You are on page 1of 7

CÂU HỎI ÔN TẬP

CHƯƠNG 1
1. Dựa vào tiêu chuẩn nào người ta phân chia máy tính thành các thế hệ?
2. Đặc trưng cơ bản của máy tính thế hệ thứ nhất là gì ?
3. Đặc trưng cơ bản của máy tính thế hệ thứ hai là gì ?
4. Hệ điều hành kiểu tuần tự (Batch Processing) trong máy tính thế hệ thứ hai là gì?
5. Đặc trưng cơ bản của máy tính thế hệ thứ ba là gì ?
6. Nguyên tắc cơ bản của hệ điều hành đa chương được sử dụng trong máy tính thế hệ
thứ ba là gì ?
7. Trong máy tính điện tử thế hệ thứ ba khái niệm máy tính đa chương trình được hiểu
như thế nào ?
8. Đặc trưng cơ bản của máy tính thế hệ thứ tư là gì ?
9. Khuynh hướng phát triển của máy tính điện tử ngày nay là gì?
10. Việc phân loại máy tính dựa vào tiêu chuẩn nào?
11. Loại máy tính điện tử nào sao đây có thành quả phát triển nhanh nhất ?
12. Trong biểu đồ phát triển mật độ tích hợp, loại linh kiện nào trong máy tính có mật độ
tích hợp phát triển cao nhất ?
13. Loại linh kiện nào trong máy tính có tần số xung nhịp phát triển cao nhất ?
14. Qui luật Moore "Khả năng của máy tính tăng lên gấp đôi sau 18 tháng với giá thành
là như nhau". Nói lên điều gì ?
15. Khái niệm thông tin trong máy tính được hiểu như thế nào ?
16. Lượng thông tin là gì ?
17. Sự hiểu biết về một trạng thái trong 1,048,576 trạng thái có thể có ứng với lượng
thông tin bao nhiêu?
18. Để thâm nhập vào bộ nhớ 1 Mega Byte (1,048,576 byte) cần bao nhiêu bit địa chỉ?
19. Để thâm nhập vào bộ nhớ 1 Mega Byte (1,048,576 byte) cần bao nhiêu bit địa chỉ?
20. Điểm chung nhất trong các cách biểu diễn một số nguyên n bit có dấu là gì?
21. Có bao nhiêu cách để biểu diễn 1 số nguyên có dấu ?
22. Có bao nhiêu cách để biểu diễn 1 số thập phân không nguyên?

CHƯƠNG 2
1. Nhiệm vụ của bộ xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit) trong hệ thống máy
tính điện tử là gì ?
2. Nhiệm vụ của bộ nhớ trong (RAM: Random Access Memory) trong hệ thống máy tính
điện tử là gì ?
3. Nhiệm vụ chính của các thiết bị ngoại vi (Peripheral) trong hệ thống máy tính điện tử
là gì ?
4. Nhiệm vụ chính của hệ thống Bus trong máy tính điện tử là gì ?
5. Các thành phần nào sao đây không thuộc về kiến trúc phần mềm của máy tính điện tử ?
6. Tổ chức máy tính gồm các thành phần cơ bản nào?
7. Tai sao việc chọn số toán hạng cho một lệnh mã máy là một vấn đề then chốt?
8. Các kiểu cơ bản của vị trí các toán hạng đối với những lệnh tính toán trong ALU là gì?
9. Kiến trúc phần mềm kiểu thanh ghi đa dụng có lợi điểm gì?
10. Kiến trúc phần mềm kiểu thanh ghi đa dụng có điểm bất lợi gì?
11. Kiến trúc phần mềm kiểu thanh ghi tích lũy có lợi điểm gì?
12. Kiến trúc phần mềm kiểu thanh ghi tích lũy có điểm bất lợi gì ?
13. Kiến trúc phần mềm kiểu ngăn xếp có lợi điểm gì?
14. Kiến trúc phần mềm kiểu ngăn xếp có bất lợi gì ?
15. Số toán hạng tối đa trong kiến trúc thanh ghi đa dụng là bao nhiêu ?
16. Số toán hạng bộ nhớ tối thiểu trong kiến trúc thanh ghi đa dụng là bao nhiêu ?
17. Trong kiến trúc thanh ghi đa dụng kiểu vị trí toán hạng nào đơn giản và hữu hiệu nhất
?
