You are on page 1of 69

Nhóm Toán và LateX

DỰ ÁN 9SA18-1

TUYỂN TẬP CÁC BÀI TOÁN HAY


HÌNH HỌC 9

Ngày 26 tháng 5 năm 2019


Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” 9SA18-1-Main.tex

2
Mục lục

1 ĐƯỜNG TRÒN 7
1 Định nghĩa và sự xác định đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
2 Tính chất đối xứng của đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
3 Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Tiếp tuyến của đường tròn . . 16
4 Vị trí tương đối của hai đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

2 GÓC VÀ ĐƯỜNG TRÒN 29


1 Góc ở tâm. Liên hệ giữa cung và dây cung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2 Góc nội tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3 Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
4 Góc có đỉnh bên trong hay bên ngoài đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
5 Cung chứa góc. Cách giải bài toán quỹ tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
6 Tứ giác nội tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50

3 ĐỘ DÀI ĐƯỜNG TRÒN VÀ DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN 61


1 Độ dài đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
2 Diện tích hình tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65

3
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” 9SA18-1-Main.tex

4
Mở đầu

Kính chào các Thầy/Cô.


Trên tay các Thầy/Cô đang là một trong những tài liệu môn Toán được soạn thảo theo chuẩn
LATEX bởi tập thể các giáo viên của “Nhóm Toán và LaTeX”.1
Mục tiêu của nhóm:

1. Hỗ trợ các giáo viên Toán tiếp cận với LATEX trong soạn thảo tài liệu Toán nói chung và đề
thi trắc nghiệm bằng LATEX nói riêng với cấu trúc gói đề thi trắc nghiệm là ex_test của tác
giả Trần Anh Tuấn, Đại học Thương Mại.

2. Tiến hành các dự án biên soạn tài liệu giảng dạy Toán học.

3. Hướng đến việc chia sẻ chuyên đề, viết sách,... bằng LATEX,...

1
Tại địa chỉ https://www.facebook.com/groups/toanvalatex/

5
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

6
Chương 1

ĐƯỜNG TRÒN

§1. Định nghĩa và sự xác định đường tròn


Bài 1. Cho đường tròn (O; R) và hai đường kính AB, CD vuông góc với nhau. Gọi E là điểm
di động trên cung AD,
¯ EC cắt AB tại M .

a) Chứng minh rằng 4 điểm E, M , O, D cùng thuộc một đường tròn.


b) Tính EA2 + EB 2 + EC 2 + ED2 và CM · CE theo R.

c) Chứng minh EC là tia phân giác của góc AEB.


÷

d) Chứng minh M A · M B = CM · EM .

1 1 2
e) Chứng minh + = .
BE AE EM
f) Xác định vị trí điểm E để CM · EM có giá trị lớn nhất.
g) Trên tia BE lấy điểm F sao cho BF = AE. Khi E di chuyển thì F di chuyển trên đường
nào?
h) Giả sử EC đi qua trung điểm K của AD. Chứng minh rằng EC = 3ED.
Lời giải.

M
A B
O
P
K F
Q

E
D J

÷ = 90◦ . Mà AB ⊥ CD nên 4 điểm E, M , O, D cùng


a) Ta có CD là đường kính nên CED
thuộc đường tròn đường kính M D.

7
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

b) Xét tam giác CDE vuông tại E, ta có EC 2 + ED2 = CD2 = 4R2 .


Tương tự ta có EA2 + EB 2 = AB 2 = 4R2 ⇒ EA2 + EB 2 + EC 2 + ED2 = 8R2 .
Ta có 4COM v 4CED (g-g) nên CM · CE = CO · CD = 2R2 .
÷ = 90◦ ⇒ AEC
c) Vì AB ⊥ CD nên AOC ÷ = 45◦ . Do AEB
÷ = 90◦ nên EC là tia phân giác

của góc AEB.


÷

MA ME
d) Ta có 4M AE v 4M CB (g-g) nên = ⇒ M A · M B = CM · EM .
MC MB
e) Vẽ M P ⊥ AE,√M Q ⊥ BE (P ∈ AE, Q ∈ BE). Khi đó P M QE là hình vuông, suy ra
2
MP = MQ = EM .
2
Ta có S4M AE + S4M EB = S4AEB nên M P · AE + M Q · BE = AE · BE, do đó
√ √ √
2 2 1 1 2
EM · AE + EM · BE = AE · BE ⇒ + = .
2 2 BE AE EM

MA + MB 2
Ç å
f) Ta có CM · EM = M A · M B ≤ = R2 .
2
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi M A = M B ⇔ M ≡ O, khi đó E trùng với D.
Vậy khi E ở vị trí điểm D thì CM · EM có giá trị lớn nhất.

g) Vẽ hình vuông OBJD, khi đó J cố định.


Ta có 4OAE = 4JBF (c-g-c), do đó JF = OE = R. Suy ra F nằm trên đường tròn
tâm J, bán kính R.
Nhận xét:

• Khi E ≡ A thì F ≡ B;
• Khi E ≡ D thì F ≡ D.

Vậy F nằm trên cung BD


¯ của đường tròn (J; R).

h) Do EC đi qua trung điểm K của AD nên M là trọng tâm tam giác CAD, suy ra
OA OC
OA = 3OM ⇒ =3⇒ = 3.
OM OM
EC OC
Mà 4COM v 4CED (g-g) nên = ⇒ EC = 3ED.
ED OM

Bài 2. Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp đường tròn (O; R). Các đường cao AD và BE cắt
nhau tại H. Vẽ đường kính AF . Gọi M là trung điểm của BC.

a) Chứng minh tứ giác BHCF là hình bình hành.

b) Chứng minh AH = 2OM .

c) Gọi G là trọng tâm tam giác ABC; N , P lần lượt là trung điểm của AB, AC; I, K, L
lần lượt là trung điểm của HA, HB, HC và J là điểm đối xứng của O qua M . Chứng
minh rằng

1) Tứ giác BOCJ là hình thoi.


2) Ba điểm H, G, O thẳng hàng và HG = 2OG.
3) Các đường thẳng qua M , P , N lần lượt song song với OA, OB, OC đồng quy.

8
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

R
4) Chín điểm M , N , P , I, K, L, D, E, Q cùng thuộc đường tròn có bán kính là (trong
2
đó Q là giao điểm của CH và AB).
5) Bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác HAB, HBC, HCA bằng nhau.

d) Cho biết BC cố định, A di động.

1) Chứng minh H thuộc một đường tròn cố định.


2) Xác định vị trí của A để độ dài HD lớn nhất.

e) Cho T là điểm nằm trong tam giác ABC. Gọi R1 , R2 lần lượt là bán kính lớn nhất, nhỏ
nhất của các đường tròn ngoại tiếp các tam giác T AB, T BC, T CA. Xác định vị trí của
R1
T để đạt giá trị nhỏ nhất.
R2

Lời giải.

I E

Q P
N
H
O0
G O L
K

B D M C

a) Vì BH ⊥ AC, F C ⊥ AC nên BH ∥ CF . Tương tự BF ∥ CH, do đó BHCF là hình


bình hành.

b) Do BHCF là hình bình hành nên M là trung điểm F H.


Xét tam giác F AH có OH là đường trung bình nên AH = 2OM .

c)

1) Vì M là trung điểm dây BC nên OM ⊥ BC. Lại có J đối xứng O qua M nên M là
trung điểm OJ.
Ta có M là trung điểm của OJ và BC, đồng thời OJ ⊥ BC nên BOCJ là hình thoi.
2) Gọi G0 là giao điểm của HO và AM . Xét tam giác AF H có AM , HO là các đường
trung tuyến nên G0 là trọng tâm tam giác AF H. Do đó AG0 = 2G0 M ⇒ G0 ≡ G.
Vậy H, G, O thẳng hàng và HG = 2GO.

9
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

3) Xét tam giác HAF ta có IM là đường trung bình nên IM cắt HO tại O0 là trung
điểm của HO.
Chứng minh tương tự ta cũng có các đường thẳng N L, P K đi qua N, P lần lượt song
song với OC, OB cũng đi qua O0 .
4) Xét tam giác IDM vuông tại D có O0 là trung điểm của IM nên

1 R
O0 D = O0 I = O0 M = IM = . (1)
2 2
Tương tự ta cũng có
R
O0 K = O0 E = O0 P = . (2)
2
R
O0 N = O0 Q = O0 L = . (3)
2
Từ (1), (2), (3) ta suy ra chín điểm M , N , P , I, K, L, D, E, Q cùng thuộc đường
R
tròn tâm O0 có bán kính là .
2
5) Ta có AH = 2OM ⇒ AH = OJ. Vì AH ∥ OJ nên AHJO là hình bình hành, do đó
JH = AO = R.
Vì BOCJ là hình thoi nên JB = JC = OB = R, suy ra JB = JC = JH = R.
Tương tự ta có bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác HAB, HAC bằng R.

d)

1) Vì J cố định và HJ = R nên H chạy trên đường tròn (J; R).


2) Ta có AD ⊥ DM nên AD ≤ AM .
Lại có AM ≤ AO + OM nên ta suy ra

HD = AD − AH ≤ AM − AH ≤ OA + OM − 2OM = R − OM.

Vì BC cố định nên OM cố định, do đó HD lớn nhất khi A, O, M thẳng hàng.


R1
e) Ta có R1 ≥ R2 ⇔ ≥ 1. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi T ≡ H.
R2
Vì bán kính các đường tròn ngoại tiếp của các tam giác HBC, HAB, HAC bằng R nên
dấu bằng xảy ra là đúng.


Bài 3. Cho BC là dây cung cố định của đường tròn (O; R) (BC 6= 2R). A là điểm chuyển
động trên dây cung lớn BC. Vẽ hình bình hành ABCD. E là điểm đối xứng của C qua B.

a) Xác định vị trí A để

• Chu vi tứ giác ABCD lớn nhất.


• Diện tích tứ giác ABCD lớn nhất.
• Độ dài đoạn thẳng EA dài nhất.
• Độ dài đoạn thẳng EA ngắn nhất.

b) Chứng minh trung điểm F của đoạn thẳng EA thuộc đường cố định.

c) Chứng minh D thuộc một đường cố định.

d) Xác định vị trí A để độ dài đoạn thẳng BD dài nhất, ngắn nhất.

10
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

e) Gọi G là điểm đối xứng của O qua B. Xác định vị trí A để GA + 2EA đạt giá trị nhỏ
nhất.
Lời giải.

A D

I
O
J N
E
B H M C

a)

• Vì AB là dây cung của (O; R) nên AB ≤ 2R.


Ta có PABCD = 2(AB + BC) ≤ 2(2R + BC).
Vậy chu vi tứ giác ABCD lớn nhất khi AB = 2R hay A là điểm đối xứng với B qua
O.
• Gọi H và M lần lượt là hình chiếu của A và O trên BC. Khi đó M là điểm cố định
và M B = M C.
Ta có AH ≤ AM ≤ AO + OM = R + OM ⇒ SABCD = AH · BC ≤ (R + OM ) · BC.
Vậy diện tích tứ giác ABCD lớn nhất khi A là giao điểm của OM với cung lớn BC.
• Vì B, C cố định nên E cố định.
Xét 3 điểm A, O, E, ta có EA ≤ AO + OE = R + OE.
Vậy EA lớn nhất khi A là giao điểm của tia đối tia OE với đường tròn (O).
• Xét 3 điểm A, O, E, ta có EA ≥ OE − OA = OE − R.
Vậy EA nhỏ nhất khi A là giao điểm của tia OE với đường tròn (O).

b) Gọi J là trung điểm của EO thì J cố định. Khi đó F J là đường trung bình của 4AEO
AO R
nên JF = = .
2Ç 2 å
R
Vậy F thuộc J; cố định.
2
c) Vẽ hình bình hành OBCI. Khi đó I là điểm cố định.
Theo tính chất hình bình hành, ta có OI ∥ BC và OI = BC.
Mà(AD ∥ BC và AD = BC do ABCD là hình bình hành.
AD ∥ OI
⇒ ⇒ AOID là hình bình hành ⇒ ID = AO = R.
AD = OI
Vậy D ∈ (I; R) cố định.

d) Xét tứ giác ADBE có AD ∥ EB và AD = EB nên ADBE là hình bình hành. Suy ra


BD = EA.
Vậy theo câu a, BD lớn nhất khi A là giao điểm của tia đối tia OE với đường tròn (O),
BD nhỏ nhất khi A là giao điểm của tia OE với đường tròn (O).

11
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

e) Gọi N là trung điểm của OB. Khi đó N cố định.


Xét 4OAN và 4OGA có O “ chung, OA = ON = 1 nên 4OAN v 4OGA (c.g.c).
OG OA 2
AN 1
Suy ra = hay AG = 2AN .
AG 2
Do đó GA + 2EA = 2AN + 2EA ≥ 2EN . Vậy GA + 2EA nhỏ nhất khi A là giao điểm
của đoạn thẳng EN với đường tròn (O).


§2. Tính chất đối xứng của đường tròn


Bài 4. Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính AB và một dây cung CD. Vẽ AE và BF vuông
góc với CD (E,F ∈ CD).
a) Chứng minh OE = OF .

b) Chứng minh E, F nằm ngoài đường tròn (O).

c) Chứng minh EC = DF .

d) Chứng minh EF ≤ AB.

e) Gọi M là giao điểm của AC và BD. Nêu cách vẽ đường thẳng qua M và vuông góc với
AB mà chỉ dùng thước thẳng (chỉ trình bày hai bước: cách dựng và chứng minh).

f) Giả sử CD = R 2.

• Tính số đo góc COD.


• Chứng tỏ trung điểm CD thuộc một đường tròn cố định.

Lời giải.

a) Gọi I là trung điểm của dây CD. Khi đó


OI ⊥ CD ⇒ AE ∥ OI ∥ BF . M
Xét hình thang AEF B có O là trung điểm
AB và OI ∥ AE ∥ BF nên I là trung điểm
của EF .
Vậy OI là trung trực của EF nên suy ra
OE = OF .
E
b) Vì AE ∥ BF nên EAB
÷ + ABF
÷ ◦
= 180 (hai C
góc trong cùng phía). I
⇒ EAB
÷ hoặc ABF ÷ không nhỏ hơn 90◦ . K D
÷ ≥ 90◦ .
Giả sử ABF H
F
Khi đó OBF÷ là góc lớn nhất trong
4OBF ⇒ OF > OB = R.
Vậy OE = OF > R nên E và F nằm ngoài A O B
đường tròn (O).

c) Ta có IE = IF và IC = ID nên EC = IE − IC = IF − ID = DF .

d) Vẽ BK ⊥ AE ta được BKEF là hình chữ nhật. Vậy BK = EF .


Mà BK là đường vuông góc kẻ từ B xuống AE nên BK ≤ AB.
Vậy EF ≤ AB.

12
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

e) *Cách dựng:

• Kẻ AD, BC. AD và BC cắt nhau tại H


• Kẻ đường thẳng M H, chính là đường thẳng cần dựng

*Chứng minh:
Vì AB là đường kính của (O) nên ACB
÷ = ADB÷ = 90◦ .
Do đó H là trực tâm của 4AM B, suy ra M H ⊥ AB.

f) Ta có CD2 = 2R2 và OC 2 + OD2 = R2 + R2 = 2R2 .


Suy ra CD2 = OC 2 + OD2 nên 4OCD vuông tại O hay COD ÷ = 90◦ .

CD R 2
Khi đó OI là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên OI = = .
√ ! 2 2
R 2
Vậy I ∈ O; cố định.
2


Bài 5. Cho đường tròn (O; R), AB là dây cung cố định và AB = R 3. M là trung điểm AB.
C là điểm chuyển động trên cung AB. I là trung điểm AC. H là hình chiếu của I trên BC.

a) Chứng minh M thuộc đường tròn đường kính OB.

b) Tính số đo góc AOB; độ dài OM theo R.

c) Chứng minh I thuộc một đường cố định.

d) Chứng minh đường thẳng IH đi qua một điểm cố định.

e) Chứng minh H thuộc một đường cố định.

f) Xác định vị trí của C để diện tích tứ giác OBCA lớn nhất.

Lời giải.

H
A
I
C
M
K
L
J
B D
O

a) Vì M là trung điểm của AB nên OM ⊥ AB ⇒ OM


◊ B = 90◦ ⇒ M thuộc đường tròn
đường kính OB.

