You are on page 1of 4

TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC TẬP

Học phần Cấu kiện điện tử - Electronic Devices


(Tuần số 1)

1. Giới thiệu học phần

1.1 Thông tin chung


 Tên học phần: Cấu kiện điện tử (Electronic Devices)
 Mã số học phần: ET3076
 Khối lượng: 4(3-1-1-6)
o Lý thuyết: 45 tiết
o Bài tập: 15 tiết
o Thí nghiệm: 15 tiết

1.2 Mô tả học phần


Học phần này nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về ký hiệu, cấu
tạo, nguyên lý làm việc, đặc tuyến, tham số chính, mô hình tương đương, công nghệ
chế tạo, và một số ứng dụng cơ bản của các loại cấu kiện điện tử gồm diode bán dẫn,
transistor tiếp xúc lưỡng cực, transistor hiệu ứng trường, vi mạch tương tự, vi mạch số,
và cấu kiện quang điện tử.
Môn học cũng cung cấp cho sinh viên kỹ năng khám phá và phân tích thông tin
quan trọng về cấu kiện trong tài liệu kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp và kỹ năng
kiểm tra hoạt động cơ bản của cấu kiện thông qua thử nghiệm thực tế.

1.3 Tài liệu học tập

1.3.1 Giáo trình


[1] Robert L. Boylestad, Louis Nashelsky, Electronic Devices and Circuit Theory,
11th edition, Pearson, 2013.
[2] GS. TS. Nguyễn Đức Thuận (chủ biên), Giáo Trình Cấu Kiện Điện Tử, Đại
học Bách Khoa Hà Nội, 2018.

1.3.2 Sách tham khảo


[1] Thomas L. Floyd, Electronic Devices: Electron Flow Version, 9th edition,
Prentice Hall, 2012.
[2] David E. Lalond, John A. Ross, Experiments in Principles of Electronic
Devices and Circuits, Delmar Thomson Learning, 1994.

1
1.4 Nội dung giảng dạy

Chương Nội dung chi tiết

Chương 1: Giới thiệu 1.1 Định nghĩa và phân loại cấu kiện điện tử
chung về cấu kiện điện tử 1.2 Xu thế phát triển của công nghệ điện tử
Chương 2: Vật liệu bán 2.1 Những tính chất cơ bản của vật liệu bán dẫn
dẫn và diode bán dẫn 2.2 Chất bán dẫn thuần, bán dẫn loại N, bán dẫn loại P
2.3 Dòng điện trong chất bán dẫn
2.4 Ký hiệu, cấu tạo, và nguyên lý làm việc của diode bán dẫn
2.5 Các tham số chính của diode
2.6 Sơ đồ tương đương của diode
2.7 Giới thiệu ứng dụng điển hình của diode trong thực tế
2.8 Diode Zener và ứng dụng ổn áp
2.9 Cách tra cứu các thông tin quan trọng về diode trong tài liệu
kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp
Chương 3: Transistor tiếp 3.1 Ký hiệu và cấu tạo của BJT
xúc lưỡng cực – BJT 3.2 Nguyên lý làm việc của BJT
3.3 Các hệ số α, β, và hFE
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số khuếch đại dòng điện của
BJT
3.5 Giới thiệu các dạng mắc mạch và các họ đặc tuyến tĩnh
3.6 Đường tải một chiều và điểm làm việc tĩnh
3.7 Các phương pháp phân cực cơ bản cho BJT: dòng cố định,
Emitter (hay hồi tiếp Emitter), phân áp, hồi tiếp Collector
3.8 Hệ số ổn định S
3.9 BJT hoạt động ở chế độ chuyển mạch
3.10 Mô hình tương đương của BJT
3.11 Tham số chính, giới hạn vùng làm việc, và cách tra cứu thông
tin quan trọng về BJT trong tài liệu kỹ thuật
Chương 4: Transistor hiệu 4.1 Khái niệm và phân loại transistor trường
ứng trường – FET 4.2 Transistor trường JFET:
 Ký hiệu, cấu tạo, nguyên lý làm việc, họ đặc tuyến tĩnh
 Phương trình Shockley mô tả đặc tuyến ra
 Các tham số chính
 Phân cực và xác định điểm làm việc tĩnh cho JFET
4.3 Transistor trường E-MOSFET và D-MOSFET:
 Ký hiệu và cấu tạo
 Nguyên lý làm việc
 Họ đặc tuyến tĩnh
 Phương trình Shockley mô tả đặc tuyến ra
 Tham số chính
 Phân cực và xác định điểm làm việc tĩnh cho MOSFET
4.4 Mô hình tương đương tín hiệu nhỏ của FET
4.5 Các thông tin quan trọng về FET trong tài liệu kỹ thuật