18. Trong kiểu định vị thanh ghi, thanh ghi chứa nội dung gì?
19. Trong kiểu định vị tức thì, vị trí toán hạng ở đâu ?
20. Trong kiểu định vị trực tiếp, vị trí toán hạng nằm ở đâu?
21. Trong kiểu định vị gián tiếp thanh ghi, thanh ghi chứa nội dung gì?
22. Trong kiểu định vị gián tiếp thanh ghi + thanh ghi, vị trí của toán hạng nằm ở đâu ?
23. Trong kiểu định vị gián tiếp thanh ghi + độ dời, vị trí toán hạng nằm ở đâu ?
24. Trong kiểu định vị (thanh ghi nền + thanh ghi chỉ số + độ dời), ta phải thực hiện phép
tính địa chỉ như sau: Độ dời + Thanh ghi nền + (d * Thanh ghi chỉ số), d trong biểu thức
là gì ?
25. Trong kiểu định vị gián tiếp bộ nhớ, thanh ghi chứa nội dung gì?
Trong kiểu định vị tự tăng (+) vị trí của các dấu + sau thanh ghi địa chỉ. Ví dụ: ADD
R1,(R2)+ có nghĩa là gì ?
27. Trong câu lệnh loại toán hạng được xác định bởi thành phần nào ?
28. Chiều dài toán hạng thường được xác định bởi thành phần nào?
Tất cả các máy tính điện tử đều có loại tác vụ nào sau đây ?
30. Đặc điểm của bộ xử lý CISC ?
31. Đặc điểm của bộ xử lý RISC ?
Nhược điểm chính của bộ xử lý RISC là gì ?
33. Trong các kiểu định vị của CPU RISC các toán hạng thanh ghi có chiều dài là 5 bit.
Nội dung mà nó chứa là gì?
34. Trong kiểu định vị thanh ghi cộng độ dời của CPU RISC, khi giá trị của thanh ghi
bằng 0 thì nó trở thành kiểu định vị gì?
35. Kiểu định vị thanh ghi cộng độ dời của CPU RISC, không được sử dụng trong loại
tác vụ nào ?
Trong kiểu định vị tức thì của một số CPU RISC, toán hạng tức thì có dấu 16 bit, phải
dùng cách biểu diễn nào trong trường hợp số âm ?
37. Trong kiểu định vị tức thì của kiến trúc RISC, các toán hạng tức thì có dấu được biểu
diễn kiểu nào?
38. Trong kiểu định vị thanh ghi cộng độ dời, khi giá trị của độ dời bằng 0 thì nó trở
thành kiểu định vị gì?
39. Sau một phép tính trong ALU, bít trạng thái Z (Zero) có giá trị bằng 0 khi nào ?
Sau một phép tính trong ALU, bít trạng thái S (Sign) có giá trị bằng 1 khi nào ?
41. Phép so sánh A>B có kết quả là đúng khi nào?
42. Dùng một thanh ghi đa dụng để ghi nhớ các bít trạng thái có điểm bất lợi gì?
43. Trong kiến trúc RISC người ta thường dùng một thanh ghi đặc biệt (R31) để lưu giữ
địa chỉ trở về. Giải pháp này chỉ được áp dụng cho các thủ tục nào?
Tính cô động của ngôn ngữ cao cấp thể hiện như thế nào?
45. Tính độc lập của ngôn ngữ cao cấp được hiểu như thế nào ?
46. Các kiểu cơ bản của vị trí các toán hạng đối với những lệnh tính toán trong ALU là
gì?

