You are on page 1of 11

Đường tròn Apollonius

Nguyễn Văn Linh

Năm 2014

1 Giới thiệu
Apollonius là một nhà hình học người Hy Lạp lỗi lạc, người khai sinh ra các tên gọi ellipse,
hyperbola, parabola mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay. Tên tuổi của ông gắn liền với một số bài toán
nổi tiếng, đặc biệt là bài toán về đường tròn Apollonius được phát biểu như sau:
PA
Cho hai điểm A, B. Tập hợp các điểm P sao cho tỉ số = k không đổi (k > 0) là một đường
PB
tròn, được gọi là đường tròn Apollonius của đoạn thẳng AB ứng với tỉ số k.

D A C B

CA DA
Chứng minh. Gọi C, D là hai điểm nằm trong và ngoài đoạn thẳng AB sao cho = = k.
CB DB
PA CA DA
Khi đó = = nên C, D lần lượt là chân đường phân giác trong và ngoài của góc AP B.
PB CB DB
Suy ra ∠CP D = 90◦ . Vậy P nằm trên đường tròn đường kính CD.
Ngược lại giả sử P là điểm bất kì nằm trên đường tròn đường kính CD. Khi đó ∠CP D = 90◦ . Mà
(ABCD) = −1 nên theo tính chất hàng phân giác, suy ra C, D lần lượt là chân đường phân giác trong
PA
và ngoài của góc AP B. Từ đó = k.
PB
Như vậy tập hợp các điểm P là đường tròn đường kính CD.

Chú ý rằng khi k = 1, đường tròn Apollonius suy biến thành đường trung trực của đoạn thẳng
AB.
Từ định nghĩa đường tròn Apollonius của đoạn thẳng chúng ta xây dựng đường tròn Apollonius
của một tam giác như sau.
Đường tròn Apollonius của tam giác ABC ứng với đỉnh A là đường tròn có đường kính là đoạn
thẳng nối hai chân đường phân giác trong và ngoài góc BAC.
Như vậy trong một tam giác, có ba đường tròn Apollonius ứng với ba đỉnh của tam giác. Rõ ràng
các đỉnh của tam giác đều nằm trên đường tròn Apollonius tương ứng. Sau đây chúng ta tìm hiểu một
số tính chất của các đường tròn này.

1
2 Tính chất
Tính chất 1. Đường tròn Apollonius trực giao với đường tròn ngoại tiếp.

E J B D C

Chứng minh. Gọi D, E lần lượt là chân đường phân giác trong và ngoài góc A của tam giác ABC. J
là trung điểm DE. (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Do (BCDE) = −1 nên theo hệ thức Newton JA2 = JD2 = JB.JC, hay JA là tiếp tuyến của (O).
Điều đó có nghĩa là (J) và (O) trực giao.

Nhận xét. Từ tính chất trên ta thấy tâm của đường tròn Apollonius là giao của tiếp tuyến của
đường tròn ngoại tiếp kẻ từ một đỉnh tới cạnh đối diện.
Tính chất 2. Ba đường tròn Apollonius của một tam giác thì đồng trục với trục đẳng phương là
đường thẳng nối tâm ngoại tiếp với điểm Lemoine.

O
L
Oa
B C

Chứng minh. Gọi (Oa ), (Ob ), (Oc ) lần lượt là các đường tròn Apollonius ứng với các đỉnh A, B, C; X
là giao điểm thứ hai của (Oa ) với (O).
Do hai đường tròn (Oa ) và (O) trực giao nên Oa A, Oa X là hai tiếp tuyến của (O). Suy ra tứ giác
ABXC điều hoà hay AX là đường đối trung ứng với đỉnh A. Như vậy AX đi qua điểm Lemoine L
của tam giác ABC.
Nghĩa là L nằm trên trục đẳng phương của (Oa ) và (O), tương tự L nằm trên trục đẳng phương
của (Ob ) và (O), (Oc ) và (O) hay L có cùng phương tích tới ba đường tròn (Oa ), (Ob ), (Oc ).
Mặt khác, phương tích từ O đến ba đường tròn Apollonius đều bằng nhau và bằng R2 . Vậy OL là
trục đẳng phương của (Oa ), (Ob ), (Oc ). Ta có đpcm.

2
Tính chất 3. Ba đường tròn Apollonius giao nhau tại hai điểm isodynamic, hai điểm này là hai điểm
nghịch đảo ứng với đường tròn (O).

