You are on page 1of 169

PHẠM HUY ĐIỂN

VIỆN HÀN LÂM KH&CN VN

Phần I. Khái niệm Fractal


1. Fractal là gì?
Theo lời dạy của các cụ - "trăm nghe không bằng một thấy", trước khi bắt đầu tìm hiểu fractal là
gì, ta hãy xem nó trông như thế nào. Do vậy, xin bạn đọc bắt đầu với việc xem xét cẩn thận hình
minh họa dưới đây.

Hình 1: Một cảnh quan mà không hề có


Thực sự hình này không biểu diễn cho những gì mà ta cảm giác là "có vẻ như". Đây không phải
là bức ảnh về cảnh quan trên trái đất, trên mặt trăng, hay bất kỳ hành tinh nào khác. Nó cũng không
phải là bức tranh của một họa sĩ khoa học viễn tưởng nhằm mô tả những cảnh quan nói trên, và
càng không phải là một tác phẩm nghệ thuật. Nó thực ra là "đồ giả hình học" 100%. Nó là biểu diễn

1
được tạo ra bằng máy tính và được vẽ bằng máy tính, với hình hài khác hẳn những gì mà ta thấy
trong thế giới hình học cổ điển (hay như ta thường gọi là hình học Euclid), và là thành viên trong
"gia đình" các hình dạng hình học "quái đản" mà được người đời gọi là fractal.
Các hình dạng fractal tuy trông "khác thường" nhưng thực ra rất đơn giản, theo nghĩa rằng mỗi
một chi tiết của chúng đã được sinh ra từ một vài dòng lệnh đơn giản cho máy tính. Những hình
dạng này tuy rất liên quan nhưng lại hoàn toàn không giống bất cứ thứ gì có trong môn hình học cổ
điển được biết đến trong chương trình phổ thông. Tuy nhiên, fractal không phải là "hư cấu hình
học" mà là một phần của một chương toán học vốn cũng là cổ điển nhưng bị che khuất cho đến tận
gần đây, vì thiếu các ứng dụng được quan tâm rộng rãi.
Để xác định "fractal là gì?" người ta đã đưa ra một số định nghĩa khá ngắn gọn và súc tích về
fractal nhưng, tiếc thay, chúng không nhất quán và ta chỉ có thể hiểu được những định nghĩa này
sau khi trải nghiệm với đủ nhiều loại hình hài fractal cụ thể.

2. Tập Mandelbrot
Hình dạng fractal nổi tiếng nhất có lẽ là tập Mandelbrot, mang tên nhà toán học đã khai sinh và
đặt tên cho bộ môn hình học này (cho dù những hình dạng kiểu như vậy đã được biết đến trước ông
từ rất lâu). Tập Mandelbrot được tạo ra bởi một kỹ thuật tổng quát, theo đó một hàm có dạng
zn 1  f  zn 
được sử dụng để tạo ra một dãy các số phức. Trong trường hợp tập Mandelbrot thì hàm được dùng
chính là

f (zn )  zn2  c .

Tùy theo hành vi của dãy tạo ra từ điểm ban đầu z 0  0 mà điểm c được tô màu đen hay trắng
(tức là được phân hoạch trên mặt phẳng phức thành 2 miền đối lập về màu sắc). Những điểm c mà
làm cho dãy số phức tạo ra bị chặn thì được tô màu đen, còn ngược lại thì được tô màu trắng. Tập
các điểm màu đen chính là tập Mandelbrot, và được vẽ không khó khăn với sự trợ giúp của máy
tính, như trong Hình 2 bên dưới.

Hình 2. Tập Mandelbrot trên mặt phẳng phức.

2
Chi tiết hơn, người ta phân biệt các điểm trên vùng màu trắng (những điểm c làm cho dãy số
phức sinh ra tiến tới vô cùng, gọi tắt là những "điểm phân kỳ") bằng cách tô màu cho mỗi điểm c
tùy thuộc vào tốc độ tiến ra vô cùng của dãy tạo ra là nhanh hay chậm. Công việc gán màu và đánh
giá "tốc độ phân kỳ" tuy là thú vị, nhưng cũng khá dài dòng, nên không được đề cập trong bài viết
này để tránh làm nó trở nên quá dài. Với một cách gán màu phù hợp, người ta có được hình vẽ sinh
động như dưới đây.

Hình 3. Tập Mandelbrot với các "điểm phân kỳ" được tô màu.
Một cách tô màu khác, cũng dựa trên hành vi của chuỗi tạo ra thuộc vào loại nào trong số các
tình huống sau:
(a) giảm dần về 0;
(b) tiến tới vô cùng;
(c) dao động giữa một số trạng thái;
(d) không theo các khuôn mẫu nêu trên.
Khi ấy, tình huống (a) xảy ra ở phần bên trong của tập Mandelbrot, (b) xảy ra ở bên ngoài, còn (c)
và (d) xảy ra ở vùng biên của tập.

Tính chất vùng biên của tập Mandelbrot


Biên của tập Mandelbrot thể hiện tính chi tiết và sự biến thiên vô hạn. Nó không bao giờ là "mịn
màng" với bất kể tỷ lệ thu phóng nào. Khác hẳn với những gì ta thấy trong hình học Euclid cổ điển,
khi phóng đại một khúc đường cong nhỏ (như một mảnh của cung tròn) ta sẽ thấy nó gần như là
thẳng, nhưng với đường biên của tập Mandelbrot thì điều này không xảy ra. Dù có phóng đại đến
cấp nào đi chăng nữa thì đường biên của tập này trông vẫn xù xì gai góc như khi chưa phóng đại.
Chẳng hạn, khi phóng đại "phần đầu" của tập ta thấy nó cũng "xù xì gai góc" như khi chưa phóng
đại (xem Hình 4), và thậm chí còn thấy nó "mọc" thêm ra một "cái đầu" nhỏ xíu như hạt gạo nữa

3
Hình 4. Phóng đại phần đầu của tập Mandelbrot
Việc phóng đại tập Mandelbrot với các cấp độ khác nhau, mặt khác, lại cho thấy nó có vẻ như
mang tính "tự đồng dạng", nghĩa là mỗi mẩu con của nó là đồng dạng với một phần lớn hơn. Tuy
nhiên, điều này chỉ là chính xác trong lân cận của một số điểm đặc biệt. Nói chung, tập Mandelbrot
chỉ có tính "gần như là tự đồng dạng", tức là có thể tìm được một bản sao nhỏ hơi khác với chính
nó ở bất kỳ mức độ nhỏ bé nào. Các bản sao bé nhỏ của tập Mandelbrot mà ta thấy trong Hình 4
(bám xung quanh phần thân lớn hơn) chỉ khác nhau tí chút, chủ yếu là ở những "cái sợi" mỏng
manh kết nối chúng với phần thân của tập. Người ta chứng minh được rằng tập Mandelbrot có tính
liên thông, một điều tưởng như là hiển nhiên khi quan sát bằng mắt thường, nhưng khi phóng đại
vùng biên của tập lên nhiều nhiều lần thì ta sẽ thấy đây là điều hoàn toàn không đơn giản.

3. Tập Julia
Từ định nghĩa tập Mandelbrot, ta thấy ngay một vấn đề cần nghiên cứu. Thay vì thay đổi tham
số c thì ta cho nó cố định mà cho thay đổi điểm khởi đầu của dãy số phức tạo ra trong quá trình
lặp, tức là không nhất thiết lấy z1  f (0) mà cho z1  f (z 0 ) , với z 0 là một số phức nào đó. Khi
ấy, dựa trên tiêu chí bị chặn hay không bị chặn của dãy số phức được tạo (tùy theo điểm khởi đầu
z 0 ) mà ta có thể phân hoạch mặt phẳng phức thành 2 miền đối với tham số z 0 . Tập những điểm z 0
mà dãy số phức khởi đầu từ nó là một dãy bị chặn được gọi là tập Julia. Tập này phụ thuộc vào
tham số c và được ký hiệu là J (c ) . Sau đây là một số ví dụ về tập này (ứng với các tham số c
khác nhau.)

Hình 5. Tập Julia với c xấp xỉ bằng −0.74−0.11*i

4
Hình 6. Tập Julia với c bằng -0.75+0.11*i

Hình 7. Tập Julia với c bằng -0.1+0.651*i


Các tập Julia ở trên cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ theo tham số c . Các tập này đều không có
tính liên thông, tuy nhiên người ta chứng minh được rằng với những tham số c nằm trong tập
Mandelbrot thì tập Julia tương ứng với nó là liên thông. Còn những tham số nằm bên ngoài tập
Mandelbrot thì cho ra tập Julia có cấu trúc như những "đám bụi" (và thường được gọi là "đám bụi
Fatou"). Với một tham số đặc biệt khi c  1   , trong đó  là tỷ lệ vàng (tức
1 5
  1.618 ), thì tập Julia chẳng những liên thông mà còn là một tập "đặc", như thấy
2
dưới đây

Hình 8. Tập Julia khi c  1   , trong đó  là tỷ lệ vàng

5
Ngoài việc tô màu và phóng đại như đã làm đối với tập Mandelbrot, người ta có thêm một thú
vui nữa với tập Julia, đó là quan sát sự thay đổi của nó theo sự biên thiên của tham số c , nhất là từ
vùng bên trong rồi ra xung quanh tập Mandelbrot. Người ta sẽ thấy nó từ một "tập đặc" (như trong
Hình 8 ở trên) được biến đổi thành các hình dạng kỳ lạ, như "con thoi đầu rồng" trong Hình 9 bên
dưới, trước khi biến hóa thành những "đám bụi" (như thấy trong các trước đó).

Hình 9. "Con thoi đầu rồng" Julia. (khi c=-0.8+0.156*i)


Tập Mandelbrot và tập Julia là hai ví dụ quen thuộc nhất trong họ hàng nhà fractal. Chúng rất đa
dạng và phức tạp, nhưng lại được sinh ra từ những thuật toán hết sức đơn giản. Mọi người đều thừa
nhận chúng có vẻ đẹp "kỳ ảo", rất khó giải thích nhưng lại dễ cảm nhận. Ta có thêm một minh
chứng cho điều đã được nói đến nhiều - "Vẻ đẹp của Toán học là ở sự đơn giản".
Trên đây ta đã thấy những tập fractal thú vị được sinh ra từ phép lặp với những công thức đại số
cực kỳ đơn giản. Điều gì sẽ xảy ra khi một quy trình lặp được áp dụng cho một hình dạng hình học
đơn giản? Ta sẽ cùng nhau khám phá điều này trong phần tiếp theo.

4. Các quá trình lặp với các hình hình học đơn giản
Bông tuyết Koch
Một trong những hình dạng fractal đơn giản là bông tuyết von
Koch. Phương pháp để tạo ra hình này là liên tục thay thế mỗi
đoạn thẳng bằng mẫu lặp gồm 4 đoạn gấp khúc như sau.
Quá trình này bắt đầu với chỉ một đoạn thẳng và nếu tiếp tục Hình 10. Mẫu lặp
mãi mãi thì sẽ mang lại một hình trong họ hàng nhà fractal. Vài bước lặp đầu tiên của quá trình này
được trình bày dưới đây.

Hình 11. Bốn bước đầu tiên của quá trình lặp

6
Chỉ sau 4 bước lặp ta đã thấy được một quy tắc sinh rất đơn giản cho mẫu lặp này có thể tạo ra
một số đặc tính khác thường như thế nào. Không giống như các hình dạng Euclid thông thường, đối
tượng này có chi tiết ở tất cả các cấp độ. Nếu phóng đại một hình dạng Euclide như là một khúc
chu vi của một vòng tròn thì nó trở thành một hình dạng khác, cụ thể là một đường thẳng. Còn nếu
chúng ta phóng to fractal này thì nhiều chi tiết hơn được khám phá, chi tiết là sự tự đồng dạng, hoặc
đúng hơn là nó giống hệt nhau. Nói một cách khác, bất kỳ phần nào được phóng đại cũng giống hệt
với mọi phần được phóng đại khác. Khác với tập Mandelbrot, tính tự đồng dạng ở đây là hoàn toàn
chính xác.
Cũng lưu ý rằng "đường cong" ở phía bên phải của hình chưa phải là một fractal mà chỉ là một
xấp xỉ của nó. Điều này không khác gì khi một người vẽ một vòng tròn thì kết quả cho ra cũng chỉ
là một xấp xỉ của một vòng tròn hoàn hảo. Tại mỗi lần lặp, độ dài của "đường cong" tăng theo một
hệ số 4/3. Do đó, đường cong giới hạn có chiều dài là vô hạn, và thực ra chiều dài giữa hai điểm
của đường cong là vô hạn. Đường cong này có thể nén một chiều dài vô hạn vào một khu vực hữu
hạn của mặt phẳng, mà không tự cắt với chính nó (Một điều không thể tin nổi với các hình dạng
Euclid thông thường). Với các đường cong Euclid 1 chiều thì để xác định một điểm trên đó người
ta chỉ cần tới một tham số (chẳng hạn như số đo độ dài của của khúc đường cong đi từ một điểm
gốc (nào đó, ấn định trước) tới điểm cần xác định. Nhưng với đường cong này thì không thể làm
như vậy (vì độ dài đó luôn là vô cùng), và đây là điểm khác biệt sâu sắc nhất của nó với các đường
cong thông thường trong hình học Euclid! Mặc dù phương pháp tạo đường cong này là đơn giản,
nhưng không có công thức đại số nào mô tả các điểm trên đường cong.
Để tạo ra "bông tuyết" Koch (Koch Snowflake), chúng ta cần bắt đầu bằng một hình tam giác
đều với các cạnh có chiều dài, ví dụ là 1. Với mỗi cạnh, chúng ta áp dụng phép lặp nêu trên và sau
6 bước ta thu được các hình dạng sau

Hình 12. Sáu bước đầu tiên của quá trình tạo bông tuyết Koch
Lặp lại quá trình này cho một số lượng vô hạn vòng lặp ta được fractal hình "bông tuyết" của Koch.
Chu vi của bông tuyết Koch
Sau mỗi bước lặp thì số cạnh của bông tuyết tăng gấp 4 lần, còn độ dài mỗi cạnh thì nhỏ đi 3 lần.
Cho nên, sau n bước lặp thì chu vi của "bông tuyết" tạo thành sẽ là:

 4 n
Pn  3s   ,
 3 

trong đó s là độ dài cạnh của tam giác đều ban đầu. Điều này cho thấy bông tuyết Koch có chiều
dài (chu vi) là vô cùng vì lim Pn  
n 

7
Diện tích của bông tuyết Koch
Vì mỗi bước lặp cộng thêm một tam giác nhỏ lên mỗi cạnh tạo ra trong bước lặp trước, cho nên
số lượng các tam giác nhỏ được cộng thêm trong bước thứ n là

Tn  3  4n 1
Diện tích mỗi tam giác nhỏ thêm vào ở mỗi bước đúng bằng 1/9 diện tích của tam giác thêm vào
ở bước trước đó, nên an  S 0 / 9n , trong đó S 0 là diện tích tam giác ban đầu. Như vậy tổng diện
tích được thêm vào trong bước thứ n là
n
n 1 n 3  4 
bn  Tn  an  3  4  S 0 / 9     S 0 .
4  9 
Từ đây ta có diện tích của bông tuyết xấp xỉ tại bước lặp thứ n là
i  n 1
 4 i  S   4 n 
3 4
n n
 1
Sn  S 0   bi  S 0      S 0  S 0  1       0  8  3    .
  3 i  0  9   5   9  
i 1 i 1 4  9   
Cho n   ta có được diện tích của bông tuyết Koch là
8
S  lim Sn  S .
n  5 0
Nếu biểu diễn trực tiếp qua cạnh của tam giác ban đầu thì ta có

2 3 2
S  s .
5
Một trong những tính chất thú vị của đường cong bông tuyết Koch là liên tục nhưng không khả
vi tại bất kỳ điểm nào.

Tam giác Sierpinski


Quy trình lặp ở đây là lấy một tam giác đều và khoét đi một tam giác con ở giữa có các đỉnh là
điểm giữa của các cạnh. Khi các bước lặp được lặp lại vô hạn lần thì ta có được hình fractal mang
tên nhà toán học Ba Lan là tam giác Sierpinski. Bốn bước đầu tiên của quá trình lặp này được minh
họa dưới đây (xem Hình 13).

Hình 13. Bốn bước đầu tiên của quá trình tạo tam giác Sierpinski.
Điều thú vị là những hình dạng tương tự như thế này xuất hiện như họa tiết trang trí trong nhà
thờ đã được biết đến từ thế kỷ thứ 13 (trước Sierpinski tới 7 thế kỷ).
Vì phần diện tích còn lại sau mỗi lần khoét đúng bằng 3/4 diện tích trước đó, cho nên dễ dàng
suy ra diện tích của tam giác Sierpinski bằng 0. Điều thú vị là, nếu ta tăng gấp 2 độ dài cạnh của
tam giác ban đầu thì ta sẽ có được 3 tam giác Sierpinski giống hệt với cái nhận được từ tam giác
ban đầu. Điều này hé lộ một thuộc tính thú vị của hình fractal này.

8
Với những dạng hình học truyền thống (trong Hình học Euclid), người ta dễ nhận ra mối quan
hệ khăng khít giữa số chiều D của nó với kích thước tuyến tính L và số đo đặc trưng S. Ví dụ, một
hình chữ nhật có số chiều D là 2, có kích thước tuyến tính L là độ dài các cạnh và số đo đặc trưng S
là diện tích của nó. Mối quan hệ giữa ba đại lượng này thể hiện ở chỗ khi tăng kích thước tuyến
tính (độ dài cạnh) của hình lên K lần thì số đo đặc trưng (diện tích) của nó tăng lên K 2 lần, trong
đó số mũ 2 chính là số chiều của hình. Tương tự như vậy, với vật thể 3 chiều như hình hộp, nếu
kích thước tuyến tính của nó tăng lên gấp K lần thì thể tích của nó tăng lên K 3 lần. Tóm lại, mối
quan hệ giữa số chiều D , tỷ lệ tăng giảm của kích thước tuyến tính K và hệ số tăng giảm số đo
đặc trưng H có thể được biểu diễn tổng quát là H  K D , hay viết cách khác là

log(H )
D .
log(K )

Mối quan hệ này đúng cho tất cả các hình dạng Euclid, nên người ta có lý do để mở rộng khái
niệm về "số chiều" ra cho các hình dạng hình học không nhất thiết phải là Euclid, chẳng hạn như
cho các hình fractal. Áp dụng công thức này cho tập tam giác Sierpinski ở trên, với lưu ý rằng khi
cho K  2 thì có H  3 như đã thấy ở trên, ta có số chiều của hình này là

log(3)
D  1.585 .
log(2)
Điều này cho thấy số chiều của fractal (theo nghĩa mở rộng nói trên) có thể là số không nguyên,
khác hẳn với số chiều của các đường cong thông thường trong hình học Euclid là luôn bằng 1.
Người ta chứng minh được rằng số chiều của đường cong biên của tập Mandelbrot là bằng 2.
Một cách khác để tạo tam giác Sierpinski sẽ cho thấy nó có thể được cấu trúc như một đường
cong trong mặt phẳng. Nó được hình thành bởi một quá trình sửa đổi lặp đi lặp lại các đường cong
đơn giản, tương tự như việc xây dựng bông tuyết Koch. Cụ thể là:
1. Bắt đầu với một đoạn thẳng trong mặt phẳng.
2. Thay thế mỗi đoạn bằng 3 đoạn ngắn hơn, tạo ra góc 120° tại mỗi điểm kết nối giữa hai đoạn
liên tiếp, nhưng với các đoạn đầu tiên và cuối cùng của đường cong thì hoặc là song song với
đoạn khởi đầu, hoặc là tạo với đoạn đó một góc 60°.
3. Đường cong thu được có tên gọi là đường cong đầu mũi tên Sierpinski, và hình dạng giới hạn
của nó là tam giác Sierpinski (xem minh họa trong Hình 14).

Hình 14. Quy trình thiết lập tam giác Sierpinski bằng đường cong không tự cắt.

9
Tấm thảm Sierpinski
Sử dụng quy trình tạo tam giác Sierpinski thông thường, nhưng thay thế tam giác đều bằng hình
vuông, ta chia nó thành 9 hình vuông nhỏ đều nhau và khoét đi cái nằm ở chính giữa. Tiếp theo,
xem 8 hình vuông còn lại là những hình vuông độc lập và áp dụng lại quy trình vửa nói cho từng
hình vuông nhỏ. Quy trình cứ thế lặp lại đến vô hạn lần sẽ cho ta hình fractal mang tên là tấm thảm
Sierpinski. Sáu bước đầu tiên trong quy trình nêu trên được minh họa trong Hình 15 dưới đây.

Hình 15. Sáu bước đầu tiên trong quá trình lặp tạo tấm thảm Sierpinski.
Dễ thấy rằng diện tích của tấm thảm Sierpinski là bằng 0 (vì diện tích của "tấm thảm" thu được
ở bước sau bằng 8/9 diện tích của cái thu được trong bước trước. Từ đây suy ra rằng tấm thảm là
tập không có điểm trong.
Nếu ta tăng độ dài cạnh hình vuông ban đầu lên 3 lần thì kết quả quá trình lặp sẽ đem lại 8 tấm
thảm Sierpinski với kích thước giống như tấm thảm nhận được khi không tăng. Từ đây ta có số
chiều của tấm thảm Sierpinski là

log(8)
D  1.8928
log(3)

5. Các hệ hàm lặp (IFS -Iterated Function Systems)


Qua cách tạo lập các hình fractal nêu trên ta có thể cảm nhận ngay được rằng những tính chất
"khác thường" của chúng (không giống các hình trong Hình học Euclid) được sinh ra bởi quá trình
lặp đến vô cùng tận. Một câu hỏi hiển hiên là: nếu ta không dùng các mẫu hình học đơn giản như
đã thấy ở trên, mà dùng một mẫu hình khác thì phép lặp vô cùng ấy đem lại cái gì? Phần này sẽ
được dành cho việc xem xét vấn đề đó. Cụ thể hơn, ta sẽ xem xét tác động của các hệ hàm lặp nói
chung lên những đối tượng phổ biến hơn. Sau đây là một trường hợp đơn giản nhất.
Các hệ hàm lặp (IFS- Iterated Function Systems) được thiết lập trên cơ sở các phép biến đổi đơn
giản trong mặt phẳng: co dãn, di chuyển và xoay trục tọa độ. Việc tạo một fractal dựa trên IFS bao
gồm các bước sau:
1. Xác định một tập các biến đổi trong mặt phẳng;

10
2. Vẽ một mẫu ban đầu trong mặt phẳng (mô hình bất kỳ);
3. Biến đổi mẫu ban đầu bằng cách sử dụng các biến đổi (được xác định trong bước đầu tiên);
4. Biến đổi hình ảnh tạo ra (kết hợp các mẫu ban đầu và mẫu đã biến đổi) bằng cách sử dụng
chính tập hợp các phép biến đổi;
5. Lặp lại bước thứ tư nhiều lần nhất có thể (về lý thuyết, thủ tục này có thể được lặp lại vô hạn
lần).
Trong khi các hệ L thường làm việc với các đường, các hệ hàm lặp IFS có thể làm việc trên các
đa giác, nó thay thế đa giác bởi các đa giác khác được mô tả bởi phần tử sinh (generator). Trong
mỗi lần lặp, mỗi đa giác được thay thế bởi một phiên bản của các đa giác trong phần tử sinh được
co dãn, xoay và di chuyển sao cho phù hợp.
Để cho trực quan ta xem xét một ví dụ cụ thể. Phần tử sinh bao gồm ba hình chữ nhật, mỗi cái
đều có tâm, kích thước và góc xoay của mình. Điều kiện ban đầu thường là một hình vuông đơn lẻ,
vòng lặp đầu tiên bao gồm việc thay thế hình vuông này bằng một phiên bản của phần tử sinh được
quay, co dãn và đặt ở vị trí phù hợp (như Hình 16(a)). Bước lặp tiếp theo, bao gồm việc thay thế
mỗi hình chữ nhật trong hệ thống hiện tại bằng các phiên bản của phần tử sinh được quay, co dãn
và định vị phù hợp, và sẽ tạo ra kết quả như trong Hình 16(b). Bước lặp tiếp theo thay thế mỗi hình
chữ nhật ở trên vẫn bằng phần tử sinh ban đầu như thấy trong Hình 16(c).

(a) (b) (c)

Hình 16
Và cứ như thế, thêm 3 bước lặp sau đó ta sẽ có kết quả như trong Hình 17(a), và sau đủ nhiều
bước lặp ta có kết quả như trong Hình 17(b)

(a) (b)
Hình 17.
Có một kỹ thuật mà theo đó sự định hình kết quả có thể được rút ra sau một số vô hạn bước lặp.
Đây là một hệ hàm lặp có dạng

11
x n 1  f1(x n , yn )
yn 1  f2 (x n , yn ).
Nó cho ra một dãy các điểm  x n , yn  . Mặc dù về nguyên tắc cần phải có một lượng vô hạn các
phần tử trong dãy này để tạo ra kết quả, nhưng sự thể hiện có thể được cảm nhận dễ dàng sau một
số lượng vừa phải các phần tử của dãy (chẳng hạn là 10000).
Lưu ý rằng cả hai phương pháp đều có thể tạo ra hình ảnh ở bất kỳ mức độ nào. Trong phần lớn
các trường hợp, khi các mẫu được phóng to sẽ cho thấy tính tự đồng dạng ở tất cả các mức độ. Các
ứng dụng chính là làm giảm dữ liệu cho các tệp mô hình. Nếu một phần tử sinh có thể được tìm
thấy cho một hình ảnh phức tạp thì việc lưu trữ phần tử sinh và các quy tắc tái tạo hình ảnh sẽ đem
đến việc giảm dữ liệu rất nhiều lần. Ví dụ, cây dại trong các ví dụ trên có thể chứa hơn 2000 hình
chữ nhật nhưng được hoàn toàn xác định bởi các đặc tính của 3 hình chữ nhật, chỉ có 5 con số là tọa
độ tâm cx , cy  , tỷ lệ co dãn  sx , sy  và góc nghiêng (ø). Lưu ý rằng, không đơn giản để tìm được
một phần tử sinh hình chữ nhật cho một hình dạng tùy ý, mặc dù có thể tạo ra một phần tử sinh đa
giác cho mọi hình dạng. Việc tìm ra hệ hàm lặp và phần tử sinh chính là cốt lõi của một công nghệ
nén hình ảnh mà thường được gọi là nén fractal.

Hệ hàm lặp cho hình lá dương xỉ


Một trong những hình dạng rất phổ biến và hấp dẫn được tạo ra bởi hệ hàm lặp (IFS) là cái lá
dương xỉ (xem Hình 18). Kỹ thuật sử dụng vào việc này đã được nói tới ở phần trên, tức là dùng
hàm lặp để sinh ra dãy các điểm được biểu thị bởi 2 dãy số, một dãy là các tọa độ x và một dãy là
tọa độ y . Các phương trình mô tả sự dịch chuyển, co dãn, xoay và cắt các điểm trong mặt phẳng,
với ràng buộc cho các phép biến đổi phải là aphin (affine).
Dạng tổng quát của phép biến đổi aphin trong mặt phẳng được biểu diễn qua một ma trận vuông
với bốn phần tử (a, b, c, d ) và một véctơ với hai tọa độ (e, f ) , mà khi viết lại dưới dạng hệ phương
trình tuyến tính thì dãy các điểm sinh ra có thể được biểu diễn dưới dạng hệ hàm lặp sau
x n 1  ax n  byn  e

yn 1  cx n  dyn  f

Một điểm được vẽ tại mỗi cặp tọa độ  x i , yi  đối với i lớn hơn một số nào đó (thường trong
khoảng từ 10 đến 100).
Điểm mấu chốt là xác định giá trị các tham số (a, b, c, d, e, f ) để cho ra được hình dạng mong
muốn. Trong nhiều ứng dụng thì cần có không chỉ một mà là một số các tập tham số này. Trong
quá trình sinh dãy, một tập cụ thể nào đó sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên cho mỗi tham số. Một
hệ hàm lặp như thế còn thường được gọi là hệ hàm lặp ngẫu nhiên.
Lá dương xỉ được thiết lập với bảng giá trị cho trong Hình 18(a). Điều thú vị là nếu các tập giá
trị khác nhau của (a, b, c, d,e, f ) được lựa chọn với xác suất thích hợp thì lá dương xỉ sẽ "lộ hình"
nhanh hơn và cân bằng hơn là khi các tập này được chọn với cơ hội bình đẳng. Hàng cuối cùng
trong bảng cho biết xác suất tối ưu.

12
(a) (b)
Hình 18
Lá dương xỉ ở trong Hình 18(b) là kết quả của 100 nghìn ( 105 ) lần lặp, nghĩa là 100 nghìn điểm
được vẽ (tất nhiên khi vẽ có nhiều điểm sẽ bị trùng lặp).
Ảnh là tự đồng dạng ở mọi cấp độ, người ta có thể phóng đại nó tùy theo ý mình và những
nhánh nhỏ của lá hiện lên trông giống như là chính nó. Ví dụ, Hình 19 là một phần của Hình 18(b)
được phóng đại lên 50 lần. Nó cho ta thấy mỗi nhánh của một nhánh lá hiện ra giống hệt như chính
chiếc lá ban đầu (trong Hình 18(b)). Tuy nhiên, lưu ý rằng cần phải tăng đáng kể số lần lặp để xử lý
hình ảnh khi hệ số phóng đại tăng lên, chẳng hạn như để có hình ảnh như trong Hình 26 đã phải cần
tới 100 triệu (108) lần lặp.

Hình 19
Chỉ cần một chút thay đổi trong bảng dữ liệu (như trong Hình 20(a)) thì chiếc lá dương xỉ đã có
hình hài khác biệt trông thấy (xem Hình 20(b)).

13
(a) (b)
Hình 20

6. Những tập hút kỳ lạ trong các hệ động lực


Trong mặt phẳng, dãy điểm có thể được sinh ra hoặc là từ phương trình lặp của một biến phức
hoặc là từ hệ hai phương trình lặp tương quan, một cho x và một cho y . Ví dụ như hệ các phương
trình lặp sau đây:
1/2
x n 1  yn  sign(x n ) bx n  c

y n 1  a  x n

Dãy tọa độ x , y này được xác định bởi một điểm ban đầu x 0, y 0 và ba hằng số a, b và c . Điều
thú vị ở đây là điểm ban đầu không có vai trò quan trọng (ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt),
tức là: tất cả tọa độ ban đầu x 0, y 0 đều cho cùng một hình ảnh (đối với mỗi bộ ba hằng số xác
định). Chính xác hơn, các điểm  x , y  mà có thể được tạo ra bởi dãy từ bất kỳ điểm ban đầu nào
cũng sẽ tạo ra cùng một tập hợp các điểm mặc dù chúng có thể được tạo theo thứ tự khác nhau.
Chẳng hạn, khi a = 0.4, b = 1, và c = 0, ta luôn có hình ảnh tạo ra như trong Hình 21(a), cho dù xuất
phát từ bất kỳ điểm khởi đầu nào. Quan sát quá trình vẽ ta sẽ thấy rằng các dãy điểm sinh ra (từ mọi
điểm khởi đầu bất kỳ) đều luôn hội tụ (hay là “bị hút”) đến tập này. Do vậy người ta gọi nó là "tập
hút".
Một ví dụ khác về tập hút sử dụng hệ hai phương trình lặp sau đây
x n 1  sin(ayn )  cos(bx n )
yn 1  sin(cx n )  cos(dyn )
Với a  2.24, b  0.65, c  0.43, d  2.43 , các dãy sinh ra từ hệ phương trình
lặp nêu trên (với bất kỳ điểm khởi đầu nào) đều "bị hút" về một tập có hình dạng gợn xoắn như
trong Hình 21(b).

14
(a) (b)
Hình 21
Các hệ phương trình lặp nêu trên thực ra là các hệ động lực rời rạc, và các dãy điểm sinh ra (từ
một điểm khởi đầu nào đó) chính là những quỹ đạo của nó. Với một số hệ động lực liên tục (được
mô tả bởi các hệ phương trình vi phân) người ta cũng phát hiện ra hiện tượng tương tự. Tức là, quỹ
đạo nghiệm của nó cũng có tính “bị hút” về một tập nào đó. Hai ví dụ nổi tiếng về loại này là tập
hút Rossler, được đưa ra bởi Otto Rossler trong quá trình nghiên cứu về động học hóa học, và tập
hút Lorenz, có nguồn gốc từ một mô hình đơn giản hóa sự đối lưu trong lớp không khí của vỏ trái
đất trong các nghiên cứu của nhà khí tượng học Ed N. Lorenz (xem trong Hình 22). Rất tiếc là thời
gian không cho phép chúng ta đi sâu tìm hiểu các tập này. Quỹ đạo của chúng không làm thành các
vòng giới hạn và cũng không bao giờ đạt đến trạng thái ổn định. Thay vào đó nó là một sự hỗn loạn
tất định. Giống như các hệ thống hỗn độn khác, các quỹ đạo rất nhạy cảm với điều kiện ban đầu,
hai trạng thái ban đầu dù gần nhau đến đâu đi chăng nữa thì các quỹ đạo sinh ra sớm muộn cũng sẽ
xa rời nhau, cho dù có thể cùng bị hút về một tập nào đó.
Một đặc điểm chung dễ nhận thấy của các "tập hút" là hình thù của chúng rất khác thường, thậm
chí là "quái đản", hoàn toàn không giống những gì có thể tạo ra bằng hình học Euclid truyền thống.
Có lẽ chính điều này đã khiến người ta xem chúng thuộc về gia đình các fractal.

(a) Tập hút Rossler (b) Tập hút Lorenz


Hình 22

15
Như vậy, fractal bao gồm nhiều loại, và những loại ta đã nêu ở trên có thể xem là phổ biến nhất.
Mặc dù không giống nhau, nhưng chúng có chung 2 đặc điểm nổi bật là tính tự đồng dạng và có số
chiều không nguyên. Ở đây tính tự đồng dạng có thể là chính xác theo lý thuyết (như với bông
tuyết Koch hay tấm thảm Sierpinski) và cũng có thể là "xấp xỉ" (như là tập Mandelbrot hay cái lá
dương xỉ). Lưu ý rằng, cho dù là không phải là chính xác theo lý thuyết, nhưng tính "đồng dạng xấp
xỉ" ở đây cho thấy sự đồng dạng đến mức người ta không thể phát hiện sự không giống nhau bằng
mắt thường. Chẳng hạn, nếu nhìn cẩn thận lá cây dương xỉ được vẽ ở trên, người ta sẽ nhận thấy
rằng mỗi nhánh lá nhỏ - một phần của một cái lớn hơn - có cùng hình dạng với toàn bộ lá dương xỉ.
Trên thực tế, người ta chỉ có thể nói rằng lá cây dương xỉ là tự đồng dạng. Số chiều không nguyên
chính là điều làm nên sự khác biệt rõ nhất giữa các fractal với các hình thái gặp trong hình học
Euclid truyền thống. Một đường cong hình học truyền thống chỉ có thể có chiều là 1, do tính đơn
giản về cấu trúc (khi phóng to lên ta sẽ thấy nó gần như là thẳng), còn một đường cong fractal trong
mặt phẳng sẽ có số chiều tùy thuộc vào bao nhiêu không gian nó chiếm khi nó xoắn và cong. Nó
càng lấp nhiều miền mặt phẳng thì số chiều của nó càng lớn gần với 2. Tương tự như vậy, một
"cảnh quan bề mặt fractal gập nghềnh đồi núi" sẽ đạt đến một số chiều nào đó giữa 2 và 3, mà
không đơn giản là 2 như các mặt cong thông thường trong hình học Euclid.
Những hình cây lá và đồi núi được mô phỏng bằng fractal trông gần với tự nhiên hơn bất cứ
cách mô tả nào, cho dù là bằng bàn tay của các họa sĩ tài ba hay bằng muôn vàn hình thái tạo được
trong hình học cổ điển. Điều làm cho fractals thú vị chính là ở chỗ chúng là các mô tả toán học hiện
có tốt nhất của rất nhiều hình dạng tự nhiên phức tạp khác, chẳng hạn như đường bờ biển quanh co
khúc khuỷu (giống như của nước Anh), các tia chớp sét, các bộ phận của sinh vật sống, và thậm chí
là các cảnh quan vũ trụ,... mà khuôn khổ bài viết nhỏ này không cho phép đề cập đến. Điều này cho
thấy fractal sinh ra là để thể hiện những phức tạp của thế giới tự nhiên mà các công cụ hình học
trước đó đã không thể nào làm được. Nói cách khác, fractal chính là những “con chữ” mà người ta
cần nắm bắt để hiểu được “cuốn sách” vũ trụ bao la mà Galileo đã từng nói tới. Nếu quả như vậy
thì tại sao nó đã không ra đời sớm hơn, cùng với bao công trình toán học vĩ đại khác trong thế kỷ
18-19, mà lại chỉ được người đời biết đến vào nửa sau của thế kỷ 20 cùng với tên tuổi của
Mandelbrot? Điều này sẽ được làm sáng tỏ trong phần tiếp theo.

Phần II. Sự ra đời và phát triển của fractal


Những "quái vật" toán học
Cho đến thế kỷ 19, toán học chỉ quan tâm đến các hàm tạo ra các đường cong trơn. Thật vậy, trí
tuệ thông thường của ngày đó nói rằng bất kỳ hàm nào với công thức giải tích (hay là tổng của một
chuỗi lũy thừa hội tụ) chắc chắn sẽ tạo ra một đường cong như
vậy. Tuy nhiên, ngày 18 tháng 7 năm 1872, Karl Weierstrass
trình bày một bài báo tại Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Phổ
cho thấy rằng đối với số nguyên dương a và số b  (0,1) thì

f (x ) :  bn cos(a n x)
n 0

là một hàm không khả vi. Sử dụng định nghĩa giới hạn của đạo
hàm, ông chỉ ra rằng tỷ số sai phân của hàm
f (x  h )  f (x )
h
lớn bất kỳ khi chỉ số lấy tổng tăng lên. Như chính Weierstrass đã
chỉ ra, Riemann cũng đã từng cho biết rằng

16

 sin(n 2x ) / n 2
n 1

là một ví dụ của một hàm liên tục mà không khả vi, nhưng không bao giờ công bố một chứng minh,
và cũng không có ai lặp lại nó. Như vậy, chứng minh của Weierstrass xem như là ví dụ được chứng
minh chặt chẽ đầu tiên về một hàm liên tục, nhưng không khả vi.
Trong khi Weierstrass, và quả thực phần lớn các thiết lập toán học thời đó, đã tránh sử dụng đồ
thị mà thiên về biến đổi hình thức để chứng minh kết quả, các nhà toán học sau này như Helge von
Koch và Mandelbrot lại thấy hữu ích khi biểu diễn các kết quả của họ dưới dạng đồ họa. Thật vậy,
đối với một người chỉ quen làm việc với các đường cong khả vi hầu khắp nơi, khi gặp một công
thức cho một đường cong không như vậy thì một câu hỏi hiển nhiên phải là "nó trông như thế nào?"

400 10000
(a) Đồ thị  bn cos(a n x ), a  5, b  0.5 (b) Đồ thị  sin(n 2x ) / n 2
n 0 n 1

Hình 23
Hai đường cong trên đều là xấp xỉ, nhưng cũng giúp người ta
hình dung ra dáng điệu của các hàm chính xác không khác gì các
fractal (kiểu như đường von Koch mà ta thấy trong phần trước). Các
hàm này đã "kháng" các phép toán giải tích truyền thống và đã được
gán nhãn "quái vật" bởi Charles Hermite (mặc dù không phải do
hình thù của chúng, vốn nằm ngoài khả năng biểu diễn của các nhà
toán học ngày đó), cho nên phần lớn bị bỏ quên bởi cộng đồng toán
học đương đại.
Năm 1883 Georg Cantor, người đã tham dự các bài giảng của
Weierstrass trong khi còn là sinh viên tại Đại học Berlin (và sau này
có vai trò đối với lý thuyết tập hợp cũng như là Mandelbrot đối với
hình học fractal), đã đưa ra một hàm số ψ liên tục, có đạo hàm bằng
0 hầu khắp nơi, mà không phải là hằng số. Đạo hàm của nó chỉ khác
0 trên một tập có cấu trúc đặc biệt, mà sau này được mang tên là tập
Cantor, còn bản thân hàm ψ thì có đồ thị như trong Hình 24(a).

(a) Đồ thị hàm ψ (b) Tập Cantor


Hình 24

17
Rõ ràng, hàm ψ là đơn điệu và có tính chất sau

  (x )dx  0 , nhưng mà (1)  (0)  1 .


0

Tập Cantor được xây dựng theo quy trình minh họa trong Hình 24(b). Cụ thể là: lấy đoạn [0,1]
chia làm 3 phần và khoét bỏ đi khúc giữa, rồi sau đó áp dụng lại quy trình này cho từng đoạn con
còn lại,… và công việc cứ thế tiếp diễn vô hạn lần thì tập còn lại chỉ là những "hạt bụi" thưa thớt
mà ta không thể nhìn thấy được, đó là tập Cantor. Rõ ràng, đây cũng chính là quy trình mà
Sierpinski đã áp dụng để tạo ra tam giác mang tên ông sau này (như đã trình bày trong phần trước),
chỉ khác là đoạn thẳng đã được thay bằng tam giác. Tập Cantor là tập vô hạn đếm được và có độ đo
Lebesgue là 0. Rõ ràng nó có thuộc tính tự đồng dạng, có nghĩa là nếu phóng to một phần của tập,
ta sẽ thu được toàn bộ tập. Ta biết rằng tính tự đồng dạng là một đặc trưng của fractal, và tập
Cantor là một ví dụ ban đầu của fractal, mặc dù tính tự đồng dạng đã không được định nghĩa cho
đến tận năm 1905 (bởi Cesàro, người đã phân tích bài báo của Helge von Koch mà ta sẽ thảo luận
ngay dưới đây) và fractal đã không được định nghĩa cho đến năm 1975, do đó Cantor đã không
nghĩ về nó theo những thuật ngữ này.
Chúng ta đã biết về bông tuyết Koch trong phần trước của bài viết này. Người phát minh ra nó là
nhà toán học người Thụy Điển Helge von Koch, vào năm năm 1904. Trong phần giới thiệu về công
trình của mình, ông đã nêu ra những điều sau đây về bài tiểu luận
năm 1872 của Weierstrass :
"... dường như với tôi ví dụ của ông [Weierstrass] không thỏa
đáng từ quan điểm hình học vì hàm được xác định bởi một biểu thức
giải tích vốn che giấu bản chất hình học của đường cong tương ứng,
và do đó từ quan điểm này ta không thấy tại sao đường cong không
có tiếp tuyến. Thay vào đó có vẻ như sự xuất hiện này thực sự mâu
thuẫn với thực tế được Weierstrass thiết lập theo cách giải tích
thuần túy."
Đường cong của von Koch, cũng như tập Cantor, có đặc tính tự
đồng dạng. Nó cũng là một fractal, cho dù giống như Cantor, von
Koch đã không nghĩ theo thuật ngữ đó. Ông chỉ đơn thuần là nhằm
mục đích cung cấp một cách khác để chứng tỏ rằng các hàm không
khả vi (nghĩa là các hàm "không có tiếp tuyến" theo cách nói hình
học) có thể tồn tại - theo một cách liên quan đến việc sử dụng "hình
học cơ sở" (Tiêu đề của bài báo của ông chính là "Về đường cong liên tục mà không có tiếp tuyến
tạo dựng từ Hình học Cơ sở"). Bằng cách đó, von Koch đã cho thấy mối liên hệ giữa những "con
quái vật" không khả vi của giải tích và hình học.
Von Koch tự mình là một nhà toán học không nổi tiếng. Nhiều kết quả khác của ông rút ra từ
Henri Poincaré, từ người mà ông biết rằng có thể có những kết quả "bệnh hoạn" - tức là những cái
được gọi là "quái vật" - nhưng chưa bao giờ thực sự khai thác chúng, ngoài bài luận nói trên. Cũng
cần lưu ý rằng Poincaré nghiên cứu động lực học phi tuyến vào cuối thế kỷ 19, cuối cùng đã dẫn
đến lý thuyết hỗn độn, một lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến hình học fractal. Vậy là phù hợp khi von
Koch trở thành một trong những ông tổ của lĩnh vực có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực nghiên cứu
mà chính Poincaré đã giúp đỡ đặt nền móng.

Tập có số chiều không nguyên


Một khái niệm đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu fractal, ngoài sự tự đồng dạng và sự không
khả vi đã nói ở trên, là số chiều Hausdorff, một khái niệm được Felix Hausdorff đưa trong một bài
báo công bố vào tháng 3 năm 1918. Kết quả của Hausdorff từ bài báo này là rất quan trọng đối với
18
lĩnh vực tôpô. Định nghĩa của ông về số chiều đã mở rộng định nghĩa trước đây để cho phép các tập
có số chiều là một giá trị tùy ý, khác không (không giống như số chiều
tôpô chỉ là số tự nhiên), được Mandelbrot sau này dùng trong định
nghĩa fractal khi ông xem nó là "một tập có số chiều Hausdorff lớn hơn
hẳn số chiều tôpô của nó."
Ngay khi Hausdorff giới thiệu định nghĩa "mở rộng" về số chiều, nó
đã trở thành đối tượng khảo cứu được quan tâm - đặc biệt là bởi
Abraham Samilovitch Besicovitch, người từ năm 1934 đến đầu năm
1937 đã viết không dưới ba bài báo có dẫn tác phẩm của Hausdorff.
Đáng buồn thay, vào thời gian này, Hausdorff đang gặp khó khăn khi
sống như một người Do Thái ở nước Đức quốc xã. Ông bị buộc phải từ
bỏ chức vụ giáo sư tại Đại học Bonn năm 1935, và mặc dù vậy ông tiếp
tục làm về lý thuyết tập hợp và tôpô, nhưng tác phẩm của ông chỉ có thể
được xuất bản bên ngoài nước Đức. Mặc dù đã tạm thời thu xếp để
tránh bị đưa đến một trại tập trung, tình hình ở Đức nhanh chóng trở nên không thể chịu đựng nổi,
và không có nơi nào khác để đi, ông cùng với vợ và chị dâu đã tự tử vào tháng Giêng năm 1942.
Số chiều Hausdorff của một tập là một khái niệm khá phức tạp nên không được trình bày chi tiết
ở đây để tránh làm bài viết trở nên quá dài. Trong trường hợp đặc biệt, khi tập có tính tự đồng dạng,
thì số chiều của nó chính là số chiều fractal và được tính theo công thức đã được nói tới trong phần
trước của bài này, cụ thể là

log(H )
D  ,
log(K )
trong đó H là hệ số tăng giảm số đo đặc trưng của tập tương ứng với tỷ lệ tăng giảm của kích
thước tuyến tính K của nó. Tuy nhiên, công thức này đã không xuất hiện trong bài báo của
Hausdorff, vì chúng liên quan trực tiếp đến fractal, khái niệm mà Hausdorff đã không hề biết đến.
Số chiều Hausdorff ra đời nhằm khắc phục một số hạn chế của số chiều tôpô, nhưng rất may là
nó cũng phản ánh tốt bản chất độc đáo của các tập fractal. Chính vì vậy, người khai sinh ra khái
niệm fractal sau này đã hoàn toàn có lý khi đưa ra định nghĩa nó là một tập có số chiều fractal lớn
hơn số chiều tôpô. Tuy nhiên, do tính đa dạng của các fractal có thể gặp mà định nghĩa này đã
không thể vét hết, chẳng hạn như các đường cong lấp đầy một hình hộp trong không gian.

