You are on page 1of 51

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC I

(3 tín chỉ: 2 LT + 1 TH)


* Mục tiêu:
- Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Sinh học ở
trường phổ thông (lớp 6, 7, 8, 10).
- Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của
chương trình Sinh học các lớp 6, 7, 8, 10.
- Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành
phần kiến thức trong chương trình.
* Chuẩn bị:
- Vật chất: Máy tính, máy chiếu; các phương tiện, mẫu vật, hóa chất thực hành
phù hợp với các bài thực hành.
- Người học: Tài liệu, các phương tiện, dụng cụ học tập.
- Địa điểm: Giảng đường (giờ học lý thuyết); Phòng thí nghiệm (giờ học thực
hành).
* Phương pháp dạy học:
- Lý thuyết: Giáo viên (GV) giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên (SV) hoạt
động theo nhóm (hoặc cá nhân) tùy theo nội dung học tập; SV nghiên cứu tài liệu,
thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ được giao; GV tổ chức thảo luận, tổng kết
vấn đề.
- Thực hành: SV được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung thực hành ở nhà; Giờ
lên lớp, 1 SV lên thực hành tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học,
các SV khác đóng vai học sinh (HS) và tiến hành thực hành; GV nhận xét, rút kinh
nghiệm và giao nhiệm vụ; SV hoàn thiện báo cáo thực hành và nhận nhiệm vụ mới.
* Sản phẩm người học phải nộp: Báo cáo thực hành (3 - 4 trang).
* Nội dung:

1
Chương 1
DẠY HỌC THỰC VẬT HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
MỤC TIÊU:
- Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Thực vật học ở
trường phổ thông.
- Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của
chương trình Thực vật học.
- Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành
phần kiến thức trong chương trình Thực vật học.
NỘI DUNG (5 tiết LT + 2 tiết TH):
1.1. Vị trí, nhiệm vụ dạy học Thực vật học ở trường phổ thông
1.1.1. Vị trí dạy học Thực vật học ở trường phổ thông
- Được bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 6, mở đầu cho chương trình
Sinh học ở trường phổ thông.
- Thực vật là một trong những đối tượng sinh vật gần gũi với HS, dễ kiếm, dễ
đưa vào lớp học, HS dễ sử dụng làm đối tượng để khám phá ® là đối tượng nghiên
cứu hiệu quả.
Theo quan điểm tiến hóa- sinh thái, thực vật là đối tượng xuất hiện trước, là
mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn.
1.1.2. Nhiệm vụ dạy học Thực vật học ở trường phổ thông
1.1.2.1. Nhiệm vụ trí dục
- Chương trình trang bị cho HS có hệ thống những kiến thức cơ bản, phổ
thông, hiện đại và thực tiễn về cây xanh có hoa cùng một số nhóm thực vật và sinh
vật khác. Đó là những kiến thức về:
+ Hình thái, cấu tạo cơ thể thực vật thông qua các đại diện điển hình trong mối
quan hệ với môi trường sống.
+ Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của những thực vật có giá trị trong nền
kinh tế đất nước.
+ Sự phát triển tiến hoá của giới thực vật.
+ Các khái niệm sơ bộ về phân loại và hệ thống phân loại.

2
Những kiến thức đó liên hệ với thực tiễn sản xuất của Việt Nam, nhất là với
thực tiễn địa phương
Giáo viên thường xuyên cập nhật những thông tin về thành tựu mới của khoa
học và gắn vào nội dung bài giảng đảm bảo tính hiện đại của kiến thức.
- Dạy học thực vật học cần phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lí
luận gắn liền với thực tiễn, cần chú ý tăng cường thực hành. Quán triệt tinh thần trí
dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp được thể hiện trong các nội dung sau:
+ Các khâu chủ yếu của quá trình trồng trọt, cơ sở khoa học của các biện pháp
kỹ thuật nông- lâm nghiệp.
+ Bồi dưỡng một số kỹ năng thực hành sản xuất và sử dụng công cụ sản xuất
thông thường và vừa sức.
+ Hướng những thực tập bộ môn vào thực tập sản xuất về một số nghề phổ
biến có liên quan đến nông - lâm nghiệp ở địa phương như trồng hoa, trồng rau,
trồng cây gây rừng,...
1.1.2.2. Nhiệm vụ phát triển
Chương trình rèn luyện và phát triển cho HS những kỹ năng cơ bản sau đây:
- Các kỹ năng nghiên cứu môn học (Kỹ năng Sinh học):
+ Kỹ năng quan sát, mô tả, nhận biết các cây thường gặp, kỹ năng xác định vị
trí và đặc điểm cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan.
+ Kỹ năng thực hành sinh học: Sưu tầm, bảo quản vật mẫu, làm các bộ sưu tập
nhỏ, sử dụng các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, đặt và theo dõi thí nghiệm đơn giản.
+ Các kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc trồng một số cây phổ biến ở địa
phương và các cơ sở khoa học kĩ thuật chăm sóc cây trồng.
- Các kỹ năng học tập: kỹ năng tự học, biết sử dụng sách giáo khoa và sách
tham khảo về Sinh học để hiểu sâu, mở rộng kiến thức, biết hệ thống hoá kiến thức
dưới dạng sơ đồ, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề...
- Các kỹ năng tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện,
rút ra kết luận khoa học.
1.1.2.3. Nhiệm vụ giáo dục

3
- Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng: Quan điểm duy vật biện chứng
được thể hiện thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa cấu tạo và chức
năng của các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể thực vật, mối quan hệ gắn bó, thống
nhất giữa thực vật với môi trường sống, sự thích nghi của sinh vật với các môi
trường sống khác nhau. Đó là: Cơ thể thực vật và mọi hoạt động sống của chúng
đều có cơ sở vật chất; Cơ thể thực vật là toàn bộ thống nhất; Cơ thể thực vật quan
hệ khăng khít với môi trường; Giới thực vật có quá trình phát triển lịch sử; Con
người có khả năng nhận thức được các quy luật chi phối sự hoạt động, tồn tại và
phát triển của thực vật.
- Giáo dục đạo đức: Bồi dưỡng HS ý thức trách nhiệm với quê hương; Rèn
luyện những đức tính của người lao động mới, các đức tính của người làm công tác
khoa học; Có ý thức đấu tranh, phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội.
- Giáo dục môi trường, định hướng nghề nghiệp: Bảo vệ, chăm sóc và tích cực
trồng cây; Vận dụng những kiến thức đã học vào sản xuất ở địa phương
1.2. Cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình
Thực vật học ở trường phổ thông
1.2.1. Cấu trúc chương trình
- Thực vật học nằm trong chương trình Sinh học 6. Chương trình Sinh học 6
gồm 70 tiết: 64 tiết lí thuyết và thực hành; 6 tiết ôn tập và kiểm tra.
Chương trình Sinh học 6 gồm 3 phần: Mở đầu Sinh học; Đại cương về giới
thực vật; Vi khuẩn, nấm, địa y.
“Phần Thực vật” bắt đầu bằng “Đại cương về giới Thực vật”. Từ chương I đến
chương VII nghiên cứu về cấu tạo và chức năng của cơ thể Thực vật có hoa: Tế bào
thực vật; Rễ; Thân; Lá; Sinh sản sinh dưỡng; Hoa và sinh sản hữu tính; Quả và hạt.
Bài tổng kết về cây có hoa kết thúc toàn bộ kiến thức về cơ thể Thực vật.
Chương VIII: Các nhóm Thực vật
Chương IX: Vai trò của Thực vật
- Cấu trúc theo hướng riêng lẻ về cấu tạo và chức năng sinh lí các bộ phận ở
một cơ thể thực vật có hoa điển hình ® nhận thức cái chung về sự sống của giới
thực vật ® nghiên cứu vào các nhóm phân loại theo trình tự tiến hoá.

4
Cấu trúc đó phù hợp với trình độ tư duy và lứa tuổi của học sinh, có ý nghĩa
phù hợp với yêu cầu rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu cơ bản.
Việc giảng dạy lí thuyết đã gắn với rèn luyện kỹ năng. Việc rèn luyện các kỹ
năng qua môn Thực vật học được thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp: từ nhận biết dấu hiệu ® phân tích, so sánh, tổng hợp ® suy diễn.
1.2.2. Nội dung chương trình
Mở đầu Sinh học gồm 2 bài, mở đầu cho chương trình sinh học toàn cấp, học
sinh bắt đầu làm quen với môn sinh học và thế giới sinh vật.
Phần Đại cương về giới Thực vật được bắt đầu bằng 2 bài giới thiệu tổng quát
về giới thực vật và một đại diện điển hình của thực vật là cây xanh có hoa. Tiếp theo
từ chương I đến chương VII nghiên cứu về cấu tạo và chức năng của cây có hoa từ
cấp độ tế bào đến cấp độ cơ thể, cụ thể:
+ Chương I: Tìm hiểu Thực vật ở cấp độ tế bào, HS được tìm hiểu phương tiện
và phương pháp nghiên cứu thực vật, cấu tạo tế bào tThực vật và sự sinh trưởng,
sinh sản của tế bào.
+ Chương II ® chương VII: Nghiên cứu thực vật có hoa ở cấp cơ quan và cơ
thể: Hình thái cấu tạo và chức năng của các cơ quan- cơ quan sinh dưỡng, cơ quan
sinh sản; các hình thức sinh sản của thực vật có hoa.
+ Chương VIII: Kiến thức thực vật được nâng lên ở cấp độ giới - tìm hiểu về
những đặc điểm chung của các nhóm thực vật, vị trí của chúng trong hệ thống sinh
giới. Trên cơ sở đó phác hoạ sơ lược quá trình phát triển của giới thực vật, nguồn
gốc của cây trồng.
+ Chương IX: Kết thúc phần thực vật - nghiên cứu về vai trò của thực vật
trong tự nhiên và trong đời sống của con người, các biện pháp bảo vệ sự đa dạng
của Thực vật.
Phần Vi khuẩn, Nấm, Địa y trình bày trong 1 chương về đặc điểm hình thái,
cấu tạo, phân bố và vai trò của một số nhóm sinh vật khác trong sản xuất và đời
sống của con người. Những kiến thức sâu hơn về các nhóm sinh vật này, học sinh sẽ
được học ở các lớp tiếp theo.
1.2.3. Các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình

5
Chương trình bao gồm một hệ thống các khái niệm chuyên khoa về Hình thái
học, Giải phẫu học, Sinh lí học, Phân loại học, Sinh thái học thực vật. Các nhóm
khái niệm này làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển các khái niệm sinh học đại
cương (khái niệm dinh dưỡng, trao đổi chất, khái niệm thống nhất của cơ thể, khái
niệm tiến hóa).
Khái niệm Hình thái học Thực vật: Bao gồm những kiến thức về hình dạng
ngoài, màu sắc của tế bào thực vật, của các bộ phận, cơ quan như rễ, thân, lá, hoa,
quả, hạt. Các khái niệm này cần được hình thành trong mối liên hệ với môi trường
sống của các bộ phận của cây để giúp học sinh thấy rõ tính thống nhất giữa cơ thể
với môi trường. Các khái niệm này thường được hình thành và phát triển trong
phạm vi một bài ở từng chương.
Khái niệm Giải phẫu học Thực vật: Bao gồm các kiến thức về cấu tạo của tế
bào, mô, cấu tạo của các bộ phận và cơ quan của cây. Các khái niệm Giải phẫu học
là cơ sở để xây dựng các khái niệm Sinh lí học nên phải gắn kiến thức cấu tạo với
kiến thức sinh lí. Các khái niệm này không chỉ được hình thành trong một chương
mà còn được củng cố trong nhiều chương khác nhau.
Khái niệm Sinh lí học Thực vật: Bao gồm các kiến thức về dinh dưỡng, hô
hấp, sự thoát hơi nước, sự tạo thành chất hữu cơ, sự vận chuyển các chất dinh
dưỡng,... Các khái niệm này được hình thành và phát triển qua nhiều chương.
Khái niệm Sinh thái học Thực vật: Bao gồm các kiến thức về tập hợp các nhân
tố sinh thái- chương trình này chủ yếu tìm hiểu vai trò của các nhân tố vô sinh: nhiệt
độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí, nước,... Trên cơ sở nắm vững vai trò của các nhân
tố môi trường đối với các chức năng khác nhau của cây mà hiểu được tác động tổng
hợp của các nhân tố sinh thái.
1.3. Phương pháp dạy học Thực vật học ở trường phổ thông
1.3.1. Đặc điểm dạy học Thực vật học
- Đáp ứng yêu cầu giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức thông qua hoạt động
quan sát, tìm tòi, tổ chức thí nghiệm, đồng thời rèn luyện các kỹ năng của bộ môn.
- Việc chuẩn bị các mẫu tươi sống để giảng dạy là dễ dàng, nhiều nội dung học
tập có thể được tổ chức thực hiện ngoài trời.

