You are on page 1of 40

NGUYỄN HỮU TUẤN

NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM 2018-2019:


LÀM SAO ĐỂ VƯƠN MÌNH TRƯỚC MỘT TƯƠNG LAI BẤT ĐỊNH

Báo cáo này được hoàn thành với sự hỗ trợ của


BUSAN ASIAN FILM SCHOOL (AFiS)

2019
0
NGUYỄN HỮU TUẤN

Sinh năm 1984, Nguyễn Hữu Tuấn hiện là Hội viên Hội Điện Ảnh
Việt Nam. Dù đến với điện ảnh khá muộn, anh là đạo diễn 8x đầu
tiên đã công chiếu phim điện ảnh đầu tay mang tựa đề Dành Cho
Tháng Sáu vào năm 2012. Bộ phim độc lập này sau đó đã nhận
được Giải thưởng Ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần
thứ XVIII (2013). Tháng 12/2018, bộ phim thứ hai của anh mang
tên Mặt Trời, Con Ở Đâu đã được công chiếu trên cả nước. Trong
năm 2019, anh vinh dự được tham gia học tập và nghiên cứu tại
Busan Asian Film School, thành phố Busan, Hàn Quốc.

BUSAN ASIAN FILM SCHOOL (AFiS) - http://www.afis.ac/

Trường Điện Ảnh Châu Á Busan là một trường điện ảnh đặc biệt
chuyên về sản xuất phim, đặt mục tiêu phát triển một thế hệ các
nhà sản xuất tiếp theo cho Châu Á. Hàng năm, AFiS lựa chọn 20
nhà sản xuất từ các quốc gia trong châu lục để nâng cao kiến thức
cho họ về các hoạt động sản xuất và kinh doanh phim trên thị
trường quốc tế. AFiS mong muốn là nơi giúp cho các nhà sản xuất
phim Châu Á được trang bị các công cụ hữu ích nhất để hòa nhập
vào ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu, và làm cái nôi cho sự
hợp tác giữa các nền điện ảnh châu lục trong tương lai.

1
Kính thưa qu{ độc giả,

Trong năm 2019, tôi rất vinh dự khi được đài thọ bởi Busan Film Commission (BFC, Ủy Ban Phim
Busan) để học tập và nghiên cứu trong sáu tháng tại Busan Asian Film School (AFiS, Trường
Điện Ảnh Châu Á Busan), thành phố Busan, Đại Hàn Dân Quốc. Tôi đã cùng với 19 nhà sản xuất
phim đến từ các quốc gia trong châu lục tham gia chương trình International Film Business
Academy (Học Viện Kinh Doanh Phim Quốc Tế) tại trường. Đây là một khóa học nhằm thúc đẩy
việc nghiên cứu lẫn nhau giữa các thị trường điện ảnh, thúc đẩy hợp tác sản xuất phim giữa các
nước Châu Á, tạo ra một mạng lưới dành cho thế hệ các nhà sản xuất tiếp theo của Châu Á và
quan trọng nhất là trang bị cho chúng tôi những hiểu biết về các mảng công tác trong hoạt
động kinh doanh về điện ảnh trên thị trường quốc tế, bao gồm cả hợp tác sản xuất phim quốc tế
và mua bán phim quốc tế. Trong rất nhiều nhiệm vụ mà chúng tôi phải thực hiện tại trường,
một việc rất quan trọng được BFC yêu cầu đó là mỗi người phải viết một bản báo cáo về ngành
công nghiệp điện ảnh nước mình. Đối với tôi, là một đạo diễn và sản xuất phim, việc phải hoàn
thành một văn bản mang tính học thuật là rất lạ lẫm. Nhưng nhận ra đây là cơ hội để tôi hệ
thống lại những điều mình suy nghĩ về ngành điện ảnh Việt Nam, với sự động viên của các giáo
sư và trách nhiệm phải giúp các nhà sản xuất Châu Á hiểu được thị trường điện ảnh của chúng
ta, tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành bản báo cáo bằng tiếng Anh vào tháng 9/2019.

Thú thực, ban đầu tôi không có { định chuyển ngữ bản báo cáo này vì e rằng có thể khiến nhiều
bên trong ngành hiểu sai về mình, cũng như { định của mình. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành bản
báo cáo tiếng Anh, tôi nhận ra rằng mình đã bỏ vào đó rất nhiều những suy nghĩ của bản thân,
dựa trên những kinh nghiệm mà tôi đúc kết được trong hơn 10 năm quan sát và tham gia vào
ngành điện ảnh mà tôi may mắn có được. Những điều đó có lẽ đã vượt qua cả giới hạn của một
bản báo cáo chỉ để dành cho các chuyên gia quốc tế, tôi nghĩ rằng có lẽ bản báo cáo sẽ có ý
nghĩa hơn nếu như được chính người Việt Nam đọc. Vì thế, cuối cùng tôi quyết định rằng mình
phải góp một chút công sức khiêm tốn cho ngành công nghiệp mà mình đang làm việc bằng một
bản báo cáo bằng tiếng Việt. Nhưng không chỉ đơn giản là chuyển ngữ, bản tiếng Việt phải
được cập nhật thêm một số dữ kiện mới cũng như rất nhiều những luận điểm mới mà tôi thấy
còn chưa được nói hết trong khuôn khổ bản báo cáo nộp cho nhà trường. Đó là l{ do vì sao
phiên bản này được tồn tại và tới tay qu{ độc giả.

Trong nội dung của bản báo cáo này, tôi tập trung vào những chuyển biến của ngành điện ảnh
trong hai năm 2018-2019, nhưng cũng cố gắng đưa vào những thông tin của cả thập niên để
giúp qu{ độc giả có một cái nhìn tổng quan về bức tranh chung của ngành. Chỉ bằng kinh
nghiệm hạn hẹp của mình, tôi không dám khẳng định rằng đây là một văn bản mang tính khoa
học hoàn hảo. Trong điều kiện mà rất nhiều dữ kiện của ngành điện ảnh không bao giờ được
các bên liên quan công bố, chắc chắn sẽ có sai sót ở đâu đó trong báo cáo này, vì vậy xin được

2
qu{ độc giả lượng thứ và chỉ ra giúp cho. Cũng chính vì tính chất nhạy cảm ấy mà tôi không thể
dẫn nguồn chính thức tất cả các số liệu trong báo cáo, điều lẽ ra là bắt buộc. Ngoài ra, bản báo
cáo cũng sẽ mang tính cá nhân của người viết rất cao, với những { tưởng của bản thân tôi, mà
chưa chắc đã hoàn toàn hợp lý. Nếu như qu{ độc giả không đồng tình, tôi rất mong nhận được
các ý kiến phản biện. Tôi cũng chân thành xin độc giả lượng thứ nếu trong bản báo cáo có điều
gì có thể làm qu{ độc giả cảm thấy cá nhân hay tổ chức của mình bị ảnh hưởng. Tôi mong quý
độc giả tin rằng tôi đã viết bản báo cáo này với một tinh thần khách quan, trong sáng nhất, tôi
chỉ muốn đưa ra những dữ kiến chính xác nhất và những suy nghĩ trung thực, mang tính xây
dựng nhất. Trong báo cáo này, tôi không hề mong muốn xúc phạm hay hạ thấp bất kz một cá
nhân hay tổ chức nào. Hơn hết, tôi chỉ có một lòng yêu nghề nghiệp của mình và muốn được
đóng góp cho một tương lai tốt đẹp của nền điện ảnh Việt Nam, cho người làm phim Việt Nam.

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến BFC và AFiS vì đã trao cho tôi cơ hội có được
sáu tháng vô cùng tuyệt vời tại thành phố điện ảnh Busan, đây là những kỷ niệm sẽ đi theo tôi
trong suốt cuộc đời. Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Cho Hee-young, người đã theo
sát tôi trong quá trình viết báo cáo, và Giáo sư Darcy Paquet, người đã dành thời gian để sửa
chữa tất cả các lỗi văn phạm tiếng Anh mà tôi mắc phải. Tôi xin chân thành cám ơn Nhà sản
xuất Vũ Quỳnh Hà, Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, Nhà báo Nguyễn Trọng Thiên Ân, những
người đã giúp tôi có thêm rất nhiều thông tin đa dạng. Tôi xin cám ơn các website
Boxofficevietnam.com và Moveek.com vì đã cung cấp cho tôi những dữ liệu vô giá, tôi mong
các bạn sẽ tiếp tục đồng hành lâu dài với ngành điện ảnh Việt Nam. Tôi xin cám ơn Đạo diễn
Andy Nguyen, người đã cho tôi động lực để bắt tay vào bản báo cáo tiếng Việt. Và riêng với
phiên bản này, tôi xin được dành sự biết ơn sâu sắc tới các cộng tác viên vô cùng nhiệt tình và
tốt bụng, những người đã giúp tôi chuyển ngữ cơ bản toàn bộ báo cáo tiếng Anh. Đó là anh
Trần Hoàng Sơn, anh Đặng Ngọc Quang, chị Nguyễn Diệp Thùy Anh và chị Nguyễn Ngọc Kim.
Tôi xin cám ơn tất cả từ tận đáy lòng.

Qu{ độc giả thân mến, nếu qu{ độc giả có nhã ý muốn trao đổi với tôi, xin vui lòng liên lạc thông
qua hộp thư điện tử: huutuanfd@gmail.com. Tôi vô cùng hạnh phúc và luôn sẵn sàng để được
chia sẻ với quý anh, chị. Nhưng trước hết, hi vọng rằng độc giả của tôi sẽ không thấy uổng phí
thời gian qu{ giá để đọc bản báo cáo này.

Trân trọng,

Nguyễn Hữu Tuấn

3
MỞ ĐẦU

Đã có một thời kz dài trong quá khứ, thị trường phim và ngành điện ảnh Việt Nam được coi như
đã chết lâm sàng. Nhưng ngành công nghiệp này đã dần hồi sinh nhờ chính sách xã hội hóa của
Nhà nước vào đầu thập niên 2000, mà điểm nhấn của nó là bộ Luật Điện Ảnh được ban hành
vào năm 2006. Bộ luật này đã trở thành hòn đá tảng cho kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp
điện ảnh và trình chiếu phim tại Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam đã trở thành một trong những
thị trường phim phát triển nhanh nhất ở châu Á. Với sự tham gia của các tập đoàn Hàn Quốc
như CJ hay Lotte, nhiều { kiến lạc quan tiên đoán rằng Việt Nam sẽ trở thành một “Hàn Quốc kế
tiếp” trong ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu. Theo một báo cáo thị trường năm 2018, từ
năm 2011 đến ngày 30 tháng 9 năm 2018, thị trường phim Việt Nam đã đóng góp được tới
738.098.742 USD cho thị trường toàn cầu và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 24,9% mỗi năm.
Đồng thời, theo thông kê gần nhất, số lượng rạp chiếu đã tăng từ 22 lên 198, và số lượng phòng
chiếu là từ 124 lên 950. Đây thực sự là những con số gây ấn tượng mạnh cho các quan sát viên
quốc tế. Bản thân thị trường Việt Nam tự thân cũng có nhiều lợi thế cho việc sản xuất và kinh
doanh phim, nếu so với các nước trong khu vực. Nhờ phát triển muộn, hệ thống phát hành
phim mà chúng ta đang có rất rõ ràng, chuyên nghiệp hóa và minh bạch hơn hẳn Thái Lan, nơi
vẫn tồn tại một hệ thống vài chục năm tuổi, có sự chi phối của các công ty phân phối phim cấp
vùng mang nhiều màu sắc mafia. Các nước như Malaysia, Indonesia hay Singapore lại quá đa
dạng về văn hóa và ngôn ngữ, làm cho thị trường điện ảnh bị chia nhỏ thành các mảng riêng
biệt. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế của một quốc gia có mức độ đồng nhất về văn hóa cao
tương tự Hàn Quốc hay Nhật Bản, nơi một bộ phim sản xuất ra có thể được đưa tới đông đảo
khán giả trong nước mà không phải lo lắng về rào cản ngôn ngữ nào.

4
160,000,000
GBO (USD)
140,000,000
Số vé bán ra

120,000,000

100,000,000

80,000,000

60,000,000

40,000,000

20,000,000

0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 E

Hình 1. Tổng doanh thu phòng vé toàn quốc (GBO) trong 8 năm vừa qua

Nhưng những chỉ số thị trường hay lợi thế kể trên không thể truyền tải được hết bức tranh
toàn cảnh của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Trong khi chúng có thể gây ấn tượng với
người ngoài, thì nhiều người trong cuộc vẫn quan ngại với tình hình hiện tại. Sau bảy năm
không ngừng tăng trưởng, tổng doanh thu phòng vé toàn quốc năm 2018 bất ngờ sụt giảm
3,2%. Phim Việt Nam cũng không nằm ngoài khỏi thất bại này, ngay cả khi đóng góp 26%, thu về
tổng cộng 35.301.893 USD trong số 138.363.326 USD. Kết quả này hoàn toàn không thể dự
đoán được vào đầu năm 2018, bởi năm 2017 đã là một năm rất thành công của ngành làm
phim với bộ phim Em Chưa 18, thu về hơn 140 tỷ. Vậy nhưng, điện ảnh Việt Nam đã phải nếm
trải một loạt trái đắng trong năm 2018. Nhiều phim gục ngã, một số khác thì không đáp ứng
được kz vọng dù chúng đã được xem như những bộ phim đinh. Nhưng bất ngờ chưa dừng lại ở
đó. Khi vẫn còn đang băn khoăn về kết quả năm ngoái, ngành điện ảnh bỗng nhiên lại thấy một
loạt các kỷ lục mới, chỉ trong nửa đầu năm 2019. Trong giai đoạn ngắn này, bốn bộ phim Việt
Nam đã thu được hơn 100 tỷ doanh thu phòng chiếu, một thành tích mà chỉ có bốn bộ phim
khác từ năm 2011 đến 2018 có thể đạt được. Cua Lại Vợ Bầu của đạo diễn Nhất Trung thậm chí
chỉ thiếu khoảng 10 tỷ nữa là cán mốc doanh thu 200 tỷ. Những bộ phim này đã tạo nên một
Câu Lạc Bộ Trăm Tỷ khá đông vui, mà bộ phim Mắt Biếc cũng đang đầy hi vọng trở thành thành
viên mới nhất ngay trong những ngày cuối cùng của năm 2019.

5
2014 2015 2017 2018

2019 2019 2019 2019

Hình 2. Tám phim Việt Nam đã vượt qua mốc doanh thu 100 tỷ (tính đến tháng 12/2019)

Tất cả những dao động kịch tính này chứng tỏ rằng sau hơn một thập kỷ phục sinh từ đống tro
tàn, cánh chim phượng hoàng của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam vẫn chưa tìm được
một quỹ đạo bay thực sự ổn định. Sự bất định đó làm cho bất kz dự đoán lạc quan nào về một
sự phát triển bền vững cũng trở nên không chắc chắn theo, ít nhất là trong tương lai gần. Trong
cộng đồng các nhà làm phim Việt Nam, rất nhiều người thực sự bi quan về những năm sắp tới,
thậm chí là không giấu được nỗi thất vọng. Có quá nhiều vấn đề khác nhau, rất dễ ngợp nếu
nhìn vào tất cả cùng một lúc, nhưng hầu hết các vấn đề sống còn của ngành công nghiệp điện
ảnh Việt Nam đều không phải mới xuất hiện gần đây, chúng đã tồn tại từ nhiều năm rồi. Bản
báo cáo này được viết để xem xét về các vấn đề đó, với mong muốn rằng có thể cố gắng đề
xuất một số giải pháp, từ quan điểm của một nhà làm phim. Là một người từng làm kiến trúc,
người viết muốn mô tả ngành công nghiệp điện ảnh như một công trình kiến trúc, mà ở đó mỗi
thành viên là một thành phần kết cấu cơ bản. Dù thiếu bất kz thành phần nào cũng sẽ không
thể có một ngôi nhà, không thể có một chốn nương thân chung.

6
DV Kiều Minh Tuấn

KHÁN GIẢ: NỀN MÓNG CỦA CHÚNG TA

Không có nền công nghiệp nào có thể tồn tại được mà không có một thị trường cho nó. Từ đầu
những năm 2000, nhiều con người từ nhiều bên liên quan đã cùng nhau nỗ lực để xây dựng lại
một thị trường cho phim Việt từ một nền tảng cơ sở hạ tầng gần như bằng không. Mười lăm
năm trước, đến rạp xem phim còn không nằm trong thói quen của người Việt Nam. Ngày nay,
chuyện hàng ngàn thanh niên tụ họp tại những cụm rạp như CGV hay Galaxy vào các cuối tuần
là một chuyện hết sức bình thường. Đi cùng với đà tăng trưởng kinh tế, ngày càng có nhiều
người chọn rạp chiếu phim làm nơi giải trí. Với thực tế là có cực kz ít nhu cầu cho nội dung
Tiếng Việt trên thị trường quốc tế, số phận của các bộ phim Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào
thị trường nội địa. Vì lẽ đó, tất cả các bên của nền công nghiệp này nằm dưới quyền sinh sát của
khán giả trong nước. Các nhà làm phim bỏ hết tâm sức làm ra những bộ phim mà họ tin khán
giả sẽ đổ xô đi xem. Các nhà phát hành phải lên chiến lược tiếp thị và truyền thông chiều theo
các mối quan tâm của khán giả. Các nhà rạp phải xác lập và điều chỉnh lịch chiếu dựa trên hiểu
biết và dữ liệu của họ về thị hiếu của khán giả. Không có gì phải nghi ngờ, khán giả Việt chính là
nguồn lực định hình cho nền công nghiệp phim ảnh Việt Nam hôm nay và ngày mai. Nhưng
chính xác thì thị hiếu của họ là gì? Đây không phải một câu hỏi dễ trả lời.

