You are on page 1of 7

0.1.

Tóm tắt kiến thức

0.1 Tóm tắt kiến thức


Định nghĩa 1. Cho đường tròn (O; R) và điểm M . Phương tích của điểm M đối với
(O; R) là một số thực PM/(O;R) với PM/(O;R) = M O2 − R2 .
Chú ý.

• PM/(O;R) > 0 nếu M nằm bên ngoài đường tròn (O; R);

• PM/(O;R) = 0 nếu M nằm trên đường tròn (O; R);

• PM/(O;R) < 0 nếu M nằm bên trong đường tròn (O; R).

Định lý 1. Cho đường tròn (O; R) và điểm M . Nếu một đường thẳng đi qua M cắt (O; R)
tại hai điểm phân biệt A và B thì

PM/(O;R) = M A · M B.

Định lý 2 (Hệ thức Euler). Xét tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R) và ngoại tiếp
đường tròn (I; r). Khi đó OI 2 = R2 − 2Rr.
Chú ý. Từ hệ thức Euler, chúng ta thu được bất đẳng thức Euler sau đây:

R ≥ 2r.

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi tam giác ABC đều.
Bổ đề 1 (Hệ thức Fuss). Xét tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O; R) và ngoại tiếp
đường tròn (I; r). Khi đó r12 = (R+OI)
1
2 + (R−OI)2 .
1

Hệ quả 1 (Dấu hiệu nhận biết bốn điểm đồng viên). Cho hai đoạn thẳng AB và
CD không song song và không trùng nhau. Nếu hai đường thẳng AB và CD cắt nhau
tại E. Khi đó bốn điểm A, B, C và D cùng nằm trên một đường tròn khi và chỉ khi
EA · EB = EC · ED .
Bổ đề 2 (Dấu hiệu nhận biết trực tâm của tam giác). Cho tam giác ABC và D là
chân đường cao kẻ từ đỉnh A. H là điểm thuộc AD. Khi đó H là trực tâm của tam giác
ABC khi và chỉ khi AD · HD = −DB · DC.
Định lý 3 (Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến). Cho đường tròn (O; R) và điểm M . Nếu
một đường thẳng đi qua M và tiếp xúc với (O; R) tại điểm T thì

PM/(O;R) = M T 2 .

Hệ quả 2. Cho tam giác ABC và điểm D nằm trên đường thẳng BC. Khi đó DA tiếp
xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC khi và chỉ khi M A2 = M B.M C .
Bổ đề 3 (Tính chất chia đôi tiếp tuyến chung). Cho hai đường tròn ω1 và ω2 cắt
nhau tại A và B (có thể A trùng với B). Gọi CD là một tiếp tuyến chung của hai đường
tròn với C, D là các tiếp điểm. Khi đó AB chia đôi CD.
Bổ đề 4 (Bổ đề phân giác). Cho tam giác ABC không cân tại A. Phân giác của góc
trong (hoặc ngoài) của BAC
[ cắt đường thẳng chứa cạnh BC tại D và đường tròn ngoại
tiếp tại P khác A. Khi đó P B 2 = P C 2 = P A · P D.