6
- Tập cho học sinh làm quen với các phương pháp đặc thù của bộ môn như
quan sát, thực nghiệm và nâng cao dần các thao tác tư duy như so sánh, phân tích,
tổng hợp, khái quát hoá.
- Chú ý nội dung kiến thức gắn liền với thực tiễn Việt Nam và địa phương; cần
chú ý ưu tiên các phương pháp trực quan và thực hành, ưu tiên hình thức trao đổi
nhóm hoặc hỏi đáp.
1.3.2. Các phương pháp giảng dạy đặc thù của môn học: Giáo trình
1.3.3. Dạy học các kiến thức trong chương trình
Từ các ví dụ được phân tích dưới đây, SV xác định đặc điểm, yêu cầu,
phương pháp dạy học, hình thức dạy học các kiến thức của chương trình.
1.3.3.1. Phương pháp dạy học kiến thức Hình thái học Thực vật
Ví dụ: Dạy hoc “Biến dạng của lá” (Bài 25)
- Mục tiêu: Phân biệt được các dạng lá biến dạng. Nêu được đặc điểm hình thái
và chức năng chủ yếu của lá biến dạng.
- PPDH: Thực hành + Trực quan
- Chuẩn bị: mỗi HS chuẩn bị một trong các loại mẫu vật theo bảng
GV chuẩn bị vật thật hoặc tranh ảnh (đối với những vật mẫu không kiếm được:
cây bèo đất, cây nắp ấm, lá cây đậu Hà Lan,...); chuẩn bị sẵn bảng liệt kê các loại lá
biến dạng (dùng phiếu học tập hoặc chuẩn bị bảng ra giấy A 0 với những miếng bìa
ghi đặc điểm của lá biến dạng để tổ chức HS chơi trò ghép nối).
Bảng. Đặc điểm của lá biến dạng
Tên mẫu vật Đặc điểm hình thái chủ Chức năng chủ yếu của Tên lá biến
yếu của lá biến dạng lá biến dạng dạng
Xương rồng
Lá đậu Hà Lan
Lá cây mây
Củ giềng
Củ hành
Cây bèo đất
Cây nắp ấm
- Hoạt động dạy học:
+ Phân nhóm: mỗi nhóm nên từ 4 – 6 HS có đủ các mẫu vật.

7
+ Tổ chức quan sát mẫu vật và tranh vẽ. Các nhóm thảo luận các đặc điểm của
lá: tìm thông tin về đặc điểm của từng loại lá, điền vào bảng.
+ Báo cáo kết quả: hoàn thành vào bảng to của GV bằng cách trả lời hoặc cài
miếng bìa vào bảng. Các nhóm nhận xét kết quả làm việc của nhóm bạn.
+ Tổng kết: hoàn thiện bảng.
GV cần chú ý hướng dẫn HS liên hệ đặc điểm hình thái thực vật với môi
trường sống trong mối liên hệ với chức phận. Chẳng hạn một số loại xương rồng
sống ở những nơi khô hạn thiếu nước, lá của chúng biến thành gai có tác dụng giảm
sự thoát hơi nước, giúp cây có thể thích nghi và tồn tại trong điều kiện khô hạn.
Khái niệm về các loại lá biến dạng được hình thành và phát triển dựa trên cơ
sở các kiến thức về hình thái của lá, đặc điểm nhận dạng của nó. Khi HS tự mình
phát hiện ra những loại biến dạng lá khác nhau, lòng ham mê khám phá những hiện
tượng mới lạ ở các em sẽ được kích thích, vì vậy sẽ bồi dưỡng ở các em lòng yêu
thiên nhiên và yêu bộ môn sinh học hơn.
1.3.3.2. Phương pháp dạy học kiến thức Giải phẫu học Thực vật
Ví dụ: Dạy học “Cấu tạo trong của thân non” (Bài 15)
- Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo trong của thân non; So sánh được đặc điểm cấu
tạo của thân non với cấu tạo của rễ (miền lông hút); Trình bày được đặc điểm cấu
tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.
- PPDH: Trực quan
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị tiêu bản cấu tạo hiển vi của thân non, tranh vẽ H15.1,
H10.1, bảng cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non
HS ôn lại bài 10- cấu tạo miền hút của rễ
- Cách tiến hành:
GV kiểm tra bài cũ về cấu tạo của miền lông hút bằng cách yêu cầu HS chỉ
trên tranh H10.1 các bộ phận của miền lông hút và nêu sự phù hợp giữa cấu tạo và
chức năng của rễ ở phần miền lông hút.
- Nếu có điều kiện, GV tổ chức HS quan sát tiêu bản hiển vi, đọc bảng xác
định các bộ phận của thân non, cấu tạo từng bộ phận, hoàn thiện bảng trong vở bài
tập để thấy rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thân non phù hợp với chức năng.

8
- GV treo tranh H15.1 lên bảng, HS quan sát tranh, đọc kĩ phần chú thích để
nhận biết các bộ phận của thân non. Một HS chỉ và nêu tên các bộ phận đó.
- GV treo bảng cấu tạo và chức năng các bộ phận của thân non, hướng dẫn HS
hoàn thiện phần để trống trong bảng. Gọi HS đọc bảng, các HS khác nhận xét, bổ
sung. GV bổ sung, hoàn thiện bảng.
- GV treo 2 tranh H15.1 và H10.1, phân nhóm HS, các nhóm cùng quan sát
tranh, thảo luận về điểm giống và khác nhau giữa cấu tạo của thân non và của rễ
(miền hút). Sau đó GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, GV
nhận xét, hoàn thiện:
+ Giống nhau: Phần vỏ của thân non và miền hút của rễ đều có biểu bì và thịt
vỏ; Phần trụ giữa đều có các bó mạch (gồm mạch gỗ và mạch rây) và ruột.
+ Khác nhau: Phần vỏ của miền hút còn có lông hút, còn của thân non không
có; Ở trụ giữa miền hút của rễ, mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ, còn của thân non
mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong.
1.3.3.3. Phương pháp dạy học kiến thức Sinh lí học Thực vật
Ví dụ: Dạy học “Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng” (Bài 21)
- Mục tiêu: Nêu được các bước tiến hành thí nghiệm và xác định được chất mà
lá cây chế tạo được khi có ánh sáng.
- PPDH: Thực hành
- Cách tiến hành:
GV chiếu hình 21.1. Thí nghiệm 1, HS quan sát hình và nêu các bước tiến
hành thí nghiệm theo hình vẽ.
GV tổ chức thảo luận: Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục
đích gì? Phần nào của lá thí nghiệm chế tạo được tinh bột? Tại sao em biết? Qua thí
nghiệm này ta rút ra được kết luận gì?
Qua thảo luận, HS nêu được lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
1.3.3.4. Phương pháp dạy học kiến thức Phân loại học Thực vật
Ví dụ: Dạy học “Hạt kín- đặc điểm của thực vật Hạt kín” (Bài 41)

9
- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo của thực vật Hạt kín, nêu được điểm
khác về cấu tạo của thực vật Hạt kín so với Hạt trần, khái quát được đặc điểm của
thực vật Hạt kín.
- PPDH: Thực hành
- Cách tiến hành:
GV phân nhóm, mỗi nhóm đã chuẩn bị những cây thuộc ngành Hạt kín mà GV
yêu cầu từ buổi học trước. HS quan sát cây của nhóm mình chuẩn bị, ghi những đặc
điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản. GV thảo luận các đặc điểm cấu
tạo đó, chú ý đặc điểm ở hoa, các lá noãn khép kín thành bầu mang noãn bên trong,
do đó khi tạo thành quả thì hạt (do noãn biến thành) cũng được nằm trong quả. Hạt
như vậy gọi là hạt kín. Vậy thực vật Hạt kín có những đặc điểm nào khác với Hạt
trần? Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín là gì?
1.4. Tổ chức và sử dụng thí nghiệm Thực vật học
SV thực hành tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong dạy học Thực vật học.
Ở loại bài nghiên cứu tài liệu mới trong chương trình Thực vật học, có thể áp
dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong mối quan hệ qua lại mật thiết với
nhau. Tuy nhiên, phương pháp thực hành có vai trò rất quan trọng. Trong chương
trình Thực vật học, ngoài 2 bài thực hành riêng thì các bài lí thuyết dạy bằng
phương pháp thực hành là phổ biến. Để thực hiện bài giảng hiệu quả, cần có sự
chuẩn bị mẫu vật và các phương tiện trực quan chu đáo. Các bước để tiến hành bài
lên lớp lí thuyết bằng phương pháp thực hành có thể thực hiện theo quy trình sau:
- GV nêu vấn đề, mục đích và yêu cầu của hoạt động quan sát, thí nghiệm.
- Hướng dẫn kĩ năng quan sát, kĩ năng tiến hành thí nghiệm.
- Học sinh làm thí nghiệm và trao đổi trong nhóm học tập, ghi chép kết quả
vào phiếu học tập.
- Thảo luận trước lớp, phát biểu nhận thức theo định hướng của giáo viên.
- Giáo viên tóm tắt những nội dung kiến thức chính.
Thí dụ: Tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong dạy học “Vận chuyển các chất
trong thân”.

10
CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Trình bày vị trí, nhiệm vụ của chương trình Thực vật học ở trường THCS.
2. Phân tích cấu trúc nội dung và các thành phần kiến thức cơ bản của chương
trình Thực vật học ở trường THCS.
3. Nêu đặc điểm dạy học và các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn
Thực vật học ở trường THCS.
4. Phân tích đặc điểm của các phương pháp dạy học các loại kiến thức Hình
thái học, Giải phẫu học, Sinh lí học trong chương trình Thực vật học ở trường
THCS. Mỗi loại kiến thức nêu ví dụ minh hoạ.
5. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản và xác định mục tiêu
dạy học của một bài khoá Thực vật học.

Chương 2
DẠY HỌC ĐỘNG VẬT HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
MỤC TIÊU:
- Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Động vật học ở
trường phổ thông.
- Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của
chương trình.
- Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành
phần kiến thức trong chương trình.
NỘI DUNG (5 tiết LT + 2 tiết TH):
2.1. Vị trí, nhiệm vụ dạy học Động vật học ở trường phổ thông
2.1.1. Vị trí dạy học Động vật học ở trường phổ thông
- Được bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 7, sau khi HS đã được tìm
hiểu Thực vật học trong chương trình Sinh học 6, trước dạy học Cơ thể người- Vệ
sinh trong chương trình Sinh học 8.
- Môn Động vật học ở lớp 7 nối tiếp chương trình môn Thực vật học ở lớp 6 để
góp phần hoàn thiện những hiểu biết về sinh giới và tạo thuận lợi cho sự tiếp thu

11
kiến thức môn học Cơ thể người ở lớp 8, môn Di truyền học, Sinh thái ở lớp 9, phù
hợp với quan điểm tiến hóa, sinh thái.
2.1.2. Nhiệm vụ dạy học Động vật học ở trường phổ thông
2.1.2.1. Nhiệm vụ trí dục
- Chương trình trang bị cho HS có hệ thống những kiến thức cơ bản, phổ
thông, hiện đại và thực tiễn về giới động vật, bao gồm những kiến thức:
+ Những đại diện điển hình của các ngành, lớp động vật, những đặc điểm cấu
tạo, hoạt động sinh lí, đặc điểm thích nghi của các đại diện theo trật tự tiến hóa.
+ Những cấu trúc cơ bản: tế bào, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể,...
+ Những khái niệm, những quy luật cơ bản.
+ Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của môn học
Tính thống nhất được thể hiện khi giới thiệu về các ngành, lớp động vật theo
một trật tự tiến hóa tự nhiên.
Tính hiện đại thể hiện ở những kiến thức phản ánh những thành tựu khoa học
mới nhất đã được khẳng định, đồng thời cũng nêu lên những phương hướng nghiên
cứu mới về giới động vật trên thế giới.
Kiến thức gắn liền với thực tiễn thể hiện ở chỗ chương trình có điều kiện giúp
HS thấy rõ vai trò của động vật trong đời sống con người.
- Dạy học động vật học cần phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành,
lí luận gắn liền với thực tiễn, cần chú ý tăng cường thực hành. HS có những hiểu
biết về cơ sở khoa học của việc phòng chống các bệnh do động vật gây ra, của việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, đấu tranh phòng chống bệnh tật; cơ sở
khoa học của chế độ chăm sóc vật nuôi, cây trồng hợp lí, của việc thuần hóa các
động vật,...
2.1.2.2. Nhiệm vụ phát triển
Chương trình tiếp tục rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản:
Các kỹ năng nghiên cứu môn học (Kỹ năng Sinh học):
+ Kỹ năng quan sát, mô tả, nhận biết các đặc điểm hình thái của cơ thể, cơ
quan, vị trí của các cơ quan.

