả sau:
Hệ quả: Hình dạng của một hình qua phép nghịch đảo chỉ phụ thuộc vào tâm nghịch đảo, không phụ
thuộc vào phương tích

I love geometry 1
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

k k
Tính chất 3: Giả sử I O ( A) = A′, IO (B) = B′ . Khi đó A, A ′ , B, B′ đồng viên
Tính chất này hiển nhiên do phương tích

k
Tính chất 4: Giả sử I O k
( A) = A′, IO (B) = B′ . Khi đó ta có A ′ B′ = | k| O AAB
·OB
Chứng minh:
- Trường hợp O, A, B thẳng hàng:
Ta có O A · O A ′ = OB · OB′ nên:
k
A ′ B′ = OB′ − O A ′ = − k = k O A −OB = k BA
OB OA O A ·OB O A ·OB
Do đó, A ′ B′ = | k| BA
O A ·OB
- Trường hợp O, A, B không thẳng hàng:
OA OB′
Ta có OB = O A ′ nên △O AB ∼ △OB′ A ′
′ ′
q q q
A′ ′
O A ′ ·OB′ O A ′ ·O A ·OB′ ·OB k2
Suy ra AABB
= OOB = OB
OA = O A ·OB = O A 2 ·OB2
= O A 2 ·OB2
= O A|k·OB
|

Suy ra đpcm
p
Tính chất 5: Cho 2 điểm A, B là ảnh của nhau qua phép nghịch đảo qua đường tròn (O ; | k|). Khi đó
mọi đường tròn đi qua A, B đều trực giao với (O ).
p
Tính chất 6: Cho đường tròn (O ; | k|). 2 đường tròn ( J ), (K ) bất kỳ đều trực giao với (O ), đồng thời
p
( J ) giao (K ) tại A, B. Khi đó A, B là ảnh của nhau qua phép nghịch đảo qua đường tròn (O ; k).
Tính chất 7: Mọi đường tròn trực giao với đường tròn nghịch đảo đều bất biến qua phép nghịch đảo.
Bạn đọc tự chứng minh 3 tính chất này.
Ta sang các tính chất quan trọng của phép nghịch đảo

I love geometry 2
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

1.3 Ảnh của đường thẳng, đường tròn qua phép nghịch đảo
Tính chất 8: Qua phép nghịch đảo, ảnh của đường thẳng đi qua tâm nghịch đảo là chính nó, ảnh của
đường thẳng không đi qua tâm nghịch đảo là 1 đường tròn đi qua tâm nghịch đảo
Chứng minh:
Xét đường thẳng d bất kỳ trong mặt phẳng
Ta xét 2 trường hợp:
- Trường hợp d đi qua O : Hiển nhiên đúng vì với mỗi điểm thuộc d thì sẽ biến thành một điểm khác
thuộc d
- Trường hợp d không đi qua O :

Lấy 2 điểm A, B cố định trên d và điểm C di động trên d .


Xét phép nghịch đảo cực O , phương tích k:
A ↔ A ′ , B ↔ B′ , C ↔ C ′
Theo tính chất 3 ta có A, A ′ , B, B′ đồng viên, B, B′ , C, C ′ đồng viên, C, C ′ , A, A ′ đồng viên
Ta có: ∠ A ′ B′ C ′ + ∠ AOC = ∠ A ′ B′ O + ∠C ′ B′ O + ∠ AOC = ∠O AB + ∠OCB + ∠ AOC = 180◦ ⇒ A ′ , B′ , C ′ , O
đồng viên, mà A, B cố định nên A ′ , B′ cố định
Suy ra (O A ′ B′ ) cố định, mà C ′ thuộc (O A ′ B′ ) nên ta có đpcm

Tính chất 9: Qua phép nghịch đảo, đường tròn đi qua tâm nghịch đảo biến thành đường thẳng và
đường tròn không đi qua tâm biến thành đường tròn khác cũng không đi qua tâm
Chứng minh:
- Nếu đường tròn đi qua tâm: hiển nhiên vì tính bảo giác của phép nghịch đảo
- Nếu đường tròn không đi qua tâm:

I love geometry 3
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Lấy 3 điểm A, B, C cố định trên đường tròn, điểm D di động trên đường tròn.
Xét phép nghịch đảo tâm O , phương tích k: A ↔ A ′ , B ↔ B′ , C ↔ C ′ , D ↔ D ′
Do đó theo tính chất 3, A, A ′ , B, B′ đồng viên và C, D, C ′ , D ′ đồng viên
Ta có:
∠D ′ A ′ B′ + ∠D ′ C ′ B′ = ∠OBA + ∠ODC = ∠OBA + ∠ ABC = 180◦ ⇒ A ′ , B′ , C ′ , D ′ đồng viên. Từ đây suy
ra đpcm

I love geometry 4
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

1.4 Tính bảo toàn của phép nghịch đảo


Trước khi tìm hiểu tính bảo toàn của phép nghịch đảo, ta cùng đi qua một số định nghĩa Định nghĩa
1:(góc giữa 2 đường thẳng) Cho 2 đường thẳng d1 và d2 . Đặt ∠(d1 , d2 ) là góc giữa 2 đường thẳng
d 1 và d 2 Ta định nghĩa góc giữa 2 đường thẳng như sau:

• Nếu d 1 // d 2 hoặc d 1 ≡ d 2 thì ∠( d 1 , d 2 ) = 0◦

• Nếu d 1 cắt d 2 thì ∠( d 1 , d 2 ) bằng góc nhỏ nhất trong 4 góc tạo thành

Định nghĩa 2:(góc giữa đường thẳng và đường tròn) Cho đường tròn (O ) và đường thẳng d cắt
(O ) tại M . Góc giữa đường thằng d và đường tròn (O ) là góc giữa tiếp tuyến tại M của (O ) và đường
thẳng d

I love geometry 5
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Định nghĩa 3: Cho 2 đường tròn (O1 ) và (O2 ) cắt nhau tại giao điểm thứ nhất là A . Góc giữa 2 đường
tròn (O1 ) và (O2 ) được định nghĩa là góc giữa 2 tiếp tuyến tại A của (O1 ) và (Æ2 )

−Chú ý:
- Nếu (O1 ) và (O2 ) tiếp xúc nhau, góc giữa 2 đường tròn này bằng 0◦
- Nếu góc giữa 2 đường tròn này bằng 90◦ , thì ta nói 2 đường tròn này trực giao với nhau.

Định nghĩa 4: Cho 2 đường cong C1 và C2 cắt nhau tại điểm A mà tại đó chúng có tiếp tuyến.
Ta gọi góc giữa 2 tiếp tuyến đó là góc giữa 2 đường cong C1 và C2 tại điểm A

Định nghĩa 5: Khi góc giữa 2 đường cong tại điểm A bằng 90◦ , ta nói 2 đường cong đó trực giao tại A .

Bây giờ ta cùng đến với tính bảo giác của phép nghịch đảo.

I love geometry 6
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Tính chất 10: Phép nghịch đảo bảo toàn góc giữa 2 đường cong
Tính chất 11: Phép nghịch đảo bảo toàn tỉ số đơn, tỉ số kép
Bạn đọc tự chứng minh 2 tính chất này.
Cuối cùng là ảnh của một số hình vẽ qua phép nghịch đảo
1.5 Ảnh của một số hình vẽ qua phép nghịch đảo

• Ảnh của bộ điểm cùng thuộc 1 đường tròn có tâm nghịch đảo là 1 điểm cũng nằm trên đường tròn
đó là một bộ điểm thẳng hàng, gọi đường thẳng đi qua các điểm đó là d . Ngoài ra qua phép nghịch
đảo trên, tâm đường tròn đó biến thành điểm đối xứng của tâm nghịch đảo qua đường thẳng d

• Ảnh của bộ đường thẳng đồng quy qua phép nghịch đảo có tâm không nằm trên các đường thẳng
đó là một bộ đường tròn đồng trục. Bộ đường tròn đồng trục này đồng quy tại 2 điểm, một điểm
là tâm nghịch đảo, một điểm là ảnh của điểm đồng quy ban đầu của bộ đường thẳng đó qua phép
nghịch đảo