Một điều cần phải làm rõ ngay, đó là không có thị hiếu nào là bất biến. Cũng như khán giả ở mọi
quốc gia khác, thị hiếu của khán giả Việt liên tục thay đổi, dù với tốc độ chậm rãi. Do đó, các
nhà sản xuất dù rất cố gắng, cũng chưa bao giờ xác định được một chiến lược tất thắng cho các
bộ phim của mình. Ví dụ như sau thành công lớn của bộ phim Em Là Bà Nội Của Anh (2015), vốn
là một phim làm lại (remake) của tác phẩm Hàn Quốc Miss Granny (2014), nhiều người đã cho
rằng remake sẽ là mẫu hình ăn tiền mới của ngành điện ảnh Việt Nam. Thực tế lại khá là đáng
thất vọng. Không có một bộ phim remake nào có thể lặp lại thành công của Em Là Bà Nội Của
Anh. Một số phim còn chịu lỗ lớn bởi khán giả từ chối xem những bộ phim vô hồn được làm vội
vàng và tệ hơn, như thể sao chép từ bản gốc bằng máy photocopy. Trong khi đó, một trường
hợp thú vị là bộ phim Em Chưa 18 (2017), một dự án ban đầu vốn bị nhiều nhà đầu tư ngó lơ
khi nhìn vào dàn diễn viên gồm toàn những gương mặt mới và một kịch bản nguyên gốc giữa
cơn sốt remake. Tuy vậy, bộ phim cuối cùng trở thành một cột mốc lịch sử về doanh thu phòng
vé ở Việt Nam, lập tức đưa tên tuổi diễn viên Kiều Minh Tuấn lên hàng siêu sao. Ngoài ra, cũng
nên kể đến những bộ phim có yếu tố đồng tính. Kể từ sau sự thành công của nhân vật Hội do
Thái Hòa thủ vai trong loạt phim Để Mai Tính, nhiều nhà sản xuất tin rằng nội dung về người
đồng tính có thể coi là một yếu tố hút khách trên màn ảnh Việt. Nhưng thực chất rất hiếm phim
thành công về doanh thu khi chạm đến chủ đề này. Thất bại của những cái tên như Song Lang
(2018), Thưa Mẹ Con Đi (2019) hay Ngôi Nhà Bươm Bướm (2019) chứng minh rằng phần đông

7
khán giả thực sự không hề quan tâm đến chủ đề đồng tính như các nhà sản xuất tưởng. Còn lớp
khán giả thuộc giới tính thứ ba lại là một thị trường ngách quá hẹp cho một phim điện ảnh
được đầu tư trên dưới 10 tỷ trở lên. Những ví dụ trên cho thấy thật tai hại cho các nhà sản xuất
nếu họ chắc mẩm quá sớm rằng mình hiểu thị hiếu người xem.

Hài & Hài Hài & Hài


2018 Lãng Mạn
2019 Lãng Mạn
(26) (23)
40 phim 43 phim

Tài Liệu Tài Liệu


(1) (1)
Kinh Dị
Kinh Dị (3)
(1)
Hành Động
Thể Thao (1)
(1)

Chính Kịch
Giật Gân/
(6)
Giật Gân/ Ly Kỳ
Chính Kịch
Ly Kỳ (2)
(13)
(5)

Hình 3. Phim Việt xếp theo thể loại trong hai năm vừa qua

Nhưng cũng không khó để thấy rằng khán giả Việt Nam ưu ái đặc biệt thể loại Hài trong hơn 10
năm trở lại đây. Bảy trong số tám bộ phim thành công nhất mọi thời đại tại Việt Nam là phim
hài. Đó là l{ do vì sao phim có yếu tố hài luôn chiếm phần lớn số phim ra rạp. Thường thì những
phim có sự góp mặt của các danh hài hạng nhất luôn thoải mái tận hưởng thành công. Điểm
chung của các phim này là chúng hoàn toàn dựa vào các mảng miếng tung hứng của các ngôi
sao để gây cười cho khán giả, trong khi đó bản thân nội dung câu chuyện không được chú trọng
cho lắm. Khán giả chọn đi xem phim đơn giản chỉ như một hình thức thay thế để xem các danh
hài biểu diễn. Vào dịp nghỉ Tết, vé xem các danh hài diễn trên sân khấu đắt hơn nhiều một chiếc
vé xem phim, vì thế ra rạp xem phim đơn thuần là một lựa chọn hợp túi tiền hơn. Các nghệ sĩ ở
đẳng cấp siêu danh hài như Hoài Linh trở thành những ngôi sao hái ra tiền nhất trên màn ảnh.
Nghệ sĩ Thái Hoà là một trường hợp thú vị bởi anh vốn là một diễn viên chính kịch có trình độ
cao. Trớ trêu thay, anh lại chỉ gặt hái thành công trong các vai hài. Những danh hài khác thường
yêu cầu ít nhất 1 tỷ đồng cho một vai diễn, bất kể thời lượng vai diễn của họ trên phim. Với kinh

8
phí trung bình của một bộ phim Việt Nam rơi vào khoảng 12 tỷ đồng, cát xê của các ngôi sao
thực sự là gánh nặng không nhỏ. Dù vậy, các nhà sản xuất vẫn sẵn sàng mở hầu bao bởi những
cái tên này có thể đảm bảo mức độ thành công nhất định của phim.

Nhưng trong bản thân dòng phim Hài cũng có những sự thay đổi rất vi tế nhưng hết sức rõ rệt.
Đầu tiên, đó là sự xuất hiện của một ngôi sao hài không còn đảm bảo được doanh thu lớn nữa.
Bộ phim gần đây nhất có sự xuất hiện của nghệ sĩ Hoài Linh là Đích Tôn Độc Đắc (2018). Phim
chỉ thu được khoảng 20 tỷ đồng trong dịp Tết, thời điểm mà Hoài Linh từng là ông vua phòng vé
độc tôn. Thái Hoà cũng nhận thất bại với bộ phim Fan Cuồng (2017). Phim mới nhất của anh là
Chàng Vợ Của Em (2018) cũng là một trường hợp thành công nhưng không đạt đủ doanh thu kz
vọng để lọt vào Câu Lạc Bộ Trăm Tỷ. Một danh hài nổi bật khác là Việt Hương, những phim có
chị xuất hiện chưa ghi nhận cú hit trăm tỷ nào bất chấp danh tiếng rất lớn của nghệ sĩ. Thay vào
những cái tên gạo cội kể trên, một thế hệ trẻ đã xuất hiện và dần chiếm được cảm tình của
khán giả. Các nghệ sĩ hài như Trấn Thành, Trường Giang hay Kiều Minh Tuấn trở thành các thế
lực mới về mặt doanh thu phòng vé. Không thể phủ nhận sự xuất hiện của họ đã có đóng góp to
lớn vào thành công vang dội của nhiều bộ phim.

Nhưng chuyện chưa phải đã hết. Nếu nhìn kĩ hơn vào các bộ phim của thế hệ danh hài mới này,
chúng ta có thể nhận thấy kịch bản phim đã được cải thiện rất nhiều nếu so với thời của nghệ sĩ
Hoài Linh. Trong thập kỷ vừa qua, ngành công nghiệp điện ảnh đã và đang chứng kiến sự
chuyển dịch xa rời dần dần cái gọi là phim nhảm. Tất cả 8 bộ phim đạt đỉnh doanh thu phòng vé
đều là các phim có cấu trúc kịch bản và đường hướng phát triển nhân vật có bài bản. Những
phim này đạt được thành công to lớn bởi khán giả vào rạp có thể thưởng thức các câu chuyện,
ngay cả khi họ không phải người hâm mộ của các danh hài xuất hiện trong phim. Theo đó,
những phim dựa dẫm vào các chiêu gây cười cũ mòn giờ đây không thể nào với tới những
thành công như đã từng. Có vẻ khán giả cũng có cảm tình hơn và tưởng thưởng cho những bộ
phim có chất lượng tốt ở khía cạnh kịch bản và lối kể chuyện. Điều đó cũng có nghĩa rằng phim
hài Việt ngày càng có chất điện ảnh hơn, thay vì chỉ làm nhiệm vụ thế thân cho hài kịch sân
khấu. Xu hướng này bắt đầu trở nên rõ ràng hẳn lên từ bộ phim Em Là Bà Nội Của Anh (2015),
bộ phim remake được thừa hưởng một kịch bản gốc rất tốt từ điện ảnh Hàn Quốc. Những đỉnh
cao phòng vé như Em Chưa 18 (2017), Siêu Sao Siêu Ngố (2018) hay Cua Lại Vợ Bầu (2019) dù
còn khuyết điểm, vẫn có thể coi là đã chạm được vào trái tim của khán giả trẻ Việt Nam bởi
nhân vật trong phim được xây dựng có chiều sâu hơn, đi cùng với diễn xuất lôi cuốn của các
ngôi sao trẻ.

Bên cạnh đó, trường hợp thành công của loạt phim Lật Mặt đã lại đem đến một góc nhìn độc
đáo vào xu hướng sản xuất phim, bởi thành công của nó không đến từ các ngôi sao, mà nhờ vào
đầu tàu về sáng tạo của nó: Lý Hải. Lý Hải là một ca sĩ rẽ ngang sang nghiệp sản xuất/đạo diễn,
người đã bắt đầu sự nghiệp bằng cách tự sản xuất các video ca nhạc của mình. Cho đến giờ,

9
loạt phim quen thuộc của anh đã ra tới bốn phần, với phần thứ năm chuẩn bị chiếu trong năm
2020. Lật Mặt là sự hoà trộn của Hài với khá nhiều các thể loại như Hành Động, Tội Phạm, Kinh
Dị... Vốn là một đạo diễn có kinh nghiệm dàn cảnh hành động, Lý Hải chứng minh rằng khả năng
của anh còn nhiều hơn thế. Các phim của anh có cốt truyện dí dỏm, có tính giải trí cao nhưng
cũng rất cảm động. Các cảnh quay trong phim anh cũng được dàn dựng sắc sảo với một phong
cách đạo diễn dường như chịu ảnh hưởng bởi nhà làm phim Hồng Kông Châu Tinh Trì, người vô
cùng được mến mộ ở Việt Nam. Tất cả những yếu tố trên khiến phim Lý Hải dễ dàng được yêu
thích bởi khán giả Việt. Tuy thế, những bộ phim thuần túy giải trí, nhưng được làm đến nơi đến
chốn như Lật Mặt vẫn hiếm hoi. Phần lớn phim mang tính giải trí của Việt Nam vẫn có kịch bản
tồi. Hầu hết những phim loại này đều lặng lẽ biến mất khỏi rạp chiếu sau một hoặc hai tuần vì
khán giả không thể giải trí nổi với chúng.

Phiêu Lưu
Hành Động (USD 7,200,000)
(USD 62,757,092) 4.34%
37.79%

Hài
Giật Gân/Ly Kỳ (USD 25,306,181)
(USD 4,515,717) 15.24%
2.72%

Khoa Học Viễn Chính Kịch


Tưởng (USD 14,675,461)
(USD 1,046,809) 8.84%
0.63%
Gia Đình
Lãng Mạn
(USD 3,251,602)
(USD 6,973,950)
1.96%
4.20%

Giả Tưởng/ Huyền


Nhạc Kịch / Ca Nhạc Hoặc
Kinh Dị
(USD 923,404) (USD 29,890,148)
(USD 9,516,213)
0.56% 18.00%
5.73%

Hình 4. Tỷ lệ phân chia Tổng doanh thu phòng vé (USD) năm 2018 dựa theo Thể loại

Mặc dù Hài là thể loại thống trị phim Việt, nhưng tình hình lại khác hẳn khi chúng ta đưa các
phim ngoại chiếu tại Việt Nam vào để xem xét. Biểu đồ ở Hình 4 cho thấy thể loại Hài chỉ thành
công thứ 3 trong các thể loại phổ biến và chỉ đóng góp 15.24% tổng doanh thu phòng vé. Nhờ

10
các phim bom tấn Hollywood mà Hành Động và Giả Tưởng trở thành những thể loại thực sự
được ưa chuộng nhất ở thị trường Việt Nam. Vấn đề gặp phải với các thể loại này là chúng đòi
hỏi kinh phí cao. Khi thử sức với các thể loại này, nếu các nhà sản xuất Việt Nam không thể thoả
mãn được khán giả với chất lượng sản xuất, với cách dàn dựng các pha hành động và kỹ xảo vi
tính, khán giả sẽ không buồn để mắt. Nhưng vào tháng hai năm 2019 mới đây, một phim hành
động kinh phí cao, Hai Phượng, đã trở thành phim Việt Nam thành công nhất cho đến thời điểm
này. Sản xuất và nữ chính của phim, Ngô Thanh Vân, người kiên quyết đương đầu với mọi rủi ro
để chiến đấu cho dự án này, cuối cùng đã được tưởng thưởng xứng đáng. Bộ phim võ thuật gay
cấn này đã đạt được khoảng 150 tỷ tại phòng chiếu. Tuy không bằng được 190 tỷ của Cua Lại
Vợ Bầu, phim lại được trình chiếu tại một số rạp ở Hoa Kz và đặc biệt là một thỏa thuận có giá
trị lớn với Netflix. Dù tổng doanh thu của phim không được tiết lộ, nhưng con số này được tin là
không thấp hơn 10 triệu USD. Thành công chưa từng có này chứng minh một điều rằng khán giả
Việt Nam luôn sẵn sàng ủng hộ những phim Việt được đầu tư kỹ lưỡng.

Nhưng chỉ đầu tư vào chất lượng sản xuất chưa phải là tất cả. Vào năm 2017, Victor Vũ, đạo
diễn nổi tiếng nhất ở Việt Nam hiện nay, đã cho ra mắt một phim hành động có tựa đề Lôi Báo.
Với kinh phí lớn và có sự góp sức của một biên đạo hành động từ Hoa Kz, Vincent Wang, bộ
phim có được nhiều trường đoạn hành động rất mãn nhãn. Vì tò mò, khán giả kéo đến rạp
trong vài ngày đầu. Nhưng khi sức nóng ban đầu nguội dần, chất lượng câu chuyện của Lôi Báo
lại không đủ để tạo hiệu ứng truyền miệng tích cực. Kịch bản đầy những lỗ hổng thiếu logic và
quan trọng nhất là, khán giả đã không chịu đựng nổi những nhân vật được xây dựng quá hời
hợt. Cuối cùng, phim bị rút khỏi rạp khi còn chưa đủ hoà vốn. Ngược lại, kịch bản của Hai
Phượng được xử lý khá thông minh. Dù vẫn còn vài trúc trắc, đường dây câu chuyện giản dị dễ
hiểu và được kể rành mạch. Nữ chính được xây dựng khiến người xem thấy đáng tin và bản
thân Ngô Thanh Vân cũng có một màn trình diễn đầy ấn tượng. Khán giả hoàn toàn yêu thích
nhân vật này và dễ dàng bị cuốn theo hành trình Hai Phượng tìm lại con gái từ bọn buôn người.
Hơn cả những trường đoạn chiến đấu xuất sắc, chính câu chuyện và nhân vật chính mới đem lại
thành công cho bom tấn này. Từ trường hợp Hai Phượng nhìn lại sự nghiệp của đạo diễn Victor
Vũ, ta thấy thành công của anh với thể loại phim Giật Gân cũng từng được xây dựng trên nền
tảng những câu chuyện bí ẩn được đầu tư nghiêm túc ngay từ giai đoạn viết kịch bản. Như vậy,
cái mà khán giả từ chối xem không phải là các thể loại, mà là những kịch bản phim yếu kém.