12
+ Kỹ năng thực hành sinh học: mổ và quan sát các cơ quan của một số động
vật điển hình, đặt và tổ chức một số thí nghiệm nghiên cứu hoạt động sống của động
vật.
+ Các kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc phòng trừ một số động vật gây hại
và biết bảo vệ những động vật quý hiếm.
- Các kỹ năng học tập: kỹ năng tự học, biết sử dụng sách giáo khoa và sách
tham khảo, biết hệ thống hoá kiến thức dưới dạng sơ đồ, hoạt động nhóm, hoạt động
độc lập, giải quyết vấn đề...
- Các kỹ năng tư duy: Năng lực tư duy độc lập, tính chủ động sáng tạo, trí
thông minh, kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện, rút ra
kết luận khoa học.
2.1.2.3. Nhiệm vụ giáo dục
* Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng: Quan điểm duy vật biện chứng
được thể hiện qua những nội dung mang tính quy luật:
- Cơ thể động vật và mọi hoạt động sống của chúng đều có cơ sở vật chất
- Cơ thể động vật là một thể thống nhất, thể hiện trong mối quan hệ qua lại
giữa cấu tạo và chức năng, mối quan hệ gắn bó giữa các bộ phận, các cơ quan trong
cơ thể, nhờ hoạt động điều hòa thần kinh và thể dịch.
- Cơ thể động vật quan hệ khăng khít với môi trường
- Giới động vật có quá trình phát triển lịch sử, tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp.
- Con người có khả năng nhận thức được các quy luật chi phối sự hoạt động,
tồn tại và phát triển của động vật
* Giáo dục tình cảm và đạo đức: Bồi dưỡng HS ý thức trách nhiệm với quê
hương, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước; Rèn luyện những đức tính của
người lao động mới: kiên trì, kế hoạch, sáng tạo, trung thực..., các đức tính của
người làm công tác khoa học: phương pháp khoa học, cẩn thận, sáng tạo,...; Có ý
thức đấu tranh phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội, giáo dục tính thẩm mĩ.
* Giáo dục vệ sinh, bảo vệ sức khỏe và giáo dục môi trường

13
- Có các biện pháp phòng trừ những bệnh truyền nhiễm do ĐV thích hợp, xây
dựng nếp sống vệ sinh cho bản thân, gia đình, giữ gìn vệ sinh trong cộng đồng.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào sản xuất ở địa phương: diệt trừ sâu hại,
hạn chế những biện pháp có thể gây hại MT
- Bảo vệ những loài ĐV có nguy cơ tuyệt chủng, không săn bắt chim, thú,...
* Giáo dục KTTH, LĐSX và hướng nghiệp
- HS được tìm hiểu về những vật nuôi có giá trị kinh tế, được rèn luyện các kỹ
năng bộ môn, tạo thói quen của người lao động có văn hóa.
- Việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tham quan các cơ sở chăn
nuôi,... gây hứng thú đối với môn học, góp phần giáo dục hướng nghiệp cho HS.
2.2. Cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình
Động vật học ở trường phổ thông
2.2.1. Cấu trúc chương trình
Chương trình Động vật học được bố trí giảng dạy ở lớp 7, gồm 70 tiết (64 tiết
lí thuyết và thực hành; 6 tiết ôn tập và kiểm tra). Chương trình gồm 5 phần: Phần
mở đầu; Phần các ngành Động vật; Phần tổng kết sự tiến hoá của Động vật; Phần
Động vật và đời sống con người; Phần tham quan thiên nhiên.
Trong các chương giới thiệu về các ngành, các lớp, mỗi chương đều bao gồm
các nội dung chính là tìm hiểu về đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí,.. của một đại
diện cho ngành hoặc lớp, tiếp đó giới thiệu sơ lược một số đại diện khác, từ đó rút
ra đặc điểm chung của từng ngành hoặc từng lớp.
- Cấu trúc đó phù hợp với việc tinh giản, vững chắc: thời gian ít vẫn đảm bảo
kiến thức cơ bản và phát triển tư duy, giáo dục HS.
Cấu trúc sắp xếp theo trật tự tiến hóa của các ngành, lớp ĐV; sắp xếp theo
nguyên tắc tổng hợp sơ bộ- phân tích- tổng hợp cao hơn.
2.2.2. Nội dung chương trình
* Nhận xét chung: Chương trình có thể chia làm 2 phần: động vật không
xương sống (ĐVKXS) và động vật có xương sống (ĐVCXS)

14
Phần ĐVKXS chủ yếu nghiên cứu theo trật tự các ngành động vật từ thấp đến
cao về tổ chức cơ thể, về một số hoạt động sinh lí các cơ quan, một số tập tính của
những đại diện.
Phần ĐVCXS tìm hiểu các lớp động vật từ Cá đến Thú với những đại diện khá
quen thuộc và gắn bó với cuộc sống con người.
* Nội dung từng chương: SV nghiên cứu SGK và nêu nội dung.
2.2.3. Các thành phần kiến thức cơ bản của của chương trình
Chương trình bao gồm một hệ thống các khái niệm chuyên khoa về Hình thái
học, Giải phẫu học, Sinh lí học, Phân loại học động vật. Các nhóm khái niệm này
làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển các khái niệm sinh học đại cương (dinh
dưỡng, trao đổi chất, thích nghi sinh thái, tiến hóa, sinh sản và phát triển).
Khái niệm Hình thái học động vật: Bao gồm những kiến thức về hình dạng,
kích thước, màu sắc của cơ thể động vật. Các khái niệm này cần được hình thành
trong mối liên hệ với môi trường sống. Bao gồm: Khái niệm đối xứng (đối xứng tỏa
tròn và đối xứng hai bên), khái niệm phân đốt và phân hóa cơ thể, khái niệm hình
thái và màu sắc thích nghi.
Khái niệm Giải phẫu học động vật: Bao gồm các kiến thức về cấu tạo của tế
bào, mô, cấu tạo của các bộ phận và cơ quan của cơ thể động vật. Các khái niệm
Giải phẫu học là cơ sở để xây dựng các khái niệm Sinh lí học nên phải gắn kiến
thức cấu tạo với kiến thức sinh lí.
Khái niệm Sinh lí học động vật: Bao gồm các kiến thức về hoạt động của các
cơ quan và hệ cơ quan, không đi sâu vào cơ chế các hiện tượng sinh lí. Những khái
niệm sinh lí học trong chương trình là khái niệm sinh lí tiêu hóa, sinh lí tuần hoàn,
sinh lí hô hấp, sinh lí bài tiết, sinh lí thần kinh, sinh lí sinh sản.
Khái niệm Phân loại học động vật: Bao gồm các kiến thức liên quan đến đặc
điểm sinh học gắn với môi trường sống, lối sống đa dạng đặc trưng của ngành, lớp
thông qua việc nghiên cứu về sự đa dạng và tập tính của động vật ở các nhóm sinh
thái khác nhau. Từ đó, khái quát nên đặc điểm chung của ngành, sự khác biệt giữa
các lớp trong ngành và giữa các bộ trong lớp.
Khái niệm sinh học đại cương:

15
- Khái niệm trao đổi chất: Được phát triển thông qua những dấu hiệu mới về
dinh dưỡng đặc trưng ở động vật: Sự tiến hóa của cơ quan di chuyển gắn với nhu
cầu năng lượng ngày càng cao; Sự tiến hóa về tổ chức cơ thể gắn liền với sự tiến
hóa về chức năng, do đó gắn liền với sự hoàn thiện quá trình trao đổi chất; Sự hoàn
thiện quá trình trao đổi chất giúp động vật ngày càng thích nghi cao với điều kiện
sống nên phạm vi phân bố mở rộng hơn, động vật đa dạng, phong phú hơn
- Khái niệm sinh sản và phát triển: gồm những kiến thức về các hình thức sinh
sản ở động vật; về phát triển cá thể và phát triển lịch sử.
- Khái niệm tiến hóa: Do đặc điểm chương trình nghiên cứu theo trật tự tiến
hóa nên rất thuận lợi cho việc hình thành và phát triển khái niệm tiến hóa thông qua
việc so sánh các ngành, lớp động vật về các đặc điểm cấu tạo, giải phẫu, sinh lí các
cơ quan và hệ cơ quan, về các đặc điểm hình thái thích nghi để thấy rõ xu hướng
tiến hóa của động vật: động vật tiến hóa từ đơn bào đến đa bào, tổ chức cơ thể ngày
càng hoàn thiện, di chuyển từ môi trường nước lên cạn, quá trình trao đổi chất ngày
càng hoàn thiện.
- Khái niệm thích nghi sinh thái: gắn với sự hình thành và phát triển các khái
niệm sinh thái học, hình thái học, giải phẫu học, sinh lí học, không thể tách rời động
vật với môi trường.
2.3. Phương pháp dạy học Động vật học ở trường phổ thông
2.3.1. Đặc điểm dạy học Động vật học
- Kế thừa các khái niệm và kỹ năng đã hình thành trong Sinh học 6
- Cấu trúc của chương trình Sinh học 7 thuận lợi cho việc nghiên cứu sâu về
giải phẫu, sinh lí cùng những đặc điểm sinh học của những động vật tiêu biểu, từ đó
rút ra đặc điểm chung của nhóm, đặc điểm tiến hóa.
- Điều kiện vị trí địa lí của đất nước ta rất thuận lợi cho việc hình thành các
khái niệm hình thái, sinh lí, thích nghi,...
Nhưng việc giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn:
+ Động vật luôn hoạt động, có nhiều tập tính phức tạp và một số hoạt động
theo mùa nên việc tổ chức quan sát hoạt động sống gặp nhiều trở ngại.

16
+ Nhiều loài động vật đại diện cho một số ngành, lớp không có ở Việt Nam,
nhiều loài do đặc điểm lối sống không thể đưa vào trong lớp học.
+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS: hiếu động, thích tìm hiểu tự nhiên, năng
lực tư duy, khả năng khái quát, mức độ tập trung đã được nâng cao so với HS lớp 6
nhưng vẫn ở mức chưa sâu.
2.3.2. Các phương pháp dạy học đặc thù: Giáo trình
2.3.3. Dạy học các kiến thức trong chương trình
Từ các ví dụ được phân tích dưới đây, SV xác định đặc điểm, yêu cầu,
phương pháp dạy học, hình thức dạy học các kiến thức của chương trình.
2.3.3.1. Phương pháp dạy học kiến thức Hình thái học động vật
Ví dụ dạy học “Hình dạng ngoài của giun đất”- Bài 15 .
- Mục tiêu: HS mô tả được vị trí, đặc điểm các bộ phận ngoài của giun đất và
nêu được sự thích nghi của hình dạng ngoài với đời sống trong đất của giun đốt.
- PPDH: Thực hành quan sát mẫu vật (GV yêu cầu HS chuẩn bị mẫu vật giun
đất, mang đến lớp).
- Cách tiến hành:
+ HS quan sát mẫu vật, GV gợi ý quan sát: Giun có hình dạng như thế nào? Cơ
thể có màu gì? Gồm những bộ phận nào? Những đặc điểm đó thích nghi với đời
sống trong đất của giun như thế nào?
+ HS thực hiện theo nhóm, dựa trên quan sát mẫu và gợi ý của GV, nêu được:
Cơ thể giun dài, gồm nhiều đốt (hình giun), có màu hồng nhạt.
Cơ thể gồm phần đầu và phần đuôi. Phần đầu có miệng, thành cơ phát triển, ở
xung quanh mỗi đốt đều có vòng tơ, đai sinh dục chiếm 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt
bụng, lỗ sinh dục đực ở dưới lỗ sinh dục cái. Phần đuôi có lỗ hậu môn.
Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với lối sống trong đất: hình giun, các đốt
phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để
làm chõ dựa khi chui rúc trong đất. Cơ thể màu hồng nhạt vì chứa nhiều mao mạch
dày đặc trên da, có tác dụng như lá phổi.
+ GV hoàn thiện kiến thức.
1.3.3.2. Phương pháp dạy học kiến thức Giải phẫu học động vật

17
Ví dụ: Dạy học “Cấu tạo trong của thằn lằn”- Bài 39
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng thích
nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn; xác định được những đặc điểm tiến hóa của các
cơ quan: bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh ở thằn lằn so với ếch đồng.
- PPDH: Trực quan (GV chuẩn bị tranh vẽ các hình 39.1 đến 39.4; Nếu có điều
kiện chuẩn bị mẫu ngâm thằn lằn, mẫu ngâm hoặc mô hình bộ não ếch đồng và bộ
não thằn lằn).
- Cách tiến hành: + GV mở bài bằng hình thức kiểm tra: Môi trường sống của
thằn lằn có gì khác với lớp lưỡng cư? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn
lằn thích nghi với môi trường sống. GV giới thiệu: Thằn lằn thích nghi hoàn toàn
với đời sống ở cạn, không chỉ thể hiện ở đặc điểm cấu tạo ngoài mà còn cả ở những
đặc điểm cấu tạo trong.
+ Hoạt động 1. Quan sát bộ xương thằn lằn
GV treo tranh hình 39.1, yêu cầu HS quan sát. GV gợi ý quan sát: chú ý những
đặc điểm về sự phân hóa cột sống, số đốt sống cổ, đốt sống đuôi, đặc điểm của
xương sườn để tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa bộ xương của thằn lằn và bộ
xương ếch, giải thích ý nghĩa của sự khác biệt đó.
HS quan sát, trao đổi nhóm, đại diện nhóm trình bày.
GV chỉnh lí và hoàn thiện kiến thức.
+ Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng
GV treo tranh vẽ hình 39.2, HS quan sát tranh và tìm các cơ quan của các hệ
cơ quan. Qua quan sát hình, HS xác đinh được: Hệ tiêu hóa có thực quản, dạ dày,
ruột non, ruột già, lỗ huyệt, gan, mật, tụy; Hệ tuần hoàn có tim, ĐMC, TMC dưới;
Hệ hô hấp có khí quản, phổi; Hệ bài tiết có thận, bóng đái.
Tiếp đó, GV yêu cầu HS tìm hiểu sự tiến hóa và thích nghi của các cơ quan
dinh dưỡng ở thằn lằn so với ếch đồng. HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng
Nội quan Ếch Thằn lằn
Cấu tạo Cấu tạo Ý nghĩa thích nghi
Hô hấp
Tuần hoàn
Bài tiết

