You are on page 1of 186

ELLIOTT WAVE

[Elliott waves toàn tập] Phần I: Khái quát về sóng Elliott ........................................................................... 6
1. Các yếu tố trong sóng Elliott giúp cho chúng ta cải thiện giao dịch như thế nào? ............................ 6
2. Năm mô hình sóng chính trong Elliott ................................................................................................. 7
3. Các quy tắc và định hướng trong sóng Elliott ..................................................................................... 8
[Elliott waves toàn tập] Phần II: Sóng xung lực và sóng hiệu chỉnh ......................................................... 12
1. Sóng xung lực (Motive wave) ............................................................................................................ 12
2. Sóng hiệu chỉnh (Corrective wave) .................................................................................................... 14
[Elliott waves toàn tập] Phần III: Đặc tính của các con sóng trong bộ sóng Elliott .................................. 21
Sóng 1 ..................................................................................................................................................... 21
Sóng 2 ..................................................................................................................................................... 22
Sóng 3 ..................................................................................................................................................... 22
Sóng 4 ..................................................................................................................................................... 23
Sóng 5 ..................................................................................................................................................... 23
Sóng A, B, và C ........................................................................................................................................ 24
[Elliott waves toàn tập] Phần IV: Tỷ lệ Fibonacci và sóng Elliott (Hồi 1) .................................................. 25
1. Sóng đẩy ......................................................................................................................................... 26
2. Sóng chéo........................................................................................................................................ 28
[Elliott waves toàn tập] Phần IV: Tỷ lệ Fibonacci và sóng Elliott (Hồi 2) .................................................. 31
1. Sóng Zigzag:.................................................................................................................................... 31
2. Sóng phẳng (Flat) ........................................................................................................................... 32
3. Sóng tam giác (Triangle) ................................................................................................................ 33
[Elliott waves toàn tập] Phần V: Quy tắc và hướng dẫn sóng cho năm dạng sóng chính (Hồi 1) ........... 35
1. Sóng đẩy (Impulse) ......................................................................................................................... 35
2. Sóng chéo (Diagonal) ..................................................................................................................... 36
[Elliott waves toàn tập] Phần V: Quy tắc và hướng dẫn sóng cho năm dạng sóng chính (Hồi 2) ........... 39
1. Sóng zigzag ..................................................................................................................................... 39
2. Sóng phẳng (Flat) ........................................................................................................................... 40
3. Sóng Tam giác (Triangle) ............................................................................................................... 41
Những giai đoạn mà một Sóng Thủ Elliott phải trải qua để đạt được thành tựu ................................... 43
Giai đoạn 1 ............................................................................................................................................. 43
Giai đoạn 2 ............................................................................................................................................. 44
Giai đoạn 3 ............................................................................................................................................. 45
Giai đoạn 4 - Giai đoạn MASTER............................................................................................................ 46
Nguyên lý sóng Elliott - sử dụng như thế nào để kiếm được tiền? ......................................................... 48
1. MỘT XU HƯỚNG LỚN LUÔN PHẢI TRẢI QUA 5 SÓNG.................................................................. 49
2. Xác định giai đoạn nào là điều chỉnh, giai đoạn nào là đảo chiều............................................... 49
3. CHO ĐIỂM ĐẶT LỆNH VỚI STOPLOSS VÀ MỤC TIÊU GIÁ RÕ RÀNG, HỢP LÝ VÀ CHẶT CHẼ ......... 50
Phương pháp anh em có thể sử dụng để xác nhận sóng Elliott đơn giản nhất ....................................... 54
1. Kênh cơ bản (Base Channel) .............................................................................................................. 54
2. Kênh tăng tốc (Acceleration Channel) ............................................................................................... 55
3. Kênh giảm tốc (Deceleration channel) .............................................................................................. 56
4. Kết luận ............................................................................................................................................... 56
Phương pháp hiệu quả nhận diện sóng tam giác trong giao dịch với Sóng Elliott .................................. 58
1. Sóng tam giác ................................................................................................................................. 58
2. Các phương pháp nâng cao hiệu quả nhận diện mô hình tam giác ............................................. 59
a. Chỉ báo RSI, MACD ...................................................................................................................... 59
b. Khối lượng: Khối lượng suy giảm vào cuối mẫu hình.................................................................. 60
c. Bollinger bands............................................................................................................................ 60
3. Kết luận ........................................................................................................................................... 61
Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình tam giác giảm - Phần 1 ................................... 62
1. Tam giác giảm dần là gì và nó hoạt động như thế nào? .............................................................. 62
2. Những cách thức để giao dịch với mô hình tam giác giảm .......................................................... 63
Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình tam giác giảm - Phần 2 ................................... 67
1. Những phương cách thoái lệnh có thể sử dụng trong mô hình tam giác giảm........................... 67
2. Cách sử dụng khối lượng để xác nhận mô hình tam giác giảm ................................................... 70
Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình Tam giác tăng - Phần 1 ................................... 73
1. Mẫu biểu đồ tam giác tăng dần là gì và tại sao nó hoạt động .................................................... 73
2. Lỗi thiên kiến xác nhận khi gặp phải mô hình tam giác tăng ....................................................... 74
3. Ba cách tiếp cận để giao dich với mô hình tam giác tăng ............................................................ 75
a. Lệnh buy stop .............................................................................................................................. 75
b. Chúng ta đợi một sự phá vỡ và xác nhận bằng sự đóng cửa phía trên ngưỡng kháng cự ........ 76
c. Chúng ta giao dịch trước khi có sự xác nhận phá vỡ bằng cách mua vào ở vùng đáy tam giác 76
Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình Tam giác tăng - Phần 2 ................................... 78
1. Cách thiết lập mức dừng lỗ thích hợp ........................................................................................... 78
2. Các phương thức thiết lập các lệnh chốt lời để có được lợi nhuận tối đa .................................. 80
a. Trailing stop loss ......................................................................................................................... 80
b. Dự báo giá ................................................................................................................................... 81
c. Kết hợp trailing stop loss và ước lượng mục tiêu giá ................................................................. 82
3. Sử dụng khối lượng giao dịch (Volume) để giao dịch tốt hơn với mô hình tam giác tăng ......... 82
Fibonacci Pinball - Phương pháp định hướng sóng đẩy trong Elliott Waves .......................................... 84
1. Định nghĩa .......................................................................................................................................... 84
2. Giả định sóng (1) và sóng (2) ............................................................................................................. 85
3. Thiết lập một Fibonacci Pinball .......................................................................................................... 86
3. Các bước để đếm sóng ....................................................................................................................... 87
Phương pháp phát hiện vùng hỗ trợ không bền vững bằng sóng Elliott................................................. 93
Bốn lời khuyên để cải thiện phương pháp giao dịch với sóng Elliott ...................................................... 96
1. Thực hiện theo các quy tắc ................................................................................................................ 96
2. Luôn bắt đầu với bức tranh lớn hơn ................................................................................................. 96
3. Trở thành bậc thầy của sóng hiệu chỉnh ........................................................................................... 97
4. Xem xét hành động giá một cách kỹ lưỡng ...................................................................................... 98
Nguyên lý sóng Elliott - tản mạn về một số vấn đề của sóng Elliott ....................................................... 101
KHI NÀO MÔ HÌNH 5 SÓNG ĐẨY KẾT THÚC? ....................................................................................... 101
GIÁ TIẾP DIỄN NHƯ THẾ NÀO SAU KHI KẾT THÚC 5 SÓNG CHÍNH? .................................................... 102
MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý QUAN TRỌNG KHÁC .......................................................................................... 102
Tản mạn về Fibonacci và tỷ lệ vàng ......................................................................................................... 105
1. Fibonacci Retracements ............................................................................................................... 107
2. Fibonacci Arcs ............................................................................................................................... 107
3. Fibonacci Fans .............................................................................................................................. 107
4. Fibonacci Time Zones ................................................................................................................... 108
Elliott Wave Principle - Phần 1: Lý thuyết vớ vẩn hay công trình vĩ đại? ............................................... 109
Elliott Wave Principle - Phần 2: Kế hoạch giao dịch với EWP ................................................................. 113
Sóng Elliott ở thế kỷ 21 - Phần 1. Giới thiệu ........................................................................................... 122
Sóng Elliott ở thế kỷ 21 - Phần 2. Những thách thức dành cho các chuyên gia ..................................... 125
Các mô hình giá mô phỏng................................................................................................................... 126
Thách thức của Sóng Elliott.................................................................................................................. 127
Lý thuyết sóng Elliott đơn giản - Có thể làm được không? ................................................................ 128
Sóng Elliott ở thế kỷ 21: Phần 3. Phần tốt nhất của lý thuyết ................................................................ 129
Bắt đầu với Sự kết thúc trong Tâm trí ................................................................................................. 130
Lập trình sóng Elliott để Giao dịch ....................................................................................................... 131
Chìa khóa thành công........................................................................................................................... 133
Sóng Elliott ở thế kỷ 21 - Phần 4. Chuyển sang sử dụng công cụ Trading .............................................. 135
Người thiết kế ...................................................................................................................................... 135
Độ chính xác không phải là chìa khoá? ............................................................................................... 135
Chỉ báo Elliott Wave Oscillator ............................................................................................................ 137
Tóm lược lại .......................................................................................................................................... 138
PHẦN II. TẬP HỢP CÁC BÀI VIẾT VỀ CHỦ ĐỀ ELLIOTTWAVE TRÊN KAKATA.VN ..................................... 140
Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 1. Các khái niệm về Elliott Wave Principle ............................................... 141
Sóng Elliott là sóng của chu kỳ tài chính, của các yếu tố cơ bản? ...................................................... 142
Sóng Elliott Wave Principle là sóng tâm lý? ........................................................................................ 142
Sóng Elliott và các đỉnh đáy sóng trên biểu đồ giá là như nhau? ...................................................... 142
Sóng Elliott là một công cụ để tiên đoán thị trường?......................................................................... 143
Khái niệm về chu kỳ của sóng Elliott Wave Principle .......................................................................... 143
Các quy tắc đếm sóng Elliott Wave Principle ...................................................................................... 145
Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 2. Sóng đẩy và cách nhận biết các mẫu hình sóng đẩy ............................ 148
SÓNG ĐẨY TRONG LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT ..................................................................................... 149
Sóng Extension ..................................................................................................................................... 151
Bí quyết để nhận diện sóng extension ................................................................................................. 153
Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 3. Sóng điều chỉnh ..................................................................................... 156
Sóng điều chỉnh hình chữ Z (Zigzag) .................................................................................................... 158
Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat) ........................................................................................................ 158
Sóng điều chỉnh dạng tam giác (Triangle)........................................................................................... 161
Sóng điều chỉnh dạng phức tạp (Complex).......................................................................................... 162
Sóng Elliott Thực Chiến – Bài 4. Phân tích setup và các phương án vào lệnh theo nguyên lý Elliott ... 164
Trường hợp 1: Lệnh BUY tại sóng đẩy 3.............................................................................................. 166
Trường hợp 2: Lệnh SELL tại sóng đẩy 3 ............................................................................................. 167
Trường hợp 3: Lệnh BUY tại sóng đẩy 5.............................................................................................. 168
Trường hợp 4: Lệnh SELL tại sóng đẩy 5 ............................................................................................. 169
Trường hợp 5: Lệnh BUY tại sóng điều chỉnh C................................................................................... 171
Trường hợp 6: Lệnh SELL tại sóng điều chỉnh C .................................................................................. 172
Phân tích case study theo nguyên lý sóng Elliott - sóng đẩy hay sóng điều chỉnh?............................... 174
Nguyên lý sóng Elliott - một phương pháp đếm sóng cực dễ và chính xác ........................................... 178
Phân tích mô hình và kỹ thuật đếm sóng Elliott ..................................................................................... 182
BA CÂU HỎI CẦN PHẢI TRẢ LỜI ........................................................................................................... 182
GIÁ SẼ TIẾP TỤC ĐI NHƯ THẾ NÀO? ..................................................................................................... 183
XU HƯỚNG HAY KHÔNG CÓ XU HƯỚNG? .......................................................................................... 184
[Elliott waves toàn tập] Phần I: Khái quát về sóng Elliott
(https://traderviet.com/threads/elliott-waves-toan-tap-phan-i-khai-quat-ve-song-elliott.30855/)

Xin chào toàn thể anh em,

Trong thời gian vừa qua sinh hoạt trên diễn đàn cùng anh em thì mình thấy có rất, rất nhiều anh em thích
thú và mong muốn được sử dụng sóng Elliott thành thạo. Trên diễn đàn chúng ta cũng có khá nhiều bài
viết về sóng Elliott tuy nhiên nó khá rời rạc và chưa đủ chi tiết cũng như là nó dành cho những anh em đã
có nghiên cứu qua về sóng Elliott sẽ gây khó dễ cho những anh em mới.

Chính vì thế nên mình xin phép mở một Topic chuyên về sóng Elliott, và Topic này sau này sẽ đưa vào một
mục cho anh em tiện theo dõi.

Tất nhiên, sóng Elliott là một hệ thống giao dịch mà mình sử dụng trước khi đi sâu vào nghiên cứu về đồ
thị Point & Figure. Và cũng với topic này mình cũng rất hy vọng sẽ nhận được sự giúp sức của các anh em
‘’nhà nghề’’ trong trường phái giao dịch với sóng Elliott giúp sức để hoàn thiện hơn.

Với bài viết đầu tiên này, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu qua về ‘’Lịch sử hình thành của sóng Elliott’’. Tuy
nhiên, trước khi đi vào những ý chính, chúng ta cùng nhau đi đến một số điều mà mình muốn gửi gắm
đến toàn thể anh em trước.

1. Các yếu tố trong sóng Elliott giúp cho chúng ta cải thiện giao dịch như thế nào?

Dưới đây là 5 yếu tố mà theo mình là 5 lợi ích chính khi chúng ta sử dụng sóng Elliott. Nếu anh em còn có
tìm được những yếu tố lợi ích nào nữa, xin hãy để lại xuống phần comment, chúng ta sẽ cùng nhau trao
đổi.

 Sóng Elliott giúp chúng ta xác nhận xu hướng – vì xu hướng là bạn nên đây là điều tiên quyết.
 Sóng Elliott giúp chúng ta phân biệt những chuyển động giá thuộc dạng ‘’counter trend’’ và những
chuyển động giá nằm trong xu hướng lớn hơn.
 Sóng Elliott giúp chúng ta dự báo được cường độ (Độ lớn) của xu hướng.
 Sóng Elliott cho chúng ta những mục tiêu giá với độ chính xác khá tốt.
 Sóng Elliott chứa những vùng giá ‘’vô hiệu’’ – Điều này dựa vào các quy luật, và nó sẽ cho chúng
ta biết khi nào chúng ta sai.
2. Năm mô hình sóng chính trong Elliott

 Dưới đây là 5 mô hình sóng chính trong Elliott, cụ thể như sau:
 Sóng đẩy (Impulse Wave): Sóng đẩy là một sóng có dạng 5-3-5-3-5, tất nhiên rồi, bất cứ sóng nào
có dạng như trên đều là một sóng đẩy.
 Sóng phẳng (Flat Wave): Sóng phẳng là một sóng có dạng 3-3-5.
 Sóng chéo (Diagonal): Sóng chéo là một sóng có dạng 3-3-3-3-3.
 Sóng Zig-zag: Sóng zig-zag là sóng có dạng 5-3-5.
 Sóng tam giác (Triangle): Sóng tam giác sẽ có dạng 3-3-3-3-3 – Tuy cùng dạng với sóng chéo nhưng
sóng tam giác thường phân kỳ với 2 cạnh thay vì hội tụ như sóng chéo.
Trên đây chỉ tạm thời sẽ là những mô tả ngắn gọn, những chi tiết, cách thức sử dụng và vị trí xuất hiện
của những sóng này sẽ được biên lại đầy đủ tại các phần tới, và chúng ta sẽ đi từ cơ bản tới nâng cao bao
gồm cả thực hành trên những ví dụ cụ thể.

3. Các quy tắc và định hướng trong sóng Elliott

Như trong các hệ thống giao dịch mà mình trước giờ luôn nhắc tới, quy luật là điều cần thiết để chúng ta
tuân thủ và đảm bảo cho giao dịch của chúng ta thành công chính vì thế, đây là một phần rất quan trọng
trong giao dịch với sóng Elliott.

Với Elliott Wave, chúng ta cần lưu ý 3 quy tắc và 4 định hướng sóng (Quy tắc bắt buộc chúng ta phải tuân
theo, còn định hướng là những trường hợp thường xảy ra)

Ba quy tắc sóng:

 Quy tắc số 1: Sóng 3 KHÔNG BAO GIỜ là sóng đẩy ngắn nhất.
 Quy tắc số 2: Sóng 2 KHÔNG BAO GIỜ vượt quá khỏi điểm bắt đầu của sóng 1.
 Quy tắc số 3: Đáy của sóng 4 KHÔNG BAO GIỜ vượt qua đỉnh của sóng 1.

Áp dụng đúng quy tắc sóng


Áp dụng sai quy tắc sóng

Năm định hướng sóng:

 Đôi khi, sóng 5 không di chuyển vượt quá điểm cuối sóng 3. Hiện tượng này gọi là sóng cụt
(truncation).
 Sóng 5 thường sẽ vượt qua hoặc cắt xuống đường xu hướng được vẽ song song từ sóng 3 với
đường xu hướng nối điểm bắt đầu sóng 3 và sóng 5.
 Sóng 3 có xu hướng rất dài, và mở rộng.
 Sóng 2 và 4 sẽ không vượt quá 100% các mức thoái lui Fibonacci và bật lại trong các thang đo
Fibonacci đó.
 Sóng 2 thường sẽ có dạng điều chỉnh nhanh (Zigzag), sóng 4 thường có dạng điều chỉnh phức hợp
(Flat, Tam giác,...)

Okay, trên đây là những lưu ý mình muốn gửi gắm trước tới anh em trước khi chúng ta cùng đi sâu vào
tìm hiểu. Tất nhiên, chắc anh em cũng có thắc mắc là "Tôi chưa biết gì về sóng thì nắm quy tắc làm gì?''.
Nhưng mình cũng xin lưu ý, đây là phần giới thiệu, và series này là một series mang tính "Từ cơ bản tới
nâng cao'' và "Từ lý thuyết tới thực hành'' nên chúng ta cần phải thống nhất với nhau trước. Và trong suốt
quá trình thực hành đó, anh em sẽ lại mở lại bài viết này để xem - đó chính là mục đích của mình.
Trong suốt series này, mình cũng hy vọng được đồng hành cùng với những anh em thành thạo trong việc
sử dụng sóng Elliott và trao đổi thêm về các phân tích sóng phía dưới các comment nhằm mục đích trực
quan và sinh động hơn.

Một lần nữa, tạm biệt và hẹn gặp lại anh em tại các bài viết tới trong series này, hy vọng anh em sẽ đón
đọc.

Mạc An
http://www.harmonic-ewave.com/structure3.html
http://www.yourfxguide.com/p/blog-page_21.html#.XWa2n1QzbIV
[Elliott waves toàn tập] Phần II: Sóng xung lực và sóng hiệu chỉnh
(https://traderviet.com/threads/elliott-waves-toan-tap-phan-ii-song-xung-luc-va-song-hieu-
chinh.31142/)

Xin chào toàn thể anh em,

Sóng Elliott luôn là vậy, luôn là một chủ đề gây tranh cãi. Với những người dùng được thì nó là một công
cụ hữu ích, còn với những người không dùng được sẽ mãi là một công cụ không sử dụng được.

Với series này, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận và học hỏi lẫn nhau ngay từ những con sóng cơ bản nhất.
Tất nhiên, sau này chúng ta sẽ có những phương pháp mà mình mong muốn giới thiệu đến anh em để
đơn giản cách sử dụng sóng như sử dụng các Box, kênh giá,.... nhưng chúng ta sẽ cùng nhau đi một cách
chậm rãi, để anh em mới có thể tìm các tài liệu về sóng Elliott và xem trước - nó sẽ có lợi cho việc tìm hiểu
sau này nhanh hơn!

Trong bài viết trước mình có giới thiệu các anh em về 5 mẫu hình sóng cơ bản nhất và chúng ta cần phải
thống nhất với nhau rằng khi sử dụng 1 công cụ - Elliott Waves chỉ là 1 công cụ - hãy sử dụng nó thật thành
thạo. Con dao trong tay một vị bác sỹ sẽ luôn khác với con dao trong tay một tên đồ tể - anh em có lẽ nên
ghi nhớ điều này. Còn thời gian để thành thục? Hẳn có lẽ không ai trong diễn đàn có thể tự nhận là thành
thục mà chỉ sẽ mang tính chất chia sẻ những gì mình biết mà thôi.

Về Sóng Elliott: Một chu kì sóng Elliott đơn giản thì gồm 2 phần chính:

a. Sóng xung lực (motive wave) – là sóng của xu hướng chính.


b. Sóng hiệu chỉnh (corective wave) – là sóng đi ngược lại với xu hướng chính.

Có nghĩa là một chu kì đơn giản của sóng Elliott luôn có hai chiều là chiều của xu hướng chính và chiều của
xu hướng hiệu chỉnh.

1. Sóng xung lực (Motive wave)

Tương ứng với xu hướng chính là sóng có xung lực, bao gồm 5 con sóng nhỏ chuyển động theo cùng xu
hướng chính.

Nếu là xu hướng tăng thì sóng chuyển động có xu hướng tăng lên và ngược lại nếu là hướng giảm thì sóng
chuyển động có xu hướng giảm.
Với bài viết trước mình đã có giới thiệu về 5 mẫu hình sóng cơ bản nhất thì sóng Xung lực chính là 2 sóng
có cấu trúc đánh bằng số với 5 sóng với các đáy sau luôn luôn cao hơn các đáy trước:

Với hình trên chắc anh em đã biết được sóng xung lực nó bao gồm 2 sóng nào rồi chứ ạ? Đó chính là
Impulse (Sóng đẩy) và Diagonal (Sóng chéo).

 Ví dụ về sóng đẩy:
Anh em có thể để ý như trên hình vẽ trên về 5 dạng sóng cơ bản, sóng chéo là sóng mà có sóng 4 sẽ xâm
phạm vào khu vực giá của sóng 1 đồng thời các sóng 1-3-5 đều chỉ có 3 sóng khác với sóng đẩy các sóng
1-3-5 đều có 5 sóng. Chính vì "Độ đẩy'' yếu hơn nên dạng sóng chéo này chỉ xuất hiện khi bắt đầu xu hướng
(manh nha - còn yếu ớt) hoặc cuối xu hướng (kiệt sức - sắp về hưu).

 Ví dụ về sóng chéo:

2. Sóng hiệu chỉnh (Corrective wave)

Tương ứng với xu hướng hiệu chỉnh thì có sóng hiệu chỉnh (corrective wave) thì bao gồm chỉ có 3 con sóng
chuyển động ngược lại với xu hướng chính.

Nếu là xu hướng tăng thì sóng hiệu chỉnh có xu hướng giảm và ngược lại nếu là xu hướng giảm thì sóng
hiệu chỉnh có xu hướng tăng.

Cũng với 5 mẫu hình sóng chính trên, chúng ta cũng chỉ ra được 3 sóng còn lại đều là dạng hiệu chỉnh. Tất
nhiên, đó là Zigzag - Phẳng (Flat) - Tam giác (Triangle).

 Ví dụ về sóng Zigzag:
 Ví dụ về sóng Phẳng (Flat):

 Ví dụ về sóng Tam giác (Triangle):


Và anh em cũng có thể lưu ý, khi đánh nhãn cho sóng Hiệu chỉnh, chúng ta sẽ sử dụng các chữ cái để đánh
nhãn. Khi đánh nhãn cho sóng đẩy, chúng ta sẽ sử dụng các con số.

Okay, bài viết tạm dừng ở đây, đây là giai đoạn khá quan trọng trong chuỗi việc master sóng Elliott sau
này. Anh em hãy ghi nhớ ngắn gọn như sau:

1. Sóng Elliott có 5 mô hình chính (Sau này còn biến thể nhưng tạm thời chúng ta chưa đề cập đến)
2. 5 mô hình chính này chia thành 2 dạng : 1 dạng chuyển động cùng xu hướng chính và 1 dạng
chuyển động ngược xu hướng chính là sóng xung lực và sóng hiệu chỉnh.

Việc còn lại, anh em hãy tìm những mẫu hình sóng thuộc dạng 5 sóng trên trong 1 đồ thị thực và post
xuống dưới phần comment để cùng nhau thảo luận. Khi tìm sóng, anh em hãy ghi nhớ đừng quá căng
thẳng, nếu cảm thấy không thoải mái và không nhận diện được sóng hãy bỏ qua và đi tìm những mặt hàng
khác, trong thị trường chúng ta có rất, rất nhiều mặt hàng tài chính. Hãy ghi nhớ "Nếu không tìm được
sóng, hãy bỏ qua nó''. Hy vọng sau series này, mình cũng sẽ gặt hái được một cái gì đó cùng anh em về
một phương pháp giao dịch mình từng rất yêu thích.

Khuyến mãi cho anh em 2 đồ thị phía dưới đây. Bây giờ anh em có thể nhận diện được những dạng sóng
xuất hiện trong 2 hình trên? Hãy thử xem và nhớ để lại comment phía bên dưới.
Chúc anh em sớm thành tựu!

Mạc An

@nguyenphanduc: sẵn tiện vàng đang có sóng - tặng bác @Mạc An luôn. Đây chỉ là một con sóng trong
con sóng thôi
Sau khi thực tế thị trường chạy thì phải sửa lại kịch bản đếm sóng như phía dưới. Có ai nhìn ra 5 sóng
trong sóng 3 không?

Sóng 4 có thể nó chạy theo wxyxz còn sóng 5 thì chịu.

Trước đây Elliott là 1 thần tượng nhưng giờ dùng nó phải có nhiều thay đổi và linh hoạt - kg thể cứ bắt nó
đi đúng dạng sóng được và kg phải luôn luôn dễ đạt được dạng sóng.
Mình thích Wavy Tunnel chính là vì điểm này - giờ nó vẽ map bằng MA chứ kg phải map bằng mô hình
cứng như trước đây
[Elliott waves toàn tập] Phần III: Đặc tính của các con sóng trong bộ sóng Elliott
(https://traderviet.com/threads/elliott-waves-toan-tap-phan-iii-dac-tinh-cua-cac-con-song-trong-bo-
song-elliott.31359/)

Xin chào toàn thể anh em,

Trong 2 bài viết trước, mình đã giới thiệu tới anh em những quy tắc sóng và các dạng hình sóng chính
trong hệ thống giao dịch với sóng Elliott. Thực tế, bất cứ hệ thống giao dịch nào cũng vậy, chúng ta luôn
cần sự khổ luyện và thực hành trong một thời gian đủ lâu, cũng như nắm trọn những kiến thức cơ bản
của nó.

Trong series này, chúng ta sẽ cùng nhau đi qua hết những kiến thức từ cơ bản nhất, cũng như cách áp
dụng nó vào môi trường giao dịch.

Với bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tới đặc tính của từng con sóng trong hệ sóng Elliott, và
chúng ta sẽ nhắc đến thị trường tăng giá, còn thị trường giảm giá sẽ ngược lại nhé anh em!

Sóng 1
Trong Lý thuyết sóng Elliott, sóng 1 hiếm khi rõ ràng khi mới bắt đầu. Khi sóng đầu tiên của một thị trường
tăng giá mới bắt đầu, những tin tức cơ bản gần như là tiêu cực. Xu hướng trước đây được coi là vẫn còn
mạnh mẽ. Các phân tích cơ bản trên thị trường chưa cho dấu hiệu tích cực; các tin tức kinh tế không thể
hiện rằng phe bò đang nhăm nhe xâm chiếm thị trường. Tâm lý thị trường lúc này sẽ nghiêng về ‘’Phe
gấu’’. Khi giá tăng lên, khối lượng bắt đầu có những dấu hiệu tăng theo, nhưng không đủ để cảnh báo
nhiều nhà phân tích kỹ thuật.
Sóng 2
Trong Lý thuyết sóng Elliott, sóng hai là sóng điều chỉnh sóng một, nhưng không bao giờ có thể vượt quá
điểm bắt đầu của sóng một. Thông thường, các tin tức cơ bản vẫn còn xấu. Khi giá test mức ‘’đáy’’ trước
đó, tâm lý về một thị trường giảm giá nhanh chóng được củng cố và nhắc nhở "đám đông" rằng - chúng
ta vẫn đang ở trong thị trường gấu. Tuy nhiên, một số dấu hiệu tích cực xuất hiện đối với những người
đang tìm kiếm: khối lượng thấp hơn trong sóng hai so với trong sóng một, giá thường không vượt quá
được hơn 61,8% của mức tăng của sóng một và giá sẽ giảm với mô hình ba sóng.

Sóng 3
Trong Lý thuyết sóng Elliott, sóng ba thường là sóng lớn nhất và mạnh nhất trong một xu hướng (mặc dù
một số nghiên cứu cho thấy trong thị trường hàng hóa, sóng năm là lớn nhất). Các tin tức mang tích cực
và các phân tích cơ bản đều thể hiện rõ những điều này. Giá tăng nhanh, các mức điều chỉnh là ngắn và
nông. Bất cứ ai đang tìm kiếm để có được một cú pullback, có thể sẽ phải chịu lỡ thuyền.

Khi sóng ba mới bắt đầu (Giai đoạn đầu của sóng 3), tin tức có lẽ vẫn còn ủng hộ thị trường gấu và hầu
hết những ‘’người chơi’’ trên thị trường vẫn ủng hộ những phân tích mang tính chất tiêu cực; nhưng vào
điểm giữa của con sóng ba này, thì đám đông, đã bắt đầu nhận ra và sẽ bắt đầu tham gia vào một xu
hướng mới, chính vì điều này sẽ khiến con sóng này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sóng ba thường
sẽ là sóng mở rộng của sóng một theo tỷ lệ 1.618 : 1

Sóng 3 tăng mạnh mẽ và vượt qua đỉnh của Sóng 1. Ngay khi vượt quá mức cao nhất của của Sóng 1, các
lệnh dừng lỗ của đội bán được giải phóng. Tùy thuộc vào số lượng lệnh dừng lỗ, các khoảng gap xuất hiện.
Khoảng gap là một dấu hiệu tốt báo rằng Sóng 3 đang diễn ra. Sau khi các lệnh stop out được kích hoạt,
cú tăng vọt của Sóng 3 sẽ thu hút được sự chú ý của các traders.

Trong thực tế giao dich, các khoảng gap cũng là một dấu hiệu để chúng ta sử dụng trong việc đếm sóng.
Các cú Gap thường sẽ xuất hiện trong cú nhảy từ sóng 2 lên sóng 3 như ví dụ bên dưới.
Sóng 4
Vào cuối sóng 4, sẽ có nhiều lực mua hơn và giá bắt đầu tăng trở lại. Sóng bốn là một sóng hiệu chỉnh khá
rõ ràng. Giá có thể đi ngang trong một thời gian dài và sóng bốn thường hồi quy lại ít hơn 38,2% của sóng
ba. Khối lượng giao dịch thấp hơn so với sóng ba cũng là một điều đáng lưu ý. Sóng 4 là một vị trí khá tốt
để mua Pull back nếu chúng ta nhìn thấy tiềm năng phía trước của con sóng 5. Tuy nhiên, sóng bốn này
thường sẽ gây ít nhiều khó chịu khi thường xuyên xuất hiện với các dạng phức hợp.

Sóng 5
Trong Lý thuyết sóng Elliott, sóng năm là chặng cuối cùng theo hướng của xu hướng chủ đạo. Tin tức gần
như tích cực và tất cả mọi người đều đang thiên về sự tiếp diễn của thị trường tăng giá. Thật không may,
đây là vùng giá mà nhiều nhà đầu tư cuối cùng mua vào, ngay sát đỉnh. Khối lượng thường thấp hơn ở
sóng năm so với sóng ba và nhiều chỉ báo động lượng bắt đầu cho thấy sự phân kỳ (giá đạt đến mức cao
mới nhưng các chỉ báo không đạt đến đỉnh mới).

Sóng 5 là con sóng thiếu động lượng và sức mạnh to lớn như trong sóng 3. Sự tăng giá diễn ra trong sóng
5 là do một nhóm nhỏ các nhà giao dịch gây ra. Mặc dù giá tạo ra một mức cao mới trên đỉnh của sóng 3
nhưng tốc độ và sức mạnh nội tại bên trong suốt quá trình diễn ra sóng 5 là rất nhỏ khi so sánh với sóng
3 trước đó.