Những "điểm hút" và "điểm đẩy"


Gần như cùng thời gian mà Hausdorff đã nghiên cứu, hai nhà toán học người Pháp, Gaston Julia
và Pierre Fatou, đã phát triển các nghiên cứu (hoàn toàn độc lập với nhau) và đi tới những kết quả
có ý nghĩa quan trọng đối với hình học fractal. Họ nghiên cứu các
ánh xạ của mặt phẳng phức và các hàm lặp. Công việc của họ với
các hàm lặp đã dẫn đến ý tưởng về các điểm hút (những điểm trong
không gian có tính thu hút các điểm khác về với chúng) và các điểm
đẩy (những điểm trong không gian mà đẩy các điểm khác, thường
là tới một điểm hút khác). Những khái niệm này cũng quan trọng
đối với lý thuyết hỗn độn. Các ranh giới giữa các lưu vực khác nhau
của sự thu hút hóa ra rất phức tạp và được biết đến bây giờ như tập
Julia (mà ta đã nói tới trong phần đầu của bài viết).
Bởi vì Fatou và Julia (hay đúng hơn là công việc của họ) có
trước các máy tính, nên họ không thể tạo ra các hình ảnh như ta
thấy trong phần đầu của bài viết này. Họ đã bị giới hạn trong những
gì họ có thể làm bằng tay, với chỉ khoảng ba bốn vòng lặp. Julia đã công bố một bài báo dài 199
trang vào năm 1918, gọi là "Ghi nhớ về sự lặp của hàm hữu tỷ" (Mémoire sur l'iteration des

19
fonctions rationelles), trong đó thảo luận nhiều về công trình của ông về các hàm lặp và mô tả tập
Julia. Với bài báo này, Julia đã giành giải Grand Prix của Académie des
Sciences và trở nên nổi tiếng trong giới toán học trong suốt thập niên 20
đầu thế kỷ trước. Tuy nhiên, mặc dù nổi bật như vậy, công trình của ông đã
rơi vào quên lãng trong khoảng năm mươi năm. Fatou, mặt khác, đã không
đạt được mức độ nổi tiếng như Julia, dù là chỉ tạm thời, ngay cả khi đã
khám phá ra những kết quả tương tự - theo một cách khác và cũng gửi
chúng đi công bố. Ông đã gửi một thông báo về kết quả của mình cho
Comptes Rendus, trong khi Julia đã chọn gửi tác phẩm của mình cho tạp chí
Journal de Mathématiques Pures et Appliquées. Julia, bảo vệ công trình của
mình, đã gửi thư cho Comptes Rendus yêu cầu họ khảo cứu xem kết quả
của ai có ưu thế hơn. Điều này làm tung ra một cuộc điều tra và điều này
dường như làm nản lòng Fatou đủ để giữ ông không tham gia Grand Prix.
Tuy nhiên, Académie des Sciences đã ghi nhận và trao cho ông một giải thưởng về bài báo này.
Tập Julia có thể hoàn toàn không liên thông, trong trường hợp đó chúng là "bụi" như tập Cantor
nói ở trên (xem Hình 25(a) bên dưới), hoặc chúng là hoàn toàn liên thông (xem Hình 25(b)).

(a) (b)
Hình 25
Phương pháp để xác định một tập Julia có là liên thông hay không đã được biết đến trong phần
đầu của bài viết: Tập Julia chỉ là liên thông khi điểm tương ứng với nó nằm trong tập Mandelbrot.
Năm 1938, một năm sau bài báo sau cùng của Besicovitch về
số chiều Hausdorff, Paul Lévy đã đưa ra một cách xử lý toàn
diện về tính tự đồng dạng. Ông cho thấy đường cong von Koch
chỉ là một trong nhiều ví dụ về đường cong tự đồng dạng, ngay
chính von Koch cũng đã nói rằng đường cong của ông có thể
được tổng quát hóa.

Sự thống nhất trong khái niệm fractal


Vào thời gian đó it người nghĩ rằng có một ai đó sẽ kết nối
các tác phẩm của Lévy và Hausdorff. Benoit Mandelbrot sinh
năm 1924 ở Warsaw, Ba Lan và, giống như Hausdorff, ông cũng
là người Do thái, nên phải cùng gia đình tìm đường thoát khỏi
ách phát-xit năm 1936 bằng cách rời Ba Lan tới Pháp. Ở đây,
một trong những chú của Mandelbrot, Szolem Mandelbrojt, là
một nhà toán học thuần túy, đã quan tâm đến Mandelbrot trẻ và

20
hướng anh tới toán học. Trên thực tế, vào năm 1945, Mandelbrojt cho cháu trai của ông thấy các
công trình của Fatou và Julia, nhưng Mandelbrot trẻ tuổi ban đầu đã không quan tâm lắm.
Do hoàn cảnh, việc học hành của Mandelbrot rất không đều và bị gián đoạn hoàn toàn vào năm
1940. Mandelbrot, giống như Helge von Koch trước ông, ưa thích các biểu diễn trực quan của các
bài toán, ngược lại với phong cách hình thức, mặc dù điều này cũng có thể bắt nguồn từ việc thiếu
được đào tạo chính thống. Chính điều này sau đó đã đưa ông vào cuộc xung đột trực tiếp với phong
cách giảng dạy của "Bourbaki", tôn thờ việc giải quyết các vấn đề một cách giải tích (trái ngược với
trực quan), thống trị việc giảng dạy toán học tại Pháp vào thời gian đó.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Mandelbrot đã tham gia kỳ thi vào École Polytechnique ở Paris,
mặc dù không có chuẩn bị nhưng đã đỗ. Nơi đây ông gặp một người thầy khác của mình, Paul
Lévy, là một giáo sư đã ở đó từ năm 1920 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1959.
Sau khi hoàn tất việc học hành, Mandelbrot chuyển đến New York, nơi ông bắt đầu làm việc cho
Trung tâm Nghiên cứu Thomas J. Watson của IBM. Công ty đã cho ông tự do trong việc chọn chủ
đề nghiên cứu, cho phép ông khai phá và phát triển các khái niệm (concepts) bằng cách sử dụng các
phương pháp của riêng mình, mà không phải lo lắng về phản ứng của cộng đồng học thuật hàn lâm.
Năm 1967, trong khi vẫn còn ở đó, Mandelbrot đã viết bài tiểu luận của mình, Bờ biển nước Anh
dài như thế nào? Tự đồng dạng thống kê và số chiều phân số, trong đó ông liên kết ý tưởng của các
nhà toán học trước đây với thế giới thực - cụ thể là bờ biển, mà ông tuyên bố là "tự đồng dạng
thống kê". Ông lập luận rằng:
"Các phương pháp tự đồng dạng là một công cụ mạnh trong việc nghiên cứu các hiện tượng
ngẫu nhiên, bao gồm cả địa chất, cũng như kinh tế học và vật lý. Trên thực tế, nhiều tiếng ồn có số
chiều D nằm trong khoảng từ 0 đến 1."
Sau bài tiểu luận này và với sự trợ giúp của máy vi tính, Mandelbrot trở lại công việc của Julia
và Fatou. Với khả năng nhìn thấy, lần đầu tiên, các tập này trông như thế nào tại giới hạn của
chúng, Mandelbrot đã đến với ý tưởng vẽ ra các giá trị của c   mà tập Julia tương ứng với nó là
liên thông. Điều này tạo ra một fractal tinh túy (mang tên Mandelbrot), như ta đã biết trong phần
đầu của bài viết này. Mandelbrot đã không chỉ phát minh ra môn hình học fractal mà còn phổ biến
nó thông qua ứng dụng của nó tới các lĩnh vực khoa học khác. Như ông đã ám chỉ trong bài “Bờ
biển nước Anh dài thế nào?”, hình học fractal có ích trong việc biểu diễn các hiện tượng tự nhiên,
nhất là những thứ không dễ dàng được biểu diễn bằng cách sử dụng hình học Euclide truyền thống.
Rõ ràng, không có hình dạng đơn giản nào từ hình học Euclide đến với tâm trí khi người ta ngắm
nhìn đường chảy của một con sông. Hơn nữa, lý thuyết hình học fractal và lý thuyết hỗn độn có các
kết nối quan trọng với vật lý, y học, và nghiên cứu động lực dân số. Tuy nhiên, ngay cả khi không
nhìn ra các kết nối như vậy, cũng là rất khó cho ai đó muốn kháng lại sự hấp dẫn thẩm mỹ của các
fractal kỳ ảo.
Hãy nhớ lại hình ảnh rặng núi giả đưa trên trang đầu tiên của bài viết này (xem Pi số 1, năm
2018). Nó được tạo ra bởi phép lặp một hàm phân thức (kèm thêm yếu tố ngẫu nhiên). Chính việc
tìm kiếm một từ để biểu thị rặng núi này (cùng những đường cong do vòng lặp tạo ra và "họ hàng"
của chúng) cuối cùng đã dẫn Mandelbrot đến với thuật ngữ fractal. Từ này có liên quan đến động
từ tiếng Latin frangere, nghĩa là "phá vỡ". Trong tâm trí La Mã, frangere có thể gợi lên hành động
phá vỡ một hòn đá, vì tính từ được dẫn xuất từ nó bao hàm hai đặc tính rõ ràng nhất của đá vỡ, đó
là bất thường và phân mảnh. Tính từ này là fractus, là cái dẫn đến từ fractal. Cuối cùng
Mandelbrot đã đề xuất một định nghĩa chính xác của thuật ngữ toán học: tập fractal. Mối liên hệ họ
hàng với "phân số" cũng quan trọng nếu người ta giải thích "phân số" như một số nằm giữa các số
nguyên, còn một tập fractal có thể được coi là nằm giữa các hình dạng Euclid.
Lý do cho việc tạo ra thuật ngữ fractal và sáng lập hình học fractal đã được nêu rõ trong tạp chí
Khoa học (Science) với bài viết của Freeman J. Dyson:
"Fractal" là một từ được phát minh bởi Mandelbrot để tập hợp dưới một nhóm lớn các đối tượng
đã có ... vai trò lịch sử ... trong sự phát triển của toán học thuần túy. Một cuộc cách mạng vĩ đại của

21
các ý tưởng tách toán học cổ điển của thế kỷ 19 khỏi toán học hiện đại của thế kỷ 20. Toán học cổ
điển có nguồn gốc từ các cấu trúc hình học chuẩn mực của Euclid và động lực học tiến hóa liên tục
của Newton. Toán học hiện đại bắt đầu với lý thuyết tập hợp của Cantor và đường cong lấp đầy
không gian của Peano. Về mặt lịch sử, cuộc cách mạng này đã bị thúc ép bởi sự khám phá ra các
cấu trúc toán học không phù hợp với các mẫu hình của Euclid và Newton. Những cấu trúc mới này
được các nhà toán học đương đại coi là "bệnh hoạn". Chúng được miêu tả như là một "bộ sưu tập
của những con quái vật", họ hàng với tranh lập thể (cubist paintings) và nhạc phi âm chủ (atonal
music) vốn đang phá rối các chuẩn mực thẩm mỹ vào khoảng thời gian đó. Các nhà toán học tạo ra
những con quái vật đã xem chúng là quan trọng với việc cho thấy rằng thế giới của toán học thuần
túy có chứa sự phong phú về khả năng vượt ra ngoài các cấu trúc đơn giản mà họ nhìn thấy trong tự
nhiên. Toán học thế kỷ XX đã nở hoa với niềm tin rằng nó đã hoàn toàn vượt qua các giới hạn áp
đặt bởi nguồn gốc tự nhiên của nó."
Đến nay, người ta đã thấy rằng khó mà đưa ra một định nghĩa ngắn gọn cho khái niệm fractal.
Thay vì được định nghĩa chặt chẽ, dựa trên thuộc tính không khả vi khắp nơi và số chiều fractal, tập
fractal cần thỏa mãn thêm một vài trong số những tiêu chí khác, được liệt kê trong một danh sách
(nhưng không được nêu ra ở đây để tránh bài này trở nên quá dài). Như là một nhóm, các tiêu chí
này tạo thành các hướng dẫn để loại trừ một số trường hợp nhất định, ví dụ như những cái có thể tự
đồng dạng mà không có các đặc trưng fractal thông thường khác (như là đường thẳng).

Fractal - nhịp cầu nối giữa lý thuyết và ứng dụng


Cách tiếp cận phi truyền thống của Mandelbrot dẫn ông phát minh ra một dạng toán học mới lạ
và hữu ích, nhưng không phải là trong sự cô lập hoàn toàn với cộng đồng. Phát kiến của
Mandelbrot là sự phát triển tiếp theo những công trình được khởi nguồn từ những nhà toán học
trước ông, như Weierstrass và von Koch, nhưng đặc biệt là Julia, Fatou và Hausdorff. Ông được
hưởng lợi từ việc tiếp cận máy tính, cho phép ông xây dựng công trình của mình trên những tác
phẩm của những người khác theo một cách hoàn toàn mới chưa từng có trước đó, và đồng thời
được sử dụng phương pháp yêu thích của mình để giải quyết vấn đề - đó là trực quan. Hơn thế nữa,
phát minh của ông cũng cho thấy rõ nét hơn tầm quan trọng của việc nghiên cứu toán học thuần
túy. Thật vậy, cho đến khi Mandelbrot xuất hiện và thống nhất ý tưởng chiết trung của Hausdorff,
Julia và các tác giả khác, họ vẫn chỉ trình diễn những ý tưởng toán học rất trừu tượng của mình
trong khuôn khổ các nhánh khác nhau của toán học lý thuyết. Có rất ít điều làm cho một nhà sinh
học bình thường quan tâm đến lý thuyết tập hợp. Tuy nhiên, thông qua hình học fractal, nhiều ý
tưởng dường như trừu tượng (từ các nhà toán học mà còn chưa được biết đến bên ngoài lĩnh vực
nghiên cứu của mình) đã phát triển thành các ứng dụng mà các nhà khoa học khác có thể cảm nhận
được. Do đó, việc dẫn đến các fractal và các ứng dụng của chúng là một phản ví dụ tuyệt vời cho
các lập luận của bất cứ ai dám phủ nhận tầm quan trọng của việc nghiên cứu toán học thuần túy.
Ngày nay, Hình học Fractal đã trở thành một môn học (chuyên đề) trong một số trường đại học
danh tiếng trên thế giới (chẳng hạn như, Đại học Yale ở Hoa kỳ), cho nên việc trình bày nó trong
khuôn khổ một vài bài báo nhỏ là điều không thể. Tuy nhiên, với những gì biết được chúng ta cũng
đã có thể bắt đầu công việc tìm hiểu về fractal trong thế giới tự nhiên, trong nghệ thuật và trong
một số ứng dụng đời thường. Đó sẽ là nội dung tiếp theo.

Phần III. Fractal trong thế giới tự nhiên


1. Hiện tượng tự nhiên với các đặc tính fractal
Các fractals xấp xỉ được tìm thấy trong tự nhiên thể hiện tính tự tương tự trên phạm vi mở rộng,
nhưng hữu hạn về quy mô. Các hiện tượng tự nhiên được biết đến có các thuộc tính fractal là vô
cùng đa dạng. Dưới đây là một số ví dụ quen thuộc.

22
Mạng sông ngòi
Mạng sông ngòi là một thể hiện tự nhiên quen thuộc nhất, nhưng cũng mang bản sắc fractal rõ
nét nhất.

Hình 26. Một hệ thống sông đóng băng ở vùng Alaska (Hoa Kỳ)
Bản sắc fractal của hệ thống sông ngòi được thể hiện rất rõ khi ta quan sát bản đồ của
Fejetlenfej, một nhà địa lý GIS có tiếng tại Mỹ. Bản đồ về hệ thống sông ngòi Mỹ (Hình 27) là sản
phẩm công nghệ mới nhất của ông. Để thực hiện bản đồ này, Fejetlenfej sử dụng phần mềm chuyên
dụng QGIS mã nguồn mở.

Hình 27. Hệ thống sông ngòi Mỹ (màu hồng là phạm vi của Mississippi
- hệ thống sông lớn nhất ở Mỹ).

23
Những hệ thống đứt gãy trong lòng đất
Các hệ thống đứt gẫy trong lòng đất cũng mang đậm bản sắc tựa tự đồng dạng và hỗn độn của
fractal.

Hình 28. Các đứt gẫy bình thường loại nhỏ. Các trầm tích: đá vôi (màu trắng) và đá marble với
thạch cao (màu sẫm). (Kainozoi, Arganda del Rey, Madrid, Tây Ban Nha)

Hình 29. Hình ảnh vệ tinh của một phần vùng đứt gãy Piqiang (Trung Quốc). Các dải màu đỏ,
xanh lá cây và nâu nhạt là đá cát Devonian lục địa, các trầm tích biển sâu hơn Silurian và đá vôi
Cambro-Ordovician. Chúng tạo thành một trong nhiều dãy núi song song (cao đến 1200 m), tất cả
đều được tạo bởi cùng một khối đá thuộc vành đai Keping Shan ngay phía nam dãy núi Nam Thiên
Sơn.

Các rặng núi


Sắc thái fractal của các rặng núi đã được minh họa rõ trong bức tranh đầu tiên của bài viết này
(Xem Phần 1). Ở đây ta đưa một vài hình ảnh thực tiễn cho thêm phần trực quan.

24
Hình 30. Các đỉnh của Mount Kenya

Miệng núi lửa


Miệng núi lửa cũng thường mang hình dáng kỳ dị của fractal, như ta thấy dưới đây.

Hình 31. Miệng núi lửa Santa Ana Volcano (El Salvador).

25
(a) (b)
Hình 32. (a) Miệng núi lửa lớn nhất thế giới Nyiragongo (Cộng hòa dân chủ Congo);
(b) Hòn đảo Aogashima (Nhật Bản) thực chất là một núi lửa đã tắt.

Những đường bờ biển


Đường bờ biển nước Anh chính là cảm hứng cho Mandelbrot viết lên một trong những công
trình khoa học bất hủ của mình, bởi vì chúng mang đậm bản sắc fractal. Thực ra, không chỉ ở nước
Anh, mà nhiều nơi khác cũng có đường bờ biển như vậy.

(a) Bờ biển Jurassic (b) Harry Rocks và Ballard Point


Hình 33. Vài cảnh quan bờ biển phía nam nước Anh

Hình 34. Bên trái, một tuyến đường đẹp ven bở biển Australia;
bên phải, một vùng đường bờ biển Canada (nhìn từ vệ tinh qua Google Maps)

Bản sắc tự đồng dạng của fractal có sẵn ở nhiều loài động, thực vật
Ta đã biết dương xỉ là cây mang bản sắc tự đồng dạng khá điển hình. Nhưng nó không phải là
cây duy nhất, mà có khá nhiều loài cây khác cũng có bản sắc này. Thậm chí có những cây mang
bản sắc tự đồng dạng ở cả thân lẫn rễ.

26
(a) Cây Ceiba pentandra (b) Cây hình người
Hình 35. Một số cây có bản sắc tựa tự đồng dạng của fractal
Hoa quả hàng dùng ngày cũng có không ít loại mang bản sắc tự đồng dạng của fractal, như quả
dứa dưới đây,

Hình 36. Quả dứa


và hơn thế nữa là bông cải (súp lơ xanh Romanesco).

Hình 37. Bông cải Romanesco là một ví dụ điển hình cho một fractal 3 chiều.

27
Không chỉ có trên thực vật, những mẫu hoạ tiết và màu sắc trên một số loài động vật cũng mang
bản sắc tự đồng dạng như là fractal. Sau đây là những ví dụ khá điển hình.

Hình 38. Hoạ tiết, màu sắc và cấu trúc vỏ một số loài động vật
cũng mang phong cách tựa tự đồng dạng như là fractal
Không chỉ thể hiện qua màu sắc bên ngoài, cấu trúc tự đồng dạng của fractal còn được tìm thấy
ở những bộ phận bền vững và chắc chắn hơn như sừng dê núi.

28
Hình 39. Sừng dê núi

Cấu trúc DNA (Deoxyribonucleic acid) và protein


Cấu trúc DNA thể hiện rõ tính tựa tự đồng dạng của fractal, như ta thấy trong Hình 16.

Hình 40. Sơ đồ cấu trúc DNA


Tương tự như vậy, cấu trúc của protein cũng mang đậm bản sắc hỗn độn và tựa tự đồng dạng
của fractal. Đưới đây là ba cách nhìn của một monome của đồng phân protein triose phosphate
(PDB ID 1TIM). Hình bên trái là chế độ xem tất cả các nguyên tử được tô màu theo dạng của nó;
hình giữa là kiểu xem hoạt họa (cartoon) được tô màu theo cấu trúc thứ cấp; còn bên phải là nhìn bề
mặt có thể tiếp xúc với dung môi được tô màu theo loại dư lượng (dư lượng axit màu đỏ, dư lượng
cơ bản màu xanh lam, dư lượng cực xanh lục, dư lượng vô cực trắng).

29
Hình 41. Ba cách nhìn một monome của đồng phân protein triose phosphate.
Một ví dụ khác là Hexokinase enzyme, được hiển thị theo mô hình phân tử truyền thống dùng bi
và que, cũng cho thấy tính hỗn độn và "tựa tự đồng dạng" đặc trưng của fractal.

Hình 42. Hexokinase enzyme được hiển thị theo mô hình phân tử truyền thống

Trong vũ trụ
Hình ảnh các lỗ đen trong vũ trụ (qua các kính thiên văn khổng lồ) cũng mang đậm sắc thái
fractal. Chẳng hạn, trong Hình 19 là một lỗ đen siêu lớn, có tên là Seyferts, đã tồn tại 13,8 tỷ năm
trong vũ trụ. Nó hoạt động mạnh mẽ nhất là lúc sản sinh ra các ngôi sao trong vũ trụ, nhưng mới
chỉ được phát hiện cách đây không lâu bởi kính thiên văn XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu
Âu (ESA).

Hình 43. Hình ảnh lỗ đen Seyferts qua kính thiên văn XMM-Newton
của cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA)

30
Không chỉ những lỗ đen, trong vũ trụ còn có nhiều cảnh quan khác mang sắc thái fractal, chẳng
hạn như những vùng "biển" hay "sa mạc" trên các hành tinh khác, như ta thấy trong Hình 20. Rõ
ràng chúng không khác gì những fractal.

(a) (b)
Hình 44. (a) Vùng biển hydrocarbon trên sao Thổ, có tên gọi là biển Ligeia Mare (Ảnh của
NASA); (b) Sa mạc lạnh Intracrater, nằm ở phía đông khu vực Hale Crater, trên sao Hỏa. với các
đụn cát tạo hình cực kỳ ấn tượng, đồng loạt như bóng của ánh sáng mặt trời chiếu xuống đáy hồ khi
mặt nước dao động. (Nguồn ảnh: Dailymail)

Muôn vẻ fractal xung quanh ta


Sự nhiễu loạn hoặc dòng chảy hỗn độn là một chế độ dòng chảy trong động lực học chất lỏng
đặc trưng bởi sự thay đổi hỗn độn áp suất và vận tốc dòng chảy. Sự nhiễu loạn thường được quan
sát thấy trong các hiện tượng hàng ngày như lướt sóng, dòng chảy nhanh, những đám mây bão,
hoặc khói từ ống khói, và hầu hết các dòng chảy chất lỏng xảy ra trong tự nhiên và được tạo ra
trong các ứng dụng kỹ thuật là có tính hỗn loạn. Hình ảnh của chúng không khác gì những fractal.

(a) (b)
Hình 45. (a) Luồng không khí từ cánh máy bay được nhìn thấy bằng kỹ thuật sử dụng khói màu
bốc lên từ mặt đất. (b) Sóng biển cũng là một hình mẫu tiêu biểu của dòng chảy hỗn độn
Tinh thể băng giá đông kết tự nhiên trên thủy tinh lạnh cũng tạo ra các mẫu hình fractal

31
Hình 46. Tinh thể băng hình thành trên cửa kính mùa đông giá
Sự đoản mạch điện áp cao trong một khối thủy tinh hữu cơ (kích thước100 mm) tạo ra một hình
dạng fractal Lichtenberg. Tương tự như vậy là những tia chớp sét mà ta thường thấy trong cơn
dông.

(a) (b)
Hình 47. (a) Đoản mạch điện áp cao trong khối thủy tinh hữu cơ
tạo ra hình dạng fractal Lichtenberg. (b) Chớp sét trong cơn giông.

2. Fractal trong đời sống con người


Bản chất fractal trong những tác phẩm sáng tạo, nghệ thuật
Từ năm 1999, hơn 10 nhóm nhà khoa học đã thực hiện phân tích fractal trên hơn 50 bức tranh
của Jackson Pollock (1912-1956). Ông là một họa sĩ có phong cách đặc biệt, vẽ tranh bằng cách đổ
sơn trực tiếp lên các khung giá vẽ nằm ngang (song song với mặt đất). Tranh của ông độc đáo và

32
quý hiếm, nên thường bị làm giả. Mới đây, việc phân tích fractal đã được sử dụng để đạt được tỷ lệ
thành công 93% trong việc phân biệt tranh thực sự với tranh giả của Pollocks. Các nhà nghiên cứu
về thần kinh học nhận thức đã cho biết rằng tranh của Pollock làm giảm căng thẳng ở người quan
sát như là các fractals do máy tính tạo ra và fractals tự nhiên.
Max Ernst và một số nghệ sĩ đã dùng kỹ thuật decalcomania để tạo ra các mẫu giống như fractal.
Bản chất của kỹ thuật này ép sơn giữa hai bề mặt và kéo chúng ra xa.
Ron Eglash, một nhà khoa học Mỹ, làm việc trong lĩnh vực điện toán, giáo sư nghiên cứu khoa
học và công nghệ tại Học viện Bách khoa Rensselaer, tác giả một công trình nghiên cứu nổi tiếng
trong lĩnh vực dân gian học hướng về các mối quan hệ đa dạng giữa toán học và văn hoá, đã chỉ ra
rằng hình học fractal và toán học rất phổ biến trong nghệ thuật, trò chơi, bùa thần, thương mại và
kiến trúc châu Phi. Các nhà tròn xuất hiện trong hình tròn của các hình tròn, các nhà vuông trong
hình vuông của các hình vuông, và cứ như vậy,... Các mô hình đồng dạng này cũng có thể tìm thấy
trong hàng dệt, điêu khắc, và thậm chí là các kiểu tết tóc hình luống ngô ở Châu Phi.
Hokky Situngkir (nhà khoa học Indonesia nghiên cứu lý thuyết độ phức tạp tại Đại học Surya)
cũng gợi ý các tính chất đồng dạng trong nghệ thuật truyền thống, batik và đồ trang trí Indonesia
được tìm thấy trong các ngôi nhà cổ.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1996 với Michael Silverblatt, David Foster Wallace (nhà văn
Mỹ) thừa nhận rằng cấu trúc của bản thảo đầu tiên của tiểu thuyết Infinite Jest (vô hạn) mà ông đã
trao cho biên tập viên Michael Pietsch đã được lấy cảm hứng từ fractals, cụ thể là tam giác
Sierpinski (hay còn gọi là tấm đệm Sierpinski), nhưng cuốn tiểu thuyết được chỉnh sửa lại "giống
hơn một tấm đệm Sierpinsky lật mặt".

Bản chất fractal của bề mặt phát xạ trong các máy sản xuất Ion
Ta đã thấy một thuộc tính đặc biệt của fractal trong mặt phẳng, chẳng hạn như là bông tuyết
Koch. Khi cho số vòng lặp sinh fractal tăng dần lên thì chu vi của bông tuyết sẽ tăng lên vô cùng,
trong khi diện tích của nó luôn bị chặn (và chỉ tăng không đáng kể). Điều tương tự như vậy cũng có
thể làm được với fractal trong không gian, nghĩa là ta có thể làm cho bề mặt tiếp xúc với bên ngoài
của nó tăng lên vô cùng, còn thể tích của nó chỉ tăng lên không đáng kể. Điều này có thể được sử
dụng để tối đa hóa hiệu quả của động cơ đẩy ion, khi lựa chọn kiến trúc và vật liệu phát xạ điện tử
(electron emitter). Nếu được thực hiện đúng (tức là bề mặt nó càng giống với bề mặt fractal ta vừa
nói tới), thì hiệu quả của quá trình phát xạ có thể được tối đa hóa.

Cấu trúc fractal cho các bóng bán dẫn công suất lớn với diện tích rộng và trở
kháng thấp
Hình học fractal đem lại một cách tiếp cận thiết kế mới cho việc sử dụng các cấu trúc fractal cho
các cấu trúc bóng bán dẫn diện tích lớn với trở kháng thấp. Các khía cạnh của bố cục với mật độ
dòng thích nghi và sử dụng diện tích cao được xem xét. Các nhà khoa học đã đưa ra một giải pháp
triển khai cấu trúc fractal trong công nghệ AlGaN / GaN. Cả hai hành vi tĩnh và động đều được đặc
trưng. Các thiết bị chế tạo ra đã đạt được điện áp sự cố VBR (breakdown voltage) ở mức cao hơn
700V với các dòng trạng thái ở mức ID = 40A tại VGS = 1V.

Các bộ trao đổi nhiệt fractal


Thiên nhiên đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà khoa học và kỹ sư tìm cách giải quyết vấn đề
thông qua việc quan sát và bắt chước tự nhiên. Một ví dụ như vậy là các giải pháp tăng cường khả
năng truyền nhiệt. Các hiện tượng dịch chuyển khối lượng và nóng lên tự nhiên ở mức khổng lồ đã
dẫn các kỹ sư đi tìm giải pháp cho vấn đề nâng cao khả năng truyền nhiệt từ những bài học trong
thiên nhiên. Mẫu hình fractal được tìm thấy trong các hệ thống hô hấp và mạch máu của thực vật và
động vật, như các mạch máu, phổi người, lá cây, đường bờ biển,v.v... Lấy cảm hứng từ điều này,
các bộ trao đổi nhiệt fractal đã được phát triển và chứng tỏ có lợi thế mang tính bản chất về giảm

33
thiểu sức cản dòng chảy và khả năng truyền nhiệt mạnh. Một nghiên cứu đã được tiến hành để điều
tra hiệu suất về nhiệt và thủy lực của các bộ trao đổi nhiệt fractal, tập trung vào các kênh fractal.
Kết quả cho thấy hiệu suất nhiệt và thủy năng của các kênh fractal vượt qua các kênh song song
truyền thống và các kênh serpentine (hình con rắn) do sự pha trộn dòng và hồi phục giảm áp gây ra
bởi sự rẽ nhánh.

Những bằng chứng đa dạng khác


Người ta nghiên cứu thấy rằng con người dường như đặc biệt thích hợp để xử lý các mẫu hình
fractal với giá trị số chiều fractal trong khoảng từ 1.3 đến 1.5. Khi con người xem các mô hình
fractal với số chiều giữa 1.3-1.5, thì đều có xu hướng giảm căng thẳng sinh lý.
Màu đen kỳ ảo của con chim thiên đường đực có được do cấu trúc độc đáo kiểu fractal của lông
chim là một minh chứng cho thấy không ít điều kỳ diệu của thiên nhiên đến từ kiến trúc fractal
(xem Pi, số 3, tập II, 2018)
Những sự kiện trên đây đã đủ cho thấy sự gần gũi của của fractal với đời sống con người. Tuy
nhiên, vai trò nổi bật và tầm quan trọng đặc biệt của fractal đối với đời sống ngày nay là ở trong
lĩnh vực nghệ thuật và trong các ứng dụng khoa học, công nghệ. Không chỉ tạo ra một xu hướng
mới trong nghệ thuật, fractal còn đem đến nhiều ứng dụng độc đáo và có ý nghĩa thiết thực với đời
sống con người. Những nội dung này sẽ được đề cập trong Pi, số 5&6 năm 2018.

34
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

KHỐI LẬP PHƯƠNG VÀ CÁC BÀI TOÁN


LIÊN QUAN
Nguyễn Văn Lợi
Hội Toán học Hà Nội

Tóm tắt nội dung

Khối lập phương và các bài toán liên quan là một đề tài thú vị hấp dẫn và luôn luôn
trẻ, luôn là lời thách thức đối với học sinh và cả giáo viên. Trong đề án này song song với
mục đích tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả quan trọng của các nghiên cứu
tập trung về khối lập phương, chúng tôi còn đưa mục tiêu dễ dạy dễ học và khơi nguồn
cảm hứng cho các phát triển tiếp theo.
Những bài toán liên quan đến khối lập phương thì rất nhiều, nhưng những tài liệu
tổng kết và phân loại bằng tiếng Việt rất ít, một phần do hạn chế về in mầu cũng như
công cụ thể hiện, vì đề tài này đòi hỏi nhiều minh họa bằng hình vẽ có mầu sắc. Trong
giảng dạy chúng ta cũng cảm thấy vấn đề phẳng và không gian có mốc phân cách chính
là khối lập phương. Làm bạn được với cách nhìn và suy nghĩ lập phương thì việc chiếm
lĩnh nhãn quan và phương pháp của toán hiện đại trở thành gần gũi.
Đây là bản tiếng Việt được chuyển từ bản tiếng Anh [1] trong kỉ yếu chào mừng cuộc
thi HOMC trở thành cuộc thi quốc tế. Trong bài này, chúng tôi có thêm phần các phép
quay đối xứng của hình lập phương. Một số chứng minh được bổ xung để phục vụ tốt
hơn cho người đọc.

1 Trải khung hình lập phương lên mặt phẳng


Bài toán 1. Hãy chỉ ra rằng có 11 khung của hình lập phương. Các trường hợp có thể nhận được
nhau từ phép quay hoặc đối xứng không tính là khác nhau.

Lời giải: Chúng ta có thể liệt kê các khung hình lập phương theo cách phân chia các
trường hợp riêng biệt. Khi trải khung hình lập phương lên mặt phẳng có các trường hợp
sau:
a) Có 4 hình vuông được xếp thành hàng. Không thể có từ 5 trở lên số hình vuông
được xếp thành một hàng, vì khi gấp lại thành khối sẽ có hai mặt nằm trùng lên
nhau. Ta có 6 kiểu khung được kí hiệu từ 1) đến 6).

35
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

b) Chỉ có đúng 3 hình vuông được xếp thành một hàng. Ta nhận
được các khung gồm 3 dòng (2, 3, 1) các ô vuông theo hình
7), 8), 9) và một hình 2 dòng (3, 3) ô vuông theo hình 10).

c) Cuối cùng còn một hình gồm 3 dòng (2, 2, 2) ô vuông như ở hình 11).

Từ các khung trên chúng ta chỉ việc gấp lại sẽ nhận được hình lập phương.

Câu hỏi được đặt ra:

Bài toán 2. Cắt một hình lập phương theo các cạnh nào để khi trải ra ta nhận được khung lập
phương?

Hướng dẫn: Minh họa theo hình vẽ.

Bài 1. Cắt các hình lập phương theo các cạnh tương ứng để nhận được các khung lập
phương từ 1) đến 11).

Bài 2. Trong hình sau đây hình bên tay trái là hình trải phẳng của hình nào từ các khối
A, B, C, D được cho ở bên phải?

36
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài 3. Trên hình là các khung gồm 5 hình vuông và 2 hình tam giác. Hỏi những khung
nào có thể gấp lại cho ta hình lập phương?

37
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

2 Khối lập phương


Bài toán 3. Có thể cắt một khối lập phương thành 20 khối lập phương nhỏ? Thành 50 khối lập
phương nhỏ được không?

Lời giải: Có thể được cho cả hai trường hợp.


Xuất phát từ: 2 × 2 × 2, 3 × 3 × 3, 4 × 4 × 4. Có thể cắt từ 1 tạo thành 8, 27, 64 khối lập
phương nhỏ hơn. Chiều ngược lại sẽ là ghép các khối nhỏ thành 64 → 1, 27 → 1, 8 → 1
khối lớn hơn.

Do đó:

20 = 27 − (8 − 1) = 27 − 7.
50 = 64 − 2 · (8 − 1) = 64 − 2 · 7.

Bài toán 4. Có thể cắt một khối lập phương thành 48 khối lập phương con được không?

Đáp số: Có thể.


27 + 3 · (8 − 1) = 27 + 3 · 7 = 48.

Bài toán 5. Có thể cắt một khối lập phương thành 49 khối lập phương nhỏ hơn được hay không?

Đáp số: Có thể.

Dùng khối hộp cạnh 6 đơn vị (6 × 6 × 6). Chia thành 6 × 6 = 36 khối đơn vị (1 × 1 × 1);
3 × 3 = 9 khối (2 × 2 × 2) và 2 × 2 = 4 khối (3 × 3 × 3). Khi đó 36 + 9 + 4 = 49.

Bài 4. Với giá trị nào của n thì có thể cắt một khối lập phương thành n khối lập phương
nhỏ?

Bài 5. Có thể cắt một khối lập phương thành những hình chóp giống hệt nhau được
không? Có thể cắt được thành 3 hình chóp giống hệt nhau được không?

Lời giải:

38
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

a) Có thể.

Nối tâm của khối lập phương với tất cả các đỉnh ta được 6 hình chóp trùng khít
nhau.
b) Có thể.

Nối các đỉnh của một mặt với một đỉnh khác không nằm trên mặt đó và tiếp tục
như vậy ta được 3 hình chóp trùng khít nhau.

Bài toán 6. Một khối lập phương được chia thành các tứ diện. Hỏi ít nhất nhận được bao nhiêu
tứ diện?

Lời giải: Mỗi mặt của khối lập phương là hình vuông, nên cần ít nhất chia thành 2 phần.
Chọn hai mặt (của khối lập phương) đối diện nhau. Như vậy có 4 tam giác mà không có
2 tam giác nào ở cùng một tứ diện, các tứ diện có mặt là một trong bốn tam giác này có
2
tổng thể tích không quá , do đó cần nhiều hơn 4 tứ diện.
3

Cắt thành 5 tứ diện có thể được. Chọn 4 đỉnh không có 2 đỉnh nào được nối với nhau.
Ta được một tứ diện đều. Với 4 mặt của tứ diện này được ghép với 4 tứ diện khác và phủ
hoàn toàn khối lập phương (như trên hình vẽ).

39
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

3 Cắt hình lập phương bằng mặt phẳng


Bài toán 7. Các mặt cắt có thể của mặt phẳng với khối lập phương.

Bài toán 8. Mặt cắt của hình lập phương và mặt phẳng có thể là:
a) Tam giác đều?
b) Lục giác đều được hay không?

Lời giải: Minh họa bằng hình vẽ.

40
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 9. Cho hình lập phương ABCDA0 B0 C 0 D 0 . Hãy dựng thiết diện của mặt phẳng (p) đi
qua 3 điểm M, N và L (trên hình vẽ) và hình lập phương.

4 Đối xứng mặt, trục, các phép quay quanh trục của
khối lập phương
Bài toán 10. Khối lập phương có bao nhiêu mặt đối xứng?

Lời giải: Khối lập phương có 2 loại mặt phẳng đối xứng. Loại vuông góc với cạnh (3 mặt
phẳng) và loại vuông góc với đường chéo của mặt (6 mặt phẳng). Tổng cộng là 9 mặt
phẳng đối xứng như trong hình dưới đây.

41
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 11 (Trục quay). Khối lập phương có bao nhiêu loại trục quay? Mỗi loại có bao nhiêu
trục? Mỗi loại trục quay có cấp độ đối xứng quay là bao nhiêu?
Ghi chú: Số lần quay quanh trục để hình trở lại vị trí ban đầu được gọi là cấp độ đối
xứng của phép quay.
Lời giải: Một khối lập phương có 3 loại trục quay.

Loại 1 − ký hiệu là t1 : Có 3 trục đi qua tâm của các mặt đối diện. Có cấp độ đối xứng
là 4 (sau khi quay 4 lần 900 thì trở lại vị trí ban đầu). Vì thế có 3 × 3 × 3 cách quay để khối
lập phương biến đổi thành chính nó (nhưng không phải tất cả các điểm thành chính nó).
Loại 2 − ký hiệu là t2 : Có 6 trục mà mỗi trục đi qua các trung điểm của một cặp cạnh

42
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

đối diện (khối lập phương có 12 cạnh chia thành 6 cặp cạnh đối diện trong không gian).
Cấp độ đối xứng trục là 2 (quay 1800 ). Vậy có 6 × 1 cách quay.
Loại 3 − ký hiệu là t3 : Có 4 trục quay là 4 đường chéo khối. Loại này có cấp độ đối xứng
là 3 (quay 1200 ). Như vậy loại này có 8 × 2 cách biến hình.
Như vậy có tổng cộng 13 trục quay và 9 + 6 + 8 = 23 phép quay biến khối lập phương
thành chính nó nhưng không là phép đồng nhất.

Ghi chú: Ngoài các mặt phẳng đối xứng, các trục quay khối lập phương còn có tâm
đối xứng chính là tâm của khối lập phương. Các phép biến hình này tạo thành nhóm
octahedron có 48 phần tử.
Bài 6. Lập bảng biểu diễn tích của các phép quay đối xứng đã cho trong bài trên.

5 Tô mầu
Bài toán 12. Cần ít nhất bao nhiêu mầu để tô các đỉnh của khối lập phương sao cho các đỉnh
được nối với nhau (có cạnh chung) thì có màu khác nhau?
Lời giải: Cần 4 mầu.

Bài toán 13. Cần ít nhất bao nhiêu mầu để tô các cạnh của khối lập phương sao cho các cạnh có
chung đỉnh thì có màu khác nhau?
Lời giải: Cần 3 mầu.
Bài toán 14. Cần ít nhất bao nhiêu mầu để tô các mặt của khối lập phương sao cho các mặt có
chung cạnh thì có màu khác nhau?

43
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Lời giải: Cần 3 mầu.

Bài toán 15. Có bao nhiêu cách tô các mặt của khối lập phương thành các màu đen và trắng sao
cho mỗi mặt chỉ một màu và các vị trí nhận được từ phép quay không tính là khác nhau?

Lời giải: Sơn các mặt của hình lập phương bằng đúng hai mầu đen trắng mỗi mặt chỉ
một mầu thì có 8 cách, nếu cả hai cách thuần tất cả chỉ toàn trắng hoặc toàn đen thì thêm
2 cách nữa. Tổng cộng 8 + 2 cách. Ta đếm theo số mặt đen được sơn (tất nhiên các mặt
con lại được sơn trắng).

Một mặt đen có 1 cách. Hai mặt đen có hai cách hoặc cạnh nhau, hoặc đối diện. Ba
mặt mầu đen: xuất phát từ 2 mầu nếu đã có hai mặt đối diện đen thì thêm một mặt nữa
như vậy thêm một cách. Nếu hai mặt đen cạnh nhau thì thêm một cạnh sao cho thành 3
mặt đen có chung đỉnh − như vậy cũng thêm một cách. Tiếp nữa quay lại xét mầu trắng
(đối xứng). Ta lập được bảng như sau.
Số mặt đen 0 1 2 3 4 5 6
Số mặt trắng 6 5 4 3 2 1 0
Số cách sơn 1 1 2 2 2 1 1
Tổng cộng có 10 cách (trong đó có 8 cách sử dụng đúng 2 màu).

Bài toán 16. Có thể sơn các mặt của một hình lập phương bằng đúng 6 mầu sao cho mỗi mặt chỉ
một mầu và hai mặt bất kì đều có màu khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sơn nếu hai vị trí khác
nhau được nhận từ nhau bởi phép quay không tính là khác nhau?

Lời giải: Có 30 cách.


Đầu tiên ta sơn một mặt bằng mầu đỏ và đặt hình lập phương trên mặt này (mặt bị che
khuất). Như vậy còn 5 mặt. Mặt trên cùng có 5 cách. Bốn mặt còn lại có thể xoay tròn nên

44
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

1
có 4 · 3 · 2 ·
= 6 cách.
4
Tổng cộng sẽ có 5 · 6 = 30 cách.

Bài toán 17. Có bao nhiêu cách sơn các mặt của một hình lập phương bằng đúng 5 mầu sao cho
mỗi mặt chỉ một mầu nếu hai vị trí khác nhau được nhận từ nhau bởi phép quay không tính là
khác nhau.

Lời giải: Có 75 cách.


Có đúng 2 mặt có cùng mầu. Các mầu còn lại mỗi mầu sơn một mặt. Như vậy có 5 cách
chọn ra một mầu được sử dụng 2 lần.
+ Nếu 2 mặt cùng mầu là hai mặt đối diện, cố định 2 mặt này thì 4 mặt còn lại có
4!
4! = 24 cách, nhưng các vị trí này có 4 cách có thể quay, vậy còn ( ) cách, nhưng
4
hai mặt trên và dưới cũng có thể đổi chỗ cho nhau (quay quanh trục vuông góc với
2 mặt cùng mầu), do đó chỉ còn có 6 : 2 = 3 cách.
+ Nếu hai mặt cùng màu có cạnh chung, thì 4 mặt còn lại có 24 cách, nhưng trong số
này có các cặp là trùng nhau qua phép quay 1800 quanh trục là đường thẳng đi qua
trung điểm của cạnh chung và trung điểm cạnh đối diện với cạnh chung. Như vậy
chỉ còn 12 cách.
Nhân tất cả với 5 cách chọn mầu cho hai mặt cùng mầu ta được 5 × (3 + 12) = 5 · 15 = 75.

Bài toán 18. Có bao nhiêu cách sơn các mặt của một hình lập phương bằng đúng 3 mầu sao cho
mỗi mặt chỉ một mầu nếu hai vị trí khác nhau được nhận từ nhau bởi phép quay thì không tính là
khác nhau.

Lời giải: Có 30 cách.


Giả sử các màu là đỏ, trắng và xanh. Số lượng các mặt có cùng màu lần lượt là (4, 1, 1),
(3, 2, 1), (2, 2, 2).
+ Ta xét trường hợp (4, 1, 1): Có 3 cách chọn một màu để sơn cho 4 mặt cùng màu đó.
Giả sử có 4 mặt màu đỏ. Vậy còn 1 mặt trắng và 1 mặt xanh, hai mặt này hoặc đối
nhau hoặc cạnh nhau (có cạnh chung) vậy có 3 × 2 = 6 cách khác nhau.
+ Trường hợp (3, 2, 1): Có 3 × 2 = 6 cách chọn mầu. Giả sử bây giờ có 3 đỏ, 2 trắng và
1 xanh. Ta sơn mặt dưới cùng màu xanh. Vị trí của 2 mặt màu trắng so với mặt mầu
xanh có 3 khả năng khác nhau. Có thể là mặt trắng đối diện với mặt xanh, con mặt
trắng thứ 2 chọn bất kì thì với phép quay vị trí tương đối là như nhau. Có thể là hai
mặt trắng đối diện nhau hoặc 2 mặt trắng cạnh nhau nhưng không có mặt nào đối
diện với mặt xanh. Các mặt còn lại là mầu đỏ. Như vậy có tất cả 6 × 3 = 18 cách.
+ Trường hợp cuối cùng khi cả 3 mầu đều có đúng 2 mặt. Cách chọn mầu không gây
ảnh hưởng. Nếu có một mầu hai mặt của mầu này đối diện nhau còn hai mầu kia
các mặt cạnh nhau thì có 3 khả năng vì có 3 cách chọn màu cho bộ đối diện. Nếu có
thêm một cặp mặt cùng mầu đối diện nhau thì cặp mặt thứ 3 cũng đối diện nhau
và như vậy do phép quay chỉ có một khả năng. Còn lại trường hợp không có cặp
cùng mầu nào nằm đối diện nhau. Vậy cả ba mầu là các cặp mặt liền nhau (chung
cạnh). Có 2 khả năng có thể (xem hình vẽ).
Vậy có 3 + 1 + 2 = 6 khả năng cho trường hợp này.
Tổng hợp cả 3 trường hợp ta có: 6 + 18 + 6 = 30 khả năng.

45
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài 7. Có bao nhiêu cách sơn các mặt của một hình lập phương bằng đúng 4 mầu sao
cho mỗi mặt chỉ một mầu. Nếu hai vị trí khác nhau được nhận từ nhau bởi phép quay
không tính là khác nhau.
Đáp số: 68 cách.
Bài 8. Có bao nhiêu cách sơn các mặt của một hình lập phương bằng n mầu sao cho mỗi
mặt chỉ một mầu nếu hai vị trí khác nhau được nhận từ nhau bởi phép quay, đối xứng
hay phép lật hình có chung mầu thì không tính là khác nhau. Ghi chú: Trong bài này số
mầu được dùng là n nhưng không bắt buộc phải dùng hết.

1
Đáp số: × (n6 + 3n4 + 12n3 + 8n2 ).
24
Bài toán 19. Có bao nhiêu cách sơn các mặt của hình lập phương bởi ba màu: Đỏ, xanh, vàng
sao cho có hai mặt xanh, hai mặt đỏ, hai mặt nâu và các hình nhận được từ nhau bằng phép quay
không tính là khác nhau?
Lời giải: Có 6 cách.
+ Khi 2 mặt đỏ đối diện nhau. Khi đó hoặc các mầu khác cũng đối diện nhau (1 cách)
hoặc không đối diện nhau (1 cách). Như vậy có 1 + 1 = 2.
+ Khi 2 mặt đỏ cạnh nhau (có cạnh chung). Xét 2 mặt đối diện nhau và có chung đỉnh
với 2 đỉnh có cạnh chung của 2 mặt đỏ. Nếu các mặt này đồng mầu (2 cách) hoặc
khác màu (2 cách). Do đó có 2 + 2 = 4.
Tổng cộng 2 + 4 = 6 cách.
Bài 9. Có thể sơn 8 quân xúc xắc bằng hai màu sao cho bất kì từ mầu nào ta cũng có thể
ghép hình lập phương có màu theo yêu cầu hay không?
Lời giải: Có thể.
Bài toán 20.
a) Nếu các mặt của 27 khối lập phương con được sơn bất kì bằng hai màu. Hỏi có thể ghép
thành một hình lập phương lớn 3 × 3 × 3 có bề mặt cùng một mầu hay không?
b) Nếu điều kiện bắt buộc là trên một hình lập phương con số mặt mầu này phải bằng số mặt
của màu kia thì mục đích ghép một hình lập phương có bề mặt cùng một mầu có thực hiện
được không?
Lời giải: a) Không thể.
Sơn 13 hình lập phương mầu đỏ, 14 hình mầu xanh. Trên bề mặt của hình lập phương
3 × 3 × 3 cả hai nhóm đều có mặt.
b) Không thể.