13
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

AB R 3
b) Ta có M B = = .
2 2 √
M B 3
Xét tam giác OM B (vuông tại M ) có sin M
◊ OB = = ⇒M ◊ OB = 60◦ .
OB 2
Trong tam giác cân OAB thì OM là trung tuyến đồng thời là phân giác nên

AOB
÷ = 2M
◊ OB = 2 · 60◦ = 120◦ .

R
Độ dài đoạn OM : OM = OB · cos M
◊ OB = R · cos 60◦ = .
2
’ = 90◦ ⇒ I thuộc đường tròn đường
c) Vì I là trung điểm của AC nên OI ⊥ AC ⇒ OIA
kính OA.

d) Gọi D là điểm đối xứng của B qua O ⇒ D là điểm cố định.


Vì OC = OB = OD nên 4CBD vuông tại C ⇒ CD ⊥ BC.
Mặt khác IH ⊥ CB ⇒ IH ∥ CD. (
I là trung điểm của AC
Gọi K là giao điểm của IH với AC. Ta có ⇒ IK là đường
IK ∥ CD
trung bình của 4ACD, suy ra K là trung điểm của AD. Vì A, D cố định nên K cũng là
điểm cố định.
Vậy IH luôn đi qua một điểm cố định là điểm K.
◊ = 90◦ nên H luôn nằm trên đường tròn đường kính BK cố
e) Vì B, K cố định và BHK
định.

f) Kẻ CJ ⊥ AB (J ∈ AB), OC cắt AB tại L ⇒ CJ ≤ CL, OM ≤ OL.


Ta có
1 1 1
SAOBC = SABC + SAOB = AB · CJ + AB · OM = AB(OM + CJ)
2 2 √ 2
1 1 √ 2
R 3
≤ AB · (OL + CL) = R 3 · R = .
2 2 2
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi M ≡ L ≡ J ⇔ OC ⊥ AB hay C là điểm chính giữa cung
AB.


Bài 6. Cho đường tròn (O; R), đường kính AB cố định và một dây cung CD quay xung quanh
trung điểm H của OB.

a) Chứng minh trung điểm I của CD nằm trên đường tròn đường kính OH.

b) Vẽ AA0 ⊥ CD tại A0 , BI cắt AA0 tại E. Tứ giác EDBC là hình gì?

c) E là điểm đặc biệt gì của tam giác ACD.

d) Chứng minh E di động trên một đường cố định.

e) Xác định vị trí của CD để độ dài CD ngắn nhất.

f) Cho biết CD ⊥ AB

1) Chứng minh tứ giác OCBD là hình thoi.


2) Tam giác ADC đều.
3) Tính diện tích tứ giác ACBD theo R.

14
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

Lời giải.

C
C

O H
A B A B
O H

E D
0
A

÷ = 90◦ hay điểm I nằm trên đường tròn


a) Vì I là trung điểm của CD ⇒ OI ⊥ CD ⇒ OIH
đường kính OH.

b) Vì AE ⊥ DC, OI ⊥ DC ⇒ AE ∥ OI.
Xét tam giác ABE có OA = OB, OI ∥ AE ⇒ OI là đường trung bình của 4ABE ⇒ I
là trung điểm của BE.
Tứ giác EDBC có hai đường chéo BE, CD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên
EDBC là hình bình hành.
÷ = 90◦ .
c) Điểm D thuộc đường tròn đường kính AB nên ADB
Từ AD ⊥ BD, CE ∥ BD (do EDBC là hình bình hành) nên CE ⊥ AD.
Trong tam giác ACD có AE ⊥ CD, CE ⊥ AD nên E là trực tâm của 4ACD.

d) Vì H, I lần lượt là trung điểm của OB và BE nên HI là đường trung bình của 4BOE ⇒
HI ∥ OE mà AA0 ⊥ IH ⇒ AA0 ⊥ OE ⇒ AEO ÷ = 90◦ hay điểm E di động trên đường
tròn đường kính AO.
R
e) CD dài nhất khi và chỉ khi OI lớn nhất mà OI ≤ OH = .
2
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi I ≡ H ⇔ CD ⊥ AB.

f)

1) Vì H là trung điểm của OB và CD ⊥ OB nên CD là đường trung trực của OB.


Suy ra CO = CB, DO = DB mà CO = DO = R nên OC = BC = OD = BD hay
OCBD là hình thoi.
2) Tam giác OCB có OC = CB = OB nên 4OCB đều, mà H là trung điểm của BO
÷ ⇒ BCH
nên CH là phân giác của OCB ÷ = 1 BCO÷ = 30◦ .
2
÷ = 90◦ ⇒ ACD
Vì C nằm trên đường tròn đường kính AB nên ACB ÷ = ACB ÷ −
◦ ◦ ◦
BCH = 90 − 30 = 60 .
÷

3) Vì ODBC là hình thoi nên AH ⊥ CD và H là trung điểm của CD nên 4ACD cân
÷ = 60◦ ⇒ 4ACD đều.
tại A, mà ACD

15
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex


Vì C nằm trên đường√ tròn đường kính√AB nên ACB = 90 .
÷
Ta có CD = AC = AB 2 − BC 2 = R 3.
1 √
Diện tích tứ giác ADBC là: SACBD = AB · CD = R2 3.
2


§3.Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Tiếp
tuyến của đường tròn
Bài 7. Cho đường thẳng d và đường tròn (O; R) không giao nhau. A là điểm cố định trên d.
Vẽ đường thẳng qua A cắt (O) tại B, C (B nằm giữa A và C) và các tiếp tuyến AD, AE (D,
E là các tiếp điểm) của (O).

a) Chứng minh A nằm ngoài (O).

b) Chứng minh mọi điểm nằm giữa B và C đều nằm bên trong đường tròn, các điểm còn
lại (trừ B, C) nằm bên ngoài (O).

c) Chứng minh các điểm A, D, M , O, E cùng thuộc một đường tròn, biết M là trung điểm
của BC.

d) Xác định vị trí của cát tuyến ABC để AB + AC lớn nhất.

e) Xác định vị trí điểm I trên d và điểm K trên (O) để độ dài IK ngắn nhất.

Lời giải.

A M
B C

H O

I
E

d K

a) Vẽ OH ⊥ d, H ∈ d, khi đó:
OA ≥ OH. (quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc)
OH > R (vì d và (O) không giao nhau)
⇒ OA > R ⇒ A nằm ngoài (O).

b) Gọi J là điểm tùy ý nằm giữa B và C, ta có: OJ < OB ⇒ OJ < R ⇒ J nằm bên trong
đường tròn.
Gọi G là điểm tùy ý nằm trên tia đối của tia BC hoặc tia đối của tia CB, ta có:
OJ > OB ⇒ OJ > R ⇒ J nằm bên ngoài đường tròn.

16
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

c) Ta có:
÷ = 90◦ (tính chất tiếp tuyến)
ADO
÷ = 90◦ (tính chất tiếp tuyến)
AEO
AM
◊ O = 90◦ (tính chất đường kính và dây cung)
⇒ ADO
÷ = AEO ÷ = AM ◊ O = 90◦
suy ra các điểm A, D, M , O, E cùng thuộc một đường tròn, đường kính AO.

d) Ta có:
AB + AC = AB + AB + BC = 2AB + 2BM = 2AM
lại có: AM ≤ AO (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu)
⇒ AB + AC = 2AM ≤ 2AO ⇒ AB + AC lớn nhất khi M ≡ O ⇒ cát tuyến ABC đi
qua tâm O của đường tròn.

e) Ta có: IK ≥ OI − OK (quan hệ giữa các cạnh trong tam giác)


lại do OI ≥ OH, OK = R nên
IK ≥ OH − R ⇒ IK nhỏ nhất khi I ≡ H và K là giao điểm của đoạn thẳng OH với
đường tròn (O).

Bài 8. Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính AB. Từ A và B vẽ hai tiếp tuyến Ax và By.
Qua một điểm M di động trên nửa đường tròn này, vẽ tiếp tuyến thứ ba cắt Ax, By lần lượt
tại C và D. Các đường thẳng AD và BC cắt nhau ở N .

1) Chứng minh

a) AC + BD = CD.
÷ = 90◦ .
b) COD
c) AC · BD = R2 .
d) M N ∥ AC.
e) CD · M N = CM · DB
f) Đường tròn đường kính CD tiếp xúc với AB.

2) Xác định vị trí M để:

a) AC + BD đạt giá trị nhỏ nhất.


b) Diện tích tứ giác ABDC đạt giá trị nhỏ nhất.

3) M A cắt OC tại E, M B cắt OD tại F . Chứng minh trung điểm I của EF thuộc một đường
tròn cố định.

4) M N cắt AB tại J. Chứng minh M N = N J.

5) Tính M B, AC, BD, CD theo R, biết rằng AM = R.

Lời giải.

17
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

x
M

C
N I
F
E

A J O B

1.

(a) Ta có: AC = CM , BD = M D (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)


Do đó: AC + BD = CM + M D = CD.
1◊
(b) Ta có: OC là phân giác góc AOM ⇒ CM
◊ O = AOM
2
1◊
OD là phân giác góc BOM ⇒ M OD = M OB

2
1 1 1÷
⇒ COD
÷ = CM ◊ O+M ◊ OD = AOM ◊+ M ◊ OB = AOB = 90◦ .
2 2 2
(c) Vì 4OCD vuông tại O, OM là đường cao nên CM · M D = OM 2 = R2 ⇒ AC · BD =
R2 .
AC AN CM AN
(d) Vì AC ∥ BD nên = ⇒ = ⇒ M N ∥ AC.
BD DN MD DN
CM MN
(e) Vì M N ∥ AC ⇒ M N ∥ BD ⇒ = ⇒ CD · M N = CM · DB.
CD DB
(f) Gọi K là trung điểm của CD ⇒ OK là đường trung bình của hình thang ABDC
⇒ KO ∥ AC ⇒ KO ⊥ AB
⇒ đường tròn đường kính CD tiếp xúc với AB tại O.

2.

(a) Ta có: AC + BD = 2OK (vì OK là đường trung bình của hình thang ABDC)
Do OK ≥ OM (quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên)
⇒ AC + BD = 2OK ≥ 2OM ⇒ AC + BD đạt giá trị nhỏ nhất khi M ≡ K.

18
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

(b) Vì ABCD là hình thang vuông tại A và B nên


(AC + BD) · AB
SABDC = = R · CD.
2
⇒ SABDC nhỏ nhất ⇔ CD nhỏ nhất ⇔ M ≡ K.

3. Gọi I là trung điểm của EF .


Do M A ⊥ OC, M B ⊥ OD nên OEM F là hình chữ nhật.
R R
⇒ I là trung điểm của OM ⇒ OI = ⇒ I thuộc đường tròn tâm O, bán kính .
2 2

MN MD
4. Vì M N ∥ AC nên =
AC CD
NJ BN
Vì N J ∥ AC nên =
AC BC
MD BN MN NJ
Mặt khác = ⇒ = ⇒ M N = N J.
CD BC AC AC

◦ ◦
5. Vì AM = R ⇒ 4OAM đều √ ⇒ M AO = 60 ⇒ M BA = 30 .
◊ ◊
3 √
M B = AB sin 60◦ = 2R · = R 3.
2 √
Vì M BA = 30 ⇒ M BD = 60◦ ⇒ 4DM B đều ⇒ BD = M B = R 3.
◊ ◦ ◊

Vì 4OAM đều ⇒ COA ÷ = 30◦ ⇒ AC = AO · sin 30◦ = R .


Ä √ ä 2
R √ R 1+2 3
Ta có: CD = AC + BD = + R 3 = .
2 2

Bài 9. Cho đường tròn (O; R), A là điểm trên đường tròn. Vẽ tiếp tuyến Ax của đường tròn
(O). B điểm trên tia Ax (B 6= A). C là điểm trên đường tròn (O) sao cho BC = BA. OB cắt
AC tại H và cắt (O) tại D, E (E nằm giữa O và B).

a) Chứng minh BC là tiếp tuyến của (O).



b) Gọi S là diện tích của tứ giác OABC. Chứng minh AC + OB ≥ 2 2S.

c) Gọi S 0 là diện tích của tứ giác ABCD. Chứng minh AC + BD > 2 2S 0 .

d) Chứng minh E là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

e) Vẽ hình chữ nhật OABF . Tứ giác OBF C là hình gì?



f) Cho A di động và AB = R 3.

1) Chứng minh B thuộc một đường cố định.


2) Chứng minh H thuộc một đường cố định.
3) Tính diện tích tứ giác OABC, ABCD, bán kính đường tròn nội tiếp 4ABC, độ dài AE
theo R.

Lời giải.

19
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

O H J
D B
E

C F

a) Xét 4BAO và 4BCO có:

BA = BC (giả thiết).
BO chung.
OA = OB (cùng bằng bán kính R).

⇒ 4BAO = 4BCO (c-c-c) ⇒ BAO ÷ = BCO ÷ (cặp góc tương ứng).


÷ = 90◦ .
Mà Ax là tiếp tuyến của (O), B ∈ Ax suy ra OAB
÷ = 90◦ hay BC là tiếp tuyến của (O).
suy ra BCO
√ √ √
b) Ta có ( AC − OB)2 ≥ 0 ⇒ AC + OB > 2 AC · OB. (1)
Vì OA = OC, BA = BC suy ra OB là trung trực của AC suy ra AC ⊥ OB.
AC · BO
Suy ra S = SOABC = ⇒ AC · BO = 2S. (2)
2 √
Từ (1) và (2) suy ra AC + OB ≥ 2 2S.
√ √ √
c) Ta có BD > DE = 2R > AC ⇒ ( BD − AC)2 > 0 ⇔ BD + AC > 2 AC · BD. (3)
AC · BD
Mà AC ⊥ BD ⇒ S 0 = SABCD = ⇒ BD · AC = 2S 0 . (4)
√2
Từ (3) và (4) suy ra AC + BD > 2 2S 0 .

d) Ta có BA, BC là tiếp tuyến của (O) suy ra BO là phân giác ABC


÷ (5)
◦ ◦
Mặt khác AEH + HAE = 90 (BH ⊥ AC) và OAE + EAB = 90 (BA là tiếp tuyến).
÷ ÷ ÷ ÷

Mà OAE
÷ = OEA ÷ (vì OA = OE)

⇒ HAE
÷ = EAB ÷ suy ra AE là phân giác CAB.÷ (6)
Từ (5) và (6) suy ra E là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

e)

÷ = AB = 3 ⇒ AOB
÷ = 60◦ .
1) Xét 4OAB vuông tại A có tan AOB
AO
÷ = AO = 1 = R ⇒ OB = 2R.
⇒ cos AOB
OB 2 OB
Vậy B thuộc đường tròn (O; 2R).
÷ = OH = 1 ⇒ OH = R .
2) Ta có cos 60◦ = cos AOH
OA 2 2
R
Vậy H thuộc đường tròn tâm O, bán kính .
2
20
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

÷ · OA = 3R ⇒ AC = 3R.

3) Ta có AH = sin 60◦ · OA = sin AOH
2
1 √ √
Ta lại có OB = 2R ⇒ SOABC = · 3R · 2R = 3R2 .
2
Ta chứng minh 4DAC đều. √
AH 3R 3R
Từ đó suy ra tan ADH
÷ = ⇒ tan 30◦ = ⇒ DH = .
DH 2DH 2
R 3R
Mà HB = OB − OH = 2R − = ⇒ BD = 3R.
2 2 √
1 1√ 3 3R2
⇒ SADCB = AC · BD = 3R · 3R = .
2 2 2
Vì E là tâm đường tròn nội tiếp 4ABC
R
⇒ HE là bán kính đường tròn nội tiếp ⇒ HE = DE − DH = .
2
Vì 4AOE đều suy ra AE = 2R.


Bài 10. Cho 4ABC vuông tại A, đường cao AH. Vẽ đường tròn (O) đường kính AH cắt AB
và AC lần lượt tại E và F .

a) Chứng minh AEHF là hình chữ nhật.

b) Chứng minh ba điểm E, O, F thẳng hàng.

c) Các tiếp tuyến của (O) vẽ từ E và F cắt BC tại M và N . Chứng minh:

1) OM ∥ AB, ON ∥ AC.
2) M, N lần lượt là trung điểm của BH, HC.
3) M
◊ ON = 90◦ .
1
4) POM N = PABC . (POM N , PABC là chu vi tam giác M ON và ABC)
2
Lời giải.

