You are on page 1of 4

Các bổ đề hình học hay gặp

Nguyễn Văn Linh

1 Cấu hình đường thẳng Euler, đường tròn Euler


Bổ đề 1. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). J đối xứng với O qua BC thì tâm Euler của tam giác
ABC là trung điểm của AJ.

Bổ đề 2. Cho tam giác ABC có đường cao BE, CF . M, N là trung điểm AC, AB. M N cắt EF tại
P thì AP vuông góc với đường thẳng Euler của tam giác ABC và EN, F M, OH đồng quy.

Bổ đề 3. Cho tứ giác ABCD có ∠A = ∠B = ∠C thì D nằm trên đường thẳng Euler của tam giác
ABC.

Bổ đề 4. Cho bốn điểm A, B, C, D bất kì không thẳng hàng. Khi đó đường tròn Euler của các tam
giác ABC, BCD, CDA, DAB đồng quy tại một điểm gọi là điểm Euler-Poncelet của bộ bốn điểm
A, B, C, D.

2 Cấu hình tâm nội tiếp, tâm ngoại tiếp


Bổ đề 5. Tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). Ia , Ib , Ic là các tâm bàng tiếp của tam giác
ABC. Khi đó (O) là đường tròn Euler và I là trực tâm của tam giác Ia Ib Ic . Tâm của (Ia Ib Ic ) đối xứng
với I qua O.

Bổ đề 6. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). X, Y, Z là các chân phân giác ngoài đỉnh
A, B, C của tam giác ABC. Khi đó X, Y, Z nằm trên đường thẳng vuông góc với OI.

Bổ đề 7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại
D, E, F . K đối xứng với D qua EF. Khi đó AK, OI, BC đồng quy.

Bổ đề 8. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại
D, E, F . (AEF ) cắt (O) tại P . AH là đường cao của tam giác ABC. Kẻ IK ⊥ AH (K ∈ AH). AI
cắt (O) tại M khác A. Khi đó P, K, D, M thẳng hàng.

Bổ đề 9. Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I). (I) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F . X, Y, Z
bất kì nằm trên (I). Khi đó AX, BY, CZ đồng quy khi và chỉ khi DX, EY, F Z đồng quy. (Định lý
Steinbart)

3 Đường thẳng Simson, đường thẳng Steiner


Bổ đề 10. (Định lý Collings) Cho tam giác ABC có trực tâm H. Gọi d là đường thẳng bất kì đi qua
H. Khi đó các đường thẳng đối xứng với d qua BC, CA, AB đồng quy tại một điểm nằm trên đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bổ đề 11. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). P bất kì nằm trên (O). Đường thẳng qua P vuông góc
với BC cắt (O) lần thứ hai tại A0 . Khi đó AA0 song song với đường thẳng Simson của P .

1
Bổ đề 12. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Khi đó góc giữa hai đường thẳng Simson của
hai điểm P và P 0 trên (O) ứng với tam giác ABC bằng một nửa số đo cung nhỏ P P 0 .

Bổ đề 13. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). d là một đường thẳng bất kì. Gọi X, Y, Z lần lượt là hình
chiếu vuông góc của A, B, C trên d. Khi đó:
a) Các đường thẳng lần lượt qua X, Y, Z và vuông góc với BC, CA, AB đồng quy tại điểm P . P
được gọi là cực trực giao của tam giác ABC ứng với đường thẳng d.
b) Nếu d đi qua O thì P nằm trên đường tròn Euler của tam giác ABC. P là điểm anti-Steiner
của d ứng với tam giác trung tuyến.

4 Tứ giác toàn phần


Bổ đề 14. Đường thẳng Steiner của tứ giác toàn phần là đường thẳng Steiner của điểm Miquel của
tứ giác toàn phần. Đường thẳng Steiner đi qua bốn trực tâm của bốn tam giác tạo thành bởi tứ giác
toàn phần đó, là trục đẳng phương của ba đường tròn đường kính là ba đường chéo.

Bổ đề 15. Đường thẳng Simson và đường thẳng Steiner vuông góc với đường thẳng Gauss.

Bổ đề 16. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AB giao CD tại E, AD giao BC tại F. Khi đó điểm
Miquel của tứ giác toàn phần ABCD.EF là hình chiếu vuông góc của O trên EF.

Bổ đề 17. Cho tam giác ABC. P là điểm bất kì trên mặt phẳng. Qua P kẻ đường thẳng vuông góc
với P A cắt BC tại A1 , tương tự xác định B1 , C1 . Khi đó A1 , B1 , C1 thẳng hàng.

Bổ đề 18. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H. (BOC) cắt AC, AB lần lượt tại E, F. EF
cắt BC tại X. Kẻ đường kính AK của (O). J là tâm (BOC). Khi đó AX và KJ đều đi qua điểm
anti-Steiner của đường thẳng OH. (Điểm Euler reflection)

5 Đường tròn Apollonius


Bổ đề 19. Trục đẳng phương của ba đường tròn Apollonius của tam giác ABC là trục Brocard, nối
O với điểm Lemoine L.

Bổ đề 20. Giao điểm của ba đường tròn Apollonius là điểm isodynamic, tam giác pedal và tam giác
circumcevian của điểm này là tam giác đều.