18
Hoạt động 3. Tìm hiểu về hệ thần kinh và giác quan
GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ (hình 39.4) hoặc mô hình não thằn lằn,
HS nêu được đặc điểm cấu tạo não bộ thằn lằn. GV đặt câu hỏi: Các giác quan tai,
mắt ở thằn lằn có đặc điểm gì thích nghi với đời sống hoạt động trên cạn?
Qua quan sát và gợi ý của GV, HS xác định được: Bộ não của thằn lằn tiến bộ
hơn so với cá, ếch. Não trước và tiểu não phát triển hơn là một bước tiến đảm bảo
cho thằn lằn có đời sống hoạt động hơn, phức tạp hơn. Tai tuy chưa có vành tai
nhưng màng nhĩ nằm sâu trong ống tai ngoài, mắt có mí mắt và có tuyến lệ, có mi
mắt thứ ba mỏng và linh hoạt đảm bảo cho mắt không khô, thích nghi với đời sống
trên cạn.
2.3.3.3. Phương pháp dạy học kiến thức Sinh lí học động vật
Ví dụ: Dạy học “Chức năng của vây cá”- Bài 31
- Mục tiêu: nêu được chức năng của từng loại vây cá thích nghi với đời sống
bơi lội trong nước.
- PPDH: Thực hành (HS chuẩn bị mẫu vật cá chép bơi trong chậu).
- Cách tiến hành:
GV chuẩn bị những nẹp để cố định các vây cá. Chia các nhóm thực hành, mỗi
nhóm thực hiện cố định một loại vây, quan sát hoạt động cá của cả các nhóm khác.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chức năng của từng loại vây bằng cách khi tìm
hiểu chức năng của loại vây nào thì dùng nẹp cố định loại vây đó, quan sát hoạt
động của cá để xác định chức năng của vây cá, hoàn thành bảng 2- vai trò các loại
vây cá
Thí Loại vây được cố định Trạng thái của cá Vai trò của vây cá
nghiệm
1 Cố định khúc đuôi và vây
đuôi bằng hai tấm nhựa
2 Tất cả các vây đều bị cố
định, trừ vây đuôi
3 Cố định vây lưng và vây hậu
môn
4 Cố định hai vây ngực
5 Cố định hai vây bụng

19
GV tổ chức thảo luận, HS báo cáo kết quả.
2.3.3.4. Phương pháp dạy học kiến thức Phân loại học động vật
Thí dụ: Dạy học “đa dạng của bò sát”- Bài 40
- Mục tiêu: Phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp (bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ
Cá sấu) thông qua những đặc điểm cấu tạo ngoài.
- PPDH: Trực quan và hỏi đáp
- Cách tiến hành:
+ GV cung cấp thông tin về số lượng và phân loại lớp Bò sát (theo SGK)
+ GV treo tranh hình 40.1 về các loài thằn lằn bóng, rắn ráo (đại diện bộ
Có vảy), cá sấu Xiêm (đại diện bộ Cá sấu), Rùa núi vàng (đại diện bộ Rùa),
gợi ý HS quan sát để so sánh và điền vào bảng các đặc điểm chính ở mỗi loài.
Tên bộ Đại diện Mai và yếm hàm Răng Màng và
trứng
Bộ Có vảy
Bộ Cá sấu
Bộ Rùa
Qua hoàn thành bảng trên, GV yêu cầu HS xác định chỉ cần đặc điểm nào là có
thể phân biệt được ba bộ trên (có thể dựa vào đặc điểm hàm hoặc răng. Tuy nhiên
trong thực tế, người ta dựa vào đặc điểm mai và yếm để phân biệt bộ Rùa, đựa vào
đặc điểm hàm rất dài để phân biệt bộ Cá sấu. Bộ Thằn lằn có hình thái giống cá sấu
song hàm ngắn hơn và kích thước nhỏ hơn.
2.4. Tổ chức và sử dụng thí nghiệm Động vật học
Các thí nghiệm trong chương trình được sử dụng chủ yếu trong các bài thực
hành. Mặc dù số giờ quy định cho thực hành trong chương trình Động vật học ít
hơn số giờ nghiên cứu lí thuyết nhưng có vai trò quan trọng vì nó phản ánh phương
pháp nghiên cứu của bộ môn.
Căn cứ vào nội dung và tính chất của các hoạt động thực hành, có thể chia
thành loại bài thực hành quan sát và thực hành củng cố.
* Loại bài thực hành quan sát là loại bài thực hành giúp học sinh phát hiện
kiến thức mới, được tiến hành đối với các nội dung mà học sinh chưa biết. Loại bài
này thường được thực hiện trong các giờ lên lớp bài lí thuyết kiểu thực hành với

20
những nội dung kiến thức về đặc điểm hình thái, cấu tạo ngoài. Thí dụ: Tìm hiểu về
đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm đồng, đặc điểm hình thái và cấu tạo ngoài của cá,…
Trong thực hành quan sát, GV đóng vai trò hướng dẫn từng bước các thao tác
thực hành, hướng dẫn đến đâu học sinh làm theo đến đó và thực hiện theo từng nội
dung riêng biệt, sau mỗi nội dung, hướng dẫn học sinh rút ra kết luận khoa học.
Loại bài này có ưu điểm rèn luyện cho học sinh lối tư duy khoa học, đi từ thực
nghiệm khái quát rút ra kết luận khoa học.
* Loại bài thực hành củng cố, minh hoạ là loại bài thực hành được thực hiện
khi học sinh đã có vốn kiến thức lí thuyết nhằm giúp học sinh củng cố và kiểm
chứng những kiến thức đã học. Loại bài này có tác dụng giúp học sinh khắc sâu
kiến thức, có lòng tin vào những điều đã học. Nhưng hạn chế là ở chỗ không kích
thích được tính ham muốn tìm tòi của học sinh, do đó hạn chế việc phát huy tính
chủ động, sáng tạo trong tiếp thu tri thức của học sinh.
* Cách tổ chức dạy học bài thực hành:
+ Bước 1. Chuẩn bị- là bước quyết định sự thành công của bài giảng.
Chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật, phương tiện thực hành, một số nội dung như
quan sát hình thái, nghiên cứu một số hoạt động sinh lí.
Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án xác định rõ mục tiêu, các nội dung cần tiến
hành trong giờ thực hành, cách hướng dẫn các thao tác thực hành khi thiết kế giáo
án; Vật mẫu, dụng cụ thực hành đủ cho học sinh làm việc, dự kiến chia nhóm HS.
+ Bước 2: Tiến hành giờ thực hành theo quy trình sau:
- Ổn định tổ chức lớp: Bố trí chỗ ngồi, phân phát dụng cụ và vật mẫu, kiểm tra
sự chuẩn bị của học sinh.
- GV giới thiệu mục tiêu của bài thực hành, hướng dẫn các thao tác thực hành.
- Học sinh tiến hành thực hành. Đây là hoạt động chủ yếu của giờ thực hành,
có thể có 2 nội dung: Báo cáo kết quả quan sát thí nghiệm ở nhà và thực hành mổ,
quan sát, vẽ hình, làm báo cáo tường trình. Trong quá trình học sinh thực hành, giáo
viên thường xuyên theo dõi sự làm việc của các nhóm.
- Tổng kết, đánh giá thực hành, gồm các công việc:
~ Phân tích kết quả thí nghiệm, rút kinh nghiệm.

21
~ Nhận xét công việc chuẩn bị và tiến hành thực hành của học sinh.
~ Thu báo cáo tường trình.
~ Thu dọn dụng cụ, mẫu vật và vệ sinh phòng học.
Thí dụ: Dạy bài "Thực hành: Mổ cá"- Bài 32
CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Trình bày vị trí, nhiệm vụ của chương trình Động vật học ở trường THCS.
2. Phân tích cấu trúc nội dung và các thành phần kiến thức cơ bản của chương
trình Động vật học ở trường THCS.
3. Nêu đặc điểm dạy học và các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn
Động vật học ở trường THCS.
4. Phân tích đặc điểm của các phương pháp dạy học các loại kiến thức Hình
thái học, Giải phẫu học, Sinh lí học trong chương trình Động vật học ở trường
THCS. Mỗi loại kiến thức nêu ví dụ minh hoạ.
5. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản và xác định mục tiêu
dạy học của một bài khoá Động vật học.

Chương 3
DẠY HỌC CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
MỤC TIÊU:
- Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Cơ thể người-
Vệ sinh ở trường phổ thông.
- Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của
chương trình.
- Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành
phần kiến thức trong chương trình.
NỘI DUNG (5 tiết LT + 2 tiết TH):
3.1. Vị trí, nhiệm vụ dạy học Cơ thể người và vệ sinh ở trường phổ thông
3.1.1. Vị trí dạy học Cơ thể người- Vệ sinh ở trường phổ thông

22
Được bố trí dạy học trong chương trình Sinh học 8, sau khi HS đã được tìm
hiểu Thực vật học, Động vật học trong chương trình Sinh học 6, 7, trước khi HS tìm
hiểu về những kiến thức sinh học đại cương.
Chương trình giúp hoàn thiện kiến thức chuyên khoa về các đối tượng sinh vật
theo trật tự tiến hóa và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS: có khả năng tư duy
trừu tượng cao hơn; HS đang ở độ tuổi dậy thì nên có nhu cầu tìm hiểu về bản thân.
khi tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan sẽ có cơ sở vận
dụng vào việc giữ gìn sức khỏe, rèn luyện thân thể để học tập, lao động có hiệu quả.
3.1.2. Nhiệm vụ dạy học Cơ thể người- Vệ sinh ở trường phổ thông
3.1.2.1. Nhiệm vụ trí dục
Chương trình trang bị cho HS có hệ thống những kiến thức cơ bản, phổ thông,
hiện đại và thực tiễn về cấu tạo, chức năng sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan trong
cơ thể người và mối quan hệ giữa chúng trong hoạt động chung của cơ thể; những
kiến thức đó thiết thực cho HS trong đời sống, lao động và học tập. Đó là những
kiến thức:
- Cấu tạo và hoạt động sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.
- Các kiến thức về vệ sinh và những biện pháp rèn luyện thân thể, bảo vệ và
tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
- Một số kiến thức măng tính chất đại cương: tế bào, mô, trao đổi chất, sinh
trưởng, cảm ứng,...
- Các kiến thức hỗ trợ mang tính chất liên môn, kiến thức về lịch sử khoa học
và các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của bộ môn.
Chương trình cung cấp một cách có hệ thống, toàn diện các tri thức về cơ thể
người, quan tâm tới tính địa phương, tính vùng miền.
Các kiến thức đó là cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh,
cách xử lí các tình huống gặp phải trong cuộc sống và có liên quan đến đời sống và
sức khỏe của con người, trong đó có sức khỏe sinh sản. Thông qua học tập các kiến
thức cơ bản, được rèn luyện các kĩ năng cơ bản, HS có những kĩ năng vận dụng tri
thức vào đời sống để củng cố thêm tri thức, tạo lập một số thói quen, tập quán tốt
trong nếp sống, sinh hoạt, trong giữ gìn vệ sinh, bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường.

23
3.1.2.2. Nhiệm vụ phát triển
Tiếp tục rèn luyện và phát triển một số kĩ năng:
- Kĩ năng Sinh học: Quan sát, đặt và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản, mô
tả, nhận biết đặc điểm cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người.
- Kĩ năng tư duy: Rèn các thao tác tư duy, tổ chức hoạt động học tập cho HS
lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động, độc lập để phát triển tư duy khoa học,
rèn trí thông minh, óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt.
- Kĩ năng học tập: Tự học, biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng
thực tế, biết sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, làm việc cá nhân, theo
nhóm, biết đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề,...
3.1.2.3. Nhiệm vụ giáo dục
* Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng: Quan điểm duy vật biện chứng
được thể hiện ngay trong nội dung môn học:
- Mọi hiện tượng sống, mọi quá trình sinh lí diễn ra trong cơ thể người đều có
cơ sở vật chất (não, hệ thần kinh, biểu hiện dưới hình thức phản xạ) và đều nhận
thức được (tính quy luật, vận dụng vào thực tiễn).
- Các kiến thức trong chương trình thể hiện được các mối quan hệ: giữa cấu
trúc và chức năng của các mô, cơ quan; giữa các cơ quan trong một hệ; giữa các hệ
cơ quan trong cơ thể; giữa cơ thể với môi trường; giữa các mặt đối lập của một quá
trình thống nhất (đồng hóa và dị hóa; hưng phấn và ức chế); giữa lượng và chất.
* Giáo dục tình cảm và đạo đức, thái độ, hành vi trong ứng xử với thiên nhiên,
con người, với lao động. Thông qua dạy học bộ môn, góp phần xây dựng nhân cách
con người lao động mới, xây dựng những phẩm chất về tinh thần, ý chí cho HS
trong hiện tại và ý chí vượt khó để hoàn thành những nhiệm vụ trong tương lai.
* Giáo dục môi trường, giáo dục dân số, đặc biệt giáo dục sức khỏe sinh sản.
3.2. Cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình
3.2.1. Cấu trúc chương trình
Chương trình được trình bày gồm 1 bài mở đầu và 11 chương: - Bài mở đầu
xác định rõ mục đích, ý nghĩa của môn học; - Chương 1. Khái quát về cơ thể người
- Các chương tiếp theo đi sâu phân tích cấu tạo và chức năng sinh lí của từng hệ cơ

24
quan, từ đó đề ra các biện pháp vệ sinh tương ứng: + Chương 2. Vận động; +
Chương 3.Tuần hoàn; + Chương 4. Hô hấp; + Chương 5. Tiêu hoá; + Chương 6.
Trao đổi chất và năng lượng; + Chương 7. Bài tiết; + Chương 8. Da; + Chương 9.
Thần kinh và giác quan; + Chương 10. Nội tiết; + Chương 11. Sinh sản
Cấu trúc trên được xây dựng dựa trên nguyên tắc tổng hợp sơ bộ, khái quát
đến phân tích và tổng hợp ở mức cao hơn và thể hiện tính logic của cấu trúc nội
dung: Mọi hoạt động sống được thể hiện ra ngoài bằng sự vận động- vận động là cơ
quan dễ quan sát, nhận biết hơn các cơ quan khác. Vận động có liên quan đến năng
lượng được giải phóng do sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng được máu (tuần hoàn)
mang tới từ các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, đồng thời các sản phẩm phân hủy được
máu đưa đến các cơ quan bài tiết. Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan nhằm
thực hiện quá trình sống cơ bản- trao đổi chất và năng lượng. Toàn bộ hoạt động của
các hệ cơ quan trong cơ thể chịu sự điều khiển, điều hòa, phối hợp của hệ thần kinh,
các hoocmon do tuyến nội tiết tiết ra. Trước yêu cầu của giáo dục dân số, chương
trình chú ý đến sự sinh sản và phát triển của cơ thể người.
3.2.2. Nội dung chương trình: SV nghiên cứu SG và trình bày nội dung.
3.2.3. Các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình
Chương trình bao gồm một hệ thống các khái niệm.
Các khái niệm chuyên khoa gồm:
- Khái niệm hình thái- giải phẫu: phản ánh các đặc điểm hình thái, cấu tạo của
tế bào, của các mô, cơ quan, hệ cơ quan.
- Khái niệm sinh lí- sinh thái: phản ánh những hoạt động đặc trưng của các cơ
quan, hệ cơ quan, cơ thể; những thay đổi của các hoạt động dưới tác động của các
yếu tố môi trường.
Các khái niệm sinh lí bao gồm các hiện tượng sinh lí (mặt biểu hiện bên ngoài
của các hoạt động sinh lí, khâu đầu và khâu cuối của các hoạt động đó) và quá trình
sinh lí (cơ chế bên trong của các hiện tượng sinh lí, sự tương tác của các cấu trúc
tham gia vào quá trình).

