You are on page 1of 65

MỤC TIÊU

Sự ra đời của Điện ảnh


Kỷ nguyên của phim Câm
Sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh
Điện ảnh Việt Nam
NỘI DUNG

1. Sự ra đời của điện ảnh


2. Kỷ nguyên phim Câm
3. Phim có tiếng ra đời
4. Thập niên 1940 – Điện ảnh và chiến tranh
5. Thập niên 1950 – 1960 đa dạng hoá về thể loại
6. Thập nhiên 1979 – thời kỳ “New Hollywood” và sự phát triển của
các nền điện ảnh mới
7. Thập niên 1980 – Phim bom tấn và thời đại của băng từ
8. Thập niên 1990 – Kỷ nguyên của kỹ thuật số và băng từ
9. Thập niên 2000
10. Điện ảnh Việt Nam
Auguste và Louis Lumière,
"cha đẻ" của nền điện ảnh
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐIỆN ẢNH

Theo sách Kỷ lục Guinness thì


cuốn phim ghi lại hình ảnh
chuyển động đầu tiên còn được
biết tới ngày nay là đoạn phim
Roundhay Garden Scene được
quay với tốc độ 12 khung hình
trên giây tại Leeds, tại Anh năm
1888 (nhà phát minh người
Pháp Louis Le Prince).
1983 tại Hội chợ thế giới tổ chức tại Chicago, Hoa Kỳ - Thomat
Edison đã giới thiệu với công chúng hai phát minh mang tính đột phá
là :

 Kinetograph - một dạng máy ghi lại hình chuyển động.


 Kinetoscope - một thiết bị bao gồm các cuộn phim celluloi (phát
minh của WilliamKennedy, Lảuie Dickso kỹ sư trưởng trong phòng thí
nghiệm của Edison) được quay bằng một động cơ, người xem khi ghé
mắt vào một kính lúp sẽ nhìn thấy các hình ảnh chuyển động nhờ sự
chiếu sáng của một ngọn đèn phía sau các cuộn phim.
https://youtu.be/HI63PUXnVMw
1985 tại Lyon, Pháanh em Auguste
và Louis Lumiere đã phát minh
ra cinématographe (máy chiếu
phim), một thiết bị ba trong một
bao gồm máy quay, bộ phận in
tráng và máy phóng hình.
Ngày 22 tháng 3 năm 1895 tại
Salon Indien (Phòng khách Ấn Độ)
nằm dưới tầng hầm của quán cà
(Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon),
phê Grand Cafe ở Paris, hai người được quay vào mùa hè năm 1895
đã tổ chức buổi trình chiếu có bán
vé đầu tiên.
Điện ảnh nhanh chóng trở thành một
thứ giải trí mới lạ và quầy chiếu phim
trở thành một gian hàng không thể
thiếu tại các hội chợ lớn. Tại đó người ta
thường trình chiếu các đoạn phim ngắn
dưới một phút, mô tả những cảnh sinh
hoạt thường nhật hoặc các hoạt động
thể thao.
Những tiến bộ về kỹ thuật và thương mại
Ngay từ thời kì đầu, các nhà phát minh và các nhà điện ảnh đã cố
gắng đồng bộ hóa hình ảnh và âm thanh nhưng cho đến cuối thập
niên 1920, không giải pháp kỹ thuật nào thực sự có hiệu quả trong
việc thu để sau đó phát đồng thời cả hình ảnh và âm thanh. Vì vậy
trong suốt 30 năm, các bộ phim ra đời không hề có tiếng động và
chúng thường được gọi là phim câm. Để minh họa cho các bộ phim
này, người ta phải sử dụng các dàn nhạc hoặc các nghệ sĩ tạo tiếng
động trực tiếp tại nơi chiếu. Một cách khác là sử dụng
các intertitle (bảng dẫn chuyện hoặc ghi thoại) chèn vào giữa các
cảnh phim.
Những tiến bộ về kỹ thuật và thương mại