CHƯƠNG 3
1. Đường đi dữ liệu qua những tác vụ nào?
2. Trong phần đường đi dữ liệu, nội dung lưu trữ trong thanh ghi bộ đếm chương trình
(PC: Program Counter) là gì ?
3. Trong phần đường đi dữ liệu, thanh ghi MAR được sử dụng trong tác vụ nào ?
4. Các thanh ghi nào là bộ phận trong đường đi dữ liệu ?
5. Cho biết các nhiệm vụ của bộ điều khiển?
6. Kỹ thuật điều khiển bằng mạch điện tử đơn giản và hữu hiệu khi nào?
7. Kỹ thuật điều khiển bằng vi chương trình được dùng trường hợp nào?
8. Thành phần nào là ngã vào của các loại bộ điều khiển ?
9. Các giai đoạn thi hành một lệnh mã máy
10. Trong diễn tiến thi hành lệnh mã máy tác vụ nào sau đây thực hiện đầy đủ 5 giai
đoạn?
11. Trong diễn tiến thi hành lệnh mã máy tác vụ nào không thực hiện gì cả trong giai
đoạn 4 ?
12. Ngắt quãng là gì?
13. Kỹ thuật ngắt quãng có lợi điểm gì?
14. Tại sao bộ xử lý chỉ chấp nhận ngắt quảng sau khi thực hiện xong lệnh đang làm?
15. Thông tin trong các thanh ghi nào cần phải được lưu giữ trước khi nhảy đến chương
trình phục vụ ngắt quảng ?
16. Những thông tin nào cần phải được phục hồi sau khi hoàn thành chương trình phục
vụ ngắt quảng.
17. Kỹ thuật ống dẫn là gì ?
18. Trên lý thuyết kỹ thuật ống dẫn làm tăng tốc độ của bộ xử lý bao nhiêu lần ?
19. Tại sao trong thực tế kỹ thuật ống dẫn tốc độ của bộ xủ lý không tăng được như trên
lý thuyết ?
20. Trong máy tính dùng kỹ thuật ống dẫn, tại sao cần nhiều thanh ghi lệnh ?
21. Trong máy tính dùng kỹ thuật ống dẫn, tại sao cần phải có một mạch điện để thi hành
một giai đoạn của lệnh ?
22. Trong kỹ thuật ống dẫn, nguyên nhân nào tạo ra khó khăn do điều khiển?
23. Trong kỹ thuật ống dẫn, nguyên nhân nào sau đây gây ra khó khăn do số liệu?
24. Trong kỹ thuật ống dẫn, để khắc phục khó khăn do số liệu người ta dùng biện pháp
nào?
25. Trong kỹ thuật ống dẫn để khắc phục khó khăn do điều khiển, biện pháp đóng băng
kỹ thuật ống dẫn một chu kỳ có nghĩa là gì ?
26. Để khắc phục khó khăn do điều khiển, biện pháp thực hiện lệnh kế tiếp của lệnh nhảy
có lợi ích gì so với biện pháp đóng băng kỹ thuật ống dẫn một chu kỳ ?
27. Kỹ thuật siêu ống dẫn là gì ?
28. Lợi điểm của kỹ thuật siêu ống dẫn là gì ?
29. Bất lợi của kỹ thuật siêu ống dẫn là gì ?
30. Kỹ thuật siêu vô hướng là gì ?
31. Trong kỹ thuật siêu vô hướng khó khăn lớn nhất là gì ?
32. Đặc điểm của máy tính siêu vô hướng?
33. Máy tính có lệnh thật dài là gì ?
34. Các đặc điểm nào sau đây là của máy tính có lệnh thật dài ?
35. Máy tính có lệnh thật dài giải quyết khó khăn nào trong kỹ thuật siêu vô hướng?
36. Trong một câu lệnh dài của kiến trúc IA64 có bao nhiêu tác vụ ?
37. Trong kiến trúc IA64, tại sao các trường của các toán hạng thanh ghi (GR1, GR2,
GR3) có chiều dài 7 bit ?