25
- Khái niệm vệ sinh, y học: bao gồm khái niệm về các bệnh, phản ánh các dấu
hiệu đặc trưng của bệnh (nguyên nhân, triệu chứng, con đường xâm nhiễm,...), các
biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Các khái niệm đại cương: Khái niệm phản xạ, khái niệm trao đổi chất.
Ngoài ra, chương trình đề cập đến một số quá trình sinh lí mang tính quy luật:
quá trình tự điều chỉnh các hoạt động sinh lí đảm bảo thế cân bằng, tính ổn định của
môi trường trong; sự cân bằng trong hoạt động sống của cơ thể (cơ chế tự điều hòa
bằng thần kinh, bằng hệ nội tiết); các hoạt động mang tính chu kì (hoạt động của
tim, hoạt động của buồng trứng, ...)
3.3. Phương pháp dạy học Cơ thể người-Vệ sinh ở trường phổ thông
3.3.1. Đặc điểm của việc dạy học Cơ thể người-Vệ sinh
- Nội dung chương trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí,
sinh thái, vệ sinh, y học về cơ thể người nên cần chú ý ưu tiên các phương pháp trực
quan, thực hành thí nghiệm- ngoài tác dụng về mặt nhận thức còn rèn luyện HS
phương pháp nghiên cứu, phát triển tư duy khoa học.
- “Con người” là đối tượng gần gũi với HS nên có thể khai thác vốn hiểu biết
của HS bằng phương pháp vấn đáp- gợi mở.
- Nội dung chương trình có nhiều mối liên hệ với chương trình Thực vật học,
Động vật học nên cần quán triệt tính kế thừa khi xây dựng các khái niệm mới.
- Khi lựa chọn PPDH thích hợp cần chú ý tới đặc điểm tâm sinh lí của HS, nội
dung dạy học,...
3.3.2. Phương pháp dạy học đặc thù: Trực quan, thực hành, dùng lời
3.3.3. Phương pháp dạy học các kiến thức trong chương trình
3.3.3.1. Dạy học các kiến thức hình thái, giải phẫu
* Yêu cầu: HS xác định được vị trí, mô tả được hình dạng, cấu tạo ngoài, trong
của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, làm cơ sở cho việc hiểu chức năng, sự
thích nghi, tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng; So sánh được đặc điểm cấu
tạo của một số cơ quan, hệ cơ quan người với động vật (Thú) để thấy rõ nguồn gốc
tiến hóa của người; Trên cơ sở hiểu rõ cấu tạo, HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đảm
bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

26
* PPDH: PP trực quan, PP giảng giải- minh họa (để trình bày các cấu trúc phức
tạp
* Ví dụ: Dạy "Các cơ quan tiêu hoá"- Bài 24
+ Mục tiêu: Học sinh phải kể được tên của các cơ quan tiêu hoá và các tuyến
tiêu hoá trong cơ thể người.
+ Phương pháp: trực quan (sử dụng tranh vẽ)
+ Cách tiến hành:
GV: Quá trình tiêu hoá được diễn ra tại các cơ quan tiêu hoá trong hệ tiêu hoá.
Vậy hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào?
GV treo tranh câm hình 24- 3 "Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá của cơ thể
người", yêu cầu HS quan sát tranh, kết hợp với quan sát hình 24- 3 trong SGK. GV
gọi một vài HS lên bảng ghi chú thích cho tranh câm. Các HS khác theo dõi và bổ
sung cho kết quả của bạn.
GV yêu cầu HS quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hoá ở hình 24- 3 vào các
cột tương ứng ở bảng 24 "Các cơ quan trong ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá":
Các cơ quan trong ống tiêu hoá Các tuyến tiêu hoá

GV gọi một vài HS nêu kết quả của mình, các HS khác nhận xét, bổ sung.
3.3.3.2. Dạy học các kiến thức sinh lí, sinh thái
* Yêu cầu: HS xác định được chức năng sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan
trong cơ thể có liên quan đến cấu trúc của chúng, nhờ đó mà hiểu rõ hơn cấu trúc
của các cơ quan đó; Giải thích được sự thay đổi trong hoạt động sinh lí của các cơ
quan, hệ cơ quan, cơ thể dưới tác động của các yếu tố MT; Nêu được vai trò của hệ
thần kinh và nội tiết đảm bảo sự cân bằng của các hoạt động sinh lí bình thường.
* Ví dụ: Dạy học “Tiêu hoá ở dạ dày”
- Mục tiêu: HS phải mô tả được các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày có
liên quan đến cấu tạo dạ dày.
- Phương pháp: Hỏi đáp, LV với SGK
- Cách tiến hành:
+ GV sử dụng câu hỏi lệnh ở cuối mục I để ĐVĐ vào mục II.

27
+ GV giới thiệu thông tin về phản xạ tiết dịch vị khi có bất cứ vật gì chạm vào
lưỡi hay niêm mạc dạ dày. Khi có thức ăn, dạ dày có những hoạt động biến đổi nào?
+ HS đọc thông tin trong SGK trang 88, thực hiện các lệnh hoạt động, hoàn
thành bảng 27 về các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày, phân biệt được giữa biến
đổi lí học (những hoạt động co bóp, nhào trộn thức ăn với dịch vị và đẩy thức ăn
xuống ruột có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị) với biến đổi hoá học (các
thành phần của dịch vị phân cắt thức ăn prôtêin thành các chuỗi ngắn).
+ Trả lời các câu hỏi còn lại của phần lệnh hoạt động, HS hiểu rõ hơn hoạt
động tiêu hoá thức ăn của dạ dày có liên quan chặt chẽ với cấu tạo.
3.3.3.3. Dạy học các kiến thức vệ sinh, y học (kiến thức ứng dụng)
* Yêu cầu: HS phân tích được cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, rèn
luyện để tăng cường sức khỏe, tăng khả năng lao động, học tập và các ứng dụng
khác; Có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ thể
chống bệnh tật.
* PPDH: Vấn đáp
* Ví dụ: Dạy học “Vệ sinh tiêu hoá”:
- Mục tiêu: HS phân tích được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá, từ đó nêu
được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá.
- Cách tiến hành:
+ HS đọc thông tin mục I, trả lời câu hỏi: Có những tác nhân nào gây hại
cho hệ tiêu hoá? Mức độ gây hại của chúng như thế nào? + Trả lời các câu hỏi
trên bằng cách hoàn thành bảng:
Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng

HS tóm tắt được các tác nhân: VSV, kí sinh trùng, thức ăn thiếu chất, bị ôi thiu,
cách ăn, khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của hệ tiêu hoá.
+ HS nêu những biện pháp để bảo vệ hệ tiêu hoá.
+ HS trả lời các câu hỏi ở phần lệnh hoạt động, từ đó kết luận được các biện
pháp bảo vệ hợp lí. áp dụng vào việc vệ sinh tiêu hoá đối với bản thân.
3.3.4. Hình thành và phát triển khái niệm trong dạy học Cơ thể người- Vệ sinh
3.3.4.1. Hình thành khái niệm

28
* Hình thành khái niệm hiện tượng sinh lí
Sự hình thành khái niệm hiện tượng sinh lí có thể vận dụng theo con đường 5
bước, SV lấy ví dụ và phân tích cách dạy học khái niệm theo con đường 5 bước.
- Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức:
- Bước 2. Quan sát thí nghiệm
- Bước 3. Phân tích dấu hiệu bản chất, định nghĩa khái niệm
- Bước 4. Đưa khái niệm vào hệ thống đã biết
- Bước 5. Vận dụng khái niệm
* Hình thành khái niệm quá trình sinh lí
Hình thành loại khái niệm này có thể theo 3 bước. SV nêu ví dụ vận dụng.
- Bước 1. Mô tả diễn biến quá trình
- Bước 2. Phân tích cơ chế quá trình
- Bước 3. Nêu ý nghĩa của quá trình
3.3.4.2. Phát triển một số khái niệm: Phản xạ, trao đổi chất (Xem tài liệu [5])
3.4. Tổ chức và sử dụng thí nghiệm Cơ thể người- Vệ sinh
Việc tổ chức và sử dụng các thí nghiệm Cơ thể người- Vệ sinh trong các bài
thực hành nhìn chung cũng tiến hành theo các bước dạy học bài thực hành Thực vật
học, Động vật học.
Vận dụng: Tổ chức và sử dụng thí nghiệm trong bài thực hành “Tìm hiểu hoạt
động của enzim trong nước bọt”.
CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Nêu vị trí, nhiệm vụ của chương trình Cơ thể người- Vệ sinh.
2. Phân tích cấu trúc nội dung và các thành phần kiến thức cơ bản của chương
trình Cơ thể người- Vệ sinh.
3. Đặc điểm giảng dạy và các phương pháp giảng dạy đặc thù của bộ môn Cơ
thể người- Vệ sinh ở trường THCS. Hình thành khái niệm.
4. Đặc điểm của các phương pháp dạy học các loại kiến thức Hình thái học,
Giải phẫu học, Sinh lí, Sinh thái trong chương trình Cơ thể người- Vệ sinh ở trường
THCS. Mỗi loại kiến thức nêu ví dụ minh hoạ.

29
5. Phân tích cấu trúc nội dung, xác định kiến thức cơ bản và xác định mục tiêu
dạy học của một bài khoá Cơ thể người- Vệ sinh.

Chương 4
DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
MỤC TIÊU:
- Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Sinh học tế bào
ở trường phổ thông.
- Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của
chương trình.
- Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành
phần kiến thức trong chương trình.
NỘI DUNG (8 tiết LT + 4 tiết TH):
4.1. Chương trình Sinh học THPT và chương trình Sinh học 10
4.1.1. Chương trình Sinh học ở trường THPT (áp dụng từ năm học 2006- 2007):
Chương trình THPT được thể hiện ở hai loại chương trình là chương trình cơ
bản và chương trình nâng cao. Nội dung và thời lượng của hai loại chương trình này
được thể hiện ở bảng trang 5, sách GV, nâng cao.
Việc xây dựng nội dung chương trình Sinh học ở trường THPT dựa trên những
quan điểm xây dựng chương trình sau đây:
- Các kiến thức Sinh học trong chương trình được trình bày theo các cấp tổ
chức sự sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ trung lên các hệ lớn: Tế bào ® cơ thể ®
quần thể ® loài ® quần xã ® hệ sinh thái ® sinh quyển, cuối cùng tổng kết những
đặc điểm chung của các tổ chức sống theo quan điểm tiến hoá- sinh thái.
- Các kiến thức trình bày trong chương trình là các kiến thức Sinh học đại
cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những quy luật vận động chung cho giới
sinh vật. Chương trình THCS đề cập lần lượt tới các nhóm đối tượng Thực vật ®
Động vật ® Người, thì chương trình THPT, phần cơ thể trình bày tích hợp các kiến
thức về Sinh học Thực vật và Sinh học Động vật, Sinh học Vi sinh vật được trình
bày như một quá độ từ Sinh học tế bào lên Sinh học cơ thể đa bào. Các phần Sinh