6 Đường đẳng giác, liên hợp đẳng giác


Bổ đề 21. Cho tam giác ABC. P nằm trong tam giác sao cho ∠P BA = ∠P CA. E, F là hình chiếu
vuông góc của P trên AC, AB. M là trung điểm của BC. Khi đó M E = M F.

Bổ đề 22. (Bổ đề đẳng giác) Cho tam giác ABC. Hai điểm P, Q thỏa mãn AP, AQ là hai đường đẳng
giác trong ∠BAC. BQ cắt CP tại E, BP cắt CQ tại F . Khi đó AE, AF cũng là hai đường đẳng giác
trong ∠BAC.

Bổ đề 23. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). P, Q là một cặp liên hợp đẳng giác trong tam
giác ABC. AP cắt (O) tại K. QK cắt BC tại L. Khi đó P L k AQ.

Bổ đề 24. Cho tam giác ABC có P, Q là cặp điểm liên hợp đẳng giác. Phép nghịch đảo đối xứng tâm
A, phương tích AB · AC biến P thành giao điểm thứ hai của AQ với (BQC).
Hệ quả: Nếu J, K là tâm của (BP C), (BQC) thì AJ, AK cũng đẳng giác trong ∠BAC.

2
7 Đường tròn mixtilinear - đường tròn Thebaults
Bổ đề 25. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), I là tâm đường tròn nội tiếp. (I) tiếp xúc với BC tại D.
Đường tròn A-mixtilinear nội tiếp tiếp xúc với AC, AB lần lượt tại E, F và tiếp xúc với (O) tại T. EF
cắt BC tại X. Đường tròn bàng tiếp (Ia ) tiếp xúc với BC tại K. Khi đó:
a)I là trung điểm EF (bổ đề Sawayama).
b)T I đi qua điểm chính giữa cung BAC của (O).
c)XT đi qua điểm chính giữa cung BC không chứa A của (O).
d) T A, T D đẳng giác trong ∠BT C.
e) AT, AK đẳng giác trong ∠BAC.

Bổ đề 26. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). D là một điểm bất kì nằm trên BC. Đường tròn (J) tiếp
xúc với tia DA, DC tại E, F và tiếp xúc trong với (O) tại K. M là điểm chính giữa cung BC không
chứa A của (O).
a) AM cắt EF tại I. Khi đó A, E, I, K đồng viên.
b) I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. (định lý Sawayama-Thebaults)

Bổ đề 27. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). AC giao BD tại P . (J) là đường tròn tiếp xúc với tia
P C, P D và tiếp xúc trong với (O) lần lượt tại E, F, T . Gọi I, K lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp
tam giác ADC, P DC. Khi đó:
a) F, I, K, T, D đồng viên.
b) T K là phân giác của ∠DT C. (Bổ đề Protassov).

Bổ đề 28. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), có I là tâm đường tròn nội tiếp. D là một điểm bất kì
nằm trên BC. Đường tròn (J) tiếp xúc với tia DA, DC và tiếp xúc trong với (O). Đường tròn (K)
tiếp xúc với tia DA, DB và tiếp xúc trong với (O). Khi đó I nằm trên KJ (định lý Thebaults).

8 Tỉ số phương tích
Bổ đề 29. Mở rộng đường tròn Apollonius: bổ đề tỉ số phương tích.
EF MN
Bổ đề 30. Cho tam giác ABC. Các điểm điểm E, F thuộc AC, M, N thuộc AB sao cho = .
FC NB
Khi đó (AEM ), (AF N ), (ABC) đồng trục.

Bổ đề 31. Một đường thẳng d nào đó cắt hai đường tròn (O) và (I) theo thứ tự tại các cặp điểm
A, A0 và B, B 0 . Khi đó các giao điểm của các tiếp tuyến với đường tròn thứ nhất tại A và A0 và các
tiếp tuyến với đường tròn thứ hai tại B và B 0 cùng nằm trên một đường tròn có tâm thẳng hàng với
các tâm của hai đường tròn đã cho.

9 Một số chú ý
ˆ Nếu đề bài rối, hãy tách bài toán ra thành các bài toán nhỏ.

ˆ Đổi mô hình tâm nội tiếp thành trực tâm bằng cách dựng thêm ba tâm bàng tiếp và ngược lại,
đổi mô hình trực tâm thành tâm nội tiếp nhờ việc xét tam giác có đỉnh là chân đường cao làm
tam giác cơ sở.

ˆ Trong mô hình trực tâm, có thể đảo vị trí của một đỉnh với trực tâm cho nhau vì vai trò của ba
đỉnh và trực tâm của tam giác là giống nhau.

ˆ Khi gặp những bài ít yếu tố có thể cộng góc, có thể nghĩ đến các định lý như Pascal, Desargues,
Menelaus, Ceva, các tính chất cơ bản của tỉ số kép.

3
ˆ Sử dụng bổ đề về góc giữa hai đường thẳng Simson là một phương pháp tốt hỗ trợ cho việc cộng
góc.

ˆ Phải chứng minh lại các trường hợp suy biến của các định lý cổ điển như Pascal 5 điểm, Desargues
có điểm giao vô cùng...

ˆ Khi bế tắc có thể nghĩ đến phép nghịch đảo, chú ý chọn tâm nghịch đảo cho hợp lí, cần thiết thì
dùng nghịch đảo đối xứng.

You might also like