Năm 1902, nhà điện ảnh người


Pháp Georges Méliès cho ra mắt
bộ phim Le Voyage dans la Lune
(Cuộc du hành lên Mặt Trăng), bộ
phim giả tưởng mang tính cách
mạng trong việc sử dụng các kỹ
xảo điện ảnh và việc xây dựng kịch
bản gồm nhiều cảnh phim khác
nhau đã mở ra một hướng đi mới
của điện ảnh.
Sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh

Các nhà điện ảnh những năm đầu thế kỉ 20 đã bắt đầu thực hiện các
bộ phim điện ảnh với độ dài và kịch bản, quá trình sản xuất hoàn
chỉnh.
Bộ phim Úc The Story of the Kelly Gang phát hành năm 1906 với độ
dài tới 80 phút được coi là một trong những bộ phim điện ảnh thực
sự đầu tiên.
Châu Âu cũng nhanh chóng cho ra đời các bộ phim điện ảnh ăn
khách như La Reine Elizabeth (Pháp, 1912), Quo Vadis? (Ý, 1913) hay
Cabiria (Ý, 1914).
Năm 1915, đạo diễn D.W. Griffith cho
ra đời bộ phim điện ảnh nổi tiếng The
Birth of a Nation, tác phẩm đưa ra
những quy tắc cho quá trình làm phim
và cũng là bộ phim có nội dung gây
tranh cãi đầu tiên về vấn đề phân biệt
chủng tộc.
Charlie Chaplin hay Vua hề Charlot - Sác-lô
Cho đến thập niên 1920, mỗi năm các
hãng phim Mỹ (phần lớn tập trung ở
Hollywood, tiểu bang California) đã
cho ra đời chừng 800 bộ phim điện
ảnh mỗi năm, chiếm 82% sản lượng
phim toàn cầu.

Tới 1916 Chaplin đã trở thành một hiện


tượng quốc tế. Ảnh chụp ông với sản
phẩm ăn theo mình, khoảng năm 1918. https://youtu.be/pfVx4HQawac
Charlie Chaplin hay Vua hề Charlot - Sác-lô)

Những ngôi sao điện ảnh lớn của Mỹ


như Charlie Chaplin hay Buster
Keaton không chỉ nổi danh ở trong
phạm vi nước Mỹ mà còn được hâm
mộ trên khắp các châu lục.