1
Định nghĩa 2. Trục đẳng phương của hai đường tròn không đồng tâm (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 )
R12 −R22
là một đường thẳng d vuông góc với O1 O2 tại điểm H thỏa mãn IH = 2·O , trong đó
1 O2
I là trung điểm của O1 O2 .
Định lý 4 (Định lý Bốn Điểm - một dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng vuông
góc với nhau). Xét 4 điểm đôi một phân biệt A, B, C, D. Khi đó AB ⊥ CD khi và chỉ
khi AC 2 − AD2 = BC 2 − BD2 .
Định lý 5. Trục đẳng phương của hai đường tròn không đồng tâm (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ) là
tập hợp các điểm có cùng phương tích đối với hai đường tròn bằng nhau.
Định lý 6. Nếu hai đường tròn (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ) tiếp xúc nhau tại điểm T thì tiếp
tuyến chung của hai đường tròn này tại điểm T là trục đẳng phương của hai đường tròn.
Định lý 7. Nếu hai đường (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A và B
thì đường thẳng AB là trục đẳng phương của hai đường tròn này.
Định lý 8 (Đường thẳng Gauss của tứ giác toàn phần). Xét tứ giác ABCD có
DA ∩ BC = E và AB ∩ CD = F . Khi đó trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD và EF
cùng nằm trên một đường thẳng.
Bổ đề 5. Xét tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O), có DA ∩ BC = E AB ∩ CD = F .
Khi đó PE/(O) + PF/(O) = EF 2 .
Định lý 9 (Brocard). Xét tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) có DA ∩ BC =
E, AB ∩ CD = F và AC ∩ BD = G. Khi đó O là trực tâm của tam giác EF G.
Định nghĩa 3. Tâm đẳng phương của ba đường tròn (O1 ; R1 ), (O2 ; R2 ) và (O3 ; R3 ) với
O1 , O2 , O3 không thẳng hàng, là điểm có phương tích đối với với ba đường tròn bằng
nhau.
Định lý 10. Cho ba đường tròn (O1 ; R1 ), (O2 ; R2 ) và (O3 ; R3 ) với O1 , O2 , O3 không
thẳng hàng. Khi đó trục đẳng phương của các cặp đường tròn ((O1 ; R1 ), (O2 ; R2 )) ,
((O2 ; R2 ), (O3 ; R3 )) và ((O3 ; R3 ), (O1 ; R1 )) đồng quy.
Chú ý. Cho ba đường tròn (O1 ; R1 ), (O2 ; R2 ) và (O3 ; R3 ) với O1 O2 O3 là một đường thẳng
thì các trục đẳng phương của các cặp đường tròn đó đôi một song song (hoặc trùng nhau).
Cách dựng trục đẳng phương của hai đường tròn không có điểm chung:

Cách 1: Sử dụng tiếp tuyến chung đối với hai đường tròn ngoài nhau.

Cách 2: Sử dụng trục đẳng phương của hai đường tròn cắt nhau và tâm đẳng
phương.

Bổ đề 6 (Tính chất của đường đối song). Xét tam giác ABC và điểm H khác A. Các
điểm E, F theo thứ tự là hình chiếu vuông góc của H đến AB, AC. Khi đó bốn điểm
B, C, E, F cùng nằm trên một đường tròn khi và chỉ khi AH ⊥ BC.
Chú ý. Bổ đề này có thể hiểu theo một cách khác như sau:
Xét tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và các điểm E, F theo thứ tự thuộc AB, AB.
Khi đó bốn điểm B, C, E, F cùng nằm trên một đường tròn khi và chỉ khi AO ⊥ EF . (Ta
còn gọi EF là đường đối song của tam giác ABC ứng với đỉnh A).
Bổ đề 7 (Dấu hiệu nhận biết sáu điểm thuộc đường tròn). Cho tam giác
ABC và các cặp điểm (A1 , A2 ); (B1 , B2 ); (C1 , C2 ) theo thứ tự nằm trên các đường

2
0.1. Tóm tắt kiến thức

thẳng chứa các cạnh BC, CA, AB sao cho mỗi bộ bốn điểm sau cùng nằm trên
một đường tròn (A1 , A2 , B1 , B2 ) , (B1 , B2 , C1 , C2 ) và (C1 , C2 , A1 , A2 ). Khi đó sáu điểm
A1 , A2 , B1 , B2 , C1 , C2 cùng nằm trên một đường tròn.
Bổ đề 8. Cho tam giác ABC có trực tâm H. Các điểm D, E theo thứ tự thuộc các đường
thẳng BC, CA. Khi đó trục đẳng phương của hai đường tròn đường kính AD và BE đi
qua H.
Chú ý. Từ bổ đề này nếu F là điểm thuộc đường thẳng AB thì H là tâm đẳng phương
của ba đường tròn đường kính AD, BE và CF .
Định lý 11 (Brianchon). Xét lục giác ABCDEF ngoại tiếp đường tròn thì các đường
chéo chính AD, BE, CF đồng quy (hoặc đôi một song song).
Chú ý. Từ định lý Brianchon, áp dụng cho tứ giác ngoại tiếp, chúng ta thu được một kết
quả và thường được biết đến là định lý Newton số 2 như sau:
Bổ đề 9 (Newton). Xét tứ giác ABCD ngoại tiếp dường tròn (I) và (I) lần lượt tiếp xúc
với các cạnh AB, BC, CD, DA tại M, N, P, Q. Khi đó AC, BD, M P và N Q đồng quy.
Định nghĩa 4. Cho điểm J. Đường tròn điểm (J; 0) là đường tròn tâm J bán kính 0.
Định nghĩa 5. Phương tích của điểm M đối với đường tròn điểm (J; 0) kí hiệu là PM/(J;0)
với PM/(J;0) = M J 2 .
Định nghĩa 6. Trục đẳng phương của hai đường tròn không đồng tâm (O; R) (R > 0) và
R2
(J; 0) là đường thẳng vuông góc với OJ tại điểm H thỏa mãn IH = 2OJ , trong đó I là
trung điểm của OJ .
Định lý 12. Trục đẳng phương của không đồng tâm (O; R) (R > 0) và (J; 0) là tập hợp
các điểm có cùng phương tích đối với hai đường tròn bằng nhau.
Định lý 13. Trục đẳng phương của hai đường tròn điểm là đường trung trực của đoạn
thẳng nối hai tâm.
Cách dựng trục đẳng phương của một đường tròn “thông thường” và đường
tròn điểm:

• Nếu tâm của đường tròn điểm thuộc đường tròn thông thường thì trục đẳng phương
là tiếp tuyến của đường tròn thông thường tại tâm của đường tròn điểm.

• Nếu tâm của đường tròn điểm (J; 0) nằm bên ngoài đường tròn thông thường (O; R)
thì trục đẳng phương là đường trung bình ứng với đỉnh J của tam giác JAB , trong
đó A, B là các tiếp điểm của các tiếp tuyến kẻ từ J đến đường tròn (O; R).

• Nếu tâm của đường tròn điểm (J; 0) nằm bên trong đường tròn thông thường (O; R)
thì trục đẳng phương là đường trung bình ứng với đỉnh K của tam giác KAB, trong
đó AB là dây cung của (O; R) mà vuông góc với OJ tại J và K là giao điểm của
các tiếp tuyến tại A, B của (O; R).

Định nghĩa 7. Ba đường tròn được gọi là đồng trục khi có đúng một đường thẳng là trục
đẳng phương của bất kì hai đường tròn trong ba đường tròn.
Chú ý. Như vậy, một bộ đường tròn đồng trục là tập hợp các đường tròn có chung một
trục đẳng phương.
Định lý 14. Nếu ba đường tròn là đồng trục thì tâm của chúng thẳng hàng.

3
Định lý 15. Cho hai đường tròn không đồng tâm (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ). Với mỗi điểm M
trong mặt phẳng, gọi K là hình chiếu vuông góc của M trên trục đẳng phương của hai
đường tròn. Khi đó PM/(O1 ;R1 ) − PM/(O2 ;R2 ) = 2O1 O2 · KM .
Hệ quả 3. Cho hai đường tròn không đồng tâm (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ). Khi đó M nằm trên
(O2 ; R2 ) khi và chỉ khi PM/(O1 ;R1 ) = 2O1 O2 · KM .
Định lý 16. Tập hợp các điểm M có tỉ số phương tích theo thứ tự đối với các đường
tròn (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ) bằng
√ k 6= 1 là đường tròn (O; R) đồng trục với hai đường tròn
R22 k2 +R12 +(O1 O22 −R12 −R22 )k
(O1 ; R1 ), (O2 ; R2 ) và R = |1−k|
.
Định lý 17. Cho hai đường tròn không đồng tâm (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ). Giả sử tam giác
P P P
ABC nội tiếp đường tròn (O) thỏa mãn điều kiện PA/(O 1 ;R1 )
A/(O2 ;R2 )
= PB/(O 1 ;R1 )
B/(O2 ;R2 )
= PC/(O1 ;R1 )
C/(O2 ;R2 )
=
6 0.
Khi đó ba đường tròn (O), (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ) là đồng trục.
Bổ đề 10. Cho hai đường tròn phân biệt (O1 ; R1 ) và (O2 ; R2 ) và có các tâm vị tự trong
và ngoài là I và J (điểm I, J thuộc O1 O2 thoả mãn IO 1
IO2
= −R R2
1
và JO
JO2
1
=R 1
R2
). Khi đó ba
đường tròn (O1 ), (O2 ) và đường tròn đường kính IJ đồng trục.
Bổ đề 11 (Hệ thức Euler về diện tích). Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R)
và điểm P bất kì trên cùng một mặt phẳng. Gọi X, Y, Z theo thứ tự là hình chiếu vuông
góc của P lên ba đường thẳng chứa ba cạnh của tam giác ABC. Khi đó, ta có công thức
sau:
1

d2
SXY Z = SABC 1 − 2 .

4 R

Chú ý. Từ hệ thức Euler về diện tích, ta suy ra được định lí Simson, là P nằm trên (O)
khi và chỉ khi X, Y, Z thẳng hàng.