Sóng A, B, và C

Sóng A:

Sóng hiệu chỉnh thường khó xác định hơn so với xung lực (motive wave). Trong sóng A của thị trường gấu,
tin tức cơ bản thường vẫn tích cực. Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ chỉ xem sự sụt giảm như là một sự điều
chỉnh trong một thị trường tăng trưởng. Sóng A diễn biến thường bao gồm với sự gia tăng khối lượng giao
dịch.

Sóng B:

Giá đảo ngược lại so với sóng A, mà nhiều người sẽ xem đây sự tiếp diễn của thị trường tăng giá bấy lâu
nay. Những người quen thuộc với phân tích kỹ thuật cổ điển có thể thấy đỉnh của sóng B là vai phải của
mô hình giá đảo chiều đầu và vai. Khối lượng lượng trong sóng B phải thấp hơn so với sóng A. Đến thời
điểm này, các tin tức cơ bản có thể không còn quá tích cực, nhưng cũng sẽ không phải là tiêu cực.

Sóng C:

Giá di chuyển xuống thấp hơn với dạng năm sóng đẩy. Khối lượng tăng lên và đến chân thứ ba của sóng
C, hầu như tất cả mọi người đều nhận ra rằng thị trường gấu đang diễn ra rồi. Sóng C thường lớn nhất
trong bộ 3 sóng hiệu chỉnh A-B-C với chiều dài ít nhất bằng sóng A và thường kéo dài tới 1.618 lần sóng A
hoặc xa hơn.

Okay, trên đây là phân lý thuyết của ngày hôm nay. Anh em hãy tiếp tục lấy các ví dụ thực tiễn và post
xuống comment để trao đổi cùng nhau - Anh em chú ý cả Volume trong bài viết nhé. Trong bài tới chúng
ta sẽ đi nghiên cứu về "Sóng Elliott và các tỷ lệ Fibonacci''

Mọi thành tựu đều xuất phát từ các kiến thức cơ bản nhất, chúc anh em sớm thành tựu

Mạc An
[Elliott waves toàn tập] Phần IV: Tỷ lệ Fibonacci và sóng Elliott (Hồi 1)
(https://traderviet.com/threads/elliott-waves-toan-tap-phan-iv-ty-le-fibonacci-va-song-elliott-hoi-
1.31503/)

Xin chào toàn thể anh em đã quay lại với series về sóng Elliott,

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi đến tìm hiểu một phần khá quan trọng trong sóng Elliott - đó chính là
các tỷ lệ Fibonacci trong sóng Elliott.

Về phần này, nội dung chính sẽ là tương quan của tỷ lệ Fibonacci và các mô hình sóng chính trong sóng
Elliott. Chính vì phần này khá dài nên mình chia nó thành hai hồi và sẽ hoàn thành trong tuần này. Các ví
dụ minh họa mình sẽ tạm thời lấy ví dụ theo mẫu mà không đưa ví dụ thực tế vào, công việc này sẽ để các
anh em tự trải nghiệm. Bên cạnh đó, trước khi đi vào cụ thể, chúng ta sẽ thống nhất với nhau rằng, đây là
các trường hợp thường xảy ra - hay còn gọi là các ''hướng dẫn'' sử dụng để công thức hóa sóng Elliott,
chúng ta sử dụng để có thể ''ước lượng'' mục tiêu giá cũng như ''kiểm định'' lại các sóng đã đếm trước đó.

''Thật nguy hiểm khi bỏ qua yếu tố tỷ lệ cân bằng trong quá trình đếm sóng. Các mẫu sóng không cân
xứng và sai lệch cần được đặt những dấu hỏi một cách nghiêm túc." - Hubert Miranda

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tỷ lệ Fibonacci và sóng Xung lực (Motive wave) trước,
và ngày hôm sau, chúng ta sẽ đi đến sóng hiệu chỉnh:
1. Sóng đẩy

 Sóng 4 thường chia toàn bộ con sóng đẩy thành 2 phần cân xứng: 38.2% và 61.8%.
 Sóng 3 thường mở rộng bằng 161.8% sóng 1 (Sóng 3 = 1.618 x Sóng 1).
 Sóng 2 thường hồi quy ÍT NHẤT 50% của sóng 1.
 Sóng 4 thường hồi quy ÍT NHẤT 23.6% của sóng 3.

Khi sóng 1 mở rộng:

 Khi sóng 1 mở rộng, sóng 3 và sóng 5 (Cả 2 con sóng) thường rơi vào vùng 61.8%-78.6% mở rộng
của sóng 1 (Dùng Fibo extension với gốc sóng 1, đỉnh sóng 1 và sóng 2)
 Sóng 2 và sóng 4 thường hiệu chỉnh nông khi sóng 1 mở rộng (Chỉ hồi quy về vùng 23.6-38.2%)
Khi sóng 3 mở rộng:

 Khi sóng 3 mở rộng, sóng 1 và sóng 5 thường có độ dài bằng nhau và bằng 61.8% sóng 3.
 Khi sóng 3 mở rộng, sóng 4 thường điều chỉnh về cùng cấp (Ngang hàng) với sóng (iv) - là sóng con
trong sóng 3.
Khi sóng 5 mở rộng:

 Khi sóng 1 và sóng 3 có cùng chiều dài, sóng 5 thường có thiên hướng mở rộng. Sóng 5 thường
bằng 161.8 chiều dài của sóng 1 (hoặc sóng 3).
 Sóng 2 sẽ có thiên hướng điều chỉnh sâu hơn so với sóng 4 khi sóng 5 là sóng mở rộng.

2. Sóng chéo

Sóng chéo truyền thống:


 Sóng 2 thường điều chỉnh bằng 61.8% của sóng 1.
 Sóng 4 thường điều chỉnh bằng 38.2% của sóng 2.
 Sóng 3 thường có chiều dài nằm giữa 78.6-88.6% sóng 1.
 Sóng 5 thường có chiều dài nằm giữa 61.8-76.8% sóng 3.

Sóng chéo mở rộng:

 Sóng 2 thường hồi quy về vùng 76.8-88.6% sóng 1.


 Sóng 4 thường hồi quy về vùng 61.8-76.8 sóng 3.
 Sóng 3 thường là mở rộng 161.8% của sóng 1.
 Sóng 5 thường là mở rộng 161.8% của sóng 3.

Okay, trên đây là các tỷ lệ Fibonacci và sóng Elliott dành cho sóng Xung lực (Motive waves), anh em lưu
về và ghi nhớ. Tất nhiên, thực tế giao dịch sẽ có một chút phức tạp, nhưng có một câu nói mà mình đã in
đậm phía trên anh em có thể đọc và cảm nhận.

Về ví dụ thực tế mình hẹn anh em tại hồi 2 của phần này. Hoặc giả anh em có thể để lại những chart muốn
tham khảo, mình sẽ post lại phía dưới comment.

Bài viết sử dụng ngôn ngữ của mình và minh họa của Hubert Miranda nên mình không trích nguồn, chúc
anh em sớm thành tựu và hẹn gặp lại tại các phần sau!

Mạc An
[Elliott waves toàn tập] Phần IV: Tỷ lệ Fibonacci và sóng Elliott (Hồi 2)
(https://traderviet.com/threads/elliott-waves-toan-tap-phan-iv-ty-le-fibonacci-va-song-elliott-hoi-
2.31521/)

Xin chào toàn thể anh em đã quay lại với series,

Với bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tương quan giữa tỷ lệ Fibonacci và sóng đẩy. Tất
nhiên, đó là những kịch bản sóng thường xuyên xảy ra chứ không phải lúc nào cũng vậy. Nhưng nếu anh
em gặp phải những trường hợp như vậy, thì chắc chắn anh em sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết
định giao dịch rồi.

Về các hệ thống giao dịch, mình luôn nhấn mạnh với anh em trong các bài viết về việc chúng ta nên tập
trung vào các ''kịch bản giao dịch'' thay vì ''dự báo giá''. Và với Elliott waves cũng vậy, khi anh em tự tin
vào các kịch bản giao dịch (Điểm vào - dừng lỗ - chốt lời) thì khi đó, anh em đã bắt đầu có được những
thành tựu với hệ thống giao dịch này rồi.

Hôm nay, trong bài viết này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về tỷ lệ Fibonacci và các sóng hiệu chỉnh. Hai
mẫu sóng xung lực chính đã có, vậy thì hôm nay chúng ta sẽ đi vào ba mẫu sóng hiệu chỉnh chính:

1. Sóng Zigzag:
 Sóng A và C của hiệu chỉnh có xu hướng bình đẳng (bằng nhau với tỷ lệ 100%). Các tỷ lệ phổ biến
tiếp theo là C = 161,8% x A hoặc C = 61,8% x A.
 Sóng B thường hồi quy trong khoảng 38% - 79% sóng A.
 Nếu sóng B là một tam giác, có khả năng cao sóng C chỉ có thể đạt được mục tiêu mở rộng 61,8%.
 Nếu sóng B là tam giác và là sóng chạy (Running Triangle - Sóng b trong sóng tam giác lớn hơn
sóng a), thông thường nó sẽ chỉ hồi quy 10 - 40% sóng A.
 Nếu sóng B là bất kỳ một sóng hiệu chỉnh nông khác, thì thông thường sẽ là 38% - 50% của sóng
A.
 Nếu sóng B là một sóng zigzag, nó thường sẽ hồi quy 50% - 79% của sóng A.

2. Sóng phẳng (Flat)

 Sóng B trong sóng phẳng truyền thống thường có kích thước bằng 90-105% sóng A.
 Sóng C trong sóng phẳng truyền thống thường có kích thước bằng 100-105% sóng B.
 Sóng B trong sóng phẳng mở rộng thường bằng 123.6-138% sóng A.
 Sóng C trong sóng phẳng mở rộng thường có kích thước 100% - 161,8% x Sóng A, nhưng có thể
lên lớn tới 261,8% - thường là khá hiếm. Đôi khi, mục tiêu cho sóng C cũng có thể được đo bằng
cách sử dụng điểm bắt đầu sóng A làm cơ sở với Fibo mở rộng 161,8% (thay vì sử dụng bắt đầu
sóng B làm cơ sở). Phương pháp này có thể tạo ra một mức mục tiêu giá khác với cách sử dụng
sóng B.
 Với sóng phẳng là sóng chạy (Sóng chạy là sóng hiệu chỉnh có sóng B > sóng A) thì sóng B thường
bằng 123.6-138% sóng A và sóng A với sóng C bằng nhau (100%).
3. Sóng tam giác (Triangle)

 Trong sóng tam giác bình thường: Sóng b thường hồi quy về vùng 76.8 sóng a, sóng c hồi quy về
vùng 61.8 sóng b và sóng e hồi quy về 61.8 sóng d (Có những trường hợp sóng e cũng thường bị
khuyết)
 Trong sóng tam giác và là sóng chạy, sóng b thường mở rộng 161.8% sóng a và thường không
được vượt quá mức tỷ lệ này, sóng c và e lần lượt hồi quy về vùng 61.8-76.8 sóng b và d.
 Trong sóng tam giác mở rộng, sóng b thường bằng 105-125% sóng a, Trong tam giác mở rộng,
sóng c thường là 161,8% sóng a, sóng d là 161,8% sóng b và sóng e là 161,8% sóng c
 Trong sóng tam giác rào chắn, sóng a thường bằng sóng b (100%), các con sóng còn lại hồi quy về
theo tỷ lệ 61.8-76.7%.
Okay, trên đây là một số tỷ lệ anh em cần chú ý với các sóng điều chỉnh trong sóng Elliott.

Mình cũng xin nhắc lại lời của bác Hubert Miranda ''Thật nguy hiểm khi bỏ qua yếu tố tỷ lệ cân bằng
trong quá trình đếm sóng. Các mẫu sóng không cân xứng và sai lệch cần được đặt những dấu hỏi một
cách nghiêm túc." - Điều này cho phép chúng ta mạnh dạn loại bỏ những con sóng không quen mắt!

Đây là một series dài kỳ nên chúng ta cần tiêu hóa một cách từ tốn, vào phần tới chúng ta sẽ cùng nhau
đi đến quy tắc và hướng dẫn sóng cho từng con sóng một.

Sẽ đơn giản hơn nếu chúng ta ghi nhớ được 5 mô hình cơ bản trong sóng Elliott, đặc điểm và tỷ lệ, cùng
với các quy tắc. Thế là chúng ta đã có một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh rồi. Chúc anh em sớm thành tựu,
các chart live hoặc cần view đồ thị nào qua lăng kính EW anh em có thể để lại phía dưới comment để cùng
trao đổi nhé, chúc anh em sớm thành tựu.

Mạc An
[Elliott waves toàn tập] Phần V: Quy tắc và hướng dẫn sóng cho năm dạng sóng chính
(Hồi 1)
(https://traderviet.com/threads/elliott-waves-toan-tap-phan-v-quy-tac-va-huong-dan-song-cho-nam-
dang-song-chinh-hoi-1.31855/)

Xin chào toàn thể anh em đã quay lại,

Thực tế, với sóng Elliott chúng ta có rất nhiều điều cần làm và có rất nhiều quy tắc sóng. Lần này mình xin
giới thiệu tới các anh em những quy tắc và hướng dẫn sóng cho từng loại sóng chính trong sóng Elliott.

Thực tế, trong các tài liệu hiện nay chỉ có các quy tắc và hướng dẫn cho sóng đẩy. Chính vì thế mình muốn
giới thiệu tới anh em tất cả những quy tắc và hướng dẫn sóng cụ thể cho từng con sóng. và trong bài viết
hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi đến với sóng đẩy và sóng chéo trước.

1. Sóng đẩy (Impulse)

Quy tắc:

 Một sóng đẩy bao gồm 5 sóng bên trong và có dạng 5-3-5-3-5 (Sóng 1, 3, 5 có cấu trúc năm sóng,
sóng 2, 4 có cấu trúc ba sóng)
 Sóng 1 và 5 luôn phải là sóng đẩy đẩy hoặc sóng chéo
 Sóng 3 luôn phải là một sóng đẩy của chính nó (Sóng 3 không được là sóng chéo)
 Sóng 3 không bao giờ phải là sóng ngắn nhất (tính theo phần trăm lãi / lỗ) trong chuỗi
 Sóng 2 luôn là mẫu điều chỉnh và không được truy xuất hơn 100% của sóng 1 (Sóng 2 không được
vượt quá chân sóng 1)
 Sóng 2 có thể là bất kỳ mẫu sóng hiệu chỉnh nào ngoại trừ sóng tam giác (nhưng nó có thể là một
tổ hợp phức tạp (wxy hoặc wxyz) kết thúc bằng một tam giác)
 Sóng 4 không được xâm phạm vào vùng giá của sóng 1
 Sóng 4 phải luôn là mẫu điều chỉnh (bất kỳ)

Hướng dẫn:

 Sóng 2 và 4 có xu hướng tạo ra sự xen kẽ lẫn nhau: sóng 2 là sóng điều chỉnh nhanh (tức là zigzag
hoặc zigzag mở rộng) và sâu (điều chỉnh > 50% sóng 1), thì sóng 4 rất có thể sẽ đi ngang (phẳng,
phức hợp hoặc tam giác) và nông so với sóng 3. Điều tương tự áp dụng ngược lại nhưng ít phổ
biến hơn.
 Sóng 2 thường hồi quy về sâu hơn sóng 1, Sóng 4 thường hồi quy về nông hơn sóng 3
 Sóng 2 thường là một mô hình hiệu chỉnh đơn giản (nghĩa là zigzag hoặc double/triple zigzag)
 Sóng 4 thường là một mô hình hiệu chỉnh phức tạp (nghĩa là sóng tam giác, double three / triple
three hoặc sóng phẳng)
 Trong sóng đẩy, các sóng 1, 3, hoặc 5 có thể là các sóng mở rộng (chứa thêm 5 sóng con trong nó)
và phổ biến nhất là sóng 3
 Sóng 5 có thể không vượt ra ngoài sóng 3 (Sóng cụt) nhưng nó không phổ biến lắm. Nó thường
xảy ra khi sóng 3 đặc biệt quá dài. Sóng cụt thường dẫn đến sự đảo chiều nhanh và đáng kể.
 Sóng 5 rất có thể sẽ không tạo thành sóng chéo nếu sóng 3 không được mở rộng
 Một sóng đẩy không kết thúc cho đến khi tất cả các cấp độ phụ kết thúc (ví dụ: Sóng 5 của sóng
5). Sử dụng kênh giá và Fibonacci sẽ giúp chúng ta đếm sóng dễ dàng hơn
 Sóng 3 hầu như luôn thể hiện khối lượng lớn nhất. Nếu khối lượng giao dịch trong sóng thứ 5
bằng sóng thứ 3, hãy kỳ vọng sóng thứ 5 mở rộng.

2. Sóng chéo (Diagonal)

Quy tắc:
 Tất cả các sóng chéo đều bao gồm 5 sóng có dạng 3-3-3-3-3 (Các sóng con đều chứa 3 sóng trong
đó)
 Các sóng chéo có thể là sóng chéo bắt đầu hoặc kết thúc các đường chéo, tùy thuộc vào việc chúng
hình thành khi bắt đầu hay kết thúc một xu hướng. Do đó, các sóng chéo chỉ có thể hình thành ở
các vị trí của sóng 1 (đầu) hoặc 5 (kết thúc) của một sóng xung lực hoặc các vị trí của sóng A (đầu)
hoặc C (kết thúc) của sóng hiệu chỉnh.
 Trong một sóng chéo, tất cả 5 sóng phải là zigzags (đơn giản, đôi, và ba zigzags đều hợp lệ)
 Sóng 2 không được hồi quy quá 100% của sóng 1
 Sóng 4 phải xâm phạm vào vùng giá của sóng 1 (xin lưu ý rằng có các ý kiến khác nhau về quy tắc
này. Có một số nhà nghiên cứu của Elliott Wave tin rằng trong sóng chéo kết thúc và sóng chéo
bắt đầu vẫn có thể hợp lệ mà không cần sóng 4 cần di chuyển vào phạm vi vùng giá của sóng 1,
mặc dù họ vẫn xem xét nó là một điều bất thường)
 Sóng 4 không bao giờ di chuyển vượt ra ngoài điểm cuối của sóng 2.
 Các sóng chéo bắt đầu và sóng chéo mở rộng không được có sóng thứ 5 bị cụt.

Sóng chéo truyền thống và sóng chéo mở rộng

 Các sóng chéo truyền thống luôn có sóng 3 ngắn hơn sóng 1
 Các sóng chéo truyền thống luôn có sóng 5 ngắn hơn sóng 3
 Các sóng chéo truyền thống luôn có sóng 4 ngắn hơn sóng 2
 Các sóng chéo mở rộng luôn có sóng 3 dài hơn sóng 1
 Các sóng chéo mở rộng luôn có sóng 5 dài hơn sóng 3
 Các sóng chéo mở rộng luôn có sóng 4 dài hơn sóng 2

Hướng dẫn:

 Các sóng chéo truyền thống thường nằm gọn trong hai đường xu hướng hội tụ (nêm hội tụ)
 Các sóng chéo truyền thống có thể vượt quá đường xu hướng của nó trong sóng 5 (được gọi là
throw over) và vẫn có hiệu lực miễn là sóng 5 vẫn nhỏ hơn sóng 3
 Ký kết các đường chéo kết thúc cũng có thể làm suy yếu đường xu hướng của nó trong sóng 5 (cắt
ngắn).
 Các sóng chéo kết thúc sẽ luôn luôn đi kèm một sự giảm động lượng tương ứng (Các tín hiệu phân
kỳ) khi chúng tiến tới đỉnh cao nhất trong con sóng. Nhiều cây nến nhỏ với thời gian dài hơn là
một dấu hiệu tốt cho thấy một sóng chéo kết thúc thực sự đang xảy ra.
 Sóng chéo mở rộng hình thành bên trong trong hai đường xu hướng phân kỳ (nêm mở rộng).
Chúng hiếm hơn sóng chéo truyền thống
 Sóng 2 và 4 của bất kỳ sóng chéo nào thường hồi quy lại so với sóng 1 và 3 sâu hơn nhiều so với
sóng 2 và 4 của sóng đẩy.
 Các sóng zigzag bên trong của bất kỳ sóng chéo nào đôi khi cũng có thể chia thành các sóng double
zig zag hoặc triple zigzag
 Bất kỳ sóng chéo nào cũng có thể bắt đầu được xác nhận với độ chắc chắn cao hơn khi sóng 4 gần
hoàn thành.
 Nhìn chung, các sóng chéo hiếm gặp hơn (mặc dù chúng xảy ra khá thường xuyên trong các sóng
con có độ sóng rất nhỏ có thể nhìn thấy trong khoảng thời gian như M15)
 Nếu sóng 1 là sóng chéo bắt đầu, sóng 3 thường được mở rộng (Trong bộ 5 sóng đẩy)
 Hầu hết các đường chéo kết thúc được theo sau bởi một sự đảo ngược mạnh mẽ.

Trên đây là một số quy tắc và hướng dẫn đối với việc đếm sóng Elliott, mời anh em tham khảo. Tất nhiên,
đây là một hệ thống giao dịch khá phức tạp, anh em cần thực hành và có thể yêu cầu mình post các chart
thực tế bằng cách anh em có thể gợi ý về các cặp cần xác nhận, mình sẽ hướng dẫn cụ thể và chúng ta
cùng nhau thực hành. Vào ngày mai, mình sẽ giới thiệu tiếp tới anh em các quy tắc cần nằm lòng và hướng
dẫn về các sóng hiệu chỉnh như zigzag, sóng phẳng và sóng tam giác.

Chúc anh em sớm thành tựu!

Mạc An
[Elliott waves toàn tập] Phần V: Quy tắc và hướng dẫn sóng cho năm dạng sóng chính
(Hồi 2)
(https://traderviet.com/threads/elliott-waves-toan-tap-phan-v-quy-tac-va-huong-dan-song-cho-nam-
dang-song-chinh-hoi-2.31879/)

Xin chào anh em đã quay trở lại với Series hướng dẫn giao dịch với sóng Elliott.

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi nhanh về bộ quy tắc cũng như hướng dẫn sử dụng ba con sóng
hiệu chỉnh còn lại đó là : Sóng Zigzag, sóng Phẳng và sóng Tam giác.

Chúng ta cùng bắt đầu nào anh em.

1. Sóng zigzag

Một sóng zigzag với sóng A là sóng chéo còn sóng C là sóng đẩy, sóng B là sóng zigzag

Quy tắc:

 Zigzags bao gồm 3 sóng (A, B và C) và có cấu trúc sóng 5-3-5 với sóng A và C là sóng xung lực, sóng
B là hiệu chỉnh
 Sóng A phải là một sóng đẩy hoặc một sóng chéo bắt đầu.
 Sóng C phải là một sóng đẩy hoặc sóng chéo kết thúc.
 Chỉ một sóng chéo được phép xuất hiện (A hoặc C) trong một sóng zigzag, tức là nó phải có ít nhất
một sóng đẩy (A hoặc C)
 Sóng B có thể là bất kỳ mô hình điều chỉnh nào (zig zag, phẳng, tam giác, sóng phức hợp kết hợp)
 Sóng B không được hồi quy quá 100% sóng A

Hướng dẫn:

 Thông thường, sóng C luôn luôn vượt qua ngoài phạm vi sóng A. Về nguyên tắc, sóng C có thể bị
cụt (tức là không vượt quá sóng A) nhưng nó cực kỳ hiếm.
 Zigzags có thể được mở rộng thành zigzag đôi hoặc zigzags ba, trong trường hợp đó chúng được
gắn nhãn wxy (double zigzag) và wxyz (triple zigzag). Mỗi W, Y và Z sẽ chia nhỏ thành zigzag ABC
của riêng chúng, trong khi sóng X có thể là bất kỳ mẫu điều chỉnh nào (chúng có vai trò giống như
sóng B trong một zigzag đơn giản). Zigzag mở rộng thường hình thành khi một zigzag đơn giản
xuất hiện và nó không đảm bảo về thời gian cũng như cường độ để tỷ lệ thuận với cú swing, mà
nó đang điều chỉnh (Bên cạnh sự điều hòa về tỷ lệ giá – sóng Elliott còn có các tỷ lệ về thời gian,
thời gian điều chỉnh cũng như thời gian hình thành sóng tăng cũng sẽ có các tỷ lệ về thời gian
tương tự)
 Zigzags có thể có nhiều hình dạng và kích cỡ. Một trong những đặc điểm có thể giúp phân biệt
zigzag A-B-C với sóng đẩy 1-2-3 tiềm năng là sóng A và B sẽ chồng chéo nhiều hơn và sóng A có xu
hướng kết thúc nhanh hơn sóng 1 về thời gian và cường độ. Sóng thường hiển thị trong kênh giá
có độ dốc rất thoải, trong khi 1-2-3 thường dốc hơn nhiều

2. Sóng phẳng (Flat)

Một sóng phẳng với sóng A và B là sóng hiệu chỉnh zigzag còn sóng C là sóng xung lực đẩy

Quy tắc:

 Tất cả các sóng Phẳng đều bao gồm 3 sóng (A, B, C) và có cấu trúc 3-3-5 với sóng C là sóng xung
lực.
 Sóng A và B có thể chia nhỏ thành bất kỳ mẫu hiệu chỉnh nào, nhưng Sóng A không thể là một
sóng tam giác
 Sóng C phải là sóng xung lực (tức là sóng đẩy hoặc sóng chéo)
 Sóng B phải hồi lại ít nhất 90% sóng A

Hướng dẫn:

 Cấu trúc sóng được gọi là ‘’Sóng Phẳng mở rộng’’ nếu Sóng B hổi quy về giữa 105% - 138% sóng A
và Sóng C kết thúc ở bất cứ nơi nào ngoài cuối sóng A. Sóng phẳng mở rộng là dạng sóng phẳng
xảy ra phổ biến nhất.
 Cấu trúc được gọi là Sóng phẳng ‘’thông thường’’, nếu sóng B hồi quy lại giữa 90% - 105% sóng A
và kích thước của sóng C là 100% - 105% sóng A. Sóng phẳng thông thường hiếm hơn.
 Cấu trúc được gọi là Sóng phẳng ‘’Chạy’’ nếu Sóng B kết thúc vượt quá bắt đầu của sóng A, nhưng
sóng C không thể vượt quá cuối sóng A. Các sóng phẳng là sóng chạy rất hiếm và do đó phải luôn
xem xét số lượng sóng thay thế trước khi dán nhãn bất sóng phẳng dạng này, đặc biệt là trên các
quy mô lớn hơn.
 Bất cứ khi nào một sóng xung lực (xu hướng) kết thúc với 3 sóng và sau đó đảo ngược mạnh mẽ,
hãy lưu ý rằng đó có thể là một sóng phẳng mở rộng và hướng xu hướng cũ có thể tiếp tục tiếp
diễn một cách đột ngột.

3. Sóng Tam giác (Triangle)

Một sóng tam giác với sóng E là tam giác con

Quy tắc:

 Một sóng tam giác gồm 5 sóng điều chỉnh (A, B, C, D, E) – Một sóng tam giác có cấu trúc với các
sóng hiệu chỉnh 3-3-3-3-3.
 Một sóng tam giác chỉ có thể xuất hiện ở vị trí của sóng 4 của một sóng đẩy, sóng B / X của zigzags
và sóng phẳng, sóng Y của double three hoặc sóng Z của triple three.
 Ít nhất 4 trong số 5 sóng chia thành các sóng zigzags nhỏ hơn.
 Một sóng tam giác không bao giờ có nhiều hơn một sóng phức hợp. Sóng phức hợp trong một
tam giác chỉ có thể là zig-zag đôi / ba hoặc chính là sóng tam giác.
 Trong các tam giác hội tụ và rào chắn, Sóng C không vượt ra ngoài sóng A, sóng D không vượt ra
ngoài sóng B và sóng E không vượt ra ngoài sóng C. Điều này dẫn đến hai đường xu hướng hội tụ
hình thành khi tam giác trong quá trình hình thành sóng. Sự khác biệt chính giữa một tam giác rào
chắn và tam giác hội tụ là nó tạo ra một đường xu hướng gần như nằm ngang giữa các điểm B và
D.
 Trong tam giác mở rộng, Sóng B, C, D và E phải hồi quy về ít nhất 100% sóng trước đó, nhưng
không quá 150%. Điều này dẫn đến hai đường xu hướng phân kỳ trong quá trình hình thành sóng
tam giác mở rộng.

Hướng dẫn:

 Trong sóng tam giác hội tụ, sóng B có thể kết thúc vượt quá bắt đầu của sóng A (khoảng 60% thời
gian). Cấu trúc này sau đó được gọi là Triangle tam giác hội tụ dạng sóng chạy.
 Sóng E hoàn toàn có khả năng bị khuyết hoặc vượt quá đường xu hướng tam giác. Điều này là
bình thường.
 Sóng tam giác mở rộng và sóng tam giác rào chắn hiếm hơn nhiều so với sóng tam giác hội tụ.
 Thông thường, khi một trong những sóng con trong sóng tam giác là sóng phức hợp. Thì đó thường
là sóng C hoặc D. Chúng ta có thể thấy sóng C, D có dạng zigzag phức hợp (hai / ba zigzag kết hợp).
Đôi khi sóng C, D hoặc E tự là một sóng tam giác rào chắn rào chắn hoặc tam giác hội tụ trong lòng
một sóng tam giác lớn. Nếu sóng E cuối cùng là một sóng tam giác, toàn bộ cấu trúc dường như
mở rộng thành 9 sóng, và khi đó các cấu trúc cuối tam giác sẽ trở nên rất hẹp. Sóng tam giác đó
sẽ được dán nhãn là A-B-C-D-E-F-G-H-I
 Trong quá trình hình thành sóng tam giác hội tụ và tam giác rào chắn, động lượng và khối lượng
giao dịch giảm
 Thường có một sóng đẩy (sóng 5) hình thành sau khi sóng E kết thúc, nó sẽ có cùng kích thước với
chiều rộng của ở đầu tam giác – Đây cũng chính là cách ước lượng target với mô hình tam giác
trong các lý thuyết mô hình cổ điển.
 Sóng đẩy sau khi kết thúc mô hình tam giác (sóng 5) trong thị trường hàng hóa thường là sóng dài
nhất trong toàn bộ xu hướng.

Okay, trên đây là bộ quy tắc và hướng dẫn sóng hoàn chỉnh cho 5 con sóng chính trong sóng Elliott. Việc
lấy ví dụ cho từng quy tắc và hướng dẫn nó sẽ làm cho bài viết kéo dài quá mức. Chính vì thể mình cũng
mong muốn sự hợp tác của anh em khi thực hành. Nếu anh em muốn có ví dụ về quy tắc hay hướng dẫn
sóng nào có thể viết xuống dưới comment, mình sẽ đưa ra những ví dụ trong những giao dịch mà mình
đã từng gặp. Bài viết này có thể anh em sẽ chưa từng xem qua vì đây là các quy tắc cụ thể cho từng con
sóng chứ không riêng sóng đẩy như trong các tài liệu khác.

Chúc anh em sớm thành tựu, trong bài viết tới mình sẽ viết về "Những giai đoạn mà một chart thủ Elliott
cần trải qua". Mời anh em đón xem.

Mạc An
Những giai đoạn mà một Sóng Thủ Elliott phải trải qua để đạt được thành tựu
(https://traderviet.com/threads/nhung-giai-doan-ma-mot-song-thu-elliott-phai-trai-qua-de-dat-duoc-
thanh-tuu.32046/#post-349409)

Xin chào toàn thể anh em,

Đợt này phong trào sử dụng sóng Elliott trong toàn diễn đàn có vẻ lan mạnh. Và tất nhiên, khi sử dụng
một công cụ nào đấy, chúng ta luôn gặp những ý kiến trái chiều ở trong đó về tính hiệu quả.

Elliott luôn là một công cụ gây tranh cãi, và mình cũng đã gặp nhiều câu hỏi rằng, liệu sóng Elliott có sử
dụng được không? Câu trả lời vẫn luôn là "Tùy vào người sử dụng''. Một con dao trong tay một bác sỹ
phẫu thuật sẽ khác một con dao trong tay một anh đồ tể.

Lý thuyết sóng là phức tạp, nhưng mình cũng xin nhấn mạnh một điều rằng: Khi bạn bối rối, bạn nên nhận
ra rằng phần còn lại của thế giới đã phải vật lộn trong một khoảng thời gian dài hơn nhiều để có những
thành tựu như ngày hôm nay. Và bài viết hôm nay, sẽ đả thông tư tưởng của các bạn, để các bạn có những
quyết định nhanh nhất rằng, có nên sử dụng Elliott là hệ thống mà mình sẽ gắn bó với nó cho tất cả những
quá trình giao dịch sau này của bản thân hay không?

