You are on page 1of 9

MỘT TÍNH CHẤT CỦA BỐN ĐƯỜNG TRÒN

CÓ CÁC TÂM VỊ TỰ THẲNG HÀNG

Trần Minh Ngọc


Sinh viên K38, Khoa Toán-Tin, ĐHSP-TP.HCM

Tóm tắt
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu một tính chất của bốn đường tròn có các tâm vị tự thẳng hàng và
ứng dụng của nó trong giải toán.

1. Phát biểu và chứng minh


Quy ước: Khi đề cập đến bốn điểm O1 , O2 , O3 , O4 , ta ngầm hiểu rằng trong số đó không có ba điểm
nào thẳng hàng.
Định lý 1.1: Cho bốn đường tròn O1  , O 2  , O3 , O 4  thỏa mãn tâm vị tự ngoài của
O1  , O 2  , O 2 , O3  , O 3  , O 4  thẳng hàng. Khi đó: với i, j, k, h  1, 2,3, 4 và phân biệt, hai
     
cặp tiếp tuyến chung ngoài của Oi  , O j  , O k  , O h  tạo thành tứ giác ngoại tiếp đường tròn có
 
tâm là Oi O j  O k O h .
Chứng minh:
Ta phát biểu và chứng minh bổ đề sau:
Bổ đề 1.1: Cho bốn đường tròn O1  , O 2 , O3 , O 4  thỏa mãn tâm vị tự ngoài của O1  , O 2  ,
O 2 , O3  , O 3 , O 4  thẳng hàng. Khi đó: với i, j  1, 2,3, 4 và phân biệt,
   
tâm vị tự ngoài của Oi  , O j  thẳng hàng.
  i, j1,..,4
Chứng minh:

O2

O3

O1

O4

I13 I12 I23 I24 I34 I14

Gọi Iij là tâm vị tự ngoài của Oi  , O j  .


Áp dụng định lý Monge - D'alembert (tham khảo [1]) cho O1  , O 2  , O3  , ta được: I12 , I23 , I13 thẳng
hàng. Chứng minh tương tự: I 23 , I34 , I 24  , I13 , I34 , I14  thẳng hàng. Mà I12 , I 23 , I34 thẳng hàng. Nên
Iij i, j1,..,4 thẳng hàng.
Trở lại bài toán:

O2

O3

O1 M
N

O
Q
P O4

I23 I34 I14

Gọi Iij là tâm vị tự ngoài của Oi  , O j  . Khi đó, theo bổ đề 1.1: I ij  thẳng hàng.
i, j1,..,4

Ta chứng minh trường hợp hai cặp tiếp tuyến chung ngoài của O 2  , O3  , O1  , O 4  . Các trường

hợp khác chứng minh tương tự.


Hai cặp tiếp tuyến chung ngoài của O 2  , O3  , O1  , O 4  đôi một cắt nhau tại M, N, P, Q .
Gọi  O  là đường tròn bàng tiếp của tứ tam giác I 23MN . Khi đó: O, O 2 , O3 thẳng hàng.
Áp dụng định lý Monge – D’alembert cho  O  ,  O3  ,  O4  , với lưu ý: tâm vị tự ngoài của  O  ,  O3 
là I 23 , ta được: I 23 I34 đi qua tâm vị tự ngoài của  O  ,  O4  . Suy ra tâm vị tự ngoài của
 O  ,  O4  trùng với MN  I23I34  I14 . Do đó PQ cũng là tiếp tuyến chung ngoài của  O  ,  O4  .
Nên PQ tiếp xúc  O  . Hay tứ giác MNPQ ngoại tiếp  O  . Hơn nữa O  O2 O3  O1O4 .
Định lý được chứng minh.

2. Các trường hợp suy biến


Trong giả thiết của định lý 1, nếu “đường tròn  O4  ” suy biến thành “điểm O4 ”, ta được kết quả sau:
Hệ quả 2.1: Cho ba đường tròn O1  , O 2  , O 3  và điểm O4 thỏa mãn tâm vị tự ngoài của
O1 , O 2  , O 2 , O 3  và O 4 thẳng hàng. Khi đó: với i, j, k  1, 2, 3 và phân biệt, cặp tiếp tuyến
   
chung ngoài của O i  , O j  và cặp tiếp tuyến kẻ từ O4 đến  Ok  tạo thành tứ giác ngoại tiếp đường
tròn có tâm Oi O j  O k O 4
O2

O3

O1

O4

Nếu cả “đường tròn  O3  ,  O4  ” suy biến thành “điểm O3 , O4 ”, ta được kết quả sau:
Hệ quả 2.2: Cho ba đường tròn O1  , O 2  và các điểm O3 , O4 thỏa mãn tâm vị tự ngoài của
O1  , O 2  và O3 , O4 thẳng hàng. Khi đó: với i, j  1, 2 , hai cặp tiếp tuyến kẻ từ O3 đến  Oi  và từ
O4 đến  O j  , tạo thành tứ giác ngoại tiếp đường tròn có tâm là Oi O3  O jO4 .

