You are on page 1of 9

Phương tích - Trục đẳng phương - Tâm đẳng phương

Lê Xuân Đại

Tháng 11 - 2023

1 Lý thuyết
1.1 Phương tích của một điểm đối với một đường tròn

Định lý 1 Cho đường tròn (O; R) và một điểm P bất kỳ. Một đường thẳng l thay đổi đi qua P cắt
(O) tại hai điểm A, B . Khi đó tích P A.P B không đổi và bằng OP 2 − R2

B
M
A

O
P

Giải: Lấy điểm M là trung điểm của AB


Khi đó OM ⊥AB .
Ta có:
P A.P M = (P M − AM )(P M + M B)
= P M 2 − AM 2
= OP 2 − OM 2 + AM 2
= OP 2 − R2
Nhận xét: Định lý trên hiển nhiên đúng trong trường hợp A ≡ B .

Định nghĩa 1 Đại lượng OP 2 − R2 được gọi là phương tích của điểm P đối với đường tròn (O; R).
Kí hiệu PP/(O) = OP 2 − R2 .

Như vậy, giá trị của phương tích là âm hay dương phụ thuộc vào điểm P nằm trog hay ngoài đường
tròn (O):
• PP/(O) > 0 khi và chỉ khi P nằm ngoài (O).

1
• PP/(O) < 0 khi và chỉ khi P nằm trong (O).
• PP/(O) = 0 khi và chỉ khi P nằm trên (O).

Một số tính chất cơ bản của phương tích:


Tính chất 1 Cho đường tròn (O) và một điểm P nằm ngoài (O). Qua P kẻ cát tuyến PAB và tiếp
tuyến PT tới (O) thì PP/(O) =P A.P B =P T 2 .

Tính chất 2 Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại P thì 4 điểm A,B,C,D cùng thuộc một
đường tròn khi và chỉ khi P A.P B =P C .P D.

Tính chất 3 Cho hai đường thẳng AB và PT cắt nhau tại P. Khi đó nếu P A.P B =P T 2 thì đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABT tiếp xúc với PT tại T.
−→ −−→
Tính chất 4 Cho AB là một đường kính bất kì của (O). Khi đó PP/(O) =P A.P B .

1.2 Trục đẳng phương và tâm đẳng phương


Bài toán. Cho hai đường tròn (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ). Tìm quỹ tích các điểm P có cùng phương tích
với hai đường tròn này.

d
H M
O1 O2

Lời giải. Ta có PP/(O1 ) = PP/(O2 ) khi và chỉ khi P O12 −R2 = P O22 −R22 , tương đương P O12 −P O22 =
R12 − R22 .
Nếu O1 và O2 trùng nhau, không có điểm P thỏa mãn điều kiện của bài toán.
Nếu O1 và O2 phân biệt, ta thấy rằng trên O1 O2 có duy nhất một điểm H thỏa mãn HO12 − HO22 =
R12 − R22 . Sử dụng định lý 4 điểm, tập hợp điểm P là một đường thẳng d vuông góc với O1 O2 . Nếu
R2 − R22
gọi M là trung điểm O1 O2 thì d cắt O1 O2 tại điểm H thỏa mãn M H = 1 .
2O1 O2
Từ bài toán trên ta có định nghĩa sau.

2
Định nghĩa 2 Tập hợp các điểm có cùng phương tích với hai đường tròn không đồng tâm là một
đường thẳng vuông góc với đường nối tâm của hai đường tròn. Đường thẳng này được gọi là trục
đẳng phương của hai đường tròn đó.

Cách xác định trục đẳng phương của hai đường tròn cho trước:
• Nếu (O1 ) và (O2 ) cắt nhau tại A và B thì đường thẳng AB chính là trục đẳng phương của
(O1 ) và (O2 ).
• Nếu (O1 ) và (O2 ) tiếp xúc nhau tại T thì tiếp tuyến chung tại T chính là trục đẳng phương
của (O1 ) và (O2 ).

• Nếu (O1 ) và (O2 ) ngoài nhau, dựng hai tiếp tuyến chung ngoài( hoặc chung trong) AB và
CD(A, C ∈ (O1 ), B, D ∈ (O2 )). Khi đó đường thẳng nối trung điểm AB và CD chính là trục
đẳng phương của (O1 ) và (O2 ).
Tuy nhiên nếu (O1 ) và (O2 ) chứa nhau, việc dựng trục đẳng phương không còn đơn giản. Ta cần
một định lý sau, cũng là định nghĩa tâm đẳng phương của ba đường tròn.