0.2 Các ví dụ
Ví dụ 1 (I.F.Sharygin 2017, proposed by A.Sokolov). Cho ABCD là tứ giác lồi, và
gọi ωA , ωB , ωC , ωD lần lượt là đường tròn ngoại tiếp các tam giác BCD, ACD, ABD, ABC.
Định nghĩa XA là tích của phương tích điểm A đối với đường tròn ωA và diện tích
của tam giác BCD. Định nghĩa XB , XC , XD một cách tương tự. Chứng minh rằng
XA + XB + XC + XD = 0.
Gợi ý: Hãy chứng minh |XA | = |XB | = |XC | = |XD |.
Bài tập tương tự 1 (IMOSL 2011, G2). Cho A1 A2 A3 A4 không là tứ giác nội tiếp. Gọi
O1 và r1 là tâm và bán kính đường của tròn ngoại tiếp tam giác A2 A3 A4 . Định nghĩa một
cách tương tự cho O2 , O3 , O4 và r2 , r3 , r4 . Chứng minh rằng
1 1 1 1
+ + + = 0.
O1 A21 − r12 O2 A22 − r22 O3 A23 − r32 O4 A24 − r42

Ví dụ 2 (IGO 2018, problem 5, proposed by Lê Viết Ân). Cho tứ giác ABCD nội
tiếp. Một đường tròn đi qua A, B và tiếp xúc với cạnh CD tại E. Một đường tròn khác
đi qua C, D và tiếp xúc với cạnh AB tại F . Gọi G là giao điểm của AE, DF , và H là
giao điểm của BE, CF . Chứng minh rằng tâm đường tròn nội tiếp của các tam giác
AGF, BHF, CHE, DGE cùng nằm trên một đường tròn.

4
0.2. Các ví dụ

Bài tập tương tự 2 (IMOSL 2008, G3). Cho ABCD là tứ giác nội tiếp và cho P và Q
là các điểm nằm bên trong tứ giác sao cho P QDA và QP BC là các tứ giác nội tiếp. Giả
sử tồn tại điểm E trên đoạn thẳng P Q sao cho P[
AE = QDE
\ và P \ BE = QCE.
[ Chứng
minh rằng ABCD là tứ giác nội tiếp.
Ví dụ 3 (Lê Viết Ân). Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. Các điểm P và
Q theo thứ tự nằm trên các cạnh DA và BC. Chứng minh rằng nếu trung điểm của các
đoạn thẳng DQ, AQ, BP và CP cùng nằm trên một đường tròn thì OP = OQ.
Bài tập tương tự 3 (IMO 2009). Cho tam giác ABC với tâm đường tròn ngoại tiếp O.
Các điểm P và Q theo thứ tự nằm trên các cạnh CA và AB. Gọi k là đường tròn đi qua
trung điểm của các đoạn thẳng BP, CQ và P Q. Chứng minh rằng nếu đường thẳng P Q
tiếp xúc với k thì OP = OQ.
Ví dụ 4 (USA TSTST 2017 Problem 1, proposed by Ray Li). Cho tam giác ABC
nội tiếp đường tròn Γ có tâm O, và trực tâm H. Giả sử AB 6= AC và BAC[ 6= 90◦ . Gọi
M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC, và gọi E và F lần lượt là chân
đường cao kẻ từ B và C của tam giác. Gọi P là giao điểm của đường thẳng M N với tiếp
tuyến tại A của Γ. Gọi Q là giao điểm khác A của Γ và đường tròn ngoại tiếp tam giác
AEF . Gọi R là giao điểm của hai đường thẳng AQ và EF . Chứng minh rằng P R ⊥ OH.
Bài tập tương tự 4 (VMO 2017). Cho tam giác ABC nhọn không cân nội tiếp đường
tròn (O). Gọi H là trực tâm tam giác ABC và E, F lần lượt là chân các đường cao hạ từ
các đỉnh B, C. AH cắt (O) tại D (D khác A). Gọi I là trung điểm AH. EI cắt BD tại
M và F I cắt CD tại N . Chứng minh rằng M N ⊥ OH.
Ví dụ 5 (IMO 2015, Problem 3). Cho ABC là tam giác nhọn với AB > AC. Gọi Γ là
đường tròn ngoại tiếp, H lừ trực tâm, và F là chân đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác.
Gọi M là trung điểm của BC. Gọi Q là điểm nằm trên Γ sao cho HQA \ = 90◦ và K là
điểm nằm trên Γ sao cho HKQ
\ = 90◦ . Giả sử các điểm A, B, C, K và Q đôi một phân
biệt và nằm trên Γ theo đúng thứ tự đó.
Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp các tam giác KQH và F KM tiếp xúc với nhau.
Bài tập tương tự 5 (Lê Viết Ân). Cho tam giác nhọn ABC với AB < AC. Gọi Γ là
đường tròn ngoại tiếp, H là trực tâm, và F là chân đường cao hạ từ đỉnh A của tam giác.
Gọi M là trung điểm cạnh BC. Lấy điểm Q thoả mãn HQ ⊥ AM và AQ k HM . Lấy
điểm K nằm trên Γ sao cho AKQ \ = 90◦ . Giả sử các điểm A, B, C và K đôi một phân
biệt và nằm trên Γ theo đúng thứ tự đó.
Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp các tam giác AKQ và F KM tiếp xúc với nhau.
Ví dụ 6 (IMOSL 2005, G6). Cho tam giác ABC, và M là trung điểm cạnh BC. Gọi γ
là đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Đường trung tuyến AM của tam giác ABC cắt
đường tròn nội tiếp γ tại hai điểm phân biệt K và L. Các đường thẳng đi qua K và L,
song song với BC, theo thứ tự cắt lại đường tròn nội tiếp γ tại hai điểm X và Y . các
đường thẳng AX và AY lần lượt cắt BC tại P và Q. Chứng minh rằng BP = CQ.
Ví dụ 7 (IMO 2016, Problem 1). Cho tam giác BCF vuông tại B. Lấy điểm A trên
đường thẳng CF sao cho F A = F B và F nằm giữa A và C. Lấy điểm D sao cho DA = DC
và AC là phân giác của DAB.
\ Lấy điểm E sao cho EA = ED và AD là phân giác của
[ Gọi M là trung điểm của CF . Dựng hình bình hành AM XE. Chứng minh rằng
EAC.
các đường thẳng BD, F X và M E đồng quy.

