You are on page 1of 3

Sự khác biệt giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói?

Trong đàm thoại, người nói thường sử dụng những câu ngắn, khi không nghe thấy hoặc không
hiểu thì có thể yêu cầu nhắc lại. Có nghĩa là việc kiểm soát lỗi thuộc trách nhiệm của người đàm
thoại. Còn trong chuyển mạch gói, việc xử lý lỗi thuộc trách nhiệm của mạng. Khi gói tin được
truyền gặp lỗi, nó sẽ được gửi lại.

Hỏi: Xin cho biết sự khác biệt giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói?

Đáp: Mạng PSTN của chúng ta hiện nay đã được số hoá, tuy nhiên chuyển mạch vẫn là chuyển mạch kênh.
Chuyển mạch kênh cung cấp tốt hơn các dịch vụ thoại. Các mạng dữ liệu như mạng Internet là mạng chuyển mạch
gói. Bảng 1 dưới đây cho thấy sự khác biệt giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói.

Các dịch vụ thoại trong mạng PSTN hiện nay sử dụng băng thông 64kbit/s, nếu có thể cung cấp băng thông lớn
hơn cho mỗi cuộc gọi thì chất lượng cuộc gọi cũng không tốt hơn. Trái lại trong các dịch vụ dữ liệu băng thông có
vai trò rất quan trọng. Các ứng dụng dữ liệu đòi hỏi băng thông lớn (có thể hơn 1Gbit/s). Sự thay đổi về băng thông
thường được gọi là bùng nổ băng thông. Dịch vụ thoại chuyển mạch kênh luôn đòi hỏi băng thông không đổi, trái
lại các dịch vụ dữ liệu có nhu cầu về băng thông thay đổi tới hàng trăm hàng ngàn lần trong một khoảng thời gian
ngắn.

Bảng 1

Đặc điểm Chuyển mạch kênh Chuyển mạch gói


Tốc độ bit Cố định và thấp (≤64kbit/s) Thay đổi (có thể lên tới Gbit/s)
Sự bùng nổ về băng thông không lớn
Nhạy cảm với lỗi đàm thoại lại nếu có lỗi không cho phép lỗi
Gửi lại thông tin không thể thực hiện được thực hiện dễ dàng
Độ trễ thấp và ổn định lớn và có thể thay đổi
Kiểu kết nối hướng kết nối có thể là phi kết nối

Trong đàm thoại, người nói thường sử dụng những câu ngắn, khi không nghe thấy hoặc không hiểu thì có thể yêu
cầu nhắc lại. Có nghĩa là việc kiểm soát lỗi thuộc trách nhiệm của người đàm thoại. Còn trong chuyển mạch gói,
việc xử lý lỗi thuộc trách nhiệm của mạng. Khi gói tin được truyền gặp lỗi, nó sẽ được gửi lại.

Độ trễ là tham số quan trọng để đánh giá chất lượng mạng điện thoại. Các cuộc gọi thoại đòi hỏi thời gian trễ thấp
và ổn định. Nhiều mạng dữ liệu cũng có yêu cầu về độ trễ tương đối thấp, tuy nhiên không đòi hỏi sự ổn định. Các
gói tin trong truyền dữ liệu, gói nào đến trước, gói nào đến sau không quan trọng. Để đảm bảo độ trễ thấp và ổn
định, mạng chuyển mạch kênh là mạng hướng kết nối. Một số mạng dữ liệu cũng là mạng hướng kết nối, khi yêu
cầu về độ trễ không đòi hỏi quá khắt khe mạng dữ liệu cũng có thể là mạng phi kết nối.