O2

O1

O3 O4

3. Các kết quả tương tự


Trần Thủ Lễ, sinh viên trường Đại học Cần Thơ, đã nhận xét trong giả thiết của định lý 1, nếu thay
“tâm vị tự ngoài” thay “tâm vị tự trong”, định lý vẫn đúng. Khi đó, kết luận của định lý phụ thuộc vào
việc tâm vị tự ngoài hay tâm vị tự trong của Oi  , O j  , O k  , O h  nằm trên đường thẳng đi qua
 
các tâm vị tự của O1  , O 2  , O 2  , O 3  , O3  , O 4  .
Định lý 3.1: Cho bốn đường tròn O1  , O 2  , O3 , O 4  và đường thẳng d thỏa mãn mỗi cặp
O1  , O 2  , O 2  , O 3  , O3  , O 4  có một tâm vị tự nằm trên d . Khi đó: với i, j, k, h  1, 2,3, 4
     
và phân biệt, trong Oi  , O j  , O k  , O h  , hai cặp tiếp tuyến chung mà tâm vị tự tương ứng nằm
 
 
trên d , tạo thành tứ giác ngoại tiếp đường tròn có tâm là Oi O j  O k O h .

O1
O2

O3
O4

Trường hợp tâm vị tự trong của  O1  ,  O 2   ,  O3  ,  O 4   và tâm vị tự ngoài của  O 2  ,  O3  thẳng

hàng.
Để chứng minh định lý 3.1, ta phải xét 8 trường hợp. Tuy nhiên, mỗi trường hợp đều được chứng minh
tương tự định lý 1.1. Ngoài ra định lý 3.1 còn có các hệ quả như định lý 1.1. Chi tiết xin dành cho bạn
đọc.

4. Ứng dụng
Đầu tiên, ta đến với một bài toán của Trần Thủ Lễ.
Ví dụ 4.1: Cho ba đường tròn  O1  ,  O 2  ,  O 3  . Gọi I1 , I2 lần lượt là tâm vị tự ngoài của
 O1  ,  O 3   ,  O 2  ,  O3   . Chứng minh rằng: cặp tiếp tuyến chung ngoài của  O1  ,  O 2  và cặp
tiếp tuyến song song với I1I2 của  O3  tạo thành tứ giác ngoại tiếp.
Chứng minh:
I1

O3

O1 I12
O2

I2

Gọi I12 là tâm vị tự ngoài của  O1  ,  O 2  .


Áp dụng định lý Monge – D’alembert cho  O1  ,  O 2  ,  O 3  , ta được: I12 , I1 , I 2 thẳng hàng.
Vẽ đường tròn  O 4  khác  O3  , tiếp xúc cặp tiếp tuyến song song với I1I2 của  O3  .
Gọi  I1I2 là điểm vô tận trên I1I2 .
Áp dụng hệ quả 2.1 cho  O1  ,  O 2  ,  O3  ,  I1I2 , ta được: cặp tiếp tuyến chung ngoài của  O1  ,  O 2 
tạo thành tứ giác ngoại tiếp và cặp tiếp tuyến kẻ từ  I1I2 đến  O3  tạo thành tứ giác ngoại tiếp.

Tiếp theo, ta đến với một bài toán của Nguyễn Văn Linh, sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà
Nội. Bài toán này là câu hỏi số 7 của cuộc thi Mathley, được tổ chức vào tháng 1 năm 2014 (tham khảo
[2]).
Ví dụ 4.2: Cho hai đường tròn  O1  ,  O 2  nằm ngoài nhau và đường tròn  O  lần lượt tiếp xúc trong
với  O1  ,  O 2  tại A, B . Chứng minh rằng: hai cặp tiếp tuyến kẻ từ A đến  O 2  và từ B đến  O1 
tạo thành tứ giác ngoại tiếp.
Chứng minh:
B
A

I
O1 O2

Gọi I là tâm vị tự ngoài của  O1  ,  O 2  .