• Ảnh của 2 đường tròn tiếp xúc nhau qua phép nghịch đảo có tâm là tiếp điểm của 2 đường tròn là
2 đường thẳng song song. Nếu chọn tâm nằm trên một trong 2 đường tròn nhưng không phải tiếp
điểm, ảnh thu được là một đường thẳng tiếp xúc với 1 đường tròn

• Ảnh của 2 đường tròn trực giao qua phép nghịch đảo có tâm là giao điểm của 2 đường tròn trên là
2 đường thẳng vuông góc. Nếu chọn tâm nằm trên một trong 2 đường tròn nhưng không phải giao
điểm, ảnh thu được là một đường thẳng đi qua tâm 1 đường tròn

I love geometry 7
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

2. Các ví dụ
2.1 Nghịch đảo thường
Trước tiên, ta quay lại 1 ví dụ quen thuộc.
Ví dụ 1: Cho tam giác ABC nội tiếp (O ), đường cao BE, CF . Chứng minh rẳng O A ⊥ EF
Lời giải:

Xét phép nghịch đảo cực A phương tích AF.AB: B ↔ F, C ↔ E, EF ↔ ( ABC ), AO ↔ AO


Vì AO đi qua tâm ( ABC ) nên ảnh của chúng qua phép nghịch đảo trực giao với nhau, tứ là, AO ⊥ EF

Ví dụ 2:(Định lý Ptolemy) Chứng minh rằng A, B, C, D cùng thuộc 1 đường tròn khi và chỉ khi ta
có thể chon các dấu "+" hoặc "-" sao cho AC · BD ± AD · BC ± AB · CD = 0
Lời giải:

I love geometry 8
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Xét phép nghịch đảo tâm D phương tích k bất kì:


A ↔ A ′ , B ↔ B′ , C ↔ C ′
Để chứng minh A, B, C, D đồng viên thì ta chứng minh A ′ , B′ , C ′ thẳng hàng
Hay ta phải chứng minh:
A ′ B′ ± B′ C ′ ± A ′ C ′ = 0 (1)
Theo tính chất 4 thì (1) tương đương:
| k| D AAB
·DB
± | k| DBBC
·DC
AC
± | k| D A.DC =0
Nhân cả 2 vết cho D A · DB · DC , ta thu được AC · BD ± AD · BC ± AB · CD = 0, đpcm.

I love geometry 9
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Ví dụ 3: Cho tam giác ABC nội tiếp (O ), ngoại tiếp ( I ). ( I ) tiếp xúc BC, C A, AB tại D, E, F . Gọi H là
trực tâm của tam giác ABC . Chứng minh rằng H, I, O thẳng hàng
Lời giải:

Xét phép nghịch đảo qua đường tròn ( I ):


A ↔ A ′ , B ↔ B′ , C ↔ C ′ . Do đó ( ABC ) ↔ ( A ′ B′ C ′ ), suy ra I, T, O thẳng hàng
Lưu ý rằng A ′ là trung điểm EF , B′ là trung điểm DF , C ′ là trung điểm DE do đó ( A ′ B′ C ′ ) là đường
tròn Euler của △DEF . Suy ra H, T, I thẳng hàng. Mà I, T, O thẳng hàng nên H, I, O thẳng hàng

I love geometry 10
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Ví dụ 4:(IMO 1996, problem 2) Gọi P là điểm nằm trong tam giác ABC sao cho ∠ APB − ∠ ACB =
∠ APC − ∠ ABC . Gọi D, E lần lượtlà tâm đường tròn nội tiếp của tam giác APB và APC . Chứng minh
rằng AP, BD, CE đồng quy
Lời giải:

Nghịch đảo tâm A phương tích k bất kỳ: B ↔ B′ , C ↔ C ′ , P ↔ P ′


∠ APB − ∠ ACB = ∠ APC − ∠ ABC
⇔ ∠ AB′ P ′ − ∠ AB′ C ′ = ∠ AC ′ P ′ − ∠ AC ′ B′
⇔ ∠P ′ B′ C ′ = ∠P ′ C ′ B′ , suy ra PB′ = PC ′
AB AC AP ′ AP ′
Để chứng minh AP, BD, CE đồng quy, ta chứng minh BP = CP , hay P′B = P′C , hiển nhiên đúng! Ta
có đpcm.

