You are on page 1of 5

TÌNH HUỐNG TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU

LỚP LT19 NH2,5; FBC


Tình huống 1
Ngân hàng C nhận bộ chứng từ gửi nhờ thu từ ngân hàng R, điều kiện nhờ thu là D/P, nhà
nhập khẩu sau khi thanh toán nhận chứng từ đi nhận hàng và thấy hàng không phù hợp
với hợp đồng, nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng C chuyển trả lại bộ chứng từ cho người
xuất khẩu và kiện ngân hàng R vì hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đã ký. Anh/ chị
là ngân hàng C nên tư vấn cho nhập khẩu như thế nào trong trường hợp này?
Tình huống 2
Ngân hàng A chuyển giao chứng từ nhờ thu sang ngân hàng thu hộ B. Trong chỉ thị nhờ
thu, nhà nhập khẩu không có tài khoản tại ngân hàng mình đã chuyển bộ chứng từ nhờ
thu sang ngân hàng C của nhà nhập khẩu để xuất trình chứng từ. Tuy nhiên, nhà nhập
khẩu đã từ chối không nhận hàng. Ngân hàng xuất trình C thông báo sự từ chối cho ngân
hàng chuyển giao yêu cầu cho chỉ thị xử lý. Người xuất khẩu đề nghj ngân hàng chuyển
giao A trả phí cho ngân hàng thu hộ B và ngân hàng xuất trình C. Anh/chị hãy sử dụng
URC 522 để phân tích tình huống trên và cho biết ý kiến về hành động của các bên?
Tình huống 3
Ngân hàng A khi nhận được đề nghị của công ty MM chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu
hàng xuất trả chậm 30 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu (31/11/2018). NHA đồng ý và
chuyển chứng từ nhờ thu sang ngân hàng B thu hộ từ nhà nhập khẩu TNT, nhà nhập khẩu
sau khi ký chấp nhận hối phiếu được NHB trao bộ chứng từ đi nhận hàng. Chưa đến ngày
đáo hạn hối phiếu, nhưng TNT đã chỉ thị cho NHB chuyển tiền thanh toán hối phiếu đồng
thời NHB nhận được điện của công ty MM đề nghị chuyển tiền vào tài khoản của họ tại
NHC. Đến ngày đáo hạn của hối phiếu, NHA gửi điện yêu cầu NHB chuyển tiền cho bộ
chứng từ nhờ thu trên, NHB thông báo hối phiếu đã được thanh toán và đã chuyển tiền
theo yêu cầu của người thụ hưởng hối phiếu là công ty MM. NHA không đồng ý và kiện
NHB. Anh/chị hãy vận dụng URC 522 để phân tích tình huống trên.
Tình huống 4
Ngân hàng A nhận được đơn yêu cầu nhờ thu về bộ chứng từ của công ty X như sau:
4.1 Đơn yêu cầu nhờ thu không ghi thông tin ngân hàng thu hộ, do đó, NHA đã tự ý chọn
NHB để nhờ thu hộ số tiền nhờ thu
4.2. Đơn yêu cầu nhờ thu thể hiện hình thức nhờ thu :”D/A 30 days after B/E date”
Nhưng hóa đơn thương mại thực tế thể hiện “D/A 30 days after B/L date”, NHA lập chỉ
thị nhờ thu với hình thức thanh toán là “D/A 30 days after B/L date”
4.3. Ngân hàng A kiểm tra chứng từ và nhận thấy có sự khác biệt về điều kiện giao hàng
trên hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói. Do đó, ngân hàng A đã từ chối thực hiện nhờ
thu.
- Nhận xét về hành động của NHA
Tình huống 5
Theo ủy nhiệm của CTX, NHA gửi chỉ thị nhờ thu “D/P at sight” kèm bộ chứng từ đến
NHB để nhờ thu hộ tiền từ CTY. Sau khi nộp tiền thanh toán và nhận được bộ chứng từ
từ NHB, CTY tiến hành làm các thủ tục nhận hàng phát hiện đây là bộ chứng từ giả. CTY
lập tức khởi kiện NHB vì NH này vô trách nhiệm trong việc xử lý chứng từ của KH