F
O

B M H N C

÷ = 90◦ .
a) Vì E thuộc đường tròn đường kính AH ⇒ AEH
Chứng minh tương tự AF
÷ H = 90◦ .
Xét tứ giác AEHF có AEH
÷ = AF ÷ ÷ = 90◦
H = EAF
suy ra tứ giác AEHF là hình chữ nhật.

b) Vì AEHF là hình chữ nhật, có EF là đường kính suy ra EF đi qua trung điểm O của AH
hay E,O,F thẳng hàng.

21
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

c)

1) Vì EM là tiếp tuyến của (O) suy ra M E = M H ⇒ M


◊ EH = M
◊ HE
⇒ M EB = M BE ⇒ EM = M B suy ra M là trung điểm của BH.
◊ ◊
4AHB có OM là đường trung bình của tam giác AHB suy ra OM ∥ AB.
Chứng minh tương tự ON ∥ AC.
2) M là trung điểm của BH do BM = EM = M H (chứng minh trên).
N là trung điểm của HC (chứng minh tương tự)
3) Vì EM, M H là tiếp tuyến của (O) suy ra OM là phân giác EOH.
÷ Tương tự ta có ON
là phân giác góc F OH.
⇒ OM ⊥ ON (phân giác của hai góc kề bù) ⇒ M◊ ON = 90◦ .
1 1
4) Ta có OM = AB; ON = AC (tính chất đường trung bình)
2 2
1 1 1
Mà M N = M H + N H = BH + CH = BC.
2 2 2
1 1
suy ra POM N = OM + M N + ON = (AB + AC + BC) = PABC .
2 2

Bài 11.

a) Cho đường tròn (I; r) nội tiếp tam giác ABC và các tiếp điểm trên các cạnh AB, BC,
CA lần lượt là M , N , S.

1) Chứng minh AB + AC − BC = 2AM .


2) Cho AB = 7 cm, BC = 6 cm, CA = 4 cm. Tính độ dài các đoạn thẳng AM , BN ,
CS.

b) Cho tam giác ABC vuông tại A. R, r là bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp
4ABC. Chứng minh rằng AB + AC = 2(R + r)

c) Cho đường tròn đường kính BC cố định. A là điểm chuyển động trên cung BC. Gọi r,
r1 , r2 lần lượt là bán kính đường tròn nội tiếp các tam giác ABC, HAB, HAC với H là
hình chiếu của A trên BC. Xác định vị trí A để r + r1 + r2 lớn nhất.

d) Cho tam giác ABC, trung tuyến AI tiếp xúc với đường tròn nội tiếp các tam giác ABI,
ACI lần lượt tại E, F . Chứng minh |AB − AC| = 2EF .

e) Cho tứ giác ABCD. Hai đường tròn nội tiếp tam giác ABC, ADC tiếp xúc với AC tại
M , N . Hai đường tròn nội tiếp tam giác ABD, CBD tiếp xúc BD tại P , Q. Chứng minh
M N = P Q.

Lời giải.

a)

1) Do I là tâm đường tròn nội tiếp 4ABC nên AB, BC, CA là các tiếp tuyến của (I).
Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta A
có AM = AS, BM = BN , CN = CS.
M
Do đó
AB + AC − BC
S
= AM + BM + AS + CS − BN − CN I
= 2AM. B N C

22
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

1 1
2) Theo câu trên ta có AM = (AB + AC − BC) = (7 + 4 − 6) = 2,5.
2 2
1
Tương tự ta có: BN = (BA + BC − CA)
2
1
= (7 + 6 − 4) = 4,5.
2
1
CS = (CA + CB − AB)
2
1
= (4 + 6 − 7) = 1,5.
2

b) Ta có 4ABC vuông tại A nên BC = 2R và BAC÷ = 90◦ .

Lại có IM
÷ ’ = 90◦ (do M , S là các tiếp điểm).
A = ISA
Nên AM IS là hình vuông ⇒ AM = AS = r. A
Vậy AB + AC = AM + AS + BM + CS S
M
= 2r + BN + CN
= 2r + BC I
= 2r + 2R
= 2(R + r). B N C

c) 4ABC nội tiếp đường tròn đường kính BC nên 4ABC vuông tại A. Do đó theo chứng
minh trên ta có AB + AC − BC = 2r.
Tương tự với các 4HAB, 4HAC vuông tại H ta A
có: HA + HB − AB = 2r1 ;
HA + HC − AC = 2r2 .
Suy ra 2(r+r1 +r2 ) = 2HA ⇒ r+r1 +r2 = AH ≤ R.
Vây r + r1 + r2 lớn nhất khi và chỉ khi AH = R, khi
đó A là điểm chính giữa của cung AB. B H C

d) Xét đường tròn nội tiếp 4ABI, ta có


2IE = IA + IB − AB. A
Tương tự, ta có
2IF = IA + IC − AC
= IA + IB − AC (do I trung điểmBC).
E
Do đó |AB − AC| = |2IE − 2IF |
F
= 2EF.
Vậy |AB − AC| = 2EF . B I C

e) Xét đường tròn nội tiếp 4ABC và đường tròn nội tiếp 4ADC ta có
2AM = AB + AC − BC A
2AN = AC + AD − CD
Do đó D
|2AM − 2AN | = |AB + CD − AD − BC| M
⇒ 2M N = |AB + CD − AD − BC| Q
Chứng minh hoàn toàn tương tự, ta có P N
2P Q = |AB + CD − AD − BC|.
Vậy M N = P Q.
B C

23
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

Bài 12. Cho tam giác ABC. Gọi (O1 ; Ra ), (O2 ; Rb ), (O3 ; Rc ) là các đường tròn bàng tiếp trong
các góc A, B, C. Gọi tiếp điểm của (O2 ), (O3 ) trên BC lần lượt là E, F . Gọi I, J, K lần lượt
là tiếp điểm của các đường tròn (O1 ), (O2 ), (O3 ) với các cạnh BC, AC, AB.
a) Chứng minh CE = BF .

b) Cho biết AI = BJ = CK. Chứng minh 4ABC đều.

c) Cho biết BC = a, AC = b, AB = c; ha , hb , hc là các đường cao tương ứng; r là bán kính


đường tròn nội tiếp; p là nửa chu vi; S là diện tích của 4ABC. Chứng minh:

1) S = pr.
2) S = Ra (p − a) = Rb (p − b) = Rc (p − c).
1 1 1 1
3) + + = .
ha hb hc r
1 1 1 1
4) + + = .
Ra Rb Rc r
1 1 1 1
5) + − = .
hb hc ha Ra
A
“ r B
“ r C
“ r
6) tg = ; tg = , tg = .
2 p−a 2 p−b 2 p−c
A
“ B
“ C

7) r = p · tg · tg · tg .
2 2 2
Lời giải.

M
O3
A
O2

K J

F B I C E
N
P

Ra
O1

a) Gọi M là tiếp điểm của O2 với AB, khi đó ta có BM = BE.


Chu vi 4ABC là BA + BC + AC = BA + AM + BC + CE = BM + BE = 2BE.
AB + BC + CA
Suy ra BE = .
2
AB + BC + CA
Tương tự CF = .
2
24
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

Do đó BE = CF ⇒ CE = BE − BC = CF − BC = BF .
Vậy CE = BF .

b) Theo chứng minh trên ta có CE = BF .


Mà BF = BK, CE = CJ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) nên BK = CJ.
Xét 4BCK và 4CBJ có BK = CJ, BI = CK, BC chung. Do đó 4BKC = 4CJB
(c.c.c) ⇒ ABC
÷ = ACB. ÷ Vậy 4ABC cân tại A. (1)
Tương tự 4ABI = 4BAJ (c.c.c) ⇒ ABC = BAC, do đó 4ABC cân tại C
÷ ÷ (2)
Từ (1) và (2) ta có 4ABC đều.

c)

1) Gọi O là tâm đường tròn nội tiếp 4ABC.


Giả sử (O) tiếp xúc với các cạnh BC, AC, AB tại I1 , A
I2 , I3 . Ta có r = OI1 = OI2 = OI3 .
S4ABC = S4OBC + S4OAC + S4OAB I3
I2
1 O
= (BC · OI1 + AC · OI2 + AB · OI3 )
2
a+b+c
= · r = pr. B I1 C
2
2) Ta có
S4ABC = S4O1 AB + S4O1 AC − S4O1 BC A

1
= (AB · Ra + AC · Ra − BC · Ra )
2
b+c−a B C
= Ra ( ) I
2 N
P
= Ra (p − a).
Do đó S = Ra (p − a). Ra
O1
Tương tự S = Rb (p − b) và S = Rc (p − c).
Vậy S = Ra (p − a) = Rb (p − b) = Rc (p − c).


1 a 1

 = ·
ha 2p r





1 1 1 1

b 1
3) Ta có a · ha = b · hb = c · hc = pr ⇒  = ·
2 2 2  hb
 2p r
1 c 1



= · .



hc 2p r
1 1 1 a+b+c 1 1
Do đó + + = · = .
ha hb hc 2p r r

1 p−a

 =
R pr




 a
 1 p−b

4) Ta có Ra (p − a) = Rb (p − b) = Rc (p − c) = pr ⇒  = .

 Rb pr
 1 = p−c





Rc pr
1 1 1 p−a+p−b+p−c 1
Do đó + + = = .
Ra Rb Rc pr r
5) Ta có

S4ABC = S4O1 AB + S4O1 AC − S4O1 BC


⇔ aha = bRa + cRa − aRa

25
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C1.tex

bRa cRa aRa


⇔ 1= + − .
aha aha aha

bRa cRa aRa 1 1 1 1


Mặt khác aha = bhb = chc nên ta có + − =1⇒ + − = .
bhb chc aha hb hc ha Ra
6) Xét 4AOI3 vuông tại I3 ta có
A
“ r r A
tg = =
2 AI3 AB + AC − BC
2
r r I2
I3
= = . O
b+c−a p−a
2
B
“ r C
“ r
Tương tự tg = , tg = . B I1 C
2 p−b 2 p−c
 »
S = p(p − a)(p − b)(p − c)
7) Ta có 
S = pr
⇒ p r = p(p − a)(p − b)(p − c) ⇔ (p − a)(p − b)(p − c) = pr2 .
2 2

A
“ B
“ C
“ r r r pr3
Từ câu 6) ta có p · tg · tg · tg = p · · · = 2 = r.
2 2 2 p−a p−b p−c pr
A
“ B
“ C

Vậy r = p · tg · tg · tg .
2 2 2

§4. Vị trí tương đối của hai đường tròn


Bài 13. Cho đường tròn (O; R) đường kính AB cố định, C là điểm chuyển động trên (O)
(AC < CB). Vẽ dây cung CD vuông góc với AB tại H. E là điểm đối xứng của A qua H. DE
cắt BC tại I. Đường thẳng vuông góc BC tại B cắt đường tròn (EBI) tâm O0 tại F và cắt
(O) tại K.

a) Tứ giác ACED là hình gì?

b) Xác định vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (EBI).

c) Chứng minh OC ∥ O0 I;

d) Chứng minh C, O, K thẳng hàng; I, O0 , F thẳng hàng;

e) Chứng minh HI là tiếp tuyến của đường tròn (EBI);

f) Chứng minh trung điểm của CF thuộc đường tròn tâm là trung điểm của OO0 bán kính
|R − R0 |
là , với R0 là bán kính của đường tròn (EBI).
2

Lời giải.

26
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

a) Vì AB ⊥ CD tại H nên H là trung điểm C


của CD (1)
Do A và E đối xứng nhau qua H nên H I
là trung điểm của AE (2)
Xét tứ giác ACED có M
O0
• H là trung điểm của CD (do (1)); A B
H E O J
• H là trung điểm của AE (do (2));
• AE ⊥ CD (do CD ⊥ AB). F

suy ra tứ giác ACED là hình thoi.


D K
b) Gọi I là giao điểm của DE và CB. Ta có

AC ∥ CI (do AC ∥ DE)
⇒ EI ⊥ CB.
AC ⊥ CB (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O))
’ = 90◦ .
⇒ EIB
Vậy đường tròn (O) và (EIB) tiếp xúc trong tại B.

c) Ta có 4O0 BI cân tại O0 (O0 B = O0 I = R0 ) nên O


÷ 0 IB = O
÷ 0 BI (3)
và 4OBC cân tại O (OB = OC = R) nên OCB ÷ = OBC ÷ =O ÷ 0 BI (4)
Từ (3) và (4) suy ra OCB
÷ =O ÷0 IB.
0
⇒ OC ∥ O I (có cặp góc đồng vị bằng nhau).
÷ = 90◦ (giả thiết) nên CK là đường kính của (O). Do đó, C, O, K thẳng
d) Ta có CBK
hàng.
Tương tự, IF là đường kính của (O0 ). Do đó, I, O0 , F thẳng hàng.

e) Tam giác DIC vuông tại I có IH là trung tuyến nên HI = HC. Do đó 4HIC cân tại
H ⇒ HCI
÷ = HIC.÷
Khi đó HIC
÷+O ÷ 0 IB = HCI
÷+O ÷ 0 BI = 90◦ (do 4BHC vuông tại H)
÷0 = 180◦ − (HIC
⇒ HIO ÷+O ÷ 0 IB) = 90◦ ⇒ HI ⊥ IO 0 .

Vậy HI là tiếp tuyến của đường tròn (O0 ).

f) Gọi M là trung điểm của CF ; J là trung điểm của OO0 . Khi đó

|OC − O0 F | |R − R0 |
JM = = .
2 2
Vậy trung điểm M của CF thuộc đường tròn tâm J là trung điểm của OO0 bán kính là
|R − R0 |
.
2


27
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

28
Chương 2

GÓC VÀ ĐƯỜNG TRÒN

§1. Góc ở tâm. Liên hệ giữa cung và dây cung


tròn (O; R); AB và AD là hai dây cung sao cho tia AO nằm giữa hai tia
Bài 14. Cho đường √
AB và AD, AB = R 2; AD = R. Vẽ dây BC song song với AD.

a) Tính số đo các cung AD, AB;

b) Tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?

c) Các tiếp tuyến tại B và C cắt nhau tại E. Chứng minh rằng tam giác EBC đều.

Lời giải.

A D
a) Tam giác OAD có OA = AD = DO = R nên
4OAD đều ⇒ AOD÷ = 60◦ ⇒ sđAD ¯ = 60◦ .
Tam giác AOB có

AB 2 = (R 2)2 = 2R2 = R2 +R2 = OA2 +OB 2
O
÷ = 90◦ ⇒
nên 4AOB vuông cân tại O ⇒ AOB

sđAB = 90 .
¯
B C
b) Vì AD ∥ BC (giả thiết) nên ABCD là hình
thang. Mặt khác, ABCD nội tiếp đường tròn
(O) nên ABCD là hình thang cân.

c) Ta có

• DAB
÷ = DAO ÷ = 60◦ +45◦ = 105◦ .
÷ + OAB

• Mà ABC
÷ + BAD÷ = 180◦ (ABCD là hình
thang cân) E

÷ = 180◦ − BAD
⇒ ABC ÷ = 75◦ .

• OBC ÷ = 75◦ − 45◦ = 30◦ .


÷ − ABO
÷ = ABC
÷ = 90◦ (BE là tiếp tuyến của
• Lại có OBE
đường tròn (O))

⇒ CBE ÷ = 60◦ .
÷ − OBC
÷ = OBE

29
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

Xét tam giác EBC có

• BR = BC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau);


÷ = 60◦ (chứng minh trên).
• CBE

Vậy EBC là tam giác đều. 


Bài 15. Trên dây cung AB của đường tròn (O; R) (AB 6= 2R) có hai điểm C, D sao cho
AC = CD = DB. Các tia OC, OD cắt cung AB lần lượt ở E, F . Chứng minh:

a) AE
¯ = BF
¯;

b) Tứ giác AEF B là hình thang cân;

c) AE
¯ < EF
¯.

Lời giải.

a) Tam giác OAB có OA = OB = R nên 4OAB E F


cân tại O, suy ra OAC
÷ = OBD.
÷
Xét 4OAC và 4OBD có A D
B
C
• OA = OB = R; I

• OAC
÷ = OBD
÷ (chứng minh trên); O

• AC = BD (giả thiết).

⇒ 4OAC = 4OBD (cạnh - góc - cạnh)


⇒ AOC
÷ = BOD
÷ (góc tương ứng)
⇒ AE
¯ = BF
¯.

b) Vì 4OAC = 4OBD (chứng minh trên) nên OC = OD.