Chứng minh. Theo tính chất 2 thì ba đường tròn Apollonius đồng trục. Đồng thời phương tích từ L
đến ba đường tròn là âm, phương tích từ O đến ba đường tròn là dương nên ba đường tròn trên phải
giao nhau tại hai điểm P1 và P2 . Ta có OP1 .OP2 = R2 nên P1 và P2 là hai điểm nghịch đảo ứng với
(O).

Ta có thể mở rộng tính chất của ba đường tròn Apollonius của một tam giác đồng trục như sau.

Tính chất 4. Cho tam giác ABC. Gọi ωa , ωb , ωc lần lượt là đường tròn Apollonius của các đoạn
BC, CA, AB theo tỉ số x, y, z sao cho xyz = 1. Khi đó ωa , ωb , ωc đồng trục và tâm ngoại tiếp tam giác
ABC nằm trên trục đẳng phương của 3 đường tròn này.
PC PA PC PB
Chứng minh. Gọi P là giao của ωb và ωc , khi đó = y, = z nên = yz hay = x, điều
PA PB PB PC
đó nghĩa là P nằm trên ωa . Tương tự với giao điểm thứ hai của ωb và ωc . Mặt khác, dễ thấy các đường
tròn ωa , ωb , ωc đều trực giao với (ABC), do đó tâm ngoại tiếp tam giác ABC có cùng phương tích tới
3 đường tròn. Ta có đpcm.

Tính chất 5. Cho tam giác ABC. P là điểm bất kì trong mặt phẳng. Gọi XY Z là tam giác pedal của
P ứng với tam giác ABC (X ∈ BC, Y ∈ CA, Z ∈ AB). Khi đó P nằm trên đường tròn A-Apollonius
khi và chỉ khi tam giác XY Z cân tại X.

A
Y
P
Z

B X C

Chứng minh. Ta có XY = XZ khi và chỉ khi P C. sin ∠ACB = P B. sin ∠ABC.


PC sin ∠ABC AC
Hay = = .
PB sin ∠ACB BC
Điều kiện này tương đương P nằm trên đường tròn A-Apollonius.

Tính chất 6. (Tournament of the Towns 1995). Trên mặt phẳng chỉ tồn tại hai điểm sao cho tam
giác pedal của hai điểm đó ứng với tam giác ABC là tam giác đều.

3
Y2

Y1

Z1 P1
P2
Oa
B
X2
X1 C
Z2

Chứng minh. Gọi P là điểm bất kì trong mặt phẳng, XY Z là tam giác pedal của P ứng với tam giác
ABC.
Theo tính chất 5 thì tam giác XY Z cân tại X khi và chỉ khi P nằm trên A-Apollonius. Tương tự
tam giác XY Z cân tại Y khi và chỉ khi P nằm trên B-Apollonius. Như vậy tam giác XY Z đều khi và
chỉ khi P là giao điểm của ba đường tròn Apollonius.

Tính chất 7. Điểm isodynamic là điểm liên hợp đẳng giác của điểm Fermat.

Z P

B X C

Chứng minh. Gọi P là điểm isodynamic thứ nhất, F là điểm liên hợp đẳng giác của P , XY Z là tam
giác pedal của P . Do XY Z là tam giác đều nên ∠ZBP + ∠Y CP = ∠ZXP + ∠Y XP = 60◦ .
Suy ra ∠F BC + ∠F CB = 60◦ hay ∠BF C = 120◦ .
Tương tự suy ra điểm F nhìn ba cạnh của tam giác ABC dưới góc 120◦ hay F là điểm Fermat thứ
nhất.

Tính chất 8. Cho tam giác ABC với P là điểm isodynamic. Khi đó một đỉnh bất kì của tam giác
ABC là điểm isodynamic của tam giác tạo bởi hai đỉnh còn lại và điểm P .
Chứng minh. Theo định nghĩa và do P là giao của ba đường tròn Apollonius, ta có P A.BC =
P B.CA = P C.AB.
Điều này nghĩa là vai trò của các điểm P, A, B, C là như nhau trong các đẳng thức trên. Như vậy ta
có thể đảo lại vị trí của các đỉnh hay A là điểm isodynamic của tam giác P BC, tương tự với B, C.

Nhận xét. Ta gọi bộ bốn điểm A, B, C, P là bộ điểm isodynamic.

