You are on page 1of 12

Một phép đặt thú vị

trong các bài toán chia hết với ba biến


Nguyễn Nhất Huy − A1K49 Phan Bội Châu

Mathpiad − Tạp Chí Và Tư liệu Toán Học

Lời nói đầu.


Trong một số bài toán cần xét tới tính chia hết của ba biến số, chẳng hạn như a, b, c,
rất nhiều bạn loay hoay tìm hướng giải quyết, nhưng rồi chẳng thể nhìn thấy mấu
chốt của vấn đề. Nhằm giúp các bạn tháo gỡ khúc mắc này, hôm nay tôi sẽ đưa ra
một cách đặt ẩn phụ để đưa những tính chất trực quan hơn vào trong các bài toán
ấy. Đây sẽ là chìa khóa giúp mở ra cho bạn đọc những hướng đi mới đối với các
tình huống cần sử dụng tính chia hết của ba biến. Đồng thời, bạn đọc có thể sáng
tạo thêm những bài toán hay và lời giải đẹp dựa trên cơ sở phép đặt.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về trang facebook cá nhân Nguyễn
Nhất Huy. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và theo dõi!

S Bổ đề S

Cho ba số nguyên dương a, b, c thỏa mãn (a, b, c) = 1. Khi đó, tồn tại các số nguyên dương
x, y, z, m, n, p sao cho a = myz, b = nzx, c = pxy, đồng thời

(m, n) = (n, p) = (p, m) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (m, x) = (n, y) = (p, z) = 1.

Bổ đề tuarek

Chứng minh.
Đầu tiên, ta đặt
(a, b) = z, (b, c) = x, (c, a) = y. (*)
Ta sẽ chứng minh (x, y) = 1. Thật vậy, nêu x và y có ước chung không nhỏ hơn 2, ta sẽ có

2 6 ((b, c), (c, a)) = (a, b, c) = 1,

một điều mâu thuẫn. Mâu thuẫn này kết hợp với suy luận tương tự cho ta

(x, y) = (y, z) = (z, x) = 1.

Ngoài ra, cách đặt ở (*) còn cho ta a chia hết cho y và z, nhưng vì (y, z) = 1 nên a chia hết
cho yz. Tới đây, sự tồn tại đã cho được chứng tỏ.

1
LATEX by Mathpiad
MỘT PHÉP ĐẶT THÚ VỊ TRONG CÁC BÀI TOÁN CHIA HẾT VỚI BA BIẾN

Bổ đề trên được tác giả phát hiện ra trong quá trình lướt diễn đàn Art Of Problem
Solving tới phần bình luận của username tuarek. Bạn đọc có thể xem phần bình luận đó
tại đường liên kết này. Ngoài những kết quả về ước trong bài toán, phép đặt trên còn
! cho ta những kết quả về bội chung nhỏ nhất, đó là

† [a, b] = mnxyz, † [c, a] = pmxyz,

† [b, c] = npxyz, † [a, b, c] = mnpxyz.

d Bài 1 Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương a, b, c, ta luôn có

(m, [n, p]) = [(m, n) , (m, p)] .

Lời giải.
Ta gọi d là ước chung lớn nhất của m, n, p, khi đó tồn tại các số nguyên dương M, N, P sao
cho (M, N, P ) = 1, đồng thời
m = dM, n = dN, p = dP.
Tiếp theo, ta đặt M = abx, N = bcy, P = caz, ở đây
(a, b) = (b, c) = (c, a) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (a, y) = (b, z) = (c, x) = 1.
Ta nhận thấy
V T = (dabx, [dbcy, dcaz]) = (dabx, dabcz) = dab,
V P = [(dabx, dbcy) , (dabx, dcaz)] = [db, da] = dab.