46
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Trong trường hợp này người ta có thể sơn các hình lập phương con theo hình đi kèm
(mặt không nhìn thấy có màu vàng).

Bất kì đỉnh nào của lập phương con đều không có cùng một màu bao quanh. Do đó
không thế tạo được lập phương 3 × 3 × 3 cho bề ngoài một mầu (chú ý các đỉnh là đỉnh
của lập phương lớn).

Bài 10. Có 27 khối lập phương màu trắng. Có thể sơn các mặt của các hình bằng mầu
đỏ sao cho không thể xếp được hình lập phương có bên ngoài màu đỏ. Hỏi số mặt nhiều
nhất có thể sơn là bao nhiêu?

Bài 11. Có khối lập phương 3 × 3 × 3. Đỉnh A là quân lập phương con được sơn màu đỏ
(tất cả còn lại là màu trắng). Bạch Tuyết muốn di chuyển quân mầu đỏ sang vị trí đối diện
trên hình lập phương lớn. Quy tắc đi là có thể đổi vị trí lớp nào đó đang chứa quân màu
đỏ cho lớp nằm bên cạnh, và Phù Thủy chỉ cho phép thực hiện công việc bằng đúng một
số bước nhất định cho trước (từ 5 đến 10 bước). Hỏi ai có thể đạt mục đích của mình?

Bài toán 21. Cần sơn 27 khối lập phương nhỏ bằng 3 mầu sao cho có thể ghép được thành 3 khối
lập phương 3 × 3 × 3 có ba mầu khác nhau?

47
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Lời giải:
Gọi ba màu đó là xanh đậm (B), vàng (Y) và xanh nõn chuối (G). Như vậy để tô mầu B
bề ngoài của khối lập phương lớn cần 6 × 9 = 54 mặt vuông con có mầu B. Tương tự
cho hai màu kia cũng vậy. Như thế tối thiểu cho 3 màu sơn ta cần 54 × 3 = 162 mặt hình
vuông nhỏ. Số 162 này cũng chính bằng số mặt hình vuông nhỏ có từ 27 khối lập phương
nhỏ (27 × 3 = 162). Như vậy về nguyên tắc có thể có cách tô nếu chỉ xét về số lượng các
mặt hình vuông nhỏ.
Ta xét các mặt màu B (blue). Cần 8 khối lập phương nhỏ ở 8 đỉnh có 3 mặt được sơn mầu
B; 12 khối nằm theo cạnh có 2 mặt B và 6 khối nằm ở giữa có một mặt B. Ký hiệu các cấu
hình này là B3 , B2 , B1 . Đối với hai màu kia cũng vậy với ký hiệu tương ứng Y (yellow) và
G (green). Sau đây là một lời giải tuyệt đẹp minh họa được bằng hình vẽ.

48
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Tập trung các loại cấu hình ta có 8 bộ G3 , Y3 , B3 ; 12 bộ G2 , Y2 , B2 và 6 bộ G1 , Y1 , B1 .


Các cấu hình này được xắp xếp như sau:
6 khối (G2 , Y2 , B2 ); 6 khối (G3 , Y2 , B1 ); 6 khối (Y3 , B2 , G1 ); 6 khối (B3 , G2 , Y1 );
1 khối (G3 , Y3 ); 1 khối (Y3 , B3 ); 1 khối (B3 , G3 );
Với các cấu hình này ta chỉ việc “khéo” ghép để thành những hình khối bề ngoài đồng
màu theo yêu cầu bài toán, phần này dành cho bạn đọc.

6 Hành trình trong khối lập phương


Bài toán 22. Trên lưới lập phương với nút 3 × 3 × 3. Có bao nhiều cách đi ngắn nhất từ một
đỉnh này sang đỉnh đối diện?

Lời giải: Có tổng cộng 90 cách.


Bài toán tổ hợp đếm được minh họa trong hình vẽ:

Bài toán 23. Xét lưới lập phương có các đỉnh lập thành nút 3 × 3 × 3. Kí hiệu các đỉnh là ABCD
và EFGH trong đó (A, E), (B, F), (C, G) và (D, H) là các cặp đỉnh đối nhau. Hãy chỉ ra rằng có
thể nối các cạnh của lưới lập phương sao cho 3 cặp đỉnh đối nhau có đường riêng biệt dẫn đến
nhau mà không đường nào có đỉnh chung, nhưng không tồn tại cách nối như vậy cho 4 cặp đỉnh.

49
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Gợi ý: Xem hình vẽ.

Bài 12. Cánh cam làm toán mãi, nên muốn đi dạo quanh biết thự thủy tinh của mình.
Lối đi là các đoạn thẳng nối các nút. Trước khi đi cánh cam muốn vẽ một sơ đồ đi dạo
sao cho mỗi nút chỉ phải qua một lần.
Liệu cánh cam có làm được không? Hãy giúp cánh cam nhé các bạn!

7 Một số bài toán khác


Bài 13. An và Bình cùng chơi trò chơi tung xúc xắc. Trên bề mặt của quân xúc xắc của An
có ghi các số 4, 6, 10, 18, 20, 22, của Bình có ghi các số 3, 9, 13, 15, 17, 25. Hai người cùng
tung xúc xắc của mình, số của ai lớn hơn người đó thắng. Ai có xác suất chiến thăng cao
hơn?
Bài 14. An và Bình chơi trò tung xúc xắc. Trên xúc xắc của mỗi người đều có ghi các số
nguyên dương. Cả hai người cùng tung xúc xắc, số của ai lớn hơn thì người đó thắng
cuộc. Nếu trung bình cộng các số của An lớn hơn trung bình cộng các số của Bình thì khả
năng chiến thắng của An lớn hơn của Bình hay không?
Bài 15. An và Bình tham gia một trò chơi tung xúc xắc. Trên bàn có ba quân xúc xắc chưa
ghi gì. An được quyền ghi các số từ 1 đến 18 lên các mặt của ba con xúc xắc mỗi số một

50
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

mặt theo ý thích của mình. Bình được chọn một con xúc xắc đã ghi số, sau đó trong hai
xúc xắc còn lại, An được chọn một con. Một con bị loại. Và được chơi như các bài trên, ai
tung được số lớn thì người đó thắng. Hỏi ai có xác xuất lớn hơn để thắng trận?

Bài toán 24. Hãy cắt từ lưới ô vuông 3 × 3 một hình liền mảnh là khung của khối lập phương
kích thước 1 × 1 × 1 sao cho các nhát cắt hoặc song song hoặc vuông góc với nhau.

Lời giải:
Cách cắt thứ nhất: Quá trình cắt được trình bày qua loạt các hình vẽ minh họa dưới đây.
Trong hàng trên chúng ta như sử dụng lưới 3 × 3 nhưng thực sự không phải vậy. Từ
bước thứ 3 ta√xoay hình 0
√ 45 . Và thực chất ta xuất phát từ một hình vuông kích thước nhỏ
hơn chỉ cần 2 2 × 2 2 (< 3 × 3) để cắt khung của hình lập phương.

Cách cắt thứ 2: Ta giữ tiêu chuẩn các nếp gấp dọc theo đường lưới. Cùng xuất phát từ
các nhát kéo 450 , nhưng để các nếp gấp song song với khung lưới (trong hình là những
đường gạch gạch) ta được khối hình hộp có độ dài là 1 đơn vị. Với cách cắt này cần hình
vuông kích thước 3 × 3.

Cảm ơn bạn Ngô Thị Nhã đã có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình hoàn thành
bài báo này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. N. V. Lợi. Cubes and related problems. Kỷ yếu HOMC lần thứ 15.

51
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

VỀ MỘT BÀI TOÁN TỐI ƯU


TRONG MẶT PHẲNG
Trần Vũ Thiệu
Viện Toán học

Tóm tắt nội dung

Bài viết này đề cập tới một bài toán tối ưu lồi phụ thuộc tham số, gặp trong quá trình
nghiên cứu khoa học và có nôi dung toán học đáng chú ý. Bài toán đặt ra chỉ có hai biến,
nhưng việc tìm lời giải chính xác của bài toán bằng hình học hay giải tích thực không
đơn giản.
Trong bài này chúng tôi trình bày nội dung và cách giải, dựa trên tư duy trực quan
hình học và công cụ giải tích của lý thuyết tối ưu phi tuyến.
Từ khóa: Bài toán tối ưu, cách tiếp cận hình học, cách tiếp cận giải tích.

1 Phát biểu bài toán


Xét bài toán tối ưu phụ thuộc tham số, ký hiệu bài toán (P), với nội dung như sau:
Cho trước ba số thực α, β, γ > 0. Hãy tìm cực tiểu của hàm hai biến số f ( x, y) = x + y
với điều kiện:

( x, y) ∈ D := {( x, y) ∈ R2 : 2xy + αx + βy − γ ≥ 0, x ≥ 0, y ≥ 0}.

Ta gọi f là hàm mục tiêu và D là tập ràng buộc của (P). Bài toán này do NCS Lê Văn
Ngọc (Học Viện BCVT) nêu ra và nhờ tác giả góp ý giải quyết.

2 Cách tiếp cận hình học


Về mặt hình học, có thể hình dung bài toán (P) như sau: Trước hết, trong mặt phẳng
R2 ta vẽ tập ràng buộc D (Hình 1). Có thể thấy D là một tập hợp lồi (tô mầu xanh), nằm
trong góc phần tư thứ nhất, với đường biên gồm đoạn cong AB kẹp giữa hai tia Ax và
By trên hệ trục tọa độ vuông góc xOy.
Hình 1. Tập ràng buộc D và các đường thẳng mức
Tiếp đó, ta vẽ tập mức của hàm mục tiêu f, mà ở đây là đường thẳng (vẽ nét đứt), gồm
các điểm ( x, y) ∈ R2 có cùng giá trị mục tiêu c (hằng số) như nhau: f ( x, y) = x + y = c.
Cho c thay đổi (tăng hay giảm), ta sẽ nhận được các đường thẳng mức (song song)
khác nhau.

52
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 1. Tìm nghiệm của (P) là tìm một điểm ( x ∗ , y∗ ) ∈ D sao cho đường thẳng mức
thấp nhất f ( x, y) = f min ( f min - giá trị nhỏ nhất của f trên D) đi qua nó.
Bằng trực quan có thể thấy rằng nghiệm cực tiểu của (P) chỉ có thể nằm trên đoạn
biên cong AB mà thôi. Điểm cực tiểu có thể được xác định bằng cách di chuyển đường
thẳng mức về phía giảm giá trị c, chừng nào đường đó còn cắt D. Giao điểm cuối cùng
của đường thẳng mức với D chính là nghiệm cực tiểu ( x ∗ , y∗ ) cần tìm.
Xét ba trường hợp có thể xảy ra:
a) Đường thẳng mức f = x + y = f min đi qua điểm A: nghiệm cực tiểu đat tại điểm
( x ∗ , y∗ ) = (γ/α, 0) với giá trị cực tiểu f min = γ/α (Hình 2).

Hình 2. Nghiệm tối ưu đạt tại điểm A: ( xj, yj) = (γ/α, 0).
Bằng trực quan hình học ta nhận thấy rằng trường hợp này xảy ra khi γ/α < γ/β ⇔
α > β và trong góc không âm R2+ , đường mức f = x + y = f min (tô mầu đỏ) nằm ở dưới
đường tiếp tuyến (tô mầu xanh) với đường cong 2xy + αx + βy − γ = 0 tại A (để ý là cả
hai đường này đều đi qua A).
Phương trình tiếp tuyến với đường cong tại A có dạng:

∂ f ∗ ( A) ∂ f ∗ ( A) ∂ f ∗ ( A) ∂ f ∗ ( A)
x+ y= ×+ × 0,
∂x ∂y ∂x ∂y

tính toán trực tiếp ta nhận được phương trình tiếp tuyến:

αx + y = α × + × 0 = γ ⇔ α ∗ 2x + (2γ + αβ)y = αγ.

53
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Thay x = 0 vào phương trình này, ta thấy giao điểm của tiếp tuyến với trục tung có
tung độ
αγ
ŷ = > f min =⇔ αβ + 2γ < α2 .
2γ + αβ
Do α > β nên ta có thể viết lại điều kiện xẩy ra trường hợp a) như sau:
αβ + 2γ < ∆2 với ∆ = max{α, β} = α > β.
b) Đường thẳng mức f = x + y = f min đi qua điểm B: nghiệm cực tiểu đat tại điểm
( x ∗ , y∗ ) = (0, γ/β) với giá trị cực tiểu f min = γ/β (Hình 3).

Hình 3. Nghiệm tối ưu đạt tại điểm B: ( x ∗ , y∗ ) = (0, γ/β).


Cũng như trước, bằng hình học ta nhận thấy rằng trường hợp này xảy ra khi

γ/β < γ/α ⇔ β > α

và trong góc không âm R2+ , đường mức f = x + y = f min (tô mầu đỏ) nằm ở dưới đường
tiếp tuyến (tô mầu xanh) với đường cong 2xy + αx + βy − γ = 0 tại B (để ý là cả hai
đường này đều đi qua B).
Phương trình tiếp tuyến với đường cong tại B có dạng

∂ f ∗ ( B) ∂ f ∗ ( B) ∂ f ∗ ( B) ∂ f ∗ ( B)
x+ y= ×+ × 0,
∂x ∂y ∂x ∂y

tính toán trực tiếp ta nhận được phương trình tiếp tuyến:

x + βy = ×0 + β× = γ ⇔ (2γ + αβ) x + β2y = βγ.

Thay y = 0 vào phương trình này, ta thấy giao điểm của tiếp tuyến với trục hoành có
hoành độ
=> f min =⇔ αβ + 2γ < β2.
Do β > α nên ta có thể viết lại điều kiện xẩy ra trường hợp b) như sau:
αβ + 2γ < ∆2 với ∆ = max{α, β} = β > α.
c) αβ + 2γ > ∆2 với ∆ = max{α, β}.
Trong trường hợp này nghiệm cực tiểu của hàm f trên tập D đạt tại điểm C = ( x ∗ , y∗ )
nằm ở phần trong của đoạn biên cong AB (C 6= A và C 6= B) (Hình 4).
Hình 4. Nghiệm tối ưu đạt tại điểm C
Để xác định vị trí của điểm C = ( x ∗ , y∗ ) ta nhận xét rằng trường hợp này xẩy ra khi
và chỉ khi đường mức thấp nhất f ( x, y) = f min trùng với tiếp tuyến của đường cong

54
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

2xy + αx + βy − γ = 0 tại C, nghĩa là véctơ pháp tuyến tại C của hai đường này tỉ lệ với
nhau.
Do (1, 1)T là pháp tuyến của đường mức và pháp tuyến của đường cong tại C là nên
ta có = 2y∗ + α = k, = 2x ∗ + β = k với số k 6= 0 nào đó.
Từ đó suy ra x ∗ = (k − β)/2, y∗ = (k − α)/2. Do x ∗ ≥ 0 và y∗ ≥ 0 nên phải có k ≥ α
và k ≥ β, tức là ≥ ∆ = max{α, β} nên k > 0.
Mặt khác, thay x = x ∗ , y = y∗ vào phương trình đường cong ta có

2x ∗ y∗ + αx ∗ + βy∗ − γ = 0 ⇔ (k − β)(k − α) + α(k − β) + β(k − α) − 2γ = 0 ⇔ k2 = αβ + 2γ,

suy ra k => 0. Vậy


x ∗ =, y ∗ = .
Do x ∗ + y∗ = f min nên
f min = x ∗ + y∗ = −.
Nói riêng, trường hợp c) xẩy ra khi α = β = ∆, tức là γ/α = γ/β (vì ta luôn có
αβ + 2γ = ∆2 + 2γ > ∆2 ). Lúc này điểm cực tiểu C nằm ở giữa đoạn biên cong AB và

x ∗ = y∗ = v f min = −∆.

3 Cách tiếp cận giải tích


Mục này nêu cách giải (P) theo lý thuyết tối ưu. Ta nhận xét rằng:
a) Tập ràng buộc D là một tập lồi đóng và không bị chặn (D đóng là do [( xk , yk ) ∈ D,
( xk , yk ) → ( x0 , y0 )] nên ( x0 , y0 ) ∈ D ).
Hơn nữa, D 6= ∅ (chẳng hạn, do (γ/α, 0) ∈ D).
b) Hàm f ( x, y) = x + y liên tục và và có tính chất bức trên D (do [( x, y) ∈ D,
||( x, y)|| → +∞] nên f ( x, y) = x + y → +∞).
Theo một biến thể của định lý Weierstrass, các nhận xét trên cho thấy hàm f ( x, y) đạt
cực tiểu trên D, nghĩa là bài toán (P) có nghiệm tối ưu. Hơn nữa (P) là một bài toán tối
ưu lồi (cực tiểu hàm lồi trên tập lồi đóng).
Để tìm cực tiểu của (P), ta dùng điều kiện cần KKT (xem [1], tr. 240).
1) Xây dựng hàm Lagrange cho bài toán (P):

L( x, y, λ) = x + y − λ(2xy + αx + βy − γ).

55
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

2) Điều kiện cần cho điểm cực tiểu:

= 1 − 2λy − αλ ≥ 0,

(a) x (1 − 2λy − αλ) = 0,


(b) = 1 − 2λx − βλ ≥ 0,
(c) y(1 − 2λx − βλ) = 0,
(d) λ(2xy + αx + βy − γ) = 0, λ ≥ 0,
(e) 2xy + αx + βy − γ ≥ 0, x ≥ 0, y ≥ 0,(f)
(Lưu ý. (e) là điều kiện bù, (f) là điều kiện chấp nhận được.)
3) Giải hệ (a) - (g) để tìm các điểm KKT. Nếu λ = 0 thì x = y = 0 do (b) và (d), trái
với (f), bởi vì γ > 0. Vậy phải có λ 6= 0. Từ (e) suy ra λ > 0 và

2xy + αx + βy − γ = 0. ( g)
Xét 4 trường hợp rời nhau ((i) - (iv)):
(i) x = y = 0. Trường hợp này bị loại do không thỏa mãn (f) (vì γ > 0).
(ii) x = 0, y > 0. Từ (d) suy ra βλ = 1 nên λ = 1/β.
Từ (g) suy ra y = γ/β. Kiểm tra cho thấy rằng nếu có (a), tức αβ + 2γ ≤ β2 thì
( x1 , y1 , λ1 ) = (0, γ/β, 1/β) nghiệm đúng tất cả các điều kiện cần (a) - (f), tức là ( x1 , y1 ) là
một điểm KKT của bài toán (P) và đó là điểm KKT duy nhất trong trường hợp này. Để ý
rằng trường hợp này chỉ xẩy ra khi β ≥ α, vì nếu β < α thì αβ + 2γ > β2!
(iii) x > 0, y = 0. Từ (b) suy ra αλ = 1 nên λ = 1/α. Từ (g) suy ra x = γ/α.
Kiểm tra cho thấy rằng nếu có (c), tức αβ + 2γ ≤ α2 thì ( x2 , y2 , λ2 ) = (γ/α, 0, 1/α)
nghiệm đúng tất cả các điều kiện cần (a) - (f), tức là ( x2 , y2 ) là một điểm KKT của bài toán
(P) và đó là điểm KKT duy nhất trong trường hợp này.
Cũng như (ii), trường hợp này chỉ xẩy ra khi α ≥ β.
(iv) x > 0, y > 0. Từ (d) và (b) suy ra

1 − 2λx − βλ = 0, 1 − 2λy − αλ = 0.

Từ đó λ = 1/( β + 2x ) = 1/(α + 2y) và x = và y = . Do đó, x + y = .


Thế x và y trên đây vào (g):

+α × + β × −γ = 0.

Biến đổi đẳng thức trên bằng cách quy đồng và khử mẫu số, ta thu được

(1 − (α + β)λ + αβλ2) + αλ(1 − βλ) + βλ(1 − αλ) − 2γλ2 = 0


hay (αβ + 2γ)λ2 = 1. Suy ra λ = 1/ > 0 (bỏ qua nghiệm λ < 0).
Từ đó x =, y = nên x + y = −.
Để có nghiệm x, y dương, ta thấy

x > 0 ⇔> β ⇔ αβ + 2γ > β2y > 0 ⇔> α ⇔ αβ + 2γ > α2

Đặt ∆ = max{α, β}. Khi đó, ( x > 0&y > 0) ⇔ (αβ + 2γ > ∆2 ). Dễ dàng kiểm tra
lại rằng với điều kiện αβ + 2γ > ∆2 thì ( x3 , y3 , λ3) = nghiệm đúng tất cả các điều kiện
cần (a) - (f), tức là (x3, y3) là một điểm KKT của bài toán (P) và đó là điểm KKT duy nhất
trong trường hợp này.
Để ý rằng trường hợp này luôn xẩy ra khi α = β, bởi vì αβ + 2γ > α2 = β2 = ∆2 .

56
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

4) Vì (P) là bài toán tối ưu lồi nên điểm KKT là điểm cực tiểu của (P).
Các phân tích trên đưa tới kết luận: Có 3 khả năng khác nhau xẩy ra.
I. αβ + 2γ > ∆2 (với ∆ = max{α, β}): Điểm KKT duy nhất, đồng thời là điểm cực tiểu
toàn cục là
( x ∗ , y∗ ) = v f min = −.
Nói riêng, trường hợp này xẩy ra khi α = β = ∆.
II. αβ + 2γ ≤ ∆2 và ∆ = β > α : Điểm KKT duy nhất, đồng thời là điểm cực tiểu toàn
cục là ( x ∗ , y∗ ) = và f min = .
III. αβ + 2γ ≤ ∆2 và ∆ = α > β : Điểm KKT duy nhất, đồng thời là điểm cực tiểu
toàn cục là
( x ∗ , y∗ ) = v f min = .
Nghiệm cực tiểu tìm được bằng giải tích hoàn toàn phù hợp với nghiệm cực tiểu tìm
được theo cách tiếp cận hình học đã trình bày ở mục 2.

4 Ví dụ minh họa
Bài toán 2. Giải (P) với α = 6, β = 7 và γ = 11. Cụ thể là bài toán:

min{ f = x + y : 2xy + 6x + 7y − 11 ≥ 0, x ≥ 0, y ≥ 0}.

Giải. Ta thấy ∆ = β = 7, αβ + 2γ = 42 + 22 = 82 > ∆2 (Trường hợp I) suy ra


Nghiệm tối ưu ( x ∗ , y∗ ) == (0, 5; 1) với f min = 1, 5.
Sau đây là một số ví dụ khác cho nghiệm tối ưu nguyên (dữ liệu ghi theo thứ tự
α, β, γ, tiếp theo là ∆ và αβ + 2γ. Cuối cùng là nghiệm cực tiểu).

αβγ∆αβ + 2γ.

Áp dụng ( x ∗ , y∗ ) f min 5512549 = 72 > 52I (1, 1)26711764 = 82 >


72I (0, 5; 1)1, 5563636 = 62I I (0, 0, 5)0, 5653636 = 62I I I (0, 5; 0)0, 5482836 = 62 <
82I I (0; 0, 25)0, 25

Tài liệu
[1] Trần Vũ Thiệu, Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Giáo trình tối ưu phi tuyến. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.

57
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

CON SỐ ”0” ĐẦY QUYỀN LỰC XUẤT HIỆN


TỪ LÚC NÀO . . .

Nguyễn Thủy Thanh


Trường Đại học KHTN, ĐHQG Hà Nội

Tóm tắt nội dung

Trong kho tàng số của loài người ”chữ số quan trọng nhất là số ”0” (zero). Đây là một
ý niệm tuyệt vời, từ cái ” không có gì” người ta làm được ”cái gì đó” rồi đặt cho cái gì đó
ấy một cái tên và tiếp đó là cho nó một kí hiệu” (Van Der Warden). Đó chính là những
bước ngoặt trong câu chuyện về con số 0 từ thuở ban đầu cổ xưa của những dân tộc có
nền văn minh toán học sớm.

1 Con số ”0” Babylon


Danh từ Babylon thường được dùng để chỉ các thành ngữ ở vùng bình nguyên Lưỡng
Hà nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates cách thành phố Baghad không xa và tồn
tại từ thế kỷ XX đến thế kỷ II trước Công nguyên. Đây là nơi sản sinh ra những nhà thiên
văn và nhà toán học đầu tiên có chữ viết và hệ đếm.
Hệ thống của người Babylon có từ đầu thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và
đó là hệ lục thập phân theo vị trí (cơ số 60). Đó cũng là nguồn gốc để người ta chia giờ
thành 60 phút và 3600 giây, cũng như ta chia đường tròn thành 360 độ và mỗi độ ra 60
phút và mỗi phút thành 60 giây. Có lẽ số 60 có nhiều ước số cũng là lý do nó được chọn
làm cơ số. Trong hệ lục thập phân, cứ 60 đơn vị của một hàng nào đó là tương ứng với
một đơn vị của hàng kế liền trên. Hệ thống số của người Babylon có hai ký hiệu cơ sở
hình nêm: nêm dọc ”∆” ứng với vị trí số 1 cũng như mọi số dạng và cái nêm ngang ”∆”
ứng với giá trị số 10. Bằng nguyên tắc cộng vào lặp đi lặp lại hai chữ số cơ bản này người
ta viết được mọi số từ 1 đến 59. Mọi số khác của hệ đếm Babylon đều viết dưới dạng:

N = an 60n + an−1 60n−1 + · · · + a1 601 = ( an , an−1 , . . . , a1 ).

Tuy nhiên hệ tính này đối diện với một vài mơ hồ cần phải minh định. Đầu tiên, giá
trị của ký hiệu cơ sở không phải bao giờ cũng rõ ràng theo vị trí mà có khi phải rút ra từ
ngữ cảnh. Một mơ hồ khác xuất hiện khi trong biểu hiện số được xét bị khuyết một hàng
nào đó, tức là xuất hiện cái ” không có gì”. Vấn đề là làm thế nào để cảnh báo rằng có
thiếu hàng đó (tức là chỗ có hàng thiếu!) bằng một ”cái gì đó”(chẳng hạn một hình vẽ!)
nếu người ta không muốn lẫn lộn trong các biểu hiện số.
Lúc đầu người Babylon khắc phục khó khăn bằng cách chừa ra một khoảng trống ở
chỗ có thiếu một lũy thừa của 60. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu viên thư lại vô ý cẩu thả
bỏ quên không chừa chỗ trống?

80
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Cuối cùng đến thế kỷ thứ III trước Công nguyên người Babylon dùng ký hiệu ”đồi
nêm nghiêng” f f để thể hiện sự vắng mặt một hàng nào đó. Người ta cho rằng đồi nêm
nghiêng này chính là ”cái gì đó” có vai trò thế chỗ và gọi nó là con số không Babylon.
Nếu m − n > 1 thì giữa các bội số của 60m và 60n cần đặt m − n + 1 đôi nêm nghiêng đó.
Có thể xem là con số không cổ xưa nhất trong lịch sử văn minh của loài người mặc
dù nó không được các nhà toán học Babylon nhận thức như một đại lượng - có nghĩa là
như chữ số 0 (zero) bởi vì nó không tham gia vào các phép tính số học.
Một điều kỳ lạ là cho đến khi đế chế Babylon huy hoàng sụp đổ người Babylon cũng
chưa bao giừ sử dụng con số không của họ để làm chữ số cuối cùng của một số.

2 Con số ’0” ở Maya


Maya là tên một bộ tộc thổ dân da đỏ. Họ từng sinh sống ở bán đảo Yucatan thguoocj
Đông Nam Mexico, bắc Guatemala và Honduras ngày nay. Trong suốt mười thế kỷ đầu
sau Công nguyên người Maya đã đạt đến đỉnh cao ở nhiều lĩnh vực, trong đó có toán học
và thiên văn với sự đóng góp lớn lao của các thầy tu và nhà Chiêm tinh Maya. Các nguồn
dữ liệu đã chứng tỏ rằng người Maya đã từng sử dụng hệ đếm nhị thập phân theo vị trí
(cơ số 20). Để viết một số bất lỳ người Maya chỉ sử dụng ba lý hiệu cơ sở: chấm đậm ”.”
để chỉ số 1, một vạch ngang đậm ”- ” để chỉ số 5 và cái hình vỏ sò ”L” để chỉ số 0. Số 0
của người Maya ra đời vào năm 357 sau Công nguyên, trước Châu Âu gần 900 năm.
Cái số được viết theo thang thẳng đứng có nhiều nấc, mỗi nấc là một hàng (như hang
đơn vị, hàng chục . . . trong thập phân của chúng ta). Nấc cuối cùng dành cho các số nhỏ
hơn 20, nấc trên nữa - nấc thứ ba - chỉ số lần của 202 = 400, . . . Trong trường hợp biểu
diễn số có thiếu hàng nào thì người ta thế vào nấc tương ứng biểu tượng vỏ sò là số 0
Maya. Như vây con số 0 Maya với tư cách ”cái gì đó” thế chỗ cho cái ” không có gì” đã
ra đời rất sớm.
Một đặc điểm của hệ tính Maya là hệ đếm miệng là nhị thập phân theo vị trí, trong
khi hệ tính viết lại là nhị thập phân theo vị trí biến thế với một ngoại lệ ở nấc thứ ba. Thật
vậy, nếu hệ tính là nhị thập phân theo vị trí bình thường thì các số nguyên thủy phải sắp
xếp theo thứ tự 1, 20, 202 = 400, 203 = 8000, . . . Trong khi đó, ở hệ tính viết của họ lại
theo thứ tự 1, 20, 18 × 20 = 360, 18 × 20 × 20 = 7200, . . . Do đó ở đây nguyên tắc theo vị
trí đã bị vi phạm. Đó chính là vị trí gây ra biến thế.
Do có ngoại lệ vừa trình bày nên con số 0 Maya cũng gần như bị tước mất khả năng
thao tác mặc dù nó có thể nằm ở giữa hoặc ở cuối số . Trong trường hợp nó ở cuối số thì
nó lại bị tước đi ” đặc quyền” của số 0 chân chính là làm cho giá trị số đó tăng lên 20 lần
. Nhiều nhà lịch sử cho rằng về cơ bản mọi tính toán trên các con số có nhiều chữ số của
người Maya là liên quan tới thiên văn và đó là cơ sở để làm lịch.
Do đó với ưu tiên đặc biệt cho thực hành họ đã không sợ phá vỡ cái kết cấu chặt chẽ
của hệ tính dể tạo nên những con số trừu tượng đáp ứng cho nhu cầu cụ thể của mình.
Để đơn giản tính toán người Maya đã thay thế số khởi thủy ở nấc thứ ba là 20 × 20 =
400 bởi số 18 × 20 = 360 là xấp xỉ gần nhất với số ngày một năm của họ. Vì trong 18
tháng với 20 ngày một tháng tạo thành một năm lịch với 360 ngày, trong đó cần lưu ý
rằng người Maya chia một năm Mặt trời có 365 ngày thành 18 tháng, mỗi tháng có 20
ngày, 5 ngày còn lại được đưa vào cuối năm.
Như vậy, bắt đầu từ cái cụ thể, người Maya đã vươn lên đỉnh của tư duy trừu tượng
để tạo riêng cho mình một hệ tính ” nhị thập phân theo vị trí biến thế”. Ngày nay ta cố
tìm hiểu xem làm thế nào mà các nhà thiên văn Maya tính được một năm có 365,24200

81
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

ngày, trong khi họ không có trong tay bất cứ máy móc hiện đại nào. Các tính toán gần
đây nhất mới cho kết quả mỗi năm có 365,242198 ngày. Vậy người Maya vẫn không có
con số 0 toán học.

3 Con số ”0” ở Án Độ
Không giống các hệ thống số Babylon và Maya, ngay từ thế kỷ III trước Công nguyên
trong hệ thống số Ấn Độ (còn gọi là hệ thống Hindu) các nhà toán học đã tạo ra chín
ký hiệu khác nhau cho các số từ 1 đến 9 tách hẳn với mọi trực cảm của thị giác con
người. Các ký hiệu này đã thay hình đổi dạng theo chiều dài của thời gian. Đến thế kỷ
V sau công nguyên, khi trình bày, một số người Ấn Độ rút bớt các tên "chục", "trăm",
"ngàn",. . . Chẳng hạn số 1975 được biểu hiện đơn giản là "NĂM, BẢY, CHÍN, MỘT" (=
5 + 7.10 + 9.102 + 1.103 ).
Nhưng không phải bao giờ cách biểu diễn cũng thực hiện được theo quy tắc này. Khi
gặp số 201 mà trong thân số thiếu hàng chục thì người ta không thể đọc "MỘT.HAI"
(= 1 + 20.1 = 21(?)). Do vậy, người ta cần có một dấu hiệu riêng để cảnh báo rằng số
đang xét không có hàng chục. Sự mò mẫm và do dự đã mang lại cho các nhà toán học
Ấn Độ biện pháp khắc phục vướng mắc này bằng cách dùng từ "Shunya" (có nghĩa là
"rỗng") để thế vào chỗ trống. Khi đó số 201 được đọc là "MỘT SHUNYA.HAI". Rõ ràng
dấu hiệu shunya này có chức năng của một con số không mà ta sẽ gọi là con số - không
Ấn Độ. Về sau từ "Shunya" (rỗng) được thay bởi Bindu "điểm" (một chấm). Để có được
số - không và chữ số 0 toán học các nhà bác học Ấn Độ còn cần phải xóa đi cái danh giới
vô hình giữa khái niệm "Shunya" (rỗng) với khái niệm "cái không" (không có số lượng)
và cần tìm cho nó một kí hiệu. Chưa đầy nửa thế kỷ sau họ đã có bước nhảy vọt trong
nhận thức và đã ghép - nối hai khái niệm đó. Trong công trình "Học thuyết hoàn thiện
của Brahma" (628) nhà toán học và thiên văn học thiên tài Ấn Độ Brahmagupta (598 -
660) viết rằng Nếu lấy một số trừ đi chính nó thì được không. Ông còn lập luận một cách
trực giác rằng các con số có thể giải thích như "tài sản", "món nợ" và cho rằng tổng của
tài sản và món nợ là hiệu của chúng, còn nếu chúng bằng nhau thì tổng sẽ bằng không.
Đó là định nghĩa quen thuộc về số 0. Cái "không" thu được ở đây là có giá trị bằng 0 hay
không có số lượng. Các nhà bác học Ấn Độ cần tìm cho nó một cái tên và cho nó một kí
hiệu. Ở đây người ta có thể dùng bất cứ một ký hiệu nào nhưng chỉ với một điều kiện
là tự bản thân nó - ký hiệu đó, phải có nghĩa số không, tức là bằng 0. Người ta cho rằng
khái niệm hư không là một khái niệm trung tâm, quan trọng nhất và cũng trừu tượng
nhất của Phật giáo. Có thể đó là lý do thôi thúc các nhà bác học Ấn Độ đặt tên cho cái
không cũng bằng từ "Shunya" ("trống rỗng ", "trống không") và cho nó một ký hiệu bởi
khoanh tròn liền nét "0"- được cho là tượng trưng cho vòng tuần hoàn của sự sống trong
văn hóa Ấn Độ. Kể từ thời điểm lịch sử đó đã xuất hiện số "0" quen thuộc với chúng ta
như ngày nay - đó là con số cuối cùng của các chữ số Hindu. Người ta cho rằng đó là một
trong những thành tựu trí tuệ vĩ đại nhất của nền văn minh nhân loại. Hình ảnh của số
"0" như vậy được phát hiện ở số 270 khắc năm 876 trên một phiến đá của một bức tường
ở thành phố Gvalior (Ấn Độ). Nhà toán học Brahmagupta đã đưa con số "0" trở nên tuyệt
vời hơn khi ông sử dụng nó để tính toán như bất cứ số nào khác. Về điều đó, trong cuốn
sách in năm 662, Đức Giám mục Syria là Severe Sebokt ở Tu viện Qenesre có ghi rằng:
"Người ta không đủ lời để ca ngợi cái phương pháp đầy thuyết phục trong việc thực hiện

82
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

cái phép tính". Một cách tự nhiên các chữ số Ấn Độ theo bước chân của những đoàn Lạc
đà cùng với chủ nhân của chúng hay các đoàn thương thuyền đến với cá"Phiên chợ Ba
Tư" tấp nập hay thành Baghad - một đô thị phồn hoa của thế kỷ III và cũng là trung tâm
của Đế quốc Hồi giáo mới thành lập. Và cũng từ đó bắt đầu một cuộc di cư tự nhiên của
các con số Ấn Độ đến thế giới A- rập rồi từ A-rập đến Châu Âu và lan tỏa đến khắp nơi,
...
Lịch sử ghi lại rằng vào thế kỷ VIII thế giới khoa học Hồi giáo làm quen được với hệ
thống số Ấn Độ khi Ar Fazari dịch tác phẩm của Brahmagupta ra tiếng A-rập vào khoảng
năm 773. Họ gọi khoanh tròn nhỏ là "Sifir" ≡ "khoảng trống". Khi cuốn sách này được
dịch ra tiếng Latinh thì Fibonacci (1170 - 1250) đã đặt tên cho khoanh tròn hay chữ số 0 là
zefirum và người ta dùng tên này cho đến Thế kỷ XV. Sau vài thay dổi từ này trở thành
"zefiro" trong tiếng Italia và từ năm 1491 người ta dùng chữ zero cho đến bây giờ.
Nhà toán học và thiên văn học thiên tài Pháp, P. Laplace (1749-1827), vị cố vấn tối cao
về khoa học cơ bản của Hoàng đế Napoleon Bonaparte của nước Pháp đánh giá rằng:
"Chính nhờ Ấn Độ mà chúng ta học được phương pháp tài tình chỉ dùng có 10 chữ số
mà ta viết được đủ các số: mỗi chữ số vừa có được giá trị tuyệt đối, vừa có một trị số tùy
ý theo vị trí của nó. Ý đó tinh tế và đơn giản đến nỗi chính sự đơn giản ấy làm ta khó mà
hiểu hết sự kỳ diệu và công lao của người Ấn Độ. Muốn thấy hết sự tài tình của phương
pháp đó chỉ cần nhớ rằng ngay ngay những bậc thiên tài nhất của khoa học Hy Lạp là
Archimedes và Appolonius cũng chưa nghĩ ra được".
Và nữa, vai trò của các máy tính điện tử trong thế giớ ngày nay đang trở thành quyết
định đối với mọi mặt của đời sống con người. Những máy tính này không thể xuất hiện
nếu con số 0 không hiện diện trong vương quốc diệu kì của những con số Ấn Độ trong
nền văn minh hiện đại.

83
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

VỀ CÔNG THỨC CHUYỂN ĐỔI NGƯỢC


CỦA MỘT SỐ TỔNG
Đàm Văn Nhỉ
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt nội dung

Bài viết này đề cập tới một dạng toán về tính toán công thức chuyển đổi ngược của
một số tổng hữu hạn bằng cách sử dụng các ký hiệu hình thức.

1 Công thức chuyển ngược của tổng


Ta sử dụng ký hiệu hình thức để chỉ ra chuyển đổi ngược về tổng.
n
Định lý 1. Giả sử f (k ) và g(k ) là những hàm số học thỏa mãn điều kiện f (n) = ∑ Ckn g(k )
k =0
với mọi n ∈ N. Khi đó ta có biểu diễn ngược
n
g(n) = ∑ (−1)n−k Ckn f (k).
k =0

Chứng minh. Viết một cách hình thức f (k ) và g(k ) qua f k và gk tương ứng. Khi đó f n =
n
k
∑ Cn gk hay f n = ( g + 1)n đúng với ∀ n ∈ N. Vậy
k =0

( f + x )n = ( g + 1 + x )n , ∀ x.

Nhớ sau khi khai triển ở hai vế sẽ viết f k và gk thay cho những f k và gk . Với x = −1 ta
n
nhận được gn = ( f − 1)n hay gn = (−1)n (1 − f )n . Do vậy g(n) = ∑ (−1)n−k Ckn f (k ).
k =0

Ví dụ 1. Giả sử X là một tập gồm n phần tử. Xác định số các cặp ( A, B), ở đó A, B ⊆ X, thỏa
mãn A không là tập con thực sự của B.

Bài giải. Ta biết rằng số tập con của tập X đúng bằng 2n . Vậy số các cặp ( A, A) bằng 2n .
Với mỗi số tự nhiên k và tập con B gồm k phần tử, số các tập con A của B đúng bằng
2k . Từ đây suy ra số các cặp ( A, B), ở đó A, B ⊆ X, thỏa mãn A là tập con thực sự của B
n
đúng bằng ∑ (nk)2k − 2n = 3n − 2n . Do vậy, số các cặp ( A, B), ở đó A, B ⊆ X, thỏa mãn
k =0
A không là tập con thực sự của B đúng bằng 2n .2n − [3n − 2n ] = 4n − 3n + 2n .

84
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

1+ 5
Ví dụ 2. Cho dãy Fibonacci F0 = F1 = 1, Fn+1 = Fn + Fn−1 , n > 1. Giả sử x2 =
√ 2
1− 5
và x1 = là hai nghiệm của phương trình α2 = α + 1. Chứng minh rằng: αn+2 =
2
n
αFn+1 + Fn với mọi n > 0 và F3n = ∑ (nj)2 j Fj .
j =0

Bài giải. Kết quả đúng với n = 0. Giả sử kết quả đúng cho n > 0. Với n + 1 ta biến đổi

αFn+2 + Fn+1 = α( Fn+1 + Fn ) + Fn+1 = (α + 1) Fn+1 + αFn = α2 Fn+1 + αFn .

Vậy αFn+2 + Fn+1 = α(αFn+1 + Fn ) = α.αn+2 = αn+3 và kết luận đúng.


j +1 j +1
n n x −x x2 (1 + 2x2 )n − x1 (1 + 2x1 )n
Viết ∑ (nj)2 j Fj = ∑ (nj)2 j 2 √ 1 = √ và chú ý rằng, 1 +
j =0 j =0 5 5
n
2x2 = x23 , 1 + 2x1 = x13 , ta nhận được sự biến đổi tổng thành kết quả ∑ (nj)2 j Fj =
j =0
x23n+1 − x13n+1
√ = F3n .
5
Ví dụ 3. Cho dãy F0 = F1 = 1, Fn+1 = Fn + Fn−1 , n > 1. Chứng minh
n
(1) Fn = ∑ (−1) j (nj)( F2j − 1).
j =1
n
(2) 2n Fn = ∑ (−1)n+ j (nj)( F3j − 1).
j =1
√ √
1− 5 1+ 5 1 n
Bài giải. (1) Với x1 = , x2 = có Fn = √ ( x2n+1 − x1n+1 ). Khi đó ∑ (nj) Fj =
2 2 5 j =0
1 n n j +1 1 1
√ ∑ ( j )( x2 − x1j+1 ) = √ [ x2 (1 + x2 )n − x1 (1 + x1 )n ] = √ [ x2 x22n − x1 x12n ] vì 1 + x2 =
5 j =0 5 5
n 1
x22 , 1 + x1 = x12 . Từ đây suy ra ∑ (nj) Fj = √ ( x22n+1 − x12n+1 ) = F2n . Theo Định lý 1,
j =0 5
n n
ta nhận được Fn = ∑ (−1)n− j (nj) g( j) = ∑ (−1)n− j (nj) F2j với f ( j) = Fj , g(n) = F2n .
j =0 j =0
n n
Vì F0 = 1 = − ∑ (−1) j (nj) nên (−1)n = − ∑ (−1)n− j (nj) và từ đó suy ra công thức
j =1 j =1
n
Fn = ∑ (−1)n− j (nj)( F2j − 1).
j =1
n n
(2) Vì ∑ (nj)2 j Fj = F3n nên 2n Fn = ∑ (−1)n+ j (nj) F3j theo công thức chuyển ngược.
j =0 j =0
n
Như vậy 2n Fn = ∑ (−1)n+ j (nj) F3j + (−1)n và ta nhận được công thức 2n Fn =
j =1
n
∑ (−1)n+ j (nj)( F3j − 1).
j =1

Ví dụ 4. Xét dãy số Lucas L0 = 2, L1 = 1 và Ln+2 = Ln+1 + Ln với n > 1. Khi đó ta có


√ √
n n 1− 5 1+ 5
(1) Ln = x1 + x2 với x1 = và x2 = .
2 2

85
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018
n
(2) L2n = ∑ (nj) L j .
j =0
n
(3) Ln = ∑ (−1)n− j (nj)( L2j − 2).
j =1
√ √
1− 5 1+ 5
Bài giải. (1) Bằng phương pháp qui nạp theo n, với x1 = , x2 = ta có
2 2
biểu diễn Ln = x2n + x1n .
(2) Vì 1 + x2 = x22 , 1 + x1 = x12 nên ta có thể biến đổi như dưới đây:
n   n  
n n
∑ j L j = ∑ j ( x2 + x1 ) = (1 + x2 ) n + (1 + x1 ) n
j j

j =0 j =0
n  
n
= x2 + x1 = L2n . Vậy có công thức L2n = ∑
2n 2n
Lj.
j =0
j

n n
(3) Theo Định lý 1, được Ln = ∑ (−1)n− j (nj) g( j) = ∑ (−1)n− j (nj) L2j với f ( j) = L j , g(n) =
j =0 j =0
n
L2n . Vì L0 = 2 = −2 ∑ (−1) j (nj) nên chúng ta dễ dàng suy ra được công thức Ln =
j =1
n
n
∑ (−1)n− j ( j )( L2j − 2).
j =1

Ví dụ 5. Đặt an = 1n + 2n + · · · + mn , n, m ∈ N+ . Khi đó

m+1 n
 
n+ j n + 1
n + 1 j∑
an = (−1) [(m + 1) j − 1].
=1
j + 1

n +1
Bài giải. Ta có ( x + 1)n+1 − x n+1 = ∑ (n+j 1) x n+1− j . Cho x = 1, . . . , m, cộng tất cả
j =1
n 1 n ( m + 1 ) n +1 − ( m + 1 )
lại, được (m + 1)n+1 − 1 = (n + 1)[ ∑ ( j ) an+1−1 ] + m. Vậy =
j =1 j n+1
n 1
n
∑ (j) a j . Theo Định lý 1, với
j =1 n+1−j

aj ( m + 1 ) n +1 − ( m + 1 )
f ( j) = , g(n) =
n+1−j n+1
 
m+1 n n+ j n + 1 [( m + 1) j − 1].
ta có an = f (n) = ∑ (− 1 )
n + 1 j =1 j+1

Ví dụ 6. Tính số các phép thế f của n phần tử, trong đó không có phần tử nào cố định, có nghĩa:
f (i ) = i.