Bốn quá trình này mình được đọc trong một cuốn sách, cũng đã lâu lắm rồi mà mình không nhớ được tên.
Mình xin phép được mô tả lại:

Giai đoạn 1
Phát triển khả năng nhận biết những mẫu hình giá cô lập và đơn lẻ trong sóng Elliott (Sóng Elliott có 5
mẫu hình sóng chính và được chia nhỏ thành các dạng khác như sóng chạy, sóng mở rộng, hoặc cụt,
v.v…) cũng như hiểu các quy tắc cơ bản trong sóng Elliott.
Tại giai đoạn này, chúng ta chưa thể áp dụng Nguyên lý sóng Elliott trong biểu đồ thời gian thực để giao
dịch cũng như xác định tất cả các mẫu hình đồng thời kết nối toàn bộ chúng lại với nhau.

Giai đoạn 2
Phát triển sự tự tin và hiểu được sự diễn giải sóng của những nhà giao dịch khác.

Chúng ta bắt đầu nhận ra những lỗi trong quá trình đếm sóng cũng như xây dựng được những cảnh báo
về độ tin cậy của toàn bộ biểu đồ. Ở cấp độ này, chúng ta chưa thể phát triển các diễn giải sóng của riêng
chúng ta, tuy nhiên, bạn có thể nhận ra một mô hình năm sóng tăng hay chỉ ra một vài mô hình điều chỉnh
trong xu hướng lớn hơn cũng như bắt đầu thấy những liên kết với nhau giữa các con sóng.

Chúng ta cũng có thể sẽ dễ dàng nhầm lẫn, một số mẫu hình hiệu chỉnh phức hợp dạng WXY vẫn sẽ làm
chúng ta rối trí trong giai đoạn này, và thường kèm theo đó là những lần vào lệnh sớm.
Giai đoạn 3
Đây là cấp độ kỹ năng khá là nguy hiểm khi nhiều người thất bại. Chúng ta bắt đầu tập luyện gắn nhãn
chính xác cho biểu đồ tĩnh, nhưng bạn không thể phát triển các mẫu hình trong tương lai để mô tả làm
thế nào một thị trường có thể di chuyển đến các mục tiêu giá của riêng bạn.

Bạn có thể thành thạo với những nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản của Nguyên lý Sóng, nhưng bạn bắt
đầu nhận ra rằng việc áp dụng các nguyên tắc này trong môi trường thời gian thực là đáng sợ.

Đây là cấp độ kỹ năng nguy hiểm vì rất nhiều người đã xây dựng những mẫu hình lỗi và không biết rằng
họ đang hiểu lầm và phạm phải những sai lầm. Những nỗ lực của chúng ta bắt đầu sụp đổ như hiệu ứng
domino khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết và hiểu, nhưng thị trường chứng minh rằng chúng ta vẫn
đang thiếu những mảnh ghép. Chúng ta không thể tự mình tìm ra những gì chúng ta đã làm sai.

Cấp độ tiếp theo sẽ phát triển khả năng tạo các mẫu sóng trong tương lai và đi kèm với những lời giải
thích những chuyển động, dao động sóng mà chúng ta đang kỳ vọng.
Giai đoạn 4 - Giai đoạn MASTER
Bạn đã đạt đến trình độ thành thạo cao nhất

Bạn biết Nguyên lý sóng Elliott chỉ là một công cụ. Bây giờ nó là một dạng ngôn ngữ làm việc trực quan để
mô tả và phát triển một kế hoạch giao dịch cũng như là một công cụ để giao tiếp với thị trường.

Lúc này, bạn sẽ không quan tâm đến vấn đề thời gian hay là những thị trường mà từ trước đến giờ bạn
chưa từng biết đến. Những swing giá trong tương lai sẽ đi theo giả thuyết của bạn và cho người khác thấy
rằng bạn đúng thường xuyên hơn hơn bạn sai. Bạn biết cách cân bằng các tín hiệu xung đột trong những
con sóng và kết nối các mô hình đó vào trong các thị trường tương quan với nhau cùng với các khoảng
thời gian khác nhau. Thường với các anh em, giai đoạn 4 này thường sẽ được thực hiện đầu tiên, đó là
chúng ta ... dự báo giá.

Trong giai đoạn này, bạn có thể cân bằng các tín hiệu xung đột và giải thích làm thế nào để đưa thị trường
đồng bộ với thời gian dự kiến để mô hình hình thành và phát triển. Bạn có khả năng nhìn thấy thị nào
đang dẫn đầu (Thị trường hàng hóa, hay cổ phiếu hay nông sản), và thị trường nào đang chững lại dựa
trên các cấu trúc sóng riêng lẻ của chúng.

Bạn có trình độ sử dụng Nguyên lý sóng Elliott để nhận thấy sự liên kết giữa các thị trường và tiên lượng
khi nào một hiệu ứng domino xảy ra cũng như bạn dễ dàng lựa chọn một thị trường dẫn đầu để giao dịch
trong khi các thị trường khác đang nằm trong tình trạng ‘’Lagging’’.

Trên đây là bốn giai đoạn chính mà anh em mình sẽ phải trải qua, bài viết với mục đích bổ trợ cho
series Elliott waves toàn tập của mình nên mình không đưa vào.

Mình nằm ở đâu đó giữa giai đoạn 2 và 3, còn anh em thì sao?
Mạc An
Nguyên lý sóng Elliott - sử dụng như thế nào để kiếm được tiền?
(https://traderviet.com/threads/nguyen-ly-song-elliott-su-dung-nhu-the-nao-de-kiem-duoc-
tien.30172/#post-327877)

Nguyên lý sóng Elliott là một Chén Thánh đúng nghĩa, với điều kiện bạn biết sử dụng nó đúng mục đích.
Không phải chỉ riêng phương pháp Elliott mà với tất cả các phương pháp khác, indicator khác đều như vậy.
Nghe có vẻ huề vốn, rõ ràng ai cũng biết, nhưng đâu có ai làm được. Nhưng thật sự, câu nói này vẫn rất
có giá trị với tôi, với bạn, với chúng ta.

Một câu hỏi đặt ra, từ trước đến giờ chúng ta nghĩ sóng Elliott dùng để làm gì? Sau đây là một số suy nghĩ
của nhà đầu tư khi mới tiếp xúc với sóng Elliott:

 Sóng Elliott có thể bắt được đỉnh đáy.


 Sóng Elliott có thể biết được chính xác lúc nào tăng, lúc nào giảm, đang là sóng 1,3,5 thì cứ việc
mua là xong, đang là sóng 2, 4 thì cứ việc bán.

Tuy nhiên một thực trạng thường xuyên, nếu không muốn nói là hầu như nhà đầu tư mới đều đếm sóng
sai dẫn đến không mua đáy bán đỉnh mà ngược lại phải mua trúng đỉnh, bán ngay đáy.

Từ thực tế đó nhiều nhà đầu tư mới chê trách rằng sóng Elliott quá chủ quan, không, không có tác dụng
với thị trường đầy biến động này. Nhưng không phải như vậy, chỉ là bạn chưa hiểu rõ sóng Elliott được sử
dụng vào mục đích gì và sử dụng nó như thế nào mà thôi.

Vào vấn đề chính nhé, sau đây là một số cách sử dụng Elliott như thế nào cho hiệu quả nhất.
1. MỘT XU HƯỚNG LỚN LUÔN PHẢI TRẢI QUA 5 SÓNG

Đây là câu nói trong quyển sách Elliott Wave Principle của Frost và Prechter.

Câu nói đã quá rõ ràng, một xu hướng lớn được định nghĩa theo Elliott là phải trải qua 5 sóng 1-2-3-4-5.

Thông tin này cho chúng ta biết điều gì? Có phải bạn đang cần xác định xu hướng của một cổ phiếu nào
đó? Bạn đang muốn biết liệu cổ phiếu đó có còn tăng giá nữa trong tương lai hay đảo chiều?

Rõ ràng nó giúp cho ta biết được xu hướng đang tồn tại và phải đi đủ 5 sóng nữa mới dừng lại.

2. Xác định giai đoạn nào là điều chỉnh, giai đoạn nào là đảo chiều

Theo nguyên lý sóng Elliott, sóng 2 và sóng 4 trong xu hướng lớn là những giai đoạn điều chỉnh. Theo sau
nó, giá sẽ tiếp tục tăng / giảm mạnh với sóng 3 và sóng 5. Như vậy, khi xác định được thị trường đang ở
sóng 2 hoặc sóng 4, nhà đầu tư có thể yên tâm mà giữ lệnh mua của mình, hoặc thậm chí là có thể mua
thêm trước khi tiếp tục sóng 3 và 5.
Vậy đảo chiều khi nào? Khi kết thúc sóng 5. Nghĩa là theo bạn xác định sóng 5 đã đi gần xong thì không
còn cách nào khác, thị trường sẽ phải đảo chiều xu hướng lớn.

3. CHO ĐIỂM ĐẶT LỆNH VỚI STOPLOSS VÀ MỤC TIÊU GIÁ RÕ RÀNG, HỢP LÝ VÀ CHẶT CHẼ

Có thể nói đây là công dụng đáng giá nhất đối với tôi vì nó cho tôi mức giá mua và bán vô cùng hợp lý.

Cụ thể, theo quy tắc thứ nhất của Elliott, sóng 2 không bao giờ được phép thoái lui vượt quá 100% sóng
1 (tức là không bao giờ được phép xuyên qua điểm bắt đầu đếm sóng). Như vậy, khi chúng ta mua/bán
tại sóng 2. Điểm đặt stoploss của chúng ta ở đâu bạn biết rồi chứ.

Đúng như vậy, nếu là mua thì điểm cắt lỗ ở dưới sóng 1, nếu là bán không thì điểm cắt lỗ trên đỉnh sóng
1.

Tương tự, theo quy tắc sóng 2: sóng 4 không bao giờ vi phạm vào vùng của sóng 1. Như vậy khi chúng ta
đặt lệnh ở sóng 4 thì mức stoploss sẽ đặt trong vùng của sóng 1. Quá hợp lý đúng không nào?

Ví dụ như thế này nhé:


Vậy còn chốt lời ở đâu.

Đơn giản bạn có thể đặt các mục tiêu giá tương ứng với hình dưới đây:

Đây là 3 hình ảnh tương ứng với 3 mục tiêu giá khi sóng 1, sóng 3 hoặc sóng 5 mở rộng.
Còn đây là ví dụ để bạn tham khảo:

Như vậy, chỉ với công cụ Fibonacci Extension chúng ta hoàn toàn có thể xác định được mục tiêu giá trong
tương lai dựa vào 3 mẫu hình sóng này rồi nhé.

Trên đây là 3 công dụng mà tôi nghĩ rằng nhà đầu tư nên hướng đến khi sử dụng sóng Elliott thay vì cố
gắng bắt đỉnh đáy thị trường.

Nguồn: Kakata
Phương pháp anh em có thể sử dụng để xác nhận sóng Elliott đơn giản nhất
(https://traderviet.com/threads/phuong-phap-anh-em-co-the-su-dung-de-xac-nhan-song-elliott-don-
gian-nhat.28840/)

Chào toàn thể anh em TraderViet,

Chắc mọi người cũng khá chán Point & Figure chart của mình rồi, vì thế hôm nay chắc chúng ta cùng nhau
nghiên cứu thêm một cái khác cho mới mẻ - Thôi chọn sóng Elliott đi nhỉ? Về sóng Elliott thì chắc khá
nhiều anh em có đam mê, tuy nhiên để áp dụng vào công việc giao dịch nó không hề đơn giản. Vậy hôm
nay chắc chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua một chút về một phương pháp mà chúng ta có thể sử dụng để
cải thiện khả năng đếm sóng nhé!

Dưới đây là một phương pháp được giới thiệu bởi Nhà phân tích cao cấp cho Elliott Wave International -
Jeffrey Kennedy (Không phải là của Mạc An nên anh em yên tâm sử dụng nhé :D). Với phương pháp này,
chúng ta sẽ sử dụng các kênh giá để xác nhận các bước sóng bao gồm Kênh cơ sở, Kênh tăng tốc,và Kênh
giảm tốc

1. Kênh cơ bản (Base Channel)

Kênh cơ bản chứa gốc của sóng 1, điểm cuối của sóng 2 và cực điểm của sóng 1. (Chúng ta nối đáy của
sóng 1 với sóng 2 làm một đường, sau đó vẽ một đường thẳng song song dọc theo đỉnh của sóng 1).
Trong ba kênh, kênh cơ bản là quan trọng nhất, bởi vì nó xác định xu hướng. Miễn là giá vẫn nằm trong
kênh cơ bản, chúng ta sẽ xem đó chỉ là một sự điều chỉnh trong hành động giá. Hầu hết các mẫu sóng điều
chỉnh nằm trong một kênh giá. Và chỉ sau khi giá đã di chuyển qua các đường biên trên hoặc dưới của
kênh này và vượt qua kênh cơ bản, sẽ đưa chúng ta đến kênh tăng tốc.

2. Kênh tăng tốc (Acceleration Channel)

Kênh tăng tốc là kênh sẽ chứa sóng 3. Kênh này sử dụng cực điểm của sóng 1, điểm đảo chiều gần nhất
và đáy của sóng 2 để vẽ (Vẽ đường thẳng từ đỉnh của sóng 1 đến đỉnh điểm đảo chiều gần nhất, sau đó
vẽ đường thẳng song song bắt đầu từ đáy sóng 2). Khi sóng ba phát triển, anh em sẽ cần vẽ lại kênh tăng
tốc để phù hợp với mức cao mới - đây là một bước điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp đếm sóng.

Khi giá vượt qua đường biên dưới của kênh tăng tốc, chúng ta sẽ có xác nhận rằng sóng 3 đã kết thúc và
sóng 4 đang chuẩn bị xuất hiện. Sóng 4 thường sẽ kết thúc gần đường biên trên hoặc biên dưới của Kênh
cơ bản hoặc nằm gọn trong kênh giá của chính nó.

Nếu giá vượt qua đường biên dưới của kênh cơ sở một cách dứt khoát, điều đó có nghĩa là xu hướng sẽ
đảo chiều, và chúng ta cần thiết lập một kênh giá mới.
3. Kênh giảm tốc (Deceleration channel)

Kênh giảm tốc là kênh chứa sóng 4. Để vẽ kênh giảm tốc, anh em chỉ cần nối các cực điểm của sóng 3 và
sóng B là đỉnh của kênh giá đồng thời kẻ một đường song song từ gốc của sóng A. Như mình đã đề cập
trước đây, hành động giá nằm trong một kênh giá thường là điều chỉnh cho nên khi giá vượt qua đường
biên trên của kênh giá này, anh em có thể mong đợi đợt tăng sóng thứ 5 tiếp theo.

4. Kết luận
1. Giá cần phải thoát ra khỏi kênh cơ bản để xác nhận xu hướng.

2. Việc di chuyển ra khỏi kênh tăng tốc xác nhận rằng sóng 4 đang hình thành.

3. Sự phá vỡ khỏi đường kênh giảm tốc báo hiệu rằng sóng 5 đang được tiến hành.
Các mẫu sóng Elliott là fractal, có nghĩa là chúng xảy ra trên quy mô nhỏ và lớn. Do đó, cũng có thể toàn
bộ mô hình này có thể xảy ra trong một kênh xu hướng lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, việc sử dụng sóng
Elliott vào thực chiến cần khá nhiều thời gian - Đây cũng là lý do chính để mình chuyển sang giao dịch với
đồ thị P&F.

Okay, Trên đây là một cách để anh em có thể đếm sóng chuẩn xác hơn, phương pháp là của bác Jeffrey
Kennedy và được chuyển thể dưới hiểu biết của cá nhân. Nếu anh em thích có thể thả tim hoặc trao lời
yêu thương xuống dưới phần comment để ủng hộ mình! Ngoài ra, có bất cứ thắc mắc nào xin anh em
nêu lên để chúng ta cùng trao đổi!

Chúc anh em sớm thành tựu,

Mạc An

https://storage.googleapis.com/at-bucket1/public/elliottwavetrader/fibpinball/index.html
Phương pháp hiệu quả nhận diện sóng tam giác trong giao dịch với Sóng
Elliott
(https://traderviet.com/threads/phuong-phap-hieu-qua-nhan-dien-song-tam-giac-trong-giao-dich-voi-
song-elliott.29261/#post-353466)

Xin chào toàn thể anh em TraderViet,

Xuyên suốt series về Sóng Elliott vừa qua thì có một số bạn đọc rất thích thú với các mẹo sử dụng Elliott
của mình. Và ngày hôm trước mình cũng có một người bạn có hỏi về sóng tam giác đồng thời có một chút
thắc mắc về việc nhận dạng sóng tam giác thường bị "fail''. Và với bài viết hôm nay, chúng ta sẽ có thêm
một số mẹo cũng như cách để nâng cao nhận diện cũng như hiệu quả của mẫu hình sóng tam giác.

1. Sóng tam giác


Với những anh em đã quen với việc sử dụng sóng Elliott thì có lẽ không lạ gì với sóng tam giác. Tuy nhiên,
mình cũng muốn giới thiệu qua một chút về sóng tam giác dành cho những anh em chưa tiếp cận các
phương pháp giao dịch với sóng Elliott bao giờ. Rất đơn giản, sóng tam giác là sóng tiếp diễn xu hướng
trước đó và có những dạng như hình phía trên.

Sóng tam giác vốn là một dạng sóng rất quan trọng trong giao dịch dựa vào Elliott. Sóng tam giác là sóng
tiếp diễn của xu hướng trước đó, đồng thời thường nằm trước con sóng cuối cùng trong xu hướng. Chính
vì thế nhận diện được sóng tam giác một cách đúng đắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong giao dịch
với sóng Elliott.

2. Các phương pháp nâng cao hiệu quả nhận diện mô hình tam giác

Tuy rằng trong khái niệm,chúng ta có thể tưởng tượng mẫu hình tam giác nhìn rất dễ dàng để nhận diện.
Nhưng trong thực tế giao dịch không phải bao giờ cũng thế, chúng ta nhiều khi sẽ gặp những mẫu hình
zigzag ẩn hoặc những mẫu hình tam giác thất bại, cũng có thể là những mẫu hình khác nhưng có dạng tam
giác, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất của giao dịch. Và sau đây, chúng ta sẽ có một số mẹo để
nhận diện mẫu hình tam giác hiệu quả hơn, bằng cách sử dụng một số công cụ sau:

a. Chỉ báo RSI, MACD

Các chỉ báo tạo mẫu hình tương tự với giá, nếu vi phạm mẫu hình sẽ dễ thất bại

Giá và chỉ báo cần tạo các mẫu hình tương đồng với nhau
Giá và chỉ báo không cho cùng một mẫu hình, khả năng thất bại của mẫu hình tam giác rất cao

b. Khối lượng: Khối lượng suy giảm vào cuối mẫu hình

c. Bollinger bands
Bollinger band bị thu thẹp tại cuối mẫu hình, chờ tín hiệu breakout tạo xu hướng - với sóng tam giác thu
hẹp.

3. Kết luận

Trên đây là một số phương pháp mà anh em có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả nhận diện sóng tam
giác - một trong những dạng sóng hiệu chỉnh có hiệu quả giao dịch tốt nhất! Khi giao dịch anh em có thể
kết hợp cả 4 phương pháp trên vào 1 đồ thị. Nếu kết quả là tương đồng thì sóng tam giác có khả năng cao
sẽ hình thành, việc còn lại là chọn chiến lược hồi quy và breakout để vào lệnh theo các chiến lược giao
dịch với sóng tam giác.

Trên đây là những phương án nữa nhằm cải thiện khả năng giao dịch với sóng EW dành cho anh em. Nếu
anh em cảm thấy hứng thú có thể trao đổi với mình thông qua các comment, nếu thấy hay có thể thả like.

Chúc anh em sớm thành tựu,

Mạc An
Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình tam giác giảm - Phần 1
(https://traderviet.com/threads/huong-dan-day-du-phuong-phap-giao-dich-voi-mo-hinh-tam-giac-giam-
phan-1.30143/)

Xin chào toàn thể anh em,

Chúng ta lại gặp nhau ở phần tiếp theo trong hành trình tìm hiểu các mô hình giá. Lần này sẽ là một mô
hình giá đảo nghịch của mô hình giá mà mình có giới thiệu đến anh em cách đây vài hôm (Tất nhiên là anh
em không còn lạ lẫm gì với các mô hình giá này). Tuy nhiên, mình chỉ muốn chia sẻ lại với những anh em
mới cũng như làm rõ hơn các khía cạnh mà thôi.

Đầu tiên, mô hình giá là cách thức giao dịch cổ điển. Nó dựa vào tâm lý thị trường thể hiện trên các mô
hình giá thay vì toán học và các phương thức tính toán động lượng. Tất nhiên, vì đây là tâm lý nên nó sẽ
mang những màu sắc của cá nhân người phân tích dễ dẫn đến tính chủ quan. Nhưng nếu sử dụng đúng
logic của nó và đúng cách thức, các mô hình giá vẫn là nhân tố mang lại lợi nhuận tốt cho anh em.

Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cùng điểm qua các nội dung chính sẽ có trong 2 phần của bài viết này:

 Tam giác giảm dần là gì và nó hoạt động như thế nào?


 Những cách thức để giao dịch với mô hình tam giác giảm.
 Phương pháp thoái lệnh để có được lợi nhuận tối đa?
 Sử dụng khối lượng (Volume) để xác nhận mô hình.

1. Tam giác giảm dần là gì và nó hoạt động như thế nào?

Tam giác giảm dần là một mô hình giá cổ điển với hàng loạt các đỉnh thấp hơn di chuyển vào một vùng hỗ
trợ (Area of Support)
Đây là mô hình biểu đồ giảm giá cho thấy những người bán đang kiểm soát thị trường!

Sau đây là lý do:

 Áp lực bán mạnh và thiếu lực mua:

Thông thường, khi giá giảm thấp hơn, sẽ có những lực mua tham gia vào thị trường đẩy giá lên
cao hơn.

Nhưng đó không phải là trường hợp của Tam giác giảm dần.

Bởi vì khi giá giảm xuống, ở đó vẫn còn thiếu áp lực mua. Thay vào đó, người bán sẵn sàng bán với giá
thậm chí với giá thấp hơn (đó là lý do tại sao chúng ta thấy được các mức đỉnh thấp hơn).

 Một loạt các lệnh chờ bán khống đặt phía dưới mức hỗ trợ:

Khi giá có thiên hướng tạo một mức Hỗ trợ và dường như khó có thể phá được mức Hỗ trợ đấy
ngay. Thì sẽ có rất nhiều lệnh mua được thực hiện ngay tại vùng Hỗ trợ đó với điểm dừng lỗ nằm ngay
bên dưới (Đây là những gì mà hầu hết các sách giáo khoa dạy).

Khi càng nhiều lệnh mua được thực hiện xung quanh vùng đó, các lệnh dừng lỗ xung quanh vùng đó
cũng sẽ nhiều lên!

Và khi thị trường vẫn nằm dưới áp lực bán, các lệnh dừng lỗ sẽ tạo thanh khoản cho các lệnh chờ bán
khống phía dưới đồng thời gia tăng áp lực bán khiến giá giảm nhanh và mạnh sau khi breakout.

Diễn giải: Ý của tác giả ở đây mô hình tam giác giảm là một mô hình thể hiện sự cân bằng giữa Cung/Cầu
mang tính ‘’nhất thời’’ bằng các lệnh mua tại vùng hỗ trợ và các lệnh chờ bán phía dưới vùng hỗ trợ. Tuy
nhiên, với các đỉnh thấp dần thể hiện áp lực bán xuống sẽ cao hơn và khi giá phá khỏi được vùng hỗ trợ
đó, các lệnh dừng lỗ của lệnh mua sẽ tạo thanh khoản cho các lệnh chờ bán khống và tạo nên một áp lực
giảm giá mạnh  Đây chính là cách mà mô hình tam giác giảm được hình thành.

Trên đây là những lý thuyết cấu thành mô hình, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những cách thức
giao dịch với mô hình giá này.

2. Những cách thức để giao dịch với mô hình tam giác giảm

Cách thứ nhất và cũng là phổ biến nhất để giao dịch với Tam giác giảm bán khống khi giá phá vỡ xuống
dưới vùng hỗ trợ. Về điều này thì chắc anh em ai cũng đã nằm lòng.

Tuy nhiên, anh em cũng có thể xem xét cách thức giao dịch thứ hai đó là bán khống khi giá test lại đỉnh
của tam giác giảm này (Với biên độ hẹp), chúng ta cùng quan sát ví dụ sau:
Điểm dừng lỗ của lệnh này chúng ta sẽ đặt phía trên Swing high (Vùng đỉnh gần nhất) – Hoặc anh em có
thể mở chỉ báo ATR ra và cộng thêm 1 ATR vào trên Swing high này:

Vậy nếu chúng ta bỏ lỡ cú breakout khỏi Tam giác giảm thì sao?

Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ kiên nhẫn đợi một cú Re-test thay vì cố đuổi theo thị trường. Khi đó, chúng
ta sẽ có được một cú giao dịch tốt với điểm dừng lỗ khá ngắn.

Tuy nhiên, anh em cũng lưu ý khi giao dịch với cú re-test này, thay vì đặt một lệnh sell limit tại vùng phá
vỡ trước đó (Vì giá có thể tăng cao hơn). Hãy chờ đợi giá để xác nhận trước khi short sell.
Điều này có thể xuất hiện dưới dạng các mẫu đảo ngược như Shooting Star, Bearish Engulfing, v.v.

Vậy, nếu sau khi giá breakout mà không quay test lại vùng phá vỡ trước đó?

Chúng ta sẽ sử dụng một chiến lược có tên “The first Pullback’’

Đợi cho một pullback đầu tiên sau cú break down:

Cú pullback phải xảy ra với những cây nến nhỏ - và nó không được vượt qua Trung bình (MA) 20 kỳ.

Với một pullback nông, nó cho anh em biết những người bán đang kiểm soát mạnh mẽ cú giảm tiếp theo
sẽ rất “nhanh và mạnh mẽ’’

Chúng ta sẽ đặt lệnh chờ bán khi giá phá khỏi cạnh dưới của “The first Pull-back’’
Và điểm dừng lỗ của chúng ta có thể là 1 ATR trên đỉnh của cú Pullback này (hoặc đặt phía trên đường
20MA).

Diễn giải: Trên đây là những cách giao dịch với mô hình tam giác giảm. Với cách thức giao dịch breakout
hoặc đợi cú re-test lên cạnh trên của tam giác sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên với chiến lược breakout
và retest, chúng ta sẽ có thể gặp phải những vấn đề rằng: Nếu giá breakout và không retest hoặc không
có dạng “First Pullback’’ thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào? Câu trả lời là kiên nhẫn, không nên giao dịch
đuổi theo thị trường và chỉ giao dịch với 2 cách Pullback mà tác giả nêu trên. Với mỗi mô hình chúng ta
đều cần phải có 1 sự nhất quán ở các mức vào lệnh cũng như vùng stoploss rõ ràng!

Trên đây là phần 1 của bài viết này. Mình lược dịch lại từ blog của Rayner Teo và thêm thắt vào những
phần diễn giải của bản thân.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thoái lệnh cũng như dùng khối lượng để xác nhận mô hình.
Mời anh em tiếp tục đón xem.

Chúc anh em sớm thành tựu!

Mạc An
Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình tam giác giảm - Phần 2
(https://traderviet.com/threads/huong-dan-day-du-phuong-phap-giao-dich-voi-mo-hinh-tam-giac-giam-
phan-2.30165/)

Thân chào toàn thể các anh em đã quay trở lại với chủ đề về mô hình giá. Vào ngày hôm qua chúng ta đã
cùng nhau tìm hiểu về mô hình tam giác giảm (Descending Triangle).

Trong phần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về định nghĩa và các cách giao dịch với mô hình tam
giác giảm. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đến với phần chốt lời và cách sử dụng khối lượng để xác
nhận mô hình!

Chúng ta cùng nhau bắt đầu.

1. Những phương cách thoái lệnh có thể sử dụng trong mô hình tam giác giảm

Giả sử chúng ta đang có những lệnh giao dịch breakout đúng với ý đồ của chúng ta, vậy chúng ta nên làm
gì để có thể có được những cú “chốt lời’’ tốt và đảm bảo tỷ lệ R/R?

Thường thường sẽ có 2 cách chốt lời thông dụng nhất:

 Giữ lệnh đến khi có tín hiệu đảo chiều và thoái lệnh.
 Chốt lời theo mục tiêu giá được ước lượng trước.
Và dưới đây cũng sẽ là 2 cách chốt lời mà tác giả muốn gửi đến với anh em giao dịch theo mô hình này:

 Dự báo giá (Ước lượng Target).


 Trailing stop loss.

Dự báo giá

Đây là một hình thức ước lượng Target với trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển. Chúng ta ước
lượng và nhắm trước mục tiêu giá sẽ đạt đến trong tương lai.

Dưới đây là cách thức hoạt động của nó:

 Tính khoảng cách giữa đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất của Tam giác giảm.
 Lấy khoảng cách đó và và chiếu xuống bắt đầu từ điểm breakout.
 Mục tiêu giá chính là điểm có chiều cao bằng với khoảng cách trên tính từ điểm breakout.

Một số lời khuyên:

 Anh em có thể sử dụng kỹ thuật dự báo giá và quyết định xem có phải là quá trễ để tham gia giao
dịch hay không
 Nếu giá gần đạt đến vùng giá mục tiêu, chúng ta có thể chốt lời sớm trước một ít, vì thực tế khoảng
cách từ vùng giá chốt lời đến Mục tiêu giá đã không còn quá xa để luyến tiếc.

Diễn giải: Phần diễn giải này là phần mình thêm vào để mở rộng ý của tác giả bài viết nhằm làm rõ hơn
một số vấn đề. Về mục tiêu giá – mình là một Fan của ước lượng mục tiêu giá, tuy rằng cách tính toán mục
tiêu giá mình sử dụng nó có sự khác biệt.
Đối với các mô hình giá cổ điển, việc ước lượng mục tiêu giá này tuy nó mang màu sắc mơ hồ, nhưng nó
là cả một Logic ở trong đó. Với việc mô hình tam giác là một mô hình mà Cung-Cầu sẽ đạt cân bằng ở cuối
mô hình (Các nến nhỏ dần, biên độ hẹp dần) thì sau khi phá vỡ khỏi mô hình (breakout) sẽ có một lượng
bán ít nhất bằng với lượng mua trước đó cho nên mục tiêu giá phải ít nhất bằng với chiều cao của lực tăng
trước đó.

Trên đây mà phần thứ nhất trong cách chốt lời. Chúng ta sử dụng mục tiêu giá, cách thứ 2 chúng ta sẽ sử
dụng Trailing Stop – Có nghĩa là giữ lệnh đến khi nào có dấu hiệu đảo chiều.

Trailing stop loss:

Không giống như kỹ thuật dự báo giá, chúng ta không có mục tiêu giá cố định cho lệnh đúng xu
hướng, chúng ta giữ lệnh đến khi có dấu hiệu của sự đảo chiều và chúng ta quan sát điểm dừng lỗ sao cho
chúng ta vẫn có lợi nhuận. Đây là một phương thức mà cho phép chúng ta lướt trên 1 swing dài hơn mà
không sợ bị “Chốt sớm’’, tuy nhiên nhược điểm là nếu chúng ta có thể rơi vào trạng thái ‘’hòa vốn’’ nếu
xu hướng không thực sự ổn định!

Chúng ta cùng nhau xem cách thức hoạt động của nó:

 Quyết định loại xu hướng anh em muốn nắm bắt (xu hướng ngắn hạn, trung bình hay dài hạn?).
 Xem xét các đường Trung bình (MA 20 cho ngắn hạn, MA50 cho trung hạn và MA100 cho dài hạn).
 Thoái lệnh khi giá đóng cửa vượt quá Đường trung bình.

Dưới đây là một ví dụ với đường MA20:


Bây giờ anh em có thể tự hỏi: Cái nào tốt hơn? Dự báo mục tiêu giá hay là Trailing Stop?

Một điều mà anh em sẽ nghe mình nhắc lại thường xuyên là: Không có kỹ thuật giao dịch, set-up hay bất
cứ thứ gì tốt nhất.

Anh em cần phải biết mục tiêu của mình là gì và sau đó sử dụng các công cụ và kỹ thuật để đáp ứng mục
tiêu đấy.

Ví dụ:

Nếu anh em muốn trade 1 swing thì rõ ràng ước lượng mục tiêu giá sẽ là phương án anh em chọn.

Nếu anh em muốn đi theo một xu hướng dài! Hãy sử dụng Trailing Stop!

