You are on page 1of 3

Một số bài toán nâng cao về phương tích

và trục đẳng phương


Bài giảng cho GGTH 2020
Trần Quang Hùng

Ngày 17 tháng 8 năm 2020

1 Tóm tắt lý thuyết


Định nghĩa 1. Họ các đường tròn có chung một trục đẳng phương gọi là một chùm đường
tròn hay là các đường tròn đồng trục. Khi đó

1) Nếu các đường tròn trong chùm có hai điểm chung, ta gọi đó là chùm đường tròn Eliptic.

2) Nếu các đường tròn trong chùm có một điểm chung (đều tiếp xúc nhau), ta gọi đó là
chùm đường tròn Parabolic.

3) Nếu các đường tròn trong chùm không có điểm chung, ta gọi đó là chùm đường tròn
Hyperbolic.

Định nghĩa 2. Cho trước hai đường tròn không đồng tâm (Γ1 ) và (Γ2 ). Khi đó nếu có một
đường tròn (α) nào đó mà có chung trục đẳng phương với (Γ1 ) và (Γ2 ) ta nói (α) nằm trong
chùm đường tròn sinh bởi (Γ1 ) và (Γ2 ). Họ tất cả các đường tròn (α) cũng được gọi là họ các
đường tròn đồng trục sinh bởi (Γ1 ) và (Γ2 ).

Định nghĩa 3. Cho trước một họ đường tròn đồng trục (Γi ). Luôn tồn tại hai điểm sao cho
chúng là ảnh nghịch đảo của nhau qua (Γi ) với mọi i. Khi đó hai điểm này gọi là hai điểm giới
hạn của hệ đường tròn đồng trục (Γi ).

Định lý 1. Cho trước hai đường tròn ở không đồng tâm và không có điểm chung là (Γ1 ) và
(Γ2 ). Khi đó tồn tại hai điểm X1 và X2 sao cho X1 và X2 là ảnh nghịch đảo qua cả (Γ1 ) và
(Γ2 ). Khi đó X1 và X2 cũng là điểm giới hạn của họ đường tròn đồng trục sinh bởi (Γ1 ) và
(Γ2 ).

Chú ý. Trục đẳng phương của Γ1 và Γ2 cũng có thể coi là một đường tròn suy biến của chùm
sinh bởi (Γ1 ) và (Γ2 ). Mặt khác hai điểm giới hạn cũng có thể coi là hai đường tròn bán kính
0 của chùm. Từ khái niệm chùm đường tròn, ta đi đến định lý cơ bản sau (định lý này do tác
giả bài viết phát triển từ các tài liệu tham khảo [1, 2, 3])

Định lý 2 (Định lý phân loại đường tròn thuộc chùm). Cho hai đường tròn không đồng tâm
Γ1 và Γ2 cùng với hai số thực α1 và α2 không đồng thời bằng không. Khi đó quỹ tích các điểm
P thỏa mãn
α1 · PP/Γ1 + α2 · PP/Γ2 = 0
là một đường tròn nằm trong chùm đường tròn sinh bởi (Γ1 ) và (Γ2 ).
Trần Quang Hùng

Định lý này có thể triển khai được ra nhiều hệ quả có tính ứng dụng cao trong giải bài tập
như sau

Hệ quả 2.1. Cho hai đường tròn không đồng tâm Γ1 và Γ2 cùng với k 6= 1 là một hằng số cho
trước. Khi đó quỹ tích các điểm P thỏa mãn
PP/Γ1
=k
PP/Γ2

là một đường tròn Γ nằm trong chùm đường tròn sinh bởi (Γ1 ) và (Γ2 ), tâm của Γ chia đoạn
thẳng nối tâm của (Γ1 ) và (Γ2 ) theo tỷ số k.

Chú ý. Khi k = 1 thì đường tròn quỹ tích suy biến thành trục đẳng phương của Γ1 và Γ2 cũng
có thể coi là một đường tròn suy biến của chùm sinh bởi Γ1 và Γ2 .

Hệ quả 2.2. Cho hai đường tròn Γ1 và Γ2 cắt nhau tại A và B. Nếu các điểm C, D thỏa mãn
PC/Γ1 PD/Γ1
=
PC/Γ2 PD/Γ2

thì bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn.