OC OD
Mà OE = OF = R nên trong 4OEF có = .
OE OF
Do đó CD ∥ EF (định lý Ta-lét đảo) hay EF ∥ AB ⇒ AEF B là hình thang.
Mặt khác AEF B nội tiếp đường tròn (O) nên AEF B là hình thang cân.

c) Gọi I là trung điểm của OD. Khi đó CI là đường trung bình của 4ADO ⇒ CI ∥ OA.
Trong tam giác OCI có OI < OD, mà OD = OC (chứng minh trên) nên OI < OC, suy
ra ICO
’ < IOC ’ (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác).

Mà ICO
’ = COA ÷ (hai góc so le trong) nên AOE
÷ < EOF ÷.
Vậy AE
¯ < EF ¯.


Bài 16. Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Dây CD song song với AB (C thuộc cung
AD). Gọi M là trung điểm cung CD, vẽ các dây M E ∥ AC, M F ∥ BD.
_ _
a) Chứng minh AE=BF .

b) Chứng minh 4M EF cân.

c) Chứng minh OD ⊥ OF .

d) Vẽ đường kính M N cắt CD, EF lần lượt tại I, K. Chứng minh

30
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

1) ID = OK,
2) SABCD = SM EF .

Lời giải.

_ _
1) Vì AC ∥ M E nên AE=CM .
_ _ _ _
Tương tự ta cũng có DM =BF , CA=DB. M
Mặt khác, vì B là trung điểm của cung AB nên
_ _ C D
M A=M B. _ _
I
Từ những điều trên ta suy ra AE=BF .
_ _ _ _ _ _ A B
2) Vì M E=M A + AE=M B + BF =M F nên M E = O
MF .
Suy ra 4M EF cân tại M . E F
K
_ _ _ _ _
3) Vì sđ DF = sđ DB +sđ BF = sđ DB +sđ M D= N
_
sđ M B= 90◦ . Suy ra OD ⊥ OF .

d)

1. Hai tam giác vuông OID và F KO bằng nhau vì OF


÷ K = DOI,
’ OF = OD.
Do đó ID = OK.
(CD + AB) 1
2. SABCD = ·IO = (ID +OB)·IO = (OK +M O)·KF = M K ·EF = SM EF .
2 2


§2. Góc nội tiếp


Bài 17. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, ở bên ngoài tam giác vẽ hai nửa đường tròn có
đường kính AB, AC. Một đường thẳng d qua A và cắt hai nửa đường tròn lần lượt tại M , N
(khác A).

a) Chứng minh tứ giác BCN M là hình thang vuông.

b) Chứng minh đường trung trực của M N đi qua một điểm cố định.

c) Chứng minh rằng M , N cách đều một điểm cố định.

d) Chứng minh trung điểm của M N thuộc một đường cố định.

e) Giả sử tam giác ABC cân tại A. Xác định vị trí của d để diện tích tứ giác BCM N lớn
nhất.

f) Giả sử tam giác ABC vuông tại A. Xác định hai điểm M , N sao cho chu vi tứ giác
BCM N lớn nhất.

Lời giải.

31
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

a) Vì AB và AC là đường kính nên BM


◊ A= N

CN A = 90 .
÷ A
F
Suy ra CBN M là hình thang vuông. D

b) Gọi F là trung điểm của M N , K là giao M


điểm của đường trung trực M N với BC.
Khi đó F K là đường trung bình của hình
B K C
thang vuông BCN M , suy ra K là trung
điểm của BC (là một điểm cố định).

c) Vì KF là trung trực của M N nên KM = KN , hay M , N cách đều điểm K-cố định.

d) Trung điểm F của M N thuộc đường tròn đường kính AK-cố định.

e) Kẻ BD vuông góc với CN . Khi đó M N = BD ≤ BC.


MB + NC
SBCN M = · M N = F K · M N ≤ AK · BC, không đổi.
2
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi M N ∥ BC (lúc đó, D trùng C, F trùng A).

f) Ta có (M A + M B)2 ≤ 2(M 2 2 2
√ A + M B ) = 2AB . Suy ra M A + M B ≤ 2AB.
Tương tự, N A + N C ≤ 2AC. √ √
Suy ra PBCN M = BC + CN + N A + AM + M B ≤ BC + 2AC + 2AB, không đổi.
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi M A = M B (lúc đó N C = N A).


Bài 18. Cho hai đường tròn (O; R) và (O0 ; R0 ) cắt nhau tại hai điểm phân biệt A, B (O, O0
nằm khác phía đối với AB). Một cát tuyến di động qua A cắt (O) tại C, cắt (O0 ) tại D sao
cho A nằm giữa C và D.

a) Chứng minh OO0 là trung trực của AB.

b) Chứng minh 4BCD đồng dạng với 4AOO0 .

c) Chứng minh số đo góc CBD không đổi.

PBCD BC
d) Chứng minh = .
PAOO0 OA

e) Xác định vị trí của cát tuyến CD để

1) Chu vi tam giác BCD lớn nhất.


2) Diện tích tam giác BCD lớn nhất.
3) Bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD lớn nhất.

f) Cho CD ⊥ AB, CB cắt (O0 ) tại B và E; DB cắt (O) tại B và F . Chứng minh:

1) B, O, C thẳng hàng; B, O0 , D thẳng hàng.


2) BCF
÷ = BDE.
÷

3) AB là tia phân giác của góc EAF .

32
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

Lời giải.
B0

a) Vì OA = OB và O0 A = O0 B nên OO0 là
đường trung trực của AB.
1◊
0 O = AO 0 B = ADB.
b) Ta có AO
◊ ÷
2
◊0 = BCA.
Tương tự, AOO ÷
Vậy 4BCD đồng dạng với 4AOO0 . C I
A
c) Ta có CBD ◊0 , không đổi.
÷ = OAO
D
d) Vì 4BCD đồng dạng với 4AOO nên 0 O0
O
PBCD BC
= .
PAOO0 OA
B

e)
PBCD BC BC 2R
1. Vì = nên PBCD = · PAOO0 ≤ · PAOO0 . Vậy PBCD lớn nhất khi và
PAOO0 OA OA OA
chỉ khi BC là đường kính.
Ç å2
0 SBCD BC
2. Vì 4BCD đồng dạng với 4AOO nên = . Suy ra SBCD lớn nhất khi
SAOO0 OA
và chỉ khi BC lớn nhất, khi đó BC là đường kính.
3. Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác BCD, B 0 là điểm đối xứng với B qua
tâm I.
BC BC BC
Khi đó: = = = BB 0 = 2RBCD . Vậy RBCD lớn nhất khi
◊ 0
sin AO O sin BDC
÷ 0
sin BB C

và chỉ khi BC lớn nhất, khi đó BC là đường kính.

f)

÷ = 90◦ nên BC là đường


1. Vì BAC
kính. Suy ra B, C, O thẳng hàng.
Hoàn toàn tương tự, ta cũng có B
O0 , D thẳng hàng. A
C D
2. Hai tam giác vuông BCF và
BDE có F ÷BC = EBD
÷ nên đồng
O0
dạng với nhau. O
Suy ra BCF
÷ = BDE.÷
B
3. Vì BAF
÷ = BCF÷ = BDE ÷ = E
BAE nên AB là tia phân giác của
÷ F
góc EAF .

Bài 19. Cho tam giác IBC, (IB = IC) nội tiếp đường tròn tâm (O; R). Vẽ đường kính ID.
Lấy A là điểm chạy trên cung nhỏ IC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho AC = AE.

33
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

a) Chứng minh AD là phân giác của góc BAC.

b) Chứng minh AD ∥ EC.

c) Chứng minh AI ⊥ EC.

d) Chứng minh ICE


’ = IEC.

e) Chứng minh rằng khi A di động trên cung IC thì E di động trên một cung tròn cố định,
giới hạn.

f) Xác định vị trí điểm A để chu vi tam giác ABC lớn nhất.

Lời giải.
0
E

I A

B C

a) Do 4IBC là tam giác cân tại I và ID là đường kính nên ID ⊥ BC và sđBD


¯ = sđDC
¯
(liên hệ giữa đường kính và dây cung).
Suy ra BAD
÷ = DAC ÷ (hai góc nội tiếp cùng chắn hai cung bằng nhau).

Hay AD là phân giác của BAC.


÷

b) Do 4AEC là tam giác cân tại A, nên theo tính chất góc ngoài của tam giác. Ta có
BAC
÷ = 2ACE.÷
Lại có BAC
÷ = 2DAC÷ ⇒ DAC ÷ = ACE. ÷
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AD ∥ EC.
’ = 90◦ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
c) Ta có IAD
Nên IA ⊥ AD, mà AD ∥ EC ⇒ IA ⊥ EC.

d) Do 4AEC cân tại A, nên A thuộc trung trực của EC. Mà IA ⊥ EC, suy ra I cũng
thuộc trung trực của EC. Suy ra ICE
’ = IEC.

34
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

e) Do I thuộc trung trực của EC nên IE = IC = IB, mà 3 điểm I, B, C cố định, IB = IC


không đổi. Nên khi A di động trên cung IC thì E sẽ di động trên cung tròn thuộc đường
tròn (I; IB) được giới hạn bởi.
0 0
Khi A ≡ I thì E ≡ E , với E là điểm đối xứng của B qua I.
Khi A ≡ C thì E ≡ C.

f) Ta có AB + AC + BC = AB + AE + BC = BE + BC.
Do BC không đổi nên để chu vi tam giác ABC lớn nhất thì BE phải lớn nhất.
0 0
Mà BE là một dây cung của đường tròn (I; IB), nên BE ≤ BE ⇒ BE = BE ⇒ E ≡
0
E ⇒ A ≡ I.
Vậy khi A ≡ I thì chu vi tam giác ABC sẽ lớn nhất.

Bài 20. Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp đường tròn (O; R), đường cao AH, phân giác AD
cắt đường tròn ở E. Vẽ đường kính AF . I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

a) Chứng minh OE ⊥ BC.

b) Chứng minh 4HAB v 4CAF.

AB · AC · BC
c) Chứng minh SABC = .
4R

AB BC AC
d) Chứng minh = = = 2R.
sin C sin A sin B

e) Chứng minh E là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác IBC.

f) Chứng minh AB · AC = AD · AE.

g) Chứng minh AB · AC − DB · DC = AD2 .

h) Cho BC cố định, A di động.

1) Xác định vị trí điểm A để AB · AC lớn nhất.


2) Xác định vị trí điểm A để AB · AC − DB · DC lớn nhất.
3) Chứng minh I thuộc một đường tròn cố định, xác định tâm và bán kính của đường
tròn đó.

i) Cho A cố định, BC di động thỏa mãn AB · AC = 3R2 .

1) Chứng minh BC tiếp xúc với một đường tròn cố định.


2) Xác định vị trí BC để diện tích tam giác ABC lớn nhất.

Lời giải.

35
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

O
I

B C
H D J

F
E

a) Do BAE
÷ = EAC ÷ ⇒ BE ¯ = EC ¯ (hai góc bằng nhau thì chắn hai cung bằng nhau). Suy
ra E là điểm chính giữa của cung BC.
¯
Suy ra OE ⊥ BC (liên hệ giữa đường kính và dây cung).

÷ = 90◦ .
b) Do AF là đường kính nên ACF
Xét 4ABH và 4AF C, ta có
AHB
÷ = ACF÷ = 90◦ , ABH
÷ = AF ÷ C (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC).
¯
⇒ 4ABH v 4AF C (g.g).

AB AH AB · AC AB · AC
c) Do 4ABH v 4AF C ⇒ = ⇒ AH = = .
AF AC AF 2R
AH · BC AB · AC · BC
Mà SABC = = .
2 4R

d) Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ACF ta có:


AC
sin AF C = ⇒ AC = AF · sin AF C ⇒ AC = 2R · sin B, (do AF
÷ C = ABC
÷ = B).

AF
AC
Hay = 2R. Chứng minh tương tự, ta có
sin B
AB BC
= 2R; = 2R.
sin C sin A
AB BC AC
Suy ra = = = 2R.
sin C sin A sin B

e) Do EB
¯ = EC¯ ⇒ EB = EC.
Xét tam giác ABI ta có BIE
’ = BAI ’ + ABI’ (tính chất góc ngoài của tam giác).

Lại có IBE
’ = CBE÷ + CBI,’
Mà ABI
’ = CBI
’ (do BI là phân giác của ABC),
÷

CBE
÷ = EAC ÷ = BAI.’
Suy ra EBI = EIB ⇒ 4EBI cân tại I. Hay EI = EB ⇒ EB = EC = EI, suy ra E
’ ’
là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BIC.

f) Xét 4ABD và 4AEC, ta có


BAD
÷ = EAC,
÷ ABD ÷ Suy ra 4ABD v 4AEC (g.g)
÷ = AEC.
AB AD
⇒ = ⇒ AB · AC = AD · AE.
AE AC
36
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

DB AD
g) Dễ dàng chứng minh được 4ABD v 4CED ⇒ = ⇒ DB · DC = AD · ED.
ED DC
Lại có AB · AC = AD · AE ⇒ AB · AC − DB · DC = AD · (AE − ED) = AD2 .

h)
AB · AC
1) Ta có AH = ⇒ AB · AC = AH · 2R. Suy ra để AB · AC lớn nhất thì AH
2R
phải lớn nhất. AH lớn nhất khi A là điểm chính giữa của cung lớn BC.
2) Ta có AB · AC − DB · DC = AD2 nên AB · AC − DB · DC lớn nhất khi AD lớn nhất
hay AE lớn nhất.
Mà AE ≤ AF ⇒ AE ≤ 2R, khi đó để AD lớn nhất thì AE sẽ là đường kính của
đường tròn tâm (O).
Suy ra A sẽ là điểm chính giữa của cung lớn BC.
3) Ta có E là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BIC, nên I sẽ thuộc đường tròn tâm
(E; EB).
Mà BC là cố định nên cung BC sẽ cố định, suy ra điểm chính giữa của cung BC cố
định, hay E là cố định, EB = EC không đổi.
Vậy I thuộc đường tròn tâm (E, EB) cố định.

i)
AB · AC 3R2 3R
1) Ta có AH = = = .
2R 2R 2 Ç å
3R
Do A cố định, R không đổi nên BC luôn tiếp xúc với đường tròn A, cố định.
2
2) Gọi J là giao điểm của OE và BC.
3R R
Xét tam giác AOJ ta có OJ ≥ AJ − OA ≥ AH − OA = −R= .
2 2
Để diện tích tam giác ABC lớn nhất thì dây cung BC phải lớn nhất, khi đó khoảng
R
cách từ BC tới O phải nhỏ nhất. Tức là OJ nhỏ nhất, hay OJ = .
2
Khi đó, D ≡ H và O nằm giữa A và J.
R
Vậy diện tích 4ABC lớn nhất khi BC cách O một khoảng .
2

Bài 21. Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O; R), M là điểm chuyển động trên cung
BC. Trên đoạn thẳng M A lấy D sao cho M D = M B. Vẽ đường kính AE cắt BC tại H, M A
cắt BC tại I.
_ _
a) Chứng minh EB=EC. item Tính độ dài AB, EB theo R.

b) Chứng minh tam giác M BD đều.

c) Chứng minh M A = M B + M C.

d) Chứng minh AI · AM = AB 2 .

e) Chứng minh IB · IC = IA · IM .

f) Chứng minh M I · M A = M B · M C.
1 1 1
g) Chứng minh = + .
MI MB MC
h) Xác định vị trí của M để:

37
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

1. M A + M B + M C đạt giá trị lớn nhất.


4
2. AI + AM đạt giá trị nhỏ nhất.
3
3. IA · IM đạt giá trị lớn nhất.
1 1 1
4. + + đạt giá trị nhỏ nhất.
MI MB MC
1 1 1
5. + + đạt giá trị nhỏ nhất.
MA MB MC
1 1 1 1
6. + + + đạt giá trị nhỏ nhất.
MA MB MC MI
Ç å
20 11 1 1
7. + + 2001 · + đạt giá trị nhỏ nhất.
MA MI MB MC

Lời giải.
A
_
a) Ta có vì AE là một đường kính nên sđ ABE=
_ _ _
sđ ACE=
_
180◦ . Vì AB = AC nên AB=AC
_
nên BE=CE.

b) Xét 4ABC là tam giác đều. Vậy tâm đường


tròn ngoại tiếp trùng với trọng tâm, tâm O
đường tròn nội tiếp và trực tâm. Nghĩa là A là
giao điểm của trung tuyến, trung trực, phân D H
giác và đường cao. Ta có AH là tia phân giác B I C
góc BAC.
÷ Vậy BAE ÷ = BAC ÷ = 1 BAC ÷ = 30◦ .
2
M
E

Đồng thời ABE
÷ = 90 . Vậy 4ABE là tam giác nửa đều. Ta có:
1
• BE = AE = R.
2
• AB 2 = AE 2 − BE 2 (Theo định lý Pythagore
√ trong tam giác vuông 4ABE).
AB 2 = 4R2 − R2 = 3R2 ⇒ AB = R 3.

c) Ta có BM
◊ ÷ = 60◦ (Góc nội tiếp cùng chắn cung AB).
D = BCA
Xét 4BM D có BM = M D và BM
◊ D = 60◦ . Vậy 4BM D là tam giác đều (tam giác cân

có một góc bẳng 60 ).

d) Xét 4ABD và 4CM B có

• BM = BD (4BM D là tam giác đều).