Cuối năm 2019, một bộ phim gia đình có yếu tố hài là Anh Trai Yêu Quái được kz vọng trở thành
một cú hit bởi một nội dung có thể khiến khán giả khóc vì cảm động và cười ngặt nghẽo vì diễn
xuất xuất sắc của Kiều Minh Tuấn. Tiếc thay, những gì thu được chỉ là một doanh thu sấp xỉ 40
tỷ khá nhạt nhòa. Hay một trường hợp phim hài lãng mạn khác là phim Vu Quy Đại Náo, phim
được đánh giá tốt về chuyên môn nhưng đã hoàn toàn lép vế khi ra mắt cùng lúc với Hai
Phượng. Hai phim này không lỗ vốn, nhưng kết quả kinh doanh lại kém hơn rất nhiều so với dự
đoán ban đầu của những người đã nhiều năm theo dõi thị trường điện ảnh. Nếu đi sâu vào

11
phân tích cụ thể thì có rất nhiều l{ do để giải thích cho các trường hợp này, nhưng nhìn chung
làm ra một phim Hài tốt có lẽ là chưa đủ khi khán giả đã bắt đầu kz vọng một cái gì đó đột phá
hơn ở phim Việt Nam. Mặt khác, cùng có con số doanh thu trung bình khá ở khoảng 40-50 tỷ,
các phim có yếu tố kinh dị như Thất Sơn Tâm Linh, Bắc Kim Thang, Pháp Sư Mù, lại cho thấy
một góc nhìn khác. Phần lớn doanh thu của ba bộ phim này đến từ cuối tuần đầu tiên sau khi
được công chiếu, cho thấy sự quan tâm rất lớn của khán giả đối với thể loại phim này. Chỉ đáng
tiếc là chất lượng nội dung của chúng không đủ tốt để duy trì đà tăng doanh thu bằng cách tạo
ra hiệu ứng truyền miệng tích cực. Tạo được sự chú ý sau khi tung trailer, bộ phim Giật Gân
cuối cùng của năm 2019, Chị Chị Em Em, cũng nhanh chóng thu được 50 tỷ chỉ sau 1 tuần công
chiếu chính thức. Những kết quả như thế chắc chắn sẽ dọn đường cho thêm nhiều phim thuộc
thể loại này ra rạp vào năm tới.

Giờ đây, có thể khẳng định hiện tượng của một thể loại Hài thống trị cả nền điện ảnh chỉ còn là
kết quả của một thói quen đang dần lỗi thời, thể hiện một sức ì trong tư duy của các đơn vị sản
xuất phim. Kể từ thời điểm này, sự phong phú về thể loại nên được coi là yếu tố chính yếu cho
bước phát triển tiếp theo của nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam. Không có gì phải nghi ngờ
rằng khán giả Việt vẫn chào đón phim ở mọi thể loại chừng nào chúng được đầu tư tử tế về nội
dung, nhưng họ đã phải chờ quá lâu cho những bộ phim như thế. Các nhà biên kịch của các thể
loại khác phim hài không phải nhóm duy nhất được hưởng lợi. Làm phim với nhiều thể loại sẽ
tạo động lực phát triển con người cho các mảng chuyên môn đặc thù như biên đạo hành động,
đóng thế, kỹ xảo đồ họa, hiệu quả đặc biệt, hoá trang đặc biệt, vv… Những công việc này chẳng
mấy khi có cơ hội được dùng đến với phim hài, và nhân lực trong nghề hiển nhiên là khó có thể
đủ sống chỉ với việc thi thoảng tham gia vào một phim hiếm hoi nào đó ở thể loại khác. Chính vì
thiếu cơ hội thực hành như vậy, nên khi so sánh với các nước trong khu vực, các mảng chuyên
môn này của Việt Nam còn khá yếu. Chỉ khi có nhiều cơ hội làm việc hơn, các chuyên viên của
chúng ta mới được tập trung làm nghề, và do đó gia tăng năng lực chuyên môn. Đương nhiên,
để biến tương lai này thành hiện thực, những người có quyền quyết định là các nhà sản xuất
phải là những người đầu tiên dám dũng cảm làm một điều gì đó nằm ngoài tư duy an toàn
thường thấy.

Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Nếu không bị cấm chiếu, hẳn Bụi Đời
Chợ Lớn (2015), một phim Hành Động có chủ đề băng nhóm vốn rất được trông chờ cũng có
khả năng trở thành một cú hit lớn. Trường hợp đau đớn này đã trở thành một bước lùi nghiêm
trọng cho ngành điện ảnh, khi sau đó không ai dám sản xuất một phim hành động kinh phí lớn
trong vài năm liền. Kinh dị là một thể loại được khán giả yêu thích, nhưng chỉ có vài phim kinh dị
Việt ra rạp trong những năm gần đây. Các nhà sản xuất do dự khi thử thách với thể loại này bởi
những rủi ro có thể đến từ khâu kiểm duyệt của Nhà nước. Thất Sơn Tâm Linh, một bộ phim
kinh dị/giật gân được dựa trên câu chuyện về kẻ giết người hàng loạt đầu tiên được biết đến ở
Việt Nam, đã phải lùi ngày ra rạp tới cả nửa năm, thay vì đến với khán giả vào tháng 4 năm

12
2019. Nguyên do là các nhà làm phim phải hoàn thành yêu cầu của Cục Điện Ảnh về việc thay
đổi một số cảnh quay quá máu me ghê rợn đối với quan điểm của Hội Đồng Kiểm Duyệt. Bạo
lực, máu me cũng là những lí do đằng sau lệnh cấm chiếu của Bụi Đời Chợ Lớn. Vấn đề ở chỗ,
không có một tiêu chuẩn rõ ràng nào về mức độ của cái gọi là “bạo lực” trong một bộ phim, vì
Nhà nước không ban hành bất cứ một bộ quy định cụ thể nào. Vai trò của Cục Điện Ảnh sẽ
được nói đến nhiều hơn ở phần sau của báo cáo, nhưng có một điều chắc chắn, rằng cơ quan
quản l{ nhà nước nên để những người làm phim được khám phá nhiều đề tài khác nhau, và
khuyến khích thử sức trong những thể loại khác nhau bằng cách loại bỏ dần dần những rào cản
hành chính được nhắc đến ở trên.

Ngày nay, giới trẻ Việt không xa lạ gì với phim ảnh nước ngoài, đặc biệt là các bộ phim
Hollywood. Cùng với thời gian, nhận thức chung của họ về điện ảnh chắc chắn sẽ dần trở nên
tinh tế hơn, cho dù hiện tại nó vẫn còn sơ khai. Vào tháng 7 năm 2019, bộ phim Ký Sinh Trùng
của đạo diễn Bong Jun Ho đã thu về 50 tỷ sau 2 tuần, trở thành bộ phim điện ảnh Hàn Quốc
thành công nhất tại Việt Nam. Khi một bộ phim đoạt Cành Cọ Vàng được chào đón bởi khán giả
Việt Nam, rõ ràng là họ có thể và muốn được trải nghiệm những hình thái giải trí cao như vậy.
Họ cần phải được tiếp cận nhiều hơn với những bộ phim ở đẳng cấp như Ký Sinh Trùng. Một số
tổ chức văn hoá nước ngoài và đại sứ quán vẫn tổ chức các tuần phim hàng năm ở các thành
phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội được tổ chức
hai năm một lần cũng dần chiếm được sự quan tâm của khán giả địa phương. Nhưng những sự
kiện như vậy nên được tổ chức thường xuyên và mở rộng hơn ra các tỉnh thành khác. Ngay một
thành phố lớn như Đà Nẵng cũng hiếm khi có các sự kiện phim ảnh mặc dù đây là địa điểm
hoàn hảo để tổ chức các liên hoan. Một liên hoan phim quốc tế dành để tôn vinh dòng phim cổ
trang tại cố đô Huế chẳng hạn, có thể trở thành một sự kiến độc đáo và thú vị ngay cả trên bình
diện quốc tế.

Nhưng trên tất cả, cần phải có nhiều hơn những bộ phim Việt chất lượng. Điều này sẽ có lợi cho
cả người làm phim và khán giả xem phim. Hiện giờ, nhiệm vụ chính của các nhà làm phim nên là
từng bước tạo niềm tin nơi khán giả, khiến họ thay đổi thái độ với phim Việt bằng cách làm
những bộ phim Việt tốt hơn. Ngoài việc đầu tư cho các ngôi sao sáng giá, các nhà sản xuất rất
nên đầu tư thêm thời gian và tiền bạc cho kịch bản, yếu tố mà buồn thay, vẫn chưa được họ
quan tâm đúng mức. Lúc này đây chính là thời điểm để các nhà làm phim Việt Nam tập trung
hơn vào kịch bản phim nếu họ muốn đạt được những thành tựu mới trong tương lai. Nếu các
nhà làm phim cứ tiếp tục làm mà không đếm xỉa đến việc sáng tạo ra các câu chuyện tốt, khán
giả sẽ giữ mãi ấn tượng về điện ảnh Việt như là một dòng điện ảnh yếu kém. Dần dần, họ sẽ từ
chối bỏ tiền mua vé xem phim Việt. Hơn nữa, không có cách nào tốt hơn để khán giả quen với
nghệ thuật điện ảnh bằng thứ điện ảnh nói bằng ngôn ngữ của chính họ. Lớp khán giả mới này
sẽ dần trở thành nền móng vững chắc cho một nền công nghiệp phim ảnh bền vững hơn trong
những năm sắp tới.

13
DV Hồng Đào

CÁC NHÀ SẢN XUẤT: HỆ CỘT CHỊU LỰC CỦA CHÚNG TA

Trong hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp điện ảnh đã chứng kiến một vài làn sóng các nhà sản
xuất xuất hiện nối tiếp. Đầu tiên là thế hệ lớn tuổi từng làm việc cho các xưởng phim nhà nước
hồi thập niên 1990. Khi các hãng phim tư nhân như Galaxy hay BHD có mặt, họ thuê đội ngũ
này về để sản xuất những dự án điện ảnh đầu tiên của hãng. Nhưng do không bắt kịp được với
thời kz mới, hầu hết họ dần chuyển qua làm phim truyền hình hoặc nghỉ ngơi. Làn sóng tiếp
theo là các nhà sản xuất bắt đầu làm phim sau khi có Luật Điện Ảnh. Họ mở ra các hãng phim tư
nhân đầu tiên, và hầu hết hợp tác sản xuất với Galaxy và BHD. Một nhân vật nổi bật của nhóm
này là Phước Sang. Nhà sản xuất xuất thân từ diễn viên này đã gặt hái rất nhiều thành công khi
khai thác dòng phim hài nhảm, cùng ngôi sao Hoài Linh quen thuộc. Đáng tiếc thay, anh đã bị
phá sản sau vài thương vụ sai lầm, không phải trong lĩnh vực phim ảnh mà là bất động sản, và
rốt cuộc đã ngừng làm phim. Ngoài Phước Sang ra thì thế hệ nhà sản xuất này không đóng góp
nhiều cho ngành công nghiệp trước khi lùi vào dĩ vãng. Nhưng có một lớp các nhà sản xuất
khác, lại luôn được coi là những người đã thực sự hồi sinh ngành điện ảnh Việt Nam: các nhà
sản xuất Việt Kiều. Năm 2007, tác phẩm võ thuật Dòng Máu Anh Hùng đã được sản xuất bởi
công ty Chánh Phương, một đơn vị do Việt Kiều sáng lập. Tuy bộ phim thất bại trong việc thu
hồi vốn, nó vẫn được coi là một cột mốc đáng nhớ của điện ảnh Việt Nam. Chất lượng sản xuất
của Dòng Máu Anh Hùng ở một tầm cao hơn hẳn so với đại bộ phận phim Việt cho tới tận ngày
nay, nó khiến khán giả nhận ra rằng các nhà làm phim Việt hoàn toàn có thể tạo ra những xuất
phẩm đẳng cấp. Để đảm bảo được tiêu chuẩn sản xuất của mình, các nhà sản xuất Việt Kiều
phải huấn luyện nhân sự trong nước, và qua đó đem lại cho ngành công nghiệp một quy trình
chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Chánh Phương cùng người đứng đầu, Jimmy Phạm Nghiêm, đến
nay vẫn là những cái tên được kính trọng và gặt hái thêm nhiều thành công sau này.

Thừa hưởng hạ tầng kỹ thuật tốt hơn cùng một thị trường phát triển, làn sóng nhà sản xuất
phim gần nhất là những người mới bắt tay làm phim trong khoảng 5 năm trở lại đây. Hầu hết
sinh ra vào cuối thập niên 1970 hoặc đầu thập niên 1980. Có những ngoại lệ, chẳng hạn như Luk
Vân, người mới đang ngoài 20 tuổi. Một số gương mặt có thâm niên trong ngành giải trí nay
cũng chuyển sang sản xuất phim như L{ Hải hoặc Đức Thịnh. Không phải tất cả đều thành công.
Một số tân binh thiếu kinh nghiệm vấp phải thất bại ngay từ bước khởi đầu và sớm phải rời
cuộc chơi. Những cái tên còn trụ lại đều đã trải qua nhiều kinh nghiệm xương máu trong thập
kỷ qua, hoặc được hậu thuẫn bởi các tập đoàn Hàn Quốc đang thống trị thị trường rạp chiếu
như CJ. Những người thành công hơn cả có lẽ là Ngô Thanh Vân, người mới tung ra Hai
Phượng, và Đức Thịnh, cái tên đứng ra sản xuất và làm đạo diễn tới hai bộ phim trăm tỷ Siêu
Sao Siêu Ngố và Trạng Quznh. Một số cái tên đáng chú { khác có thể kể tới là Nhất Trung hay

14
Nam Cito. Trong số đó, Ngô Thanh Vân có lẽ là người đặc biệt nhất. Chị
rất kiên trì khai phá nhiều thể loại khác nhau, kinh qua nhiều dự án
thuộc loại khó nhằn. Sự dũng cảm của Ngô Thanh Vân đã được tưởng
thưởng bằng doanh thu cao của bộ phim dựa trên truyện cổ tích Tấm
Cám (2016), bộ phim hài lãng mạn đề tài xuyên không Cô Ba Sài Gòn
(2017), và gần nhất là dự án hành động giật gân Hai Phượng. Tuy nhiên
NSX Jimmy Phạm Nghiêm những người máu lửa như chị còn quá hiếm hoi. Đa số nhà sản xuất
phim Việt Nam chỉ tập trung khai thác thể loại Hài. Ít nhiều thì họ vẫn
NSX Trần Thị Bích Ngọc
đang sống khỏe, nhưng đóng góp thực sự cho nền điện ảnh Việt là
không nhiều. Lúc này đây, việc thiếu hụt các nhà sản xuất có tầm nhìn
xa đã trở thành một trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của toàn
ngành công nghiệp. Tại sao vậy?

Trước tiên, nhiều nhà sản xuất không có nền tảng về sáng tạo, mà đơn
thuần là doanh nhân hoặc nhà tài chính. Thị trường điện ảnh đang phát
triển nhanh và nhiều nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng từ đây. Năng lực
tài chính của họ rất mạnh khi dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn và vì vậy
dễ dàng tạo ra ảnh hưởng lớn. Chính họ là những người đề ra sáng kiến
thành lập các công ty con để chuyên quản lý tài chính cho các hãng
phim tên tuổi, giúp hệ thống trở nên chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, họ
thường không có đủ kinh nghiệm trong việc sản xuất phim. Do đó, họ
thường không biết làm thế nào để tạo ra một bộ phim hay. Đa số chỉ coi
việc làm phim nhưng một vụ đầu tư có thể thu hồi vốn nhanh chóng.
Với tâm thế ấy, họ chỉ cốt làm sao cho có phim chiếu càng nhanh càng
tốt mà chẳng cần nghiêm túc quá trình làm kịch bản, sản xuất hay hậu
kz. Họ quan niệm đơn giản rằng chỉ cần sự có mặt của vài người nổi
tiếng là thừa đủ để tạo ra một cú hit phòng vé. Các bộ phim bị gắn mác
“thảm họa” chủ yếu đến từ nhóm nhà sản xuất này bởi chúng được
thực hiện theo kiểu hấp tấp, hời hợt như vậy. Một số “phim” thậm chí
còn không thể ra rạp bởi không có nhà phát hành nào muốn dính líu tới
NSX Phước Sang các dự án có chất lượng quá tồi tệ. Một vấn đề đáng suy nghĩ khác là
nhóm nhà sản xuất này không có sự cam kết gắn bó lâu dài. Họ tham gia
NSX Ngô Thanh Vân
ngành công nghiệp điện ảnh vì lợi nhuận, và chỉ ở lại nếu còn có lợi
nhuận. Bởi tầm nhìn của họ là rất ngắn hạn, lợi nhuận từ các bộ phim
có thể được chuyển sang đầu tư vào những mảng khác, trong khi nên lẽ
ra được tái đầu tư để phát triển ngành điện ảnh.