Định lý 2 Nếu ba đường tròn có tâm không thẳng hàng thì trục đẳng phương của từng cặp hai trong
ba đường tròn đồng quy tại một điểm. Điểm này được gọi là tâm đẳng phương của ba đường tròn nói
trên.

Chứng minh. Xét ba đường tròn (O1 ), (O2 ), (O3 ) có tâm không thẳng hàng.
Gọi dij là trục đẳng phương của (Oi ) và (Oj )(i ̸= j, i; j ∈ 1; 2; 3)
Do O1 O2 và O2 O3 không cùng thuộc một đường thẳng nên có thể gọi P là giao của d12 và d23 .
Khi đó PP/(O1 ) =PP/(O2 ) và PP/(O2 ) =PP/(O3 ) . Suy ra PP/(O1 ) =PP/(O3 ) hay P ∈ d31 .
Vậy d12 , d23 , d31 đồng quy tại P. Áp dụng định lý 8 ta thu được một cách dựng trục đẳng phương
của hai đường tròn (O1 ) và (O2 ), thực hiện được trong mọi trường hợp.
Lời giải. Dựng đường tròn (O3 ) bất kì cắt (O1 ) và (O2 ) lần lượt tại các cặp điểm A, B và C, D;
sao cho O3 không nằm trên O1 O2 . Gọi P là giao của AB và CD. Rõ ràng P là tâm đẳng phương
của (O1 ), (O2 ) và (O3 ). Vậy từ P kẻ đường thẳng d vuông góc với O1 O2 thì d chính là trục đẳng
phương của (O1 ) và (O2 ).

1.3 Phương tích và trục đẳng phương của đường tròn điểm
Khái niệm trục đẳng phương của hai đường tròn vẫn đúng nếu ta cho đường tròn suy biến thành
một điểm.
Cho điểm A không trùng tâm O của đường tròn (O;R). Coi điểm A như một đường tròn có bán kính
bằng 0. Tập hợp các điểm M có cùng phương tích với (A;0 ) và (O;R), tức là M A2 = M O2 − R2 , là
trục đẳng phương của hai đường tròn (A;0 ) và (O;R).
Có hai trường hợp xảy ra. Nếu A nằm ngoài (O), dễ thấy trục đẳng phương của A và (O) là đường
thẳng nối trung điểm các tiếp tuyến kẻ từ A tới (O). Nếu A nằm trong (O), kẻ đường thẳng qua A
vuông góc với OA, cắt (O) tại hai điểm M,N. Tiếp tuyến của (O) tại M,N cắt nhau tại B. Khi đó
trục đẳng phương của A và (O) là đường thẳng nối trung điểm BM và BN.
Ta cũng có thể mở rộng định nghĩa trục đẳng phương cho hai điểm A và B. Trong trường hợp này
thực chất nó là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

3
2 Ví dụ

Ví dụ 1 Cho tam giác ABC. Các phân giác ngoài góc A b, B


b, C
b . Lần lượt cắt cạnh đối diện tại A1 ,
B1 , C1 . Chứng minh rằng A1 , B1 , C1 thẳng hàng và nằm trên đường vuông góc với đường thẳng nối
tâm đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác ABC.

C1

B1

A B2
C2

A1 B I
C
O
J

A2

Giải: Gọi A2 B2 C2 là tam giác tạo bởi 3 phân giác ngoài góc A, B, C .
Dễ dàng có: AA2 ⊥B2 C2 , BB2 ⊥C2 A2 , CC2 ⊥A2 B2 .
Tứ giác BC2 B2 C nội tiếp nên A1 C2 .A1 B2 = A1 B.A1 C .
Tương tự, ta có: C1 B2 .C1 A2 = C1 A.C1 A và B1 A2 .B1 C2 = B1 C.B1 A.
Suy ra A1 , B1 , C1 cùng nằm trên trục đẳng phương của đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC và
đường tròn (J ) ngoại tiếp tam giác A2 B2 C2 . Mà (O) là đường tròn Euler của tam giác A2 B2 C2 và
AA2 , BB2 , CC2 giao nhau tại trực tâm I của tam giác A2 B2 C2 (đồng thời là tâm đường tròn nội
tiếp tam giác ABC nên I, O, J .
Vậy đường thẳng qua A1 , B1 , C1 vuông góc với OI.