4
Tính chất 9. Phép nghịch đảo tâm là điểm isodynamic, phương tích bất kì biến tam giác ABC thành
một tam giác đều, đồng thời biến điểm isodynamic còn lại thành tâm của tam giác đều đó.

A'

P'1 P

C'

P1
B C

B'

Chứng minh. Xét phép nghịch đảo IPk : A 7→ A′ , B 7→ B ′ , C 7→ C ′ .


k.AB k.AC AB AC
Suy ra A′ B ′ = , A′ C ′ = . Mà = nên A′ B ′ = A′ C ′ , chứng minh tương tự
P A.P B P A.P C PB PC
suy ra tam giác A′ B ′ C ′ đều.
Mặt khác, gọi P1 là điểm isodynamic thứ hai, P1′ là ảnh của P1 qua IPk .
k.P1 A k.P1 B
Ta có P1′ A′ = , P1′ B ′ = .
P P1 .P A P P1 .P B
P1 A P1 B P1 A PA
Do đó P1′ A′ = P1′ B ′ khi và chỉ khi = hay = , luôn đúng.
PA PB P1 B PB
Chứng minh tương tự suy ra P1′ là tâm của tam giác A′ B ′ C ′ .

Tính chất 10. Cho tam giác đều ABC và điểm P bất kì trong mặt phẳng. Phép nghịch đảo tâm P
phương tích k bất kì biến A, B, C lần lượt thành A′ , B ′ , C ′ . Khi đó P, A′ , B ′ , C ′ lập thành một bộ điểm
isodynamic.
k.AB k.AC
Chứng minh. Ta có tam giác ABC đều và A′ B ′ = , A′ C ′ = nên A′ B ′ .P C ′ = A′ C ′ .P B ′
P A.P B P A.P C
P C′ P B′
khi và chỉ khi = . Điều này tương đương P C ′ .P C = P B ′ .P B, luôn đúng do bằng k.
PB PC
Chứng minh tương tự suy ra A′ B ′ .P C ′ = A′ C ′ .P B ′ = B ′ C ′ .P A′ . Ta có đpcm.

Tính chất 11. Cho bộ điểm isodynamic A, B, C, D. Gọi A1 là điểm isodynamic thứ hai của tam giác
BCD, tương tự xác định B1 , C1 , D1 . Khi đó A1 , B1 , C1 , D1 cũng lập thành một bộ điểm isodynamic.

C'1 A' B'1

D'1

B' C'

A'1

5
Chứng minh. Xét phép nghịch đảo tâm D phương tích k biến điểm P bất kì thành điểm P ′ .
Theo tính chất 8 ta thu được tam giác A′ B ′ C ′ đều. Do C1 là điểm isodynamic thứ hai của tam
giác ABD nên A, B, C1 , D là một bộ điểm isodynamic. Suy ra A′ B ′ C1′ là tam giác đều. Do C ′ và C1′
phân biệt nên C ′ và C1′ đối xứng nhau qua A′ B ′ .
Tương tự A′1 và A′ đối xứng nhau qua B ′ C ′ , B1′ và B ′ đối xứng nhau quaA′ C ′ . Suy ra tam giác
A′1 B1′ C1′ là tam giác đều.
Hơn nữa cũng theo tính chất 8, D1′ là tâm của tam giác A′ B ′ C ′ nên D1′ cũng là tâm của tam
giác A′1 B1′ C1′ . Theo tính chất 9 suy ra D1 là điểm isodynamic thứ hai của tam giác A1 B1 C1 . Vậy
A1 , B1 , C1 , D1 lập thành một bộ điểm isodynamic.

3 Ứng dụng
Bài 1. Cho tam giác ABC, dựng tam giác đều XY Z nội tiếp tam giác ABC sao cho diện tích của
tam giác XY Z nhỏ nhất.

Y
Y1
Z1
P
Z

B X1 X C

Chứng minh. Gọi P là điểm Miquel của tam giác ABC ứng với bộ điểm X, Y, Z. X1 Y1 Z1 là tam giác
pedal của P ứng với tam giác ABC.
Ta có ∠ZP X = 180◦ − ∠ABC = ∠Z1 P X1 , tương tự suy ra ∠X1 P X = ∠Y1 P Y = ∠Z1 P Z = α.
Do đó các tam giác X1 P X, Y1 P Y, Z1 P Z đồng dạng.
P X1
Phép vị tự quay tâm P tỉ số < 1, góc quay α lần lượt biến X thành X1 , Y thành Y1 , Z thành
PX
Z1 .
Vậy tam giác X1 Y1 Z1 là tam giác đều nội tiếp tam giác ABC có diện tích nhỏ nhất, đó là tam giác
pedal của điểm isodynamic P .