Trên đây là đã xong phần của tác giả bài viết. Mình hy vọng anh em cảm thấy bổ ích. Và tất nhiên, trong
các bài lược dịch của mình, mình luôn muốn đưa vào thêm một chút kinh nghiệm của bản thân cũng như
tìm thêm những cách xác nhận tốt nhất để cải thiện thêm phương pháp. Và xin mời anh em đến với phần
bổ sung, đó chính là khối lượng giao dịch để xác nhận mô hình.

2. Cách sử dụng khối lượng để xác nhận mô hình tam giác giảm

Đây là một cách để chúng ta xác nhận lại sự phá vỡ, một tín hiệu để kiểm tra xem liệu rằng cú phá vỡ đấy
có tin cậy? Tất cả đều được thể hiện ở hình vẽ bên dưới:
Dưới đây chúng ta cũng thử một ví dụ với giá BTC cuối năm 2018:
Vậy nếu anh em thấy có một mô hình giá với các đỉnh thấp dần, Khối lượng có thiên hướng giảm dần vào
cuối mẫu hình. Anh em có thể đặt nghi vấn đây là mô hình tam giác giảm, và sự bùng nổ của volume sẽ
cho anh em sự tự tin khi vào lệnh.

Trên đây là tất cả những gì bài viết muốn truyền tải. Hy vọng anh em ghé qua có thể để lại like hoặc
comment để ủng hộ mình. Rất vui khi được đồng hành cũng anh em.

Mạc An

Nguồn: Rayner Teo – Đã biên tập và hiệu chỉnh.


Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình Tam giác tăng - Phần 1
(https://traderviet.com/threads/huong-dan-day-du-phuong-phap-giao-dich-voi-mo-hinh-tam-giac-tang-
phan-1.29966/#post-325140)

Xin chào toàn thể anh em,

Như anh em đã biết là mình chuyên về sử dụng đồ thị Point & Figure. Bên cạnh đó là có một số các phương
pháp khác mình có nắm về kiến thức. Đây có lẽ cũng là lúc chúng ta cùng nhau làm mới lại mình một chút,
bằng các kiến thức khác. Trong quá trình vừa nghiên cứu xem xét của mình thì nếu có bài nào hay mình
sẽ xin phép được lược dịch lên đây cho anh em cùng nhau trao đổi. Ngày trước mình có chia sẻ một bài
viết về “3 nhóm mô hình giá chủ chốt trong PTKT’’ và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình “Asending
Triangle – Mô hình tam giác tăng”

Trong series này chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu:

 Tam giác tăng dần là gì và nó hoạt động như thế nào?


 Thiên kiến xác nhận khi gặp phải mô hình tam giác tăng (mà hầu hết các nhà giao dịch không bao
giờ nhận ra)
 Ba cách để vào lệnh với mô hình tam giác tăng.
 Cách đặt điểm dừng lỗ để không bị quét stop – loss trước khi thị trường di chuyển đúng với những
gì chúng ta đã phân tích.
 Khi nào chốt lời để có lợi nhuận tối đa?

1. Mẫu biểu đồ tam giác tăng dần là gì và tại sao nó hoạt động

Tam giác tăng là mô hình biểu đồ tăng giá báo hiệu thị trường sắp đạt được những mốc tăng giá cao hơn
trong tương lai:
Như anh em có thể thấy, Tam giác tăng là một mô hình dạng Tam giác có các đáy cao hơn đang tiến dần
đến ngưỡng Kháng cự.

Đây là một dấu hiệu thể hiện sức mạnh của một thị trường Bull vì 3 lý do sau:

 Người mua sẵn sàng mua với giá cao hơn.


 Không có áp lực bán.
 Có rất nhiều lệnh chờ mua sẽ được kích hoạt khi phá vỡ ngưỡng kháng cự (Buy cluster).

Tôi xin phép được giải thích:

 Nếu người mua không sẵn sàng mua với giá cao hơn, anh em sẽ không thấy được những đáy cao
dần được hình thành. Thực tế, khi thị trường tạo được những đáy cao hơn cho anh em thấy được
rằng có rất nhiều lực cầu mặc dù giá đang cao hơn.
 Bây giờ nếu có áp lực bán mạnh, thì giá không thể giữ ở mức Kháng cự lâu đến thế (Giá chạm vùng
Kháng cự ít nhất 3 lần). Thay vào đó, giá sẽ di chuyển nhanh và mạnh hình thành các mức đáy
thấp hơn. Nếu giá vẫn giữ vững xung quanh mức Kháng cự, điều đó có nghĩa là thiếu áp lực bán
đến từ thị trường!
 Bởi vì giá đã re-test ngưỡng kháng cự rất nhiều lần, và dường như khó có thể phá vỡ được kháng
cự đó. Có rất nhiều lệnh bán khống sẽ được thực hiện, và các lệnh stop-loss sẽ được đặt ở phía
trên ngưỡng kháng cự đó.

Nhưng khi giá phá vỡ được các ngưỡng kháng cự đó, các lệnh buy-stop sẽ được kích hoạt với hàng loạt
lệnh dừng lỗ của các shorter, khi đó sẽ đẩy giá đi cao hơn!

Nhưng trước khi đi vào tìm hiểu cách thức giao dịch với mô hình tam giác tăng, chúng ta cùng nhau đi qua
những lỗi có thể mắc phải.

2. Lỗi thiên kiến xác nhận khi gặp phải mô hình tam giác tăng
Nếu có một cuốn sách giáo khoa về trading, mình tin chắc rằng sẽ có những lời khuyên bán khống tại các
ngưỡng kháng cự.

Tuy nhiên, không phải mọi mức kháng cự đều có nghĩa là để anh em bán khống bởi vì anh em phải xem
cách giá tiếp cận vùng kháng cự này như thế nào? Chúng ta cùng nhau quan sát ví dụ như hình vẽ ngay
phía trên.

Như ví dụ trên đây, giá đang tiếp cận các mức Kháng cự với các đáy tăng dần tạo thành mẫu hình tam giác.
Đây là dấu hiệu của sức mạnh xu hướng.

Điều này có nghĩa là thị trường có khả năng phá vỡ cao hơn. Và chắc chắn rằng chúng ta sẽ không muốn
bán khống xuống trong trường hợp này

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ học được 3 cách tốt nhất để tham gia giao dịch khi giao dịch mô hình
tam giác tăng.

3. Ba cách tiếp cận để giao dich với mô hình tam giác tăng

Ba cách tiếp cận được liệt kê dưới đây:

 Lệnh Buy stop.


 Chúng ta chờ giá breakout và đóng cửa trên ngưỡng kháng cự.
 Chúng ta giao dịch trước khi có sự xác nhận phá vỡ bằng cách mua vào ở vùng đáy tam giác.

a. Lệnh buy stop

Tất cả những gì anh em cần làm là đặt lệnh Buy stop phía trên ngưỡng kháng cự và lập tức lệnh giao
dịch sẽ được kích hoạt khi giá phá lên trên ngưỡng kháng cự này
Ưu điểm: Đây là một trong những mức giá tốt nhất để vào lệnh nếu có một sự phá vỡ.

Nhược điểm: Nó có thể là một cú False – break.

b. Chúng ta đợi một sự phá vỡ và xác nhận bằng sự đóng cửa phía trên ngưỡng kháng cự

Cách này tương tự như cách tiếp cận trước nhưng chúng ta sẽ tiến hành chờ một sự xác nhận bằng
một cây nến đóng cửa phía trên ngưỡng Kháng cự

Ưu điểm: Nó làm giảm khả năng của một cú False Break.

Nhược điểm: Nếu đà tăng mạnh, anh em sẽ tham gia vị thế của mình với giá cao hơn nhiều.

c. Chúng ta giao dịch trước khi có sự xác nhận phá vỡ bằng cách mua vào ở vùng đáy tam giác
Đây là cách giao dịch mà chúng ta tiến hành vào lệnh với một khối lượng bằng 20-30% vị thế dự định
của chúng ta và các vị thế tiếp sẽ được bổ sung khi có sự phá vỡ.

Ưu điểm: Nếu có một cú breakout xảy ra, chúng ta sẽ được tưởng thưởng với tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận
tốt

Nhược điểm: Sẽ là thảm họa nếu không có một cú breakout nào xảy ra

Bài viết này cũng khá dài, mình xin dừng Phần 1 ở đây! Đến phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách đặt
dừng lỗ sao cho hợp lý và cách chốt lời khi xu hướng đi đúng với những gì phân tích. Bên cạnh đó chúng
ta sẽ kết hợp Khối lượng vào phân tích để hạn chế những cú Breakout giả (False Break-out). Xin anh em
đợi đến hồi sau!

Chúc anh em sớm tìm được những cách giao dịch tốt,

Mạc An

Nguồn: Rayner Teo


Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình Tam giác tăng - Phần 2
(https://traderviet.com/threads/huong-dan-day-du-phuong-phap-giao-dich-voi-mo-hinh-tam-giac-tang-
phan-2.30090/)

Xin chào toàn thể anh em TraderViet,

Trong bài viết hôm trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mô hình tam giác tăng dần cùng với một số
lỗi mắc phải và những phương thức để giao dịch với mô hình này.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu tới những phần tiếp theo, mình xin phép được
giới thiệu trước nội dung bài viết:

 Cách thiết lập mức dừng lỗ thích hợp.


 Các phương thức thiết lập lệnh chốt lời để có được lợi nhuận tối đa.
 Sử dụng khối lượng giao dịch (Volume) để giao dịch tốt hơn với mô hình tam giác tăng.

Okay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu từng phần tiếp nào.

1. Cách thiết lập mức dừng lỗ thích hợp

Bây giờ nó không quan trọng cho dù anh em có đang giao dịch Tam giác tăng dần, breakouts, pullback, v.v.
bởi vì các khái niệm này là như nhau.
Điểm dừng lỗ của chúng ta phải ở một vị trí mà nếu lệnh dừng lỗ này được kích hoạt, chúng ta biết rằng
mình đã sai.

Vì vậy, hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây và tự hỏi: Chúng ta nên đặt điểm dừng lỗ của mình ở đâu?

Điểm A? - Đây là một mức tốt vì giá nằm trong Tam giác tăng dần.

Điểm B? - Đây là một vị trí lý tưởng để thiết lập mức dừng lỗ bởi vì nếu thị trường đạt đến mức đó, mô
hình Tam giác tăng dần sẽ ‘’Fail’’.

Ý kiến của Mạc An: Nói tóm lại, đây là những ý tưởng của tác giả về các điểm dừng lỗ. Tuy nhiên nếu chỉ
dừng lại ở đấy, chúng ta sẽ rất khó có thể có được những giao dịch hoàn toàn tốt.

Trong bài viết trước, tác giả có nhắc đến 3 cách tiếp cận một giao dịch với mô hình này, đó chính là: Giao
dịch phá vỡ, giao dịch với sự phá vỡ và xác nhận bằng một cây nến đóng cửa trên ngưỡng kháng cự, giao
dịch với pull back xuống vùng cạnh dưới của tam giác.

Vì thế nên chúng ta có thể xem xét điểm A chính là điểm dừng lỗ lý tưởng cho 2 phương án giao dịch đầu
tiên. Điểm B chính là điểm dừng lỗ cho phương án giao dịch thứ 3. Và tất cả đều cách các Swing low trước
đó 10-15 pips.

Trên đây là 1 số phương án cải tiến của bản thân, chúng ta cùng nhau tiến tới phần tiếp theo ngay sau đây.
2. Các phương thức thiết lập các lệnh chốt lời để có được lợi nhuận tối đa

Chúng ta đã xác định được mô hình biểu đồ tam giác tăng dần.

Chúng ta vào lệnh sau khi giá breakout và thị trường đang di chuyển theo hướng thuận lợi.

Vậy, làm sao để chúng ta có thể có được chiến lược thoái lệnh đúng đắn nhất và đảm bảo tỷ lệ R/R?

Dưới đây là 2 kỹ thuật chúng ta có thể xem xét:

 Trailing stop loss.


 Dự báo giá.

Tôi sẽ giải thích chi tiết cho từng kỹ thuật ở phía dưới

a. Trailing stop loss

Chúng ta không biết trước được xu hướng này sẽ kéo dài bao lâu. Vì vậy, chúng ta sẽ ‘’dời dần’’
(Trailing) điểm dừng lỗ của mình và khóa lợi nhuận của bạn khi thị trường chuyển sang có lợi.

Vậy, chúng ta sử dụng Trailing Stop loss như thế nào?

Đó chính là đường Trung bình (Moving Average):

Cụ thể như sau:

Khi chúng ta đã vào lệnh long, chúng ta sử dụng Trailing-stop với đường MA 50.

Điều này có nghĩa là anh em sẽ giữ vị thế của mình cho đến khi thị trường phá vỡ và đóng cửa dưới
mức trung bình MA 50. Mỗi khi đường MA 50 này hướng lên và tạo các mức cao hơn, chúng ta sẽ
‘’dời SL’’ lên dần theo hướng di chuyển của đường Trung bình này.
Sẽ có những anh em sẽ thắc mắc rằng, vì sao lại là đường MA50?

Câu trả lời rất đơn giản, nó không phải nằm ở công cụ mà anh em sử dụng, nó nằm ở tư duy giao dịch
mà anh em muốn nắm bắt.

Một câu hỏi hay hơn sẽ là: Anh em muốn nắm bắt những loại xu hướng nào?

Đối với xu hướng dài hạn, anh em có thể sử dụng đường trung bình 200 kỳ - MA 200.

Đối với xu hướng ngắn hạn, anh em có thể sử dụng đường trung bình 20 kỳ - MA 20.

Nếu anh em thấy kỹ thuật dời điểm dừng lỗ này chưa đủ, chúng ta có thể xem xét tiếp kỹ thuật sau.
Đó chính là dự báo giá

b. Dự báo giá

Đây là một kỹ thuật cổ điển để dự đoán điểm dừng của giá.

Nó có thể được sử dụng trên các mẫu biểu đồ như Tam giác tăng, Đầu & Vai, hai đáy, v.v.

Vì vậy, ở đây, cách thức hoạt động của mô hình biểu đồ Tam giác tăng dần:

Tính chiều rộng của Tam giác tăng dần (từ cao xuống thấp).

Cộng thêm phần này vào điểm breakout để ước lượng mục tiêu giá. Chúng ta cùng nhau quan sát ví
dụ sau:
Một trong những vấn đề với dự báo giá là nhiều lúc thị trường gần như có thể đạt lợi nhuận mục tiêu
và quay đầu đảo chiều ngay trước ngưỡng thiên đường và quay nhanh về điểm dừng lỗ.

Vậy chúng ta sẽ làm gì?

c. Kết hợp trailing stop loss và ước lượng mục tiêu giá

Vâng, chúng ta có thể kết hợp cả hai kỹ thuật.

Điều này có nghĩa là nếu thị trường di chuyển có lợi cho và đã sắp đạt đến mức Target, bạn có thể sử
dụng đường trung bình để khóa khóa lợi nhuận.

Vì vậy, ngay cả khi nó đảo ngược đột ngột, chúng ta vẫn bảo vệ được những gì chúng ta đang có.

Trên đây là những phương án giao dịch và chốt lời với mô hình tam giác tăng. Về phần mục tiêu giá
thì trước giờ mình vẫn sử dụng đồ thị PnF và hoàn toàn không có vấn đề gì với các cách chốt lời cũng
như bảo vệ lợi nhuận kể trên. Phần tiếp theo, mình sẽ cùng anh em đi đến phần thêm định lượng vào
các phân tích để tăng xác suất thành công cho mô hình.

Với phần này là sự bổ sung của mình vào bài viết của tác giả để có thêm được những góc nhìn sát sao
hơn.

3. Sử dụng khối lượng giao dịch (Volume) để giao dịch tốt hơn với mô hình tam giác tăng

Chúng ta cùng quan sát các hình ảnh sau:


Với phần Volume này, mình sẽ đưa các hình ảnh trực quan lên đây, và anh em chỉ cần quan sát các hành
động giá kết hợp với các thanh khối lượng là đã có thể xác nhận được. Còn ví dụ thực tiễn, mình nhờ anh
em thực hành và post xuống dưới phần comment để chúng ta cùng nhau thảo luận.

Vậy là chúng ta đã có những cách thức đơn giản để xác định và giao dịch với mô hình tam giác tăng một
cách khá đầy đủ. Bây giờ là đến phần việc của anh em - Thực hành.

Hãy tìm các mô hình tam giác tăng, Back-test (Nhìn quá khứ), nhận dạng các mô hình tam giác tăng tiềm
năng sắp xảy ra, post lên đây để chúng ta cùng trao đổi. Và cuối cùng anh em đừng quên thêm vào các chỉ
báo Volume để xác nhận lại nhé!

Chúc anh em sớm thành tựu!

Mạc An

Nguồn: Rayner Teo - Hiệu đính và bổ sung.


Fibonacci Pinball - Phương pháp định hướng sóng đẩy trong Elliott Waves
(https://traderviet.com/threads/fibonacci-pinball-phuong-phap-dinh-huong-song-day-trong-elliott-
waves-phan-1.28922/

https://traderviet.com/threads/fibonacci-pinball-phuong-phap-dinh-huong-song-day-trong-elliott-
waves-phan-2.28959/)

Chào toàn thể anh chị em TraderViet,

Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu về "Cách nhốt sóng trong kênh giá" với Kênh cơ
bản, Kênh tăng tốc và Kênh giảm tốc.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu thêm công cụ để sử dụng trong việc ước lượng sóng đẩy
trong Elliott Wave - Đó chính là "Fibonacci Pinball". Trước khi đi cụ thể vào bài viết, mình xin thay mặt
toàn thể các anh em cảm ơn bác @nguyenphanduc đã đưa phương pháp này
(https://storage.googleapis.com/at-bucket1/public/elliottwavetrader/fibpinball/index.html) về và tạo
cảm hứng để mình có cái chia sẻ với toàn thể anh em.

Với những anh em sử dụng bộ môn Elliott waves trong giao dịch thì có lẽ không thể không thành thục
Fibonacci. Mình trước đây là người rất thích và rất hay dùng EW trong trading nhưng hiện tại đã lỡ phải
lòng Point & Figure chart (Đơn giản, không cần chuẩn bị quá nhiều kịch bản) nên có hạn chế lại việc đếm
sóng như ngày xưa. Tuy nhiên, mình không thể phủ nhận độ hiệu quả trong cách tiếp cận những giao dịch
bằng EW, EW đưa chúng ta đến những kịch bản khá rõ ràng và cho phép chúng ta được lướt trên những
đoạn swing lớn. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên một công thức đếm sóng được ''chuẩn hóa" sử dụng Fibonacci
và nếu anh chị em nào biết cách kết hợp cũng như linh hoạt, sẽ rất là tuyệt vời.

1. Định nghĩa

Fibbonacci Pinball được sử dụng để định hướng sóng đẩy và sóng chéo. Đây là hai dạng sóng động lực
(Motive Waves) bắt đầu sau khi pha điều chỉnh được hoàn thành. Tất nhiên, chúng ta sẽ không biết được
lúc nào là lúc hoàn thành pha điều chỉnh. Tuy nhiên, dựa vào những dấu hiệu về High Low (Đáy cao hơn)
cho phép chúng ta giả định được những điều trên. Một số anh em có thể sẽ đặt ra câu hỏi "Liệu mình giả
định sai thì sao?" - Câu trả lời rất đơn giản, nếu giả định sai chúng ta sẽ làm lại, vấn đề ở đây là cần cân
nhắc thời điểm hành động. Chúng ta sẽ đề cập đến những điều này trong bài thực hành, còn hôm nay,
chúng ta sẽ tập trung vào phần lý thuyết.
2. Giả định sóng (1) và sóng (2)

Tạm thời ở các ví dụ minh họa dưới, mình sẽ sử dụng cho thị trường tăng giá:

Sau một chu kỳ giảm của giá, chúng ta bắt đầu thấy những đáy cao hơn xuất hiện và bắt đầu có thể giả
định một sóng đẩy (1) đã có thể đang hình thành. Chúng ta đợi một cấu trúc gồm 5 sóng đẩy nhỏ (i)-(ii)-
(iii)-(iv)-(iv) - thường rất ngắn, hình thành đủ bên trong sóng đẩy (1) bằng cách chuyển Khung thời gian
xuống thấp hơn 1 cấp bậc (Daily - H4 - H1 - M30 - M15) để quan sát rõ hơn. Dưới đây là ví dụ khi chúng ta
chuyển đồ thị trên từ Daily xuống H4:
Tiếp theo, chúng ta tiếp tục đợi một sóng hồi quy có dạng (a)-(b)-(c) - Đây chính là sóng (2) mà chúng ta
tạm thời giả định. Nếu sóng (2) này tiếp tục giảm và vươt quá chân sóng (1), chúng ta xác nhận chu kỳ
giảm chưa kết thúc.

3. Thiết lập một Fibonacci Pinball

Sau khi đã xác nhận được sóng (1) và sóng (2), chúng ta sử dụng công cụ Fibonacci để thiết lập một setup
sao cho chân sóng (1) trùng với điểm 0% trên thang Fibonacci và đỉnh sóng (1) trùng với điểm 100%.

Chúng ta giữ nguyên tỷ lệ như trên và kéo thang Fibonacci lên sao cho điểm 0% bắt đầu từ chân của sóng
(2) đồng thời chỉnh các tỷ lệ trong thang Fibonacci như trong khung màu đỏ.
Trên đây là cách setup trước một Fibonacci Pinball để xác nhận và định hướng cho các sóng đẩy tiếp theo
cho mục đích giao dịch. Mình dự định sẽ viết một bài đầy đủ luôn về cách xác định sóng này nhưng sẽ khá
dài và có thể làm anh em khó tiêu hóa. Anh em hãy thử back-test phần này trước. Ở phần sau chúng ta sẽ
xem xét các kịch bản về Fibbonacci Pinball có thể xảy ra cũng như có thể sẽ có một bài thực hành live một
số cặp thử xem sao. Nếu anh em nào quan tâm có thể để lại comment, mình sẽ tag tên anh em vào các
bài sau

3. Các bước để đếm sóng

Chào toàn thể các anh em,

Ngày hôm qua chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một set-up mang tên "Fibonacci Pinball". Hôm nay,
chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục với Series này. Trước khi đi vào cụ thể, mình cũng muốn nhắn nhủ rằng,
đây là một cách để cố định các trường hợp có xác suất xảy ra cao nhất khi trading với Elliott Waves, đồng
thời là 1 cách sử dụng chỉ duy nhất 1 thang Fibonacci để xác định sóng - Hướng đến tiêu chí đơn giản hóa.
Tuy nhiên, trong áp dụng thực tế chúng ta cũng cần hiểu rõ những quy tắc và định hướng sóng để có thể
áp dụng linh hoạt nhất và tránh việc máy móc trong quá trình giao dịch.

Chúng ta bắt đầu thôi anh em!

Như ở bài viết trước, mình đã có hướng dẫn anh em cách để tìm sóng (1) và sóng (2) sau khi kết thúc một
chu kỳ giảm giá (Tương tự với kết thúc chu kỳ tăng giá nhé anh em). Chúng ta sẽ sử dụng chân và đỉnh của
sóng (1) để tính giá trị 100% cho con sóng đó, đồng thời sử dụng chân của sóng (2) để ước lượng các giá
trị tiếp theo của sóng (3), sóng (4) và sóng (5) chỉ bằng thang Fibonacci. Cụ thể sẽ có những bước như sau:
Bước 1:

Sóng (1) - (2) sẽ mang giá trị 100%:

Bước 2:

Dịch chuyển thang Fibonacci lên sao cho chân sóng (2) trùng với điểm 0%. Các thang Fibonacci được chia
như hình dưới:
Bước 3:

Chúng ta chuẩn hóa sóng (3) với bộ 5 sóng con (i-ii-iii-iv-v) lần lượt tại các thang đo như hình dưới:

Bước 4:

Chúng ta kỳ vọng sóng 4 sẽ hồi quy về vùng 76.4 - 100% của thang Fibonacci:

Bước 5:
Cuối cùng, chúng ta cũng có một bộ 5 sóng đẩy nhỏ trong sóng (5) lần lượt nằm ở các thang fibonacci như
ở hình dưới:

Okay, trên đây là một việc làm mang tính chất công thức hóa "Elliott waves'' cũng như việc cụ Nelson
Elliott công thức hóa những chuyển động giá trên thị trường tài chính vậy. Nó sẽ giúp cho chúng ta dễ
dàng tiếp cận hơn với giao dịch, không có nghĩa là nó ''Luôn luôn xảy ra như vậy". Với Fibonacci Pinball,
chúng ta sẽ thấy giá như một cái ''Pinball'' bật đi nảy lại trên 1 thang Fibonacci duy nhất.

Trong giao dịch chúng ta có thể tùy biến dựa vào vùng di chuyển của giá, nếu sóng con kết thúc ở 1
thang Fibonacci cao hơn, chúng ta có thể kỳ vọng vùng điều chỉnh sẽ ở một thang fibonacci cao hơn và
ngược lại. Chúng ta cùng làm một bài thực hành để hiểu rõ hơn như dưới đây.

Bước 1:
Bước 2:

Bước 3:

Bước 4:
Trên đây là lý thuyết và một phần "Lý thuyết thực hành" của chủ đề "Fibonacci Pinball". Mình gọi phần
trên là phần "Lý thuyết thực hành'' bởi vì đây là những dữ liệu lấy từ quá khứ. Phần thực hành sẽ là phần
của các anh em.

Như anh em đã biết, lý thuyết là nguồn gốc của thực tiễn. Và việc thực hành như thế nào là tùy vào cá
nhân của mỗi chúng ta.

Trước khi bác Hồ Chí Minh lên đường sang Pháp có để lại cho cụ Huỳnh Thúc Kháng một câu nói để quản
lý đất nước trong tình hình rối ren đó là "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" - Nghĩa là lấy cái không thay đổi để
ứng phó với những cái thay đổi. Vì vậy, trong giao dịch chúng ta cũng nên linh hoạt tùy vào hoàn cảnh.
Tuy nhiên, khi có một sự xác nhận gần đúng như lý thuyết - chúng ta không nên bỏ lỡ mà hãy chớp lấy cơ
hội đấy.

Vậy là phần "Fibonacci Pinball" đã xong, nếu anh em nào yêu thích và cảm thấy hữu ích có thể để lại
comment hoặc chia sẻ. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc trao đổi nào xin để lại dưới phần comment nhé!

Chúc anh em sớm thành tựu,

Mạc An
Phương pháp phát hiện vùng hỗ trợ không bền vững bằng sóng Elliott
(https://traderviet.com/threads/phuong-phap-phat-hien-vung-ho-tro-khong-ben-vung-bang-song-
elliott.30472/#post-331433)

Vùng hỗ trợ được định nghĩa là vùng cản nằm bên dưới giá, không cho giá giảm sâu thêm trong tương lai.
Đó là tại sao chúng ta thường kỳ vọng giá bật lên trở về vùng hỗ trợ. Những vùng này khá nhạy cảm với
giá và làm cho giá đi ngược lại với hướng đi ban đầu.

Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, những vùng cản này có lúc sẽ bị xuyên phá, có thể vì nhiều lý do khác
nhau, do momentum, do các yếu tố cơ bản, do lực cung quá nhiều,... Một câu hỏi đặt ra là làm sao để nhà
đầu tư biết được vùng hỗ trợ nào bền vững (làm đảo chiều giá), vùng hỗ trợ nào không bền vững (giá có
thể xuyên qua và đi tiếp).

Trên thực tế có rất nhiều cách cho nhà đầu tư lựa chọn, nhưng trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ chia sẻ
với nhà đầu tư về phương pháp sóng Elliott để nhận diện những vùng cản không bền vững.

Trước tiên, chúng ta nhìn vào hình bên dưới này và dự đoán xem giá có xuyên qua được vùng hỗ trợ này
không?

Khi tôi hỏi vậy thì ắt hẳn anh em đoán được câu trả lời là có rồi đúng không, nhưng tại sao? Rõ ràng vùng
hỗ trợ này khá là cứng, nó là tập hợp của 3 cái đáy trong quá khứ, tập trung khá nhiều lượng cầu chờ sẵn.
Và dĩ nhiên khi giá chạm vào vùng này, lượng cầu sẽ kích hoạt và làm giá tăng lên. Theo lý thuyết là như
vậy. Những không, làm sao chúng ta biết lượng cầu là bao nhiêu, nó có đủ hấp thụ hết lượng cung hay
không?

Chúng ta có nhiều cách để giải thích vấn đề này, nhưng bây giờ tôi sẽ sử dụng phương pháp Elliott Wave
Principle để "lý luận".

Nếu hiểu rõ và biết cách sử dụng sóng Elliott thì không khó để chúng ta nhận ra giá hiện tại đang nằm
trong con sóng C (tức là con sóng giảm) vì đã hình thành xong sóng A và sóng B. Trong còn sóng C đang
hình thành thì sóng nhỏ 1 và sóng nhỏ 2 đã hình thành xong, hiện tại đang là đất của sóng 3 cũng là một
con sóng xuống.

Theo lý thuyết chúng ta học, sóng 3 là sóng khá mạnh vì nó là sóng đẩy, do đó khả năng để nó xuyên phá
qua vùng hỗ trợ này khá cao. Mặt khác do cần phải giảm để hoàn thành cho xong sóng C lớn. Như vậy,
không còn cách nào khác ngoài việc giá phải giảm và xuyên qua vùng hỗ trợ. Chúng ta xem kết quả dưới
đây:
Dĩ nhiên, giá đã phản ứng tại vùng hỗ trợ bằng cách tạo một vùng sideways, đây là lúc lượng cung đang
hấp thụ hết lượng cầu chờ sẵn để đi tiếp, giá không tăng mà chỉ dừng lại tại đó, chứng tỏ lực cầu không
đủ để đẩy giá lên.

Một câu hỏi mà có thể nhà đầu tư đang rất thắc mắc là làm sao để đếm được như vậy. Câu trả lời này
nằm trong chuỗi series mà tôi đã viết gần đây, nhà đầu tư có thể tìm đọc thêm nhé. Hy vọng bài viết này
có thể giúp ích cho anh em.

Happy trading!

Nguồn: Kakata
Bốn lời khuyên để cải thiện phương pháp giao dịch với sóng Elliott
(https://traderviet.com/threads/bon-loi-khuyen-de-cai-thien-phuong-phap-giao-dich-voi-song-elliott-
danh-cho-anh-em.32245/)

Kính gửi các anh em sóng thủ,

Chúng ta đã trải qua một series khá dài về phân tích mô hình sóng Elliott.

Trong bài viết hôm nay, mình sẽ có 4 lời khuyên về cách cải thiện độ chính xác của phân tích sóng trong
thực tế. Tất nhiên, đây là 4 lời khuyên để chúng ta có thể tiếp cận được với phương pháp một cách chuẩn
chỉ hơn và sẽ dành cho những anh em nào muốn giao dịch theo sóng Elliott một cách nghiêm túc. Trong
quá trình tìm hiểu, chúng ta cũng có thể sẽ gặp phải những lời chê bai nhưng anh em hãy cứ bước tới và
đếm sóng theo cách của chúng ta nhé!

1. Thực hiện theo các quy tắc

Không có gì quan trọng trong phân tích sóng Elliot hơn là tuân thủ các quy tắc sóng Elliott. Mỗi mẫu sóng
có một bộ quy tắc riêng biệt, phải được hoàn thành để làm cho mẫu hợp lệ. Nếu một số yêu cầu nhất định
không được đáp ứng, một số mô hình khác phải được mở rộng ra hơn. Đây là hai bài viết tổng hợp tất cả
các quy tắc và hướng dẫn sóng cho 5 mô hình sóng cơ bản nhất:

https://traderviet.com/threads/elliott-waves-toan-tap-phan-v-quy-tac-va-huong-dan-song-cho-nam-
dang-song-chinh-hoi-1.31855/

https://traderviet.com/threads/elliott-waves-toan-tap-phan-v-quy-tac-va-huong-dan-song-cho-nam-
dang-song-chinh-hoi-2.31879/

Mặc dù điều này nghe có vẻ như rất rõ ràng, nhưng thực tế giao dịch không đơn giản như vậy, bên cạnh
đó việc tiếp cận một mô hình sóng thiếu chặt chẽ sẽ dẫn đến thảm họa. Điều tối quan trọng là cấu trúc
bên trong xác nhận mẫu lớn hơn. Điều này sẽ dễ dàng hơn khi nói đến các cấu trúc 5 sóng đẩy, nhưng trở
nên khó khăn hơn rất nhiều khi nói đến các mẫu điều chỉnh.

Do đó, rất hữu ích khi có những quy tắc tham chiếu cho việc sử dụng sóng Elliott và để thành công anh
em phải nhanh chóng kiểm tra và xác nhận rằng nhãn sóng của mình đang tuân thủ đầy đủ những quy tắc
sóng được đặt ra.