Áp dụng định lý Monge – D’alambert cho  O1  ,  O 2  ,  O  , với lưu ý: A, B lần lượt là tâm vị tự ngoài
của  O1  ,  O   ,  O 2  ,  O   , ta được: I, A, B thẳng hàng.
Áp dụng hệ quả 2.2 cho  O1  ,  O 2  , A, B , ta được: hai cặp tiếp tuyến kẻ từ A đến  O 2  và từ B đến
 O1  tạo thành tứ giác ngoại tiếp.

Cuối cùng, ta đến với hai bài toán của chính tác giả.
Ví dụ 4.3: Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp đường tròn  O  . Gọi I là giao điểm của AC, BD . Chứng
minh rằng: hai cặp tiếp tuyến chung ngoài của  IAB  ,  ICD   ,  IBC  ,  IDA   tạo thành tứ giác

ngoại tiếp.
Chứng minh:
Ta phát biểu và chứng minh hai bổ đề sau:
Bổ đề 4.1 (Nguyễn Văn Linh): Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp đường tròn  O  . Gọi I là giao điểm
của AC, BD . Khi đó: tồn tại một đường tròn  J  tiếp xúc trong với IAB , IBC , ICD  , IDA  .
Chứng minh: Tham khảo [3].

Bổ đề 4.2: Cho đường tròn  O  và điểm I nằm trong nó. Gọi  O1  ,  O 2  là hai đường tròn tiếp xúc
trong với  O  và đi qua I . Khi đó: tâm vị tự ngoài của  O1  ,  O 2  nằm trên trục đẳng phương của
O, I .
Chứng minh:
B

J
O1 O2

I O

Gọi A, B lần lượt là tiếp điểm của  O1  ,  O 2  với  O  .


J là tâm vị tự ngoài của  O1  ,  O 2  .
Áp dụng định lý Monge - D’alembert cho  O1  ,  O 2  ,  O  , với lưu ý: A, B lần lượt là tâm vị tự ngoài
của  O1  ,  O   ,  O 2  ,  O   , ta được: J, A, B thẳng hàng.
Do phép nghịch đảo cực J , phương tích k  PJ/  O1  .PJ /  O2  biến  O1  thành  O 2  nên

PI/  O   JA.JB  k  JI 2  PJ /I . Suy ra J nằm trên trục đẳng phương của  O  , I .


Trở lại bài toán:

B
A
I

J
C
D

Theo bổ đề 4.1: tồn tại một đường tròn  J  tiếp xúc trong với IAB , IBC , ICD  , IDA  .
Theo bổ đề 4.2: tâm vị tự ngoài của  IAB , IBC ,  IBC ,  ICD , ICD , IDA  nằm trên trục
đẳng phương của J  , I .
Áp dụng định lý 1.1 cho  IAB , IBC, ICD , IDA  , ta được hai cặp tiếp tuyến ngoài của
IAB ,  ICD , IBC ,  IDA  tạo thành tứ giác ngoại tiếp.
   
Ví dụ 4.4: Trên nửa mặt phẳng bờ AB , cho cung tròn  C  và hai đường tròn  O1  ,  O 2  lần lượt
tiếp xúc trong và tiếp xúc ngoài với nó. Gọi  C1  là cung tròn khác  C  đi qua A, B và tiếp xúc với
 O1  ; định nghĩa tương tự:  C2  . Dựng đường tròn  I1  , khác  O1  , tiếp xúc với  C  ,  C1  ; định
nghĩa tương tự:  I 2  . Giả sử tâm vị tự ngoài của  O1  ,  O 2  nằm trên AB . Chứng minh rằng: hai cặp
tiếp tuyến chung ngoài của  O1  ,  O 2   ,  I1  ,  I 2   tạo thành tứ giác ngoại tiếp.

Chứng minh:
Ta phát biểu và chứng minh bổ đề sau:
Bổ đề 4.3: Cho đường tròn  O  và đường tròn  I  nằm trong nó. Gọi  O1  ,  O 2  là hai đường tròn
tiếp xúc trong với  O  và tiếp xúc ngoài với  I  . Khi đó: tâm vị tự ngoài của  O1  ,  O 2  nằm trên
trục đẳng phương của  O  ,  I  .
Chứng minh: Tương tự bổ đề 4.2.
Trở lại bài toán:

I2 O2
(C2)

O1 I1

(C)

(C1)

A B

Áp dụng bổ đề 2 cho O1  ,  I1  tiếp xúc trong với C và tiếp xúc ngoài với C1  , ta được: tâm vị tự
ngoài của O1  , I1  nằm trên trục đẳng phương của C , C1  là AB .
Chứng minh tương tự: tâm vị tự ngoài của O 2  ,  I 2  nằm trên AB .
Do đó, tâm vị tự ngoài của  I1  , O1  , O1  , O 2  , O 2  ,  I 2  nằm trên AB . Theo định lý 1.1, ta
được: hai cặp tiếp tuyến chung ngoài của  O1  ,  O 2   ,  I1  ,  I 2   tạo thành tứ giác ngoại tiếp.