38. Trong kiến trúc IA64, kiểu bộ lệnh nào cho phép có giá trị toán hạng nằm trong bộ
nhớ ?
39. Đặc điểm nào sau đây là của máy tính vector?
40. Trong kiểu kiến trúc thanh ghi vector, tác vụ nào có toán hạng trong bộ nhớ?
41. Trong các máy SISD tính song song thể hiện ở mức độ nào?
42. Trong máy tính SIMD tính song song thể hiện ở mức độ nào?
43. Tại sao máy tính MISD chưa được chế tạo ?
44. Tại sao máy MIMD là một kiến trúc đương nhiên cho các máy nhiều bộ xử lý dùng
trong các ứng dụng thông thường?
45. Máy MIMD với kiến trúc bộ nhớ chia xẽ có bất lợi gì?
46. Kiến trúc máy tính Cluster thuộc nhóm kiến trúc nào?
47. Máy tính đa xử lý rất hiệu quả khi nào ?
48. Trong cách phân loại của flynn, máy tính vector thuộc loại nào ?

CHƯƠNG 4
1. Điểm khác biệt của ROM và RAM là gì?
2. Trong máy tính bộ nhớ ROM được dùng làm gì?
3. Nguyên nhân chính làm cho RAM động (DRAM) có chu kỳ bộ nhớ lớn hơn hai lần
thời gian thâm nhập là gì ?
4. Trong máy tính bộ nhớ RAM động (DRAM) được dùng làm gì?
5. Trong máy tính bộ nhớ RAM tỉnh (SRAM) được dùng làm gì?
6. Mục tiêu của các cấp bộ nhớ là gì?
7. Trong bộ nhớ cache, nguyên tắt thời gian được áp dụng như thế nào nào?
8. Trong bộ nhớ cache, nguyên tắt không gian được áp dụng thế nào nào?
9. Trong cách xếp khối tương ứng trực tiếp điểm bất lợi lớn nhất là gì?
10. Trong cách xếp khối hoàn toàn phối hợp điểm bất lợi lớn nhất là gì?
11. Trong ba cách xếp khối, cách nào có phần nhản nhỏ nhất?
12. Tại sao nhản của địa chỉ và dữ liệu trong cache được đọc cùng lúc khi thâm nhập bộ
nhớ?
13. Tại sao trong các cách thay thế khối người ta ít áp dụng đối với cách xếp khối tương
ứng trực tiếp ?
14. Trong trường hợp ghi, cách ghi lại được sử dụng phổ biến. Tại sao?
15. Các nguyên nhân chính gây ra thất bại cache ?
16. Cách xếp khối nào sau đây có tỷ lệ thất bại cache do tranh chấp thấp nhất ?
17. Với tổ chức một bộ nhớ cache duy nhất người ta nói rằng nó sẽ gặp khó khăn khi
dùng kỹ thuật ống dẫn, tại sao ?
18. Ngoài việc khắc phục được các khó khăn do kiến trúc khi dùng kỹ thuật ống dẫn, việc
tổ chức cache riêng lẻ (cache lệnh và cache dữ liệu) còn có lợi điểm gì ?
19. Loại bộ nhớ cache mức nào được sử dụng để tăng tốc độ trao đổi dữ liệu giữa CPU và
bộ nhớ ?
20. Loại bộ nhớ Cache mức nào được sử dụng để tăng tốc độ trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ
và ngoại vị ?
21. Trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ nhớ, nới rộng dãy thông bộ nhớ có lợi
gì trong hoạt động của bộ nhớ cache ?
22. Giải pháp nới rộng chiều dài ô nhớ để nới rộng dãy thông có điểm bất lợi gì?
23. Bộ nhớ đan chéo đơn giản được áp dụng trong loại bộ nhớ nào ?
24. Bộ nhớ kênh đôi (Dual channel) áp dụng kỹ thuật nào trong nới rộng dãy thông bộ
nhớ ?