2. Luôn bắt đầu với bức tranh lớn hơn


Anh em bắt đầu phân tích của từ khung thời gian rộng nhất là một lợi thế. Nếu anh em có thể xác định
chính xác các chu kỳ sóng lớn, anh em sẽ có cảm giác tốt hơn nhiều về những mức giá mà có khả năng sẽ
là các bước ngoặt đối với bước sóng ở quy mô nhỏ hơn. Anh emn sẽ có thể đánh giá tốt hơn một xu hướng
có thể kéo dài bao lâu và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho các mức giá tiềm năng trên các khung thời gian nhỏ
hơn. Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ Weekly của AUD/NZD, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng một sóng
hiệu chỉnh của 5 sóng đẩy giảm trước đó với hiện tại là một sóng Flat.

Bắt đầu phân tích sóng từ góc độ thời gian rộng giúp đơn giản hóa quá trình giải mã các mẫu sóng nhỏ
hơn. Điều đó bởi vì nếu anh em có ý thức về mô hình sóng quy mô lớn, nó giúp xác định cấu trúc bên trong
sẽ trông như thế nào. Sau đó, anh em biết những gì cần làm trên các khung thời gian nhỏ hơn để phù hợp
với mẫu sóng lớn hơn đó. Nếu chúng hoàn toàn khớp với nhau, bạn có thể khá chắc chắn về hành động
giá nào sẽ xảy ra tiếp theo. Nếu có sự mâu thuẫn giữa cấu trúc nhỏ bên trong cấu trúc sóng lớn và anh em
không thể hiểu được những cấu trúc sóng đó, đây chính là lúc chúng ta cần phải xem xét lại tính hợp lệ
của mẫu hình sóng lớn.

Trước tiên, hãy thử và xem các mẫu sóng trên biểu đồ tuần hoặc hàng tháng và từng bước làm việc theo
cách của chúng ta đồng thời tìm mối liên hệ giữa các cấu trúc sóng đó với các cấu trúc có liên quan của
thời điểm hiện tại.

3. Trở thành bậc thầy của sóng hiệu chỉnh

Mình chắc chắn một điều rằng, các giao dịch tốt nhất xảy ra nếu chúng ta có thể bắt được một sóng xung
lực từ sớm. Nhưng để bắt được chúng, chúng ta cần phải thành thạo trong việc xác định chính xác các cấu
trúc hiệu chỉnh. Vì vậy, trong quá trình phân tích trước khi giao dịch chúng ta phải nhận diện được loại mô
hình sóng hiệu chỉnh nào nào đang diễn ra để chúng ta biết khi nào nó sẽ hoàn thành. Điều này sẽ có lợi
ích gấp đôi khi nó sẽ góp phần bảo vệ chúng ta khỏi những giao dịch quá sớm mà mình vẫn gọi là ''đúng
người sai thời điểm'', hoặc giả cũng như không ‘’lỡ thuyền’’ khi giá tiếp tục xu hướng với sóng xung lực.

Ở đây, một lần nữa, chìa khóa nằm ở việc biết rõ các quy tắc của từng mẫu sóng. Một bài tập tốt cho việc
này là tìm kiếm một phần hành động giá rất phức tạp trên biểu đồ Daily. Khi bạn tìm thấy một cái, phóng
to và cố gắng xác định tất cả cấu trúc vi mô của nó. Điều này sẽ làm cho bộ não của chúng ta quen với
nhiều ''hoán vị'' trong đó các mô hình hiệu chỉnh có thể xuất hiện. Dưới đây là một ví dụ:

4. Xem xét hành động giá một cách kỹ lưỡng

Sự khác biệt giữa sóng xung lực có cấu trúc 5 sóng và sóng hiệu chỉnh với cấu trúc 3 sóng không phải lúc
nào cũng dễ dàng. Bởi vì mọi cấu trúc điều chỉnh đều có chứa sóng xung trong đó (ví dụ zig-zags chứa 2
sóng xung và nếu zig-zags giữa là kép thì sẽ có khả năng có 4 sóng xung).

Nhưng những tín hiệu đến từ Price Action hoặc những cây nến có thể đưa ra manh mối về việc mẫu nào
có nhiều khả năng hơn – HỌC PRICE ACTION LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP. Một sóng
xung lực 5 sóng thực sự thường rất rõ ràng và vừa vặn trong một kênh xu hướng. Mặt khác, zig-zags và
các sóng hiệu chỉnh khác sẽ hiển thị khác thường, nổi loạn hơn, và không phù hợp với kênh xu hướng kết
nối sóng 1 với 3 và 2 với 4 giống như trong sóng xung lực. Như trong ví dụ dưới, chúng ta có thể xác nhận
được sự chấm dứt của sóng hiệu chỉnh bằng hành động giá mà chúng ta vẫn thường gọi là FAKEY, và
thường khi sóng tam giác kết thúc, xu hướng trước đó sẽ quay trở lại:
Phân tích sóng đòi hỏi thời gian và thực hành thường xuyên để trở nên tinh tế và chính xác hơn, nhưng
nếu bạn kiên trì, nó có thể có giá trị to lớn đối với hiệu suất giao dịch của bạn.

Tất cả những nỗ lực đều sẽ là tốt nhất trên hành trình giao dịch của bạn, và hãy lầm lũi tiến tới trên con
đường của mình!

https://www.forexfactory.com/showthread.php?t=464228
Nguyên lý sóng Elliott - tản mạn về một số vấn đề của sóng Elliott
(https://traderviet.com/threads/nguyen-ly-song-elliott-tan-man-ve-mot-so-van-de-cua-song-
elliott.32770/)

Xin chào anh em, hôm nay sẽ là chuyên mục tản mạn về những kiến thức về nguyên lý sóng Elliott. Nó
không có chủ đề gì cụ thể nên tôi tạm đặt tên nó là tản mạn về sóng Elliott.

KHI NÀO MÔ HÌNH 5 SÓNG ĐẨY KẾT THÚC?

Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư đếm sóng đang thắc mắc và muốn biết. Sau khi hình
thành một xu hướng lớn, 5 sóng đẩy chắc chắn sẽ đến hồi kết thúc. Câu hỏi này tương tự như việc câu hỏi
khi nào xu hướng kết thúc. Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta sẽ phải có những kỹ thuật liên quan đến
sóng Elliott như sau.

Sự hoàn thành của 5 sóng đẩy xuất hiện khi được xác nhận bằng cách sau:

 Giá sẽ breakout qua đường trendline đi qua điểm kết thúc sóng 2 và sóng 4 với thời gian ngắn hơn
thời gian hình tồn tại của sóng 5.

Lưu ý, nếu mất thời gian rất lâu để breakout qua đường trendline này thì có 3 khả năng xảy ra:

 Thực ra sóng 4 chưa xong


 Sóng 5 chưa xong và nó đang hình thành dạng sóng Ending Diagonal.
 Đếm sóng sai.
GIÁ TIẾP DIỄN NHƯ THẾ NÀO SAU KHI KẾT THÚC 5 SÓNG CHÍNH?

Dĩ nhiên, khi giá kết thúc 5 sóng chính sẽ bắt đầu vào giai đoạn sóng điều chỉnh, ví dụ như abc. Ta tạm gọi
sau khi kết thúc sóng đẩy lớn là một con sóng hồi lớn (có thể là Zigzag, Flat,...). Nhưng hồi đến đâu.

Mức hồi tối thiểu

Mức hồi tối thiểu của con sóng hồi sẽ phụ thuộc vào sự mở rộng của con sóng nào trong 5 sóng chính
trước đó. Cụ thể:

 Nếu sóng 1 mở rộng, mức hồi tối thiểu là 100% sóng 5


 Nếu sóng 3 mở rộng, mức hồi tối thiểu là giá sẽ đi vào vùng sóng 4
 Nếu sóng 5 mở rộng, mức hồi tối thiểu là 61.8% sóng 5.

Mức hồi tối thiểu này để giúp bạn tính được mục tiêu giá nếu bạn đặt lệnh ngược xu hướng cũ khi sóng 5
kết thúc.

Mức hồi tối đa

Mục tiêu tối đa của con sóng hồi lớn sẽ phụ thuộc vào sóng 1,3,5,A và C:

 Nếu 5 sóng hoàn thành là sóng 1 lớn, sóng 3 lớn hay sóng A lớn thì giá sẽ hồi về tối đa là 61.8%

Ngoại trừ 1: nếu hồi quá 61.8%, và đó là sóng 1 lớn thì chắc chắn con sóng 2 sẽ là mẫu hình phức tạp
với sóng C bị cụt.

Ngoại trừ 2: nếu hồi quá 61.8% và đó là sóng 3 thì sóng 5 lớn có khả năng bi cụt.

 Nếu 5 sóng hoàn thành là sóng 5 lớn hoặc sóng C thì giá sẽ hồi về tối đa là toàn bộ 5 sóng.

MỘT SỐ ĐIỀU LƯU Ý QUAN TRỌNG KHÁC

Sử dụng trendline để dự đoán sự kết thúc của sóng 2 và sóng 4.

Vẽ một đường trendline 0-2 được tính từ điểm bắt đầu sóng 1 đến điểm kết thúc sóng 2.

Nếu giá breakout qua đường trendline này trước khi sóng 5 nhỏ trong sóng 5 hoàn thành thì điều đó có
nghĩa là sóng 2 chưa xong và đường Trendline 0-2 cần phải được vẽ lại. Đường trendline này giúp chúng
ta nhận biết được sóng 2 đã kết thúc chưa hay chúng ta đang ngộ nhận sóng 3 vì không có phần nào của
sóng 3 được xuyên qua đường trendline 0-2 này.
Sóng 4 thì có thể breakout qua đường Trendline này.

Và lúc đó, chúng ta sẽ vẽ thêm 1 đường trendline nối điểm cuối sóng 2 và sóng 4, ta được đường trendline
2-4.

Tương tự như trendline 0-2, trendline 2-4 không bị xâm phạm bởi sóng 5, nếu tại thời điểm sóng 5 chưa
hoàn thành mà giá đã breakout trendline 2-4 thì tức là sóng 5 chưa hề tồn tại, giá vẫn đang còn nằm trong
sóng 4. Lúc đó, cần phải vẽ lại trendline:
Trên đây là một số kiến thúc thú vị ngoài lề danh cho những ai chuyên sâu về sóng Elliott. Tôi sẽ tiếp tục
post thêm vài bài nữa để giúp anh em học kỹ hơn. Happy learning.
Tản mạn về Fibonacci và tỷ lệ vàng
(https://traderviet.com/threads/tan-man-ve-fibonacci-va-ty-le-vang.19669/#post-184020)

Có một tỷ lệ đặc biệt có thể được sử dụng để mô tả tỷ lệ của tất cả mọi thứ từ các khối nhỏ nhất của tự
nhiên, chẳng hạn như các nguyên tử, đến các mô hình tiên tiến nhất trong vũ trụ, chẳng hạn như các thiên
thể lớn không thể tưởng tượng nổi. Thiên nhiên dựa vào tỷ lệ này để duy trì sự cân bằng nhưng thị trường
tài chính dường như cũng phù hợp với "tỷ lệ vàng" này. Chúng ta hãy xem xét một số công cụ phân tích
kỹ thuật đã được phát triển để tận dụng tỷ lệ vàng Fibonacci.

Toán học

Các nhà toán học, nhà khoa học và tự nhiên đã biết tỷ lệ này từ nhiều thế kỷ trước. Nó có nguồn gốc từ
dãy Fibonacci, được đặt tên theo người phát hiện ra nó ông Leonardo Fibonacci, người Ý (sinh ra vào
khoảng năm 1175 sau Công Nguyên và mất khoảng năm 1250 sau Công Nguyên). Mỗi số trong chuỗi này
chỉ đơn giản là tổng của hai số trước (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, v.v.).

Chưa dừng lại ở đó, trong dãy Fibonacci bạn có thể lấy các số chia cho nhau (ví dụ 5/3=1,666; 13/8=1,625).
Tỷ lệ này được gọi bằng nhiều tên: tỷ lệ vàng, trung bình vàng, PHI và tỷ lệ thần thánh. Vậy tại sao con số
này lại quan trọng như vậy? Vâng, hầu như tất cả mọi thứ có tính chất đều tuân theo tỷ lệ 1.618, do đó,
nó dường như là tỉ lệ của thiên nhiên.

Chứng minh:

Bạn không tin? Lấy mấy con ong làm ví dụ. Nếu bạn chia số ong đực chia cho số ong cái trong tổ ong, bạn
sẽ nhận được con số 1.618. Hoa hướng dương, có các hạt xoắn ốc đối lập, có tỷ lệ 1.618 giữa các đường
kính của mỗi vòng. Tỷ lệ này có thể được nhìn thấy trong mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau
trong tự nhiên.

Vẫn không tin được? Cần ví dụ dễ dàng hơn? Thử đo từ vai đến đầu ngón tay của bạn, và sau đó chia số
này theo chiều dài từ khuỷu tay đến đầu ngón tay bạn. Hoặc thử đo từ đầu đến chân của bạn, và chia nó
theo chiều dài từ rốn đến chân bạn. Kết quả có giống nhau không? Kết quả sẽ nằm trong khoảng 1.618?
Tỷ lệ vàng dường như là không thể phủ nhận.

Nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoạt động trong lĩnh vực tài chính ... phải không? Trên thực tế, các
thị trường có cùng cơ sở toán học giống như các hiện tượng tự nhiên này. Dưới đây chúng ta sẽ cùng
khám phá indicator Fibonacci.

Nghiên cứu Fibonacci và Tài chính


Khi được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, tỷ lệ vàng thường được dựng thành ba mức phần trăm: 38,2%,
50% và 61,8%. Tuy nhiên, nhiều bội số có thể được sử dụng khi cần thiết, chẳng hạn như 23,6%, 161,8%,
423% v.v. Có bốn phương pháp chính để áp dụng Fibonacci cho thị trường: retracements, arcs, fans và
time zone.

1. Fibonacci Retracements

Fibonacci retracements sử dụng các đường ngang để chỉ ra các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Chúng được
tính bằng cách xác định vị trí cao và thấp của biểu đồ. Sau đó, năm dòng được vẽ ra: đầu tiên ở mức 100%
(mức cao trên biểu đồ), thứ hai ở mức 61,8%, thứ ba ở mức 50%, thứ tư ở mức 38,2% và số cuối ở mức
0% (mức thấp trên biểu đồ) . Thị trường lên hoặc xuống, mức hỗ trợ và kháng cự mới thường ở hoặc gần
các đường này.

2. Fibonacci Arcs

Việc tìm kiếm mức cao và thấp của biểu đồ là bước đầu tiên để tạo các vòng cung Fibonacci. Sau đó, với
một chuyển động giống như la bàn, ba đường cong được vẽ ở mức 38,2%, 50% và 61,8% so với điểm
mong muốn. Những dòng này dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự.

3. Fibonacci Fans

Fibonacci Fans vẽ các đường chéo. Cũng dựa trên các điểm cao và thấp của biểu đồ, 3 đường chéo được
vẽ ra với điểm tận cùng bên phải. 3 đường này được chia thành 38,2%, 50% và 61,8%. (Đọc thêm về
Fibonacci Fans: Phương pháp sử dụng Fibonacci Fan đơn giản)
4. Fibonacci Time Zones

Không giống như các phương thức Fibonacci khác, Fibonacci Time Zone là một chuỗi các đường thẳng
đứng. Chúng được tạo thành bằng cách chia một biểu đồ thành các phân đoạn với các đường thẳng đứng
cách nhau theo các mức tăng theo trình tự Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, v.v.). Những dòng này biểu thị
các khu vực có thể có sự biến động giá lớn

Điểm mấu chốt

Indicator Fibonacci không nhằm mục đích cung cấp các chỉ dẫn cho việc xác định điểm vào và ra giao dịch,
chúng hữu ích trong việc xác định hỗ trợ và kháng cự. Nhiều người sử dụng kết hợp Fibonacci để có được
một dự báo chính xác hơn. Ví dụ, Fibonacci thường được sử dụng với Elliott Waves để dự đoán mức độ
hồi quy sau các sóng khác nhau.

Nguồn investopedia.com
Elliott Wave Principle - Phần 1: Lý thuyết vớ vẩn hay công trình vĩ đại?
(https://traderviet.com/threads/elliott-wave-principle-phan-1-ly-thuyet-vo-van-hay-cong-trinh-vi-
dai.18758/#post-171909) - Tác giả: @Vũ Thái Dương

Kính chào toàn thể anh em TraderViet,

Nhân dịp buổi tối cầm quyển "Trade about to happen" của Mr.Weis lên rồi bỏ xuống vì chữ tiếng Anh
nhiều quá, lười đọc. Mình quyết định ôn lại (Kèm theo truyền bá) món EWP mình sử dụng bấy lâu nay vẽ
hưu vẽ vượn cho anh em tham khảo.

Vậy, EWP là gì?

Nhìn hình thấy có vẻ đắng lòng nhỉ, anh em ta phần lớn đều bị liệt vào hàng ngũ General Public nhé.
OK, vào phần nội dung chính.

Đã bao giờ các bạn tự hỏi:

 Vì sao Thị trường đang tăng ngon lành, bỗng dưng quay đầu cái rụp, rồi cứ thế rớt, rớt nữa, rớt
mãi?
 Vì sao có mấy lần Thị trường rớt ít, nhưng lại có những lần rớt cái đùng khiến cho người người
chưng hửng, nhà nhà chưng hửng?
 Vì sao mình thấy TT vượt kháng cự ngon lành, KLGD lớn, nến đẹp, mình đu vào 1 phát là ngay hôm
sau TT quay đầu giảm ngay và giảm sâu, khiến cho hàng về đem bán lõm liền mấy %
 Vì sao TT giảm như điên, mình sợ quá cắt lỗ, vừa cắt xong thì TT quay đầu tăng như chưa bao giờ
có cuộc chia ly nào?
 Vì sao tin tốt ra mà TT lại có lúc theo tin tăng giá, nhưng cũng có lúc nó lại giảm?
 Vì sao TT tăng mạnh, mà cha Vũ Thái Dương cứ lăm le đòi Short vào đầu TT? Sao ổng ko Long?
Cha này bị điên sao? Thích đánh ngược TT sao?

OK, fine, vậy thì ta cùng nhìn cái hình bên dưới đây, so sánh với 2 cái hình tào lao phía trên nhé:

Nhìn tổng thể có vẻ giống ha, chắc là trùng hợp, vậy nhìn vào khung thời gian nhỏ hơn 1 cái xem nào:
....

Chuyện gì đang xảy ra? Mấy thứ này lặp đi lặp lại, dù hình dáng có thể không chuẩn, có thể khác nhau,
nhưng dường như là chung 1 kiểu???

Well, giải thích nôm na như thế này:

Ông Thị Trường, cũng như tất cả chúng ta, đều có những thói quen riêng mà ông ta lặp đi lặp lại 1 cách vô
thức. EWP chính là 1 quyển sách, ghi lại những thói quen đó của ông Thị Trường.

Việc học thuộc lòng những thói quen của Ông Thị trường giúp chúng ta phần nào dự báo được hành động
kế tiếp của Ông ta, từ đó bày mưu đi tắt đón đầu, xin tiền ông Thị Trường.

Đương nhiên, chúng ta sẽ xin tiền ông ta khi ông ta vừa thực hiện xong một thói quen mang đến tâm trạng
tốt, điều đó cho phép chúng ta nâng cao xác xuất được ông cho tiền - Vì tâm trạng ông đang tốt, và ta biết
điều đó.

Đồng thời, chúng ta hiểu được, dù tâm trạng ông TT tốt, cũng không đồng nghĩa với việc ông sẽ luôn cho
tiền chúng ta. Nhưng dù sao thì cũng sẽ dễ xin hơn khi ông TT đang bực mình.

Câu hỏi đặt ra là:

Mặc dù thói quen của ông TT lặp đi lặp lại, cùng một khuôn mẫu, cùng một kiểu, nhưng mỗi lần nó lại khác
nhau, không lần nào giống lần nào, vậy làm sao mà áp dụng được?
Well, EWP chỉ ghi lại thói quen của ông TT, chúng ta chỉ biết sau 1 hành động A, sẽ là hành động B, EWP
không cho ta biết hành động A khi nào mới kết thúc, do đó, câu hỏi trên...căn bản là không trả lời được.

Thay vì đi đoán xem lúc nào thì hành động A kết thúc, chúng ta nên tập trung quan sát những biểu hiện
cho thấy hành động B đã bắt đầu, đó mới là chân lý.

Mr.Elliott đã giúp chúng ta ghi lại hết tất cả thói quen của ông TT, nhiệm vụ của chúng ta là phải học thuộc
lòng nó và ứng dụng nó 1 cách khôn khéo.

Quay lại 2 cái hình đầu tiên, giờ thị bạn muốn nhảy vào TT ở giai đoạn nào?

*Đón xem phần cuối: Chiến lược giao dịch dựa vào EWP.

P.S: Đọc quyển sách "Trade about to Happen" có thể sẽ khiến bạn đem hết indicator vứt sọt rác, khuyến
nghị ko nên đọc...
Elliott Wave Principle - Phần 2: Kế hoạch giao dịch với EWP
(https://traderviet.com/threads/elliott-wave-principle-phan-cuoi-ke-hoach-giao-dich-voi-ewp.18832/).
Tác giả: @Vũ Thái Dương

Mình bắt đầu phần 2 này với vài cái hình để các bạn dễ hình dung (Đương nhiên là hình quá khứ):
Kế hoạch giao dịch:
Đặc điểm chung:

 Luôn luôn vào lệnh ở các vùng retracement theo Fibonacci của sóng 1: 38.2% - 50% - 62.8%.
 Luôn luôn đặt SL 0.1 điểm dưới chân sóng 1
 Luôn luôn Take profit ở level 1.618

Câu hỏi:

 Vậy sao ông Vũ Thái Dương ra kèo short vừa rồi lấy Target ở mút chỉ cà na :V
Trả lời:

Việc còn lại của các bạn chính là xác định xem đâu là sóng 1:

 Xác định đúng  Nhặt tiền


 Xác định sai  Stop loss
Lấy xác xuất xác định đúng/sai là 50%

Với R:R là 1:3 như minh họa

Sau 100 trade, mỗi trade tạm xem như lỗ 1 điểm, lời 3 điểm, chúng ta có kết quả:

(3 x 0.5 x 100) - (1 x 0.5 x 100) = 100 điểm.

Kết quả này còn phụ thuộc vào số điểm take risk thực tế cho từng trade.

Nếu bạn cứ chọn sai sóng 1 với Risk 5-6 và chọn đúng sóng 1 với Risk 1-2 điểm... Hẳn là winrate 50% không
giúp bạn chiến thắng đc.

Do vậy, lời khuyên của mình là hãy thận trọng với những trade có risk > 3 điểm.

Ngoài ra, nhớ chú ý đến những con sóng lớn, reward sẽ rất khủng bố mà risk thì tương đương với 1 con
sóng nhỏ.

Đây mới chính là sức mạnh thật sự của EWP

Vậy nếu như kịch bản của mình đúng?


Happy trading!
Sóng Elliott ở thế kỷ 21 - Phần 1. Giới thiệu
(https://traderviet.com/threads/song-elliott-o-the-ky-21-p1-phan-gioi-thieu.13442/)

Để hiểu rõ hơn về sóng Elliott, mình dịch một loạt gồm 6 phần tại Investopedia cho cả nhà TraderViet nhé.
Chuỗi bài này của tác giả Matt Blackman và có tựa đề là Sóng Elliott ở thế kỷ 21 (Elliott Wave In The 21st
Century)

Toàn bộ series tại link này

-------

Có một câu chuyện vui hay được chia sẻ giữa những nhà phân tích sử dụng PTKT rằng nếu nhốt 12 ông
dùng sóng Elliott vào 1 căn phòng, các ông đó sẽ không thể nào thống nhất cùng nhau cách đếm sóng và
hướng đi tiếp theo của cổ phiếu được đếm sóng. Không còn nghi ngờ gì nữa, lý thuyết sóng Elliott đã đặt
ra một số thách thức đối với việc giải thích, nhưng hoài nghi như vậy thì có công bằng?

Robert Precher, chuyên gia nổi tiếng về sóng Elliott, đã có nhiều dự đoán tuyệt vời về thị trường bằng học
thuyết sóng này, đặc biệt trong khoảng năm 1970 - 1980 - ông đã dự báo cú sụp đổ thị trường rất mạnh
năm 1987. Nhưng kết quả của Precher vào cuối thế kỷ 20 cũng không tốt gì. Sự thật là quyển sách của ông
có tựa "Tại đỉnh của cơn sóng cồn" (1995), ông đã kêu gọi nhà đầu tư rời thị trường vì chỉ số Dow có thể
đạt đỉnh, nhưng sự thật thì chỉ số này cứ tiếp tục tăng tiếp.

Vậy ngay cả những chuyên gia hàng đầu về Elliott cũng gặp khó khăn khi sử dụng học thuyết sóng Elliott,
thì chúng ta ra sao đây? Sự chủ quan cao độ khi áp dụng học thuyết này là một lý do khiến học thuyết có
vấn đề và lý do khiến Elliott ít khi tìm được sự đồng thuận sử những người sử dụng nó. Điều này dẫn đến
sự bất ổn, và trong đầu tư thì bất ổn dẫn đến việc không hành động. Đó là lý do giải thích vì sao nhiều
trader lựa chọn giao dịch mà không dùng sóng Elliott hoặc cực kỳ bối rối khi thử dùng nó. Nhưng liệu thái
độ đó có giống như việc tạt 1 đứa bé ra ngoài bằng nước tắm?
Ông Robert Precher - chuyên gia sóng Elliott

Trong chuỗi bài này, chúng tôi sẽ săn lùng và sử dụng các chương trình và sản phẩm dựa vào sóng Elliott
nhằm hợp lý hoá quá trình áp dụng lý thuyết và áp dụng nó vào trading. Hãy suy nghĩ về những điều này
như là ứng dụng giúp đưa Sóng Elliott vào thế kỷ 21 nhé.

Sóng Elliott có nhiều fan nhưng rất ... rối rắm


Mục đích của chúng tôi giúp độc giả làm quen với thuyết sóng Elliott mới trong thế kỷ 21. Đối với những
người có thể đã bác bỏ lý thuyết vì thất vọng, hướng dẫn này sẽ cho thấy những phát triển mới trong công
nghệ đã chuyển đổi việc áp dụng sóng Elliott và đã được phát triển cách đây hơn 60 năm

Trước tiên, chúng ta hãy xem lịch sử ứng dụng Sóng Elliott của Prechter và cách nó thể hiện cả những
thành công và thách thức của lý thuyết sóng Elliott

Theo Investopedia

Hết phần 1 - mình sẽ cố gắng mỗi ngày làm 1 phần cho hết 6 phần. Like và comment động viên mình nào.
Sóng Elliott ở thế kỷ 21 - Phần 2. Những thách thức dành cho các chuyên gia
(https://traderviet.com/threads/song-elliott-o-the-ky-21-p2-nhung-thach-thuc-danh-cho-cac-chuyen-
gia.13517/)

Vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 1987, Robert Prechter thấy 3 điều kiện mà chưa từng xảy ra kể từ
đỉnh giá xuất hiện năm 1976.

Biểu đồ 1 - Chỉ số chứng khoán DowJones (DJIA) năm 1987 vào ngày 02/10/1987, khi ông Prechter tư
vấn khách hàng của ông rời khỏi thị trường.

 Đầu tiên, đó là mô hình giá của một cấu trúc sóng trên thị trường tài chính Mỹ trong 1 đợt tăng
giá nằm trong khoảng 20/09 - 02/10/1987 có hình dạng của một cú bật xuống ở mức độ lớn hơn,
chứ không phải là dấu hiệu bắt đầu của một con sóng mới. Đây là dạng điển hình của việc tăng giá
trong thị trường giá xuống.

 Tiếp theo, ông quan sát thấy sự giảm sút động lực trong đà tăng, và chỉ số chứng khoán đã nhanh
chóng rơi vào trạng thái cực kỳ quá mua (overbought - một trạng thái khiến thị trường dễ đảo
chiều xuống). Điều này chỉ ra rằng đà tăng đang gặp rắc rối. Các tỷ lệ tăng/giảm (advance/decline
ratios) đang ở trạng thái tồi tệ nhất năm, cho thấy sức mạnh nội tại của thị trường đang ở trong
tình trạng thất bại.
 Cuối cùng, Prechter nhận thấy rằng tâm lý của nhà đầu tư đang thay đổi rất mạnh mẽ và chi phí
bảo hiểm (premiums) cho chỉ số chứng khoán tương lai (stock index futures) đã tăng lên mức cao
nhất trong vòng 18 tháng gần đó. Điều này có nghĩa là trader và investor đang cược rất mạnh vào
chiều tăng trong 1.5 năm trước đó.

Khi mà cả thị trường đã vào lệnh mua, thì còn ai sẽ mua tiếp theo?

Những điều trên là đủ cho ông Prechter tư vấn khách hàng của ông rời khỏi thị trường ngày 02/10/1987.
Lúc đó, DJIA đóng cửa ở mức 2640.99. Ngày thứ Hai tiếp theo - và 2 tuần rưỡi kế tiếp - chứng kiến chỉ số
này giảm xuống còn 1738.74, mất hơn 34%. Ngày 19/10 sau này nổi tiếng được gọi là "Ngày Thứ Hai Đen
Tối" và đang giữ kỷ lục là ngày giảm giá mạnh nhất của DJIA - mất 23%. Khách hàng của Prechter an toàn
và biết ơn ông.

Robert Prechter đã nghiên cứu lý thuyết Sóng Elliott từ những năm 1970. Ông đã sử dụng nó trong khi
làm việc với tư cách là chuyên gia kỹ thuật về thị trường tại Merrill Lynch. Năm 1978, ông là đồng tác giả
nguyên lý Sóng Elliottvới A J Frost. Ông cũng cho ra đời The Elliott Wave Theorist (Nhà Lý Thuyết Sóng
Elliott), một tạp chí dành cho việc phân tích các thị trường của Mỹ. Vào những năm 1980, Prechter đã trở
thành một cái tên nổi tiếng trong cộng đồng tài chính và ông đã giành được nhiều giải thưởng cho việc dự
báo các thời điểm thị trường đảo chiều, cũng như giành giải thưởng trong cuộc thi giao dịch U.S. Trading
Championship. Mạng lưới Tin tức Tài chính (nay là CNBC) đã gọi ông là "chuyên gia của thập kỷ" trong
những năm 1980. Ông là Giám đốc điều hành và là người sáng lập của Elliott Wave International và là tác
giả của nhiều cuốn sách về Sóng Elliott.

Các mô hình giá mô phỏng

Trader Garrett Jones, một chiến binh 30 năm trong ngành quản lý tiền bạc, đã gặp Prechter vào đầu những
năm 1980 khi cả hai đều là những diễn giả không thường lệ trong cùng một chương trình về tài chính.
Jones đã biết về sóng thị trường trong nhiều năm và đã đọc các nghiên cứu của nhiều nhà phân tích kỹ
thuật thảo luận về các mô hình giá. Jones nhận thấy rằng mọi thứ dường như xảy ra ở mức ba yếu tố gì
đó. Thị trường thường xuyên có ba sóng đẩy và sau đó có sự điều chỉnh . Ông cũng nhận thấy rằng ba
sóng đẩy thường có một mô hình xác định được.

Hình mẫu đầu tiên Jones quan sát thấy là một loạt ba sóng (mỗi sóng đều bị gián đoạn bởi sóng hồi hoặc
sóng điều chỉnh), trong đó sóng đầu tiên dài nhất. Trong mẫu thứ hai, sóng 2 dài nhất, và ở lần thứ ba,
sóng cuối cùng dài nhất . Điều quan trọng cần lưu ý là sóng 2 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong bất
kỳ mô hình khả thi nào. Điều Jones nhận ra khi nghe Prechter nói là các mẫu giá mà ông đã từng quan sát
được thực sự là những sóng đẩy cơ bản được thảo luận trong lý thuyết Sóng Elliott
Jones biết ơn Prechter với việc giúp ông hiểu rõ hơn về những chi tiết phức tạp của lý thuyết Sóng Elliott
và do đó trở thành một Trader giỏi hơn. Tuy nhiên, Jones vẫn nghĩ lý thuyết này có giá trị nhất khi nhìn
vào bức tranh kinh tế vĩ mô.