Nhưng ngay cả các nhà sản xuất thuộc loại thâm niên cũng không thiếu
nhược điểm. Hầu hết họ đi lên từ các vị trí quản lý hãng phim hoặc làm

15
chủ nhiệm vận hành đoàn phim. Không cần phải nghi ngờ họ về khả năng quản trị, uy tín, hay
sự gắn bó với nghề nữa. Nhưng họ lại không ổn về mặt sáng tạo, rất khó để họ có thể đảm
đương vị trí của nhà sản xuất chính, người phải khởi đầu và phát triển các dự án phim. Thiếu
một tầm nhìn đủ rộng về các hình thái của điện ảnh, họ tất nhiên sẽ không thấy sự cần thiết của
một nền điện ảnh đa dạng. Phương pháp sản xuất thông thường của họ là đi theo các thói quen
đã sẵn có, làm ra những bộ phim theo cùng một kiểu, lặp đi lặp lại. Do đó, phim Việt Nam mới
gần như độc tôn thể loại Hài/ Hài Lãng Mạn, mà phần lớn vừa kém chất lượng vừa thất thu vì
chẳng mấy ai muốn xem. Những nhà sản xuất dạng này không bao giờ thực sự đầu tư cho kịch
bản vì họ cũng không hiểu kịch bản thế nào là tốt. Thế nên họ chọn phương án là cố gắng suy
luận ra một công thức nào đó từ các trường hợp đã thành công để làm theo. Làm phim remake
chẳng hạn, trở thành một công thức nổi lên sau Em Là Bà Nội Của Anh. Trong số phim này có
hai bản làm lại của những phim Hàn Quốc nổi tiếng là Sắc Đẹp Ngàn Cân (bản gốc 200 Pounds
Beauty) và Yêu Em Bất Chấp (bản gốc My Sassy Girl). Nhưng bất chấp danh tiếng của các phim
gốc, cả hai phiên bản Việt đều trở thành những thảm họa phòng vé. Rõ ràng là, khán giả không
tìm ra được l{ do để mua vé cho những bản photocopy có chất lượng kém của những bộ phim
cũ kỹ mà họ đã xem từ lâu. Thật buồn khi những phim kiểu này làm nên phần lớn đội hình phim
Việt vì những nhà sản xuất của chúng không thể cải thiện mình. Cho nên không thể trách được
khán giả coi thường điện ảnh Việt Nam, khi trong mắt họ phim nội có chất lượng quá thảm hại.

Tất nhiên là vẫn còn có một số nhà sản xuất khác biệt với phần còn lại và những người này cũng
đang gặt hái nhiều thành công hơn. Các nhà sản xuất Việt Kiều vẫn đang hoạt động mạnh mẽ và
phim của họ vẫn thường có chất lượng cao hơn mặt bằng chung. Tiếc là sau câu chuyện buồn
của Bụi Đời Chợ Lớn, họ trở nên rón rén hơn trong việc đầu tư vào những chất liệu có tính độc
đáo. Những nhà sản xuất nổi lên gần đây như L{ Hải, Đức Thịnh, Ngô Thanh Vân cũng thể hiện
mình mạnh dạn và chịu chơi. Nhưng năng lực điều khiển các yếu tố sáng tạo của họ vẫn còn bị
đặt dấu hỏi. Lấy Ngô Thanh Vân làm ví dụ, không ai có thể chê được sự đầu tư về độ mãn nhãn
của các màn chiến đấu trong bộ phim Hai Phương của chị. Nhưng về mặt câu chuyện, vẫn còn
tồn tại quá nhiều lỗ hổng và những chi tiết trời ơi. Không quá ngạc nhiên về điều này nếu biết
được rằng hãng phim Studio 68 mà đả nữ đứng đầu có một quy trình phát triển dự án chú
trọng vào tiến độ vì áp lực giải ngân, chứ ít khi dành đủ thời gian cho kịch bản. Thực sự phải
công nhận là Hai Phượng đã làm sống lại hi vọng cho ngành công nghiệp, nhưng bản thân nó
vẫn còn xa mới có thể so sánh được với trải nghiệm điện ảnh hoàn hảo mà Dòng Máu Anh Hùng
mang lại cho khán giả 12 năm về trước.

Đội ngũ sản xuất của CJ E&M Việt Nam (hiện nay đã liên doanh với HK Film thành CJ HK) là một
trường hợp đáng để nhắc đến. Họ là một tập thể gồm cả người Hàn và Việt, đang ở độ tuổi trên
dưới 40 rất sung sức. Nhờ vào vị trị dẫn đầu không thể phủ nhận được của CJ, tập đoàn sở hữu
hệ thống rạp CGV, họ sở hữu rất nhiều lợi thế và cũng không thiếu nhiệt huyết. Ngay từ khi bắt
đầu tham gia thị trường vào năm 2014, họ luôn muốn mang đến một luồng gió mới cho ngành

16
công nghiệp điện ảnh. Đáng tiếc là cho đến nay, những gì họ làm được vẫn chưa đạt được như
kz vọng. Trong danh sách phim CJ, ta thấy có nhiều những cú xảy chân hơn là những chiến
thắng. Một số phim gần đây như Tháng Năm Rực Rỡ, Chàng Vợ Của Em là những phim thành
công, nhưng vẫn chưa thể vượt qua được thành tích từ 4 năm trước của Em Là Bà Nội Của Anh.
Năm 2016 có lẽ là năm căng thẳng nhất về mặt tài chính cho đội ngũ này vì trong số 4 phim họ
đầu tư sản xuất, có tới 3 phim thất bại về doanh thu.

Hình 5. Ba phim của CJ E&M (Vietnam) trong năm 2016

Ba bộ phim này được làm dựa trên các kịch bản gốc, nhưng chất lượng nội dung của chúng chỉ
từ trung bình xuống tới thảm họa. Vì thiếu khả năng tìm ra các câu chuyện tốt, họ trở nên ngần
ngại trước các nội dung nguyên bản, thay vào đó họ đành chấp nhận dính với phương án an
toàn là làm phim remake. Kết quả là cuối năm đó, ngay cả hai dự án được chuyển thể từ các
kịch bản Hàn Quốc nhưng chưa từng đem ra làm phim cũng bị dừng sản xuất. Họ cũng không
đầu tư vào Em Chưa 18, bộ phim sau đó thành công vang dội. Năm 2019, ngay sau doanh số
hơn 20 tỷ đáng buồn của Anh Thầy Ngôi Sao, bộ phim mang nhiều hi vọng nhất của họ là Anh
Trai Yêu Quái cũng chỉ có thể thu về hơn 40 tỷ, cả hai bộ phim này đều là phim remake. Nếu
như thất bại của Anh Thầy Ngôi Sao đã có thể được nhìn thấy trước ngay từ giai đoạn kịch bản,
khi có quá nhiều thay đổi thiếu logic và hài nhảm hóa phiên bản gốc, thì cú ngã của Anh Trai Yêu
Quái có phần đen đủi bởi phim sở hữu nội dung tốt và diễn xuất tuyệt vời của Kiều Minh Tuấn.
Cũng có thể quy trách nhiệm cho công tác marketing khá hời hợt trước khi phim ra mắt, nhưng
có lẽ đã đến lúc để CJ có sự thay đổi về định hướng sản xuất. Năm tới sẽ vẫn là sự xuất hiện của
các phim remake mới, nhưng nên thừa nhận rằng remake không phải là bình phong an toàn để
ẩn nấp. Bản thân CJ cũng cho thấy họ cầu thị với nhu cầu mới của thị trường, khi các dự án
remake đang được triển khai thuộc thể loại Giật Gân. Nhưng có lẽ những hạn chế trong khả

17
năng đọc kịch bản vẫn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quy trình ra quyết định của họ, cản trở họ đạt
được những đột phá mà lẽ ra họ phải là người đi đầu. Không có gì nghi ngờ là nhóm sản xuất
này đầy quyết tâm, rất nỗ lực làm tốt công việc, nhưng với tất cả các thế mạnh CJ đang sở hữu,
chỉ tốt thôi là chưa đủ.

Đi kèm với thiếu hụt về tư duy làm nội dung, một điểm chung thường thấy khác ở các nhà sản
xuất phim Việt Nam là họ không hiểu được bản chất vai trò và công việc của các đạo diễn. Trong
nhiều dự án, không chỉ họ không chọn đúng kịch bản mà ngay cả đạo diễn họ cũng chọn sai. Khi
khởi động dự án phim Mặt Trời, Con Ở Đâu (2018), thay vì tìm kiếm đạo diễn dựa trên kỹ năng
và kinh nghiệm, tiêu chuẩn đầu tiên mà nhà sản xuất đưa ra là chọn một đạo diễn đã làm cha.
Bởi vì họ tin rằng chỉ có một người như vậy mới có thể làm phim về tình cảm cha con, đáng
buồn là cuối cùng chính họ phải sa thải đạo diễn họ chọn vì không đảm bảo về chuyên môn.
Thất bại của hai phim Sắc Đẹp Ngàn Cân và Yêu Em Bất Chấp có phần trách nhiệm rất lớn của
các đạo diễn, những người thậm chí không hoàn thành được yêu cầu cơ bản là giúp diễn viên
diễn xuất cho ra hồn. Ngay cả khi các nhà sản xuất có được một đạo diễn tốt, mối quan hệ giữa
họ cũng hay gặp phải trắc trở. Nhà sản xuất thường là người thuê đạo diễn hoặc là cổ đông lớn
hơn trong dự án, họ thường cảm thấy bất an khi không kiểm soát được các công tác liên quan
đến sáng tạo nội dung mà đạo diễn đứng đầu. Khi không hiểu mảng này, họ không biết dựa vào
cơ sở nào để tin tưởng đạo diễn. VÌ thế để giải quyết vấn đề, họ thường chọn một trong hai
hướng. Một là thuê một đạo diễn thuộc dạng tốp đầu rồi để cho anh ta muốn làm gì thì làm.
Nếu không đủ tiền làm chuyện đó, họ sẵn sàng chọn giải pháp đi thuê một gương mặt trẻ,
không cần để ý lắm đến khả năng hay kinh nghiệm, vì như thế họ có thể áp chế được đạo diễn.
Trong tình trạng như vậy, những đạo diễn có năng lực nhưng chưa sẵn một sự nghiệp đồ sộ rất
ít khi có cơ hội làm phim. Ví dụ như đạo diễn Nguyễn Khắc Huy, người đã ra mắt phim đầu tay
Đường Đua vào năm 2013. Dù bộ phim Hành Động/ Giật Gân này không thành công trên phòng
vé, nhưng được giới chuyên môn đánh cao như là một phim hành động lôi cuốn và có chiều
sâu. Vậy nhưng, dù không ai nghi ngờ tài năng của anh, Huy cũng không được mời làm đạo diễn
cho dự án phim nào. Thay vào đó anh phải tự bỏ vốn để làm phim thứ hai mà buồn thay, sau
khi quay xong từ 2016 anh vẫn không thể hoàn thành được phần hậu kz cho bộ phim này.

Những khó khăn của Huy có gốc rễ nằm ở một vấn đề mà khi nhìn qua thì có vẻ không đáng chú
{, nhưng thực sự rất cần được giải quyết. Đó là mặc dù làm trong ngành điện ảnh, nhiều nhà
sản xuất lại chẳng phải những khán giả xem phim thường xuyên. Thực tế là họ xem phim quá ít
và chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi hiểu biết của họ về điện ảnh thế giới hay điện ảnh nói chung
là rất giới hạn. Dẫn đến là cách họ nhìn nhận về cái gọi là “phim nghệ thuật” là rất đáng bàn, khi
có rất nhiều nhầm lẫn. Dựa vào những hiểu biết có hạn của mình, họ hình thành nên một quan
niệm khá kz lạ về các đạo diễn phim. Họ cho rằng đạo diễn nào muốn làm phim có chất lượng
nội dung thì đều là “đạo diễn phim nghệ thuật”, ngay cả khi họ không phải. Việt Nam có những
bộ phim dành để tham gia các liên hoan, nhưng ngay cả những phim như Dành Cho Tháng Sáu

18
(2012), Đường Đua (2013) hay Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè (2018) cũng bị coi là “phim nghệ
thuật”. Thật ra những phim này được làm với mục đích thương mại rõ ràng, chỉ có điều là
chúng được sản xuất bởi các hãng phim độc lập và có dàn diễn viên không quá tên tuổi. Hậu
quả là, đạo diễn những phim thế này rất dễ bị gọi là “không bán được” chỉ bởi vì góc tiếp cận
của họ đối với các bộ phim khác lạ hơn cách tư duy về phim thương mại thường thấy. Một
trường hợp khác nghe có vẻ mâu thuẫn với các phim kể trên những thật ra lại có cùng một gốc
nguyên nhân, đó là bộ phim nghệ thuật thực thụ Song Lang (2018). Bộ phim này trở thành phim
nghệ thuật đầu tiên tại Việt Nam được làm toàn bộ từ nguồn vốn tư nhân trong nước. Công ty
sản xuất và các nhà đầu tư hẳn phải thực sự tin rằng phim này có thể thu hồi vốn. Có lẽ chuyện
đạo diễn Leon Lê là một Việt Kiều và sự tham gia của ca sĩ ngôi sao Isaac đã tạo cho họ cái ảo
tưởng đó. Sự thất bại của bộ phim tại phòng vé không phản ánh chất lượng, nhưng nó là
chuyện không thể tránh khỏi trong điều kiện hiện tại của thị trường phim Việt Nam, một nơi rất
khó khăn đối với phim nghệ thuật. Dù sao thì kết quả doanh thu này cũng kết lại mối cộng tác
giữa Leon Lê và nhà sản xuất Ngô Thanh Vân trong một nốt nhạc buồn. Thật đáng tiếc khi nhà
sản xuất mạnh mẽ nhất hiện nay và một đạo diễn thuộc loại xuất sắc nhất của chúng ta cũng
không thể giữ được một mối quan hệ hợp tác mang tính xây dựng, trong đó đôi bên có thể
cùng nâng nhau lên vì dự án chung.

Tầm nhìn ngắn hạn, ít am hiểu điện ảnh nói chung, hạn chế trong nhận định kịch bản, hiểu
nhầm về công việc của đạo diễn cũng như mội nỗi sợ hãi mơ hồ về “phim nghệ thuật”, tất cả
những nhược điểm này đã tạo ra những khó khăn cho việc ra quyết định của các nhà sản xuất.
Đứng trước một ngành công nghiệp điện ảnh tràn ngập phim kém chất lượng và không mở rộng
cửa cho các đạo diễn có năng lực, các nhà sản xuất rất nên có một sự tự vấn. Là những người có
thể tiếp cận và nắm quyền sử dụng nguồn vốn đầu tư, tình hình sẽ không thể thay đổi nếu
không có sự chuyển biến từ bên trong các nhà sản xuất Việt Nam. Chẳng ai biêt được lúc nào
khán giả sẽ hoàn toàn từ chối bỏ tiền cho phim Việt Nam để tránh phí thời giờ ngoài rạp. Nền
điện ảnh của chúng ta luôn cần, và hiện giờ càng cần hơn bao giờ hết, một làn sóng các nhà sản
xuất có tầm nhìn điện ảnh, những người được trang bị không chỉ các kỹ năng kinh doanh.
Những nhà sản xuất phim như thế sẽ là những cột trụ vững chắc để nâng đỡ ngồi nhà chung
của những người làm phim Việt Nam.

19
DV Quang Tuấn

NHÀ NƯỚC: MÁI NHÀ CỦA CHÚNG TA

Kể từ tháng 1 năm 2019, Việt Nam có một Cục trưởng Cục Điện Ảnh mới, Tiến sĩ Nguyễn Thu
Hà. Tuy nhiên, trong khi còn chưa thấy tân Cục trưởng có bất kz hoạt động gì cụ thể, thì cuối
tháng 10, đã xảy ra sự việc để lọt “đường lưỡi bò” trong bộ phim đã được cấp phép phát hành
là Everest: Người Tuyết Bé Nhỏ (tựa gốc Abominable). Sự việc này khiến Cục trưởng bị khiển
trách và giáng cấp xuống làm Cục phó. Đây thật sự là một điều đáng tiếc vì trong khoảng một
năm vừa qua, ngành công nghiệp điện ảnh thực sự mong đợi Tiến sĩ Thu Hà cho thấy những sự
cải cách nào đó về mặt chính sách và quản l{ nhà nước. Giờ đây, có lẽ sẽ rất khó để bà mạnh
dạn đưa ra bất kz một quyết sách mang tính đột phá nào trong tương lai gần.