Bài giải. Gọi số các phép thế như vậy là qn . Đặt pn = n! là số tất cả các phép thế của n
phần tử. Xét tất cả các phép thế trong pn , trong đó có qn phép thế không có phần tử nào
chiếm lại vị trí xuất phát của mình. Số các phép thế trong đó có đúng một phần tử chiếm
lại vị trí xuất phát của mình bằng C1n qn−1 . Tương tự, số các phép thế trong đó có đúng
hai phần tử chiếm lại vị trí xuất phát của mình bằng C2n qn−2 , v.v... Cuối cùng, số các phép

86
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

thế trong đó tất cả các phần tử chiếm lại vị trí xuất phát của mình bằng Cnn q0 = 1. Vậy
n n n
pn = ∑ Ckn qn−k . Theo Định lý 1, ta có qn = ∑ (−1)n−k Ckn pk = ∑ (−1)n−k Ckn k!.
k =0 k =0 k =0

Ví dụ 7. Có bao nhiêu cách xếp n chữ cái khác nhau vào r ô sao cho ở mỗi ô có ít nhất một chữ
cái.
Bài giải. Số cách xếp n chữ cái khác nhau vào r ô đúng bằng số ánh xạ từ tập n phần tử
vào tập r phần tử và số đó đúng bằng r n . Ký hiệu số cách xếp n chữ cái vào r ô sao cho
mỗi ô có ít nhất một chữ cái là qn . Trong số r n cách xếp ở phần đầu, ta xét những cách
xếp để mỗi ô có ít nhất một chữ cái. Số cách xếp là qn . Sau đó xét tất cả các cách xếp trong
dó có một và chỉ một ô trống. Số đó bằng C1r qr−1 . Tiếp theo xét tất cả các cách xếp trong
đó có đúng hai ô trống. Số đó bằng C2r rqr−2 , v. v... Vậy
r n + 1 = C0r qr + C1r qr−1 + · · · + Crr−1 q1 + Crr q0 .
r r
Theo Định lý 1, qr = ∑ (−1)k Crk (r − k )n + 1 hay qr = ∑ (−1)k Crk (r − k )n vì
 
k =0 k =0
r
∑ (−1)k Crk = (1 − 1)r = 0.
k =0

Với cùng cách thức chuyển đổi ngược, xét bài thi vô địch quốc tế sau:
Ví dụ 8. Ký hiệu pn (k) là số các phép thế của tập gồm n phần tử, trong đó có đúng k phần tử cố
n n
định. Chứng minh ∑ kpn (k ) = n! [IMO 1987] và ∑ (k − 1)2 pn (k ) = n!.
k =0 k =0

Bài giải. Hiển nhiên kpn (k ) = k Ckn qn−k = n Ckn− 1


−1 qn−1−(k−1) . Từ quan hệ pn−1 =
C0n−1 qn−1 + C1n−1 qn−2 + · · · + Cnn− 1
−1 q0 ta suy ra hệ thức sau
n n
∑ kpn (k ) = ∑ k Ckn qn−k = n(n − 1)! = n!.
k =0 k =0

Ta có (k − 1)2 p n (k) = (k − 1)2 Ckn qn−k . Xét quan hệ đa thức


n
( p + x )n = (q + 1 + x )n = ∑ Ckn (x + 1)k qn−k .
k =0
n
Lấy đạo hàm hai vế n( p + x )n−1 = ∑ k Ckn ( x + 1)k−1 qn−k . Vậy
k =0
n n
n ( p + x ) n −1 = ∑ (k − 1) Ckn (x + 1)k−1 qn−k + ∑ Ckn (x + 1)k−1 qn−k .
k =1 k =1

Lấy đạo hàm hai vế và cho x = 0 ta sẽ nhận được các hệ thức


n n
n! = ∑ (k − 1)2 Ckn qn−k + ∑ (k − 1) Ckn qn−k
k =2 k =2
n n
= ∑ (k − 1)2 npn (k) − qn + ∑ (k − 1) Ckn qn−k
k =0 k =2
n n n
= ∑ (k − 1)2 npn (k) + ∑ k Ckn qn−k − ∑ Ckn qn−k
k =0 k =0 k =0
n
= ∑ (k − 1)2 npn (k) + n! − n!
k =0

87
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018
n
theo chứng minh trên. Vậy ∑ (k − 1)2 pn (k) = n! là đúng.
k =0

nan−1 n ( n − 1 ) a n −2
Ví dụ 9. Dãy ( an ) được xác định như sau: a1 = 0, a2 = 1 và an = + +
2 2
n
(−1)n (1 − ) với n > 3. Xác đinh công thức tường minh cho f n = an + 2 C1n an−1 +
2
3 C2n an−2 + · · · + (n − 1) Cnn−2 a2 + n Cnn−1 a1 .
1
Bài giải. Bằng quy nạp theo n ta chỉ ra được an = nan−1 + (−1)n . Vậy an = n!(1 − +
1!
1 1 n 1 n n −1 1
− + · · · + (−1) ). Viết an trong dạng sau đây: an = Cn n! + Cn (−1) (n − 1)! +
2! 3! n!
0
· · · + Cn (−1) (n − n)!; ta cũng viết một cách hình thức ak và bk = k! qua ak và bk tương
n

ứng. Khi đó an = (b − 1)n với mọi số nguyên n > 0 với quy ước a0 = 1. Xét quan hệ đa
thức sau:
n
x (b − 1 + x )n = x ( a + x )n = ∑ Ckn an−k xk+1 .
k =0
n
Lấy đạo hàm nx (b − 1 + x )n−1 + (b − 1 + n)n = ∑ k = 1 Ckn an−k x k . Với x = 1 ta có
k =0
n
bn + nbn−1 = ∑ (k + 1) Ckn an−k hay
k =0

n −1
n! + n(n−)! = ∑ (k + 1) Ckn an−k + n + 1.
k =0

n −1
Từ đây ta suy ra f n = ∑ (k + 1) Ckn an−k = 2n! − n − 1.
k =0

n
Nhận xét 1. Từ x2 (b − 1 + x )n = x2 ( a + x )n = ∑ Ckn an−k x k+2 qua lấy đạo hàm hai vế được
k =0
n
nx2 (b − 1 + x )n−1 + 2x (b − 1 + n)n = ∑ (k + 2) Ckn an−k x k+1 . Với x = 1 ta có 2bn + nbn−1 =
k =0
n
∑ (k + 2) Ckn an−k hay
k =0

n −1
2n! + n(n−)! = ∑ (k + 2) Ckn an−k + n + 2.
k =0

n −1
Từ đây ta suy ra ∑ (k + 2) Ckn an−k = 3n! − n − 2.
k =0

Ví dụ 10. Phép hoán vị f của tập các phần tử S = {1, 2, . . . , n} là một song ánh f : S → S.
Phần tử j ∈ S được gọi là cố định qua f nếu f ( j) = j. Ký hiệu an là số tất cả các hoán vị của tập
S mà không có phần tử nào cố định, còn bn là số tất cả các hoán vị của tập S có đúng một phần tử
cố định. Khi đó | an − bn | = 1.
n
Bài giải. Ta có an = Dn = ∑ (−1)n−i Cin i!. Hiển nhiên bn = nan−1 . Từ Dn = (n −
i =0
1)( Dn−1 + Dn−2 ), tự chứng minh, ta suy ra an = (n − 1)( an−1 + an−2 ). Vậy | an − bn | =

88
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

| an−1 − (n − 1) an−2 |. Sử dụng công thức as = (s − 1)( as−1 + as−2 ) ta dễ dàng suy ra được
| an − bn | đúng bằng

| an−1 − (n − 1) an−2 | = | an−2 − (n − 2) an−3 | = · · · = | a2 − 2a1 | = 1.

Tóm lại | an − bn | = 1.

Ví√dụ 11.√[VMO 1997]


√ Xác định tất cả các đa thức f ( x ) bậc nhỏ nhất với hệ số hữu
√ tỷ thỏa
√ mãn
3 3 3 3 3
 
f 3 + 9 = 3 + 3. Có hay không đa thức g( x ) với hệ số nguyên thỏa mãn g 3 + 9 =

3 + 3 3?

3

3
Bài giải. Trước tiên ta nhận xét rằng, √ 3 và
√ 9 đều là những số vô tỷ (hiển nhiên). Tiếp
theo ta chỉ ra, nếu u, v ∈ Q và s = u 3 + v 9 ∈ Q thì u = v = 0. Ta có hệ phương trình
3 3

( √ √
u 3 3 + v 3 9 = v2
√ √
u 3 3 + u2 3 9 = s2 − 6uv.
√ √
Hệ này có nghiệm ( 3 3, 3 9) ∈ Q2 , vô lý. Do vậy u = v =√0. √
Nếu f ( x ) = ax + b với a, b ∈ Q, a 6= 0, thì ( a − 1) 3 3 + a 3 9 = 3 − b. Theo chứng

a − 1 = 0

minh trên, ta có a = 0 Hệ này vô nghiệm. Như vậy, deg f > 2. Giả sử f ( x ) =

b = 3.

√ √ √ √ √
2
ax + bx + c, a √ 6= 0, a, b, c ∈ Q. Ta√thấy a( 3 3 + 3 9)2 + b( 3 3 + 3 9) + c = 3 + 3 3 tương
đương ( a + b) 3 9 + (3a + b − 1) 3 3 + c − 3 + 6a = 0. Như lập luận trên, có a + b =
1 1 x2 − x
0, 3a + b − 1 = 0, c + 6a − 3 = 0. Giải ra a = , b = − và c = 0. Khi đó f ( x ) = .
√ √ √ √ 2 2 √ √ 2
Đặt α = 3 + 9 = 3 3 + 1 . Ta có α3 = 3 3 + 3 9 + 3 3 + 1 = 12 + 9α. Như
3 3 3 3 3 3
 

vậy, α là nghiệm của đa thức g( x ) = x3 − 9x − 12. Đa thức này thuộc Z[ x ] và là bất khả
quy theo Tiêu chuẩn Eisenstein với p = 2. Vậy, có đa thức bất khả quy bậc ba thuộc Z[ x ]
nhận α làm nghiệm.

Ví dụ 12. Xác định hai số nguyên tố p và q thỏa mãn điều kiện: Với mọi số thực dương đủ lớn
r đoạn [r, 16r/13] chứa một trong các số nguyên dạng 2n , 2n p, 2n q hoặc 2n pq cho một vài số
nguyên không âm n nào đó.

Bài giải. Hai số nguyên tố p = 3, q = 13 sẽ thỏa mãn bài toán. Ta xây dựng dãy số
nguyên dương tăng m1 , m2 , m3 , . . . sao cho mỗi mi là một trong 4 số dạng đã nếu ra trong
m i +1 16
bài toán và 6 với mọi i = 1, 2, 3, . . . Khi đó, với số thực r > m1 , số nguyên
mi 13
16r
mk không lớn hơn khi k = min{i ∈ Z+ |r 6 mi }. Thật vậy, nếu mk ∈ / [r, 16r/13] thì
13
mk 16
> , mâu thuẫn với cách xây dựng dãy (mn ). Tất nhiên, khi k = 1 thì r = m1 ; và
m k −1 13
ta có m1 ∈ [r, 16r/13]. Xét dãy (mn ) :: 24 = 3.23 , 26 = 2.13, 32 = 25 , 39 = 20 .3.13, . . . ,
m i +1 16
48 = 24 .3, 52 = 22 .13, 64 = 26 , 78 = 2.3.13, . . . . dễ dàng kiểm tra, tỷ số 6 với mọi
mi 13
i. Do vậy, với mọi r > 24 đoạn [r, 16r/13] chứa một trong các số nguyên dạng 2n , 2n p, 2n q
hoặc 2n pq cho một vài số nguyên không âm n nào đó.

89
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018
n
Ví dụ 13. [Turkish MO 2016] Dãy số thực a0 , a1 , . . . thỏa mãn điều kiện: ∑ ak (−1)k (nk) = 0
k =0
với mọi n đủ lớn. Chứng minh rằng, tồn tại đa thức p( x ) để p(n) = an với mọi n > 0.
n n
Bài giải. Ta đặt f (n) = dn = ∑ ak (−1)k (nk) = ∑ (nk) g(k ), trong đó g(k ) = ak (−1)k .
k =0 k =0
n
Theo công thức chuyển đổi ngược, Định lý 1, ta nhận được g(n) = ∑ (−1)n+k (nk) f (k ) hay
k =0
n n n
an (−1)n = ∑ (−1)n+k (nk)dk . Từ đây suy ra an = ∑ (−1)k d n
k ( k ). Vì p(n) = ∑ (−1)k dk (nk)
k =0 k =0 k =0
là đa thức của n và an = p(n) với mọi n > 0 nên bài toán đã được giải xong.

Tài liệu
[1] Dương Quốc Việt, Đàm Văn Nhỉ (2014), Cơ Sở Lí Thuyết Số Và Đa Thức, NXB Đại
Học Sư Phạm Hà Nội.

Tiếng Anh
[2] Andreescu T., Andrica D., Cucurezeanu I. (2010), An Introduction to Diophantine
Equations, Birkhäuser Boston - Basel - Berlin.
[3] Andreescu T., Andrica D., Feng Z. (2006), 104 Number Theory Problems, Birkhäuser
Boston - Basel - Berlin.
[4] Andreescu T., Dospinescu G. (2008), Problems From The Book, XYZ Press.
[5] Hardy G. H., Wright E. M. (1938), An Introduction To The Theory Of Numbers,
Oxford At The Clarendon Press.
[6] The IMO Compendium 1959-2004 (2009), http://mathvn.com, ngày 8/1/2009.

90
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Phát triển tư duy sáng tạo qua các bài toán


hình học phẳng

Nguyễn Bá Đang
Hội Toán học Hà Nội

Tóm tắt nội dung

Tôi còn nhớ có lần trong cuộc Hội thảo GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu có nói với giáo
viên "Hãy bắt đầu từ bài toán đơn giản" đó là: Ai cũng biết x2 ≥ 0 với mọi x ∈ R dấu
2
bằng xảy ra khi x = 0; Khi thay "x bằng ( a − b) " ta có ( a − b) ≥ 0 hay a2 + b2 ≥ 2ab . . .
Với ý tưởng đó tôi đã cho học sinh lớp 8 làm bài toán;

Bài toán 1. Tìm giá trị x thỏa mãn điều kiện x3 + 6x − 2 = 0.


Trong bài viết này tôi muốn trao đổi với các bạn một số bài hình học cũng từ ý tưởng
như đó, đồng thời rèn luyện tư duy và óc sáng tạo qua các bài hình học phẳng.

Bài toán 2. Chứng minh rằng trong mọi tam giác ∠ A = 2∠ B khi và chỉ khi a2 = b2 + bc.
Chứng minh. Ngay từ khâu vẽ hình không đơn giản vẽ được ∠ A = 2∠ B. Kẻ phân giác
AD, thì ∠ BAD = ∠ DAC nên ∠ ABC = ∠ BAD hay ∠ ADC = 2∠ ABC, do đó tam giác
AB BC
ABC và tam giác DAC đồng dạng (g.g), suy ra = và AB.AC = BC.AD.
AD AC
Mặt khác, AD = BD nên
AB.AC = BC.BD. (1)
BD AB
AD là phân giác góc ∠ A nên theo tính chất đường phân giác, = , suy ra
DC AC
BD AB AB
= . Vây nên BD = . Thay vào đẳng thức (1), ta được
BD + DC AB + BC AB + BC
a2 = b2 + bc.

Bài toán 3 (Dự tuyển IMO 1961). Cho tam giác ABC thỏa mãn điều kiện
1 1 1
∠ A = 2∠ B = 4∠C. Chứng minh = + .
c b a
Lời giải.
Cách 1. Từ bài toán trong tam giác ABC. Chứng minh ∠ A = 2∠ B khi và chỉ khi
a = b2 + bc (Bạn đọc tự chứng minh).
2

Từ giả thiết ∠ A = 2∠ B = 4∠C suy ra ∠ A = 2∠ B và ∠ B = 2∠C từ đó ta có:

a2 = b2 + bc (2)


b2 = c2 + ca. (3)

91
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Do tam giác ABC không cân nên b − c 6= 0.


Nhân hai vế (2) với b − c, ta được

a2 (b − c) = (b2 + bc)(b − c) = b(b2 − c2 ). (4)

Từ (3) suy ra b2 − c2 = ca. Thay vào (3), ta được a2 (b − c) = bca nên a(b − c) = bc.
1 1 1
Chia hai vế cho abc, ta được = + .
c b a
Cách 2. Gọi H là trung điểm của BC, qua H dựng đường thẳng vuông góc với BC cắt
AB kéo dài tại D, nên tam giác DBC là tam giác cân, ∠ B = ∠ BCD.
Theo giả thiết thì ∠ A = 2∠ B = 4∠C nên 7∠C = 1800 .
1800
Đặt α = thì ∠C = α, ∠ B = 2α, ∠C = 4α ∠ DAC = ∠ B + ∠C = 3α nên
7
∠ ACD = α và ∠ BDC = 3α, suy ra CA = CD = BD hay
AB AB
= . (5)
AC BD
Vì CA là phân giác góc ∠ BDC nên
AB AD
= . (6)
BC CD
Cộng (5) với (5), ta được
AB AB AB AD AB + AD
+ = + = = 1,
AC BC BD CD BD
1 1 1 1 1 1
suy ra + = hay + = .
AC BC AB a b c
Bài toán 4. Cho tam giác nhọn ABC, H là trực tâm, gọi I là trung điểm cạnh BC, đường
thẳng qua H và vuông góc với HI cắt AC tại M và cắt AB tại N. Chứng minh H là trung
điểm MN. (Trích Xung quanh phép quay của Waldemar Pompe)

Lời giải.
Cách 1. Kéo dài BH lấy điểm K sao cho HK = HB, I là trung điểm nên HI là đường
trung bình của tam giác BCK và HI song song với CK, giả thiết HI vuông góc với MN
nên HM vuông góc với CK, giả thiết H là trực tâm tam giác ABC, suy ra BH vuông góc
AC hay CM vuông góc HK. M là trực tâm tam giác HKC nên KM vuông góc với HC,
CH vuông góc AC nên KM song song với AB, suy ra ∠ HKM = ∠ HBN, do đó tam giác
HKM và tam giác HBN bằng nhau (g.c.g) và HM = HN.

92
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Cách 2. Theo giả thiết H là trực tâm tam giác


nên AH vuông góc BC và CH vuông góc AB suy ra ∠ BAH = ∠ BCH, cũng theo giả thiết
HI vuông góc MN nên ∠ I HC = ∠ HN A.
Tam giác AHN và tam giác CIH đồng dạng (g.g),

AH HN
= . (8)
CI IH
Tương tự, tam giác AHM và tam giác BIH đồng dạng nên

AH HM
= . (9)
BI IH
HN HM
Từ (8) và (9) và IB = IC, suy ra = hay HM = HN.
HI HI

Cách 3.
Đường kính qua A cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại K nên
∠ ABK = ∠ ACK = 900 . Do đó KB song song với CH và KC song song với BH và
tứ giác BHCK là hình bình hành, vậy nên H, I, K thẳng hàng. KH vuông góc với MN
nên tứ giác BNHK nội tiếp và ∠ NKH = ∠ NBH. Tương tự, ∠ HKM = ∠ HCM. Mặt khác
BH, CH là các đường cao nên ∠ NBH = ∠ HCM, suy ra ∠ NKH = ∠ MKH hay tam giác
KMN cân nên HM = HN.

93
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Cách 4.
Dựng đường tròn tâm I đường kính BC cắt cạnh AC tại D và AB tại E thì BD vuông
góc với AC và CE vuông góc với AB nên BD và CE là đường cao của tam giác ABC, suy
ra BD và CE giao nhau tại H đó là trực tâm tam giác;
Theo giả thiết đường thẳng qua H vuông góc với IH cắt đường tròn tâm I tại P và Q
nên HP = HQ, cát tuyến CD và EB cắt PQ tại M và N nên theo bài toán "Con bướm” thì
HM = HN.

Bài toán 5. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và I là tâm đường tròn nội
1
tiếp tam giác ABC, AI cắt đường tròn (O) tại. Chứng minh ∠ BIC = 900 + ∠ BAC và
2
DB = DI = DC.

Lời giải.
1 1
∠ BIC = ∠ BID + ∠ DIC = (∠ ABC + ∠ BAC ) + (∠ ACB + ∠ BAC ) =
2 2
1 1 1
= ∠ BAC + (∠ BAC + ∠ ACB) = ∠ BAC + (900 − ∠ BAC ) = ∠ BAC + 900
2 2 2
1 1
Góc ∠ BID = (∠ BAC + ∠ ACB), góc ∠ IBD = ∠ IBC + ∠CBD = (∠ BAC + ∠ ABC )
2 2
nên tam giác DBI cân DB = DI. Tương tự, DI = DC nên DB = DI = DC.

Bài toán 6 (IMO 2006). Cho tam giác ABC với tâm đường tròn nội tiếp là I. P là một
điểm trong tam giác thoả mãn ∠ PBA + ∠ PCA = ∠ PBC + ∠ PCB. Prove that AP ≥ AI.
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi P ≡ I.

94
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Lời giải. Đề bài choáng với nhiều học sinh khai


thác giả thiết trỏ về bài toán quen thuộc.
Từ giả thiết, ta có ∠ PBA + ∠ PCA = ∠ PBC + ∠ PCB nên 2(∠ PBC + ∠ PCB) =
1
∠ ABC + ∠ ACB = 1800 − ∠ BAC, suy ra ∠ PBC + ∠ PCB = 900 − ∠ BAC hay ∠ BPC =
2
0 0 1
180 − ∠ PBC − ∠ PCB = 90 + ∠ BAC.
2
Áp dụng kết quả bài toán 4 ta suy ra I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC
1
nên ∠ BIC = 900 + ∠ BAC do đó ∠ BPC = ∠ BIC. Theo tính chất cung chứa góc bốn
2
1
điểm B, P, I, C nằm trên cung tròn chắn đoạn BC dưới góc 900 + ∠ BAC, do tính chất
2
DB = DI = DC nên D là tâm đường tròn qua các điểm B, P, I, C.
Bất đẳng thức tam giác APD, AP + PD ≥ AD = AI + ID, do DP = DI nên AP ≥ AI.
Dấu bằng xảy ra khi P ≡ I.
Bài 6. Cho tam giác nhọn ABC, đường cao BD và CE. Đường tròn qua A, E và tiếp
xúc với BC tại P và Q. Prove that giao điểm của PD và QE thuộc đường tròn ngoại tiếp
tam giác ADE. (Germany 2009)

Lời giải. Trước hết phải biết vẽ hình theo đúng


giả thiết bài toán "Đường tròn qua A và E đồng thời tiếp xúc với cạnh BC tại P và Q” như
vậy phải hiểu có hai đường tròn qua A và E đồng thời tiếp xúc với BC.
Từ đó ta suy ra PB = QB, xác định một trong hai điểm P hoặc Q. Đường tròn qua A và
E đồng thời tiếp xúc với cạnh BC tại P và Q suy ra BQ2 = BE.BA = BP2 , từ đó ta có nhận
xét: Đường tròn đường kính AB cắt đường cao CE tại G nên BG2 = BE.BA, điểm G xác

95
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

định, BG = BQ = BP, ta xác định được P và Q.


Từ giả thiết đường tròn đi qua A và E đồng thời tiếp xúc với cạnh BC nên có hai
đường tròn tiếp xúc với BC tại P và Q và đi qua A, E theo tính chất của tiếp tuyến, suy ra
BP2 = BE.BA và QP2 = BE.BA nên BP = BQ. Từ đó suy ra cách dựng hai điểm P và Q.
∠EQB = ∠EAQ (góc tạo bởi tiếp tuyến) nên tam giác BQE, tam giác BAQ đồng dạng
(c.c), vậy
∠QEB = ∠ AQB. (10)
Gọi H là trực tâm tam giác ABC và F là giao của AH và BC nên AF vuông góc BC.
Ta có đẳng thức

CB.CF = CB(CB − BF ) = CB2 − CB.BF. (11)

Tứ giác ACFE nội tiếp nên BF.BC = BE.BA = BQ2 , kết hợp (11) ta được

CB.CF = CB2 − CB.BF = CB2 − BQ2 = (CB + BQ)(CB − BQ) = CQ.CP. (12)

Tứ giác ADFB nội tiếp nên CD.CA = CF.CB, từ (12) ta có CP.CQ = CD.CA nên
ADPQ nội tiếp và ∠ PDC = ∠ AQB = ∠QEB (theo (10)).
Gọi K là giao điểm QE và PD, vì tứ giác ADKE nội tiếp nên K thuộc đường tròn ngoại
tiếp tam giác ADE.

96
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

PHÁT HIỆN VÀ CHỨNG MINH CÁC HỆ


THỨC LƯỢNG GIÁC NHỜ PHƯƠNG TRÌNH
ĐẠI SỐ
Hoàng Minh Quân, Trường THPT Ngọc Tảo, Phúc Thọ, Hà Nội
Nguyễn Thị Kim Anh, Trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh

Tóm tắt nội dung

Xét hai bài toán sau đây.


Bài toán 1 (Olympic Moskva, 1939, vòng 1) Chứng minh rằng

2π 4π 1
cos + cos =− . (0.1)
5 5 2
Bài toán 2 (Vô địch Quốc tế lần thứ 5, 1963) Chứng minh rằng

π 2π 3π 1
cos − cos + cos = (0.2)
7 7 7 2
Hai hệ thức trên có thể dễ dàng chứng minh nhờ phép biến đổi lượng giác. Tuy nhiên,
từ hai hệ thức này ta khó có thể phát hiện thêm những hệ thức tương tự. Bài viết này có
mục đích trình bày cách phát hiện và chứng minh các hệ thức lượng giác mới thông qua
các phương trình đại số. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với các thầy cô giáo và các em học
sinh trong phát hiện, sáng tạo và chứng minh nhiều hệ thức lượng giác mới.

1 Phát hiện và chứng minh các hệ thức lượng giác


nhờ phương trình bậc hai
1.1 Một số tính chất nghiệm của phương trình bậc hai
Mọi phương trình bậc hai đều đưa được về dạng

x2 + ax + b = 0. (1.1)

Phương trình trên có hai nghiệm x1 , x2 thỏa mãn các tính chất sau đây.
Tính chất 1.1.1 σ1 = x1 + x2 = − a.
Tính chất 1.1.2 σ2 = x1 x2 = b.
Sử dụng các tính chất đối xứng của nghiệm, từ hai tính chất cơ bản trên, ta suy ra rất
nhiều tính chất khác của nghiệm phương trình bậc hai dưới đây, rất có lợi cho nghiên

102
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

cứu phương trình bậc hai và trong chứng minh các hệ thức lượng giác.
Tính chất 1.1.3 x12 + x22 = a2 − 2b.
Tính chất 1.1.4 x13 + x23 = − a3 + 3ab.
Tính chất 1.1.5 x14 + x24 = a4 − 4a2 b + 2b2 .
1 1 a
Tính chất 1.1.6 + =− .
x1 x2 b
1 1 a2 − 2b
Tính chất 1.1.7 2 + 2 = .
x1 x2 b2
1 1 − a3 + 3ab
Tính chất 1.1.8 3 + 3 = .
x1 x2 b3
1 1 a4 − 4a2 b + 2b2
Tính chất 1.1.9 4 + 4 = .
x1 x2 b4
Tính chất 1.1.10 (Công thức Waring) Tổng lũy thừa Sk = x1k + x2k của hai nghiệm được
tính theo công thức  
k
 
2 (−1)m (k − m − 1)! k−2m m
S k = k ∑ m =0 σ1 σ2 ,
m!(k − 2m)!
trong đó, theo định nghĩa 0! = 1! = 1 và [ x ] là phần nguyên của x.
Các trường
 hợp riêng:

1 2
S2 = 2 σ1 − σ2 = σ12 − 2σ2 .
 2 
1 3
σ1 − σ1 σ2 = σ1 σ12 − 3σ2 .

S3 = 3
3 
1 4 1
S4 = 4 σ1 − σ12 σ2 + σ22 = σ14 − 4σ12 σ2 + 2σ22 .
4 2
Chứng minh các tính chất trên có thể xem trong chương 2 của [6].

1.2 Xây dựng phương trình bậc hai mới từ phương trình bậc hai
đã biết
1 1
Mệnh đề 1.2.1 Nếu x1 , x2 là nghiệm của (1.1) thì , là nghiệm của
x1 x2
bt2 + at + 1 = 0. (1.2)
Mệnh đề 1.2.2 Nếu x1 , x2 là các nghiệm của (1.1) thì x12 , x22 là nghiệm của
t2 − (2b − a2 )t + b2 = 0. (1.3)
Mệnh đề 1.2.3 Nếu x1 , x2 là các nghiệm của (1.1) thì x13 , x23 là nghiệm của
t2 + ( a3 − 3ab)t + b3 = 0. (1.4)
Mệnh đề 1.2.4 Nếu x1 , x2 là các nghiệm của (1.1) thì x14 , x24 là nghiệm của phương trình
t2 + (− a4 + 4a2 b − 2b2 )t + b4 = 0. (1.5)
Chứng minh Xem Chương 2 trong [6].
Nhận xét 1.2.1 Từ các mệnh đề 1.2.1 - 1.2.4 và các tính chất trong Mục 1.1, ta có thể tiếp
tục xây dựng nhiều phương trình bậc hai mới và từ đó có thể chứng minh được rất nhiều
đẳng thức lượng giác mới.

103
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

1.3 Phương trình bậc hai liên quan đến giá trị lượng giác của các
2π 4π
góc ,
5 5
2π 4π
1.3.1 Các mệnh đề liên quan đến giá trị lượng giác của các góc ,
5 5
2π 4π
Mệnh đề 1.3.1 cos , cos là các nghiệm của phương trình
5 5
1 1
t2 + t − = 0. (1.6)
2 4
Chứng minh. Dùng công thức biến tích thành tổng và công thức góc nhân đôi, ta có:

2π 2π 4π 2π 2π 2π 4π 4π 6π 2π 2π
2 sin .(cos + cos ) = 2 sin cos + 2 sin cos = sin + sin − sin = − sin
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
Vậy
2π 4π 1
cos + cos =− .
5 5 2
Ta cũng có
2π 2π 4π 2π 2π 4π 4π 4π 8π 2π
4 sin .(cos cos ) = 4 sin cos cos = 2 sin cos = sin = − sin .
5 5 5 5 5 5 5 5 5 5
Suy ra
2π 4π 1
cos cos =− .
5 5 4
2π 4π
Theo định lí Viète đảo, cos , cos là các nghiệm của phương trình (1.6) .
5 5
1 1
Mệnh đề 1.3.2 , là các nghiệm của phương trình
2π 4π
cos cos
5 5
t2 − 2t − 4 = 0. (1.7)

Chứng minh Áp dụng mệnh đề 1.2.1 vào (1.6) ta được điều phải chứng minh.
2π 4π
Mệnh đề 1.3.3 cos2 , cos2 là các nghiệm của phương trình
5 5
3 1
t2 − t + = 0. (1.8)
4 16
Chứng minh Áp dụng mệnh đề 1.2.2 vào (1.6) ta được điều phải chứng minh.
2π 4π
Mệnh đề 1.3.4 cos3 , cos3 là các nghiệm của phương trình
5 5
1 1
t2 + t − = 0. (1.9)
2 64
Chứng minh Áp dụng mệnh đề 1.2.3 vào (1.6) ta được điều phải chứng minh.
2π 4π
Mệnh đề 1.3.5 sin2 , sin2 là các nghiệm của phương trình
5 5
5 5
t2 − t + = 0. (1.10)
4 16
Chứng minh Vì sin2 α = 1 − cos2 α nên trong (1.8) thay t bởi 1 − t ta được (12).

104
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

2π 4π
1.3.2 Các hệ thức liên quan đến giá trị lượng giác của ,
5 5
Hệ thức 1.3.1 (Olympic Moskva, 1939, vòng 1)

2π 4π 1
cos + cos =− .
5 5 2
Chứng minh Xem chứng minh Mệnh đề 1.3.1.
Hệ thức 1.3.2
2π 4π 1
cos cos =− .
5 5 4
Chứng minh Xem chứng minh Mệnh đề 1.3.1.
Hệ thức 1.3.3
2π 4π 3
cos2 + cos2 = .
5 5 4
Chứng minh 1 Áp dụng tính chất 1.1.3 vào (1.6) ta có hệ thức 1.3.3.
1 1
Chứng minh 2 Theo công thức Waring với σ1 = − , σ2 = − và k = 2 ta có
 2 2 4 
1 1 3
S2 = σ12 − 2σ2 = − −2 − = .
2 4 4
Hệ thức 1.3.4
2π 4π 1
cos3 + cos3 =− .
5 5 2
Chứng minh Áp dụng tính chất 1.1.4 vào phương trình (1.6) ta có hệ thức 1.3.4.
1 1
Chứng minh 2 Theo công thức Waring với σ1 = − , σ2 = − và k = 2 ta có
2 4
    
1 2 1 1 1 1 1
S3 = 3σ1 σ1 − σ2 = 3. − . + =− .
3 2 3 4 4 2

Hệ thức 1.3.5
1 1
+ = 2.
2π 4π
cos cos
5 5
Chứng minh Áp dụng tính chất 1.1.6 vào (1.6) ta có hệ thức 1.3.5.
Hệ thức 1.3.6
1 1
+ = 12.
2
2π 2

cos cos
5 5
Chứng minh Áp dụng tính chất 1.1.7 vào (1.6) ta có hệ thức 1.3.6.
Hệ thức 1.3.7
2π 4π 5
sin2 + sin2 = .
5 5 4
Chứng minh Áp dụng tính chất 1.1.1 vào (1.10) ta có hệ thức 1.3.7.
Hệ thức 1.3.8
2π 4π 5
sin2 sin2 = .
5 5 16

105
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Chứng minh Áp dụng tính chất 1.1.2 vào (1.10) ta có hệ thức 1.3.8.
Hệ thức 1.3.9
1 1
+ = 4.
2π 4π
sin2 sin2
5 5
Chứng minh Áp dụng tính chất 1.1.6 vào (1.10) ta có hệ thức 1.3.9.

Nhận xét Từ các hệ thức lượng giác trên ta có thể suy ra rất nhiều phương trình và
2π 4π
nhiều hệ thức liên quan đến các giá trị lượng giác của các góc , nữa.
5 5
Từ các công thức góc nhân đôi, góc nhân ba ta có thể suy ra nhiều phương trình và các
π 3π π 3π
hệ thức liên quan đến các giá trị lượng giác của các góc , và , .
10 10 15 15
π 5π
Tương tự cho các góc khác như , , ....(Xem Chương 2 trong [6])
12 12

2 Phương pháp phương trình bậc ba chứng minh các


hệ thức lượng giác
Hàm số lượng giác của một bộ ba góc có thể là ba nghiệm của một phương trình bậc
ba. Sử dụng phương pháp phương trình bậc ba, ta suy ra khá nhiều hệ thức thú vị cho
hàm số lượng giác của các góc này, mà không cần chứng minh bằng biến đổi lượng giác
phức tạp, thậm chí một số hệ thức không thể chứng minh bằng biến đổi lượng giác.

2.1 Một số tính chất nghiệm của phương trình bậc ba


Mọi phương trình bậc ba đều đưa được về dạng

x3 + ax2 + bx + c = 0. (2.1)

Phương trình này có ba nghiệm x1 , x2 , x3 thỏa mãn các tính chất sau đây.
Tính chất 2.1.1
T1 = x1 + x2 + x3 = − a.
Tính chất 2.1.2
T2 = x1 x2 + x2 x3 + x3 x1 = b.
Tính chất 2.1.3
T3 = x1 x2 x3 = −c.
Từ ba tính chất cơ bản trên và sử dụng các tính chất đối xứng của nghiệm, ta suy ra rất
nhiều tính chất khác của nghiệm phương trình bậc ba dưới đây, rất có lợi cho nghiên cứu
phương trình bậc ba và trong chứng minh các hệ thức lượng giác.
Tính chất 2.1.4
1 1 1 b
T4 = + + =− .
x1 x2 x3 c
Tính chất 2.1.5
T5 = x12 + x22 + x32 = a2 − 2b.

106
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Tính chất 2.1.6


T6 = ( x1 + x2 ) ( x2 + x3 ) ( x3 + x1 ) = − ab + c.
Tính chất 2.1.7
T7 = x13 + x23 + x33 = − a3 + 3ab − 3c.
Tính chất 2.1.8
T8 = ( x1 + x2 − x3 ) ( x2 + x3 − x1 ) ( x3 + x1 − x2 ) = a3 − 4ab + 8c.
Tính chất 2.1.9
x1 + x2 x2 + x3 x3 + x1 ab
T9 = + + = − 3.
x3 x1 x2 c
Tính chất 2.1.10
T10 = x12 x22 + x22 x32 + x32 x12 = b2 − 2ac.
Tính chất 2.1.11
T11 = x14 + x24 + x34 = a4 − 4a2 b + 2b2 + 4ac.
Tính chất 2.1.12 Với mọi số thực k, l ta có
T12 = (k + l.x1 ) (k + l.x2 ) (k + l.x3 ) = k3 − k2 l.a + k.l 2 b − l 3 c.
Hệ quả 2.1.1
(1 − x1 ) (1 − x2 ) (1 − x3 ) = 1 + a + b + c.
Hệ quả 2.1.2
(1 + x1 ) (1 + x2 ) (1 + x3 ) = 1 − a + b − c.
Tính chất 2.1.13
1 1 1 a
T13 = + + = .
x1 x2 x2 x3 x3 x1 c
Tính chất 2.1.14
x3 x x2 2b − a2
T14 = + 1 + = .
x1 x2 x2 x3 x3 x1 c
Tính chất 2.1.15
x1 x3 x3 x2 x2 x1 b2
T15 = + + = 2a − .
x2 x1 x3 c
Tính chất 2.1.16
1 1 1 b2 − 2ac
T16 = + + = .
x12 x22 x32 c2
Tính chất 2.1.17
T17 = ( x1 − x2 )2 + ( x2 − x3 )2 + ( x3 − x1 )2 = 2 a2 − 3b .


Tính chất 2.1.18


T18 = ( x1 − x2 )2 ( x2 − x3 )2 ( x3 − x1 )2 = −4a3 c + a2 b2 + 18abc − 4b3 − 27c2 .
Tính chất 2.1.19
1 1 1 a2 + b
T19 = + + = .
x1 + x2 x2 + x3 x3 + x1 − ab + c
Tính chất 2.1.20.
1 1 1 b4 − 4ab2 c + 2a2 c2 + 4bc2
T20 = 4
+ 4+ 4 = .
x1 x2 x3 c4
Chứng minh: Xem mục 3.1 Chương 3 trong [6].

107
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

2.2 Xây dựng phương trình bậc ba mới từ phương trình bậc ba
đã biết
Từ một phương trình bậc ba cho trước với các nghiệm x1 , x2 , x3 ta có thể dễ dàng tạo
ra nhiều phương trình bậc ba mới với các nghiệm có nhiều tính chất hay. Điều này rất có
ích khi phát hiện và chứng minh các hệ thức lượng giác trong các mục tiếp theo.
Mệnh đề 2.2.1 Nếu x1 , x2 , x3 là các nghiệm của phương trình (2.1) với (c 6= 0) thì
1 1 1
, , là ba nghiệm của phương trình
x1 x2 x3
b a 1
t3 + t2 + t + = 0. (2.2)
c c c
Mệnh đề 2.2.2 Nếu x1 , x2 , x3 là các nghiệm của phương trình (2.1) thì x12 , x22 , x32 là ba
nghiệm của phương trình

t3 − ( a2 − 2b)t2 + (b2 − 2ac)t − c2 = 0. (2.3)

Mệnh đề 2.2.3 Nếu x1 , x2 , x3 là các nghiệm của phương trình (2.1) thì x1 x2 , x2 x3 , x3 x1 là
ba nghiệm của phương trình

t3 − bt2 + act − c2 = 0. (2.4)

Mệnh đề 2.2.4 Nếu x1 , x2 , x3 là các nghiệm của phương trình (2.1) thì
( x1 + x2 ), ( x2 + x3 ), ( x3 + x1 ) là ba nghiệm của phương trình

t3 + 2at2 + ( a2 + b)t + ( ab − c) = 0. (2.5)

Chứng minh: Xem mục 3.2. Chương 3 trong [6].

2.3 Phương trình bậc ba liên quan đến các giá trị lượng giác của
π 3π 5π
các góc , , .
7 7 7
π 3π 5π
2.3.1 Các mệnh đề liên quan đến giá trị lượng giác của các góc , ,
7 7 7
π 3π 5π
Mệnh đề 2.3.1 (THTT, Bài 5/139, năm 1984, trang 12) cos , cos , cos là các
7 7 7
nghiệm của phương trình

1 1 1
t3 − t2 − t + = 0. (2.6)
2 2 8
π 3π 5π
Chứng minh Ta có , , là các nghiệm của phương trình
7 7 7
cos 3α + cos 4α = 0.
2
Lại có cos 3α = 4 cos3 α − 3 cos α; cos 4α = 2 2 cos2 α − 1 − 1 = 8 cos4 α − 8 cos2 α + 1.
Do đó
8 cos4 α + 4 cos3 α − 8 cos2 α − 3 cos α + 1 = 0

108
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

⇔ (cos α + 1) 8 cos3 α − 4 cos2 α − 4 cos α + 1 = 0.




Mặt khác,
π 3π 5π
cos α + 1 6= 0 ⇒ cos , cos , cos là ba nghiệm của phương trình 8t3 − 4t2 − 4t +
7 7 7
1 = 0.
Suy ra điều phải chứng minh.
1 1 1
Mệnh đề 2.3.2 π, , là các nghiệm của phương trình
cos 3π 5π
7 cos cos
7 7
t3 − 4t2 − 4t + 8 = 0. (2.7)

Chứng minh Áp dụng mệnh đề 2.2.1 vào (2.6), ta có điều phải chứng minh.
π 3π 5π
Mệnh đề 2.3.3 cos2 , cos2 , cos2 là các nghiệm của phương trình
7 7 7
5 3 1
t3 − t2 + t − = 0. (2.8)
4 8 64

Chứng minh Áp dụng mệnh đề 2.2.2 vào (2.6), ta có điều phải chứng minh.
π 3π 3π 5π 5π π
Mệnh đề 2.3.4 cos + cos , cos + cos , cos + cos là các nghiệm của
7 7 7 7 7 7
1 1
t3 − t2 − t + = 0. (2.9)
4 8

Chứng minh Áp dụng mệnh đề 2.2.3 vào (2.6), ta có điều phải chứng minh.

π 3π 5π
2.3.2 Các đẳng thức liên qua đến giá trị lượng giác của các góc , ,
7 7 7
Hệ thức 2.3.1a
π 3π 5π 1
cos + cos + cos = .
7 7 7 2
Chứng minh Áp dụng tính chất 2.1.1 vào phương trình (2.6), ta có hệ thức 2.3.1a.
Hệ thức 2.3.1b (IMO lần thứ 5, 1963)

π 2π 3π 1
cos − cos + cos = .
7 7 7 2
5π 2π
Chứng minh Vì cos = − cos nên từ hệ thức 2.3.1a ta có Hệ thức 2.3.1b.
7 7
Hệ thức trên được mở rộng thành
Bài toán 2.4.1( THTT, T7/277, năm 2000, trang 14)
Tìm tất cả các số hữu tỉ p, r, s thỏa mãn:

π 2π 3π
p cos + r cos + s cos = 1.
7 7 7
Lời giải Ta có
4π 3π 2π π π π π
sin = sin ⇔ 4 cos sin cos = 3 sin − 4 sin3
7 7 7 7 7 7 7
3 π 2 π π
⇔ 8 cos − 4 cos − 4 cos + 1 = 0
7 7 7

109
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018
π
⇒ x = cos là một nghiệm của đa thức P( x ) = 8x3 − 4x2 − 4x + 1.
7
1 1 1
Mặt khác, các số x = 1; , , không là nghiệm của P( x ) nên P( x ) không có nghiệm
2 4 8
π
hữu tỉ. Điều đó chứng tỏ rằng cos là một số vô ti.
7
Ta chứng minh rằng không tồn tại đa thức bậc nhỏ hơn ba với các hệ số hữu tỉ nhận
π
x = cos là nghiệm.
7
π
Giả sử Q( x ) là đa thức bậc nhỏ hơn ba, với các hệ số hữu tỉ nhận x = cos là nghiệm.
7
Chia P( x ) cho Q( x ) ta được P( x ) = Q( x ).h( x ) + R( x ) với degh( x ) = 1(hệ số h( x ) là các
sốhữu tỉ)và R( x) = c, mọix hoặcdegR(x ) = 1.Nếu degh( x ) = 1 và R( x ) = c, mọi x thì
π π π π
P cos = Q cos .h cos + R cos ⇒c=0
7 7 7 7
⇒ P( x ) có nghiệm hữu tỉ, điều này không xảy ra.
π π π π π
Nếu degR( x ) = 1 thì P(cos ) = Q(cos ).h(cos ) + R(cos ) ⇒ R(cos ) = 0. Điều
7 7 7 7 7
π
này không xảy ra vì cos là số vô tỉ.
7
Theo bài ra tồn tại các số hữu tỉ p, r, s thỏa mãn
π 2π 3π
p cos + r cos + s cos =1
7 7 7
π π  π π
⇒ p cos + r 2 cos2 − 1 + s 4 cos3 − 3 cos =1
7 7 7 7
π π s
⇔ (2r + 2s) cos2 + ( p − s) cos − r − − 1 = 0
7 7 2
π
⇒ cos là nghiệm của một đa thức với hệ số hữu tỉ và với bậc nhỏ hơn ba. Vậy đa thức
7 
 2r + 2s = 0

  p=2
đó phải đồng nhất bằng không, Do đó p − r = 0 ⇔ r = −2
 −r − s − 1 = 0
 
s=2
2
Thử lại thấy các giá trị thỏa mãn.

Hệ thức 2.3.2

π 3π 3π 5π 5π π 1
cos cos + cos cos + cos cos = − .
7 7 7 7 7 7 2

Chứng minh Áp dụng tính chất 2.1.2 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.2.
Hệ thức 2.3.3
π 3π 5π 1
cos cos cos =− .
7 7 7 8
Chứng minh Áp dụng tính chất 2.1.3 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.3.
Hệ thức 2.3.4
1 1 1
π + 3π
+

= 4.
cos cos cos
7 7 7
Chứng minh Áp dụng tính chất 1.2.4 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.4.
Hệ thức 2.3.5
π 3π 5π 5
cos2 + cos2 + cos2 = .
7 7 7 4

110
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Chứng minh Áp dụng tính chất 2.2.5 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.5.
Hệ thức 2.3.6
   
π 3π 3π 5π 5π π 1
cos + cos cos + cos cos + cos =− .
7 7 7 7 7 7 8

Chứng minh Áp dụng tính chất 2.2.6 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.6.
Hệ thức 2.3.7
π 3π 5π 1
cos3 + cos3 + cos3 = .
7 7 7 2
Chứng minh Áp dụng tính chất 2.2.7 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.7.
Hệ thức 2.3.8
 π  3π  5π  1
1 − cos 1 − cos 1 − cos = .
7 7 7 8
Chứng minh Áp dụng hệ quả 2.1.1 của tính chất 2.1.12 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.8.
Hệ thức 2.3.9   
 π 3π 5π 7
1 + cos 1 + cos 1 + cos = .
7 7 7 8
Chứng minh Áp dụng hệ quả 2.1.1 của tính chất 2.1.12 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.9.
Hệ thức 2.3.10
1 1 1
+ + = −4.
π 3π 3π 5π 5π π
cos cos cos cos cos cos
7 7 7 7 7 7
Chứng minh Áp dụng tính chất 2.2.13 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.10.
Hệ thức 2.3.11
π 3π 5π
cos cos cos
7 + 7 + 7 = −10.
3π 5π 5π π π 3π
cos cos cos cos cos cos
7 7 7 7 7 7
Chứng minh Áp dụng tính chất 2.2.14 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.11.
Hệ thức 2.3.12
π 3π 3π 5π 5π π
cos cos cos cos cos cos
7 7 + 7 7 + 7 7 = −3.
5π cos
π 3π
cos 7 cos
7 7
Chứng minh Áp dụng tính chất 2.2.15 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.12.
Hệ thức 2.3.13
1 1 1
+ + = 24.
cos2
π
2
3π 2

7 cos cos
7 7
Chứng minh Áp dụng tính chất 2.2.16 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.13.

Hệ thức 2.3.14a
1 1 1
+ + = 416.
cos4
π
4
3π 4

7 cos cos
7 7

111
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Chứng minh Áp dụng tính chất 1.2.20 vào (2.6), ta có hệ thức 2.3.14a.
Hệ thức 2.3.14b (THTT, Bài 8/159, năm 1988, trang 7)
1 1 1
+ + = 416.
cos4
π
4
2π 4

7 cos cos
7 7
2π 5π
Chứng minh Vì cos4 = cos4 , nên
7 7
1 1 1 1 1 1
+ + = + + .
cos4
π
4
2π 4
3π cos4
π
4
3π 4

7 cos cos 7 cos cos
7 7 7 7
Hệ thức 2.3.15
   
1 1  1 1  1 1 
π + + + π  = −8.


cos 3π   3π 5π   5π cos
7 cos cos cos cos 7
7 7 7 7
Chứng minh Áp dụng tính chất 1.2.6 vào (2.7), ta có hệ thức 2.3.15.
Nhận xét Ta có thể sử dụng các đẳng thức về mối quan hệ giữa các giá trị lượng giác
để suy ra nhiều phương trình bậc ba nhận giá trị lượng giác của các góc làm nghiệm và
nhiều hệ thức lượng giác khác
Từ đây có thể suy ra hơn 80 hệ thức lượng giác và nhiều phương trình bậc ba khác có
π 2π 4π
nghiệm liên quan đến các giá trị lượng giác của các góc , , (xem [6], Chương 3).
9 9 9

3 Phương pháp phương trình bậc bốn chứng minh


các hệ thức lượng giác
Mục này trình bày một số tính chất nghiệm của phương trình bậc bốn. Từ đó phát
hiện và chứng minh một số hệ thức lượng giác.

3.1 Các tính chất nghiệm của phương trình bậc bốn
Mọi phương trình bậc bốn đều đưa được về dạng

x4 + ax3 + bx2 + cx + d = 0. (3.1)

Phương trình trên có bốn nghiệm x1 , x2 , x3 , x4 thỏa mãn các tính chất sau.
Tính chất 3.1.1
T1 = x1 + x2 + x3 + x4 = − a.
Tính chất 3.1.2

T2 = x1 x2 + x1 x3 + x1 x4 + x2 x3 + x2 x4 + x3 x4 = b.

Tính chất 3.1.3


T3 = x1 x2 x3 + x1 x2 x4 + x1 x3 x4 + x2 x3 x4 = −c.
Tính chất 3.1.4
T4 = x1 x2 x3 x4 = d.