Tới 1916 Chaplin đã trở thành một hiện


tượng quốc tế. Ảnh chụp ông với sản phẩm
ăn theo mình, khoảng năm 1918.
Nền điện ảnh Xô viết
của Liên Xô với những
bước tiến lớn về biên
tập, truyện phim mà
tiêu biểu là bộ phim
Chiến hạm Potyomkin
(Броненосец
«Потёмкин», 1925) của
đạo diễn Sergei
Eisenstein.
Ở châu Á
Dadasaheb Phalke, cha đẻ của nền điện
ảnh Ấn Độ đã thực hiện bộ phim đầu tiên
Raja Harishchandra vào năm 1913.
Tại Nhật Bản thì ngay từ những năm 1910,
Onoe Matsunosuke đã trở thành ngôi sao
điện ảnh đầu tiên với những bộ phim
Jidaigeki, một phim cổ trang của Nhật.
Ở Việt Nam, năm 1924 cũng xuất hiện bộ
phim truyện đầu tiên Kim Vân Kiều do
người Pháp và người Việt cùng thực hiện.
Năm 1926, hãng phim Warner Bros của
Mỹ giới thiệu hệ thống Vitaphone cho
phép gắn kèm âm thanh vào một số đoạn
phim ngắn hãng này cho ra đời bộ phim
The Jazz Singer (Ca sĩ nhạc Jazz), bộ phim
điện ảnh đầu tiên có những đoạn thoại
(gồm cả hát) được đồng bộ hóa với hình
ảnh. Đây được coi là bộ phim "có tiếng"
đầu tiên của lịch sử điện ảnh.
Thập niên 1930 cũng đánh dấu sự ra đời
của một loạt các bộ phim kinh điển bậc
nhất của Hollywood như It Happened
One Night (1934, đoạt cả 5 Giải Oscar
chính), The Wizard of Oz (1939) hay Cuốn
theo chiều gió (Gone with The Wind,
1939).
Phim hoạt hình cũng đánh dấu sự phát
triển với các bộ phim của đạo diễn Walt
Disney như Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn
(Snow White and the Seven Dwarfs, 1937)
hay Pinocchio (1940). https://youtu.be/_jkg6xcetV0
Các bộ phim tuyên truyền được chú trọng
hơn bao giờ hết và chính những bộ phim
dạng này đã lại giúp nền điện ảnh Anh
khởi sắc với các tác phẩm về chiến tranh
như Forty-Ninth Parallel (1941), Went the
Day Well? (1942), The Way Ahead (1944)
và In Which We Serve (1942).
Ở Mỹ, các bộ phim đề cao lòng yêu nước
và khuyến khích thanh niên nhập ngũ
cũng được sản xuất với số lượng lớn, tiêu
biểu trong số này là Desperate Journey,
Mrs. Miniver, Watch on the Rhine và đặc
biệt là Casablanca
Trước khi Casablanca ra đời một năm, đạo
diễn Orson Welles đã cho ra mắt bộ phim
Công dân Kane (Citizen Kane, 1941), bộ
phim thường được coi là xuất sắc nhất
trong lịch sử Hollywood.
Năm 1946, điện ảnh Mỹ cho ra đời
hai bộ phim xuất sắc với tinh thần
này là It's a Wonderful Life của đạo
diễn Frank Capra và The Best Years
of Our Lives của William Wyler.
Năm 1946, Ở Anh, các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học trở
thành thịnh hành như
• Henry V (1944) chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Shakespeare
• Great Expectations (1946)
• Oliver Twist (1948), chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Charles
Dickens.
Thập niên 1950
Những bộ phim gợi liên tưởng đến cuộc Chiến tranh lạnh như The War
of the Worlds (1953), The Manchurian Candidate (1962)

Các bộ phim lịch sử được xây dựng hoành tráng như The Ten
Commandments (1956), Ben-Hur (1959), Spartacus (1960)
hay ElCid (1961).

Hãng Walt Disney Pictures cũng cho ra đời các bộ phim hoạt hình ăn
khách như Công chúa ngủ trong rừng (Sleeping Beauty, 1959) hay 101
chú chó đốm (One Hundred and One
Dalmatians, 1961). Các bộ phim ca nhạc dựa trên
các vở kịch của Sân khấu Broadway như My Fair
Lady (1964, có sự tham gia của ngôi sao Audrey
Hepburn) hay Giai điệu hạnh phúc (The Sound of
Music, 1965, một trong những phim ăn khách
nhất thập niên 1960).

Thể loại phim kinh dị của điện ảnh Mỹ cũng


được đánh dấu bằng hai bộ phim kinh điển
của Alfred Hitchcock, Psycho (1960) và The
Birds (1963).
Rear Window (1954)
một trong những bộ phim hay nhất
và rùng rợn nhất của Hitchcock.
Điện ảnh Xô Viết:
• Khi đàn sếu bay qua (Летят
журавли, 1957) đoạt Giải thưởng lớn
tại Liên hoan phim Cannes
• Bài ca người lính (Баллада о
солдате, 1959).
Hoạt hình Liên Xô:
• Những cuộc phiêu lưu của
Buratino (Приключе́ния Бурати́но, 1959).
• Chiến tranh và hòa bình (Война и
мир, 1968)
Bố già ( The Godfather)
Sự phát triển của các nền điện ảnh mới
Một thế hệ đạo diễn mới, trẻ, năng động và
nhiều sức sáng tạo bắt đầu khẳng định
tiếng nói của mình. Họ đã mở đầu cho một
giai đoạn sáng tạo mới của điện ảnh Mỹ,
giai đoạn "New Hollywood" (Hollywood
mới)