Thách thức của Sóng Elliott

Prechter đã có những thành công đáng chú ý khác trong việc dự báo DowJones đúng trước khi nó xảy ra .
Trong số ra tháng 9 năm 1982 của The Elliott Wave Theorist, xuất bản một tháng sau khi kết thúc xu hướng
đi xuống trong 16 năm, ông đã dự đoán chính xác mức tăng mạnh của năm đó. Đó là khởi đầu cho những
gì mà nhiều người gọi là thị trường tăng giá mạnh, mặc dù Prechter tin rằng thị trường tăng giá này thực
sự bắt đầu ở mức thấp nhất trong nhiều năm của Dow trong tháng 12 năm 1974

Nhưng trong cuốn sách trước của ông, Elliott Wave Principle (Nguyên lý sóng Elliott), đồng tác giả với
A.J.Frost vào năm 1978, hai người đánh giá thấp đỉnh cao của làn sóng tiếp theo của 5 "siêu chu kỳ", dự
báo mục tiêu cuối cùng ở đỉnh cao ở giá 2860. Những người đọc cuốn sách Lý thuyết Sóng Elliott của
Prechter năm 1982 được khuyên rằng mục tiêu đã được sửa lại là 3873-3885 và sẽ đạt được vào năm
1987 hoặc 1990. Trong khi nhìn lại các dự báo này đã không đạt được mức tăng trưởng cuối cùng, nó lại
là dự đoán được truyền bá rộng nhất trong thời gian mà hầu hết mọi gười nghi ngờ triển vọng của thị
trường.

Khi những năm 90 đến, Prechter cũng xoay chiều theo hướng khác, một lần nữa đi ngược tình hình chung.
Như chúng ta đã đề cập ở trên, cuốn sách của ông "The At The Crest Of The Tidal Wave - Ở đỉnh sóng thủy
triều" đã công khai kêu gọi rằng thị trường tăng giá vĩ đại sẽ chấm dứt vào năm 1995. Khi dự đoán này sai,
Prechter đã viết một chương chi tiết lý do tại sao ông bỏ lỡ một phần lớn của thị trường tăng giá.

Garrett Jones nhanh chóng bảo vệ Prechter "Không quan trọng nếu bạn sử dụng lý thuyết sóng Elliott hoặc
các phương pháp phân tích kỹ thuật khác, điều quan trọng là phải kỷ luật và thừa nhận khi bạn sai. Không
ai đúng 100% thời gian và Prechter đã nhanh chóng điều chỉnh dự báo của mình khi có thông tin mới. Ông
là một nhà phân tích giỏi, và ông vẫn là người nghiêng về hướng giảm cho đến ngày nay vì những lý do về
sự hiểu biết của ông với Sóng Elliott và thị trường đã tăng trưởng mạnh và các yếu tố kinh tế cơ bản. Ông
có thể không chắc chắn chính xác khi thị trường sụp đổ, nhưng ông biết nó sẽ đến"

Như Prechter đã chỉ ra, Dow gần như tăng giá 5 lần từ năm 1974 đến năm 1987 . Ai có thể tin rằng nó sẽ
nhiều hơn 5 lần một lần nữa vào năm 2000? Một động thái như vậy là chưa từng có.

Lý thuyết sóng Elliott đơn giản - Có thể làm được không?

Tác phẩm gốc của Ralph Nelson Elliott, Nguyên lý Sóng, được xuất bản vào năm 1938 trước thời điểm có
máy tính. Thực tế là ông đã tiến bộ như ông đã làm với những quan sát và tính toán của ông mà không sử
dụng máy tính là một thành tựu tuyệt vời rồi. Với tính năng kỹ thuật và phân tích cao trong việc phát triển
các dự báo dựa trên Sóng Elliott, liệu việc sử dụng máy tính có làm cho công việc trading khó khăn và tẻ
nhạt trở nên dễ dàng hơn không? Nhiều trader nghĩ như vậy, và mặc dù Prechter vẫn duy trì niềm tin rằng
sẽ luôn có một sự can thiệp của con người để hoàn thành một dự báo bằng sóng Elliott, công ty của ông
hiện đang làm việc trên một ứng dụng máy tính để sắp xếp hợp lý quá trình phân tích sóng Elliott cho
khách hàng. Nhiều tổ chức và cá nhân khác cũng đang làm như vậy

Trong phần tiếp theo của loạt bài này, chúng tôi sẽ xem xét một cách tiếp cận có các phần cụ thể trong
nguyên tắc của Elliott và sử dụng nó cho giao dịch trong ngày ngắn hạn và cả các giao dịch dài hạn để đơn
giản hoá các quyết định giao dịch. Đây là một cách tuyệt vời để thảo luận về lý thuyết Elliott Wave và cách
thức hoạt động trong các giao dịch thời gian thực.

Theo Investopedia
Sóng Elliott ở thế kỷ 21: Phần 3. Phần tốt nhất của lý thuyết
(https://traderviet.com/threads/song-elliott-o-the-ky-21-p-3-phan-tot-nhat-cua-ly-thuyet.13604/)

Đối với những người không quen với lý thuyết Sóng Elliott, nguyên lý cơ bản nhất của nó là các chuyển
động của thị trường được dựa trên hành vi của đám đông, được xem là dự đoán được trong các tình
huống tương tự. Cha đẻ của Sóng Elliott, R.N.Elliott, cho thấy rằng những chuyển động của thị trường này
xảy ra trong một loạt các sóng đẩy và sóng điều chỉnh

Ví dụ, một sóng đẩy giảm bao gồm ba sóng xuống và hai sóng lên (xem hình 1). Các sóng giảm chính (1, 3
và 5) có thể được chia ra thành các sóng giảm nhỏ hơn và sóng điều chỉnh lên gồm 5 phần, tùy thuộc vào
khung thời gian của các sóng đó. Các sóng tăng đi theo chiều ngược lại.

Hình 1. Biểu đồ chỉ số DJIA 5 phút trong ngày cho thấy mô hình sóng đẩy 5 nhịp giảm ngắn hạn của sóng
Eillott. Trong một biểu đồ một phút, có thể quan sát thấy sóng đẩy và các sóng điều chỉnh nhỏ hơn. Các
dải màu là các vùng hỗ trợ chính, là các vùng có khả năng đảo ngược giá.
Nhưng đây là nơi sóng Elliott bắt đầu trở nên phức tạp hơn. Những sóng nhỏ hơn này có thể được chia ra
thành nhiều sóng hơn, tương quan với nhau bởi các số Fibonacci (1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34 ...) và cứ tiếp
tục như vậy. Phân tích sóng Elliott từ những sóng siêu chu kỳ kéo dài hàng trăm năm tới các sóng phụ nhỏ
có thể kéo dài chỉ vài phút trên biểu đồ trong ngày.

Một trong những điều khó nhất về việc giao dịch sóng Elliott là mức độ phức tạp của nó. Để làm cho nó
trở nên khó khăn hơn, có những phương án thay thế cho mọi biến động tiềm năng, về cơ bản nhằm nói
với các trader rằng nếu biến động này không tăng lên thì nó sẽ đi xuống, nhưng trader chỉ sẽ biết sau khi
thực tế xảy ra. Nguyên tắc thay thế cũng có nghĩa là các sóng điều chỉnh 2 và 4 sẽ thay thế nhau. Nếu sóng
2 giảm là sóng đơn, thì sóng 4 giảm sẽ rất phức tạp, nhưng không nhất thiết. Sau đó lại có những sóng X.
Chúng là các sóng liên kết các đoạn hồi phức tạp.

Thật dễ dàng để thấy tại sao nhiều trader mới né tránh sóng Elliott và tại sao nhiều trader đầu tư hàng
ngàn giờ vào nó (và mất hàng đống đô la để xây dựng các chiến lược giao dịch với sóng Elliott) cuối cùng
đã từ bỏ nó hoàn toàn.

Bắt đầu với Sự kết thúc trong Tâm trí

Để bắt đầu, trader phải có những kỳ vọng thực tế . Hầu hết các trader mới thường dành phần lớn thời
gian tìm kiếm một hệ thống có tỷ lệ thắng/thua cao không thực tế. Những người vẫn đang tìm kiếm một
hệ thống luôn tạo ra hơn 50% người chiến thắng trong một thời gian dài đã không biết được rằng muốn
sống sót trên thị trường có nghĩa là biết cách giải quyết những lệnh thua lỗ. Những Trader như vậy là đang
tìm kiếm Chén Thánh, và nó không tồn tại.

Điều đáng ghi nhớ là tác giả nổi tiếng và là một trader chuyên nghiệp, Perry Kaufman, phải nói sau nhiều
năm thử nghiệm triệt để các hệ thống giao dịch theo xu hướng khác nhau, (một số đã được thảo luận
trong cuốn sách của ông Trading Systems And Methods (1998): "Bạn có thể mong đợi sáu hoặc bảy trong
số 10 lệnh giao dịch theo xu hướng là lệnh lỗ, một số lỗ nhỏ một số lớn hơn một chút"

Tuy nhiên, Kaufman nói rằng các hệ thống giao dịch theo xu hướng là một số hệ thống trading tốt nhất
hiện nay. Nói cách khác, các hệ thống giao dịch theo xu hướng có nhiều kẻ thua cuộc hơn người chiến
thắng, nhưng các trader chuyên nghiệp sử dụng chúng để kiếm tiền bền vững.

Nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng John Murphy phản ánh thực trạng này khi ông tuyên bố rằng các trader
chuyên nghiệp có kinh nghiệm chiến thắng trong 40% số lệnh của họ. Có thể thừa nhận rằng có thể có tỷ
lệ lệnh thắng/thua vượt trội hơn mức này trong thời gian ngắn nhưng khó có thể kỳ vọng bất kỳ hệ thống
giao dịch nào có tỷ lệ lệnh lời/lỗ tốt hơn trong dài hạn.
Điều này có nghĩa là đối với bất kỳ hệ thống giao dịch nào có thể mang lại lợi nhuận lâu dài thì quản lý vốn
chính là chìa khóa. Nếu hệ thống giao dịch không có lợi nhuận và có nhiều thua lỗ hơn lợi nhuận, hãy tìm
một hệ thống khác hoặc dành nhiều thời gian hơn cho việc quản lý vốn. Nói tóm lại, thua lỗ phải được giữ
nhỏ lại và lợi nhuận phải được tích lũy. Thật không may, đa số các trader lại làm ngược lại và kết thúc bằng
việc bỏ nghề.

Áp dụng ý tưởng này để giao dịch với sóng Elliott, Hình 1 cho thấy biểu đồ 5 phút của chỉ số e-mini futures
DJIA với một làn sóng đẩy gồm năm phần . Các dải màu hiển thị các điểm hỗ trợ (hoặc kháng cự trong xu
thế tăng) và là nơi trader trông để đặt lệnh hoặc điều chỉnh điểm dừng ở các lệnh hiện tại.

Lập trình sóng Elliott để Giao dịch

Trong Hướng dẫn 500 trang dành cho MTPredictor, tác giả và người sáng tạo của chương trình Steve
Griffiths đã đưa ra một quan sát thú vị. Ông nói về cơ bản có ba loại người khi nói đến Sóng Elliott:

1. Những người mới tìm hiểu và vẫn hoàn toàn ngạc nhiên trước những gì sóng Elliott hứa hẹn.

2. Những người có kinh nghiệm nhưng thất vọng bởi sự thiếu thành công/tính nhất quán của họ.

3. Những người đã hoàn toàn từ bỏ (đôi khi sau nhiều năm cố gắng để làm cho nó hoạt động) và
đang nản lòng bởi toàn bộ kinh nghiệm đã có.

Để tránh rơi vào nhóm thứ ba, trader hiện đại cần phải hỏi làm thế nào mà lý thuyết Sóng Elliott có thể
được sử dụng để kiếm tiền trên thị trường ngày nay. Có cách tự động hóa quá trình phân tích bằng cách
sử dụng lý thuyết hoàn chỉnh hoặc là nó có thể để tách nó ra nhỏ hơn và cô lập các khía cạnh cụ thể của
nguyên tắc sóng Elliott chính yếu để chọn những điểm vào lệnh có khả năng lợi nhuận? Trở thành một
chuyên gia nhưng không thể kiếm tiền từ cái mình giỏi là một sự lãng phí thời gian.

Là một chuyên gia về Elliot Wave và một trader cá nhân với hơn 17 năm kinh nghiệm, Griffiths tự hỏi
những câu hỏi tương tự. Sau nhiều năm cố gắng kiếm tiền bằng cách sử dụng các phương pháp khác của
sóng Elliott, ông trở lại với những điều cơ bản nhất của nó. Ông bắt đầu với giả thuyết rằng nếu Sóng
Elliott hoạt động được với một chương trình lập trình, ông đã phải tìm các thiết lập hạn chế rủi ro đến
mức tối thiểu cho phép lợi nhuận mở rộng. Những thiết lập này phải cụ thể, có thể nhận biết và luôn có
lợi nhuận ổn định. Nếu thua lỗ tổng thể lớn hơn lợi nhuận, thì làm sao những dự báo dài hạn của các phân
tích của Elliott Wave có thể nổi tiếng được?
Theo lý thuyết, những biến động mạnh nhất trong một xu hướng, dù lên hay xuống, là các sóng đẩy 1, 3
và 5. Trong ba đợt sóng đẩy, đợt lớn nhất và có lợi nhuận nhất thường là sóng 3. Do đó, nơi lý tưởng để
vào lệnh là vào đầu sóng 3, là kết thúc của sóng điều chỉnh 2 . Liệu chương trình máy tính có thể được
thiết kế để nắm vững các mô hình điều chỉnh ABC (xem hình 2) mà thường xuất hiện trong sóng 2 và cung
cấp cho các trader một điểm xác suất cao để vào lệnh hiệu quả? Dưới đây là những gì Griffiths đã nói
trong cuộc phỏng vấn vào tháng 10 năm 2004 để thảo luận về chương trình máy tính của anh:

"Trong thử nghiệm trên máy tính, gần đây chúng tôi thấy rằng có thể vào lệnh với một rủi ro tối thiểu
sau khi một sóng điều chỉnh ABC và tốt nhất là vào trong giai đoạn tạo thành sóng 2 . Bằng cách vào
mua gần mức hỗ trợ mạnh (và vào bán gần mức kháng cự mạnh), tổn thất sẽ nhỏ nếu giao dịch bị lỗ.
Trader chiến thắng có tiềm năng đạt nhiều lợi nhuận khi trader bắt được sóng 3 nhưng hệ thống này
phải được thiết kế theo cách mà lợi nhuận lớn là một khoản thưởng thêm (tức là có yếu tố may mắn),
chứ không nhất thiết là lợi nhuận của hệ thống giao dịch"

Hình 2 - Biểu đồ cuối ngày của iShares Japan về sự bứt phá nhanh chóng từ tín hiệu mua theo mẫu sóng
ABC của sóng Elliott

Điều này đã trở thành mục tiêu của Griffiths: thiết kế một chương trình máy tính cho mục đích sử dụng
cá nhân của mình mà có thể tìm kiếm các mẫu sóng ABC tạo nên sự kết thúc sóng 2 ở vùng hỗ trợ hoặc
vùng kháng cự mạnh với tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro tối thiểu là 2.5/1 hoặc 3/1.
Sau khi phiên bản đầu tiên của chương trình được hoàn thành bốn năm trước, Griffiths nhận ra rằng ứng
dụng ông đã phát triển có tiềm năng thương mại vì còn có những người khác như ông đã thất vọng vì
không thành công bằng sóng Elliott nhưng vẫn biết rằng nó đã được dựa trên các nguyên tắc chính yếu
của âm thanh và hành vi của đám đông.

Hình 3 - Giao dịch trong ngày đối với chỉ số futures Dow e-minis (YM) cho thấy lệnh có lời

Hình 3 cho thấy chương trình lập trình Sóng Elliott đang hoạt động. Đây là biểu đồ của e-mini Dow (YM)
futures khung 5 phút với các dải màu là các mức hỗ trợ / kháng cự mạnh. Chúng được tạo ra với việc sử
dụng các cụm giá Fibonacci tự động ở các mức độ khác nhau và từ nhiều điểm xoay (pivot) cho trader biết
nơi có khả năng giá dừng và đảo chiều cao nhất có thể xảy ra. Như bạn thấy, lệnh rất có lợi nhuận khi đã
vượt qua vùng chốt lời "hai đến ba lần" (vùng màu xanh) và thu được lợi nhuận xấp xỉ 12 lần so với rủi ro
ban đầu với mục tiêu lợi nhuận xa hơn dự kiến . Mặc dù đây không phải là một giao dịch điển hình, nó thể
hiện điều gì có thể xảy ra khi trader bắt được một đợt di chuyển mạnh mẽ của sóng 3.

Chìa khóa thành công


Dưới đây là những gì Trader cho quỹ John McClure của Equitrend cho biết khi được hỏi về lợi nhuận trong
một cuộc phỏng vấn vào tháng 10/2004:
“Khả năng sinh lợi không thể thảo luận mà không đề cập đến khía cạnh khác của phương trình: rủi ro.
Cái bẫy mà nhiều nhà đầu tư và nhà giao dịch rơi vào là tập trung vào phần đầu của phương trình trong
khi không quan tâm đến thứ hai. Mục đích của người quản lý vốn chuyên nghiệp là để cải thiện lợi
nhuận bằng cách quản lý rủi ro. Rủi ro phải là một phần quan trọng nhất của phương trình, chứ không
phải là theo cách khác xung quanh”

Nói cách khác, hãy tìm một hệ thống quản lý rủi ro đầu tiên và lợi nhuận sẽ thường tự tới.

Để mượn câu nói cũ, có nhiều cách để "kiếm tiền" khi giao dịch. Không một hệ thống giao dịch nào có thể
thu hút hay hoạt động tốt cho tất cả mọi người. Điều này đặc biệt đúng với Sóng Elliott.

Tìm kiếm các phần cụ thể của lý thuyết Sóng Elliott và chuyển chúng thành một hệ thống giao dịch có thể
thực hiện, trong đó rủi ro có thể được kiểm soát cẩn thận là một cách để sử dụng lý thuyết này. Và
MTPredictor cho thấy bạn không cần phải sử dụng toàn bộ lý thuyết Elliott Wave đầy đủ để giao dịch
thành công. Bằng cách sử dụng một phần nhỏ của lý thuyết, sử dụng máy tính và chương trình phù hợp,
Trader bây giờ có thể học cách giao dịch bằng sóng Elliott mà không cần phải trở thành chuyên gia về lý
thuyết đó. Đây là một ví dụ điển hình về việc một người đã áp dụng sản phẩm trí tuệ của Elliott và điều
chỉnh nó cho phù hợp trong thế kỷ 21.

Theo Investopedia
Sóng Elliott ở thế kỷ 21 - Phần 4. Chuyển sang sử dụng công cụ Trading
(https://traderviet.com/threads/song-elliott-o-the-ky-21-p4-chuyen-sang-su-dung-cong-cu-
trading.13703/)

Trong phần trước của loạt bài này, chúng ta xem xét làm thế nào một công ty đã tách biệt từng phần các
mô hình của Sóng Elliott và giúp trader xác định chúng trong cả hai tình huống giao dịch từng ngày và giao
dịch theo thời gian thực. Trong phần này, chúng tôi nói chuyện với một nhà thiết kế hệ thống trading giàu
kinh nghiệm đã nghiên cứu thử thách của việc thực hiện lý thuyết Sóng Elliott bằng máy tính từ giữa những
năm 1990.

Người thiết kế

Murray Ruggiero không phải là người lạ đối với những người sử dụng hệ thống giao dịch. Ông là tác giả
của một số cuốn sách về chủ đề này - bao gồm "Cybernetic Trading Strategies: Developing A Profitable
Trading Strategy With State-Of-The-Art Technologies" (1997) và "Traders' Secrets Psychological &
Technical Analysis: Real People Becoming Successful Traders" (1999), và bản tin Inside Advantage cũng
như hơn 70 bài viết trong các ấn phẩm thương mại khác nhau. Tác phẩm của ông được tham khảo trong
các cuốn sách của các tác giả nổi tiếng như Larry Williams, John Murphy và Perry Kaufman.

Trong cuốn sách "Trading Systems And Methods" (1998), chuyên gia hệ thống giao dịch Perry Kaufman
trình bày 4 đề xuất của Ruggiero về việc sử dụng sóng Elliott bằng máy tính như sau:

1. Vào lệnh ở sóng 3 theo xu hướng


2. Ở ngoài thị trường trong sóng 4
3. Vào ở sóng 5
4. Vào lệnh ngược hướng theo sóng điều chỉnh ABC tại đỉnh sóng 5

Kaufman cũng nói: "Khi một sóng xuất hiện trong hai khung thời gian như cả biểu đồ hàng ngày và hàng
tuần, khả năng thành công của mô hình này sẽ tăng". Nếu không có một sự xác nhận nào đó, nguy cơ bị
sai lệch về trading sẽ tăng lên.

Độ chính xác không phải là chìa khoá?

Vấn đề với các khái niệm trading sóng Elliott bằng máy tính, Ruggiero tin rằng nhà thiết kế phải giảm khía
cạnh chủ quan cao của lý thuyết thành các thành phần cụ thể có thể định lượng. Mục tiêu là tìm ra những
lĩnh vực lý thuyết hoạt động tốt nhất và sau đó lập trình máy tính như thế nào để máy tính có thể tìm ra
nó cho trader.
Đối với Ruggiero, chìa khóa không phải là cố gắng dạy máy tính về sóng Elliott một cách chính xác bởi vì,
giống như Robert Prechter, Ruggiero vẫn tin rằng phải có một mức độ can thiệp của con người để giải
thích các khía cạnh phức tạp của sóng Elliott. Vấn đề này cần sự tham gia của con người là do thực tế rằng
sóng Elliott được sử dụng một cách truyền thống trong dự báo dài hạn.

Nhưng các trader lại quan tâm đến khung thời gian ngắn hơn và nó có ý nghĩa rằng một hệ thống giao dịch
trong ngày có mục tiêu khác với một hệ thống tìm kiếm mục tiêu là vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm.

"Có một sự khác biệt giữa đếm sóng ngày hôm nay và đếm sóng thực" Ruggiero nói. Chìa khoá để giao
dịch với sóng Elliott là không phải bắt buộc phải đếm sóng đúng, mà là để xác định điểm sóng có mức
dừng lỗ thấp nhất nếu bị sai"

Đếm sóng Elliott đúng đòi hỏi thời gian. Có 9 mô hình sóng sóng khác nhau về mức độ xu hướng trong
sóng Elliott, từ siêu chu kỳ kéo dài hàng trăm năm đến siêu nhỏ trong một vài giờ. Những người dùng sóng
Elliott có thể dành hàng ngày tranh cãi về đếm sóng đúng, nhưng trong nhiều trường hợp, con sóng đúng
chỉ được xuất hiện sau khi thị trường đã chạy giá xong.

Tuy nhiên, trader không quan tâm đến việc nên chọn chỉ số chứng khoán hoặc futures đang trong đợt
sóng đầu tiên hay thứ ba mà họ sẽ tập trung vào vấn đề rủi ro của họ nếu phân tích sai so với lợi nhuận
tiềm năng (tỷ lệ rủi ro : lợi nhuận - risk reward ratio) . Một trader sẽ thực sự muốn tìm kiếm một mức giá
vào lệnh gần với hỗ trợ, để nếu có bị vỡ mô hình thì họ chỉ thua lỗ nhỏ, nhưng nếu đúng, họ có lời gấp từ
3 đến 5 lần số họ đã rủi ro.

Ví dụ: nếu trong sóng Elliott đầy đủ dưới đây, trader hiểu nhầm đáy của sóng 2 là đáy của sóng 4 và vào
lệnh mua, anh ta sẽ bắt sóng 3 thay vì sóng 5 và vẫn kiếm được lợi nhuận tốt vì cả sóng 3 và 5 đều có xu
hướng tăng. Trong một số trường hợp nhất định, sóng 3 là làn sóng dài nhất trong mô hình sóng Elliott.
Bây giờ chúng ta thử xem 1 trader đã nhầm sóng B cho sóng 1, và sau đó vào lệnh mua trong giai đoạn
điều chỉnh tiếp theo bởi vì họ nghĩ đó là một sóng 3 mới. Nhưng đợt tạm dừng này sẽ có tiếp nối là sóng
C, làm cho lệnh mua sẽ gặp thua lỗ, đặc biệt là nếu sóng C giảm sâu.

Trong hình 1 bên dưới, chúng ta thấy một ví dụ về một mô hình sóng đã được xác định bởi máy tính như
một đợt sóng ABC nhưng thực sự là một phần của một sóng điều chỉnh lớn hơn nhiều . Nó đã hỗ trợ tốt
cho trader, vốn kỳ vọng kiếm được lợi nhuận dự kiến từ 2-3 lần so với rủi ro, thì lại kiếm được đến 6 lần.

Hình 1 - Biểu đồ 5 phút của chỉ số DJIA cho thấy lệnh có lợi nhuận và chỉ báo Elliott Wave Oscillator ở
cửa sổ phía dưới

Chỉ báo Elliott Wave Oscillator

Một Trader sử dụng máy tính để đếm Sóng Elliott có thể sử dụng gì để có được cái nhìn sâu hơn về nơi họ
đang đứng trong một làn sóng?
Elliott Wave Oscillator (EWO) được tạo bởi Perry Kaufman. EWO chỉ đơn giản là sự khác biệt giữa một
đường trung bình di chuyển đơn giản SMA 5 kỳ và một SMA 35 kỳ, trong hình 1 được biểu diễn dưới dạng
đường trung bình màu đỏ và xanh.

Ví dụ như trong phần mềm Metastock, công thức cho EWO rất đơn giản. Để có được hiển thị trong Hình
1, hãy vẽ công thức dưới đây dưới dạng biểu đồ:

EWO = Mov(Close, 5) – Mov(Close, 35).

Lưu ý đường màu đỏ tươi trong biểu đồ chính và những đường trong cửa sổ EWO thấp hơn đang đi về 2
hướng ngược nhau. Điều này cho thấy sự phân kỳ (divergence) rõ ràng giữa giá và EWO - dấu hiệu cho
thấy sự thay đổi hướng sắp xảy ra. Kaufman nói rằng một xu hướng tăng mới được xác định khi EWO tạo
ra một mức cao hơn cao EWO trước đó. Ví dụ: trong xu hướng tăng, đỉnh EWO của sóng 3 sẽ lớn hơn đỉnh
EWO của sóng 1.

Như chúng ta đã thấy trong hình 1, EWO, giống như bất kỳ chỉ báo oscillator tốt khác, cũng có thể được
sử dụng như là một cảnh báo về sự phân kỳ và sự thay đổi hướng . Sau khi quán sát EWO một thời gian,
bạn sẽ bắt đầu thấy mô hình. Trong một xu thế tăng, EWO sẽ đưa ra một loạt các đỉnh cao hơn sau đó nó
sẽ giảm xuống dưới 0, đây sẽ là giai đoạn của mô hình sóng Elliott điều chỉnh ABC. Một loạt sóng mới sắp
bắt đầu.

Các lệnh giao dịch được xác nhận bởi EWO có nguy cơ thấp hơn những lệnh không có xác nhận. Khi EWO
bắt đầu đưa vào một loạt các đỉnh thấp dần trong khi giá tạo các đỉnh cao dần, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho
một sự thay đổi xu hướng.

Tóm lược lại

Thay vì cố gắng "huấn luyện" máy tính để thực hiện nhiệm vụ phức tạp và chủ quan để xác định chính xác
tất cả các khía cạnh của sóng Elliott, thì khả năng cô lập các mô hình gần nhau và vào lệnh ở nơi có thể
giảm thiểu được rủi ro nếu sai để tối thiểu hóa thua lỗ.

Điều này có nghĩa là xác định xu hướng chính, đi theo xu hướng này và đặt các điểm dừng chặt chẽ trong
trường hợp bạn mắc phải lỗi trong phân tích của mình. Nó sẽ không thành vấn đề nếu bạn nhầm lẫn xác
định một phần của sóng Elliott thành một phần khác, miễn là chúng là những phần tương tự trong chu kỳ
sóng (ví dụ nhầm sóng 1 với sóng 3 cũng không sao vì cả hai đều là sóng đẩy)
Để giúp xác nhận các điểm vào lệnh và ra lệnh thích hợp, chỉ báo Elliott Wave Oscillator (EWO) có thể
được sử dụng để chọn các mức đỉnh cao hơn và đáy cao hơn trong xu hướng tăng hoặc đỉnh thấp hơn và
đáy thấp hơn trong xu hướng giảm. Sự phân kỳ giữa EWO và giá cũng là một công cụ rất hữu ích để xác
nhận giao dịch. Hơn nữa, nếu có thể, tìm dấu hiệu xác nhận trong các khung thời gian khác nhau - ví dụ
như biểu đồ 5 phút và 15 phút cho các trader ngắn hạn, hoặc biểu đồ hàng ngày và hàng tuần cho các
trader dài hạn - làm tăng thêm cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.

Với sự hiểu biết cơ bản về lý thuyết và thực tiễn, sẽ không mất nhiều thời gian trước khi bạn sử dụng
những gì bạn đã học để tăng cường sự nhạy bén về trading của bạn.
PHẦN II. TẬP HỢP CÁC BÀI VIẾT VỀ CHỦ ĐỀ ELLIOTTWAVE TRÊN KAKATA.VN

Chuỗi bài Sóng Elliott thực chiến cho Thị trường Chứng khoán: http://kakata.vn/lop-hoc-ung-dung-song-
elliott.f88.html
Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 1. Các khái niệm về Elliott Wave Principle

(http://kakata.vn/song-elliott-thuc-chien-bai-1-cac-khai-niem-ve-elliott-wave-principle.t1237.html)

Tác giả: @Cybertron

Theo lời đề nghị của ban biên tập Kakata, tiếp theo series bài về Fibonacci, nay tôi tiếp tục chia sẻ với
các bạn series bài về sóng Elliott hay còn gọi là Elliott Wave Principle (EWP). Thực ra trong thực chiến
trading, Fibonacci và EWP ta không thể thiếu cái nào cả. Tôi thường gọi đùa đây là hai cây Nhật Nguyệt
Thần Kiếm. Với cặp song kiếm này là đủ để ta hành tẩu giang hồ rồi.

Vì thế, loạt bài này là một sự kết hợp giữa Fibonacci và sóng Elliott (EWP) chứ không chỉ đơn thuần là sóng
Elliott (EWP) thôi. Chỉ cần hiểu đúng và bỏ thời gian rèn luyện kỹ năng đếm sóng Elliott (EWP) và kéo
Fibonacci cho chuẩn là đủ để trade. Tất nhiên, vẫn phải có chiến lược quản lý rủi ro và quản lý vốn, cái đó
là đương nhiên, không phải bàn nữa.

Lưu ý: từ Elliott Wave Principle hay EWP hay sóng Elliott đều là một hết nhé anh em.

Tư liệu để viết series bài này tôi lấy một phần từ các tài liệu của ông Robert Prechter, ông Ramki N.
Ramakrisnan, bà Constance Brown, ông Robert Fischer và tất nhiên là phải có ông Ralph N. Elliott rồi, cùng
với một số kinh nghiệm cá nhân của tôi. Xin được nêu tên các vị này để tỏ lòng biết ơn đến công lao của
họ.

Trong loạt bài viết này tôi cũng vẫn trung thành với phong cách viết kiểu thực chiến, cách viết của trader
cho trader, nên sẽ ngắn gọn, không nhiều lý thuyết, chú trọng vào thực hành. Mục đích là sau khi đọc xong
các bạn có thể trade theo được. Các chủ đề mang nặng tính lý thuyết thì các bạn chịu khó tìm hiểu thêm
ở các nguồn khác nhé. Để hiểu được những bài này thì đòi hỏi các bạn phải có một kiến thức cơ bản về
sóng Elliott (EWP) trước đã. Nếu chưa có thì các bạn có thể tìm hiểu sơ lược qua Google.

Trong phạm vi các bài viết này tôi cũng sẽ không đề cập đến vấn đề cơ bản của trading như là sự cần thiết
của stop loss, cách tính toán số lượng đặt lệnh để giới hạn rủi ro, cách quản lý vốn .v.v. Đây là những vấn
đề thiết yếu, nhưng đã được đề cập rất nhiều rồi, các bạn có thể dễ dàng tham khảo qua internet.

Sóng Elliott là sóng của chu kỳ tài chính, của các yếu tố cơ bản?

Đâu đó trên internet tôi thấy có một số ý kiến cho rằng sóng Elliott (EWP) không chuẩn, không chính xác,
mang tính hên xui thôi. Thậm chí có người còn dẫn ra tiểu sử của ông Elliott, cho rằng ông vốn xuất thân
là một kế toán viên, để biện luận rằng sóng Elliott (EWP) do ông tìm ra chỉ là sóng tài chính, là sóng chu kỳ
của các yếu tố cơ bản của nền kinh tế, của doanh nghiệp .v.v. nên không phù hợp với trading. Tuy nhiên
theo ông Robert Fischer thì ông Elliott vốn là một kỹ sư. Thôi thì ai nói gì thì nói, tôi không có thời gian để
tranh cãi. Tôi phải dành thời gian quý báu của mình để nghiên cứu sóng Elliott (EWP), để đếm sóng, để
chia sẻ với các bạn … Như vậy hữu ích hơn. Ai không thấy hiệu quả của sóng Elliott (EWP), của Fibonacci .v.v.
thì cứ dùng các phương pháp khác. Đó là vấn đề của họ, không phải vấn đề của tôi và của các bạn, phải
không nào?