Ví dụ 2 Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I). (I) tiếp xúc với BC,CA,AB lần lượt tại
D,E,F. Gọi K là hình chiếu vuông góc của D trên EF, H là trực tâm tam giác ABC. Chứng minh
rằng KD là phân giác của HKI
d .

Lời giải. Gọi L là trực tâm của tam giác AEF. Y, Hb lần lượt là hình chiếu của F, B trên AC, Z, Hc
lần lượt là hình chiếu của E,C trên AB ; N,M lần lượt là hình chiếu của B,C trên EF.

4
A

Y
Z
L
M
E
K
N F
Hb
Hc
I

B D C

Ta có PL/(BE) = LE.LZ = LF .LY = PL/(CF ) .


PH/(BE) = HB.HHb = HC.HHc = PH/(CF ) .
FN BF BD KN
Lại có △BF N ∼ △CEM nên = = = .
EM CE CD KM
KF KE
Từ đó = , suy ra KF .KM = KE.KN hay PK/(BE) = PK/(CF ) .
KN KM
Vậy H, K, L cùng nằm trên trục đẳng phương của (BE ) và (CF ). Mà L đối xứng với I qua EF nên
EF là phân giác ngoài của HKI
d . Vậy KD là phân giác trong của HKI
d .

Ví dụ 3 (VMO 2015) Cho hình thang ABCD có đáy lớn BC và nội tiếp đường tròn (O). Gọi P là
điểm thay đổi trên BC và nằm ngoài đoạn BC sao cho PA không là tiếp tuyến của đường tròn (O).
Đường tròn đường kính PD cắt (O) tại E. Gọi M là giao điểm của BC với DE, N là giao điểm khác
A của AP với (O). Chứng minh đường thẳng MN luôn đi qua một điểm cố định.

5
A D

O
N

M P
B F C
E
A′

Lời giải. Gọi A’ là điểm đối xứng của A qua tâm O , F là giao điểm của DA’ với BC.
Ta có DE là trục đẳng phương của đường tròn (PD).
Mặt khác PdN A′ = 90◦ nên NA’ là trục đẳng phương của (O) và (PA’ ).
d ′ = 90◦ nên Pd
Vì ADA F A′ = 90◦ .
Suy ra BC là trục đẳng phương của (PD) và (PA’ ).
Do đó DE, BC, NA’ dồng quy tại điểm M.
Vậy MN luôn đi qua điểm A’ cố định.

Ví dụ 4 (Vô địch toán Iran 1994) Cho hai điểm D, E tương ứng nằm trên các cạnh AB, AC của
tam giác ABC sao cho DE ∥ BC . Gọi P là điểm bất kì nằm trong tam giác ABC , các đường
thẳng P B và P C lần lượt cắt DE tại F và G. Gọi O1 , O2 là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
P DG, P F E . Chứng minh rằng AP ⊥O1 O2 .

6
A

G
D E F

O2
O1
P
N

B
C
M

Lời giải. Gọi M là giao điểm thứ 2 của AB với (O1 ). N là giao điểm thứ 2 của AC với (O2 ).
Ta có: Pd
GD = Pd GD = Pd CB .
Suy ra tứ giác BP CM nội tiếp, tương tự tứ giác BP CN nội tiếp do đó tứ giác BM N C nội tiếp.
Mà DE ∥ BC nên tứ giác M DEN nội tiếp.
Áp dụng định lý về tâm đẳng phương cho các đường tròn (DGP ), (P EF ), (DEN M ), ta có DM ∩
EN = A nằm trên trục đẳng phương của (O1 ) và (O2 ).
Suy ra AP ⊥O1 O2 .

Ví dụ 5 Gọi P là một trong hai giao điểm của hai đường tròn (O1 ), (O2 ). AB là tiếp tuyến chung của
hai đường tròn. Đường thẳng qua A vuông góc với BP cắt O1 O2 tại C. Chứng minh rằng AP ⊥P C .