Trong nhiệm kz của Cục trưởng tiền nhiệm, Tiến sĩ Ngô Phương Lan, ngành công nghiệp điện
ảnh đã phát triển với một tốc độ ấn tượng. Thế nhưng cách Cục phản ứng với sự thay đổi của
tình hình lại khá chậm chạp và có phần thụ động. Việc ban hành bộ Luật Điện Ảnh năm 2006 là
một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam. Có thể nói, đây là bộ
Luật đã khai sinh ra ngành công nghiệp vì chỉ kể từ thời điểm đó, các công ty tư nhân mới có thể
làm phim hợp pháp. Nhưng sau 13 năm, Luật Điện Ảnh không có nhiều điều chỉnh. Bộ luật vẫn
gần như giữ nguyên dạng như lúc nó được ban hành, và rõ ràng là đã không thể bắt kịp với tình
hình xã hội mới. Ngoài ra, mặc dù được gọi là Luật Điện Ảnh, nó điều chỉnh cả các hoạt động
làm phim của lĩnh vực truyền hình. Thêm vào đó, với sự phát triển nhanh chóng của Internet,
Luật này hầu như không cung cấp bất kz căn cứ pháp lý hiệu quả nào để Nhà nước quản lý nội
dung trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt là các nền tảng quốc tế như YouTube hoặc Netflix.
Vào năm 2014, một trong những web series Việt Nam đầu tiên được phát hành trên YouTube,
Căn hộ 69, đã khiến dư luận quan tâm vì nó mang nội dung có yếu tố tình dục nhẹ. Cục Điện
ảnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khá bối rối khi giải quyết vấn đề này. Cuối cùng, họ
đã phạt nhà sản xuất Nam Cito 10 triệu đồng và buộc công ty của anh phải gỡ bỏ phim khỏi
Youtube. L{ do được đưa ra cho án phạt này là "chiếu phim chưa được phép phổ biến tại nơi
công cộng". Quá khứ là thế nhưng hiện nay, cùng với sự nở rộ của nội dung trực tuyến, có rất
nhiều web series đã được phát hành trên Youtube và các nền tảng khác mà chẳng hề xin phép.
Về cơ bản, Cục Điện Ảnh cũng đầu hàng vì không đủ sức kiểm soát mảng phát hành trực tuyến.
Với khối lượng nội dung khổng lồ ấy, Cục không thể xét duyệt từng video một. Trong tương lai
rất gần, VOD, OTT và các loại hình dịch vụ trực tuyến khác sẽ trở thành một ngành công nghiệp
riêng. Kích cỡ của thị trường trực tuyến thậm chí có thể vượt quá thị trường điện ảnh trong
một ngày không xa. Ngành công nghiệp nội dung trực tuyến nên được điều chỉnh bởi một bộ
luật khác, đặc thù và tách biệt với Luật Điện Ảnh. Nếu muốn thực sự quản lý ngành công nghiệp
đang phát triển chóng mặt này, Nhà nước cần thành lập một cơ quan khác trực thuộc Bộ Văn

20
hóa, Thể thao và Du lịch để quản lý nó. Ngay cả các nội dung truyền hình cũng cần một bộ Luật
riêng. Luật Điện Ảnh chỉ nên tập trung vào điều chỉnh các nội dung phát hành trên rạp chiếu
phim. Theo đó, Cục Điện Ảnh cũng chỉ cần sử dụng nguồn nhân lực và tài chính của mình để
quản lý và phát triển ngành công nghiệp điện ảnh, không phải ôm đồm quá nhiều trách nhiệm
như hiện nay.

Có một khía cạnh đặc thù trong cách Nhà nước Việt Nam quản lý ngành công nghiệp điện ảnh
đó là cơ chế kiểm duyệt. Trong một nỗ lực rất đáng ghi nhận, Cục Điện Ảnh đã thiết lập hệ
thống phân loại phim theo độ tuổi vào năm 2016. Hệ thống này chính thức có hiệu lực vào năm
2017. Đây thực sự là một bước tiến lớn, nhà làm phim giờ đây có thể xác định lượng khán giả
mục tiêu và lập chiến lược phát hành tùy theo nhãn phân loại được dán cho bộ phim của minh.
Nhưng ngay cả khi đã có hệ thống phân loại theo độ tuổi, Hội Đồng Thẩm Định Phim Quốc Gia
vẫn thường xuyên yêu cầu cắt dựng lại, hoặc thậm chí thay đổi câu chuyện các bộ phim. Nếu
nhà sản xuất không làm theo thì sẽ không được duyệt phát hành, dù là với bất kz nhãn phân
loại nào. Khi các nhà làm phim vẫn phải cắn răng thực hiện những sửa đổi mà họ không hề
mong muốn với đứa con tinh thần của mình, khi một khán giả trưởng thành, đầy đủ ý thức công
dân, vẫn bị đối xử y như trẻ nhỏ trong việc xem phim, thì hệ thống phân loại độ tuổi còn có ý
nghĩa gì? Trong một số trường hợp, các yêu cầu của Hội Đồng là bất khả thi về mặt kinh tế đến
mức cuối cùng nhà sản xuất phải xếp xó luôn bộ phim. Đạo diễn Lưu Huznh, có thể xem là nạn
nhân khốn khổ nhất của cơ chế này. Anh đã thực hiện hai bộ phim liên tiếp nhau vào năm 2016
và 2017. Cả hai đến nay chưa hề bị cấm, nhưng cũng chưa được cấp giấy phép vì nhà làm phim
không thể đáp ứng các yêu cầu chỉnh sửa để có thể qua được cửa kiểm duyệt. Bộ phim kinh dị
Thất Sơn Tâm Linh cũng su{t chút nữa là đã phải chịu chung số phận mắc kẹt vô thời hạn ở tình
trạng lửng lơ ấy.

Trong hầu hết các trường hợp khổ ải này, những yêu cầu ấy chỉ đơn thuần phản ánh ý muốn
chủ quan của các thành viên trong Hội Đồng Thẩm Định chứ cũng không có cở sở pháp lý nào
cả. Nhưng Hội Đồng cũng không biết dựa vào đâu để làm việc, khi mà các tiêu chuẩn để phân
loại độ tuổi vẫn còn quá sơ sài, đại khái. Hậu quả là đến giờ, công tác của Hội Đồng Kiểm Duyệt
vẫn hết sức mơ hồ và cảm tính. Bộ Văn Hóa nên ban hành càng sớm càng tốt một bộ tiêu chuẩn
chính thức, mô tả rõ ràng và cụ thể những yếu tố nào của nội dung, và ở mức độ nào, sẽ đưa
phim tới các phân loại độ tuổi khác nhau. Một bộ quy định chi tiết như vậy sẽ hữu ích cho cả
các nhà làm phim lẫn Hội Đồng Thẩm Định. Và cùng với đó, vai trò của Hội Đồng chỉ nên giới
hạn ở việc chọn ra một nhãn phân loại phù hợp cho bộ phim được gửi đến. Họ có thể cấm một
bộ phim nếu bộ phim đó thực sự vi phạm Luật Điện Ảnh. Nhưng không nên cho phép họ được
yêu cầu chỉnh sửa các bộ phim, bởi vì một quyền lực như thế rất dễ bị lạm dụng. Thực tế là tất
cả các nhà sản xuất đều rất muốn có giấy phép phát hành khi họ đã đầu tư rất nhiều tiền, do đó
họ sẽ làm bất cứ điều gì có thể để chiều lòng Hội Đồng Kiểm Duyệt. Nhưng là một tác phẩm
nghệ thuật, sự toàn vẹn và { đồ nghề thuật của một bộ phim phải được tôn trọng. Một tác

21
phẩm điện ảnh phải được đưa đến công chúng trong một hình hài đúng như tác giả, cha đẻ
đích thực của nó, mong muốn.

Bên cạnh đó, { tưởng táo bạo về có nhiều hơn một Hội Đồng Thẩm Định Phim cũng rất đáng
chú ý. Trở lại trường hợp “đường lưỡi bò” trong bộ phim Everest: Người Tuyết Bé Nhỏ, điều
đáng nói là nó xảy ra không lâu sau một sự việc khác liên quan đến ngành điện ảnh cũng được
dư luận quan tâm. Đó là việc bộ phim Ròm của đạo diễn Trần Thanh Huy tuy chưa có giấy phép
phát hành vì còn đang phải chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội Đồng, thì đã được chọn tham gia
tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Busan. Nhà sản xuất bị Cục Điện Ảnh phạt 40 triệu đồng,
trong khi đó Ròm được Liên hoan phim uy tín nhất châu lục này đánh giá cao và tôn vinh bằng
giải thưởng New Currents rất danh giá. Xâu chuỗi lại hai sự việc, dư luận đặt câu hỏi rằng vì sao
Hội Đồng Thẩm Định lại khó khăn đến thế với một phim Việt Nam, trong khi lại quá dễ dãi đối
với một phim nước ngoài? Có phải vì Ròm là một phim có { đồ nghệ thuật gai góc nên được đối
xử khác với Everest: Người Tuyết Bé Nhỏ, vốn chỉ là một phim hoạt hình dành cho thiếu nhi?
Thực chất, tình trạng “nhất bên trọng, nhất bên khinh” ấy phản ánh sự quá tải của Hội Đồng
trước khối lượng công việc quá đồ sộ. Khi có quá nhiều phim phải xem trong khi sức người và
thời gian có hạn, tất yếu sẽ dẫn đến việc Hội Đồng phải chọn phim Việt Nam làm đối tượng nào
cần xem xét kỹ hơn. Thật không may là một bộ phim tưởng chừng vô hại hóa ra lại ẩn chứa một
chi tiết ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia. Rõ ràng là nếu có nhiều hơn một Hội
Đồng Thẩm Định, mỗi cơ quan sẽ giúp nhau giảm tải khi chia sẻ khối lượng công việc. Như vậy
sẽ giảm thiểu đi nguy cơ tái diễn các sự việc như Everest: Người Tuyết Bé Nhỏ. Đồng thời, điều
này cũng giúp ngăn ngừa nạn cửa quyền khi các nhà sản xuất phim Việt Nam có nhiều hơn một
địa chỉ để gửi phim khi cần xét duyệt.

Tuy nhiên, không phải mọi việc cơ quan quản l{ nhà nước làm đều đem đến rắc rối. Nhiều nỗ
lực của họ trong những năm qua thực sự xứng đáng được khen ngợi. Một trong số đó là Liên
Hoan Phim Quốc Tế Hà Nội. Mặc dù khó có thể trở thành một liên hoan phim có tên tuổi trong
tương lai gần, nó vẫn là một cánh cửa rộng mở để các bộ phim và khán giả Việt Nam bước ra
giao lưu, ngõ hầu bắt kịp với điện ảnh thế giới. Một bước tiến đáng chú { khác là chính sách
hợp tác sản xuất giữa Cục và khối tư nhân. Trước năm 2014, chỉ có các hãng phim nhà nước có
thể tiếp cận ngân sách nhà nước. Các hãng phim này từng được tài trợ để làm phim tuyên
truyền, nhưng đến nay tất cả đều rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Thay vào đó, kể từ
năm 2014, Cục đã đóng vai trò đồng sản xuất một số phim mà họ đại diện Nhà nước đầu tư tới
80% từ nguồn vốn ngân sách. Lần này, đối tác của họ là các công ty sản xuất phim tư nhân.
Những bộ phim hợp tác sản xuất này có thể là phim thương mại, nhưng vẫn phải có một số yếu
tố tuyên truyền nhất định. Ở thời điểm này, Nhà nước tập trung ưu tiên các nội dung liên quan
đến đời sống của quân và dân ở các vùng biên giới hải đảo. Về lý thuyết, chính sách này là rất
tuyệt vời và tiềm năng của nó đã được chứng minh bằng những bộ phim đầu tiên Nhà nước và
tư nhân hợp tác như Những Đứa Con Của Làng (2014) và Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh

22
(2015). Cả hai đều là những bộ phim hay và đáng nhớ , bộ phim sau thậm chí còn thu được 80
tỷ doanh thu phòng vé.

Thật vậy, chính sách tiến bộ này mang đến nhiều hy vọng về một hướng sản xuất mới cho phim
Việt Nam, đặc biệt là các thể loại vốn thường bị bỏ qua trong điều kiện sản xuất bình thường. Ví
dụ, thể loại phim chiến tranh hoặc phim lịch sử sẽ không bao giờ được các hãng phim tư nhân
sản xuất vì yêu cầu vốn đầu tư quá lớn. Trong khi đó, là một quốc gia có truyền thống lịch sử lâu
đời với nhiều câu chuyện hấp dẫn, nhu cầu về dòng phim này luôn cao, và khán giả Việt Nam đã
chờ đợi chúng rất lâu rồi. Hoạt hình cũng là một thể loại không có cơ hội được thực hiện ở điều
kiện thị trường hiện tại. Tuy nhiên, hơn bất kz dòng phim nào, phim nghệ thuật/ phim độc lập
nên là những phim được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này. Những bộ phim này hầu như
không thể thu hồi vốn, vì vậy người làm phim rất cần những ngồn vốn tài trợ công. Tại thời
điểm này, các nhà làm phim độc lập Việt Nam phải phụ thuộc hoàn toàn vào các quỹ quốc tế.
Nhưng cuộc đua để được hỗ trợ từ các quỹ đó không bao giờ là dễ dàng. Có khá nhiều dự án
phim độc lập thú vị của Việt Nam vẫn đang vật vã trong nhiều năm, mong đợi được thực hiện
một ngày nào đó. Những dự án như thế nên được nhà nước Việt Nam đỡ đầu trước tiên và hơn
thế nữa, chúng phải là một phần quan trọng của chính sách. Ngành công nghiệp điện ảnh Việt
Nam sẽ là một ngành công nghiệp què quặt đứng trên một chân, nếu thiếu đi phim nghệ thuật/
phim độc lập, vốn luôn là suối nguồn sáng tạo qu{ giá. Dù điện ảnh là sự kết hợp của nghệ thuật
và kinh doanh, thì sự tồn tại của những kiệt tác điện ảnh có { nghĩa lớn hơn rất nhiều việc làm
ăn kinh tế đơn thuần. Chúng là chỉ dấu cho thấy một nền văn hóa phát triển cao của một quốc
gia. Người dân Việt Nam đều hy vọng rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ có những Ký Sinh
Trùng của riêng mình, những bộ phim làm cả đất nước tự hào. Và điều đó sẽ không bao giờ có
thể xảy ra nếu không có sự quan tâm bảo trợ của Nhà nước.

Thật đáng tiếc, kể từ sau Tôi Thấy Hoa Trên Cỏ Xanh năm 2015, không có bộ phim nào khác đến
từ chính sách hợp tác sản xuất đáng để nhắc đến nữa. Các nhà làm phim nhìn chung lại càng
thất vọng khi quy trình làm thế nào để được cấp ngân sách không minh bạch. Các hãng phim có
thể tiếp cận ngân sách nhà nước chỉ là những công ty có mối quan hệ tốt với Cục, hoặc các công

23
ty được thành lập bởi các cựu quan chức. Trong khi nhiều nhà làm phim trẻ tài năng phải vất vả
đi tìm mà chưa thấy vốn cho phim đầu tay của mình, thì đã có ba bộ phim dùng ngân sách nhà
nước được cấp cho đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, người năm nay mới 30 tuổi. Cũng không quá ngạc
nhiên khi biết anh là con trai của nguyên Cục trưởng Ngô Phương Lan. Các hãng phim và các
nhà làm phim hầu như không có bất kz cơ hội nào nếu họ không phải là một phần của mạng
lưới quan hệ này. Do đó, dễ hiểu vì sao họ cũng không thiết tha với ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên, chính sách này có thể chỉ là một thử nghiệm tạm thời nhưng mang tính nền tảng cho
Quỹ Phát Triển Điện Ảnh vốn được mong đợi từ lâu. Vào ngày 10 tháng 7 năm 2019, Chính phủ
đã công bố dự thảo Luật Điện Ảnh mới, trong đó cơ chế hoạt động của Quỹ Phát Triển Điện Ảnh
được dành hẳn một chương. Mặc dù vẫn chưa có nhiều điều để nói về dự thảo này, nhưng đây
thực sự là một tín hiệu lạc quan cho thấy Quỹ đang dần hình thành trên những nền tảng pháp
lý. Hy vọng, bộ Luật Điện Ảnh kế tiếp sẽ giúp Nhà nước hỗ trợ các tài năng Việt Nam một cách
hiệu quả và minh bạch hơn. Hơn bất cứ điều gì, cộng đồng các nhà làm phim Việt Nam mong
muốn ngân sách nhà nước được cấp cho các dự án và con người xứng đáng.