30
học Tế bào, Di truyền, Tiến hoá, Sinh thái đề cập tới những quy luật chung, không
phân biệt từng nhóm đối tượng. Điều này giúp học sinh có những hiểu biết khái
quát hơn về những quy luật chung nhất của giới hữu cơ.
Sự phối hợp hai quan điểm trên cho thấy chương trình Sinh học THPT có cấu
trúc đồng tâm, mở rộng chương trình Sinh học THCS, phù hợp với trình độ kiến
thức và năng lực tư duy của học sinh THPT.
- Chương trình đảm bảo một nền kiến thức cơ bản chung cho mọi HS trong
cấp học.
- Chương trình đã kế thừa chương trình cải cách giáo dục (áp dụng từ năm
1987 đến nay) và chương trình thí điểm chuyên ban (1993- 2000). Những kiến thức
đưa vào chương trình được chọn lọc từ 2 chương trình trên. Về cơ bản, không đưa
thêm những kiến thức mới, nhưng được cấu trúc lại theo các định hướng nêu trên,
có tham khảo chương trình một số nước, đảm bảo kiến thức hiện đại, cập nhật.
4.1.2. Chương trình Sinh học 10
4.1.2.1. Đặc điểm chương trình Sinh học 10
- Sinh học 10 dựa trên quan điểm cấu trúc luôn đi đôi với chức năng thể hiện ở
tất cả cấp độ tổ chức. Ví dụ, cấu trúc phân tử và siêu hiển vi của ti thể hoặc lục lạp
thể hiện chức năng chuyển hoá năng lượng của tế bào,…
- Sinh học 10 xây dựng trên quan điểm tế bào cũng như cơ thể sống là hệ
thống mở, luôn trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với môi trường sống.
- Sinh học 10 xây dựng trên quan điểm tiến hoá. Mỗi cấu trúc, chức năng, hiện
tượng, cơ chế,… đều thể hiện quá trình tiến hoá lịch sử.
- Là chương trình đầu cấp THPT nên SGK đã có bài khái quát hoá các kiến
thức về Sinh học đã học ở cấp THCS, vừa có tính ôn tập, củng cố kiến thức, vừa là
cơ sở để HS dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới của cấp THPT. Các kiến thức lớp 10
là cơ sở cho các kiến thức của lớp 11, 12 về các cấp độ tổ chức cao hơn.
- Sinh học 10 chủ yếu đề cập đến Sinh học Tế bào nhưng có phần Sinh học Vi
sinh vật. Thực chất Sinh học Vi sinh vật cũng là Sinh học Tế bào vì vi sinh vật chủ
yếu tồn tại ở dạng đơn bào. Đồng thời, Vi sinh vật là những cơ thể nên có thể nói
SGK Sinh học 10 đã đề cập đến cấp độ cơ thể nguyên thuỷ là các cơ thể đơn bào, vì

31
vậy cần giới thiệu chúng như những cơ thể, tức là tương đương với cơ thể thực vật
và động vật sẽ được học ở lớp 11.
4.2.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình Sinh học 10
Chương trình Sinh học 10 bao gồm 3 phần:
- Phần 1. Giới thiệu chung về thế giới sống: Trình bày về các cấp độ tổ chức
của thế giới sống; Hệ thống năm giới sinh vật theo quan điểm của Whittaker và
Margulis; Sơ đồ phát sinh giới thực vật và động vật; Đa dạng của thế giới sinh vật.
- Phần 2. Sinh học Tế bào, gồm 4 chương:
+ Chương 1. Thành phần hoá học của tế bào.
+ Chương 2. Cấu trúc của tế bào.
+ Chương 3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào.
+ Chương 4. Phân bào
- Phần 3. Sinh học Vi sinh vật, gồm:
+ Chương 1. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
+ Chương 2. Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật.
+ Chương 3. Virut và bệnh truyền nhiễm
4.2. Vị trí, nhiệm vụ dạy học Sinh học Tế bào ở trường phổ thông
4.2.1. Vị trí
- Chương trình Sinh học tế bào được bố trí dạy học trong chương trình Sinh
học 10, sau khi HS được tìm hiểu đặc điểm chung của thế giới sống, trước khi được
tìm hiểu Sinh học vi sinh vật, Sinh học cơ thể.
- Các kiến thức Sinh học trong chương trình Sinh học THPT được trình bày
theo các cấp độ tổ chức sự sống từ phân tử, tế bào đến sinh quyển, thông suốt bằng
quan điểm tiến hoá- sinh thái nên Sinh học tế bào được giảng dạy ở lớp 10 đầu cấp
với nội dung mở rộng, đi sâu hơn về kiến thức như thành phần hoá học và cấu trúc
của tế bào cũng như sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào.
4.2.2. Nhiệm vụ dạy học Sinh học tế bào ở trường THPT
Chương trình củng cố, bổ sung, nâng cao, hoàn thiện các tri thức Sinh học Tế
bào ở THCS, cụ thể:
4.2.2.1. Nhiệm vụ trí dục

32
- Chương trình cung cấp cho học sinh những tri thức phổ thông, cơ bản, hiện
đại về cấp độ tổ chức của sự sống- tế bào. Đó là những tri thức cơ bản về cấu trúc
và chức năng của những thành phần hoá học, các bộ phận trong tế bào; Các tri thức
về các quá trình sinh học cơ bản ở mức tế bào như chuyển hóa vật chất, sinh sản.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản trên là cơ sở để hiểu các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt, chăn nuôi, chọn giống nhằm nâng cao năng suất các giống vật nuôi, cây
trồng, hiểu các biện pháp chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững.
4.2.2.2. Nhiệm vụ phát triển
Dạy học Sinh học tế bào góp phần rèn luyện các kỹ năng bộ môn, rèn luyện
năng lực tư duy độc lập và bồi dưỡng trí thông minh cho học sinh, cụ thể:
- Kỹ năng Sinh học: Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh
được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, kính hiển vi, biết bố
trí một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá
trình diễn ra trong cơ thể sống.
- Kỹ năng tư duy: Tiếp tục phát triển các kỹ năng tư duy thực nghiệm- quy
nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,
…), đặc biệt là kỹ năng nhận dạng, nêu và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học
tập và trong thực tiễn cuộc sống.
- Kỹ năng học tập: Tiếp tục phát triển kỹ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết
thu thập, xử lí thông tin, lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân, làm việc
theo nhóm, làm các báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, trước lớp,…
4.2.2.3. Nhiệm vụ giáo dục
Dạy học Sinh học tế bào góp phần bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện
chứng, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức của người lao động mới, giáo dục vệ
sinh, bảo vệ sức khoẻ, giáo dục môi trường.
- Học sinh được củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong
việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học. Học sinh nhận
thức được toàn bộ tế bào tham gia sự di truyền các tính trạng, trong đó nhân tế bào,

33
cụ thể là các NST trong nhân đóng vai trò chính. Được tìm hiểu mối quan hệ giữa
nhân và tế bào chất, giữa các tế bào sinh dục với các tế bào sinh dưỡng,...
- Có ý thức vận dụng các tri thức, kỹ năng học được vào cuộc sống, lao động,
học tập.
- Xây dựng ý thức tự giác, thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường
sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng, Nhà nước về dân
số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý và tệ nạn xã hội.
Chương trình nâng cao đi sâu hơn về thực hành, thí nghiệm và những vấn đề lí
thuyết liên quan tới kỹ thuật, công nghệ, sản xuất để chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học theo các ngành, nghề có liên quan với khoa học tự nhiên nói chung và sinh học
nói riêng.
4.3. Cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức của chương trình Sinh học tế
bào ở trường phổ thông
4.3.1. Cấu trúc, nội dung của chương trình
Chương trình Sinh học tế bào gồm 4 chương, được thể hiện trong bảng
sau:
Tên chương Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao
Chương I. Gồm 4 bài, giới thiệu về các Gồm 6 bài, giới thiệu về các
Thành phần nguyên tố hóa học, nước, nguyên tố hóa học, nước,
hóa học của cacbohiđrat, lipit, protein và axit cacbohiđrat, lipit, protein và axit
tế bào nucleic nucleic, thực hành nhận biết một số
thành phần hóa học của tế bào.
Chương II. Gồm 6 bài, giới thiệu về tế bào Gồm 8 bài, giới thiệu về tế bào
Cấu trúc của nhân sơ, tế bào nhân thực, hoạt nhân sơ, tế bào nhân thực, hoạt
tế bào động vận chuyển các chất qua động vận chuyển các chất qua
màng tế bào và thực hành thí màng tế bào và thực hành quan sát
nghiệm co và phản co nguyên tế bào, thí nghiệm co và phản co
sinh nguyên sinh, thí nghiệm sự thẩm
thấu và tính thấm của tế bào
Chương III. Gồm 5 bài, giới thiệu khái quát về Gồm 7 bài, giới thiệu về chuyển
Chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa vật chất, hóa năng lượng, enzim, vai trò của

34
vật chất và enzim, vai trò của enzim trong enzim trong quá trình chuyển hóa
năng lượng quá trình chuyển hóa vật chất, hô vật chất, hô hấp tế bào, quang hợp,
ở tế bào hấp tế bào, quang hợp, thực hành hóa tổng hợp, thực hành một số thí
một số thí nghiệm về enzim. nghiệm về enzim.
Chương IV. Gồm 3 bài, giới thiệu về chu kì tế Gồm 4 bài, giới thiệu về chu kì tế
Phân bào bào, nguyên phân, giảm phân, bào, các hình thức phân bào,
thực hành quan sát các kì của nguyên phân, giảm phân, thực hành
nguyên phân trên tiêu bản rễ quan sát các kì của nguyên phân
hành. trên tiêu bản rễ hành.
Bài ôn tập 1 bài ôn tập phần Sinh học tế bào 1 bài ôn tập phần Sinh học tế bào
Cấu trúc của chương trình đi theo hướng từ cấu tạo, cấu trúc đến hoạt động,
chức năng sinh lí của tế bào.
Khi tìm hiểu về cấu tạo tế bào (chương 1, chương 2), HS được tìm hiểu từ cấp
độ nhỏ đến lớn: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào.
Khi tìm hiểu về chức năng của tế bào (chương 3, chương 4), HS được tìm hiểu
theo logic nội dung: hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào là điều
kiện cần thiết để tế bào lớn lên và thực hiện chức năng sinh sản.
4.3.2. Các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình
Thành phần kiến thức cơ bản nhất của chương trình là một hệ thống các khái
niệm phản ánh những cấu trúc, hiện tượng, quá trình, quan hệ cơ bản của sự sống ở
cấp độ tế bào.
- Những khái niệm phản ánh các dấu hiệu, hiện tượng, quá trình đặc trưng của
tế bào, của sự sống: trao đổi chất, hô hấp, quang hợp, phân bào, chu kì tế bào,
nguyên phân, giảm phân,...
- Những khái niệm phản ánh các tổ chức, cấu trúc cơ bản của tế bào, vật chất
sống: các nguyên tố hóa học của tế bào, nước, cacbohiđrat, lipit, protein, axit
nucleic, các bào quan, NST, tế bào, enzim, ATP, ...
- Những khái niệm phản ánh cơ chế của các hiện tượng, quá trình cơ bản của tế
bào, của sự sống: tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của các NST, quá trình nguyên phân,
giảm phân, quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, cơ chế vận chuyển các chất qua
màng tế bào, cơ chế hoạt động của enzim, ...

35
- Khái niệm phản ánh về quan hệ: Quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các
bào quan, mối liên hệ giữa các nguyên tố hoá học, các hợp chất hữu cơ trong tế bào.
Các nhóm khái niệm trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và sự phân chia
thành các nhóm cũng chỉ có tính chất tương đối. Ví dụ, tế bào vận động bằng cách
trao đổi chất, lớn lên, tự nhân đôi trong nguyên phân, giảm phân, kết hợp với nhau
giữa tế bào sinh dục đực và cái trong thụ tinh. NST vận động bằng cách tự nhân đôi,
phân li trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển
như vũ bão thì phương pháp của các khoa học, phương pháp học tập trở thành một
thành phần quan trọng của học vấn phổ thông, thành mục tiêu giáo dục. Một số
phương pháp đặc thù của sinh học đã xây dựng nên những tri thức của loài người
trong lĩnh vực Sinh học tế bào. Những phương pháp học tập tích cực giúp học sinh
chủ động tự lực nắm vững di sản tri thức của loài người ở lĩnh vực trên.
4.4. Phương pháp dạy học Sinh học tế bào
4.4.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học Sinh học tế bào
- Một trong những điểm mấu chốt đổi mới của chương trình và sách giáo khoa
là phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, cho nên cần yêu cầu học sinh tích cực tham gia lĩnh hội kiến
thức, vận dụng hiểu biết, tích cực suy nghĩ từ cụ thể đến khái quát trừu tượng, bằng
cách đưa ra những ví dụ, lí giải vấn đề, quan sát thí nghiệm,... và rút ra kết luận.
- Chương trình Sinh học tế bào mang tính khái quát, trừu tượng khá cao nên
trong một số trường hợp phải hướng dẫn học sinh lĩnh hội bằng tư duy trừu tượng
(phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng kiến thức lí thuyết đã học...) dựa vào các thí
nghiệm mô phỏng, các sơ đồ khái quát.
- Cần phát triển phương pháp tích cực.
- Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với
thiết bị dạy học, do đó dạy học Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan
như mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh,... đặc biệt nên trang bị một số thiết bị
như kính hiển vi tốt, thuốc nhuộm, dụng cụ thuỷ tinh.