112
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Tính chất 3.1.5


1 1 1 1 c
T5 = + + + =− .
x1 x2 x3 x4 d
Tính chất 3.1.6
T6 = x12 + x22 + x32 + x42 = a2 − 2b.
Tính chất 3.1.7

T7 = ( x1 + x2 + x3 )( x2 + x3 + x4 )( x3 + x4 + x1 )( x1 + x2 + x4 ) = a2 b − ac + d.

Tính chất 3.1.8


T8 = ( x1 + x2 + x3 − x4 ) ( x2 + x3 + x4 − x1 )( x3 + x1 + x4 − x2 )
( x1 + x2 + x4 − x3 ) = − a4 + 4a2 b − 8ac + 16d.
Tính chất 3.1.9
x1 + x2 + x3 x2 + x3 + x4 x3 + x1 + x4 x + x2 + x3 ac
T9 = + + + 1 = − 4.
x4 x1 x2 x4 d

Tính chất 3.1.10

T10 = x12 x22 + x22 x32 + x32 x42 + x42 x12 + x12 x32 + x22 x42 = b2 − 2ac + 2d.

Tính chất 3.1.11

T11 = x12 x22 x32 + x22 x32 x42 + x32 x42 x12 + x42 x12 x22 = c2 − 2bd.

Tính chất 3.1.12

T12 = x14 + x24 + x34 + x44 = a4 − 4a2 b + 2b2 + 4ac − 4d.

Tính chất 3.1.13


1 1 1 1 a
T13 = + + + =− .
x1 x2 x3 x2 x3 x4 x3 x1 x4 x2 x1 x4 d

Tính chất 3.1.14


x3 x1 x2 x4 a2 − 2b
T14 = + + + = .
x1 x2 x4 x2 x3 x4 x3 x1 x4 x3 x1 x2 d

Tính chất 3.1.15


x1 x2 x3 x2 x3 x4 x3 x4 x1 x x x2 c2 − 2bd
T15 = + + + 4 1 = .
x4 x1 x2 x3 d

Tính chất 3.1.16


1 1 1 1 c2 − 2bd
T16 = + + + = .
x12 x22 x32 x42 d2
Tính chất 3.1.17
T17 = ( x1 − x2 )2 + ( x2 − x3 )2 + ( x3 − x4 )2 + ( x4 − x1 )2
+ ( x1 − x3 )2 + ( x2 − x4 )2 = 3a2 − 8b.
Chứng minh: Xem [6], mục 4.1, Chương 4.

113
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

3.2 Xây dựng phương trình bậc bốn mới từ phương trình bậc
bốn đã biết
Từ một phương trình bậc bốn cho trước với các nghiệm x1 , x2 , x3 , x4 ta có thể dễ dàng
tạo ra nhiều phương trình bậc bốn mới với các nghiệm có nhiều tính chất hay. Điều này
rất có ích khi phát hiện và chứng minh các hệ thức lượng giác trong các mục tiếp theo.
1 1 1 1
Mệnh đề 3.2.1 Nếu x1 , x2 , x3 , x4 là bốn nghiệm của phương trình (3.1) thì , , ,
x1 x2 x3 x4
là bốn nghiệm của phương trình
c b a 1
t4 + t3 + t2 + t + = 0. (3.2)
d d d d
Mệnh đề 3.2.2 Nếu x1 , x2 , x3 , x4 là bốn nghiệm của phương trình (3.1) thì x12 , x22 , x32 , x42 là
bốn nghiệm của phương trình

t4 − a2 − 2b t3 + b2 − 2ac + 2d t2 − c2 − 2bd t + d2 = 0.
  
(3.3)

Mệnh đề 3.2.3 Nếu x1 , x2 , x3 , x4 là bốn nghiệm của phương trình (3.1) thì
x1 x2 x3 , x2 x3 x4 , x3 x4 x1 , x4 x1 x2 là bốn nghiệm của phương trình

t4 + ct3 + bdt2 + ad2 t + d3 = 0. (3.4)

3.3 Phương trình bậc bốn liên quan đến các giá trị lượng giác
π 5π 9π 13π
của các góc , , ,
16 16 16 16
3.3.1 Các mệnh đề liên quan đến giá trị lượng giác của các góc
π 5π 9π 13π
, , ,
16 16 16 16
π 5π 9π 13π
Mệnh đề 3.3.1 tan , tan , tan , tan . là các nghiệm của phương trình
16 16 16 16
t4 + 4t3 − 6t2 − 4t + 1 = 0. (3.5)

Chứng minh Ta có
π 5π 9π 13π
tan = tan = tan = tan = 1. Chứng tỏ
4 4 4 4
π 5π 9π 13π
x= ,x = ,x = ,x = đều là nghiệm của phương trình tan (4x ) = 1. Mà
16 16 16 16  2  2
2 tan (2x ) 2 tan (2x ) 2 tan (2x )
tan (4x ) = 1 ⇔ =1⇔2 = 1−
1 − tan2 (2x ) 1 − tan2 (2x ) 1 − tan2 (2x )
2
⇔ 4 tan x 1 − tan2 x = 1 − tan2 x − 4 tan2 x
 

⇔ tan4 x + 4 tan3 x − 6 tan2 x − 4 tan x + 1 = 0.


Đặt t = tan x, ta được phương trình t4 + 4t3 − 6t2 − 4t + 1 = 0. Suy ra (26).
1 1 1 1
Mệnh đề 3.3.2 π, , , là các nghiệm của phương trình
tan 5π 9π 13π
16 tan 16 tan 16 tan 16

t4 − 4t3 − 6t2 + 4t + 1 = 0. (3.6)

114
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Chứng minh Áp dụng mệnh đề 3.2.1 vào (3.5) ta được mệnh đề 3.3.2.
π 5π 9π 13π
Mệnh đề 3.3.3 cot2 , cot2 , cot2 , cot2 là các nghiệm của phương trình
16 16 16 16

t4 − 28t3 + 70t2 − 28t + 1 = 0. (3.7)

Chứng minh Do
π 1 5π 1 9π 1 13π 1
cot2 = ; cot2 = ; cot2 = ; cot2 = .
2 5π 2 9π 2 13π
16 π 16 16 16
tan2 tan tan tan
16 16 16 16
Áp dụng mệnh đề 3.2.2 vào (3.6) ta được mệnh đề 3.3.3.

π 5π 9π 13π
3.3.2 Các hệ thức liên quan đến giá trị lượng giác của các góc , , ,
16 16 16 16
Hệ thức 3.3.1
π 5π 9π 13π
tan + tan + tan + tan = −4.
16 16 16 16
Chứng minh 1 Áp dụng tính chất 3.1.1 vào (3.5) ta được hệ thức 3.3.1.
Chứng minh 2 Ta có
π 5π 9π 13π
tan + tan + tan + tan
  16  16  16   16 
π 13π π 13π 5π 9π 5π 9π
= tan + 1 − tan tan + tan + 1 − tan tan
16 16  16 16 16  16 16 16
7π 7π
7π  cos 7π  cos
= tan 8 
+ tan 8 
8
 π 13π  8
 5π 9π 
cos cos cos cos
16 16 16 16
7π 7π

7π  2 2 4 sin cos
= sin +

= 8 8
8
 7π 3π 7π π 2
7π 1
cos + cos cos + cos cos −
8 4 8 4 8 2

4 sin
= 4 = 4 tan 7π = −4.
7π 4
cos
4
Hệ thức 3.3.2

π 5π 9π 13π
tan2 + tan2 + tan2 + tan2 = 28.
16 16 16 16

Chứng minh Áp dụng tính chất 3.1.6 vào (3.5) , ta được hệ thức 3.3.2.
Hệ thức 3.3.3

π 5π π 9π π 13π 5π 9π 5π 13π
tan tan + tan tan + tan tan + tan tan + tan tan
16 16 16 16 16 16 16 16 16 16
9π 13π
+ tan tan = −6.
16 16
Chứng minh Áp dụng tính chất 3.1.2 vào (3.5) ta được hệ thức 3.3.3.
Hệ thức 3.3.4
π 5π 9π 13π
tan tan tan tan = 1.
16 16 16 16

115
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Chứng minh Áp dụng tính chất 3.1.4 vào (3.5) ta được hệ thức 3.3.4.
Hệ thức 3.3.5
1 1 1 1
π + 5π
+

+
13π
= 4.
tan tan tan tan
16 16 16 16
Chứng minh Áp dụng tính chất 3.1.5 vào (3.5) , ta được hệ thức 3.3.5.

4 Phương pháp phương trình bậc cao chứng minh


các hệ thức lượng giác
4.1 Một số mệnh đề liên quan
π 3π 5π 7π 9π
Mệnh đề 4.1.1 cos , cos , cos , cos , cos là các nghiệm của phương
11 11 11 11 11
trình

32t5 − 16t4 − 32t3 + 12t2 + 6t − 1 = 0. (4.1)

1 1 1 1 1
Mệnh đề 4.1.2 π , , , , là các nghiệm của phương trình
cos 11 cos 11 cos 11 cos 11 cos 9π
3π 5π 7π
11

32t5 − 16t4 − 32t3 + 12t2 + 6t − 1 = 0. (4.2)

π 3π 5π 7π 9π 11π
Mệnh đề 4.1.3 cos , cos , cos , cos , cos , cos là các nghiệm của
13 13 13 13 13 13
64t6 − 32t5 − 80t4 + 32t3 + 24t2 − 6t − 1 = 0. (4.3)

1 1 1 1 1 1
Mệnh đề 4.1.4 π , 3π
, 5π
, 7π
, 9π
, là các nghiệm của
cos 13 cos 13 cos 13 cos 13 cos 13 cos 11π
13

t6 + 6t5 − 24t4 − 32t3 + 80t2 + 32t − 64 = 0. (4.4)

π 3π 5π 7π 9 11 13π
Mệnh đề 4.1.5 cos , cos , cos , cos , cos , cos , cos là các nghiệm
15 15 15 15 15 15 15
của phương trình

128t7 − 64t6 − 192t5 + 80t4 + 80t3 − 24t2 − 8t + 1 = 0. (4.5)

4.2 Một số hệ thức lượng giác sinh từ phương trình bậc cao
Hệ thức 4.2.1
π 3π 5π 7π 9π 1
cos + cos + cos + cos + cos = .
11 11 11 11 11 2
Chứng minh 1 Áp dụng định lí Viet vào (4.1) , ta được hệ thức 4.2.1.
Chứng minh 2 Đặt
π 3π 5π 7π 9π
S = cos + cos + cos + cos + cos .
11 11 11 11 11

116
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Ta có
 
π π π 3π 5π 7π 9π
2 sin S = 2 sin cos + cos + cos + cos + cos .
11 11 11 11 11 11 11

Áp dụng công thức 2 sin a cos b = sin ( a + b) + sin ( a − b) , ta có


π π π π π
2 sin S = sin + + sin − +
11  11 11  11 11 
π 3π π 3π
+ sin + + sin − +
11 11 11 11
   
π 9π π 9π
+ ... + sin + + sin −
11 11 11 11
Do đó
π 10π π 1
2 sinS = sin = sin ⇔S= .
11 11 11 2
Chứng minh 3 Xét đa giác đều có 11 cạnh nội tiếp đường tròn đơn vị, trong đó có 1 đỉnh
có tọa độ (−1; 0) . Khi đó trọng tâm của đa giác đều này chính là gốc tọa độ O (0; 0) và
theo công thức tính hoành độ trọng tâm ta có
4 4
(2k + 1) π − (2k + 1) π
0 = −1 + ∑ cos 11
+ ∑ cos
11
.
k =0 k =0

Mặt khác ta có cos α = cos (−α) nên ta có


4 4
(2k + 1) π (2k + 1) π 1
0 = −1 + 2 ∑ cos ⇔ ∑ cos = .
k =0
11 k =0
11 2

Tương tự, ta có một số hệ thức sau:


Hệ thức 4.2.2
1 1 1 1 1
π + 3π
+ 5π
+ 7π
+ = 6.
cos 11 cos 11 cos 11 cos 11 cos 9π
11
Hệ thức 4.2.3
π 3π 5π 7π 9π 11π 1
cos + cos + cos + cos + cos + cos = .
13 13 13 13 13 13 2
Hệ thức 4.2.4
1 1 1 1 1 1
π + 3π
+ 5π
+ 7π
+ 9π
+ = −6.
cos 13 cos 13 cos 13 cos 13 cos 13 cos 11π
13

Hệ thức 4.2.5
π 3π 5π 7π 9 11 13π 64 1
cos + cos + cos + cos + cos + cos + cos = = .
15 15 15 15 15 15 15 128 2
Kết luận Trong khuôn khổ một báo cáo, thông qua một số ví dụ minh họa, chúng
tôi trình bày ý tưởng phát hiện và chứng minh các hệ thức lượng giác nhờ các tính chất
nghiệm của phương trình đại số. Từ đây có thể khai thác và sáng tạo ra nhiều hệ thức
lượng giác mới, đầy đủ hơn có thể xem thêm trong [6].

117
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Tài liệu
[1] Nguyễn Thị Kim Anh (2018), Phương pháp phương trình đại số chứng minh các đẳng thức
lượng giác, Luận văn Cao học, Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.
[2] Tạ Duy Phượng (2004), Phương trình bậc ba và các hệ thức trong tam giác, NXB Giáo dục.
[3] Tạ Duy Phượng, Hoàng Minh Quân (2017), Phương trình bậc ba với các hệ thức hình học
và lượng giác trong tam giác, NXB Giáo dục.
[4] Hoàng Minh Quân (2018), Phương trình bậc bốn và các hệ thức hình học trong tứ giác
(Bản thảo).
[5] Hoàng Minh Quân (2016), Phương trình bậc bốn và các hệ thức hình học trong tứ giác,
Sáng kiến kinh nghiệm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
[6] Hoàng Minh Quân, Tạ Duy Phượng, Nguyễn Thị Kim Anh (2018), Phát hiện và chứng
minh các đẳng thức lượng giác nhờ phương trình đại số (Bản thảo).
[7] Dragoslav S. Mitrinovic, J. Pecaric, V. Volenec (1989), Recent Advances in Geometric
Inequalities, Kluwer Academic Publishers.
[8] Các Tạp chí Toán học và tuổi trẻ,Kvant,... và cách sách về thi Olympic toán.

118
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

SỬ DỤNG VÉCTƠ ĐƠN VỊ, VÉCTƠ CHỈ PHƯƠNG


ĐỂ GIẢI TOÁN HÌNH HỌC

Phạm Đăng Long


Hội Toán học Hà Nội

Tóm tắt nội dung

Trong quá trình giải toán hình học, không dùng véctơ, đôi khi ta phải vẽ thêm nhiều
đường phụ hoặc phải xét nhiều trường hợp rắc rối. Trong bài báo này, chúng ta sẽ xét
một số dạng toán hình học giải được ngắn gọn hơn, nhờ sử dụng véctơ đơn vị hoặc véctơ
chỉ phương.

1 Khái niệm cơ sở
véctơ đơn vị (kí hiệu là VTĐV) của một véctơ là véctơ khác ~0 có độ dài bằng 1 (đ.v.đ.d).
Mỗi véctơ là véctơ khác ~0 chỉ có duy nhất một VTĐV.
Dễ thấy, với mỗi véctơ ~v 6= ~0 thì VTĐV ~ev của ~v được xác định theo công thức: ~ev =
1/(|~v|).~v, hay cũng hiểu ~v = |~v|.~ev .
Trong mặt phẳng tọa độ, thì với ~v 6= ( xv , yv ), ta có:
q
~ev = 1/ xv2 + y2v .( xv , yv ).

Trong không gian tọa độ, thì với ~v 6= ( xv , yv , zv ), ta có:


q
~ev = 1/ xv2 + y2v + z2v .( xv , yv , zv ).

véctơ chỉ phương (kí hiệu là VTCP) của một đường thằng d là một véctơ khác ~0 đồng
phương với phương của đường thẳng d. Mỗi đường thẳng có rất nhiều VTCP.

2 Một số ví dụ áp dụng
Bài toán 1. Một tam giác ∆ABC (trong mặt phẳng hay không gian) được cho bởi các tọa
độ các đỉnh.
1/- Viết phương trình đường phân giác trong của góc ∠ BAC.
2/- Viết phương trình đường phân giác ngoài của góc ∠ BAC.

Hướng giải. Đầu tiên viết phương trình các đường thẳng (AB) và (AC), qua A với các
−→ −→
VTCP AB và AC, tương ứng. Chẳng hạn, trong mặt phẳng tọa độ Oxy ta có:

123
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

( AB) : ax + by + c = 0,
( AC ) : a0 x + b0 y + c0 = 0.
Trong SGK Hình 11, người ta dùng công thức

ax + by + c ±( a0 x + b0 y + c0 )
√ = √ .
a2 + b2 a 02 + b 02
Để viết ra hai đường phân giác rồi phải chọn đường nào là phân giác trong, đường
nào là phân giác ngoài (khi B và C khác phía hay cùng phía với nhau đối với đường thẳng
nhận được). Sau đó mới quyết định lấy đường nào làm kết quả.
Còn dùng VTĐV thì ta viết được ngay
1/- Phương trình phân giác trong của góc ∠ BAC là tia qua A với VTCP(từ nay viết
−→ −→ −→ −→
tắt là VTCP) là tổng hai VTĐV của hai véctơ AB và AC là AE1 + AE2 (Hình 1).

2/- Phương trình phân giác ngoài của góc ∠ BAC là tia qua A với VTCP là tổng hai
−→ −→ −→ −→
VTĐV của hai véctơ AB và - AC là AE1 + AE3 (Hình 1).
Trong hình học không gian tọa độ, việc viết các phương trình đường phân giác của
góc tạo bởi hai đường thẳng cắt nhau, mà sử dụng VTĐV thì rất thuận tiện.

Bài toán 2. Một tam giác ∆ABC (trong mặt phẳng hay không gian) được cho bởi các tọa
độ các đỉnh.
1/- Tìm tọa độ tâm các đường tròn nội tiếp của tam giác ∆ABC.
2/- Tìm tọa độ tâm các đường tròn bàng tiếp góc ∠ BAC của tam giác ∆ABC.

Hướng giải.
1/- Dùng VTĐV để viết các phương trình đường phân giác trong của hai góc ∠ BAC
và góc ∠CBA rồi tìm giao của chúng.
2/- Dùng VTĐV để viết phương trình đường phân giác trong của góc ∠ BAC và
đường phân giác ngoài góc ∠CBA rồi tìm giao của chúng.

Bài toán 3. Cho trước hai trục x’Ax và y’By (trong mặt phẳng hay không gian), bởi các
phương trình dạng tham số, chiều của mỗi trục là chiều của VTCP tương ứng của nó,
và điểm gốc của các trục là A và B tương ứng. Các điểm M và N di chuyển trên x 0 Ax và
AM
y0 By tương ứng, sao cho tỷ số đại số = p, với p là một số thực khác 0 cho trước.
BN
1/- Tìm quỹ tích trung điểm I của MN.
2/- Tìm quỹ tích điểm I chia MN theo tỷ số đại số 6= 1, cho trước.

124
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Hướng giải câu 2.


Nếu không dùng VTĐV thì phải kẻ thêm vài đường phụ, phức tạp. Ta hãy sử dụng
VTĐV như sau : Gọi O là điểm chia AB theo tỷ số q, hay
−→ −→ −→ −→
OA = qOB. Khi đó, theo bài ra I M = q I N, nhở hệ thức Charles, ta có:
−→ −→ −→ −→
OI = OA + AM + MI,
−→ −→ −→ −→
qOI = qOB + q BN + q N I.
−→
Trừ hai đẳng thức trên, vế với vế, và gọi độ dài của AM là m, các VTCP của các trục
đã cho là ~ea và ~eb , ta được:
−→ −→ −→ −→
(1 − q)OI = AM − q BN = m~ea − mp~eb = m(~ea − p~eb )OI = m/(1 − q)(~ea − p~eb ).
−→
Đặt f = 1/(1 − q)(~ea − p~eb ). Khi đó,
−→ −→ −→
f hoàn toàn xác định, và OI = m f .
Vậy khi m thay đổi, J sẽ chạy trên đường thẳng cố định qua O với phương
−→ −→ −→
f = 1/(1 − q)(~ea − p~eb ), với điều kiện f 6= ~0, và J cố định tại O nếu f = ~0, Đó
cũng là quỹ tích cần tìm!

Bài toán 4. Cho trước ba đường thẳng a, b và c (trong mặt phẳng hay không gian), và ba
điểm cố định trên chúng là A, B và C, tương ứng. Các điểm M,N và P di chuyển trên các
trục, xuất phát từ A, B và C tương ứng, với các vận tốc ~u, ~v và w
~ tương ứng, sao cho độ
dài của các véctơ vận tốc tỷ số với các số thực α, β, γ khác 0 cho trước.
Tìm quỹ tích trọng tâm G của ∆MNP.

Hướng giải 1 (dùng VTĐV):


Gọi G0 là trọng tâm của tam giác ∆ABC. Khi đó ta có
−→ −→
( G0 G )−→ = ( G0 A)−→ + AM + MG,
−→ −→ −→ −→
G0 G = G0 B + BN + NG,
−→ −→ −→ −→
G0 G = G0 C + CP + PG.
Cộng ba đẳng thức trên, sử dụng tính chất trọng tâm của tam giác, ta thu được :
−→ −→ −→ −→ −→ −→
3G0 G = AM + BN + CP = t~u + t~v + tw = t~u + t~v + tw = αt~ea + βt~eb + γt~ec = t(α~ea + β~eb + γ~ec )

125
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

hay
−→
G0 G = t.1/3(α~ea + β~eb + γ~ec ),
ở đây ~ea , ~eb và ~ec là các VTĐV của các vận tốc ~u, ~v và w
~ tương ứng, và t là tham số (thời
gian).
Rõ ràng là véctơ 1/3(α~ea + β~eb + γ~ec ) không đổi, nên suy ra G chạy trên tia xuất phát
từ G0 theo vận tốc tơ 1/3(α~ea + β~eb + γ~ec ), nếu véctơ này khác ~0, và G ≡ G0 trong trường
hợp ngược lại.
Hướng giải 2 (dùng VTCP):
Gọi G0 là trọng tâm của tam giác ∆ABC. Khi đó ta có :
−→ −→ −→ −→
G0 G = G0 A + AM + MG,
−→ −→ −→ −→
G0 G = G0 B + BN + NG,
−→ −→ −→ −→
G0 G = G0 C + CP + PG.
Cộng ba đẳng thức trên, sử dụng tính chất trọng tâm của tam giác, ta thu được :
−→ −→ −→ −→ −→
3G0 G = AM + BN + CP = t~u + t~v + tw,

hay
−→
G0 G = t.1/3(~u + ~v + w
~ ).
Rõ ràng là véctơ 1/3(~u + ~v + w~ ) không đổi, nên suy ra G chạy trên tia xuất phát từ G0
~ ), nếu VTCP này khác ~0, và G ≡ G0 trong trường hợp ngược
theo vận tốc 1/3(~u + ~v + w
lại.

Bài toán 5. Cho n trục và trên mỗi trục có các gốc Ok (cố định) và điểm Mk di chuyển với
−→
các vận tốc uk không đổi khác ~0, k = 1. . . . .n.
1/- Chứng minh rằng trọng tâm G của hệ điểm Mk chạy trên một đường thẳng d cố
định.
2/- Giả sử ta xét trong không gian tọa độ. Viết phương trình đường thẳng d trong
câu 1/-

Bài toán 6. Cho một tam giác ∆ABC. Các điểm A1 , B1 và C1 chuyển động trên các cạnh
AB, BC và CA tương ứng, sao cho độ dài của AA1 , BB1 và CC1 luôn tỉ lệ với 3 số dương
α, β và γ không đổi. Tìm quỹ tích trọng tâm G1 , của tam giác ∆A1 B1 C1 .

126
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Hướng giải.
−→ −→ −→ −→ −→ −→
Gọi AE A , BEB và CEC lần lượt là các VTĐV của các véctơ AB, BC và CA. Ta cũng gọi
G là trọng tâm tam giác ∆ABC . Khi đó ta có :
−→ −→ −→ −→ −→ −→ −→
GG1 = 1/3( AA1 + BB1 + CC1 ) = t/3(α AE A + β BEB + γCEC ),
ở đây t là giá trị chung của ( AA1 )/α = ( BB1 )/β = (CC1 )/γ.
−→ −→ −→
Đặt ~v = 1/3(α AE A + β BEB γCEC ). Khi đó
+ Nếu ~v 6= ~0 thì quỹ tích là đoạn GG2 xuất phát từ G với VTCP là ~v, trong đó G2
xác định được theo như sau: Để các điểm A1 , B1 và C1 chuyển động trên các cạnh AB,
BC và CA tương ứng, mà không được vượt ra ngoài các cạnh tương ứng, ta phải có:
tα ≤ AB, tβ ≤ BC, và tγ ≤ CA.
Hay ta phải có 0 ≤ t ≤ min( AB/α, BC/β, CA/γ), và như vậy, G2 xác định bởi :
−→ −→ −→ −→
GG2 = tmax /3(α AE A + β BEB + γCEC ),
với tmax = min( AB/α, BC/β, CA/γ).
+ Nếu điểm G1 ≡ G, quỹ tích là tập hợp có đúng một điểm G, (Trường hợp này xảy
ra, chẳng hạn khi α, β và γ tỉ lệ với độ dài ba cạnh AB, BC và CA).
Bài toán 7. Cho một tam giác ∆ABC trong không gian, bởi các tọa độ các đỉnh. Viết
phương trình trục của đường tròn nội tiếp tam giác.

Hướng giải. Sử dụng phương pháp câu 1/- của bài toán 2, viết đường thẳng có VTCP
vuông góc với mặt phẳng của tam giác.
Bài toán 8. Cho hai mặt phẳng giao nhau α và β. Viết phương trình mặt phẳng phân
giác của các góc nhị diện tạo ra bởi các mặt phẳng đã cho.

Hướng giải. Lấy một điểm I trên giao tuyến của hai mặt phẳng đã cho
Viết phương trình mặt phẳng γ đi qua I và vuông góc với giao tuyến.
−→
Từ phương trình giao tuyến của γ với α suy ra VTCP của giao tuyến đó, kí hiêu là v a ,
rồi tính VTĐV của nó là ~ea .
−→
Từ phương trình giao tuyến của γ với β suy ra VTCP của giao tuyến đó, kí hiêu là vb ,
rồi tính VTĐV của nó là ~eb .
−→ −→
Ta tính được tọa độ điểm C và D sao cho IC = ~ea + ~eb và ID = ~ea − ~eb .
Khi đó các mặt phẳng (d,C) và (d,D) là các mặt phẳng cần tìm.
Bài toán 9. Cho một góc tam diện tạo bởi ba tia Sa, Sb và Sc .Viết phương trình đường
thẳng Sd sao cho với mọi điểm trên Sd luôn cách đều các mặt của góc tam diện đã cho.
−→
Hướng giải. Lấy điểm B trên mặt phẳng (Sa,Sb) sao cho SB vuông góc với Sa. Tức là
−→
lúc này SB vừa vuông góc với VTCP của tia Sa vừa vuông góc với VTPT của mặt phẳng
−→
(Sa,Sb). Từ đó có nhiều nghiệm, tọa độ của B, VTĐV của SB được xác định.
−→
Tương tự, ta cũng có điểm C, và VTĐV của SC.
Tổng hai VTĐV cho VTCPcủa góc phẳng nhị diện cạnh Sa. Mặt phẳng tạo vởi hai
VTCP của Sa và VTĐV đó là mặt phẳng phân giác của góc nhị diện cạnh Sa. Tạo thêm
mặt phẳng phân giác của nhị diện Sb nữa, thì giao của hai mặt phẳng đó là đường thẳng
cần tìm.

127
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 10. Trên đường thẳng d cho hai điểm A và B không trùng nhau. Tìm điểm M
−→ −→
sao cho MA. MA = 9MB. MB.

Hướng giải. Có thể có nhiều cách giải. Nhưng sau đây là cách giải dùng VTĐV: (Xem
Hình 5)
−→
Gọi ~e là VTĐV của BC. Khi đó ta có :
−→ −→
MA = MA.~e, MB = MB.~e,
−→ −→
MA. MA = 9MB. MB ⇔ MA2 .~e = 9MB2 .~e ⇔ MA2 = 9MB2 .
−→ −→
Từ đây suy ra M chia AB theo tỉ số 3:1. Nhưng do hai véctơ MA và MB phải cùng
chiều nên M phải là điểm chia ngoài AB theo tỉ số 3:1.

3 Chú ý về véctơ chỉ phương


Khi bài toán không liên quan nhiều đến độ dài, chỉ liên quan đến các tỉ số, ta dùng
VTCP thuận tiện hơn.

Ví dụ 1. Gần với bài toán 4 ở phần 2. Cho trước ba đường thẳng a, b và c (trong mặt
phẳng hay không gian), và ba điểm cố định trên chúng là A, B và C, tương ứng. Các
điểm M,N và P di chuyển trên các trục, xuất phát từ A, B và C tương ứng, với các vận tốc
~ tương ứng. Tìm quỹ tích trọng tâm G của ∆MNP.
~u, ~v và w
Hướng giải.
Dựa vào tính chất của trọng tâm tam giác và dùng VTCP.

Ví dụ 2. Gần với bài toán 5 ở phần 2. Cho n trục và trên mỗi trục có các gốc Ok (cố định)
−→
và điểm Mk di chuyển với các vận tốc uk không đổi, k = 1. . . . .n.
1/- Chứng minh rằng trọng tâm G của hệ điểm { Mk } chạy trên một tia d cố định.
2/- Giả sử ta xét trong không gian tọa độ. Viết phương trình tia d trong cấu 1/-
Hướng giải.
Gọi G0 là trọng tâm của hệ điểm {Ok }. Khi đó, dễ dàng tính được:

−→ n
−→
G0 G = t.1/n. ∑ uk .
i =1

128
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018
n −→
Rõ ràng là véctơ ~v = 1/n ∑ uk không đổi, nên suy ra G chạy trên tia xuất phát từ G0
i =1
theo vận tốc~v, với điều kiệnVTCP ~v này khác ~0.
Ví dụ 3. Cho hai hình bình hành ABCD và ABC1 D1 chung một cạnh và không cùng
nằm trên mặt phẳng. Điểm M và N chạy trên các đoạn AC và BD1 tương ứng, sao cho ta
luôn có AM/AC = BN/( BD1 ). Tìm quỹ tích trung điểm I của MN.

Hướng giải.

−→ −→ −→
Xem Hình 4. Ta chọn các VTCP của AC và BD1 là chính các véctơ đó, ~u = AC và
−→ −→
~v = BD1 . Gọi tỉ số chung của AM/AC = BN/( BD1 ) = t, trong điểm của AB là O. Khi
đó,
−→
OI = t.1/2(~u + ~v), (0 ≤ t ≤ 1).
Từ đây, suy ra quỹ tích điểm I là đoạn thẳng OO1 nối trung điểm của AB và CD1 .

4 Kết luận
Trên đây là một số bài toán cơ bản, và dựa vào đó, ta có thể sáng tạo ra rất nhiều bài
tập cụ thể, mà nếu dùng kiến thức véctơ, đặc biệt là dùng VTĐV hay VTCP có thể giải
quyết một cách nhanh chóng. . .

5 Một số bài tập


Bài 1. Cho hai nửa đường thẳng Ax và By. Điểm M và N chuyển động trên Ax và By
tương ứng.
a/- Giả sử AM/BN=k cho trước (k>0). Chứng minh rằng trung điểm I của MN luôn
chạy trên một nửa đường thẳng cố định.
b/- Giả sử AM/BN=k cho trước (k>0). Chứng minh rằng điểm I chia trong MN theo
tỉ số 1/2 luôn chạy trên một nửa đường thẳng cố định.
c/- Giả sử Ax và By chéo nhau, điểm M và N chuyển động tự do trên Ax và By tương
ứng. Chứng minh rằng trung điểm I của MN luôn thuộc một góc phẳng cố định.
d/- Giả sử Ax và By chéo nhau, điểm M và N chuyển động tự do trên Ax và By
tương ứng. Chứng minh rằng điểm I chia đoạn MN theo tỉ số đại số k luôn thuộc một
góc phẳng cố định.

129
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài 2. Cho một khối tứ diện ABCD, các điểm M,N,P,Q lần lượt di chuyển trên các cạnh
AB,BC,CD và DA tương ứng.
a/- Giả sử ta luôn có AM=BN=CP=DQ. Tìm quỹ tích trọng tâm của hệ bốn điểm
M,N,P,Q .
b/- Giả sử ta luôn có AM/AB=BN/BC=CP/CD=DQ/QA. Chứng minh rằng trọng
tâm của hệ bốn điểm M,N,P,Q là cố định.
c/- Giả sử ta luôn có AM/AB=2BN/BC=3CP/CD=4DQ/QA. Chứng minh rằng
trọng tâm của hệ bốn điểm M,N,P,Q đi chuyển trên một đoạn thẳng cố định.

Bài 3. Cho trong không gian tam giác ∆ABC có các tọa độ là A(0,0,0),B(3,4,0)và C(3,16,5).
a/- Viết phương trình các đường phân giác trong, phân giác ngoài của góc B của
∆ABC.
b/- Tìm tọa độ tâm các đường tròn nội tiếp và bàng tiếp góc B của ∆ABC.
c/- Tìm phương trình trục của đường tròn nội tiếp ∆ABC.

Bài 4. Cho ba đường thẳng phân biệt tùy ý a,b và c. Tìm quỹ tích trọng tâm của tam giác
ABC mà A,B và C thay đổi trên a,b và c tương ứng.

Bài 5. Cho một góc ∠xOy (số đo khác kπ).


a/- Giả sử có một điểm I cố định ở miền trong của góc. Chứng minh rằng tồn tại hai
đoạn thẳng a và b sao cho với mọi đường thẳng d qua điểm I mà cắt Ox và Oy thì ta luôn

a. OB + b.OA = OA.OB,
ở đây, A và B là giao điểm của d với Ox và Oy, tương ứng.
b/- Giả sử tồn tại hai đoạn thẳng a và b sao cho với mọi đường thẳng d cắt Ox và Oy
và a.OB + b.OA = OA.OB, ở đây, A và B là giao điểm của d với Ox và Oy, tương ứng.
Chứng minh rằng đường thẳng d luôn đi qua một điểm cố định ở miền trong của góc
∠xOy.
c/- Giả sử tồn tại hai đoạn thẳng a và b sao cho với mọi đường thẳng d cắt Ox và Oy
và a.OB-b.OA=OA.OB, ở đây, A và B là giao điểm của d với Ox và Oy, tương ứng.
Chứng minh rằng đường thẳng d luôn đi qua một điểm cố định ở miền ngoài của góc
∠xOy.

Tài liệu
[1] Lê Hải Châu (2007), Các bài thi Olympic Toán trung học phổ thông Việt Nam (1990-
2006), NXB Giáo dục.
[2] https://diendantoanhoc.net/topic/166198-oxy-a13-v.
[3] https://youtu.be/mb4K4ZY75vk
[4] https://www.giasuonline.edu.vn/lesson/574/bai-5-truc-toa-o-va-he-truc-toa-o/
[5] Đàm Văn Nhỉ, Trần Trung Tình, Phạm Thị Vi, Phạm Đăng Hải (2013), Bất đẳng thức
cực trị hệ phương trình, NXB Thông tin và truyền thông.

130
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

C ÁC SỐ ĐẶC BIỆT TRONG HỆ THẬP PHÂN


Nguyễn Việt Hải
Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ

Tóm tắt nội dung


Bài viết trình bày một số hệ thức và tính chất của các số repunit và số palindrome viết
trong hệ thập phân, đồng thời giải một số bài toán liên quan tới các số này. Số repunit là
số được viết chỉ bởi các chữ số 1. Số nguyên dương a được gọi là số palindrome (số xuôi
ngược) nếu số a = b với b là số viết ngược thứ tự của số a.

Mở đầu
Giá trị của một số viết trong hệ thập phân có mối liên hệ với giá trị của chữ số và cơ
số 10. Người ta thường xét xem một số viết trong hệ thập phân có là số nguyên tố không,
hay là hợp số (có ước là số nào) ? , có là số chính phương hay là số lũy thừa ? và lúc đó
mối liên hệ của số đó với các chữ số của nó và cơ số 10 như thế nào ?
Do khó tìm ra mối liên hệ tổng quát giữa số nguyên tố với các chữ số của nó trong hệ
thập phân nên người ta đi xét những trường hợp riêng.

1 Số được viết bởi cùng một chữ số. Số repdigit và số


repunit
Định nghĩa 1. Số viết trong hệ thập phân gồm toàn chữ số 1 được gọi là số repunit.
Số được viết trong hệ thập phân bởi cùng một chữ số gọi là số repdigit. Số repdigit
viết trong hệ thập phân bởi n chữ số a được kí hiệu là R( a, n).
Như vậy số repunit được kí hiệu là Rn = R(1, n).
Repdigit 1 được ghép bởi hai từ: repeated (được lặp lại) và digit (chữ số). Repunit
được ghép bởi hai từ: repeated (được lặp lại) và unit (đơn vị).
Bài toán 1. Chứng minh rằng một số nguyên tố được viết bởi chỉ các chữ số 1 trong hệ
thập phân thì số các chữ số của nó phải là số nguyên tố.
Lời giải. Giả sử số nguyên tố p viết trong hệ thập phân gồm s chữ số 1 thì 9p = 10s − 1.
Nếu s = m.n là hợp số với 2 ≤m≤n< s, thì ta có

9p = 10s − 1 = (10m )n − 1 = (10m − 1)(10mn−m + · · · + 10m + 1).

Vì số 10m − 1 = 9k với k > 1 thì số p = k (10mn−m + · · · + 10m + 1) là hợp số, trái giả
thiết. Vậy số s phải là số nguyên tố.
1 Nhà toán học A.H. Beiler là người đầu tiên đặt tên và nghiên cứu số nguyên tố repunit.

131
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 2. Cho số nguyên tố p lớn hơn 5. Chứng minh rằng:


a) Số m được viết bởi p chữ số 1 trong hệ thập phân thì m không chia hết cho p, hay
là R p không chia hết cho p.
b) Số n được viết bởi p - 1 chữ số 1 trong hệ thập phân thì n chia hết cho p, hay là
R p−1 chia hết cho p.

Lời giải. Từ giả thiết với ( p, 10) = 1 thì p là ước của 10(10 p−1 − 1) = 10 p − 10.
a) Theo giả thiết 9m = 10 p − 1 = 10 p − 10 + 9. Từ đó nếu p là ước của m thì p là ước
của 9, trái với điều kiện p > 5. Khi p = 3 thì R3 = 111 = 3.37.
b) Do ( p, 9) = 1 thì 9p là ước của 10 p−1 − 1 nên p là ước của số viết bởi p - 1 chữ số 1.

Bài toán 3. Chứng minh rằng các số repunit có những tính chất sau:
a) R2n chia hết cho 11, R3n chia hết cho 3.37 = 111, R4n chia hết cho 101, R5n chia hết
cho 41.271, R6n chia hết cho 7.13 = 91, R7n chia hết cho 239.4649 , R8n chia hết cho 73.137
,. . . .
b) 9Rn + 1 = 10n .
c) Rn+1 = 10Rn + 1 = 11Rn − 10Rn−1 = Rn + 10n .
d) ( Rn , Rn+1 ) = 1.
e) Rn+m = 10m Rn + Rm , hay là Rk = 10k−n Rn + Rk−n với k ≥ n + 1.
Nói riêng, R2n = 10n Rn + Rn = Rn (10n + 1).
Tổng quát có
Rmn = Rn (1 + 10n + 102n + · · · + 10(m−1)n ),
suy ra Rmn chia hết cho Rn .
g) Nếu số m không là bội của 2, của 5 thì tồn tại số repunit Rn chia hết cho m.
h) Mỗi số nguyên dương a biểu diễn được trong dạng a = c1 R1 + c2 R2 + c3 R3 + · · · +
cn Rn , trong đó 0 ≤ ci ≤ 9, hay là a = R(c1 , 1) + R(c2 , 2) + · · · + R(cn , n).
Lời giải.
a) Sử dụng tiêu chuẩn chia hết trong hệ thập phân.
b) Do 9Rn = 10n − 1.
c) Có Rn+1 = 10Rn + 1 = 11Rn − Rn−1 = 11Rn − 10Rn−1 và 10Rn + 1 = Rn + 9Rn +
1 = Rn + 10n − 1 + 1 = Rn + 10n .
d) Ta có ( Rn , Rn+1 ) = ( Rn , 10Rn + 1) = ( Rn , 1) = 1.
e) Rn+m = 10m Rn + Rm .
Ta có Rmn = Rn + 10n Rn + 102n Rn + · · · + 10(m−1)n Rn = Rn (1 + 10n + 102n + · · · +
10 −1)n ).
( m

g) Xét dãy R1 = 1, R2 = 11, R3 , . . . , Rm+1 . Nếu trong dãy này có Rn chia hết cho m thì
chứng minh xong.
Nếu trong dãy này bất kì Rn chia hết cho m đều có dư khác 0 thì tồn tại ít nhất hai số
có cùng số dư, chẳng hạn là Rn và Rk với 1 ≤ n < k ≤ n + 1 theo nguyên lí Dirichlet, lúc
đó hiệu Rn − Rk = 10k−n Rk−n chia hết cho m, mà (m, 10) = 1 nên Rk−n chia hết cho m.
h) với mỗi số nguyên dương a = an an−1 . . . a2 a1 với an > 0, có n chữ số ta chọn số
an Rn lớn nhất sao cho an Rn ≤ a. Cụ thể như sau. Nếu a = an Rn thì chứng minh xong.
Nếu an < an−1 hoặc an = an−1 = · · · = a j < a j−1 thì chọn cn = an , nếu an > an−1
hoặc an = an−1 = · · · = a j > a j−1 thì chọn cn = an − 1 với an ≥ 1. Sau khi chọn cn như
trên ta chuyển về chọn cn−1 của số a − an Rn > 0 mà a − an Rn có ít hơn n chữ số, tiếp tục
như thế đến khi chọn c1 .

132
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 4. Chứng minh rằng các số repunit có những tính chất sau:
a) Rn+1 Rm = Rn+m + 10Rn Rm−1 ;

b) Rn+1 Rn+m − Rn Rn+m+1 = 10n Rm ;

c) R2n+m = 10m R2n + R2n+m Rm , hay là R2k = 10k−n R2n + Rk+n Rk−n với m + n = k;

d) R2n+1 = 10n + Rn+2 Rn = 10R2n + R2n+1 = 100R2n−1 + 11R2n ;

e) R2n+1 = R2n+1 + 10R2n−1 + 102 R2n−3 + 103 R2n−5 + · · · + 10n−1 R3 + 10n ;

Lời giải.
Sử dụng Bài toán 3.
a) Ta có Rn+1 Rm − Rn+m = Rn+1 Rm − (10m Rn + Rm ) = Rm ( Rn+1 − 1) − 10m Rn =
10Rn Rm − 10m Rn = 10Rn ( Rm − 10m−1 ) = 10Rn Rm−1 .
b) Rn+1 Rn+m − Rn Rn+m+1 = Rn+1 (10m Rn + Rm ) − Rn (10m Rn+1 + Rm ) = Rm ( Rn+1 −
Rn ) = 10n Rm .
c) R2n+m = (10n Rm + Rn )2 = 102n R2m + 2.10n Rm Rn + R2n

= 10n R2m + 10n (10n − 1) R2m + 2.10n Rm Rn + R2n = 10n R2m + 10n .9Rn R2m + 2.10n Rm Rn + R2n .
(∗)
Biến đổi tiếp:

10n .9Rn R2m + 2.10n Rm Rn + R2n = 10n Rm Rn (9Rm + 2) + R2n

= 10n Rm Rn (10m + 1) + R2n = 10n Rn (10m Rm + Rm ) + R2n


= 10n Rn R2m + R2n = Rn (10n R2m + Rn ) = Rn Rn+2m
theo Bài toán 3 c.
Thay vào (*) được R2n+m = 10n R2m + Rn Rn+2m = 10k−m R2m + Rk+m Rk−m.
d) Trong c) cho m = 1 được

R2n+1 = 10R2n + R2n+1 = 10(10R2n−1 + R2n−1 R1 ) + 11R2n − 10R2n−1 = 100R2n−1 + 11R2n .

e) Trong c) cho m = 1 được

R2n+1 = 10R2n + R2n+1 = R2n+1 + 10(10R2n−1 + R2n−1 ) = R2n+1 + 10R2n−1 + 102 R2n−1 = · · · = R2n+1 + 10R

Nhận xét 1. Từ công thức Rn+1 = 11Rn − 10Rn−1 với bất kì số n ≥ 2, trong đó R1 =
1, R2 = 11, ta thấy dãy số Rn là trường hợp riêng của dãy số Un+1 = aRn − bRn−1 với bất
kì số n ≥ 2, trong đó U1 và U2 cho trước, nên có thể rút ra nhiều hệ thức của Rn , dãy số
với số hạng là tổng các số nguyên.

Ví dụ 1. 3578 = 3.1111 + 245 = 3.1111 + 2.111 + 23 = 3.1111 + 2.111 + 2.11 + 1 =


3333 + 222 + 22 + 1.

Ví dụ 2. 78532 = 7.11111 + 755 = 7.11111 + 6.111 + 89 = 7.11111 + 6.111 + 8.11 + 9 =


77777 + 666 + 88 + 9.

Ví dụ 3. 103 R22 + R7 R3 = 112 .1000 + 111.1111111 = 121000 + 123333321 = 123454321 =


R25 = 111112 .

133
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Ví dụ 4. R24 = R7 + 10R5 + 100R3 + 1000 = 1111111 + 111110 + 11100 + 1000 =


1234321 = 11112 .
Nhận xét 2. Đặt R p là số được viết trong hệ thập phân gồm p chữ số 1 với p là số nguyên
tố thì R p có thể là số nguyên tố hoặc là hợp số. Chẳng hạn, số 11 là số nguyên tố, số
R3 = 111 = 3.37 là hợp số, số R p là số được gồm 641 chữ số 1 có ước số là 1283.
Với p < 10000 thì đến năm 2010 ta mới biết 5 số nguyên tố repunit R p khi p bằng
2.19.23.317.1031,
Các số repunit được tìm ra gần đây tương ứng với các số gần như nguyên tố, tức là
nhiều khả năng là số nguyên tố (probable prime): p = 49081 (năm 1999 bởi H.Dubner),
p = 86453 (năm 2000 bởi Lew Baxter), p = 109297 (năm 2007 bởi H.Dubner và Paul Bour-
delais), p = 270343 (tháng 12 năm 2010 bởi H.Dubner và Robert Price). - Đã biết rằng khi
p là số nguyên tố khác 2, 19, 23, 317, 1031 thì các số Rp là các hợp số với 2 < p < 10000.
Chẳng hạn: “ Chẳng hạn:
R3 = 3.37, R5 = 41.271, R7 = 239.4649, R11 =
21649.513239, R1 3 = 53.79.265371653, R17 = 2071723.5363222357, R29 =
3191.16763.43037.62003.77843839397.
Nếu R p có ước số nhỏ nhất là d, ta kí hiệu là R p ((d)) với 29 < p < 100:
R31 ((2791)), R37 ((2028119)), R41 ((83)), R43 ((173)), R47 ((35121409)), R53 ((107)), R59 ((2559647
có ước số gồm 30 chữ số thập phân, R73 ((12171337159)), R79 ((317)), R83 ((3367147378267)), R89 ((49786
Ta biết R(6, n)2 = R(4, n).R(9, n) và R(3, n)3 + R(4, n)3 + R(5, n)3 = R(6, n)3 .
Ta không biết có vô hạn chăng các số nguyên tố trong dãy số R p được viết bởi chỉ các
chữ số 1: 11; 111; 1111; 11111;. . . .