Sóng Elliott Wave Principle là sóng tâm lý?

Sóng Elliott (EWP) là một loại sóng? Sóng Elliott (EWP) là sóng tâm lý? Không phải thế. Sóng Elliott (EWP)
chỉ là các nguyên tắc để chúng ta phân loại, đếm, đánh giá, đo lường các bước sóng của giá trên biểu đồ
giá. Vâng, đây mới chính là cốt lõi của sóng Elliott (EWP). Các chuyển động của giá thể hiện tâm lý của
những người tham gia thị trường, và sóng Elliott chính là công cụ để chúng ta đo lường sóng tâm lý của
đám đông. Nếu liên tưởng sang ngành y, thì sóng Elliott chính là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh,
như là X-ray, MRI, siêu âm .v.v. Chính xác hơn thì nó giống điện não đồ, để đo sóng não của chúng ta. Tuy
nhiên khi đã đếm và phân loại xong rồi thì ta hay gọi sóng đó là sóng Elliott luôn cho tiện.

Sóng Elliott và các đỉnh đáy sóng trên biểu đồ giá là như nhau?

Không, nhiều khi không phải thế. Nếu các bạn chưa đọc loạt bài về Fibonacci của tôi thì nên đọc qua. Nhất
là bài 3, nói về cách chọn đỉnh đáy để kéo Fibonacci như thế nào cho đúng. Các đỉnh đáy đúng để kéo
Fibonacci phải là các đỉnh đáy của một sóng Elliott tương ứng. Không nhất thiết đó phải là đỉnh cao nhất
hay đáy thấp nhất trong một giai đoạn nào đó. Trong các phần sau tôi sẽ nói kỹ hơn về vấn đề này. Đây
chính là nơi xảy ra rất nhiều sai lầm khi đếm sóng, dẫn đến kết quả không chính xác. Đôi khi một cái đỉnh
thấp hơn lại chính là đỉnh sóng ta cần đếm, chứ không phải cái đỉnh cao nhất.

Sóng Elliott là một công cụ để tiên đoán thị trường?

Về nguyên gốc của nó thì sóng Elliott là một phương pháp để giúp ta nhận biết tình trạng hiện tại của thị
trường mà thôi. Như Warren Buffett có nói, việc tiên đoán thị trường không giúp ta biết thị trường sẽ diễn
biến như thế nào, mà chỉ giúp ta biết người tiên đoán đó đang nghĩ gì về thị trường mà thôi. Việc tiên
đoán thị trường phụ thuộc rất nhiều vào bản thân người đó, vào hiểu biết, kinh nghiệm, thông tin mà
người đó có được. Cũng giống như chụp X-ray. Tấm phim đó thể hiện tình trạng hiện tại của bệnh nhân.
Nhưng khi chẩn đoán bệnh thì nhiều khi bác sĩ này bảo bệnh này, ông kia lại bảo không phải. Tuy nhiên,
khi đã đếm quen và chính xác rồi thì việc dự báo một bước sóng tiếp theo là khả thi và có độ chính xác
cao. Tất nhiên là không có gì đảm bảo đúng 100% cả. Mà nói chung trong thị trường thì chỉ có duy nhất
một điều chắc chắn đúng thôi, đó là “không có gì là chắc chắn cả”.

Ông Elliott sau khi quan sát các biểu đồ giá đã phát hiện ra rằng đám đông công chúng có xu hướng lặp đi
lặp lại các hành động của họ theo một cách có thể tiên đoán được. Và các hành động của họ thể hiện qua
các mẫu hình trên biểu đồ giá cũng được lặp đi lặp lại theo những chu kỳ, giúp chúng ta, những trader
phân tích theo sóng Elliott, trong một số trường hợp có thể tiên đoán được hành động tiếp theo của đám
đông. Tôi nhấn mạnh là chỉ trong một số trường hợp thôi, chứ không phải lúc nào cũng tiên đoán được.
Lý do là vì trong nhiều trường hợp, nhất là khi market chạy sideway, lúc bắt đầu vào sóng điều chỉnh, sẽ
rất khó đoán định.

Khái niệm về chu kỳ của sóng Elliott Wave Principle

Chu kỳ trong cách hiểu thông thường là giống như hình sine, hết lên lại xuống, lặp đi lặp lại một cách chính
xác hết chu kỳ này sang chu kỳ khác. Nhưng chu kỳ của sóng Elliott thì lại hơi khác, điểm cuối cùng của chu
kỳ này là điểm khởi đầu của chu kỳ khác, nhưng nó không quay về chỗ cũ, mà nó tiếp diễn đến vô tận, và
nó có tính “chu kỳ trong chu kỳ”, nghĩa là sóng đi hết một chu kỳ, nhưng chu kỳ đó có thể là một chu kỳ
con trong một chu kỳ mẹ, là một phần trong chu kỳ mẹ.

Một chu kỳ hoàn chỉnh của sóng Elliott bao gồm 1 sóng đẩy (impulse wave) và một sóng điều chỉnh
(correction wave) như hình bên dưới.
Sóng đẩy gồm có 5 sóng 1-2-3-4-5 trong đó có 3 sóng đẩy con là sóng 1 - sóng 3 – sóng 5 và 2 sóng điều
chỉnh con là sóng 2 và sóng 4.

Sóng điều chỉnh (hay thường gọi ngắn gọn là sóng hồi) gồm có 3 sóng A-B-C trong đó sóng B chính là một
sóng điều chỉnh nằm trong sóng sóng điều chỉnh ABC.

Các bạn ghi nhớ rằng sau khi đi hết một chu kỳ thì chúng ta bước vào một chu kỳ mới. Đây là một khái
niệm quan trọng cần nhớ, để sau này chúng ta sẽ dựa vào tính chất này để phân tích cách vào lệnh một
cách hợp lý trong các phần sau.

Tính chất sóng trong sóng và các cấp sóng của Elliott Wave Principle

Một tính chất làm cho sóng Elliott trở nên phức tạp, dễ nhầm lẫn, là tính chất sóng trong sóng. Có nghĩa
là trong một con sóng mẹ lại chứa nhiều sóng con trong nó. Rồi trong một con sóng con lại có nhiều con
sóng bé hơn nữa. Ở chiều ngược lại, con sóng mẹ lại là một con sóng nằm trong một con sóng lớn hơn,
sóng “bà ngoại”.
Để phân biệt các con sóng to nhỏ này, ông Elliott đã lập ra một cái bảng cấp độ sóng. Ông chia sóng ra làm
nhiều cấp độ, bắt đầu từ con sóng chính Grand Super Cycle, đi dần xuống Super Cycle, Cycle, rồi Primary
Wave, đi tiếp xuống dần các cấp độ thấp hơn là intermediate, minor, minute, minuette và sub-minuette.
Đây cũng chính là nơi các trader cảm thấy bối rối, nhầm lẫn và trở nên chán nản, rồi từ bỏ.

Tuy nhiên, việc phân loại một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác mọi con sóng trên biểu đồ giá là việc chưa
cần thiết đối với một trader. Chúng ta nên dành công việc này cho các hàn lâm học sĩ nghiên cứu. Ở góc
độ là một trader, điều chúng ta thực sự quan tâm là con sóng hiện tại đang hướng về đâu, và con sóng
tiếp theo sẽ hướng về đâu. Bao nhiêu đó là đủ để chúng ta kiếm tiền được rồi. Tất nhiên, tôi không nói
rằng việc xác định vị trí con sóng của chúng ta trong một bức tranh lớn hơn, toàn cảnh hơn, là không cần
thiết. Cần thiết chứ, rất cần thiết là đằng khác.

Nhưng với mục đích thực chiến thì việc quan sát các bước sóng ở 1-2 cấp độ cao hơn là đủ rồi. Không cần
thiết phải nghiên cứu đến những bước sóng của chu kỳ thập kỷ, trong khi bạn đang đánh day trading.

Các quy tắc đếm sóng Elliott Wave Principle


Có nhiều quy tắc trong việc đếm sóng Elliott, nhưng các bạn chỉ cần nhớ 3 quy tắc quan trọng nhất này là
đủ:

1. Quy tắc 1: Sóng 2 không bao giờ được phép hồi lại quá chân sóng 1

Sóng 2 thường hồi lại trong vùng Fibonacci 0.5 và 0.618 của sóng 1. Tuy nhiên nhiều khi trong một xu
hướng mạnh ta vẫn thấy nó chỉ hồi lại ở vùng Fibonacci 0.382. Trong một vài trường hợp ít gặp, ta có
thể thấy sóng 2 hồi lại gần hết sóng 1. Nhưng nó không được phép hồi lại quá chân sóng 1. Nếu sóng
2 đi quá chân sóng 1 thì có nghĩa là ta đã đếm sai.

2. Quy tắc 2: Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong 3 sóng 1-3-5

Sóng 3 là sóng có xu thế mạnh nhất trong 3 sóng 1-3-5, do đó nó không bao giờ là sóng ngắn nhất.
Điều đó không có nghĩa là nó phải là sóng dài nhất. Rất thường xuyên ta thấy sóng 3 có độ dài bằng
sóng 1 hoặc bằng sóng 5.

3. Quy tắc 3: Sóng 4 không bao giờ được vi phạm vào vùng sóng 1, ngoại trừ một ngoại lệ, đó là
trong sóng tam giác (triangle)

Sóng tam giác có các bước sóng chồng lên nhau nên trong sóng tam giác thì sóng 4 sẽ chồng lên
bước sóng của sóng 1.

Ngoài 3 quy tắc chính này, các bạn cần lưu ý thêm 2 tính chất nữa, rất quan trọng để set up vào lệnh.

1. Tính chất 1: Mỗi một sóng đẩy sẽ gồm có 5 sóng con 1-2-3-4-5 tạo thành một cấu trúc sóng đẩy
nhỏ hoàn chỉnh ở trong nó

Điều này có nghĩa là, nếu bạn thấy một con sóng mà trong nó chỉ có cấu trúc 3 sóng con, thì con sóng
đó không phải là một sóng đẩy, mà là chúng ta đang ở trong 1 sóng điều chỉnh.

2. Tính chất 2: Các sóng điều chỉnh mà trong cấu trúc của nó có 1 sóng C, thì sóng C này cũng bao
gồm một mô hình sóng đẩy nhỏ có 5 sóng con.

Ngay lúc này thì các bạn cũng chưa cần phải hiểu ngay các tính chất này, tôi sẽ lần lượt đi vào chi tiết trong
các bài phù hợp để các bạn hiểu rõ hơn.

Trong các bài tiếp theo, tôi sẽ đi sâu vào phân tích cấu trúc chi tiết của từng loại sóng. Sau đó, theo tinh
thần khoa học của phương Tây là sau phân tích thì đến tổng hợp, tôi sẽ tổng hợp lại các mô hình sóng
thường gặp. Phần cuối cùng sẽ là các phương pháp vào lệnh cho từng loại sóng phù hợp.
Cám ơn các bạn đã quan tâm.

Happy Trading!
Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 2. Sóng đẩy và cách nhận biết các mẫu hình sóng đẩy

(http://kakata.vn/song-elliott-thuc-chien-bai-2-song-day-va-cach-nhan-biet-cac-mau-hinh-song-
day.t1291.html)

Tác giả: @Cybertron

Nhớ câu hát của nhạc sĩ Thanh Tùng “Ngày xưa biển không có cát như bây giờ. Ngày xưa biển không có
sóng vỗ bờ”. Vậy sóng bắt đầu từ đâu? Không ai biết. Chỉ biết là sóng lớp sau tiếp nối lớp trước, bây giờ
đã như thế và ngày sau sẽ vẫn như thế. Con sóng sau bắt đầu từ con sóng trước. Các phân tích sóng Elliott
cũng vậy, nó có tính chất kế thừa, tức là cách bạn đếm con sóng tiếp theo sẽ kế thừa cách bạn đếm con
sóng trước đó. Điểm bắt đầu của con sóng sau chính từ điểm kết thúc của con sóng trước. Tuy nhiên, giữa
bạt ngàn trùng dương, nhận biết từng con sóng vốn không hề là việc dễ dàng. Nó đòi hỏi một sự kiên trì
không bờ bến, một quá trình khổ luyện gian nan vất vả. Nhưng một khi đã làm được thì kết quả sẽ rất
ngọt ngào.

Ở bài trước chúng ta đã thảo luận về 1 chu kỳ sóng. Trong 1 chu kỳ sóng nó gồm có 2 pha là pha đẩy
(impulse phase) và pha điều chỉnh (correction phase). Pha đẩy gồm có 5 sóng đẩy 1-2-3-4-5. Pha điều
chỉnh gồm có 3 sóng điều chỉnh A-B-C.

Trong bài này, chúng ta đi vào thảo luận chi tiết về các con sóng đẩy, sóng 1-3 và 5.
SÓNG ĐẨY TRONG LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT

Sóng đẩy, đặc biệt là sóng đẩy 1, là con sóng mà mọi trader đều mơ ước nhảy vào. Nó hứa hẹn một tiềm
năng lợi nhuận cao nhất, nếu chúng ta kiên định nắm giữ vị thế cho đến hết sóng 5. Nhưng đời không như
là mơ, thực lòng mà nói, sóng 1 là con sóng rất khó nhận biết. Nó xảy ra trong bối cảnh thị trường vừa trải
qua 1 giai đoạn điều chỉnh. Các cổ phiếu lúc này đang có sự phân hóa mạnh. Phe Bò và phe Gấu đang
giằng co quyết liệt, phần thắng chưa nghiêng hẳn về bên nào. Đôi khi sóng 1 có sự bứt phá mạnh, đi thẳng
lên từ đáy. Đôi khi nó lại đi sideway, tiếp tục tích lũy và tăng lên dần dần trong một thời gian rất dài. Điều
này xảy ra là do các tổ chức đang gom hàng chưa xong. Mặt khác, thị trường vẫn chưa xác định được niềm
tin là sẽ đi lên. Nhiều người vẫn tin rằng đây chỉ là một cú pullback trong một xu hướng giảm.

Do đó, mặc dù sóng đẩy nói chung là loại sóng dễ nhận biết nhất, vì nó có cấu trúc rõ ràng, nhất là sóng 3,
nhưng thường chúng ta chỉ có thể nhận biết được sóng đẩy 1 sau khi nó đã hoàn thành. Từ đó chúng ta
sẽ chờ sóng hồi 2 để tìm cơ hội nhảy vào.

Sau đây tôi phân tích cho trường hợp giá đi lên:

 Sóng 1 là giai đoạn các market maker, big boys, các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ lớn sau khi âm
thầm gom hàng xong sẽ đẩy giá di chuyển.

 Sóng 2 là nơi các nhà đầu tư nhỏ lẻ vội vàng chốt lãi, còn cá mập thì ôm thêm hàng. Rũ bỏ xong
các tay nhỏ lẻ non gan, nhà cái sẽ đẩy giá đi lên tiếp tạo thành sóng 3.

 Sóng 3 chính là nơi thị trường đồng thuận cùng nhìn về một hướng, những ai muốn xuống tàu
đều đã xuống được, do đó giá sẽ đi rất nhanh và mạnh, dốc đứng. Nếu gắn các indicator chỉ báo
sức mạnh của xu hướng thì các indicator này đều cho tín hiệu mạnh nhất.

 Sau sóng 3 sẽ là giai đoạn sóng 4, là nơi cá mập xuống hàng. Do đó sóng 4 thường có dao động
(volatility) mạnh, để tạo tâm lý FOMO cho nhỏ lẻ. Sau một đợt giá lên rất mạnh trong sóng 3 thì
tất cả những nhỏ lẻ đang đứng ngoài đều có tâm lý tiếc rẻ, giá như mình mua vào ở giá xyz thì tốt
biết bao. Và họ chờ đợi giá giảm để lên tàu. Khi giá giảm xuống trong sóng 4, họ sẽ có tâm lý lưỡng
lự, vì thấy giá giảm thì lại muốn chờ thêm. Khi giá lại tiếp tục đi lên thì lúc này tâm lý FOMO sẽ
chiến thắng, nhỏ lẻ sẽ xông vào mua vì sợ lỡ chuyến tàu kế tiếp đang rục rịch lăn bánh. Nhưng giá
sẽ không đi lên ngay mà cứ lên xuống loanh quanh cho đến khi cá mập đã thoát hàng gần hết.

 Đợt đẩy giá cuối cùng tạo thành sóng 5 thì gần như không còn sức đẩy của cá mập nữa, mà do
các nhà đầu tư nhỏ lẻ tranh mua đẩy giá lên mà thôi. Đây là lúc mà các indicator đo sức mạnh xu
hướng sẽ cho phân kỳ âm (divergence), vì giá vẫn đi lên tạo đỉnh cao hơn, nhưng lực mua thì đã
yếu hẳn rồi.
 Do đó, phân kỳ của các indicator như RSI, MACD sẽ cho ta biết market đang ở sóng 3 hay sóng
5.

Để rèn luyện cách nhìn sóng, các bạn nên tập nhìn từng loại mẫu sóng, ví dụ như mẫu hình FLAT chẳng
hạn. Các bạn nhìn thật nhiều loại chart khác nhau, theo nhiều khung thời gian khác nhau, và cố tìm ra tất
cả các mẫu hình flat trong các chart đó, cả bull và bear market (tức là nhìn xuôi và nhìn ngược).

Các bạn lưu ý tính chất sóng trong sóng, tức là trong 1 con sóng sẽ bao gồm nhiều con sóng nhỏ. Nó có
thể thể hiện trong cùng một chart, cũng có thể phải mở chart với time frame (khung thời gian) thấp hơn
mới thấy được. Cái đó gọi là cấu trúc nội tại của một con sóng. Một sai lầm thường gặp của người mới là
chỉ nhìn lướt các đỉnh đáy và xem đó là đỉnh đáy của sóng, mà bỏ qua cấu trúc nội tại của con sóng. Chính
cấu trúc nội tại của con sóng mới cho ta biết nhiều thông tin, và nhất là để xác định loại sóng của con sóng
đó.

Kinh nghiệm của tôi là chúng ta bắt đầu từ TF lớn để có cái nhìn bao quát. Sau đó, nếu có những con sóng
có cấu trúc không rõ ràng, chúng ta sẽ vào TF thấp hơn để thấy rõ hơn cấu trúc nội tại của nó.

Ví dụ trong mẫu hình 3 cây nến đỏ trong cái box màu tím trong phía bên trái của hình trên đây, nó thể
hiện một sóng đẩy xuống, nhưng khi nhìn vào ta chỉ thấy 3 cây nến đỏ, không thấy đủ 5 sóng 1-2-3-4-5
như lý thuyết. Đó là do ta nhìn trong TF lớn. Khi chuyển sang TF thấp hơn để nhìn chi tiết thì ta sẽ thấy
đầy đủ cấu trúc nội tại bao gồm 5 sóng con của nó như bên phải của hình phía trên.

Đỉnh đáy của các đợt sóng giá trên chart chưa chắc đã là đỉnh đáy của con sóng Elliott phù hợp. Các bạn
trader mới thường mở chart, xem lướt qua các đợt sóng swing, sau đó lấy các đỉnh đáy này để dán nhãn
sóng. Các bạn thường hay bỏ qua yếu tố nội tại của từng con sóng. Điều đó dẫn tới việc đánh số nhầm, và
tất nhiên là sẽ lên kế hoạch tác chiến sai.

Một số nhầm lẫn phổ biến là nhầm sóng 3 với sóng 3.1 trong trường hợp sóng extend, và nhầm đỉnh sóng
đẩy 3 hoặc 5 với một cái đỉnh B của sóng điều chỉnh flat.

Sóng Extension

Thông thường, trong 3 sóng đẩy 1-3-5 thì sẽ có một sóng extension. Sóng extension có thể nhận biết thông
qua cấu trúc nội tại của nó.
Ví dụ như một sóng 3 extension sẽ trông như sau:

Ví dụ trên là một sóng 3 extension, mà cái sóng extension của nó lại cũng chính là sóng 3 nhỏ nằm trong
nó.

Còn dưới đây là một ví dụ về sóng 5 extension:


Các bạn lưu ý, sau khi đã có sóng 1 và 2, khi ta thấy một sóng 3 có vẻ ngắn hơn sóng 1 nhiều, thì khả năng
cao là ta đang có 1 sóng 3 extension. Tôi lấy một ví dụ cụ thể như hình vẽ sau.

Trong hình nếu đếm như bên Sai, thì sóng 3 là sóng ngắn nhất. Điều đó vi phạm quy tắc 2 đã nêu trong
bài 1, đó là sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất trong 3 sóng đẩy 1-3-5. Điều đó cho thấy con sóng 3
này chưa đi hết, nó sẽ extend, và cái sóng ngắn vừa rồi là sóng con 1 nằm trong sóng 3, hay còn gọi là sóng
3.1. Như vậy ta phải đếm như bên Đúng.

Bí quyết để nhận diện sóng extension

Ta nhớ lại Tính chất 1 một chút nhé.

Tính chất 1: Mỗi một sóng đẩy sẽ gồm có 5 sóng con 1-2-3-4-5 tạo thành một cấu trúc sóng đẩy nhỏ
hoàn chỉnh ở trong nó.

Quy luật chung là nếu 1 trong 3 sóng đẩy đó có extension, thì bản thân cấu trúc nội tại của nó cũng là
extension. Nói nôm na là nếu như sóng 1 là extension, thì 3 sóng đẩy nhỏ trong nó 1.1 hoặc 1.3 hoặc 1.5
cũng phải có 1 cái là extension.

Như vậy, để nhận diện sóng extension, trước hết, ta đi từ sóng 1. Quan sát xem trong 3 sóng đẩy nhỏ của
nó có cái nào là sóng extionsion không. Nếu không thì OK, chúng ta kết luận sóng 1 bình thường. Tiếp tục
quan sát sóng 3. Có 2 yếu tố ta cần quan sát sóng 3 để đánh giá nó là bình thường hay extension. Thứ nhất
là cấu trúc nội tại của nó, giống như ta vừa quan sát sóng 1 ở trên. Thứ hai là ta dùng Fibonacci để đo
chiều cao của sóng 3. Một sóng 3 bình thường sẽ có chiều cao bằng khoảng 1.618 chiều cao của sóng 1.
Nếu nó đi xa hơn mức này thì khả năng cao là ta đang thấy một sóng 3 extension.

Một sóng 3 extension có khả năng đạt chiều cao so với sóng 1 theo các mức Fibonacci 161.8%, 200%,
261.8%, 300%. Có nhiều khi ta có thể thấy nó đạt 361.8% hoặc thậm chí đến 400% hoặc 461.8%. Như
trong ví dụ dưới đây tôi lấy từ đồ thị VN30F1M có sóng 3 đạt hơn 400% so với sóng 1.
Nếu ta có sóng 1 và sóng 3 đều có cấu trúc bình thường, sóng 3 có kích thước bằng khoảng 1.618 sóng 1,
thì ta có thể kết luận rằng cả hai sóng đẩy 1 và 3 đều bình thường. Khi đó, ta sẽ trông đợi một sóng 5
extension.

Các tỷ lệ của sóng extension trong các trường hợp sóng 1 hoặc sóng 3 hoặc sóng 5 extension như sau:

Trong bài sau, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về các dạng sóng điều chỉnh (sóng hồi) để chúng ta có một cái nhìn
đầy đủ về các dạng sóng trong một chu kỳ sóng, trước khi chúng ta bước sang phần các set up vào lệnh
theo nguyên lý sóng Elliott.

Các bạn nhớ đón xem nhé. Happy Trading!


Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 3. Sóng điều chỉnh

(http://kakata.vn/song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh.t1387.html)

Tác giả: @Cybertron

Trong bài trước chúng ta đã thảo luận về sóng đẩy. Có lên thì phải có xuống. Có đẩy thì phải có điều chỉnh.
Nhà cái đã mất nhiều công sức đẩy thị trường lên, đã đến lúc họ phải hưởng thành quả lao động chứ. Bên
cạnh các sóng điều chỉnh trong một con sóng nhỏ là nơi nhà đầu tư nhỏ lẻ xuống hàng và chốt lãi thì các
sóng điều chỉnh sau một giai đoạn sóng đẩy mạnh chính là nơi nhà cái xuống hàng. Sóng điều chỉnh chính
là nơi mà chúng ta cần nhận biết để gom hàng khi nhà đầu tư nhỏ lẻ chốt lãi (sóng điều chỉnh trong một
chu kỳ nhỏ) đồng thời tránh lao vào ôm hàng khi nhà cái đang xuống hàng (sóng điều chỉnh sau một chu
kỳ đẩy lớn). Bây giờ thì đã đến lúc chúng ta cần thảo luận về sóng điều chỉnh nhé các bạn.

Sóng điều chỉnh (hay còn gọi là sóng hồi) là các sóng đi ngược xu hướng (counter-trend) và là các thành
phần kết nối các sóng đẩy lại với nhau. Không biết có bạn nào chưa biết về tranh lắp ghép chưa nhỉ? Tôi
cũng không biết chính xác tiếng Việt gọi loại tranh này là gì, chỉ biết tụi Tây gọi nó là jigsaw puzzle, nên tôi
gọi đại nó là tranh lắp ghép, vì nó có rất nhiều miếng nhỏ lắp ghép lại với nhau thành một bức tranh lớn.
Chúng ta cứ hình dung biểu đồ giá như là một bức tranh lớn kiểu tranh jigsaw puzzle lắp ghép từ rất nhiều
mảnh sóng nhỏ lại với nhau. Cứ ba mảnh sóng đẩy nhỏ ghép với 2 mảnh sóng hồi nhỏ thì thành 1 sóng
đẩy lớn. Thành thật mà nói, sóng điều chỉnh thường không dễ phân biệt, chúng thường phức tạp và có vẻ
lộn xộn. Đó là bản chất của nó, vì sóng điều chỉnh là thời điểm tâm lý thị trường trở nên xáo trộn, và có
phần nào đó mang tính chất chuyển động vô hướng, ngẫu nhiên. Khác với sóng đẩy, là thời điểm mà lực
cung cầu có sự chênh lệch rõ nét, đẩy giá đi về một hướng rõ ràng, và tâm lý thị trường nói chung là thể
hiện sự thiên lệch về một phía bull hoặc bear.

Do đó, đối với sóng điều chỉnh, chúng ta đừng quá cầu toàn. Nếu chúng ta thấy một đoạn biểu đồ giá có
vẻ giống như 2 mảnh ghép “màu xanh” ghép với 1 mảnh “màu đỏ”, mà cùng lúc đó lại cũng thấy nó giống
2 mảnh màu đỏ ghép với 1 mảnh màu xanh, OK sao cũng được, đừng quá cầu toàn và cũng đừng quá lo
nghĩ. Cái quan trọng là nó đã đi xong một bước sóng, và miễn sao ta có thể dự đoán được hướng đi của
con sóng tiếp theo là ổn.

Tùy theo tính chất của sóng điều chỉnh mà ta có thể chia nó ra thành 4 loại:

1. Sóng điều chỉnh hình chữ Z (Zigzag)


2. Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat)
3. Sóng điều chỉnh dạng tam giác (Triangle)
4. Sóng điều chỉnh dạng phức hợp (Complex)

Sau đây ta sẽ lần lượt tìm hiểu sâu hơn về 4 loại sóng điều chỉnh này nhé.
Sóng điều chỉnh hình chữ Z (Zigzag)

Đúng như tên gọi của nó, loại sóng này được cấu tạo từ 3 con sóng nhỏ ghép lại thành hình chữ Z. Để dễ
phân biệt với sóng đẩy, đối với sóng điều chỉnh thì người ta không dùng chữ số 12345 mà dùng chữ cái
ABC XYZW (chữ hoa hoặc chữ thường đều được) để đánh số. Một tính chất phổ biến của sóng zigzag là
nhánh sóng A và C đều là sóng đẩy, còn nhánh sóng B kết nối sóng A và C thường là một sóng chữ Z hoặc
N. Một sóng zigzag có thể biểu diễn chi tiết hơn như hình dưới đây.

Do trong bài trước chúng ta đã thảo luận về sóng đẩy rồi, nên bây giờ chúng ta dễ dàng nhận thấy hai
nhánh sóng A và C của cái zigzag này cũng là hai sóng đẩy. Sóng B nối 2 sóng đẩy này trong hình là một
sóng zigzag nhỏ. Quá dễ phải không các bạn? Cũng thường xuyên các bạn sẽ thấy sóng B là một sóng chữ
N mà ta sẽ nghiên cứu sau đây.

Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat)


Sóng điều chỉnh chữ N thì lại được chia ra làm 2 dạng là loại N “bình thường” và loại N “không bình thường”
(irregular) hoặc “mở rộng” (expanded). Các nhà nghiên cứu sóng Elliott thế hệ trước như các ông Robert
Prechter hay Robert Fischer thì hay dùng từ irregular còn các nhà nghiên cứu sau này như bà Constance
Brown thì lại thích dùng từ expanded. Lý do là họ thấy tần suất xuất hiện loại sóng chữ N kiểu “không bình
thường” này lại khá nhiều, không thua kém gì so với loại “bình thường”, vậy thì nó cũng là một dạng bình
thường như dạng kia mà thôi, chẳng qua là có sự khác nhau, chứ không có gì là “không bình thường” ở
đây cả.

Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat) loại “bình thường”

Tôi để chữ bình thường trong ngoặc kép để nhấn mạnh rằng gọi như thế chỉ để dễ phân biệt với loại “mở
rộng” (expanded) mà thôi chứ không hàm ý loại expanded là “không bình thường”. Như vậy khi ta nói đến
loại sóng điều chỉnh chữ N “bình thường” nghĩa là nói đến loại “không mở rộng”.

Có một số lưu ý đáng quan tâm đối với sóng chữ N là:

 Sóng B sẽ đi ngược lại hết chiều dài sóng A tạo thành nhánh giữa của chữ N, chiều cao của sóng B
bằng hoặc gần bằng chiều cao của sóng A

 Sóng A của sóng chữ N thường sẽ là một sóng điều chỉnh dạng 3 sóng abc chứ không phải dạng 5
sóng 12345 (sóng đẩy) như trường hợp của sóng zigzag

Sóng C vẫn là một sóng đẩy giống như zigzag.

Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat) loại “mở rộng” (expanded)

Loại sóng chữ N mở rộng này có một chút khác biệt so với loại “bình thường” ở trên, đó là nhánh sóng B
đi hơi quá đà một chút, nó hồi lại quá chân sóng A chứ không bằng chân sóng A, vì thế mà nó được gọi là
“không bình thường” hay “mở rộng”. Do đặc điểm này mà cái đỉnh sóng B của sóng điều chỉnh chữ N
thường hay bị lầm với đỉnh sóng 5 của con sóng đẩy trước nó. Vì thế khi kéo Fibonacci đôi khi tôi thấy có
bạn cứ lấy cái đỉnh cao nhất (là đỉnh sóng B của sóng N mở rộng) thay vì phải lấy cái đỉnh sóng 5 (là chân
sóng A).
Còn đây là hình ảnh thực tế của một cái sóng chữ N mở rộng trên biểu đồ giá cặp EUR/JPY:
Sóng điều chỉnh dạng tam giác (Triangle)

Loại sóng điều chỉnh dạng tam giác là loại sóng phức tạp gồm có 5 sóng con abcde trong nó. Các sóng con
này lại được cấu tạo từ những sóng con dạng 3 sóng abc chứ không phải dạng 5 sóng 12345. Có 4 loại
sóng tam giác hay gặp là sóng tam giác hướng lên (ascending triangle), sóng tam giác hướng xuống
(descending triangle), sóng tam giác dạng cái nêm thu hẹp (contracting triangle) và dạng cái nêm mở rộng
(expanding triangle). Các bạn nào hay nghiên cứu về mô hình giá thì chắc là không lạ gì những dạng sóng
này.

Điều tôi muốn nhấn mạnh với các bạn ở đây là các dạng sóng tam giác này thường không đứng một mình
mà nó thường kết hợp với một vài nhánh sóng khác để hoàn tất một mô hình sóng điều chỉnh. Như vậy
nó thường đóng vai trò là sóng B hoặc sóng C trong một mô hình sóng điều chỉnh ABC. Hoặc đóng vai trò
là một nhánh trong mô hình sóng điều chỉnh phức tạp.
Sóng điều chỉnh dạng phức tạp (Complex)

Loại sóng điều chỉnh dạng phức tạp thường rơi vào hai dạng là sóng chữ Z kép (2 chữ Z – Double Zigzag)
và thậm chí sóng ba chữ Z (Triple Zigzag). Tuy nhiên dạng 3 chữ Z rất hiếm gặp.