I love geometry 11
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Ví dụ 5: Cho nửa đường tròn tâm O , bán kính AB. Đường thẳng d bất kỳ cắt (O ) tại C, D , cắt AB tại
M . (O AB) cắt (OCD ) tại K khác O . Chứng minh rẳng ∠ MKO = 90◦
Lời giải:

AD cắt BC tại T .
Xét phép nghịch đảo qua đường tròn (O ):
Vì A, B, C, D cùng thuộc đường tròn (O ) nên A, B, C, D biến thành chính nó. Và do AB đi qua O nên
AB ↔ AB. CD không đi qua O , nên CD ↔ (OCD ). Vì M = AB ∩ CD , nên ảnh của M qua phép nghịch
đảo là M ′ = AB ∩ (OCD ). Vì K = (O AC ) ∩ (OBD ), nên ảnh của K qua phép nghịch đảo là K ′ = AC ∩ BD ,
và K ′ chính là trực tâm của △T AB Ngoài ra, ta cũng có M ′ ∈ (OCD ) chính là đường tròn Euler của
△T AB, nên M ′ là chân đường cao hạ từ T xuống AB, suy ra T, K ′ , M ′ thẳng hàng
Suy ra ∠OK M = ∠OM ′ K ′ = 90◦ , đpcm.
Nhận xét: Thông thường, ta sẽ nghịch đảo với tâm là điểm "bận rộn". Chẳng hạn như ví dụ trên, điểm
bận rộn là điểm O

I love geometry 12
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

2.2 Phép nghịch đảo đối xứng


Ngoài phép nghịch đảo thường ta còn có thể kết hợp với phép đối xứng trục để được phép biến hình tốt
hơn
Ta minh họa ý tưởng như sau: Cho tam giác ABC nội tiếp (O ). Xét phép nghịch đảo cực A , phương tích
k bất kỳ:
I kA : B ↔ B′ , C ↔ C ′ , (O ) ↔ B′ C ′

Vì phép nghịch đảo không phụ thuộc vào phương tích, nên ta chọn k = AB.AC . Bây giờ kết hợp với phép
đối xúng qua phân giác góc A , ký hiệu R l A :
Ω = Rl A ◦ I A
AB.AC
: B ↔ C . Do đó (O ) ↔ BC .
Tùy vào bài toán việc chọn k sẽ khác nhau. Phổ biến nhất là k = AB · AC và k = 21 AB · AC
Bây giờ ta xét k = AB · AC trước.

I love geometry 13
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

2.2.1 k = AB · AC
Nếu không có chú thích gì thêm, quy ước Ω là hợp của I AAB.AC với phép đối xứng qua phân giác
∠BAC
Tính chất:
Xét tam giác ABC nội tiếp (O ). Khi đó ta có: 1. Ω : B ↔ C ⇒ ( ABC ) ↔ BC 2. Kẻ đường cao AD
của tam giác ABC , đường kính AK của (O). Khi đó Ω : D ↔ K
3. Gọi ω1 là đường tròn nội tiếp, ω2 là đường tròn A − mixtil inear bàng tiếp của tam giác ABC . Khi
đó Ω : ω1 ↔ ω2
4. Gọi ω3 là đường tròn bàng tiếp góc A , ω2 là đường tròn A − mixtil inear nội tiếp của tam giác
ABC . Khi đó Ω : ω3 ↔ ω4 5. Phân giác góc ∠BAC cắt BC tại D , cắt lại (O ) tại E , khi đó: Ω : D ↔ E
6. Gọi H là trực tâm tam giác ABC . Khi đó: Ω : (BOC ) ↔ (BHC )
Ta xét một số bài toán:

Ví dụ 6:Cho tam giác ABC nội tiếp (O ). Gọi T là tiếp điểm của ω- A − mixtil inear nội tiếp với
(O ), L là tiếp điểm của ( J )-đường tròn bàng tiếp góc A với BC . Chứng minh rằng AT, AL đẳng giác
trong ∠BAC
Lời giải:

Xét phép biến hình Ω:


Ω : ω ↔ ( J ), suy ra T ↔ L hay AT, AL đẳng giác trong ∠BAC

I love geometry 14
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Ví dụ 7:(Russia 2009) Cho tam giác ABC nội tiếp ω. Phân giác góc A cắt BC tại D , cắt lại ω tại E .
Đường tròn đường kính DE cắt lại ω tại F . Chứng minh rẳng AF là đường đối trung của tam giác ABC
Lời giải:

Xét phép biến hình Ω:


Ω : D ↔ E, (DE ) ↔ (DE )(vì đường tròn đường kính DE không đi qua A), ( ABC ) ↔ BC, F = ( ABC )∩(DE ) ↔
M = BC ∩ (DE ) = Trung điểm BC , suy ra đpcm

I love geometry 15
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Ví dụ 8: (Crux Mathematicorum, 4037) Trong tam giác nhọn, không cân ABC , gọi H , M lần lượt
là trực tâm của △ ABC , trung điểm BC. Phân giác góc ∠BAC cắt BC tại D , cắt lại (O ) tại E . Kẻ
HK ⊥ AM (K ∈ AM ), S là giao điểm khác E của ( ABC ) và (DEM). Chứng minh rẳng ASDK nội tiếp.

Thực chất đường tròn này chính là đường tròn A − A pollonius của tam giác ABC . Xin giới thiệu một
cách chứng minh bằng nghịch đảo.
Lời giải:
Gọi M là trung điểm BC . Ta có K là điểm A − Humpt y của tam giác ABC . Do đó ( AK B), ( AK C ) tiếp
xúc với BC Xét phép biến hình Ω:
Ω : B ↔ C, S ↔ M, ( ABC ) ↔ BC . Vì ( AK B) tiếp xúc với BC và đi qua B, đường tròn này biến thành
đường tròn tiếp xúc với (O ) và đi qua C , đó chính là tiếp tuyến tại C của (O ). Chứng minh tương tự ta
cũng có ( ABK ) ↔ tiếp tuyến tại B của (O ). Gọi K ′ là giao 2 tiếp tuyến này. Qua phép biến hình này, ta
có: K = ( ABK ) ∩ ( ACK ) ↔ K ′ = tiếp tuyến tại B của (O ) ∩ tiếp tuyến tại C của (O )
Để chứng minh AK DS nội tiếp, ta chứng minh M, E, K ′ thẳng hàng, nhưng điều này là hiển nhiên! Ta
có đpcm.

I love geometry 16
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

2.2.2 k = 21 AB · AC
1
AB· AC
Nếu không chú thích gì thêm, quy ước: Θ là hợp của I A2 và phép đối xứng qua phân giác
∠BAC
Tính chất:
1. Kẻ đường cao AD của tam giác ABC , đường Khi đó Θ : D ↔ O
2. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC , khi đó: Θ : B ↔ N, C ↔ M
3. Ta có: Θ : (ω) ↔ (BOC ), trong đó (ω) là đường tròn Euler của tam giác ABC
Ta xét một số ví dụ.

Ví dụ 9:Cho tam giác ABC nội tiếp (O ), gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC . Hạ đường
cao AD của tam giác ABC . (BDM ) cắt CDN tại F khác D . Chứng minh rẳng AF là đường đối trung
của tam giác ABC
Lời giải:

Xét phép biến hình Θ:


B ↔ N, C ↔ M, D ↔ O, (BMD ) ↔ ( NCO ), (CND ) ↔ ( MBO )
Do đó, F = (BMD ) ∩ (CND ) ↔ F ′ = (BMO ) ∩ (CNO ) = trung điểm BC ⇒ AF, AF ′ đẳng giác trong
∠BAC , mà AF ′ lại là đường trung tuyến ⇒ AF là đường đối trung. Ta có đpcm.