36
- Dựa vào đặc điểm cấu trúc của một bài học, cần xác định phương pháp và
hình thức dạy học thích hợp.
4.4.2. Định hướng cách dạy, cách học và đánh giá (Xem tài liệu [7] và Sách giáo
viên Sinh học 10)
4.4.3. Phương pháp dạy học các thành phần kiến thức cơ bản trong chương
trình
4.4.3.1. Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học
- Dạy HS cách tự học, rèn luyện các kỹ năng tư duy logic và sáng tạo, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng phân loại, khái quát hoá,… GV tạo điều kiện để HS chủ
động tham gia vào quá trình đào tạo, cùng khám phá chiếm lĩnh tri thức chứ không
phải cho các em kiến thức để ghi nhớ. Ngoài ra, phải quan tâm tới việc rèn luyện
các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, dạy HS cách diễn đạt bằng lời nói, kỹ năng viết,…
- Hướng tới dạy học sinh các kỹ năng sống như biết cách làm việc độc lập
nhưng cũng phải biết cách làm việc tập thể để giải quyết được những vấn đề mà cá
nhân không thể làm được.
- Sách giáo khoa đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học: Vừa
là tài liệu học tập, tài liệu khoa học, là nguồn cung cấp kiến thức phong phú cho
người học, vừa là phương tiện chủ yếu để người dạy tổ chức hoạt động học. Việc
khai thác, sử dụng sách giáo khoa như thế nào cho có hiệu quả trong dạy học phụ
thuộc vào phương pháp, biện pháp sử dụng.
* Các biện pháp tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa nhằm
phát huy tính tích cực của học sinh (xem tài liệu [1]).
4.4.3.2. Dạy học các thành phần kiến thức cơ bản trong chương trình
a. Dạy học những khái niệm phản ánh các tổ chức, cấu trúc cơ bản của tế bào,
vật chất sống, có thể sử dụng hình vẽ, ảnh, sơ đồ, bảng, thông qua phương pháp
trực quan kết hợp với hỏi đáp.
Ví dụ: Dạy học “Cấu trúc ADN” (Bài 10, sách nâng cao; Bài 6, sách cơ bản)
* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian của
ADN, xác đinh được đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng lưu giữ, bảo quản và
truyền đạt thông tin di truyền.

37
* PPDH: Trực quan, hỏi đáp
* PTDH: - GV chuẩn bị hình H10.2 (sách nâng cao), H6.1 (sách cơ bản)
- PHT: Quan sát hình và xác định các từ hoặc cụm từ tương ứng với các chữ
cái A, B, C,... trong sơ đồ sau đây:

(A)

Đơn phân (nuclêôtit)


(B)
(C1)

(C)
(C2)
Cấu
trúc (C3)
của
ADN (D) nối giữa các nuclêôtit trên hai mạch
ADN theo (E)
Liên kết
(F) nối giữa các (G) kế tiếp nhau trên
mạch pôlinuclêôtit

Gồm (H) mạch pôlinuclêôtit chạy (I)

Cấu trúc Chiều xoắn (K)


không gian

Đường kính vòng xoắn (M), chiều cao


vòng xoắn (L)

* Cách tiến hành:


- GV: ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân
tử, ADN là một thành phần vật chất cấu tạo nên tế bào. Dựa vào kiến thức đã học ở
lớp 9, cho biết ADN được cấu tạo từ loại đơn phân nào? Có những loại đơn phân
nào? Sự đa dạng và đạc thù của ADN là do yếu tố nào quyết định?
- GV treo tranh hình, yêu cầu HS quan sát tranh, làm việc theo nhóm và hoàn
thành PHT. HS thực hiện yêu cầu.

38
- GV tổ chức thảo luận, hoàn thành sơ đồ về cấu trúc ADN. Tiếp đó GV nêu
câu hỏi: Đặc điểm của nguyên tắc bổ sung là gì? Đặc điểm cấu trúc nào của ADN
giúp chúng thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?
b. Dạy học những khái niệm phản ánh các dấu hiện, hiện tượng đặc trưng của tế
bào, vật chất sống
Ví dụ: Dạy học “khái niệm hô hấp tế bào” (Bài 23, sách nâng cao; Bài 16,
sách cơ bản)
* Mục tiêu: Nêu được định nghĩa, bản chất và viết được phương trình tổng
quát của hô hấp tế bào.
* PPDH: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I, trả lời các câu hỏi sau:
1. Hô hấp tế bào diễn ra ở bào quan nào? Nguyên liệu và sản phẩm của hô hấp
nội bào là gì?
2. Viết phương trình tổng quát của hô hấp nội bào.
Sự thu O2 và thải CO2 ở người trong hít thở có phải là hô hấp nội bào không?
3. Hô hấp nội bào là gì?
4. Quan sát hình 23.1 (sách nâng cao) hoặc hình 16.1 (sách cơ bản) cho biết hô
hấp tế bào gồm những giai đoạn nào? Hô hấp nội bào có bản chất là gì? Hô hấp nội
bào có đặc điểm gì khác với quá trình đốt cháy? Tốc độ của quá trình hô hấp nội
bào phụ thuộc vào yếu tố nào?
c. Dạy học các khái niệm phản ánh cơ chế của các hiện tượng, các quá trình cơ
bản trong tế bào
Ví dụ: Dạy học cơ chế quang hợp (Bài 26, sách nâng cao), các pha của quá
trình quang hợp (Bài 17, sách cơ bản)
* Mục tiêu: Nêu được mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp, phân
biệt được đặc điểm của pha sáng và pha tối.
* PPDH: Trực quan, hỏi đáp
* Cách tiến hành:

39
- GV sử dụng hình 26.1 (sách nâng cao) hoặc hình 17.1 (sách cơ bản), yêu cầu
HS quan sát và cho biết quá trình quang hợp gồm những pha nào? Các pha đó có
mối quan hệ với nhau như thế nào?
- HS tiếp tục quan sát hình, kết hợp với thông tin trong SGK, hoàn thành
bảng phân biệt 2 pha của quang hợp qua bảng phân biệt sau:
Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối
Định nghĩa
Điều kiện
Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Lưu ý, ở lớp 10 chỉ đi nghiên cứu chu trình Canvin và giải thích cho HS hiểu
tại sao pha tối được gọi là pha cố định CO2
Trong quá trình thảo luận hoàn thành bảng phân biệt ở trên, GV yêu cầu HS
nêu được bào quan quang hợp có đặc điểm cấu tạo phù hợp như thế nào với chức
năng quang hợp, nguồn O2 được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nào.
4.5. Tổ chức và sử dụng thí nghiệm Sinh học tế bào
SV vận dụng phân tích các thí nghiệm thực hành trong chương trình Sinh học
tế bào, nêu các bước tổ chức bài thực hành và tổ chức bài thực hành đó. (xem [2]).
Vận dụng: Tổ chức và sử dụng thí nghiệm thực hành “Quan sát các kì nguyên
phân qua tiêu bản tạm thời”; “Quan sát tế bào, thí nghiệm co và phản co nguyên
sinh”.
CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1. Vị trí, nhiệm vụ của chương trình Sinh học tế bào ở trường THPT.
2. Phân tích cấu trúc, nội dung và các thành phần kiến thức cơ bản của chương
trình Sinh học tế bào ở trường THPT.
3. Đặc điểm giảng dạy và các phương pháp giảng dạy đặc thù của bộ môn Sinh
học tế bào ở trường THPT.
4. Phân tích cách dạy học các kiến thức trong chương trình Sinh học tế bào
5. Quan điểm xây dựng chương trình Sinh học ở trường THPT.
6. Định hướng đổi mới cách dạy, cách học, cách đánh giá và những yêu cầu
đổi mới PPDH trong dạy học Sinh học tế bào ở trường THPT.

40
Chương 5
DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
MỤC TIÊU:
- Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Sinh học Vi
sinh vật ở trường phổ thông.
- Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của
chương trình.
- Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành
phần kiến thức trong chương trình.
NỘI DUNG (7 tiết LT + 2 tiết TH):
5.1. Vị trí, nhiệm vụ của Sinh học Vi sinh vật ở trường phổ thông
5.1.1. Vị trí
Chương trình Sinh học vi sinh vật được bố trí học sau phần giới thiệu chung về
thế giới sống và phần Sinh học tế bào trong chương trình Sinh học 10, trước khi HS
được tìm hiểu về Sinh học cơ thể (Sinh học 11).
Sinh học vi sinh vật được coi là chương trình sinh học trình bày về Sinh học cơ
thể. Tuy nhiên đối tượng vi sinh vật chủ yếu là sinh vật đơn bào, cơ thể chỉ gồm một
tế bào nên phần Sinh học vi sinh vật được trình bày như một quá độ từ Sinh học tế
bào lên Sinh học cơ thể đa bào (Sinh học 11).
Vi sinh vật học là một trong những ngành khoa học có sự phát triển nhanh
chóng trong những thập kỉ gần đây, là một trong những khoa học nền móng của
công nghệ sinh học. Hiện nay, con người có điều kiện tiếp cận ngày càng nhiều
những thành tựu của vi sinh vật học, các sản phẩm lên men, các sản phẩm tổng hợp
là nhờ vi sinh vật,…
Được bố trí giảng dạy với số tiết không nhiều, với trình độ HS lớp 10, không
thể giảng dạy một cách toàn diện về Vi sinh vật học, hoặc về Công nghệ Sinh học,
chương trình chỉ giới hạn trong phạm vi những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh
học, các quá trình sinh học và ích lợi của các nhóm vi sinh vật chủ yếu.
5.1.2. Nhiệm vụ dạy học Sinh học vi sinh vật ở trường THPT

41
5.1.2.1. Nhiệm vụ trí dục
Chương trình củng cố, bổ sung, nâng cao, hoàn thiện các tri thức Sinh học Vi
sinh vật mà HS đã được học ở trường THCS.
- HS có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về đặc điểm sinh
học, các quá trình sinh học và ứng dụng của các nhóm vi sinh vật chủ yếu. Phân biệt
được cơ thể sống, vật chất sống, thấy được sự tiến hoá, mối quan hệ chủng loại phát
sinh giữa các nhóm vi sinh vật, sự thống nhất của thế giới vi sinh vật; Cung cấp cho
HS những tri thức cơ bản về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật, sinh
trưởng và phát triển của vi sinh vật, cung cấp những kiến thức cơ bản về dạng sống
chưa có tế bào nhưng sống được khi kí sinh trong tế bào- Virus. Đó là những kiến
thức về kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật (quang dưỡng, hoá dưỡng), về chuyển hoá
vật chất (hô hấp, lên men), về vi sinh vật quang hợp, về sự sinh trưởng, sinh sản của
vi sinh vật, về vi rut và miễn dịch học.
Những kiến thức cơ bản, hiện đại đó gắn liền với thực tiễn đời sống, sản xuất.
- Nắm vững những kiến thức nói trên là cơ sở để giúp HS hiểu các biện pháp
kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất các chủng vi sinh vật có ích, hiểu các biện pháp
chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
5.1.2.2. Nhiệm vụ phát triển
Dạy học Sinh học vi sinh vật góp phần rèn luyện các kỹ năng bộ môn, rèn
luyện năng lực tư duy độc lập và bồi dưỡng trí thông minh cho học sinh, cụ thể:
- Kỹ năng Sinh học: Tiếp tục phát triển kỹ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh
được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, kính hiển vi, biết bố
trí một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá
trình diễn ra trong cơ thể sống.
- Kỹ năng tư duy: Tiếp tục phát triển các kỹ năng tư duy thực nghiệm- quy
nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,
…), đặc biệt là kỹ năng nhận dạng, nêu và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học
tập và trong thực tiễn cuộc sống.

42
- Kỹ năng học tập: Tiếp tục phát triển kỹ năng học tập, đặc biệt là tự học: biết
thu thập, xử lí thông tin, lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân, làm việc
theo nhóm, làm các báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, trước lớp,…
5.1.2.3. Nhiệm vụ giáo dục
Dạy học Sinh học vi sinh vật góp phần bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện
chứng, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức của người lao động mới, giáo dục vệ
sinh, bảo vệ sức khoẻ, giáo dục môi trường.
- Học sinh được củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong
việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học. Khi học
chương trình, HS được giải đáp những thắc mắc có liên quan đến hoạt động của vi
sinh vật thường gặp trong cuộc sống, HS sẽ có những nhận thức đúng đắn về vai trò
của vi sinh vật trong việc sản xuất ở quy mô công nghiệp những sản phẩm cần thiết
cho cuộc sống mà trước đây vốn chỉ là sản phẩm của cơ thể người, cơ thể động vật
hoặc cơ thể thực vật. Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp HS áp dụng được ngay
vào cuộc sống, trong sản xuất nông nghiệp, trong chế biến, bảo quản lương thực,
thực phẩm, hàng hoá, vật liệu,… Từ đó, HS có ý thức vận dụng các tri thức, kỹ
năng học được vào cuộc sống, lao động và học tập.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường
sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về
dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý và tệ nạn xã
hội.
5.2. Cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình
5.2.1. Cấu trúc, nội dung của chương trình
Chương trình Sinh học vi sinh vật gồm 4 chương, được thể hiện trong bảng:
Tên chương Chương trình cơ bản Chương trình nâng cao
Chương I. Gồm 3 bài, giới thiệu về dinh Gồm 5 bài, giới thiệu về dinh
Chuyển hóa dưỡng, chuyển hóa vật chất và dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng
vật chất và năng lượng ở VSV; Quá trình lượng ở VSV; Quá trình tổng hợp
năng lượng tổng hợp và phân giải các chất ở phân giải các chất và ứng dụng ở
ở VSV VSV; Thực hành lên men êtylic VSV; Thực hành lên men êtylic và
và lactic lactic

43
Chương II. Gồm 4 bài, giới thiệu về về sinh Gồm 5 bài, giới thiệu về về sinh
Sinh trưởng trưởng, sinh sản và các yếu tố vật trưởng, sinh sản và các yếu tố vật
và sinh sản lí, hóa học ảnh hưởng đến sinh lí, hóa học ảnh hưởng đến sinh sản
của VSV sản của VSV, thực hành quan sát của VSV, thực hành quan sát một
một số VSV số VSV
Chương III. Gồm 4 bài, giới thiệu về cấu trúc Gồm 4 bài, giới thiệu về cấu trúc
Virus và các loại virus, sự nhân lên của các loại virus, sự nhân lên của virus
bệnh truyền virus trong tế bào chủ, virus gây trong tế bào chủ, virus gây bệnh và
nhiễm bệnh và ứng dụng của virus, bệnh ứng dụng của virus, bệnh truyền
truyền nhiễm và miến dịch nhiễm và miến dịch, thực hành tìm
hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ
biến ở địa phương.
Bài ôn tập 1 bài ôn tập phần Sinh học vi sinh 1 bài ôn tập phần Sinh học vi sinh
vật. vật.
Cấu trúc chương trình chủ yếu giới thiệu về các hoạt động sống cơ bản của vi
sinh vật. Hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng là điều kiện cần thiết cho
hoạt động sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
Đối tượng vi sinh vật chủ yếu là những đối tượng sinh vật có kích thước nhỏ
bé, chủ yếu là cơ thể đơn bào. Tuy nhiên cũng có một thể sống rất đặc biệt chưa có
cấu tạo tế bào nhưng sống kí sinh nôi bào bắt buộc, cấu tạo rất đơn giản nhưng vẫn
thể hiện được một số đặc trưng sống- Virus. Vì vậy chương trình cũng dành một
chương để trình bày về virus và bệnh truyền nhiễm.
5.2.2. Các thành phần kiến thức cơ bản trong chương trình
* Thành phần kiến thức cơ bản nhất của chương trình là một hệ thống các khái
niệm phản ánh những cấu trúc, hiện tượng, quá trình, quan hệ cơ bản của sự sống ở
nhóm vi sinh vật
- Những khái niệm phản ánh các dấu hiệu, hiện tượng đặc trưng của vi sinh
vật: chuyển hóa vật chất, hô hấp, lên men, phân giải, tổng hợp, sinh trưởng, sinh
sản, nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục, truyền nhiễm, miễn dịch,...