Nếu hàng hóa được gửi trực tiếp đến NHB và NH này được yêu cầu bảo quản hàng hóa
thay cho công ty X. trong quá trình bảo quản tại kho, hàng hóa đã bị ẩm mốc.
- NHB chịu trách nhiệm trong TH nào?
Tình huống 6
Theo ủy nhiệm của CTX, NHA lập và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ đến NHB để
nhờ thu hộ tiền từ CTY ở Pháp. Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao tới cảng đích
nhưng NHB vẫn chưa nhận được bộ chứng từ nhờ thu này. Sau khi tìm hiểu, các bên phát
hiện bộ chứng từ đã bị thất lạc trong quá trình chuyển giao từ NHA sang NHB.
- Ai là người chịu trách nhiệm về chứng từ bị thất lạc?
Tình huống 7
Ngân hàng TMCP A nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng nhờ thu là
ngân hàng Singapore.
Ngày 18/2/2020, ngân hàng A đòi tiền nhà nhập khẩu Việt Nam nhưng nhà nhập khẩu từ
chối thanh toán.
NHA đã không thông báo ngay về việc từ chối thanh toán của nhà NK cho NH Singapore
Ngày 21/2/2020, ngân hàng A giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối
thanh toán cho ngân hàng Singapore, đồng thời yêu cầu xử lý bộ chứng từ.
Ngày 23/2/2020, nhà nhập khẩu đổi ý chuyển tiền thanh toán cho ngân hàng A và yêu cầu
trao bộ chứng từ. Do đó, ngân hàng A đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua đi
nhận hàng. Yêu cầu ra chỉ thị từ ngân hàng Singapore.
Chuyển tiền + chuyển lệnh Mt410 cho ngân hàng Singapore.
Ngày 26/2/2020, khi ngân hàng A tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho ngân hàng
Singapore thì nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng Singapore.
Ngân hàng A đã giải trình toàn bộ sự việc nhưng ngân hàng Singapore không chấp nhận
và đe dọa kiện ngân hàng A.
Anh/chị hãy nhận xét về hành động của ngân hàng A
Tình huống 8
Dẫn theo tình huống R781 của tài liệu “ICC Banking Commission – OPINIONS 2009 – 2011” do ICC
ban hành năm 2012
Ngân hàng chuyển giao B gửi bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất khẩu giá trị 11,200.00 USD đến ngân hàng
thu hộ A tại quốc gia K. Khi chứng từ về đến NHTH A nhà NK tiếp cận với NHA để yêu cầu phát hành
một giấy ủy quyền nhận hàng dựa trên bản sao của vận đơn hàng không được nhà XK gửi qua fax. Trên
Airway bill thể hiện NHTH A là người nhận hàng (Consignee :to order Bank A). NHTH A đồng ý phát
hành giấy ủy quyền nhận hàng và nhà NK đã nhận được hàng, còn bộ chứng từ gốc NHTH A chuyển trả
lại NHCG B kèm theo chỉ thị từ chối của nhà NK.
NHCG B không chấp nhận việc chuyển trả lại bộ chứng từ và việc từ chối thanh toán của nhà NK, vì B
lập luận rằng về nguyên tắc chỉ khi nhà NK đồng ý trả tiền thì NHTH A mới ký giấy ủy quyền cho nhà
NK nhận hàng dựa trên chứng từ nhờ thu của B. Mặc dù theo URC 522, ngân hàng tham gia nhờ thu
không có trách nhiệm thanh toán chứng từ gửi nhờ thu, nhưng trong trường hợp này NHTH A đã lập giấy
ủy quyền nhận hàng và vì vậy họ trở thành người có trách nhiệm trực tiếp cho việc thanh toán.
NHTH A lại cho rằng họ không có nghĩa vụ phải thanh toán cho bộ chứng từ gửi nhờ thu khi người mua
từ chối không thanh toán, họ đã thực hiện chuyển trả bộ chứng từ và coi như hết trách nhiệm.