2
Chương 5: Vi mạch tương 5.1 Vi mạch khuếch đại thuật toán (KĐTT):
tự  Giới thiệu về KĐTT
 Ký hiệu, cấu tạo, và nguyên lý làm việc
 Mô hình tương đương ở tần số thấp
 Các dạng mắc tín hiệu đầu vào đối với KĐTT
 Khuếch đại vòng đóng
 Đặc tuyến truyền đạt điện áp và đáp ứng tần số
 Các tham số một chiều và xoay chiều
 Khả năng so sánh điện áp của bộ KĐTT
5.2 Giới thiệu vi mạch khuếch đại vi sai: cấu tạo, nguyên lý làm
việc, và tham số
5.3 Giới thiệu vi mạch khuếch đại đo: cấu tạo, nguyên lý làm
việc, và tham số
Chương 6: Vi mạch số 6.1 Giới thiệu và phân loại IC số
6.2 Các đặc trưng cơ bản của IC số
6.3 Vi mạch số họ TTL:
 Phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc
 Giản đồ mức logic, mức chống nhiễu, nguyên tắc tải, và tham
số khác
6.4 Vi mạch số họ CMOS:
 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của NMOS, PMOS, CMOS
 Giản đồ mức logic, mức chống nhiễu, nguyên tắc tải, và tham
số khác
6.5 Giao tiếp giữa các họ logic
 Tính tương thích giữa các mức logic
 Giao tiếp giữa các loại IC số: TTL-TTL, CMOS-CMOS, TTL-
CMOS, CMOS-TTL, các phương pháp đảm bảo tương thích
giữa các họ IC số
Chương 7: Cấu kiện 7.1 Giới thiệu chung và phân loại
quang điện tử 7.2 Điện trở quang, diode quang, và transistor quang: cấu tạo,
nguyên lý làm việc, và tham số
7.3 Diode phát quang (LED): cấu tạo, nguyên lý làm việc, và
tham số
7.4 Pin mặt trời: cấu tạo, nguyên lý làm việc, và tham số

Tổng kết học phần

2. Nội dung học tập

2.1 Kiến thức cần chuẩn bị


 Những tính chất cơ bản của vật liệu bán dẫn
 Chất bán dẫn thuần, bán dẫn loại N, bán dẫn loại P
 Dòng điện trong chất bán dẫn
 Ký hiệu, cấu tạo và nguyên lý làm việc của diode bán dẫn
 Các tham số chính của diode

3
2.2 Bài tập vận dụng
 Trong ½ trang giấy A4, sinh viên tóm tắt các hiểu biết về chất bán dẫn nói
chung, bán dẫn loại N, và bán dẫn loại P.
 Trong ½ trang giấy A4 còn lại, tóm tắt nguyên lý hoạt động của tiếp giáp PN ở
cả hai chế độ phân cực (thuận và ngược).
 Dựa vào phương trình Shockley, lập bảng tính dòng điện chạy qua diode (ID)
theo điện áp rơi trên diode (UD) rồi vẽ hệ trục tọa độ và đặc tuyến vôn-ampe
của một diode bán dẫn với thông số đầu vào như sau:
o Dòng ngược bão hòa: IS = 1.xx (nA). Trong đó, xx là ngày sinh trong tháng
của sinh viên (VD: IS = 1.01 với trường hợp 01/02/1990, IS = 1.3 với trường
hợp 30/12/1990).
o Điện áp diode: UD = 0; 0.2; 0.4; 0.5; 0.55; 0.6; 0.625; 0.65; 0.675; 0.7 (V).
o Điện thế nhiệt: UT = 26 (mV).
o Hệ số lý tưởng (ideality factor): m = 1.2
Gợi ý: Sinh viên có thể sử dụng phần mềm Excel để lập bảng tính và vẽ đồ thị
trên máy tính trước rồi vẽ lại vào giấy.

2.3 Đánh giá kết quả

 Mỗi sinh viên nộp kết quả trong 01 tờ giấy A4 cho giảng viên ở tuần học số 2.
 Kết quả có thể viết tay hoặc in (trên 2 mặt).

You might also like