Về cuối năm 2019, có nổi lên hai trường hợp mà trong đó nhà sản xuất của hai bộ phim Trời
Sáng Rồi, Ta Đi Ngủ Thôi và Ngốc Ơi Tuổi 17 phải lên mạng xã hội kêu cứu, mong có được sự
ủng hộ của cộng đồng mạng, để hai bộ phim này được các rạp cho nhiều suất hơn trong hoàn
cảnh bị đẩy đến bên bờ vực thất bại. Ý kiến của dư luận về các sự việc này thì rất đa chiều, có cả
ủng hộ, có cả phản đối, tùy theo góc nhìn và tình cảm cá nhân. Thế như nếu đứng trên quan
điểm quản l{ nhà nước, hai trường hợp này cũng phản ánh một vấn đề cấp bách mà bộ Luật
Điện Ảnh tiếp theo rất nên nghiêm túc xem xét, đó là sự mất cân bằng về quyền lực giữa các
nhà rạp và nhà sản xuất. Hiện nay, tất cả các nhà rạp lớn nhất cũng là nhà phát hành, và họ
cũng sản xuất phim luôn. Vì vậy, phim của họ luôn có lợi thế lớn khi được phát hành trong các
hệ thống rạp của chính họ. Về lý thuyết, lịch chiếu của các bộ phim sẽ tuân theo quy luật cung
cầu, trong đó sự quan tâm của khán giả sẽ quyết định số suất chiếu trong ngày của một phim
nào đó. Tuy nhiên, sự công bằng này chỉ mang tính lý thuyết thuần túy, bởi thực tế là thông
thường các quản lý rạp sẽ cho phim của công ty mẹ rất nhiều suất chiếu, kể cả khi khán giả
không quan tâm. Tất nhiên là các công ty mẹ luôn muốn lấy lại vốn càng nhiều càng tốt khi họ
có quyền cũng như khả năng để làm như thế. Tuy vậy, tình hình không l{ tưởng tương đương
cho phần còn lại của các nhà sản xuất phim nhỏ hơn, khi họ hoàn toàn có thể bị gán cho một số
lượng suất chiếu trong ngày rất thấp ngay ở dịp cuối tuần đầu tiên, và không cần biết chất
lượng ra sao, những phim này sẽ trở thảnh các thảm họa tài chính. Trong số này, thảm nhất
chính là phim nghệ thuật/ phim độc lập vì chúng thường xuyên bị coi như là không thể thu hồi
vốn ngay từ đầu. Đôi khi, nhà rạp còn từ chối thẳng việc chiếu phim nghệ thuật. Hơn nữa, trong
các thời điểm cạnh tranh căng thẳng, một nhà rạp có thể từ chối phim của nhà rạp khác hoặc
phim của một công ty sản xuất mà họ không ưa. Việc này đã xảy ra vài lần và mặc dù thật khó
để đồng tình, chính thị trường tự do đã cho phép các nhà rạp có quyền từ chối ấy và tập trung
vào việc thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt.

24
Tuy nhiên, khi mà ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn thơ bé
hiện nay, tình trạng này là rất có hại. Nếu các nhà sản xuất không thể lấy lại tiền, dần dần họ sẽ
bỏ cuộc. Trong trường hợp số lượng phim Việt Nam sụt giảm, thị trường chắc chắn sẽ bị tràn
ngập bởi phim Hollywood. Mà Hollywood vốn dĩ đã thống trị không đối thủ trên thị trường rạp
chiếu Việt Nam. Khi phim bom tấn Hollywood công chiếu, chúng sẽ lấy hầu hết các suất chiếu vì
chúng được cả nhà rạp và khán giả yêu thích hơn. Trên thị trường này, phim Việt Nam luôn ở
cửa dưới, vì vậy để có một ngành công nghiệp bền vững, các nhà sản xuất Việt Nam phải được
cho nhiều cơ hội hơn để thu hồi vốn. Phim Việt Nam phải được bảo hộ trên thị trường nội địa.
Một thị trường tự do thực sự là quá khó nhằn, khi cán cân quyền lực nghiêng lệch hẳn về một
phía. Lúc này là một giai đoạn nhạy cảm mà Nhà nước cần tỏ rõ quyết tâm hỗ trợ phim Việt
Nam. Luật cần phải phân định rõ rằng các nhà rạp Việt Nam không có quyền từ chối chiếu phim
Việt Nam. Số lượng suất chiếu trong ngày tối thiểu cho phim Việt Nam trong hai tuần đầu tiên
cần được luật hóa cụ thể trong bộ Luật Điện Ảnh sắp tới. Ví dụ như, 6 suất/ngày trong tuần đầu
tiên và 4 suất/ngày trong tuần kế tiếp có thể sẽ tạo nên một chút giảm sóc cho việc đầu tư sản
xuất phim Việt Nam, vốn dĩ luôn rủi ro cao. Mặt khác, các bộ phim nước ngoài, đặc biệt là
Hollywood, phải có giới hạn trần cho số suất chiếu trong ngày, không thể để một bộ phim bom
tấn nước ngoài nào đó có thể chiếm hết 80-90% số suất chiếu. Những phim này sẽ được chiếu
ít đi trong một ngày nhưng vẫn có thể tiếp tục trụ rạp dài hơn do nhu cầu khán giả không mất
đi. Cuối cùng, lợi nhuận của chúng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng chúng phải chia sẻ lịch
chiếu với các phim Việt Nam trên cơ sở công bằng hơn. Nếu làm được như thế, tự khắc sẽ
không còn nhà sản xuất Việt Nam nào phải cầu cứu nữa.

Không chỉ phim Việt Nam cần bảo vệ, mà các nhà làm phim Việt Nam cũng vậy. Mặc dù vẫn còn
quá sớm để trở thành một vấn đề, cần phải để ý hiện tượng vài công dân Nhật Bản và Hàn
Quốc đã làm đạo diễn một số phim điện ảnh Việt Nam gần đây. Với sự phát triển của thị trường
điện ảnh Việt Nam, hiện tượng này có nhiều khả năng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Trong hai
mươi năm trở lại đây, thị trường làm phim quảng cáo ở Việt Nam có thể nói là bị các đạo diễn
nước ngoài thống trị ở phân khúc cao cấp. Tình huống tương tự hoàn toàn có thể xảy ra trong
ngành công nghiệp điện ảnh. Việc họ là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp các trường điện ảnh
quốc tế không có nghĩa là họ có khả năng hơn các đạo diễn Việt Nam. Nhưng vẫn có một định
kiến tồn tại dai dẳng từ lâu rằng các nhà làm phim Việt Nam không được đào tạo tốt như người
nước ngoài, do đó, kém tài năng hơn. Nhìn vào các đạo diễn từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã được
làm đạo diễn phim Việt Nam, không có cái tên nào đáng chú { trong số đó. Họ thực sự chỉ là
những cá nhân vô danh hay thậm chí tay mơ, vốn chẳng có mấy cơ hội ở quê nhà. Trong tháng
12/2019, có một bộ phim được đạo diễn bởi một công dân Hàn Quốc mang tựa đề Oppa Phiền
Quá Nha, đây là một bộ phim có chất lượng thực sự thảm hại. Không chỉ chất lượng sản xuất
chỉ ngang một video dành cho Youtube, đạo diễn của phim thể hiện mình hoàn toàn không có
năng lực trong bất kz công tác chuyên môn nào. So sánh những cá nhân như thế với các đạo
diễn giỏi nghề của Việt Nam thì thực sự rất khập khiễng, thế nhưng họ vẫn được một số nhà

25
sản xuất Việt Nam trao niềm tin dựa trên định kiến nói trên. Trong tất cả các vị trí chủ chốt của
việc sản xuất phim, đạo diễn là vị trí nhạy cảm nhất vì là linh hồn của bộ phim. Tại thời điểm
này, tình hình đã vô cùng khó khăn cho các đạo diễn trẻ khi phải cạnh tranh với những người đã
thành danh. Họ sẽ hoàn toàn không có cơ hội khi giờ còn có thêm các đạo diễn nước ngoài đến
thử sức. Nếu tài năng của các nhà làm phim thuộc thế hệ tiếp theo không thể tỏa sáng trên
chính đất nước mình thì tương lai của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam sẽ rất ảm đạm. Do
đó, các đạo diễn Việt Nam cũng cần phải được pháp luật bảo vệ. Trong các dự án phim Việt
Nam, nơi vốn đầu tư Việt Nam đóng góp 50% ngân sách trở lên, vị trí đạo diễn phải thuộc về
một công dân Việt Nam. Quy định cấp phép lao động đối với các đạo diễn nước ngoài phải
được ban hành. Các quy định ấy có thể được nới lỏng hơn đối với công dân nước ngoài có gốc
Việt hoặc những người có thành tích đặc biệt xuất chúng, nhưng phải nghiêm khắc với mọi đối
tượng khác. Chúng ta muốn được học hỏi từ những chuyên gia nước ngoài thực sự giỏi, chứ
không thể phung phí nguồn lực trong nước cho những cá nhân không xứng đáng.

Thêm nữa, điều kiện lao động trong ngành điện ảnh cũng cần được cải thiện. Hiện nay, sự tồn
tại của những ngày quay dài hơn 12 giờ, thậm chí lên đến 20 giờ làm việc là không hề hiếm.
Ngay cả trong lĩnh vực hậu kz cũng rất phổ biến hiện tượng chạy tiến độ dự án thâu đêm suốt
sáng nhiều ngày liền. Trường hợp gần đây của một chuyên viên dựng phim đột tử khi mới 30
tuổi đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ về sức khỏe của mỗi cá nhân làm nghề mà
rộng hơn là cho thấy việc thiếu vắng các quy định pháp quy đặc thù về điều kiện lao động cho
ngành làm phim. Để thực sự chăm sóc tốt hơn cho người lao động là không hề đơn giản khi có
rất nhiều vấn đề thực tiễn dẫn đến vòng xoáy làm việc bất hợp lý này, mà nan giải nhất chính là
điều kiện giới hạn về kinh phí của các dự án. Chắc chắn cần nhiều nỗ lực từ nhiều ban ngành, tổ
chức, doanh nghiệp cho vấn đề này, một vấn đề phải được điều chỉnh bởi Luật Lao Động.
Nhưng nếu không phải cơ quan quản l{ nhà nước của ngành điện ảnh nhận trách nhiệm đi đầu
thì sẽ là ai?

Tổng kết lại, Cục Điện Ảnh là một phần quan trọng, không
thể bị tách rời khỏi bức tranh toàn cảnh của điện ảnh Việt
Nam. Toàn ngành công nghiệp này không bao giờ muốn xem
Nhà nước như là một thứ trở ngại. Hơn bất cứ điều gì, họ
muốn Nhà nước là nguồn hỗ trợ đáng tin cậy nhất. Mọi thứ
phụ thuộc hết vào tầm nhìn của Cục về tương lai phim Việt.
Hy vọng rằng họ sẽ thực sự trở thành một Mái Nhà có thể
che trở thị trường trong nước, chứ không bao giờ là một
bức trần ngăn cản sự vươn lên của nền điện ảnh Việt Nam.

Phó cục trưởng


Nguyễn Thu Hà

26
DV Hoàng Yến

CÁC NHÀ LÀM PHIM: NHỮNG BỨC TƯỜNG CỦA CHÚNG TA

Mảnh ghép cuối cùng của bức tranh xếp hình, đương nhiên rồi, chính là các nhà làm phim Việt
Nam. Xem xét về cả kỹ năng và kinh nghiệm, cộng đồng này cực kz đa dạng. Phạm vi của báo
cáo này chỉ có thể xem xét đến những gương mặt đang hành nghề hoặc mong muốn được làm
việc với tư cách là đạo diễn phim điện ảnh. Ở điều kiện hiện tại của ngành công nghiệp điện ảnh
Việt Nam, trong tất cả các thành phần chủ chốt, các đạo diễn thường có tiếng nói yếu nhất, dễ
bị bỏ qua nhất. Quyền ra quyết định chủ yếu nằm trong tay của các nhà sản xuất, nhà đầu tư,
ngay cả các chuyên gia marketing hay chuyên gia truyền thông quảng bá cũng có nhiều tiếng nói
hơn chứ chưa cần phải xét đến các nhà phát hành đầy quyền lực như CJ hay Lotte. Không ít lần,
những người lãnh đạo dự án phim thậm chí còn tin rằng họ chẳng cần đến một đạo diễn thực
thụ. Nhưng dù sao thì các đạo diễn Việt Nam vẫn phải chịu một phần trách nhiệm rất lớn khi
vẫn còn có quá nhiều phim chất lượng kém. Làm sao có thể có phim hay khi đạo diễn không đủ
tài năng hay đủ đam mê với dự án của mình? Ở phần trước, chúng tôi đã nhắc đến định kiến là
đạo diễn Việt Nam không có tài và không được đào tạo bài bản bằng các đồng nghiệp ngoại
quốc. Trên thực tế, cũng không có ai dám khẳng định rằng định kiến kể trên là không đúng hoàn
toàn. Tài năng về điện ảnh hầu như không có cơ hội nảy mầm trước khi thị trường điện ảnh Việt
hồi sinh. Bởi thế, việc phát triển nhân tài sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định mới bắt
kịp được với tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng. Nói như vậy, định kiến về giới đạo diễn trong
nước có thể xác đáng đến mức độ nào ở thời điểm này?

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước, ngành công nghiệp truyền thông và nội dụng
cũng có những bước phát triển nhanh trong những năm gần đây. Tham gia vào lực lượng lao
động ở đúng thời điểm, rất nhiều thanh niên Việt Nam sinh ra trong thập niên 1990 đang làm
việc trong các mảng video ca nhạc, phim quảng cáo, web series và nhiều loại nội dung trực
tuyến khác. Môi trường làm việc trong các lĩnh vực này khá tương đồng với làm phim. Điều đó
giúp cho những người trẻ này tích lũy được khá nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong môi trường
chuyên nghiệp. Hơn nữa, với lợi thế của tuổi trẻ, họ nhanh chóng nắm bắt được cách sử dụng
các công nghệ mới, những công cụ giúp cho việc sản xuất các sản phẩm truyền thông hình ảnh
dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Có vài người trong số họ thậm chí đã giành được tên
tuổi nhất định trong lĩnh vực của mình và nhận được thù lao cao cho mỗi dự án mà họ tham
gia. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều đạo diễn thuộc thế hệ này muốn nâng tầm bản thân hơn
và làm phim điện ảnh là mục tiêu mà họ nhắm đến. Các nhà sản xuất cũng sẵn sàng tạo cơ hội
làm phim cho các đạo diễn được đánh giá cao trong mảng quảng cáo và video ca nhạc. Kết quả
là, một số đạo diễn trẻ đã có phim đầu tay trình làng trong hai năm qua.

27
Tuy vậy, đáng tiếc rằng họ chưa để lại được dấu ấn cụ thể, dù cho nhận được rất nhiều kz vọng
từ những người trong nghề. Có thể nói nhiệt huyết của các đạo diễn trẻ này là rất lớn, nhưng
đa phần tỏ ra chưa sẵn sàng để làm đạo diễn phim. Tuy việc thực hiện phim quảng cáo (hay
video ca nhạc) và việc làm phim điện ảnh có nhiều tương đồng, hai mảng này vẫn có những
điểm khác biệt lớn, đồng thời với đó là những đòi hỏi khác biệt về kỹ năng của người đạo diễn.
Các đạo diễn trẻ giỏi làm quảng cáo là những người có thẩm mỹ thị giác rất tốt, nhưng lại thiếu
các phương pháp để xử l{ các câu chuyện một cách hiệu quả, trong khi đây là yêu cầu cốt lõi
của mảng điện ảnh. Trong thế hệ này, Luk Vân là cái tên năng động nhất khi cho đến lúc này đã
có tới ba bộ phim được ra rạp. Chị vốn thành danh như là một đạo diễn mát tay trong mảng
web series, đã thu về nhiều triệu lượt xem trên Youtube. Tuy nhiên, cả ba phim chiếu rạp của
chị lại không đạt được thành công nào, cả về doanh thu lẫn nghệ thuật khi chúng tỏ ra là những
phiên bản cô đọng của một web series nào đó, hơn là những tác phẩm điện ảnh đạt chuẩn.
Kawaii Tuấn Anh là một đạo diễn nổi tiếng về làm video ca nhạc cho các ca sĩ tên tuổi nhất.
Trong năm 2018, anh cũng trình làng bộ phim Em Gái Mưa, phiên bản điện ảnh của video ca
nhạc có tới hơn 128 triệu lượt xem. Nhưng dù được nhận được nhiều quan tâm ban đầu, cuối
cùng bộ phim bị phê bình về nhiều mặt và cũng không thể đạt một kết quả kinh doanh khả
quan. Ngoài ra, năm 2018 cũng chào đón ba gương mặt mới toanh, nhưng trong số họ chỉ có nữ
đạo diễn Cao Thúy Nhi là thực sự chứng tỏ được khả năng qua bộ phim Nhắm Mắt Thấy Mùa
Hè. Hai người còn lại, dù rất cố gắng để trở nên khách biệt, hai phim Trường Học Bá Vương của
Duy Joseph và Ống Kính Sát Nhân của Nguyễn Hữu Hoàng chỉ cho thấy rằng các đạo diễn trẻ
này còn rất nhiều điều phải rút kinh nghiệm trước khi làm bộ phim kế tiếp. Các gương mặt nêu
trên đều là những gương mặt có triển vọng, nhưng tại sao họ lại cùng thất bại và theo một cách
khá giống nhau?