Trong hình trên ta thấy con sóng điều chỉnh này gồm có 3 phần trong đó mỗi phần đều có 3 nhánh sóng
nhỏ abc. Phần trước là một sóng điều chỉnh dạng chữ N do sóng b hồi về hết chân sóng a. Phần giữa là
một sóng dạng zigzag khá dễ nhận biết. Phần cuối cũng là một sóng zigzag.

Đôi khi, để làm phức tạp thêm vấn đề, một trong 3 phần này có thể là một sóng điều chỉnh dạng tam giác
như trong hình sau đây.

Tới đây thì có lẽ các bạn cũng đã nhận ra rằng, việc đếm sóng Elliott thật ra là một trò chơi ghép hình
jigsaw puzzle như tôi đã nói ở trên. Chúng ta cố gắng nhận ra hình dạng của các mảnh ghép, ghép nó vào
trong bức tranh lớn sao cho hợp lý, không vi phạm các quy tắc đếm sóng trong bài 1 là được. Nếu nó là
Flat-Zigzag-Flat hay là Zigzag-Flat-Zigzag cũng được, miễn các quy tắc không bị vi phạm là ta vẫn chấp nhận
được. Vì suy cho cùng thì điều quan trọng là ta xác định được các vị trí trọng yếu để vào lệnh hiệu quả là
được.

Tôi không muốn sa đà vào các con sóng điều chỉnh, vì thông thường khi trade chúng ta nên bỏ qua các
con sóng điều chỉnh, ngoại trừ sóng C. Lý do là vì các con sóng điều chỉnh dạng 3 sóng abc thường rất khó
đoán, di chuyển phức tạp và hay có những cú ngoặt bất ngờ (whipsaw) làm trader dễ thua lỗ.

Trong bài tiếp theo, tôi sẽ đi sâu vào phân tích các điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ và điểm chốt lợi nhuận
trong các con sóng đẩy theo phương pháp Elliott để các bạn có thể kết hợp với các phương pháp mình
thường dùng nhằm nâng cao hiệu quả trong trading.

Cám ơn các bạn đã theo dõi. Happy Trading!


Sóng Elliott Thực Chiến – Bài 4. Phân tích setup và các phương án vào lệnh theo nguyên lý Elliott

(http://kakata.vn/song-elliott-thuc-chien-bai-4-phan-tich-setup-va-cac-phuong-an-vao-lenh-theo-
nguyen-ly-elliott.t1452.html)

Tác giả: @Cybertron

Xin chào các bạn. Trong các bài trước chúng ta đã đi lướt qua một số kiến thức tổng quát về chu kỳ sóng,
các sóng đẩy và sóng điều chỉnh. Trong bài này chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích các vị trí trading hiệu quả
trong một chu kỳ sóng Elliott và các phương án vào lệnh cụ thể nhé.

Như các bạn đã biết, các sóng điều chỉnh là các sóng counter trend, đi ngược lại xu hướng chính, xảy ra
khi thị trường ở vào trạng thái phân vân, giằng co giữa 2 phe Bò và Gấu. Một số thì đặt cược vào cửa giảm
trong khi số còn lại thì đặt cược vào cửa tăng. Họ làm gì kệ họ, dưới góc nhìn của các trader đánh theo
sóng Elliott thì đây là giai đoạn khó ăn, whipsaw liên tục, giật lên giật xuống bất thình lình. Các nến thì lúc
xanh lúc đỏ, chồng lấn lên nhau, cái này phủ định cái kia. Do đó, để tăng xác suất thắng và có tỷ lệ RR tốt
thì chúng ta nên bỏ qua các sóng điều chỉnh và tập trung vào trade trong các sóng đẩy.

Tôi nhắc lại bài 1 một chút. Một chu kỳ sóng Elliott hoàn chỉnh gồm có 2 phase là phase đẩy và phase điều
chỉnh. Trong cả 2 phase này thì có 3 sóng đẩy là nơi mà chúng ta có thể kiếm tiền tốt, đó là các sóng đẩy
3 và 5 trong phase đẩy và sóng đẩy C trong phase điều chỉnh (các đoạn tôi đánh dấu màu đỏ trong hình
1).

Hình 1. Một chu kỳ sóng Elliott hoàn chỉnh

Lý do mà chúng ta nên tập trung vào 3 sóng đẩy này là vì cả 3 sóng này đều có cấu trúc nội tại là một sóng
đẩy hoàn chỉnh bao gồm 5 sóng con, trong 5 sóng con này có 3 sóng đẩy con 1-3-5 và 2 sóng điều chỉnh
con 2 và 4 (Hình 2).

Hình 2. Cấu trúc một sóng đẩy hoàn chỉnh

Đến đây thì có một số bạn sẽ thắc mắc là tại sao mình không chơi luôn sóng 1, vì nó cũng là sóng đẩy mà?
Nếu các bạn có thắc mắc vậy thì nên xem kỹ lại bài 1 chút xíu, trong đó tôi đã có nói rồi. Sóng 1 là nơi mà
thị trường vừa thoát ra khỏi vùng điều chỉnh trước đó, nên tâm lý nghi ngờ còn đè nặng, do đó sóng 1
thường cũng rất yếu, có cấu trúc không rõ ràng, dễ làm chúng ta bị lầm và vào lệnh sai. Vì thế sóng 1 cũng
không phải là khu vực tốt để chúng ta trade.
Như vậy, về nguyên lý thì chúng ta sẽ chờ thị trường đi hết các sóng điều chỉnh và chuẩn bị vào các sóng
đẩy 3, 5 và C để tìm cơ hội vào lệnh. Sau đây tôi sẽ trình bày các set up cụ thể cho từng trường hợp một.

Trường hợp 1: Lệnh BUY tại sóng đẩy 3

Để thành công với cái setup này, chúng ta cần một số điều kiện phải thỏa mãn trước khi vào lệnh:

 Xu hướng lớn là đang tăng, chúng ta vào lệnh theo xu hướng


 Sóng (1) và (2) có đầy đủ cấu trúc của một chu kỳ nhỏ, trong đó sóng (1) gồm đủ 5 sóng nhỏ 1-2-
3-4-5 và sóng (2) gồm đủ 3 sóng nhỏ a-b-c
 Có phân kỳ âm RSI hoặc MACD giữa hai sóng 3 và 5 của sóng (1)

Cách setup lệnh cho Lệnh Buy Sóng 3:

- Lệnh Buy:
o Kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy sóng (1)
o Đặt lệnh Buy tại mức Fibonacci 50%
o Hoặc các bạn cũng có thể chia lệnh Buy thành hai phần đặt tại 2 mức Fibonacci là 50% và
61.8%. Cách này sẽ cho các bạn giá mua bình quân tốt hơn, nhưng cũng có thể trượt 50%
lệnh nếu giá không hồi về đến mức Fibonacci 61.8% của sóng (1).

- Lệnh Stop Loss:


o Đặt dưới đáy sóng (1)
- Take Profit:
o Kéo Fibonacci Projection cho sóng (1). Tùy theo khẩu vị của các bạn mà có thể cover lệnh
Buy một phần hoặc toàn bộ tại các vùng Fibonacci 100% (TP 1) hoặc 161.8% chiều cao của
sóng (1) (TP 2).
o Một khi giá đã đạt TP 1 thì các bạn có thể cover một phần và kéo SL lên ngay sát dưới mức
TP 1.
o Trong lúc giá chạy, các bạn vẫn cần quan sát cấu trúc nội tại của nó. Nếu thấy đã có đủ
cấu trúc 5 sóng nhỏ chạy lên ngay tại TP 1 thì nên cover toàn bộ lệnh Buy luôn. Nếu thấy
sóng chưa đi hết thì có thể giữ 50% lệnh Buy cho chạy tiếp.

Trường hợp 2: Lệnh SELL tại sóng đẩy 3

Để thành công với cái setup này, chúng ta cần một số điều kiện phải thỏa mãn trước khi vào lệnh:

 Xu hướng lớn là đang giảm, chúng ta vào lệnh theo xu hướng


 Sóng (1) và (2) có đầy đủ cấu trúc của một chu kỳ nhỏ, trong đó sóng (1) gồm đủ 5 sóng nhỏ 1-2-
3-4-5 và sóng (2) gồm đủ 3 sóng nhỏ a-b-c
 Có phân kỳ âm RSI hoặc MACD giữa hai sóng 3 và 5 của sóng (1)
Cách setup lệnh cho Lệnh Sell cho Sóng 3:

- Lệnh Sell:
o Kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy sóng (1)
o Đặt lệnh Buy tại mức Fibonacci 50%
o Hoặc các bạn cũng có thể chia lệnh Sell thành 2 phần đặt tại 2 mức Fibonacci là 50% và
61.8%. Cách này sẽ cho các bạn giá bán bình quân tốt hơn, nhưng cũng có thể trượt 50%
lệnh nếu giá không hồi về đến mức Fibonacci 61.8% của sóng (1).

- Lệnh Stop Loss:


o Đặt dưới đáy sóng 1

- Take Profit:
o Kéo Fibonacci Projection cho sóng (1). Tùy theo khẩu vị của các bạn mà có thể cover lệnh
Sell một phần hoặc toàn bộ tại các vùng Fibonacci 100% (TP 1) hoặc 161.8% chiều cao của
sóng (1) (TP 2).
o Một khi giá đã đạt TP 1 thì các bạn có thể cover một phần và kéo SL lên ngay sát dưới mức
TP 1.
o Trong lúc giá chạy, các bạn vẫn cần quan sát cấu trúc nội tại của nó. Nếu thấy đã có đủ
cấu trúc 5 sóng nhỏ chạy lên ngay tại TP 1 thì nên cover toàn bộ lệnh Sell luôn. Nếu thấy
sóng chưa đi hết thì có thể giữ 50% lệnh Sell cho chạy tiếp.

Trường hợp 3: Lệnh BUY tại sóng đẩy 5

Tương tự như trường hợp 1, chúng ta cũng cần một số điều kiện phải thỏa mãn trước khi vào lệnh:

 Xu hướng lớn là đang tăng, chúng ta vào lệnh theo xu hướng


 Sóng (1), (2), (3) và (4) có đầy đủ cấu trúc, trong đó sóng (1) và sóng (3) gồm đủ 5 sóng nhỏ 1-2-3-
4-5 và sóng (2) cũng như sóng (4) gồm đủ 3 sóng nhỏ a-b-c
 Có phân kỳ âm RSI hoặc MACD giữa hai sóng 3 và 5 của sóng (3)

Cách setup lệnh cho Lệnh Buy Sóng 5:

- Lệnh Buy:
o Kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy sóng (3)
o Đặt lệnh Buy tại mức Fibonacci 38.2%. Nếu sóng (3) là sóng extend thì đặt lệnh tại mức
Fibonacci 23.6% của sóng (3).

- Lệnh Stop Loss:


o Đặt tại mức Fibonacci 50% của sóng (3)
- Take Profit:
o Có một lưu ý quan trọng đối với sóng (5), đó là trong trường hợp sóng (1) và (3) là các
sóng có chiều cao và cấu trúc bình thường, thì khả năng lớn là sóng (5) sẽ là một sóng mở
rộng. Do đó tiềm năng của sóng (5) này sẽ rất tốt chứ không hề tầm thường một tí nào.

o Kéo Fibonacci Projection cho cả sóng (1) và (3): tức là lấy điểm đáy là chân sóng (1) và
đỉnh là đỉnh sóng (3). Trong trường hợp sóng (5) là bình thường, ta có thể tính target cho
sóng (5) bằng cách lấy 161.8% chiều cao của sóng (4) hoặc 38.2% chiều cao của cả sóng
(1) và sóng (3)

o Trong trường hợp sóng (5) là extend thì khả năng cao là đỉnh sóng (5) sẽ đi theo hai tỷ lệ
Fibonacci tương ứng là 100% và 161.8% của chiều cao cả sóng (1) và (3).

o Đối với sóng (5) các bạn cần rất thận trọng vì nó là sóng cuối cùng nên có thể quay đầu
bất kỳ lúc nào.

Trường hợp 4: Lệnh SELL tại sóng đẩy 5

Điều kiện phải thỏa mãn trước khi vào lệnh:

 Xu hướng lớn là đang giảm, chúng ta vào lệnh theo xu hướng


 Sóng (1), (2), (3) và (4) có đầy đủ cấu trúc, trong đó sóng (1) và sóng (3) gồm đủ 5 sóng nhỏ 1-2-3-
4-5 và sóng (2) cũng như sóng (4) gồm đủ 3 sóng nhỏ a-b-c
 Có phân kỳ âm RSI hoặc MACD giữa hai sóng 3 và 5 của sóng (3)

Cách setup lệnh cho Lệnh Sell cho Sóng 5:

- Lệnh Sell:
o Kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy sóng (3)
o Đặt lệnh Sell tại mức Fibonacci 38.2%. Nếu sóng (3) là sóng extend thì đặt lệnh tại mức
Fibonacci 23.6% của sóng (3).

- Lệnh Stop Loss:


o Đặt tại mức Fibonacci 50% của sóng (3)

- Take Profit:
o Có một lưu ý quan trọng đối với sóng (5), đó là trong trường hợp sóng (1) và (3) là các
sóng có chiều cao và cấu trúc bình thường, thì khả năng lớn là sóng (5) sẽ là một sóng mở
rộng. Do đó tiềm năng của sóng (5) này sẽ rất tốt chứ không hề tầm thường một tí nào.

o Kéo Fibonacci Projection cho cả sóng (1) và (3): tức là lấy điểm đáy là chân sóng (1) và
đỉnh là đỉnh sóng (3). Trong trường hợp sóng (5) là bình thường, ta có thể tính target cho
sóng (5) bằng cách lấy 161.8% chiều cao của sóng (4) hoặc 38.2% chiều cao của cả sóng
(1) và sóng (3)

o Trong trường hợp sóng (5) là extend thì khả năng cao là đỉnh sóng (5) sẽ đi theo hai tỷ lệ
Fibonacci tương ứng là 100% và 161.8% của chiều cao cả sóng (1) và (3).
o Đối với sóng (5) các bạn cần rất thận trọng vì nó là sóng cuối cùng nên có thể quay đầu
bất kỳ lúc nào.

Trường hợp 5: Lệnh BUY tại sóng điều chỉnh C

Chúng ta phải lưu ý cẩn thận rằng khi đánh sóng C là ta đang đánh ngược xu hướng chính, do đó phải hết
sức thận trọng. Điều kiện phải thỏa mãn trước khi vào lệnh:

 Xu hướng lớn là đang giảm, chúng ta vào lệnh ngược xu hướng, nên khi vào lệnh thì các chỉ báo
momentum của xu hướng chính phải cho thấy đang yếu đi
 Sóng (A) phải có có đầy đủ cấu trúc 5 sóng nhỏ 1-2-3-4-5 và sóng (B) gồm đủ 3 sóng nhỏ a-b-c.
 Có phân kỳ âm RSI hoặc MACD giữa hai sóng 3 và 5 của sóng (A)

Ghi chú: Nếu sóng (A) không có cấu trúc 5 sóng mà chỉ có cấu trúc 3 sóng thì khả năng sóng điều chỉnh
ABC này là sóng chữ N (FLAT). Khi đó sóng (B) sẽ kéo dài về chân sóng (A) thậm chí vượt quá chân sóng
(A). Trường hợp này anh em trader mới không nên trade vì dễ bị stop loss.

Cách setup lệnh cho Lệnh Buy Sóng điều chỉnh C:

- Lệnh Buy:
o Kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy sóng (A)
o Đặt lệnh Buy tại mức Fibonacci 50%.

- Lệnh Stop Loss:


o Đặt dưới đáy chân sóng (A)
o Di chuyển Stop Loss về điểm hòa vốn sau khi giá đã vượt đỉnh sóng (A)

- Take Profit:
o Cover lệnh Buy tại mức 100% chiều cao sóng (A)

Trường hợp 6: Lệnh SELL tại sóng điều chỉnh C

Chúng ta phải lưu ý cẩn thận rằng khi đánh sóng C là ta đang đánh ngược xu hướng chính, do đó phải hết
sức thận trọng. Điều kiện phải thỏa mãn trước khi vào lệnh:

 Xu hướng lớn là đang tăng, chúng ta vào lệnh ngược xu hướng, nên khi vào lệnh thì các chỉ báo
momentum của xu hướng chính phải cho thấy đang yếu đi
 Sóng (A) phải có có đầy đủ cấu trúc 5 sóng nhỏ 1-2-3-4-5 và sóng (B) gồm đủ 3 sóng nhỏ a-b-c.
 Có phân kỳ âm RSI hoặc MACD giữa hai sóng 3 và 5 của sóng (A)

Ghi chú: Nếu sóng (A) không có cấu trúc 5 sóng mà chỉ có cấu trúc 3 sóng thì khả năng sóng điều chỉnh
ABC này là sóng chữ N (FLAT). Khi đó sóng (B) sẽ kéo dài về chân sóng (A) thậm chí vượt quá chân sóng
(A). Trường hợp này anh em trader mới không nên trade vì dễ bị stop loss.
Cách setup lệnh cho Lệnh Sell cho Sóng điều chỉnh C:

- Lệnh Sell:
o Kéo Fibonacci Retracement từ đỉnh xuống đáy sóng (A)
o Đặt lệnh Sell tại mức Fibonacci 50%.

- Lệnh Stop Loss:


o Đặt dưới chân sóng (A)
o Di chuyển Stop Loss về điểm hòa vốn sau khi giá đã vượt đáy sóng (A)

- Take Profit:
o Cover lệnh Sell tại mức 100% chiều cao sóng (A)

Như vậy là chúng ta đã nắm được các nguyên tắc vào lệnh, tìm vị trí trade trong một con sóng, tính toán
các điểm vào ra hợp lý để nâng cao hiệu quả trong trading. Hy vọng các bạn sẽ gặt hái được những kết
quả tốt đẹp với nguyên lý sóng Elliott. Chúc các bạn thành công!
Phân tích case study theo nguyên lý sóng Elliott - sóng đẩy hay sóng điều chỉnh?
(http://kakata.vn/phan-tich-case-study-theo-nguyen-ly-song-elliott-song-day-hay-song-dieu-
chinh.t3444.html)

Tác giả: @Bảo Khánh

Nguyên lý sóng Elliott luôn có một bộ quy tắc rõ ràng để quy định từng con sóng được đánh nhãn trên thị
trường. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào giá cũng rõ ràng để nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định.
Chỉ một câu chuyện xác định nó là sóng đẩy hay sóng điều chỉnh thì cũng đã rất khó khăn chứ đừng nói
đến việc khẳng định nó là loại sóng nào.

Vấn đề này không cách nào có khắc phục tốt hơn bằng việc thực hành thật nhiều và nghiên cứu thật nhiều.
Bài viết ngày hôm nay tôi sẽ đưa ra một case study để anh em mổ xẻ, phân tích và cho nhận định của
mình. Qua đó, chúng ta biết phải làm như thế nào và xử lý tình huống như thế nào cho hợp lý nhất có thể.

GIÁ SẼ ĐI ĐÂU TIẾP THEO?

Nhìn case study dưới đây, chúng ta tạm thời nhận xét được như sau:

 Tháng 11 tạo một cái đỉnh khá cao, gần như là từ đó trở về sau giá đã đảo chiều thành giảm
 Vào tháng 3, giá có vẻ kết thúc xu hướng giảm và quay đầu tăng nhẹ.
Chúng ta sẽ có những lý luận sau đây:

 Nếu bạn xem đỉnh tháng 11 là sự kết thúc xu hướng đã tăng trong nhiều năm (bộ 5 sóng đẩy), thì
dĩ nhiên đáy tháng 3 chưa phải là đáy thấp nhất và nó sẽ vẫn giảm để hoàn thành sóng chỉnh A-B-
C.
 Nếu bạn nghĩ tháng 11 chỉ là đỉnh tạm thời, thì đáy tháng 3 có lẽ là điểm kết thúc của bộ ba sóng
chỉnh A-B-C.
 Giả sử sóng A-B-C chưa xong mà nó hình thành sóng phức dạng Double Three chẳng hạn thì giá
có thể sẽ tiếp tục giảm.

Bây giờ chúng ta phóng to đồ thị này lên khung H1 nhé:

Khi phóng to đoạn cuối của, bạn đoán xem giá đang là sóng đẩy hay sóng điều chỉnh? Theo quan điểm của
tôi, nó không rõ ràng để xác định. Bây giờ thử đếm xem nó thế nào:
Trong trường hợp này thì chúng ta có hai cách đếm sóng hoặc đang là sóng 1-2-3 hoặc đang là sóng A-B-
C. Vậy một câu hỏi đặt ra, nếu là sóng 1-2-3 thì tiếp theo giá sẽ đi lên theo xu hướng tăng để hoàn thành
sóng 5. Nhưng nếu là sóng A-B-C thì chắc chắn giá sẽ đảo chiều giảm. Như vậy có hai kịch bản ngược chiều
nhau, bạn sẽ giao dịch theo hướng nào?

Rõ ràng, chúng ta cần thêm dữ liệu để xác nhận hướng đi tiếp theo của giá.

Nhưng theo kinh nghiệm thì đây là mô hình 1-2-3, giá điều chỉnh chỉ là sóng 4 trước khi vào sóng 5. Đơn
giản bởi vì giá tạo một cú false breakout tại đáy sóng 4 nhỏ, thể hiện sự từ chối giá giảm tiếp. Lý do thứ
hai, con sóng giảm gần nhất chỉ có cấu trúc 3 sóng khá rõ ràng. Nếu là sóng 1 đảo chiều thì phải có 5 sóng.
Do đó, nó sẽ nghiêng về sóng 4 nhiều hơn.

Như vậy, chiến lược của tôi sẽ là mua tại thời điểm hiện tại và đặt mức dừng lỗ dưới mức sóng 1 lớn (vì
nếu phá qua thì coi như phạm vi tắc sóng 4 không được phạm vào sóng 1).
OK, thử xem kết quả nhé:

Thì ra không phải sóng A-B-C mà là 1-2-3, và giá tiếp tục tăng cho hết sóng 5.

Chúng ta học được gì từ bài viết này. Tôi muốn tóm tắt lại những vấn đề sau đây:

1. Luôn luôn có hai kịch bản ngược chiều nhau mà bạn bắt buộc phải nhìn ra. Nếu không rất
có thể bạn sẽ bỏ sót trường hợp xảy ra trong thực tế.

2. Đánh giá con sóng gần nhất để có cơ sở dự đoán kịch bản nào dễ xảy ra hơn.

3. Giá đi đâu cũng không quan trọng, dù cho có mấy kịch bản thì cũng có thể xây dựng được
điểm mua và cắt lỗ hợp lý.

Tôi xin dừng bài viết tại đây. Anh em thấy hay thì cho 1 like nhé. Happy learning!

Bảo Khánh - https://www.facebook.com/baokhanh34


Nguyên lý sóng Elliott - một phương pháp đếm sóng cực dễ và chính xác
(http://kakata.vn/nguyen-ly-song-elliott-mot-phuong-phap-dem-song-cuc-de-va-chinh-xac.t3369.html)

Tác giả: @Bảo Khánh

Để có thể mua bán cổ phiếu với sóng Elliott thành công, bạn không nhất thiết phải học quá nhiều kiến thức
về sóng Elliott, cũng không cần quá kỹ lưỡng, cầu toàn khi đếm. Có một quy tắc bất thành văn khi bạn
bước chân vào sự nghiệp đếm sóng Elliott là bạn đếm càng nhiều, càng thực hành nhiều thì càng có kinh
nghiệm, và việc đếm sóng của bạn sẽ chính xác qua thời gian.

Do đó, đừng quá lo lắng khi bạn cứ đếm sai, chỉ là do bạn chưa đếm đúng ngay được thôi.

Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn cải thiện được phần nào công việc đếm sóng. Bởi lẽ có hàng chục cách đếm
khác nhau trong cùng một bối cảnh. Nhưng có một cách hỗ trợ bạn đế sóng chính xác hơn, giúp bạn yên
tâm hơn rất nhiều. Đó là nội dung bài viết ngày hôm nay.

Trước khi bắt đầu, tôi muốn gửi đến bạn một khái niệm gồm bốn chữ "MÔ HÌNH TAM GIÁC" - TRIANGLE
PATTERN.
CHỈ SỬ DỤNG MÔ HÌNH TAM GIÁC ĐỂ BẮT ĐẦU ĐẾM SÓNG? ĐÙA À?

Sóng Tam giác (Triangle) là một trong những mô hình dễ nhận thấy nhất. Ở hình minh họa bên trên là một
mô hình tam giác hoàn hảo gồm 5 sóng a-b-c-d-e. Trên thực tế, bạn rất dễ tìm ra mô hình này. Do đó, chỉ
cần định vị được nó, bạn sẽ dễ dàng đếm tiếp những con sóng tiếp theo một cách chính xác.

Sẽ có một vài thứ bạn cần lưu ý trước khi bắt đầu đếm sóng bằng mô hình tam giác:

 Loại mô hình này có chỉ xuất hiện ở hai sóng : sóng 4 và sóng B.
 Được chia làm 5 sóng: a-b-c-d-e và mỗi sóng này được tạo thành từ 3 sóng nhỏ.

Chỉ với các tính chất này, chúng ta đã có thể bắt đầu đếm sóng mà không cần bất kỳ công cụ hỗ trợ nào
(không cần indicator, không cần fibonacci, không cần luôn trendline).
Bây giờ nhìn trên đồ thị này, chúng ta bắt đầu phân tích:

 Xu hướng lớn đang là xu hướng tăng.


 Hiện tại giá đang đi ngang, điều chỉnh sau một đợt tăng mạnh. Có vẻ như là đang tạo mô hình tam
giác thì phải.

Bây giờ chúng ta sẽ đánh nhãn sóng vào đồ thị nhé. Trong mô hình tam giác đã đầy đủ 4 sóng A-B-C-D và
hiện tại đang hoàn thành sóng E.

Lùi về một chút, chúng ta cần tự hỏi bây giờ xu hướng tăng trước đó nên đếm thế nào. Nếu bạn đếm ra 3
sóng, thì mô hình tam giác này là sóng 4, còn nếu bạn đếm ra 5 sóng thì dĩ nhiên nó là sóng B.
Theo quan điểm của tôi, hiện tại giá đang trong sóng 4. Đơn giản vì tôi đếm chỉ được 3 sóng, và hiện tại,
giá chưa phạm vào phạm vi của sóng 1, do đó nên được xem là sóng 4.

Như vậy, sắp tới giá sẽ tiếp tục tăng theo sóng 5. Và bạn biết rồi đấy, sóng 5 thường sẽ bằng 61.8% lần
sóng 3. Bạn đã tính được mục tiêu giá. Mặc khác, điểm đặt cắt lỗ chính là điểm dưới của đỉnh sóng 1.

Trên đây là một mẹo nhỏ để chúng ta dễ dàng đếm sóng chính xác với mô hình tam giác. Bạn nghĩ sao về
phương pháp này? Cho bình luận bên dưới nhé. Happy learning!

Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34


Phân tích mô hình và kỹ thuật đếm sóng Elliott
(http://kakata.vn/phan-tich-mo-hinh-va-ky-thuat-dem-song-elliott.t3417.html)

Tác giả: @Bảo Khánh

Xin chào anh em, phân tích mô hình là một chủ đề không mới, nếu không muốn nói là quá quen thuộc đối
với các nhà đầu tư theo phân tích kỹ thuật.

Trong sự nghiệp đếm sóng không ngừng nghỉ, thì công việc phân tích mô hình càng trở nên cần thiết. Nó
có thể giúp anh em biết được mình đang ở đâu trên bản đồ giá cũng như hướng đi sắp tới như thế nào.
Và dĩ nhiên, phân tích mô hình cũng là cơ sở đếm sóng chính xác. Trong bài viết ngày hôm nay, tôi và anh
em sẽ cùng nghiên cứu một số case study để cùng làm sáng tỏ việc phân tích mô hình trong Nguyên lý
sóng Elliott là như thế nào nhé.

BA CÂU HỎI CẦN PHẢI TRẢ LỜI

1. Mô hình nào phù hợp nhất ở vị trí hiện tại? Câu trả lời có thể là sóng đẩy (impulse) hoặc sóng điều
chỉnh (corrective).
2. Cái gì xác nhận cho mô hình đó?
3. Cái gì không xác nhận cho mô hình đó?
GIÁ SẼ TIẾP TỤC ĐI NHƯ THẾ NÀO?

Bây giờ chúng ta sẽ vào nội dung chính với các case study để phân tích mô hình nhé.

Giả sử xu hướng 5 sóng đã hình thành như hình dưới đây, bạn sẽ kỳ vọng mô hình nào tiếp theo?

Rõ ràng, chưa nhìn đâu xa, chúng ta cũng đã có một kỳ vọng tối thiểu là nó sẽ diễn ra một xu hướng ngắn
hạn với mô hình 3 sóng điều chỉnh a-b-c.

Chưa bàn đến các sóng phức khác như W-X-Y hay W-X-Y-X-Z. Nhưng tối thiểu chúng ta cũng biết được
nhịp tiếp theo sẽ là một con sóng chỉnh lớn.

Giả sử bộ 5 sóng này tạo thành sóng 5 lớn chẳng hạn, và giá tiếp theo sẽ rớt thảm. Thì ít nhất trước mắt
giá cũng tạm thời sẽ điều chỉnh theo mô hình a-b-c ở cấp độ nhỏ hơn.
XU HƯỚNG HAY KHÔNG CÓ XU HƯỚNG?

Nhìn vào ví dụ dưới đây, bạn đoán thị trường có xu hướng hay không có xu hướng?

Rõ ràng không đủ dữ liệu để có một câu trả lời chính xác nhất. Nhưng nhìn độ dốc của con sóng giảm, ta
có thể suy đoán nó là mô hình sóng đẩy (impulse). Từ đó ta sẽ có manh mối với những trường hợp sau:

Nếu con sóng giảm là sóng 1, A hoặc 3, chúng ta sẽ kỳ vọng 1 con sóng điều chỉnh (sóng 2, B hoặc 4) kết
thúc để tiếp tục xu hướng giảm.

Nếu sóng giảm là sóng C, chúng ta kỳ vọng giá chuẩn bị đảo chiều, và con sóng tăng đó có thể là sóng 1 và
nó tạo đỉnh mới.

Nếu sóng giảm là sóng 5, chúng ta kỳ vọng giá đảo chiều với bộ mô hình sóng chỉnh tiếp theo a-b-c tạo
thành con sóng chỉnh ở cấp độ lớn hơn.
Như vậy, ở đây chúng ta có hai kịch bản một là đảo chiều hai là xu hướng tiếp tục giảm đúng không nào?
Nhưng dù là kịch bản như thế nào thì trong thời gian ngắn sắp tới, giá vẫn phải tăng theo cấu trúc 3 sóng
a-b-c.

XU HƯỚNG HAY KHÔNG CÓ XU HƯỚNG #2?

Bây giờ chúng ta tiếp tục với case study thứ hai. Theo anh em Kakata, đếm như thế này là tối ưu chưa:
hiện tại có sóng 1, 2, 3 và đang tiếp diễn sóng 4.

Nếu đếm như vậy thì sóng 4 hiện tại đang phạm vào sóng 1, tức là đây là sóng diagonal (sóng chéo) và khi
5 sóng này hình thành sẽ tạo thành sóng 1 lớn (hiếm hơn), sóng 5 lớn hoặc sóng A lớn.

Nếu hình thành sóng chéo, thì sóng 4 sẽ ngắn hơn sóng 2 và sóng 5 sẽ ngắn hơn sóng 3. Do đó, với kịch
bản này, giá có thể đã tạo xong sóng 4 và tiếp tục đi lên.
Nhưng chúng ta còn một kịch bản khác như sau:

Kịch bản đếm sóng này cũng có cấu trúc sóng 4 vi phạm vào sóng 1. Ở đây sóng 4 ngắn hơn sóng 2 và sóng
5 ngắn hơn sóng 3. Ta được một sóng chéo (diagonal) hình thành có thể là sóng 1 (hiếm hơn), sóng 5 lớn
hoặc sóng A lớn.

Nhưng mà dù là sóng gì thì sắp tới cũng sẽ là sóng điều chỉnh và dĩ nhiên giá sẽ giảm để tạo thành mô hình
a-b-c tối thiểu chứ không tăng như kịch bản trên.

Tôi xin kết thúc bài viết phân tích mô hình sóng tại đây. Hẹn anh em ở các bài viết khác nhé. Happy learning!

Bảo Khánh - fb.com/baokhanh34

You might also like