• BAM
◊ = ACM
◊ (góc nội tiếp cùng chắn cung BM ).

• AB = BC (4ABC là tam giác đều).

Vậy 4ABD = 4CBM (c-g-c). ⇒ AD = M C.


Ta có M A = M D + AD = M D + M C = M B + M C.

e) Xét 4ABI và 4AM B có

• BAI
’ =M◊AB (góc nội tiếp cùng chắn cung BM ).
• ABI
’ = BM
◊ A = 60◦

38
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

AB AI
Vậy 4ABI ∼ 4AM B (g-g). ⇒ = ⇒ AI · AM = AB 2 .
AM AB
f) Xét 4IAC và 4IBM có

• BIM
÷ = CIA
’ (hai góc đối đỉnh).

• ACI
’ = IM
÷ B = 60◦
IM IB
Vậy 4IAC ∼ 4IBM (g-g). Vậy ta có = ⇒ IB · IC = IA · IM .
IC IA
g) Xét 4M BI và 4M AC có

• M
÷ BI = M
◊ AC (góc nội tiếp cùng chắn cung M C)
_ _
• BM
◊ A = AM
◊ C (AB=AC)
MI MB
Vậy 4M BI ∼ 4M AC (g-g). ⇒ = ⇒ M I · M A = M B · M C.
MC MA
1 1 MB + MC MA 1
h) Ta có + = = = .
MB MC MB · MC MI · MA MI
i)
(
M A là một dây cung trong (O; R)
1. Ta có .
MA = MB + MC
Vậy M A = M B+M C đạt giá trị lớn nhất khi M trùng E lúc đó M A+M B+M C = 4R.
2. Theo bất đẳng thức Cauchy ta có:
 
4 4
AI + AM ≥ 2 AI · AM
3  
3
1
= 4 AI · AM
 
3
1
= 4 · AB 2
3
4
= √ AB
3
4 √
= √ ·R 3
3
= 4R
4
Vậy M trùng E mà lúc đó AI + AM = 4R.
3
3. Ta có IM · IA = IB · IC vậy theo bất đẳng thức Cauchy ta có:
Ç å2
IB + IC
IM · IA = IB · IC ≤
2
BC 2
Ç å
=
2
BC 2
=
4
AB 2
=
4
3R2
=
4
39
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

3R2
Vậy M trùng E và lúc đó IM · IA = .
4
4. Ta có

1 1 1 2
+ + =
MI MB MC MI
2
=
M A − AI
2

AE − AH
2
=
HE

Vậy M trùng E.

Bài 22. Cho tứ giác ABCD có các đỉnh nằm trên đường tròn (O; R) có hai đường chéo AC,
BD vuôgn góc nhau tại I (I 6= O).

a) Chứng minh IA · IC = IB · ID.

b) Vẽ đường kính CE. Chứng minh A, B, D, E là bốn đỉnh của một hình thang cân,
AB 2 + CD2 = 4R2 , AB 2 + BC 2 + CD2 + DA2 = 8R2 .

c) Từ A và B vẽ các đường vuông góc đến CD lần lượt cắt BD tại F cắt AC tại K. Chứng
minh rằng A, B, F , K là bốn đỉnh của một tứ giác đặc biệt.

d) Gọi M là trung điểm của CD. Chứng minh AB = 2OM .

e) Cho đường tròn (O; R) và điểm I cố định. A, B, C, D di chuyển gọi P là trung điểm OI,
H là chân đường cao vẽ từ I của tam giác ICD.

OI 2
1. Chứng minh M O2 + M I 2 − 2M P 2 = .
2
2. Chứng minh M , H thuộc một đường tròn cố định.

3. Gọi L, J lần lượt là hình chiếu của O trên AC, BD. Xác định vị trí của AC, BD để:

i. Tam giác ILJ có diện tích lớn nhất, có chu vi lớn nhất.
ii. Tổng AC + BD lớn nhất, nhỏ nhất.
iii. Tứ giác ABCD có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất.
iv. Tam giác ICD có diện tích lớn nhất.

Lời giải.

40
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

E A
a) Xét 4IAB và 4IDC ta có:
D J I
• BIA ’ = 90◦ (giải thiết cho AD ⊥
’ = CID B
F
BC). P
K
• BAI
’ = CDI’ (hai góc nội tiếp cùng chắn
L
cung BC). O
H
IB IA M
Vậy 4IAB ∼ 4IDC (g-g). Vậy = ⇒
IC ID
IB · ID = IA · IC.

b) Ta có AE ⊥ AC (góc CAE
÷ chắn đường kính
C
CE) và AC ⊥ DB nên tứ giác ABDE là hình
thang cân.

Vậy AB = ED (hai đường chéo hình thang cân).


Xét 4DEC vuông tại D ta có:

CE 2 = DE 2 + CD2
CE 2 = AB 2 + CD2

Vậy AB 2 + CD2 = R2 .

c) Ta có:

• ABD
÷ = ACD
÷ (góc nội tiếp cùng chắn cung AD).

• IBK
÷ = ACD
÷ (cùng phụ góc BDC).
÷

Vậy ABI
’ = IBK.
÷ Vậy tứ giác ABKF là hình thoi.

1 1
d) Xét tam giác 4CED có OM là đường trung bình. Vậy OM = ED = AB.
2 2
e)

1.
Vẽ M S ⊥ OI (S ∈ OI). Áp dụng định E A
lý Pythagore trong các tam giác vuông
4SM O, 4SM P , 4SM I.
D I
B
F
P
O K
H
M S

C
2.

41
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex
√ !
2R2 − OI 2
M,H ∈ P ; r = E A
2

D I
B
F
P
O K
H
M

3.

1
i. Diện tích của tam giác ILJ là IL · IJ.
2
Ta có: IL2 + IJ 2 = JL2 = OI 2 .

ii. Ta có (AC + BD)2 + (AC − BD)2 = 2(AC 2 + BD2 ).

iii. Ta có (AC − BD2 )2 + 4AC 2 · BD2 = (AC 2 + BD2 ).


1
iv. SICD = IH · DC.
2

§3. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

Bài 23. Cho hai đường tròn (O; R) và (O0 ; R0 ) (R > R0 ) cắt nhau tại A và B. Tiếp tuyến của
(O0 ) tại B cắt (O) tại C và tiếp tuyến của (O) tại B cắt (O0 ) D. CA cắt (O)0 tại E (E 6= A).
Chứng minh

a) CA · CE = CB 2 . BC 2 CA
c) = .
BD2 DA
BC R
b) CA · DA = AB 2 . d) = 0.
BD R

Lời giải.

42
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

C
D
A

O O0

a) Vì BC là tiếp tuyến của (O0 ) tại B nên ta có AEB


÷ = ABC
÷ (cùng chắn cung AB trong
0
đường tròn (O )).
Xét 4CBA và 4CEB có

• C
“ chung

• AEB
÷ = ABC
÷

Suy ra 4CBA ∼ 4CEB (g.g).


CA CB
Ta có tỉ số đồng dạng = ⇒ CA · CE = CB 2 .
CB CE
b) Vì BC là tiếp tuyến của (O0 ) tại B nên ta có BDA
÷ = CBA÷ (cùng chắn cung AB trong
0
đường tròn (O )).
Trong đường tròn (O0 ) có ADB
÷ = AEB ÷ = ABC ÷ (cùng chắn cung AB)
Từ hai điều trên suy ra 4CBA ∼ 4BDA (g.g).
CA AB
Ta có tỉ số đồng dạng = ⇒ CA · DA = AB 2 .
AB AD
BC AB BC 2 AB 2
c) Vì 4CBA ∼ 4BDA nên ta có = ⇒ = (1).
BD AD BD2 AD2
BC 2 CA
Lại có CA · DA = AB 2 (cmt), thay vào (1) ta có 2
= .
BD DA
d) Ta có OBC
÷ =O ◊ 0 BD = 90◦ − CBD.
÷
0
Suy ra 4OBC ∼ 4O BD (g.g).
BC OB R
Ta có tỉ số đồng dạng = 0 = 0.
BD OB R

Bài 24. Cho tam giác ABC, phân giác AD. Đường tròn tâm O qua A và tiếp xúc với BC tại
D cắt các cạnh AB và AC lần lượt ở E và F .

a) Nêu cách vẽ tâm O.

b) Chứng minh EF ∥ BC.

c) Chứng minh AB · BE = BD2 .

d) Chứng minh 4ADF ∼ 4ABD.

43
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

e) Chứng minh AD2 = AC · AE.

f) Chứng minh AD2 = AC · AE = AB · AF .

g) Chứng minh DF là tiếp tuyến của đường tròn qua A, B, D.

I O
E F

B D C

Lời giải.

a) O là giao điểm của đường trung trực AD và đường thẳng qua D vuông góc với BC.

b) Ta có

• EAD
÷ = EF
÷ D = EDB
÷ (cùng chắn cung ED)

• F
÷ AD = F
÷ ED = F
÷ DC (cùng chắn cung DF )
• EAD
÷ =F÷AD (AD là phân giác góc BAC)

Suy ra F
÷ ED = EDB
÷ nên EF ∥ BC.

c) Vì EAD
÷ = EDB ÷ chung nên 4BED ∼ 4BDA (g.g).
÷ và ABD
BE BD
Vậy ta có = ⇒ AB · BE = BD2 .
BD BA

d) Ta có BD là tiếp tuyến của đường tròn tâm O tại D nên suy ra ADB
÷ = AF
÷ D.
Xét 4ABD và 4ADF ta có ADB = AF D
÷ ÷

BAD
÷ = DAF
÷ (vì AD là tia phân giác của BAC).
÷
Vậy 4ADF ∼ 4ABD (g.g).

e) Ta có CD là tiếp tuyến của đường tròn tâm O tại D nên suy ra ADC
÷ = AED.
÷

Xét 4ACD và 4ADE ta có ADC ÷ = AED ÷

CAD
÷ = DAE
÷ (vì AD là tia phân giác của BAC).
÷
Vậy 4ADE ∼ 4ACD (g.g).
AD AE
Suy ra = ⇔ AD2 = AC · AE.
AC AD
AD AF
f) Theo câu c ta có 4ADF ∼ 4ABD nên suy ra = ⇔ AD2 = AB · AF .
AB AD
Kết hợp kết quả câu e ta có AD2 = AC · AE = AB · AF .

44
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

g) Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp 4ABD và Dx là tia tiếp tuyến kẻ từ D đến đường
tròn tâm I sao cho Dx, DF nằm cùng một nửa mặt phẳng bờ là AD.
Vì Dx là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp 4ABD
nên ta có xDA
÷ = ABD.÷
Mà ABD
÷ = ADF ÷ (cmt).

Nên xDA
÷ = ADF ÷.
Mặt khác do Dx, DF nằm cùng một nửa mặt phẳng bờ là AD nên Dx ≡ DF .
Hay DF là tiếp tuyến của đường tròn qua A, B, D.


Bài 25. Cho hai đường tròn (O; R) và (O0 ; R0 ) cắt nhau tại D, C. M là điểm cố định trên
tia đối của tia CD. Vẽ tiếp tuyến M A đến (O), tiếp tuyến M B đến (O0 ). Từ M vẽ cát tuyến
M EF đến (O) (E nằm giữa M và F ).

a) Chứng minh M D · M C = M A2 = OM 2 − R2 .

b) Chứng minh M A = M B.

c) Chứng minh M B 2 = M E · M F .

d) Xác định vị trí của cát tuyến M EF để

• M E + M F lớn nhất.
• M E + M F nhỏ nhất.

e) Vẽ HK là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O), (O0 ) (H ∈ (O), K ∈ (O0 )). Chứng
minh DC đi qua trung điểm của HK.

f) Vẽ tia Dx nằm trên nửa mặt phẳng bờ DC có chứa điểm B sao cho CDx
÷ = CAD.
÷ Chứng
minh Dx là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Lời giải.

A M

E
B
F I x
C

O O0
D

K
N
H

45
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

a) Xét 4AM C và 4DM A có AM


◊ D chung
M
◊ AC = M◊ DA (vì M A là tiếp tuyến của (O)).
Vậy 4AM C ∼ 4DM A (g.g).
MC AM
Suy ra = ⇔ M C · M D = M A2 .
MA DM
Do AM là tiếp tuyến của (O) nên AM ⊥ AO.
Suy ra 4AM O vuông tại A.
Áp dụng định lí Py-tha-go ta có M A2 + AO2 = OM 2 ⇔ M A2 = OM 2 − R2 .
Vậy M D · M C = M A2 = OM 2 − R2 .

b) Trong đường tròn tâm O0 , ta chứng minh tương tự câu a ta có M C · M D = M B 2 .


Mà M C · M D = M A2 nên M A2 = M B 2 .
Hay M A = M B.

c) Xét 4M AF và 4M EA có AM
◊ F chung
M
◊ FA = M◊ AE (vì M A là tiếp tuyến của (O)).
Vậy 4M AF ∼ 4M EA (g.g).
MA MF
Suy ra = ⇔ M E · M F = M A2 .
ME MA
Mà M A = M B nên M B 2 = M E · M F .

d) Gọi I là hình chiếu của O trên EF .


Vì 4OEF cân tại O nên I là trung điểm của EF .
Ta có M E + M F = M E + EI + (M F − EI) = M I + (M F − F I) = 2M I ≤ 2M O.
Dấu “=” xảy ra ⇔ I ≡√O ⇐ Cát tuyến√M EF đi qua O.
Ta có M E + M F ≥ 2 M E · M F = 2 M A2 = 2M A.
Dấu “=” xảy ra ⇔ M F = M E = M A ⇔ Cát tuyến M EF trùng với tiếp tuyến M A.

e) Gọi N = M D ∩ HK.
Vì N H là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên ta có N H 2 = N D · N C.
Vì N K là tiếp tuyến của đường tròn (O0 ) nên ta có N K 2 = N D · N C.
Từ đó ta có N H 2 = N K 2 nên N là trung điểm của HK.

f) Gọi Dx0 là tiếp tuyến của (O) tại D.


Khi đó ta có CAD
÷ = CDx ÷0 = CDx÷ (Dx0 và DA nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau
bờ DM ).
Do đó, hai tia Dx và Dx0 là hai tia trùng nhau. Vậy Dx là tiếp tuyến của đường tròn
(O).


§4. Góc có đỉnh bên trong hay bên ngoài đường tròn
Bài 26. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O; R). Điểm D di chuyển trên cung AC. Gọi E là
giao điểm của AC và BD, F là giao điểm của AD và BC.

a) Chứng minh AEB


÷ + AF
÷ B = 2ACB.
÷

b) Giả sử AB = AC.

1) Chứng minh AF
÷ B = ABD.
÷

2) Chứng minh AD · AF không đổi.


3) Xác định vị trí của D để AC = F C.

46
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

Lời giải.

D
O
E
F
B C

¯ − sđ CD
÷ = sđ AB + sđ CD ; AF sđ AB
¯ ¯ ¯
a) AEB ÷ B= .
2 2
÷ = sđ AB .
¯
ACB
2
Suy ra AEB + AF
÷ ÷ B = 2ACB.
÷

b)

1. AB = AC nên sđ AB
¯ = sđ AC.
¯
sđ AB − sđ CD
¯ ¯ ¯ − sđ CD
sđ AC ¯
Suy ra AF
÷ B= = = sđ AD
¯ = ABD.
÷
2 2
2. Xét 4ACD và 4AF C có

DAC
÷ =F÷AC
ACD
÷ = AF
÷ C(= ABD)
÷

Suy ra 4ACD v 4AF C nên AD · AF = AC 2 . Vậy AD · AF không đổi.


3.