44
- Những khái niệm phản ánh các tổ chức, cấu trúc cơ bản của vi sinh vật: các
kiểu môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật, vi sinh vật nhân sơ, vi sinh vật nhân
thực, virus cấu trúc xoắn, virus cấu trúc khối, virus cấu trúc hỗn hợp,...
- Những khái niệm phản ánh cơ chế của các hiện tượng, quá trình cơ bản của
vi sinh vật: quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên
tục, trong nuôi cấy liên tục, quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV, chu
trình nhân lên của virus, các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS, ...
- Khái niệm phản ánh về quan hệ: Quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất
ở vi sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật,...
* Kiến thức ứng dụng và kiến thức về các phương pháp nghiên cứu đặc trưng
của bộ môn.
5.3. Phương pháp dạy học Sinh học Vi sinh vật
5.3.1. Một số gợi ý về phương pháp dạy học
- Chương trình Sinh học vi sinh vật ở trường THPT mang tính khái quát, trừu
tượng cao nên trong một số trường hợp phải hướng dẫn học sinh lĩnh hội bằng tư
duy trừu tượng (phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng kiến thức lý thuyết đã
học,...) dựa vào các thí nghiệm mô phỏng, các sơ đồ khái quát.
- Thực hiện mục tiêu đổi mới là phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội kiến
thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đặt trong mối quan hệ qua lại
với nội dung cần phát triển các phương pháp tích cực: Công tác độc lập, hoạt đông
quan sát, thí nghiệm, thảo luận trong nhóm, mở rộng, nâng cao trình độ vận dụng
kiểu dạy học giải quyết vấn đề.
- Giáo viên cần đọc kỹ sách giáo khoa và chọn ra được trong từng phần những
lượng thông tin nào là kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững. Không nên áp
dụng một phương pháp dạy học cứng nhắc cho mọi đối tượng học sinh mà nên lựa
chọn phương pháp nào có khả năng đem lại hiệu quả lớn nhất.
- Có thể sử dụng phương pháp tự đề xuất câu hỏi, hướng dẫn học sinh tự trả lời
và cùng với học sinh đạt tới các kiến thức hoặc đề xuất trước câu hỏi để học sinh
chuẩn bị ở nhà, buổi lên lớp giáo viên hướng dẫn thảo luận để đi đến những thông
tin cần nắm vững hoặc sau mỗi phần lớn nên đề xuất các câu hỏi ôn tập để học sinh

45
chuẩn bị trước ở nhà và giáo viên hướng dẫn tổng kết trong tiết học tiếp theo. Trong
suốt quá trình học tập cần khuyến khích học sinh đề xuất tất cả các câu hỏi có liên
quan đến các tri thức về vi sinh vật.
5.3.2. Phương pháp dạy học các kiến thức trong chương trình
5.3.2.1. Mục tiêu dạy học của các chương
Chương I. Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở sinh vật
* Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật.
- Trình bày được các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa
vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng.
- Nêu được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men
- Nêu được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở
vi sinh vật và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất
* Về kỹ năng: Biết làm một số sản phẩm lên men( sữa chua, muối chua rau
quả và lên men rượu). Giải được bài tập về trao đổi chất ở vi sinh vật.
Chương II. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
* Về kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích
được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật
- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và
ứng dụng của chúng
* Về kỹ năng:
Nhuộm đơn, quan sát một số loại vi sinh vật và quan sát một số tiêu bản bào
tử của vi sinh vật. Giải được bài tập về sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
Chương III. Virus và bệnh truyền nhiễm
* Về kiến thức:
-Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut, nêu tóm tắt được chu kì nhân lên
của virut trong tế bào chủ
Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh. Một số ứng dụng của virut

46
- Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon,
các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh
* Về kỹ năng: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người, động
vật và thực vật ở địa phương.
5.3.2.2. Dạy học các kiến thức của chương trình
Ví dụ 1. Dạy học khái niệm vi sinh vật” (Bài 33, sách nâng cao; Bài 22, sách cơ
bản)
* Mục tiêu: Nêu được định nghĩa và các đặc điểm của vi sinh vật
* PPDH: Trực quan, hỏi đáp
* PTDH: GV sưu tầm các hình ảnh vi sinh vật có kích thước khác nhau, thuộc
các giới khác nhau, đặc điểm cấu tạo khác nhau, lấy ví dụ về khả năng sinh sản
nhanh của vi sinh vật và môi trường sống đa dạng của vi sinh vật:

Ví dụ sinh sản nhanh của vi sinh vật: Một trực khuẩn đại tràng (E.coli ) sau 20
phút lại phân chia một lần. Như vậy 1h phân chia 3 lần. => 24h phân chia 72 lần =>
tạo 4 722 366,5.1017 tế bào tương đương với 1 khối lượng 4722 tấn.

47
* Cách tiến hành:
- GV chiếu hình ảnh một số loại vi sinh vật có kích thước khác nhau, HS nhận
xét về kích thước của vi sinh vật.
- GV chiếu hình ảnh về các nhóm vi sinh vật thuộc các giới khác nhau, HS
nhận xét về đặc điểm cấu tạo và nhóm phân loại của vi sinh vật.
- GV nêu ví dụ về khả năng sinh sản của vi khuẩn, HS nhận xét về tốc độ sinh
trưởng và sinh sản của vi sinh vật, từ đó suy ra khả năng hấp thụ và chuyển hóa
dinh dưỡng ở vi sinh vật.
- GV chiếu hình ảnh về sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên, HS nhận xét
về môi trường phân bố của vi sinh vật.
- Từ những nghiên cứu trên, GV yêu cầu HS nêu vi sinh vật là gì và chúng có
những đặc điểm gì?
Ví dụ 2. Dạy học khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật” (Bài 38, sách nâng cao;
Bài 25, sách cơ bản)
* Mục tiêu: Nêu được định nghĩa sinh trưởng của vi sinh vật, thời gian thế hệ,
giải được bài tập về sinh trưởng của vi sinh vật.
* PPDH: Hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- GV nêu ví dụ về sinh trưởng của vi khuẩn E.coli, HS xác định số lượng vi
khuẩn mới được tạo ra sau một khoảng thời gian nhất định. Qua đó, HS nhận thấy
được sự gia tăng số lượng tế bào vi sinh vật theo cấp số nhân, dựa trên công thức:
N = N0 x 2k, trong đó N là số tế bào mới được tạo ra sau khoảng thời gian nhất
đinh; N0 là số tế bào ban đầu; k là số lần phân chia tế bào (k = thời gian tồn tại của
quần thể/thời gian tế bào phân chia một lần)

48
- Từ bài tập trên, HS nêu được sinh trưởng của vi sinh vật là gì? Thời gian thế
hệ là gì? Đồng thời, HS giải được những bài tập về sinh trưởng của vi sinh vật.
Ví dụ 3. Dạy học chu trình nhân lên của virus (Bài 44, sách nâng cao; Bài 30,
sách cơ bản)
* Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm các giai đoạn nhân lên của virus; phân biệt
được sự xâm nhập của virus động vật với phagơ, virus độc và virus ôn hòa.
* PPDH: Trực quan
* PTDH: GV chuẩn bị các đoạn phim về chu trình nhân lên của phagơ, của
virus động vật.
* Cách tiến hành:
- GV kiểm tra lại đặc điểm cấu tạo của virus động vật và phagơ, chú ý vào
những cấu trúc tham gia vào chu trình nhân lên của virus.
- GV chiếu phim về chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ, HS quan sát
và nêu các giai đoạn và đặc điểm của từng giai đoạn. Từ đoạn phim về sự xâm nhập
của virus động vật và phagơ, HS phân biệt được sự xâm nhập của 2 loại virus này.
Từ đoạn phim về sự phóng thích virus, HS phân biệt được chu trình tan và chu trình
tiềm tan, virus độc và virus ôn hòa.
- GV có thể sử dụng các hình ảnh về chu trình nhân lên của virus, yêu cầu HS
nhận biết từng giai đoạn trong chu trình đó.
Ví dụ 4. Dạy học “Khái niệm bệnh truyền nhiễm” (Bài 46, sách nâng cao; Bài
33, sách cơ bản):
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, các phương thức lây
truyền và cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.
- PPDH: Hỏi đáp, LV với SGK, PHT
- Cách tiến hành:
+ HS nêu 1 số bệnh do virut gây ra, GV dựa vào các VD đó để dẫn dắt tới một
số bệnh đã phát triển thành dịch trong lịch sử, ĐVĐ vào mục kiến thức.
+ GV nêu câu hỏi để HS xác định các dấu hiệu chung, bản chất và định nghĩa
khái niệm:

49
Các bệnh trên lây truyền từ người này sang người khác và gây bệnh trong
những điều kiện nào? HS nêu 3 điều kiện. GV tổng kết và gợi ý khi các bệnh lây
truyền từ người này sang người khác thì được gọi là bệnh truyền nhiễm. HS định
nghĩa bệnh truyền nhiễm.
Để hiểu rõ hơn bản chất của bệnh truyền nhiễm, GV yêu cầu HS hoàn thành
PHT: Dựa vào các ví dụ về các bệnh truyền nhiễm, hãy thảo luận nhóm và hoàn
thành bảng xác định tác nhân gây bệnh, phương thức lây truyền và cách phòng
tránh:
Bảng. Các bệnh truyền nhiễm, phương thức lây truyền và cách phòng tránh
Tên bệnh Vi sinh vật gây bệnh Phương thức lây truyền Cách phòng tránh

+ GV tổ chức thảo luận, đưa ra kết luận. Qua đó, HS hoàn thiện kiến thức về
bệnh truyền nhiễm: là gì? tác nhân gây bệnh, điều kiện lây lan, phương thức lây
truyền, cách phòng tránh. Từ cách phòng tránh, GV đặt vấn đề vào mục miễn dịch.
5.4. Tổ chức và sử dụng thí nghiệm Sinh học Vi sinh vật
SV vận dụng phân tích các thí nghiệm thực hành trong chương trình Sinh học
Vi sinh vật, nêu các bước tổ chức bài thực hành và tổ chức bài thực hành đó.
Vận dụng: Tổ chức và sử dụng thí nghiệm thực hành “Quan sát một số loại vi
sinh vật”

CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN


1. Vị trí, nhiệm vụ của chương trình Sinh học Vi sinh vật ở trường THPT.
2. Phân tích cấu trúc, nội dung và các thành phần kiến thức cơ bản của chương
trình Sinh học Vi sinh vật ở trường THPT.
3. Đặc điểm giảng dạy và các phương pháp giảng dạy đặc thù của bộ môn Sinh
học Vi sinh vật ở trường THPT.
4. Phân tích cấu trúc, nội dung, xác định mục tiêu của bài học
5. Phân tích cách sử dụng phương pháp dạy học cho các thành phần kiến thức
của bài học. Phân tích phương pháp dạy học cho từng bài học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50
[1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), “Lí luận dạy học Sinh học (Phần
Đại cương)”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2] Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết (2006), “Tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông”, NXB ĐHSP, Hà Nội.
[3] Nguyễn Văn Hồng (2009), “Giáo trình phương pháp dạy học TVH, ĐVH, Cơ
thể người và vệ sinh trung học cơ sở”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Trần Bá Hoành (1996), “Kỹ thuật dạy học Sinh học”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[5] Nguyễn Quang Vinh (chủ biên) (2000), “Dạy học sinh học ở trường trung học
cơ sở”, tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[6] Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học lớp 6 đến lớp 10.
[7] Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa sinh học 10,
H.2006.

51

You might also like