Vế trái bằng vế phải. Đẳng thức được chứng minh. c

d Bài 2 Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương m, n, p, ta luôn có

mnp (m, n, p)
[m, n, p] = .
(m, n) (n, p) (p, m)

Lời giải.
Ta gọi d là ước chung lớn nhất của m, n, p, khi đó tồn tại các số nguyên dương M, N, P sao
cho (M, N, P ) = 1, đồng thời
m = dM, n = dN, p = dP.
Tiếp theo, ta đặt M = abx, N = bcy, P = caz, ở đây
(a, b) = (b, c) = (c, a) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (a, y) = (b, z) = (c, x) = 1.
Bằng cách đặt này, đẳng thức đã cho tương đương
(abc)(bcy)(caz)(abc, bcy, caz)
[abx, bcy, caz] = .
(abx, bcy)(bcy, caz)(caz, axy)
Như vậy, đẳng thức trên được chứng minh do ta nhận xét được

2
LATEX by Mathpiad
NGUYỄN NHẤT HUY - A1K49 PHAN BỘI CHÂU

† [abx, bcy, caz] = [abcxy, caz] = abcxyz.

† (abc, bcy, caz) = (b, caz) = 1.

† (abx, bcy) = b, (bcy, caz) = c, (caz, abx) = a.


c

d Bài 3 Tìm tất cả các bộ số nguyên dương a, b, c nguyên tố cùng nhau thỏa mãn

a b c a c b
+ + và + +
b c a c b a
là hai số nguyên dương.

Lời giải.
Ta đặt a = mnx, b = npy, c = pmz, trong đó

(m, n) = (n, p) = (p, m) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (m, y) = (n, z) = (p, x) = 1.

Phép đặt này cho ta số sau đây nguyên dương


a b c mnx npy pmz nz(mx)2 + px(ny)2 + my(pz)2
+ + = + + = .
b c a npy pmz mnx mnpxyz

Xét tính chia hết cho mz ở cả tử và mẫu, ta chỉ ra mz | px(ny)2 .


† Điều kiện phép đặt (m, y) = (m, n) = (m, p) cho ta m | x.

† Điều kiện phép đặt (z, x) = (z, y) = (z, n) cho ta z | p.


Một cách tương tự, ta chỉ ra được các phép chia hết là

m | x, z | p, n | y, x | m, p | z, y | n.

Các nhận xét trên cho ta x = m, y = n, z = p.


a c b
Bằng cách làm tương tự đối với điều kiện + + nguyên dương, ta chỉ ra thêm
c b a
x = n, y = p, z = n.

Tổng kết lại, ta có


x = y = z = m = n = p.
Theo đó, ta suy ra a = b = c. Tuy nhiên, do điều kiện (a, b, c) = 1, bộ số duy nhất thỏa đề chỉ
có thể là (a, b, c) = (1, 1, 1). c

d Bài 4 Cho a, b, c là các số nguyên dương thỏa mãn (a, b, c) = 1 và a3 b3 + b3 c3 + c3 a3


chia hết cho a2 b2 c2 . Chứng minh rằng abc là số chính phương

Diễn đàn Art Of Problem Solving

Lời giải.
Vì (a, b, c) = 1 nên ta có thể đặt a = myz, b = nzx, c = pxy, ở đây

(m, n) = (n, p) = (p, m) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (m, x) = (n, y) = (p, z) = 1.

3
LAT EX by Mathpiad
MỘT PHÉP ĐẶT THÚ VỊ TRONG CÁC BÀI TOÁN CHIA HẾT VỚI BA BIẾN

Kết hợp với giả thiết a2 b2 c2 | a3 b3 + b3 c3 + c3 a3 ta có


m2 n2 p2 xyz | m3 n3 z 3 + n3 p3 x3 + m3 p3 y 3 .


Xét tính chia hết cho m2 ở cả tử và mẫu, ta chỉ ra được


m2 | n3 p3 x3 .
Nhờ vào điều kiện phép đặt (m, n) = (m, p) = (m, x) = 1, ta có m = 1. Hoàn toàn tương tự,
ta chứng minh được n = p = 1. Với các kết quả thu được vừa rồi, ta nhân thấy
abc = mnpx2 y 2 z 2 = x2 y 2 z 2 .
Số bên trên là số chính phương, và bài toán được chứng minh. c
a b c
d Bài 5 Cho a, b, c là các số nguyên thỏa mãn điều kiện + + cũng là số nguyên.
b c a
Chứng minh rằng abc là lập phương của một số nguyên.