5
Bài tập tương tự 6 (APMO 2020, Problem 1). Cho Γ là đường tròn ngoại tiếp tam
giác ABC. Cho D là một điểm nằm trên cạnh BC. Tiếp tuyến của Γ tại A cắt đường
thẳng song song với BA mà đi qua D tại E. Đường thẳng CE cắt lại Γ tại F . Giả sử
rằng B, D, F, E cùng nằm trên một đường tròn. Chứng minh AC, BF, DE đồng quy.
Ví dụ 8 (IMO 2008, Problem 1). Cho H là trực tâm của một tam giác nhọn ABC.
Đường tròn ΓA có tâm là trung điểm của BC và đi qua H cắt đường thẳng BC tại các
điểm A1 và A2 . Các điểm B1 , B2 , C1 và C2 được xác định một cách tương tự.
Chứng minh rằng sáu điểm A1 , A2 , B1 , B2 , C1 và C2 cùng nằm trên một đường tròn.
Bài tập tương tự 7 (Đường tròn Droz - Farny). Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp
đường tròn tâm O. Đường tròn γA có tâm là chân đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác
ABC cắt đường thẳng BC tại A1 và A2 . Các điểm B1 , B2 , C1 và C2 được xác định một
cách tương tự.
Chứng minh rằng sáu điểm A1 , A2 , B1 , B2 , C1 và C2 cùng nằm trên một đường tròn.