Stanley Kubrick. Francis Ford


Coppola, Steven Spielberg, George
Lucas
Thập niên 1970 đánh dấu sự phát triển của các
nền điện ảnh mới như điện ảnh Tây Đức với các
đạo diễn Werner Herzog, Rainer Werner
Fassbinder, Wim Wenders hay điện ảnh
Úc với Peter Weir, Fred Schepisi và Mad Max.
Điện ảnh Liên Xô cũng đạt đến giai đoạn
phát triển mạnh nhất với các tác phẩm kinh
điển như:
• Dersu Uzala (1975),
• Moskva không tin vào những giọt nước
mắt (Москва слезам не верит, 1979)
• Mười bảy khoảnh khắc mùa
xuân (Семнадцать мгновений
весны, 1973),
Tại châu Á, điện ảnh Hồng Kông cũng phát
triển mạnh mẽ với sự ra đời của hãng
phim Golden Harvest và các ngôi sao phim
võ thuật như Lý Tiểu Long hay Thành Long.
Trào lưu phim bom tấn
• Hàm cá mập của Steven Spielberg
• Chiến tranh giữa các vì sao của George
Lucas
Kĩ xảo điện ảnh và đầu tư lớn
• Indiana Jones hay E.T. người ngoài hành
tinh (E.T. the Extra-Terrestrial) của Spielberg,
• Người dơi (Batman)
Sự phát triển của các bộ phim bom tấn
cũng là một biện pháp của Hollywood để
chống lại một đối thủ cạnh tranh mới, dịch
vụ bán và cho thuê băng từ VCR, đi kèm
theo là hiểm hoạ vi phạm bản quyền mà
Hollywood phải chịu thêm

(Chiến tranh giữa các vì


sao của George Lucas)
Điện ảnh Anh
Từ đầu thập niên 1980 khi David
Puttnam thành lập hãng
phim Goldcrest Films đã sản xuất một
loạt phim được đánh giá cao về nghệ
thuật và có doanh thu lớn
như Chariots of Fire, Gandhi (cả hai
đều đoạt Giải Oscar Phim hay nhất)
hay Cánh đồng chết (The Killing
Fields).

Cánh đồng chết (The Killing Fields).


Những năm 1980 đánh dấu bước
phát triển nhảy vọt của điện ảnh
Hồng Kông. Các đạo diễn nổi tiếng
như Ngô Vũ Sâm, Từ Khắc còn thực
hiện các bộ phim hành động ăn
khách và được coi là kinh điển của
thể loại này.
Châu Nhuận Phát trở thành biểu
tượng điện ảnh của châu Á với rất
nhiều vai diễn trong các phim ăn
khách cuối thập niên 1980

Thành Long bắt đầu được Hollywood


chú ý tới sau thành công của loạt
phim Câu chuyện cảnh sát (警察故事).
Tại Trung Quốc, các đạo diễn thuộc
thế hệ thứ 5 nổi tiếng của điện ảnh
nước này như Trương Nghệ
Mưu, Trần Khải Ca cũng bắt đầu
khẳng định vị trí với các bộ phim nổi
tiếng như Hoàng thổ (黄土地, 1984)
hay Cúc Đậu (菊豆, 1989).
Kỹ thuật số mang lại cho các bộ phim
bom tấn những kỹ xảo mang tính cách
mạng

• Công viên kỷ Jurra (Jurrasic Park, 1993)

• Titanic (1997)
• Năm 1994, Vua sư tử (The Lion
King) trở thành bộ phim hoạt hình
truyền thống (vẽ tay) ăn khách
cuối cùng của Disney Pictures
trước khi
• Câu chuyện đồ chơi (Toy
Story, 1995) của hãng Pixar ra đời,
đánh dấu giai đoạn thống trị của
các bộ phim hoạt hình kĩ thuật số
tại Hollywood.
Thập niên 1990 cũng đánh dấu bước nhảy
vọt của các nền điện ảnh mới ở Trung
Quốc, Iran hay Hàn Quốc.