Federal Mathematical Competition of Serbia and Montenegro 2004

Lời giải.
Ta đặt (a, b, c) = d, khi đó tồn tại các số nguyên x, y, z sao cho (A, B, C) = 1 và a = dx, b =
dy, c = dz.
Phép đặt này cho ta số sau đây là số nguyên.
a b c A B C
+ + = + +
b c a B C A
Do (A, B, C) = 1, ta có thể đặt A = myz, B = nzx, C = pxy, sao cho
(m, n) = (n, p) = (p, m) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (m, x) = (n, y) = (p, z) = 1.
Phép đặt thứ hai này cho ta
A B C myz nxz pxy m2 py 2 z + n2 mz 2 x + p2 nx2 y
+ + = + + = .
B C A nxz pxy myz mnpxyz
Một cách tương tự với bài tập trước, ta chỉ ra được các phép chia hết là
m | x, z | p, n | y, x | m, p | z, y | n.
Các nhận xét trên cho ta x = m, y = n, z = p.
Dựa vào kết quả này, ta có
abc = (dmyz)(dnzx)(dpxy) = (dxyz)(dxyz)(dxyz) = (dxyz)3 .
Số bên trên là số lập phương. Bài toán được chứng minh. c

Bài toán trên đây là bài toán tổng quát của bài toán trong đề thi Gặp Gỡ Toán Học
2019. Tác giả đã tìm ra chứng minh hoàn toàn sơ cấp của bài khi tham khảo lời giải một
trường hợp sơ cấp khá, đó là
a b c
! + + =1
b c a
trên diễn đàn Art Of Problem Solving. Từ đó, tác giả phát triển ra bổ đề ba biến và sử
dụng cho bài toán tổng quát.

4
LAT EX by Mathpiad
NGUYỄN NHẤT HUY - A1K49 PHAN BỘI CHÂU

d Bài 6 Tìm tất cả các bộ số nguyên dương a, b, c nguyên tố cùng nhau thỏa mãn

a2 b 2 c 2 a2 c2 b2
+ + , và + +
b c a c b a
là hai số nguyên dương.

Lời giải.
Ta đặt a = mnx, b = npy, c = pmz, trong đó
(m, n) = (n, p) = (p, m) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (m, y) = (n, z) = (p, x) = 1.
Phép đặt này cho ta số sau đây nguyên dương
a2 b 2 c 2 m2 nx2 n2 py 2 p2 mz 2 n2 z(mx)3 + p2 x(ny)3 + m2 y(pz)3
+ + = + + = .
b c a py mz nx mnpxyz
Xét tính chia hết cho mz ở cả tử và mẫu, ta chỉ ra mz | p2 x(ny)3 .
† Điều kiện phép đặt (m, y) = (m, n) = (m, p) cho ta m | x.
† Điều kiện phép đặt (z, x) = (z, y) = (z, n) cho ta z | p2 .
Một cách tương tự, ta chỉ ra được các phép chia hết là
m | x, n | y, p | z, x | m2 , y | n2 , z | p2 .
a2 c 2 b 2
Lặp lại các suy luận bên trên với điều kiện + + nguyên dương, ta tiếp tục nhận được
c b a
n | x, p | y, m | z, x | n2 , y | p2 , z | m2 .
Đối chiếu, ta được m là ước của cả x và z, chứng tỏ m = 1. Bằng cách làm y hệt, ta chỉ ra
thêm n = p = 1.
Ngoài ra, x là ước của cả m2 và n2 , thế nên ta cũng nhận xét được x = y = z = 1. Tóm lại,
(a, b, c) = (1, 1, 1) là bộ số nguyên dương ta cần tìm. c

d Bài 7 Tìm tất cả các bộ số nguyên dương (a, b, c) thỏa mãn

(a + b)4 (b + c)4 (c + a)4


A= + +
c a b
là một số nguyên và a + b + c là một số nguyên tố.