Hệ quả 2.3. Cho hai đường tròn Γ1 và Γ2 có một điểm chung là A. Nếu các điểm C, D thỏa
mãn
PC/Γ1 PD/Γ1
=
PC/Γ2 PD/Γ2
thì đường tròn ngoại tiếp tam giác ACD đồng trục với Γ1 và Γ2 .

Hệ quả 2.4. Cho hai đường tròn Γ1 và Γ2 tiếp xúc nhau tại P . Nếu các điểm Q, R thỏa mãn
PQ/Γ1 PR/Γ1
=
PQ/Γ2 PR/Γ2

thì đường tròn ngoại tiếp tam giác P QR cũng tiếp xúc với Γ1 và Γ2 tại P .

Hệ quả 2.5. Cho hai đường tròn Γ1 và Γ2 không đồng tâm. Nếu có các điểm A, B, C thỏa
mãn
PA/Γ1 PB/Γ1 PC/Γ1
= =
PA/Γ2 PB/Γ2 PC/Γ2
thì đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC đồng trục với Γ1 và Γ2 .

Định lý 3. Các định lý và hệ quả trên cũng áp dụng được trên các đường tròn với bán kính
bằng 0, hay là các đường tròn điểm.
Trần Quang Hùng

2 Một số bài luyện tập


Bài toán 1. Cho tam giác ABC có hai điểm E, F lần lượt nằm trên các đường thẳng CA,
AB sao cho EF song song với đường đối trung qua A. Đường tròn (K) đi qua C, E cắt đường
tròn (L) đi qua B, F tại M , N . Chứng minh rằng tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AM N
là trung điểm KL.

Bài toán 2. Cho tam giác ABC có hai điểm EF nằm trên các cạnh CA, AB sao cho EF
song song phân giác trong góc ∠BAC. Đường tròn (K) đi qua C, E cắt đường tròn (L) đi qua
B, F tại M , N . J là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AM N . Chứng minh rằng trung điểm
của các đoạn thẳng CK, BL, và DJ thẳng hàng.

Bài toán 3. Hãy phát biểu và chứng minh một số tổng quát cho hai bài toán trên.

Bài toán 4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường thẳng qua B, C song song
với AO theo thứ tự cắt CA, AB tại E, F . AD là đường cao của tam giác ABC. M là trung
điểm AD. CM cắt lại (O) tại P . Đường thẳng qua B vuông góc với BC cắt đường tròn (AEF )
tại Q, R. Chứng minh rằng bốn điểm C, P , Q, R đồng viên.

Bài toán 5. Cho tứ giác ABCD không là hình thang có các điểm E, F lần lượt nằm trên
đường thẳng AB, CD sao cho trung điểm của AD, BC, EF thẳng hàng. Chứng minh rằng
tâm đường tròn đi qua giao điểm của các đường thẳng AD, BC, EF luôn nằm trên một đường
thẳng khi EF thay đổi.

Bài toán 6. Hãy tìm điều kiện của ABCD và EF để đường tròn đi qua giao điểm của các
đường thẳng AD, BC, EF tiếp xúc với đường tròn đi qua giao điểm của các đường thẳng AB,
CD, EF .

Bài toán 7. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), tâm nội tiếp I và điểm P nằm trên
cung BC không chứa A. P B, P C lần lượt cắt lại các đường tròn (AIB), (AIC) tại M , N . Lấy
Q, R thuộc BC sao cho M Q và N R cùng vuông góc với M N . Chứng minh rằng tâm đường
tròn (AQR) nằm trên P O.

Bài toán 8. Hãy phát biểu và chứng minh một số tổng quát cho hai bài toán trên.

Tài liệu
[1] Weisstein, Eric W., Coaxal Circles, MathWorld–A Wolfram Web Resource, https://
mathworld.wolfram.com/CoaxalCircles.html.

[2] Weisstein, Eric W., Limiting Point, MathWorld–A Wolfram Web Resource, https://
mathworld.wolfram.com/LimitingPoint.html.

[3] Casey, J., Coaxal Circles, A Sequel to the First Six Books of the Elements of Euclid, Con-
taining an Easy Introduction to Modern Geometry with Numerous Examples, 5th ed., rev.
enl. Dublin: Hodges, Figgis, & Co., pp. 113-126, 1888.

You might also like