Trần Khải Ca với Bá Vương


biệt cơ (1993),
Trương Nghệ Mưu với Phải
sống (1994),
Vương Gia Vệ với Xuân quang
xạ tiết (1997).
Thập niên 2000

Dòng phim tài liệu như Bowling for


Columbine và Fahrenheit 9/11 của
đạo diễn Michael Moore .

Các bộ phim có nhiều phần Ma


trận, Cướp biển Caribe,….

Chúa tể những chiếc nhẫn


( The Lord of The Rings) – Peter Jackson
Phim truyện đầu tiên
Kim Vân Kiều do Công ty Chiếu bóng Đông
Dương thực hiện năm 1923.

Bộ phim đầu tiên của người Việt


Năm 1924, ông Nguyễn Lan Hương, chủ
tiệm ảnh Hương Ký ở Hà Nội, phim hài Đồng
tiền kẽm tậu được ngựa. Bộ phim dài 6 phút,
phỏng theo tác phẩm La laitière et le pot au
lait (Cô gái và bình sữa), truyện ngụ
ngôn của La Fontaine.
Giai đoạn 1945-1954

Phim Cô gái Việt của hãng Mỹ


Vân Việt Ảnh năm 1952.

Phim tài liệu: Hồ Chủ tịch tại


Pháp, Hội nghị Fontainebleau,...

Phim lịch sử như Hồ Chủ tịch từ


Pháp trở về (1946), Trận đánh tại
Ô Cầu Dền (1946)...
Hồ Chủ tịch tại Pháp, Hội nghị Fontainebleau
Giai đoạn 1954-1975

 Tại miền Bắc, với sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, điện
ảnh được Nhà nước cấp kinh phí sản xuất những bộ phim mang
tính tuyên truyền, được gọi là điện ảnh Cách mạng.

 Ở miền Nam, hình thành một thị trường điện ảnh với nhiều hãng
phim tư nhân.
Miền Bắc

 Sau năm 1954, các nhà làm phim của miền Bắc vẫn tiếp tục với
các phim tài liệu ngắn mang tính lịch sử như Hội nghị quân sự
Trung Giã, Tù hàng binh dưới chế độ ta.

 Từ năm 1956, phim thời sự ra đều hàng tuần.

 Năm 1959, bộ phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải của đạo
diễn Bùi Đình Hạc đã đạt huy chương vàng ở liên hoan
phim Móskva.
Miền Bắc

• Một phương thức để phổ biến điện ảnh khi đó là các buổi chiếu bóng
lưu động

• Năm 1956, tổ chức điện ảnh được tách riêng làm hai bộ phận: Xưởng
phim Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng Việt
Nam. Cũng trong thời gian này, Cục Điện ảnh được thành lập.

• Năm 1957 báo Điện ảnh xuất hiện.

• Đến năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam, Nhà máy cơ khí điện ảnh,
Xưởng phim Hoạt hoạ và búp bê Việt Nam, Xưởng phim Thời sự, tài
liệu Trung ương lần lượt ra đời.
Lũy thép Vĩnh Linh - đạo diễn Ngọc Quỳnh
(huy chương vàng Liên hoan phim
Moskva năm 1971).
Đầu sóng ngọn gió - đạo diễn Ngọc Quỳnh.
Du kích Củ Chi - đạo diễn Trần Nhu.
Đường ra phía trước - đạo diễn Hồng
Sến(Liên hoan phim Moskva).
Những người dân quê tôi - đạo diễn Trần
Văn Thủy (giải Bồ Câu Bạc tại Liên hoan
phim Quốc tế Leipzig năm 1970)

Một tác phẩm điện ảnh dấu ấn trong giai
đoạn này là bộ phim dài Ván bài lật
ngửa của đạo diễn Lê Hoàng Hoa do
Xưởng phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh sản xuất
Năm 1972, đạo diễn Hải Ninh thực
hiện bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và
đêm. Đây là bộ phim truyện dài 2 tập
đầu tiên của Việt Nam do Hãng phim
truyện Việt Nam sản xuất.
Miền Nam
Các hãng phim chủ yếu sản xuất phim thương mại phục vụ khán giả với
nhiều thể loại như hành động, tình cảm, tâm lý xã hội, kinh dị...