Baltic Way Olympiad 2019

Lời giải.
Đặt a + b + c = p với p là số nguyên tố. Vì p là số nguyên tố nên bắt buộc (a, b, c) = 1.
Rõ ràng, số sau đây là số nguyên
p4 (ab + bc + ca)
 
4 1 1 1
p + + −A= − A.
a b c abc

Ta nhận được abc | p4 (ab + ac + bc). Nhờ vào vai trò bình đẳng của a, b, c, ta xét các trường
hợp sau.

5
LAT EX by Mathpiad
MỘT PHÉP ĐẶT THÚ VỊ TRONG CÁC BÀI TOÁN CHIA HẾT VỚI BA BIẾN

† Trường hợp 1. Với a = b = c = 1, ta có A = 48 là số nguyên.

† Trường hợp 2. Với a = b = 1 và c > 1, do abc | p4 (ab + ac + bc) nên c | (c + 2)4 (1 + 2c).
Nhận định này cho ta c là ước của 16 và c + 2 nguyên tố, mâu thuẫn.

† Trường hợp 3. Với a = 1, b > 1 và c > 1, do abc | p4 (ab + ac + bc) nên bc | p4 (b + c + bc).
Phép chia hết bên trên cho ta b và c chia hết cho nhau, và bắt buộc b = c. Thế ngược lại,
ta được b | 2 và 2b + 1 nguyên tố, tức là b = 2. Trường hợp này cho ta (a, b, c) = (1, 2, 2).

† Trường hợp 4. Với a > 1, b > 1 và c > 1, do abc | p4 (ab + ac + bc) nên a | bc, b | ac, c | ab.
Như vậy ta có thể đặt a = myz, b = nzx, c = pxy, trong đó

(m, n) = (n, p) = (p, m) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (m, x) = (n, y) = (p, z) = 1.

Xuất phát từ nhận xét a | bc, ta có

myz | (nzx)(pxy) ⇒ m | nypx2 .

Nhờ điều kiện phép đặt (m, n) = (m, p) = (m, x) = 1, ta suy ra m = 1. Một cách tương
tự, ta nhận được n = 1, p = 1.
Thế trở lại, ta chỉ ra a = yz, b = yz, c = xy. Tận dụng kết quả này để kết hợp với
abc | p4 (ab + ac + bc), ta có xyz | (x + y + z). Với giả sử không mất tổng quát là x > y > z,
ta có
xyz 6 x + y + z 6 3x ⇒ yz 6 3 ⇒ yz ∈ {2; 3}.

• Khả năng 1. yz = 2.
Do y > z, ta phải có y = 2 và z = 1. Kết quả này dẫn tới

a + b + c = xy + yz + zx = 8

không là số nguyên tố, mâu thuẫn


• Khả năng 2. yz = 3.
Do y > z, ta phải có y = 3 và z = 1. Trường hợp này cho ta (a, b, c) = (2, 3, 6)

Kết quả, có 16 bộ (a, b, c) thỏa mãn, gồm (1, 1, 1), (1, 2, 2), (2, 3, 6) và các hoán vị. c
p4 (ab + ac + bc)
Với hướng đi đưa về biểu thức nguyên đơn giản hơn là , ta có các bài toán
abc
tương tự dành cho bạn đọc

1 Tìm tất cả các bộ số nguyên dương (a, b, c) thỏa mãn

(a + b − c)4 (b + c − a)4 (c + a − b)4


A= + +
c a b
! là một số nguyên với a + b + c là một số nguyên tố và n là số nguyên dương tùy ý.

2 Tìm tất cả các bộ số nguyên dương (a, b, c) thỏa mãn

(xa + yb)4 (yb + zc)4 (zc + xa)4


A= + +
c a b
là một số nguyên với xa + yb + zc là một số nguyên tố và x, y, z là các số nguyên
dương đôi một nguyên tố cùng nhau.