5. Bài tập tự luyện


Để hiểu rõ về định lý và các trường hợp suy biến của nó, ta đến với những bài toán của chính tác giả.
Bài 5.1: Cho hai đường tròn  O1  ,  O 2  nằm ngoài nhau và đường tròn  O  lần lượt tiếp xúc trong
với  O1  ,  O 2  tại A, B . Chứng minh rằng: cặp tiếp tuyến từ một điểm trên AB đến  O  và cặp tiếp
tuyến chung ngoài của  O1  ,  O 2  tạo thành tứ giác ngoại tiếp.

Bài 5.2: Cho hai đường tròn bằng nhau  O1  ,  O 2  và hai điểm A, B . Chứng minh rằng: hai cặp tiếp
tuyến kẻ từ A đến  O 2  và từ B đến  O1  tạo thành tứ giác ngoại tiếp  AB  O1O2 .
Bài 5.3: Cho tam giác ABCD nội tiếp đường tròn  O  . Gọi E là giao điểm của AC, BD . Hai đường
tròn  J1  ,  J 2  tiếp xúc với  O  và lần lượt tiếp xúc với  EB, ED  ,  EC, ED  . Gọi  I1  ,  I 2  lần
lượt là đường tròn nội tiếp tam giác ABE, ACE . Chứng minh rằng: hai cặp tiếp tuyến chung ngoài của
 I1  ,  J 2   ,  I 2  ,  J1   tạo thành tứ giác ngoại tiếp. (Tham khảo [1])

Bài 5.4: Cho 2n đường tròn  O1  ,...,  O 2n  thỏa mãn tâm vị tự ngoài của
 O1  ,  O 2   ,...,  O 2n  2  ,  O 2n   thẳng hàng. Giả sử O1O2 ,..., O2n  2O2n đồng quy. Chứng minh
rằng: n cặp tiếp tuyến chung ngoài của  O1  ,  O 2   ,...,  O 2n  2  ,  O 2n   tạo thành 2n  giác ngoại

tiếp.

Bài 5.5: Cho 2n  giác A1A 2 ...A 2n nội tiếp đường tròn  O  và ngoại tiếp đường tròn  I  n  3  . Gọi
B1,2 là giao điểm của A1A2n , A2 A3 ; định nghĩa tương tự: B2,3 ,..., B2n,1 . Chứng minh rằng: n cặp tiếp
     
tuyến chung ngoài của  B1,2 A1A 2 , Bn 1,n  2 A n 1A n  2  ,...,  B2n 1,2n A 2n 1A 2n , B2n,1A 2n A1 

tạo thành n  giác ngoại tiếp. (Tham khảo [4])

Bài 5.6 (Mở rộng trường hợp đặc biệt ví dụ 4.3): Cho 2n  giác A1A2 ...A 2n nội tiếp đường tròn
O và ngoại tiếp đường tròn  I  n  2  .
a. Chứng minh rằng: A1An ,..., A n 1A 2n đồng quy tại P .
b. Chứng minh rằng: n cặp tiếp tuyến chung ngoài của  PA1A 2  ,  PA n 1A n  2   ,...,
 PA 2n 1A 2n  ,  PA 2n A1   tạo thành n  giác ngoại tiếp.

6. Tài liệu tham khảo


[1] Nguyễn Văn Linh, Định lý Monge - D'alembert và ứng dụng, Euclidean Geometry Blog
https://nguyenvanlinh.files.wordpress.com/2013/04/monge-dalemberts-theorem.pdf

[2] Mathley No 2 (May 2014)


http://www.hexagon.edu.vn/mathley/mathley-no-2-may-2014-22.html

[3] Nguyễn Văn Linh, Đường tròn tiếp xúc trong tứ giác ngoại tiếp, Euclidean Geometry Blog
https://nguyenvanlinh.files.wordpress.com/2014/08/tangent-circles-in-circumscribed-quadrilateral.pdf

[4] Nguyễn Văn Linh, Mở rộng các bài toán hình học bằng phép quy nạp, Tạp chí Epsilon số 4

[5] Các tài liệu khác trên Internet

You might also like