25. Bộ nhớ ảo giúp ích gì trong việc thực hiện các mục tiêu của các cấp bộ nhớ ?
26. Tai sao trong bộ nhớ ảo cách xếp khối hoàn toàn phối hợp được chọn ?
27. Điểm khác biệt về cơ chế vận hành giữa bộ nhớ ảo và bộ nhớ cache là gì ?
28. Nhiệm vụ biến đổi địa chỉ ảo thành địa chỉ vật lý trong bộ nhớ ảo là của bộ phận nào?
29. Việc bảo vệ các tiến trình trong các hệ thống đa chương là nhiệm vụ của bộ phận nào
?

CHƯƠNG 5
1. Trình bày các nhiệm vụ của các thiết bị nhập xuất?
2. Thiết bị nào chỉ dùng để nhập thông tin vào máy tính điện tử ?
3. Thiết bị nào chỉ dùng để xuất thông tin của máy tính điện tử ?
4. Trong các máy vi tính hiện nay, thiết bị lưu trữ nào sau đây vừa dùng để lưu trữ dài
hạn các tập tin đồng thời thiết lập một cấp bộ nhớ bên dưới bộ nhớ trong để làm bộ nhớ
ảo.
5. Trong các ổ đĩa cứng SCSI dùng công nghệ ghi thông tin mật độ đều có nghĩa là gì?
6. Trong các ổ đĩa cứng IDE dùng công nghệ ghi thông tin mật độ không đều có nghĩa là?
7. Trong đĩa cứng, khái niệm Cylinder là gì ?
8. Khái niệm Cluster trong đĩa cứng là gì ?
9. Sự khác nhau quan trọng giữa đĩa từ và băng từ là gì?
10. Trong hệ thống máy tính, băng từ được sử dụng vào việc gì ?
11. Hiện nay loại bộ nhớ ROM nào được sử dụng để làm các đĩa bán dẫn ?
12. Đĩa CD-ROM hoạt động theo nguyên tắc nào?
13. CD-ROM có mật độ ghi thông tin phân bố đều có nghĩa là gì ?
14. Một ổ đĩa CD-ROM 48X có tốc độ đọc dữ liệu tối đa là bao nhiêu ?
15. Đặc điểm nào sau đây chỉ có trên DVD (không có trên CD-ROM) ?
16. Dùng bus để liên lạc giữa bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi có ưu
điểm gì?
17. Sử dụng bus có nhược điểm gì?
18. Tại sao khi chiều dài bus gia tăng thì tốc độ tối đa của bus bị giới hạn.
19. Hệ thống nhập / xuất thông tin của máy tính điện tử có đặc điểm nào sau đây ?
20. Tại sao cần có chuẩn của BUS vào / ra ?
21. Ai đưa ra chuẩn của BUS vào / ra ?
22. Phương pháp ngắt quảng (interrupt) có lợi hơn phương pháp thăm dò (polling) về mặt
nào:
23. Dùng kỹ thuật DMA (Direct Memory Access) có lợi gì ?
24. Kỹ thuật DMA (Direct Memory Access) được sử dụng cho các nhóm thiết bị ngoại vi
nào ?
25. Bộ xử lý vào ra và bộ xử lý trung tâm giống nhau ở khả năng nào ?
26. Tại sao một máy tính có sử dụng bộ xử lý vào ra được xem như một máy tính đa xử
lý.
27. Điểm lợi của kỹ thuật sử dụng một mảng đĩa từ dự phòng là gì?
28. Hệ số dự phòng của RAID 1 (đĩa gương) là bao nhiêu ?
29. Trong một máy tính sử dụng 5 đĩa cứng, dung lượng mỗi đĩa 80 GB, tổ chức thành hệ
thống mảng đĩa từ dự phòng kiểu RAID 5. Hệ thống nầy có dung lượng lưu trữ bao
nhiêu?

You might also like