6
LAT EX by Mathpiad
NGUYỄN NHẤT HUY - A1K49 PHAN BỘI CHÂU

d Bài 8 Cho a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác, (a, b, c) = 1 và

a2 + b 2 − c 2 b 2 + c 2 − a2 c 2 + a2 − b 2
, ,
a+b−c b+c−a c+a−b

đều là các số nguyên. Chứng minh rằng một trong hai số sau đây là số chính phương:

(a + b − c)(b + c − a)(c + a − b), 2(a + b − c)(b + c − a)(c + a − b)

Czech and Slovak Olympiad 2018

Lời giải.
Ta đặt x = a + b − c, y = b + c − a, z = c + a − b. Phép đặt này cho ta
1 1 1
a = (z + x), b = (x + y), c = (y + z).
2 2 2
Bằng khai triển trực tiếp, ta chỉ ra
a2 + b2 − c2 x2 + xy + zx − yz
= .
a+b−c 2x
Số kể trên là số nguyên, chứng tỏ yz chia hết cho 2x. Lập luận tương tự, ta chỉ ra

2x | yz, 2y | zx, 2z | xy.

Mặt khác, giả thiết (a, b, c) = 1 cho ta (x, y, z) ∈ {1; 2}. Ta xét các trường hợp kể trên.
† Trường hợp 1. (x, y, z) = 1.
Ta đặt x = mnX, b = npY, c = pmZ, trong đó

(m, n) = (n, p) = (p, m) = (X, Y ) = (Y, Z)


= (Z, X) = (m, Y ) = (n, Z) = (p, X) = 1.

Từ 2x | yz, ta lần lượt suy ra

2mnX | (npY )(pmZ) ⇒ 2X | p2 Y Z.

Nhờ điều kiện (X, Y ) = (X, Z) = (X, p) = 1, nhận xét trên cho ta 1 chia hết cho 2X.
Điều này không thể xảy ra.

† Trường hợp 2. (x, y, z) = 2.


Ta đặt x = 2mnX, b = 2npY, c = 2pmZ, trong đó

(m, n) = (n, p) = (p, m) = (X, Y ) = (Y, Z)


= (Z, X) = (m, Y ) = (n, Z) = (p, X) = 1.

Lập luận tương tự trường hợp trên, ta chỉ ra X, Y, Z đều là ước của 2. Không mất tổng
quát, ta giả sử X > Y > Z.

• Khả năng 1. Với X = Y = Z = 2, ta có (X, Y, Z) = 2 > 1, mâu thuẫn.


• Khả năng 2. Với X = Y = 2, Z = 1, ta có xyz = 4mn · 4np · 2pm = 32(mnp)2 là
hai lần một số chính phương.

7
LAT EX by Mathpiad
MỘT PHÉP ĐẶT THÚ VỊ TRONG CÁC BÀI TOÁN CHIA HẾT VỚI BA BIẾN

• Khả năng 3. Với X = 2, Y = Z = 1, ta có xyz = 4mn · 2np · 2pm = 16(mnp)2 là số


chính phương.
• Khả năng 4. Với X = Y = Z = 1, ta có xyz = 2mn · 2np · 2pm = 8(mnp)2 là hai
lần một số chính phương.

Do xyz = (a + b − c)(b + c − a)(c + a − b), các lập luận trên dẫn ta đến điều phải chứng
minh.

d Bài 9 Tìm tất cả bộ ba số nguyên dương (a, b, c) sao cho a3 + b3 + c3 chia hết cho
a2 b, b2 c và c2 a.

Bulgaria Mathematical Olympiad 2001

Lời giải.
Do cả a, b, c đều dương, ta có thể gọi d là ước chung lớn nhất của a, b, c. Phép gọi này cho ta
biết, tồn tại các số nguyên dương A, B, C sao cho

(A, B, C) = 1, a = dA, b = dB, c = dC.