2 Số palindrome
Định nghĩa 2. Cho số nguyên dương a = an an−1 . . . a1 a0 với an > 0 (có thể a0 = 0), ta
gọi số viết ngược của số a là số b = a0 a1 . . . an−1 an , tức là khi viết các chữ số của số a theo
thứ tự ngược lại thì được số b. Số palindrome a được gọi là số palindrome (palindromic
number, số xuôi ngược, số đối xứng) nếu số a = b với b là số viết ngược của số a, tức là
số palindrome có dạng
a = an an−1 . . . a1 a0 với a0 = an > 0, as = an−s với s bằng 0, 1, . . . , n.
Chẳng hạn, các số sau là số palindrome: 0; 3; 22; 121; 34543; 345543; . . .
Số repunit và repdigit là các số palindrome đặc biệt.
Người ta cũng sử dụng palindrome để chỉ một chữ viết xuôi hoặc viết ngược đều
như nhau, chẳng hạn như chữ MOM, NON, TIT, CAC, COOC, PEP,. . . Chữ palindrome
lần đầu tiên được nhà biên kịch Ben Jonson dùng vào thế kỉ XVII khi ghép hai từ gốc Hy
Lạp là palin (ngược lại) và dromos (di chuyển, chạy, chảy).
Bài toán 5. Chứng minh rằng các số palindrome có những tính chất sau:
a) Mỗi số palindrome gồm số chẵn chữ số thì chia hết cho 11 nên nó là hợp số.
b) Số (10n + 1)2 = 10 . . . 020 . . . 01 và số (2.10n + 2)2 = 40 . . . 080 . . . 04 đều là số
palindrome chính phương có 2n + 1 chữ số, suy ra tồn tại vô hạn số palindrome chính
phương gồm một số lẻ chữ số. Số (102n + 10n + 1)2 = 10 . . . 020 . . . 030 . . . 20 . . . 01 là số
palindrome chính phương có 4n + 1 chữ số.
c) với a + b ≤ 9 thì tổng R( a, n) + R(b, n) = R( a + b, n) là số palindrome.
d) với n ≤ m và n ≤ 9 thì tích Rm Rn là số palindrome gồm m + n − 1 chữ số dạng
123 . . . (n − 1)n . . . n(n − 1) . . . 321, trong đó số các chữ số n ở giữa là m − n + 1 chữ số.

134
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Nói riêng, với n ≤ 9 thì R2n = 123 . . . (n − 1)n(n − 1) . . . 321 là số palindrome chính
phương. R1 02 = 123456789010987654321 là số palindrome chính phương.

Lời giải.
a) với số palindrome A = a2n a2n−1 . . . a2 a1 ta thấy B = a1 − a2 + a3 − a4 + · · · +
(−1)s+1 as + · · · + a2s−1 − a2 n = 0 vì as+1 = an−s với s bằng 0, 1, . . . , n − 1, do đó số B chia
hết cho 11 nên số A chia hết cho 11.
b) Số (10n + 1)2 = 102n + 2.10n + 1 = 10 . . . 020 . . . 01 và số (2.10n + 2)2 = 4.102n +
8.10n + 4 = 40 . . . 080 . . . 04 đều là số palindrome chính phương, trong đó có n − 1 chữ
số 0 ở giữa chữ số 1 và chữ số 2, ở giữa chữ số 4 và chữ số 8.
Số (102n + 10n + 1)2 = 104 n + 2.103 n + 3.102n + 2.10n + 1 =
10 . . . 020 . . . 030 . . . 20 . . . 01 là số palindrome chính phương có 4n + 1 chữ số, trong đó
có n − 1 chữ số 0 ở giữa chữ số 1 và chữ số 2, ở giữa chữ số 2 và chữ số 3.
c) Ta viết tích R7 R3 = 123333321 trong dạng phép tính nhân như sau.

1 1 1 1 1 1 1
× 1 1 1
− − − − − − − −
1 1 1 1 1 1 1
1 1 1 1 1 1 1 0
1 1 1 1 1 1 1 0 0
− − − − − − − −
1 2 3 3 3 3 3 2 1
Khi viết tích Rm Rn trong dạng như trên ta thấy phép cộng có n dòng và do n ≤ 9 nên
ở dòng cuối cùng, tức là kết quả của phép cộng này, có m + n − 1 chữ số, các chữ số từ
đầu phải sang trái tăng dần từ 1, 2, . . . đến n, còn các chữ số từ đầu trái sang phải tăng
dần từ 1, 2,. . . đến n, số các chữ số n ở giữa là m + n - 1 - (2n - 2) = m - n + 1 chữ số.

Bài toán 6. Chứng minh rằng:


Số các số palindrome không lớn hơn 102n bằng 2.10n − 1;
Số các số palindrome không lớn hơn 102n−1 bằng 10n + 10n−1 − 1.
Lời giải. Các số palindrome gồm một, hai, ba, bốn, năm, sáu chữ số tương ứng có dạng
b, aa, aba, abba, abcba, abccba với 1 ≤ a ≤ 9, 0 ≤ b ≤ 9, 0 ≤ c ≤ 9.
Do chữ số a ở đầu bên phải và ở đầu bên trái lấy 9 giá trị, các số nằm giữa lấy 10 giá trị
nên số các số palindrome gồm 2n chữ số bằng 9.10n−1 với n ≥ 1, số các số palindrome
gồm 2n − 1 chữ số bằng 9.10n với n ≥ 1. Từ đó chứng minh bằng quy nạp ta tìm được số
các số palindrome không lớn hơn 102n và không lớn hơn 102n − 1.

Bài toán 7. Chứng minh rằng số nguyên tố lớn hơn 11 viết trong hệ thập phân có chữ số
tận cùng bên trái và chữ số tận cùng bên phải là chữ số 1 còn mọi chữ số khác là chữ số
n
0 thì nó có dạng 102 + 1.
Lời giải. Giả sử số palindrome p viết trong hệ thập phân có dạng p = 10s + 1.

Nếu s là số lẻ thì p = 10s + 1 chia hết cho 11 khi áp dụng dấu hiệu chia hết cho 11,
lúc đó p là hợp số khi s > 1.
n m
Nếu s = 2n m với m là số lẻ lớn hơn 1 và n là số palindrome thì ta thấy p = (102 ) + 1
n
có ước thực sự là 102 + 1 > 1, do đó nếu p là số nguyên tố thì số mũ s chỉ có thể là tích
của các số 2.

135
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 8. Tìm mọi số nguyên tố có ít hơn năm chữ số mà không thay đổi giá trị khi
viết các chữ số của nó theo thứ tự ngược lại (số palindrome nguyên tố).

Lời giải. Theo tính chất c) của số palindrome nguyên tố thì số chữ số của nó là số lẻ (trừ
số 11) nên ta chỉ xét các số palindrome nguyên tố có ba chữ số.
Số có ba chữ số dạng aba là số nguyên tố thì chữ số tận √ cùng chỉ có thể là 1, 3, 7, 9.
Một hợp số có ba chữ số thì nó có ước số nguyên tố p < 1000< 32. Loại bỏ mọi số có
tổng các chữ số là bội của 3. Áp dụng kết quả của Bài toán 3 ta loại bỏ mọi số có 2a − b
chia hết cho 11; loại bỏ mọi số có 5a − 2b chia hết cho 7; loại bỏ mọi số có a + b chia hết
cho 13; loại bỏ mọi số có 9a − 5b chia hết cho 17; loại bỏ mọi số có 5a + 2b chia hết cho 19;
loại bỏ mọi số có 4a + 7b chia hết cho 23; loại bỏ mọi số có 10a + 3b chia hết cho 29; loại
bỏ mọi số có 10a − 3b chia hết cho 31. Các số có ba chữ số thỏa mãn đề bài là 101, 131,
151, 181, 191, 313, 353, 373, 383, 727, 757, 787, 797, 919, 929.

Bài toán 9. Tìm số chính phương là số palindrome (số xuôi ngược) có ít hơn sáu chữ số.
Lời giải. Số xuôi ngược chính phương có một chữ số là 1, 4, 9.
Số xuôi ngược hai chữ số có dạng aa = 11a nhưng a không chia hết cho 11, do đó số
aa không là số chính phương. Số xuôi ngược gồm ba chữ số có dạng aba = n2 thì a chỉ có
thể là 1, 4, 5, 6, 9. với a = 1 có 100 ≤ n2 < 200 nên 10 < n < 15 mà n chỉ tận cùng bởi 1
hoặc 9 , suy ra n = 11. Tiếp tục xét như thế có 222 = 484, 262 = 676.
Số xuôi ngược gồm bốn chữ số có dạng abba = n2 thì n2 = 11(91b + 10a) nên n là bội
của 11.
Đặt n = 11m thì có 11m2 = 91b + 10a = 121b − 11(3a − b) + 3a − b, suy ra 3a − b là
bội của 11.
Do −9 ≤ 3a − b ≤ 27 nên chỉ xảy ra 3a − b bằng 0, 11, 22. với 3a = b thay vào đẳng
thức trên có 11m2 = 121a nên m2 = 11a, mà a < 11, không xảy ra.
Với 3a = b + 11 thay vào đẳng thức trên có m2 = 11a − 10 ≤ 99 − 10 = 89, suy ra
m < 10. Mặt khác 11a − 11 = m2 − 1 hay là 11( a − 1) = (m − 1)(m + 1), mà m < 10 nên
11 không thể là ước của m − 1 hoặc của m + 1.
Với 3a = b + 22 thay vào đẳng thức trên có m2 = 11( a − 2) + 2, hơn nữa m2 <
99 − 20 = 79, suy ra m < 9. Mặt khác m2 − 2 = 11( a − 2) phải chia hết cho 11, điều này
không xảy ra.
Số xuôi ngược gồm năm chữ số có dạng abcba = n2 thì a chỉ có thể là 1, 4, 5, 6, 9.
Với a = 1 có 10000 ≤ n2 < 20000 nên 100 < n < 142 mà n chỉ tận cùng bởi 1 hoặc 9 ,
suy ra n có thể là 101, 109, 111, 119, 121, 129, 131, 139, 141. Kiểm tra các số trên có nghiệm
là 1012 = 10201, 1112 = 12321, 1212 = 14641.
Với a = 4 có 40000 ≤ n2 < 50000 nên 200 < n < 224 mà n chỉ tận cùng bởi 2 hoặc
8 , suy ra n có thể là 202, 208, 212, 218, 222. Kiểm tra các số trên có nghiệm là 2022 =
40804, 2122 = 44944.
Với a = 5 có 50000 ≤ n2 < 60000 nên 224 < n < 245 mà n chỉ tận cùng bởi 5, suy ra n
có thể là 225, 235. Kiểm tra các số trên không có nghiệm.
Với a = 6 có 60000 ≤ n2 < 70000 nên 244 < n < 265 mà n chỉ tận cùng bởi 4 hoặc 6 ,
suy ra n có thể là 246, 254, 256, 264. Kiểm tra các số trên có nghiệm là 2642 = 69696.
Với a = 9 có 90000 ≤ n2 < 100000 nên 300 < n < 317 mà n chỉ tận cùng bởi 3 hoặc 7 ,
suy ra n có thể là 303, 307, 313. Kiểm tra các số trên có nghiệm là 3072 = 94249.

Bài toán 10. Lấy một số nguyên dương gồm hai chữ số bất kì, đem cộng số đó với số
viết ngược của nó, lại cộng số nhận được với số viết ngược của nó, cứ lấy tổng liên tiếp

136
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

như thế, chứng minh rằng đến lúc nào đó sẽ nhận số palindrome.

Lời giải. Gọi số ban đầu là a = cd thì số viết ngược của nó là b = dc.
- với c + d ≤ 9 thì tổng a + b là số gồm hai chữ số giống nhau là c + d nên a + b là số
palindrome.
- với c + d = 10 thì tổng a + b = 110, lấy tổng lần nữa được 110 + 011 = 121 là số
palindrome.
- với c + d = 10 + e với 1 ≤ e ≤ 8 thì tổng cd + dc = 1(e + 1)e.
Xét các trường hợp sau.
Nếu e = 1 thì tổng đó bằng 121 (đúng).
Nếu 2 ≤ e ≤ 3 thì 2(e + 1) ≤ 9 nên 1(e + 1)e + e(e + 1)1 = (e + 1)(2e + 2)(e + 1)
(đúng).
Nếu 4 ≤ e ≤ 6 và e = 8 thì tính theo sơ đồ sau, trong đó mũi tên chỉ ra việc lấy tổng
của số đứng trước mũi tên với số viết ngược của nó:
a) 154 → 605 → 1111 (đúng).
b) 165 → 726 → 1353 → 4884 (đúng).
c) 176 → 847 → 1595 → 7546 → 14003 → 44044 (đúng).
d) 198 → 1089 → 10170 → 17271 (đúng).
Nếu e = 7 ta có số 187, cần thực hiện sau 23 lần lấy tổng thì được số palindrome là
8813200023188.

Nhận xét 3. Số palindrome nguyên tố nhỏ nhất có đủ 10 chữ số là 1023456987896543201.


Xem số palindrome chính phương có một số lẻ chữ số ở Bài toán 5 và số palindrome
chính phương có ít hơn 6 chữ số ở Bài toán 9. Một số các số palindrome chính phương
nhiều hơn 5 chữ số là: 8362 = 698896, 10012 = 1002001, 20022 = 4008004, 22852 = 5221225,
26362 = 6948496.
Người ta chỉ tìm được không nhiều các số palindrome chính phương có một số chẵn
chữ số như:
8362 = 698896, 7986442 = 637832238736, 640306482 = 4099923883299904,
831631154862 = 6916103777337773016196 gồm 22 chữ số và 4040997647536659812 =
163296619873968186681869378916692361 gồm 36 chữ số.
Kí hiệu số các số palindrome nguyên tố nhỏ hơn 10r là p(10r ), người ta đã tìm được
p(10) = 4, p(102 ) = 5, p(103 ) = 20, p(105 ) = 113, p(107 ) = 781, p(109 ) = 5953.
- Giả thuyết về tạo số palindrome:

Lấy một số palindrome bất kì, đem cộng số đó với số viết ngược của nó, lại cộng số
nhận được với số viết ngược của nó, cứ lấy tổng liên tiếp như thế đến lúc nào đó sẽ nhận
số palindrome.
Hiện nay chưa ai chứng minh được giả thuyết này với số đầu tiên nhiều hơn hai chữ
số tùy ý.

Ví dụ 5. Lấy số 3462 + 2643 = 6105, lấy 6105 + 5016 = 11121, lấy 11121 + 12111 = 23232 là
số palindrome.
Lấy số 1359 + 9531 = 10890, lấy 10890 + 09801 = 20691, lấy 20691 + 19602 = 40293, lấy
40293 + 39204 = 79497 là số palindrome.

Ví dụ 6. Các số gồm ba chữ số dạng acb, acdb với a + b ≤ 9, c + d ≤ 9 khi lấy tổng sau
một bước sẽ được số palindrome.

137
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Ví dụ 7. Lấy số 89 + 98 = 187, lấy 187 + 781 = 968, lấy tổng như thế tất cả 24 lần sẽ được
số palindrome là 8813200023188, nhưng với số 196 sau khi thực hiện 1000 bước vẫn chưa
được số palindrome !
Năm 1996 các nhà toán học M. Harminc và R. Sotak đã chứng minh rằng:
Cấp số cộng các số nguyên dương ak = a0 + kd với k bằng 0, 1, 2,. . . chứa vô hạn số
palindrome khi và chỉ khi số a0 hoặc số d không chia hết cho 10.
Ba số palindrome nguyên tố lớn nhất đã biết đến nay là:
Số 10474500 + 999.10237249 + 1 gồm 474501 chữ số tp, số
10390636 + 999.10195317 + 1 gồm 390637 chữ số tp và số 10362600 + 666.10181299 + 1 gồm
362601 chữ số thập phân, do Serge Batalov tìm ra vào tháng 11 năm 2014.
n
Ta không biết có vô hạn chăng các số nguyên tố trong dãy số Tn = 102 + 1 với n = 1,
2, 3, 4,. . . , nhưng biết T1 = 102 + 1 = 101 là số nguyên tố, còn các số sau là hợp số:
T2 = 104 + 1 = 73.137, T3 = 108 + 1 = 17.5882353, T4 = 1016 + 1 có ước số là 353,
T5 = 1032 + 1 có ước số là 19841, T6 = 1064 + 1 có ước số là 1265011073,
T7 = 10128 + 1 có ước số là 257, T8 = 10256 + 1 có ước số là 10753.

Tài liệu
[1] Beiler A.H., Recreations in the Theory of Numbers. The Queen of Mathematics En-
tertains, Dover Publications, Inc. 1966.
[2] Sierpinski W., Elementary Theory of Numbers. North-Holland, Amsterdam, PWN-
Polish Scientific Publishers.Warszawa. 1988.
[3] Samuel Yates., Repunits and Repetendes. Michigan University.1982.3), NXB Giáo
dục.

138
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH GIẢI PHƯƠNG TRÌNH


Đinh Thị Thu Hà
Trường THPT Trung Sơn, TP Tuyên Quang

Tóm tắt nội dung

Chuyên đề về phương trình, bất phương trình và hệ đại số có vị trí rất đặc biệt trong
toán học, không chỉ là đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đại số mà còn là công cụ đắc
lực trong nhiều lĩnh vực của giải tích, hình học, lượng giác và ứng dụng.
Trong các kỳ thi học sinh giỏi Toán quốc gia, tuyển sinh đại học và Olympic Toán sinh
viên thì các bài toán liên quan đến giải phương trình và hệ phương trình cũng hay được
đề cập và được xem như là những dạng toán thuộc loại khó. Ngoài những phương pháp
truyền thống để giải phương trình và hệ phương trình, nhiều đề thi học sinh giỏi Toán
quốc gia, Olympic Toán khu vực và quốc tế thường hay đề cập đến các lớp phương trình
và hệ phương trình giải bằng phương pháp so sánh. Đó là lớp các các bài toán mà ẩn cần
tìm là những hệ số của đa thức chưa biết, những dạng phương trình mà vế phải và vế
trái không thuộc cùng một loại hàm, chẳng hạn như vế trái là biểu thức đại số còn vế
phải thì là các biểu thức lượng giác, mũ, logarit,. . .

1 Một số lớp phương trình bằng phương pháp so


sánh
Bài toán 1. Giải phương trình
√ p √ 1
x+ y−1+ z−2 = ( x + y + z ).
2
Bài giải. Điều kiện: x ≥ 0, y ≥ 1, z ≥ 2.
Áp dụng bất đẳng thức AM- GM, ta có
√ √ x+1
x= x.1 ≤ ,
2
( y − 1) + 1
p q
y−1 = (y − 1).1 ≤ ,
2
√ q
( z − 2) + 1
z − 2 = (z − 2).1 ≤ .
2
Suy ra
√ p √ 1
x+ y−1+ z−2 ≤ ( x + y + z ).
2

139
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

x = 1

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi y = 2

z=3

Vậy nghiệm của phương trình (1; 2; 3).
Bài toán 2. Giải phương trình
p4

4

4
1 − x2 + 1 − x + 1 + x = 3.

Bài giải. Điều kiện: −1 ≤ x ≤ 1.


Áp dụng bất đẳng thức AM- GM, ta có
q√ √ √
p
4
√ 1−x+ 1+x
1− x2 = 1 − x. 1 + x ≤ ,
2


4
q√
1−x+1
1−x = 1 − x.1 ≤ ,
2


4
q√
1+x+1
1+x = 1 + x.1 ≤ .
2
Suy ra p
4

4

4
√ √
1 − x2 + 1−x+ 1+x ≤ 1+ 1−x+ 1 + x. (1.1)
Mặt khác
√ q
(1 − x ) + 1
1−x = (1 − x ).1 ≤ ,
2
√ q
(1 + x ) + 1
1 + x = (1 + x ).1 ≤ .
2
Suy ra √ √
1+ 1−x+ 1 + x ≤ 3. (1.2)
Từ (1.1),(1.2) suy ra p
4

4

4
1 − x2 + 1 − x + 1 + x ≤ 3.
√ √
 1−x = 1+x

Đẳng thức xảy ra ⇔ 1 − x =1 ⇔ x = 0.

1+x =1

Vậy nghiệm phương trình là x = 0.
Bài toán 3. Giải phương trình
p p
x2 + x − 1 + − x2 + x + 1 = x2 − x + 2. (1.3)
(
x2 + x − 1 ≥ 0
Bài giải. Điều kiện:
− x2 + x + 1 ≥ 0
Áp dụng bất đẳng thức AM- GM, ta có
p ( x 2 + x − 1) + 1
x2 + x − 1 ≤ ,
2
p (− x2 + x + 1) + 1
− x2 + x + 1 ≤ ,
2

140
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

suy ra p p
x2 + x − 1 + − x2 + x + 1 ≤ x + 1. (1.4)
Từ (1.3),(1.4) ta có

x2 − x + 2 ≤ x + 1 ⇔ ( x − 1)2 ≤ 0 ⇔ x = 1.

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 1.


Bài toán 4. Giải phương trình
p
4
x2 + 1 = 1 − sin4 x. (1.5)

Bài giải. Với(mọi thuộc tập xác định


( ta luôn có VT(1.5) ≥ 1 và VP(1.5) ≤ 1. Do đó
VT(1.5) = 1 x2 + 1 = 1
(1.5) ⇔ ⇔ p4 ⇔ x = 0.
VP(1.5) = 1 1 − sin4 x = 1
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = 0.
Bài toán 5. Giải phương trình

2sin5 x + 3cos3 x = 5. (1.6)

Bài giải. Với mọi x thuộc tập xác định R ta luôn có


(
2sin5 x ≤ 2.1
⇔ VT(1.6) ≤ 2 + 3 = 5 = VP(1.6)
3cos3 x ≤ 3.1

Dấu đẳng thức trong đánh giá trên xảy ra khi và chỉ khi
(
sin5 x = 1
cos3 x = 1

Do đó
( (
sin5 x = 1 sin x = 1
(1.6) ⇔ ⇔ ⇔ sin2 x + cos2 x = 2 (vô lí).
cos3 x = 1 cos x = 1

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.


Bài toán 6. Giải phương trình

4| x| + 2| x| = 4x + 2.

Bài giải. Theo bất đẳng thức Bernouli thì

tα + α − 1 > αt, ∀t > 1, α > 1.

Suy ra 2x ≥ x + 1, 4x ≥ 3x + 1 khi x ≥ 1 và
(
2x ≤ x + 1
khi x ∈ [0; 1)
4x ≤ 3x + 1

Khi x < 0 thì VT < VP.


Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = 0 và x = 1, từ đó suy ra phương trình có nghiệm
x = 0, x = 1.

141
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 7. Giải phương trình

41+ x + 41− x = 2x + 2− x + 31+ x + 31− x .

Bài giải. Sử dụng bất đẳng thức: Với a > b > 1 thì

a x + a− x ≥ b x + b− x , ∀ x ∈ R. (1.7)

Thật vậy, ta có

(1.7) ⇔ ( a x − b x ) + a− x − b− x ≥ 0

 
x x 1
⇔ ( a − b ) 1 − x x ≥ 0.
a b

1
Nếu x > 0 thì ( a x − b x ) > 0; 1 − > 0.
( ab) x
1
Nếu x < 0 thì ( a x − b x ) < 0; 1 − < 0.
( ab) x
Nếu x = 0 thì ta nhận được đẳng thức.
Áp dụng vào bài toán đã cho, ta có

4 x + 4− x ≥ 2 x + 2− x
4 x + 4− x ≥ 3 x + 3− x

Do vậy 4 [4x + 4− x ] ≥ 2x + 2− x + 3 (3x + 3− x ) .


Dấu đẳng thức xảy ra khi x = 0. Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 0.

Bài toán 8. Giải phương trình

6x − x2 − 2 = | x − 1| + | x − 2| + |2x − 3| + |4x − 13|. (1.8)

Bài giải. Với mọi x ∈ R, ta luôn có

VP(1.8) = | x − 1| + | x − 2| + |2x − 3| + |4x − 13|

≥ | x − 1 + x − 2 + 2x − 3 + 13 − 4x | = 7.
Xét VT (1.8) = 7 − ( x − 3)2 ≤ 7, ∀ x ∈ R nên (1.8) tương đương với
( (
VT(1.8) = 7 7 − ( x − 3)2 = 7

VP(1.8) = 7 | x − 1| + | x − 2| + |2x − 3| + |13 − 4x | = 7

⇔ x = 3.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = 3.

Bài toán 9. Giải phương trình

3
cos x + cos y − cos ( x + y) = . (1.9)
2

142
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài giải. Ta có
x+y x−y x+y
VT(1.9) = 2 cos cos − 2cos2 +1
" 2 2 2 #
x−y 2 −

3 1 x+y x y
= − 2 cos − cos + sin2
2 2 2 2 2
3
≤ = VP(1.9).
2

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi


2
x−y x−y

x+y
2 cos − cos + sin2 = 0.
2 2 2

Ta có
x−y x−y
 2 cos x + y − cos x − y = 0
  

 cos =1  cos
 = −1
2 2 ⇔ 2 ⇔ 2
 sin x − y = 0 
 cos
x+y
=
1
 cos
 x+y
=−
1
2 2 2 2 2
x−y x−y
 
 = k2π, k ∈ Z 
 = π + k2π, k ∈ Z
⇔ 2 ⇔ 2
x+y π x+y 2π
 = ± + l2π, l ∈ Z 
 =± + l2π, l ∈ Z
2 3 2 3

  π
 x= + 2 (l + k) π, k, l ∈ Z
3
 π
  y = + 2 (l − k) π, k, l ∈ Z
3

  π
x = − + 2 (l + k ) π, k, l ∈ Z
 
3


π
y = − + 2 (l − k ) π, k, l ∈ Z
 

⇔ 
 3

  x= + 2 (l + k) π, k, l ∈ Z
 3
 π
  y = − + 2 (l − k ) π, k, l ∈ Z
 3
  π
  x = + 2 (l + k ) π, k, l ∈ Z
3



 y=− + 2 (l − k) π, k, l ∈ Z
3
Vậy phương trình đã cho có nghiệm

 x = π + 2 (l + k) π  x = − π + 2 (l + k) π
 
3 , 3 ,
 y = π + 2 (l − k) π  y = − π + 2 (l − k) π
3 3

 x = 5π + 2 (l + k ) π  x = + 2 (l + k ) π
  π
3 , 3
 y = − π + 2 (l − k ) π  y = − 5π + 2 (l − k ) π
3 3

143
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

2 Một số dạng phương trình qua các kỳ thi Olympic


Bài toán 10 (Đề thi chọn đội tuyển HSGQG trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội). Giải
phương trình
p p
3x3 + 2x2 + 2 + −3x3 + x2 + 2x − 1 = 2x2 + 2x + 2.

Bài giải. Điều kiện


3x3 + 2x2 + 2 ≥ 0


−3x3 + x2 + 2x − 1 ≥ 0
Theo bất đẳng thức Cauchy, ta có
√ √
3x3 + 2x2 + 2 = 1. 3x3 + 2x2 + 2
1 + 3x3 + 2x2 + 2 3x3 + 2x2 + 3
≤ = .
2 2

Đẳng thức xảy ra khi 3x3 + 2x2 + 2 = 1 ⇔ x = −1.
Tương tự, ta có
√ √
−3x3 + x2 + 2x − 1 = 1. −3x3 + x2 + 2x − 1
1 + −3x3 + x2 + 2x − 1 3x3 + x2 + 2x
≤ =− .
2 2

Đẳng thức xảy ra khi −3x3 + x2 + 2x − 1 = 1 ⇔ x = −1. Suy ra
p p 3x3 + 2x2 + 3 3x3 + x2 + 2x
3x3 + 2x2 + 2 + −3x3 + x2 + 2x − 1 ≤ +−
2 2
3x2 + 2x + 3 (3x2 + 2x + 3) + ( x + 1)2
= ≤ = 2x2 + 2x + 2.
2 2
Đẳng thức xảy ra khi ( x + 1)2 = 0 ⇔ x = −1.
Thử lại thấy x = −1 thỏa mãn. Vậy phương trình có nghiệm là x = −1.
Bài toán 11 (Tuyển tập Olympic 30 tháng 4, lần XII – 2006). Chứng minh rằng nếu
phương trình
x4 + ax3 + bx2 + cx + 1 = 0
có nghiệm thì
4
a2 + b2 + c2 ≥ .
3
Bài giải. Gọi x là nghiệm của phương trình, ta có

−(1 + x4 ) = ax3 + bx2 + cx, ( x 6= 0).

Áp dụng bất đẳng thức Holder, ta có


2 2
1 + x4 = ax3 + bx2 + cx ≤ a2 + b2 + c2 x 6 + x 4 + x 2 ,
 

suy ra
2
2 2 1 + x4
2
a +b +c ≥ 6 . (2.1)
x + x4 + x2

144
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Mặt khác,
2
1 + x4 4
6 4 2
≥ . (2.2)
x +x +x 3
Thật vậy,

(2.2) ⇔ 3(1 + 2x4 + x8 ) ≥ 4( x6 + x4 + x2 )


⇔ 3x8 − 4x6 + 2x4 − 4x2 + 3 ≥ 0
⇔ ( x2 − 1)2 .(3x4 + 2x2 + 3) ≥ 0 (đúng).

Từ (2.1),(2.2), suy ra
4
a2 + b2 + c2 ≥ .
3
2 2
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c = − hoặc a = b = c = .
3 3

Bài toán 12 (Tuyển tập Olympic 30 tháng 4, lần XII – 2006). Giải phương trình

6x + 1 = 8x3 − 4x − 1
3
(2.3)

Bài giải. Ta có
√ √
6x + 1 = 8x3 − 4x − 1 ⇔ 6x + 1 + 6x + 1 = (2x )3 + 2x.
3 3


Phương trình có dạng: f 3 6x + 1 = f (2x ) với f (t) = t3 + t là hàm đồng biến trên


R. √
Vậy phương trình (2.3) tương đương với 3 6x + 1 = 2x ⇔ 8x3 − 6x = 1.
Nếu | x | > 1 thì

4x2 − 3 > 1 ⇔ 8x3 − 6x = 2 | x | 4x2 − 3 > 2,




nên nghiệm của phương trình (2.3) nếu có, phải thuộc [−1; 1] .
Đặt x = cos t, t ∈ [0; π ]. Phương trình (2.3) trở thành

1 1 π k2π
4cos3 t − 3 cos t =⇔ cos 3t = ⇔ t = ± + , ( k ∈ Z) .
2 2 9 3
 
π 5π 7π
Suy ra phương trình (2.3) có tập nghiệm là cos ; cos ; cos .
9 9 9

Bài toán 13 (Tuyển tập Olympic 30 tháng 4, lần XII – 2006). Tìm nghiệm tự nhiên của
phương trình  
x2 + 4y + 28 = 17 x4 + y4 + 14y2 + 49 .

(2.4)

Bài giải. Áp dụng bất đẳng thức Cauchy, ta được


 2 2 h 2 i  
1.x + 4. y2 + 7 ≤ 12 + 42 x4 + y2 + 7 ≤ 17 x4 + y4 + 14y2 + 49 .

Do đó
4x2 = y2 + 7 ⇔ (2x + y) (2x − y) = 7.

145
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Vì x, y ∈ N nên 2x + y ≥ 2x − y ≥ 0.
Ta có ( (
2x + y = 7 x=2

2x − y = 1 y=3
Vậy nên nghiệm ( x, y) = {(2, 3)} .

Bài toán 14 (Tuyển tập Olympic 30 tháng 4, lần XII – 2006). Giải phương trình

|2005 − x |2006 + |2006 − x |2005 = 1. (2.5)

Bài giải. Nhận xét rằng phương trình có các nghiệm là: x = 2005 và x = 2006.
Nếu x > 2006, thì phương trình vô nghiệm vì: 2005 − x < −1 nên VT > 1.
Nếu x < 2005, thì phương trình vô nghiệm vì: 2006 − x > 1 nên VT > 1.
Nếu 2005 < x < 2006, thì 0 < |2005 − x | < 1, 0 < |2006 − x | < 1, do đó |2006 − x |2005 <
|2006 − x | = 2006 − x, suy ra VT < 1.
Vậy phương trình có nghiệm là x = 2005 và x = 2006.

Bài toán 15 (Tuyển tập Olympic 30 tháng 4, lần XII – 2006). Giải phương trình
3 + x +2 3
3x + x3 − 3x + 1 .32x−x = 34x+1 .

(2.6)

Bài giải. Ta có
3 + x +2 3
3x + x3 − 3x + 1 .32x−x = 34x+1

3 3 3 3 3
⇔ 3x +x+2 .3x −2x + x3 − 3x + 1 .32x−x .3x −2x = 34x+1 .3x −2x

3 3
⇔ 32x −x+2 + x3 − 3x + 1 = 3x +2x+1

3 3
⇔ 32x −x+2 + 2x3 − x + 2 − x3 + 2x + 1 = 3x +2x+1
 
3 3
⇔ 32x −x+2 + 2x3 − x + 2 = 3x +2x+1 + x3 + 2x + 1 .
 

Đặt f (t) = 3t + t, u = 2x3 − x + 2, v = x3 + 2x + 1 thì (2.6) có dạng

f (u) = f (v) . (2.7)

Ta có f 00 (t) = 3. ln 3 + 1 > 0; ∀t ∈ R nên f (t) đồng biến. Vậy (2.7) ⇔ u = v.


Vậy:
2x3 − x + 2 = x3 + 2x + 1 ⇔ x3 − 3x + 1 = 0. (2.8)
Đặt g ( x ) = x3 − 3x + 1.
Ta có g ( x ) liên tục trên R và g (1) = −1 < 0, g (2) = 3 > 0
Đặt x = 2 cos α; α ∈ (0; π ) thì (2.8) trở thành

8cos3 α − 6 cos α + 1 = 0 ⇔ 2. cos 3α = −1


1 2π k2π
⇔ cos 3α = − ⇔ α = ± + , ( k ∈ Z)
2 9 3
Vậy phương trình (2.8) có ba nghiệm

2π 4π 8π
x1 = 2 cos ; x2 = 2 cos ; x3 = 2 cos .
9 9 9

146
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 16 (Đề thi HSG tỉnh Sơn La 2008). Giải phương trình
 √ √ 
( x − 1) 2 x − 1 + 3 3 x + 6 = x. + 6. (2.9)

Bài giải. Điều kiện x ≥ 1.


Nhận xét rằng x = 1 không là nghiệm của phương trình.
Xét x > 1 thì phương trình
√ √ x+6
⇔ 2 x−1+3 3 x+6 = . (2.10)
x−1

Ta xét các hàm số sau trên khoảng (1; +∞):


√ √ 1 1
+) f ( x ) = 2 x − 1 + 3 3 x + 6 có f 0 ( x ) = √ +√ 3
> 0 , ∀ x > 1.
x−1 x+6
x+6 7
+) g( x ) = có g0 ( x ) = − < 0 , ∀ x > 1.
x−1 ( x − 1)2
Dễ thấy phương trình (2.10) có một nghiệm x = 2.
Xét trên miền x > 1 thì VT (2.10) là hàm số đồng biến, còn VP (2.10) là hàm số nghịch
biến nên nghiệm x = 2 cũng là nghiệm duy nhất của (2.9).
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 2.

Bài toán 17 (Đề thi HSG tỉnh Sơn La 2009). Tìm a để phương trình

sin 2( x − π ) − sin(3x − π ) = a. sin x (2.11)

có ít nhất một nghiệm x 6= kπ; k ∈ Z.

Bài giải. Để ý răng

sin 2( x − π ) − sin(3x − π ) = a. sin x ⇔ sin 2x + sin 3x = a. sin x

⇔ 2 sin x. cos x + 3 sin x − 4 sin3 x = a sin x ⇔ sin x (2 cos x − 4 sin2 x + 3) = a. sin x


⇔ 2 cos x − 4 sin2 x + 3 = a ( vì x 6= kπ; k ∈ Z nên sin x 6= 0)
⇔ 4 cos2 x + 2 cos x − 1 = a. (2.12)
Đặt t = cos x ( | t | <1) khi đó (2.12) trở thành f (t) = 4t2 + 2t − 1 = a, (| t | <1).
1
Hoành độ đỉnh parabol y = f (t) là t0 = −
4
 
1 5
suy ra min f (t) = f − = − ; max f (t) = f (1) = 5.
|t|≤1 4 4 |t|≤1
Vậy để phương trình f (t) = a có nghiệm |t| < 1, cần có

min f (t) ≤ a < max f (t)


|t|≤1 |t|≤1

5
Suy ra − ≤ a < 5.
4

147
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 18. Giải phương trình


p p
x4 + 4 = 2 x4 + 4 + 2 x4 − 4.

Bài giải. Áp dụng bất đẳng thức Cauchy, ta có

x4 + 4 ≥ 4x2 (2.13)

và p p q
2 x4 + 4 + 2 x4 − 4 ≤ 2 [4( x4 + 4) + 4( x4 − 4)]
p p
⇔ 2 x4 + 4 + 2 x4 − 4 ≤ 4x2 . (2.14)
Từ (2.13) và (2.14) ta có dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
4 =4

x√ √
2 x4 + 4 = 2 x4 − 4

Từ đó suy ra phương trình vô nghiệm.

Bài toán 19. Giải phương trình


p √ p
x2 + 2x + 2x − 1 = 3x2 + 4x + 1.

Bài giải.  2
 x + 2x ≥ 0 1
Điều kiện: 2x − 1 ≥ 0 ⇔x≥ .
2
3x2 + 4x + 1 ≥ 0

Áp dụng Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có
q√ rq
√ √ √ q
x x + 2 + 1. 2x − 1 ≤ x2 + 1. ( x + 1)2 + (2x − 1)2
q p
= ( x + 1)( x + 2 + 2x − 1) = 3x2 + 4x + 1.

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi



x 1 p √
√ =√ ⇔ 2x2 − x = x + 2.
x+2 2x − 1
√ √
2 1± 5 1+ 5  1
⇔ x −x+1 = 0 ⇔ x = ⇒x= , x≥ .
2 2 2

1+ 5
Vậy phương trình có nghiệm là x = .
2
Bài toán 20 (HSG Quốc gia năm 1995, bảng A). Giải phương trình

x3 − 3x2 − 8x + 40 − 8 4x + 4.
4
(2.15)

Bài giải. Điều kiện x ≥ −1.

148
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Xét hai hàm số trên [−1; +∞) là



f ( x ) = x3 − 3x2 − 8x + 40, và g ( x ) = 8 4x + 4.
4

Theo bất đẳng thức Cauchy, ta có

24 + 24 + 24 + (4x + 4)
q
4
g (x) = 24 .24 .24 . (4x + 4) ≤ = x + 13. (2.16)
4

Dấu đẳng thức ở (2.16) xảy ra khi và chỉ khi x = 3. Mặt khác

f ( x ) − ( x + 3) = x3 − 3x2 − 9x + 27
= ( x + 3)2 ( x + 3) ≥ 0, ∀ x ≥ −1. (2.17)
Dấu đẳng thức ở (2.17) xảy ra lhi và chỉ khi x = 3. Ta có

(2.15) ⇔ f ( x ) = g ( x ). (2.18)
Vậy (2.18) có nghĩa là dấu đẳng thức ở (2.16) và (2.17)đồng thời xảy ra, hay x = 3 ( thỏa
mãn điều kiện).
Phương trình (2.15) có nghiệm duy nhất x = 3.

Bài tập tương tự


x2 + x + 3
 
Bài 1. Giải phương trình log3 = x2 + 3x + 2.
2x2 + 4x + 5

Bài 2. Giải phương trình 3x2 − 2x3 = log2 x2 + 1 − log2 x.




Bài 3. Giải phương trình

√ √
r r

4
√ 4 4 1 1
x+ x+ 1−x+ 1−x = 2 +2 .
2 2
Bài 4. Giải phương trình p √
x y − 1 + y x − 1 = xy.

Bài 5. Giải phương trình


sin2000 x + cos2000 x = 1.

Bài 6. Giải phương trình

21+ x + 21− x + 31+ x + 31− x = 51+ x + 51− x .

Bài 7. Giải phương trình


2 2
x x
8sin + 8cos = cos 2y.
Bài 8. Giải phương trình

8x − 4x2 − 1 x2 + 2x + 1 = 4 x2 + x + 1 .
  

149
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài 9. Giải phương trình


p   p 
3 2x2 + 1 − 1 = x 1 + 3x + 8 2x2 + 1 .

Bài 10. Giải phương trình


x4 − 3x2 − 8x + 20 = 0.
Bài 11. Giải phương trình
5x2 + 5y2 − 8xy − 2x − 2y + 2 = 0.
Bài 12. Giải phương trình
sin2 x + sin2 y = sin . sin y + sin x + sin y − 1.
Bài 13. Giải phương trình
p p
13 x2 − x4 + 9 x2 + x4 = 16.
Bài 14. Giải phương trình
81
81 sin10 x + cos10 x = .
256
Bài 15. Giải phương trình
2013x + 2014x = 2.2012x .
Bài 16. Giải phương trình
x2 − x + 1
log2 = x2 − 3x + 2.
2x2 − 4x + 3
Bài 17. Giải phương trình p
x+ x2 + 1 = 3x .

Tài liệu
[1] Lê Hải Châu (2007), Các bài thi Olympic Toán trung học phổ thông Việt Nam (1990-
2006), NXB Giáo dục.
[2] Trần Nam Dũng (2014), Phương trình và hơn thế nữa, Kỷ yếu Trường hè 2014, ĐHQG
TpHCM.
[3] Nguyễn Văn Mậu (1993), Phương pháp giải phương trình và bất phương trình, NXB
Giáo Dục.
[4] Nguyễn Văn Mậu (2005), Bất đẳng thức, định lý và áp dụng, NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Văn Ngọc (2009), Đa thức đối xứng và áp dụng, NXB Giáo
dục.
[6] Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Văn Tiến (2010), Một số chuyên đề đại số bồi dưỡng học
sinh giỏi trung học phổ thông, NXB Giáo dục.
[7] Đàm Văn Nhỉ, Trần Trung Tình, Phạm Thị Vi, Phạm Đăng Hải (2013), Bất đẳng thức
cực trị hệ phương trình, NXB Thông tin và truyền thông.
[8] Tạp trí Toán học tuổi trẻ (2010, 2011, 2012, 2013), NXB Giáo dục.

150
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

MỘT VÀI KỸ THUẬT GIẢI HỆ PHƯƠNG TRÌNH


CHỨA THÀNH PHẦN ĐỒNG BẬC

Nguyễn Thi Thu Hằng


THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa, Hà Nội

1 Mở đầu
Trong chương trìnhToán THCS hệ phương trình là một trong các chủ đề khó và xuất hiện
thường xuyên ở các đề thi học sinh giỏi và thi tuyển vào lớp 10 chuyên. Khi dạy chủ đề này
các thầy cô thường dạy học sinh nắm chắc phương pháp giải các dạng cơ bản, đó là:
1. Hệ phương trình gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc hai.
2. Hệ phương trình đối xứng loại 1.
3. Hệ phương trình đối xứng loại 2
4. Hệ phương trình đẳng cấp.
Nhưng trong các đề thi thì các hệ phương trình đôi khi không được cho ở những dạng
cơ bản nên khi giải hệ cần phải có những kỹ năng biến đổi khéo léo, dẫn dắt để quy bài toán
từ lạ về quen. Sau đây tôi xin phép giới thiệu một kỹ thuật biến đổi nhỏ để đưa hệ phương
trình về dạng hệ phương trình đẳng cấp. Chúng ta còn gọi chung là phương pháp đồng bậc.

2 Nội dung
2.1 Hệ cơ bản
ax2 + bxy + cy2 = d

Dạng hệ đẳng cấp: 0 0 0 0
a x2 + b xy + c y2 = d
Cách giải.
- Khi d 6= 0, ta đưa về phương trình thuần nhất bậc hai đối với 2 ẩn x và y.
- Ta thấy ( x, y) = (0, 0) không là nghiệm nên có thể ta đặt y = kx. Thay vào phương trình
thuần nhất nhận được ở bước 1, ta thu được phương trình bậc 2 ẩn k. Tìm k và suy ra nghiệm
( x; y).
Ví dụ 1 (Đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Phú Thọ, Năm học 2011 – 2012).

2x2 − y2 = 1

Giải hệ phương trình
x2 + xy = 2

151
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Nhận xét. Ta thấy đây là dạng hệ phương trình đẳng cấp đã xét ở trên.

Lời giải. Từ hệ, ta có phương trình



2 2 2 y=x
xy + x = 2(2x − y ) ⇔ ( x − y)(3x + 2y) = 0 ⇔ .
y = − 32 x

Thay y = x vào phương trình thứ nhất của hệ, ta có 2x2 − x2 = 1 ⇔ x = ±1, nên hệ
phương trình có nghiệm ( x, y) = (1; 1), ( x, y) = (−1; −1).
3 3
Thay y = − x vào phương trình thứ nhất của hệ, ta được − x2 + x2 = 2, vô nghiệm.
2 2

2.2 Một vài hệ phương trình đưa được về hệ chứa biểu thức đồng bậc
Ví dụ 2 (Đề thi vào lớp 10 chuyên toán ĐHKHTN, ĐHQGHN, Năm học 2004- 2005).
Giải hệ phương trình
 3
x − 6x2 y + 9xy2 − 4y3 = 0 (1)
√ √
x−y+ x+y = 2 (2)
Nhận xét. Chưa nhìn thấy hệ chứa dạng đẳng cấp, nhưng vế trái của phương trình (1) là
dạng đồng bậc.

Lời giải.
Dễ thấy ( x, y) = (0, 0) không là nghiệm. Đặt y = kx. Phương trình (1) trở thành
k=1
"
4k3 − 9k2 + 6k − 1 = 0 ⇔ 1
k=
4
Với k = 1 ⇔ y = x, ta được nghiệm của hệ ( x, y) = (2; 2).
1 √ √
Với k = ⇔ 4y = x, ta được nghiệm của hệ ( x, y) = (32 − 8 15; 8 − 2 15).
4
( x + y)( x2 + y2 ) = 15

(1)
Ví dụ 3. Giải hệ phương trình
( x − y)( x2 − y2 ) = 3 (2)
Nhận xét. Dễ thấy vế trái hai phương trình của hệ đều là các biểu thức đồng bậc.
Lời giải. Nhân chéo vế với vế ta có ( x + y)( x2 + y2 ) = 5( x − y)( x2 − y2 ).
Vì x + y 6= 0 nên x2 + y2 − 5( x − y)2 = 0 ⇔ 4x2 − 10xy + 4y2 = 0.
Nhận thấy ( x; y) = (0; 0) không là nghiệm của hệ nên ta đặt y = kx.
k=2
"
Phương trình (1) trở thành : 2k2 − 5k + 2 = 0 ⇔ 1
k=
2
Với k = 2 ⇔ y = 2x. Thay y = 2x vào phương trình (1) (2x + x )( x2 + 4x2 ) = 15 ⇔ x = 1,
được nghiệm của hệ là ( x; y) = (1; 2).
1
Với k = ⇔ 2y = x. Thay 2x = y vào phương trình (1) (2y + y)(y2 + 4y2 ) = 15 ⇔ y = 1
2
ta tính được nghiệm của hệ ( x; y) = (2; 1).

152
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Qua ba ví dụ trên ta dễ dàng nhận ra dạng hệ phương trình đẳng cấp và đưa chúng về
các phương trình thuần nhất đã có cách giải. Nhưng có một số hệ phương trình ta phải có
cái nhìn tinh tế hay có một chút biến đổi khéo léo để đưa được hệ khó, cồng kềnh phức tạp
về một hệ phương trình quen thuộc mà ta đã biết.
x3 − 8x = y3 + 2y

(1)
Ví dụ 4. Giải hệ phương trình sau
x 2 − 3 = 3( y2 + 1) (2)
Nhận xét. Đây là hệ phương trình khá lạ, ta chưa nhận ra dấu hiệu đẳng cấp ở đây. Nếu
quan sát kĩ thêm một chút, từ phương trình (1) ta chuyển x3 ; y3 về một vế , vế còn lại là biểu
thức bậc nhất đối với x ; y. Muốn xuất hiện phương trình thuần nhất ta phải thay biểu thức
ở phương trình (2) vào phương trình (1) ta sẽ có phương trình thuần nhất bậc 3. Nhiều thầy
cô còn gọi đây là phương pháp thế hằng số.

x3 − y3 = 8x + 2y

(1)
Lời giải. Hệ phương trình ⇔
x2 − 3y2 = 6 (2)
Nhân cả hai vế của phương trình (1) với số 3 ta có 3x3 − 3y3 = 6(4x + y)(∗).
Thế 6 = x2 − 3y2 vào phương trình (*) ta có phương trình đồng bậc
3x3 − 3y3 = ( x2 − 3y2 )(4x + y). ⇔ x3 − 12y2 x + yx2 = 0.
Dễ thấy ( x; y) = (0; 0) không là nghiệm của hệ nên ta đặt y = kx,

1
k =
12k2 − k − 1 = 0 ⇔ 
 3
1
k=−
4
Thay x = 3y vào phương trình (2) thì 9y2 − 3y2 = 6 ⇔ y = ±1, ta tính được nghiệm của
hệ ( x; y) = (3; 1)(−3; −1)

6
Thay x = −4y vào phương trình (2) thì 16y2 − 3y2 = 6 ⇔ y = ± √ , ta tính được
√ √ √ √ 13
4 6 6 4 6 6
nghiệm của hệ( x; y) = ( √ ; − √ ); (− √ ; √ ).
13 13 13 13
5x2 − 3y = x − 3xy

(1)
Ví dụ 5. Giải hệ phương trình sau 3 2 2 3
x − x = y − 3y (2)
Nhận xét. Cũng tương tự ví dụ trên. Ta lại biến đổi hệ chút ít. Suy nghĩ xem nên làm thế
nào?