Giai đoạn 1955 đến 1958, nhiều hãng


phim tư nhân được thành lập
Đây là giai đoạn nở rộ phong trào làm
phim cải lương, thần thoại, truyền
thuyết, với nhiều bộ phim khơi gợi lòng
tự hào của người Việt
Miền Nam
• Kim Cương phim Lòng nhân đạo, Ngọc Bồ
Đề;
• Trang Thiên Kim phim Mục Liên Thanh
Đề, Trương Chi;
• Lê Thị Nam phim Đồng ruộng miền Nam;
• Kim Lan phim Người mẹ hiền;
• Thu Trang phim Lục Vân Tiên;
• Mai Trâm phim Chúng tôi muốn sống;
Khánh Ngọc phim Ràng buộc, Ánh sáng
miền Nam;
• Xuân Dung phim Kim trai thời loạn;
• Kim Hoàng phim Tiền thân Đức Phật Tổ;
• Thiên Kim phim Huyền Trân công chúa;
• Túy Phượng phim Thạch Sanh Lý Thông...
Khoảng 1962, 1963 điện ảnh miền
Nam bắt đầu hồi sinh trở lại. Thời kỳ
này các phim bắt đầu sử dụng kỹ
thuật phim màu đơn.
• Hãng phim Alpha tiên phong
với Mưa rừng (1962) có Kim
Cương cùng Kiều Chinh.
• Đôi mắt người xưa của hãng Liêm
Phim, được thực hiện trong ba
năm từ 1962 đến 1964.
• Hai chuyến xe hoa được trình
chiếu trước vào 1963.
Ngày 22 Tháng 9 khai mạc "Ngày điện ảnh Việt
Nam". Cũng vào dịp đó Nha Điện ảnh đệ trình ba
chính sách mới của chính phủ.

1.Giúp nhân và phương tiện cho các hãng tư nhân


làm phim.
2.Các hãng nhập cảng phim ngoại quốc sẽ được
tăng quota nếu sản xuất phim Việt Nam.
3.Nha Điện ảnh sẽ hợp tác với hãng tư nhân nếu
phim có đề tài và nội dung thích hợp.
Giai đoạn sau 1975
Thời kỳ bao cấp

Năm 1979, phim Tội lỗi cuối cùng - đạo


diễn Trần Phương - dòng phim cách
mạng về những đề tài xã hội.

Sang thập niên 1980, đề tài làm phim đã


thực sự đa dạng. Đạo diễn Phạm Văn
Khoa :Chị Dậu (1980) từ tiểu thuyết Tắt
đèn của Ngô Tất Tố và Làng Vũ Đại
ngày ấy (1983), Bao giờ cho đến tháng
Mười (1984) và Cô gái trên sông (1986).
Thời kỳ mở cửa

Việt Nam bước sang giai đoạn Đổi mới


• Người đi tìm dĩ vãng chuyển thể từ tiểu thuyết Ăn mày
dĩ vãng của nhà văn Chu Lai

• Vị đắng tình yêu được Hãng phim Giải Phóng sản xuất
năm 1991(Bông sen vàng, Đạo diễn xuất sắc, Nam diễn
viên chính xuất sắc)
Thời kỳ mở cửa
Điện ảnh Việt Nam đương đại

Tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh như


• Hà Nội, mùa đông năm 1946 (1997) của Đặng
Nhật Minh,
• Ngã ba Đồng Lộc (1997) của Lưu Trọng Ninh,
• Đời cát (1999) của Nguyễn Thanh Vân,
• Ai xuôi Vạn Lý (1996) của Lê Hoàng...

Các nhà làm phim đã hướng tới những đề tài


đương đại:
• Vương Đức với Những người thợ xẻ (1998),
• Nhuệ Giang với Thung lũng hoang vắng (2000),
• Đỗ Minh Tuấn với Vua bãi rác (2002)...

You might also like