I love geometry 17
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Ví dụ 10:(Serbian MO 2013) Cho tam giác ABC nội tiếp (O ). Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm
BC, C A, AB. (BOC ) cắt ( MNP ) tại X , Y . Chứng minh rẳng ∠BA X = ∠C AY
Lời giải:

Xét phép biến hình Θ:


Theo tính chất 3 ta có ( MNP ) ↔ (BOC ), vì X thuộc ( MNP ) và (BOC ), nên ảnh của X phải là giao
điểm khác của (BOC ) và ( MNP ), đó chính là điểm Y .
Do đó X ↔ Y ⇒ A X , AY đẳng giác trong ∠BAC ⇒ ∠BA X = ∠C AY , đpcm.

I love geometry 18
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Ví dụ 10:(Macedonia MO 2017, Stefan Lozanovski) Cho tam giác ABC nội tiếp (O ). Gọi P là trung
điểm BC , hạ đường cao A A 1 . BO và CO lần lượt cắt A A 1 tại D, E . ( ABD ) cắt ( ACE ) tại F khác A .
Chứng minh rẳng phân giác góc ∠F A˛P đi qua tâm đường tròn nội tiếp của tam giác ABC
Lời giải:

Bài toán tương đương chứng minh ảnh của F qua phép biến hình Θ thuộc AP . Ta chứng minh F ↔ P
qua phép biến hình Θ Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB, AC Xét phép biến hình Θ:
B ↔ N, C ↔ M, A 1 ↔ O
Do đó,
BO ↔ ( A A 1 N ), CO ↔ ( A A 1 M )
Vì D = A A 1 ∩ BO nên D ′ = AO ∩ ( A A 1 N )
Tương tự, vì E = A A 1 ∩ CO nên E ′ = AO ∩ ( A A 1 M )
Vì T = ( ABD ) ∩ ( ACE ), nên T ′ = ND ′ ∩ ME ′ . Ta chứng minh T ′ ≡ P
Ta chứng minh ME ′ // AC
Ta có: ∠BME ′ = ∠ M AE ′ + ∠ ME ′ A = ∠BAO + ∠ M A 1 A = ∠BAO + ∠ M A A 1 = ∠ A 1 AC + ∠ M A A 1 =
∠BAC ⇒ ME ′ // AC , mà MP // AC ⇒ M, P, E ′ thẳng hàng. Tương tự, ta cũng có N, P, D ′ thẳng hàng.
Do đó, F ↔ ND ′ ∩ ME ′ = P . Suy ra AF, AP đẳng giác trong góc ∠BAC ⇒ đpcm.

I love geometry 19
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

2.2 Nghịch đảo đối xứng trong tứ giác toàn phần


Trên mặt phẳng xét tứ giác toàn phần ABCD.EF . Ta biết rẳng các đường tròn (F AB), (FCD ), (E AD ), (EBC )
đồng quy tại M - điểm Miquel của tứ giác toàn phần ABCD.EF . Vì M là điểm đồng quy của các đường
tròn nên △ MBC ∼ △ M AD, △ MFB ∼ △ MDE .
Từ đây suy ra M A · MC = MB · MD = ME · MF = k và đồng thời các góc ∠EMF, ∠ AMC, ∠BMD có
chung phân giác l M .
Như vậy trong các bài toán về tứ giác toàn phần, ta có thể chọn phép nghịch dảo tâm M , phương tích
k
k hợp với phép đối xứng qua phân giác l M . ϵ = S l M ◦ I M : A ↔ C, B ↔ D, E ↔ F

Để minh họa ý tưởng này chúng ta cùng đến với một số ví dụ

I love geometry 20
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Ví dụ 11:(Đường tròn Miquel của tứ giác toàn phần) Cho tứ giác toàn phần ABCD.EF . Gọi O1 , O2 , O3 , O4
là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác F AB, FCD, E AD, EBC . Chứng minh rẳng M, O1 , O2 , O3 , O4 , O5
cùng thuộc 1 đường tròn.
Lời giải:

Xét phép nghịch đảo đối xứng qua tứ giác toàn phần:
ϵ : A ↔ C, B ↔ D, E ↔ F
Do đó, (O1 ) ↔ CD, (O2 ) ↔ AB, (O3 ) ↔ BC, (O4 ) ↔ AD .
Theo 1.5 ta có O1 ↔ O1′ = điểm đối xứng của M qua CD , tương tự với O2′ , O3′ , O4′ . Ta cần chứng minh
O1′ , O2′ , O3′ , O4′ thẳng hàng, nhưng đây là đường thẳng Steiner của tứ giác toàn phần ABCD.EF ! Do đó
ta có đpcm.

I love geometry 21
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

‘ Ví dụ 12:(Định lý Brocard) Cho tứ giác toàn phần ABCD.EF sao cho tứ giác ABCD nội tiếp đường
tròn (O ), M là điểm Miquel. Chứng minh rửng OM ⊥ EF .
Chứng minh:
Đầu tiên ta có M nằm trên EF . Xét phép nghịch đảo đối xứng qua tứ giác toàn phần: ϵ : A ↔ C, B ↔ D
Do đó (O ) được giữ nguyên qua phép nghịch đảo trêm. Điều này chứng tỏ O nằm trên phân giác góc
∠EMF hay OM ⊥ EF , đpcm.