Bài 2. Cho tam giác ABC và một điểm P bất kì trong mặt phẳng. Khi đó các đường tròn Apollonius
ứng với đỉnh P của các tam giác BP C, CP A, AP B đồng trục.

Chứng minh. Gọi Q là giao điểm thứ hai của đường tròn P -Apollonius của các tam giác BP C và
CP A.
QB P B QC PC QB QC PB PC QB PB
Ta có = , = . Từ đó · = · hay = . Có nghĩa là Q nằm
QC P C QA PA QC QA PC PA QA PA
trên đường tròn P -Apollonius của tam giác AP B.

Bài 3. Cho tứ giác toàn phần ABCDEF (AB ∩ CD = {E}, AD ∩ BC = {F }). Chứng minh rằng các
đường tròn đường kính AC, BD, EF đồng trục.

6
Z

Y
B
A

F
D C

Chứng minh. Gọi X là giao của AC và BD, Y là giao của AC và EF , Z là giao của BD và EF .
Theo tính chất của tứ giác toàn phần ta có (EF Y Z) = (ACXY ) = (BDXZ) = −1. Do đó
(AC), (BD), (EF ) lần lượt là đường tròn Apollonius của các đoạn thẳng XY, ZX, Y Z theo tỉ số
AX DZ EY
, , .
AY DX EZ
AX DZ EY
Theo định lý Menelaus, · · = 1 nên theo tính chất 4 ta có đpcm.
AY DX EZ
Bài 4. Cho tam giác ABC có I, J lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp và tâm đường tròn bàng tiếp
IB JB
góc A. Gọi ω1 , ω2 lần lượt là đường tròn Apollonius của đoạn thẳng BC ứng với các tỉ số , .
IC JC
Chứng minh rằng IJ là tiếp tuyến chung của ω1 và ω2 .

I
E C F
N B M

IB
Chứng minh. Gọi M, N lần lượt là điểm chia trong và chia ngoài BC theo tỉ số , E là trung điểm
IC
M N.

7
Do (BCM N ) = −1 nên theo hệ thức Newton, EI 2 = EM 2 = EB.EC hay EI tiếp xúc với đường
tròn (BIC). Do tâm của (BIC) là trung điểm cung BC nên ∠EIJ = 90◦ . Vậy IJ tiếp xúc với ω1 ,
tương tự IJ tiếp xúc với ω2 .

Bài 5. Cho tam giác ABC có F là điểm Fermat. Chứng minh các đường thẳng đối xứng với F A qua
BC, F B qua AC, F C qua AB đồng quy.

P
F

B C

Pa

Chứng minh. Gọi P là điểm liên hợp đẳng giác của F trong tam giác ABC. Pa đối xứng với P qua
BC.
Ta có ∠Pa BC = ∠P BC = ∠ABF, ∠Pa CB = ∠P CB = ∠ACF .
Do đó Pa và A liên hợp đẳng giác trong tam giác BF C. Mà A nằm trên đường phân giác của
∠BF C nên A, F, Pa thẳng hàng.
Như vậy điểm đối xứng của P qua BC nằm trên AF , điều đó nghĩa là điểm đường thẳng đối xứng
với AF qua BC đi qua P . Chứng minh tương tự suy ra các đường đối xứng này đồng quy tại P .

Bài 6. Cho tam giác ABC. P là điểm bất kì nằm trên đường tròn Apollonius ứng với đỉnh A. Gọi
I1 , I2 lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác AP B, AP C, Q là chân đường phân giác ngoài
đỉnh A. Chứng minh rằng Q, I1 , I2 thẳng hàng.

T
I2

I1 P

Q B C

8
AT BA CA
Chứng minh. Gọi T là giao của BI1 với AP . Ta có = = , suy ra T, I2 , C thẳng hàng.
PT BP CP

Q B I2 C I1 T
Gọi Q′ là giao của I1 I2 với BC. Theo định lý Menelaus ta có ′ · · = 1.
Q C I2 T I1 B
Q′ B AC AT Q′ B AB
Hay ′ · · = 1, điều này nghĩa là ′ = .
Q C AT AB QC AC
Vậy Q′ ≡ Q. Ta có đpcm.