Các bạn có ý kiến gì về tình huống này?


Tình huống 9
Theo tình huống 782 của tài liệu do ICC ban hành năm 2012
Ngân hàng chuyển giao A đã gửi 5 bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất khẩu theo yêu cầu của công ty xuất
khẩu Anh Thái để đòi tiền công ty nhập khẩu Thái Lan, điều kiện nhờ thu D/A. Trong chỉ thị nhờ thu ghi

Collect all Your charges and charges of other banks from drawee's account. In case of refusal may not be
waived.
+ Please acknowledge receipt.
+ Please advise us by SWIFT / TELEX in case of non-payment / non-acceptance giving reason
Sau khi các hối phiếu được chấp nhận, NHTH B gửi điện tra soát MT412 bằng điện SWIFT.
Đến khi nhận tiền thanh toán, NHCG A thấy mỗi bộ chúng từ nhờ thu bị khấu trừ 15USD cho điện
SWIFT. NHCG A yêu cầu NHTH B hoàn trả lại phí SWIFT và lưu ý rằng toàn bộ phí nhờ thu đã được
thể hiện trong chỉ thị. NHTH B trả lời rằng chứng từ nhờ thu thể hiện tất cả các phí đã tính cho nhà NK,
tuy nhiên khoản tiền 15USD tính cho NHCG A vì ngân hàng yêu cầu B soạn 1 điện SWIFT trả lời khi hối
phiếu được chấp nhận.
Anh chị hãy nhận xét về hành động của ngân hàng B?
NHB khấu trừ 15 USD mỗi bộ là sai, và NHB cho nhà NK lấy bộ chứng từ khi nhà NK chưa thanh toán
hết phí cũng là sai.

Tình huống 10
Chỉ thị nhờ thu ghi rõ điều kiện nhờ thu là D/P, kèm theo hối phiếu có kỳ hạn, ngân hàng
thu hộ C ở Việt Nam, xuất trình hối phiếu yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán ngay để
nhận bộ chứng từ thương mại, nhà nhập khẩu không đồng ý vì cho rằng điều kiện thanh
toán trong hợp đồng ngoại thương là trả chậm 15 ngày kể từ ngày giao hàng (15 days
after B/L date). Tuy nhiên, sau đó 2 ngày, vì cần nhận hàng nên nhà nhập khẩu liên hệ
với nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu đề nghị với nhà xuất khẩu thanh toán trả ngay 2/3 giá
trị lô hàng, trả chậm 1/3 giá trị lô hàng. Nhà xuất khẩu chấp thuận bằng Fax gửi ngân
hàng thu hộ C. Ngân hàng C trao chứng từ cho nhà nhập khẩu và làm thủ tục chuyển tiền
theo chỉ thị từ nhà Xuất khẩu.
Anh/chị hãy nhận xét về hành động của các bên liên quan và những rủi ro có thể xảy đến
với họ.
Tình huống 11
Ngày 15/2/2014, NHTH A nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ NHCG B có hối phiếu trả
chậm 180 ngày kể từ ngày nhìn thấy với số tiền là 80,000.00 USD, nhưng trong chỉ thị
nhờ thu thể hiện:
+ Tenor: after sight 180 days
+ Condition payment: Documents against payment
+ Subject to URC 522
Sau khi nhận BCT, kiểm tra hối phiếu, thanh toán viên của NHTH A thông báo cho nhà
NK ký chấp nhận hối phiếu và chuyển giao chứng từ.
Ngày 20/2/2014, NHTH A lập điện thông báo với nội dung “Drawee accept to pay on
maturity date 15/08/2014”
Ngày 30/8/2014, sau nhiều lần hỏi người mua về việc thanh toán nhưng chưa nhận được
phản hổi, NHTH A gửi điện thông báo người mua chưa thanh toán đến NHCG B.
Ngày 3/9/2014, NHCG B gửi điện yêu cầu NHTH A phải thanh toán cả gốc và lãi trả
chậm như sau: Số tiền gốc 80,000.00 USD và tiền lãi (80,000.00 *6.5%*6)/12 = 2,600.00
USD cùng với tiền lãi chậm trả với lãi suất 6.5%*1.5 tính từ ngày đến hạn cho tới khi ghi
có vào tài khoản của NHCG vì ngân hàng chuyển giao đã chiết khấu cho nhà XK với lãi
suất 6.5%.
Anh chị hãy phân tích tình huống trên?

You might also like