AC = F C ⇔ 4CAF cân tại C


⇔ ACB
÷ = 2CAD
÷

⇔ sđ AB
¯ = 2sđ DC
¯

⇔ sđ AC
¯ = 2sđ DC
¯

⇔ D là điểm chính giữa cung AC.


Bài 27. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O; R). Gọi D, E, F lần lượt là điểm chính giữa của
các cung AB, BC, CA. Gọi M , N , I lần lượt là giao điểm của DE và AB, F E và AC, CD và
BF . Chứng minh rằng

a) I,A,E thẳng hàng. b) EIB


’ = EBI.

c) M B = M I. d) M,I,N thẳng hàng.

Lời giải.

47
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

I
M N

B C

a) Vì D, E, F lần lượt là điểm chính giữa của các cung AB, BC, CA nên AE,BF,CD lần
lượt là các tia phân giác các góc BAC,
÷ ABC,
÷ ACB.
÷ (1)
Lại có I là giao điểm của CD và BF nên AI cũng là tia phân giác của BAC.
÷ (2)
Từ (1) và (2) suy ra I,A,E thẳng hàng.

’ = sđ AF + sđ BE = sđ F C + sđ EC = sđ EF = EBI.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯
b) EIB ’
2 2 2
c) 4EBI cân tại E có EM là tia phân giác của IEB
’ nên EM là đường trung trực của BI.
Suy ra M B = M I.

d) Theo chứng minh trên ta có M B = M I nên M÷IB = M ÷BI = IBC,


’ suy ra IM ∥ BC.
Hoàn toàn tương tự, ta có IN ∥ BC nên M , N , I thẳng hàng.


Bài 28. Cho 4ABC nội tiếp đường tròn (O; R) và AB = R 2. M là điểm chuyển động trên
cung AC, AM cắt BC tại D.
÷ = 90◦ .
a) Chứng minh AOB
b) Tính BC theo R.
c) Chứng minh AM · AD không phụ thuộc vào vị trí của M .

d) Cho biết AM = R. Gọi N là giao điểm của AC và BM . Tính ADB,


÷ AN ÷B.
e) Xác định vị trí của M để 2AM + AD đạt giá trị nhỏ nhất.
f) Chứng minh rằng tâm I của đường tròn ngoại tiếp 4M CD thuộc một đường cố định.
g) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp 4M CD tiếp xúc với một đường cố định.
Lời giải.
A

M
N I

B O C D

48
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

÷ = 90◦ .
a) OA2 + OB 2 = AB 2 nên 4AOB vuông tại O. Suy ra AOB
÷ = 90◦ nên BOC
b) Chứng minh tương tự câu a) ta có AOC ÷ = 180◦ . Suy ra BC = 2R.

◊ = sđ AM = sđ AC − sđ M C = sđ AB − sđ M C = ADC.
˘ ¯ ˘ ¯ ˘
c) ACM ÷
2 2 2
Suy ra 4ACM v 4ADC(g.g) nên AM · AD = AC 2 không phụ thuộc vào vị trí của M .

d) AM = OA = OM = R ⇒ 4OAM đều ⇒ AOM ◊ = 60◦ ⇒ sđ AM


˘ = 60◦ .

÷ = sđ AB − sđ M C = sđ AC − sđ M C = sđ AM = 30◦ .
¯ ˘ ¯ ˘ ˘
ADB
2 2 2
◦ ◦
sđ AB
¯ + sđ M˘ C 90 + 30
AN
÷ B= = = 60◦ .
2 2

e) 2AM + AD ≥ 2 2AM · AD = 2AC.
Suy ra 2AM + AD đạt giá trị nhỏ nhất bằng 2AC ⇔ M là trung điểm của AD hay OM
là đường trung tuyến của tam giác vuông AOD ⇔ M là giao điểm của đường trung trực
của đoạn thẳng OA và cung sđ AC.
¯

f) CM
◊ D = 45◦ , CID
’ = 90◦ .
4ICD vuông tại I có CI = DI = r
’ = 45◦ ⇒ ABC
⇒ 4ICD vuông cân tại I ⇒ ICD ÷ = 45◦ ⇒ CI ∥ AB.
Điểm C và đường thẳng AB cố định nên tâm I của đường tròn ngoại tiếp 4M CD thuộc
một đường cố định.
’ = 180◦ − ICD
g) IAC ÷ = 90◦ nên đường tròn ngoại tiếp 4M CD tiếp xúc với đường
’ − ACB
AC cố định.


§5. Cung chứa góc. Cách giải bài toán quỹ tích
Bài 29. Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính AB. CD là dây cung di động, CD = R và C
nằm trên cung AD. M là giao điểm của AD và BC, N là giao điểm của AC và BD.I là trung
điểm của CD. Các tiếp tuyến của nửa đường tròn (O) tại C và D cắt nhau ở K.
a) Chứng tỏ M thuộc một đường cố định.
b) Chứng tỏ N thuộc một đường cố định.
c) Chứng tỏ I thuộc một đường cố định.
d) Chứng tỏ K thuộc một đường cố định.
Lời giải.

C
K
I

D
M

A O B
49
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex


Bài 30. Cho BC là dây cung cố định của đường tròn (O; R). A là điểm chuyển động trên cung
lớn BC. Gọi I, G, H lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp, trọng tâm, trực tâm của tam giác
ABC. D là hình chiếu của B trên AI, M là trung điểm của AC. K là hình chiếu của M trên
3
AB. F là điểm trên đoạn thẳng AC sao cho AF = AC.
4
a) Tìm tập hợp các điểm D, M, K, F, G, I và H.

b) Tìm tập hợp các điểm J là tâm đường tròn bàng tiếp trong góc ABC của tam giác ABC.

K M

I G O
H D

B F C

N
Lời giải. 
Bài 31. Cho đường tròn (O; R). Xét các tam giác ABC nội tiếp (O) có điểm A cố định và
BC có độ dài 2a không đổi (a < R).

a) Tìm quỹ tích trung điểm D của AB, E của AC và F của BC.

b) Tìm quỹ tích trực tâm H của tam giác ABC.

c) Tìm quỹ tích trọng tâm G của tam giác ABC.

d) Gọi I là điểm cố định nằm trên tia đối của tia AO. Vẽ về một phía của 10 một cát tuyến
IKJ bất kì với (O). Các tiếp tuyến tại K và tại J cắt nhau ở L.

1) Tìm quỹ tích, điểm L.


2) Tìm quỹ tích tâm M cua đường tròn nôi tiếp tam giác LKJ.
3) Tìm quỹ tích tâm N của đường tròn ngoại tiếp tam giác LKJ.
4) Tìm quỹ tích trực tâm S của tam giác LKJ.

§6. Tứ giác nội tiếp


Bài 32. Cho tam giác ABC có các góc nhọn nội tiếp đường tròn (O; R). Các đường cao
AD, BE, CF cắt nhau tại H. BE, CF cắt (O) lần lượt tại B 0 , C 0 (B 0 6= B, C 0 6= C). Gọi I, K
lần lượt là hình chiếu của B, C trên EF.

a) Chứng minh AB 0 = AC 0 .

b) Chứng minh F÷
BH = F÷
DH.

50
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

c) Chứng minh H là tâm đường tròn nội tiếp 4DEF.


d) Chứng minh B là tâm đường tròn bàng tiếp 4DEF.
e) Chứng minh H và B 0 đối xứng với nhau qua AC.
f) Gọi A0 là điểm đối xứng với H qua BC. Chứng minh A0 thuộc (0).
g) Chứng minh OA ⊥ EF .
1
h) Chứng minh: SABC = R · PDEF .
2
Lời giải.
a) Ta có: 4ABE ∼ 4ACF nên ABE ÷ . Suy ra AB 0 = AC 0 . Vậy AB 0 = AC 0 (theo
÷ = ACF
mối liên hệ giữa cung và dây cung).
A

b) Ta có BF
÷ H + BDH
◊ = 180 nên BF HD là tứ giác B0
nội tiếp đường tròn suy ra F÷
BH = F÷
DH (2 góc
nội tiếp cùng chắn cung F H). E
c) Ta có AEB
÷ + ADB
÷ ◦
= 180 nên ABDE là tứ giác C0
nội tiếp đường tròn suy ra ABE
÷ = ADE ÷ (2 góc F O
H
nội tiếp cùng chắn cung AE) hay F÷BH = HDE.

Mặt khác, theo ý b) ta có F÷ BH = F÷ DH nên


F DH = HDE suy ra DH là phân giác của EDF
÷ ◊ ÷. B D C
Chứng minh tương tự EH là phân giác của DEF
÷.
Vậy H là tâm đường tròn nội tiếp 4DEF. A0

d) Gọi Dx là tia đối của tia DE. Khi đó: BDF


÷ = CDE
÷ (hai góc cùng phụ với 2 góc bằng

nhau là F÷DH và HDE.


◊ Mà CDE ÷ và BDx ÷ (hai góc đối đỉnh) suy ra BDH
◊ = BDx
÷ hay

DB là phân giác của HDx.


÷ Lại có EB là phân giác của DEF
÷ nên B là tâm đường tròn
bàng tiếp của 4DEF.

e) Ta có B
◊ 0 AC = B
◊ 0 BC mà B
◊ 0 BC = DAC
÷ nên B
◊ ÷ Do đó H và B 0 đối xứng
0 AC = DAC.

với nhau qua AC.


f) Gọi A00 là giao điểm của AH và (O) , (A00 6= A). Tương tự ý e, ta chứng minh được H và
A00 đối xứng với nhau qua BC. Suy ra A00 trùng với A0 . Vậy A0 thuộc (O).
g) Tương tự ý e, ta chứng minh được H và C 0 đối xứng với nhau qua AB.
Xét 4HB 0 C 0 có E là trung điểm của HB 0 , F là trung điểm của HC 0 suy ra EF là đường
trung bình của tam giác HB 0 C 0 suy ra EF ∥ B 0 C 0 . Mặt khác OA ⊥ B 0 C 0 (vì AB 0 = AC 0 ).
Do đó OA ⊥ EF.
1 1
h) Theo ý g), OA ⊥ EF nên SOF AE = OA · EF = R · EF .
2 2
Lại có

SABC = SOF AE + SOF BD + SODCE


1 1 1
= R · EF + R · DF + R · DE
2 2 2
1
= R · (EF + DF + DE)
2
1
= R · PDEF .
2
51
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex


Bài 33. Cho đường tròn (O; R) đường kính AB, C là điểm trên đường kính AB. Trên đường
tròn lấy một điểm D và M là trung điểm cung DB. M C cắt đường tròn tại E, DE cắt AM
tại K. Vẽ đường thẳng qua C song song AD và cắt DE tại F . Chứng minh:

a) Tứ giác AKCE nội tiếp. b) CK ∥ BD.

c) CK ⊥ AD. d) Tứ giác CBEF nội tiếp.

e) CF = CB.

Lời giải.

a) Do DM = BM nên CEK
÷ = KAC
÷ suy ra tứ giác AKCR nội tiếp.

D
b) Ta có AEK
÷ = ACK÷ (hai góc nội tiếp cùng

chắn cung AK) mà AEK


÷ = ABD÷ suy ra

ACK
÷ = ABD.÷ Vậy CK ∥ BD. M
K
c) Theo ý b), CK ∥ BD mà AD ⊥ BD nên
CK ⊥ AD.
A B
d) Ta có ACF
÷ = CAD
÷ mà BEO ÷ = CAD ÷ suy ra O C
ACF
÷ = BEO ÷ mà ACF
÷ + BCF ÷ = 180◦ nên
BEO
÷ + BCF÷ = 180◦ . Vậy tứ giác CBEF nội F
tiếp.
e) Vì DM = BM nên F ÷EC = CEB
÷ suy ra E
CF = CB. Vậy CF = CB.


Bài 34. Cho 4ABC có A “ = 90◦ , đường cao AH, M là điểm di động trên cạnh BC. Vẽ
BD ⊥ AM, (D ∈ AM ), CE ⊥ AM, (E ∈ AM ).

a) Chứng minh A, B, H, D cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh A, H, E, C cùng thuộc một đường tròn.

c) Chứng minh dường tròn đường kính DE luôn đi qua một điểm cố định.

d) Chứng minh trung trực của đoạn thẳng DE luôn đi qua một điểm cố định.

e) Chứng minh trung điểm của DE thuộc một đường tròn cố định. Tìm tâm và bán kính
của đường tròn đó.

f) Xác định vị trí của điểm M để

• BD + CE đạt giá trị lớn nhất.


• BD + CE đạt giá trị lớn nhất.

Lời giải.

52
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

a) Ta có AHB
÷ = ABD ÷ = 90◦ nên ABHD là tứ giác nội tiếp hay A, B, H, D cùng thuộc
một đường tròn.
A
b) Ta có AHC
÷ = AEC ÷ = 90◦ nên AHEC là
tứ giác nội tiếp hay A, H, E, C cùng thuộc
D
một đường tròn.
c) Ta có DHM
◊ = BAD ÷ và M ◊ HE = M◊ AC.
◦ I
Mà BAD
÷ +M ◊ AC = 90 nên DHM
◊ +
◦ ◦ B C
M HE = 90 hay DHE = 90 . Vậy đường
◊ ◊
H K M
tròn đường kính DE luôn đi qua H cố
định. E

d) Gọi I là trung điểm của DE. Trung trực của DE cắt BC tại K. Ta có BD ∥ EC ∥ KI
và I là trung điểm của DE nên K là trung điểm của BC. Vậy trung trực của đoạn thẳng
DE luôn đi qua trung điểm của BC.

÷ = 90◦ nên trung điểm I của DE thuộc đường tròn đường kính AK cố định.
e) Ta có AIK

f) Ta có

SABM + SACM = SABC


1 1
⇔ AM · BD + AM · CE = SABC
2 2
1
⇔ AM (BD + CE) = SABC
2
2SABC
⇔ BD + CE =
AM

BD + CE lớn nhất ⇔ AM nhỏ nhất.


BD + CE nhỏ nhất ⇔ AM lớn nhất.


Bài 35. Cho hình vuông ABCD cạnh a. Các điểm M, N lần lượt di động trên các cạnh
AD, CD sao cho M
◊ BN = 45◦ , AC cắt BM và BN lần lượt tại E và F .

a) Chứng minh A, B, F, M cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh B, C, N, E cùng thuộc một đường tròn.

c) Chứng minh M, E, F, N cùng thuộc một đường tròn.

d) Gọi H là giao điểm của M F và N E. Chứng minh BH ⊥ M N .

e) Chứng minh M N tiếp xúc với một đường tròn cố định. Xác định tâm và bán kính của
đường tròn đó.

f) Chứng minh DM + DN + M N = 2a.

g) Xác định vị trí của M, N để diện tích 4BM N có giá trị lớn nhất; nhỏ nhất.

Lời giải.

53
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

A B

E
M
H
F
K

D C
N

a) Ta có DAC
÷ =M◊BN = 45◦ ( gt) suy ra tứ giác ABF M nội tiếp đường tròn.

b) Chứng minh tương tự ta có ACD


÷ = M
◊ BN = 45◦ ( gt) suy ra tứ giác EBCN nội tiếp
đường tròn.

c) Vì tứ giác ABF M nội tiếp, suy ra M


◊ AF + M
◊ F B = 180◦ V M
◊ FN = M
◊ F B = 90◦ .
Chứng minh tương tự M◊ EN = N ÷ ÷ = 90◦ .
EB = BCN
Do đó M◊ EN = M◊F N = 90◦ ⇒ tứ giác EF M N nội tiếp.

d) Theo chứng minh trên ta có M F ⊥ BN, N E ⊥ BM nên giao điểm H của M F và N F


chính là trực tâm của tam giác BM N , suy ra BH ⊥ M N .

e) Gọi K là chân đường vuông góc hạ từ B xuống M N trong 4BM N . Theo chứng
minh trên, vì tứ giác AM F B nội tiếp và tứ giác M EF N nội tiếp, suy ra AM
◊ B =
BM N cùng bằng AF B. Do vậy 4ABM = 4KBM (cạnh huyền - góc nhọn) ⇒ BK =
◊ ÷
BA = a không đổi, do đó M N luôn tiếp xúc với đường tròn cố định tâm B bán kính a.

f) Chứng minh tương tự, ta có BN


÷ C = BN
◊ K ⇒ 4BN C = 4BN K (cạnh huyền - góc nhọn) ⇒
KN = N C. Ta có M K = AM (chứng minh trên) nên DM + DN + M N = DM + AM +
DN + N C = 2a.

g) + Theo chứng minh trên 4ABM = 4KBM, 4BKN = 4BCN nên S4BM N = S4ABM +
a2 S4DM N a2
S4CBN . Do đó S4BM N = (a2 − S4DM N ) : 2 = − ≤ .
" 2 2 2
M ≡ D, N ≡ C
Dấu “=” xảy ra khi . + Ta có M N 2 = DM 2 + DN 2 . Và 2a = DM +
N ≡ D, M ≡ A
√ √ √ √ √
DN + DM 2 + DN 2 ≥ 2 DM · DN + 2 · DM · DN = (2 + 2) DM · DN = 2(1 +
√ √
2) SDM N .
a2 √
Do đó S4DM N ≤ √ = (3 − 2 2)a2 . Dấu “=” xảy ra khi M D = DN = x, ta có
√ 3 + 2 2√ √
2a = x + x + 2x = (2 + 2)x ⇒ x = (2 − 2)a.