Bài 7. (All Russian MO 2011) Cho tam giác ABC, M, N lần lượt là trung điểm BC và điểm chính
giữa cung BAC. I1 , I2 lần lượt là tâm bàng tiếp góc A của các tam giác M AB, M AC. Chứng minh
rằng A, I1 , I2 , N cùng thuộc một đường tròn.

N'

N
A

I'2
C'
I'1

M'
B'

M C
B

I2
I1

Chứng minh. Xét phép nghịch đảo tâm A phương tích k biến điểm P bất kì thành điểm P ′ .
Ta có IA k : BC 7→ (AB ′ C ′ ), (ABC) 7→ B ′ C ′ . Do M ∈ BC nên M ′ ∈ (AB ′ C ′ ).

Hai đường thẳng B ′ C ′ và BC đối song trong ∠BAC và AM là đường trung tuyến của tam giác
ABC nên AM ′ là đường đối trung trong tam giác AB ′ C ′ .
Gọi I1′ , I2′ lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác AB ′ M ′ , AC ′ M ′ . Ta có ∠AI1 M =
1 1 k.
∠ABM = ∠AM ′ B ′ = ∠I1′ M ′ A. Do đó tứ giác I1 I1′ M ′ M nội tiếp. Vậy I1′ là ảnh của I1 qua IA
2 2
Tương tự với I2′ .
Do N là điểm chính giữa cung BAC nên N ′ là chân phân giác ngoài góc A của tam giác AB ′ C ′ .
Như vậy A, I1 , I2 , N cùng thuộc một đường tròn khi và chỉ khi I1′ , I2′ , N ′ thẳng hàng. Điều này hiển
nhiên đúng theo bài toán trên do M ′ nằm trên đường tròn A-Apollonius của tam giác AB ′ C ′ .

Bài 8. (Romanian Master in Mathematics 2009). Cho 4 điểm A1 , A2 , A3 , A4 trên mặt phẳng sao cho
không có ba điểm nào thẳng hàng và thỏa mãn A1 A2 .A3 A4 = A1 A3 .A2 A4 = A1 A4 .A2 A3 . Kí hiệu Oi
là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác Aj Ak Al ({i, j, k, l} = {1, 2, 3, 4}). Chứng minh rằng 4 đường
thẳng Ai Oi đồng quy hoặc song song.
Chứng minh. Điều kiện của đề bài cho thấy 4 điểm A1 , A2 , A3 , A4 lập thành một bộ điểm isodynamic.
Gọi ωij là đường tròn Apollonius của đoạn thẳng Ai Aj và đi qua Ak , Al .
Xét tam giác A1 A2 A3 . Theo tính chất của đường tròn Apollonius ta có ω12 , ω23 , ω13 cùng đi qua
A4 và có A4 O4 là trục đẳng phương.

9
Chứng minh tương tự ta có:
ω12 , ω14 có trục đẳng phương là A3 O3 , ω12 , ω13 có trục đẳng phương là A4 O4 , ω13 , ω14 có trục đẳng
phương là A2 O2 . Suy ra A2 O2 , A3 O3 , A4 O4 đồng quy hoặc song song. Chứng minh tương tự ta có
đpcm.

Bài 9. (ELMO 2013). Cho tam giác ABC (AB < AC). Gọi D, P lần lượt là chân phân giác trong và
ngoài góc A. M là trung điểm BC, ω là đường tròn ngoại tiếp tam giác AP D. Q là điểm nằm trên
cung nhỏ AD sao cho M Q tiếp xúc với ω. QB giao ω lần thứ hai tại R. Đường thẳng qua R vuông
góc với BC giao P Q tại S. Chứng minh rằng SD tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác QDM .

P B D M C

Chứng minh. SD tiếp xúc với (QDM ) khi và chỉ khi ∠SDP = ∠DQM = ∠SP D, khi và chỉ khi R là
điểm chính giữa cung P D.
Do (P DBC) = −1 nên theo hệ thức Newton, M Q2 = M D.M P = M B 2 = M C 2 . Do đó tam giác
BQC vuông tại Q.
Mặt khác ∠P QD = 90◦ nên theo tính chất hàng phân giác ta có QD là phân giác ∠BQC. Suy ra
∠RQD = 45◦ . Từ đó R là điểm chính giữa cung P D.