Chuyển mạch kênh

Kết nối trong mạng PSTN được gọi là kết nối thoại. Khi bạn dùng modem để truy nhập Internet, cuộc gọi vẫn là
cuộc gọi thoại, mạng chuyển mạch kênh được sử dụng cho các dịch vụ truyền dữ liệu. Do đó việc hạn chế về băng
thông của mạng chuyển mạch kênh đã làm hạn chế tốc độ truyền dữ liệu. Mặc dù tín hiệu modem phát ra khác với
giọng nói của con người. nhưng tín hiệu tương tự vẫn thực hiện hành trình hoàn toàn trùng lặp với hành trình của
tín hiệu thoại khi chúng ta thực hiện cuộc gọi thông thường. Mỗi khi cuộc gọi được thực hiện giữa hai đầu cuối có
một đường truyền cố định được thiết lập. Đường truyền gồm có mạch từ thuê bao tới tổng đài, mạch trong tổng đài
và kênh trung kế. Chính vì vậy mạng PSTN gọi là mạng hướng kết nối. Khi cuộc gọi được thiết lập, dù người gọi và
người bị gọi có nói chuyện hay không thì chuỗi bit vẫn được gửi liên tục qua mạng theo hai chiều với tốc độ tổng
cộng là 64kbit/s. Cuộc gọi được thiết lập sử dụng giao thức báo hiệu. Thông thường mạng báo hiệu là một mạng
riêng biệt.

Mạng chuyển mạch kênh có những đặc tính sau:


- Cuộc gọi được thiết lập sử dụng các giao thức báo hiệu

- Đường truyền của mỗi cuộc gọi là cố định.

- Đường truyền hoàn toàn bị chiếm trong suốt thời gian cuộc gọi.

Trong mạng PSTN tất cả các cuộc gọi (tất cả các đường truyền) được thiết lập thông qua mạng báo hiệu. Các tổng
đài được kết nối với các nút báo hiệu bằng các tuyến báo hiệu. Mạng báo hiệu là mạng hoàn toàn tách biệt với
mạng thoại. Các đầu cuối điện thoại không được kết nối vào các nút báo hiệu mà chỉ có các tổng đài có kết nối mà
thôi. Khi một cuộc gọi thoại được tiến hành, các tổng đài thông qua mạng báo hiệu để lựa chọn đường truyền trong
thời gian thiết lập cuộc gọi. Sau khi cuộc gọi đã được thiết lập, thì đường truyền đó không thể thay đổi. Thông tin
về tình trạng sử dụng trung kết và các thông tin khác được các nút báo hiệu chia sẻ với nhau. Mạng báo hiệu được
xây dựng trên những nguyên tắc tương tự như mạng Internet. Nếu một tuyến báo hiệu bị hỏng thì lưu lượng báo
hiệu sẽ được chuyển qua tuyến khác. Mạng báo hiệu trong mạng PSTN không phải là mạng chuyển mạch kênh
mà là mạng chuyển mạch gói phi kết nối.

Chuyển mạch gói

Mạng chuyển mạch kênh là sự lãng phí lớn tài nguyên mạng. Mạng chuyển mạch gói là sự kết hợp giữa độ linh
hoạt về băng thông với tính chất ít nhạy cảm đối với thời gian trễ và khả năng truyền thông tin hoàn toàn không có
lỗi.

Các gói được định nghĩa là đơn vị dữ liệu được chuyển từ một nút mạng tới một nút mạng khác. Gói bao giờ cũng
chứa thông tin cần thiết về mạng để các nút mạng có thể căn cứ vào đó mà định tuyến đúng cho gói trên suốt
chặng đường tới đích. Do số lượng gói có khả năng bùng nổ ở các thời điểm nên mạng chuyển mạch gói sử dụng
phương pháp ghép kênh khác với mạng chuyển mạch kênh. Trong mạng PSTN phương pháp ghép kênh là phân
chia theo thời gian (TDM - Time Division Multiplexing). Trong mạng chuyển mạch gói người ta sử dụng phương
pháp ghép kênh thống kê hay còn gọi là phương pháp ghép kênh không đồng bộ. Do lưu lượng có khả năng bùng
nổ, việc chia toàn bộ băng thông của tuyến thành những kênh nhỏ có băng thông cố định mất hết ý nghĩa. Người ta
cho từng gói sử dụng toàn bộ băng thông của tuyến trong một thời gian nhất định. Với phương pháp TDM không
đồng bộ các máy tính có thể trao đổi thông tin với băng thông 128kbit/s chứ không bị hạn chế bởi 64kbit/s như
ghép kênh TDM truyền thống. Khi có nhiều gói tin của nhiều cặp máy tính sử dụng kênh cùng một lúc thì bộ ghép
kênh sẽ đưa các gói vào bộ nhớ đệm, để gửi từng gói tin tới đích. Bộ đệm là phần bộ nhớ của nút mạng. Khi có
quá nhiều ứng dụng cùng một lúc gửi các gói tin bộ đệm có thể bị tràn. Khi đó những gói tin đến sẽ bị loại bỏ. Số
lượng gói mà nút mạng có thể lưu trong bộ đệm chờ gửi đi hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của bộ đệm. Tuy
nhiên kích thước của bộ đệm quá lớn sẽ gây ra thời gian trễ lớn. Phương pháp ghép kênh TDM không đồng bộ là
phương pháp cung cấp băng thông một cách mềm dẻo trong giới hạn cho phép chứ không cung cấp băng thông
theo yêu cầu của ứng dụng.

