You are on page 1of 4

Đường tròn Apollonius

Trường THPT Chuyên Thái Bình


I. Định nghĩa:
PA
Cho đoạn thẳng AB. Tập hợp các điểm P thỏa mãn = k cố định cho trước
PB
được gọi là đường tròn Apollonius của đoạn thẳng AB với tỉ số k.

D
A C B

w
Đường tròn w là đường tròn Apollonius của đoạn thẳng AB ứng với tỉ số
PA
k và = k  P di chuyển trên w.
PB

Chú ý: Khi k = 1 thì (w) biến thành đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Gọi w cắt AB tại C, D. Khi đó dễ thấy (AB, CD) = −1 và PC, PD là 2 đường phân
giác trong và ngoài của góc APB.
⇒ Cho tam giác ABC, gọi phân giác trong và ngoài của ∠BAC cắt BC tại E, F. Khi đó
(𝐴𝐸𝐹) là đường tròn A − Apollonius của tam giác ABC.

Tương tự, ta định nghĩa với các đỉnh B, C. Khi đó, mỗi tam giác có 3 đường tròn
Apollonius.

II. Tính chất:


Tính chất 1: Đường tròn Apollonius trực giao với đường tròn ngoại tiếp của tam
giác.

Tính chất 2: 3 đường tròn Apollonius đồng trục với trục đẳng phương là đường
thẳng nối tâm nội tiếp và điểm Lemoine.

Tính chất 3: 3 đường tròn Apollonius trong 1 tam giác đồng quy tại 2 điểm gọi
là điểm isodynamic (điểm nằm trong tam giác được gọi là điểm isodynamic thứ
nhất). Hai điểm này là ảnh của nhau qua phép nghịch đảo tâm O, phương tích R2 .

Tính chất 4: Điểm isodynamic là điểm liên hợp đẳng giác của điểm
Fermat − Torriceli.

III. Bài tập:


Bài 1: Cho tam giác ABC, P là điểm bất kỳ trên mặt phẳng. Kẻ PX, PY, PZ lần lượt
vuông BC, CA, AB. Chứng minh rằng P nằm trên đường tròn A − Apo của tam
giác ABC khi và chỉ khi tam giác XYZ cân tại X.
Bài 2: Cho tam giác ABC có P là điểm isodynamic. Chứng minh A là điểm isodynamic
của tam giác PBC. Tương tự với B, C.
(Tính chất này không bít đổi mô hình được không ta ∶ v)

Bài 3: Cho tam giác ABC có P, Q là các điểm isodynamic. Nghịch đảo tâm P, phương
tích k bất kì: A ↔ A′ , B ↔ B ′ , C ↔ C ′ , Q ↔ Q′ .
Chứng minh rằng tam giác A′ B ′ C ′ đều và Q′ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.

Bài 4: Cho tam giác ABC và một điểm P bất kì trong mặt phẳng. . Khi đó các đường
tròn Apollonius ứng với đỉnh P của các tam giác BPC, CPA, APB đồng trục.

Bài 5: Cho tam giác ABC có P là điểm bất kì trên đường tròn A − Apo. Gọi Q là
chân đường phân giác ngoài góc BAC và (I), (J) lần lượt là đường tròn nội tiếp
các tam giác PAB, PAC. Chứng minh rằng Q, I, J thẳng hàng.

Bài 6: (ELMO 2013). Cho tam giác ABC (AB < AC). Gọi D, P lần lượt là chân
phân giác trong và ngoài góc A. M là trung điểm BC, ω là đường tròn ngoại tiếp
tam giác APD. Q là điểm nằm trên cung nhỏ AD sao cho MQ tiếp xúc với ω. QB giao
ω lần thứ hai tại R. Đường thẳng qua R vuông góc với BC giao PQ tại S.
Chứng minh rằng SD tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác QDM.

Bài 7: Cho tam giác ABC nội tiếp (O), M là trung điểm BC. AM cắt (O)tại X. Dựng
hình bình hành BXCP. Tiếp tuyến của (O)tại A cắt BC tại K.
Chứng minh rằng KA = KP.

You might also like