Ta viết lại giả thiết thành

d3 A3 + d3 B 3 + d3 C 3 chia hết cho d3 A2 B, d3 B 2 C, d3 C 2 A,

hay là A3 + B 3 + C 3 chia hết cho A2 B, B 2 C, C 2 A. Bởi vì (A, B, C) = 1, tồn tại phép đặt
A = mnx, B = npy, C = pmz, sao cho

(m, n) = (n, p) = (p, m) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (m, y) = (n, z) = (p, x) = 1.

Đầu tiên, ta viết lại điều kiện A2 B | (A3 + B 3 + C 3 ) về thành

(mnx)2 npy | m3 n3 x3 + n3 p3 y 3 + p3 m3 z 3 .

(1)

Do cả (mnx)2 npy, m3 n3 x3 , n3 p3 y 3 đều chia hết cho n3 nên p3 m3 z 3 cũng chia hết cho n3 . Tuy
nhiên, vì (m, n) = (p, n) = (z, n) = 1, ta bắt buộc phải có n = 1.
Lập luận tương tự, ta chỉ ra m = n = p = 1. Chính vì lẽ đó, (1) cho ta

x2 y | x3 + y 3 + z 3 .

(2)

Thiết lập các đánh giá tương tự, ta được

y 2 z | x3 + y 3 + z 3 ,

(3)

z 2 x | x3 + y 3 + z 3 .

(4)
Bội chung nhỏ nhất của x2 y, y 2 z và z 2 x bằng x2 y 2 z 2 , thế nên (2),(3) và (4) cho ta

x2 y 2 z 2 | x3 + y 3 + z 3 .


Không mất tổng quát, ta giả sử x = max{x; y; z}. Giả sử này cho ta

x2 y 2 z 2 6 x3 + y 3 + z 3 6 3x3 .

8
LAT EX by Mathpiad
NGUYỄN NHẤT HUY - A1K49 PHAN BỘI CHÂU

Ta suy ra y 2 z 2 6 3x từ đây. Từ (2), ta suy ra thêm z 3 + y 3 chia hết cho x2 , và như vậy
y4z4
z 3 + y 3 > x2 > .
3
y4z4
Với đánh giá z 3 + y 3 > bên trên, chia cả hai vế cho y 3 z 3 , ta được
3
3 3
yz 6 3 + 3 6 3 + 3 = 6.
y x
Lần lượt kiểm tra trực tiếp các trường hợp
xy = 6, xy = 5, xy = 4, xy = 3, xy = 2, xy = 1,
ta chỉ ra có vô hạn bộ (a, b, c) = (kx, ky, kz) như sau

(k, k, k), (k, 2k, 3k), (k, 3k, 2k),


(2k, k, 3k), (2k, 3k, k), (3k, k, 2k), (3k, 2k, k),
ở đây k là số nguyên dương bất kì. c

d Bài 10 Chứng minh rằng không tồn tại ba số nguyên dương a, b, c nguyên tố cùng
nhau nào thỏa mãn đồng thời các điều kiện

2(a, b) + [a, b] = a2 , 2(b, c) + [b, c] = b2 , 2(c, a) + [c, a] = c2 .

Lời giải.
Giả sử tồn tại các số nguyên dương a, b, c thỏa mãn. Ta đặt a = mnx, b = npy, c = pmz, trong
đó
(m, n) = (n, p) = (p, m) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (m, y) = (n, z) = (p, x) = 1.
Các đẳng thức đã cho được viết lại thành
 2 2 2
 2 2

 2n + mnpxy = m n x  2 + mpxy = m nx

2p + mnpyz = n2 p2 y 2 ⇔ 2 + nmyz = n2 py 2
2m + mnpzx = p2 m2 z 2 2 + pnzx = p2 mz 2

 