4 Bài tập áp dụng


Bài 10. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), M là trung điểm BC. AM giao (O) lần thứ
hai tại X. Dựng hình bình hành BXCP . Tiếp tuyến của (O) tại A giao BC tại K. Chứng minh rằng
KA = KP .
Bài 11. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P là điểm bất kì trong mặt phẳng. AP, BP, CP
giao (O) lần lượt tại X, Y, Z. Chứng minh rằng chỉ tồn tại hai điểm trong mặt phẳng sao cho tam giác
XY Z đều.
Bài 12. Cho tam giác ABC và hai điểm M, N thỏa mãn AM : BM : CM = AN : BN : CN . Chứng
minh rằng M N đi qua tâm ngoại tiếp tam giác ABC.
Bài 13. (ELMO Shortlist 2014). Cho đa giác nội tiếp 2013 đỉnh A1 A2 ...A2013 . Chứng minh rằng với
mọi điểm P không nằm trên đường tròn ngoại tiếp đa giác và không trùng với tâm đường tròn, luôn
Ai P
tồn tại điểm Q sao cho = k không đổi (i ∈ {1, 2, ..., 2013})
Ai Q
Bài 14. (St. Petersburg MO 2008). Cho tam giác nhọn ABC. K là điểm thỏa mãn ∠AKC = 2∠ABC
AB 2
 
AK
và = . Gọi A1 , C1 lần lượt là trung điểm BC, AB. Chứng minh rằng K nằm trên đường
KC BC
tròn ngoại tiếp tam giác A1 BC1 .

10
Bài 15. (IMO 1996). Cho P là điểm nằm trong tam giác ABC thỏa mãn ∠AP B − ∠ACB = ∠AP C −
∠ABC. Gọi D, E lần lượt là tâm nội tiếp các tam giác AP B, AP C. Chứng minh rằng AP, BD, CE
đồng quy.

Bài 16. Cho tam giác ABC với P là điểm isodynamic thứ nhất. Gọi I1 , I2 , I3 lần lượt là tâm đường
tròn nội tiếp các tam giác BP C, CP A, AP B. Chứng minh rằng AIa , BIb , CIc đồng quy.

Bài 17. (Sharygin Geometry Olympiad 2008). Cho tứ giác ABCD. Biết rằng đường đẳng giác với BD
trong góc B cắt đường đẳng giác với DB trong góc D tại trung điểm AC, chứng minh rằng đường
đẳng giác với AC trong góc A cắt đường đẳng giác với CA trong góc C tại trung điểm BD.

Bài 18. Cho tam giác nhọn ABC. M là trung điểm BC. Các đường cao AD, BE, CF giao nhau tại
H. Gọi S là trung điểm AH, G là giao điểm của EF và AH, N là giao của đoạn thẳng AM với đường
tròn ngoại tiếp tam giác BCH. Chứng minh rằng ∠HM A = ∠GN S.

Bài 19. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). AO giao BC tại E, P là giao điểm của đường
đối trung ứng với đỉnh A với (O). D là hình chiếu vuông góc của A trên BC. Chứng minh rằng tâm
ngoại tiếp tam giác P DE nằm trên OP .

Tài liệu
[1] Apollonius Circle, from Wolfram Mathworld.
http://mathworld.wolfram.com/ApolloniusCircle.html

[2] Roger A. Johnson, Advanced Euclidean Geometry, Dover Books on Mathematics.

[3] Nathan Altshiller-Court, College Geometry: An Introduction to the Modern Geometry of the Tri-
angle and the Circle, Dover Books on Mathematics.

[4] Tarik Adnan Moon, The Apollonian Circles and Isodynamic Points, Mathematical Reflections 6
(2010).

[5] Trần Văn Tấn, Các chuyên đề hình học bồi dưỡng học sinh giỏi THCS, NXB Giáo dục, 2008.

[6] AoPS topic, 17th Junior Tournament of the Towns 1995 Autumn problems.
http://artofproblemsolving.com/community/c6h248949p1365322

[7] AoPS topic, ARO 2011 11-8.


http://artofproblemsolving.com/community/c6h404946p2259452

[8] AoPS topic, Smallest equilateral triangle.


http://artofproblemsolving.com/community/c6h43054p272246

[9] AoPS topic, 2nd Romanian Master of Mathematics.


http://artofproblemsolving.com/community/q2h264531p1435905

Email: Lovemathforever@gmail.com

11

You might also like