5x2 + 3xy = x + 3y

(1)
Lời giải. Hệ phương trình ⇔
x3 + 3y3 = y2 + x2 (2)
Đã thấy hệ phương trình ở dạng quen thuộc. Nhân chéo vế với vế hai phương trình của
hệ với nhau (5x2 + 3xy)( x2 + y2 ) = ( x + 3y)( x3 + 3y3 ) ⇔ 4x4 + 5x2 y2 − 9y4 = 0 ⇔ x2 = y2 .
Thay y = x vào phương trình (2) ta có
1
"
x=
5x2 + 3x2 = x + 3x ⇔ 2
x=0

153
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

12 12
ta tính được nghiệm của hệ ( x; y) = (0; 0)
, ,
Thay y = − x vào phương trình (2) ta có x2 − 3x2 = 6x − 3x, phương trình vô nghiệm.

1
 2x (1 + 2 )=3


x + y2 (1)
Ví dụ 6. Giải hệ phương trình sau 1 (2)
 2y(1 − 2 )=1


x + y2

1 3
 1+ 2 =


x +y 2 2x
Lời giải. Điều kiện x 6= 0; y 6= 0. Hệ phương trình ⇔ 1 1
 1− 2 =


x +y 2 2y

3 1
+ =2


2x 2y (1)

⇔ 3 1 2 (2)

 − = 2 2
2x 2y x +y

9 1 4
Nhân vế với vế hai phương trình của hệ trên với nhau ta có 2
− 2 = 2 ⇔
4x 4y x + y2
3
x4 + 8x2 y2 − 9y4 = 0 ⇔ x2 = y2 Thay y2 = x2 vào phương trình (1): 2x (1 + 2 ) = 3 ⇔
2x
3
2x + = 3 ⇔ x = 1 và x = d f rac12..
x
1 1 1 1
Hệ phương trình có nghiệm là ( x; y) = (1; 1); ( ; ) ; (1;-1) ; ( ; − ).
2 2 2 2
Ví dụ 7. Giải hệ phương trình sau
x4

p 22
3 6
x + y (2 + 3 ) = x2



x + 5y 6 5 (1)
2y 3 y 3 9 (2)
− 3 =


x4 x + 5y6 10x2

y3
Lời giải. Điều kiện x3 + y6 ≥ 0; x3 + 5y6 6= 0; x 6= 0.Chia phương trình (2) cho 4 . Khi đó
 x
 x 4 22x 2
 2+
 = p
3
x + 5y 6
5 x 3 + y6

 x 4 9x2

 2− 3 =
x + 5y6 10y3


11x2 9x2
2 = +


5 x3 + y6 10y3

 p

x4 11x2 9x2
= −


 x3 + 5y6
5 x3 + y6 10y3
 p

Nhân chéo vế với vế hai phương trình trên của hệ


2x4 121x4 81x4
= − .
x3 + 5y6 25( x3 + y6 ) 100y6

154
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

2
Vì x 6= 0 nên ta sẽ có phương trình thuần nhất giữa biến x3 và y6 là =
x3 + 5y6
121 81

25( x3 + y6 ) 100y6

1
2 121 81 2 121 81 t =
⇔ = − ⇔ = − ⇔
 15
y 6 y 6 y 6 1 + 5t 25 ( 1 + t ) 100t 81
1+5 3 25(1 + 3 ) 100 3 t=− (loại)
x x x r 565
1 y6 1 1 3 y6 x4
t = ⇔ 3 = ⇔ y6 = x . Thay vào phương trình (1): x3 + (2 + )=
15 x 15 15 15 3
x3
x +
√ 3
22x2 4 x 3x 22x
⇔ √ (2 + ) = .
5 15 4 5
Bình phương khử căn ta giải được

4
x =
r r
15 4 6 64 80 6 102400
⇔ .Hệ phương trình có nghiệm là: ( ; ± ) ; ( ; ± ).

80 15 50625 3 81
x=
3
16x2 y2 − 17y2 = −1

(1)
Ví dụ 8. Giải hệ phương trình sau
4xy + 2x − 7y = −1 (2)
Nhận xét. Với hệ này ta chưa thể nhìn thấy ngay phương trình đồng bậc. Làm sao đưa
được về hệ đã biết cách giải đây? Ta thấy ở hai phương trình có 4xy và 16x2 y2 . Nếu biến đổi
chút ít phương trình (2) và thế biểu thức ở phương trình (2)vào phương trình (1) ta sẽ thấy
xuất hiện phương trình thuần nhất.

Lời giải. (2) ⇔ 4xy + 1 = −2x + 7y.


Bình phương hai vế 16x2 y2 + 8xy + 1 = 4x2 − 28xy + 49y2 ⇔ −1 + 17y2 + 8xy + 1 =
4x2 − 28xy + 49y2
⇔ 4( x2 − 9xy + 8y2 ) = 0. Tới đây ta dễ dàng giải được.
1 1
Vậy hệ phương trình có nghiệm( x; y) = ( ; ); (1; 1)
4 4
x 2 + y2 = 2

(1)
Ví dụ 9. Giải hệ phương trình sau
( x + y)(4 − x2 y2 − 2xy) = 2y5 (2)
Nhận xét. Đối với hệ này, ta cần một kiểu biến đổi độc đáo khác nữa mới có thể đưa hệ
đã cho về hệ phương trình đẳng cấp bậc 5. Thế hằng số 2 = x2 + y2 vào phương trình (2),
khi đó mới thấy xuất hiện hệ ở dạng quen thuộc .

2
Lời giải. Thế 2 = x2 + y2 ; 4 = ( x2 + y2 ) vào phương trình (2).
2
Ta có ( x + y)[( x2 + y2 ) − x2 y2 − ( x2 + y2 ) xy] = 2y5 ⇔ x5 + y5 ) = 2y5 ⇔ x = y.
Vậy hệ phương trình có nghiệm ( x; y) = (−1; −1); (1; 1).
 3
x − xy2 + 2000y = 0 (1)
Ví dụ 10. Giải hệ phương trình sau
y3 − yx2 − 500x = 0 (2)

155
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Nhận xét. Dễ dàng đưa được hệ trên về hệ phương trình đẳng cấp. Nhưng ta biến đổi
một chút để lời giải ngắn gọn hơn.

x ( x2 − y2 ) = −2000y

Lời giải. Hệ phương trình ⇔
y( x2 − y2 ) = −500x

x=y
x = −y
Từ đó 500x2 ( x2 − y2 ) = 2000y2 ( x2 − y2 ) ⇔ 

 x = 2y . Khi đó hệ phương trình có
x = −2y
√ √ √ √
20 10 10 20 10 10
nghiệm (0; 0); (− √ ; 10 √ ) ; ( √ ; −10 √ )
3 3 3 3

( x2 + 9)( x2 + 9yp) = 22(y − 1)2



(1)
Ví dụ 11. Giải hệ phương trình 2
x − 2 − 4y y + 1 = 0 (2)
Nhận xét. Hệ này thực sự phức tạp. Nhưng nếu ta khéo léo biến đổi bằng cách đặt ẩn
phụ ở phương trình (1) thì thấy xuất hiện ngay một phương trình đồng bậc với ẩn mới.

Lời giải. Điều kiện: y ≥ −1. Đặt x2 + 9 = a; y − 1 = b.


  2
2 a = −11b x = −11y + 2
Phương trình (1) trở thành : a( a + 9b) = 22b ⇔ ⇔ Từ
a = 2b x2 = 2y − 11
đó ta sẽ tìm được nghiệm của hệ phương trình.
√ √
Vậy nghệm của hệ là ( x; y) = ( 2; 0) ; (− 2; 0).

Ví dụ 12. Giải hệ phương trình sau


 p
( x − 2y)(3x + 8y + 4p x2 − 4xy + 4y2 − 16) = −6 (1)
(y − 4x )(3y + 2x + 2 x2 − 4xy + 4y2 − 16) = −10 (2)
Nhận xét. Ta thấy hệ trên là một khối cồng kềnh phức tạp. Biến đổi thế nào để ra được
phương trình thuần nhất? Thật vậy cả hai phương trình trong hệ đều có biểu thức căn giống
nhau. Nếu cộng vế với vế của hai phương trình lại ta sẽ thấy xuất hiện điều đặc biệt. Điều
đó dẫn dắt ta nhìn nhận ra hệ phương trình đẳng cấp.

Lời giải. Cộng vế với vế ta có:


p
( x − 2y)(3x + 8y) + (y − 4x )(3y + 2x ) − 2(2x + 3y) x2 − 4xy + 4y2 − 16) = −16
p
⇔ −5x2 − 10xy − 13y2 − 2(2x + 3y) x2 − 4xy + 4y2 − 16) = −16
⇔ (2x + 3y)2 + 2(2x + 3y) x2 − 4xy + 4y2 − 16) + x2 − 4xy + 4y2 − 16 = 0
p

2
⇔ (2x + 3y + x2 − 4xy + 4y2 − 16) = 0 ⇔ x2 − 4xy + 4y2 − 16)2 = −2x − 3y(∗)
p p

 Thay biểu thức (*) vào cả hai phương trình của hệ ta có hệ phương trình đẳng cấp:
( x − 2y)(5x + 4y) = 6
(y − 4x )(3y + 2x ) = 10
√ √ √ √
Tới đây bạn đọc có thể tự giải . Hệ phương trình có nghiệm x; y = (− 2; 2); ( 2; − 2)

156
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

3 Kết luận
Nói tóm lại mỗi hệ phương trình đều được khoác lên mình “những chiếc áo” đẹp. Nếu
ta biết khéo léo biến đổi gỡ bỏ từng” lớp “ áo ấy, ta sẽ đưa được hệ ban đầu về hệ cơ bản mà
ta đã biết cách giải. Sau đây là một số bài tập tương tự với các ví dụ trên tác giả đã sưu tầm
bạn đọc hãy tự giải .

4 Các bài tập tự luyện


Bài 1 (Đề thi vào
 lớp2 10 chuyên toán ĐHKHTN, ĐHQGHN. Năm học 2008- 2009). Giải hệ
2
2x y − y x = 1 1
phương trình: 3 3 Đáp số: (1; 1) (− ; −2)
8x − y = 7 2

Bài 2 (Đề thi vào


 lớp 10 chuyên toán ĐHKHTN, ĐHQGHN. Năm học 2002- 2003). Giải hệ
x + y2 + xy = 1
2
phương trình: Đáp số: (1; 0) (−1; 0)
x3 + y3 = x + 3y

Bài 3 (Đề thi vào


 lớp3 10 chuyên toán ĐHKHTN, ĐHQGHN. Năm học 2003- 2004). Giải hệ
2
2x + 3x y = 5
phương trình:
y3 + 6xy2 = 7
√ √ √ √
5 − 105 7 + 105 5 + 105 7 − 105
Đáp số: (1; 1) ( ; ); ( ; )
8 4 4 8

 42 (Đề thi học


Bài sinh giỏi lớp 9 tỉnh Hải Dương ngày 23/2/2012). Giải hệ phương trình:
x + xy − 2y2 = 0 3 3
Đáp số: (− 1, − 1 ) , , , (2, −1), (−6, 3).
xy + 3y2 + x = 3 4 4

 5 (Đề thi học sinh giỏi lớp 9 tỉnh Thanh Hóa ngày 11/3/2017). Giải hệ phương trình
Bài
√ 1
 2 x (1 + )=3


x+y
√ 1
 2 y (1 − )=1


x+y

Bài 6 (Đề thi vào lớp 10 chuyên toán ĐHKHTN, ĐHQGHN. Năm học 2005- 2006).√Giải √ hệ
 3 3 2 3 3
x + y − xy = 1 3 5 5
phương trình: 4 4 Đáp số: (1; 0) (0; 1) (1; 1) ( ; )
4x + y = 4x + y 5 5
 3
x + 2xy2 + 12y = 0
Bài 7. Giải hệ phương trình: Đáp số: (−2; 1) (2; −1)
x2 + 8y2 = 12

2x3 − 9y3 = ( x − y)(2xy + 3)



Bài 8. Giải hệ phương trình: Đáp số: (2; 1) (−2; −1)
x2 − xy + y2 = 3

x 3 + y3 = 1

Bài 9. Giải hệ phương trình: Đáp số: (1; 0) (0; 1)
x + y5 = x 2 + y2
5

157
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

2x2 − y2 = 1

Bài 10. Giải hệ phương trình Đáp số: (1; 1) (−1; −1)
2x3− y3 = 2y − x
√ √ √ √
x3 + y2 x + 3x − 6y = 0

3 3 3 3
Bài 11. Giải hệ phương trình: 2 Đáp số: (− √ ; − √ ) ( √ ; √ )
x + xy = 3 2 2 2 2
x3 + 4y = y3 + 16x

Bài 12. Giải hệ phương trình: Đáp số: (0; 2) (0; −2) (1; 3) (−1; −3)
1 + y2 = 5(1 + x 2 )
 p p √
x2 +√y2 + 2xy = 8 2
Bài 13. Giải hệ phương trình: √ Đáp số: (4; 4)
x+ y =4
 √
√ x − 2y −p xy = 0 1
Bài 14. Giải hệ phương trình: Đáp số: (1; 1) (2; )
x − 1 + 4y − 1 = 2 2

x 5 + y5 = 1

Bài 15. Giải hệ phương trình: Đáp số: (1; 0) (0; 1)
x 9 + y9 = x 4 + y4

Tài liệu
[1] Lê Hải Châu (2007), Các bài thi Olympic Toán trung học phổ thông Việt Nam (1990-
2006), NXB Giáo dục.

[2] Trần Nam Dũng (2014), Phương trình và hơn thế nữa, Kỷ yếu Trường hè 2014, ĐHQG
TpHCM.

[3] Nguyễn Văn Mậu (1993), Phương pháp giải phương trình và bất phương trình, NXB
Giáo Dục.

[4] Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Văn Ngọc (2009), Đa thức đối xứng và áp dụng, NXB Giáo
dục.

[5] Đàm Văn Nhỉ, Trần Trung Tình, Phạm Thị Vi, Phạm Đăng Hải (2013), Bất đẳng thức
cực trị hệ phương trình, NXB Thông tin và truyền thông.

158
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN RỜI


RẠC VỀ LƯỚI Ô VUÔNG

Phan Ngọc Toàn


Trường THPT Số 1 An Nhơn, tỉnh Bình Định

Tóm tắt nội dung

Trong các kỳ thi học sinh giỏi chọn đội tuyển các tỉnh, VMO, TST, IMO gần đây
thường xuyên có mặt các bài toán về tổ hợp, trò chơi liên quan đến lưới ô vuông. Để giúp
học sinh có thêm một số định hướng cách giải, tìm hiểu thêm về loại toán này chúng tôi
đã tập hợp một số ví dụ trong các kỳ thi gần đây cũng như nêu ra một số phương pháp
giải đặc trưng.

1 Sử dụng các tính chất đại số, số học


Trong phần này chúng ta sẽ dùng các kiến thức về đại số như đẳng thức, bất đẳng thức
kết hợp với các tính chất về số học xử lí các bài toán rời rạc về lưới ô vuông.

Bài toán 1 (Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia, Sở giáo dục Hải Dương, năm học
2016-2017). Các số nguyên dương từ 1 đến 9 được viết trong mỗi hình vuông của bảng vuông 3 × 3,
mỗi ô chứa đúng một số và các ô khác nhau chứa các số khác nhau. Ta thực hiện thao tác như sau:
Lấy 1 hàng hoặc 1 cột và thay các số a, b, c theo thứ tự trong hàng hoặc cột đó bởi các số không âm
a − x, b − x, c + x hoặc a + x, b − x, c − x, với x là số dương và có thể thay đổi theo từng thao tác.
1. Tồn tại hay không một chuỗi các thao tác sao cho sau chuỗi thao tác đó, tất cả các số trong bảng
vuông đều bằng nhau nếu bảng ban đầu được cho như sau:

a) b)
1 2 3 2 8 5
4 5 6 9 3 4
7 8 9 6 7 1

2. Xác định số M lớn nhất sao cho sau 1 số bước, tất cả các ô trong bảng đều chứa M.

Lời giải.
- Sau mỗi thao tác, tổng các số ở 4 góc là không đổi (1), tổng các số trong cả 9 ô giảm
nghiêm ngặt (2) và số nằm ở hình vuông chính giữa không tăng (3).
Trường hợp a), tổng 4 số ô góc là 20 nên nếu cuối cùng tất cả các ô bằng nhau thì tất cả các ô

227
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

đều chứa số 5. Tuy nhiên khi đó tổng 9 số trong 9 ô là 45, trong khi tổng ban đầu cũng là 45.
Mâu thuẫn với (2).
7
Trường hợp b), tổng 4 số 4 góc là 14, tức là nếu các số bằng nhau, mỗi ô đều điền . Mâu
2
7
thuẫn với (3) vì ban đầu ô ở giữa bằng 3, sau là , tức là sẽ tăng.
2
Vậy, không thể đưa về bảng bằng nhau nếu bảng ban đầu như đề bài cho.
17
- Theo nhận xét (2) thì M < 5. Nếu 4 < M < 5 thì M ≥ .
4
Gọi a là tổng độ tăng của các ô ban đầu chứa 9, 8, 7, 6, 5 thì tổng độ giảm của các ô này là

(9 − x ) + (8 − x ) + (7 − x ) + (6 − x ) + (5 − x ) + a = 35 − 5x + a.

Gọi b là tổng độ giảm của các ô ban đầu là 1, 2, 3, 4 thì tổng độ tăng trong các ô đó là

(1 + x ) + (2 + x ) + (3 + x ) + (4 + x ) + b = 4x + b − 10.

Do tổng số tăng bằng 1 nửa tổng số giảm nên 35 − 5x + a + b = 2( a + (4x + b − 10)) hay
55 − ( a + b) 55
x= suy ra x ≤ . Mâu thuẫn.
13 13
Vậy M ≤ 4. Sau đây là 1 ví dụ cho kết quả là M = 4.

9 7 2 7 5 4 3.5 4 3 4 4 4
8 5 6 −→ 8 5 6 −→ 4.5 4 5 −→ 4 4 4
1 3 4 1 3 4 4.5 4 5 4 4 4

Bài toán 2 (Trường Đông Trung Trung bộ 2017). Tại một số ô của hình vuông 100 × 100
người ta đặt một quân cờ màu đỏ hoặc màu xanh; các ô còn lại bỏ trống. Một quân cờ nhìn
thấy một quân cờ khác nếu chúng cùng hàng hoặc cùng cột. Biết rằng mỗi một quân cờ nhìn
thấy đúng 5 quân cờ khác màu (và có thể một số con cùng màu). Tìm số lớn nhất các quân
cờ có ở các ô của hình vuông.

Lời giải. Ta sẽ chứng minh số lớn nhất các quân cờ có ở các ô của hình vuông là 1800 quân
cờ. Thật vậy, ví dụ đặt được 1800 quân cờ được xây dựng như nhau. Ta lấy ra từ hình vuông
100 × 100 một cái hình bao chiều rộng 5. Hình bao này gồm 4 hình vuông 5 × 5 ở 4 góc và 4
hình hình chữ nhật 5 × 90. Ta đặt các quân cờ vào 4 hình chữ nhật này. HÌnh bên trái và bên
ta dặt các quân cờ đỏ, hình bên phải và bên dưới ta dặt các quân cờ xanh. Cách sắp này rõ
ràng thoả điều kiện và có 90 × 10 quân đỏ 90 × 10 quân xanh, tổng cộng q là 1800 quân.
Ta chứng minh rằng số quân cờ không thể quá 1800. Xét một cách dặt quân thoả mãn
điều kiện đề bài. Ta gọi một dãy (hàng hay là cột) là khác nhau màu nếu dãy đó có đủ cả hai
màu. Ta có hai nhận xét bổ ích sau.
Thứ nhất là mỗi một quân cờ đều thấy một quân cờ nào đó, dó đó mỗi quân cờ thuộc ít
nhất một dãy khác màu.
Ngoài ra, vì dãy khác màu chứa quân cờ màu đỏ nên trong dãy này có không quá 5 quân
cờ màu xanh. Tương tự trong dãy không có quá 5 quân cờ màu đỏ, tức là dãy dãy khác màu
chứa không quá 10 quân cờ. Giả sử trên bảng có a cột khác màu và b ≥ a dòng khác màu.
Nếu như b ≤ 90 thì tổng số quân cờ không vượt quá 10a + 10b ≤ 1800. Giả sử b > 90. Khi

228
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

đó trong b dòng có tối đa mỗi dòng 10 quân cờ. Mặt khác, mỗi một quân cờ điều phải thuộc
vào một dãy khác màu, từ c là chúng không thể nằm ở giao của 100 − a cột cùng màu và
100 − b dòng cùng màu. Vì thế trong 100 − b dòng cùng màu có không quá a (≤ b) quân cờ
và tổng số quân cờ không quá 10b + (100 − b) b = (110 − b) b ≤ 1800. Bất đẳng thức cuối
cùng đúng vì 110 − b + b = 20 + 90 và 110 − b < 20 < 90 < b.

Bài toán 3 (Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia, trường Phổ thông năng khiếu
TPHCM, năm học 2017-2018). An và Bình luân phiên đánh dấu các ô vuông của hình vuông
101 × 101 ô. An là người bắt đầu. Một ô sẽ không thể được đánh dấu nếu trên cùng hàng
với nó hoặc cùng cột với nó đã có ít nhất 2 ô được đánh dấu. Ai không đi được nữa sẽ thua.
Hãy xác định ai là người có chiến thuật thắng.

Lời giải.
Cách 1. Để đơn giản, ta gọi hai người chơi là A và B thay vì An và Bình. Ta sẽ chứng
minh rằng B có chiến thuật để thắng. Điều này cũng đúng khi thay 101 bằng một số nguyên
dương n ≥ 2 bất kỳ.
Rõ ràng theo luật chơi thì có không quá 2n ô được đánh dấu. Vì thế nên chiến thuật ở đây là
B sẽ tìm cách đánh được ô cuối cùng.
Chiến thuật là: người đi trước đánh ô nào thì người sau sẽ đánh một ô bất kỳ cùng dòng với
nó sao cho số cột được đánh là nhiều nhất có thể.
Đặc điểm của chiến thuật này là:

• Sau mỗi lượt của A, B thì có thêm một hàng có hai ô được đánh; không có hàng nào
chứa một ô.

• Sau mỗi lượt của A thì trên hàng mà A vừa đánh, còn đúng n − 1 ô chưa được đánh và
B sẽ đánh tùy ý vào ô thuộc cột chưa có ô nào được đánh; nếu như tất cả các cột đều
có ô được đánh thì B sẽ chọn cột tùy ý mà chỉ có 1 ô được đánh trên đó.

Bằng cách đó, trong n − 1 lượt đầu tiên, một khi A còn đi được thì B vẫn đi được vì vẫn luôn
còn hàng trống và các cột vẫn chưa đầy 2 ô. Do đó, sau n − 1 lượt của A, B, bảng còn lại sẽ
có đặc điểm là:

• Chỉ còn một hàng duy nhất mà chưa có ô nào được đánh, n − 1 hàng kia đều có ô đã
được đánh.

• Tất cả các cột đều có ô được đánh (có cột có 1 ô, có cột có 2 ô).

Tổng số ô đã đánh là 2n − 2 nên gọi a, b lần lượt là số cột có 1 ô, 2 ô được đánh thì

a + b = n và a + 2b = 2n − 2.

Suy ra a = 2, b = n − 2, nghĩa là có đúng hai cột mà trên đó có 1 ô được đánh. Hai ô nằm ở
vị trí giao giữa hai cột đó và dòng chưa được đánh là hai vị trí cuối cùng có thể đánh. A, B
thay phiên đánh vào hai ô đó và B là người đánh cuối cùng nên chiến thắng.
Cách 2. Ta có nhận xét rằng:

229
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

- Nếu ở lượt đầu tiên, An đánh vào ô (1, 51) giữa hàng 1 thì Bình sẽ đánh vào ô (101, 51)
giữa hàng cuối. Khi đó, hai bạn sẽ không thể điền vào ô trung tâm nữa. Tiếp theo, mỗi khi
An đánh dấu ô nào thì Bình sẽ đánh dấu vào ô đối xứng với ô đó qua tâm. Mỗi khi An điền
được thì Bình cũng điền được, vậy Bình sẽ thắng.
- Nếu ở lượt đầu tiên, An đánh vào ô ( a, b) thì ta có thể đưa về nhận xét (1) bằng cách xây
dựng một bảng tương ứng cùng kích thước nhưng hàng 1 và hàng a, cột 51 và cột b đổi chỗ
cho nhau. Khi đó, An đánh vào ô nào thì Bình sẽ đánh vào ô ở chỉ số hàng/cột tương ứng
ở bảng đối chiếu; Bình sẽ đánh vào ô đối xứng như ở chiến lược (1) rồi đánh vào ô có cùng
chỉ số hàng/cột ở bảng gốc. Dễ thấy rằng đánh dấu được của mỗi hàng và cột ở hai bảng là
giống nhau.
Hình minh họa cho trường hợp 5 × 5 khi An đánh vào ô (5, 5) trong nước đi đầu tiên.
Từ hai nhận xét trên, ta thấy Bình là người có chiến lược thắng trò chơi.
Nhận xét 1. Rõ ràng theo cách thứ nhất thì bài toán không chỉ đúng với số 101 hay các số lẻ
mà còn đúng với bảng vuông có kích thước bất kỳ không nhỏ hơn 2. Để cảm nhận và đoán
được ai là người có chiến lược thắng cuộc, ta có thể thử với trường hợp n = 2, n = 3. Khi
n = 2, ta thấy tất cả ô vuông đều có thể được đánh dấu nên Bình hiển nhiên thắng. Khi
n = 3, ta thấy ô ở trung tâm có vai trò rất quan trọng cho chiến lược chơi. Chú ý rằng vẫn
còn nhiều chiến lược khác thú vị hơn cho Bình để thắng trò chơi này.

Bài toán 4. Cho m, n ∈ Z+ và một bảng có kích thước m × n gồm mn ô vuông đơn vị. Mỗi ô vuông
có không quá một con bọ. Biết rằng với mỗi số nguyên dương k thuộc tập hợp {1, 2, 3, ..., 78}, tồn
tại một hàng hoặc một cột trong bảng có đúng k con bọ.
a) Tìm giá trị nhỏ nhất có thể của m + n
b) Tìm giá trị nhỏ nhất có thể của số con bọ trên bảng đã cho.
Lời giải.
a. Không mất tổng quát ta giả sử m ≤ n Vì có một hàng hoặc một cột chứa đúng 78 con
n n
bọ nên n ≥ 78 Giả sử m < , khi đó chỉ có các hàng có thể chứa đúng k con bọ với k ≥ Do
2 2
n n n
đó số hàng ít nhất là , hay m ≥ , mâu thuẫn với điều giả sử. Vậy m ≥ , suy ra m ≥ 39.
2 2 2
Với một bảng 39 × 78 ta sắp xếp các con bọ vào các ô (i, j) sao cho j ≥ i Khi đó các cột
k chứa đúng k con bọ (k = 1, 39) và các hàng 79 − k chứa đúng k con bọ (k = 40, 78) Cách
xếp trên thỏa mãn điều kiện bài toán, do đó giá trị nhỏ nhất của m + n là 39 + 78 = 117.
b. Với mỗi trong 52 giá trị k = 27, 78 ta chọn một hàng hoặc một cột chứa đúng k con bọ.
Giả sử ta chọn được p hàng và q cột, khi đó p + q = 52 Gọi T là tập con bọ trên p hàng và q
cột đó. Giả sử t2 là số con bọ thuộc T mà nằm trên một ô giao của p hàng và q cột, đồng thời
t1 là số con bọ còn lại thuộc T Khi đó ta có t1 + 2t2 = 27 + 28 + · · · + 78 = 2730 Mặt khác,
( p + q )2
có t2 con bọ nằm trong pq ô giao của p hàng và q cột nên t2 ≤ pq ≤ = 676
4
Vì thế số con bọ không ít hơn | T | = t1 + t2 = 2730 − t2 ≥ 2730 − 676 = 2054
Ta chỉ ra một cách sắp xếp có đúng 2054 con bọ như sau: xếp 26 + k con bọ vào các ô đầu
tiên của hàng k với k = 1, 26; xếp 52 + k con bọ vào các ô đầu tiên của k cột với k = 1, 26;

230
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

các ô còn lại không chứa bọ. Khi đó, các cột 26 + k chứa đúng k con bọ với k = 1, 26 Khi đó
các con bọ chỉ nằm ở 26 hàng đầu tiên và 26 cột đầu tiên, đồng thời có có 262 = 676 con bọ
thuộc các ô giao của 26 hàng và 26 cột đó. Cách xếp bọ như vậy thỏa mãn điều kiện bài toán.
Vậy giá trị nhỏ nhất của số bọ trên bảng là 2054.

2 Sử dụng lý thuyết đồ thị


Sử dụng các định lý Hall, định lý Turan, đường đi và chu trình ta có thể giải quyết nhiều
bài toán về lưới ô vuông.
Bài toán 5. Các ô vuông của 1 bảng vuông kích thước 10 × 10 được tạo bởi các màu trắng hoặc đen
sao cho trên mỗi hàng cũng như trên mỗi cột đều có đúng 3 ô được tô màu đen, chẳng hạn như hình
vẽ: Chứng minh trong mọi cách như vậy ta luôn có thể tìm ra 10 ô được tô màu đen sao cho không có
2 ô nào nằm trên cùng 1 hàng hay trên cùng 1 hàng cột.

Lời giải. Ký hiệu A = {c1 ; · · · ; c10 } là các cột và B = {r1 ; · · · ; r10 } là các hàng của bảng. Xét
đồ thị lưỡng phân G = ( A, B, E) trong đó 2 đỉnh bất kỳ ci , r j của đồ thị kề nhau nếu ci cắt r j
tại 1 ô được tô đen.
Ta có mỗi đỉnh của đồ thị đã cho kề đúng với 3 đỉnh khác. Xét tập hợp con S gồm k đỉnh
bất kỳ của A. Giả sử|d(S)| ≤ k − 1, khi đó số đỉnh kề của S kể cả trường hợp lặp lại là 3k
trong khi số đỉnh kề của d(S) tối đa là 3(k − 1) điều này mâu thuẫn. Do đó,

|d(S)| ≥ k = |S|.
Áp dụng định lý Hall có n cặp cạnh đôi 1 không có đỉnh chung. Xét bảng tương ứng với n
cặp cạnh đó cho ta 1 bảng vuông thỏa mãn đề.
Bài toán 6. Cho một bảng n× với k < n sao cho trong mỗi ô vuông có 1 số từ 1 đến n. Biết rằng
trong mỗi hàng và mỗi cột không có số nào trùng nhau. Chứng minh rằng ta có thể mở rộng bảng
trên thành bảng n × n với 1 số từ 1 đến n trong mỗi ô, sao cho trong mỗi hàng và mỗi cột không có
số nào trùng nhau.
Bài toán 7. Bảng n × n được gọi là bảng hoán vị nếu các số trên bảng là 0 và 1 sao trên mỗi hàng và
mỗi cột có đúng một số 1. Cho G là 1 bảng n × nn gồm các số nguyên không âm sao cho tổng các số
trên mỗi hàng và trên mỗi cột bằng nhau. Chứng minh rằng G có thể viết dưới dạng tổng các bảng
hoán vị.
Bài toán 8 (Việt Nam TST 2018, bài 2). Với m là số nguyên dương, xét bảng ô vuông m × 2018
gồm m hàng, 2018 cột mà trong đó có một vài ô trống, còn một vài ô được đánh số 0 hoặc 1 :
Bảng được gọi là “đầy đủ” nếu với bất kỳ chuỗi nhị phân S có 2018 ký tự nào, ta đều có thể
chọn ra một hàng nào đó của bảng rồi điền thêm 0; 1 vào để 2018 ký tự của hàng tạo thành
chuỗi S (nếu chuỗi S đã có sẵn trên hàng nào đó rồi thì coi như thỏa mãn). Bảng được gọi là
“tối giản” nếu nó đầy đủ và nếu ta bỏ đi bất kỳ hàng nào thì nó không còn đầy đủ nữa.
- Với k ≤ 2018; chứng minh rằng tồn tại bảng tối giản 2k × 2018 sao cho có đúng k cột có
đủ cả 0 lẫn 1.
- Cho bảng tối giản m × 2018 có đúng k cột chứa cả 0 lẫn 1. Chứng minh rằng m ≤ 2k .

231
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 9 (Việt Nam TST 2018, bài 5). Một bảng ô vuông m × n ABCD có các đỉnh là các
giao lộ (có tất cả (m + 1) × (n + 1) giao lộ). Người ta muốn thiết lập một tuyến đường bắt
đầu từ A; đi theo các cạnh song song với các cạnh của hình chữ nhật và đi qua tất cả các giao
lộ đúng một lần, sau đó quay về A.
- Chứng minh rằng có thể xây dựng được đường đi khi và chỉ khi m lẻ hoặc n lẻ.
- Với m; n thỏa mãn điều kiện câu a), hỏi có ít nhất bao nhiêu giao lộ mà tại đó có ngã rẽ?

Tài liệu
[1] Nguyễn Văn Mậu - Trần Nam Dũng, Chuyên đề chọn lọc Tổ hợp và toán rời rạc.

[2] Đề thi chọn đội tuyển các tỉnh, trường đông các khu vực, olympiad các nước, IMO Shortlisted,
TST .

[3] Titu Andreescu, A path to combinatorics for undergraduates.

[4] Vlad Matei - Elizabeth Reiland, Combinatorial problems.

232
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG:


C HUYÊN ĐỀ VỀ PHÉP VỊ TỰ
Trần Xuân Bộ
Trường Đại học Tân Trào

Tóm tắt nội dung

Hình học phẳng là một trong những nội dung quan trọng, luôn xuất hiện trong các
bài thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Đối với học sinh thì nội dung hình học phẳng
tương đối khó và đa dạng.
Phép biến hình là một trong những phần quan trọng của nội dung hình học phẳng,
tuy nhiên học sinh thường lúng túng, ngại khi học phần này. Trong phép biến hình có
nhiều phần, tôi chọn nội dung phép vị tự để trình bày trong bài viết này, vì phép vị tự là
một trong các phép biến hình giúp chúng ta chứng minh các tính chất hình học mà nếu
thực hiện theo các phương án khác thường rất khó và dài, đặc biệt trong các bài toán về
tìm quĩ tích điểm và dựng hình thì phép vị tự giúp chúng ta nhanh chóng xác định được
các yếu tố về quĩ tích điểm và dựng được các hình thỏa mãn yêu cầu của bài toán đặt ra.
Chuyên đề này bao gồm một số kiến thức cơ bản về phép vị tự và các dạng bài tập
thường gặp về phép vị tự: chứng minh, dựng hình, quĩ tích. Cuối chuyên đề là một số
bài tập để người đọc tự rèn luyện.

1 Phép vị tự
Định nghĩa 1. Trong mặt phẳng cho điểm O cố định và một số k 6= 0. Phép biến hình
−−→ −−→
biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho OM0 = kOM được gọi là phép vị tự tâm O, tỉ
số k
Kí hiệu: V(O;k) , O gọi là tâm vị tự, k gọi là tỉ số vị tự.

Nhận xét 1. - Phép vị tự tỉ số 1 là phép đồng nhất.


- Phép vị tự tỉ số -1 là phép đối xứng tâm.

Tính chất 1. Tính chất phép vị tự


+ V(O;k) ( k 6= 1 ) có 1 điểm bất động duy nhất là O.
+ V(O;k) biến M thành M’ thì O, M, M’ thẳng hàng.
−−→ −→
+ V(O;k) A 7→ A0 và B 7→ B0 thì A0 B0 = k. AB
+ Phép vị tự biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng.
+ Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
+ Phép vị tự biến tia thành tia song song hoặc trùng với nó.
+ Phép vị tự biến đoạn thẳng AB thành đoạn thẳng A’B’ và A0 B0 = |k | .AB

247
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

+ Phép vị tự biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó và tỉ số đồng dạng bằng
| k |.
+ Phép vị tự biến góc thành góc bằng nó.
+ Phép vị tự biến đường tròn (I;R) thành đường tròn (I’;R’) mà tâm I’ là ảnh của tâm
I qua phép vị tự và bán kính R0 = |k | R.
Tính chất 2 (Tích của hai phép vị tự). Tích của hai phép vị tự có tỉ số k1 và k2 là một phép
vị tự, tỉ số k = k1 .k2 (với k1 k2 6= 1 ), có tâm thẳng hàng với tâm của hai phép vị tự đó hoặc
là một phép tịnh tiến nếu k1 .k2 = 1.

2 Bài tập áp dụng


2.1 Chứng minh các tính chất hình học
Trong một số bài toán hình học phẳng có yêu cầu chứng minh các tính chất của hình
học, nếu chúng ta chứng minh chúng bằng các phương pháp hình học thông thường thì
việc chứng minh tương đối phức tạp. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp vị tự, giúp
chúng ta có thể thu gọn một cách đơn giản nhất và ít phải sử dụng thêm các đường phụ,
giúp cho việc chứng minh tương đối dễ và ngắn gọn.
Bài toán 1 (Định lí về đường tròn Euler). Chứng minh rằng trong một tam giác, trung
điểm các cạnh, chân các đường cao và trung điểm của các đoạn thẳng nối trực tâm với
các đỉnh cùng nằm trên một đường tròn, gọi là đường tròn chín điểm hay đường tròn
Euler của tam giác đó. Bán kính đường tròn Euler bằng nửa bán kính đường tròn ngoại
tiếp tam giác và tâm O’ của đường tròn Euler thẳng hàng với tâm O đường tròn ngoại
tiếp, trọng tâm G và trực tâm H trên đường thẳng Euler sao cho O’ là trung điểm của
đoạn thẳng OH và bốn điểm H, G, O, O’ làm thành một hàng điểm điều hòa.
Giải.

Gọi O’ là tâm đường tròn ngoại tiếp A’B’C thì V(G,− 1 ) : O → O0 . Do đó, O’ nằm trên
2
−−→0 1 −→ GO0 1
đường thẳng Euler OGH và ta có GO = − GO hay =−
2 GO 2
Từ đó ta có HG = 2GO = 4O0 G và OH = 3OG, 3O0 G = O0 O = −O0 H. Do đó ta có
OH O0 H
( HGOO0 ) = . = −1 (đpcm).
OG O0 G
Bài toán 2 (Đề thi chọn đội tuyển Nhật Bản,1996). Cho tam giác ABC nội tiếp một đường
tròn, M là một điểm tùy ý thuộc đường tròn đó. Chứng minh rằng các điểm đối xứng

248
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

của M qua các đường thẳng AB, BC, CA thuộc một đường thẳng đi qua trực tâm H của
tam giác ABC
Giải. Gọi M1 , M2 , M3 là các điểm đối xứng của M qua các đường thẳng AB, BC, CA.
H1 , H2 , H3 là các điểm đối xứng của H qua AB, BC, CA. Khi đó H1 , H2 , H3 thuộc đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Theo định lí Simson các hình chiếu E1 , E2 , E3 lên các cạnh AB, BC, CA thẳng hàng.
Thực hiện phép vị tự V( M,2) các điểm E1 , E2 , E3 có ảnh là các điểm M1 , M2 , M3 tương
ứng. Do đó M1 , M2 , M3 thẳng hàng.
Thực hiện phép đối xứng trục BC ta có góc BHM \2 biến thành góc BH \ 2 M. Từ đó:
\2 = BH
BHM \ 2 M.
Tương tự thực hiện phép đối xứng trục AB, ta nhận được BHM \1 = BH \ 1 M.
Ta lại có BH
\ 1 M = BH2 M, vì các góc nội tiếp cùng chắn cung BM. Từ đó đường thẳng
\
M1 M2 đi qua H (đpcm).

Bài toán 3. Cho tam giác ABC bên trong tam giác dựng 4 đường tròn
(O1 ) ; (O2 ) ; (O3 ) ; (O4 ) bằng nhau sao cho 3 đường tròn đầu tiên cùng tiếp xúc với hai
cạnh của tam giác. Chứng minh rằng tâm đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác ABC
và tâm đường tròn (O4 ) thẳng hàng.
Giải.

Ta có IA, IB, IC chứa O1 , O2 , O3 . Suy ra


O1 O2 k AB, O2 O3 k BC, O3 O1 k AC
IO1 IO2 IO3 1
Đặt = = =
IA IB IC k
Xét phép vị tự V( I,k) : O1 7→ A, O2 7→ B, O3 7→ C Do O4 là tâm đường tròn ngoại tiếp
tam giác O1 O2 O3 vì O cách đều 3 điểm này.
Suy ra V( I,k) : O4 7→ O. Do đó: I, O4 , O thẳng hàng.

Bài toán 4 (Đề thi HSG quốc gia 2000). Cho 2 đường tròn (O) và (O’) có bán kính khác
nhau cắt nhau tại A và B. Một đường thẳng tiếp xúc với (O) tại P, tiếp xúc với (O’) tại P’.
Gọi Q và Q’ lần lượt là chân đường cao hạ từ P và P’. Đường thẳng AQ và AQ’ cắt lần
thứ hai với hai đường tròn tại M và M’. Chứng minh rằng M,M’,B thẳng hàng.
Giải.

249
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Hai đường tròn cắt nhau suy ra R 6= R0 , gọi S là tâm vị tự ngoài của hai đường tròn
Xét phép vị tự: Vs, R0  : O0 7→ O, P0 7→ P, A 7→ A0 , Q0 7→ Q
R

Suy ra O
\ 0 AQ0 = OA
\ 0 Q.

Ta có SP = SQ.SO; SP2 = SA.SA0 ⇒ SQ.SO = SA.SA0 . Suy ra tứ giác AQOA’ nội


2

tiếp đường tròn.


Suy ra OAQ
[ = OA \ 0 Q. Vậy OAQ [ = O\ 0 AQ0 .

Do tam giác MOA và tam giác M’O’A’ cân. Suy ra MOA


\ = AOM\0 .
1\
ABM = 1800 − MA
Ta có \ \ 0 A = 1800 − MOA
2
1
0 BA = M
1
0 O0 A = MOA
Mà góc: M\ \ \
2 2
Suy ra \
ABM + ABM \0 = 1800 . Do đó M, B, M’ thẳng hàng.

Bài toán 5 (Bài toán bồi dưỡng đội tuyển Anh 1990). Cho tam giác ABC nội tiếp đường
tròn tâm O, bán kính R. Gọi D là điểm đối xứng của A qua BC, E là điểm đối xứng của B
qua AC và F là điểm đối xứng của C qua AB. Giả sử H là trực tâm tam giác ABC, chứng
minh rằng D, E, F thẳng hàng khi và chỉ khi OH = 2R.
Giải.

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC và A1 , B1 , C1 lần lượt là trung điểm của các cạnh
BC, CA, AB.
Dựng tam giác A2 B2 C2 mà các điểm A, B, C lần lượt là trung điểm của
B2 C2 , C2 A2 , A2 B2 . Suy ra G, H lần lượt là trọng tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp tam
giác A2 B2 C2 . Gọi D’, E’, F’ lần lượt là hình chiếu của O lên các cạnh B2 C2 , C2 A2 , A2 B2

250
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Xét phép vị tự V(G,− 1 ) . Phép vị tự này biến A, B, C, A2 , B2 , C2 lần lượt thành A1 , B1 , C1 ,


2
A, B, C. Từ đó phép vị tự này biến 3 điểm D, E, F thành D’, E’, F’.
Vậy D, E, F thẳng hàng khi và chỉ khi D’, E’, F’. Theo định lí Simson, các điểm D’, E’, F’
thẳng hàng khi và chỉ khi O thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác A2 B2 C2 tương đương
với OH = 2R.

Bài toán 6. Cho hai đường tròn (O1 ) ; (O2 ) có bán kính khác nhau và nằm ngoài nhau.
Ta xét một đường tròn (O) tiếp xúc ngoài lần lượt với (O1 ) ; (O2 ) tại A và B. Trên đường
tròn (O) ta lấy điểm M bất kì, khác A và B. Đường thẳng MA cắt (O1 ) lần thứ hai tại M1 ,
MB cắt (O2 ) lần thứ hai tại M2 . Chứng minh rằng khi M di động trên đường tròn (O) thì
đường thẳng M1 M2 đi qua một điểm cố định.
Giải.

Nhận xét, nếu hai đường tròn tiếp xúc với nhau thì tiếp điểm là tâm của một phép vị
tự với hệ số vị tự có giá trị tuyệt đối bằng tỉ số hai bán kính, biến đường tròn này thành
đường tròn kia.
Ta xét phép vị tự: tâm A biến O1 thành O do đó biến M1 thành M.
Xét phép vị tự: tâm B biến O thành O2 , do đó biến M thành M2 .
Như vậy tích của hai phép vị tự tâm A và tâm B biến O1 7→ O2 và M1 7→ M2 nên
M1 M2 đi qua tâm vị tự của hai đường tròn (O1 ) , (O2 ). Hai đường tròn này cố định nên
tâm vị tự của chúng là điểm cố định hay M1 M2 đi qua điểm cố định.

Bài toán 7 (Đề thi HSGQG 2003). Trong mặt phẳng, cho hai đường tròn cố định (O1 , R1 )
và (O2 , R2 ) với điều kiện R1 > R2 sao cho hai đường tròn tiếp xúc trong với nhau tại
điểm M.
Xét điểm A nằm trên đường tròn (O2 , R2 ) sao cho 3 điểm A, O1 ,O2 không thẳng hàng.
Từ A kẻ các tiếp tuyến AB và AC đến đường tròn (O1 ) với B, C là các tiếp điểm. Các đường
thẳng MB, MC cắt lần thứ hai đường tròn (O2 ) tương ứng tại các điểm E và F. Gọi D là
giao điểm của EF với tiếp tuyến tại A của đường tròn (O2 ). Chứng minh rằng điểm D di
động trên một đường thẳng cố định khi A di động trên (O2 ) sao cho 3 điểm A, O1 , O2
không thẳng hàng.
Giải.

251
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Từ giả thiết ta có tứ giác ABO1 C nội tiếp đường tròn (O3 ). Gọi A’ là giao điểm thứ
hai của AM với đường tròn (O1 , R1 ). D’ là giao điểm của hai tiếp tuyến tại M và A’ của
đường tròn (O1 , R1 ). Khi đó D’ thuộc trục đẳng phưởng BC của hai đường tròn (O2 , R2 )
và (O3 ).
Thật vậy, gọi H là giao điểm thức hai của (O3 ) với AM. Khi đó O1 H vuông góc với AM
nên H là trung điểm của dây cung MA’. Tam giác D’MA’ cân tại D’, do đó D’H vuông góc
2
với AM và D 0 O1 đi qua H. Từ: D 0 H.D 0 O1 = D 0 M . Suy ra D’ cùng phương tích đối với
hai đường tròn (O1 ) và (O3 ).
Như vậy D’ di động trên tiếp tuyến của đường tròn (O1 ) tại M và tiếp tuyến đó cố
định. Phép vị tự tâm M biến đường tròn (O1 ) thành đường tròn (O2 ) cho nên đường
thẳng BC biến thành đường thẳng EF, tiếp tuyến tại A’ biến thành tiếp tuyến tại A và D’
thành D. Tập hợp các điểm D nằm trên đường thẳng MD’ là tiếp tuyến của (O1 ).

Bài toán 8. Trong mặt phẳng, cho hai đường tròn cắt nhau tại X và Y. Chứng minh rằng
tồn tại 4 điểm thỏa mãn các tính chất sau: Với mỗi đường tròn tiếp xúc với hai đường
tròn đã cho tại A và B, và cắt đường thẳng XY tại C và D, thì mỗi đường thẳng trong các
đường thẳng AC, AD, BC, BD phải đi qua một trong 4 điểm ấy.
Giải.

Gọi (E) là một đường tròn thỏa mãn đầu bài.


Vì (E) cắt đường thẳng XY tại C,D nên (E) hoặc cùng tiếp xúc ngoài hoặc cùng tiếp
xúc trong với cả hai đường tròn.
Ta xét trường hợp tiếp xúc trong, trường hợp tiếp xúc ngoài chứng minh tương tự.
Giả sử đường thẳng CA cắt đường tròn (AXY) tại một điểm P khác nữa và CB cắt
đường tròn (BXY) tại một điểm Q khác nữa, khi đó C nằm trên XY, theo tính chất phương
tích ta có CA.CP = CX.CY = CB.CQ.

252
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Vậy các tam giác CAB và CQP đồng dạng, suy ra CAB [ = CQP.[
Kẻ đường thẳng CR tiếp xúc với (E) với R nằm cùng phía với B đối với đường thẳng
XY. Lúc đó: BCR
[ = CAB [ = CQP.
[
Suy ra CR k PQ. Xét hai phép vị tự, tâm lần lượt là A và B, biến (E) thành hai đường
tròn đã cho. Một trong hai phép vị tự này biến đường thẳng CR thành tiếp tuyến tại P
của một trong hai đường tròn này và phép vị tự kia biến CR thành tiếp tuyến tại Q của
đường tròn còn lại. Cả hai đường thẳng ảnh đều song song với CR, nên chúng trùng với
đường thẳng PQ vì thế nó phải là tiếp tuyến chung của hai đường tròn này.
Kết luận: Bốn tiếp điểm tạo bởi hai tiếp tuyến chung của hai đường tròn đã cho có
tính chất của đề bài.