Lần lượt xét tính chia hết cho mx, ny, pz ở cả 3 đẳng thức, ta chỉ ra 2 chia hết cho cả mx, ny, pz.
Ta xét các trường hợp sau
† Trường hợp 1. mx = 1.
Xuất phát từ 2 + mpxy = m2 nx2 , ta có
2 + py = n.
Trong trường hợp này, ta chỉ ra n = 2 + py > 3, vô lí do n là ước của 2.
† Trường hợp 2. mx = 2.
Xuất phát từ 2 + mpxy = m2 nx2 , ta có
2 + 2py = 4n ⇔ 1 + py = 2n.
Rõ ràng, từ điều trên ta suy ra cả p và y là số lẻ. Kết hợp với dữ kiện p, y đều là ước của
2, ta nhận được p = y = 1, và n = 1. Tuy nhiên, khi thế tất cả vào 2 + nmyz = n2 py 2 ,
ta nhận thấy không thỏa mãn.
Như vậy, giả sử ban đầu là sai. Bài toán được chứng minh. c

9
LAT EX by Mathpiad
MỘT PHÉP ĐẶT THÚ VỊ TRONG CÁC BÀI TOÁN CHIA HẾT VỚI BA BIẾN

d Bài 11 Tìm tất cả các bộ ba số tự nhiên (m, n, p) thỏa mãn đồng thời các điều kiện

m + n = (m, n)2 , n + p = (n, p)2 , p + m = (p, m)2 .

Lời giải.
Nếu một trong ba số m, n, p bằng 0, không mất tính tổng quát, ta giả sử m = 0. Trong trường
hợp này, ta có "
n=0
0 + n = (0, n)2 ⇒ n = n2 ⇒
n=1
Một cách tương tự, ta chỉ ra p = 0 hoặc p = 1. Khi kiểm tra trực tiếp, ta thấy có các bộ
(0, 0, 0), (0, 1, 0) và (0, 0, 1) thỏa mãn.
Nếu cả m, n, p đều dương, ta gọi d là ước chung lớn nhất của m, n, p. Phép gọi này cho ta biết,
tồn tại các số nguyên dương M, N, P sao cho
(M, N, P ) = 1, m = dM, n = dN, p = dP.
Phép gọi này cho ta lần lượt ba phương trình
dM + dN = (dM, dN )2 , dN + dP = (dN, dP )2 , dP + dM = (dP, dM )2 ,
hay là
M + N = d(M, N )2 , N + P = d(N, P )2 , P + M = d(P, M )2 ,
Ta có d là ước của M + N, N + P, P + M, thế nên
d | (M + N ) + (N + P ) − (P + M ) = 2N.
Một cách tương tự, ta chỉ ra d là ước của 2M, 2N, 2P, lại do điều kiện (M, N, P ) = 1 nên d | 2,
tức d = 1 hoặc d = 2. Ta xét hai trường hợp kể trên.
† Trường hợp 1. d = 1.
Do (M, N, P ) = (m, n, p) = 1 nên áp dụng kết quả của bổ đề 3 biến, ta có thể đặt
m = axy, n = byz, p = czx,
ở đây
(a, b) = (b, c) = (c, a) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (a, z) = (b, x) = (c, y) = 1.
Hai phép đặt và gọi trên cho ta
m = axy, n = byz, p = czx.
Phương trình đầu tiên trở thành axy + byz = y 2 , hay là
ax + bz = y. (1)
Một cách tương tự, ta thu được hệ gồm (1) và hai phương trình:
by + cx = z, (2)
cz + ay = x. (3)
Không mất tổng quát, ta giả sử x = max{x; y; z}. Giả sử này kết hợp với (3) cho ta
x > cx + ax = x(c + a).
Đây là điều mâu thuẫn.