I love geometry 22
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

3. Bài tập tự luyện


Để kết thúc bài viết, tôi xin giới thiệu với bạn đọc một số bài tập.
Bài 1. (Hệ thức Euler) Cho tam giác ABC nội tiếp (O ), ngoại tiếp ( I ). Gọi R, r lần lượt là bán kính
đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp tam giác ABC . Chứng minh rẳng OI 2 = R 2 − 2Rr
Bài 2. (ELMO Shortlist 2013) Cho 2 đường tròn (O1 ) và (O2 ) trực giao. AB là đường kính bất kỳ của
(O1 ). Dựng 2 đường tròn qua A, O1 tiếp xúc (O2 ) lần lượt tại X , Y . Chứng minh rằng O1 , X , Y , B đồng
viên.
Bài 3. (Trần Quang Hùng) Cho tam giác ABC , P là một điểm nằm trong tam giác. AP ∩ (BPC ) = {P, A 1 }
Định nghĩa tương tự cho các điểm B1 , C1 . Gọi X , Y , Z lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
PB1 C 1 , PC 1 A 1 , P A 1 B1 . Chứng minh rằng ( X AP ), (Y BP ), ( ZCP ) có 1 điểm chung.
Bài 4. Cho 2 đường tròn (O1 ), (O2 ) giao nhau tại A và B. Tiếp tuyến tại A của (O1 ) cắt (O2 ) tại C , tiếp
tuyến tại A của (O2 ) cắt (O1 ) tại D . Gọi I 1 , I 2 lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, ABD .
1 1 1
I 1 I 2 cắt AB tại E . Chứng minh rằng AE + AC + AD
Bài 5. Cho 2 điểm A, B nghịch đảo qua đường tròn (O ). Một phép nghịch đảo I biến (O ), A, B lần lượt
thànnh (O ′ ), A ′ , B′ . Chứng minh rằng A ′ , B′ nghịch đảo qua đường tròn (O ′ ).
Bài 6. (Morocco 2015) Cho tam giác ABC nội tiếp (O ). Đường tròn đi qua A, C tiếp xúc AB cắt (BOC )
tại T khác B. OT cắt BC tại K . Chứng minh rằng K A là tiếp tuyến của (O )
Bài 7. (ARMO 2011) Cho tam giác ABC nội tiếp (O ), gọi N là điểm chính giữa cung BAC . Gọi M là
trung điểm BC , I 1 và I 2 lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác AMB, AMC . Chứng minh rẳng
A, N, I 1 , I 2 đồng viên.
Bài 8. (IMO 2015) Cho tam giác ABC nội tiếp (O ), trực tâm H . D là chân đường cao kẻ từ A , M là
trung điểm BC. Trên (O ) lấy điểm K sao cho ∠ AK H = 90◦ , lấy điểm Q sao cho ∠KQH = 90◦ . Chứng
minh rằng (KQH ) tiếp xúc (DMQ ).
Bài 9. (Iran TST 2007) Cho tam giác ABC , điểm O nằm trong tam giác sao cho O A = OB + OC . Gọi
Y , Z lần lượt là điểm chính giữa cung AOC và AOB của đường tròn ngoại tiếp tam giác AOC và AOB.
Chứng minh rẳng (BOY ) tiếp xúc (COZ )
Bài 10. Cho tứ giác ngoại tiếp ABCD . AC giao BD tại P . Phép nghịch đảo tâm P phương tích bất kỳ
biến A, B, C, D lần lượt thành A ′ , B′ , C ′ , D ′ . Chứng minh rằng A ′ B′ C ′ D ′ cũng là tứ giác ngoại tiếp.
Bài 11. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O ), ngoại tiếp ( I ). Một đường tròn ( J ) bất kỳ qua A
tiếp xúc với đường tròn A − mixtil inear nội tiếp và cắt (O ) tại P . Đường tròn ( I a ) bàng tiếp góc A cắt
đường tròn A − mixtil inear tại M, N . Đường tròn A ; AM cắt (O ) tại P,Q . Chứng minh rằng PQ là tiếp
tuyến chung của ( I ) và ( I a ).
Bài 12. Cho 2 điểm P,Q liên hợp đẳng giác trong tam giác ABC . Chứng minh rằng ảnh của P,Q qua
hợp của phép nghịch đảo tâm A , phương tích AB · AC và phép đối xứng qua phân giác góc A cũng là
cặp điểm liên hợp đẳng giác.
Bài 13.(ELMO Shortlist 2013) Cho tam giác ABC , điểm P chuyển động trên BC . ( ABP ) giao AC tại
Y , ACP giao AB tại Z . Chứng minh rằng ( AY Z ) luôn đi qua một điểm cố định khác A
Bài 14. Cho tam giác ABC nội tiếp (O ). M là trung điểm BC . X là một điểm bất kỳ nằm trên AM .
BX , C X lần lượt cắt AC, AB tại D, E . Gọi O1 , O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác
ABD, ACE . O1 O2 giao DE tại P , ( X ; X A ) giao (O ) lần thứ hai tại Q . Chứng minh rằng AP, AQ đẳng

I love geometry 23
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

giác trong ∠BAC


Bài 15. Cho tứ giác X Y ZT . Tia Y Z cắt ZT tại U , tia TX cắt tia ZY tại V. Gọi M là điểm Miquel của tứ
giác toàn phần X Y ZT.UV ; A,B lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác U T X , V Y X , C, D lần
lượt là tâm đường tròn bàng tiếp góc U, V của tam giác U T Z, V T Z . Chứng minh rằng A,B,C,D cùng
thuộc đường tròn (O ) và MO là phân giác góc X MZ Bài 16. Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp đường tròn
( I ). M là điểm Miquel.
a) 2 điểm P,Q nằm trong tứ giác ABCD sao cho △P AB ∼ △PCD, △QBD ∼ △QD A . Chứng minh rằng
M I là phân giác của ∠P MQ .
b) 2 điểm K, L nằm trong tứ giác ABCD sao cho △K AB ∼ △K DC, △LBC ∼ △LAD . Chứng minh rằng
M I là phân giác của ∠K ML.

I love geometry 24
Phép nghịch đảo và ứng dụng Thành Danh

Tài liệu tham khảo


[1] Nguyễn Văn Linh, Một số chủ đề hình học phẳng dành cho học sinh chuyên toán.
[2] Trần Quang Hùng, Phép nghịch đảo.
[3] Mathpiad, Phép nghịch đảo và ứng dụng.
[4] Stefan Lozanovki, A beautiful journey through olympiad geometry.

I love geometry 25

You might also like