Bài toán 9. Cho tam giác ABC cân tại C, có đường cao CD. Cho P là điểm nằm trên cạnh
CD. Gọi E, F lần lượt là giao điểm của đường thẳng AP với cạnh BC, đường thẳng BP
với cạnh AC. Giả sử hai đường tròn nội tiếp tam giác ABP và tứ giác PECF bằng nhau.
Chứng minh rằng hai đường tròn nội tiếp các tam giác ADP và BCP cũng bằng nhau.
Giải.

Gọi (H1 ) và (H2 ) lần lượt là hai đường tròn nội tiếp tứ giác CEFP và tam giác ABP.
Trong các tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn này, ta xét tiếp tuyến gần A nhất,
tiếp tuyến này cứt BC và BD tại hai điểm tương ứng C’ và D’. Khi đó C’D’kCD. Gọi giao
điểm của hai đoạn thẳng C’D’ và BF là P’. Khi đó (H1 ) và (H2 ) cũng lần lượt là hai đường
tròn nội tiếp tam giác BC’P’ và BD’P’.
Xét phép vị tự V CD . Khi đó phép vị tự này sẽ biến tam giác BC’P’ và BD’P’
!
B,
C0 D0
tương ứng thành hai tam giác BCP và BDP. Như thế biến hai đường tròn (E1 ) và (E2 )
thành hai đường tròn nội tiếp tam giác BCP và BDP. Vì hai đường tròn (E1 ) và (E2 ) bằng
nhau nên hai đường tròn nội tiếp hai tam giác BCP và BDP cũng bằng nhau. Nhưng các
tam giác BDP và ADP cũng có hai đường tròn nội tiếp bằng nhau. Từ đó ta có đpcm.

Bài toán 10 (Bulgaria, Problem 11.3.2001). Trên mỗi cạnh của một tam giác có các góc
300 , 600 , 900 và có độ dài cạnh huyền bằng 1, ta chọn một điểm sao cho 3 điểm này tạo
thành một tam giác vuông cân. Hỏi cạnh huyền của tam giác mới này có giá trị bé nhất
bằng bao nhiêu?
Giải.

253
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Xét tam giác ABC có các góc α, β, γ. Cho A1 ∈ BC, B1 ∈ CA, C1 ∈ AB là các điểm sao
0
cho tam giác A1 B1 C1 vuông với A\ 1 C1 B1 = 90 . Giả sử đường tròn (K) đường kính A1 B1
cắt AB tại X 6= C1 . Dễ thấy nếu α ≤ 90 , γ ≤ 900 thì X nằm trong đoạn AB. Vẽ tiếp tuyến
0

d của (K) sao cho dkAB và tiếp điểm Y thuộc cung nhỏ C1 X. Gọi B2 , A2 lần lượt là giao
điểm của d với CA và CB.
Xét phép vị tự tâm C sao cho ảnh B2 là A, A2 là B. Khi đó qua phép vị tự tâm C này
thì ảnh của tam giác B1 A1 Y nội tiếp trong tam giác ABC và cạnh huyền của nó bé hơn
B1 A1 . Do vậy, không mất tính tổng quát, giả sử AB là tiếp tuyến của đường tròn (K).
Từ đó, nếu đặt B\ 1 A1 C1 = δ thì B1 C1 A = δ. Áp dụng định lí sin cho tam giác AC1 B1
\
và tam giác BC1 A1 ta thu được
B1 A1 .cosδ. sin 900 − δ + β

B1 A1 . sin δ. sin (α + δ)
AC1 = và BC1 =
sin α sin β
Vì AB = AC1 + C1 B nên
B1 A1 . sin δ. sin (α + δ) B1 A1 .cosδ. sin 900 − δ + β

AB = + (1)
sin α sin β
⇔ 2AB = A1 B1 (cot α + cot β + 2 sin 2δ − (cot α − cot β) cos2δ)
Mặt khác, ta lại có q
cot α + cot β + 2 sin 2δ − (cot α − cot β) cos2δ = 4 + (cot α − cot β)2 . sin (2δ − ϕ)
2



 cosϕ = q
4 + (cot α − cot β)2
q 

2
≤ 4 + (cot α − cot β) trong đó ϕ thỏa mãn: cot α − cot β


 sin ϕ = q
4 + (cot α − cot β)2


Khi đó: giá trị bé nhất cần tìm của B1 A1 là: B1 A1 =
2AB
q
cot α + cot β + 4 + (cot α − cot β)2
2AB
Thật vậy, nếu B1 A1 = q đồng thời 2δ − ϕ = 900
2
cot α + cot β + 4 + (cot α − cot β)
thì (1) đúng, do đó tồn tại tam giác với B1 A1 xác định như trên.
Với giả thiết tam giác ABC có các góc 300 , 600 , 900 và có độ dài cạnh huyền bằng 1,
trong các trường
√ hợp√của √ tam giác vuông
√ nội tiếp trong tam giác này thì B1 A1 có 3 giá trị
39 − 3 21 − 3 3
tính được là: , ,
12 √ 4√ 4
39 − 3
Giá trị nhỏ nhất là .
12

254
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 11 (Thi vô địch Ba Lan,1999). Gọi D là điểm nằm trên cạnh BC của tam giác
AE BD
ABC sao cho AD > BC. Gọi E là điểm nằm trên cạnh AC sao cho: =
EC AD − BC
Chứng minh rằng: AD > BE.
Giải.

Ta cố định các điểm B, C, D và khoảng cách AD. Cho A thay đổi. Quĩ tích điểm A là
AE
một đường tròn tâm D. Từ phương trình ở đầu bài, ta có tỉ số cố định. Suy ra tỉ số:
EC
EC
a= cũng cố định.
AC
Do E là ảnh của A qua phép vị tự tâm C, tỉ số a, nên quĩ tích các điểm E là ảnh của
quĩ tích các điểm A qua phép vị tự này, tức là quĩ tích của E là một đường tròn có tâm
nằm trên đoạn thẳn BC. Khi đó, giá trị của BE lớn nhất khi và chỉ khi E là giao điểm
của đường tròn này với đường thẳng BC (điểm này gần C hơn B). Đến đây, nếu ta chứng
minh được trong trường hợp này AD = BE thì sẽ có điều phải chứng minh, bởi vì ta luôn
có AD ≥ BE và đẳng thức chỉ xảy ra với trường hợp suy biến đó.
Thật vậy, trong trường hợp nói trên, các điểm B, D, C, E, A thẳng hàng theo thứ tự
đó. Khi đó, từ đẳng thức ở đầu bài ta thu được

AE.( AC˘BD ) = AE.( AD˘BC ) = EC.BD.


Suy ra AE.AC = ( AE + EC ).BD = AC.BD. Do đó AE = BD, suy ra AD = BE
(đpcm)

Bài toán 12. Cho hai đường tròn (C1 ) và (C2 ) nằm bên trong và tiếp xúc với đường tròn
(C) theo thứ tự tại M và N. Giả sử đường tròn (C1 ) đi qua tâm của (C2 ). Đường nối hai
điểm chung của (C1 ) và (C2 ) cắt (C) tại A và B. Các đường thẳng MA, MB cắt (C1 ) tương
ứng tại E và F.
Chứng minh rằng đường thẳng EF là tiếp tuyến của (C2 ).
Giải.

255
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Gọi O, O1 , O2 , r, r1 , r2 lần lượt là tâm và bán kính của các đường tròn (C), (C1 ), (C2 )
tương ứng. Giả sử EF cắt O1 O2 tại W. Đặt O2 W= x. Ta cần chứng minh x = r2.
Chọn hệ trục trực chuẩn có gốc là O2 , O2 O1 là trục hoành, giả sử O có tọa độ là (a,b).
Nx: O và M không nằm trên O2 O1. Giả sử AB cắt O2 O1 tại V.
r2 2
Dễ thấy: O2 V = .
2r1
O2 V O2 Y
Khi đó các tam giác O1 YO2 và XVO2 đồng dạng, suy ra = .
O2 X O2 O
r
Phép vị tự tâm M, tỉ số biến O1 thành O, biến EF thành AB. Do đó EF⊥O1 O2
r1
r1
Do đó, khoảng cách từ O1 đến EF bằng lần khoảng cách từ O đến AB, suy ra
r
r2 2
 
r1
r1 − x = a− (1)
r 2r1
Bây giờ ta xác định a. Bằng cách tính khoảng cách từ O đến O1 và O2 , ta nhận được
hai phương trình chứa a và b sau đây:
(r − r1 )2 = (r1 − a)2 + b2 và (r − r2 )2 = a2 + b2
r2 2 r2
Khử b từ hai phương trình trên ta có a = + r − r. . Thay vào (1) ta nhận được x
2r1 r1
= r2 (đpcm)

2.2 Quĩ tích


Việc phát hiện và dự đoán quĩ tích điểm tương đối phức tạp, tuy nhiên nhờ phép vị
tự mà việc định hướng quĩ tích các điểm cần tìm với các yếu tố ban đầu của bài toán trở
nên dễ dàng hơn.

Bài toán 13. Chứng minh rằng quỹ tích những điểm của mặt phẳng mà tỷ số khoảng
cách từ đó đến hai đường thẳng cắt nhau ở một điểm O bằng k (k>0) không đổi gồm hai
đường thẳng đi qua O.
Giải.

256
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Giả sử hai đường thẳng xx’ và yy’ là hai đường thẳng cho trước cắt nhau tại O. M
là một điểm của mặt phẳng sao cho MH/MK = k (hằng số dương cho trước). Gọi M1 là
điểm tương ứng của điểm M trong một phép vi tự thay đổi tâm O. Vậy quĩ tích này sẽ
gồm các đường thẳng đi qua O. Khi đó quỹ tích của những điểm cần tìm trên một cát
tuyến AB của hai đường thẳng Ox, Oy sao cho OA = OB. Với mỗi điểm M của AB các
tam giác vuông MAH và MBK có các góc nhọn bằng nhau ở A và B thì đồng dạng với
MH MA MH
nhau và ta có = . Điểm M sẽ là một điểm của quĩ tích nếu tỷ số = k hay
MK MB MK
MA
là: = k. Khi đó tỷ số k 6= 1 thì trên AB có hai điểm M và M’ đáp ứng điều kiện đòi
MB
hỏi của bài toán. Vậy quỹ tích cần tìm bao gồm hai đường thẳng OM và OM’ liên hợp
điều hòa đối với hai đường thẳng Ox, Oy đã cho vì hàng điểm ABMM’ điều hòa.
Bài toán 14. Cho 2 đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc với nhau tại A, (O’) nằm trong (O),
BC là một dây cung của (O) tiếp xúc với (O’). Tìm tập hợp tâm đường tròn nội tiếp tam
giác ABC khi dây cung BC thay đổi.
Giải.

Xét phép vị tự:


−→ R −−→
V( A, R ) : O 7→ O0 , M 7→ M0 ( do: AO = 0 . AO0 , M là điểm thuộc đường tròn (O))
R 0 R
Ta thấy tia AM là tia phân giác của góc BAC
[
Thật vậy, \ MAB = MCB,[ \ MAC = MBC[
Ta có O’MkOM’. Mà O’M vuông góc với BC nên OM’ vuông góc với BC do đó OM’ là
đường kính chia đôi dây BC. Suy ra tam giác M’BC cân
Từ đó ta có M \ 0 BC = M \0 CB ⇒ M \0 AB = M
\ 0 AC suy ra I là tâm đường tròn nội tiếp

tam giác ABC thuộc MA.

257
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Theo tính chất phân giác ta có


MI BM AB BM AB AI
= ⇔ = ⇔ =
IA AB IA MI BM IM
2 0 AB AI AB
P( B/(O0 )) = BM = BB .BA ⇒ = =√
BM IM BB0 .BA
−→ 0
R −→ R0
V A, R0  : B0 7→ B. Do đó: AB0 = AB ⇒ AB0 = .AB
R R R

R AB 0 AB − AB0 1−k
Suy ra AB = k.AB0 k = 0 > 1 ⇒ = k ⇒ = ⇒ BB0 =
R AB AB 1
(1 − k) AB
AB AB 1
Suy ra √ =p =√
BA.BB0 (1 − k) AB2 1−k
AI 1 −
→ q −−→
Ta có =√ = q ⇒ AI = . AM.Khi đó: V A, q  : M 7→ I
IM 1−k 1 + q 1+ q
Vậy I thuộc đường tròn là ảnh (O’) qua phép vị tự V A, q  .
1+ q

Bài toán 15. Cho đường tròn (O,R) và một đường kính PQ cố định của đường tròn. Trên
tia PQ ta lấy một điểm S cố định khác P và Q. Với mỗi điểm A thuộc đường tròn, ta dựng
tia Px vuông góc với tia PA và nằm cùng phía với nó đối với đường thẳng PQ. Gọi B là
giao điểm của Px và SA. Tìm tập hợp điểm B, khi điểm A di động trên đường tròn (O,R).
Giải.

Gọi B’ là giao điểm thứ hai của Px đối với đường tròn (O), khi đó AB’ là đường kính
của đường tròn (O). Gọi d là đường thẳng đi qua B và dkAB’. O’ là giao điểm của d và
PQ. Ta có hai tam giác OPB’ và O’PB đồng dạng mà tam giác OPB’ cân tại O, nên tam
giác O’PB cân tại O’.
Khi đó:
SO0 O0 B SO0 O0 P SO0 SO0 − SP SP
= ⇒ = ⇒ = ⇒ SO0 = .SO (∗)
SO OA SO R SO R SO − R
SP −→
Ta đặt k = , k là một số không đổi và (*) được viết lại dưới dạng véctơ SO0 =
SO − R
−→
k.SO (**).
Hệ thức (**) chứng tỏ (O’) là ảnh của (O) trong phép vị tự tâm S, hệ số vị tự k =
SP SB SO0 −
→ −→
, do đó O’ cố định. Mặt khác từ: = , ta suy ra SB = k.SA và B là ảnh của
SO − R SA SO
A trong phép vị tự.
Tập hợp điểm B là đường tròn (O’) là ảnh của đường tròn (O) trong phép vị tự V(S,k)
SP
với k = .
SO − R

258
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài toán 16. Cho hai đường tròn (O) bán kính R và đường tròn (O’) bán kính R’ tiếp xúc
trong tại A với R > R’. Đường kính qua A cắt đường tròn (O) tại B và cắt đường tròn (O’)
tại C. Một đường thẳng thay đổi đi qua A cắt (O) tại M và (O’) tại N. Tìm tập hợp các
giao điểm S của BN và CM.
Giải.

Ta có BM k CN. Hai tam giác BMS và NCS đồng dạng nên ta có


CS CN 2R0 R0
= = =
SM BM 2R R
CS R0
Do đó: = hay:
SM + CS R + R0
CS R0 −→ R0 −→
= suy ra CS = .CM.
CM R + R0 R + R0
Vậy tập hợp các điểm S là đường tròn vị tự của đường tròn tâm O trong phép vị tự
R0
tâm C tỉ số vị tự k = .
R + R0
Bài toán 17. Trong mặt phẳng cho hai đường tròn đồng tâm, bán kính R, r (R > r). P là
một điểm cố định trên đường tròn bán kính r, còn B là điểm chuyển động trên đường
tròn bán kính R. Đường thẳng BP cắt đường tròn bán kính R ở điểm thứ hai C và đường
thẳng l vuông góc với đường thẳng BP tại P cắt đường tròn bán kính r ở điểm thứ hai A
(nếu l là tiếp tuyến cảu đường tròn thì P ≡ A ).
a) Tìm tập hợp các giá trị của biểu thức: BC2 + CA2 + AB2 .
b) Tìm quĩ tích trung điểm của AB.

Giải.

259
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

a)Ta biểu thị tổng: T = BC2 + CA2 + AB2 qua độ dài các đoạn AP, CP và PD bằng
cách áp dụng định lí Pythagore và các đẳng thức CP = DB, BC = CP + PD + DB. Ta thu
được  
AB2 + ( PD + DB)2 + 4CP2 + 4CP.PD + PD2 + CP2 + AP2
 
T =
= 2AP2 + 2PD2 + 6CP2 + 6CP.PD
 

Theo định lí Pythagore, biểu thức trong dấu ngoặc thứ nhất bằng 4r2 , theo định lí
về phương tích trong đường tròn thì CP.(CP + PD) = R2 − r2 , vậy biểu thức trong dấu
ngoặc thứ hai bằng 6R2 − 6r2 . Ta được T = 6R2 + 2r2 là một đại lượng không đổi và tập
hợp các giá trị của biểu thức BC2 + CA2 + AB2 chỉ gồm một số duy nhất: T = 6R2 + 2r2 .
b) Gọi O là tâm đường tròn và M là trung điểm của AB. Khi đó OM là đường trung
1
bình của tam giác ADB và ta cũng có M là ảnh của C qua phép vị tự với tỉ số và tâm vị
2
1
tự là điểm nằm trên OP, chia OP theo tỉ số .
2
Nếu điểm B chạy trên đường tròn lớn thì điểm C cũng chạy trên đường tròn này, còn
R
điểm M chạy trên đường tròn vị tự với nó có bán kính bằng và tâm là trung điểm OP..
2
R
Vậy quĩ tích trung điểm M của AB là đường tròn bán kính , có tâm là trung điểm
2
của OP.

2.3 Dựng hình


Trong một số bài toán dựng hình, việc sử dụng các phép vị tự giúp bài toán trở nên
tương đối đơn giản.
Bài toán 18. Dựng một đường tròn tiếp xúc với một đường tròn (O) cho trước và với một
đường thẳng d cho trước, biết một trong các tiếp điểm.
Giải.

Giả sử ( E) là một đường tròn tiếp xúc với (O) tại A và đường thẳng d tại B. Khi đó
ta có một phép vị tự tâm A là tiếp điểm của (E) và (O). Thật vậy (O) là ảnh của (E) trong
một phép vị tự tâm A biến B thành một trong hai đầu mút C hoặc D của đường kính CD
của (E) vuông góc với d. Ta xét hai trường hợp như bài toán đã đặt ra
+ Nếu điểm A cho trước trên đường tròn (O), đường thẳng CA cắt d tại điểm B. Khi
AB
đó phép vị tự V( A,k) với k = sẽ biến đường tròn (O) thành đường tròn (E) tiếp xúc với
AC
(O) ở A và đường thẳng d tại B (Trường hợp thứ 2 thực hiện tương tự với đường thẳng
DA)

260
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

+ Nếu điểm B cho trước trên đường thẳng d thì đường thẳng CB cắt (O) tại điểm A
AB
và phép vị tự V( A,k) với k = sẽ cho một đường tròn (E) tiếp xúc với d tại B và (O) tại
AC
A (Trường hợp thứ 2 thực hiện tương tự với đường thẳng DB).

Bài toán 19. Cho tam giác ABC. Hãy tìm điểm E trên cạnh AB và tìm điểm F trên cạnh
AC sao cho: BE = EF = FC.
Giải.

Giả sử ta dựng được hai điểm E, F sao cho thỏa mãn đầu bài. Qua A kẻ đường thẳng
song song với EF cắt tia BF tại M, qua M kẻ đường thẳng song song với AC cắt đường
thẳng BC tại N. Ta có
BE EF BF FC BC
= = = = =k
BA AM BM MN BN
Ta có BE = EF = FC suy ra AB = AM = MN. Ta cần tìm điểm M, N sao cho N thuộc tia
BC và MNkAC đồng thời thỏa mãn điều kiện AB = AM = MN. Ta có cách dựng sau:
+ Dựng đường tròn tâm A, bán kính AB.
+ Trên tia CA lấy CP = AB.
+ Qua P dựng đường thẳng song song với BC cắt đường tròn tại M. BM cắt AC tại F.
+ Qua F kẻ đường thẳng song song với AM cắt AB tại E.
Ta có tứ giác BEFC là hình vị tự của tứ giác BAMN trong phép vị tự tâm B với tỉ số vị
BE
tự k = . Vì BA = AM = MN nên ta suy ra BE = EF = FC.
BA
Bài toán 20. Cho góc nhọn xOy, và một điểm C thuộc miền trong của góc đó. Tìm trên
Oy một điểm A sao cho AC bằng khoảng cách từ A đến Ox.
Giải.

261
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Dựng đường thẳng bất kì vuông góc với Ox, cắt Ox, Oy lần lượt tại H’ và A’. Đường
tròn tâm A’ bán kính A’H cắt OC ở C’.
Dựng CAkC’A’.
Ta có tam giác ABC cân, vị tự với tam giác cân A’B’C’ với phép vị tự tâm O, tỉ số
OC
k= .
OC 0
Vì đường tròn tâm A’ cắt OC tại 2 điểm nên bài toán có hai nghiệm hình.

Bài toán 21. Cho tam giác ABC. Dựng hình bình hành AEMD có D, M, E theo thứ tự
thuộc các cạnh AB, BC, CA sao cho các tam giác MDE và ABC đồng dạng.
Giải.

Giả sử ta đã dựng được hình bình hành AEMD thỏa mãn các điều kiện của bài toán.
Ta có AM đi qua trung điểm I của đoạn DE. Trên AD lấy điểm D’ và trên AE lấy điểm E’
sao cho: D’E’kDE. Gọi I’ là trung điểm D’E’. Ta có hai tam giác AD’E’ và ADE vị tự với
nhau và góc: AE \ 0 D 0 = ABC.
[ Do đó ta có cách dựng:
+ Lấy một điểm E’ bất kì trên AC vẽ góc: AE \ 0 D 0 = ABC
[ ta có điểm D’ trên AB.
+ Gọi I’ là trung điểm của D’E’, ta có AI’ cắt BC tại M.
+ Ta dựng hình bình hành ADME thỏa mãn các điều kiện của bài toán.

Bài toán 22 (Đề thi APMO, 1990). Cho α là góc nằm trong khoảng (0, π ). Hỏi có bao
nhiêu tam giác ABC (không bằng nhau) sao cho A = α, BC = 1 và bốn điểm sau đây
nằm cùng trên một đường tròn: điểm A, trọng tâm tam giác ABC, trung điểm của AB và
trung điểm của AC.
Giải.

262
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Có một tam giác khi α ≤ 600 , ngoài ra không tồn tại.


Gọi O là tâm và R là bán kính, đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Gọi M là trung
điểm của BC, G là trọng tâm tam giác ABC. Ta có thể xem như A di chuyển tự do trên
đường tròn này, còn O, B, C là các điểm cố định. Gọi X là điểm nằm trên MO sao cho:
MX 1
= .
MO 3
Phép vị tự tâm M, tỉ số 3 biến G thành A và X thành O, nên G phải nằm trên đường
R
tròn tâm X, có bán kính .
3
Đường tròn đường kính OA chứa các trung điểm của AB khi A di động và các trung
điểm của AC. Vì thế nếu G cũng nằm trên đường tròn này thì: OGA [ = 900 suy ra MGO\=
0
90 . Do đó G cũng nằm trên đường tròn đường kính OM. Rõ ràng là hai đường tròn vừa
nói này không cắt nhau, khi đó không tìm được tam giác thỏa mãn điều kiện đề bài hoặc
chúng cắt nhau tại 1 hoặc 2 điểm.
Nếu hai đường tròn đó cắt nhau tại 2 điểm thì các tam giác tương ứng hiển nhiên
bằng nhau (chỉ thay đổi vị trí của B và C). Do đó, ta tìm tam giác thỏa mãn đề bài khi hai
đường tròn cắt nhau là đủ.
R
Giả sử đường tròn tâm X, bán kính cắt đường thẳng OXM tại P và Q, với P nằm
3
cùng phía với M so với X.
1 1
Ta có OM = R.cosα, do đó: XM = R.cosα < R = XP, vậy M luôn nằm trong đoạn
3 3
2 1 1
thẳng PQ. Bây giờ, XO = .OM = R (2.cosα), do đó: XQ = R > XO nếu và chỉ nếu
3 3 3
π π
2 cos α < 1 hoặc α > . Như vậy nếu α > thì XQ > XO và do đó đường tròn đường
3 3
R
kính OM nằm hoàn toàn bên trong đường tròn tâm X, bán kính và do đó chúng không
3
thể cắt nhau.
π
Nếu α = thì hai đường tròn nói trên tiếp xúc với nhau tại O, ta được tam giác đều
3
thỏa mãn bài toán.
π
Nếu α < , hai đường tròn sẽ giao nhau, cũng cho ta một tam giác thỏa mãn đầu
3
bài.

3 Bài tập rèn kĩ năng


Bài 1. Cho tam giác ABC. Gọi O, H, G lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm và
trọng tâm tam giác đó.
a) Chứng minh rằng các điểm O, H, G cùng nằm trên một đường thẳng (đường thẳng
Euler).
b) Giả sử X là điểm thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Đặt M = XA2 +
XB + XC2 ; E, F là các điểm thuộc đường tròn trên và tại đó M lần lượt nhận những
2

giá trị tương ứng lớn nhất, nhỏ nhất. Chứng minh 5 điểm H, O, G, E, F cùng thuộc một
đường thẳng.

Bài 2. Chứng minh rằng với mọi tam giác ABC, tồn tại ba đường tròn có một điểm chung
duy nhất sao cho 3 đường tròn này có bán kính bằng nhau và lần lượt tiếp xúc với các
cặp cạnh AB, BC; BC, CA; AC, AB.

263
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Bài 3. Tứ giác lồi A1 A2 A3 A4 nội tiếp đường tròn (O,R). Gọi Bi là trọng tâm tam giác
A j Ak Al ; i ∈ {1, 2, 3, 4} ; j, k, l ∈ {1, 2, 3, 4}. Chứng minh rằng: tứ giác B1 B2 B3 B4 nội tiếp
trong một đường tròn. Hãy xác định tâm O1 và bán kính R1 của đường tròn đó.

Bài 4 (Đề thi toán quốc tế IMO, Rumani 1978). Đường tròn (J) tiếp xúc trong với đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABC cân ở A, đồng thời tiếp xúc với hai cạnh AB và AC ở M
và N. Chứng minh rằng trung điểm của đoạn thẳng MN là tâm đường tròn nội tiếp tam
giác ABC

Bài 5. Cho một hình thoi có cạnh bằng a và góc Ab = 600 . Hai đường chéo cắt nhau tại O.
Một đường thẳng d quay quanh A nhưng không cắt hình thoi.
a) Đường thẳng d cắt hai đường thẳng BC và DC lần lượt tại B’, D’. Chứng tỏ rằng hai
tam giác B’BA và ADD’ vị tự với nhau. Tìm vị trí của đường thẳng d để hai tam giác trên
bằng nhau.
b) Hạ OG vuông góc với d tại G. Tìm vị trí của d để OG cực đại hoặc cực tiểu và tính
theo a các giá trị cực đại hoặc cực tiểu đó.

Bài 6. Cho hình thang ABCD có AB k CD và AD = a, DC = b, còn A và B là hai điểm cố


định. Gọi I là giao điểm của hai đường chéo.
a) Tìm tập hợp các điểm C khi D thay đổi.
b) Tìm tập hợp các điểm I khi C và D thay đổi.

Bài 7. Cho tam giác ABC có góc A nhọn. Một đường tròn di động luôn đi qua A, không
tiếp xúc với các đường thẳng AB, AC và có tâm O luôn nằm trên đoạn thẳng BC. Đường
tròn này cắt các đường thẳng AB và AC lần lượt tại M và N. Tìm quĩ tích trực tâm H của
tam giác AMN.

4 Kết luận
Tài liệu này đã được tập huấn cho các em học sinh chuyên toán, kết quả là các em tự
tin, hứng thú hơn với phép biến hình nói chung và phép vị tự nói riêng.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bài viết còn nhiều hạn chế, mong được sự góp ý của
các thầy cô và các em học sinh để bài viết hoàn thiện hơn. Hy vọng rằng sau khi đọc
chuyên đề này, các thầy cô và các em học sinh có thêm một cách nhìn và áp dụng được
phương pháp giải toán bằng vị tự trong nhiều bài toán hình học phẳng. Xin chân thành
cảm ơn!

Tài liệu
[1] Đỗ Thanh Sơn. Phép biến hình trong mặt phẳng, NXB Giáo dục 2004.
[2] Nguyễn Văn Mậu - Nguyễn Đăng Phất - Đỗ Thanh Sơn. Chuyên đề hình học và một
số vấn đề liên quan, NXB Giáo dục 2008.
[3] Nguyễn Văn Nho. Những định lí chọn lọc trong hình học phẳng qua các kì thi
Olympic, NXB Giáo dục 2007.

264
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO KĨ NĂNG


DẠY TÍNH KHOẢNG CÁCH TRONG HÌNH HỌC
KHÔNG GIAN

Mai Thị Hiền


Trường Đại học Tân Trào

Tóm tắt nội dung


Bài báo trình bày những kinh nghiệm giúp cho học sinh có thêm một số kỹ năng
cơ bản, phương pháp tính một số dạng toán khoảng cách trong hình học không gian.
Học sinh thông hiểu và trình bày bài toán đúng trình tự, đúng logic khi làm bài tập tính
khoảng cách, gây hứng thú cho các em khi học toán, từ đó nâng cao chất lượng học tập
môn Toán tốt hơn và học sinh được rèn kĩ năng vẽ hình nhiều hơn, vận dụng vào giải các
bài toán hình học thành thạo hơn.
Từ khóa: hình học, khoảng cách, vuông góc, mặt phẳng, đường thẳng, học sinh.

1 Đặt vấn đề
Môn Toán trong trường phổ thông giữ một vai trò, vị trí hết sức quan trọng, là môn
học công cụ hỗ trợ đắc lực cho hầu hết các môn học khác trong trường phổ thông như:
Lý, Hóa, Sinh, Văn. . . Như vậy, nếu học tốt môn Toán thì những tri thức trong Toán cùng
với phương pháp làm việc trong Toán sẽ trở thành công cụ để học tốt những môn học
khác. Môn Toán góp phần phát triển nhân cách, ngoài việc cung cấp cho học sinh hệ
thống kiến thức, kĩ năng toán học cần thiết, môn Toán còn rèn luyện cho học sinh đức
tính, phẩm chất của người lao động mới: cẩn thận, chính xác, có tính kỷ luật, tính phê
phán, tính sáng tạo, bồi dưỡng óc thẩm mỹ.
Hình học không gian là môn học khó đối với nhiều học sinh phổ thông. Nhiều học
sinh thấy khó và trở nên chán nản khi học môn học này. Các em đó hầu như phát biểu
rằng: "Trong giờ lý thuyết em hiểu bài nhưng lại không biết áp dụng lý thuyết vào để tự
làm được bài tập". Vì vậy, khi dạy học sinh phần hình học không gian, người giáo viên
đặc biệt phải quan tâm, kiên nhẫn hướng dẫn các em từng bước cách tìm ra hướng giải
cho từng loại bài toán và để các em tự làm được chứ không áp đặt kết quả hoặc cách làm
cho học sinh.

2 Cơ sở lí luận
2.1 Khoảng cách
Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng và một mặt phẳng:

265
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P) (hoặc đến đường thẳng M) là khoảng cách
giữa hai điểm M và H, trong đó H là hình chiếu của điểm M trên mặt phẳng (P) (hoặc
trên đường thẳng M).

2.2. Khoảng cách giữa một đường thẳng và một mặt phẳng song
song, giữa hai mặt phẳng song song

Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song với a là khoảng cách từ
một điểm nào đó của a đến mặt phẳng (P).

Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì của mặt
phẳng này đến mặt phẳng kia.

266
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

2.3. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau

Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau trong không gian là độ dài đoạn vuông
góc chung của hai đường thẳng đó.

Nhận xét 1. + Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa một
trong hai đường thẳng đó và mặt phẳng song song với nó, chứa đường thẳng còn lại. Tức
là khoảng cách giữa hai đường chéo nhau a và b bằng khoảng cách giữa a và mặt phẳng
(P) chứa b và song song với a.
+ Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau bằng khoảng cách giữa hai mặt
phẳng song song lần lượt chứa hai đường thẳng đó.

3 Biện pháp thực hiện


- Bổ sung, hệ thống các kiến thức cơ bản mà học sinh thiếu hụt: quan hệ song song,
quan hệ vuông góc trong không gian.
- Xây dựng các bước tính từng loại khoảng cách.
- Hướng dẫn một số bài toán khoảng cách trong sách giáo khoa theo các bước trên.
- Sau mỗi bài toán đều có nhận xét, củng cố, chỉ ra những sai lầm dễ gặp của học sinh
và phát triển mở rộng (nếu có) giúp học sinh ghi nhớ và phát triển tư duy năng lực sáng
tạo.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tế, tạo hứng thú đam mê phương
pháp mới cho học sinh.

3.1. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng


Phần này chỉ lưu ý học sinh: muốn tính được độ dài của đoạn MH, người ta thường
xem nó là chiều cao của tam giác MAB (với A, B thuộc đường ∆). Nếu tam giác MAB
vuông tại M thì tính độ dài MH như thế nào? Có thể nhớ lại hệ thức lượng trong tam
1 1 1
giác vuông: 2
= 2
+ . Nếu tam giác cân tại M? thì H là trung điểm của AB.
MH MA MB2
Nếu tam giác thường? thì tính diện tích tam giác và độ dài AB, từ đó suy ra độ dài MH.

267
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Ví dụ 1. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy a, cạnh bên 2a. Tính khoảng
cách từ điểm A đến đường thẳng SC.
Với ví dụ này học sinh không khó khăn trong việc kê AH vuông góc với SC (H thuộc
SC) và nêu hướng tính AH: SO.AC = AH. SC. Giáo viên thống nhất hướng tính và kết
quả .

3.2. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng


Sau khi đưa ra định nghĩa, giáo viên cho 1 ví dụ. Chắc chắn là nhiều học sinh sẽ lúng
túng không biết điểm H nằm trên đường nào. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm chân đường
cao kê từ đỉnh của hình chóp đều xuống mặt phẳng đáy, tương tự cho hình chóp có các
cạnh bên bằng nhau. Từ đó giáo viên có thể nhấn mạnh cho học sinh ghi nhớ trường hợp
này.
Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các tính chất của hai mặt phẳng vuông
góc. Giáo viên hỏi học sinh: Tính chất nào có thể sử dụng trong việc kê đường vuông
góc xuống mặt phẳng? Học sinh phát hiện ra tính chất sau: Nếu hai mặt phẳng (P) và
(Q) vuông góc với nhau thì bất cứ đường thẳng a nào nằm trong (P), vuông góc với giao
tuyến của (P) và (Q) đều vuông góc với mặt phẳng (Q). Vậy học sinh sẽ áp dụng: Hai mặt
phẳng vuông góc với nhau theo giao tuyến d, trong mặt phẳng này kê đường thẳng a
vuông góc với d thì a sẽ vuông góc với mặt phẳng kia.
Từ đó giáo viên cho học sinh ghi nhớ "Các bước xác định khoảng cách từ một điểm
M đến một mặt phẳng (P)" như sau:
+ Tìm mặt phẳng (Q) chứa M và vuông góc với mặt phẳng (P).
+ Tìm giao tuyến a của hai mặt phẳng (P) và (Q).

268
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

+ Trong mặt phẳng (Q), kê đường thẳng MH vuông góc với đường thẳng a. Khi đó
d(M;(P)) = MH.
Ví dụ 2. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có AB =a, AD = b, AA’ = c. Tính khoảng
cách từ điểm B đến mặt phẳng (ACC’A’).
GV yêu cầu mỗi học sinh làm một bước (theo các bước đã hướng dẫn).

+ Tìm mặt phẳng qua B và vuông góc với (ACC’A’): đó là mặt phẳng (ABCD) vì mặt
phẳng (ABCD) vuông góc với AA’ nên vuông góc với mặt phẳng (ACC’A’).
+ Giao tuyến của (ABCD) và (ACC’A’): là AC.
+ Trong mặt (ABCD), kê BH vuông góc với AC (H thuộc AC), thế thì BH vuông góc
với (ACC’A’). Vậy d(B; (ACC’A’)) = BH.
+ BH là đường cao của tam giác nào? BH là đường cao của tam giác vuông ABC nên:
1 1 1 ab
2
= 2
+ 2
→ BH = √ .
BH BA BC a + b2
2

3.3. Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song
Ví dụ 3. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh bên bằng 2a, cạnh đáy bằng a. Tính
khoảng cách giữa đường thẳng AB và mặt phẳng (SCD).
Hầu như học sinh đều đổi khoảng cách giữa AB và mặt phẳng (SCD) thành khoảng
cách từ điểm A (hoặc điểm B) đến mặt phẳng (SCD). Sau đó tiến hành theo các bước tính
khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng. Nhưng việc dựng mặt phẳng qua A và
vuông góc với (SCD) là hơi phức tạp đối với một số học sinh, một số khác dựng được
mặt phẳng này nhưng hình vẽ rất rối.
Giáo viên gợi ý cho học sinh: Đã có sẵn một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng
(SCD), đó là mặt nào? Từ đó gợi ý tưởng cho các em đổi khoảng cách phải tìm thành
khoảng cách từ điểm nào tới mặt phẳng (SCD)?
Qua ví dụ cụ thể trên học sinh có thể dần hình thành "Các bước làm để tính khoảng
cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song với a" như sau:
+ Tìm mặt phẳng (Q) vuông góc với (P).
+ Tìm điểm chung M của (Q) và a (nếu a song song với (Q) thì đổi (Q) thành (Q’) chứa
a và song song với (Q)).
+ Tìm giao tuyến ( ∆) của (P) và (Q).
+ Trong (Q): kê MH ⊥ ∆ (H ∈ ∆) .
Khi đó MH ⊥(P) và d(a; (P)) = d(M;(P)) = MH.
Nếu là theo các bước đó thì ta dễ dàng biết được khoảng cách trong ví dụ trên nên
đổi thành khoảng cách từ M (trung điểm của AB) đến (SCD) chứ không nên đổi thành
khoảng cách từ A hay B đến (SCD).

269
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

3.4. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song


Các bước làm được tiến hành tương tự khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng
song song. Chú ý rằng các bài toán xác định khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng
song song, khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song đều quy về việc tính khoảng cách
từ một điểm đến một mặt phẳng.

Ví dụ 4. Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh a. Tính khoảng cách giữa hai mặt
phẳng (ACB’) và (A’C’D).

+ Ta có hai mặt phẳng (ACB’) và (A’C’D) song song với nhau. Do đó, khoảng khoảng
cách giữa hai mặt phẳng (ACB’) và (A’C’D) là khoảng cách từ điểm B0 đến mặt phẳng
(A’C’D) .
+ Tìm mặt phẳng vuông góc với (A’C’D): đó là mặt phẳng (BDD’B’) (vì (BDD’B’) ⊥
A’C’).
+ Giao tuyến của (A’C’D) và (BDD’B’): là OD.
+ Trong (BDD’B’), kê B’H ⊥OD (H thuộc OD) thì khoảng cách phải tìm là B’H.
+ B’H là đường cao của tam giác B’OD. Từ đó có hướng tính: B0 H.OD = DD 0 .B0 O.

3.5. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau


Sau khi đưa ra định nghĩa khoảng cách giữa hai đường chéo nhau (là độ dài đoạn
vuông góc chung).

Ví dụ 5. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. SA ⊥(ABCD), SA
=a. Xác định đoạn vuông góc chung của SA và BC; SA và DB; SA và d (trong đó d là
đường thẳng nằm trong mặt phẳng (ABC) và không đi qua A.
Học sinh có thể dễ dàng tìm được đoạn vuông góc chung của SA và BC, đó là AB;
đoạn vuông góc chung của SA và BD, đó là AO. Vậy muốn dựng được đoạn vuông góc
chung của SA và d thì làm thế nào? Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với d, nó cắt d tại
H. Khi đó đoạn AH là đoạn vuông góc chung của SA và d.

270
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Một cách tổng quát, muốn dựng được đoạn vuông góc chung của hai đường chéo
nhau và vuông góc với nhau thì làm thế nào?
* Nếu hai đường chéo nhau a và b mà vuông góc với nhau:

Yêu cầu học sinh nói cách dựng đường vuông góc chung của a và b vuông góc với
nhau và chéo nhau?
+ Tồn tại mặt phẳng (P) chứa b và vuông góc với a.
+ (P) cắt a tại M.
+ Kê MN ⊥b (N thuộc b), MN chính là đường vuông góc chung của a và b.

Ví dụ 6. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. SA ⊥(ABCD), SA
= a. Tính khoảng cách giữa SB và AD; giữa DB và SC.

Hướng dẫn. Khoảng cách giữa SB và AD.


- Hai đường này có vuông góc không? Tại sao?
- Khi học sinh trả lời đúng câu hỏi trên thì có thể tiến hành tìm được đoạn vuông góc
chung của hai đường.
+ AD vuông góc với SB (vì AD vuông góc với (SAB) ). Từ đó suy ra có mặt phẳng
chứa SB và vuông góc với AD, đó là (SAB).
+ AD cắt (SAB) tại A.

271
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

+ Kê AM vuông góc với SB. Khi đó AM là đoạn vuông góc chung của AD và SB.
+ Học sinh dễ dàng tính được AM vì nó là đường cao của tam giác vuông SAB.
- Cách tính khoảng cách giữa DB và SC.
+ Có mặt phẳng chứa SC và vuông góc với BD, đó là (SAC).
+ (SAC) cắt BD tại O, O là giao điểm của AC và BD.
+ Kê OK vuông góc với SC. Khi đó OK là đoạn vuông góc chung của SC và BD.
+ OK là đường cao của tam giác SOC nên: OK. SC = SA. OC
* Nếu hai đường chéo nhau a và b mà không vuông góc với nhau:
Việc xác định đường vuông góc chung không cần thiết cho bài toán tính khoảng cách
này. Ta đổi khoảng cách phải tìm thành khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng
(P), trong đó (P) chứa b và (P) song song với a. Cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh các
bước như sau:
+ Cách 1:
- Dựng mặt phẳng (P) chứa b và (P) // a.
- Chọn M trên a, dựng MH ⊥( P) tại H.
- Từ H, dựng a0 // a và cắt b tại B.
- Từ B dựng đường thẳng song song với MH cắt a tại A.
Khi đó d(a, b) = AB.
+ Cách 2:
- Dựng mặt phẳng (P) vuông góc với a tại O.
- Dựng hình chiếu b0 của b trên (P).
- Dựng hình chiếu vuông góc H của O trên b0 .
- Từ H dựng đường thẳng song song với a cắt b tại B.
- Từ B dựng đường thẳng song song với OH cắt a tại A.
Khi đó d(a, b) = AB.

Ví dụ 7. Cho lăng trụ đều ABC. A’B’C’ có AA’ = a, AB’ tạo với (ABC) góc 600 . Tính
khoảng cách giữa AA’ và BC’.
Do lăng trụ đều nên các cạnh bên vuông góc với đáy. AB’ có hình chiếu trên đáy là
AB nên góc giữa AB’ và mặt phẳng (ABC) là B’AB = 600 .

272
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Khoảng cách giữa AA’ và BC’ bằng khoảng cách giữa AA’ và mặt phẳng (BCC’B’).
Mặt phẳng (ABC) vuông góc với mặt phẳng (BCB’) theo giao tuyến BC nên từ A kẻ AH
vuông góc với BC thì AH vuông góc với (BCC’).

a 3 a
Khoảng cách phải tìm là AH bằng √ . = .
3 2 2

Ví dụ 8 (Áp dụng cho các lớp khá và giỏi: Hình chóp S.ABC có SA vuôg góc với (ABC)).
Tam giác ABC vuông tại B. SA =AB =BC =a. Tính khoảng cách giữa các cạnh đối diện
của tứ diện.
+ Khoảng cách giữa SA và BC: Học sinh có thể phát hiện ra hai đường vuông góc nên
dựng được ngay đường vuông góc chung, đó là đường kẻ từ A vuông góc với √ BC. Dựa
a 2
vào tính chất của tam giác vuông có thể tính được ngay khoảng cách này là .
2
+ Khoảng cách giữa AB và SC: Hai đường này không vuông góc. Vậy cần dựng được
mặt phẳng chứa đường này và song song với đường kia. Ta nên dựng đường song song
với AB hay SC? Từ C kẻ đườg thẳng (d) song song với AB. Gọi (P) là mặt phẳng chứa (d)
và SC. Khoảng cách phải tìm đổi thành khoảng cách giữa AB và (P). Yêu cầu học sinh
thực hiện các bước của bài toán này.
Trong mặt phẳng (ABC) kẻ AD vuông góc với (d). Khi đó (SAD) vuông góc với (d)
nên (SAD) vuông góc với (P) theo giao tuyến SD. Kẻ AH√vuông góc với SD, khi đó AH
a 2
vuông góc với (P) và khoảng cách phải tìm là AH bằng .
2

+ Tương tự học sinh dựng và tính được khoảng cách thứ 3:

273
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

3.6. Mở rộng bài toán khoảng cách


- Trong bài toán khoảng cách giữa một đường thẳng và một mặt phẳng song song ta
đã biết đổi khoảng cách từ A đến mặt phẳng (P) thành khoảng cách từ B đến mặt phẳng
(P) khi AB song song với (P) và dễ dựng, dễ tính khoảng cách từ B đến (P) hơn nhiều tính
khoảng cách từ A đến (P).
- Trong trường hợp AB không song song với (P) thì có tìm được mối liên quan giữa
hai khoảng cách này không? Yêu cầu học sinh so sánh trong các trường hợp đặc biệt sau:
Trường hợp thứ nhất M là trung điểm của AB. Học sinh có thể suy ra được hai khoảng
cách bằng nhau (hai tam giác AHM và BKM bằng nhau).

Trường hợp thứ hai AB cắt (P) tại M và AB= 2MB. Dựa vào định lí Ta lét, ta có thể suy
ra khoảng cách từ A đến (P) bằng 3 lần khoảng cách từ B đến (P). Vậy từ đây ta có thể
tính được khoảng cách từ A đến (P) nếu biết khoảng cách từ B đến (P).

Ví dụ 9. Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với (ABC). Tam giác ABC đều cạnh a.
SA =2a. Tính khoảng cách từ A và trọng tâm I của tam giác SAB đến mặt phẳng ( SBC).
- Bài toán khoảng cách từ A đến√(SBC), học sinh hoàn toàn có thể tính được. Kết quả
a 3 √
2a. 2a 3
là độ dài của đoạn AH bằng r 2 = √ .
3a 2 19
4a2 +
4

274
Hội thảo khoa học, Tuyên Quang 19-20/05/2018

Để dựng được khoảng cách từ I đến mặt phẳng ( SBC) thì trông hình vẽ rất rối. Kiểm
tra thử xem nó có liên quan gì đến khoảng cách từ A đến (SBC) hay không? AI cắt (SBC)
tại N là trung điểm của SB. Giả sử IE vuông góc với mặt phẳng (SBC). Theo định lí Ta lét
ta suy ra: IE/AH = NI/NA = 1/3. √
2a 3
Vậy khoảng cách từ điểm I đến mặt phẳng (SBC ) là √ .
3 19

4 Kết luận
Bài toán khoảng cách trong không gian là một bài toán khó, nó đòi hỏi sự vận dụng
kiến thức tổng hợp và người làm toán phải có trình độ tư duy khá trở lên. Vì vậy sách
giáo khoa kể cả sách cơ bản và nâng cao viết về khoảng rất đơn giản với mục đích giảm
tải. Điều đó lại càng khó cho những học sinh và kể cả giáo viên muốn tìm hiểu sâu về
dạng toán này. Dạy học nói chung và dạy học hình học không gian nói riêng cho học sinh
không được dạy theo kiểu nhồi nhét kiến thức mà người giáo viên chỉ là người hướng
dẫn chỉ đường cho học sinh, để các em tư duy phát hiện ra kết quả.
Với việc cùng xây dựng các bước xác định khoảng cách với học sinh, giúp học sinh
có hướng làm loại toán này và học sinh không có cảm giác đáp án như “từ trên trời rơi
xuống”. Đó là một điểm rất quan trọng đối với học sinh khi làm toán.

Tài liệu
[1] Nguyễn Văn Nho - Lê Bảy (2015), Phương pháp giải toán chuyên đề hình học không
gian, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[2] Ths. Nguyễn Văn Nho (2014), Phương pháp giải toán hình học không gian, Nhà
xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[3] Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên) - Văn Như Cương (Chủ biên) - Phạm Khắc Ban - Tạ
Mân (2007), Hình học nâng cao 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
[4] Nguyễn Ngọc Thụ (2016), Phương pháp giải toán trong hình học không gian, Nhà
xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[5] Nguyễn Anh Trường - Nguyễn Tấn Siêng - Nguyễn Văn Bình (2012), Chuyên đề bồi
dưỡng học sinh giỏi hình học không gian, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

275

You might also like