Chất lượng của dịch vụ thoại phụ thuộc rất nhiều vào độ trễ. Trong mạng chuyển mạch gói, độ trễ có thể thay đổi
với biên độ lớn tuỳ thuộc vào tải của toàn mạng. Sử dụng hiệu quả hơn băng thông của chuyển mạch gói phải trả
giá bằng sử dụng bộ đệm, kết quả là độ trễ không thể dự đoán được một cách chính xác. Trong khi đó trong mạng
chuyển mạch kênh, mỗi khi cuộc gọi được thiết lập thì đường truyền được đảm bảo trong suốt thời gian gọi.

Hiện nay có hai phương pháp giảm độ trễ trong chuyển mạch gói. Thứ nhất là hạn chế kích thước tối đa của gói.
Trong mạng IP gói lớn nhất có thể tồn tại được gọi là MTU (Maximum Transmission Unit). Thứ hai là nâng tốc độ
các tuyến lên mức tối đa. Các gói trong mạng đều chứa địa chỉ để các nút mạng biết được cần đưa gói vào cổng
nào. Địa chỉ của các gói có hai dạng chính. Trong mạng hướng kết nối, địa chỉ là một số nào đó gọi là mã định
danh kết nối. Chỉ một số duy nhất cần được sử dụng cho mã định danh kết nối bởi vì mỗi kết nối tương ứng với hai
đầu cuối cụ thể trong mạng. Giả sử ta có kết nối 22 từ nút A nối tới nút B. Tất cả các nút mạng sẽ căn cứ vào mã
định danh kết nối là 22 và biết đó là kết nối giữa A và B. Khi đó tất cả các gói có định danh 22 đến nút B đều đến từ
nút A và ngược lại.

Trong mạng phi kết nối địa chỉ gói chứa địa chỉ của nút mạng gửi và nút mạng nhận gói tin. Nói một cách khác, mỗi
gói đều có địa chỉ đại loại như "Từ: B, đến: A". Do mạng phi kết nối nên nút mạng nhận gói tin cần phải biết gói tin
đến từ đâu.

Các mạng chuyển mạch gói xuất hiện đầu tiên là các mạng hướng kết nối, tương tự như mạng PSTN truyền thống.
Mạng hướng kết nối có một ưu điểm là việc tính cước theo thời gian kết nối giữa hai đầu cuối nên đơn giản. ưu
điểm chính thứ hai là hiệu quả của mạng nhìn từ góc độ của nhà cung cấp dịch vụ. Trong mạng phi kết nối, mỗi nút
mạng có thể gửi gói tin đến các nút mạng không có khả năng tiếp nhận gói tin đã được gửi đi (ví dụ nút nhận tắt
máy tính) như vậy dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ, việc chuyển gói tin trên mạng là hoàn toàn không mang lại
hiệu quả. Trong mạng hướng kết nối, việc trao đổi thông tin chỉ được thực hiện sau khi kết nối đã được thiết lập.
Một điểm cần lưu ý nữa là trong mạng chuyển mạch gói người ta không xây dựng mạng báo hiệu riêng biệt như
trong mạng PSTN, trong chuyển mạch gói, các nút mạng thực hiện luôn chức năng nút báo hiệu. Các gói dữ liệu
và bản tin báo hiệu được truyền trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng.

BBT

You might also like