0.3 Bài tập


Bài tập 1 (IMOSL 2006). Cho hình thang ABCD (AB k CD và AB > CD). Các điểm
K và L được lấy trên các cạnh đáy AB và CD sao cho BK
AK
= DL
CL
. Giả sử các điểm P và
Q nằm trên đoạn thẳng KL sao cho AP[ B = BCD
\ và CQD
\ = ABC.
[ Chứng minh rằng
bốn điểm P, Q, B, C cùng thuộc một đường tròn.
Bài tập 2 (IMO 2019, Problem 2). Cho tam giác ABC, điểm A1 nằm trên cạnh BC
và điểm B1 nằm trên cạnh AC. Gọi P và Q là các điểm theo thứ tự nằm trên các đoạn
thẳng AA1 và BB1 sao cho P Q song song với AB. Gọi P1 là điểm trên đường thẳng P B1
\[
sao cho B1 nằm giữa P và P1 , và P P1 C = BAC. Tương tự, Q1 là điểm nằm trên đường
\[
thẳng QA1 sao cho A1 nằm giữa Q và Q1 , và CQ1 Q = CBA.
Chứng minh rằng các điểm P, Q, P1 và Q1 cùng nằm trên một đường tròn.
Bài tập 3 (India, 1995). Cho tam giác ABC. Một đường thẳng song song với BC cắt
các cạnh AB và AC lần lượt tại D và E. Lấy điểm P bất kì bên trong tam giác ADE.
Gọi F và G là giao điểm của DE lần lượt với BP và CP . Đường tròn (O) ngoại tiếp tam
giác P DG và đường tròn (I) ngoại tiếp tam giác tam giác P EF cắt nhau tại điểm thứ
hai Q. Chứng minh rằng AQ vuông góc với OI.
Bài tập 4 (VMO 2014). Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O), trong đó
B, C cố định và A thay đổi trên (O). Trên các tia AB và AC lần lượt lấy các điểm M và
N sao cho M A = M C và N A = N B. Các đường tròn ngoại tiếp các tam giác AM N và
ABC cắt nhau tại P (P 6= A). Đường thẳng M N cắt đường thẳng BC tại Q.

a) Chứng minh rằng ba điểm A, P, Q thẳng hàng.

b) Gọi D là trung điểm của BC. Các đường tròn tâm M và N cùng đi qua A cắt nhau
tại K (K khác A). Đường thẳng qua A vuông góc với AK cắt BC tại E. Đường
tròn ngoại tiếp tam giác ADE cắt (O) tại F (F khác A). Chứng minh rằng AF
luôn đi qua một điểm cố định.

Bài tập 5 (IMOSL 2009, G4). Cho tứ giác nội tiếp ABCD có các đường chéo AC và
BD cắt nhau tại E và các đường thẳng AD và BC cắt nhau tại F . gọi G và H lần lượt

6
0.3. Bài tập

là trung điểm của AB và CD. Chứng minh rằng EF tiếp xúc với đường tròn đi qua ba
điểm E, G và H.
Bài tập 6 (IMO 1995). Trên đường thẳng ` lấy bốn điểm A, B, C, D theo thứ tự đó. Các
đường tròn đường kính AC và BD cắt nhau tại X và Y . Đường thẳng XY cắt BC tại Z.
Trên đường thẳng XY lấy điểm P không trùng với Z. Đường thẳng CP cắt đường tròn
đường kính AC tại điểm thứ hai M ; đường thẳng BP cắt đường tròn đường kính BD tại
điểm thứ hai N . Chứng minh rằng AM, DN, XY đồng quy.
Bài tập 7 (Bài toán về khái niệm cực trực giao). Cho tam giác ABC và đường thẳng
d trong cùng một mặt phẳng. Gọi A0 , B 0 , C 0 theo thứ tự là hình chiếu của A, B, C trên d.
Chứng minh rằng các đường thẳng theo thứ tự đi qua A0 , B 0 , C 0 tương ứng vuông góc với
BC, CA, AB đồng quy.
Chú ý. Điểm đồng quy được gọi là cực trực giao của đường thẳng d ứng với tam giác
ABC.
Bài tập 8 (IMO 2005, Problem 1). Trên các cạnh của tam giác đều ABC lấy sáu điểm:
A1 , A2 thuộc BC, B1 , B2 thuộc CA, C1 , C2 thuộc AB sao cho lục giác A1 A2 B1 B2 C1 C2
lồi và có các cạnh bằng nhau. Chứng minh rằng các đường thẳng A1 B2 , B1 C2 và C1 A2
đồng quy.
Bài tập 9 (Đường tròn Taylor). Cho tam giác ABC có các đường cao AHA , BHB , CHC .
Gọi AB , AC lần lượt là hình chiếu vuông góc của HA lên các đường thẳng AB, AC.
Định nghĩa tương tự cho các điểm BC , BA và CA , CB . Chứng minh rằng sáu điểm
AB , AC , BC , BA , CA , CB cùng nằm trên một đường tròn.
Chú ý. Đường tròn (AB AC BC BA CA CB ) được gọi là đường tròn Taylor của tam giác
ABC.
Bài tập 10 (Đường tròn van Lamoen). Chia một tam giác bởi các đường trung tuyến
của nó thành sáu tam giác nhỏ. Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp của sáu tam
giác nhỏ đó cùng nằm trên một đường tròn.

You might also like