Gốc rễ của vấn đề nằm ở hai trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là hai trường phim duy nhất ở Việt Nam có thể cấp bằng cử nhân, và đã có hàng
ngàn sinh viên tốt nghiệp ở các chuyên ngành như đạo diễn hay biên kịch từ đây. Có điều, giữa
hàng ngàn cử nhân với rất nhiều người có tiềm năng, ngành công nghiệp điện ảnh lại rơi vào
cảnh đốt đuốc giữa ban ngày cũng không mấy khi tìm thấy được một biên kịch đủ khả năng hay
một đạo diễn tốt. Rõ ràng là việc cải cách hai trường phim này là rất cấp bách. Nhà trường cần

28
phải cập nhật chương trình đào tạo với những phương pháp hiện đại, có giá trị thực tiễn, hơn là
ép sinh viên học những môn học cao siêu mà không thiết thực. Quan trọng nhất là, trước khi
trở thành những nghệ sĩ điện ảnh, sinh viên phải được trang bị những kỹ năng chuyên nghiệp
của một người làm việc trong một ngành công nghiệp làm phim hiện đại. Để làm được điều đó
chắc chắn không đơn giản khi mà không chỉ chương trình đạo tạo mà cả đội ngũ đào tạo cũng
phải cải thiện chính mình để tiệm cận dần với tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, Nhà nước cũng nên
khuyến khích các tổ chức tư nhân và các cá nhân trong ngành tham gia tích cực hơn vào công
tác đào tạo nghề. Mô hình của Học Viện Hàn Quốc Về Các Nghệ Thuật Ngành Phim (Korean
Academy of Film Arts – KAFA) có thể là một hình mẫu cho một dạng trường phim mới tại Việt
Nam, không nhất thiết phải cấp được bằng cử nhân nhưng đem lại cho người học một quá trình
đào tạo chuyên môn có hiệu quả và có { nghĩa. Tuy nhiên, bản thân là các nghệ sĩ tương lai, mỗi
nhà làm phim trẻ phải có { thức không ngừng rèn luyện, học tập vươn xa hơn giới hạn của
trường phim. Cuối cùng thì việc bạn học ở đâu không quan trọng và chỉ có chính bạn mới có thể
quyết định bạn đi được bao xa trong sự nghiệp điện ảnh. Hơn bao giờ hết, điện ảnh Việt Nam
cần những nhà làm phim trẻ trung, mạnh mẽ để tiếp nhận ngọn cờ xung phong vào tương lai.

Ở đầu kia của thang bậc sự nghiệp, là những đạo diễn đã khẳng định tài năng, tạo dựng được
tên tuổi sau nhiều thành công như Charlie Nguyễn, Phan Gia Nhật Linh, Nguyễn Quang Dũng,
vv... Nhưng có lẽ Victor Vũ là cái tên nổi bật nhất. Sinh năm 1975 ở Nam California, Victor đã
làm tới 12 phim điện ảnh tại Việt Nam kể từ 2008. Trong thập niên vừa qua, anh ghi tên mình là
đạo diễn của tới 7 cú hit phòng vé. Ngay từ Chuyện Tình Xa Xứ (2009), anh đã làm khán giả ấn
tượng bởi phong cách làm phim kiểu Mỹ rất chỉn chu và hiện đại. Đến nay, là đạo diễn nổi tiếng
số một tại Việt Nam, phim của anh luôn được khán giả coi như là chuẩn mực về chất lượng sản
xuất và họ luôn luôn tin tưởng chờ đợi các xuất phẩm của Victor Vũ. Anh khẳng định mình là
một người kể chuyện xuất sắc khi tạo ra những loạt tình tiết thông minh và những cú lật bàn
bất ngờ trong các tác phẩm thể loại Giật Gân như Giao Lộ Định Mệnh (2010), Scandal (2012),
Scandal: Bí Mật Thảm Đỏ (2014) hay Quả Tim Máu (2014). Những bộ phim này đều cực kz
thành công và đã từng giữ kỷ lục doanh thu phòng vé trong một khoảng thời gian dài. Ngay cả
khi có một vài phim không được thành công thì danh tiếng của đạo diễn số một của anh vẫn
không hề suy giảm. Victor cũng tỏ ra là anh không tự hài lòng quá sớm với những gì đã đạt
được và anh muốn đột phá ra ngoài thể loại Giật Gân làm nên thương hiệu của mình. Cho tới
nay, Thiên Mệnh Anh Hùng (2012), Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh (2015) và Mắt Biếc (2019)
là những thực nghiệm thành công, xứng đáng được khen ngợi của anh ở những thể loại khác
như Hành Động Võ Thuật hay Bi Kịch.

Tuy vậy, { kiến của công chúng về hai phim gần đây của anh là Lôi Báo (2017) và Người Bất Tử
(2018) lại không quá tích cực. Người Bất Tử là bộ phim được chờ đợi nhất 2018 và với kinh phí
xấp xỉ 40 tỷ, đó là một trong những phim Việt có kính phí cao nhất từng được sản xuất. Vậy
nhưng, tuy có giá trị về mặt sản xuất cực cao cộng với một chiến dịch quảng bá khổng lồ, bộ

29
phim đinh của năm này đã không thể đạt điểm hòa vốn. Điều đáng tiếc ở đây là Victor đã lặp lại
sai lầm của Lôi Báo, đó là một kịch bản yếu. Mặc dù { tưởng ban đầu của kịch bản cực kz thú vị,
tuy nhiên rõ ràng là anh lại dành quá ít thời gian cho việc xây dựng nhân vật. Kết quả là câu
chuyện phim chỉ thuần túy là các tình tiết, không có nhân vật nào có chiều sâu. Mặt khác, cấu
trúc phim cũng có vấn đề và rất khó theo dõi. Khán giả không biết phải quan tâm đến nhân vật
nào hay đi theo tuyến chuyện nào là chính. Chính vì như vậy mà buồn thay, Người Bất Tử bị coi
là thất bại đáng thất vọng nhất của Victor Vũ. Với một khoản kinh phí đủ để sản xuất ít nhất ba
phim cỡ trung bình, doanh thu của phim cũng làm nhiều nhà đầu tư chùn bước khi chuẩn bị
tham gia vào thị trường. Là một bộ phim có yếu tố Giật Gân của một đạo diễn thành công nhất
trong thể loại, nó cũng làm các nhà sản xuất Việt Nam thêm phần dè chừng về dòng phim này.
Hệ quả là có một vài dự án phim Giật Gân đã phải tạm ngưng để nghe ngóng. Rất may là với
những kết quả khả quan của một số phim trong nửa cuối 2019, thể loại này có lẽ sẽ không
không rơi vào cảnh bị bỏ rơi nữa. Tuy vậy, là một ngọn cờ đầu có sức ảnh hưởng rất lớn trong
ngành, mỗi một quyết định của Victor cũng sẽ có tác động không nhỏ đến các nhà làm phim
khác mà ngay bản thân anh cũng không ngờ được. Chính vì vậy, cộng đồng làm phim đều hi
vọng rằng Victor Vũ sẽ cẩn trọng hơn ở những cuộc chinh phục mới trong tương lai.

Hình 6. Những phim Việt Nam đáng chú { trong năm 2018

Nhưng hòa sắc trong bức chân dung các nhà làm phim Việt Nam cũng không chỉ toàn là mầu
xám. Nhất định phải nhắc đến Song Lang, bộ phim đầu tay tuyệt vời của đạo diễn Việt Kiều
Leon Quang Lê, trình làng cuối năm 2018. Mặc dù bộ phim này không thành công về mặt doanh
thu, hoàn toàn không có gì quá đáng khi xếp nó là một trong những phim Việt Nam hay nhất

30
của thập kỷ này. Tựa phim được đặt hết sức khéo léo, khi vừa có thể hiểu là nhạc cụ gõ đặc
trưng của nghệ thuật Cải Lương, vừa có thể hiểu với nghĩa là hai chàng trai trẻ. Dù hiểu theo
nghĩa nào thì tựa phim này cũng hàm chứa trọn vẹn những yếu tố cốt yếu nhất của bộ phim:
một câu chuyện vừa đẹp vừa buồn man mác về hai chàng trai, những người mà số mệnh gắn bó
với Cải Lương. Xảy ra vào thập niên 80, thời kz vàng son của Cải Lương, câu chuyện bắt đầu với
Dũng “Thiên Lôi”, một gã du côn chuyên đi đòi nợ cho một bà trùm cho vay nặng lãi. Ở một nơi
khác trong thành phố, Linh Phụng, ngôi sao của một đoàn Cải Lương, thì đang gặp khó trong
việc thể hiện hết nội tâm của vai diễn Trọng Thủy bởi vì anh chưa từng yêu ai. Khi Dũng tìm đến
đoàn hát để đòi nợ, hai người xảy ra một chút va chạm. Tuy vậy, sau một sự tình cờ, hai anh
chàng lại có một đêm rong chơi với nhau và hình thành nên một mối tâm giao không ngờ nhưng
thực sự sâu sắc. Và thông qua việc hiểu bạn mình, mỗi người lại tự khám phá ra { nghĩa cho
cuộc đời riêng và cuối cùng có thể chấp nhận con người thật của mình.

Lấy âm nhạc truyền thống làm nền, hình ảnh của bộ phim cũng được quay tuyệt đẹp nhờ tài
năng của nhà quay phim trẻ Bob Nguyễn, phủ lên câu chuyện đầy chất thơ này một tông vàng u
sầu, đầy hoài niệm. Bên cạnh đó, hai diễn viên chính cũng có màn thể hiện tuyệt vời, đặc biệt là
ca sĩ Isaac, người đã có vai diễn điện ảnh xuất sắc nhất cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên,
đạo diễn Leon Lê là người xứng đáng nhận nhiều lời khen nhất. Với một phong cách dàn cảnh
rất bản lĩnh và chắc tay, anh thể hiện mình đã sẵn có khả năng của một nhà làm phim tầm cỡ
thông qua việc điều khiển hết sức tinh tế các ngôn ngữ máy quay, các nhân vật, nhịp điệu và cả
không khí quyến rũ của Song Lang. Để chuẩn bị cho bộ phim, anh đã bỏ ra vài năm để nghiên
cứu và trải nghiệm thế giới Cải Lương. Anh theo học cách chơi các nhạc cụ cổ với các nghệ
nhân, đạt đến trình độ để có thể được coi là một soạn giả Cải Lương. Bản Cải Lương được hai
nhân vật chính song tấu ở giữa phim là do chính đạo diễn viết. Vốn là một nghệ sĩ múa
Broadway (New York), không có gì ngạc nhiên khi nhà làm phim 42 tuổi này lại dạt dào cảm
hứng đến thế với một môn nghệ thuật trình diễn có nhiều điểm tương đồng của dân tộc mình.

Đáng tiếc là phía nhà sản xuất đã tính sai chiến lược truyền thông quảng bá cho bộ phim và cuối
cùng phản tác dụng, điều này khiến cho bộ phim không đạt được một kết quả phòng vé khả
quan hơn. Mặc dù cũng có thể coi là một bộ phim có yếu tố đồng tính, Song Lang thực sự không
chú trọng mô tả bất kz mối quan hệ mang tính thể xác nào giữa hai nhân vật chính. Có chăng,
Leon Lê chỉ muốn chạm lướt đến nó thông qua những cảm xúc tinh tế của Linh Phụng, và chỉ tới
đó thôi. Tuy nhiên, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân lại quyết định sử dụng một chiến lược
marketing mang tính đánh lạc hướng khi giới thiệu Song Lang như là một phim có rất nhiều yếu
tố đam mỹ, nhục dục. Thay vì hấp dẫn được những khán giả tò mò, chiến lược này đẩy bộ phim
vào một thị trường ngách khá nhỏ hẹp của phim đồng tính. Hơn nữa, nó còn làm cho đại bộ
phận khán giả hiểu lầm và cho rằng bộ phim này có nội dung dung tục. Quá buồn vì điều này,
Leon Lê đã chỉ trích cách truyền thông của Ngô Thanh Vân trên mặt báo và mối quan hệ cộng
tác của họ khó tránh khỏi bị tổn thương ít nhiều. Nhưng dù sao thì chất lượng của bộ phim vẫn

31
được giới chuyên môn thừa nhận rộng rãi và tất cả đều rất mong chờ dự
án tiếp theo của nhà làm phim tài năng này.

Trong một hoàn cảnh phải nói là còn rất khó khăn cho phim độc lập như
nước ta, thật sự là rất cảm động khi có một bộ phim như thế đã thu được
tới 16 tỷ khi chiếu rạp: Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè, đạo diễn bởi Cao Thúy
Nhi. Câu chuyện làm thế nào bộ phim này được sản xuất và ra được tới
ĐD Leon Quang Lê rạp chiếu, tự thân nó cũng là một hành trình cảm động. Khi biết được
rằng thị trấn Higashikawa ở Hokkaido có một khoản ngân sách đề tài trợ
ĐD Cao Thúy Nhi
cho các bộ phim sản xuất tại đây, một nhóm các nhà sản xuất trẻ của Việt
Nam đã tụ lại và bắt đầy mơ về một bộ phim quay ở Nhật Bản. Cùng
nhau, họ viết ra một kịch bản phim lãng mạn, thành lập một hãng phim
nhỏ có cái tên lãng mạn không kém là Soul Catcher để cùng thực hiện dự
án mơ mộng này. Đặt mục tiêu làm một phim thương mại có kinh phí
thấp, kịch bản của họ gọi được đủ vốn từ các nhà đầu tư trong nước cũng
như tài trợ từ Higashikawa. Mặc dù làm được như vậy đã là một thành
tích đáng khen ngợi cho một đội ngũ sản xuất trẻ, họ còn thành công
trong một việc mà nhiều nhà sản xuất dàn dạn kinh nghiệm hơn thất bại:
lựa chọn đúng đạo diễn cho bộ phim. Sinh năm 1989 và hoàn toàn vô
danh trước đó, Cao Thúy Nhi đã thành công khi tận dụng được hết cơ hội
hiếm có này để khẳng định bản thân. Thông qua bộ phim đầu tay, chị
chứng minh rằng mình có một con mắt có nghề trong triển khai các phân
cảnh cũng như đủ khả năng xử l{ cấu trúc phim một cách chắc chắn.

Chỉ hơi tiếc là, dù cho rất đáng yêu, câu chuyện của Nhắm Mắt Thấy Mùa
Hè nhìn chung vẫn là một câu chuyện tình không quá sâu sắc. Đạo diễn
cũng chưa nhận ra và khắc phục được một số hạn chế về mặt kể chuyện.
Chị cũng chưa hỗ trợ đủ tích cực cho dàn diễn viên để họ có thể nâng câu
chuyện này lên bằng cách thêm vào sự tinh tế trong diễn xuất. Là một
nghệ sĩ kể chuyện, vẫn còn nhiều khoảng trống để Cao Thúy Nhi trau dồi
thêm. Dù vậy, chị vẫn là một đạo diễn trẻ xứng đáng được quan tâm theo
ĐD Nguyễn Phương Anh
dõi trong tương lai. Đồng hành với chị và nhóm Soul Catcher trong hành
ĐD Vũ Ngọc Phượng trình ở Nhật Bản là một đoàn làm phim cũng rất trẻ và đầy nhiệt huyết.
Họ đã ở bên nhau ở rất xa quê nhà quen thuộc, quay một bộ phim theo
kiểu du kích với chỉ với một xe thiết bị nhỏ. Những nỗ lực này đã trở
thành một câu chuyện đầy cảm hứng mà về sau lại cực kz hữu ích cho
chiến dịch truyền thông của bộ phim. Khán giả trẻ yêu mến tinh thần của
họ và tình nguyện hỗ trợ bộ phim, đặc biệt là nữ giới. Khung cảnh thiên
nhiên đẹp đẽ của Higashikawa, nơi được mệnh danh là thị trấn nhiếp

32
ảnh, cũng góp phần không nhỏ để quyến rũ thế hệ trẻ vốn yêu thích du lịch. Tất cả các yếu tố
đó hợp lại đã làm cho Nhắm Mắt Thấy Mùa Hè trở thành bộ phim độc lập thành công nhất ở
Việt Nam cho tới nay. Thậm chí phim đã có thể thành công hơn nếu như các hệ thống rạp CGV
và Lotte có lòng hỗ trợ hơn nữa cho một phim kinh phí thấp không do họ phát hành.