B
A

O1 C O2

7
Lời giải. Gọi H là giao của AC và BP.
Ta có O1 A2 = O1 P 2 nên O1 nằm trên trục đẳng phương của đường tròn (P ; 0) và đường tròn đường
kính AB . Tương tự với O2 .
Do đó O1 O2 là trục đẳng phương của (P, 0) và (AB ).
Mà C nằm trên O1 O2 nên CH.CA = CP 2 , theo hệ thức lượng trong tam giác vuông suy ra
PdAC = 90◦ .

Ví dụ 6 Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn có tâm O, và trực tâm H . Giả sử AB ̸= AC và
= 90. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC , và E và F lần lượt là chân các đường cao
hạ từ B và C của tam giác ABC .Gọi P là giao điểm của M N với tiếp tuyến của tại A. Gọi Q là
giao điểm thứ hai của với (AEF ). Gọi R là giao điểm của AQ và EF . Chứng minh rằng P R⊥OH .

Q
E
P M
N
F
O
H

R B C

Lời giải. Các đường tròn (AQEF ), (O), (BEF C ) cắt nhau đôi một tại các trục đẳng phương
AQ, BC, EF nên AQ, BC, EF đồng quy tại R.
Gọi K = OH ∩ (BEF C)
Dễ thấy A, M, K, O, N đồng viên. Các đường tròn (AM K ), (EM F N ), (AQHF ) cắt nhau đôi một
tại các trục đẳng phương EF, M N, AK nên EF, M N, AK đồng quy tại S .

3 Bài tập tương tự


1. (Hệ thức Fuss) Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O; R) và ngoại tiếp (I; r). Chứng minh rằng:

1 1 1
2
+ 2
= 2
(R + d) (R − d) r

8
2. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) với các đường cao BE, CF giao nhau tại H . Gọi M, N
lần lượt là trung điểm của AC, AB . M N giao EF tại P . Chứng minh rằng AP ⊥OH và
EN, F M, OH đồng quy.

3. (APMO) Cho tam giác ABC nội tiếp (O), trực tâm H . (AHB ) cắt AC tại E , (AHC ) cắt
AB tại F . Chứng minh rằng tâm của (HEF ) nằm trên HO.

4. Cho điểm I là trung điểm đoạn AB cố định. Đường tròn (O1 ) tiếp xúc với đường thẳng AB
tại A, đường tròn (O2 ) tiếp xúc với đường thẳng AB tại B. Đường tròn (C1 ) tâm O1 bán
kính O1 B cắt đường tròn (C2 ) tâm O2 bán kính O2 B tại M và N. Chứng minh I, M, N

5. (Iran 2001) Cho tam giác ABC nội tiếp (O). (I ), (Ia ) lần lượt là đường tròn nội tiếp và
đường tròn bàng tiếp góc A. IIa giao BC , (O) lần lượt tại A′ , M . Gọi N là điểm chính giữa
cung M BA; N I, N Ia giao (O) tại S, T . Chứng minh rằng S, T, A′ thẳng hàng.

6. Cho tứ giác ABCD có A


b=B
b=C
b . Chứng minh rằng D nằm trên đường thẳng Euler của
tam giác ABC .

7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O), các đường cao AA′ , BB ′ , CC ′ giao nhau tại H . E là trung
điểm OH . A′ B ′ giao CH tại X , A′ C ′ giao BH tại Y . Chứng minh rằng AE⊥XY .

8. Cho tam giác nhọn ABC . M là trung điểm BC . Kẻ các đường cao CD, BE.K, L lần lượt là
trung điểm M E và M D. KL cắt đường thẳng qua A song song với BC tại T . Chứng minh
rằng T A = T M .

9. Cho (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC tới (O). Gọi
M, N lần lượt là trung điểm AB, AC . Một đường tròn ω chuyển động sao cho luôn đi qua
A và tiếp xúc ngoài với (O). Gọi E, F là giao điểm của M N với ω . Chứng minh rằng EAF
d
không đổi.

10. (Trần Quang Hùng-VMF’s Marathon Hình học Olympic) Cho tam giác ABC nội
tiếp trong đường tròn (O). Tiếp tuyến tại A của (O) cắt BC tại T . P nằm trong tam giác
sao cho T P = T A. P A, P B, P C lần lượt cắt (O) tại D, E, F khác A, B, C . Dựng tam giác
cân BAQ đồng dạng cùng hướng với EOD. Chứng minh rằng tâm ngoại tiếp tam giác P QR
nằm trên AO.

You might also like