Bài 36. Cho tam giác ABC vuông cân tại A, trung tuyến AD. M là một điểm di động trên
đoạn AD. Gọi I, K lần lượt là hình chiếu của của M trên AB, AC. Gọi H là hình chiếu của
điểm I trên đường thẳng DK.

a) Tứ giác AIM K là hình gì?

54
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

b) Chứng minh 5 điểm A, I, M, H, K cùng thuộc một đường tròn.

c) Chứng minh ba điểm B, M, H thẳng hàng.

d) Xác định vị trí của M để diện tích tam giác HAB lớn nhất.

e) Chứng minh đường thẳng HI luôn đi qua một điểm cố định.

f) Xác định vị trí M để độ dài HI dài nhất.


Lời giải.

O D
I M

J H
C
A K

a) Ta có IAK
÷ = M ÷ IA = M ◊KA = IM ÷ K = 90◦ . Mà do 4ABC vuông cân tại A nên
IA = KA. Do đó tứ giác M IAK là hình vuông.

b) Theo chứng minh trên ta có tứ giác M IAK nội tiếp. (1) Theo giả thiết IAK ÷ = 90◦
÷ = IHK
nên tứ giác IHKA nội tiếp (2). Từ (1) và (2) suy ra năm điểm A, I, M, H, K cùng thuộc
một đường tròn đường kính IK.

c) Theo chứng minh trên tứ giác AM HK nội tiếp, nên M


◊ HA = M
◊ KA = 90◦ ⇒ M H ⊥ AH.
(3)
Tứ giác ABDK nội tiếp nên BHA ÷ = 90◦ ⇒ BH ⊥ AH. (4). Từ (3) và (4) suy
÷ = BDA
ra B, M, H thẳng hàng.

d) Kẻ đường cao HJ trong tam giác AHB (J ∈ AB). Gọi N là trung điểm của AB. Ta có
1 1 HA2 + HB 2 AB 2 a2
SHAB = HA · HB ≤ = = (AB = AC = a).
2 2 2 4 4√
a 2
Vậy SHAB đạt giá trị lớn nhất khi HA = HB = .
2
÷ = 90◦ , khi đó O
e) Gọi O là giao điểm của HI và đường tròn đường kính AB. Ta có AHB
là điểm chính giữa của cung AB. Vậy I cố định.

f) Khi M trùng D thì độ dài HI dài nhất.



Bài 37. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O; R). Tia phân giác góc BAC cắt đường
tròn (O) tại D (D 6= A). Đường tròn (I) qua D tiếp xúc với AB tại B. Đường tròn (K) qua D
và tiếp xúc với AC tại C và cắt (I) tại E.
a) Nêu cách vẽ I, K.

55
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

b) Chứng minh 4DBC cân.

c) Chứng minh B, E, C thẳng hàng.

d) Một đường tròn tâm J di động đi qua A và D cắt AB và AC lần lượt tại M và N .

1) Chứng minh M B = N C.
2) Đường trung trực của M N đi qua một điểm cố định.
3) Chứng minh trung điểm F của M N di động trên một đường cố định.

e) DF cắt đường tròn (O) tại L. Chứng minh tứ giác ACLB là hình thang cân.

Lời giải.

M
A

O
EG
B K C
F
I L
D

a) Do đường tròn (I) tiếp xúc với AB tại B nên IB ⊥ AB, mặt khác (I) đi qua B và C nên
I thuộc đường trung trực của đoạn thẳng BD. Do đó I là giao điểm của đường thẳng
vuông góc với AB tại B và đường trung trực của BD.
Chứng minh tương tự K là giao điểm của đường thẳng vuông góc với AC tại C và đường
trung trực của CD.

b) Do AD là đường phân giác của 4ABC nên BD ¯ ⇒ BD = CD ⇒ 4BDC cân tại


¯ = DC
D.

c) Gọi Bx, Cy tương ứng là tia đối của tia BA và tia CA. Khi đó ABD ÷ = 180◦ ⇒
÷ + ACD

xBD
÷ + yCD ’ = 180◦ . Mặt khác BED÷ = xBD, ÷ DEC ÷ = yCD ’ nên BED ÷ = 180◦
÷ + DEC
hay ba điểm B, E, C thẳng hàng.

d)

1) Ta có 4DBM = 4DCN (g.c.g) ⇒ M B = N C.


2) Theo chứng minh (1) suy ra DM = DN , do đó D thuộc đường trung trực của M N .
Vậy đường trung trực của M N đi qua điểm D cố định.
3) Gọi G là trung điểm của BC, G cố định, ta có GF ⊥ AD. Do đó, F di động trên
đường thẳng qua G và vuông góc với AD.

56
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

e) Ta có LAC
÷ = LDC ÷ ⇒ AL ∥ CE. Do AL ∥ BC nên tứ giác ALCB là hình
÷ = ACE
thang. Hình thang ALCB nội tiếp đường tròn (O) nên là hình thang cân.


Bài 38. Cho đường tròn (O; R) cố định và điểm A cố định sao cho OA = 2R. BC là đường
kính quay quanh O (đường thẳng BC không qua A). Đường tròn (I; r) qua A, B, C cắt OA
tại A và D.

a) Chứng minh OA · OD = OB · OC.

b) Chứng minh D là điểm cố định.

c) Chứng minh I thuộc một đường cố định.

d) Giả sử khoảng cách từ A đến đường thẳng BC là R. Tính r theo R.

e) Trường hợp AB, AC cắt (O; R) lần lượt tại E, F . EF cắt OA tại K.

1) Chứng minh bốn điểm F , D, K, C cùng nằm trên một đường tròn.
2) Tính độ dài AK theo R.
3) Chứng tỏ tâm của đường tròn qua A, E, F di động trên một đường cố định.

Lời giải.

O0

E
H

D O M K Q
P A
J
F
C

57
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

AOB
= COD
÷ (hai góc đối đỉnh).
÷
a) Xét 4OAB và 4OCD có 
OAB
÷ = OCD
÷ (cùng chắn cung BC nhỏ của (O)).
⇒ 4OAB v 4OCD (g.g).
OA OB OB · OC R·R R
b) Vì 4OAB v 4OCD (g.g) ⇒ = ⇔ OD = = = không đổi,
OC OD OA 2R 2
suy ra D là điểm cố định.

c) Ta có OB = OC và IB = IC suy ra O, I cùng thuộc đường trung trực của BC, mà BC


cố định nên I thuộc đường trung trực của AD cố định.

d) Vẽ AH ⊥ BC, H ∈ BC. Dễ chứng minh được 4OAH là nửa tam giác đều.
Gọi M là trung điểm của AD. Suy ra 4IOM là nửa tam giác đều.
5R 5R 3R
Dễ tính được AD = OD + OA = ⇒ MA = MD = , nên OM = DM − OD = .
2 4 √ 4
3R 3 3R
4OIM vuông tại M suy ra IM = OM · tan M ÷OI = · tan 60◦ = .
4 4
Áp dụng Định lí Py-ta-go vào tam giác vuông AM I vuông tại √ M có √
2 2 2
2 2 2 25R 27R 13R R 13 R 13
IA = M A + IM = + = ⇒ r = IA = . Vậy r = .
16 16 4 2 2

1) Xét đường tròn tâm I ta có CDA


÷ = CBA÷ (tính chất góc nội tiếp).

Xét đường tròn tâm O ta có CF


÷ E = CBE
÷ (tính chất góc nội tiếp).

Xét tứ giác CDKF có CDA


÷ + CF ÷ E = CBA
÷ + CBE ÷ = 180◦ , mà hai góc đối nhau suy
ra tứ giác CDKF nội tiếp được một đường tròn hay bốn điểm C,D,K,F cùng thuộc
một đường tròn.
2) AO cắt (O) tại P , Q (Q nằm giữa O và A).
AQ AF
Ta chứng minh được 4AQF v 4ACP ⇒ = ⇒ AQ · AP = AF · AC (1).
AC AP
Chứng minh tương tự 4AKF v 4ACD ⇒ AK · AD = AF · AC (2).
AQ · AP R · 3R 6R
Từ (1) và (2) suy ra AK · AD = AQ · AP ⇒ AK = = = .
AD 5R 5
2
6R
Vậy AK = .
5
3) Gọi J là giao điểm của đường tròn qua A, E, F và đường thẳng OA.
Ta chứng minh được 4AKF v 4EKJ ⇒ KJ · KA = KE · KF (3).
Chứng minh tương tự ta được KP · KQ = KE · KF (4).
KP · KQ
Từ (3) và (4) ta suy ra KJ · KA = KP · KQ ⇒ KJ = không đổi, mà K
KA
cố định nên điểm J cố định, nên đường trung trực của AJ cố định.
Vậy tâm đường tròn qua ba điểm A, E, F là điểm O0 di động trên đường trung trực
của AJ cố định.


Bài 39. Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp trong đường tròn (O; R) và có trực tâm là H, M
là điểm chuyển động trên cung BC. Gọi A0 , B 0 , C 0 lần lượt là hình chiếu của M trên BC, AC,
AB.

a) Chứng minh M , C 0 , B, A0 cùng thuộc một đường tròn.

b) Chứng minh M , C 0 , A, B 0 cùng thuộc một đường tròn.

c) Chứng minh M , A0 , B 0 , C cùng thuộc một đường tròn.

58
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C2.tex

d) Chứng minh A0 , B 0 , C 0 thẳng hàng.

e) Xác định vị trí của điểm M sao cho tứ giác BHCM là hình bình hành.

f) Gọi N , E lần lượt là các điểm đối xứng của M qua AB và AC. Vẽ AK vuông góc với
N E tại K.

1) Chứng minh tứ giác N AHB nội tiếp.


2) Chứng minh rằng N , H, E thẳng hàng.
3) Chứng minh BAC
÷ =N◊AK.
4) Xác định vị trí của điểm M để N E có độ dài lớn nhất

g) Chứng minh M B · AC + M C · AB = M A · BC.


AB AC BC
h) Chứng minh 0
+ 0
= .
MC MB M A0
i) Xác định vị trí điểm M để

1) M B · AC + M C · AB có giá trị lớn nhất.


AB AC BC
2) 0
+ 0
+ có giá trị nhỏ nhất.
MC MB M A0
Lời giải.

O
H
K
B0
0
A
N B C
I D
C0
M

a) Xét tứ giác M C 0 BA0 có M


◊ A0 B = M
◊ C 0 B = 90◦ ⇒ M
◊ C 0B + M
◊ A0 B = 180◦ suy ra tứ giác
0 0
M C BA nội tiếp được một đường tròn.
Suy ra bốn điểm M, C 0 , B, A0 cùng thuộc một đường tròn.

b) Ta có M◊ C 0A = M
◊ B 0 A = 90◦ . Suy ra M◊ C 0A + M
◊ B 0 A = 180◦ nên tứ giác M C 0 AB 0 nội
tiếp được một đường tròn.
Suy ra bốn điểm M, C 0 , A, B 0 cùng thuộc một đường tròn.

c) Xét tứ giác M A0 B 0 C có M
◊ A0 C = M
◊ B 0 C = 90◦ suy ra tứ giác M A0 B 0 C nội tiếp.
0 0
Suy ra bốn điểm M, A , B , C cùng thuộc một đường tròn.

d) Ta có C
ÿ 0 A0 M = C◊0 BM = ACM
◊ (1).

Mặt khác M ◊ ◊ = 180◦ (2) (vì tứ giác M A0 B 0 C nội tiếp).


A0 B + ACM
Từ (1) và (2) suy ra Cÿ0 A0 M + M
ÿ A0 B 0 = 180◦ . Nên ba điểm A0 , B 0 , C 0 thẳng hàng.

59
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C3.tex

e) Tứ giác BHCM là hình bình hành ⇔ BH ∥ M C và CH ∥ M B ⇔ AC ⊥ M C và AB ⊥


M B. Từ đó suy ra AM là đường kính của đường tròn (O).
Hay M đối xứng với A qua điểm O.

f)

1) Áp dụng tính chất đối xứng và tính chất của góc nội tiếp ta có AN
÷ B = AM
◊ B = ACB.
÷

Mặt khác ta chứng minh được AHB÷ + ACB ÷ = 180◦ .


Từ đó suy ra AN
÷ ÷ = 180◦ ⇒ tứ giác N AHB nội tiếp được một đường tròn.
B + AHB
2) Chứng minh tương tự ý 1 ta suy ra tứ giác AHCE nội tiếp được một đường tròn.
Ta có N◊ HE = N ◊HB + CHE
÷ + BHC÷ = BAM ◊ + CAM
◊ + BHC ÷ = BAC ÷ + +BHC ÷ =
180◦ . Suy ra N
◊ HE = 180◦ .
Suy ra ba điểm N, H, E thẳng hàng.
3) Theo tính chất đối xứng ta có AM = AN = AE nên 4AEN cân tại A, mà AK ⊥ N E

nên đường cao AK cũng là tia phân giác của góc N
÷ AE nên N
◊ AK = N AE (3).
2
1 ◊ 1◊ 1 ÷
Mà BAC
÷ = BAM ◊+M ◊ AC = N AM + M AE = N AE (4).
2 2 2
Từ (3) và (4) suy ra BAC = N AK.
÷ ◊

4) Áp dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác AN K ta suy ra N E = 2AM ·sin BAC;
mà AM ≤ 2R. Suy ra N E ≤ 4R sin BAC.
Vậy N E có giá trị lớn nhất bằng 4R sin BAC ⇔ M đối xứng với A qua điểm O.

g) Trên đoạn BC lấy điểm D sao cho DM ◊ C = AM


◊ B, ta suy ra M
◊ DB = M
◊ CA
AB MA
4M AB v 4M CD ⇔ = . ⇒ M C · AB = M A · DC (5).
DC MC
MB BD
Ta chứng minh được 4M BD v 4M AC ⇔ = ⇒ M B · AC = M A · BD (6).
MA AC
Cộng vế với vế của (5) và (6) ta được M C · AB + M B · AC = M A · BC.
AB MA M C0 AB DC
h) 4M AB v 4M CD ⇔ = = 0
⇔ 0
= .
DC MC MA MC M A0
AC MA M B0 AC BD
4M AC v 4M BD ⇒ = = ⇒ = .
BD MB M A0 M B0 M A0
AB AC BC
Từ đó suy ra 0
+ 0
= .
MC MB M A0
i)

1) Theo câu g) ta có M C · AB + M B · AC = M A · BC. Mà BC không đổi, nên tích


M A · BC có giá trị lớn nhất khi và chỉ khi M A lớn nhất khi đó AM là đường kính,
hay M đối xứng với A qua điểm O.
AB AC BC AB AC BC 2BC
2) Theo câu h) ta có 0
+ 0
= 0
, nên tổng 0
+ 0
+ 0
= . Tổng
MC MB MA MC MB MA M A0
này có giá trị nhỏ nhất khi M A0 lớn nhất.
Gọi I là trung điểm của BC ⇒ OI ⊥ BC và OI không đổi.
Ta có OI ≤ OA0 ≤ M O − M A0 ⇒ M A0 ≤ R − OI không đổi.
AB AC BC BC
Vậy tổng 0
+ 0
+ 0
có giá trị nhỏ nhất bằng khi M là điểm chính
MC MB MA R − OI
giữa của cung nhỏ BC.

60
Chương 3

ĐỘ DÀI ĐƯỜNG TRÒN VÀ DIỆN


TÍCH HÌNH TRÒN

§1. Độ dài đường tròn


Bài 40. Cho điểm B nằm giữa A và C, biết rằng AB = a, BC = b. Vẽ các đường tròn (O); √
(I);
a 2
(K) đường kính lần lượt là AB, BC, CA. Gọi D, E lần lượt trên (O), (I) sao cho DB = ,
2
b
BE = .
2
a) Tính chu vi các đường tròn (O); (I); (K) theo a và b.

b) Tính độ dài các cung AD, EC theo a và b.

c) So sánh chu vi đường tròn (K) với tổng các chu vi của hai đường tròn (O) và (I).
Lời giải.