Năm 2019 cũng chào đón những phim độc lập mới. Đầu tiên là Thưa Mẹ Con Đi của đạo diễn
Trịnh Đình Lê Minh, một bộ phim thực sự có chủ đề về người đồng tính. Câu chuyện của phim
bắt đầu khi Văn, một kỹ sư sống ở Mỹ dẫn người bạn trai Việt Kiều tên Ian của mình về nước
thăm gia đình. Họ đã sẵn sàng để thông báo về giới tính thật của mình, nhưng mọi sự vẫn thật
khó khăn khi Văn phải đối diện với mẹ mình và cả gia đình, những người vẫn còn mang nặng lối
suy nghĩ truyền thống của nông thôn miền Tây. Phim không chỉ xoay quanh hai nhân vật chính
mà còn kể về cả những người xung quanh họ, do đó nó rất cần và may mắn thay, đã sở hữu
một dàn diễn viên đầy thực lực. Nổi bật nhất trong số đó chính là nữ diễn viên gạo cội Hồng
Đào trong vai người mẹ. Chị đã hóa thân một cách hoàn hảo vào vai một người phụ nữ Việt
Nam mạnh mẽ gánh vác cả gia đình và nhân hậu, thương con hết lòng. Diễn xuất của chị đã cứu
lại được màn trình diễn còn có phần non nớt của hai vai nam chính. Nhìn chung bộ phim thực
sự chân thành và cảm động, dù phong cách kể chuyện của đạo diễn tương đối giản dị và anh
hơi có chút lạc lối trong xử l{ về điểm nhìn của khán giả vào câu chuyện. Thưa Mẹ Con Đi khi
chuẩn bị công chiếu đã lựa chọn một chiến lược quảng bá thật thà có gì nói nấy, vì vậy nó được
cộng đồng LGBT ủng hộ rất nhiệt tình. Dù vậy, cũng như Song Lang, thị trường ngách này chỉ đủ
để giúp phim kiếm được phân nửa doanh thu hòa vốn. Dù sao đi nữa, đây cũng là một phim
đầu tay chỉnh chu và chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Trịnh Đình Lê Minh trong tương lai.

Ra mắt không lâu sau đó là bộ phim độc lập có cái tên rất tinh nghịch Trời Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi
Thôi. Điểu thú vị là đội ngũ đứng sau nó cũng chính là những gương mặt của Nhắm Mắt Thấy
Mùa Hè và lần này họ hỗ trợ đạo diễn Chung Chí Công kể một câu chuyện về hai bạn trẻ tình cờ
gặp, la cà cùng nhau trong một ngày ở Sài Gòn, dần dần xích lại gần nhau nhờ vào âm nhạc
indie đang rất hợp thời. Có thể nói đây là một bộ phim tri ân cho Before Sunrise (1995) và Once
(2009), tái tạo lại nhiều yếu tố nghệ thuật của hai bộ phim nổi tiếng trên. Với một kinh phí rất
nhỏ xinh, bộ phim này được kz vọng là sẽ trở thành phim độc lập đầu tiên vượt qua mốc hòa
vốn và có lợi nhuận. Tiếc thay là phim chưa đủ sức hút cả về dàn diễn viên lẫn nội dung để trở
thành một cú hit nhỏ. Câu chuyện lãng đãng này không dày về chiều sâu nội tâm và giàu tính
địa phương, vì thế có lẽ không vươn ra xa hơn được một lớp khán giả nhỏ quanh khu vực thành
phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy nhờ kinh phí rất thấp nên phim cũng không lỗ đồng vốn nào, và có lẽ
niềm hạnh phúc lớn nhất của đạo diễn Chung Chí Công chính là biết được có những bạn trẻ đã
thành đôi ngoài đời thực sau khi đi xem bộ phim đầu tay dễ thương của anh ngoài rạp chiếu.

Hai bộ phim độc lập kể trên, cùng với bộ phim nghệ thuật đã chiếu trong năm qua là Vợ Ba của
đạo diễn Nguyễn Phương Anh, có lẽ chưa thể để lại dấu ấn mạnh mẽ bằng Song Lang hay Nhắm

33
Mắt Thấy Mùa Hè của năm ngoái. Nhưng sự ra đời của chúng chắc chắn vẫn là những tín hiệu
vui, dự báo một tương lai trong đó các nhà phim độc lập Việt Nam sẽ năng động hơn và kiên
cường đấu tranh hơn với mọi trở lực cho những dự án mộng mơ của mình. Những trở lực, dù
đến từ bên trong hay bên ngoài, thì cũng chỉ có thể vượt qua bằng tình yêu thuần khiết dành
cho nghệ thuật thứ bảy và một khao khát đem đến cho khán giả Việt Nam những điều có {
nghĩa. Trong năm 2019, phim nghệ thuật như Nhà Cây của Trương Minh Qu{ đã chu du và nhận
nhiều lời khen tại các liên hoan phim quốc tế, hay như Ròm của Trần Thanh Huy thậm chí đã
được nhận giải thưởng rất danh giá tại hạng mục New Currents của Liên hoan phim quốc tế
Busan, đây là những sự khích lệ rất có { nghĩa cho các nhà làm phim trẻ của nước ta.

Việt Nam hiện đang có một nền tảng hạ tầng kỹ thuật cho điện ảnh rất tốt và một thị trường
đang lên. Nhìn ra châu lục, môi trường của Việt Nam là mơ ước của các nhà làm phim nhiều
nước khác và là thứ khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế phải quan tâm. Đây là mảnh đất rất màu
mỡ mà các tài năng điện ảnh trẻ cần phải nắm bắt, tận dụng để vươn mình mạnh mẽ. Trong
những năm tới đây, các nhà làm phim Việt Nam cùng với những xuất phẩm của mình, phải đưa
ra cho thế giới những hình ảnh mới mẻ về đất nước và con người Việt Nam. Dù là phim nghệ
thuật hay giải trí, thì những tác phẩm ấy cũng phải vẽ ra được những chân dung chân thực, đa
chiều về Việt Nam hôm nay. Trong tất cả các thành phần kết cấu cơ bản, các bức tường hay các
mặt đứng là nơi phô ra những nét tính cách độc đáo nhất của một công trình kiến trúc. Vậy thì,
tính cách riêng biệt hay tiếng nói đặc thù của Việt Nam là gì trong nền điện ảnh thế giới? Có lẽ
di sản lớn nhất mà thế hệ làm phim hiện nay có thể để lại chính là một câu trả lời thật rốt ráo
cho câu hỏi đó.

Hình 7. Những phim Việt Nam đáng chú { trong năm 2019

34
DV Trung Anh

KẾT LUẬN

Ở thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam vẫn đang phát triển cơ sở hạ tầng
với tốc độ rất nhanh. Với nền tảng kỹ thuật có chất lượng và ngày một lớn mạnh, việc sản xuất
phim chiếu rạp đang dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều đáng suy nghĩ chỉ là liệu chất lượng phim
Việt có theo đó mà được nâng cao tương ứng hay không. Vì thế, ở trước mắt ngành điện ảnh
Việt Nam có không chỉ một, mà là hai con đường khả thể có thể dẫn tới hai đích đến hoàn toàn
trái ngược. Dự đoán lạc quan là ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về hạ
tầng lẫn chất lượng, ngày càng được khán giả Việt Nam ủng hộ nhiều hơn, và có thể sống khỏe
mạnh, vững vàng như ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc. Dự đoán còn lại thì không được
hấp dẫn như thế, đó là Việt Nam sẽ đi theo vết xe đổ của ngành công nghiệp điện ảnh Thái Lan.

Sở hữu một trong những hạ tầng làm phim tốt nhất ở châu Á, Thái Lan đã từng sản xuất được
Pee Mak Prakanong (Tình Người Duyên Ma, 2013), một bộ phim ăn khách trên toàn châu lục đã
thu về 33.825.028 USD. Trong thành tích đó, thị trường nội địa Thái Lan đóng góp 18.161.322
USD, tương đương 53,7%. Năm 2018, một bộ phim đinh khác của Thái Lan là Bad Genius (Thiên
Tài Bất Hảo), kiếm được 44.560.421 USD trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thị trường nội địa Thái
Lan chỉ đóng góp 3.293.703 USD, tương đương có 7,39%. Kết quả đáng thất vọng này tại quê
nhà của Bad Genius phản ánh thái độ của khán giả Thái đối với phim Thái đã thay đổi rất nhiều
chỉ sau vài năm. Bất kể chất lượng phim ra sao, khán giả Thái dường như không muốn ủng hộ
phim nội địa nhiều như trước. Tất nhiên, có rất nhiều l{ do đằng sau hiện tượng này, nhưng
một phần trách nhiệm không nhỏ phải được quy cho việc đa số các nhà sản xuất Thái Lan đã
làm ra quá nhiều những bộ phim một màu và có chất lượng yếu trong những năm gần đây.

Trong lịch sử điện ảnh Việt Nam cũng từng xảy ra hiện tượng tương tự vào thời kz phim “mz ăn
liền”. Đầu những năm 90, phim thương mại được khán giả Việt Nam vô cùng ưa thích. Các ngôi
sao điện ảnh thời ấy cũng được đông đảo mọi người yêu mến và có sức ảnh hưởng lớn một
cách vô tiền khoáng hậu. Tuy nhiên, vì quá tập trung vào lợi nhuận, các nhà sản xuất có xu
hướng làm phim rẻ và nhanh nhất có thể. Khi chất lượng của các bộ phim đi xuống dần, khán
giả Việt Nam cuối cùng đã trừng phạt ngành công nghiệp điện ảnh bằng cách hoàn toàn quay
lưng với điện ảnh Việt vào cuối thập niên này. Bài học từ quá khứ và kinh nghiệm từ người hàng
xóm phải được tất cả các bên của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam nghiêm túc xem xét.
Năm 2019, siêu bom tấn Avengers: Endgame (Siêu Anh Hùng Báo Thù: Hồi Kết) thu về hơn 27
triệu USD tại Thái Lan và gần 12 triệu USD ở Việt Nam, có thể tạm coi như quy mô thị trường
Thái lớn gấp 2 lần thị trường điện ảnh nước ta. Thế nhưng, phim Thái hiện nay dù có thuộc loại
ăn khách nhất năm cũng chỉ có thể đạt đến mức doanh thu xấp xỉ 200 triệu baht, tức là khoảng

35
150-160 tỷ VND, so ra còn kém xa kỷ lục doanh thu của Cua Lại Vợ Bầu. Nhìn vào sự khác biệt
này, ta có thể thấy rằng tình hình của phim Thái Lan khá ảm đạm trên sân nhà, trong khi đó ta
tạm yên tâm rằng khán giả của chúng ta vẫn dành nhiều tình cảm cho phim Việt. Nhưng nếu
một ngày nào đó, khán giả mất niềm tin, thời kz tăng trưởng mà ngành điện ảnh đang được
hưởng có thể sẽ kết thúc sớm hơn nhiều người tưởng.

Trong những năm tới đây, chúng ta vẫn sẽ thấy sự xuất hiện của các phim remake. Không cần
thiết phải lo lắng quá nhiều vì remake là một xu hướng chung trên toàn cầu khi các nền điện
ảnh đang xích lại gần nhau. Đối với Việt Nam, trong tình hình vắng bóng tài năng cho công tác
biên kịch, việc sử dụng kịch bản nước ngoài đã có sẵn là một cách tốt để học hỏi, đi tắt đón đầu.
Điều đáng mừng cần ghi nhận là phim remake cũng đang dần nói không với cách làm phim
photocopy và đầu tư nhiều hơn sức sáng tạo để tạo ra đời sống riêng, đậm chất Việt cho phiên
bản Việt. Nhưng các bên trong ngành cũng nên hiểu rằng, làm phim remake đồng nghĩa với việc
giới hạn đầu ra cho xuất phẩm của mình trong thị trường nội địa. Phim Thái Lan tuy chật vật ở
quê nhà, nhưng họ vẫn có thể xuất khẩu phim và thu thêm rất nhiều lợi nhuận. Đơn cử như
Friend Zone (Yêu Nhầm Bạn Thân, 2019) chỉ đạt mức doanh thu nội địa khoảng 130 triệu baht
(4 triệu USD), nhưng đã thu thêm được 9.894.885 USD trên các thị trường quốc tế, riêng Việt
Nam đóng góp cho bạn 2.115.225 USD. Giống như nền điện ảnh láng giềng, phim Việt Nam
không thể chỉ tư duy hướng nội mãi mà cũng rất cần có tầm nhìn rộng hơn, vươn mình ra xa
khỏi quê nhà, tìm lợi nhuận ở các thị trường nước ngoài. Điều đó không phải là không thể, Hai
Phượng đã chứng minh rằng phim Việt Nam có thể gia tăng doanh thu đáng kể khi mở ra được
một cửa phát hành quốc tế mạnh như Netflix. Để có thể lập lại và vượt qua thành tích ấy trong
tương lai, chất lượng các bộ phim là yếu tố tiên quyết. Phim Việt buộc phải làm được điều đó
bằng nội lực của chính mình, làm sao tạo ra được những bộ phim mang tính toàn cầu mà vẫn
mang những nét độc đáo của đất nước. Trên hành trình mới này, nâng niu và bồi đắp sức sáng
tạo, tính nguyên bản cho phim Việt Nam là sứ mệnh không của riêng ai. Sau một quãng thời
gian phát triển về số lượng, giờ là lúc bắt đầu phát triển về chất lượng, và tất cả các bên trong
ngành đều phải chung tay phấn đấu cho mục tiêu này.

36
Nhưng hơn ai khác, các nhà sản xuất phim là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng
tương lai cho phim Việt, và họ phải mạnh dạn đảm nhận vai trò tiên phong. Thử nghiêm với các
thể loại mới mẻ và các mô thức phim đa dạng tiềm ẩn rủi ro thật, nhưng đi cùng với rủi ro luôn
là cơ hội. Các nhà sản xuất phim Việt phải khai sinh và mở rộng cửa cho một hình thái phim
thương mại mới. Những phim này mang đầy đủ tính giải trí, nhưng cũng phải có { nghĩa đối với
nhân dân và đất nước Việt Nam. Như những điều nhà làm phim Ấn Độ huyền thoại Satyajit Ray
viết trong bài tiểu luận “Phim Ấn Độ sai ở đâu?” năm 1948, những đặc điểm mà phim Việt cần
phát triển có thể là “giàu sức tưởng tượng hơn, nhất quán trọn vẹn hơn”. Và chúng ta nên tìm
kiếm chất liệu ngay trong chính từng hơi thở thân thuộc của đời sống Việt Nam, “nơi mà những
lề thói và lời ăn tiếng nói, cách phục sức và lối cư xử, từ hậu cảnh cho tới tiền cảnh, quyện vào
nhau trong một chỉnh thể hài hòa”. Để tiếp tục mơ những giấc mơ lớn hơn, phim Việt nhất định
phải khẳng định được niềm tin nơi khán giả nhà và chiếm giữ được tình yêu bất diệt trên chính
quê hương của mình.

37
MỘT SỐ NGUỒN THAM KHẢO

Website

Moveek. (n.d). Danh sách phim Việt Nam trong năm 2018 *tựa tự đặt+. Lấy từ:
https://moveek.com/phim-viet-nam-2018/

Moveek. (n.d). Danh sách phim Việt Nam trong năm 2019 *tựa tự đặt+. Lấy từ:
https://moveek.com/phim-viet-nam-2019/

Box Office Mojo. (n.d). Doanh thu của Pee Mak Prakanong (2013) [tựa tự đặt]. Lấy từ:
https://www.boxofficemojo.com/release/rl3880551681/weekend/

Box Office Mojo. (n.d). Doanh thu của Bad Genius (2018) [tựa tự đặt]. Lấy từ:
https://www.boxofficemojo.com/release/rl349537281/weekend/

Box Office Mojo. (n.d). Doanh thu của Avengers: Endgame (2019) [tựa tự đặt]. Lấy từ:
https://www.boxofficemojo.com/release/rl1003259649/weekend/

Box Office Mojo. (n.d). Doanh thu của Friend Zone (2019) [tựa tự đặt]. Lấy từ:
https://www.boxofficemojo.com/releasegroup/gr929452549/

Báo trực tuyến

Ân Nguyễn. (2019, 26 tháng 6). Phim Việt nửa đầu năm 2019: ‘Bùng nổ’ doanh thu, tranh cãi
kiểm duyệt. VnExpress. Lấy từ: https://vnexpress.net/giai-tri/phim-viet-nua-dau-nam-2019-
bung-no-doanh-thu-tranh-cai-kiem-duyet-3943239.html

Thanh An. (2019, 5 tháng 7). ‘Parasite’ thu 50 tỷ đồng tại Việt Nam. VnExpress. Lấy từ:
https://vnexpress.net/giai-tri/parasite-thu-50-ty-dong-tai-viet-nam-3948154.html

Ân Nguyễn. (2019, 25 tháng 12). Các phim Việt thành công năm 2019. VnExpress. Lấy từ:
https://vnexpress.net/giai-tri/cac-phim-dien-anh-viet-thanh-cong-nam-2019-4031851.html

Tiểu luận

Ray.S. (1948). What is wrong with Indian films?. The Statesmen. Lấy từ:
http://windsfromtheeast.blogspot.com/2008/12/satyajit-ray-whats-wrong-with-indian.html

38
NGUYỄN HỮU TUẤN (Mr.)

Email: huutuanfd@gmail.com FB: www.facebook.com/huutuanjune

BUSAN ASIAN FILM SCHOOL (AFiS) - 부산 아시아 영화 학교

Homepage: www.afis.ac Email: contact@afis.ac

Tel: +82 51 750 3204 Fax: +82 51 750 3200

Địa chỉ: 55, Suyeong-ro 521beon-gil, Suyeong-gu, Busan, Repulic of Korea (48264)

hoặc: (48264) 대한민국 부산광역시 수영구 수영로 521 번길 55

39

You might also like