10
LAT EX by Mathpiad
NGUYỄN NHẤT HUY - A1K49 PHAN BỘI CHÂU

† Trường hợp 2. d = 2.
Tương tự như trường hợp 1, ta có thể đặt m = 2axy, n = 2byz, p = 2czx, ở đây
(a, b) = (b, c) = (c, a) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (a, z) = (b, x) = (c, y) = 1.
Đồng thời, hệ phương trình ta thu được gồm 3 phương trình sau
ax + bz = 2y, (4)
by + cx = 2z, (5)
cz + ay = 2x. (6)
Không mất tổng quát, ta giả sử x = max{x; y; z}. Giả sử này kết hợp với (6) cho ta
2x = cz + ay > cx + ax = x(c + a).
Ta thu được 2 > c + a. Do cả c và a là số nguyên dương nên c = a = 1.
Ngoài ra, kết quả c = a = 1 này cho ta biết, dấu bằng ở đánh giá cz + ay > cz + ax phải
xảy ra, tức là x = y = z. Tuy nhiên, điều kiện (x, y) = (y, z) = (z, x) = 1 bắt buộc x, y, z
đều phải bằng 1.
Thế x = y = z = 1, a = c = 1 vào (6), ta tìm ra b = 1. Đối chiếu lại với các phép đặt, ta
có m = n = p = 2.
Kết luận, có 5 bộ (x, y, z) thỏa đề, đó là (0, 0, 0), (2, 2, 2) và các hoán vị của bộ (0, 0, 1). c
ab + bc + ca
d Bài 12 Tìm tất cả các số nguyên dương a, b, c thỏa mãn [a, b, c] = .
4
Junior Japanese Mathematical Olympiad 2019

Lời giải.
Giả sử tồn tại các số nguyên dương a, b, c thỏa mãn. Ta đặt a = dmnx, b = dnpy, c = dpmz, ở
đây d = (a, b, c) và
(m, n) = (n, p) = (p, m) = (x, y) = (y, z) = (z, x) = (m, y) = (n, z) = (p, x) = 1.
Đẳng thức đã cho được viết lại thành
4dmnpxyz = d2 n2 mpxy + d2 p2 nmyz + d2 m2 pnzx
Chia cả hai vế cho dmnp, ta được
4xyz = d (xyn + yzp + zxm) .
Ta sẽ chứng minh (xyn + yzm + zxp, xyz) = 1. Thật vậy,
† (xyn + yzp + zxm, x) = (yzp, x) = 1 do (x, y) = (x, z) = (x, p) = 1.
† (xyn + yzp + zxm, y) = (zxm, y) = 1 do (y, z) = (y, x) = (y, m) = 1.
† (xyn + yzp + zxm, z) = (xyn, z) = 1 do (z, x) = (z, y) = (z, n) = 1.
Các chứng minh vừa rồi dẫn đến 4 chia hết cho d (xyn + yzp + zxm) . Với việc
xyn + yzp + zxm > 1 · 1 · 1 + 1 · 1 · 1 + 1 · 1 · 1 = 3,
ta chỉ ra d = 1 và xyn + yzp + zxm = 4. Trong ba số xyn, yzp, zxm lúc này, phải có hai số
bằng 1 và một số bằng 2. Các trường hợp trên cho ta ba bộ (a, b, c) thỏa đề là (1, 2, 2), (2, 1, 2)
và (2, 2, 1). c

11
LAT EX by Mathpiad
MỘT PHÉP ĐẶT THÚ VỊ TRONG CÁC BÀI TOÁN CHIA HẾT VỚI BA BIẾN

Lời kết.
Như vậy, "bổ đề tuarek" và 12 bài toán thú vị đã được tác giả nhắc đến trong tài
liệu vừa rồi. "Bổ đề tuarek" có thể coi như một bông hoa đẹp và quyến rũ trong
vườn hoa các bổ đề, định lí toán học, vì ngoài giải quyết các bài toán chia hết với
ba biến, nó còn giúp chúng ta khám phát hiện thêm được các tính chất mới liên
quan đến sự nguyên tố cùng nhau. Qua đây, tác giả cũng mong muốn bạn đọc chăm
chỉ khám phá, tìm tòi từ các diễn đàn, tài liệu để tìm ra những bài toán hay cùng
những lời giải xinh xắn. Chúc các bạn thành công!

Hết

12
LAT EX by Mathpiad

You might also like