E
D

O K I
A C
B

a) Gọi chu vi các đường tròn (O), (I), (K) lần lượt là CO , CI , CK . Ta có
AB
• CO = 2π · = π · a (đvđd).
2
BC
• CI = 2π · = π · b (đvđd).
2
61
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C3.tex

AC
• CK = 2π · = π · (a + b) (đvđd)
2


Å
AB 2
b) BD là dây cung của O; , BD = .
2 2
Dễ dàng chứng minh được tam giác ABD là tam giác vuông cân, suy ra
÷ = 45◦ ⇒ sđAD
DBA ¯ = 90◦ .

π · a · 90 πa
Vậy độ dài cung AD là lAˆ
D
= = (đvđd).
360 4
c) Ta có CO + CI = πa + πb = π(a + b) = CK .
Vậy chu vi của đường tròn (K) bằng tổng chu vi của hai đường tròn (O) và (I).


Bài 41. Cho đường tròn (O; R), AB và AC là hai dây cung, B thuộc cung AC, AB = R 2,
¯ = 120◦ .
sđAC
a) Tính số đo dây cung AB, số đo dây cung BC.

b) Tính độ dài các cung AB, BC, AC theo R.

c) Tính độ dài các đoạn thẳng AC, BC theo R.



d) E, F là hai điểm di động trên đường tròn (O; R) sao cho EF = R 3. Chứng minh đường
thẳng EF luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định.

e) Tính cạnh đa giác đều 12 cạnh (thập nhị giác đều) nội tiếp (O; R) theo R.

f) Tính cạnh bát giác đều nội tiếp (O; R) theo R.


Lời giải.

H
B

M C

A O F


a) Ta có AB = R 2 mà OA = OB = R, nên OA2 + OB 2 = AB 2 suy ra 4OAB vuông cân
¯ = 90◦ .
tại O ⇒ sđAB
Vì điểm B thuộc cung AC nên

sđAC
¯ = sđAB ¯ ⇒ sđBC
¯ + sđBC ¯ = sđAC ¯ = 120◦ − 90◦ = 30◦ .
¯ − sđAB

¯ = 90◦ và sđBC
Vậy sđAB ¯ = 30◦ .

62
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C3.tex

2π · R · 90 πR
b) Độ dài cung AB là lAˆ
B
= = (đvđd).
360 2
2π · R · 30 πR
Độ dài cung BC là lBˆC
= = (đvđd).
360 6
2π · R · 120 2πR
Độ dài cung AC là lAˆ
C
= = (đvđd).
360 3

c) Hạ AH ⊥ BC, H ∈ BC. Dễ thấy 4AHB là nửa tam giác đều, do đó


√ √ √
AB R 2 √ √ R 2 R 6
HB = = ⇒ AH = 3 · HB = 3 · = .
2 2 2 2


√ R 6 √
Mà 4AHC vuông cân ở H nên AC = 2 · AH = 2 · = R 3.
√ √ √ √ 2 √
R 6 R 2 R 2 · ( 3 − 1) R( 3 − 1)
Ta có BC = HC − HB = − = = √ .
2 2 2 2

√ ÷ = 120◦ .
d) Với E, F di động trên (O) sao cho EF = R 3 thì EOF
R
Hạ OK ⊥ EF , K ∈ EF , khi đó ta dễ dàng tính được OK = .
2 Ç å
R
Vậy khi E, F di động trên (O) thì đường thẳng EF luôn tiếp xúc với đường tròn O; .
2

e) Xét thập nhị giác đều như hình vẽ.

A3

A2

30◦
A1
O H


R 3 R
Hạ A2 H ⊥ A1 O. Ta dễ dàng tính được OH = , AH = .
√ 2√ 2
R 3 R(2 − 3)
Suy ra A1 H = OA1 − OH = R − = .
2 2
Áp dụng định lí Pi-ta-go cho tam giác A1 HA2 ta có
» » √
A1 A2 = A1 H 2 + A2 H 2 = R 2 − 3.
» √
Vậy cạnh hình thập nhị giác đều nội tiếp (O; R) là R 2 − 3.

f) Hình bát giác đều

63
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C3.tex

A2

A3 A1

H

45

» √
Chứng minh tương tự ý e) ta có A1 A2 = R 2 − 2.

Bài 42. Cho đường tròn (O; R), A là điểm cố định sao cho OA = 2R. Vẽ các tiếp tuyến AB,
AC với đường tròn (O; R) (B, C là các tiếp điểm). Vẽ cát tuyến ADE (D nằm giữa A và E)
với đường tròn (O; R).
a) Tính độ dài cung BC theo R.
b) Tính chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC theo R.
c) Tính chu vi đường tròn nội tiếp tam giác ABC theo R.
d) Gọi M là trung điểm DE. Tính chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác M BC theo R.
e) Gọi C1 , C2 lần lượt là chu vi của các đường tròn đường kính AD, AE. Xác định vị trí
của cát tuyến ADE để:
(a) C1 + C2 đạt giá trị lớn nhất.
(b) C1 + C2 đạt giá trị nhỏ nhất.
Lời giải.

M E
D
A O

a) Dễ dàng chứng minh 4OAB là nửa tam giác đều suy ra 4ABC là tam giác đều.
√ √ √ √
⇒ BC = AB = OA2 − OB 2 = 4R2 − R2 = 3R2 = 3R.

64
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C3.tex

b) Dễ thấy 4 điểm A, B, C, O thuộc đường tròn đường kính AO nên đường tròn ngoại tiếp
4ABC là đường tròn đường kính AO = 2R.
Chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là C = π · 2R = 2πR.

c) Tam giác ABC là tam giác đều nên tâm đường tròn ngoại tiếp cũng chính là trọng tâm,
trực tâm và tâm đường tròn nội tiếp tam giác.
r 1 R
Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC, ta có = ⇒r= .
R 2 2
0 R
Chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là C = π · 2r = 2π = πR.
2

d) Dễ dàng chứng minh được 4 điểm B, M , O, C cùng thuộc một đường tròn nên đường
tròn ngoại tiếp tam giác M BC chính là đường tròn đường kính AO = 2R.
Ở câu b) ta đã tính được chu vi đường tròn này là C = 2πR.
Vậy chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác M BC là C = 2πR.

e) Ta có
C1 + C2 = π × (AD + AE)

(a) AD + AE = 2AM , mà AM ≤ AO (quan hệ hình chiếu và đường xiên) suy ra AM


đạt giá trị lớn nhất là AO = 2R khi M ≡ O hay cát tuyến ADE đi qua O.
Khi đó C1 + C2 = π × (AD + AE) = π × 2R = 2πR.
Vậy C1 + C2 đạt giá trị lớn nhất là 2πR khi cát tuyến ADE đi qua tâm O.
(b) Áp dụng bất đẳng thức Cô-si, ta có
√ √ √
AD + AE ≤ 2 AD · AE = 2 AB 2 = 2AB = 2 3R.

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi AD = AE = AB hay D ≡ E và AD là tiếp tuyến


của (O). √ √
Khi đó C1 + C2 = π × 2AB = π × 2 √ 3R = 2 3πR.
Vậy C1 + C2 đạt giá trị nhỏ nhất là 2 3πR khi ADE là tiếp tuyến của (O) (khi đó
E ≡ D).

§2. Diện tích hình tròn


Bài 43. Cho đoạn thẳng AB cố định, C là điểm chuyển động trên đoạn thẳng AB. Vẽ về một
phía của AB các nửa đường tròn có đường kính là AB, AC, CB. Đặt AB = 2a, AC = 2x
(a > x > 0).

a) Tính diện tích các nửa hình tròn đường kính AB, AC, CB theo a, x.

b) Xác định vị trí của điểm C để diện tích phần giới hạn bởi ba nửa đường tròn trên đạt
giá trị lớn nhất.

c) Gọi I, K lần lượt là tâm các đường tròn đường kính AC, CB. DE là tiếp tuyến của các
’ = 60◦ . Tính diện tích hình giới
đường tròn (I), (K) (D ∈ (I); E ∈ (K)). Giả sử DIC
hạn bởi đoạn thẳng DE, cung DC ¯ của (I) và cung EC
¯ của (K).

Lời giải.

65
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C3.tex

A I C K B

a) Gọi S1 , S2 , S3 lần lượt là diện tích các nửa hình tròn đường kính AB, AC, CB.
Ta có

AB 2 2a 2 1 2
Ç å Ç å
1 1
S1 = π = π = πa .
2 2 2 2 2
AC 2
Ç å Ç å2
1 1 2x 1
S2 = π = π = πx2 .
2 2 2 2 2
CB 2 AB − AC 2 1 2a − 2x 2 1
Ç å Ç å Ç å
1 1
S3 = π = π = π = π(a − x)2 .
2 2 2 2 2 2 2

b) Gọi S4 là diện tích phần hình giới hạn bởi ba đường tròn đường kính AB, AC, CB.
Ta có
ñ ô
1 1 1
S4 = S1 − (S2 + S3 ) = πa2 − πx2 + π(a − x)2
2 2 2
π 2 π 2 π
= a − (x + a − 2ax + x ) = (−2x2 + 2ax)
2 2
2 2 2 ô
ã2
a2
ñ Å
a
= π(−x2 + ax) = π − x − + .
2 4

πa2 a a
Do đó S4 ≤ , với mọi 0 < x < a. Đẳng thức xảy ra khi x − = 0 hay x = .
4 2 2
Vậy diện tích phần hình giới hạn bởi ba nửa đường tròn đường kính AB, AC, BC đạt
πa2
giá trị lớn nhất bằng khi C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
4

c) Từ điểm C kẻ tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I), (K) cắt DE tại T . Khi đó
DT = CT = T E và T I, T K lần lượt là phân giác của DIC,
’ EKC.
÷
Trong hình thang DEKI có D c=E “ = 90◦ và DIC
’ = 60◦ nên EKC÷ = 120◦ .
IC = 30◦ , T÷
Suy ra T’ KC = 60◦ nên tam giác T IK vuông tại T .
Xét tam giác vuông T IK có

2
Ç
DE
å2
√ »
CT = CI · CK ⇔ = ID · KE ⇔ DE = 2 ID · KE = 2 (a − x)x.
2
»
(ID + KE)DE a (a − x)x
Diện tích hình thang IDEK là SIDEK = = .
2 2
πID · 60 π(a − x)
Diện tích hình quạt IDC là SqIDC = = .
360 6
πKE · 120 πx
Diện tích hình quạt KCE là SqKCE = = .
360 3
66
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C3.tex

Gọi S là diện tích hình giới hạn bởi đoạn thẳng DE, cung DC
¯ của (I) và cung EC
¯ của
(K). Ta có
»
a (a − x)x π(a − x) πx
ñ ô
S = SIDEK − (SqIDC + SqKCE ) = − +
2 6 3
»
a (a − x)x π(a + x)
= − .
2 6


Bài 44. Cho AB là dây cung của đường tròn (O; R) và AB = R 3. Các tiếp tuyến của đường
tròn (O) tại A và B cắt nhau ở C. Vẽ đường tròn tâm C bán kính CA.
a) Tính diện tích hình quạt OAB theo R.
b) Tính diện tích hình tròn (C) theo R.
c) Tính diện tích phần tứ giác OACB nằm ngoài hình tròn (O) theo R.
d) Kẻ đường kính AD của đường tròn (C). Tính diện tích hình quạt CBD theo R.
e) Tính diện tích phần chung của hai hình tròn (O) và (C) theo R.
Lời giải.

M C
O

D
B

a) Gọi M là trung điểm của AB. Suy ra OM vừa là đường cao vừa là đường phân giác trong
tam giác OAB. √
AM 3 ◊ = 60◦ , suy ra AOB
÷ = 120◦ hay sđAB ¯ = 120◦ .
Ta có sin AOM
◊= = nên AOM
OA 2
πR2 · 120 πR2
Diện tích hình quạt OAB là SqOAB = = .
360 3
b) Ta có
AC √
tan AOC
÷ = ÷ = R tan 60◦ = R 3.
⇒ AC = OA tan AOC
OA
Ä √ ä2
Diện tích hình tròn (C) là S(C) = πAC 2 = π R 3 = 3πR2 .
1 √ √
c) Diện tích tứ giác OACB là SOACB = 2SOAC = 2 · OA · AC = R · R 3 = R2 3.
2
Diện tích phần tứ giác OACB nằm ngoài hình tròn (O) là

√ πR 2
(3 3 − π)R2
S = SOACB − SqOAB = R2 3 − = .
3 3
67
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” C3.tex

d) Tứ giác OACB nội tiếp nên BCD ÷ = 120◦ hay sđBD ¯ = 120◦ .

πAC 2 · 120 π(R 3)2
Diện tích hình quạt CBD là SqCBD = = = πR2 .
360 3
√ R √ 3R
e) Ta có OM = OA2 − AM 2 = ; CM = AC 2 − AM 2 = .
2 2
Gọi S1 là diện tích hình viên phân bán kính R,√cung AB.
¯
Gọi S2 là diện tích hình viên phân bán kính R 3, cung AB.
¯
Ta có

πR2 1 πR2 R2 3
S1 = SqOAB − SOAB = − AB · OM = − .
3 √ 2 3 4 √
π(R 3)2 · 60 1 πR2 3 3R2
S2 = SqCAB − SCAB = − AB · CM = −
360 2 2 4
Diện tích phần chung của hai hình tròn (O) và (C) là
√ √ √
πR2 R2 3 πR2 3 3R2 (5π − 6 3)R2
Schung = S1 + S2 = − + − = .
3 4 2 4 6


Bài 45. Cho tam giác ABC vuông tại A có các cạnh AB = c, AC = b. Vẽ nửa đường tròn
đường kính BC. Ở miền ngoài của tam giác vuông vẽ hai nửa đường tròn có đường kính lần
lượt là AB và AC.

m A

H n

B O C

a) Tính diện tích các nửa hình tròn đường kính AB, AC, BC theo b, c.
÷ = 30◦ .
b) Tính diện tích các hình viên phân AmB, AnC cho biết ABC

c) Chứng minh diện tích hai hình lưỡi liềm có gạch sọc (hình trăng khuyết Hypôcrat) bằng
diện tích tam giác ABC.

Lời giải.

a) Ta có BC = b2 + c2 .
Gọi S1 , S2 , S3 lần lượt là diện tích các nửa hình tròn đường kính AB, AC, BC.

AB 2 πc2
Ç å
1
S1 = π = .
2 2 8
AC 2 πb2
Ç å
1
S2 = π = .
2 2 8

68
Facebook “Nhóm Toán và LaTeX” 9SA18-1-Main.tex
å2
π(b2 + c2 )
Ç
1 BC
S3 = π = .
2 2 8

Ta có nhận xét S3 = S1 + S2 .
÷ = 30◦ nên AOB
b) Tam giác OAB cân tại O có ABC ÷ = 120◦ , suy ra AOC ÷ = 60◦ .
˙ = 120◦ và sđAnC
Do đó sđAmB ˘ = 60◦ .

BC b2 + c 2
Bán kính của nửa đường tròn (O) là R = = .
2 2
√ R
Khi đó BC = 2R, AC = R, AB = R 3 và OH = .
2
πR2 · 120 πR2
Diện tích hình quạt OAB là SqOAB = = .
360 3
πR2 · 60 πR2
Diện tích hình quạt OAC là SqOAC = = .
360 6 √
1 1 √ R R2 3
Diện tích tam giác OAB là SOAB = AB · OH = R 3 · = .
2 √ √2 2 4
AC 2 3 R2 3
Diện tích tam giác OAC là SOAC = = .
4 4
Diện tích hình viên phân AmB là
√ √
πR2 R2 3 (4π − 3 3)R2
SAmB = SqOAB − SOAB = − = .
3 4 12
Diện tích hình viên phân AnC là
√ √
πR2 R2 3 (2π − 3 3)R2
SAnC = SqOAC − SOAC = − = .
6 4 12

1
c) Diện tích tam giác ABC là SABC = bc.
2
Diện tích S cùa hình trăng khuyết Hypôcrat là

S = SABC + S1 + S2 − S3 = SABC .

Vậy ta có điều phải chứng minh.

69

You might also like